LỆ CHÚC TẾT VÀ QUÀ CÁP

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

LỆ CHÚC TẾT VÀ QUÀ CÁP

Post by CNN »

'Không cần đến nhà cấp trên chúc Tết'

Ngày Tết là ngày sum họp gia đình, nhưng cũng trở thành ngày hội của cơ quan Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Văn An, đề nghị từ Tết năm sau, cấp dưới không phải đến nhà cấp trên chúc Tết. Ông Nguyễn Văn An phát biểu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 24-12 xoay quanh việc sửa đổi pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

''Ngay từ Tết Tây (1/1/2005), các cơ quan Quốc hội (chứ tôi không nói cả Quốc hội), cấp dưới không lên nhà cấp trên để chúc Tết. Văn phòng Quốc hội thì tất cả chuyên viên lẫn cấp vụ, cấp thứ trưởng không lên nhà Chủ nhiệm."

"Vì để đi như thế xe cộ, xăng xe của dân, tiền của dân, quà cáp phần lớn cũng là của dân. Mà nếu quà cáp cá nhân cũng rất phiền cho lãnh đạo cấp trên."

Ông Nguyễn Văn An nói thêm ở Việt Nam vẫn còn tâm lý nhân viên thấy phải đến chúc Tết vì sợ nếu không sẽ khó được cất nhắc.

"Rồi anh này lại nhìn anh kia, mình định không đến, đúng tinh thần Đảng, Nhà nước chỉ đạo lâu nay! Nhưng mà thấy ông kia đến, mình không đến thì sợ ông Thủ trưởng, nhất là sợ bà Thủ trưởng nhớ không đến."

Trong khi đó, thủ tướng Việt Nam, ông Phan Văn Khai, cũng vừa ra chỉ thị về việc tổ chức đón Tết 2005.

Theo chỉ thị này, các lãnh đạo cấp bộ và địa phương được kêu gọi tổ chức đón tết "an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí."

Các nhân viên nhà nước được chỉ đạo không được "mang hoa, quà đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo để chúc Tết".

Pháp lệnh về chống lãng phí của Việt Nam ra đời đã sáu năm, nhưng ngay cả các bộ ngành ở Việt Nam đều thừa nhận hiệu quả vẫn thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, sử dụng xe công...

Trong phiên họp vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam đề nghị Chính phủ nâng Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lên thành luật, trình Quốc hội thông qua vào năm 2005.


Source: Đài BBC London

Đài đưa ra đề tài cho bà con bình luận: nên hay không nên chúc Tết - và kết quả:

Trần Minh, Việt Nam
Nhân nghe nói đến cấp dưới không lên nhà cấp trên để chúc tết, tôi nhớ lại hồi năm ngoái tới nhà người quen nhìn ra sau nhà thấy mấy mẩu bánh trung thu vứt đầy vườn. Tôi hỏi sao bánh mà vứt tùm lum thế? Bạn tôi rỉ tai nói rằng đây là bánh người ta biếu nhà cái ông thu thuế quản lý thị trường gì đó ở nhà bên đó chứ nhà này thì làm gì có mà vứt thế!

Năm nay không biết ra sao chứ mấy năm trước tới nhà người có chức quyền là phải hẹn giờ đàng hoàng ấy chứ không thì sắp hàng đợi dài cổ mới hầu mong được yết kiến". Nếu người ta có quyền thì người ta có nhiều cách để phe phẩy với nhau đâu cần phải tới nhà biếu xén để thiên hạ xì xào.

Tôi nhớ hồi còn bé mỗi lần má tôi đem bộ đồ vét trắng của ba tôi ra phơi nắng là mỗi lần than như thế này:"Gớm cái áo này may cũng bộn tiền. Đây là cái trò của bà Ngô Đình Nhu đây!" Tôi hỏi lại:Sao má lại nói vậy? Má tôi đáp:Thì tại bà Nhu thông đồng với hãng sản xuất vải. Chắc loại vải này bán không được nên ra chỉ thị cho tất cả các viên chức mỗi người may một bộ thì rồi mới ăn hoa hồng được chứ! Hết biết.

