Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image


“Cuốc tang” cho Anh Phi-Đen

Trần Văn Giang

( HNPD )Ngày 29 tháng 11 năm 2016, anh Phi-đen (Fidel Castro) một tên trùm cộng sản độc tài còn lại của lịch sử cận đại vừa đi bán muối ở tuổi 90 (?) Chính trường quốc tế trong những ngày cuối năm tự dưng xáo động hơn bình thường: Người thì ca ngợi thành tích đóng góp vĩ đại cho cách mạng; người thì khơi lại những mất mát những đau khổ vô bờ bến mà tội ác (còn gọi là thành tích cách mạng!) mà Phi-đen đã reo rắc cho dân Cuba hơn nửa thế kỷ qua (suốt 57 năm dài).

Có những quẻ tréo cẵng ngỗng như vậy xẩy ra vì sự lường gạt của Phi-đen, cũng y như sự lường gạt của các lãnh đạo cộng sản khác, trong một thời gian dài gần một thế kỷ đã qua mặt cả thế giới chỉ vì sự khờ khạo, dễ tin của nhiều dân tộc: Cách mạng cộng sản sẽ tiêu diệt các chính phủ tư bản, các thế lực phản động hà hiếp bóc lột dân nghèo; san bằng các chênh lệch giai cấp, bất công xã hội; phá đói giảm nghèo… thiết lập một xã hội chủ nghĩa mà người cộng sản dối trá gọi là “thiên đường cộng sản.”

Chuyện đáng buồn là từ lúc đầu, rất nhiều người nghèo đã tin vào cái thiên đường cộng sản bố láo này. Nhiều người đã hy sinh cả tính mạng, cuộc đời, tài sản, tương lai để cho một thiểu số lãnh đạo cộng sản hưởng lợi sống như vua chúa thời phong kiến, như thực dân… Đến tháng 9 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn, khi trả lời một câu hỏi về nền kinh tế hiện nay của Cuba bởi ký giả Jeffrey Goldberg, đặc phái viên của tờ “The Atlantic magazine” Phi-đen đã vuột miệng nói ra là: “Xã hội chủ nghĩa hoàn toàn sổ toẹt” (Socialism simply does not work?!)

Theo thông lệ (cs gọi là “đúng quy trình”) giọng điệu cố hữu của cộng sản thì anh lãnh tụ cộng sản nào cũng vĩ đại cả! Thử tìm lại xem có lãnh tụ cộng sản nào là lãnh tụ đần độn hay lãnh tụ tí hon đâu?! Nếu không là “Cha già dân tộc” thì chúng toàn là “Chú,” là “Bác” của nhân dân; chứ đâu có ai làm “con” hay “đầy tớ” của nhân dân. Nhìn lại thực tế của diễn tiến văn minh thế giới, Cuba hay Việt Nam đâu cần phải có những lãnh tụ loại Fidel hay HCM? Dân Cuba hay Việt Nam có cần một cuộc giải phóng dân tộc tàn bạo theo kiểu cộng sản hay không? Nhìn lịch sử các nước nghèo còn đang phát triển của thế giới (Third World countries) như Tân gia ba, Thái lan, Nam hàn, Đài loan… Nước và dân của họ vẫn cơm no áo ấm và hạnh phúc hơn dân cộng sản Cuba và cộng sản Việt Nam gâp bội phần mà không phải đổ giọt máu nào.

Bây giờ thử xem lại những gì lãnh tụ vĩ đại Phi-đen đã làm cho nước và dân Cuba.

Phi-đen đã lật đổ chế độ độc tài Batista thân Mỹ để lập một chế độ độc tài cộng sản thân Liên sô khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần. Sau 57 năm, ngồi xem truyền hình về đời sống dân Cuba mà phải giật mình. Phi-đen đã biến Cuba từ một nước giầu thứ nhì Mỹ Latin thành một nước nghèo khổ sơ xác nhất thế giới. Thấy đời sống dân Cuba ngày hôm nay mà phải tội nghiệp: Giờ này mà nước Cuba chỉ có lèo tèo một ít xe hơi loại cổ điển (antique cars) còn chạy xăng có chì (lead gas). Dân chúng chưa hề biết đến “điện thoại không người lái” (“Wifi”) là cái quái gì; và cả nước Cuba chỉ có hơn cả nước Bắc Hàn độ 2 cái laptops (?) là cùng.

Có thời kỳ Phi-đen của nước Cuba nghèo sát dái mà lại thích chơi nổi lấy tiếng ngu bằng cách làm chuyện rất thối mà Phi-đen gọi là “xuất cảng cách mạng”: 1975, Phi-đen gởi 5000 quân sang giúp “Mặt trận (thân cộng) giải phóng” Angola – Có tên gọi tắt là MPLA: People Movement for the Liberation of Angola; Năm 1973 gởi 4000 lính sang Syria để giúp quân Ả Rập chống lại quân Do thái trong trận chiến 7 ngày; Năm 1972, trong chiến tranh Việt Nam, Phi-đen cũng gởi độ 1000 lính công binh (Military Engineers) sang giúp quân đội Bắc Việt sửa lại một số cầu cống bị Mỹ oanh tạc. Một số tài liệu của CIA đã ghi lại là có tổng số 19 phi công tù binh Hoa kỳ bị giam ở miền Bắc Việt Nam đã bị đám chuyên viên công binh Cuba này tra khảo lấy tin tức quân sự cho cộng sản. Sau này, một số bộ đội cs Bắc Việt đã về hưu rồi phải thốt lên rằng:

“Mấy ‘bạn’ Cuba sang Việt Nam làm việc, đến khi hết thời hạn và phải về lại Cuba, các bạn Việt Nam phải vận động thu góp cả nồi cơm cũ và các dụng cụ cũ khác để cho các bạn ấy mang về… mình thì cũng nghèo chỉ có toàn quần áo cũ và đồ dùng cũ nhưng thấy các bạn ấy còn khổ hơn… thấy thương các bạn ấy lắm..”

Nói như vậy để thấy Phi-đen chưa chết thì dân Cuba còn khốn khổ khốn nạn đến cỡ nào.

Nhưng mà cộng sản ở đâu thì cũng thối y như nhau. Cộng sản có cái tài đặc biệt là tàn sát đồng chủng: Stalin giết 40 triệu dân Nga trong các cuộc “Thanh trừng chính trị” (“Political Purges”); Mao Trạch Đông giết 45 triệu dân Tàu trong phong trào “Bước Tiến Nhẩy Vọt” (“Great Leap Forward”); Pol Pot giết trên 2 triệu dân Cam bốt (khoảng 1/3 dân số Cam bốt) trong “Killing Fields”; Hồ Chí Minh giết gần 200,000 dân vô tội trong cuộc “Cải Cách Ruộng Đất”… Cha căng chú kiết cộng sản quốc tế thì có ơn nghĩa gì, báu bở gì với nhân dân Việt mà các chóp bu cộng sản Việt Nam muốn tỏ lòng luyến tiếc kính mến một cách quá đáng? Giời ạ! Csvn đang định tổ chức cái gọi là “Cuốc tang” cho anh Phi-đen tàn bạo này – Có lẽ là vì trong khi suốt 57 năm cầm quyền, anh Phi-đen tuy khá khốn nạn; nhưng không đến nỗi khốn nạn như các tên lãnh tụ cộng sản khác?! Các sử gia về Cuba cho biết Phi-đen đã giết người ít người nhất so với các anh lãnh tụ cộng sản vĩ đại khác: Phi-đen chỉ giết độ 10,000 người Cuba (tức là khoảng 175 người một năm). Kể ra Phi-đen cũng còn chút nhân đạo đối với đồng chủng của anh ta.

Nhân tiện đây, xin các vị cao nhân định nghĩa dùm cho nhà cháu xem “Cuốc tang” là cái quái gì? Anh Phi-đen có công cán gì với dân tộc Việt Nam? Tại sao phải tổ chức “Cuốc tang” cho anh Phi-đen nghìn trùng xa cách này? Tôi không thấy một lý do nào tạm gọi là phải chăng cả… Cùng lắm, Bác Nguyễn Bá Thanh còn đáng được các “đồng chí lãnh đạo đảng” ta tổ chức “Cuốc tang” hơn anh Phi-đen tàn bạo này nhể?!…

Có một điễn đáng chú ý là anh Phi-đen tuy chết hẳn hoi ở tận trời Cuba xa xôi rồi mà vẫn còn sức vật ngã vài anh nhà báo Việt Nam: làm mất chức hay bị kỷ luật vì dám cả gan lên tiếng nói sự thật về thành tích của Phi-đen đồng thời mỉa mai cái dự định làm “Cuốc tang anh Phi-đen” của đảng csvn.

Sau đây xin mời quý vị đọc lại câu chuyện của FB “Cô gái Đồ Long” viết về anh nhà báo Phùng Hiếu bị hồn ma Phi-đen vật ngã:

(Trích nguyên văn)

Mất chức vì… ông Fidel!
Nguồn:


MẤT CHỨC VÌ….ÔNG FIDEL! Ngày 26.11, lãnh tụ cách mạng của Cuba ông Fidel Castro qua đời. Tối ngày 27, sau khi đi… nhậu về, anh Phùng Hiệu - Quyền phụ...

Ngày 26 tháng 11 năm 2016, lãnh tụ cách mạng của Cuba ông Fidel Castro qua đời. Tối ngày 27, sau khi đi… nhậu về, anh Phùng Hiệu – Quyền đại diện báo Nhà báo & Công luận (Cơ quan TW Hội nhà báo Việt Nam), đã viết trên FB cá nhân như vầy:

“Xin thắp cho ông Fidel Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen trắng.

Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con nguời…”

Ngày 29 tháng 11 năm 2016, tòa soạn đã bảo Phùng Hiệu xóa bài viết và cho hay là Ban tuyên giáo Trung ương đảng csvn đang “căng” (làm áp lực). Đến sáng ngày 1 tháng 12, trong buổi giao ban báo chí với Bộ 4T, Phùng Hiệu bị đưa ra giữa cuộc họp, và cho rằng đã có lời lẽ phỉ báng, châm biếm, thiếu nhạy cảm chính trị và sai lầm về lập trường quan điểm với lãnh tụ Fidel trên Facebook. Chủ tịch Hội Nhà Báo và Thứ trưởng Bộ 4T đã yêu cầu cơ quan chủ quản của Phùng Hiệu “xử lý nghiêm” về mọi mặt.

Hôm nay 2 tháng12, Phùng Hiệu đã nhận được quyết định cắt… cu (Quyền) Đại diện báo Nhà Báo & Công Luận ở Tp HCM, đồng thời đình chỉ công tác và mất… vai trò “chiến sĩ thi đua.” Như vậy, sau nhà báo Đỗ Hùng – của báo Thanh Niên, thì đây là trường hợp tiếp theo của giới báo chí được Ban Tuyên giáo cho là phỉ báng và châm biếm các lãnh tụ Cộng Sản trên mạng xã hội!

Anh Phùng Hiệu cho biết:

“Năm nay tam tai mà, nhưng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Với lại 10 năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diên phía Nam phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”

Tái bút: Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã đặt ra một số tiêu chỉ cho nhà báo và CB-CNV về việc xài Facebook. Thậm chí có tòa soạn còn cấm cả phóng viên… like/comment các bài viết (Còn gọi là “status”) bàn về những vấn đề chính trị – xã hội.

Lê Nguyễn Hương Trà

(hết trích)

Thiệt tình! Tuyên giáo với tuyên mác cái “con tự do…” Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người. Trong một xã hội man rợ, sự thật và lòng tốt khó mà tồn tại.

Dầu gì, bản chất của cộng sản vẫn luôn luôn là lừa đối. Dân sống trong chế độ cộng sản là sống trong sự tuyên truyền xảo trá và gian manh của cộng sản. Hiển nhiên, sự thật là một cái gì đó mà cộng sản rất sợ? Nhìn đây. Có anh nhà báo nào nói sự thật thì bị khai trừ ngay.

Mà cần gì phải làm cái chức “nhà báo” hữu danh vô thực. Làm báo chí cho cộng sản thì phải bịa đặt, viết theo ý đoảng chứ nói thật thì làm sao có đất sống. Cái buồn là có ai bắt dân chúng phải tin báo chí đâu? Nhưng người ta (?) hình như không thích nhìn sự thật mà chỉ thích nghe lừa dối (?) Rất ít ai có can đảm dám ra ngoài làm báo tự do, dám nói ra những điều mà bọn nhà báo ngu hèn không dám nói về cái chế độ thối nát này.

Cũng còn may mắn là thời nay cộng sản không tài nào còn có thể bưng bít sự thật được nữa. Các trang mạng lề trái, trang Facebook, Bloggers trình bày những diễn biến thời sự hiện tại càng lúc càng làm rõ bộ mặt khốn nạn của cộng sản.

Có ai, dư luận viện nào dám thẳng thắn rêu rao là ở Việt Nam có tự do báo chí, tự do thông tin? Nếu có xin bước ra xưng tên tuổi số nhà, số điện thoại xem nào.

Đỗ Mười (ĐM) tụi cộng sản. Độc lập, tự do, hạnh phúc cái con “kẹc” như đồng chí Trung tá công an Vũ văn Hiển (P6 Q3 Tp. HCM) đã từng nói.

Lúc này, đọc những tin tức, xem những “video” nói về CS thì đều là những mẫu truyện cười, những khúc phim hài hước chỉ có tính giải trí cho qua ngày qua tháng thôi…

Vài hàng xin nhắn ông nhà báo Phùng Hiệu:

Thà một phút nói thật rồi chợt tối,
Còn hơn ngồi nói dối với nhân dân...

Lời cuối

Ông Phi-Đen ở nước Cu
Ba hoa sao đó thấy giống lù (lú) Việt Nam.


Trần Văn Giang
( HNPĐ )
Ngày 4 tháng 12 năm 2016

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Khi giết người là trò chơi con trẻ!

Chu Nguyễn


Image
Nạn nhân, bà Liz và con gái đang sống hạnh phúc thì bị giết
Tầng lớp thiếu niên được coi là mầm non xây dựng tương lai xán lạn cho nhân loại vì lớp tuổi này, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, có đầy đủ điều kiện vật chất và tinh thần để chuẩn bị vào đời. Nhưng đó chỉ là niềm tin lạc quan, vì thực tế cho thấy hỗn loạn đủ mọi mặt vẫn còn, suy thoái và khủng hoảng về chính trị, kinh tế và an ninh… vẫn tiếp diễn, tạo thành một môi trường sống bất trắc, không lành mạnh khiến trẻ em mới lớn bị tiêm nhiễm không khí bất an, độc hại và nhiều thiếu niên nảy sinh thái độ chống đối xã hội và có người trở thành sát thủ ghê gớm chẳng thua dân giết người chuyên nghiệp .

Nguồn từ tờ Telegraph và The Sun mới đây tường thuật một vụ truy tố hai bị cáo, ra tòa vào tuổi 15 nhưng gây án từ lúc 14 tuổi ở một thị xã nhỏ bên Anh, đã tiết lộ mục tiêu giết người của chúng: chúng cảm thấy thích nhúng tay vào máu để giải tỏa cơn ấm ức.

Hai trẻ đều là học sinh “có vấn đề” sau khi vào một tiệm McDonald’s bàn bạc sẽ giết ai và rồi lập tức sắm dao nhọn cho vào túi xách, thi hành kế hoạch sát nhân một cách bình thản nhất ngay giữa ban ngày trong một cộng đồng nhỏ và cũng chẳng có ý định trốn lẩn cảnh sát mà vẫn ở lại cộng đồng cho tới khi bị bắt..

Cái chết của Elizabeth Edwards và con gái là Katie

Bà Elizabeth Edwards là một phụ nữ gần 50 tuổi, phụ coi sóc một căng tin cho một trường tiểu học, St Paul’s Primary School, ở Spalding. Người quen biết ai cũng khen bà Liz (Elizabeth Edwards) là người vui vẻ và cư xử hòa thuận với mọi người. Học trò được ăn bữa trưa ngon lành cũng rất mến chuộng bà “dưỡng mẫu.” Liz có gia đình nhưng đã chia tay với ông chồng. Ba cô con gái thì hai cô ra ở riêng, chỉ còn Katie, 13 tuổi ở với mẹ. Ngôi nhà lại mới xây nên tổ ấm hy vọng thêm ấm áp và dễ chịu. Nào ngờ nguy cơ rình rập, không phải ở đâu xa mà cũng trong cộng đồng và cũng chẳng phải trong bóng tối mà giữa ban ngày. Tử thần cũng chẳng phải là kẻ chuyên giết người, cướp của mà hai thiếu nhi nam nữ còn lê đũng quần trên ghế nhà trường

Bắt đầu bi kịch từ chuyện tình điên dại.

Vào tháng 5, 2015, có hai đứa trẻ, một trai một gái, ở tuổi 13, ở Spalding, một thị xã bên Anh, gặp nhau ở trường và quấn quýt bên nhau vì cùng một khuynh hướng thích cô độc, cùng sở thích coi phim ma quái, chán học hành nhưng đứa trai ưa bạo động, còn đứa gái thì thâm trầm.

Nhìn chung cả hai có nhiều hành vi lén lút, sợ gây nguy hại tới an toàn người xung quanh nên cảnh sát chú ý.

Tháng ba, 2016, bé trai bị đuổi khỏi trường vì hung hăng với bạn bè và đứa con gái thì có triệu chứng khủng hoảng tinh thần, xa lánh bạn bè, lạnh nhạt với người chung quanh. Nhưng chúng vẫn gắn bó với nhau và dù chúng khác hẳn bạn bè chung lứa tuổi nhưng cộng đồng không cho biểu hiện này là quan trọng vì Spalding ít khi xảy ra những chuyện rắc rối khiến người lớn phải lo nghĩ.

Nhưng sự lơ là với tuổi trẻ lạc hướng là một lầm lẫn chết người.

Tháng tư, 2016, như sau này mới biết chúng hẹn hò ở một tiệm McDonald và bàn kế hoạch giết người. Không hiểu sao chúng chọn nạn nhân là một phụ nữ phụ coi một câu lạc bộ trong một trường học là bà Liz (Elizabeth Edwards) và cô con gái của nạn nhân là Katie. Có lẽ chọn lựa “nạn nhân sẽ bị mất mạng” là dựa vào tình cảm yêu và ghét của chúng vì nạn nhân và chúng cùng ở trong một cộng đồng nhỏ bé.

Thế là hai tiểu sát thủ lọt vào trong căn nhà của nạn nhân ngay giữa trưa 14/04/2016, sau khi đập bể cửa kính..

Lúc đó sau bữa trưa, cả hai mẹ con bà Liz đều ngủ ở hai phòng riêng biệt. Đứa con trai nhẩy lên giường bà Liz chẹn lấy cổ nạn nhân và dùng dao đâm túi bụi vào cổ họng vì sợ nạn nhân kêu cứu.

Sau khi tắm máu bà mẹ, chúng sang phòng con gái nạn nhân là Katie và cũng chẹn cổ bé, dùng dao đâm xối xả vào cô bé ngoan ngoãn.

Cũng như bà Liz, Katie không kịp kêu một tiếng đã mất mạng.

Sau khi gây án, hai kẻ sát nhân, như đứa con gái sau này khai, rằng rất sợ trông thấy máu nên rủ đứa trai vào phòng tắm của nạn nhân kỳ cọ kỹ lưỡng.

Nhìn thấy xác chết, có lẽ chúng mới bắt đầu thấy lo nên bàn nhau tìm thuốc ngủ uống quá liều để trốn cơn hoảng hốt. Nhưng chỉ là ý thoáng qua như sau này chúng thú nhận, trước mắt chúng là xác thịt, là món ngon nên chúng bỏ ý định tìm cái chết và chọn sống hưởng thụ thực phẩm trần gian.

