Bảng Kết Tội Nhau

Đôi lời khuyên, đôi lời mắng, tô điểm sân trường, quét sạch lá bàng, tình nguyện vác ngà, kỹ thuật trục trặc, phòng học thiếu đèn, hàng quán thiếu thức ăn, khách thăm ngỡ ngàng.... Xin để lại đôi dòng nơi đây!!!

Moderator: khieulong

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Bảng Kết Tội Nhau

Post by phu_de »

Tạp chí Reader's Digest, số xuất bản tháng 11 năm 1985 có đăng một chuyện ngắn, nhưng đầy ý nghĩa về gia đình: Ðôi vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau và lần này, đang lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người chồng đề nghị với vợ:

"Này, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Mỗi người hãy lấy giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia, rồi trao cho nhau".

Người vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một câu. Người vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như cố ý tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi dừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.

Ðến lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội của nhau. Sau khi nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt người vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và có thái độ làm hòa ngay. Trong tờ giấy của người chồng bà chỉ đọc được có một câu duy nhất:

Anh yêu em!

Nếu tình yêu chân thật là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, thì con người không bao giờ dám lên tiếng phàn nàn than trách Thiên Chúa. Nếu tình yêu là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với con người, thì sẽ không còn cảnh tranh giành, xung đột, hận thù lẫn nhau nữa.

Trích từ
Sách Lẽ Sống Ðài Chân Lý Á Châu

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Phỏng vấn Ông Nguyễn Cao Kỳ

Post by linhgia »

Thưa qui-vi bạn-bè,

Nhân lu'c di-dao-quanh trên Internet, đọc được bài viết này, thấy hay-hay, xin mang về để cac ban cùng đọc

Tôi Post lên không phải để bênh-vực Ong Nguyen Cao Ky

Toi chi muốn la`m mot Messenger đưa tin-tuc đến qui-vi, de dien-dan khong buôn te? Dong-thoi để chúng ta có cái nhìn từ mọi phía

Xin dành quyền nhan-xet va phe-binh nơi qui-vi

Than men

Trinh Long Giang


Gặp Gỡ Ông Nguyễn Cao Kỳ


Phỏng vấn do Nguyệt Quế thực hiện
(Trích báo Người Viễn Xứ)

Nhân chuyến về thăm quê hương lần thứ hai của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những ngày đầu tháng 11 vừa qua, phóng viên Người Viễn Xứ đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi xoay quanh tâm tư, tình cảm của ông đối với đất nước.

Chào ông, mục đích của chuyến về thăm Việt Nam lần này của ông là gì, thưa ông?

Lần này tôi về Việt Nam có hai lý do. Do lần về nước trước đây tôi chưa có dịp thăm hết quê hương. Lần này tôi tiếp tục dự định của mình. Đồng thời, tôi muốn thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở Việt Nam. Chuyến về thăm quê hương lần này, tôi có mời hai nhà đầu tư người Mỹ cùng về. Đó là chuyên viên kiến trúc sân golf. Ông này là một trong “tứ đại gia” về xây cất sân golf ở nước Mỹ. Và vị khách thứ hai là chuyên gia xây cất những khách sạn nổi tiếng ở Mỹ. Đây là dịp để tôi có thể giới thiệu đất nước mình cho người nước ngoài biết đến. Họ rất chú trọng đến du lịch Việt Nam. Theo tôi biết, xu thế làm du lịch hiện nay, thì các khu du lịch phải hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… mà bên cạnh đó còn cần phải chú trọng đến sân golf và các loại hình dịch vụ khác nhằm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi đã gặp một số vị ở các Tổng Công ty xây dựng trong nước, tôi thấy nơi nào cũng mở mang xây dựng đẹp hơn, khang trang hơn rất nhiều, nếu tôi đóng góp được gì thì tôi sẽ đóng góp. Phú Quốc không chỉ là cảnh quan đẹp hiếm hoi của đất nước mà còn là nơi có thể phát triển du lịch có tầm quốc tế. Theo ý kiến của cá nhân tôi, Chính phủ nên có chương trình phát triển Phú Quốc để có thể biến Phú Quốc không chỉ là Trung tâm du lịch mà còn là Trung tâm Tài chính quốc tế. Tôi quen nhiều người ở nước ngoài nên muốn giới thiệu họ với Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng kêu gọi một số nhà doanh nghiệp nước ngoài mà tôi quen biết đầu tư vào Việt Nam.

