Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by dodom »

Image

NHẮM MẮT, BỊT TAI và MÙ QUÁNG mới không biết TẠI SAO.


- Năm 1980 ứng cử viên Cộng Hòa Ronald Reagan tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ Jimmy Carter. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 1984 ứng cử viên Cộng Hòa Ronald Reagan tái tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ Walter Mondale. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 1988 ứng cử viên Cộng Hòa George H. W. Bush tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ Michael Dukakis. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 1992 ứng cử viên Dân Chủ Bill Clinton tranh cử, thắng ứng cử viên George H. W. Bush. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 1996 ứng cử viên Dân Chủ Bill Clinton tái tranh cử, thắng ứng cử viên Cộng Hòa Bob Dole. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 2000 ứng cử viên Cộng Hòa George W. Bush tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ Al Gore, mặc dù Al Gore hơn George W. Bush 543 ngàn 835 phiếu phổ thông (543,835 phiếu) nhưng sau khi có kết quả, người thua không hề tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có, dù chỉ 1 vụ bạo động.

- Năm 2004 ứng cử viên Cộng Hòa George H. W. Bush tái tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ John Kerry. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 2008 ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama tranh cử, thắng ứng cử viên Cộng Hòa John McCain. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 2012 ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama tái tranh cử, thắng ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney. Sau khi có kết quả, người thua không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, không hề có 1 vụ bạo động.

- Năm 2016 ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump tranh cử, thắng ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton. Mặc dù Hillary Clinton hơn Donald Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông (2,868,686 phiếu) nhưng KHÔNG HỀ THAN KHÓC BẦU PHIẾU GIAN LẬN và sau khi có kết quả, người thua cũng không tranh cãi, không ghen tỵ, tân tổng thống lên nhậm chức, xã hội vẫn trật tự và bình an, không hề có, dù chỉ 1 vụ bạo động.

*** Cho đến năm 2020 ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump tái tranh cử với ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden. Mặc dù chưa đến ngày bầu cử, Donald Trump đã lớn tiếng bô lô ba la: SẼ KHÔNG CHẤP NHẬN THUA "vì ông ta biết trước là sẽ có gian lận" �� và những người cuồng ông ta cũng bô lô ba la y chang như thế.


Đã vậy, ông ta còn xúi dục những hội nhóm Da Trắng Cực Đoan, Da Trắng Kỳ Thị và những thành phần khủng bố nội địa, mang súng ống đến những nơi bầu cử để hăm dọa cử tri đi bỏ phiếu, trong số này còn có cả người Việt nữa mới kinh.

Đếm phiếu chưa xong, trong đêm 3 tháng 11 năm 2020, Donald Trump đã cố tình vội vàng lên TV bô lô ba la, hồ hởi phấn khởi, tuyên bố ĐÃ THẮNG, nhằm mụ mị những người cuồng ông ta và để gây mầm bệnh truyền nhiễm cho cái gọi là “Sì Tốp Đờ Sì Tiêu Xạo Láo” sau này.

Sau khi các cuộc kiểm phiếu gần như hoàn tất và thấy rằng Donald Trump không còn bất kỳ hi vọng gì để thắng cử, đài Fox News của đảng, tuyên bố Joe Biden thắng cử, mà không phải thắng ít, thắng hơn 7 triệu phiếu phổ thông (7,059,547 phiếu) vào ngày 5 tháng 11 năm 2020.

Chúng ta, người dân ở Mỹ và mọi người dân trên toàn thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử, đã chứng kiến cuộc bạo loạn 6 tháng 1, cái ngày mà DONALD TRUMP và BÈ LŨ NỔI LÊN CƯỚP CHÍNH QUYỀN, để rồi phải chịu thất bại nhục nhã, dẫn đến hơn 600 phiến quân phải ra tòa và cuộc điều tra của Hạ Viện đang diễn ra hiện nay.

Kết quả là, lần đầu tiên trong lịch sử ở Hoa Kỳ, ít là trong khoảng hơn một thế kỷ qua, chưa từng có một cuộc bầu cử nào, mà người bại trận, lại không chịu bàn giao chính quyền ngoại trừ Donald Trump. Và cũng chưa bao giờ có trong lịch sử của Hoa Kỳ, đương nhiệm tổng thống lại xúi bọn bạo loạn tấn công điện Capitol đòi treo cổ chính phó tổng thống của mình. Những câu reo hò sắt máu "hang Mike Pence - treo cổ Mike Pence" trong ngày 6 tháng 1 dường như vẫn còn vang vọng đâu đây ...

Chẳng những thế, suốt thời gian gần 1 năm qua, Donald Trump luôn MồM kêu gào “Gian Lận Bầu Cử” một cách nhục nhã và đê hèn như một đứa con nít thua games. Đã vậy, suốt thời gian gần 1 năm qua, Donald Trump và bè đảng CHƯA HỀ TÌM RA ĐƯỢC, DÙ CHỈ 1 PHIẾU GIAN LẬN ... của Joe Biden và đảng Dân Chủ ở bất cứ đâu và "ngay cả ở trong lòng những căn cứ của quân ta" �� .

Toàn thấy tung ra những thuyết âm mưu vô cùng ấu trĩ và hài nhảm như: tín hiệu xẹt từ phi thuyền của Trung Quốc ở trên trời vào các máy đếm phiếu, hoặc xẹt ra từ những bộ điều khiển khí hậu trong hội trường bầu phiếu, hoặc giấy bầu phiếu in bằng nguyên liệu tre gởi qua ngả Canada và Mexico, đến từ Trung Quốc và nhất là vẫn chưa tìm ra được 1 lỗi lầm nào từ hệ thống kiểm phiếu Dominion cả.

Vậy mà Donald Trump và bè đảng, nhất là những người nhắm mắt bịt tai ngây thơ Yêu Donald Trump một cách mù quáng, vẫn to MồM, vẫn trung kiên, một lòng một dạ sắt son tin vào ngài và vẫn bô lô ba la rằng có “Gian Lận Bầu Cử” mà không hề biết ngượng. Hơn 46 năm ở Mỹ, lần đầu tiên, những người trẻ của thế hệ thứ 2 và thứ 3 trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, được tận mắt chứng kiến cha ông họ, nhiễm phải một loại vi rút cực độc, không có vắc xin để chữa: Trump Vi Rút. Chỉ có,

NHẮM MẮT, BỊT TAI và MÙ QUÁNG mới không biết TẠI SAO.

*** Sống ở một đất nước được cho là “tân tiến và văn mình hàng đầu của thế giới”, vậy mà cứ bô lô ba la gian lận này kia nhưng lại không hề trưng ra được bất kỳ bằng chứng nào. Nên nhớ, có tổng cộng trên 150 triệu lá phiếu, ở 50 tiểu bang trên đất Mỹ, gian lận kiểu gì mà tài tình dữ vậy ta, tìm không ra 1 bằng chứng gian lận luôn mới ghê.
Ở cái thời đại mà Trung Quốc cũng đã cho người lên mặt trăng đi dạo mấy vòng rồi về, vậy mà những người Yêu Trump cũng vẫn “Sì Tốp Đờ Sì Tiêu”, vẫn ứng xử bằng mồm như “thời bao cấp còn ở Việt Nam” vậy. Và hễ đề cập đến thì “tài liệu đã bị thế lực ngầm xóa”, “chứng cớ đã bị lấy mất hoặc thủ tiêu”, nghe sao giống như đang ở với Việt Cộng không bằng.

Để qua nói nghe nè: Sau hơn 7 tháng kiểm có hơn 2 triệu lá phiếu bầu ở quận Maricopa, Arizona, đám tay trong của Donald Trump và đảng Cộng Hèn, chỉ tìm ra được thêm hơn 300 phiếu nữa, nhưng mà là phiếu bầu cho Joe Biden “để lộn qua cho Donald Trump” thôi nha mấy má.
Viết nhân dịp chuẩn bị cho ngày giỗ 1 năm của cái linh hồn chưa được siêu thoát ... ��

Pham Thanh Giao

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by MatVit »

‘Rắc’ – thời của những niềm vui dị kỳ!
Blog VOA

Trân Văn
19-11-2021
Tuần này, chuyện Công an thành phố Đà Nẵng lập một Tổ Công tác rồi điều động cả tổ đến tư gia ông Bùi Tuấn Lâm, ép ông nhận Lệnh Triệu tập để… cung cấp thông tin về xử lý tội phạm (theo điều 188 Bộ Luật Hình sự 2015) đã khuấy động dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam.

Ông Bùi Tuấn Lâm – một người bán bún bò, tự thực hiện một video clip giới thiệu ông như… “Thánh rắc hành” – sau khi ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an) khuấy động dư luận vì thưởng thức “bò dát vàng” do “Thánh rắc muối” chế biến và phục vụ – tự sự trên trang facebook (Peter Lam Bui) của ông thế này…

Thời tới đỡ không kịp là có thiệt nghen quí vị.

M… đang yên, đang lành, đùng một cái được cả thế giới đưa lên báo mà có phải là làm được gì ghê gớm đâu, chỉ… ‘rắc hành’ vào tô bún bò thôi chứ có gì đâu.

Hôm qua đến giờ nhiều anh chị em, cô bác hỏi thăm, người thì động viên, người thì ủng hộ và cũng nhiều người lo lắng cho mình.

Thiệt lòng xin cảm ơn tất cả.

Chỉ một chút tâm sự với những ai quan tâm và lo lắng cho việc “nổi đột ngột” của mình vì hơn ai hết họ hiểu chính quyền này và mình cũng hiểu điều đó.

Mọi người yên tâm đi, mình sẽ không bị họ bắt vì làm clip “Thánh rắc hành” đâu! Có ngu mới làm điều đó! Mình nghĩ họ đủ khả năng để tạo ra một chuyên án với tội ất ơ nào đó, ví dụ như điều 258 để bắt mình. Mình hiểu chế độ này mà.

Nhưng mình luôn bình an, cái gì đến sẽ đến. Mình như con cá trong chậu mà. Họ đã tịch thu passport và cấm mình xuất cảnh gần 8 năm nay. Đối với họ, nếu thích thì họ hốt mình lúc nào chả được nên mình luôn bình thản trước mọi chuyện. Ngày mai vẫn phải thức dậy sớm, nấu bún bò bán kiếm tiền nuôi con.

Mình đặt tất cả sự việc của cuộc đời trong vòng tay quan phòng của Thiên Chúa và mình luôn tin tưởng rằng, điều gì đến với bản thân mình, dù có không như ý mình muốn, thì đó vẫn là điều tốt nhất mà Chúa muốn mình đón nhận.

Chúc mọi người ngủ ngon (1).

Chẳng riêng ông Lâm mà thiên hạ ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đều không ngờ… “rắc” đã trở thành hành động nhạy cảm đến mức Công an nhân dân Việt Nam phải bận tâm tới mức dọa dẫm, cưỡng ép triệu tập đương sự, thậm chí còn… tăng cường lực lượng quay phim, chụp ảnh bên ngoài để khủng bố tinh thần kẻ dám biểu diễn… “rắc” gì đó!