Sau đó chúng ra ngoài phòng khách, leo lên sofa hành lạc, rồi thản nhiên lấy cà rem và bánh ngọt trong tủ lạnh ra ăn uống và xem những tập phim kinh dị và gợi cảm là tập Twilight với những tài tử nam nữ trẻ trung và khêu gợi như Robert Pattinson, Kristen Stewart và Taylor Lautner… Chúng đã ở lại tại chỗ 36 tiếng đồng hồ sau khi gây án và hình như quên việc đào thoát…

Hai hôm sau, không thấy bà Liz và con gái ra khỏi nhà, mà hàng xóm thấy kính cửa sổ bể tại ngôi nhà ở Spalding, Lincolnshire nên báo với cảnh sát. Cảnh sát tới nơi nạn nhân cư ngụ thì khám phá ra vụ thảm sát .

Khi nguồn tin thảm sát truyền rộng trong cộng đồng Spalding thì mọi cư dân đều ngạc nhiên. Cái chết của bà Liz và bé Katie không phải hậu quả của một vụ cướp của hay hiếp dâm và cũng chẳng phải vì thù hằn. Vỉ đâu nên nỗi?

Hung thủ bị bắt ngay và mọi người thêm tròn xoe mắt vì chúng chỉ là những đứa trẻ 14 tuổi đầu. Động cơ nào khiến chúng hành thích một cách man rợ hai mẹ con một phụ nữ hiền lành? Chỉ có thể giải thích là hành vi điên cuồng, bệnh hoạn của một số trẻ em trong thời đại chúng ta.

Điều đáng lưu ý trong vụ án này kẻ chủ mưu lại chính là đứa con gái. Đứa con trai tuy mang theo dao và sẵn sàng nhúng tay vào máu nhưng trước khi ra tay chút điểm lương tâm lóe lên, nó phân vân và không ngừng nhiều lần hỏi bạn gái: “Có chắc phải giết không?” Đứa con gái luôn luôn khẳng định phải giết không tha.

Tại sao phải giết kẻ vô tội? Nữ sát thủ điềm nhiên nói vì nhu cầu tâm lý. Nó còn kể lại sau khi xui bạn trai gây tội ác dã man, nó chỉ thấy bình thường.

Khi hỏi cảm nghĩ ra sao khi nhúng tay vào máu? Đứa con gái lắc đầu và chỉ cho biết rất ghê tởm với máu: “Tôi quyết định tắm rửa để chúng tôi sạch sẽ và không còn mùi máu nữa. Chúng tôi ở trong phòng tắm khoảng 20 phút. Sau đó, nghĩ tới tự tử, rồi khát nước, thích ăn kem. Tôi thích cuốn phim Twilight và tôi bảo bạn tôi, ra sofa…mở bộ phim tình cảm da diết đó coi vì tôi biết nó cũng thích phim đó như tôi.”

Đứa con trai ra tòa nhận tội ngay và cúi đầu không nói thêm lời nào. Phiên tòa xử nữ sát thủ kéo dài năm ngày tại tòa án ở Nottingham Crown Court. Cả hai đều bị cáo buộc tội cố sát.

Trong phiên xét xử, có dư luận so sánh hành vi của chúng với cặp sát thủ Bonnie và Clyde của Mỹ. Hai tên cướp đường này nổi danh vào khoảng trước Thế chiến thứ hai ở Mỹ từng giết gần chục mạng người và tấn công nhiều tiệm buôn, cuối cùng bị cảnh sát bắn chết. Tại sao có sự so sánh này vì Bonnie và Clyde là đôi tình nhân gắn bó, cùng mang máu sát nhân.

Trong vụ án ở Spalding, đôi trẻ sát nhân này cũng chung xu hướng và sở thích. Như tâm lý gia Philip Joseph, chuyên viên tâm bệnh được mời tới tham dự phiên xử, nhận xét: “chính mối liên hệ không lành mạnh, vừa dữ dội ‘intense’ vừa bệnh hoạn ‘toxic’ là nguyên nhân chính gây ra vụ thảm sát. Chúng chẳng khác trường hợp Bonnie và Clyde trước đây… chính sự lôi cuốn về đam mê khiến chúng dửng dưng với thế giới bên ngoài và chống lại xã hội.”

Hàng xóm láng giềng cho biết đứa con gái từ tuổi chín mười đã có cách sống xa lạ với bạn bè, chỉ thích mặc đồ đen chứ không thích đồ màu và không chơi với ai, nếu gặp ngoài đường có ai chào hỏi cũng lảng tránh và có lúc được gửi vào viện tâm thần trong vùng để chẩn đoán. Nhưng các bác sĩ chỉ cho rằng ở lứa tuổi phát dục, có kinh nguyệt, có thể ảnh hưởng tới tâm lý đứa bé gái và sau này mọi chứng ngang bướng, lạnh lùng tự tách mình khỏi xã hội sẽ giảm đi.

Chứng trạng không giảm khi gặp cực khác tính là đứa con trai máu nóng, hay sinh sự. Hai cực khác tính đã hút chặt lấy nhau. Cả hai kết hợp, chỉ biết sống cho nhau và mỗi lúc một tách rời khỏi người chung quanh và coi tất cả như thù địch.

Một biểu hiện rõ rệt, chúng chỉ biết dấn thân sâu vào phim ảnh ca tụng tình dục, bạo hành và ma quái, thuộc lòng tác phẩm của Stephenie Meyer qua phim ảnh, với ma cà rồng (vampire) và ma sói (werewolf). Thế giới hoang đường trong tưởng tượng cụ thể dần bằng hành động sát nhân. Như đứa con gái bệnh hoạn thú nhận:

“Có lúc tôi cảm thấy muốn giết người…sự việc vì thế xảy ra” (I’ve felt like murdering for a while…it just sort of happened’).

Cái chết của bà Liz và bé Katie làm mọi người biết chuyện đều ngậm ngùi. Đau khổ nhất có lẽ là ông Edwards cha của Katie, ông này tuy chia tay với vợ nhưng rất thương mến hai nạn nhân và chỉ mong ước khi chết được chôn bên cạnh những kẻ bất hạnh.

Lần đầu tiên hai đứa trẻ ở Anh phải ra tòa đại hình về tội giết người và vụ án này khiến người Anh, vốn bảo thủ, không khỏi không cảm thấy có chút bất an.

Dân Spalding không những thương xót nạn nhân mà còn chia sẻ nỗi đau lòng của cha mẹ sát thủ. Chắc chắn họ vừa thương con dại dột vừa ở tình trạng “con dại cái mang ”.

Hình ảnh thiếu niên phạm trọng tội đã nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, học đường và xã hội. Nếu cha mẹ quan tâm tới con cái nhiều hơn, nếu học đường rèn luyện con em trên cả ba phương diện: trí dục-thể dục và đức dục và nếu xã hội có biện pháp chặn bớt ảnh hưởng tiêu cực từ phim ảnh, văn chương đồi trụy gây ảnh hưởng tới lớp đầu xanh, thì chắc chắn tệ nạn thiếu niên trở thành sát thủ sẽ giảm bớt.

Chu Nguyễn

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Những cuộc trốn chạy trong thời bình
Hàng loạt các quan chức cấp cao của Việt Nam lợi dụng hình thức đi nước ngoài khám bệnh hoặc đi du học để rời khỏi Việt Nam ngay sau khi có quyết định truy tố trước pháp luật do những sai phạm trong quá trình làm việc. Sự việc này cùng với những phiên toà vừa diễn ra cũng ở Việt Nam để xét xử nhóm người vượt biên sang Úc và New Zealand nhưng bị chính phủ bắt giữ và trả về nói lên điều gì trong xã hội Việt Nam hiện tại?

Cuộc di dân thứ ba?

Lịch sử Việt Nam ghi dấu hai cuộc di tản được cho là vĩ đại nhất chưa từng có trong lịch sử thế giới: Cuộc tản cư 1954 kéo dài gần 3 tháng sau ngày ký Hiệp định Geneva chia cắt hai miền Nam, Bắc; và cuộc di tản diễn ra từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 kéo dài cho đến hơn mười năm sau đó.

Bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm trên trang Bauxite Việt Nam vào ngày 22 tháng 4 năm 2015 cho rằng “cuộc di tản sau 1975 thường được nói đến sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.” Và cũng chính tác giả này đã đưa ra nhận định: “Theo tôi, đó chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba. Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.”

Những diễn biến trong nước trong năm nay có thể xem như là minh chứng cho nhận định trên của tác giả Vũ Cao Đàm.

Cuộc trốn chạy mưu cầu hạnh phúc

Toà án La Gi, tỉnh Bình Thuận vào tháng 5 năm 2016 đã xét xử vụ án 46 người, trong đó có cả trẻ em mà cháu nhỏ nhất là 4 tuổi, vào đầu tháng 7 năm 2015 đã dùng thuyền để vượt biên đến Australia nhằm tìm qui chế tỵ nạn. Thế nhưng tàu của họ bị hải quân Australia chặn bắt ngoài biển và sau đó bị đưa về Việt Nam. Cho dù thủ phủ Canberra có được cam kết từ Hà Nội sẽ không trả thù những người ra đi, thế nhưng cuối cùng toà án tỉnh Bình Thuận vẫn tuyên án tù bốn người trong số họ.

Một phiên toà khác diễn ra vào ngày 13 tháng 12 vừa qua ở toà án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tuyên án nhóm người dùng thuyền đưa người vượt biên đến New Zealand nhưng bị lực lượng chức năng Australia bắt và trả về Việt Nam vào tháng 6 năm 2016. Hai trong số bốn bị cáo với tội danh “vượt biên” này bị kết án tù giam và hai người còn lại hưởng án treo.

Luật sư Võ An Đôn, người nhận bào chữa miễn phí cho bị cáo của cả hai phiên toà cho biết lý do những người này phải chọn con đường mà cách đây hơn 40 năm, hàng ngàn người Việt Nam đã phải chọn, đó là họ mong muốn có việc làm và cuộc sống tốt hơn.