Thái độ của cộng đồng người Việt tại Mỹ thế nào, khi biết ông về thăm quê hương lần này?

Sự phản ứng mạnh mẽ của một số người trước khi tôi về Việt Nam của chuyến thăm lần trước và trong lúc tôi đang ở thăm Việt Nam. Thậm chí, họ còn tham gia biểu tình. Khi tôi về lại bên Mỹ thì không hề có sự phản ứng nào nữa. Để giải thích hiện tượng đó, tôi nghĩ rằng trước khi tôi đi, hoặc khi tôi còn đang ở Việt Nam, một số người ở hải ngoại không biết tôi về VN làm gì, tôi nói gì và tôi đi đứng làm sao, tôi gặp những ai… vì thế họ phải “đánh phủ đầu” trước. Họ chưa biết chuyện gì, họ đã biểu tình và viết những chuyện không đúng sự thật. Phần lớn họ viết những chuyện gán ghép với những việc tôi không làm và tôi không nói nhằm mục đích thông tin sai lệch. Sau khi tôi về VN, tôi làm gì, nói gì, đều công khai cả, báo chí trong nước và quốc tế đều đăng hết. Mọi chuyện đã rõ ràng rồi, họ mới thấy chuyến đi của tôi thật sự là muốn về thăm quê hương, đất nước. Nếu như không có lợi nhiều, thì chắc chắn cũng không có gì hại cả. Đa số những người trầm lặng, bình thường nhưng tử tế thì họ cũng nhìn thấy tôi chẳng làm điều gì sai quấy. Và khi họ đã thấy rõ như vậy thì không có lý do gì để làm ồn ào, đi đến cực đoan chống đối.

Có những người chống đối việc tôi về nước, nhưng tôi biết họ cũng đã về quê hương nhiều lần. Ngay cả những anh em cựu quân nhân trong quân đội trước đây cũng thế, họ cũng đã về quê hương và khi gặp tôi họ đều kể rằng: “Bây giờ về quê hương thích lắm, ông à. Gần như bây giờ hàng năm, cứ mỗi lần nghỉ hè, có rất nhiều người về Việt Nam đấy”.

Phải nhìn nhận một yếu tố là mười mấy năm nay, số Việt kiều về thăm quê hương ngày càng đông, có những người cũng đã về nước đầu tư. Số tiền ở hải ngoại gửi về quê hương giúp đỡ người thân, đầu tư làm ăn mỗi năm cũng đã tăng lên đến 4 – 5 tỷ đồng. Tất cả những người đó có khi họ còn hiểu chuyện đất nước hơn tôi nữa đấy chứ.

Dựa trên những chuyện đó, chúng ta sẽ hiểu rằng người Việt ở hải ngoại đã nghĩ gì? Còn nếu như chỉ lấy hiện tượng một hai ông Việt kiều hay một hai nhóm ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp… lên tiếng chống đối, hay chửi bới mà nói đó là ý kiến của người Việt ở hải ngoại thì tôi nghĩ là không đúng.

Tôi đã từng trao đổi với các vị lãnh đạo trong nước. Những người có trách nhiệm với đất nước cũng hiểu, sớm muộn gì thì đất nước chúng ta cũng sẽ hòa nhập với quốc tế, hòa nhịp với sự tiến triển của nhân loại. Hơn nữa chúng ta cũng thấy rằng cả thế giới thay đổi. Tất cả đều hiểu, đất nước chúng ta cũng phải hòa nhập quốc tế. Đất nước một khi đã thịnh vượng, người dân được cơm no áo ấm, thì phải nhìn nhận thực tế là xã hội đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, Việt kiều cũng phải thay đổi quan điểm của mình.

Điều gì đã khiến ông suy nghĩ như vậy?