Qua facebook, Stephen Nguyen lưu ý: Có rắc muối , rắc hành, rắc tiêu, rắc ớt,… các bạn nhớ đừng rắc theo cái kiểu của Salt Bae – ‘Thánh rắc muối” nha. Công an Việt Nam bây giờ nhạy cảm ba cái vụ… “rắc” này lắm, rất kỵ, rất mắc cỡ khi thấy ai chơi màn… “rắc”, “rắc”. Nó gợi nhớ, nó đụng tới cái hình ảnh trần tục le lưỡi, rồi ngoạm lấy miếng thịt bò dát vàng có giá ngàn đô của Tô Lâm – ông thầy chuyên cầm súng giảng đạo đức của ngành công an. Chúng sẽ tìm cách gây sự, ép phải xoá clips, tệ lắm là lập chuyên án về tội bôi xấu lãnh tụ…bẩn như trường hợp Peter Lam Bui…

Để xem công an sẽ ra chiêu gì ở bước kế tiếp chứ Peter Lam Bui đã huỵch toẹt mọi chuyện o ép vớ vẩn rồi. Ba Đình đang muốn chuyện của Tô Lâm chìm xuồng mà nay công an Đà Nẵng lại khuấy lên. Chắc lại tính chơi nhau đây. Để xem Lâm Bò xử tội Lâm Bún thế nào, thế gian lại đẫy tiếng cười. Cậu em tôi không lo bán bún mà lại dám giỡn mặt với Mafia hả (2)?

***

Sau cảm giác ngỡ ngàng, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội băn khoăn, bất bình vì công an sách nhiễu “Thánh rắc hành” như Tram Khanh Nguyen: Lạ thật. Vụ này có gì vi phạm pháp luật gì mà triệu tập? Khôn thì đừng bới ra. Nên thấy cần bất bình với ông sếp cụ của ngành chứ đừng bắt nạt dân… Cũng đã có không ít người như Anna Nguyen cho rằng thuộc cấp của ông Tô Lâm quá… ngu: Không sợ kẻ địch mạnh chỉ sợ đồng đội ngu! Thằng bưng bô ngu như bò! Đúng là có tật thì giật mình! Hoặc chê công an thành phố Đà Nẵng quá dại như Pham Ngoc Thanh: Nhờ vụ rắc… tinh ở Cô Tô dân đã quên bớt rồi . Giờ khơi lại để trở thành ồn ào nữa. Dại thật! Hoặc bỡn cợt như Tầm Dương: Có người quen khoe đã mua ít đất để trồng rau củ gì đó rồi tập làm thánh rắc phân nhưng tăng gia sản xuất mà bị triệu tập thì không hay tí nào, phải can y mới được! Khổ (3)!

Nếu ông Tô Lâm dại dột để “Thánh rắc muối” biến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thành bung xung cho thiên hạ lên án về đạo đức, tác phong thì công an – ngành do ông lãnh đạo – đã kích động để “rắc” trở thành hành động bày tỏ sự khinh bỉ các hệ thống mà trước nay ngành này vẫn tận tâm, tận lực bảo vệ. Sau vụ dọa dẫm, cưỡng ép “Thánh rắc hành” ở Đà Nẵng nhận lệnh triệu tập, Võ Hồng Ly đưa lên facebook một clip giới thiệu việc… “rắc” đậu phộng kèm thông báo: Nhà hàng giờ không dám… “rắc” gì nữa nên khách phải tự… “rắc” luôn nè… Đà Nẵng có “Thánh rắc hành” thì Sài Gòn có “Thánh rắc đậu phộng”. Trước dấu hiệu… “rắc” có thể trở thành… phong trào, Minhhoang Tran thắc mắc: Có chủ trại heo nào muốn làm… “Thánh rắc cám chưa” (4)?

***

Quanh sự kiện Công an thành phố Đà Nẵng sách nhiễu ông Bùi Tuấn Lâm vì ông dám tự nhận là… “Thánh rắc hành”, có những người như Kim Dung Pham nhận định, lối hành xử ấy bộc lộ… trí mỏng, nông cạn, việc bé xé ra to, không đáng và vô lý khiến thần dân cười mũi! Đó cũng là lý do Lê Bình đưa ra nhận xét như một tiếng thở dài: Xã hội đến giai đoạn …buồn cười rồi! Tương tự, Habo Ho than: Đời bây giờ vui dị kỳ. Cười, mà lệ như rưng… Hoặc Di Thiên Lương ngán ngẩm: Muốn phạt anh bắt chước “Thánh rắc muối” để ngăn chặn dư luận về việc nhơ nhớp của xếp lớn nhưng hết ngu này lại tiếp ngu khác. Không còn biết nói gì hơn về cán bộ thời “chưa có bao giờ như bây giờ” (5)!

Chú thích

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Bình Luận từ Facebook

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by saohom »

Cô gái vót chông, hay là hội chứng “khổ dâm” Việt-Mỹ

Tuấn Khanh

2-12-2021
Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt – Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều “khổ dâm” của một nhà cầm quyền: Thích nhích lại gần Mỹ nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.


Việc quyết định sắp xếp bài hát có nội dung chống Mỹ cho một thí sinh dự thi quốc tế, chắc chắn là có suy xét nhiều thứ từ những người ở Hà Nội, “những người” mà trong cuốn hồi ký Nothing Is Impossible của cựu Đại sứ Ted Osius vẫn ám chỉ, là một phía của phe bảo thủ vẫn còn muốn ôm ấp những kỷ niệm chiến tranh, không thể rời bỏ. Bởi đơn giản, nếu lấy đi phần đó trong cuộc đời của họ, sự tồn tại của họ trong thể chế hôm nay là vô nghĩa.

Phía bảo thủ trong nội bộ cầm quyền Việt Nam – câu hỏi là bao nhiêu? Và họ quan trọng như thế nào, đến mức những hình thức chống Mỹ quái gở vẫn phải được giữ gìn qua các hoạt động ngày thường? Một dư luận viên rời bỏ bị trí, kể rằng anh ta được gọi vào nhóm xây dựng các kênh trá hình kể chuyện lịch sử, hay những câu chuyện chiến tranh Việt Nam trên YouTube, TikTok…, với những phim tư liệu mang nội dung chống Mỹ, chê bai Việt Nam Cộng Hòa, ngợi ca quân đội Bắc Việt… Tất cả được cung cấp sẵn, chỉ cần đọc, post hình ảnh lên các kênh và kéo link cho các nhóm dư luận viên phong trào tràn vào like và ca ngợi. Ngôn ngữ trong đó thì thoải mái chửi bới, áp đảo tinh thần của những ai vô tình lạc vào nói lại, đính chính những điều bị bóp méo.



“Em thấy mình không theo nổi trò đó, vì mọi thứ đều bị xuyên tạc”, bạn dư luận viên đó nói về quyết định rời bỏ của mình. Những gì được kể từ bạn ấy, cho thấy từ việc sửa Wikipedia, cho đến các kênh viết lại lịch sử và phong trào tham gia bình luận, đều có những chỉ đạo rất cụ thể.

Dĩ nhiên, hoạt động hai chiều đó của Hà Nội vẫn nằm trong tầm ngắm và ghi chép của các nhà ngoại giao trên đất Việt Nam, như hiện trạng của một con bệnh lâu năm. Trên trang Facebook chính thức của Tòa Đại sứ Mỹ hay Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, vẫn thường có hàng trăm bình luận hằn học, mà chủ yếu là bày tỏ sự tức giận, khinh miệt, mỗi khi các cơ quan ngoại giao này lên tiếng về vấn đề nhân quyền hay thời sự của Việt Nam. Dĩ nhiên, không có bình luận nào thật sự có ý nghĩa về mặt phản biện, mục đích chính chỉ là tạo không khí chống phương Tây.



Hiện trạng này trở nên ấu trĩ và mỉa mai, khi các hoạt động ngoại giao nối kết và trợ giúp từ Mỹ (và các nước) diễn ra. Nhất là khi giọng điệu của các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng ra vẻ nồng ấm, cần thiết với các mối quan hệ này.

Vào lúc mà cô thí sinh hoa hậu Miss World trình diễn bài hát “thằng giặc Mỹ cọp beo” cũng là lúc mà nước Mỹ đã bảy lần yểm trợ cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đại dịch, với hơn 15 triệu liều. Lời giới thiệu về bài “Cô gái vót chông” đã làm bẽ bàng và gần như tê liệt mọi giới dư luận viên: Không ai lên tiếng bênh vực được cho hành động của Hà Nội trong việc cài đặt bài hát chống Mỹ ngớ ngẩn như vậy.

Sự kiện này nhắc cho nhiều người nhớ về hành động của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào năm 2014, khi ông này trơ trẽn tặng cho Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh máy bay bị bắn rơi vào năm 1967. Dĩ nhiên, cách mà ông Nghị chọn cho in và ép nhựa, rồi mang tận Mỹ để tặng, là một sự tính toán rất rõ không chỉ riêng ông. Nền chính trị Việt Nam, với cách thức thảo luận tập thể và ý kiến thể hiện quan điểm chung, cho thấy rõ là phe bảo thủ đang thắng thế vào lúc đó. Họ đã hành động mà không ngại ngùng gì đến thể diện của một đảng cầm quyền.

Hầu hết nhà bình luận thời sự đều nhận thấy cán cân đối ngoại của Việt Nam trong việc nhích về phía nước Mỹ và phương Tây đang ngày càng lộ rõ, và Hà Nội cũng không giấu giếm gì trong các kế hoạch tái thiết sau đại dịch: Chưa bao giờ các chuyến đi công du Trung Quốc lại ít như lúc này, so với việc từ Thủ tướng, Chủ tịch nước đến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều lăn xả về phía các nước tư bản và các quốc gia có “thế lực thù địch”.

Vậy đó, nhưng chạy đến và ngợi ca về sự phát triển ngoại giao của đôi bên vẫn không ngăn được các trò chửi bới và chống Mỹ trong nước. Sách giáo khoa vẫn dạy về “giặc Mỹ cọp beo”, các lệnh diễn tập chống lật đổ của quân đội vẫn nói về “kẻ thù tư bản”. Một lúc nào đó không may, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đi công cán ngoại quốc và được đặt câu hỏi về tình trạng hai mặt này, không hiểu họ sẽ trả lời thế nào. Chắc chắn mọi sự diễn đạt, dù như thế nào cũng sẽ không thể thoát khỏi hình ảnh khổ dâm trong mối quan hệ Việt-Mỹ: Muốn nhích tới gần, nhưng miệng thì vẫn kêu gào phản đối.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by dodom »

Image

Đường đi không đến

Nguyễn Dân
(Danlambao) -
Bỏ ra trên 75 năm, làm cho một đất nước tan tác, điêu tàn, một dân tộc hy sinh dài lâu khủng khiếp. Từ 5 đến 10 triệu mạng người ngã xuống trên mọi nẻo đường… để giành lấy cho cái gọi là “giải phóng miền Nam” trí trá, gian tà, ma mị. Đảng CSVN ngày hôm nay, họ đã thu lấy được gì?

- Độc lập, tự do? Lếu láo! - Hạnh phúc ấm no? Xảo biện! Bằng những luận điệu phỉnh lừa, gian manh, trân tráo, đốn mạt khôn lường.