Nguyễn Bình, Virginia
Kết quả chống tham ô thì chưa thấy đâu, nhưng câu răn đe "xanh dờn" của ông Chủ Tịch Quốc Hội đã nhanh chóng trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực cho Đảng, cho chế độ ta và Quốc Hội, rằng các vị lãnh đạo là sáng suốt, là can đảm, là có thực tâm chống tham nhũng v.v... Không phải tự nhiên mà mấy ngày nay nhiều "bạn đọc" trên các báo ở Việt Nam đã không tiếc lời ca tụng ca ngợi vị CTQH sáng suốt này (làm như không ai có thể nghĩ ra giải pháp gì hay hơn!). Thấy mà "đã thèm". Đất nước cứ tiếp tục bị quan tham tàn phá lấn chiếm làm của riêng, nông dân và người thiểu số vẫn tiếp tục bị mất nhà, mất đất, ruộng, người dân nói chung vẫn tiếp tục khổ, và cán bộ Đảng cứ tiếp tục ăn cắp/cướp của dân, còn các vị lãnh đạo ta ở trên ngôi cao thỉnh thoảng "phán" xuống một câu, dăm ba chỉ thị, để làm "cảnh". Thế là xong. Lòng dân đang sôi sục ít ra cũng trở nên mát mẻ một chút vì sẽ cảm thấy an ủi, lạc quan hơn.

Xin hỏi: Luật pháp quốc gia ở đâu mà cấp trên cứ phải răn đe, ra chỉ thị này nọ, phải "dạy bảo" cấp dưới là phải thế này thế nọ? Trong một xã hội dân chủ thì hệ thống công quyền (và cuộc sống/hạnh phúc của người dân) phải được dựa trên căn bản luật pháp, chứ không phải dựa vào "tấm lòng" của các quan thời nay: hễ các quan "tốt" thì dân nhờ, "xấu" thì dân chịu. Điều này chỉ có thể xảy ra trong chế độ phong kiến của những thời xa xưa khi Khổng Tử, cha đẻ của chế độ phong kiến, còn phải chống đỡ cho guồng máy cai trị vua chúa bằng câu: "quan chi phụ mẫu" (quan là cha mẹ (của dân)).

Lạ thay (mà không lạ!), mặc cho nhân loại đang mạnh bước tiến trên con đường dân chủ pháp trị, một cách úp úp mở mở, Đảng và Nhà Nước hiện nay lại đang cố tình đưa cái "khung suy nghĩ" của người dân trở lại cái vòng luẩn quẩn của tư tưởng Khổng Tử. Không phải ngẫu nhiên mà các "quan" bây giờ thích gọi chính mình là "quan chức", và ưa dùng những câu chỉ phổ biến trong thời phong kiến như: cán bộ phải tuân theo "kỷ cương phép nước", dân thì được "hiến kế" này nọ (dĩ nhiên, dân chỉ được phép hiến kế thôi, chứ đâu có được tham gia!).

Cũng không phải ngẫu nhiên mà chữ "Đảng" luôn đi trước chữ "Nhà Nước" trong cụm từ "Đảng và Nhà Nước". Chỉ khi nào Đảng từ bỏ vai trò "Thiên Tử" của mình, và người ta có thể nói: "Nhà Nước và Đảng" mà không bị bỏ tù, thì dù cho không cần đến những quyết định "sáng suốt", "can đảm" của vị Chủ Tịch Quốc Hội đáng kính, nhân dân ta cũng có thể quét sạch bộ máy công quyền để đem lại ánh mặt trời cho đất nước Việt Nam.

Quốc Huy
Có 1001 cách quà cáp cho cấp trên mà không cần phải đến nhà riêng, ví dụ người ta đến thẳng cơ quan, đến nhà hàng chẳng hạn... thời đại thông tin di động mà. Quà cáp bây giờ cũng tinh giản thành phong bì “gọn nhẹ” lắm, dễ đút túi, kẹp vào hồ sơ tài liệu cũng kín không sợ bị ai phát hiện. Ngày trước người ta còn chút xấu hổ khi đến nhà cấp trên để đút lót, phải giả vờ tình cảm “vô tư” chứ không phải vì “vụ lợi” nên quà cáp là hiện vật rất thích hợp, về sau cấp dưới đến đông quá sợ cấp trên đi vắng không nhớ ai biếu rồi “nhầm lẫn” người ta phải đút thêm phong bì tiền có ghi họ tên hẳn hoi vào túi quà. Bây giờ thì cứ huỵch toẹt tiền mặt ra, cấp trên cũng mặt dày hết rồi, cấp dưới thấu hiểu cấp trên sống b! ằng “lộc” chứ có phải sống bằng “lương” đâu.

