Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Ván bài đã ngửa
Điền Phương Thảo

– “Cần luật này bảo vệ chế độ này, không thể để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.” Lời khẳng định này của Tổng Bí Thư chính là nguyên nhân sâu xa khiến 86,86% Đại biểu quốc hội đã nhấn nút thông qua Dự thảo Luật An Ninh Mạng. Thế nhưng:

1- Có phải “luật là để bảo vệ chế độ”?


Có câu “quan nhất thời, dân vạn đại”, lịch sử cho thấy dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ, các thể chế lãnh đạo rồi cũng sẽ thay đổi, chỉ có vai trò của người dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là trường tồn. Do vậy, luật là để bảo vệ người dân. Mà muốn bảo vệ được người dân thì luật phải thuận lòng dân. Do vậy “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” là một tư duy giá trị về việc “lấy dân làm gốc” trong áng hùng thư Bình Ngô Đại Cáo của nhà chí sĩ Nguyễn Trãi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427).


Và điều kiện tiên quyết để thực hiện đường lối lãnh đạo giàu tính nhân bản này đó đất nước đó, xã hội đó phải thực thi quyền tự do dân chủ, tầng lớp lãnh đạo là những người biết lắng nghe, biết đối thoại, nguyện vọng của người dân được tôn trọng, mà một trong các hình thức thể hiện nguyện vọng của người dân đó là quyền tự do biểu đạt chính kiến, tự do ngôn luận. Đây cũng là quyền công dân được Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định.


Tuy nhiên, vì “luật pháp Việt Nam bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân” như nhận định của luật sư Võ An Đôn, nên Quốc hội đã đi ngược lại với ý muốn của người dân khi mà đã có đến hơn 65.000 công dân ký tên yêu cầu Quốc Hội không thông qua Dự thảo Luật An Ninh Mạng trong bản kiến nghị do nhóm Hate Change khởi xướng. Đồng thời, có đến 93% trong số hơn 64.000 người đã chọn “không đồng ý với Luật An Ninh Mạng” trong một cuộc trưng cầu ý kiến diễn ra trong vòng 24 giờ do trang Luật Khoa Tạp Chí tổ chức. Bên cạnh đó, vào ngày 10/6, một cuộc biểu tình đồng diễn ra khắp cả nước để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An ninh Mạng.


“Lấy dân làm gốc” là một trong những đường lối lãnh đạo ưu việt được các vị lãnh tụ tài ba và đạo đức của các thời đại lựa chọn, nếu muốn bảo vệ giang sơn xã tắc của mình. Vâng! Bảo vệ giang sơn xã tắc chứ không phải bảo vệ chế độ. Bởi lẽ giang sơn xã tắc là của toàn dân. Chế độ là của một nhóm người đang lãnh đạo người dân theo thể chế họ muốn mà thôi.


Chúng ta đồng ý với ông Tổng Bí Thư rằng: “Trên thế giới, rất nhiều nước có luật này”. Cụ thể là 138 quốc gia đã ban hành Luật An Ninh Mạng theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc.Tuy nhiên, nội dung chính của Luật An Ninh Mạng của các nước đều nhằm cải thiện tình hình an ninh thông tin của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số và cơ quan công quyền, cũng như bảo vệ tốt hơn người dân trên môi trường mạng Internet, chứ không phải là công cụ để bịt miệng người dân.


Cùng là các quốc gia ban hành Luật An Ninh Mạng nhưng rõ ràng Đức, Singapore không hề giống Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống kiểm duyệt Internet chặt chẽ với mục đích ngăn chặn người sử dụng Internet ở Trung Quốc truy cập các tư liệu gây bất lợi cho chế độ , tránh “nguy cơ” người dân tự do tìm hiểu thông tin các từ khoá liên quan đến dân chủ, các sự kiện “nhạy cảm” như “Lục Tứ”, “Chiến tranh biên giới Liên Xô – Trung Quốc năm 1969”,“sự kiện thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989”, Pháp Luân Công và ngay cả từ Chân-Thiện-Mỹ vì đó chính là nguyên lý của Pháp Luân Công cũng như tin tức của nhóm bất đồng chính kiến.

Vấn đề là Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam sẽ là bản sao của Trung Quốc. Điều này có cần thiết phải chứng minh khi mà với Luật Đặc Khu thì người Trung Quốc có thể sẽ hiện diện “đông như quân Nguyên” trên mảnh đất hình cong như chữ S này với thời gian rất ư lâu dài ?


2- Tại sao “không thể để muốn nói gì thì nói”?


Trong một thể chế mà người dân thực sự có quyền tự do ngôn luận thì tại sao “không thể để muốn nói gì thì nói” ? Nếu họ nói sai thì chính quyền phải nói cho họ biết “họ sai ở chỗ nào”, đối thoại với họ trong tinh thần dân chủ, còn “nếu như họ nói phải thì tại sao lại cấm và nhốt họ?”. Không kể những người kém ý thức khi sử dụng trang mạng xã hội, một người dân có văn hóa và hiểu biết thì không thể “muốn chửi ai thì chửi”. Tuy nhiên, nếu các lãnh đạo Đảng, Nhà nước là những người tha hóa, mất đạo đức, thiếu nhân phẩm thì không thể nào “ngăn chặn hành vi gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự” của người dân đối với họ.


Vì lẽ, người giữ chức vụ cao trong xã hội được xem là người của công chúng. Do vậy mỗi khi vấp sai trái, họ phải chịu áp lực từ dư luận. Ở các nước tự do dân chủ và văn minh, người dân không đặt lãnh tụ, giới lãnh đạo vào chính sách thần thánh hóa. Vì thế, ngay cả khi người dân xúc phạm danh dự của giới cầm quyền thì điều đó cũng không có nghĩa là họ phạm luật.


Bà Park Geun-hye bị người dân tố cáo nhiều tội danh nghiêm trọng ngay trong khi bà còn giữ chức vụ Tổng Thống Hàn Quốc nhưng không một người dân Hàn Quốc nào bị cấm đoán không được “muốn nói gì thì nói”, ngược lại cựu Tổng Thống đã bị truất phế và có thể đối mặt mức án ít nhất là 10 năm tù.


Ngay sau khi lễ nhậm chức của Tổng Thống Donal Trump, có cả triệu người Mỹ xuống đường biểu tình, phản đối Tân Tổng Thống, nhưng không có đoàn biểu tình nào bị các lực lượng công vụ, cảnh sát đàn áp, bắt bớ vì người dân đã “muốn chửi ai thì chửi ”, kể cả người bị chửi là người quyền lực nhất nước Mỹ.


Với luật An Ninh Mạng thì người dân chỉ được phép tiếp cận những thông tin mà nhà cầm quyền cho là tốt đẹp. Vì thế, mọi sự che đậy khiến tạo môi trường cho những bất đồng chính kiến ngấm ngầm phát triển như dung nham trong lòng núi lửa. Một đất nước thực sự an bình, một chế độ thực sự yên ổn là khi người dân “tâm phục, khẩu phục” đường lối lãnh đạo của chính quyền chứ không phải chỉ “ bằng mặt mà không bằng lòng” vì họ là người yếu thế trước cường quyền. Khi sự bất bình của người dân giống như những mạch ngầm đã có trong lòng đất và mọi trật tự trên bề mặt quả địa cầu giống như “trật tự xã hội” trong một chế độc tài chỉ là bề nổi, thì sự phản kháng của người dân sẽ là những trận động đất bất ngờ. Cuộc tổng biểu tình khắp nước vào ngày 10-06 vừa qua đã là một minh chứng cụ thể.


Giờ thì tuyên bố của ông Tổng Bí Thư như chẳng khác nào “ván bài đã lật ngửa” trong canh bạc vận mệnh của người dân và đất nước. Trong tay những người dân có tâm huyết với đất nước lúc này có thể là những quân bài xấu vì “quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt”, vậy “hãy để sự khôn ngoan biến họ thành người chơi giỏi”, vì đó là cách để người dân không “bị dẫn dắt trong ngu dốt và câm lặng, như bầy cừu được dẫn đến lò mổ” – George Washington.

Điền Phương Thảo

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Ai bật đèn xanh cho công an TP Hồ Chí Minh tra tấn người biểu tình ôn hòa?
Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu 20183:00 CH

FB Châu Đoàn

Việc công an tp HCM bắt người vô cớ, đánh đập dã man chỗ công cộng rồi tiếp tục tra tấn những người bị bắt tại đồn khi họ không cho mật khẩu truy cập vào điện thoại là rất đáng lo ngại.

Có nhiều người bị thương nặng, trong ấy có người bị chấn thương sọ não, bị đa chấn thương nội tạng. Nó thể hiện rằng chính quyền sẵn sàng hành động vô pháp, đạp lên quyền tự do cá nhân của người dân, coi rẻ sinh mạng của người dân.

Tôi tự hỏi tất cả những sự đàn áp này là do chính quyền tp HCM hay do chỉ đạo từ trung ương. Bất luận là từ đâu thì đây cũng là một sự việc rất đáng buồn, rất đáng lo ngại và công luận nên quan tâm. Quan tâm bởi điều này liên quan tới chất lượng sống của cộng đồng, ai cũng có thể là nạn nhân của sự bắt bớ và đánh đập tuỳ tiện.

Tuỳ tiện đến mức, chỉ cần thấy một người đưa điện thoại lên để ghi hình, là bọn bịt mặt có thể xông vào đánh đập và bắt bớ. Lưu ý là ngày 17/6/2018 vừa qua không có biểu tình, những nhân chứng bị bắt và đánh đập đều đi công việc khác. Có thể họ bị nghi là có ý định biểu tình nhưng kể cả có biểu tình thì công an tp HCM cũng không có quyền làm như vậy.

Đừng nói là không phải công an đánh đập bởi những kẻ ra tay mặc thường phục, đeo khẩu trang. Không phải là công an nhưng những hành động này diễn ra trước mắt công an, nạn nhân bị quẳng lên xe để đưa về đồn thì bản chất vẫn là hành động của chính quyền.

Sự việc này khiến tôi liên tưởng tới phong trào cải cách ruộng đất vào đầu những năm 60 thể kỉ trước khi người nông dân có quyền bắt bớ, đấu tố rồi kết án tử hình với tầng lớp địa chủ. Điểm chung ở đây là quyền lực rơi vào tay kẻ ít học, được sai bảo là làm mà không hề suy xét đúng sai.

Kết quả là phong trào CCRĐ đã giết oan rất nhiều người và ông Hồ Chí Minh đã khóc vì sai lầm này. Một phong trào sửa sai được phát động sau đấy nhưng người chết rồi thì có sửa đến đâu cũng không thể sống lại được.

Tôi tự hỏi những vị lãnh đạo cao cấp có biết tới những sự việc đàn áp người dân một cách man rợ, đầy thú tính của chính quyền tp HCM và họ có nhìn nhận sự việc xảy ra là một sai lầm không.

Người dân chưa phải là một tội phạm, và có là một tội phạm thì cũng không được tra tấn, dùng nhục hình với họ. Việt Nam đã ký Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment- CAT) ngày 07/11/2013. Quốc hội đã phê chuẩn công ước này ngày 28/11/2014 và Việt Nam nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký LHQ ngày 05/02/2015.

Những sự việc vừa qua cho thấy chính quyền tp HCM đã vi phạm công ước này và đã xâm hại nghiêm trọng quyền con người. Họ đối xử với người dân như thể với một loài dã thú nguy hiểm.

