Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hội chứng chê vợ Ở tuổi trung niên, đàn ông cũng gặp những “khó khăn” như phụ nữ. Nếu có hiểu biết về y học, bạn sẽ tự cân bằng những biến đổi trong thể xác để tinh thần được thoải mái. Nếu không, bạn nên tìm sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn.“Đôi khi tôi nghĩ rằng chồng tôi có tính khó chịu bẩm sinh, mấy năm gần đây tình hình còn tệ hại hơn nữa”. Đó là lời than phiền của khá nhiều quý bà quý cô về chồng mình. Vậy phải áp dụng phương cách nào để giúp anh ta vượt qua “cơn khủng hoảng” và mối quan hệ vợ chồng lại tốt đẹp như xưa?

Hội chứng kích thích nam

Có lẽ những đấng mày râu này cần nhiều khoảng thời gian hơn để sửa đổi. Họ có thể đang mắc phải hội chứng kích thích nam (irritable male syndrome). Jed Diamond, 60 tuổi, một nhà tâm lý liệu pháp ở California (Mỹ), cho biết: “Dấu hiệu chủ yếu của hội chứng kích thích nam là bạn nghĩ rằng bạn không làm điều gì sai trái cả. Bất cứ một vấn đề gì xảy ra cũng đều là do lỗi của vợ bạn”.

Bản thân ông Diamond đã từng trải qua những điều ông nói đến. Khi ông bước vào lứa tuổi 50, tình trạng phê phán vợ ngày càng tăng lên đã đe dọa sự yên ổn của gia đình và ông quyết định nghiên cứu chính trạng thái kích thích của mình. Ông nhận thấy rằng sự suy giảm testosterone (kích thích tố nam) là nguyên nhân gây nên sự khó tính của nam giới ở độ tuổi trung niên. Đồng thời, sự dao động bất thường về kích thích tố sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” cho tính “nhạy cảm” của quý ông. Trong khi đó, nhiều phụ nữ lại không nhận ra rằng nỗi đau đớn và buồn nản thường được biểu hiện ở đàn ông qua sự tức tối và cáu giận.

Theo ông Diamond, những thay đổi về thể chất và những căng thẳng bên ngoài có thể khiến 30% nam giới ở đủ mọi lứa tuổi dễ phát cáu. Nguyên do chính ở đây không phải là sự thay đổi về kích thích tố và những đổi thay về sinh hóa, mà là những điều căng thẳng mới phát sinh bao gồm cả những thay đổi của lứa tuổi trung niên, công việc, tất cả những gì góp thêm vào việc làm mất đi vai trò truyền thống của đàn ông.

Điều trị ra sao?

Nhà tâm lý Laura Havstad, cũng ở California, đồng ý với Diamond: “Đối với bất kỳ ai phải đấu tranh trong mối quan hệ với người bạn đời đang có công ăn việc làm trôi chảy, điều quan trọng là tìm ra cách vươn lên để có thể thỏa mãn hơn trong cuộc đời. Hiện nay, nhiều phụ nữ cũng đang đấu tranh giống như vậy, mặc dù ưu thế không còn hoàn toàn thuộc về nam giới nữa”.

Theo ông Diamond, những quý ông bất ngờ không còn quan tâm đến chuyện chăn gối và thường tỏ ra tức giận vô cớ, hay trách mắng, tự ái có thể là đã mắc hội chứng kích thích nam.

Một phương pháp tổng hợp gồm thuốc chống suy nhược, rèn luyện thân thể thường xuyên và một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp quý ông vượt qua hội chứng kích thích nam, phục hồi sự vui vẻ yêu đời nơi họ và làm cho đời sống vợ chồng trở lại yên ổn. Quý ông cần phải tìm đến sự trợ giúp chuyên môn khi lâm vào tình cảnh sầu não, đồng thời nên thay đổi lối sống để điều trị hoặc ngăn ngừa hội chứng kích thích nam.

- Ăn uống đúng cách: Đó là một chế độ ăn gồm thịt nạc, rau lá xanh. Hãy tránh xa cam thảo, nó sẽ triệt tiêu kích thích tố testosterone. Hãy bỏ uống rượu bia, vì chất cồn làm tăng mức độ estrogen.

- Rèn luyện: Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ đem lại sự khỏe mạnh, mà còn ngăn ngừa sự thừa cân vốn là nguyên nhân làm tăng mức độ estrogen và khiến cho người ta trở nên gắt gỏng.

Như thế, không chỉ phụ nữ trung niên mới có những rắc rối về kích thích tố, đàn ông cũng trải qua những biến đổi tương tự về hóa học. Và mối nguy hiểm ở đây là chúng có thể dẫn đến sự đổ vỡ nếu như hai vợ chồng không vượt qua được cơn khủng hoảng.

( HOÀI VY)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phim võ thuật Châu Á

Image
Kể từ khi Ngô Vũ Sâm đem phong cách “võ thuật vũ đạo” với những pha slow-motion (chiếu chậm) trong các cuộc tỉ thí tay chân đến Hollywood với phim Mục tiêu khó diệt, sau đó là Viên Hoà Bình huấn luyện cho Keanu Reeves, Carrie Anne-Moss, Laurence Fishburn và Hugo Weaving thi triển võ công trong Ma trận cho đến nay, Hollywood đã vượt qua mặt châu Á trong những phim võ thuật vốn là sở trường của châu Á… Hàng loạt phim Hollywood dạng như Charlie’s Angels ra đời và các ngôi sao mắt xanh tóc vàng bay lượn, tung cước như bướm chẳng thua kém gì các đại hiệp giang hồ trong tiểu thuyết Kim Dung, dù họ mặc áo vét, đeo kính đen…Nhiều nước châu Á quay sang làm phim kinh dị, khai thác yếu tố huyền bí phương Đông để tìm cách lọt vào thị trường Hollywood, nhưng không ít đạo diễn và diễn viên châu Á vẫn muốn khẳng định: võ thuật châu Á có vị trí độc tôn mà người phương Tây cho dù có học được công nghệ “dây treo” đi nữa cũng không thể nào sánh nổi!

Trương Nghệ Mưu là một trong những đạo diễn “thứ dữ” của điện ảnh Trung quốc nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Kể từ khi chuyển hướng làm phim phục vụ số đông, Trương Nghệ Mưu đã khai thác triệt để võ thuật Trung Hoa vào hai bộ phim vĩ đại của mình: Anh hùng và Thập diện mai phục. Sự tinh tế trong lựa chọn các thể loại võ công, các chiêu thức, bài binh bố trận trong cả hai bộ phim không hề bị trùng lắp nhưng vẫn tiêu biểu cho nền võ công của Trung Hoa. Nếu võ thuật trong Anh hùng là “ý kiếm” đầy chất thơ – sẽ khó có thể quên từng trường đoạn đấu kiếm của các nhân vật: Trường Không đấu với Vô Danh trong gian đấu cờ giữa tiếng nước mưa và tiếng đàn tranh hoà quyện, Tàn Kiếm đấu với Vô Danh giữa hồ nước xanh, núi tím, rừng lá đỏ mà mỗi tiếng bước chân chạm nước, tiếng kiếm đâm mặt nước là một sự tinh tế về âm thanh, Tần Vương đấu với Tàn Kiếm giữa cung điện rộng lớn phủ đầy lụa xanh, tạo một cảm giác trống rỗng, cô đơn và ở đó có hai tâm hồn cô đơn vì thấy mình lạc lõng khi không ai hiểu được lòng mình bỗng chạm nhau qua tiếng tiếng nghe sắc lạnh; thì trong Thập diện mai phục, võ công là màn tiêu khiển giả giả thật thật: của nàng Tiểu muội múa Tiên nữ dẫn đường với Lưu bổ đầu, của chàng Tuỳ Phong đấu với lính triều đình, của cuộc đối mặt Phi đao môn và quan quân triều đình, của Lưu bổ đầu, Kim bổ đầu và Tiểu Muội giữa trời tuyết đổ, không biết ngọn đao phóng về ai… Sẽ không bao giờ Hollywood có thể làm được những gì mà họ Trương đã làm, bởi ngay chính nhiều nhà phê bình phim Mỹ cũng chưa thể hiểu hết tinh thần của võ công mà Trương Nghệ Mưu đã thể hiện…

Để không thua kém Trương Nghệ Mưu ở khoản này, đạo diễn Trần Khải Ca (kỳ phùng địch thủ của Trương Nghệ Mưu) đã bắt tay vào làm bộ phim Vô Cực với một dàn diễn viên "quần hùng" khắp Á châu, như Trương Bá Chi, Tạ Đình Phong, Jang Dong Gun, Lưu Điệp, Trần Hồng, Hiroyuki Sanada...Bộ phim này khi chiếu 12 phút trailer tại LHP Cannes 2005 đã gây chú ý với dư luận thế giới và được Miramax mua bản quyền phát hành tại Mỹ. Bộ phim kể về một chuyện tình lâm ly giữa một người nô lệ, công chúa và một tướng quân trong cuộc chiến ở Trung Quốc thời xưa. phim thực hiện với 1400 cảnh kỹ xảo, được thiết kế hoành tráng và công phu.

Đạo diễn Từ Khắc, vốn nổi tiếng với thể loại phim võ thuật như Hoàng Phi Hồng, Phương Thế Ngọc, trong một thời gian dài không gặt hái thành công lắm dù ứng dụng kỹ xảo điện ảnh vào trong các tác phẩm của mình như Thục sơn truyền kỳ, cũng hứa hen sẽ gây tiếng vang lớn với phim Thất kiếm hạ tiên sơn. Điều bất ngờ là Từ Khắc làm bộ phim này dài đến... 4 tiếng đồng hồ và vì thế ông buộc lòng phải cắt phim ra làm hai tập! Từ Khắc cũng cho biết, ông dự kiến phải làm 7 tập phim này vì câu chuyện về bảy tay kiếm chống triều Thanh này quá tuyệt vời. Phim đặt trong bối cảnh năm 1600, khi triều Thanh đã chiếm được Trung Hoa và vẫn còn nhiều bang hội âm mưu tạo phản. Nhà Thanh quyết triệt hạ những bang hội này, và một trong số các bang hội này trong tình thế nguy cấp đã cầu viện bảy tay kiếm trên núi Thiên Sơn giải nguy. Dàn diễn viên của bộ phim cũng thuộc hàng ngôi sao của châu Á, như Chân Tử Đơn, Lê Minh, Dương Thái Ni, Lục Nghị, Lưu Gia Lương... Bộ phim này đã bán được cho khá nhiều các hãng phát phim ở phương tây, chưa kể phim thu được nguồn lợi lớn từ bản quyền game, phim truyền hình và đồ chơi dù phim đến tháng 7.2005 mới phát hành rộng rãi.