“Với tư cách là luật sư bào chữa cho những người vượt biên thì tôi cũng rất thông cảm cho hoàn cảnh của họ. Bởi vì người ta chỉ mong muốn điều tốt cho gia đình và bản thân của người ta. Mong muốn có việc làm, có thu nhập, con cái được học hành tốt hơn cho cuộc sống tốt hơn. nhưng hiện tại thì ở xã hội Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đó nên người ta tìm cách vượt biên sang các nước khác có điều kiện tốt hơn. Đó là một nhu cầu của con người thôi.”

Cái nhu cầu được mưu cầu hạnh phúc tưởng chừng như rất cơ bản này, hơn 40 năm trước, hàng ngàn người Việt Nam phải đi tìm bằng cách ít nhất 1 lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, “khấn nguyện mười phương tám hướng” (Nguyễn Đình Toàn), xin được đổi lấy bằng chính mạng sống của họ.

Bà Trần Thị Thanh Loan, bị cáo trong phiên toà tỉnh Bình Thuận tháng 5 vừa qua bày tỏ nguyên nhân mà bà cùng chồng và 4 người con trong đó đứa nhỏ nhất mới 4 tuổi, phải tìm cách vượt biển là vì khó khăn trong cuộc sống:

Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng khó khăn nữa.
- Bà Trần Thị Thanh Loan

“Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng khó khăn nữa. Em thấy vậy thì em đi lúc đó cũng không suy nghĩ gì nữa.”

Bà Trần Thị Lụa, cũng là bị cáo trong phiên toà đó cho biết:

“Ở đây khổ quá thì mới đi. Làm ở đây khổ quá không đủ để nuôi con, sống không có đủ cho nên muốn qua làm có đồng tiền, đời sống con cái khác hẳn ở Việt Nam.”

Những cuộc vượt biên với mục đích nhằm tìm đến cái nhu cầu cơ bản của con người ấy đều thất bại. Tất cả những người vì đời sống tốt đẹp hơn cho thế hệ con cháu đời sau đều trở thành bị cáo của những phiên toà diễn ra nơi chính mảnh đất họ dứt áo ra đi vì không còn hy vọng tìm thấy hạnh phúc.

Ở cuộc di dân thứ 3 họ phải chịu những bản án tù giam.

Cuộc tháo chạy sau khi bị cáo buộc tội


Hoà vào dòng người vượt biên chạy trốn khỏi chế độ là một cuộc tháo chạy khác từ những quan chức từng cai trị và gián tiếp xua đuổi họ khỏi đất nước Việt Nam.

Đó là cuộc tháo chạy của Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch hội đồng quảng trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam; củaVũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí; của Lê Chung Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty điện lực dầu khí Việt Nam. Đây là những quan chức cấp cao từng nắm giữ quyền và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.


Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nơi đã có hai cán bộ bỏ trốn khi bị cáo buộc tội tham nhũng. Photo courtesy of pvn.vn

Tại phiên chất vấn quốc hội ngày 16 tháng 11 vừa qua, đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề của Trịnh Xuân Thanh, bị cáo buộc làm trái các nguyên tắc gây hậu quả nặng nề, “Đề nghị cho biết có bao nhiêu cán bộ luân chuyển theo đường ‘tiểu ngạch’ như Trịnh Xuân Thanh?”

Sự việc của Trịnh Xuân Thanh là diễn biến được Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người từng ngồi tù ở Việt Nam hơn 20 năm, từ Washington D.C cho là “mở đường” cho những cuộc chạy trốn bằng hình thức ra nước ngoài chữa bệnh hoặc du học hoặc…mất tích.

Ông cho chúng tôi biết, việc bỏ chạy của cả quan chức lẫn người dân trong thời đại này là báo động một chế độ không thể tồn tại lâu dài được. Nói về những cuộc “di dân” trong thế kỷ 20 này, ông nhận xét có một điểm chung:

Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được.
- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt

“Nó nói lên thực trạng của đất nước sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản. Đó là đất nước đã vào tình trạng mà người dân không tìm thấy tự do và hạnh phúc ngay trên đất nước của mình, họ chỉ có thể tìm thấy tự do và hạnh phúc ở ngoài đất nước Việt Nam. Đó là tình trạng bi thảm và tình trạng đó không thể nào tiếp tục tồn tại được.”

Không chỉ riêng người dân ở mọi thành phần, mà cả những diễn biến đang xảy ra trong bộ máy nhà nước Việt Nam cho thấy ngay cả những người quan chức trong ban lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản vẫn không cảm thấy yên.

“Vấn đề là cơ chế đó đã tạo ra sự rạn nứt và sự rạn nứt đó, để được an toàn và tự do thì họ không còn có thể ở trong nước được nữa. điều đó không xảy ra cách đây 30 năm hay 20 năm đối với cán bộ và Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản.

Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được. Vì thế tôi nghĩ là nó có tính chất tương đối giống nhau là vậy.”

Sự khác biệt

Cùng mang hình thức giống nhau là trốn chạy khỏi đất nước, thế nhưng tính chất của hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định:

“Có khác nhau. Một bên là do tham nhũng hối lộ, một bên là do vì thiếu sự tự do hạnh phúc.”

Quan chức tháo chạy khỏi đất nước vì lý do bị cáo buộc tội tham nhũng hối lộ. Người dân trốn chạy khỏi đất nước vì không tìm thấy tự do hạnh phúc và cuộc sống tốt đẹp.

Người Việt ra đi, bị bắt, bị giam hãm trở lại từ nơi phát xuất. Riêng nhóm người đang được chính quyền Việt Nam cho là tội phạm bỏ chạy khỏi nước rồi phải trả lời ra sao khi có người hỏi họ về lý do khiến phải rời bỏ quê cha đất tổ?

nhuvan
Posts: 364
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Người ngoại quốc nhận xét gì về người VN?
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.

Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.

Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam ? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.

Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”

Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.

“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!

Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”

Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?

Trần Thành Nam

User avatar
TheLang
Posts: 1972
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image


Không tự chuyển hóa là phản bội dân tộc


Ngô Nhân Dụng

Cái đảng Cộng sản chắc phải “đốn” lắm rồi. Hết hội nghị này tới hội nghị khác hô hào chỉnh đốn Đảng, rồi lại hô to hơn, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng lại mới họp một hội nghị cán bộ toàn quốc dạy dỗ cán bộ về tăng cường chỉnh đốn Đảng!

Đốn là đứa nào mà phải chỉnh đi chỉnh lại hoài như vậy? Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, giải thích chữ Chỉnh đốn 整頓: “sự gì, cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.” Nguyễn Phú Trọng đang lo chỉnh đốn Đảng bởi vì cái đảng của ông ta “đã tán loạn lâu rồi!” Và ông muốn sửa sang nó “cho được như cũ.”

Cảnh toán loạn trong đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ mấy chục năm nay rồi nhưng đến đời Nguyễn Phú Trọng đã bùng nổ mạnh. Nguyễn An Dân đã mô tả cảnh tán loạn qua mấy chữ: Đảng bắn nhau; Đảng bắn Dân; Dân bắn lại Đảng!

Một vụ Dân bắn lại Đảng xẩy ra năm 2013, một “dân oan” là Đặng Ngọc Viết mặc quần áo nghiêm chỉnh, tay sách chiếc cặp đen thong dong vào trụ sở hành chánh thị xã Thái Bình bắn chết bốn cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố: Vũ Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm; và Bùi Đức Xuân, Vũ Công Cương và Nguyễn Thanh Dương. Giết người xong Đặng Ngọc Viết ra về, đến chiều tới cổng chùa Dục Dương bên cạnh nhà tự sát. Các nạn nhân là những người đang thi hành “dự án mở đường” qua khu vực đất nhà anh Viết, và gia đình anh không được bồi thường xứng đáng.

Vụ Đảng bắn nhau diễn ra tại Yên Bái năm nay. Đỗ Cường Minh, trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, vào trụ sở thành phố bắn chết hai quan đầu tỉnh, bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Ngô Ngọc Tuấn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bay lên ngay coi xác rồi hứa điều tra. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình gửi công văn chỉ đạo cơ quan công an khởi tố, điều tra, xác định nguyên nhân vụ. Bốn tháng hơn rồi, không còn nghe nói gì nữa.

Cảnh toán loạn gần đây nhất là vào tháng Chín, 2016 với những cuộc tháo chạy của những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, tất cả đều liên can tới các công ty dầu khí, những cái ổ chứa đầy tiền; Thanh còn từng giữ chức phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Cả ba người này đều đang bị nghi ngờ tham nhũng, bị điều tra hoặc bị truy tố, nhưng đều bình yên cao chạy xa bay! Tán loạn bên trong và bên ngoài đảng! Nguyễn Phú Trọng đang cầm đầu đảng, mà đảng thì được hiến pháp xác định toàn quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” không làm được gì cả, chỉ còn sử dụng món “võ mồm!”

Nguyễn Phú Trọng đến nói chuyện với các cử tri của mình tại Đông Anh, Hà Nội, quê hương của cả ông Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ông dõng dạc tuyên bố: “Đã ra lệnh truy nã quốc tế với Trịnh Xuân Thanh và đang phối hợp với các nước bắt bằng được.” Nhà báo tự do Người Buôn Gió kể chuyện trên rồi nhận xét: “Trọng bày tỏ sự cay cú, hằn học với Trịnh Xuân Thanh một cách trẻ con.” Trong lúc đó Trịnh Xuân Thanh vẫn liên lạc với bạn ở Việt Nam, còn kể chuyện mình đang ở nước Đức như thế nào để đưa lên mạng, chẳng thấy lệnh truy nã quốc tế nào hết! Người Buôn Gió kết luận rằng Trọng chỉ “phát biểu mị dân cho mình đỡ nhục vì không làm gì được Trịnh Xuân Thanh cả!”