Họ vẫn không ngớt tự hào: thắng lợi vẻ vang, quyết tâm tiến bước trên con đường quang vinh, sáng lạn? Con đường xây dựng XHCN tiến lên thế giới đại đồng, theo một giáo điều cũ xưa, lạc hậu – Mác Lê – Hì hục cả gần hơn thế kỷ đứt đoạn, sụp đổ, vá víu, và đắp xây chồng chất với hàng triệu triệu xác thân.



Một lần họ bảo: “Đến hết thế kỷ này (80 năm nữa) không biết có được hoàn thiện CNXH hay chưa?” Họ vẫn cứ hô hào: quyết tâm và kiên định? Quyết tâm tiến bước trên con đường mà Bác và Đảng đã vạch ra: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, dù có phải hy sinh đến người VN cuối cùng, cũng quyết tâm giành thắng lợi”.

30/4/1975 là dấu móc cho một chặng đường - chặng đường cùng cực cho mọi hy sinh - cả hai miền đất nước. Miền Bắc, chủ trương “thắt lưng buộc bụng”. Thắt cho chặt và buộc cho còn da bọc thân: đói không được ăn no, rách không được mặc lành, phải tận dụng mọi thứ và hy sinh triệt để để mà chi viện, để mà dốc lòng giải phóng một miền giang sơn trù phú phồn vinh (cho là giả tạo), chẳng màng tuông đổ máu xương.

Đường đi không đến:

Nhà văn (XHCN) Xuân Vũ cũng đã rất tinh tế, chân thật, viết ra một tác phẩm đau thương - hồi ký Đường Đi Không Đến – vung vải qua cuộc hành trình với bao nhiêu là mồ hôi, máu xương tuông đổ, lăn lóc, ngã qụy với vô số những thân xác con người - lực lượng để đi vào giải phóng miền Nam – cùng cực với những thảm cảnh đói khát, bệnh hoạn, chết chóc… tô bồi cho giấc mộng xâm lăng.

Và sau đây, xin được lượt trích đôi phần:

“…Bác đã cho con đi vào con đường tối đại vinh quang này để cho con tận hưởng hương vị sốt rét và chịu đói đến tận cùng, rồi Bác mới cho ca cháo loãng này. Ơn ấy con nguyện kết cỏ ngậm vành. Ngày nào còn sống, con nguyện đền đáp…

“… Chung quanh đây (tức Trường sơn) toàn là loài thú, chỉ có tôi (tức anh ta) là người. Ghê gớm thật…

“… Tóm tắt câu chuyện là vậy. Có lẽ câu chuyện này nên được viết ra và xuất bản bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới, và điều cần yếu nhất là các vị chủ tịch đảng nên đọc…

“… Vì thế cho nên trước khi có ý định giải phóng miền Nam thì những người bày đặt ra cái chuyện đó phải tự hỏi mình: “miền Nam có cần giải phóng không?” Giải phóng xong họ sẽ mang đến miền Nam những gì? Nếu không phải là phiếu đường, phiếu vải. Nếu không phải là những cuộc họp liên miên, và những Nghị Quyết, những Chỉ Thị, những cái nôm sắt chụp vào đầu thiên hạ. Nếu không là một cuộc cải cách ruộng đất tái diễn, mà kết quả không có gì khác hơn là một cuộc sửa sai, sửa những sai lầm không đời nào sửa được. Các vị ấy đã thua và sẽ thua trận vì bệnh chủ quan. Đó là điều chủ yếu…

“… Tôi bi quan đến nỗi muốn nói rằng: nằm tại đây và làm phân bón cho cây Trường Sơn thêm xanh, và đỉnh Trường Sơn thêm cao, cho vinh quang của Bác và Đảng cao ngất và chói lòa khắp biển Đông. Nhưng tôi tốp lại cái ý nghĩ đó kịp thời, và tôi nói giọng lạc quan hơn… Anh nằm tại đây đến mai anh sẽ tiếp tục đi…

“… Trên đường Trường Sơn bỏ nhau là chuyện tất nhiên. Người bỏ đi hình như cũng không ân hận gì hết. Còn người bị bỏ lại cũng không - hoặc không nên - lấy đó làm buồn, vì cái luật chung là: ai cũng là kẻ bị bỏ rơi, và ai cũng sẽ bỏ rơi người khác. Cho nên cuối cùng rồi không ai ân hận, không ai trách ai…

“… Cha mẹ tôi sinh tôi ra cho tôi theo cách mạng chín năm chống Pháp, rồi cho tôi ra Bắc để xây dựng lực lượng đặng trở về Nam thống nhất đất nước với lòng tin tưởng vô biên, có ngờ đâu tôi được đối xử thế này? Tôi không còn nghĩ đến cái điều vinh quang mà người ta gán cho tôi lúc tôi sắp ra đi – cái vinh quang chói lọi tưởng chừng bằng tất cả sự vinh quang của dân tộc trong thế kỷ đau thương này góp lại. Nhưng lạy Chúa, con lạy Đức Mẹ nhân lành, nếu có thể, con xin qùi gối mà trả lại tất cả cho người đã ban phát cho con, hoặc con xin lấy nó ra làm hiện vật để đánh đổi một sự nhỏ nhoi hơn nó gấp vạn lần, đó là tránh cho con cơn sốt sắp tới đây mà con cảm thấy nó đang lù lù đi tới…


“Phi sốt rét bất thành giải phóng”. Ở rừng riết rồi xem khỉ cũng đẹp, và tưởng chừng mình cũng thành khỉ nay mai… “Nhất Trạm (giao liên), nhì Trời”…

“… Rồi sẽ thấy cái lý tưởng mà họ đặt cho những người khác tôn thờ sẽ chẳng bằng nắm cơm thiu, hay những ngụm nước trong bi đông trên con đường này…

“… Ai hỏi tôi gì gì tôi cũng tìm cách nói dối, trừ khi nói thật có lợi hơn nói dối thì tôi sẽ nói thật. Tôi thấy mọi người đều nói dối rất hồn nhiên, ngay cả những gì người lớn nói những chuyện tày trời, nói lừa, nói đảo, thì việc gì mình thẳng ruột ngựa cho thiệt thân…

“… Tôi thấy có sự vô lý đã đi đến mức cùng cực của nó, không còn ai có thể giải thích được nữa, không có cái gì vô lý hơn nữa…

“… Tôi thấy thương thân, tủi phận và oán ghét những thằng hiện đang phè phỡn ô tô, nhà lầu, luôn luôn chủ trương đánh nhau (bằng tay người khác) nhưng đến tiếng súng cũng không nghe thấy, đừng nói chi cầm súng. Con cháu họ thì đứa đi Nga, đứa đi Tàu – đi học để sau này về làm cha thiên hạ. Còn lũ con cái bần cố nông thì cứ lùa vào con đường vinh quang này, như người ta ném những que củi vào lò lửa không thương tiếc…” (hết trích).

Bao nhiêu thảm cảnh thương tâm, chán chường và bất mãn… với những người con yêu tổ quốc theo tiếng gọi (bắt buộc) phải lên đường, để rồi đôi lúc như là “đem con bỏ chợ” (bỏ rừng), tự lực cánh sinh, tự lo thân phận để tự sinh tồn trong (khung cảnh) trùng điệp bao nỗi gian truân…

Trên đây chỉ là “trích đoạn”, trong chỉ có mấy chương (trong một tác phẩm 33 chương) vằn vặt qua cuộc hành trình hiển hách, quang vinh. Đường đi không đến - bao xác thân vùi lấp vội, bỏ lại bên đường để yên tâm mà tiếp bước…

Ai còn, ai mất thì đã rõ rồi. Tiếp nối là gì? - Là cướp!


“Không gian dối, không là người CS. Không chiếm đoạt, không phải là anh giải phóng quân”. Câu nói chí lý, bất hủ.

“Giải phóng miền Nam”, đúng ra là đi xâm chiếm một vùng đất nước của quê hương trù phú, thịnh vượng không ngờ? Các anh giải phóng quân về thành không khác gì thảo khấu rừng xanh bao năm từ hang động với bộ dạng xanh xao gầy guộc – răng hô mã tấu - được chào đón vang dội, tưng bừng, đón những đứa con trong khí thế “hùng anh”…

Cái gì cũng lạ, thứ gì cũng đẹp, cũng sang… mà cả đời chưa tận mắt. Từng khối “chiến lợi phẩm” mặc sức mà chia phần, mà mang, mà vác, mà xách, quẩy, chở đưa về, bù đắp mấy mươi năm thiếu thốn khó khăn, bù trừ cho những ngày “thắt lưng buộc bụng”. Vui mừng bao kể xiết. Quá đổi quang vinh. Tự hào chiến thắng vang dội thành công, tha hồ khoe mẻ…

Và rồi, cũng chỉ có được 10 năm, một đất nước lại được sang (cào) bằng, Bắc Nam trở về cùng cảnh ngộ: cùng đói, cùng khổ, cùng cực xác xơ…

Tội nghiệp thay, bao bà mẹ già miền Nam chắt chiu mọi thứ, nuôi nấng bảo bọc “đàn con” đi làm cách mạng. Bao hy vọng tiêu tan, niềm tin cháy rụi. Bây giờ, tụi nó vinh thân, ấm cật, sang cả đủ đầy. Chúng chẳng đoái hoài. Những bà mẹ cả đời cực khổ hy sinh, cứ phải hy sinh tiếp tục – Của cải, nhà cửa, đất đai, vườn tược…bao Chính Sách đề ra cướp sạch, không còn… Kiếp đời Mẹ trở thành đàn “dân oan”, lang bạt, lê la khắp chốn…

Người ta nói: Chỉ có ăn mà không biết chăm nom, giữ gìn, xây dựng… thì của núi cũng không còn, đã được chứng minh là đúng. Sau 45 năm, một đất nước tan hoang, những cuộc đời dân đen đi xuống - xuống tận cùng đáy vực. Chỉ có “đảng ta” là… thắng lợi, quang vinh.

Đến hết thế kỷ này, không biết CNXH có được hoàn thiện (hay chưa)?

Một chủ nghĩa đã qúa lạc hậu lỗi thời. Một chủ thuyết từ cái nôi sinh ra nó, người ta (thức thời) vứt bỏ. Riêng Ta, miệt mài, quyết tâm, kiên định. Chỉ vì còn lợi, còn quyền, còn vì nhờ đó mà nhũng lạm kiếm ăn. Sao lại từ bỏ?

Theo thiển nghĩ: Không cần phải chờ 80 năm nữa, không đợi đến hết thế kỷ này. Do thiên tài “Đảng Ta” sẵn có, chỉ cần tát cạn biển Đông, phá sạch cho bằng hết cây rừng (Trường Sơn), không còn một người VN cuối cùng (theo như lời Bác) - chỉ có người Tàu - CNXH hoàn thiện, cách mạng hoàn thành.