Trong khi đó, Châu Tinh Trì, danh hài số một Hồng Kông, lại xem công nghệ Hollywood là trò góp vui cho phim của anh. Nếu Hollywood học đòi võ công châu Á cho những màn đánh võ ly kỳ như pha chiến đấu của Neo chống lại hàng trăm tên điệp viên Smith trong Ma trận tái tải thì Châu Tinh Trì lại đem kỹ xảo của Hollywood “nhại lại” cảnh chiếu đấu của Ma trận tái tải để làm trò chọc cười thiên hạ trong Võ công tuyệt đỉnh. Bộ phim mới nhất của Châu Tinh Trì, Võ công tuyệt đỉnh, nhanh chóng hốt bạc không chỉ ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan mà nhanh chóng lan toả ra nhiều nước châu Á và đã thẳng tiến đến Bắc Mỹ vào mùa hè này. Trong bộ phim này, khán giả được dịp ôn lại tất cả những chiêu thức võ công nổi tiếng nhất của thể loại phim chưởng Hồng Kông từ xưa đến nay, mà sự hỗ trợ của máy tính đã giúp Châu Tinh Trì phát huy và làm hài hước hết thảy những pha thi đấu võ công, vừa đẹp mắt, vừa buồn cười. Kịch bản của bộ phim khá ấn tượng: tất cả những người dân bình thường đều có thể là một cao thủ võ lâm ẩn mình. Bộ phim này khi trình chiếu tại Việt Nam cũng thu hút một lượng lớn khán giả.

Trong khi đó, Thái Lan với bộ phim Ong-bak đã thực sự chinh phục toàn thế giới. Tony Jaa - nam diễn viên thủ vai một chàng trai sống ở miền quê Thái lên Bangkok để tìm lại đầu tượng Phật của làng bị những kẻ buôn cổ vật trộm mất và đụng độ bọn mafia, chiến đấu với đủ loại kẻ thù và hạ gục hết thảy các cao thủ võ công đến từ khắp nơi trên thế giới nhờ môn quyền Thái của anh - được sánh như một Lý Tiểu Long pha trộn Thành Long, nhưng vẫn rất đặc trưng Thái Lan. Sau bộ phim này, Tony Jaa lập tức gây chú ý và nhiều người mong chờ được xem bộ phim kế tiếp của anh, Tom Yong Gum. Trong bộ phim mới, Tony Jaa trong vai một anh quản tượng đi cứu chú voi của mình khỏi tay bọn buôn voi sang Úc và cuộc đấu lần này Tony Jaa sẽ đụng độ với các cao thủ phương Tây. Cũng từ bộ phim này, Thái Lan cũng nhắm đến việc "xuất khẩu phim võ" Thái Lan, như Born to fight vừa ra mắt hồi đầu năm 2005 cũng gây chú ý tại một số LHP và chợ phim quốc tế.

Hàn Quốc cũng bắt đầu muốn thử sức với những phim võ thuật kiểu Hàn, mà bộ phim Fighter in the wind với diễn xuất của Kang Dong Gun kể về một võ sư huyền thoại có thật của Hàn trong những năm tháng đến nhật và gầy dựng môn võ mới mang đậm bản sắc hàn Quốc ngay trên đất Nhật. Trong khi đó, Nhật Bản cũng chứng tỏ “uy lực samurai” không phải là tiếng gào thét và máu me đầm đìa kiểu Kill Bill – vốn học theo những pha đấu kiếm Nhật trong cảnh Nàng Dâu đến Thanh Phong Lâu để chiến đấu với 70 tên mafia Nhật – mà là sự lạnh lùng, tàn nhẫn, dứt khoát của những đường kiếm chất chứa bao tâm tư của người kiếm sĩ trong Zatoichi – Kiếm sĩ mù.
Hollywood có thể học được kỹ thuật – vì kỹ thuật, công nghệ là thứ có thể “chuyển giao” – nhưng không bao giờ học được tinh thần võ thuật châu Á. Chính vì thế, khi Hollywood đã làm ra những tác phẩm phim võ thuật đầy vẻ bề ngoài, các nhà làm phim châu Á khai thác cái tinh thần bên trong, và nhờ đó, phim võ thuật châu Á vẫn có vị trí độc tôn trên bản đồ điện ảnh thế giới…
Last edited by khieulong on Tue Jun 14, 2005 5:24 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thương yêu lúc nào?

Yến Tuyết

Có lẽ bạn sẽ đồng ý với tôi là đời sống quá ư là bận rộn mà thì giờ thì lại quá ít ỏi bạn nhỉ? Riêng tôi thì hình như cũng đã từng nói với bạn là tôi cần phải có giờ thứ 25 trong một ngày thì may ra mới đủ để lo cho hết mọi công việc. Dĩ nhiên, đòi hỏi và mơ ước này của tôi sẽ không bao giờ thực hiện được. Tôi cũng biết và tự nhắc nhở mình là phải làm sao thu xếp, để chỉ chọn những công việc ưu tiên và cần thiết mà thôi; rồi sau đó nếu còn thì giờ, mới nói đến chuyện làm thêm việc này hay việc nọ. Thế nhưng, biết và có làm được hay không vẫn là chuyện khác.

Có cùng suy nghĩ như chúng ta nên ông Rich Warren, tác gỉa cuốn sách học làm người có tên “The Purpose Driven Life” đã hướng dẫn cho chúng ta biết sống một cách đầy đủ hơn bằng cách đặt ưu tiên cho đời sống. Ông Warren viết, một cách lý thuyết, ai trong chúng ta cũng đều biết là đời sống bao gồm tình yêu: Nào tình yêu dành cho cha mẹ, tình chồng vợ, tình cha mẹ đối với con cái, tình anh chị em, tình bạn bè, rồi tình nhân loại nữa. Thế nhưng trên thực tế, ít ai có đủ thì giờ để bày tỏ và hoàn tất tất cả các loại tình yêu đó. Trách nhiệm và những sinh hoạt của công ăn việc làm đã lấy đi thì giờ và ngay cả năng lực của chúng ta.

Có lẽ bạn hay nghe người ta nói: “Tôi muốn có thì giờ để ở bên cạnh con cái nhiều hơn nhưng làm sao tôi có thể làm hết mọi thứ đây. Tôi đâu có ba đầu, sáu tay!” Ông Warren nhấn mạnh: “Không có ai trong chúng ta làm được tất cả mọi việc. Thế nên, bạn phải chọn lựa một cách kỹ càng, và một khi chọn lựa như vậy thì những thứ khác trong đời sống sẽ hợp nhau lại mà chống lại bạn. Trong trường hợp này bạn chỉ cần tự nhắc nhở mình nhớ đến ba sự thật về “Tình yêu”:


* Ðiều tuyệt diệu nhất của đời sống là tình yêu.

Tình yêu không chỉ là một phần tuyệt diệu của đời sống mà là phần tuyệt diệu quan trọng nhất của đời sống. Thượng Ðế bảo chúng ta rằng: “Hãy đặt tình yêu làm mục đích cho chúng ta nhắm tới.”

Chúng ta thảo luận về việc làm sao tìm cho ra thì giờ để ở bên cạnh con cái, người thân. Thế nhưng, bạn cũng cần nhớ rằng thì giờ mà chúng ta dành cho chồng, vợ, con cái quí giá và có giới hạn, do đó chúng ta phải dành chỗ đứng quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu trong đời sống cho họ. Bạn cần nhớ rằng dưới mắt của Thượng Ðế, mối liên hệ giữa con người với nhau mới quan trọng, chứ không phải sự thành công. Bởi vì đời sống mà không có tình yêu sẽ trở thành con số zero to lớn mà thôi.

Trên thực tế, nguyên nhân đầu tiên làm hủy hoại mối liên hệ chính là sự bận rộn (busyness). Chúng ta đi nhanh, nói nhanh, ăn nhanh rồi la lên: “Xin lỗi, tôi bận quá phải chạy thôi”. Chính sự bận rộn đã làm đổ vỡ tình gia đình và ngay cả tình bạn.

Một khi mà thời khóa biểu của chúng ta trở nên đầy tràn không còn chỗ trống nữa, chúng ta bắt đầu thấy sự liên hệ dần dần sẽ phai nhạt đi . Cũng như những người thân yêu như chồng hay vợ, anh chị em, con cái cũng sẽ từ từ cách xa chúng ta.

Lúc đầu, thế nào chúng ta tự bào chữa, hay tự an ủi bằng câu:

“Ðiều này chỉ tạm thời thôi”. Thế nhưng sự bận rộn trở nên thường xuyên và lúc bấy giờ thì điều gì quan trọng sẽ được thay thế bằng điều gì khẩn cấp hơn.


* Cách bày tỏ tuyệt vời nhất của tình yêu là thì giờ

Ông Warren nói rằng hai vợ chồng ông đã dạy cho con cái đánh vần chữ “Love”- Tình Yêu - như thế này: Nói chuyện (Talk), Thì giờ (Time) và đụng chạm (Touch). Và ông Warren nghĩ là điều này có thể áp dụng và là sự thật cho bất cứ ai. Bạn càng dành nhiều thì giờ hơn cho ai hay cho một việc gì đó, thì giá trị của chúng sẽ càng biểu lộ ra nhiều hơn đối với bạn.

Vào thời buổi kinh tế khó khăn và đầy tính cạnh tranh như thế này, nhiều người mẹ đã phải đi ra ngoài để làm việc, thế nhưng họ đã cố gắng quân bình đời sống gia đình và nghề nghiệp một cách tuyệt vời và đáng kính phục. Dĩ nhiên, họ đã không dễ dàng thực hiện được sự quân bình đó.

Ông Warren đề nghị những phương cách để dành cho con cái sự chú tâm mà chúng mong đợi từ cha mẹ như sau:


1/ Cố gắng thu xếp lấy một ngày nghỉ phép để đi tham dự một buổi thám du (fieldtrip) ở trường với con, hay có mặt ở buổi lễ trao bằng khen thưởng của nó. Dĩ nhiên, công việc ở sở làm bận rộn nhưng nếu bạn có thể làm được chuyện ấy, con bạn sẽ cảm thấy mẹ nghĩ và thương mình cho dù mẹ rất bận.