Xin nhớ cho là những người bị bắt vẫn đầy đủ quyền công dân, họ không phải là tội phạm đã bị kết án. Điều này cho thấy chính quyền tp HCM đã chà đạp lên luật pháp và hành xử man rợ đến đâu.

Tôi nhắc lại là tôi không ủng hộ bạo lực với bất kỳ phía nào. Tôi chỉ ủng hộ biểu tình ôn hoà để người dân có thể thể hiện thái độ của mình với một chính sách, hay một dự luật của chính phủ đưa ra. Những kẻ cố tình lợi dụng sự hỗn độn để gây rối cần được nghiêm trị.

Chính những kẻ gây rối đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của biểu tình và đã tạo cớ cho chính quyền đàn áp người dân đi biểu tình ôn hoà.

Khi cả xã hội dùng đến bạo lực, ấy là một tín hiệu cho thấy xã hội đã suy đồi thành man rợ, vô pháp vô luân, tất cả sẽ là một đống nhầy nhụa của thù hận, ngu dốt và ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Có một nỗi buồn không nhỏ khi nhìn thấy đã bao năm trôi qua mà xã hội này tuy có được vài con đường cao tốc, vài toà nhà cao tầng nhưng chính quyền tp HCM đã hiện nguyên hình là một chính quyền man rợ, coi rẻ mạng sống của người dân.

User avatar
MatVit
Posts: 834
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Một Cuộc So Găng

Nguyễn Di Ngữ


Tôi biết là Chủ Nhật bình yên, nên chỉ ra đường từ 9g. Ngồi nhâm nhi ly café nhìn xuống phố, những đoàn xe gắn máy bất thường cũng đang tà tà về Sài Gòn từ các hướng, phải thế chứ.
Trung tâm Sài Gòn ngột ngạt và vắng hoe, Dòng xe như những đoàn quân đang ra trận, tiến về Tân Sơn Nhất. Rào chắn, thép gai, bầy Hán gian ăn mặc đủ màu làm người Sài Gòn quen mắt rồi, nên hình như không ai bận tâm mà thu những bức ảnh khó coi làm mất đẹp sáng Chủ Nhật.

Tôi chạy trên đường Phan Đình Giót, lòng chợt nghĩ, thiếu cha chi cái tên đẹp mà nhét tên thằng cắt ké này ở con đường chính vào sân bay thuộc hạng quốc tế của Sài Gòn thiệt là chán. Tại góc đường Huỳnh Lan Khanh là một tá xe cảnh sát trong tư thế sẵn sàng tác chiến. đám mô tô cảnh sát lượn tới lui theo đoàn xe gắn máy của người Sài Gòn đang hành quân trấn áp bọn tay sai, Có vài chàng tuổi trẻ nẹt ga ầm ỉ, lạng lách vài đường, khiêu khích đám áo vàng đang căng mắt canh chừng.

Vòng sang Trần Quốc Hoàn, tôi chạy dọc công viên. Bầy Hán gian, bày binh bố trận kinh thiệt, trên những lối đi bộ trong công viên là một đám an ninh chìm nổi, mấy chiếc xe pick up chở một đống khiên chống biểu tình đậu sẵn đợi lệnh, tài xế ứng chiến trong cabin. Đám DQTV mặc áo giáp đi từng toán dọc trên vỉa hè.

Theo đường Trương minh Ký tôi chạy về Sài Gòn. Ngó vào góc Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu) mấy tên áo xanh chia nhau đứng dài theo hè phố. Cách xa khu công viên Hoàng Văn Thụ mà giặc cũng canh chừng, ghê thiệt. Tội nghiệp con đường Trương Tấn Bửu, nơi lâu lắm rồi, thuở còn đi học có lúc tôi sống ở đó.

Lâu lắm tôi mới có dịp dạo một vòng, Kia là chợ Trương Minh Giảng bây giờ hình như nó thấp đi so với con đường bao lần bị nâng cao, chống ngập, vậy mà mưa xuống là phải lội. Cả đại học Vạn Hạnh cũng chẳng giống ai, phía mặt tiền cầu Trương Minh Giảng, người ta phơi quần áo dọc ngang trên mấy tầng cao trông quá tởm. Đúng là văn hoá thời mạt vận.

Nhà thờ Đức Bà hôm nay vắng hoe, công an và rào thép gai làm du khách nổi da gà khi tới đó. Với đà này, nay mai thành phố du lịch của hòn ngọc viễn đông sẽ tiêu tán đường. Tôi chạy xe thật chậm làm mấy tên trật tự đứng bên lề thiếu điều bước xuống đường,. Tôi đâm ra khoái cái lối chọc giận của mình. Một sáng bình yên, giữa bầy Hán gian đông như kiến.

Hai giờ trưa, tôi nai nịt lên đường và chạy thẳng lên Tân Sơn Nhất. Buổi chiều chưa tới giờ hẹn mà dân Sài Gòn cỡi xe gắn máy dập dìu hướng về điểm khai trận rồi. Từng đoàn, từng đoàn nối đuôi nhau, Người trẻ Sài Gòn vẫn hiên ngang đội nắng hành quân. Người Sài Gòn đã bước qua vạch mốc sợ hãi, đang so găng với bầy công an tại những điểm nóng như lò bát quái.

Đường Vỏ Tánh từ cổng Bộ Tổng Tham Mưu ngày trước kéo dài tới chợ Bà Chiểu, hình như người ta, trong khu vực, mang hết xe gắn máy ra đường rong chơi. Dưới cái nắng 16 giờ mà khúc đường rầy xe lửa cắt ngang có mấy lúc Gần Kẹt Xe, tôi đã đánh mấy vòng qua con đường đó.

Hơn 16g thì mặt trận tại công viên Hoàng Văn Thụ có thêm đoàn quân mới, Áo giáp, nón sắt ngồi hàng hai trên xe tải, chạy lòng vòng quanh công viên. Lối dẫn vào phi trường nhộn nhịp hẵn lên, xe gắn máy là đông nhất. Bọn đứng canh biết rõ đó là dân Sài Gòn chuẩn bị xuống đường bằng xe máy, nhưng làm gì được nhau? Trên đường mà.

Đoàn quân trấn áp bao vây khu vực công viên bằng xe pick up trang bị đủ thứ nối đuôi nhau, mô tô màu trắng chạy dọc ra hướng Cộng Hoà, đậu kín khu Maximax.

17g Trên cầu vượt là những dòng xe gắn máy, từng tốp kéo nhau rẽ vào sân bay, cú diệu võ dương oai này là bọn an ninh nhốn nháo. Hình như tất cả bọn chúng đều đứng bật dậy từ hai bên đường, ở các góc ngã ba, ngã tư. Tiếc là tôi không thể bấm vài tấm ảnh ghi lại bức tranh so găng của người Sài Gòn và bầy Hán gian lúc này.

Cuộc dàn trận của hai bên cứ thế kéo dài hơn 30 phút. Tôi theo một đoàn xe gắn máy khá đông hướng về Sài Gòn, theo đường Công Lý. Trên tuyến đường này, vào thời điểm đó, lực lượng chống biểu tình lộ hết nguyên hình, Nếu tính sơ bộ chí ít hôm nay giặc đã chuẩn bị cả sư đoàn để ngăn chận biểu tình. Ở công viên Hoàng Văn Thụ đã gần ngàn mạng đủ loại. Dọc các tuyến đường của Sài Gòn, nơi nào cũng có bọn chó săn đứng ngó.

18g . Mùa này trời vẫn chưa tối. xe chửa cháy còn đậu ở góc Hàn Thuyên, lực lượng mô tô và xe bắt người vẫn còn án ngữ ở Nguyễn Du, góc Hai Bà Trưng và Thống Nhất. Cái công viên to lớn như thế mà lạnh tanh, Chiến địa ở đây rờn rợn.

Tôi chống xe đứng sát công viên trước nhà thờ Đức Bà, Buổi chiều trời mát, dân Sài Gòn tụ ở đây khá đông chen lẫn cùng du khách, chính số đông này làm bọn giặc căng mắt đợi, vài chiếc xe cảnh sát chớp đèn hiệu, chạy quanh nhà thờ. Ai yếu bóng vía sẽ tưởng như mình đang ở giữa khu vực giao tranh.

Một xe 50 chỗ ngồi chở du khách đến tham quan muộn, chiếc xe vừa ngừng lại trước trường Hoà Bình thì một đám công an nhào tới ra dấu cho tài xế chạy tiếp. Trời đất khu du lịch chi mà lạ rứa, dừng xe đỗ khách cũng cấm, Quanh khu nhà thờ biển cắm dựng khắp nơi, thiệt hết nói nỗi cái lũ người rừng lạc vào thành phố này rồi.

Một tên cớm cỡi mô tô đuổi tất cả xe đang đậu sát công viên. Đành phải dời gót ngọc, nơi này là lề đường bọn nó có cớ để cấm. Chạy dọc theo Tự Do một đổi, tôi cắt ngang ra phía Bạch Đằng, tới Nguyễn Huệ nhìn về phía xa, có vài người đang lang thang trên phố đi bộ, hai bên vẫn có những dòng xe của người trẻ Sài Gòn đang tiếp tục hành quân. Phía công viên dọc bờ sông vắng hoe, ngoại trừ vài du khách nước ngoài không biết ất giáp gì về một thành phố nồng mùi chiến tranh, thứ chiến tranh không có tiếng súng.

Hôm nay ở Sài Gòn, tôi có một ngày Chủ Nhật để dạo quanh xem cổ máy đàn áp của bầy Hán gian dàn trận. Khi tôi về đến nhà đã 18g hơn. Có lẽ Sài Gòn của tôi vẫn đang tiếp tục cuộc so găng giữa hai đối thủ, một bên trang bị tận răng đồ chơi của quân đội, bên kia là những người tay không với trái tim sắt đá đang gìn giữ cơ đồ trong nanh vuốt của bầy dã thú.

Nguyễn Di Ngữ
24-06-2018

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Sài Gòn trong vòng vây quân Nguyên

Image
Công an chìm nổi xuất hiện khắp các ngả đường khu vực trung tâm Sài Gon nhằm ngăn chặn cuộc biểu tình h6m 17 Tháng Sáu.

Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu, năm 2018.

Có người sẽ hỏi, sao người Sài Gòn nhát gan quá vậy. Chủ Nhật như vầy trời trong nắng ráo mà không làm nổi một cuộc xuống đường cho ra hồn.

Xin thưa, hôm nay, người Sài Gòn có ba lần đặt chân vào vạch bắt đầu. Nhưng cuộc chạy đua không thực hiện được, quân Nguyên đông như kiến.

Quý vị sẽ thế nào trước một đám giặc đếm không hết, từ hồ Con Rùa, qua Bưu Điện, xuống Nguyễn Huệ, tới chợ Bến Thành.

Tôi nói không ngoa, giặc đông hơn người đi đường. Chỉ cần quý vị đứng lại một điểm nóng nào đó là tức thì có hai, ba thằng da vàng mũi tẹt, trang bị áo giáp chống biểu tình của Trung Cộng, mò tới, mời quí vị đi chỗ khác chơi. Đã thế nó còn huơ huơ cây ba trắc đen thui chỉ thẳng vào mặt quí vị, bất cần luật pháp:

– Đi chỗ khác, chỗ này chúng tôi đang làm việc.

Ai biết nó làm việc gì, chỉ thấy từ trước đến nay, lũ côn đồ đó đứng tại những chỗ như vầy chỉ là để trấn áp tất cả các khởi động cho một cuộc xuống đường.