Tại sao tôi phải giấu tâm tư của tôi. Hơn nữa, tôi biết chắc rằng một cái tâm hướng về đất nước cũng như ánh mặt trời soi rọi bóng đêm, làm sao bóng đêm có thể che ánh nắng mặt trời được. Tôi có thể nói lại cái thời chiến chia đôi đất nước. Tôi không bao giờ muốn đất nước chia đôi. Đất nước và dân tộc ta phải nói là đã trải qua thời kỳ quốc nạn bị những thế lực bên ngoài cạnh tranh chia rẽ đất nước chúng ta. Trên phương diện lịch sử, có một người dân VN yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước làm đôi, làm ba, làm bốn không? Trên phương diện con người, có ai muốn rằng người VN muốn chém giết lẫn nhau không? Khi nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng, người dân Việt luôn luôn muốn có một Việt Nam thống nhất.

Và bây giờ khi đã chấm dứt sự phân chia Nam Bắc rồi, chấm dứt sự tương tàn rồi, nếu còn lại cái gì thì chỉ còn hướng về tương lai thôi. Một số Việt kiều ở hải ngoại cứ nói những hận thù dĩ vãng. Sự hận thù đó sẽ kéo dài đến bao giờ? Chúng ta phải nhìn nhận rằng, sớm muộn rồi thì sự hận thù cũng sẽ chấm dứt. Tại sao mình không chứng tỏ là mình có trí tuệ và biết yêu nước. Tại sao cứ nói mãi sự hận thù để rồi đến một ngày nào đó mang xuống tuyền đài và biết chắc rằng sự hận thù giữa người cùng dân tộc sẽ không còn nữa. Tôi nghĩ, trước sau gì người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài cũng sẽ bắt tay với nhau thôi.

Ông thấy Việt Nam hiện nay thế nào, trong chuyến thăm lần này, thưa ông?

Tôi đã từng là phi công, nên tôi nhìn đất nước từ trên cao rất rõ. Trước 1975, khi bay trên cao tôi nhìn thấy khắp nơi lồi lõm những hố bom cày xới, đó là bộ mặt của sự chết chóc. Còn bây giờ tôi thấy những xa lộ, đường cao tốc, tỉnh lộ rộng lớn, những con đường nối liền ở nơi này và nơi kia. Nhiều nhà cao tầng đua nhau mọc lên, nhìn rất thích mắt.

Khoảng cách giữa các quốc gia ngày nay ngày càng thu nhỏ. Tôi không biết ngày xưa ai đã chủ trương “thế giới đại đồng”, ngày hôm nay đã là “làng toàn cầu hóa”, là sự phát triển kinh tế. Ở thế kỷ XXI này theo tôi, sẽ chủ yếu là phát triển kinh tế, đem lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Việt Nam chúng ta cũng sẽ phải đi vào con đường đó, tất nhiên VN đi sau họ thiếu cả tiền bạc, chất xám thì phải gặp khó khăn. Tôi đã từng trả lời một ông nhà báo Việt kiều ở đài BBC, ông ấy hỏi tôi ”Ông lạc quan hay bi quan?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi lạc quan chứ, khi nhìn về tương lai đất nước của mình mà anh bi quan thì anh nghĩ đến chuyện đất nước này trở thành một “Giao Chỉ quận” nữa à?”. Nói như thế cho dù ở giai đoạn khó khăn nào thì rồi đến lúc chúng ta cũng phải ngang vai với những “con rồng” ở Á Châu.

Thời gian vừa qua ông đã có dịp đi nhiều nơi trong nước, chắc là ông cũng có đôi điều nhận xét về thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam?