2/ Tất cả mọi người Mẹ hay người Cha đều có thể dành ra một tháng một ngày, chỉ gồm có hai mẹ con, hay hai cha con với nhau mà thôi. Bạn hãy nghĩ ra một sinh hoạt nào đó có tính cách giải trí như đi xi nê, đi shopping, đi bảo tàng viện, đi câu cá,... nghĩa là tạo nên một kỷ niệm đẹp và đáng nhớ giữa cha con, hay giữa mẹ con với nhau.( Nên nhớ là hôm đó không phải là dịp để bạn đem con đi đến tiệm giặt đồ, đi chợ hay gặp bạn bè của mình để uống cà phê rồi bắt con chờ cả buổi một cách chán nản!)


3/ Mỗi tuần một lần nên có một đêm vui (fun night) dành cho gia đình. Mọi thành viên trong gia đình sẽ thay phiên nhau chọn một sinh hoat gì đó, chẳng hạn như đi đến tiệm sách sau bữa cơm tối, hay đi hóng mát ở bãi biển. Ðây chính là dịp để cho mọi người giữ được sự liên hệ trong gia đình với nhau bằng những thì giờ ở bên nhau.


* Thì giờ đúng nhất và tuyệt vời nhất chính là ngay bây giờ, là hiện tại.

Thượng Ðế bảo ta rằng: “Không bao giờ nên đề cập đến Tình Yêu chỉ bằng những chữ và lời nói không thôi, mà nó còn phải được chứng tỏ bằng hành động.”

Bạn đừng nói rằng tôi muốn có thì giờ đến thăm viếng bà ngọai 95 tuổi của tôi, hay có mặt bên cạnh người bạn vừa trải qua một cuộc li dị. Hãy làm những điều đó ngay đi. Ðừng để lời thì thầm của tình yêu theo gió bay đi mà hãy để nó hiển hiện bằng hành động. Thương yêu bằng suy nghĩ chưa đủ, nó còn phải được chứng tỏ, nếu không thì bạn sẽ hối tiếc. Bạn hãy đặt sự liên hệ tình cảm của bạn với những người thân yêu lên hàng ưu tiên trong cuộc sống.

Bạn sẽ hỏi tôi tại sao bây giờ ố NOW - chính là thì giờ tuyệt vời nhất để bày tỏ Tình Yêu? Bởi vì bạn không biết mình còn bao lâu nữa để có được dịp may đó. Hoàn cảnh sẽ thay đổi. Người sẽ chết. Trẻ con sẽ lớn lên.

Sự biểu hiện tuyệt vời nhất của tình yêu là thì giờ.

Và thì giờ tuyệt vời và đúng nhất là hiện tại, là bây giờ, là ngay ở giây phút này đây.

Vì vậy, xin gởi đến bạn lời thương yêu chân thành của tôi. (YT)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Xướng Ca Vô Loài



Nguyễn Dư

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người là bọn xướng ca vô loài vì không biết sắp xếp bọn này vào đâu cho ổn.

Xướng ca bị coi là vô loài, bị khinh rẻ không thua gì thằng mõ.

Bị khinh từ năm xửa năm xưa, từ thời vua Lê Nhân Tôn (1447)

"Dân Thanh Hóa thấy vua đến, trai gái đem nhau hát rí ren ở hành tại. Tục hát rí ren một bên con trai, một bên con gái, dắt tay nhau hát, hoặc tréo chân tréo cổ nhau, gọi là cắm hoa kết hoa, thói rất là xấu. Đài quan Đồng Hanh Phát bẩm với thái uý Khả rằng: "Lối hát ấy là thói dâm tục xấu, không nên cho người hát nhảm ở trước xa giá". Khả liền sai cấm hẳn." (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 3, Khoa Học Xã Hội, 1968, tr. 139).

Trai gái bá vai bá cổ nhau ca hát là thói dâm tục rất xấu, cấm không được nhảm nhí trước kiệu vua. Muốn tốt đẹp, trang nghiêm thì... vào cung vua mà múa với hát!

Năm 1462, vua Lê Thánh Tôn quy định rằng "Nhà phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người làm hộ, thì trị tội theo luật." (Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tr.183).

Phường chèo, con hát được bỏ cùng một rọ với đám phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu. Cứ đà này thì có ngày mất mạng như chơi chứ chẳng đùa. Luật lệ nghiêm khắc và vô lí của Lê Thánh Tôn đã đẩy một số người trở về làng cũ học cày cho xong, học chữ thánh hiền chỉ tổ toi cơm tốn gạo.

Phường chèo, con hát bị vùi dập có lẽ chỉ vì:

"Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Khai Trí, 1969, tr. 429).

Mặc dù bị vua quan và nhà nho khinh ghét, mặc dù không được đi thi để ra làm quan lớn, bọn phường chèo, con hát vẫn tiếp tục hành nghề và vẫn được nhiều người dân thường ưa thích.

"Khoảng năm Cảnh Hưng, phường hát chèo bội mới pha thêm lối tuồng, cũng đóng vai trò vẽ mặt ra múa hát đùa cợt, không khác gì ở hí trường. Các nhà tang gia hay đua nhau mượn phường chèo đóng tuồng để khoe khoang.Các quan chính phủ ghét hung lễ lại dùng lẫn lộn cả cát lễ, bèn nghiêm cấm, đã hơn mười năm. Đến năm Canh Tuất (1790) lại thấy dân gian bày trò hát bội ấy. Các con nhà lương gia tử đệ có người bỏ cả chức nghiệp đi theo học hát, khăn áo dáng bộ như đàn bà, thường khi ở nhà cũng nghêu ngao tập hát chèo, trước mặt khách cũng không thẹn thò gì cả. Lại còn trò đánh bạc chọi gà sinh ra nhan nhản. Tập tục đến thế thật đáng buồn!" (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, Văn Học, 1972, tr. 57).

May thay... cơ trời vần xoay, rồi cũng đến một ngày mai sáng sủa hơn.

"Lệ cũ, cứ con nhà hát xướng không được vào nhà học hiệu, thi đỗ ra làm quan. Tiếc rằng không mở rộng đường cho kẻ tuấn dị tiến thân, để thu lấy nhân tài xuất chúng. Từ khi Lộc Khê Hầu (Đào Duy Từ) là con nhà hát xướng, vì không được ra thi, mới lẻn vào giúp nhà Nguyễn ở trong Nam, bấy giờ những kẻ đương sự mới hối rằng cái cách tìm kiếm nhân tài như thế là không rộng. Nhưng cũng chưa công nhiên bãi bỏ lệ cũ. Từ khi bà Trương quốc mẫu, người Như Kinh, là kẻ hát xướng được tuyển vào cung hầu Tần Quang Vương, sinh ra Trịnh Nhân Vương (Trịnh Cương), Biện trưởng cung, người Á Lữ, sau lại đắc sủng với Nhân Vương, nên các họ về giáo phường mới được kể bằng hàng với các họ nhà lương gia. Sau này các họ nhà đại khoa hiển hoạn cũng thường có người do giòng họ hát xướng mà phát đạt lên, nên những kẻ sĩ phu cũng cùng họ giao du tự nhiên, và rồi những nhà hát xướng cũng quên hẳn thế hệ nhà mình tự đâu mà ra. Xem đó thì biết thế vận phong tục mỗi ngày một khác." (Vũ trung tuỳ bút, sđd, tr. 79-80).

Phải công nhận là... mê gái cũng có cái hay! Bên trên mê gái thì bên dưới cũng được nhờ! Vua chúa một khi quen hơi đào hát thì bao nhiêu cái nhảm nhí ngày xưa bỗng chốc được dẹp qua một bên. Luật lệ được tẩy xóa. Xin cảm ơn và tuyên dương cô đào hát họ Trương! Giọng ca tiếng hát và có lẽ cả thân hình của cô đã cảm hóa được lòng người, phá bỏ được bất công. Nhờ cô mà con cháu mở mày mở mặt.

Nhưng thói đời, bia miệng thì cứ trơ trơ. Mặc dù vua chúa đã thôi lấy thịt đè người, đè con hát từ lâu rồi, nhưng thành kiến xướng ca vô loài vẫn cứ bám rễ trong đầu nhiều người đến tận đầu thế kỉ 20. Mẹ và em gái Tản Đà bất đắc dĩ phải "đắp đổi tháng ngày bằng điệu phách câu ca", bị "người ta hùa cả nhau vào bài xích việc xướng ca là việc giăng hoa đĩ bợm." (Nguyễn Mạnh Bổng, 1944).

Bỗng dưng xướng ca lại được tặng thêm hỗn danh đĩ bợm. Tại sao vậy? Xướng ca có liên hệ gì với đĩ à? Vậy đĩ là gì, là ai?

Trong văn học, người Tàu gọi các cô làm nghề xướng ca là kĩ nữ. Kĩ nữ nguyên nghĩa chỉ là người con gái làm nghề ca xướng, múa hát. Chữ kĩ (bộ nữ) của tiếng Hán được ta đọc Nôm thành đĩ. Kĩ nữ của Tàu trở thành Con đĩ của ta. Kĩ nữ và con đĩ là hai chị em ruột. Con đĩ ngày xưa chỉ có nghĩa là người con gái làm nghề hát xướng chứ không phải là con đĩ làm nghề mại dâm như ngày nay!

Thật hay đùa vậy?

Xưa kia, trước khi làng mở hội cho mọi người vui chơi thì các vị chức sắc phải tổ chức tế lễ ngoài đình. Có rước phụng nghênh hồi đình (rước long kiệu từ miếu về đình) rất long trọng. Nghi trượng gồm nào cờ quạt, voi ngựa, nào bát bửu, cờ biển. Rồi đến phường đồng văn đánh trống, gõ thanh la, theo sau là mấy người con gái, đôi khi là con trai giả gái, vừa vỗ trống vừa múa hát gọi là con đĩ đánh bồng. Theo sau con đĩ đánh bồng là cờ vía, lọng vàng, lệnh kiếm, phường bát âm, long đình, kiệu thánh... và sau cùng là bô lão, chức sắc của làng. (theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 96-100).

Xem vậy thì vai trò của con đĩ ngày xưa cũng không có gì là tệ lắm, được múa hát diễn hành trước cả long đình, kiệu thánh, các bô lão, chức sắc của làng.