Nguyễn Dân

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by nhuvan »

Hai nước Việt Nam
Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của chính quyền Vladimir Putin tuy xảy ra cách nửa vòng Trái đất nhưng đang làm người dân Việt Nam chia rẽ sâu sắc.
Hiếu Chân
26 tháng 2, 2022

Image
Trong khi hàng triệu thanh niên thế giới tại nhiều nước đang sôi sục xuống đường biểu tình phản đối cuộc xâm lược Ukraine của một Vladimir Putin trơ tráo thì giới trẻ Việt Nam nói riêng và dư luận nói chung lại chia phe “đánh nhau” trên mạng (ảnh: Cuộc biểu tình của giới trẻ nước Anh với kế hoạch dự định kéo nhau đến trước Phủ Thủ tướng số 10 Downing Street mỗi ngày – Hesther Ng/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Kể từ khi tiếng súng nổ ra ở Ukraine sáng ngày 24 Tháng Hai vừa qua, đề tài nóng trong các cuộc đàm luận của người Việt là chiến tranh Nga-Ukraine. Tin tức chiến sự được phát đi phát lại trên truyền thông. Trong các buổi tụ tập, bên bàn cà phê, bàn nhậu, trên mạng xã hội, thậm chí trong các bữa cơm gia đình, người ta hỏi nhau ủng hộ ai, đứng về phía nào, Nga hay Ukraine… Đã có những cuộc cãi vã, đốp chát, bạn bè “nghỉ chơi” nhau, chặn nhau trên Facebook chỉ vì bất đồng quan điểm… Người Việt đã từng chia phe cãi nhau nảy lửa chung quanh nhân vật Donald Trump, cũng như trong nhiều đề tài khác, nhưng có lẽ chưa bao giờ sự bất đồng và chia rẽ diễn ra rộng rãi và sâu sắc như chuyện chiến tranh xâm lược ở Ukraine hiện nay.

Theo quan sát có phần phiến diện của chúng tôi, dư luận Việt Nam xung quanh cuộc chiến chia thành hai phe rõ rệt: Phe ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Ukraine phản đối cuộc xâm lược của Nga chiếm tuyệt đại đa số trong dân chúng bình thường; trong khi phe ủng hộ Nga, ủng hộ Putin chiếm thế thượng phong trong các cơ quan đảng Cộng sản, chính quyền và truyền thông nhà nước. Phe ủng hộ Nga còn có lực lượng dư luận viên đông đúc, rất to tiếng trên mạng xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ tới dư luận chung.

Xem ra, cứ như vì cuộc chiến tranh mà Việt Nam bị chia thành hai nước, một Việt Nam của các thành phần dân chúng lao động, phản đối chiến tranh xâm lược, lên án Vladimir Putin và bày tỏ sự ủng hộ nhân dân Ukraine; một nước Việt Nam khác của đảng Cộng sản và chính quyền, vừa cố giữ thái độ “trung lập” không đứng hẳn về phía nào trong cuộc chiến nhưng qua bộ máy tuyên truyền đã thấy rõ họ không dám phản đối Nga xâm lược như dư luận chung của công chúng.

Có người nhận định người dân Việt Nam ở miền Bắc có thiện cảm với Nga hơn, không phản đối xâm lược; trong khi người dân miền Nam lên án mạnh mẽ hành động của Putin. Nhưng sự phân biệt Nam-Bắc như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối. Rất nhiều trí thức, công chúng miền Bắc đã lên tiếng chống Nga, một số người từng học tập, làm việc ở Nga và Đông Âu trước đây thậm chí còn nhận xét Nga tàn ác hơn cả phát-xít Đức. Cùng lúc, không thiếu người miền Nam lại ủng hộ hành động hiếu chiến của Putin, đề cao kẻ sát nhân này như một chính trị gia mưu lược và mạnh mẽ.



Người dân Việt Nam chống Nga xâm lược là điều dễ hiểu. Hành động tấn công quân sự vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền là hoàn toàn không thể chấp nhận được – một cuộc chiến tranh “phi lý và vô nghĩa” mà những ai có lương tri đều phản đối. Người Việt đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, núi xương sông máu, nên hiểu rõ nỗi đau thương vô cùng tận khi bom rơi đạn nổ. Từ đó, người dân Việt có tư tưởng chuộng hòa bình, tránh mọi sự đổ máu không cần thiết. Khi đạn pháo và hỏa tiễn Nga trút xuống các thành phố Ukraine ngày hôm qua còn yên bình thì phản ứng tự nhiên của người dân Việt là lên án chiến tranh, phản đối xâm lược, bất chấp các nhà chính trị có tuyên bố đúng sai gì đi nữa.

Nhưng cuộc chiến đẩy đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vào thế khó. Chính quyền Hà Nội không thể công khai lên án hành động quân sự của Nga vì Nga là một trong ba quốc gia có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam (hai nước còn lại là Trung Quốc và Ấn Độ). Nga còn là nhà cung cấp hàng đầu các loại vũ khí tân tiến để giúp Việt Nam hiện đại hóa không quân và hải quân; là đối tác hàng đầu của ngành thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam. Về phương diện địa chính trị, Việt Nam kết thân với Nga như một cách để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan hệ giữa Việt Nam và Ukraine thì không được mật thiết như vậy.

Tuy nhiên, cùng lúc, Việt Nam lại không dám lên án Nga còn vì cái bóng của Trung Quốc. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn cương quyết không gọi cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine là hành động xâm lược và bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Ukraine. Mặt khác, Trung Quốc vu cáo Hoa Kỳ và phương Tây là nhân tố gây ra xung đột Nga-Ukraine khi tỏ ý thu nhận Ukraine vào Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), phớt lờ “những mối quan ngại hợp lý” của Nga về an ninh quốc gia. Tuy vậy, Bắc Kinh đã không công khai lên tiếng ủng hộ hành động của Nga dù chỉ mới ba tuần trước, các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã long trọng cam kết hợp tác “không giới hạn” giữa hai nước độc tài chuyên chế này.

Trung Quốc hành động vì quyền lợi của họ là lôi kéo Nga lập thành một liên minh chống lại sự bao vây của Hoa Kỳ và phương Tây. Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vì sợ Trung Quốc mà hành động theo cây gậy chỉ đường của Bắc Kinh là chuyện lợi bất cập hại. Chính quyền Hà Nội im lặng trước hành vi xâm lược của Nga ở Ukraine mà không nghĩ tới ngày Trung Quốc xua quân xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, chiếm các đảo ở Trường Sa chẳng hạn, và tái diễn một “cuộc phản kích tự vệ” như cuộc chiến tranh biên giới Tháng Hai 1979 thì ai sẽ lên tiếng phản đối nữa? Chưa kể rằng cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga, và các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây, có những tác động xấu đáng kể tới tình hình kinh tế, an ninh quốc phòng của Việt Nam, khiến Việt Nam lệ thuộc nặng nề hơn vào Trung Quốc như nhận định của giáo sư Carl Thayer ở Úc.

Putin mang đạn bom tới Ukraine chỉ vì Kiev muốn gia nhập NATO. Một mai, vì an ninh quốc gia mà Việt Nam quyết định gia nhập các liên minh phòng thủ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ dẫn dắt, như trở thành thành viên của Bộ Tứ QUAD hay liên minh AUKUS mở rộng thì rất có thể Tập Cận Bình sẽ làm theo sách của Putin, xua quân vượt biên giới sang “dạy cho Việt Nam một bài học” như tên đồ tể Đặng Tiểu Bình đã làm bốn mươi ba năm về trước.

Cách ứng xử của đảng Cộng sản và chính quyền Hà Nội trước cuộc chiến ở Ukraine còn đi ngược với ý nguyện của đa số người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và công lý, phản đối chiến tranh phi nghĩa. Nước Việt Nam dường như đã chia làm đôi, đảng một bên và dân một bên. Vì quyền lợi ích kỷ “trường trị thiên thu, nhất thống giang hồ” của mình mà đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn đứng về phía sai lầm của lịch sử (wrong side of the history), đối lập với nhân dân, với lợi ích của đất nước và biến thành chướng ngại lớn nhất trên con đường tiến hóa của dân tộc.

Sự phân liệt lớn nhất, trầm trọng nhất trong nội bộ dân tộc và đất nước Việt Nam không phải là chia rẽ giữa người miền Nam và người miền Bắc; giữa bên thắng cuộc và bên thua trận trong cuộc nội chiến đã kết thúc hơn bốn mươi năm trước mà đó là sự đối lập giữa dân và đảng Cộng sản cầm quyền – cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by TheLang »

Cái Lý Của Kẻ Hèn

05/03/2022
Trần C. Trí

Image
The Scream, tranh của hoạ sĩ Na Uy Edvard Munch.

Vào thứ Tư, 2 tháng Ba, 2022, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu đại đa số lên án nước Nga xâm lược Ukraine (bắt đầu từ 24 tháng Hai, 2022). Trong số 193 nước hội viên, 141 nước đã bỏ phiếu thuận, yêu cầu Mạc Tư Khoa phải chấm dứt chiến sự và rút quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Trong số năm nước bỏ phiếu chống, tất nhiên dẫn đầu là lá phiếu của Nga, quốc gia gây chiến, và bốn nước khác là Belarus, đồng minh thân cận nhất của Nga, sau đó là Bắc Hàn, Eritrea và Syria. Tất cả năm nước này đều là những chế độ độc tài toàn trị. Điều đáng chú ý hơn cả là trong các lá phiếu trắng của 35 nước (có 12 nước không bỏ phiếu), dẫn đầu là Trung Cộng, có cả một quốc gia mang tên nghe khá kêu là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Bỏ phiếu là một việc làm đòi hỏi sự suy nghĩ, cân nhắc vô cùng thận trọng, vì lá phiếu nói lên trách nhiệm, lập trường lẫn tư cách, phẩm giá của người làm chủ nó. Bỏ lá phiếu trắng trong đại cuộc này, chắc hẳn bắc bộ phủ cũng mất ăn mất ngủ để suy tính thiệt hơn, cũng nghĩ đến những hệ luỵ lâu dài về sau do lá phiếu của mình. Cuối cùng, các đỉnh cao trí tuệ chợt thấy loé lên giải pháp tuyệt hảo: Bỏ phiếu trắng! Thật hết sức đơn giản, có thế mà sao ta lại không nghĩ ra ngay từ đầu. Lá phiếu trắng sẽ làm cho bàn dân thiên hạ không biết mình nghĩ gì, muốn gì, vì nó… trắng toát! Phải cám ơn ai đã nghĩ ra loại phiếu cực kỳ thông minh này. Quyết định bỏ phiếu trắng là một quyết định quá đỗi không ngoan, nghĩa là không phải quyết định, quyết đoạt gì cả!


Thôi thì ta cứ mũ ni che tai, mặc cho nhân loại đang kêu gào công lý cho nước Ukraine, mặc cho đất nước xinh đẹp này – với lá cờ hiền hoà có màu xanh làm biểu tượng cho bầu trời và màu vàng biểu tượng cho cánh đồng lúa chín – đang bị chiến tranh tàn phá trong từng giây từng phút, mặc cho thường dân Ukraine vô tội, nhất là đàn bà trẻ em, đang ngã xuống dưới làn bom đạn của lính Nga. Ta cứ ngồi thụp xuống, bịt hai tai, che hai mắt lại. Nếu ta không thấy ai nữa thì chắc cũng không ai có thể thấy ta. Giải pháp sao mà êm đẹp!