Nhà báo Huy Đức cho rằng bản danh sách những người trong ngành Dầu Khí “có khả năng chạy trốn lên tới 192 nhân vật!” Quả thật là tán loạn! Trọng “loay hoay với những kẻ đã cao chạy xa bay” không bắt được, bèn quay ra ra lệnh cách chức mấy quan chức đã nghỉ hưu rồi, không còn chức nào để cách nữa!

Một đảng viên là Giáo sư Trần Đình Sử, được tiếng là thận trọng, cũng phải buông lời phê phán: “chế độ ta đạt đến sự thối nát nhất trong các chế độ đã có và hiện có... Thật khủng khiếp!”

Bất lực trước những cảnh tán loạn đó, Nguyễn Phú Trọng quay ra “Chỉnh đốn Đảng!” Trọng đã từng hô hào chống tham nhũng để chỉnh đốn đảng. Ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội nhận xét: “lãnh đạo Đảng càng hô hào chống tham nhũng, càng ra nhiều nghị quyết, chỉ thị chống tham nhũng, thì tham nhũng này lại càng khỏe ra càng mạnh lên!” Và ông kết luận: “đánh tham nhũng chống tham nhũng chẳng qua chỉ là đánh trận giả, bắn chỉ thiên là chính thôi!” Cần giải thích cho các bạn trẻ hiểu nghĩa, bắn chỉ thiên tức là đưa nòng súng ngược lên trời, đạn bắn bay lên trời chứ không trúng ai cả!

Chỉ có thể chống tham nhũng bằng cách bắn chỉ thiên bởi vì chính các quan cộng sản cũng công nhận rằng “đánh tham nhũng tức là ta lại đánh ta!” Hình ảnh bắn chỉ thiên giải thích được tại sao những người bị nghi tham nhũng như quý ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng đều thoải mái biến đi không để lại dấu vết!

Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn được đàn em tôn xưng là giáo sư. Sau khi bắn chỉ thiên chống tham nhũng, giáo sư Trọng đã quay ra bắn tiếp vào “Tình trạng suy thoái” của đảng, nhắm thẳng vào hai mục tiêu: “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa.” Ông cảnh báo các cán bộ, đảng viên rằng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.” Đáng lo hơn là chúng “còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.” Việc chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là một “cuộc chiến đầy cam go,” nhưng, ông nói, “không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng và chế độ.”

Điều ông Trọng nhấn mạnh là hai hiện tượng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nguy hiểm cho “vận mệnh của Đảng và chế độ” chứ ông không nói gì tới vận mệnh nước Việt Nam cả. Vận mệnh nước Việt Nam hiện nay là cá chết, biển chết, dân đói, trẻ em thất học, quân giặc xâm lăng đã chiếm biển, chiếm đảo, xây phi trường và căn cứ quân sự đe dọa hai ngàn cây số bờ biển. Nhưng tất cả những tai họa đó không đáng lo bằng sự kiện các đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa;” cho nên ông Nguyễn Phú Trọng chẳng cần quan tâm!

Ông Trọng không quan tâm là phải, bởi vì chính những người đảng viên cộng sản tỉnh ngộ khi nhìn ra những sai lầm hại dân hại nước, chính họ đã tự chuyển hóa để đòi thay đổi. Những người đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” bây giờ chỉ noi theo các đàn anh đi trước, từ Hoàng Minh Chính, Trần Độ tới Tống Văn Công, đặt vận mệnh dân tộc lên trên vận mệnh Đảng và chế độ! Họ không chấp nhận tiếp tục nhắm mắt, cúi đầu theo đảng cho nên họ mới lên tiếng đòi cho người dân Việt được sống tự do dân chủ, đòi phải cứng rắn đương đầu với kẻ thù xâm lăng cướp nước.

Những người tỉnh ngộ sớm nhìn thấy tai họa của đất nước, không phải chỉ là những tai họa vật chất như đất đai, rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên. Tai họa lớn nhất là một dân tộc sống không có phương hướng. Họ phải tự chuyển hóa để nhìn rõ vấn đề đó. Kỹ thuật truyền thông hiện đại đã giúp nhiều người trao đổi với nhau dù không gặp mặt. Các thông tin và ý kiến truyền từ người này qua người khác, tạo ra những cộng đồng chính trị ảo trong đó các công dân tự ý thức mình có quyền đòi thay đổi. Mọi người trong cộng đồng này biết rằng kỹ thuật thông tin mới sẽ khiến cho các chính quyền, ở bất cứ nước nào, khó nói dối trá, khó ăn cắp của công, và khó giết người, như những cảnh ai bị gọi tới đồn công an một, hai ngày là chết!

Bất cứ người Việt Nam, một đảng viên cộng sản tỉnh táo nào, cũng phải thấy nếu không thay đổi thì quê hương sẽ tiếp tục chìm đắm trong cảnh nghèo thua kém các nước chung quanh, và chủ quyền đất nước mất dần vào tay ngoại bang. Các đảng viên không tự chuyển hóa phải thấy chính mình đang phản bội dân tộc! Một “chế độ thối nát nhất trong các chế độ đã có và hiện có” ở nước Việt Nam và trên mặt trái đất, nếu nó còn tiếp tục cầm quyền thì sẽ đưa đất nước về đâu?

Nhờ phương tiện thông tin mới, những người đã mất niềm tin vào dân tộc, mất niềm tin vào khả năng xây dựng lại quê hương bây giờ đang nuôi lại niềm tin, họ sẵn sàng đứng lên tự mình làm công việc thay đổi. Niềm tin đó có thể lan truyền trong giới thanh niên, giới trí thức, kể cả các đảng viên cộng sản. Nhờ thế, chính các đảng viên cũng sẽ muốn thay đổi. Làm sao họ có thể tiếp tục cúi đầu theo giáo sư Trọng “tiến lên chủ nghĩa xã hội” trong khi chính giáo sư từng nói rằng “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa!”

Đó là mối đe dọa trên vận mạng của đảng Cộng sản mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn chỉnh đốn. Nhưng ông không thể nào bịt mắt, bịt tai tất cả các đảng viên để mình ông độc thoại mãi mãi!

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Nội Các Và Ban Tham Mưu Của Donald Trump
Còn một tháng nữa, ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức. Chúng ta đã được thêm dữ kiện để nhìn ra sự xuất hiện của một chính quyền có những mục tiêu lẫn phương thức hành động chưa từng thấy từ nhiều thập niên, ít ra là từ thời Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ, và hai Thủ tướng Helmut Kohl của Đức và Margareth Thatcher của Anh.

Chính quyền Trump theo đuổi một ý thức hệ có màu sắc cách mạng sẽ làm thay đổi cả nước Mỹ lẫn thế giới.

Nhớ lại thì ngay sau khi bất ngờ thắng cử đêm mùng tám rạng mùng chín Tháng 11, ông Trump liên tục gây bất ngờ khi chuẩn bị nhân sự – tương đối khá nhanh và ồn ào – rồi thăm viếng các tiểu bang đã giúp ông lên làm Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ để vừa cảm tạ vừa tái xác nhận nhiều chủ trương khi tranh cử. Ông còn gây bất ngờ hơn nữa khi trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan làm Bắc Kinh giật mình. Chưa nhậm chức ông đã can thiệp với các doanh nghiệp như Carrier, Ford, Boeing, Lockheed Martin, v.v… nhằm đạt các hứa hẹn như giữ lại việc làm hoặc đòi rà lại giá biểu cung cấp cho chính quyền ông cho là quá cao, từ chiếc Air Force One cho tới chiến đấu cơ F-35. Chi tiết gây sôi nổi là không lãnh vực nào mà Tổng thống Tân cử không nêu ý kiến, từ kinh tế đến giáo dục, môi sinh, cựu chiến binh hay chiến lược đối ngoại, v.v… và thường thì trực tiếp nêu ý kiến qua trương mục Twitter của ông.

Tức là ông cướp luôn diễn đàn của truyền thông báo chí để mỗi ngày gây ra một chuyện.

Khi tranh cử, Donald Trump khéo đóng kịch thô lỗ và ăn nói khật khùng để tranh thủ niềm tien của quần chúng bất mãn, rồi từ vị trí của một tay ngang chưa từng hoạt động chính trị mà loại bỏ được các đối thủ có thế giá trong 16 chuẩn ứng cử viên của đảng Cộng Hòa. Sau đó ông tập trung vào chiếm phiếu Đại cử tri của các tiểu bang có vấn đề mà thắng ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Đắc cử rồi, ông Trump mới cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác và dần dần định hình chiều hướng lãnh đạo của mình.

Trong nội các và ban tham mưu, người ta thấy vai trò của các doanh gia có sở trường đàm phán và ngã giá – nhiều khi bằng áp lực thô bạo – để đạt thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ. Ông còn lập ra hai cơ chế tham mưu mới về ngoại thương và giản chánh, nhằm xét lại chánh sách tự do thương mại, thí dụ như với Bắc Kinh, hay giản lược chế độ kiểm soát hành chánh để giải phóng khả năng đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp. Về an ninh và quân sự, ông mời các tướng lãnh có thực tài và trí tuệ vào bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, hoạch định chiến lược diệt trừ khủng bố và phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ. Kết hợp an ninh với kinh tế, ông cho thấy Chính quyền Trump sẽ hung hãn tranh thắng với nhiều nước khác, từ Trung Cộng tới Iran, Mexico.

Chưa chấp chánh thì Chính quyền Trump đã cho thấy một ý thức hệ mới, trái ngược với chính sách “cải tạo xã hội” của vị tiền nhiệm, mà cũng khác với nhiều chủ trương của các Tổng thống trước. Đặc tính của Chính quyền Trump là khinh thường các khu vực sản xuất kém năng suất, chế diễu các thành phần hay chánh sách xã hội chủ nghĩa bao cấp, và đề cao những ai có tham vọng làm giàu, có khả năng kinh doanh. Chìm sâu ở dưới và hoàn toàn không mặc cảm là triệt để ngợi ca doanh lợi vì doanh lợi tạo ra công việc và sự thịnh vượng nên sẽ bảo vệ sức mạnh của nước Mỹ.