Nếu chỉ múa hát thôi thì chẳng có gì là xấu. Có xấu chăng là kể từ ngày các con đĩ bị giới trưởng giả, mấy ông trí thức mời về nhà hát. Chính những vị tai mắt, khoa bảng, đã mở đường hoặc tiếp tay làm biến chất, làm hư các con đĩ.

Buổi hát ban đầu rất lịch thiệp. Các quan ăn uống vui chơi, các cô hầu rượu, múa hát những bài do các quan yêu cầu.

Hồng Hồng Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
Ngảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu (...)
(Dương Khuê, Hồng Tuyết)

Những chầu hát cô đầu dần dần bị những người thiếu tư cách biến thành nơi cợt nhả, bá vai gối đùi.

Nhân sinh quý thích chí
Còn gì hơn hú hí với cô đầu
(...)
Chơi cho thủng trống tầm bông.
(Trần Tế Xương, Chơi ả đào)

Rồi chẳng bao lâu, buổi hát chỉ còn là cái cớ cho những trận trác táng, tằng tịu, dâm loàn.

Cũng ra đĩ rạc
Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang
Chán chê rồi về đến đầu làng
Toan tấp tểnh những đường tu lý (...)
(Trần Tế Xương, Đĩ rạc đi tu)

Con đĩ vốn chuyên nghề hát xướng dần dần trở thành gái làng chơi.

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ
Trời sinh ra cũng để mà chơi
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
(...)
Mai sau này giỗ có văn nôm
Cha đời con đĩ cầu Nôm.
(Nguyễn Khuyến, Đĩ cầu Nôm)

Các nhà hát tư mọc lên, lập thành xóm cô đầu. Vàng thau lẫn lộn, khó mà phân biệt được con hát thật với con gái làng chơi. Từ đây trở đi người ta đồng hóa đĩ với gái làng chơi, gọi gái làng chơi là đĩ.

Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng để chỉ nơi ở của kĩ nữ. "Như vậy thì ngày nay Thanh Lâu không còn có nghĩa là nhà cao cửa đẹp mà chỉ có nghĩa là nhà kĩ nữ." (Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954), và cuối cùng trở thành:

Lầu xanh có mụ Tú bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên (Nguyễn Du, Kiều)

Lầu xanh rõ ràng đã trở thành nơi chứa gái làng chơi, gái giang hồ.

Ngảnh mặt lại lầu xanh thương những kẻ
Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan
(Tôn Thọ Tường, Đĩ già đi tu)

Từ điển Génibrel (1898) và Gustave Hue (1937) cũng chép lầu xanh là maison de prostitution (nhà đĩ, nhà thổ).

Lầu hồng xưa kia là chỗ ở của con gái nhà giàu:
Đêm ngày lòng những giận lòng
Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên (Kiều)

Sau này lầu hồng cũng bị trở thành maison des chanteuses (nhà chứa con hát), và sau cùng là nhà chứa đĩ.

Giang hồ từ thủa mười lăm,
Đến năm mười chín còn nằm trông xuân,
Xuân kia còn độ mấy lần,
Tấm thân phơi chốn bụi trần mà thương (...)
(Hoàng Ngọc Phách, Giọt lệ hồng lâu)

Nhà chứa đĩ thời Tây được gọi là nhà đỏ, nhà thổ. Chữ thổ không phải là chữ Hán, cũng không phải là chữ Việt. Thổ là âm của tiếng Pháp tolérance (cũng như thổ mộ là âm của tombereau). Nhà thổ tức là maison de tolérance (nhà chứa đĩ) của Pháp. Xã hội ta thích ứng thật nhanh chóng với mọi hoàn cảnh!

Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.

Tú Xương đã nắm bắt được chuyển biến của xã hội đương thời, đưa một dịch vụ ăn khách là thổ đĩ vào văn học.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa "nhà chứa" là nơi nuôi gái mãi dâm, tổ chức cho gái mãi dâm hành nghề, trong xã hội cũ. Đúng ra thì phải gọi là gái mại dâm (gái bán dâm), các ông đi chơi gái thì gọi là khách mãi dâm (khách mua dâm). Nhầm lẫn người mua với người bán âu cũng là thói quen đã có từ lâu. Nhưng nếu phân biệt được chủ với khách, người cho với kẻ nhận thì vẫn hơn. Nhất là trong thời buổi nhiễu nhương có cả các cậu, các ông bán dâm cho người cùng phái.

Người Hà Nội gọi các cô gái điếm thời Tây là đượi. Có người cho rằng đượi là nói trại của đười (con đười ươi, cùng họ với khỉ, tườu) vì các cô điếm đầu tóc bù xù, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Giải thích này nghe không xuôi tai vì phần đông các cô đượi đều ăn mặc hấp dẫn, son phấn, đầu tóc chải chuốt, phi dê (frisés). Có như vậy mới mong câu được khách chứ. Đầu bù tóc rối như đười ươi (mà đã có ai được thấy đầu tóc đười ươi chưa nhỉ?), thì đến tượng đồng đen, cột nhà cháy nó cũng chê, thì làm sao mà bán trôn nuôi miệng được? Có lẽ đượi chỉ là biến âm của đĩ mà thôi. Đọc trại với ý khinh bỉ và phân biệt. Đượi là me tây, đĩ là me ta. Đượi và đĩ còn có tên là gái ăn sương. Tên nghe khá lãng mạn, nói lên được nỗi vất vả lúc đêm khuya thanh vắng.

Kiếm ăn chung với các cô đượi là bọn ma cô (maquereau), bọn bồi xăm (chambre). Thời Pháp còn có nhà Lục xì. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết Làm đĩ (1936) và phóng sự Lục xì (1937) nhưng tiếc rằng Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Văn học, 1987) không đăng những truyện này nên rốt cuộc vẫn không biết Lục xì là gì. Cái phiền của tuyển tập là vậy! Người khác chọn giùm mình. Cho đọc cái gì thì đọc cái ấy! Tra tìm trong từ điển Hán, Nôm thì không thấy Lục xì. Từ điển Gustave Hue có từ Lục xì nhưng lại không giải thích, chỉ cho biết Lục xì là một từ phon. (tôi đoán phon. là viết tắt chữ phonétique, nghĩa là đọc theo âm). Nếu vậy thì Lục xì có thể là âm cuối của chữ syphilis (bệnh hoa liễu, còn gọi là giang mai, nôm na là bệnh lậu hay tim la). Nhà Lục xì là nơi khám bệnh hoa liễu cho các cô điếm thời Tây.

Thực dân Pháp đem vào nước ta một loại kĩ nữ mới là vũ nữ, các cô gái nhảy, ca ve (cavalière). Gái nhảy phải biết... nhảy đầm, không cần biết hát. Các cô hành nghề tại các đăng xinh (dancing). Ông nào chồn chân muốn nhảy thì mua vé, chọn gái nhảy. Nhiều cô... làm thêm giờ phụ trội, nhảy cả tại phòng riêng.

Trở lại với các nàng kĩ nữ.

Chữ kĩ ban đầu còn có nghĩa, còn được dịch là ả đào, đào hát, con nữ phường chèo. Sau này được dịch thẳng là đĩ, con gái mại dâm (Đào Duy Anh), con đĩ nhà thổ (Thiều Chửu).

Kĩ nữ và con đĩ, tuy là đồng hội đồng thuyền, cùng là xướng ca vô loài nhưng cũng được phân biệt đối xử. Những lúc hứng bốc lên dạt dào thì thi sĩ gọi bọn này là kĩ nữ nghe cho thanh tao, lãng mạn! Nói đến kĩ nữ là người ta liên tưởng đến những số phận long đong, lỡ làng. Một kĩ nữ gảy khúc tì bà đã làm xúc động ông tư mã Giang Châu. Một kĩ nữ lênh đênh trên sông Hương ngợp ánh trăng đã làm mềm lòng nhiều thế hệ:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say,
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
....
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt.
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi.
-Du khách đã đi rồi!
(Xuân Diệu, Lời kỹ nữ)

Người ta dễ thông cảm, xót thương cho số phận các nàng kĩ nữ và dửng dưng thậm chí khinh bỉ các nàng kĩ nữ nhập tịch Việt Nam, trở thành con đĩ bình dân!

Thành ngữ, ca dao của ta có rất nhiều câu ám chỉ bọn gái đĩ già mồm. Sau những trận chơi cho thủng trống tầm bông, cho toác toạc toàng toang, các ông không quên núp sau lưng vợ, lên mặt đạo đức khuyên các cô làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng.

Kẻ ít học cũng a dua nói leo vài câu vô nghĩa:

Đĩ xơ đĩ xác, đĩ xạc đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ, đĩ lặn xuống ao

Cũng có người thành thực hơn, ra mặt chê nhưng đúng hơn là ganh tị với đĩ :

Làm đĩ có tàn, có tán, có hương án thờ vua, có chuông chùa niệm Phật.

Toàn là chê, chửi, trách đĩ. Tha hồ cho sướng miệng!

Ngày xưa người ta gọi trẻ con là thằng cu, cái đĩ. Cu là dương vật. Đĩ là gái làng chơi. Cu và đĩ mang nghĩa xấu, được mê tín ngày xưa dùng với mục đích để ma quỷ chê đứa bé, không ám hại nó.

Ngôn ngữ hiện đại có từ kép đĩ điếm. Điếm nghĩa là cái kho, cái nhà chứa đồ. Đĩ điếm là từ kép nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là nhà chứa đĩ hay là ổ mại dâm. Gái làng chơi có thêm tên gọi tắt là gái điếm.

Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã hóa thân nàng kĩ nữ thành con đĩ, con điếm.

Người xưa đồng hóa con hát với đĩ điếm và gọi bọn này là xướng ca vô loài.

Năm 1945, bộ trưởng bộ Giáo Dục-Mĩ Thuật Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, đưa hát xướng vào chương trình bậc trung học. Hát xướng trở thành môn học bắt buộc. Xướng ca chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài.

Ngày nay nước ta có trường dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương. Đủ các bộ môn xướng ca. Nghệ sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng tuyên bố xướng ca vô loài chắc sẽ bị cả triệu người tát cho vỡ mặt.

Như vậy là nước ta hết đĩ rồi chăng?