Thế mạnh kinh tế của Việt Nam đó là du lịch. Việt Nam có hơn 1.000 cây số bờ biển trải dài từ Nam đến Bắc. Nơi nào Việt Nam có bờ biển là nơi đó có thể là điểm phát triển du lịch quốc tế. Ở miền Bắc có Hạ Long, Tuần Châu… chúng ta sẽ thu hút du khách từ các nước láng giềng: Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Ở phía Nam, thu hút được các nước lân cận như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan. Ở miền Trung có thể thu hút nhiều nước khác đến và thu hút ở cả hai miền Nam Bắc. Chúng ta có cả hàng trăm khu du lịch. Vì vậy, lần này, tôi ra Bắc để thăm đảo Tuần Châu và vịnh Hạ Long – khu du lịch quốc tế của Việt Nam và cũng là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

Một phần nữa, tôi muốn làm sao giới thiệu, thuyết phục những doanh nhân tầm cỡ ở bên ngoài họ chấp nhận đầu tư trong nước để tiếp tay trong việc chấn hưng kinh tế đất nước. Lần này có mấy người bạn Mỹ cùng về, tôi chú trọng đến ngành du lịch. Theo kinh nghiệm của các nước, ở nước ngoài khi họ mới mở mang, ngành du lịch là ngành bỏ ít vốn nhưng thu lại tiền mặt rất lớn. Bên cạnh đó, nếu mình mở mang du lịch hấp dẫn thì cũng là dịp giới thiệu đất nước mình, cho người ta biết tới.

Có thông tin cho rằng: Chị Nguyễn Cao Kỳ Duyên - ái nữ của ông được Hãng phim Việt kiều mời tham gia đóng phim tại Việt Nam?

Trước hết, tôi bảo bây giờ những đứa như Kỳ Duyên đã “đủ lông, đủ cánh” thì nó cứ muốn làm những gì nó thích. Nó không muốn làm luật sư mà muốn làm diễn viên thì tại sao không? Ngay mới đây thôi cũng có nhóm làm phim trong nước đặt vấn đề làm phim về cuộc đời của tôi. Để xem như thế nào, tùy theo khả năng của đạo diễn thực hiện bộ phim đó ra sao, nếu làm phim chững chạc cũng có thể thành công trên phương diện tài chính. Tôi biết được rằng cuộc đời tôi cũng có nhiều người chưa hiểu hoặc hiểu lầm, nếu bây giờ có một ông đạo diễn nào hiểu về cuộc đời tôi và làm phim thì tôi sẵn lòng thôi. Diễn viên Hongkong Lữ Lương Vỹ đã đặt vấn đề với tôi: “Nếu có ai làm phim về ông và tôi được đóng vai của ông thì tôi rất hân hạnh”. Lữ Lương Vỹ là người gốc Chợ Lớn, rất nổi tiếng ở HongKong

Chắc là việc tham gia vào bộ phim ấy của chị Kỳ Duyên nhận được sự hoan nghênh của bà con Việt kiều tại Mỹ?

Cũng có những phản ứng khác nhau - người ủng hộ kẻ phản đối… Mới đầu tôi cũng coi sự phản đối đó là nặng, nhưng bây giờ thì thấy rất buồn cười.

Những chuyện chống đối của họ không có chính nghĩa đâu, có gì mà chúng ta phải sợ họ. Cứ tin tôi đi, nếu vậy tôi cứ bảo Kỳ Duyên đóng phim đi và không có người nào dám chống lại đâu. Miễn sao nội dung phim hay, Kỳ Duyên diễn tốt, người ta đi xem đông là được. Những chuyện như thế mà chống đối, nhất là đối với lĩnh vực nghệ thuật thì còn gì gọi là tự do ở một quốc gia như nước Mỹ nữa. Sự chống đối đó là gì? Nó đã trở thành trò chơi tiền sử rồi. Ở một quốc gia lúc nào cũng vỗ ngực xưng mình chiến đấu cho tự do, mà lại đi cấm những người khác không được tự do thì họ là gì? Họ còn độc tài hơn những gì họ chống đối. Nếu Kỳ Duyên sợ chuyện đó, thì khi tôi về tôi sẽ bảo “con cứ làm đi, đừng sợ gì cả và phải nhập vai sao cho thật tốt”.