Bỏ phiếu “Không” thì trắng trợn quá, ta đâu có muốn bị đánh đồng với những nước mang tiếng độc tài, vì chẳng gì nước ta cũng có một nền “dân chủ tập trung” độc đáo, chẳng có quốc gia nào trên thế giới vỗ ngực xưng là dân chủ có thể theo kịp. Nhưng bỏ phiếu “Có” thì… kẹt ơi là kẹt, há miệng mắc quai! Vì bỏ phiếu phải cần đến bàn tay, đúng là phen này thật “bó tay”! Vẫn biết thế nào đa số các nước trên thế giới cũng sẽ bỏ phiếu “Có”, lên án cuộc xâm lăng Ukraine của Putin, nhưng thật là khó ăn khó nói cho ta. Nói “Có” một cái là trước mắt thấy kẹt với hai đàn anh to tướng trên đầu, đâu phải chuyện chơi.


Đàn anh thứ nhất không ai khác hơn là đại ca phương bắc, đang áp đặt xuống nước ta (cái này chỉ rỉ tai cho nhau nghe thôi đấy) thời kỳ Bắc thuộc lần thứ V. Ta sợ “anh ấy” một vành. Sợ từ trên xuống dưới, sợ từ trong ra ngoài, sợ từ trái qua phải. Lấy ví dụ cụ thể: Mỗi khi có một chiếc tàu ngó như tàu của đàn anh, tấn công tàu và ngư dân của ta ngoài biển Đông, ta cứ gọi đó là “tàu lạ” cho tiện việc, chỉ mặt đặt tên làm gì cho rắc rối về sau. Đến nỗi có bài báo “phản động” phải thốt lên một câu mà ta nghe cũng thấy nhột nhột ở gáy (người Huế kêu là “ốt dột”): “Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen”! Nhất nhất, đàn anh làm cái gì thì ta cũng hụ hợ mà làm theo cái nấy, suy tính mần chi cho mệt, miễn không mang vạ vào thân là được rồi. Làm mất lòng đàn anh thì chỉ có thiệt, thà mất nước còn hơn là mất đảng!


Đàn anh thứ hai cũng không khó gì mà nhận diện, ta đội lên đầu “đồng chí” này từ thuở còn mồ ma cái gọi là Liên Xô. Mối tình hữu nghị Việt-Xô này quả là độc nhất vô nhị trên cõi đời vô thường này. Tình hữu nghị Việt-Xô đời đời bền vững! Những ai yếm thế, thấy cái sắc sắc không không của cuộc đời, nghe câu này trước kia ắt phải bật cười: “Trên đời này làm gì có chuyện nào mà lại ‘đời đời’?!” Ấy vậy mà chuyện khó tin này lại có thật. Bởi chưng tuy Liên Xô đã chết mấy chục năm nay, nó đã luân hồi trở thành nước Nga độc tài ngày nay. Chết mà không chết. Chết mà vẫn là như đang sống là vậy đó.

Tình yêu Liên Xô của “nhân dân” Việt Nam nó sâu xa, sâu sắc như bắt đầu tự thuở nào, không ai biết được. Ồ, không, thật ra nó bắt đầu từ khi thế giới biết đến hai chữ “cộng sản”, khái niệm và thực thể đã được đức Đạt Lai Lạt Ma diễn tả như sau: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh và là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”


Từ những ngày đầu tiên trong thế giới đại đồng, các thi nô, văn nô miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã viết không ngượng tay, nói không ngượng mồm những lời lẽ sống sượng, trơ trẽn như “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ” (Việt Phương). Chắc ngày nay con cháu cái nhà ông thi sĩ này không du học ở Trung Quốc mà đang nhởn nhơ ở một khuôn viên đại học ở Mỹ nào đó, để đêm đêm ngắm vầng trăng méo Huê Kỳ; trên tay đeo Rolex hay Omega thì ngó mới được con mắt, chứ đeo đồng hồ hiệu Vostok thì chả có em nào nhìn đến.


Có kẻ còn táo bạo, phản thiên nhiên, phản luân lý, phản ngôn ngữ học hơn, nói “Yêu biết mấy nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin” (Tố Hữu). Cha mẹ ơi! Con nít mới biết nói thường gọi tiếng “Mẹ” hay “Má”, vì đó là người cho nó sự sống, cho nó dòng sữa ngọt ngào hằng ngày, mà cũng vì phụ âm /m/ là phụ âm dễ nhất cho người mới học nói, chỉ việc khép hai môi lại với nhau. Xít-ta-lin là cái tiếng chi chi, vừa đa âm, vừa có những phụ âm xa lạ, khó đọc. Nhưng mặc kệ, tình anh em xã hội chủ nghĩa đã vượt lên trên tất cả.


Chưa hết, nhà thơ “thần đồng” Trần Đăng Khoa còn trìu mến Việt hoá nhà lãnh tụ vô sản Nga như thế này: “Ông Lê Nin ở nước Nga, mà em lại thấy rất là Việt Nam”! “Em” thiếu nhi quàng khăn đỏ này bị tẩy não quá xá, nay cũng ở độ tuổi “U70”, không biết đọc lại những vần thơ này có biết đỏ mặt không, hay “dây thần kinh ngượng” của ông ta bị đứt mất rồi..


Vẫn chưa hết. Trong lúc các tượng đài Lê Nin đã bị giật sập ở khắp các nước Liên Xô cũ, kể cả ở nước Nga, thì tượng ông trùm cộng sản này vẫn còn sờ sờ ở công viên Thống Nhất ở Hà Nội (mới đổi tên lại vì thấy tên “Công Viên Lê Nin” có vẻ lộ liễu, vô duyên quá). Trước cảnh chướng tai gai mắt này, một nhà thơ vô danh bèn xuất khẩu “Ông Lê Nin ở nước Nga, cớ sao ông đến vư

Ngày nay, Nga là một trong những nước tiếp tế vũ khí quan trọng nhất cho quân đội cộng sản Hà Nội. Theo một bản tin của Reuters (2018), trong năm đó, Việt Nam cộng sản đã đặt hàng mua vũ khí và quân dụng của Nga với trị giá 1 tỷ đô-la. Việc buôn bán giữa hai nước cũng khá phát triển. Cũng theo Reuters, hai nước đạt tới khoảng 10 tỷ đô-la về mậu dịch song phương trong năm 2020.


Còn quan hệ giữa Việt Nam cộng sản với nước Mỹ thì sao? Nếu ngày xưa khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” đâu đâu cũng nghe thấy trên cửa miệng người miền Bắc, thì ngày nay, tuy không ai tiện nói ra, người nào cũng thấy cả nước Việt Nam đang “đón Mỹ cứu nước”. Tư bản đỏ ở Việt Nam xài đô-la chứ chẳng bao giờ biết đồng rúp của Nga là tròn méo ra sao. Qua rồi cái thời du học Liên Xô, bây giờ phải du học Mỹ, thậm chí phải cho con cháu định cư ở Mỹ để dễ tuồn của cải qua từ từ. Đi xe thì cũng xe Mỹ chứ chẳng ma nào lái xe Nga, có cho không cũng chẳng lấy. Đi ra phố thì ghé McDonald’s hay KFC ăn uống, hoặc vào H&M sắm quần áo, nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng đế quốc Mỹ. Phim ngoại quốc thì cũng là phim “bom tấn” của Mỹ, chứ cấm có thấy cuốn phim Nga nào.

Hoa Kỳ như một người yêu hào phóng, sẵn sàng cung phụng những nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho cô gái bán phấn buôn hương không biết sĩ diện. Nga thì như ông chồng già khó tính, đã lỡ duyên nợ với hắn ta thì cũng phải cắn răng mà chịu. Đói lòng ăn trái khổ qua. Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười. Lại còn thêm ông chồng đại hán nữa, thân này ví xẻ làm đôi, khổ không khác gì bà táo trong bếp. Nên nhất định phải bỏ phiếu cái kiểu lửng lơ con cá vàng. Mỹ đang dẫn đầu thế giới tự do lên án nước Nga, nhưng ta cũng không có gan dạ nào mà chạy theo Mỹ được. Bây giờ ta mới cám cảnh của Tôn phu nhân khi quy Thục, Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.


Còn quan hệ Việt Nam-Ukraine thì ra sao? Trong thời hoàng kim của chủ nghĩa cộng sản, tình nghĩa trong “phe xã hội chủ nghĩa” mới thắm thiết làm sao, nhất là lúc đó Ukraine đang thuộc về Liên Bang Xô Viết, có bảo kê đàng hoàng nên thân mật với Ukraine thì tha hồ yên chí. Mới đây thôi, quan hệ giữa hai nước vẫn còn khá mặn nồng về ngoại giao lẫn kinh tế. Song le, lúc này không phải là lúc bênh Ukraine, phải bênh đúng nước, đúng phe. Ukraine là cái gì so với Nga, Tàu, Mỹ? Mỹ mà ta còn chưa dám theo thì hà cớ gì phải chịu thiệt thòi mà nhảy ra bênh Ukraine? Thôi thì ta cứ dùng ngôn ngữ ngoại giao chung chung, nói như con vẹt, kiểu “khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.” (đại sứ cộng sản Việt Nam phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, 1 tháng Ba, 2022). Cứ chờ khi nào Ukraine bình yên trở lại, lúc ấy, khi vui lại vỗ tay vào, ta sẽ lại tung hô hoà bình, ca tụng tình hữu nghị như ngày nào, có gì đâu mà phải bận tâm.

Nhưng biết đâu ta có thể tính lầm! Nghĩ cho cùng, lá phiếu trắng, tuy… trắng tinh, lại nói nhiều hơn là hơn là hai lá phiếu kia. Nó tố cáo với mọi người là ta muốn nói “Có” mà không dám nói “Có”, muốn nói “Không” cũng không dám nói “Không”. Lá phiếu trắng là một thái độ để ngõ cho những chuyện trong tương lai, “khoán trắng” cho những thái độ của thế giới đối với ta trong những ngày sắp tới. Mai kia mốt nọ, giặc tàu đem quân vô xâm lăng thủ đô ngàn năm văn vật, ta hô hoán lên với thế giới, liệu ta có sẽ được 141 nước bỏ phiếu “Có” chống giặc Nga xâm lược bỏ phiếu chống tàu ủng hộ ta không? Lúc đó ta có khác nào Ukraine hay không? Hay lúc đó có “biết ăn nhạt mới thương đến mèo” thì e cũng đã muộn rồi.

Nói của đáng tội, ngày trước ta cũng hào hiệp, cũng anh hùng mã thượng lắm chứ, nhưng đó là sự hào hiệp, sự anh hùng có tính toán, có chỗ chống lưng. Chả là khi Liên Xô xâm lược Afghanistan trong thập niên 80, chẳng phải ta đã từng anh dũng hò hét bênh vực chính phủ thân cộng tại đây—dưới danh nghĩa là bênh vực nhân dân Afghanistan—, say sưa qua lời ca tiếng hát “Afghanistan! Afghanistan! Chúng tôi ở bên bạn!”.

Nhưng lúc này, buộc lòng ta phải bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, ta có biết đâu rằng lá phiếu trắng này cũng giống như tờ giấy có tẩm hoá chất, hơ lên lửa mới thấy có nét viết bằng một loại mực đặc biệt, đọc ra thấy một chữ HÈN to tướng. Ta bây giờ hèn hơn cả Cam Bốt! Chính quyền xứ chùa tháp cũng lệ thuộc vào Trung Cộng mà vẫn còn can đảm để hoà giọng vào bản đồng cả nhân quyền và hoà bình của nhân loại. Ta hèn hơn cả Miến Điện, tuy mang tiếng là một chính quyền độc tài, cũng đã hiên ngang bỏ phiếu lên án tên đồ tể Putin.