Hết làm sao được! Ngày nào còn các cậu, các ông lang bang, thèm của lạ thì ngày đó còn các cô, các bà làm cái nghề xưa nhất trên mặt trái đất này! Xướng ca vừa được phục hồi danh dự, được tôn vinh thì xã hội lại đẻ ra các nàng sờ nách ba (snack bar), bia ôm, mát xa (massage)... Có người mua thì có kẻ bán, còn người bán thì còn kẻ mua. Ngoạn mục thay cái đèn cù của kinh tế thị trường!

Có điều lạ và bất công là phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kĩ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có kĩ nam mà còn có cả kĩ sư ! Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kĩ sư là... bậc thầy của đĩ ! Chữ kĩ (bộ thủ) của kĩ sư viết khác chữ kĩ (bộ nữ) của kĩ nữ. Kĩ sư là người có tài năng, chuyên về một kĩ thuật gì.

Các cô kĩ nữ, các ông kĩ nam tân thời có tên gọi đáng yêu là ca sĩ. Sĩ này được trọng vọng hơn cả sĩ của "Sĩ, nông, công, thương". Thần tượng của vô số người. Dưới ánh đèn mờ, khói thuốc âm u, nhạc dìu dặt, mơ màng nghe các cô hát, các cô ca, các cô la, thỉnh thoảng được ngắm một cái ngoáy, một cái ưỡn thì chao ôi... xướng ca quả là sướng quá!

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bao giờ cho đến tháng mười

Ba Quốc Tế

Sau hai tuần kẹt tại chỗ - hay "ách tắc" theo lối thời nay, vụ hồ sơ của công ty tui giờ mới vô trớn trở lại. Số là nhờ quốc hội bế mạc. Ðó là giải thích của “Chân gỗ”, nghĩa là cái người đang giúp tui chạy giấy tờ. Các bộ trưởng lo sốt vó mấy cái vụ chất vấn, thằng vụ trưởng nào dám ký bậy. Lỡ mà lên báo hay bị xì xào đúng lúc này là hỏng kiểu. Bị cho về vườn luôn ấy chứ tưởng. Chân gỗ giảng giải. Sao mà giỏi nhỉ.


Mấy bữa nay lang bạt đủ mọi hàng quán đất Hà thành nhưng mà thiệt tình tâm trí tui rối bời, dám biết đồ ăn ngon hay dở. Tai lúc nào cũng ngóng coi người ta có bàn chuyện gì liên quan tới mình hay không. Ðất này thiệt là có số làm quan. Bà bán cháo quát khách hàng. Bảo vệ cơ quan của đám đầy tớ mắng thằng nhân dân. Xe ôm bàn chuyện quốc sự mà mới nghe tưởng cấp lãnh đạo. Cán bộ hưu trí chưa bao giờ biết mặt quyển hộ chiếu bàn chuyện Little Saigon cứ như là làm thị trưởng bên đó cả chục năm rồi. Nhà nhà bàn chuyện chính trị, người người tán chuyện ngoại giao.


Nghe tui thắc mắc, Chân gỗ cười khà khà, giải thích. Nhà có con cháu làm công an thì đọc “An ninh,” có bộ đội đọc “Quân đội,” có cán bộ thì “Nhân dân.” Họp giao ban có thêm Bản tin mật nữa. Làm ngành nào rào ngành ấy. Cũng như Việt kiều các anh thích đọc trang mạng “phản động” đó mà. Hóa ra vậy. Quân đội bênh bộ đội, an ninh bênh công an, quốc hội bênh chính phủ, phe nào theo phe đó. Thế là dân chủ rồi. cần gì cứ phải đa đảng đa chiều như các anh cứ đòi hỏi. Xem phe phái đánh nhau bên này còn hay gấp nhiều lần bầu cử tổng thống Mỹ ấy chứ lị. Bên ấy cái gì cũng lên truyền hình, còn ở đây vụ nào cũng rất nhiều ẩn số. Tha hồ bàn, tha hồ tán. Hay không kém gì chuyện Ðông chu liệt quốc.


Này nhé. Quốc hội đang châu đầu vào đánh thằng Dung Quất. Phe ông Kiệt nhờ Tuổi Trẻ đăng cho bức thư thế là cả đám cho qua luôn. Phe ông Khải nói chuyến đi Mỹ là để đáp lễ Clinton. Lê Ðức Anh bèn nhào lên mặt báo cảnh cáo. Hồi còn làm chủ tịch nước ổng đã đi đáp lễ rồi. Ngay lập tức phe công an không được yên. Vụ bảo kê cho băng Hai Chi ở Hàm Tân được đem lên báo thành chuyện nhiều kỳ. Thế thì ông cũng không cho chúng mày lấn lướt. Hồi ký Chánh Trung bị đem lên bàn kiểm duyệt ngay. Rắn mất đầu. Cả đám đàn em thi nhau lập công, bắt gái điếm, bắt ma túy, bắt con bạc, bắt Việt kiều. Ðịa phương nào cũng có thành tích. Khó gì đâu, ổ lắc nằm ngay kề công an quận Phú Nhuận. Trước làm được giờ không được. Hương Lan trước cho hát, giờ cho nghỉ.


Vậy tốt chứ. Phải trái gì đem luật ra xử. Tranh cãi gì đem lên báo. Không ám sát, thủ tiêu như hồi 80. Vậy hổng phải tiến bộ sao? Chân gỗ trầm ngâm dạy bảo. Chú mày không sống lâu ở cái đất này, cóc biết. Lần nào trước đại hội đảng cũng thế thôi. Nhìn bên ngoài vào cứ tưởng báo chí Việt Nam được cởi trói, trăm hoa đua nở. Bên trong biết thừa “vũ như cẩn”. Họp xong, nghị quyết xong rồi sẽ đâu lại hoàn đấy. Bao bận rồi vẫn thế cả. Từ hồi 54 tới giờ chứ chẳng mới mẻ gì. Thế thì đến ngày nào mới thực sự có thay đổi tích cực cho đất nước. Chú mày đã xem “Bao giờ cho đến tháng Mười” chưa?


Chịu, hổng biết cái này tiếng Hà Nội nghĩa là sao. Chỉ biết ù tai. Chính trị với chả chính em. Ðọc lại thấy thư này nặng quá. Chắc tại tui lê la cà phê Hà Nội nhiều quá. Hay tại oi bức quá, lại mất điện cho nên bàn dân thiên hạ tán ra tán vô quá xá. Thôi thì đem ra đây hầu quí vị vài chuyện nghe ngóng được, tùy hỷ khen chê vậy. Hẹn thư sau.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

"Đừng quên anh” - thiết bị theo dõi vợ Bằng việc gắn một thiết bị cảm ứng siêu nhỏ, siêu nhạy, định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) trong “nội y”, những ông có máu ghen tuông có thể theo dõi vợ 24/24 giờ. Trong một xã hội Nhật Bản ngày càng mở cửa, người phụ nữ ngày càng tham gia các hoạt động giao lưu rộng rãi, thì các ông chồng có máu ghen tuông ngày càng đau đầu, sợ bị cắm sừng. Để giúp đỡ những ông chồng khốn khổ ấy có thể giám sát nhất cử nhất động của vợ, một hãng điện tử đã cho công bố trên website của họ việc đã phát minh ra loại “nội y gián điệp” có tên “Forget me not” (Đừng quên anh).

Công ty này khoe rằng, trong sản phẩm của họ có gắn một thiết bị cảm ứng siêu nhỏ, siêu nhạy, định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Những vị mày râu nào không yên tâm với bạn tình có thể dùng “tên gián điệp” gắn trong “nội y” này để tiến hành giám sát cô ta 24/24 giờ.

Bằng thiết bị thu tín hiệu qua điện thoại di động, anh ta có thể biết vào thời gian này cô ta đang ở đâu, thậm chí trạng thái cơ thể như thế nào.

Hãng sản xuất quảng cáo: từ trước đến nay hệ thống này chỉ được dùng vào mục đích quân sự. Do công nghệ tiên tiến, tiêu hao nguồn điện cực ít và siêu nhỏ, nên những phụ nữ dù có mang nó trên người cũng không hề hay biết.Dụng cụ “gián điệp” hiện đại này, tất nhiên giá không hề rẻ chút nào. Loại bình thường giá 100 USD/ chiếc, loại cao cấp có gắn nhiệt kế, thiết bị đo nhịp tim giá lên tới180 USD. Muốn không bị cắm sừng thì phải chịu tốn kém nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Một khi các nàng đã biết được mình không được tin tưởng, thì họ thiếu gì cách để xỏ mũi đối phương kia chứ! T.P (L.H)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nói Láo Làm Chi ? Cộng đồng Người Việt tị nạn cs ở ngoài nước và đồng bào ở trong nước hiện đang theo dõi hành trình “TÂY DU” của ông phan văn khải, Thủ Tướng nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một việc cần thiết đến nỗi đích thân ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Marine, phải bay về Mỹ hai lần, từ dụ dỗ đến hăm he cộng đồng người Việt ở đây, để chuẩn bị chu đáo cho chuyến công du “ngoạn mục” vừa kể. Thế nhưng, có lẽ nó không phải ngoạn muc mà là “khóc hỗ ngươi, cười ra nước mắt” bởi vì, theo báo Seattle Post intelligencer ngày 20/6/2005, báo The Seattle Times ngày 20/6/2005, và đài Á Châu Tự Do cùng một số báo và đài khác cùng ngày, cái ông thủ tướng ấy đã tự khoe khoang ở Hà Nội với phóng viên báo Washington Post rằng chuyến đi thăm Mỹ đầu tiên nầy của vị lãnh đạo hàng đầu của nước Việt Nam thống nhất mang một ý nghĩa rất quan trọng, đã được cộng đồng người Việt ở nước ngoài đặt tên là “Ông nói láo” (A LIER) trong chặn ngừng nghỉ đầu tiên mà theo ông thủ tướng nước Việt Nam thống nhất là ông đã chọn thành phố Seattle, TB/WA, ngày 19/6/2005 (có lẽ vì ông đã được ai đó báo cáo láo – lại nói láo – rằng ở đó có nhiều người của “ta” ). Cho nên, kể từ nay ông THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI của nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đã được mọi người biết bằng cái tên riêng (nickname) là “NGƯỜI NÓI LÁO”, hoặc hiểu theo nghĩa chính trị là “Thủ Tướng Mỵ Dân”.