Nếu quý vị có đôi lời phân bua thì lập tức, chúng sẽ “trịnh trọng” khiêng quí vị lên xe bắt chó đậu kế bên. Ở đây, chỗ này, hôm nay không có luật, chỉ có bắt người, là luật rừng, luật bất thành văn của quân Nguyên.

Mà khốn nạn thay, cuộc xuống đường có thành công hay không chỉ trông cậy vào giờ G. Chỉ cần bốn, năm người phất cái biểu ngữ hay một tấm giấy trắng lên cao là sẽ có hàng ngàn người nhập vào và cuộc tuần hành sẽ vô phương cản trở.

Nhưng cái khó là làm sao để mũi tên rời cái cung, nó như một hiệu lệnh, ai sẽ là người bắn mũi tên đầu tiên đó. Cây cung này không thể vươn ra một mình được, cần ít nhất là hai tới ba người. Chúng nó biết thế nên không có chuyện ba bốn người đứng chung, chúng chia nhau đi dạo trên từng tấc đường tại những nơi mà cuộc xuống đường có thể nhen nhúm.

9 giờ 01 phút sáng: Khi chuông nhà thờ báo tan thánh lễ, những giáo dân sắp bước ra phía công viên (hai bên nhà thờ có hai hàng giàn giáo dựng cao vút, nhà thờ đang sửa chửa).

Ngay lập tức đủ thứ màu áo, tràn ra công viên chúng dàn ngang dưới chân tượng Đức Mẹ, ngay trên đường Nguyễn Du, làm một hàng rào bất khả vượt qua.

Chúng chẳng cần kéo rào thép gai, chúng dùng thân thể được 90 triệu dân vỗ béo đứng sát vai làm rào chắn.

Chỉ cách đó 50m, là một đoàn người lố nhố trên đường Tự Do, ngàn con mắt nhìn về công viên, chỉ cần một tíc tắc, mũi tên bật đi là sẽ dậy một trời. Nhưng giặc đông hơn giáo dân và người đứng đợi. Thua! Không thể khởi động.

Hơn thế nữa, trước 9g đã đó những ca bắt nguội, chúng thản nhiên tà tà đi tới con mồi và ba bốn tay kéo lôi nạn nhân lên xe. Đoàn người đứng đó căm phẫn ra mặt nhưng làm gì được đây, bọn chúng là quân Nguyên trá hình mà.

Người đợi kẻ trông, thương nhất là tuổi trẻ, các em rong xe hết lối này qua đường khác, như một bầy én của ngày đầu Xuân. Những đôi mắt mong ngóng thấy mà tội.

9 giờ 50 phút sáng: Giặc kéo hàng rào phong tỏa đường Tự Do.

10 giờ 10 phút: Ở Nguyễn Huệ, những cảnh bắt người chưa có trong lịch sử pháp luật. Tôi quẹo từ Lê Lợi vào Nguyễn Huệ, tại góc đường, thì nghe một tên mặc thường phục trông rất hiền từ, hắn nói với một tên áo vàng:

– Thấy bà mặc áo hồng đi với tên áo khoác kia không. Bắt con mẹ đó.

Chỉ thế thôi. Đó là lệnh bắt người và thi hành tại chỗ, làm sao biết tên này là ai, trong bộ thường phục hiền hòa như vậy? Chúng cầm máy gọi nhanh, một chiếc xe cảnh sát tới và cả hai đương sự bị lôi lên xe, ngay trên phố đi bộ vào sáng Chủ Nhật trước hàng trăm du khách.

Cùng lúc đó bên kia đường trước của ciné Rex, chúng đang kéo một thiếu nữ, mặc váy đầm, tôi chỉ thấy thấp thoáng mái tóc nhuộm màu vàng, búi cao bị nhét vào xe.

Xa hơn chút nữa một toán chừng 20 thanh niên đi xe máy vừa dừng bên đường thì bọn DQTV nhào ra, chúng bắt người như đóng phim trên đường phố. Một khởi động nữa bị đánh sập từ phút đầu.

10 giờ 45 phút sáng: Tại công trường Lam Sơn sau lưng Hạ Nghị Viện, trên đường Hai Bà Trưng, một toán chừng hơn trăm người vừa bung ra đổ xuống phía tượng Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, thì tại khu vực này giặc làm một chốt dày kín cả hai ngã tư.

Một cuộc rượt đuổi và vây bắt làm kẹt cứng một khúc đường, tôi chỉ kịp bấm mấy tấm ảnh thì phải biến ngay, trước mặt tôi một thanh niên vừa bị tước máy. Trận đánh kéo dài 30 phút.

Trên trận địa là khoảng 100 xe gắn máy 125cc của đám DQTV, của cảnh sát, xếp hàng với hàng chục xe tải nhỏ gắn đèn, hụ còi vang cả trung tâm thành phố.

Dù mặt trận đang hồi khốc liệt như vậy, người Sài Gòn vẫn bu quanh, như để an ủi, như để cầu mong một cơ may cứu nạn, hay trang bị thêm kinh nghiệm cho mình, hoặc nhét vào tim một chút phẫn nộ thốt không nên lời.

Tôi chạy xe máy rề rề sát vỉa hè ngang qua nơi vừa xảy ra cuộc trấn áp. Bổng thấy một tay đội nón và mặc áo của tài xế Grab. Hắn chống ngang xe trước mặt tôi và hất hàm nói trống không:

– Thôi anh em về chỗ cũ đi.

Tôi ngó dáo dác hai bên thì thấy 4, 5 tay trẻ măng, vạm vỡ hướng mắt về tên tài xế, rồi từ đám đông tách ra chia hai tốp băng qua đường.

Quân Nguyên trà trộn nhiều cách, nhiều chiêu làm sao tránh né đây? Sài Gòn hôm nay có một thứ du kích đáng sợ hơn ngày xưa thời mà quân giải phóng miền Nam còn cầm cờ xanh đỏ trên tay.

Quả là thương Sài Gòn và thương người Sài Gòn hôm nay, ngày uất hận trào ra khỏi buồng ngực, môi cắn môi rướm máu.

Đó quý vị thấy chưa, tụi tui dân Sài Gòn thứ thiệt, nghe tiếng gọi núi sông, kéo nhau vào trận. Chưa làm được chi đã lãnh cú nện vào bụng, vào đầu, bị lôi kéo như súc vật, ném lên xe, đạp đánh. Đủ thứ danh gọi cho một cuộc đàn áp, thứ đàn áp không thương tiếc, không chất người.

Chúng tôi là ai? Người Sài Gòn đó. Những cư dân trong cái thành phố phải ngó trước ngó sau mỗi khi ra đường. Phải cẩn thận liếc ngang liếc dọc, xem kẻ đứng kề bên trong bộ trang phục rất bình thường đó có phải là công an chìm không. Thưa quý vị khó biết vô cùng. Nói toạc móng heo. Hay không bằng hên. Ra trận cầm chắc từ bị thương tới “vô hộp.”

Chúng tôi chửi chúng mỏi miệng rồi, nên bây giờ chán không chửi nữa mà húc vào chúng, vậy được chưa?

Có thể trong hoàn cảnh của chúng tôi, quý vị sẽ bị đánh từ thắt lưng xuống bằng dùi cui, quý vị sẽ bị đạp vào mặt bằng giày đinh, quý vị sẽ bầm dập như con nắm, nói theo kiểu đồng bằng Nam bộ.

Vậy thì chớ nên trách sao Sài Gòn quá nhát không làm nổi một cuộc xuống đường. Không theo gương nơi này, chỗ nọ. Tội nghiệp chúng tôi, tay không phải đối mặt với hàng tá trang bị của quân đội dành chống lại con người. Và những thứ đó quân Nguyên tại Sài Gòn được trang bị tận răng.

Nói cho cùng dù sẵn sàng hy sinh, người ta cũng phải tính cái giá của sự hy sinh đó chứ. Cứ đợi đấy, người Sài Gòn chưa hề biết sợ, nhất là không bao giờ chịu sống nhục.

Đó. Thưa quý vị, đó là chân dung lầm than của Sài Gòn trong sáng Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu, năm 2018.

User avatar
saohom
Posts: 2215
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

19 Tháng Tám - Ngày cáo chung chế độ Cộng sản bán nước!
Lê Thiên
(Danlambao) - Bài này gợi nhắc ngày 19 Tháng Tám. Lẽ ra nó trình làng đúng ngày 19/8. Nhưng chờ tới ngày ấy, bài viết sẽ giảm hoặc mất tác dụng. Vây, mạn phép cho nó xuất hiện sớm, ước mong nó góp phần vào ngòi nổ “chào ngày 19/8”.

Bố cục và luận cứ của người viết có thể chưa đủ sức thuyết phục. Nhưng chính biến cố 19/8/1991 tại Liên Xô là động lực! Biến cố này hy vọng sẽ khuấy lên lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của toàn dân Việt Nam chống họa xâm lăng của Tàu cộng qua sự hà hơi tiếp sức và mưu đồ bán nước đầy trí trá của tập đoàn CSVN. Ước gì bài này được chuyển tải đến mọi người dân trong nước kể cả cán bộ, bộ đội, công an/cảnh sát của chế độ đương quyền. Hết thảy chúng ta - con dân Việt Nam, đều cùng chung trách nhiệm cứu nước khỏi tay Tàu cộng.

Ngày 19/8/1991 trên đất Nga và với CSVN

Với CSVN, ngày 19/8 là ngày lịch sử trọng đại, ngày kỷ niệm Cách mạng Mùa Thu 1945, khi Việt Minh (tiền thân CSVN) cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim khi Chính phủ này vừa tuyên bố Độc lập thoát ách nô lệ thực dân. Từ “cướp” này được sách “sử” CSVN dùng chính thức. để diễn tả Viêt Minh ăn cướp bằng cả gian trá lẫn bạo lực, xin không dài dòng ở đây.

Đến đầu thập niên 1990, một biến cố 19/8 khác tái hiện không phải tại Việt Nam, mà là tại Liên Xô, pháo đài kiên cố của chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế. Đích xác ngày 18 Tháng Tám, năm 1991, khi Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev cùng gia đình đang nghỉ hè tại đảo Crimea (thuộc nước Ukraine, một trong 14 nước chư hầu Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ) thì một nhóm các quan chức cao cấp CS Xô Viết kết thành Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước kéo đến Crimea, gặp Gorbachev, và sau đó giam lỏng cô lập hóa ông này rồi cùng trở về Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) để hôm sau 19/8/1991 tiến hành cuộc binh biến/chính biến.

Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước gồm: Gennady Yanayev, Phó chủ tịch Liên bang Xô viết; Vladimir Kryuchkov, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Xô Viết KGB; Boris Pugo, Bộ trưởng Nội Vụ; Dmitriy Yazov, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về cái bộ sậu đầy quyền uy nắm cả Quân đội lẫn Công an/Cảnh sát và Mật vụ Tình Báo của Đảng và Nhà Nước Liên Xô.

CSVN vững tin như vậy. Từ ngày 18/9/1991, khi cuộc đảo chánh chỉ vừa hé lộ, giới cầm quyền CSVN hân hoan mở cờ. Truyền thanh đảng và Nhà nước CSVN phóng tin “tiên tri” về sự thành công rực rỡ của Cách mạng 19 Tháng Tám Liên Xô, sẽ hạ bệ “bè lũ” Gorbachev, đập tan chủ trương đổi mới về kinh tế (perestroika) và mở cửa về chính trị (glasnost) “thân Tây phương” của ông này.