Chúng ta có thể thấy được một cuộc cách mạng văn hóa trong cái lý tưởng Donald Trump, trái hẳn với những chủ trương “phải đạo chính trị” ngày nay. Đây là một khía cạnh khác của “chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ” đã từng đưa nước Mỹ lên vị trí siêu cường.

Trong hơn một tháng ông Trump chuẩn bị như bão táp, người ta có thể nêu câu hỏi rằng Chính quyền Trump sẽ hung hăng hay chín chắn, táo bạo hay lạnh lùng, và có gặp mâu thuẫn giữa các nhân vật tham gia nội các và dàn cố vấn của Tổng thống không?

Sở dĩ như vậy là do ông Trump chọn ba tướng lãnh bị hồi hưu vì khác biệt quan điểm với Chính quyền vào vai trò Tổng trưởng Quốc phòng (James Mattis), Nội an (John Kelly) và Cố vấn An ninh Quốc gia (Mike Flynn) để bổ túc cho sự yếu kém của ông về an ninh và quân sự. Nhưng lại mời một doanh gia vào chức vụ quan trọng nhất Nội các là Ngoại trưởng, để tận dụng khả năng đàm phán cho có kết quả của ông Rex Tillerson, Tổng quản trị CEO của ExxonMobile. Trong tổ hợp dầu khí này, ông Tillerson là người nắm vững chi tiết gần như tình báo về từng quốc gia đối tác và phải đạt yêu cầu là có hợp đồng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Nay ông sẽ phải đạt yêu cầu đó cho… Hoa Kỳ, theo chỉ thị của người làm chánh sách đối ngoại là Tổng thống Trump.

Donald Trump cũng chọn nhiều tỷ phú vào các chức vụ then chốt khác không chỉ vì họ có tiền, hoặc đã chi tiền cho cuộc tranh cử, mà vì họ là doanh gia thành công và có khả năng thực hiện mục tiêu cải cách. Hệ thống giáo dục là bà Betsy DeVos, giải tỏa chế độ kiểm soát kinh doanh là ông Carl Icahn, điều chỉnh chế độ ngoại thương là ông Wilbur Ross ngồi ghế Tổng trưởng Thương mại. Các doanh gia đó không tham chính để kiếm tiền mà vì họ đồng ý với yêu cầu cải cách của ông Trump.

Ngoại trừ thường hợp của Giáo sư Peter Navarro – vào chức vụ của một cơ chế mới sẽ làm Bắc Kinh nổi điên là Hội đồng Thương mại Quốc gia vì lập trường rất diều hâu chống Trung Cộng về cả an ninh lẫn kinh tế – ông Trump không mời các giáo sư đại học hay học giả. Ông cũng tránh các chính trị gia chuyên nghiệp, trừ phi là dùng đòn phép của họ để phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị tại Thủ đô Washington nhằm khai thông ách tắc và vét sạch bùn lầy trong quan hệ bán chác giữa chính trường với doanh trường. Đó là trường hợp của Nghị sĩ Jeff Session vào vị trí Tổng trưởng Tư pháp hay nguyên Thống đốc Rick Perry vào ghế Tổng trưởng Năng lượng.

Cũng vì chiều hướng đó, ông bị các chính khách, học giả và báo chí thiên tả đả kích nặng. Nhưng chúng ta chẳng nên ngạc nhiên về những lời đả kích này mà nên nhìn vào thực tế.

Xét tới đặc tính của “Chính quyền Cách mạng” Donald Trump, người ta hoài nghi là ban tham mưu của ộng Trump có ít kinh nghiệm. Mọi Chính quyền đều có tám vị trí then chốt nhất là Tổng thống, Phó Tổng thống, Đổng lý Văn phòng (Chief of Staff, tương đương với Bộ trưởng Phủ Tổng thống), và năm Tổng trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Ngân khố và Thương mại. Tám nhân vật này của Chính quyền Trump có tổng cộng 138 năm thâm niên trong hai lãnh vực là công vụ (quân và dân sự trong chính quyền) hay kinh doanh, so với 152 năm của Chính quyền Bush 43 hay 122 năm của Chính quyền Obama. Khác biệt là hệ thống nhân sự Trump có 83 năm thâm niên trên doanh trường so với chỉ có năm năm của hệ thống Obama, hay 72 năm của hệ thống Bush 43.

Nghĩa là dù sao khác biệt cũng chẳng nhiều lắm so với một Hành pháp Cộng Hòa! Thời xưa, một Giáo sư Kinh tế từng làm Tổng trưởng Lao động rồi Ngân khố của Tổng thống Richard Nixon rồi Chủ tịch tổ hợp Bechtel trong tám năm, trước khi là Ngoại trưởng có thế giá của Ronald Reagan, đấy là ông George Shultz. Ông lên kế nhiệm một Ngoại trưởng đã từng là Đại tướng, Alexander Haig. Thời đó, mấy ai phàn nàn chuyện ông tướng hay doanh gia đi làm Ngoại trưởng? Thời nay, người ta quên trí nhớ nên mới om xòm phê phán việc doanh gia Tillerson của đất Texas đi làm Ngoại trưởng.

Một khía cạnh khác về ý thức hệ là lằn ranh tả hữu, cấp tiến hay bảo thủ.

Đảng Dân Chủ thiên tả thì đề cao công bằng xã hội và vai trò can thiệp của nhà nước; đảng Cộng Hòa hữu khuynh lại đòi phát triển kinh tế và giới hạn vai trò của nhà nước. Đấy là sự khác biệt chung, đã tồn tại từ những năm 1960. Từ 30 năm trước, các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa có khuynh hướng bảo thủ hơn, nhất là từ quãng 2010. Trong khi đó, Quốc hội Dân Chủ lại ngày càng thiên tả hơn, nhưng bất công xã hội cũng gia tăng trong tám năm qua và là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc Cách mạng Donald Trump, với sự nổi loạn của thành phần trung lưu thấp chống lại giới thượng lưu ưu tú bên đảng Dân Chủ.

Nếu chấm điểm về ý thức hệ thì ông Trump có mời một số dân biểu nghị sĩ vào nội các, và thành phần nhân sự này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng nói chung cũng chẳng bảo thủ hơn Quốc hội Cộng Hòa khóa 115. Khi chấp chánh, Hành pháp Donald Trump phải trước hết đàm phán với Lập pháp Cộng Hòa và rất có hy vọng đồng điệu trong chiều hướng bảo thủ ấy, ngoại trừ hai lãnh vực có dị biệt với đa số Cộng Hòa là can thiệp vào ngoại thương để bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, trong hai lãnh vực này, ông Trump lại có thể được hậu thuẫn bất ngờ từ phía Dân Chủ!

Khi ấy ta đừng quên một Giáo sư kinh tế đã sớm vạch ra những bất toàn của chế độ tự do thương mại làm Hoa Kỳ bị thiệt hại, là Peter Navarro. Ông hợp tác với ban tranh cử Donald Trump ngay từ đầu và sẽ là Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia để cố vấn Tổng thống về chánh sách và luật lệ liên quan đến ngoại thương, nhưng lồng trong một viễn kiến rất Trump là kinh tế chỉ là một phần của an ninh thôi. Và đấy mới là điều khiến Trung Cộng lúng túng. Giáo sư Peter Navarro đã phục vụ trong đoàn Peace Corp tại Đông Nam Á và theo dõi sự bành trướng của Trung Cộng từ lâu, nhưng cũng là một đảng viên Dân Chủ!

Sau cùng, kết luận bất ngờ nhất cho một năm có quá nhiều bất ngờ, chính là việc dân Mỹ không bầu Donald Trump làm Tổng thống vì là ông người đạo cao đức trọng. Họ không cần chuyện đó mà cần một hệ thống lãnh đạo được việc! Ông Trump và nội các đang thành hình có đặc tính là thiết thực được việc ngoài chiến trường và trên doanh trường, mà cùng coi chính trường là nơi phải cải cách để ra khỏi nguyên trạng bế tắc ngày nay.

Vì vậy, cuộc Cách mạng Trump đang khởi đầu!….

Thư Hiên Vũ

http://cafekubua.com/2016/12/28/noi-cac ... ald-trump/

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Image

Đinh Thế Huynh mơ giữa ban ngày:
"Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng"!


CTV Danlambao -

Tại hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2017 công tác dân vận vào ngày 5/1/2017 Đinh Thế Huynh - Thường trực Ban Bí thư và từng là Trưởng ban Tuyên giáo TƯ đảng đã gián tiếp làm lộ "bí mật quốc gia": dân hiện không tin và sự lãnh đạo đảng!

Bởi vì nếu người dân tin vào sự lãnh đạo của đảng, tin vào cái gọi là đại diện cho giai cấp công nhân, đỉnh cao trí tuệ, con đường bác đi thì Đinh Thế Huynh đã không có chỉ thị: "Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và nhà nước." (*)

Không cần phải nói gì đâu xa, chỉ cần nhìn vào những gì mới xảy ra trong vài tháng qua. Biến cố "tảo nở hoa, thủy triều đó" đổi thành cá chết vì Formosa và sau đó biển vẫn an toàn đã cho thấy sự gian manh của cả hệ thống lãnh đạo.

Làm sao mà người dân có thể tin tưởng vào một hệ thống láo khoét!? và láo khoét có tổ chức, có kế hoạch, có bài bản với sự hỗ trợ đắc lực của một tập đoàn bút nô "dân vận".

Mới đây nhất, làm sao người dân có thể tin tưởng vào tập đoàn thống trị khi một phụ nữ đăng clip một thanh niên bị chết sau cuộc càn quét của công an tại Bình Định đã bị ép lên đọc lời xin lỗi được công an viết sẵn, trong đó xin lỗi về đoạn phim "không chính xác"! Chỉ một chuyện như thế đủ để thấy lời của Đinh Thế Huynh phát biểu trong hội nghị "Mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân" là một tuyên bố láo khoét.

"Tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân. Làm cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và nhà nước."