Hơn thế nữa, cú sét trời giáng nầy lại do một vị chân tu, một Mục Sư Tin Lành, đã chỉ thẳng vào ông thủ tướng mà nói, khiến “Ông Nói Láo” giật mình sực nhớ rằng cái nói láo của ông là có thật nên vội vàng tuyên bố chấm dứt nửa chừng cuộc họp báo mới diễn ra chưa đầy 50 phút. Thế mới biết “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhưng cái không ai nghĩ tới là cái mà không thể xảy ra ở một vị Mục Sư vốn dĩ là một người hiền lành, vị tha và đáng kính. Phải chăng, Chúa đã bang cho Ông lòng can đảm và đôi mắt ngời sáng để Ông có đủ nghị lực và dũng lực để làm chứng cho “lẽ công bình” trước một bạo chúa, và điềm báo cho mọi người để đề phòng “kẻ có tội” (Nói láo là một trọng tội đối với Kinh Thánh, cũng như đối với luật pháp Hoa Kỳ). Vậy có thơ rằng:
Nói Láo Làm Chi ?[/b]

Nói láo làm chi Thủ Tướng ơi!
Để cho thiên hạ phá lên cười.
Tự do, sao cấm đường Tôn Giáo?
Dân Chủ, giam gì chức Mục Sư?
“Con đỉa hai vòi”(1), chưa xé xác ?
“Hoa Kỳ số một”(2), đã xin xôi(3)
“Ca bài con cá” (4), không trơ trẽn,
Họp báo ngừng ngang , thẹn quá rồi!



Chú thích
(1) Từ của Việt cộng ám chỉ Hoa Kỳ để căm thù
(2) Siêu cường Hoa Kỳ.(3)Thằng bờm đổi quạt ...
(4)Quân với dân như cá với nước;

Nam Phong

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuyện phiếm về các loại. . .Cò ! Theo “Việt Nam tự điển” của Lê văn Đức thì cò được định nghĩa là một loại chim cẳng cao, mỏ dài, mình thon, đuôi nhọn, ăn cá, bình thường lông màu trắng, nhưng cũng có loại lông màu xám như cò hương, hay lông màu đỏ như cò lửa…Khi tìm hiểu về ca dao, gã thấy hình ảnh con cò là một hình ảnh quen thuộc và thân thương nhất của người bình dân.

Thực vậy, vãi mồ hôi trên đồng ruộng, người nông dân có con trâu làm bạn để giúp đỡ họ. Thế nhưng trâu thì nặng nề, chậm chạp và suốt đời vất vả. Vì vậy, để đầu óc được thư giãn, thảnh thơi và bay bổng, người nông dân đã mượn hình ảnh con cò, một hình ảnh vừa thơ mộng lại vừa đẹp đẽ để nói lên những ước mơ và những hiện thực của đời mình.

Như người nông dân, con cò đã phải vất vả kiếm sống :

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông,
Như người nông dân, con cò đã chết đi trong cô đơn nghèo túng :
- Cái cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngay làm ma.
- Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền,
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Như người nông dân, con cò cũng đã phải chịu nhiều cảnh oan ức vì thấp cổ bé miệng :
- Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không không tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái vạc đổ thừa cho tôi,
Chẳng tin ông đến tận nơi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia.
. . .Con cò cũng đã chia sẻ số phận cay đắng của đất nước :
- Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuong gềnh bấy nay.
Và đôi lúc cũng đã bị đàn áp dã man :
- Con cò mà đậu cành tre,
Thằng Tây bắn súng cò què một chân,
Đến mai ra chợ Đồng xuân,
Chú khách mới hỏi sao chân cò què,
Cò rằng cò đứng bờ tre,
Thằng Tây bắn súng cò què một chân.
Như người nông dân, con cò cũng có những giây phút mộng mơ và nhung nhớ :
- Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta,
Mình nhớ ta như cà với muối,
Ta nhớ mình như cuội với trăng.
Như người nông dân, con cò dù có phải chết vẫn cố gắng giữ lấy sự trong trắng của mình :
- Con cò mày đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm luôn cổ xuống ao,
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng,
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Dĩ nhiên con cò không phải chỉ là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, mà hơn thế nữa, nó còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Nào là hình ảnh của một em bé mồ côi :
- Cái cò là cái cò vàng,
Mẹ đi đắp đàng con ở với ai,
Con ở với bà, bà không có vú,
Con ở với chú, chú là đàn ông.
Nào là hình ảnh của một cô gái được muông chiều :
- Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó càng làm thơ.
- Cái cò là cái cò kỳ,
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô,
Đêm nằm thì gáy o o,
Chửa ra đến chợ đã lo ăn quà.
- Cái cò bay bổng bay lơ,
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng.
- Cái cò lặn lội bờ ao,
Phất phơ hai giải yếm đào gió bay.
Và nhất là hình ảnh người vợ Việt Nam tần tảo, chắt chiu nuôi chồng, nuôi con :
- Cài cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng hãy trở lại cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao bằng.

Hình ảnh con cò trong ca dao, trong văn chương bình dân thật là phong phú, gã có thể kê đơn hoàn tán nhiều nhiều nữa.

Còn trong đời thường, con cò cũng không kém phần đa dạng. Này nhé, cò là nhảy một chân. Cò là thanh tre mỏng dùng để điểm công gánh, công vác bằng cách bẻ từng đoạn ngắn, vì thế mới gọi là bẻ cò. Cò là một bộ phận của cây súng, khi bấm nó mổ vào viên đạn và làm cho đạn nổ, vì thế mới nói là bóp cò. Cò là tem để dán vào thư. Có cò thì bưu điện mới chuyển, bằng không thì cũng vẫn chuyển nhưng người nhận sẽ bị phạt.

Riêng trong phạm vi con người, cò cũng rất ư là nhiêu khê. Trước hết, hồi còn bé, gã không hiểu tại sao ở làng gã, thiên hạ thường gọi những đứa con trai thuộc vào hàng suy dinh dưỡng là…thằng cò. Chắc hẳn chỉ vì thân hình của chúng còm cõi, mảnh mai như một bộ xương cách trí, khẳng khiu như cánh cò trên ruộng đồng.

Rồi cò còn là một tiếng chửi nhẹ nhàng của bọn con nít. Vì thế, khi bực bội, tức tối, chúng liền không ngần ngại cho nhau ăn…cò.

Dưới thời Pháp thuộc, gã thấy xuất hiện một vài loại cò đặc biệt.

Thực vậy, cò là sửa bài trong nhà in. Bài viết được xếp chữ và in thử. Khi bản in đầu tiên mới ra lò, thì lập tức được chuyển đến thày cò, để anh ta đọc và ghi chú những chỗ sai hay chưa vừa ý, cần phải đổi thay. Chữ cò này xuất phát từ chữ “corriger” nghĩa là sửa, chữa. Còn “correcteur” nghĩa là thày cò, người sửa bài, người chữa bài.

Tiếp đến, cò còn chỉ viên cảnh sát trưởng nói riêng, hay mấy thày cảnh sát nói chung. Chữ cò nay xuất phát từ chữ “commissaire” nghĩa là ông cò. Còn “phú lít” xuất phát từ chữ “police” cũng có nghĩa là cảnh sát.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam đang có một nghề mới phất lên như diều gặp gió mà gã xin đề cập đến, đó là nghề…cò.

Còn theo ngu ý của gã, cò nay có lẽ xuất phát từ “cò mồi”, là loại cò được nuôi làm mồi để dụ khị lũ cò hoang sa vào bẫy. Vì thế bọn cò mồi là bọn giả bộ theo phe mình đề làm hại cho phe mình và làm lợi cho phe chúng. Nghề làm cò bây giờ đôi lúc thật tệ lậu và trắng trợn, đã tạo nên không ít những cảnh dở mếu, dở khóc và dở cười…

Nói một cách văn hoa thì đó là nghề làm môi giới, làm trung gian, làm tiếp thị. Còn nói một cách nôm na và bình dân thì đó là hạng mối lái, dụ khị thiên hạ mua hàng hay cậy nhờ một công việc nào đó. Họ chỉ cần dẻo mép, mánh khóe và đôi khi cả áp lực nữa để kiếm lời cho mình. Họ là những người trung gian, chuyên bán nước bọt để chấm mút tí tiền còm.

Nếu ai đã từng sống ở Châu đốc, hẳn phải biết từ sau tết nguyên đán, thiên hạ đã chuẩn bị cho ngày lễ hội Bà Chúa xứ tại núi Sam, vốn được gọi là Vía Bà.

Này nhé, khi khách vừa chân ướt chân ráo đến nơi thì đã có ngay một lực lượng cò dành dật khách tới nhà trọ này, tới khách sạn nọ.

Bước vào lễ hội, khách là thiện nam tín nữ, muốn biểu lộ tấm lòng thành của mình đối với Bà, thì liền có ngay một đội ngũ cò đông đảo để phục vụ cho nhu cầu lễ bái và cúng kếng.

Nào là “cò heo quay” với khoảng ba chục tên chuyên nghiệp, rất giỏi việc khua môi múa mỏ, gian lận trong giá cả và trong cân đo, sẵn sàng nhét đầy tiết heo, tiết bò trong bụng heo quay để cân cho nặng, vì thế mà hạng cò này ăn nên làm ra một cách mau chóng.

Nào là “cò nhang đèn”, thay vì thắp một nén nhang để tỏ lòng tôn kính, người ta đã lạm phát nhang, để rồi nhang đã trở thành một dụng cụ để…hun Bà. Suốt ngay khói tỏa nghi ngút thì làm sao mà chịu nổi.

Nào là “cò phóng sinh” mối lái để khách mua chim rồi thả ra để cầu mong lộc Bà. Chim trong lồng nhảy lên nhảy xuống, nên mặc sức đếm gian theo kiểu năm mười mười lăm…Chim được xổ lồng bay ra thì ít mà chim được đếm thì lại nhiêu.

Và khi khách buồn tình, muốn giải sầu thì lập tức có ngay bọn “cò tệ nạn”, hay nói huỵch toẹt ra, đó là cò…gái, cò mãi dâm. Quả là hết ý.

Chẳng hạn tiệm bán thịt nằm sát mặt đường, khách có thể dừng xe để mua hay người bán hàng có thể bước ra vài bước để giao hàng. Vậy mà có tới hàng chục thanh niên vạm vỡ, la hét, níu kéo làm người mua ngao ngán bực mình. Con người bán, đã mất khách, lại phải nộp tiền mãi lộ cho chúng mà chẳng dám ho he.

Đai loại gã có thể phân chia thành hai loại cò.