Ngay bây giờ nếu Kỳ Duyên có được mời đóng vai nữ cán bộ cộng sản thời trước 1975 mà đóng cho thật hay thì tôi cũng sẽ OK. Người nghệ sĩ đóng phim tại sao chỉ đóng mỗi vai công chúa? Nghệ thuật mà còn chưa hiểu vấn đề tự do của nghệ thuật, thì còn nói chuyện chính trị lăng nhăng làm gì. Điều quan trọng là chất lượng bộ phim đó sẽ như thế nào, vốn đầu tư cho bộ phim và phương tiện làm phim ra sao?

Ở nước ngoài cũng khá lâu, chắc là ông hiểu nhiều về người Việt Nam sống xa xứ, cụ thể là bà con ở Mỹ?

Tôi nghĩ rằng, Việt kiều đã trở thành công dân của một đất nước xa lạ, thì dù có yêu nước cũng không thể xem như người Việt trong nước được. Bởi vì họ đã sống trong một môi trường khác hẳn với người Việt trong nước, được hưởng nền giáo dục khác. Thực tế cuộc sống ở Mỹ hiện nay, một Bác sĩ phần lớn ở nhà một triệu, hai triệu USD trở lên, nhưng không phải trả bằng tiền mặt. Tôi vẫn gọi đó là những anh gác-dan bởi vì họ phải trả đến 30 năm mới hết nợ tiền mua nhà. Một ngày nào đó bị mất việc làm mà không đủ tiền trả thì mọi thứ bị lấy lại hết.

Đối với người Việt ở hải ngoại, làm sao Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được đường lối phát triển kinh tế trong nước hiện nay là đúng. Để tùy từng người có thể đóng góp xây dựng. Về chính trị, nếu bớt đi sự chống đối của người Việt ở hải ngoại thì sẽ tốt đẹp hơn thôi. Điều đó, chính những người thuộc chính quyền Mỹ đã từng nói với tôi trước đây: “Làm sao ông có thể giúp chúng tôi, để họ (Việt kiều) bớt đi sự chống đối ồn ào, để chúng tôi có thể được yên ổn, suông sẻ trong việc điều hành và cũng nhằm giúp chính quyền Mỹ có thể sớm giao thương bắt tay với Việt Nam”.

Ông có nghĩ rằng một ngày nào đó, ông sẽ về ở hẳn tại Việt Nam không, thưa ông?

Tôi nghĩ sắp tới, những Việt kiều có nhiều định kiến cũng sẽ về Việt Nam. Sau chuyến về Việt Nam của tôi lần trước, có nhiều anh em đã nói với tôi: Nếu ông về như vậy thì một ngày nào đó chúng tôi cũng sẽ về Việt Nam. Nói thật, các cụ già bên Mỹ khổ lắm. Khi về già, các cụ phải vô viện dưỡng lão. Thật ra, không phải con cái bất hiếu với mình, nhưng chúng nó có cuộc sống riêng của nó. Không thể nào như ở Việt Nam, bà con anh em, chòm xóm có thể quan tâm đến nhau. Khi nhiều Việt kiều nghe nói tôi sẽ về, họ vẫn chưa tin. Nhưng họ nói nếu tôi về sống ở Việt Nam thì họ cũng sẽ về.

Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được về sống ở Việt Nam, tại sao không? Ở đâu trên đất nước Việt Nam, tôi cũng đều có cảm tưởng là quê hương của tôi cả. Tôi đã từng tâm sự với mấy anh em ở Việt Nam: một ngày nào có được đường xe lửa thật sự cao tốc như Nhật, như Pháp chạy tốc độ cao mấy trăm cây số giờ thì rất là sung sướng. Tôi hết sức lạc quan và tin tưởng, nhất là khi gặp những anh em trong nước có trách nhiệm trong việc mở mang phát triển kinh tế đất nước, với sự hiểu biết, trí tuệ như vậy thì kinh tế của đất nước trong tương lai sẽ phát triển.