Nhưng ta phải hèn mới mong sống sót. Tội gì phải ra mặt, cứ lập lờ đánh lận con đen đi, cứ đu dây giữa những thế lực lớn như ngày xưa đã từng đu dây giữa Liên Xô và Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam đi. Nhưng chắc ta chưa chịu hiểu rằng cái trò đu dây trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh đó ngày nay không còn hợp thời nữa. Thời thế đã thay đổi rồi. Bây giờ ta hãy cứ tạm nhơn nhơn, thấy nước ta “chưa bao giờ to đẹp, đàng hoàng như hôm nay” cái đã. Như lời của một lãnh tụ miền bắc có ní nuận đã có lần huênh hoang tuyên bố “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam”.

Ta còn hèn hơn cả chính người dân của ta. Chính quyền không dám lên tiếng chống đối quân Nga xâm lược trên trường quốc tế, nhưng trong nước đã có hàng trăm người ký tên vào lá thư ủng hộ quốc gia và người dân Ukraine trong thời điểm căng thẳng hiện tại. Một số người đại diện đã mang lá thư ủng hộ có hằng trăm chữ ký này đến tận toà đại sứ Ukraine để trao cho viên đại biện lâm thời ở đó.

Có thể cộng đồng thế giới sẽ trách ta là kẻ xu thời phụ thế, nhưng điều tréo cẳng ngỗng ở đây là ta làm chuyện này như kẻ lội ngược dòng, đi theo thiểu số chứ không đi theo đa số, không go with the flow. Tuy vậy, kẻ hèn cũng có cái lý của hắn. Ta phải hèn thì mới mong sống qua con trăng này, dù biết đoạn đường trước mắt cũng chông gai ghê gớm. Nếu mai này Trung Cộng thôn tính Đài Loan, ta sẽ biết nói sao đây? Lên án họ thì… thà chết còn hơn, mà ủng hộ họ thì có khác chi ngỏ lời mời họ sau đó hãy cứ đường hoàng mang quân nam tiến về đất Thăng Long để “dạy cho Việt Nam một bài học”, cho rằng đất An Nam cũng là một phần trong đại gia đình Hán tộc thì sao?

Ta hèn, nhưng mà hèn có chính nghĩa, vì sự sống còn của đảng, còn sự sống còn của đất nước và dân tộc chỉ là thứ yếu. Ta chỉ biết một điều duy nhất là còn đảng thì còn mình. Và ta chỉ mong sao cho biến động lịch sử này sẽ nhanh chóng qua đi, mong cho thế giới mắc bệnh mau quên, không còn nhớ lá phiếu trắng của ta vừa bỏ nữa. Đến lúc đó, ta sẽ lại anh dũng sánh vai cùng cộng đồng nhân loại, chia nhau thức ngủ để canh giữ cẩn thận cho nền hoà bình thế giới.

– Trần C. Trí

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by dodom »

Cuồng Putin, vì đâu?
Thái Hạo

12-3-2022
Lạ, lạ vì chỉ cần có chút lý trí thì sẽ thấy ngay những hành động của ông ta là sai trái (chưa nói phi nhân và tàn ác); lạ vì chỉ cần nghĩ tới đất nước mình có hoàn cảnh tương tự như Ucraine thì lập tức sẽ phản đối và lên án ông ta… Thế nhưng, lắm người vẫn ngụy biện để ủng hộ và tung hô, là vì sao thế?


Tôi cho rằng tệ sùng bái cá nhân là lý do. Sự sùng bái ấy, mở rộng ra, là sùng bái nước lớn, và nhiều thứ khác nữa. Người Việt mắc bệnh này rất nặng, có thể gọi là trầm kha và nan y. Thấy người giàu thì liền xuýt xoa, thấy kẻ có địa vì thì trầm trồ; ghét cửa quyền, hách dịch, ghét tham ô tham nhũng nhưng thấy kẻ có quyền thế giàu có về làng thì liền tấm tắc lấy làm tấm gương để dạy con…

Tâm lý sùng bái cá nhân ấy từ đâu mà ra? Từ tâm thức nô lệ. Kẻ nô lệ có những nghịch lý trong tinh thần: vừa khinh vừa sợ, vừa coi thường vừa ngưỡng mộ, vừa bạo lực vừa hèn nhát, vừa xa lánh vừa muốn tiếp cận, vừa dè bỉu vừa tôn sùng… Những ẩn ức về sự lệ thuộc, về sự yếu nhược, nghèo hèn đã sinh ra thứ tâm lý này.

Những người mắc bệnh sùng bái cá nhân là do khao khát quyền lực, khao khát giàu có, coi những thứ ấy là lý tưởng, là giá trị, là đích đến, là thành tựu… và hết lòng ngưỡng vọng. Nhưng vì không có khả năng hay điều kiện để đạt được, thế là sinh ra thứ tâm lý có vẻ mâu thuẫn kia. Mâu thuẫn nhưng kỳ thực là rất thống nhất, nó chỉ là 2 mặt của một tờ giấy.



Những kẻ ấy, sẽ “quay xe” rất nhanh khi may mắn được đổi ngôi. Từ yếu hèn bỗng trở nên hung hăng, từ tự ti bỗng thành rất tự tin, từ nịnh bợ bỗng trở nên hách dịch, từ quê mùa bỗng trở nên trưởng giả…

Sự sùng bái cá nhân là biểu hiện của việc đánh mất bản thân, đánh mất con người cá nhân, không có nhân vị và ý thức về nhân vị, không tự ý thức về giá trị và không có giá trị riêng để theo đuổi.

Một xã hội gồm những kẻ mắc bệnh sùng bái cá nhân là một xã hội vô sắc, một xã hội đồng phục và tuân phục. Xã hội ấy sẽ chuyển từ cực này sang cực kia: cừu thành sói, yên thành loạn. Mâu thuẫn thường được giải quyết bằng bạo lực. Xã hội ấy không biết đối thoại mà chủ yếu là “đối thụi”. Nó khó đi con đường khai sáng mà chủ yếu thực hiện các cuộc “cách mạng” thay thế.

Sùng bái cá nhân, như những đứa trẻ suốt đời dựa dẫm vào cha mẹ, “cậy” bố, cậy anh, cậy đại ca trong xóm để an tâm và vênh váo. Đó là biểu hiện của một xã hội chưa trưởng thành, một xã hội toàn trẻ con.

Chỉ đến khi nào người ta tự tin vào bản thân và theo đuổi giá trị của riêng mình mà không cần lệ thuộc và phụ thuộc vào kẻ khác, trong khi vẫn tôn trọng sự khác biệt, khi ấy con người mới thật sự bắt đầu hành trình trưởng thành. Mà điều ấy ở ta, cho đến nay, vẫn còn xa vời và xa xỉ lắm…

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by nangchieu »

Thẩm phán liên bang: Trump có thể phạm trọng tội trong cuộc bầu cử năm 2020
March 28, 2022

Image

WASHINGTON – Một thẩm phán liên bang cho biết trong phán quyết hôm thứ Hai rằng cựu Tổng thống Donald Trump “có khả năng” đã cản trở Quốc hội – một trọng tội – khi ông cố gắng làm gián đoạn quá trình chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Bình luận của thẩm phán đánh dấu một bước đột phá đáng kể đối với ủy ban Hạ viện điều tra vụ tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol, vốn đã được đưa ra trong một vụ án mà họ tin rằng ông Trump có thể đã phạm phải khi họ cân nhắc việc giới thiệu tội phạm đến Bộ Tư pháp.

Thẩm phán David O. Carter của Central District of California viết: “Tính bất hợp pháp của kế hoạch đã quá rõ ràng. Quốc gia của chúng tôi được thành lập dựa trên quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình, tiêu biểu là khi George Washington hạ gươm để dọn đường cho các cuộc bầu cử dân chủ. Bỏ qua lịch sử này, Trump đã vận động mạnh mẽ để phó tổng thống một tay quyết định kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 ”.



Bộ Tư pháp đã tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng về vụ tấn công ở Điện Capitol nhưng không có dấu hiệu công khai rằng họ đang xem xét theo đuổi một vụ án hình sự chống lại ông Trump. Một giấy giới thiệu tội phạm từ ủy ban Hạ viện có thể làm tăng áp lực lên Bộ trưởng Tư pháp Merrick B. Garland để làm như vậy.

Các bình luận của thẩm phán Carter được đưa ra, trong một phán quyết yêu cầu John Eastman, một luật sư bảo thủ, người đã viết một bản ghi nhớ mà các thành viên của cả hai đảng đã ví như một bản kế hoạch cho một cuộc đảo chính, chuyển hơn 100 email cho ủy ban Hạ viện điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng Giêng ở Điện Capitol.

Nhiều tài liệu mà ủy ban sẽ nhận được giờ đây liên quan đến một chiến lược pháp lý do ông Eastman đề xuất nhằm gây áp lực buộc Phó Tổng thống Mike Pence không chứng nhận các đại cử tri từ một số bang quan trọng khi Quốc hội nhóm họp vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. “Lực lượng thực sự đằng sau những email này đang thúc đẩy một chiến lược chính trị: thuyết phục Phó Tổng thống Pence thực hiện hành động đơn phương vào ngày 6 tháng Giêng, ”thẩm phán Carter viết.

Ông Eastman đã đệ đơn kiện ủy ban, cố gắng thuyết phục một thẩm phán chặn trát đòi hầu tòa của ủy ban đối với các tài liệu mà ông sở hữu. Là một phần của vụ kiện, ông Eastman đã tìm cách che giấu việc tiết lộ các tài liệu mà ông nói là được bảo vệ bởi đặc quyền của luật sư-thân chủ.

Đáp lại, ủy ban lập luận rằng đặc quyền không bao gồm thông tin được chuyển từ khách hàng đến luật sư nếu đó là một phần của việc tiếp tục tăng cường hoặc che giấu tội phạm.

Ủy ban cho biết các nhà điều tra của họ đã tích lũy được bằng chứng chứng minh rằng ông Trump, ông Eastman và các đồng minh khác có thể bị buộc tội hình sự bao gồm cản trở tiến trình chính thức của Quốc hội và âm mưu lừa đảo người dân Mỹ.


Hôm thứ Hai, Thẩm phán Carter, người được Tổng thống Bill Clinton đề cử, đã đồng ý, viết rằng ông tin rằng “có khả năng” những người này không chỉ âm mưu lừa đảo Hoa Kỳ mà còn “âm mưu không trung thực để cản trở phiên họp chung của Quốc hội vào tháng Giêng. 6, 2021. ”

Ông viết: “Trump và Eastman đã biện minh cho kế hoạch này bằng các cáo buộc gian lận bầu cử, nhưng Trump có thể biết rằng lời biện minh là vô căn cứ và do đó toàn bộ kế hoạch là bất hợp pháp.”

TH

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Vladimir Putin cùng một giuộc với Polpot?
Trần Đông A
9-4-2022

Image
Thi hài nạn nhân bị giết trong thời gian Nga chiếm đóng Bucha. Nguồn: AP

Đáng tiếc, chính phủ VN, với các lá phiếu vừa qua ở LHQ, đã hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện đa số của người dân Việt Nam thể hiện qua các mạng xã hội.