Trước hết là cò dịch vụ, làm trung gian mua bán vật dụng như cò xe, cò nhà, cò đất, hay chạy chot giấy tờ với những thủ tục hành chánh rắc rối, nhiêu khê tựa mê hồn trận như cò xuất ngoại, cò hộ khẩu, cò sang nhượng…

Thế nhưng khi mắc míu, dính líu với hạng cò này, chúng ta cần tỉnh táo và đề cao cảnh giác, bởi vì rất nhiều mánh chỉ là mánh dổm, rất nhiều cò chỉ là cò giả, nhận tiền rồi tung cánh bay cao, khiến chúng ta tiền mất tật mang, công việc thì cứ dậm chân tại chỗ, hết tháng này qua tháng khác, chẳng đi đến đâu cả.

Tuy nhiên, đáng kinh tởm hơn cả phải là loại cò thứ hai này, đó là cò người, gã chỉ xin liệt kê một vài loại chính điển hình mà thôi.

Chẳng hạn như cò tệ nạn, cò mãi dâm, cò…gái. Một buổi tối bạn lang thang trên phố vắng hay tại công viên, rất có thể bạn sẽ bị hỏi thẳng thừng một cách sỗ sàng :

- Có mốn giải sầu không sư phụ ?

- Có cần em út không đại ca ?

Chẳng hạn như cò lấy chồng nước ngoài, nhất là lấy mấy chú ba tàu xếnh xáng gốc Đài loan. Hạng cò này len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, luồn lách tận vùng thôn quê hẻo lánh, gạ gẫm, dụ dỗ, rót vào tai những cô gái và những bậc phụ huynh những lời ngon ngọt, đường mật về tiền bạc và hạnh phúc, để rồi mấy cô gái nhẹ dạ ấy đã ca bài “cũng liều nhắm mắt đưa chân”, cuối cùng phần đông đã phải ngậm đắng nuốt cay một số phận nghiệt ngã, một kết thúc bẽ bàng nơi đát khách quê người.

Chẳng hạn như cò con nuôi. Một cô gái chửa hoang đang lo lắng sợ hãi thì vớ ngay được tên cò loại này. Hắn không những trấn an mà còn đặt tiền cọc cho cái bầu nữa.

Vậy là thay vì ăn năn hối cải, cô gái sẽ chai lì và dám làm thêm một cái bầu nữa để kiếm tiền. Như thế, cô gái không chỉ vi phạm luật pháp, chà đạp nhân phẩm phụ nhữ và trẻ em, mà còn tích cực góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức.

Chẳng hạn như cò phá thai. Một cô gái lỡ mang bầu, ngơ ngác và rụt rè tới cổng bệnh viện, lập tức được mấy tay cò nạo thai xớp đi mau chóng và nhiều cô đã bỏ mạng vì đến những chỗ phá thai lậu, không bảo đảm về mặt vệ sinh và y khoa.

Chắc chắn là còn nhiều loại cò khác nữa, nhưng bằng đó mà thôi cũng đã đủ ngán ngẩm và nhức nhối cho một xã hội đang nhích lên về mặt kinh tế, nhưng lại đang tuột dốc về mặt đạo đức.

Biết làm sao vực lên bây giờ ?

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuyện Phiếm Việt Nam: Năm ông tướng Ba Quốc (tế)

Sài Gòn vào mùa mưa. Các em ca-ve đêm đêm lũ lượt kéo vô vũ trường. Chú Tư phải tự bưng bê dọn dẹp trở lại. Mọi chuyện quay về chỗ cũ. Theo kiểu giải thích của dân ở đây là “hết chiến dịch”, hay là “mất quan toàn dân kéo về”.

Cuộc sống ở cái thành phố sôi động này cũng giống như trong các khu rừng rậm Amazon hồi tui qua bển kiếm cơm. Chuyện tuần trước mau bị quên cũng giống như đám rác góc đường bị cơn mưa bất chợt cuốn trôi. Dân cà phê đang chú tâm vào chuyến đi của ông Khải. Người mua tờ Thanh Niên, kẻ lấy tờ Tuổi Trẻ. Ðọc xong đổi tay. Có người đổi luôn cho thằng nhỏ bán báo, các thêm vài trăm bạc.

Dân chúng hồ hởi lắm. Ông giáo bình luận tiếng Anh của cha Vũ Khoan trên CNN. Ngữ điệu giống như cậu học trò đang trả bài, nhưng cũng “ok” lắm. Người ta mừng vì thấy ít nhất mấy cha lãnh đạo không làm mất mặt Việt Nam. Cha Khải dáng điệu cũng khoan thai lắm. Hổng biết trước khi đi có thuê đám người mẫu dạy về luyện không. Chú Tư nói hổng oai phong bằng ông Kỳ ông Diệm thời xưa. Nhưng mà còn hơn cha Mạnh cha Lương hồi đón Putin và Clinton.

Thiệt là dân Sài Gòn tình cảm. Thấy dân mình là binh. Hổng có phe phái chính trị chính em chi hết. Một anh Hải Phòng nằng nặc đòi ổng là dân Hải Phòng chứ hổng phải dân miền Nam. Ông già mù bán vé số tự nhiên góp chuyện làm ai cũng giựt mình. Giọng cha Khải giống in giọng ông Thiệu. Cái này quí vị có điều kiện thử kiểm chứng giùm coi. Tui thì tui nghĩ mấy người mù chắc họ nói đúng. Chú Tư nói hình như ông Thiệu quê Ninh Thuận.

Vậy là cả đám nhao nhao bàn qua cái Dự Án Du Lịch Miền Trung mới thấy báo sáng nay lăng xê. Thường trong chế độ cộng sản vị nào lên làm lãnh đạo cũng lo phát triển cho dân quê mình. Nếu đúng ông Khải là dân miền Trung thì vậy là cái dự án này ngon rồi. Cà Ná thành bãi lướt ván, Hàm Thuận thành cảng cho du thuyền. Mấy cái địa danh chiến trường ở miền Trung đám con nít Mỹ học lịch sử thuộc lòng rồi, thấy quảng cáo du lịch là đi liền. A Sầu A Lưới còn nhiều thứ để coi lắm. Riết rồi bàn qua chuyện cha Hiển đi mua Boeing. Bà con nói chắc tại chả lên BBC thể hiện lập trường tư tưởng nên cha Khải mới cho qua vụ làm ăn thua lỗ, cho theo đoàn mua máy bay. Bàn qua công ty bảo hiểm ACE, tới hãng phần mềm Microsoft.

Tự nhiên ông cán bộ tập kết bữa trước nhào ra xì cái rột. Hay ho gì cái bài mở đường cho đàn em trước khi về vườn. Ký vậy thôi chứ về tới nhà là đại hội. Ban trung ương mới hổng cho là mấy bay cũng đắp chiếu nằm đó. Sao được. Hợp đồng quốc tế chứ phải chơi đâu. Hổng thấy báo đăng ký kết quá xá trời sao? Bộ mấy người quên vụ Z30 rồi sao? Ông già trầm ngâm. Chừng nào đi Mỹ mà gặp được 5 ông tướng thì mới kêu bằng “vào cầu”. Thôi đi cha, còn chơi chữ nữa. À, vào cầu là trúng mánh đó. Thì ổng có gặp ông tướng Rumsfeld đó, nghe nói có hợp tác chi chi về quốc phòng nữa mà. Hổng phải. Tướng đây là general. Như là General Electric nè. Hay là General Motor. Mấy tướng đó mới ngon, vì là 5 tổng công ty trụ cột của nền kinh tế Mỹ. Ký nhiều nhưng với mấy thằng mới lên thì nước mẹ gì. Giám đốc công ty là đủ chứ không cần tới thủ tướng đi.

Ờ há. Cả quán ồ lên, gật gù. Chuyện tưởng hết, tự nhiên thằng nhỏ bán báo cắc cớ hỏi thêm. Mới có hai cái General à. Còn 3 cái nữa là gì chú Hai? Ông cán bộ quê cơ quay qua nạt. Con nít biết gì mày. Cái này là tao nghe mấy ông trên trung ương phổ biến vậy. Sao tao biết. Hỏi thằng Ba nè. Nó Việt kiều chắc nó biết. Tui giựt mình, bất ngờ quá cũng hổng nhớ ra ba cái ông General còn lại tên gì. Thôi thì viết thư về hỏi quí vị vậy.

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Hủ tíu đất Sài Thành
Sunday, June 26, 2005


Phóng sự của Trần Tiến Dũng/Người Việt
Image
Anh vợ tôi đi Tây từ năm 1963, không hiểu vì lý do gì không lấy vợ, nay đã qua tuổi sáu mươi, chắc là ngán cảnh một thân thui thủi ngồi nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ nên về Việt Nam tìm bạn tâm tình. Bà con giới thiệu cho anh một cô nàng tuổi quí mẹo, người miền Bắc di cư, đâu phải còn tuổi kén cá chọn canh gì nữa nên anh tôi thấy cô nàng hạp ý, ưa nhìn. Một hôm, đi chơi với bạn gái về anh than thở: - P. hỏi trong các món ăn Việt Nam anh thích món gì nhất? Anh hỏi lại P.: - Em nấu món gì ngon nhất?” P. trả lời: - Em chỉ biết nấu mỗi món bún bò Huế. - Trời ạ! Sao lại trúng cái món anh không ưa! Trước giờ anh chỉ khoái ăn hủ tíu.”

Trong những quán bán món ăn sáng, tối của Sài Gòn hôm nay, hình như bún bò Huế là món đang được khoái khẩu. Từ xưa người Sài Gòn vẫn gật gù đồng ý bún bò Huế là món ngon, nhưng ngon để thành một món hàng đầu, ngang với phở, thay thế ngôi vị của hủ tíu như hôm nay liệu điều đó có công bằng không?

Chính điều đó làm tôi thương nhớ thế giới hủ tíu! Thật vậy, không có gì quá đáng khi cho rằng các món ăn, gọi là hủ tíu ở Sài Gòn-Chợ Lớn là cả một thế giới. Một thế giới vô cùng phồn thịnh và hấp dẫn đến mức làm dân sành ăn cứ mê muội trong mùi hương mà không nhận ra những người sành ăn mới đã tới đây và quyến dụ cô nàng Sài Gòn bằng khẩu vị mới.