CSVN coi “Cách mạng 19 Tháng Tám (1991) tại Liên Xô là sự lặp lại một cách kỳ diệu Cách mạng Mùa Thu ngày 19/8/1945” của CS tại Việt Nam tiền đề của cuộc chiến thắng 30/4/1975 trên Miền Nam Việt Nam! Nhưng người dân Việt Nam thì lại không quên, sau khi cướp đoạt Miền Nam Việt Nam, CSVN đã biến Miền Nam VN thành nhà tù khổng lồ chôn vùi cuộc sống không những của Quân Cán Chính Miền Nam VN mà còn của cả nhân dân Miền Nam VN, dĩ nhiên trừ bọn nằm vùng và đám a dua vô liêm sĩ. Hàng triệu người dân Miền Nam VN đã phải băng núi, băng rừng, lội sông, lội suối, vượt biên, vượt biển đi tìm tự do, thà chết hơn là sống dưới sự kìm kẹp của CS.

Nhắc lại vào thời điểm 1975, tập đoàn CSVN đi theo đường lối cai trị sắt máu của CS Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô và Tàu cộng. Nhưng năm 1982, khi trùm Liên Xô Brezhnev chết, Yuri Andropov, đầu sỏ KGB lên ngai chưa được hai năm rồi cũng chết năm 1984. Konstantin Chernenko lên nắm quyền TBT vừa hơn một năm thì cũng vĩnh viễn ra đi vào đầu năm 1985. Tháng Ba 1985, Ủy viên Bộ Chính trị CS Liên Xô Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí Thư Đảng kiêm Chủ tịch Nhà nước Liên bang Xô viết.

Chính sách Perestroika (đổi mới kinh tế) và đường lối Glatnost (mở cửa về chính trị) của Gorbachev có phần cởi mở. Người dân VN cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, hy vọng CSVN sẽ theo Liên Xô mà nới rộng một chút quyền sống đang bi bóp nghẹt trong cả nước. Nhưng CSVN thì lại cay cú Gorbachev, coi ông là lực cản của chế độ Cộng sản toàn trị.

Dầu vậy, từ đầu năm 1986, nhà cầm quyền CSVN có vẻ chùn tay, tiến hành vài cải cách. TBT Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ. Ông cũng viết báo dưới mục “Nói Và Làm” (Nguyễn Văn Linh), xem ra tán dương “cuộc đổi mới”! Nhưng NVL cuối cùng đã cùng bè đảng CS của ông lùa dân Việt Nam vào rọ sắt, siết chặt giới cầm bút, cũng như xích chặt toàn dân VN vào cái chuỗi xích sắt đảng trị qua cái gọi là Hiến pháp xã nghĩa Cộng sản trị.

Trong khi đó, tại Liên Bang Xô Viết và Đông Âu càng về cuối thập niên 1980, vị thế của Chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu càng lung lay trước sức quật khởi, đầu tiên là của nhân dân các nước Đông Âu chư hầu Cộng sản khiến phe chủ trương toàn trị cực đoan càng ra sức vùng vẫy. Phía chóp bu CSVN thì tin cuộc đảo chánh ngày 19/8/1991 của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ là một cuộc cách mạng “tất yếu” và “tất thắng” của bạo lực Cách mạng.

CSVN tung hô cuộc đảo chánh ở Liên Xô như là “sự lặp lại kỳ diệu” cuộc “Cách mạng Mùa Thu 19/8/1945” của CSVN. Họ tin chắc với “3 công cụ bạo lực cách mạng” nồng cốt gồm Bộ Quốc Phòng với Quân đội hùng hậu, Bộ Nội Vụ với Công an Cảnh sát trung với Đảng và Cơ quan Tình báo Chiến lược KGB, phe đảo chánh tức Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước Liên Xô sẽ đập tan “bè lũ” Gorbachev cùng “bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ”, giành lấy thắng lợi vẻ vang về cho chủ nghĩa CS quốc tế anh hùng.

Bất ngờ, nhân dân trong Liên Bang Xô Viết vốn bị ức chế suốt 3 phần tư thế kỷ không kiên nhẫn nổi nữa. Toàn dân nhất tề vùng lên viết lên trang sử: Khai tử chủ nghĩa Cộng sản, mở ra quyền tự do làm người không phải chỉ riêng cho người dân Nga mà còn cho các dân tộc khác khắp vùng Ban-Nhĩ-Cán cùng nhiều quốc gia khác khắp thế giới!

Chính vào ngày 19/8/1991, đang khi Gorbachev bị phe đảo chánh với danh nghĩa Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước cầm chân trên đảo Crimea, thì nhân dân Liên Xô lại tràn ra Thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục. Quân đội đứng về phía dân biểu tình. Công an/Cảnh sát án binh bất động. Cuộc “Cách mạng Dân chủ Nhân dân” đúng nghĩa toàn thắng bạo quyền..

Người ta nói tới vai trò của Boris Yeltsin lúc bấy giờ đang là người đứng đầu đảng và Nhà nước Nga khi ông ta hiên ngang đứng trên nóc chiếc xe tăng do Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước điều tới để cổ vũ nhân dân giành lấy quyền làm dân, quyền làm người! Boris Yeltsin được xem là người hùng. Nhưng sự thật, chính nhân dân Liên Xô mới là anh hùng của cả nước Nga lẫn Liên Bang Xô Viết và toàn thế giới, mở ra trang sử tự do dân chủ ngay bên trong sào huyệt Cộng đảng độc tài chuyên chế.

Bám đuôi Tàu Cộng

CSVN thất vọng ê chề! Họ vội vàng tìm phao! Mất Liên Xô thì còn chỗ dựa nào khác ngoài Cộng đảng Tàu phù, dù rằng Tàu cộng chỉ mới đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của VN (năm 1974). Đến năm 1979 chúng lại xua quân tràn qua biên giới Việt-Hoa, tấn công Việt Nam, giết chết hàng vạn quân dân VN, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều phần đất dọc biên giới phía bắc, rồi năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Mạc thuộc quần đảo Trường Sa (năm 1988).

Vậy mà chỉ 2 năm sau, năm 1990, những kẻ đứng đầu Đảng và Nhà nước CSVN chấp hành lệnh triệu tập của Hán triều, lục tục kéo nhau sang Tàu bái yết thượng hoàng tại Thành Đô. Gọi đó là Hội nghị Thành Đô, song chẳng có lấy một chương trình nghị sự song phương mang tính “hội nghị” bình đẳng giữa hai bên, mà chỉ thấy một bên trịch thượng truyền lệnh, một bên khúm núm, cúi đầu vâng dạ. Cả bộ sâu đảng quyền CSVN sang Tàu hầu Hán, đầu Đảng là Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư Đảng CSVN); đứng đầu Nhà nước CHXHCNVN là Đỗ Mười; Cố vấn tối cao là Phạm Văn Đồng!

Sau cái Hội nghị mờ ám ấy, Việt Nam mất Ải Nam Quan, mất Thác Bản Giốc về tay Trung Quốc! Lãnh thổ Việt Nam mất đi nhiều kilômét sâu vào nội địa VN dọc biên giới Việt Hoa. “Mật ước Thành Đô” ra đời, nhưng đố người dân VN biết được những cái “bí mật” gì, ngoại trừ 16 chữ vàng và 4 tốt do thiên triều ban cho:

+ Ổn định lâu dài – Hướng tới tương lai – Láng giềng hữu nghị – Hợp tác toàn diện!

+ Láng giềng tốt – Bạn bè tốt – Đồng chí tốt - Đối tác tốt!

Tàu cộng hoành hành trên Biển Đông, ngang ngược xua đuổi, tấn công ngư thuyền, ngư dân Việt Nam, hoặc cấm cản phía Việt Nam khai thác dầu khí trên chính vùng lãnh hải của mình, thậm chí Tàu cộng đưa những máy bay quân sự loại mang bom hạng nặng tối tân, cùng tàu chiến, hàng không mẫu hạm hoặc ồ ạt xây dựng các hải đảo chúng cướp của ta biến thành những cơ sở quân sự cao cấp tối tân… một cách ngang nhiên tác oai tác quái. Nhưng đã trót nhận 16 chữ vàng và 4 tốt làm khuôn vàng thước ngọc, CSVN câm như hến. Họa hoằn “người phát ngôn” lắp bắp mấy công thức phản đối ngoại giao chiếu lệ!

Bá quyền Đại Hán càng gia tăng mưu đồ thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hà hơi tiếp sức tập đoàn CSVN lươn lẹo luật hóa hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế để cho Hán triều dễ dàng thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam mà không phải gặp sự phản kháng nào trong khi ba địa điểm gọi là ba đặc khu kinh tế toan tính cho thuê lên tới ngót trăm năm lại là trọng điểm chiến lược của quê hương Việt Nam (Vân Đồn ở bắc, Bắc Vân Phong ở Trung và Phú Quốc ở Nam). Trong khi dự luật Đặc khu là mưu đồ bán nước của tập đoàn CSVN thì luật An ninh mạng hỗ trợ bằng thủ đoạn bịt mồm, bịt mắt, bịt tai, trói chân tay người dân.

Chúng ta không quên vụ Nga đánh cướp Crimea thuộc quốc gia Ukraine hồi năm 2014.

Crimea, bài học gì cho Việt Nam từ lập luận của tướng Cương?

Vladimir Putin, Tổng thống Nga từng đưa ra lập luận rằng “người Nga sống trên đất Crimea nói tiếng Nga, sinh hoạt theo tập tục văn hóa Nga cần được Nga bảo vệ” thoát khỏi vòng vây nước Ukraine. Năm 2014, Putin xua quân Nga tiến chiếm Crimea. Và ngày nay Crimea là đất Nga của người Nga! Chuyện Crimea hồi đó có lẽ người Việt Nam ít ai để tâm tới. Nhưng lúc bấy giờ, chúng tôi đã có bài “Bài học Ukraina [Ukraine] – Nước ta trước họa Tàu-Nga” đăng tải trên Dân Làm Báo ngày 30/4/2014.

Qua bài trên, chúng tôi chứng minh tham vọng của cả Tàu lẫn Nga trong mưu đồ cướp đất các nước nhược tiểu xung quanh hầu mở rộng quyền bá chủ vốn tiềm ẩn trong não trạng Cộng sản nước lớn xưa nay. Chúng tôi cũng đã báo động về cái não trạng “cuồng Nga”, “vọng Tàu” cực đoan, mù quáng trong hàng ngũ cán bộ quan chức CSVN xưa nay. Nơi đoạn “ Ai học được chữ ngờ?” chúng tôi có nêu câu hỏi: “Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chẳng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ “bảo vệ lợi ích hợp pháp” của người Nga, người Tàu, bảo đó là một hành động “công khai và đúng luật”, hay ngụy biện rằng đó “không phải là hành động ‘gây sự’”?

“Chưa cần bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu trên khắp đất nước Việt Nam,” chúng tôi chỉ đưa ra lời phát biểu của tướng CACS Lê văn Cương trả lời cho VTC News trong cuộc phỏng vấn ngày 03/03/2014, để mọi người Việt Nam nhận rõ sự đốn hèn của CSVN và mối nguy đang rình rập Việt Nam như thế nào từ não trạng lệ thuộc và tầm nhìn “chiến lược” bán nước ấy.

Tướng Cương biện hộ việc “người bạn láng giềng” khổng lồ Nga đánh cướp lãnh thổ Crimea của nước nhỏ Ukraine bằng lời phán chắc nịch: “Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Thay vì chứng minh cụ thể thế nào là “phù hợp với luật pháp quốc tế”, tướng Cương ỡm ờ: “Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm [Crimea] nói riêng và Ukraine nói chung.” Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược CA/CSVN còn khẳng định: “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật.”