Xin cảm ơn ông.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Món Quà Quí Giá

Nguyễn Thị Hồng Diệp, 27.06.2005


Chúng ta cùng đồng ý là Tình Yêu là một quí vật, không ai phủ nhận. Thế nhưng, nếu chúng ta là một người hơi sắc mắc điều gì cũng phải lý luận tới tận cùng của sự việc thì, một câu hỏi rất oái ắm lại được đặt ra: Tình Yêu, nếu thật sự quí giá như vậy, tại sao lại có những sự thay lòng, đổi ý trong Tình Yêu? Hôm nay ta có thể yêu màu trắng, ngày mai ta lại thích màu hồng? Hôm nay anh yêu em Mai, ngày mai anh lại thấy em Cúc là hết xẩy. Hôm nay ta yêu vợ, ngày mai ta yêu nhân tình. Xin lỗi quí ông, tôi cứ hay tiện tay, tiện miệng nói tới quí ông trước – hay là tại vì tôi vẫn còn ở trong tình trạng đàn ông chúa, đàn bà tôi? - Ngày nay em yêu chồng, ngày mai em thích anh hàng xóm. Như thế là đồng đều nhé! Tôi cũng biết tội mình lắm, chẳng thể nào vị tình đàn bà mí nhau mà bao che cho nhau được. Phải tội chết. Mấy chị em tôi, từ hồi trở thành dân Mỹ cũng quá trời à. Đâu có chịu kém ai.

Vậy thì chúng ta lại cùng đồng ý ở một điểm, tình yêu chưa chắc đã phải là một vật, một điều, một sự kiện quí giá nhất trần đời. Vậy thì ở trên đời này cái gi là cái quí giá nhất? Một giá trị bất khả thay thế, không cần chứng minh, bênh vực. Một giá trị hiển nhiên?

Một số triết gia phán rằng, vàng cũng chẳng quí, tình lại càng xổ toẹt, chỉ có cuộc sống của con người là quí nhất. Thế nhưng một số văn gia, thi sĩ lại chẳng ưa cái lý thuyết này. Nhất là mấy nhà tu thì lại càng phản đối: đời là bể khổ, bến mê quí báu ở cái khổ nào? Mấy ông triết gia dỗ dành: người làm ra của đấy ông ơi! Còn người còn của. Ông Lã Phụng Tiên tây – chứ không phải ông Lã Bố đâu – nói rằng đời sống quí lắm bạn ơi, thà sống khổ còn hơn chết đấy, các bạn không nhớ câu chuyện ông Tiều Phu và Thần Chết tôi đã kể hầu các bạn nghe hay sao? Nghe mấy ông này cãi nhau chỉ tổ nhức đầu, mà lại thêm mằc bệnh ba phải vì ông nào nói cũng phải cả.

Dân công giáo không bao giờ dám đặt vấn đề giá trị của đời sống. Vì theo họ, đời sống là một món quá quí giá nhất Thiên Chúa ban cho con người. Cho không, không đòi hỏi một đền trả nào ngoài việc phải sống làm sao cho xứng đáng với danh nghĩa con người. Cũng là sợ dây thắt cổ đấy chứ đâu có phải là cho không? Nói lén một tí. Và các vị chủ chiên đã cố gắng dùng tất cả tài năng, trí tuệ và ba tấc lưỡi để thuyết phục con người phải công nhận rằng sự sống là một món quá vô giá. Thì chúng ta cứ thử chấp nhận như thế đi. Mất mát gì. Sau khi nghe hết bài bản, chúng ta có quyền đồng ý và không đồng ý. Chúng ta đang sống tại một xứ tự do mà!

Đây nhá, ở đời muốn sự của chung, Từ tiền bạc, tài sản thiên nhiên, thế giới, vũ trụ, cái gì cũng hàng hà sa số, Thiên Chúa cho con người toàn quyền xử dụng và hưởng dụng. Cứ chịu khó tìm kiếm ta sẽ đạt được. Vì thế mới có người đi đào vàng, đi mò tìm những xác tàu chìm dưới đáy bể, đào các cổ mộ đề tìm quí vật chôn dấu từ ngàn xưa. Người ta dùng tất cả mọi khả năng để khai thác thiên nhiên, để tìm của chìm của nổi. Người ta không quản ngại bất cứ việc gì có thể giúp con người đạt được tiền tài và danh vọng. Những bản vị bất di bất dịch của cuộc sống. Thế nhưng, khi đạt được tất cả, người ta bỗng lăn đùng ra nghỉ chơi, ra đi không mang va li, với hai bàn tay trắng y như lúc mới vào đời. Công lao trở thành công cốc. Nước lã ra sông. Lúc bấy giờ, người ta chỉ có nước khóc thét lên rằng con Tạo thật trêu ngươi! Và người ta gật gù đồng ý, cuộc sống có giá trị thật. Nếu biết rằng ta sẽ bỏ cuộc chơi sớm thế này thì tội gì đầu tắt mặt tối, rút cuộc chẳng được hưởng gì! Ki cóp cho cọp nó tha. Công mình cóp nhặt để ngày nay cho đứa khác hưởng. Để cho mấy ông mấy bà quí tử sẵn của phá làng phá xóm, để cho bà vợ, ông chồng dễ vồ kép nhí, đào non. Chả cái dại nào giống cái dại nào!