Riêng tôi, tôi thích hủ tíu! Và thật lòng tôi muốn chờ tới ngày Sài Gòn tháng bảy mưa ngâu, sấm rền và giông giật để đưa tay lên trời mà hứa “Ðâu phải vậy! Hủ tíu ơi lúc nào anh cũng chung thủy với nàng.” Trong hoàn cảnh đó, tôi nhớ hồi xưa những lúc buồn thế thái nhân tình má tôi thường ôm tôi vào lòng rưng rưng hát “ví dầu tình bậu muốn thôi...”

Lúc này tôi ước trở lại tuổi bé thơ, ngồi trong lòng má và hỏi người “Hủ tíu là ngon nhất hả má!” “Chắc rồi!” “Nhưng sao má băn khoăn!” “Ờ, dù ăn hủ tíu từ nhỏ nhưng có lẽ không ai hiểu hết hủ tíu Sài Gòn!” Hủ tíu! Ðó là những cọng dài dài được làm bằng bột gạo. Ðơn giản vậy thôi! Nhưng kể từ lúc theo chân dân tị nạn Minh Hương đến xứ đàng trong này nó đã làm thay đổi cái thói quen nấu cơm, nấu sôi ăn sáng rồi đi làm của người bản xứ. Nó đã quyến rũ mọi người bước vào không gian văn hóa ẩm thực trong các tiệm nước, trà gia... Nó đã làm thay đổi diện mạo các thị tứ bằng phong cách lạ mà quyến rũ của các biển hiệu trang trí các tích xưa vẽ trên kiếng, thư pháp chữ vàng giấy đỏ cùng với mùi gia vị, dầu mỡ, nước lèo, tiếng lửa reo trong bếp lò, tiếng dao thớt. Ðúng là một tổng hòa âm thanh, màu sắc, mùi vị tạo nên một biểu tượng sung túc.

Vào những ngày chủ nhật, ngày lễ, những gia đình thị dân hạnh phúc bất kể Tây-Hoa-Miên-Việt, họ thường mời nhau đi ăn hủ tíu, một thói quen đặc trưng của người Sài Gòn. Không nhất thiết sắc sảo như những đại nhân, chỉ với cái nhìn thị dân bình dị ai cũng hiểu rằng từ lâu, tô hủ tíu từ địa vị một món ăn của người Hoa nay đã là một thứ biểu tượng văn hóa ẩm thực hòa hợp không thể thiếu của đất Sài Gòn-Chợ Lớn.

Ngày nay, nếu trước mặt bạn là một tô hủ tíu, thường khi cái lưỡi và cái bụng của bạn không hơi đâu thắc mắc nó có hương vị Tàu, Việt, hay Miên. Thật ra các dạng hủ tíu đều có tên gọi chung chung nhưng rõ ràng hồn ai nấy giữ. Vì sao lại có sự phân biệt? Dân ta xưa nay vốn không có thói quen bài bác bất cứ món ăn nào dù là gốc Tàu hay gốc Tây. Chỉ bởi vì cái lưỡi của người dân Sài Gòn quá tinh tế, nên một mặt hết lòng đón nhận món ăn nguyên gốc đàng khác vô tư chế biến, ý hướng chế biến không chỉ sao cho hạp với khẩu vị người mình mà còn có mục đích đa dạng hóa các món ngon.

Có thể hiểu rộng thêm mà không sợ trật là người mình không chấp nhận để khẩu vị hủ tíu Tàu độc quyền. Từ đó trên đường cạnh tranh cùng chung cái tên hủ tíu nhưng rõ ràng phân biệt vị Tàu, vị Việt, vị Miên. Có một cách hiểu đơn giản của sự khác biệt: Người Tàu ưa cọng hủ tíu mềm, người Việt thích hủ tíu cọng dai. Dù rằng có sự phân chia hủ tíu Tàu-Việt, hiệu danh tiếng hay mới mở, ở Bà Chiểu, Phú Nhuận, hay Chợ Lớn người đứng nấu là thợ Tàu, Miên hay Việt, nói chung để bước vào thế giới hủ tíu khách sành ăn chỉ còn có mỗi sự phân biệt là hủ tíu ngon hay dở.

Chọn ăn hủ tíu nấu theo phong cách Tàu chúng ta có thể chọn các loại sau: Hủ tíu thịt heo, xá xíu, thập cẩm, sườn, giò, bò kho, bò viên, hủ tíu xào. Hiện nay chỉ còn một vài hiệu danh tiếng còn giữ nghề như: Hồng Phát số 52 Tháp Mười, Lâm Huê Viên số 83 Nguyễn Thi... đặc biệt có hủ tíu sa tế, hủ tíu hồ.

Một tô hủ tíu thịt bò sa tế có vị cay trong nước sốt sền sệt, có đậu phộng với ngò gai, rau quế và vài lát cà chua, hủ tíu sa-tế có vị lạ miệng không giống bất cứ món nào, chỉ biết là rất ngon. Trước đây ở khu ngã sáu Nguyễn Tri Phương có hiệu hủ tíu sa tế danh tiếng, nhưng bây giờ bạn có thể tấp vào trước cổng chùa Nam Sơn trên đường Triệu Quang Phục quận 5 để thưởng thức món này.

Hủ tíu Hồ lại có cái màu và vị không giống ai, được nấu bằng những miếng bột mỏng giống như miếng bánh ướt, nước lèo màu nâu đen, trên mặt tô hủ tíu là những miếng lòng heo phá lấu, trên bàn có để thêm dĩa cải chua, nước chấm là tương ngọt đen, vào buổi chiều trên đường Cao Văn Lầu - quận 6 còn vài nơi chuyên bán thứ hủ tíu này. Hủ tíu dê có hương vị nghệ đặc biệt, nước lèo màu vàng trông bắt mắt, khi ăn chấm với ớt xào sả và ăn kèm với rau tía tô.

Có người nói: “hủ tíu gõ bây giờ khác hồi xưa.” Thật ra hủ tíu gõ gắn liền với hình ảnh những ông già người Tàu đội nón tre rộng vành, lưng còng đẫy những chiếc xe ngút khói thơm và tiếng gõ nhịp nhàng thuộc về những cậu bé nói giọng lơ lớ chào mời những thực khách ăn đêm. Không ai biết hồi nào dân mới nhập cư từ các tỉnh miền Trung đã độc quyền nghề này, tất nhiên hương vị hủ tíu gõ ngày nay đã khác! Dân Sài Gòn xưa chỉ còn biết nhớ man mác mùi vị hủ tíu gõ “xực-tắc”!

Hủ tíu nấu theo phong cách Việt từ xưa đã nổi tiếng ngon, những cọng hủ tíu dai tự nó tạo ra khẩu vị không nhầm lẫn, nước lèo của người Việt ít dùng bột ngọt, thường kèm vị ngọt của đường phèn và nước mắm nhỉ cũng phong phú gia vị nhưng ít mỡ béo, có khi ăn kèm với cần tây, cải xà lách, rau tần ô, nhưng lại khác với hủ tíu Nam Vang ở chỗ không nặng mùi tỏi phi.

Hủ tíu gà nấu theo phong cách này có hương vị rất riêng, trước ở chợ cũ Sài Gòn có hiệu hủ tíu gà nổi tiếng, cùng nổi tiếng đến nay vẫn còn bán là hiệu hủ tíu Mỹ Tho, nằm cạnh chùa Ấn, số 62 đường Tôn Thất Thuyết, Sài Gòn. Nếu ăn hủ tíu khô bạn sẽ thưởng thức vị chua nước sốt.

Không theo vị hủ tíu Tàu và Hủ tíu Nam Vang, hủ Tíu Mỹ Tho đáng gọi là thuần vị Việt, dù ngày nay có người nhận xét ăn không thấy ngon như hồi thực khách ồn ào tán thưởng. Hủ tíu của bà Năm Sa Ðéc cũng là khẩu vị Việt. Dù gọi là Hủ tíu Nam Vang nhưng không giống bởi thịt heo băm có kèm tôm khô chiên và không dùng tỏi phi. Ðáng ra nên gọi là Hủ tíu Sa Ðéc thì ấn tượng hơn biết mấy!

Nói về hủ tíu chay thì hầu như ít ai phân biệt phong cách Tàu-Việt, nhưng không phải vì nước lèo hầm bằng rau củ mà không ngon, có vài hiệu chỉ nấu hủ tíu chay mà thành danh như Phật Bửu Duyên trên đường Nguyễn Trãi, hay có cả khu chỉ chuyên bán hủ tíu chay như ở xóm Giá trên đường Hồng Bàng quận 11. Kể ra trong những món ăn trong ngày, tháng chay thì hủ tíu luôn là thứ dễ nuốt nhất!

Theo một giả thuyết, sợi mì từ Trung Hoa theo chân Marco Polo về châu Âu biến thành món mì Spaghetti nổi tiếng khắp thế giới. Kém danh hơn là cọng Hủ tíu nhưng dù mềm hay dai cũng được làm bằng bột gạo, một thứ thực phẩm đặc chế của văn minh lúa nước. Cho dù sợi hủ tíu vị Tàu hay Việt, từ bản chất đã trở thành một thứ thực phẩm đặc thù Việt Nam.

Không ai chắc là mình biết tường tận thế giới hủ tíu Sài Gòn, nhưng nếu bạn muốn khẩu vị của mình không đơn điệu tròn đủ một Sài Gòn ngon, dù bạn là người khó ăn đến mấy, chắc chắn thế giới hủ tíu ở Sài Gòn vẫn là nơi chốn đáng khám phá để thỏa mãn nhu cầu ăn ngon nhất.

Ở một phía khác, dù bạn đã hoặc đang là người Sài Gòn thì không ai có thể đoan chắc thế giới hủ tíu không biến mất. Bạn đang chứng kiến người Sài Gòn sống và làm việc với tốc độ ngày một nhanh hơn và tất nhiên, một ngày nào đó sẽ khiến những đứa trẻ vô tư hỏi: “Hủ tíu là vầy đó hả ông! Một thứ bột liêu biêu trong thứ nước lỏng bỏng, so với những thức ăn nhanh bánh Pi-za, bánh Hamburger thì Hủ tíu dở ẹt.” Hủ tíu cho dù mai này có là món ăn trở thành hoài niệm, kệ! Hiểu hết về hủ tíu Sài Gòn lúc này chính là tận hưởng sự giàu có của văn hóa ẩm thực, chắc chắn không nơi đâu bì được!

Trần Tiến Dũng

Post Reply