Nga xâm lăng Ukraine, nhưng cuộc chiến không còn chỉ giới hạn giữa Nga và Ukraine nữa, mà đã trở thành cuộc chiến của thế giới giữa một bên là các quốc gia độc tài – chuyên chế và bên kia dân chủ – tự do, giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Qua thảm cảnh quân đội Nga tàn sát thường dân vô tội ở thị trấn Bucha của Ukraine cả thế giới đều phẫn nộ và muốn Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) tố cáo Nga như là một tội phạm chiến tranh.

Việt Nam lại “tự bắn vào chân mình”

Ngày 7/4/2022, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền đối với Nga, nhằm phản ứng lại các báo cáo gần đây về việc lính Nga thực hiện các cuộc thảm sát dân thường ở Ukraine. Điều đáng chú ý là Việt Nam cùng với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, dù trước đó Hà Nội đã hai lần bỏ phiếu trắng nhằm thể hiện sự trung lập trong vấn đề Nga – Ukraine. Dư luận ngạc nhiên là tại sao VN không nghĩ đến lợi ích dài hạn của mình.

Theo giới chuyên gia thì với lá phiếu này, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phương Tây, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025. Giáo sư Carlyle Thayer từ trường đại học New South Wales, nước Úc, nhận xét, Việt Nam đã tự bắn vào chân mình. Trong hoàn cảnh này thì không lãnh đạo cấp cao nào của Việt Nam có thể thực hiện một chuyến đi đến châu Âu, dù là vì vấn đề thương mại hay vấn đề gì đi nữa, bởi vì chuyện này sẽ được lôi ra, nếu không bởi một thành viên của nghị viện châu Âu thì cũng bởi một nước nào đó.

Không chỉ Tổng Thư ký LHQ

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres hôm thứ Ba 5/4 đã kêu gọi mở một cuộc điều tra tội ác chiến tranh về việc giết hại dân thường ở thị trấn Bucha của Ukraine. Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh: “Tôi sẽ không bao giờ quên những hình ảnh kinh hoàng về những thường dân bị giết ở Bucha… Tôi cũng vô cùng sốc trước những lời khai cá nhân về các vụ cưỡng hiếp và bạo lực tình dục đang đưa ra… Cao ủy Nhân quyền đã nói về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra, vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế và vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế”. “Cho đến nay, cuộc tấn công của Nga đã khiến hơn 10 triệu người phải bỏ chạy chỉ trong một tháng, đây là đợt di chuyển dân số cưỡng bức nhanh nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, đây là đợt di chuyển dân số cưỡng bức nhanh nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, ông Guterres nói.

Hôm 7/4, các Ngoại trưởng nhóm G-7 lên án sự việc mà họ gọi là “hành động tàn bạo” của các lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine, đồng thời nói thêm rằng những người liên quan tới vụ này sẽ phải chịu trách nhiệm. Thông cáo của nhóm G-7 cho biết: “Chúng tôi, các Bộ trưởng Ngoại giao nhóm G-7 và các Đại diện Cấp cao của Liên minh châu Âu, lên án mạnh mẽ đối với các hành động tàn bạo mà lực lượng vũ trang Nga đã gây ra ở thị trấn Bucha và một số thị trấn khác của Ukraine”.


Theo tờ Der Spiegel, cơ quan tình báo Đức đã chặn được các tin nhắn vô tuyến điện từ các nguồn tin quân sự Nga thảo luận về vụ giết hại dân thường ở Bucha. Nguồn tin cho biết: “Chính phủ liên bang Đức có nhận được dấu hiệu về sự xâm phạm của Nga ở Bucha.” Các quan chức địa phương cho biết chỉ riêng ở Bucha có hơn 300 người đã bị Nga giết hại, 50 người trong số họ đã bị hành quyết.

Trong bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ cũng trong ngày ngày 5/4, Tổng thống Ukraine Zelensky đã liệt kê những hành vi tàn bạo của quân xâm lược Nga tại Bucha như cắt lưỡi, tứ chi, hãm hiếp phụ nữ ngay trước mặt con của họ. Ông Zelensky nói “Những gì diễn ra ở Bucha chưa phải là tồi tệ nhất”. “Không may thay, cuộc thảm sát ở Bucha chỉ là một trong số những điều mà quân xâm lược đã làm trên đất nước chúng tôi trong 41 ngày qua. Một số thành phố như Mariupol, Kharkiv, Chernihiv…hàng chục cộng đồng khác, mỗi nơi giống như Bucha…”


Trong diễn văn, ông Zelensky nêu câu hỏi: “Tại sao Nga đến Ukraine, hãy nói cho tôi biết?” Và ông đưa ra câu trả lời: “Ban lãnh đạo của Nga giống như kẻ thực dân thời cổ đại. Họ cần sự giàu có của chúng tôi và con người của chúng tôi. Nga đã ép hàng chục nghìn công dân của chúng tôi đưa vào lãnh thổ của họ. Sau đó sẽ có hàng trăm ngàn người khác. Họ đã bắt cóc hơn hai nghìn trẻ em. Đơn giản là bắt cóc hàng ngàn trẻ em. Và tiếp tục làm như vậy. Nga muốn biến người Ukraine thành nô lệ thầm lặng”.

Bucha gợi lại thảm sát Ba Chúc 1978

Trong cuộc tranh luận sau đó tại LHQ, Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield tuyên bố, Hoa Kỳ đã đánh giá các lực lượng Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Bà nói, Hoa Kỳ đang tìm cách đưa LB Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. Hãng AP, ngoài báo cáo về vụ việc xảy ra tại Bucha, còn dẫn chứng thêm một loạt câu chuyện khác tương tự tại khu vực Motyzhyn, cách Kyiv 50 km về phía Tây. Theo tường thuật của AP, người dân và nhân chứng tại đây cho biết rằng quân Nga đã bắt giữ và giết hại thị trưởng, chồng của bà và cả con trai của hai người. Xác của các nạn nhân bị vứt vào một hố chôn gần khu vực quân Nga đóng quân trước đó. Phóng viên AP đã tìm được hố và xác nhận sự kiện này.

Cuộc hành quyết ở Bucha khiến dư luận ở Việt Nam nhớ lại vụ thảm sát ở làng Ba Chúc, tỉnh An Giang năm 1978. Vụ thảm sát ấy từng bị tố cáo là tội ác chiến tranh gây ra bởi chính quyền Khmer Đỏ, do tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ là Đặng Tiểu Bình cầm đầu, chống lưng. Vụ việc xảy ra tại xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc), huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


Từ ngày 30/4/1977, quân Khmer Đỏ bắt đầu đồng loạt nổ súng tấn công biên giới Tây Nam – Việt Nam. Ngày 18/4/1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thẳng tay chém giết những dân thường vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai và Tam Bửu và chạy lên núi Tượng nhằm ẩn náu, song cũng bị Khmer Đỏ tàn sát dã man. Trong 12 ngày chiếm đóng từ 18 – 30/4/1978, Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường. Chỉ có 3 người sống sót sau vụ tàn sát. Về quy mô, vụ thảm sát này lớn hơn Bucha, nhưng về tính chất tàn bạo thì cũng dã man không kém. Vladimir Putin cùng một giuộc với Polpot? Dư luận có thể liên tưởng, dù 44 năm đã trôi qua.

Trung Quốc mắc kẹt và lươn lẹo

Trong khi đó, Trung Quốc ngày nay của Tập Cận Bình đang bị mắc kẹt vào một tình thế khó xử so với một tháng trước đây. Vì gắn bó quá chặt chẽ với Putin, nên Tập Cận Bình đã bị dư luận quốc tế lên án. Gắn vào cỗ xe của Putin là quyết định sai lầm của ông Tập, làm tổn thương đến danh dự và uy tín của Trung Quốc, đồng thời làm gia tăng rủi ro, vì Trung Quốc có thể bị trừng phạt tiếp theo.

Việc Trung Quốc liên kết với Nga đã phản tác dụng, làm mất lòng Tây Âu, và làm cho Mỹ có chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Đó là cái giá mà Trung quốc phải trả nếu có ý định tấn công chiếm Đài Loan. Liệu Tập Cận Bình có suy nghĩ lại về đối tác “không giới hạn” với Nga như trong Tuyên bố chung giữa Tập Cận Bình và Putin tại cuộc gặp cấp cao nhân dịp khai mạc Thế vận Hội Olympics tại Bắc Kinh?


Trong khi vụ thảm sát ở Bucha đang làm dấy lên nỗi kinh hoàng toàn cầu trong những ngày gần đây và nâng cao tính cấp bách của các cuộc điều tra đang diễn ra về các tội ác chiến tranh của Nga thì dư luận đang chứng kiến một câu chuyện hoàn toàn khác trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Theo đài CNN, các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh tuy có đưa tin về thương vong dân sự ở Bucha nhưng lại nhanh chóng nhấn mạnh sự bác bỏ của Nga, với hai bản tin nổi bật được truyền hình từ đài truyền hình quốc gia CCTV trong tuần qua nêu bật những tuyên bố từ Mátxcơva, rằng đó là tình huống được dàn dựng sau khi lực lượng Nga rút khỏi khu vực này.

Quan điểm bao che cho Nga đã được thể hiện trong một bài xã luận được đăng trên “bản sao” của tờ Nhân Dân Nhật báo (Thời báo Hoàn cầu) hôm 7/4, dường như đặt câu hỏi về tính xác thực của điều mà tờ báo gọi là ‘sự cố Bucha’ và miễn trách nhiệm cho Nga. Chưa hết, Trung Quốc còn “đánh bùn sang ao” khi bình luận: “Điều đáng tiếc là sau khi ‘sự cố Bucha’ bị phanh phui, Mỹ, người khơi mào cuộc khủng hoảng Ukraine, không hề có dấu hiệu thúc giục hòa bình và thúc đẩy đàm phán, mà còn tìm cách làm trầm trọng thêm căng thẳng Nga – Ukraine”, xã luận cho biết. Trong khi đó, bất kể ‘sự cố Bucha’ diễn ra như thế nào, không ai có thể phủ nhận ít nhất một điều: chính việc Nga gây ra chiến tranh là thủ phạm trực tiếp của thảm họa nhân đạo hiện nay.

Tòa án quốc tế (ICJ) phán quyết

Le Monde ngày 6/4/2022 dành bài xã luận cho “Bucha, bước ngoặt chiến tranh tại Ukraina”. Đối với đòi hỏi từ dư luận quốc tế, sau các phát hiện hàng trăm thi thể thường dân Ukraina tại các vùng ngoại ô Kiev, ưu tiên hiện nay là Tòa án quốc tế (ICJ) cần phải nhanh chóng đưa ra các phán quyết, không để cho các thủ phạm được thoát tội.

Theo Le Monde, việc tuyệt đại đa số lãnh đạo các nước phương Tây – trừ thủ tướng Hungary vừa tái đắc cử – chỉ lên án hành động tàn ác của quân đội Nga thôi là chưa đủ. Điều chính yếu giờ đây là các nước, trước hết là các nước châu Âu phải “tăng cường hỗ trợ phương tiện, đặc biệt về nhân sự, cho các hoạt động điều tra và thu thập bằng chứng”.