Lâu rồi thành lệ, anh nào không đến dễ bị hiểu có thành kiến với cấp trên khó mà yên vị. Nhưng quà cáp biếu cấp trên gọi là lãng phí thì chưa hẳn, phải hiểu đấy là chuyển quyền sở hữu từ túi người này sang túi người khác. Xe công che nắng che mưa cho cấp trên, giữ gìn sức khoẻ cho cấp trên sao gọi là lãng phí khi “mỗi người vì một người, một người vì mỗi người” (!)

Lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng vậy thôi, đố nhà thầu nào dám lãng phí, tiền của dân chui vào túi cán bộ mà gọi lãng phí là sai. Hiểu đúng lãng phí tức là không ai được hưởng cả, chẳng hạn như thời gian quý báu cho sự phát triển của đất nước bị mất đi, dân tộc VN bị mất đi cơ hội ngửa mặt sánh vai với cường quốc năm châu.

Suýt lạc đề! Quay lại chuyện đến nhà đồng nghiệp biếu quà cáp thì xưa nay ông cha ta vẫn vậy, ngày lễ ngày tết đến nhà nhau thăm hỏi là chuyện bình thường và gọi đó là truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc cũng được. Nếu không thăm hỏi quà cáp ít nhiều cho nhau nằm tịt ở nhà thì còn gọi gì là tết. Thủ phạm chính là chế độ tham nhũng này đã bóp méo cái truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông ta, để bây giờ nó bị lợi dụng bị đánh đồng với cái tiêu cực xấu xa, giá trị và hành vi đạo đức bị đảo lộn: cái bất bình thường trở thành bình thường, cái bình thường trở thành bất bình thường.

Tôi ví dụ một chuyện: Một vị cấp trên tổ chức đám cưới cho con vướng phải quy định tiết kiệm chống lãng phí, thế là ăn tiệc “mặn” chuyển sang ăn tiệc “ngọt”, không có xôi thịt nhưng bù lại có rượu ngoại và hoa quả bánh kẹo nhập khẩu... tính ra còn tốn kém hơn tiệc “mặn”. Thành ra chống tham nhũng, lãng phí giống như trị bệnh vậy, không trị cái nguyên nhân gây bệnh thì chữa cái triệu chứng bên ngoài sẽ chỉ ủ bệnh thêm trầm trọng. Nhưng thôi, Tết sắp đến rồi góp ý in ít để còn đến nhà thủ trưởng!

Phan Khang, Hà Nội
Các vị bày vẽ ra thế cho vui cả thôi. Bố bảo cũng chả có ông cấp dưới nào dám không đến thủ trưởng chúc Tết. Quy định và tuyên bố như vậy chỉ để tô vẽ cho các vị ấy thêm đẹp mà thôi. Hoặc giả các vị ấy no quá rồi, "ăn" thêm nữa thì bội thực chăng ? Được như thế thì nhân dân mừng biết mấy. Cấp dưới không đến nhà cấp trên, nhưng lỡ cấp trên lại đến nhà cấp dưới thì sao đây nhỉ? Thì vẫn thế, vẫn quà cáp, vẫn xe cộ đi lại như thường.

Kim Dung, Dallas, Hoa Kỳ
Đi tìm căn nguyên của tệ trạng này vẫn còn nối tiếp từ ngàn xưa cho đến ngày nay thì ai cũng đều đồng ý là dân Việt thời phong kiến đã quen với thói tục này. Bước sang thời chủ nghĩa CS thì thói tục này cũng không mất đi bởi CNCS của Lenin và Stalin hoặc Mao chỉ là một sự nối tiếp cho chủ nghĩa phong kiến, vẫn tôn sùng lãnh tụ như vua chúa thời xưa. Thói tục này sẽ tự nhiên mất đi nếu người dân học và hiểu được thế nào là tự do, dân chủ như các nước tân tiến trên thế giới, bởi lúc ấy người dân hiểu được là ngoài công việc thì mọi người đều bình đẳng như nhau.