Hiểm họa Tàu Cộng và có thể cả hiểm họa Nga Cộng là ở chỗ đó. Ta thử đặt câu nói trên vào số phận 3 Đặc khu Kinh tế tương lai trên lãnh thổ VN và cho rằng “Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Tàu/Nga như người dân Việt Nam cáo buộc, mục đích của Tàu/Nga công khai và đúng luật.” Bấy giờ đất nước ta sẽ như thế nào?!

Miệng lưỡi Lê Văn Cương rõ ràng phản ánh chính xác tâm lý phò Nga, vọng Tàu của tập đoàn CSVN trước sau như một mà Lê Duẩn đã thú nhận: “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.

Nỗi đau nào cho dân tộc Việt Nam?

Nhìn lại cục diện Việt Nam từ sau 30/4/1975, chúng ta thấy người dân trong nước cam chịu khổ nhục, hầu như hoàn toàn bị dìm tận đáy địa ngục trần gian dưới chính sách toàn trị độc tài, độc đoán và áp bức ác độc của tập đoàn CSVN. Không ít lần, người dân VN hết sức chịu đựng, đã vùng lên đòi đất, đòi quyền, đòi sự sống… nhất là đòi lại giang san của Tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… Nhưng rồi, mọi cuộc xuống đường của dân đều bị đàn áp dã man. Kẻ chiến thắng là Tàu Cộng!

Gần đây nhờ phương tiện internet toàn cầu, nhờ cả dân trí, dân khí lẫn dân tâm được phát huy, người dân Việt Nam can đảm hơn, cương quyết hơn trong các cuộc biểu tình gần đây nhất như chống Công ty Formosa xả thải, như chống dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Không phải chỉ tại hai thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn như trước đây, mà còn tại khắp các tỉnh, huyện từ nam chí bắc, mà quyết liệt nhất là trước Trụ sở Đảng CS tỉnh Bình Thuận và thị trấn Phan Rí vào ngày 10/6 rồi 16/6/2018….

Âm mưu của tập đoàn CSVN bán nước giao đất cho Tàu cộng ngày càng lộ liễu, bọn Hán tộc càng ngang nhiên thách thức ý chí quật cường của người dân Việt Nam, cường độ biểu tình “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” ắt càng gia tăng cao, cả về khí thế lẫn số lượng người dân tham gia, nhất là giới trẻ sinh sau 1975 nay đã nhận rõ bộ mặt thật đảng CSVN: Ánh sáng tự do dân chủ đang ló dạng.

Tức nước vỡ bờ: Toàn dân vùng lên!

Trong bài “Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước” trên Báo Tiếng Dân ngày 24/6/2018, Gs Tương Lai viết: “Nay thì việc Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển, hàng ngày đâm chìm tàu cá, đánh đập ngư dân hành nghề trên biển mà cha ông mình bao đời vẫn ra khơi vào lộng thì làm sao không căm hận? Lại thêm chứng kiến thái độ ngang ngược của bọn Tàu đến làm ăn, du lịch như ở Bình Thuận, nơi dân đang quá bức xúc và phẫn nộ khiến cho sự nhẫn nhục đã bục vỡ. Nay lại nghe nói trong dự thảo Luật có điều khoản Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có khả năng giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài, mà thật ra là nhà đầu tư Tàu, đến 99 năm thì mối hận trên càng trào dâng.”

Cuộc xuống đường của người dân Nga tại thủ đô Mạc Tư Khoa (Moskva) vào ngày 19/8/1991 không chỉ nhắm vào Ủy ban Khẩn cấp Nhà Nước. Chính đó là cơ hội giúp người dân giải tỏa nỗi đau dồn nén tâm lý suốt 74 năm ròng dưới ách thống trị của Cộng sản Liên Xô bằng áp bức, bách hại, che mắt, bịt miệng, bít tai, trói cả chân tay… Dân Nga vùng lên, quật khởi và đã đạt được mục tiêu: Giải thế chế độ Cộng sản, giành lại quyền làm dân, làm người, đem lại tự do, dân chủ và thịnh vượng cho quê hương họ.

Tin chắc không phải chỉ người dân bình thường, mà cả quân nhân, công an/cảnh sát của chế độ CSVN cũng sẽ bừng tỉnh vùng lên, noi gương nhân dân, quân đội, công an/cảnh sát Liên Xô ngày 19/8/1991 làm nên trang sử diệt cộng cứu nước, cứu dân, cứu chính bản thân mình cùng gia đình mình và các lớp hậu sinh thoát ách độc đảng độc tài tàn ác, gian manh, cùng mưu dồ cầu vinh bán nước cho ngoại bang, cụ thể là cho lũ Hán tộc bá quyền đầy tham vọng bành trướng!

Báo động khẩn cho Việt Nam

Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 24/6/2018 có bài “Tướng James Mattis tin Trung Quốc muốn các nước xung quanh thần phục thiên triều”. Chúng tôi cho đây là bài báo mang tính báo động khẩn cấp cho toàn dân Việt Nam, dù đó là tờ báo thuộc lề đảng.

Bài báo cho biết tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vừa lên tiếng cảnh báo: “Triều đại nhà Minh là mô hình Trung Quốc ngày nay hướng đến, họ muốn các nước xung quanh ‘thần phục’ thông qua ngoại giao bẫy nợ lẫn sức mạnh quân sự ép buộc.”

Tướng James Mattis khẳng định: "Mỹ có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) tên lửa chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9, thiết bị gây nhiễu điện từ ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) cũng như cất hạ cánh máy bay ném bom H-6K ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam)".
Ngày 30/6/2018, một bài báo khác cũng trên tờ Giáo Dục Việt Nam gây chấn động không kém trong tâm can người dân VN: bài “Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được”. Bài báo cảnh giác: “Trung Quốc sẽ liên tục cho con nợ vay đến mức đủ lớn để không tổ chức tài chính nào dám cho vay thêm. Đến lúc đó họ ép đàm phán các hợp đồng chuyển nhượng đất.” Tờ báo này lại gợi ý độc giả vào đọc bài “Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka ‘hai tay dâng cảng chiến lược’ như thế nào?”để nhận rõ âm mưu của bá quyền Trung Quốc. Người dân Việt Nam không thể xem nhẹ mưu đồ của Hán tộc, nhất là nó trực tiếp tác động đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy khẩn cấp bày tỏ thái độ dứt khoát đối với nhà cầm quyền CSVN đang tiếp tay Tàu cộng thôn tính đất nước ta trong âm mưu bá quyền bành trướng của bắc phương!

02/07/2018
Lê Thiên

User avatar
MatVit
Posts: 834
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

"VÀI ĐIỀU KHIẾN VIỆT NAM “KHÁC BIỆT” THẾ GIỚI
- Trên thế giới, khi bị tước đoạt dân chủ người ta đổ ra kín đường để đấu tranh,

ở VN người ta đổ ra kín đường xem bắn pháo hoa.

- Trên thế giới, ở tuổi 17 người ta nổi tiếng vì đoạt giải nobel hòa bình,

ở VN người ta nổi tiếng vì ngậm bao cao su lên mạng khoe vú.

- Trên thế giới, khi để bùn đỏ nguy hiểm tràn ra người ta bồi thường và truy cứu trách nhiệm,

ở VN người ta lên báo bảo rằng đấy là “bùn có màu đỏ”.

-Trên thế giới khi tham nhũng thành quốc nạn người ta thực hiện chiến dịch “bàn tay sạch”,

ở VN người ta bảo đừng ném chuột kẻo vỡ bình.

- Trên thế giới, khi ngân sách cạn kiệt, nợ công tăng cao người ta quy trách nhiệm cho chính phủ,

ở VN người ta coi đấy là trách nhiệm toàn dân.

- Trên thế giới, người ta coi việc giành lại những gì của đất nước đã bị cướp đoạt là trách nhiệm của mình,

ở VN người ta “ưu ái” nhường lại cho đời sau.

- Trên thế giới, khi để tham nhũng tràn lan, kinh tế kiệt quệ người ta từ chức,

ở VN người ta bảo Đảng phân công thì tôi làm, tôi không xin xỏ ai.

- Trên thế giới, khi ngoại bang xâm lược bờ cõi, người ta gọi đấy là kẻ thù,

ở VN người ta gọi đấy là anh em.

- Trên thế giới, người ta gọi là thắng lợi khi đánh đuổi được ngoại xâm,

ở VN người ta chờ nó rút sau khi đã tung hoành chán chê rồi tuyên bố thắng lợi.

- Trên thế giới, khi người ta biểu tình chống ngoại xâm mọi người bảo đấy là yêu nước,

ở VN người ta bảo đấy là phản động.

- Trên thế giới, người ta bảo nhân quyền là do tạo hóa ban cho và bất khả xâm phạm,

ở VN người ta bảo đấy là do Đảng ban cho và tao thích xâm phạm lúc nào thì xâm phạm.

Tội ác ghê gớm nhất của người ta ở VN là:

- biến con người Việt thành những con người không còn tử tế, không còn liêm sỉ, càng lúc càng tham lam, tàn bạo,
thủ đoạn;

- biến xã hội Việt Nam thành xã hội suy đồi và giả dối đến mức chưa từng có từ trước tới nay trong văn hoá Việt;

- biến nước Việt thành một nơi chất độc huỷ hoại không những đến thứ để ăn, để uống, để hít thở mà còn huỷ hoại đến tận ý chí, tinh thần và đạo làm người; một nơi không còn một chút nội lực, một nơi con người thờ ơ với hiểm hoạ diệt vong ngay trước mắt..."

Ps: xin bình luận, chia sẻ !

fb Lê Vi

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Khi côn an là xã hội đen

Cánh Dù lộng gió
(Danlambao) - Trên thế giới chỉ có những nước cộng sản là xài từ công an. Các nước tư bản giãy hoài chưa chết chỉ dùng từ cảnh sát Quốc Gia hay nếu theo chế độ quân chủ thì dùng từ cảnh sát Hoàng Gia, thí dụ như cảnh sát Hoàng Gia Anh, hay cảnh sát Hoàng Gia Thái v.v...

CSVN cũng học đòi dùng từ cảnh sát nhưng chỉ dùng cho giao thông với tên gọi là cảnh sát giao thông, thay vì chính quyền VNCH gọi bằng cảnh sát công lộ trước đây.

Riêng quân đội nhăn răng thì dùng từ kiểm soát quân sự thay vì từ quân cảnh trước đây của QLVNCH. Quân đội Mỹ kêu bằng "MP" viết tắt bởi chữ "Military Police".

Trước năm 1975 cảnh sát quốc gia miền Nam được mệnh danh là bạn dân, những gì ờ hậu phương thì họ đảm nhiệm. Ngoài tiền tuyến thì đã có QLVNCH đảm trách. Trong khi bây giờ chẳng những người dân mà cả đến quân đội csvn cũng phải nép vế côn an nhân dân tấm lá chắn của đảng cướp.

Họ là những người bảo vệ đảng cướp đắc lực nhất với câu khẩu hiệu: "Còn đảng còn tiền (mình)". Họ đi tới đâu người dân cũng né tránh vì sợ dây dưa tới mình khi phải đối mặt vì sợ kiếm chuyện.

Bước vào các ban ngành của côn an để xin giấy tờ thì càng rõ nét hơn, họ những người côn an "vì dân do dân", quát tháo người dân như quát con quát cháu trong nhà, họ tự cho họ cái quyền ban phát cho ai thì ban phát, không thích thì hoạch hoẹ đủ thứ giấy tờ nếu chưa làm thủ tục đầu tiên (tiền đâu), nếu phong bì chưa đủ dose thì hẹn lần lừa cho tới khi vừa ý.