Một ông mục sư lý luận, các bạn không tin tôn giáo ư? Cũng được đi. Nhân tâm tùy thích. Nhưng bạn phải nhìn nhận điều này, đời sống là một thứ mà bạn không thể kéo dài hay kiếm ra được. Khi sinh ra, Thượng Đế đã ban cho bạn một số lượng thời gian nhất định, một cuộc sống ngắn dài, cứng ngắc. Không cách chi thay đổi. Cho dù ngày nay khoa học đã tiến vượt mức hiểu biết của một số người. Nhưng chưa ai tìm ra phương pháp gì kéo dài đời sống. Bạn có thể kiếm được tiền, bạn có thế đạt được danh vọng, nhưng khi thời hạn ở đời của bạn chấm dứt, bạn sẽ phải ra đi. Không cách chi trì hoãn, dù một giờ hay một phút. Vì thế đời sống của bạn gắn liền với số lượng thì giờ Thượng Đế dành riêng cho bạn. Nói một cách khác, đời sống và thời gian là một. Bạn có thể làm ra tiền, bạn có thể nên danh vọng, nhưng kiếm thêm thời gian, kéo dài đời sống không thuộc khả năng của bạn, không nằm trong tầm tay của bạn. Chịu chưa?

Vì thế thời gian là một món quá quí giá nhất mà chúng ta có thể ban phát, trao tặng cho nhưng người thân yêu của chúng ta, vì khi ta dành thời gian cho ai, tức là ta đã cho họ một phần đời sống của mình, và cái phần đó, cái món quà đó, ta không thể nào đòi lại được. Thời gian chính là đời sống của ta. Thế nhưng, trong thực tế của đời sống hiện nay, người ta công nhận thời gian là một cái gì vô cùng khan hiếm, nhưng không mấy ai nghĩ rằng nó là một món quà quí giá để có thể đem cho người khác. Yêu vợ, yêu con, ta có thể mua sắm hột soàn cho vợ, ta có thể cho con bất cứ cái gì chúng muốn chúng đòi, nhưng ít ai nghĩ đến dành cho nhau thời gian của mình cả. Thậm chí có những người, khi yêu, đã hứa một cách chân thành rằng anh cho em trái tim anh, cuộc sống của anh, nhưng chẳng ai nghĩ đến cho nhau cái món quà không phải bỏ tiền ra mua này. Chưa một người tình nào đặt tay lên ngực nói với người yêu rằng anh cho em tất cả thời gian của anh. Vì người ta không nghĩ ra rằng đời sống đồng nghĩa với thời gian.

Viết đến đây, tôi bỗng nghĩ tới một câu chuyện. Một đứa bé, con một ông bác sĩ nổi danh, một buổi tối, nó cứ lẩn quẩn bên chân bố nó khi bố nó ngồi làm việc tại văn phòng ở nhà. Nhìn thấy đứa con quanh quẩn bên mình, người bố ngừng lại một chút, gọi con lại gần, mở ngăn kéo lấy ra mấy cục kẹo đưa cho nó và nói: “Sao con không đi ra ngoài chơi mà cứ đứng đây hoài vậy. Bố cho con mấy cục kẹo này. Đi ra ngoài kia ăn đi.”