Tôi sống ở xứ Mỹ này đã trên 10 năm nhưng chưa bao giờ phải biếu xén xếp, ngay cả thiệp chúc mừng lễ Giáng sinh hay đầu năm, trong công ty tôi làm việc nếu tôi khôn! g thích. Trên đất nước này, khi ba quyền Lập, Hành, Pháp được tách biệt nhau, nhiều khi những ông xếp tôi chỉ sợ đối xử không công bằng với tôi so với những người da trắng sẽ bị tôi thưa vì hành vi phân biệt đối xử nữa là đằng khác. Tóm lại, muốn những tệ trạng này chấm dút, không phải chỉ có nghị quyết của đảng mới làm được mà đảng nên trả cho dân sự tự do, dân chủ đích thực thì tự nó sẽ biến đi vì lúc ấy đảng viên hay không đảng viên, lãnh đạo hay phó thường dân đều bình đẳng ngang nhau. Còn bây giờ thì....

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Đón Tết

Post by CNN »

Đón Tết

Canada: Người dân đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ va năm mới đuợc bình yên.

Cuba: Đêm giao thừa, từ cửa sổ các nhà, nưốc được đổ ào ào …đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, nguời ta nuốt hạt nho, đến khi dứt tiếng chuông phải nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mớí sẽ được thịnh vượng may mắn.

Colombia: Ngày cuối năm, đường phố đều treo một hình nộm (iểu thị năm cũ). Đến giao thưà, mọi người đi phá hình nộm. Sau đó chúc mừng lẫn nhau, cùng ca hát nhảy muá tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới.

Đức: Đêm giao thừa, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành đuợc khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm.

Grudia: Đầu năm người ta ăn trái hồ đào luộc trộn với mật ong. Hạt hồ đào toụng trưng cho sự dư dật. Còn mật ong với màu vàng óng sẽ đem lại giàu có, phong lưu.

Hungari: Người ta cho rằng khi ăn thịt loài có cánh thì hạnh phúc sẽ bay mất, nên mọi người thường tặng nhau một chú lợn con và bức tượng sứ người công nhân quét dọn ống khói.

Hy Lạp: Ngày đón năm mơí mọi người ôm đá đi qua cửa nhà mình cầu cho sang năm được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.

Italia: Người Ý muốn mình luôn đầy ấp tiền, nên ngày đầu năm ăn sáng bằng món chao nấu với hạt đậu ván. Cháo càng có nhiều hạt đậu thì quanh năm càng có nhiều tiền.

Nhật Bản: Đón năm mới, người Nhật Bản thích ăn món cá chép chiên/rán, vì cá chép chiên tượng trưng cho sự cương nghị trước khó khăn, hoạn nạn.

Madagascar: Ngày đón năm mới, con gái hướng về cha mẹ làm lễ tặng đuôi gà để biểu hiện lòng kính trọng cha mẹ, còn đối với người thân thì tăng chân gà, biểu thị lòng quan tâm và thân thiết.

Pakistan: Ngày Xuân mời, người dân thường rắc phấn hồng lên bực cửa thành dòng chữ: “Chúc Mừng Năm Mới”. Trên trán mỗi người quét phấn hồng biểu thị niềm vui xuân.

Tây Ban Nha: Trước khi đón năm mới, mọi nguời không đuợc cười trong 5 ngày. Qua 5 ngày đó phải luôn cười lớn để đón năm mơí và vào đúng giờ giao thừa người nào ăn xong 12 quả nho sẽ đuợc hưởng hạnh phúc cả năm.

Ukraine: Sáng mùng một, nông dân thường đem thóc và ngô rắc xung quanh nhà để cầu mong một năm mới bội thu.

Scotland: Người dân nước này từ lâu vẫn có tục kiêng phụ nữ và người tóc hung đến xông nhà ngày Tết, nhà nào cũng mở rộn cưả đón mừng mọi người đến choi. Khi xông nhà ai, khách thường mang theo những hòn than, bỏ một hòn vào lò sưởi nhà người đó.

Việt Nam: Mời Quý vị tham gia ....

CNN siu-tầm

Post Reply