Khi đi làm nhiệm vụ thì cảnh sát hình sự thường đến nhà người bị điều tra để bỏ nhỏ coi có cần làm hồ sơ nhẹ đi hay không và có cần chạy án không thì sẽ giúp.

Cảnh sát giao thông thì ngoài nhiệm vụ bảo vệ an toàn giao thông ra còn có nhiệm vụ núp lùm để bắn tốc độ ở những đoạn dốc dài mà các loại xe không thể chạy chậm đúng quy định được. Không thổi thì thôi, nếu vô phước đám này mà thổi thì bằng mọi cách sẽ kiếm ra lỗi để phạt cho dù người điều khiển xe có không vi phạm, cãi lại ư? Bỏ nhẹ một câu: "Chống người thi hành công vụ" là xong phim, nhẹ hơn tý nữa thì phán: "Không hợp tác với côn an khi làm nhiệm vụ". Người dân lúc đó chỉ còn biết cúi đầu nghe phán tội vi phạm cấm cãi.

Côn an các phường xã lại là ông vua con một cõi, trong phường xã có chuyện vui, buồn, cười, khóc gì đám này đều có tiền lót tay hết, chuyện vui thì phải chia vui, chuyện buồn như chết chóc thì được mời nhậu đám tang, xin giấy khai tử thì phải nhét phong bì người chết mới có cái giấy xuống âm phủ trình diện diêm vương, đánh bạc đá gà ư? Cái vụ này nhanh hơn tên lửa đạn đạo à nha, nghe hơi một cái là kéo quân xuống vây lượm không sót mạng nào, vừa thu được tiền đặt cọc vừa được tiền chạy tội nhất là kẻ nào tổ chức thì coi chừng về nhà nghe vợ lải nhải trách móc bên lỗ tai vài bữa chưa ngủ nổi. Còn không có tiền thì vào nhà đá nghỉ ngơi một thời gian cho bỏ cái tật không chịu lòi tiền ra cho côn an. Bọn côn an phường xã như ở phường Bến Thành quận 1 còn ăn chia với tụi móc túi của khách đi đường, bắt cóc bỏ dĩa nếu người dân bắt được giao cho côn an thì vào cửa trước buổi sáng, buổi chiều đã thấy tụi này đang hành nghề lại ngoài đường nhất là trên đoạn phố Tây Lê Lai.

Côn an cai tù còn ăn đậm hơn tất cả, tội phạm vào trong đó tụi nó muốn cho sống thì sống muốn cho chết thì xúi mấy thằng đại bàng nó chăm sóc kỹ lưỡng một chút có khi biến thành ma ngay tức khắc vì nạn nhân "tự ý treo cổ" như những người vào đồn côn an trước đây xin tự ý treo cổ có giấy trăn trối đàng hoàng. Tụi này nó ăn trên đầu trên cổ tù phạm cắt bớt tiêu chuẩn khẩu phần ăn của tù nhân muốn thăm nuôi ngoài quy định thì phong bì, muốn làm ở chỗ mát nhàn hạ thì phong bì cả gang, muốn hằng năm 2 lần giảm án ngày 30/04 và tết nguyên đán thì phong bì cả thước, tội phạm nào đại gia thì có nhà riêng đầy đủ trong đó trại tù bán cho giá cả trên Trời nhưng khi ra tù phải trả lại cho trại. Chỗ tôi một quản giáo thôi khi về hưu có tiền xây nhà 3 tầng trong nhà toàn gỗ quý.

Dân xuống đường biểu tình ư, nếu ít thì cho côn an các loại, cảnh sát cơ động 113, dân phòng, đặc biệt là đội quân an ninh mặc đồ dân sự mà chúng ta thường gọi là xã hội đen nếu đông người thì cho cái đám an ninh mặc đồ thường phục trà trộn vào ném đá giấu tay vào côn an gần đó để côn an có cớ nhảy vào đàn áp, đánh đập người dân dã man, đám khác làm bộ giơ máy lên quay những người đứng đầu hay những người hô hào lớn tiếng sau đó về nhà rồi bắt nguội.

Nếu những người có quốc tế đặc biệt quan tâm thì côn an sẽ cho đám an ninh côn đồ mặc thường phục ngồi canh cửa nhà 24/24 buồn buồn thì cho chủ nhà thưởng thức gạch đá, mắm tôm cá thối quăng vào nhà, liều hơn chút quăng cả chùm thuốc nổ vào trong nhà như nhà cô Minh Hạnh vừa qua. Nếu phát hiện đi lang thang ngòai đường thì sẽ bị đám an ninh côn đồ mặc thường phục đánh hội đồng hoặc có người quẹt vào xe cho té gây thương tích có khiếu kiện hay tố cáo thì côn an đổ thừa tại làm mất lòng xã hội đen nên tụi nó mới gây sự.

Thôi thì chúng ta cứ dè chừng đâu có côn an đấy có xã hội đen mà tránh, chỗ nào có toán cảnh sát giao thông thế nào gần đó cũng có vài tên mặc thường phục hay cò giao thông lảng vảng mớm đưa tiền hối lộ vì côn an mặc sắc phục không dám nhận tiền tại chỗ, và rất sợ bị người dân quay camera. Thấy bóng người dân nào cầm điện thoại quay ngay lập tức đám xã hội đen nhảy tới giựt điện thoại và sinh sự ngay, dù lệnh ở trên không cấm người dân quay lại cảnh côn an ăn hối lộ.

Vì thế mới có câu nói "Côn an là xã hội đen, xã hội đen là công an, cả hai là một". Chế độ này đã đến thời kỳ ung thư giai đoạn cuối hết thuốc chữa chỉ còn chờ chôn vì căn bệnh này đã lan rộng ra khắp nước, Mỹ đánh thuế các mặt hàng như tôm cá của vc xuất khẩu qua Mỹ, còn thép Tàu Cộng sản xuất chở qua đóng mác VN thì Mỹ đánh thuế rất cao cho vc bỏ tật thân mình lo không nổi còn ôm thêm người khác cho rặm người. Thị trường chứng khoán nay mai cũng muốn sập sàn vì bơm tiền vào tới đâu đỏ sàn tới đó các công ty ngoại quốc đua nhau bán tháo cổ phiếu chạy làng nên ngày nào cũng đỏ sàn, thua cháy túi.

Những dấu hiệu này cho thấy chế độ đã đến hồi cáo chung, nội bộ lục đục, kinh tế tụt dốc, các mặt hàng đều tăng giá, và gần đây một số cựu chiến binh csvn đã rủ nhau xuống đường, người dân cũng đã ý thức được nguy cơ mất nước qua cái vụ cho thuê đặc khu 99 năm và vụ bịt miệng người dân bằng luật ANM. Chẳng chóng thì chày gậy ông sẽ đập lại lưng ông.

08.07.2018
Cánh Dù lộng gió

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Cả thế giới, cả nước Thái Lan cùng vui mừng

Ngô Nhân Dụng


Mười hai thiếu nhi trong đội đá banh làng Mae Sai và huấn luyện viên của họ đã được đưa từ hang động Tham Luang ngập nước về tới nhà thương. Truyền thông thế giới theo dõi câu chuyện trong hơn hai tuần lễ, hàng trăm triệu người chia sẻ những nỗi vui buồn, tình tương thân và niềm hy vọng cùng gần 70 triệu người Thái Lan.
Ông Narongsak Osotthanakorn, người đứng đầu cuộc giải cứu cho biết đã có mười ngàn người tham dự “chiến dịch giải cứu” trong 17 ngày.

Hôm Thứ Ba 10 tháng Bảy, 100 người làm việc tại chỗ, trong đó có 12 “người nhái” và một vị bác sĩ người Australia, đã đưa năm nạn nhân sau cùng ra khỏi hang, được cách ly chờ điều trị an toàn vì trong hang có thể chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm do phân chim và phân dơi tích tụ.

Chúng ta cùng chia sẻ nỗi vui mừng của dân tộc Thái Lan, nhưng cũng hãnh diện vì tình tương thân, liên đới của cả loài người.

Ngay khi biết được có đội banh thiếu nhi bị kẹt trong hang ngập nước, chính phủ Autralia đã gửi ngay một toán cấp cứu kinh nghiệm qua giúp. Tổng thống Trump cũng gửi lời cầu chúc các em thoát hiểm và hứa giúp chính phủ Thái Lan cứu các em thoát nạn. Tỷ phú Elon Musk ở Mỹ gửi một chiếc “tàu ngầm” tí hon chứa được hai người qua Thái Lan.

Hai người Anh đã lặn qua mấy cây số ngập nước để chui vào hang động Tham Luang ngày 8 tháng Bẩy. Hai ông Richard Stanton và John Volanthen có kinh nghiệm cứu người từ hang động ngập nước hơn một tuần lễ, ở Mexico năm 2004. Họ xung phong làm cố vấn cho các người nhái Thái tổ chức cuộc tiếp cứu.

Một số thợ mỏ người Chile, cũng chia sẻ kinh nghiệm của 33 người đã sống 69 ngày dưới hầm ngập nước trong một mỏ đồng, năm 2010. Họ gửi những lời khích lệ cho các em trong đội banh Thái: “Các cháu có sợ cũng đừng mắc cỡ,” ông Omar Reygadas nói qua video. “Bởi vì hồi đó các bác cũng sợ! Các bác đã khóc ròng! Người lớn như các bác cũng khóc đó!”

Lòng từ bi của cả loài người tự nhiên phát khởi, trước số phận của 12 cầu thù đá banh từ 12 đến 16 tuổi! Các em bị coi như mất tích, có thể đã chết vì bị nước cuốn đi. Hơn 10 ngày sau bản tin đã tìm ra cái hang nơi các em đang kẹt làm cả thế giới thở ra nhẹ nhõm! Ai cũng muốn săn sóc, an ủi các những trẻ em bị nạn!
Cũng như một tháng trước đây, cả thế giới mủi lòng nhìn hình ảnh một bé gái khóc lóc nhìn lên bà mẹ người Hunduras tại biên giới Mexico – Mỹ. Bao nhiêu người chia sẻ mối lo lắng cho số phận hơn 2,300 đứa trẻ bị tách ly, đưa đi giam giữ nơi khác nơi tập trung các cha, mẹ đang xin tị nạn. Năm 2017, loài người cũng xúc động trước hình ảnh thê lương những trẻ em sau khi chết vì hơi độc, ở Syria. Trước đó, hình ảnh một em bé chết nằm trên bãi biển Hy Lạp đã đánh thức lương tâm loài người trước cảnh dân Syria vượt biển tìm đường qua Châu Âu xin tị nạn nội chiến. Đứng trước những trẻ em hoạn nạn, khổ đau, không ai không mở tấm lòng từ bi!

Ông Narongsak đã ngỏ lời cảm ơn cả thế giới, nhưng nhấn mạnh đến mối quan tâm của đức vua và hoàng gia, được coi là một định chế lâu đời được mọi người kính trọng, đóng vai thống nhất nhân tâm. Trong hơn nửa tháng qua, người Thái Lan đã đoàn kết thành một khối, chung quanh vụ cấp cứu 12 trẻ em cùng một huấn luyện viên.