Xã luận Le Monde cũng nhắc đến “loạt trừng phạt thứ năm” EU đang chuẩn bị, đồng thời nhấn mạnh: “Liệu có cần chờ phát hiện thêm những hố chôn người mới ở Mariupol (thành phố miền nam nơi khoảng 130 nghìn dân thường đang bị kẹt trong vòng vây của quân Nga) để EU quyết định không mua khí đốt của Nga?” Vụ thảm sát ở Bucha phải là một bước ngoặt đối với châu Âu: châu Âu phải “từ bỏ lối phản công chống lại cuộc tấn công tàn bạo của Putin, từ từ từng nấc một đáng thương, để thay bằng một cuộc phản công tổng lực, trong tình đoàn kết với Kiev”.

Những trái tim VN có lương tri…

Nhà báo Đoàn Bảo Châu viết trên FB của mình ngày 7/4: “Một lần nữa, xin được chia sẻ những mất mát, đau khổ đang diễn ra trên đất nước Ukraine. Những trái tim của những người Việt có lương tri luôn đập cùng các bạn. Tôi ước rằng chúng tôi có thể làm được nhiều hơn để giảm đi những đau khổ và mất mát các bạn đang phải gánh chịu. Sự nỗ lực của tôi cũng là với hy vọng để những người cuồng Putin thay đổi cái nhìn của họ về cuộc chiến này”.

Đáp lại tình cảm của nhà báo Đoàn Bảo Châu và những bạn của Ukraine ở VN, Nataliya Zhynkina, phó Đại sứ Ukraine tại Việt Nam đã viết trên Facebook của mình về những hành động tàn bạo của Nga ở Bucha, Irpin và các thành phố khác. Hình ảnh từ Borodianka, Bucha, Gostomel, Dmytrivka, Irpin và các thành phố nhỏ khác của Ukraine, mà quân đội Nga đã chiếm đóng trong tháng và sau đó rời đi vào đầu tháng 4 cho toàn thế giới thấy hàng trăm thường dân bị tra tấn và giết hại nằm trên đường phố, trong nhà của họ, đàn ông, phụ nữ, trẻ em.

Đáng tiếc, chính phủ VN, với các lá phiếu vừa qua ở LHQ, đã hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện đa số của người dân Việt Nam thể hiện qua các mạng xã hội. Nếu rồi đây, Việt Nam tiếp tục có những lá phiếu như vừa qua, thì theo giới chuyên gia, VN sẽ mất đi sự ủng hộ của thế giới. Hoa Kỳ và toàn bộ các nước Phương Tây chắc chắn sẽ không hài lòng và họ sẽ ủng hộ nước khác thay vì ủng hộ Việt Nam, hay nói cách khác, tại sao họ phải ủng hộ Việt Nam khi Việt Nam đứng về phe Nga và hành động theo Trung Quốc.

Không chỉ hành động sai lạc tại diễn đàn LHQ, chính phủ VN còn chỉ đạo cho báo chí thể hiện một lập trường không thừa nhận “chiến dịch quân sự” của Nga ở Ukraine là cuộc chiến tranh xâm lược. Báo Nhà nước, cũng giống như hai lần phiếu trắng trước đây, lần này cũng không dám đưa tin VN bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền. Còn đối với các hành động mang tính diệt chủng của Nga thì báo chí giữ thái độ nước đôi một cách phản cảm và không thể nào chấp nhận.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by saohom »

Chiến hạm Moskva chìm và những gì chìm theo?
Lê Tây Sơn
15 tháng 4, 2022

Image
Tàu Moskva khi chưa bị đánh chìm (ảnh: Can Merey/picture alliance via Getty Images)

Bạn hẳn xem những bộ phim thủy chiến với cảnh chiếc tàu đi đầu treo cờ chỉ huy bay phần phật. Người ta gọi đó là flagship – kỳ hạm. Nó tượng trưng cho sức mạnh của một hạm đội hải quân và cũng là biểu tượng dũng mãnh của một trận hải chiến. Soái hạm Moskva là một chiếc như vậy. Việc Moskva bị chìm mang lại nhiều ý nghĩa hơn là một con tàu bất đắc dĩ trở thành phế vật của thủy cung…

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin tuyệt đối chính xác tại sao Moskva bị cháy. Chỉ có một thứ chính xác: Moskva (được xem là là bá chủ vùng biển nó neo đậu, vừa tấn công được đối phương vừa phòng thủ bầu trời và bảo vệ hạm đội Nga ở Hắc Hải) đã bị… xoá sổ! Trong khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra “phiên bản” giải thích: Một ngọn lửa không rõ nguồn gốc đã làm nổ kho đạn dự trữ gây ra cháy nổ khiến Moskva bị hỏng kết cấu sau đó bị chìm trong biển động lúc đang được kéo đến một cảng gần đó. Ukraine đưa ra phiên bản khác: Moskva bị trúng tên lửa hành trình Neptune chống hạm do chính nước này sản xuất. Các quan chức quốc phòng Mỹ và phương Tây có vẻ ủng hộ phiên bản Ukraine.

Lý do đơn giản, một con tàu hiện đại, đắt tiền (khoảng $750 triệu), “diện mạo quốc gia” phải được bảo vệ nhiều lớp trước mọi nguy cơ cháy nổ. Tàu Moskva được trang bị nhiều tên lửa chống hạm, phòng không, ngư lôi, pháo và hệ thống phòng thủ tên lửa; có nghĩa là nó mang theo một lượng lớn chất nổ trên tàu nên thiết kế phải cực kỳ đặc biệt. Một điều chắc chắn nữa: Moskva bỗng dưng “thám hiểm” thủy cung” là tổn thất lớn nhất trong thời chiến đối với một tàu hải quân trong vòng 40 năm qua và nó sẽ đặt ra những câu hỏi khó trả lời không chỉ đối với Moscow mà còn đối với các nhà hoạch định quân sự trên toàn thế giới về sức mạnh thật sự của những con tàu như thế. Lần cuối cùng một con tàu lớn cỡ Moskva bị chìm trong chiến tranh là khi nào?



Đó là ngày 2 Tháng Năm 1982 khi tàu tuần dương Argentina General Belgrano bị đánh chìm do ngư lôi phóng từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân HMS Conqueror của Anh, trong cuộc chiến quần đảo Falkland. General Belgrano và Moskva có kích thước tương tự, mỗi chiếc dài khoảng 600 feet (182 mét) và trọng lượng choán nước 12,000 tấn. Nhưng thủy thủ đoàn khoảng 1,100 người trên tàu General Belgrano đông gấp đôi thủy thủ đoàn của Moskva, khoảng 500 người. Nga không tiết lộ số thương vong còn General Belgrano mang theo 323 thủy thủ đoàn xuống đáy đại dương. Việc tổn thất tàu Moskva có ý nghĩa gì đối với cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine?

Ảnh hưởng lớn nhất là uy tín và lòng kiêu hãnh của Nga. Là soái hạm của Hạm đội Hắc Hải, Moskva là “vũ khí” đắt tiền nhất của Nga trong cuộc chiến Ukraine. Dù Moscow sàng lọc cẩn thận tin tức về cuộc chiến tại quốc nội, nhưng chắc chắn rất khó che giấu sự vắng mặt đột ngột của một con tàu danh tiếng như thế. Cái chết của soái hạm Moskva, “thiên thần hộ vệ” của Hạm đội Hắc Hải còn làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chiến đấu thực sự của các khu trục hạm Nga, vốn được quảng cáo là “bất khả chiến bại” và được các nước cuồng Nga nói nống lên: “Quân thù sẽ phải khóc ròng khi nhìn thấy” và “run rẩy qui hàng”.

Nhóm phân tích Mason Clark, Kateryna Stepanenko và George Barros tại Viện nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War-ISW) nhận định: “Cả hai lời giải thích nguyên nhân đắm tàu ​​Moskva đều chỉ ra ba khiếm khuyết nghiêm trọng của tàu Nga: Phòng không kém, quy trình an toàn quá lỏng lẻo và bất lực trong việc kiểm soát thiệt hại, dập lửa”. Carl Schuster, Cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, nói: “Vụ soái hạm Moskva chìm đã đặt ra câu hỏi về năng lực của Hải quân Nga 10 năm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ khôi phục năng lực, tinh thần và tính chuyên nghiệp của Hải quân”. Khôi phục kiểu gì không biết, chỉ biết, không chỉ có Hải quân mà nhiều khu vực khác của quốc phòng Nga cũng rất tệ hại. Có vẻ Putin không hoàn thành được bất kỳ lời hứa nào trong việc cải cách quân đội, trừ những màn trình diễn rỗng tuếch tại các buổi duyệt binh.

Việc tàu Moskva bị tên lửa Ukraine đánh chìm sẽ khiến Hải quân Nga phải điều chỉnh hoạt động, phải di chuyển các tàu chiến khác ra xa lãnh thổ Ukraine và xem lại hệ thống đánh chặn trên không. Nhiệm vụ chính của Moskva là phòng không cho lực lượng Hải quân Nga ở Hắc Hải. Tàu chìm sẽ làm suy yếu khả năng này trong thời gian tới, ít nhất là cho đến khi được bổ sung tàu mới. Còn đến bao giờ bổ sung là câu hỏi lớn. Vụ tàu Moskva chìm cũng được các chuyên gia xem là bài học cho Trung Quốc. Họ tin rằng vụ việc sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Đông Á, đặc biệt nếu nguyên nhân được xác định là do tên lửa Ukraine. Các nhà phân tích đang tìm kiếm bất kỳ manh mối nào để có thể liên hệ đến cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Trung Quốc với Đài Loan.

Bắc Kinh không loại trừ sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan, khiến căng thẳng với Mỹ, nước cam kết cung cấp vũ khí phòng thủ cho hòn đảo này. Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao của RAND Corp, cho biết cuộc tấn công vào tàu Moskva sẽ nhắc cả Trung Quốc và Mỹ về “tính dễ bị tổn thương của tàu chiến mặt nước” trong các cuộc đụng độ quân sự. Heath nói: “Hải quân Mỹ sẽ phải đưa những con tàu nổi ra ngoài tầm bắn của các tên lửa chống hạm mà Bắc Kinh đặt trên lục địa Trung Quốc. Còn Trung Quốc sẽ nhận thức được rằng các tên lửa chống hạm rẻ tiền giống như tên lửa mà Ukraine cho là đã bắn trúng Moskva mà Đài Loan đã mua sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ cuộc xâm lược đường biển tiềm tàng nào”.

Thomas Shugart, Cựu chỉ huy tàu ngầm của Hải quân Mỹ, hiện là nhà phân tích tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét thêm: “Có quá nhiều tình huống chiến tranh. Trong khi hệ thống phòng không của Moskva không cùng đẳng cấp với hệ thống Aegis hiện đại hơn trên các tàu khu trục của Hải quân Mỹ thì tên lửa chống hạm của Ukraine cũng không bằng của Trung Quốc. Ngoài ra các tàu chiến thời Liên Xô như Moskva thường nổi tiếng với khả năng tấn công chứ không phải khả năng phòng thủ hay kiểm soát thiệt hại sau khi bị nạn.

Post Reply