Quan hệ giữa đảng và dân - đúng là một quan hệ đầy máu rơi, thịt nát. Tất cả làm nên cái gọi là "sự tin tưởng" của nhân dân đối với lãnh đạo đảng cộng sản. Sự tin tưởng đó là một ngày không xa tập đoàn hại dân bán nước, hèn với giặc ác với dân này sẽ bị tiêu diệt.

06.01.2017


CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại!
Image
Bài viết dành cho tôi và những thanh niên kém cỏi và đang lạc lối khác.
1. Bức hình này đã được lan truyền trên mạng, nó bình thường đến nỗi người ta nhìn vào nó rồi sẽ hỏi:"Rồi sao nữa ? Bức hình này có vấn đề gì à ? Mấy đứa này bạn mày hả ? Chúng nó bị ung thư gan chết hết rồi à ?"

2. Người ta nói, ở Việt Nam, đâu đâu cũng thấy đầy rẫy những chỗ nhậu nhẹt. Người ta vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, đám cưới cũng nhậu, đám ma cũng nhậu, thậm chí không biết làm gì cũng phải nhậu. Bởi thế cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi lượng rượu bia ở Việt Nam lại nằm trong tốp những nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tôi đã nghe ai đó đã nói, rượu bia, thuốc lá và ma túy là những thứ mà ngày xưa những nước thực dân khi đi xâm chiếm các thuộc địa đã sử dụng những thứ này để làm suy yếu nội lực, tinh thần phản kháng của dân tộc đó. Việt Nam mình có lẽ cũng đang may mắn và tình cờ bị như thế ? Ai đang cố làm suy yếu dân tộc ta ?

3. Người ta nói, có một câu châm ngôn ở Việt Nam mà ai cũng thuộc và làm theo "Vì cuộc sống là không chờ đợi". Đúng, chúng tôi không quen chờ đèn đỏ chuyển qua xanh để được đi. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn xếp vào hàng để chờ đến lượt mua đồ ăn hay tấm vé xem một chương trình nào đó. Khi chúng tôi xảy ra va vẹt xe trên đường, chúng tôi không đợi người có thẩm quyền đến giải quyết, mà chúng tôi sẽ rút dao, mã tấu xông vào đối phương quyết một phen sống mái, để mọi ân oán được giải quyết bằng máu và nước mắt cho thỏa chí nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất ung dung tự tại chả khác gì các vị hảo hán anh hùng Lương Sơn bạc.

4. Người ta nói ở Việt Nam người ta đi làm gái nhiều lắm. Ừ thì không làm gái thì biết làm gì bây giờ. Rừng đã mất, biển đã chết, sông đã cạn thì lấy gì làm để mà nuôi thân.

5. Người ta nói ở Việt Nam để được nổi tiếng dễ lắm. Chỉ cần bạn có mông to và ngực bự thì bạn đã có được 50% cơ hội được nổi tiếng rồi. 50% còn lại thì phụ thuộc vào độ chai của da mặt bạn, và sản phẩm make up mà bạn đang tin dùng để che đi lớp da mặt bị chai đó.

6. Người ta nói ở Việt Nam làm quan dễ lắm. Bạn chỉ cần có bố hoặc mẹ đang là quan, hoặc cô dì chú bác, hoặc thậm chí là ông hàng xóm là tình cũ của mẹ bạn cũng có thể giúp bạn trên con đường quan lộ. Xin vào làm quan mới khó, chứ đã là quan rồi thì dễ í mà. Chức cao thì ăn cái to, chức nhỏ thì ăn nhỏ, quan trọng là có "vẽ" thì mới có ăn, và ăn chia sòng phẳng lúc nào cũng phải là điều kiện tiên quyết. Thành công thì chia cho trên, sẻ ở dưới. Thất bại thì rút kinh nghiệm, kiểm điểm, cảnh cáo thôi cũng đã đủ nghiêm khắc rồi.

7. Người ta nói, sống ở Việt Nam vui lắm. Ừ thì suốt ngày trên tivi ra rả đủ chương trình thi hài, game show hài này nọ thì bảo sao không vui. Ở một đất nước, mà những diễn viên hài với những câu nói "hài là phải nhảm, phải xàm, càng nhảm càng xàm thì càng vui, thì mới là hài". Tôi chưa thấy ở một đất nước nào, mà diễn viên hài lại được tôn vinh, được là thần tượng, là lấy làm mẫu chân lý sống cho giới trẻ như ở Việt Nam. Họ, những diễn viên hài đâu biết rằng hài là môn nghệ thuật lên án và châm biếm những mặt xấu xa của xã hội, và qua đó đằng sau những tiếng cười là để lại sự trăn trở về xã hội trong lòng người xem. Thay vì chúng ta tổ chức các chương trình kích thích sự tự học, rèn luyện sức khoẻ, ý chí vươn lên trong cuộc sống hay giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thì chúng ta lại tổ chức các chương trình thi tuyển trở thành diễn viên hài. Dường như cái hài nhảm, hài xàm nó đang giúp người dân Việt quên đi cái nghèo, cái đói cái tủi nhục khi sống dưới cái xã hội này ? Cái đất nước này vốn đã là một sân khấu hài lớn, và dường như cả xã hội ai cũng muốn được là một diễn hài trong cái sân khấu lớn đó ?

8. Người ta nói làm giới trẻ ở Việt Nam sướng lắm. Chỉ có "ăn, ngủ, phịch, ị". Trong khi, giới trẻ các nước khác như Hong Kong, Hàn Quốc...ừ thì mà là...trong khi giới trẻ chúng ta...là mà thì ừ.

9. Người ta nói...ừ thì cứ kệ người ta nói đi mà. Biết thì biết thế thôi chứ mình có thay đổi được gì đâu. Kệ đi!

10. Việt Nam chúng ta luôn tự hào là Con Rồng, Cháu Tiên thông minh xuất chúng, minh chứng hùng hồn nhất là chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược. Ừ thì giỏi đó, nhưng hậu thế lại biết đến những trận đánh là những cuộc nướng quân "quân địch chết ba, quân ta chết hết" hoặc qua những kế hoạch mang đậm dấu ấn cá nhân của anh Tám, chị Chín, thím Sáu nào đó: "chúng ta đã làm tiêu hao sinh lực địch đáng kể", nhưng thật ra là những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS với "quân địch chết ba dân ta chết tá". Ngoài những chiến tích đó ra, dường như chúng ta không có một thành công nào để minh chứng chúng ta là một dân tộc thông minh, không một công trình khoa học hay phát minh sáng chế nào đóng góp cho nhân loại.

Nếu tổ tiên ta thông minh, thì ngày xưa ba Quân mẹ Cơ đã ngồi xuống cùng giải quyết vấn đề, hoà hợp hoà giải chứ không phải phải đi đến quyết định ly thân, gia đình chia cắt kẻ dắt 50 con lên rừng, người dẫn 50 con xuống biển. Nếu vua Hùng thông minh, thì khi nghe câu nói của Mai An Tiêm thay vì sẽ ngồi suy nghĩ đúng sai về câu nói đó chứ không cố chấp đày chàng trai trẻ ra biển. Nếu An Dương Vương thông minh, thì đã không nhận đứa con của kẻ thù về làm rể, chứ không để con gái rượu cuối cùng phải thốt lên “Trái tim lầm lỡ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc”. Tuy đã là quá khứ, dân tộc nào cũng có sai lầm, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận, đối diện sự thật rằng dân tộc Việt Nam chúng ta không thông minh, và khi đã nhận thức được điều đó chúng ta cần phải mở mang đầu óc, tăng cường học hỏi những điều mới mẻ từ bên ngoài. Nhưng tiếc là thay vì chịu nhận ra điểm yếu và chịu khó học hỏi thì chúng ta lại cố chấp giữ gìn cái cũ với những sân si, hoang tưởng. Điều này thực sự là một bất hạnh cho dân tộc Việt. Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại !

Kỳ Anh

User avatar
nangchieu
Posts: 2088
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Vì sao lại sợ cờ vàng?


Bùi Văn Phú
[/B]
14-1-2017
Image
Ca sĩ Mai Khôi trong buổi hát ở vùng Thủ đô Washington ngày 8/1/2017. Ảnh: FB Khai Nguyen
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cuối năm 2016 có ồn ào vụ Hùng Cửu Long định mặc áo dài đỏ với sao vàng đến Little Saigon, Quận Cam ở California để thách thức thiên hạ xem sao.

Tuy nhiên, khi đến đó ông ta đã không mặc áo dài đỏ với sao vàng, như ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ mà ông đã đi qua, mà ông chỉ mặc áo dài mầu vàng, bên ngoài khoác chiếc áo dạ mầu đen. Nhưng khi bị phát hiện trước khu thương xá Phước Lộc Thọ ở thành phổ Westminster, thủ phủ của người Việt tị nạn, Hùng Cửu Long cũng đã bị sỉ vả và bị một số người đuổi đi, cho đến khi cảnh sát đến để bảo đảm an ninh và đưa ông ra khỏi khu vực.

Trước vụ việc đó, có ý kiến cho rằng Hùng Cửu Long chỉ muốn làm nổi, tạo tiếng vang cho ông và công ty vàng bạc đá quí của ông.

Sự kiện Hùng Cửu Long đi nhiều nơi trên đất Mỹ mặc áo dài đỏ có sao vàng trước ngực rồi chụp hình quay phim đưa lên Facebook là sáng kiến của riêng ông, muốn tạo tiếng vang cho mình, cho công ty, hay ông làm thế là theo chỉ thị của nhà nước cộng sản Việt Nam thì chỉ ông biết. Ông được lợi gì và mất gì qua những hành động đó cũng chỉ có ông biết.

Ở Hoa Kỳ, mang cờ đỏ đến nơi có đông người Việt sinh sống là thách thức với cộng đồng người Việt ở đó.

Còn ai đến với cộng đồng người Việt ở Mỹ mà không muốn thấy cờ vàng ba sọc đỏ thì cũng sẽ bị phản đối. Điều này đã xảy ra với Đại sứ Ted Osius và vừa mới đây với cô ca sĩ Mai Khôi.