Ông Saman Gunan, 38 tuổi, đã giải ngũ những tình nguyện trở lại, mặc bộ đồ người nhái, đem các bình dưỡng khí tiếp tế cho các em trong động, và đặt nhiều bình trên con đường ngầm dưới nước dẫn vào cửa động. Ông đã qua đời khi chính bình dưỡng khí ông đeo bị cạn!

Bà Mae Bua Chaicheun làm ruộng ở khu vực gần khu hang động Tham Luang ngập nước. Tuần trước, bà đã rời bỏ những thửa ruộng đang làm giở để đến trung tâm giải cứu giúp việc. Bà lau giọn mọi chỗ sạch sẽ và đem nước uống cho các quân nhân túc trực.

Khi quay trở về nhà, bà khám phá ra tất cả hai mẫu đất ruộng mà mình vừa mới cầy cuốc cả tháng để gieo mạ nay đã bị ngập lụt. Người ta hút nước từ trong các hang động ra để cứu 12 trẻ em, nước tràn ngập ruộng đất cả mấy làng chung quanh! Bây giờ, khi nước xuống bà sẽ phải bắt đầu làm lại! Nhưng bà Mae Bua không quan tâm: Miễn là cứu được các cháu bé!

Chính phủ Thái Lan có chương trình đền bù cho các nông dân có ruộng bị “lụt” như bà Mae Bua. Bà sẽ được cấp hạt giống, phân bón và thuốc trừ xâu bọ, trị giá khoảng $430 mỹ kim. Nhưng bà Mae Bua nói rằng bà sẽ không ghi tên xin trợ cấp, “để chính phủ có tiền dùng vào việc khác!”

Quốc gia nào trên thế giới cũng mong có những công dân mang tinh thần như bà Mae Bua! Cái gì đã tạo nên những hành động tình nguyện vì công ích và hy sinh tư lợi như vậy? Một là tình yêu dân tộc, yêu những người cùng máu nủ ruột thịt với mình. Hai là lòng tin vào các định chế quốc gia, ở nước Thái Lan gồm có hoàng gia, bên cạnh giới tăng sĩ, và quân đội.

Nhưng nhiều trẻ em trong đội túc cầu gặp nạn không hoàn toàn thuộc chủng tộc Thái Lan. Làng Mae Sai nằm ở vùng Ba Biên Giới giữa Thái Lan, Myanmar và Lào, tiếp giáp khu Tam Giác Vàng. Trong làng phần lớn là dân thiểu số.

Cậu bé Adul Sam-on, 14 tuổi, được chiếu trên ti vi khắp nơi khi em đối đáp với một “thợ lặn” người Anh. Ông này báo tin cho cả thế giới biết đã tìm ra đội banh mất tích trong vùng hang động ngập nước và phỏng vấn các nạn nhân. Adul Sam-on là người sắc tộc “Wa,” cha mẹ chú có khi qua làm ruộng ở Myanmar, các con học ở Thái Lan. Dân Wa bên kia biên giới có khi qua Thái Lan để coi đá banh. Cậu Adul nói tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiếng phổ thông của Trung Quốc, và học được tiếng Anh ở nhà trường Thái. Mấy bạn đồng đội chỉ lập đi lập lại một tiếng “ăn,” “Eat! Eat! Eat!” nhưng Adul biết nói rõ ràng bằng tiếng Anh: “Chúng tôi cần thực phẩm, cần thuốc men!”

Từ nay, dân làng Mae Sai sẽ cảm thấy rõ ràng là “Người Thái Lan” sau khi thấy cả thế giới nhìn họ như những người Thái! Và họ cũng chứng kiến cảnh hoàng gia Thái, chính phủ Thái đã huy động và điều khiển cuộc giải cứu thành công.

Quân đội Thái có thể nhân vụ giải cứu này chiếm được cảm tình của dân chúng, trong khi nhiều người vẫn chống chế độ quân phiệt. Ông thủ tướng quân nhân đã đến tận nơi đón bốn cầu thủ yếu nhất được cứu trong nhóm đầu tiên. Trong 17 ngày chờ đợi, trẻ m khắp nước Thái Lan niệm Phật và ngồi thiền cầu nguyện cho các cầu thủ đá banh nhỏ bị nạn. Các em quên không thèm coi world cup nữa!

Ông huấn luyện viên 25 tuổi đã dậy các em ngồi thiền trước khi có người tìm ra họ. Ekapol Chantawong, thường gọi tên là “Ake,” đã thoát chết một lần, khi cha mẹ qua đời trong một trận bệnh dịch khi Ake lên 10 tuổi, báo The Australian kể. Ông sống với bà và một người cô, và được đưa vào chùa tu. Mười năm sau ông lại hoàn tục, rồi trở thành huấn luyện viên, mà cả làng công nhận ông yêu đám trẻ như con cháu mình. Ông vẫn tới chùa thường xuyên để ngồi thiền hàng tiếng đồng hồ. Khi cảnh sát Thái Lan tỏ ý có thể sẽ truy tố Ekapol về tội bất cẩn vì đưa các em đi vào một nơi đã có báo động là nguy hiểm, phụ huynh của 12 em và cả làng đều lên tiếng xin khoan hồng.

Có những biến động khơi dậy tình đoàn kết người dân một nước, như tại Thái Lan trong thời gian xẩy ra vụ giải cứu đội banh này. Tình cảm chung đó là yếu tố kết thành một dân tộc. Bẩy mươi triệu dân Thái hãnh diện khi cảm thấy một tình cảm tương lân, gần gũi nhau, chia sẻ với nhau những mối lo và niềm hy vọng chung. Họ đang ngẩng đầu hãnh diện nhận mình là “Người Thái.” Giống như một bà người Thái Lan, nhìn một phụ nữ ngoại quốc, cất lời khen: Cô xinh quá! Trông cô giống hệt người Thái!

Một dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng, nối kết những người thường cả đời không thấy mặt nhau. Tình tự dân tộc lâu lâu cũng cần được “hâm nóng.” Như ở Việt Nam, tình tương thân, đoàn kết đã nổi lên khi hàng triệu người đồng loạt thức dậy và bầu máu nóng sôi lên, khi phải chứng kiến cảnh Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên đưa một giàn thăm dò dầu khí vào vịnh Bắc Việt! Hoặc gần đây, khi chính quyền cộng sản định lập những đặc khu kinh tế, mà người Việt thấy rõ chỉ vì họ chịu áp lực của tư bản đỏ Trung Quốc. Dân làng Mae Sai sẽ hãnh diện công nhận họ là công dân của nước Thái Lan.

Sẽ có ngày mọi người Việt Nam, ở trong và ngoài nước, sẽ ngẩng đầu hãnh diện tự giới thiệu mình là Người Việt Nam!

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Chúng ta đang sống trong thời đại nào?
Jul 19 at 9:38 PM
“…Sợ nhân dân nổi dậy, sợ những đám đông hành xử có văn hóa, sợ những đám đông hiểu biết, sợ những cuộc hội tụ không tạp nhạp và không có biểu hiện bản năng…”

Câu hỏi này rất cũ, nhưng nó lại đặc biệt mới sau khi tôi đọc lá thư của một nữ sinh viên gửi cho ông thầy tên Hạ trên facebook (thiết nghĩ không cần nhắc thêm về nội dung lá thư này) hay bản tin của Lý Đợi trên facebook về việc nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM đóng cửa triển lãm “bí ẩn cơ thể người”; Và hơn nữa, sau khi tôi đọc đoạn tin về nhóm nhạc đường phố đang biểu diễn tại Đà Nẵng “thành phố đáng sống”, bên cạnh chân cầu Tình Yêu và cầu Rồng thì bị một nhóm cán bộ và dân quân, công an phường đến tịch thu dàn âm thanh, đạo cụ mang về phường, phạt hành chính và nhắc nhỡ tuyên truyền… đừng xin tiền!

Chuyện nghe cứ như phim ảnh hay một thứ gì đó thuộc về thế giới tưởng tượng hay thế giới hồi tưởng của người văn minh nhớ về một quá khứ đen tối của quốc gia, dân tộc. Nhưng không phải, đây là câu chuyện mới, rất mới, nó vừa xảy ra!

Bởi với con người có đủ hoặc chí ít có được một phần văn minh, tiến bộ và nhân bản trong tâm hồn, trí tuệ, sẽ chẳng có ai hành xử cổ hủ và chẳng khác nào “dùi đục chấm mắm cái” như vậy. Trong khi đó, kẻ hành xử vừa nói là những viên chức, quan chức nhà nước Việt Nam trong thế kỉ 21 này!

Như trường hợp ông thầy giáo Hạ cũng không kém phần đáng sợ bởi ông ta là một trí thức, một người có ăn học tới nơi tới chốn, một người có hiểu biết pháp luật (bởi đây là môn bắt buộc của một sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng, cử nhân và môn có chuyên sâu của nghiên cứu sinh hệ trên cử nhân theo qui định của ngành giáo dục Việt Nam từ trước tới nay) nhưng lại cố tình lờ đi trước bất công và vô pháp, lại tuyên bố “thầy không biết luật!”…

Điều này khiến cho người chứng kiến phải bật ra câu hỏi tưởng như đã cũ “Chúng ta đang sống trong thời đại nào đây?!”. Và câu trả lời, đương nhiên là đã có sẵn, một sự đương nhiên “chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh, thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa”. Không có câu trả lời nào khác!

Vấn đề làm người ta thắc mắc và lấy làm lạ là hiện nay đã bước vào thế kỉ 21, loài người đã có những bước tiến khá xa từ khoa học cho đến triết lý sống cũng như các chuẩn mực đạo đức, dân quyền… Việt Nam không phải là quốc gia đóng cửa kín bưng trước thế giới, Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài, mở rộng các quan hệ quốc tế và tham gia Liên Hiệp Quốc, thậm chí ký kết các điều khoản về nhân quyền, tự do của Liên Hiệp Quốc như mọi quốc gia tiến bộ khác. Vậy tại sao Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn lại có cách hành xử cứ như mới từ trong bụi chui ra như vậy?

Đà Nẵng, một thành phố mà người ta vẫn hay kháo với nhau rằng đây là thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” bởi cơ sở hạ tầng tốt, cung cách hành xử của hệ thống quan chức địa phương có văn hóa, môi trường thân thiện… Nhưng nghe ra chuyện này đã thuộc về quá khứ. Ngay trong lúc các trào lưu nghệ thuật đường phố xuất hiện ở Hà Nội, Huế như một tín hiệu về sự giao thoa văn hóa, sự tiến bộ và hiện đại của đất nước thì tại Đà Nẵng, việc một nhóm sinh viên mang nhạc cụ ra đường phố đứng biểu diễn và để chiếc hộp đàn để nhận tiền thưởng của khán giả (một chuyện hết sức thường tình và tạo hình ảnh đẹp) lại bị một cán bộ phường đến quát tháo, tịch thu nhạc cụ, lập biên bản, phạt tiền…

Điều này cho thấy gần như mọi yếu tố cát cứ, lộng quyền đã phát triển đến đỉnh của nó. Có nghĩa là cái điều mà tối kị nhất trong một cơ thể quốc gia là “trên bảo dưới không nghe” dường như đang diễn ra đầy rẫy tại Việt Nam. Một tay cán bộ xã, phường, thậm chí cán bộ thôn, ấp tự xem mình là một ông vua khu vực. Và những kẻ lính lác bên dưới tự xem họ là những khanh tướng, được quyền, được phép ăn trên ngồi trốc, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.

Dường như mọi lý thuyết như “cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân” hoặc cán bộ là “của dân, do dân và vì dân”, “cán bộ được đào tạo để phục vụ nhân dân”… đều là những câu cửa miệng được nói không ngớt bởi chính những kẻ phản bội lại nhân dân.