Một lát sau, ông lại ngẩng đầu lên, đứa con vẫn đứng nguyên chỗ cũ, mắt chăm chăm nhìn ông. Bố lại gọi nó lại, xoa đầu nó vài cái. Lần này ông mở bóp ra, lấy một tờ giấy 5 đồng đưa cho nó và nói: “Bố cho con 5$, ngày mai đi học, muốn mua gì thì mua. Bây giờ con đi ra ngoài chơi, cho bố làm việc.” Thằng bé cầm lấy 5$, cám ơn bố. Ông Bố cắm cúi làm việc. Đến gần nửa đêm, ông ngừng tay và nhìn lên thì đứa bé vẫn đứng nguyên chỗ cũ, nhìn ông. Ông ngạc nhiên hỏi: “Con có có làm sao không?” Thằng bé lắc đầu, lại gần đưa trả cho bố mấy cục kẹo và tờ giấy năm đồng. Nó nói: “Con không sao cả, con chỉ muốn được đứng gần bố thôi. Con không cần kẹo và cũng không muốn tiền.”

Đây là cái nhầm lẫn lớn nhất của các bậc cha mẹ. Cha mẹ làm việc ngày đêm, những tưởng rằng kiếm tiền cho con được sung sướng mà không bao giờ nghĩ đến nhu cầu đầu tiên của đứa con không phải là tiền bạc, là những tiện nghi vật chất, mà là thời gian của cha mẹ dành cho chúng.

Trong đời sống gia đình cũng vậy, chúng ta công nhận rằng tình yêu giữa mọi phần tử trong gia đình là điều quan trọng hàng đầu nếu chúng ta muốn có một gia đình hạnh phúc. Nhưng chúng ta không nghĩ đến cần phải đầu tư vào đó. Lời nói yêu thương xuông không đủ, mà phải chứng minh bằng sự hiện diện. Chúng ta lầm tưởng rằng bản vị đầu tư vào tình yêu là sự hy sinh làm việc, đem lại mọi tiện nghi vất chất cần thiết cho gia đình. Nhưng sự thật cho thấy không phải thế. Những gia đình sống đời sống vật chất đầy đủ và xa hoa lại là những gia đình có nhiều vấn đề nhất. Điều này làm những ông chồng cần cù, cặm cụi, khổ công lo cho gia đình có một đời sống vật chất tiện nghi không hiểu nổi. Tôi đã từng nghe thấy nhiều ông than rằng: “Tôi thật không hiểu nổi vợ con tôi. Tôi đã mang lại cho họ một đời sống đầy đủ như thế này. Không biết họ còn đòi hỏi gì hơn nữa?”

Cái họ đòi hỏi là thời gian, là một phần của đời sống của ông chứ không phải là cái nhà năm phòng ngủ, cái hồ bơi, cái bể cá, hay chiếc xe Lexus! Họ có đòi hỏi quá đáng không? Sự hiện diện, thời gian dành cho nhau là một đơn vị đầu tư không thể thiếu trong một gia đình hạnh phúc.

Bạn có đống ý với ông mục sư là món quà quí giá nhất là đời sống, là thời gian không? Có thể bạn không đồng ý, tôi cũng không trách bạn đâu. Nhân tâm tuỳ mạng mỡ mà. Thời buổi này mà nói chuyện túp lều tranh với hai trái tim vàng, nghe nó quê quê làm sao ấy nhỉ! Hai trái tim vàng an vị trong một lâu đài tình ái xem ra vẫn thú vị và có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, trong lâu đài điện ngọc mà hàng ngày chỉ vang lên tiếng chí choé cãi nhau, hay là lạnh tanh không thấy bóng người, thì tìm đâu ra hạnh phúc!

3G cốp pi

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

GIÁ TRỊ CỦA NGHỊCH CẢNH
Par Nguyễn Thị Dạ Quyên


Những người nông dân ở miền Nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông vải.

Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau ngững người dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

Một số ít những người sống sót qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả hết nợ của hai năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

Và rồi bạn biết hững người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công những con sâu năm nào. Bởi nếu không có những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quý báu.

.

Post Reply