Hai năm trước, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius có đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt. Trong buổi tiếp xúc, một phụ nữ lên tiếng phản đối ban tổ chức về việc bà bị buộc phải cởi bỏ dây đeo trên cổ có hình cờ Việt Nam Cộng hòa và cờ Hoa Kỳ thì mới được cho vào dự. Khi biết có sự việc này, Đại sứ Osius phát biểu rằng ông tôn trọng lá cờ vàng và quyền tự do biểu đạt của vị khách. Còn việc ông đã nói trước với ban tổ chức là ông không muốn thấy cờ vàng trong phòng hội vì ông phải trở lại Việt Nam làm việc và không muốn làm phiền lòng nhà nước Việt Nam.

Điều này cho thấy Hà Nội rất bực mình và sợ hãi trước sự tồn tại của lá cờ vàng ba sọc đỏ, dù đã sau hơn 40 năm, từ ngày lá cờ này là đại diện cho một quốc gia là Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào ngày 30/4/1975, khi xe tăng với lính bộ đội cộng sản miền Bắc tiến vào Dinh Độc Lập và Tổng thống Dương Văn Minh đã phải đầu hàng.

Lá cờ vàng không còn là biểu tượng của một quốc gia, nhưng ngày nay nó là biểu tượng của cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ và đã chính thức được nhiều tiểu bang, quận hạt và thành phố công nhận.

Cờ vàng như chiếc gai chọc vào mắt quan chức Hà Nội nên nhà nước đã ra sức tuyên truyền rằng đó là biểu tượng của những thành phần cực đoan, chuyên chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, muốn khôi phục lại Việt Nam Cộng hòa. Những ai tìm cách giương cờ vàng lên là bị bắt giam, bị sách nhiễu.

Vì bị tuyên truyền như thế nên nhiều người Việt khi ra nước ngoài du học, du lịch hay tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thường e ngại, không muốn chụp hình bên cạnh cờ vàng.

Tuần trước có cô ca sĩ Mai Khôi (FB Do Nguyen Mai Khoi) từ trong nước qua Mỹ hát. Cô không phải là ca sĩ nổi tiếng, mà tự cho mình là nghệ sĩ, là người làm ra những sản phẩm nghệ thuật vì cô có viết một số bài hát phản đối chính quyền tham nhũng, kiểm duyệt, ngăn cản tự do sáng tạo nghệ thuật.

Cô được biết đến nhiều hơn sau khi ra tranh cử vào Quốc hội với tư cách ứng viên độc lập, nhưng bị loại từ những vòng hiệp thương đầu tiên. Sau đó, như là một người đại diện cho xã hội dân sự, ca sĩ Mai Khôi cùng dăm người nữa được gặp riêng Tổng thống Barack Obama nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông vào năm ngoái.

Mai Khôi không thích cờ vàng và cô đã nói điều này với nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, người đứng ra tổ chức buổi văn nghệ. Cô cũng yêu cầu không có quay video hay phỏng vấn trong buổi trình diễn. Trên FB của mình, Mai Khôi cho biết cô đã nói với ban tổ chức là: “Tôi có 3 điều tôi không muốn dính vào đó là: cờ vàng, Việt Tân, tham gia tổ chức nào đó…”.

Đến Mỹ, muốn gặp gỡ người Việt như cô mời gọi trên FB, mà cô ca sĩ đặt những điều kiện xem ra khó quá cho cộng đồng người Việt ở đây. Vì nếu ở nơi công cộng thì sao tránh khỏi cờ vàng. Còn nếu trong riêng tư thân hữu, ai là người của Việt Tân hay tham gia tổ chức nào thì sao biết được. Mà những người tham gia các hội đoàn, tổ chức ở Mỹ có gì không tốt mà cô không muốn dính vào?

Những gì đã diễn ra trong buổi hát chiều 8/1/2017 ở vùng Thủ đô Washington của Mai Khôi cho thấy giữa cô và ban tổ chức đã không hiểu rõ ý của nhau, hay cố tình làm khó cho nhau.

Ca sĩ Mai Khôi chỉ muốn hát trong vòng thân mật, riêng tư, nhưng ban tổ chức đã biến nó thành buổi hát cho công chúng, với chủ để “Trói vào tự do” qua tờ quảng cáo mời mọi người đến tham dự mà cô cũng đã đồng lòng phổ biến qua FB.

Theo như một phóng sự do nhà báo Bùi Dương Liêm thực hiện trên Truyền hình Việt Nam Hoa Thịnh Đốn (THVN-HTĐ), trước giờ trình diễn của Mai Khôi, cờ vàng và cờ Hoa Kỳ đã bị di chuyển tới lui trong phòng, từ phía trước xuống bên hông, rồi xuống cuối phòng mà ca sĩ vẫn chưa chịu hát. Sau một hồi chờ đợi, Mai Khôi bước vào và chuyển hướng ngồi hát qua bên hông, khán giả phải quay mình lại, chỉ vì cô ca sĩ muốn tránh thấy hình ảnh cờ vàng có thể lọt vào bên cạnh hay phiá sau của cô.

Còn chuyện không được quay video hay phỏng vấn, chẳng hiểu vì sao lại vẫn có, cô vẫn trả lời các câu hỏi như ghi nhận trong phóng sự dẫn trên đã được phát đi trên mạng.

Tôi đã gặp những tu sĩ, du học sinh, thương gia và người hoạt động chính trị đã định cư ở nước ngoài không muốn chụp ảnh họ với cờ vàng, nhưng không ai yêu cầu ban tổ chức phải dẹp bỏ cờ đi nếu đã có treo. Có một tu sĩ đến sinh hoạt, không tránh khỏi chụp hình mà không có cờ vàng nên đã yêu cầu nếu đưa hình lên báo thì tránh đừng cho có cờ vàng vì sợ phiền toái khi về lại Việt Nam.

Hy vọng các sự kiện trên đã cho những ai quan tâm đến chuyện cờ vàng một bài học. Đó là, nếu không muốn chụp hình có cờ vàng thì không nên xuất hiện trong những sinh hoạt mang tính đại chúng mà chỉ nên gặp gỡ thân mật ở một nơi chốn riêng tư mà thôi.

Một khi đã tham gia sinh hoạt cộng đồng, dù có yêu cầu không treo cờ vàng, như trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Mỹ Ted Osius, nếu ban tổ chức làm theo là không treo thì có thể vẫn có người tham dự đem cờ vàng vào phòng sinh hoạt, vào trong thính đường mà không ai có thể ngăn cản được, vì đó là quyền tự do của công dân.

Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc choàng cờ vàng vào cổ, hay trao cờ vàng cho những ai mới từ Việt Nam qua Mỹ, dù là để định cư hay chỉ tham gia sinh hoạt rồi trở về quê hương, vì làm như thế là gây bối rối và có thể khó khăn cho họ vì họ, sau bao nhiêu năm sống dưới sự tuyên truyền của cộng sản, chưa hiểu rõ được ý nghĩa của cờ vàng trong cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại.

Chúng ta có thể tặng cờ cho những dân cử Hoa Kỳ, những nhà hoạt động cộng đồng vì họ hiểu được ý nghĩa của biểu tượng cờ vàng.

Ca sĩ Mai Khôi trong chuyến đi Mỹ đã đến nơi trưng bày những sự kiện về Tu chính án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong đó có quyền tự do biểu đạt. Hy vọng cô đã có nhiều hiểu biết hơn về nếp sống tự do ở Mỹ.

© 2017 Buivanphu

User avatar
doluoi
Posts: 829
Joined: Sun Nov 01, 2009 10:11 pm

Post by doluoi »

Image


Cách thức quỵt nợ của "đảng ta": cộng sản tự phá sản

Tư nghèo
(Danlambao) - Dưới sự luôn luôn được lãnh đạo toàn diện bởi đảng, Bộ Tài chính đã mở đường cho các đồng chí (hướng làm giàu) trong các doanh nghiệp nhà nước cách thức chạy làng, chạy nợ, chạy được bảo kê.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sản. Nợ của doanh nghiệp quốc doanh sẽ không tính vào khoản nợ công. (1)

Trước hết nợ công là gì?

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Gồm:

- Nợ trong nước (vay từ người trong nước) và nợ nước ngoài (vay từ người ngoài nước).

· Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (1-10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). (2)

Kế đến Doanh nghiệp nhà nước là gì?


Đây là những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (3)

Do đó các quan chức của đảng đang nắm giữ các ghế trong chính phủ tha hồ tự mở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mở thì tiền đâu?

Thì cũng chính các quan lấy ngân sách quốc gia và tự cho mình mượn. Ngân sách này bao gồm tiền thuế của nhân dân và tiền các quan nhân danh chính phủ của nước Việt Nam đi mượn.

Sau khi tự mở, tự cho vay thì các quan trở thành người đại diện sở hữu chủ công ty.

Lấy thí dụ ngân sách quốc gia gồm tiền dân cộng tiền mượn là 100.

Các quan lấy ra 50 để làm ăn và làm giàu.

Làm được 10 các quan bỏ túi, làm không được các quan tìm cách thanh toán cái vốn 50 và bỏ vào túi 30.

Tổng cộng các quan bỏ túi 40.

Sau đó khai phá sản.

Con số 50 không cánh mà bay và quốc gia vẫn phải nợ 100.

Sau đó các quan về hưu, hạ cánh an toàn, tên của các quan không phải là "nhà nước" nên vô can với món "nợ công" - chỉ "liên quan" như 90 triệu dân đen khác.

Các quan cộng sản khác chui vào nhà nước với con số nợ cũ 100 thuộc quyền... sở hữu của nhân dân phải trả và lại mượn tiếp 100, tự cho vay tiếp và mở doanh nghiệp nhà nước, tự hốt liền hốt hết và sau đó tự phá sản.

17.01.2017
Tư nghèo
danlambaovn.blogspot.com

Post Reply