Tính phản bội nhân dân của họ phát triển thông qua những món lợi ích từ lợi ích nhóm cho đến lợi ích cá nhân, vinh thân phì gia. Và đến khi mọi lợi ích vật chất đã đủ, người ta chuyển sang những lợi ích tinh thần. Mà bất kỳ thứ ích kỉ nào được đính kèm với thế giới tinh thần đều cho ra những kiểu tinh thần bệnh hoạn và kỳ dị, nếu không muốn nói là kinh dị.

Bằng chứng, một ông thầy giáo, giảng viên đại học, hiệu phó một ngôi trường đại học thuộc dạng hàng đầu Việt Nam sẵn sàng nói không biết ngượng miệng trước sinh viên của mình rằng “thầy không biết luật!”. Một câu trả lời mà bất kì nhà giáo nào (kể cả giáo viên mầm non) nói ra đều cảm thấy đó là nỗi nhục. Bởi pháp luật là thứ không riêng gì trí thức phải hiểu biết, mà nó là thứ qui định, là loại khế ước xã hội bắt buộc mọi người đều phải biết, phải nắm những thông tin cơ bản của nó để hành xử, để sống.

Ở đây, câu “thầy không biết luật” như một thứ bệnh hoạn tinh thần. Cụ thể là căn bệnh lợi ích tinh thần. Bởi để có được cái quyền lợi từ đảng phái, quyền lợi tiến thân trong hệ thống và quyền ăn trên ngồi trốc, người ta sẵn sàng đạp lên mọi giá trị đạo đức. Và đôi khi, mỗi cái chết của giá trị đạo đức lại tạo ra tiếng cười đắc thắng ngấm ngầm trong phép thắng lợi tinh thần bệnh hoạn. Nó bệnh hoạn đến mức một ông thầy giáo có thể đứng nhìn một đám đàn ông (không cần biết họ là gì) nhục mạ một cô nữ sinh bằng những từ ngữ không còn gì bỉ ổi và sỉ nhục hơn và không có bất kì một phản ứng nào ngoài việc đồng tình với đám đàn ông kia!

Và câu chuyện cấm văn hóa, từ việc cấm triển lãm “bí ẩn cơ thể người” ở Sài Gòn cho đến cấm các bạn trẻ chơi nhạc đường phố ở Đà Nẵng cũng là một phép thắng lợi tinh thần bệnh hoạn khác. Đó là một loại bệnh sợ phát triển của tinh thần. Người ta sẵn sàng để hàng trăm, hàng ngàn đám đông nhậu nhẹt ngồi tràn lan ra lề đường, thậm chí che trại lấn cả lòng đường để hát hò, nhảy nhót, karaoke tưng bừng. Trong đó, không ngoại trừ những bài ca ngợi đảng, ca ngợi bác Hồ và những bài theo kiểu “không còn yêu thì anh cứ đi, trên đường đi nói câu biệt ly yeah!” hay “nếu em thấy không còn cảm giác, thì vui lòng đi tìm người khác yeah!”. Những thứ đó hoàn toàn không bị cấm, thậm chí được ngầm cổ xúy, và không ít trường hợp, những đám đông nhảy nhót đó có đầy các gương mặt cán bộ phường, xã, thậm chí huyện, quận…

Nhưng người ta lại không chấp nhận những cuộc chơi nghiêm túc hàm chứa học thuật. Bởi đâu đó trong sâu thẳm của phép thắng lợi tinh thần còn hàm chứa cả nỗi sợ hãi. Sợ nhân dân nổi dậy, sợ những đám đông hành xử có văn hóa, sợ những đám đông hiểu biết, sợ những cuộc hội tụ không tạp nhạp và không có biểu hiện bản năng.

Ở một đất nước mà các đám đông tạp nhạp, biểu hiện bản năng và suồng sả thì được hoạt động thoải mái nhưng bất kì một nhóm nhỏ nào có biểu hiện văn minh hay một chút gì đó thuộc về văn hóa, nghệ thuật thì bị chặn đứng bởi một nỗi sợ hãi nào đó từ sâu thẳm nhà cầm quyền thì có vẻ như cái lổ hổng đạo đức, tư duy và văn hóa đã không còn chỗ vá.

Bởi nó cho thấy nỗi bất an đã xâm chiếm mọi ngõ ngách tâm hồn, và chính những kẻ cấm đoán lại là kẻ bất an nặng nề nhất. Sự giải tỏa bất an bằng những hành vi dần rời xa tính người là một biểu hiện suy thoái tinh thần đến đỉnh điểm trong cái phép thắng lợi tinh thần của kẻ bất an!

Và người tỉnh thức, người sở cầu văn minh, nhân bản, nhân văn bao giờ cũng là người phải đeo vòng gai và vác thánh giá trên sa mạc cô đơn này!

VietTuSaiGon’s blog

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Luật An Ninh Mạng và Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Vào ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định trao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cho Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng. Ông này hiện là UVTƯĐ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel. Với sự ra đời của Luật An ninh mạng cùng kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong Viettel, Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trở thành một "tsar" để cùng với Tổng bí thư thống trị, kiểm soát và khai thác mọi thông tin của xã hội Việt Nam - trong lẫn ngoài đảng.

Trong quá khứ, những Bộ trưởng Bộ TT&TT chỉ cần đóng vai trò chính ủy, thực hiện nhiệm vụ chính trị chủ yếu: kiểm soát thông tin và tuyên truyền cho chế độ. Những bộ trưởng chỉ cần trung thành với đảng, nắm vững đường lối, kiên định lập trường và có trình độ ở tầm suy nghĩ - icloud chỉ là một đám mây ảo bay lơ lững đâu đó và sẽ vô cùng đơn giản khi đảng cần kéo đám mây đó về VN... là đủ.

Ngày hôm nay, mặt trận truyền thông không còn là những cái loa phường lạc hậu, một mớ báo giấy gói thịt, là cánh đồng hợp tác xã để đảng múa gậy vườn hoang và các quan chức ngu lâu dốt bền có thể là tư lệnh ngành xuất sắc. Mặt trận truyền thông bây giờ một chiến trường công nghệ thông tin bao la, đa dạng, phức tạp và mỗi người dân đều có thể là một chiến sĩ thông tin.

Ngày hôm nay, với phạm vi hoạt động bao trùm các lãnh vực viễn thông, Internet, công nghệ thông tin... nhiệm vụ của Bộ TT&TT không còn gói gọn trong việc kiểm duyệt báo chí, xuất bản, bịt mồm nhân dân để củng cố quyền lực của chế độ; nó còn có nhiệm vụ khác. Đó là kiếm tiền. Kiếm tiền bạc tỉ đô la. Và cơ hội làm giàu khủng đến từ Luật An Ninh Mạng.

Nếu chỉ dừng lại ở khả năng kiểm soát và tấn công quyền tự do ngôn luận, những điều luật 79, 88, 258 tương đối đủ súng đủ đạn để chế độ bắn vào miệng người dân. Luật An Ninh mạng được lập ra theo chân của Bắc Kinh có một tham vọng lớn hơn, mang nhiều mùi đô la hơn. Đó là yêu cầu phải đặt kho chứa dữ kiện tại Việt Nam và do đó giới cầm quyền sẽ nắm trọn toàn bộ những dữ kiện thông tin của mọi cá nhân công dân, mọi doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước làm ăn tại Việt Nam hay đối tác với Việt Nam.

Luật An Ninh Mạng sẽ cho phép những kẻ có quyền lực trong lãnh vực thông tin:

- Nắm trọn bộ những chiến lược, tính toán, dự trù về kinh doanh, mọi biên bản về lợi nhuận, các báo cáo nội bộ về tài chánh... được trao đổi qua hệ thống internet bởi các doanh nghiệp. Với những thông tin có sẵn trong tay, những người đó sẽ biết rõ đường đi nước bước, những kế hoạch đấu thầu, những dự tính mua ra bán vào các cổ phần, những âm mưu trốn thuế, rửa tiền, tài sản thật sự của công ty lẫn cá nhân... và rất nhiều "chứng cớ" khác để họ dễ dàng gia tăng công tác làm tiền doanh nghiệp, mua đứt doanh nghiệp hay bức tử doanh nghiệp.

- Nắm trọn tất cả những dữ kiện cá nhân - từ số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mọi dịch vụ chuyển-gửi tiền trong nước lẫn ra-vào nước ngoài, những dữ kiện cá nhân, trao đổi riêng tư... của mọi công dân Việt Nam. Họ sẽ tuỳ nghi sử dụng, khai thác những thông tin cá nhân này bất cứ lúc nào, cho bất kỳ mục tiêu gì.

- Toàn quyền buôn bán dữ kiện của hơn 50 triệu người tiêu dùng trong dân số hơn 90 triệu dân cho các công ty thương mại. Quảng cáo và buôn bán dữ kiện thông tin người tiêu thụ là nguồn lợi nhuận lớn nhất và là lẽ sống còn của các đại công ty internet.

Đó là về mặt xã hội bên ngoài. Đối với nội bộ đảng và guồng máy cai trị của đảng, Luật An Ninh Mạng sẽ tạo cơ hội:

- Nắm rõ mọi hoạt động của các bộ phận ban ngành - từ cá nhân đến tập thể lãnh đạo, các bộ ban ngành của hệ thống hành pháp, lập pháp, tư pháp, từ địa phương lên đến trung ương. Đó là trong hệ thống chính trị.

- Nắm trọn tất cả mọi dữ kiện, thông tin của tất cả đảng viên, cán bộ và lãnh đạo đảng. Những kẻ kiểm soát thông tin sẽ có sẵn trong tay mọi trao đổi cá nhân thông qua internet trong đó có những cuộc thảo luận làm ăn, hối lộ, tham nhũng, trò chuyện riêng tư, tình ái, tỏ tình, vận động phe nhóm, mua ghế bán quyền... Bất kể đó là đảng viên quèn, bí thư xả hay thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội... Tất cả chỉ là một "userid" nhỏ nhoi, không chức không quyền trong thế giới internet.

Từ đó đối với một đảng mà "khát vọng" chỉ có quyền và tiền, người đứng đầu Bộ TT&TT không thể tiếp tục là một tên bộ trưởng chỉ có khả năng ngồi nhậu hải sản, chụp hình, đăng báo để chứng minh biển sạch, cá khoẻ. Phải là người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm điều hành một đại công ty, có résumé thành tích trên thương trường. Dĩ nhiên, yếu tố "hồng" không thể bỏ qua trong truyền thống "hồng hơn chuyên". Kẻ đó phải tuyệt đối trung thành với đảng - hay ít ra là với Bộ Chính trị, hoặc phe đang thắng cuộc trong đảng.

Do đó, người được xem là tỉ phú đỏ giàu nhất quân đội, người có máu lạnh và không tim sẵn sàng bứng người dân Đồng Tâm ra nơi chôn nhau cắt rốn của họ cho sự nghiệp làm giàu, người chỉ huy toàn bộ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Viettel, người có ba bằng cử nhân, thạc sĩ về điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh đã được chọn làm tư lệnh Bộ Bốn Tê: thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.

Và đương nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay với tổng thái thú Nguyễn Phú Trọng đang thu tóm quyền lực nhờ vào sự đỡ đầu của Bắc Kinh, người chọn là Tổng Bí thư và dĩ nhiên kẻ được chọn phải là đàn em thân tín của Tổng Bí thư.

26.07.2018
Vũ Đông Hà

Post Reply