Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nhìn lại chân dung Thị Nở

Trông xa thì tưởng Thúy Kiều
Lại gần mới rõ người yêu Chí Phèo
Ai đó quả thật rất thông minh khi đặt ra câu lục bát ấy, nhưng cũng khá tàn nhẫn nếu nói thẳng nó, như một nhận xét, trước một cô gái nào đó. Thị Nở xấu đến mức kỳ lạ, hiếm hoi. Ngay trong cuộc sống, chúng ta cũng khó có "cơ may"để gặp được một người như thế:

Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công; nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má hóp vào mới thật là tai hại, nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn... Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố qua quá cho nên chúng nứt nở như rạn rạĐã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bôi cho dày thêm một lần, cũng may chất trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách.

Nam Cao là thế đấy, ông luôn chọn cho mình thế đứng chênh vênh đến chóng mặt nhưng cuối cùng thiện căn tâm hồn ông đã giúp ông đứng vững và trở thành một trong những nhà nhân văn nhất trong thế kỷ này ở nước ta. Đọc Nam Cao chúng ta hiểu con người trong những tình huống quẫn bách, cùng cực của sự tha hóa nhân cách trên ranh giới của người và thú. Trong trường hợp này, nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn gửi gắm điều gì mà ngay từ đầu ông đã đặt nhân vật vào thế như là không phải con người nữa? Tâm hồn Nam Cao không cho phép ông tung phá ngòi bút trên khuôn mặt một người phụ nữ như thế nếu ông không đặt vào đó tất cả tình yêu của trái tim ông.

Khoan kết luận vội, chúng ta hãy đọc tiếp. Các nhà văn vẫn thường thế, tìm các xóa mờ các tư tưởng, các vấn đề trung tâm bằng cách tô thật đậm các chi tiết phụ. Sau lần mô tả chân dung ấy chúng ta như gặp một Thị Nở hoàn toàn khác: đằm thắm, dịu dàng và thẹn thùng. Nói chung là một Thị Nở đầy ắp nữ tính.

Đây là phản ứng của Thị khi đang ngủ mà bị một thằng đàn ông vồ lấy: Thị vùng vẫy để ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo. Thị vừa thở vừa vật nhau với hắn vừa hổn hển: "Ơ hay... Buông ra... Tôi kêu... Tôi kêu làng... Buông ra. Tôi kêu làng lên bây giờ". Không, Thị Nở không ngớ ngẩn dở hơi một chút nào cả. Phản ứng của thị, của một người đàn bà trong những tình huống như thế ngẫm kỹ, thật đẹp. Chẳng ít người tỉnh táo, xinh đẹp, có học hẳn hoi lại kêu toáng lên ngay phút đầu. Trước hết phải đe đã. Và thị đã cư xử như một người có học, nếu không thì cũng rất văn hóa.

Thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị vừa rủa vừa đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống. Chao ôi! chúng ta thử hình dung nụ cười của người đàn bà ba mươi tuổi, không chồng, trong những tình huống như thế. Nó chất chứa bao nhiêu dồn nén của một thời như lửa cháy, mãn khai!

Và bây giờ, sau cái đêm yêu dưới ánh trăng trong vười chuối ấy chúng ta hãy xem Thị Nở nghĩ gì. Thị lăn ra lăn vào, Thị trằn trọc một lát thị bỗng nhiên nghĩ rằng: Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm cong queo một mình. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người. Vâng, Thị hoàn toàn có quyền kiêu ngạo như thế, còn hơn thế nữa, thị không những cứu sống một con người, thị còn trả lại nhân tình cho một tâm hồn đã bị tha hóa đên cùng cực. Cải tạo hắn, cái thằng Chí Phèo ấy, huy động toàn bộ sức mạnh của cường quốc La Mã cổ đại chưa chắc đã làm được gì. ấy thế mà Thị Nở làm nổi. Dường như Nam Cao đã đặt vào cho Thị Nở tất cả những gì mà ông đã biết về đàn bà. Nghe nói rằng có một thời gian Nam Cao vào Sài Gòn và bị ốm nặng. Phải chăng xuất phát từ những ngày cô đơn, ốm đau ấy, thèm một bàn tay chăm sóc nên Nam Cao đã có những dòng thật cảm động về Thị Nở, về bát cháo hành: Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mặt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho...

Chí Phèo đã khóc! Thượng Đế chí công trên cao chắc cũng phải nhìn Thị Nở mỉm cười hài lòng. Còn Chí Phèỏ thì: Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ hơi khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Còn hơn thế nữa, sau khi mong muốn làm một người bình thường nhưng không được, người đời không chấp nhận hắn vào cộng đồng của họ nữa, hắn lại thoang thoảng nhớ hơi cháo hành. Đó là đã sáu ngày sau khi được ăn bát cháo cứu độ của Thị Nở. Tức quá hắn lại uống rượu: nhưng càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.

Thị Nở đã bước vào cuộc đời hắn và đã thay đổi tất cả. Từ một thằng người chỉ biết đập đầu, rạch mặt, chửi đời, hắn đã trở thành một triết gia khi ngẫm nghĩ về cộng đồng, về thiện và ác, về về sự hoàn lương. Và khi lắng nghe tiếng chim sớm mai, tiếng gõ vào be thuyền chài, tiếng của những người đàn bà đi chợ Nam Định về hỏi nhau giá vải, thì hắn đã thành một thi sĩ. Công trình như có phép màu ấy hoàn toàn thuộc về Thị Nở. Nhưng muốn hỏi Nam Cao vô cùng rằng tại sao ông lại cho Thị Nở xấu làm vậy? Ngẫm nghĩ mãi, đọc Nam Cao mãi rồi đến một lúc nào đó ta sẽ thấy Nam Cao cúi mặt, lắc đầu nói giọng buồn bã:

- Biết làm sao được. Chẳng ai yêu hắn cả!

Chao ôi! Thì ra không có ai yêu hắn cả. Ông phải tưởng tượng ra một nhân vật như thể để chiều lòng người đời. Thì phải xấu ma chê quỉ hờn và ngớ ngẩn dở hơi mới đi yêu một thằng Chí Phèo. Nhưng rồi sau khi chiều lòng người đời như thế, nhân vật của ông lại sống và hành động như bao nhiêu người đàn bà khác. Rõ ràng ở một góc độ nào đó, Thị Nở đã trở thành nhân vật chính, tư tưởng chính, vấn đề trung tâm của Nam Cao trong truyện này.

Goeth, nhà thơ vĩ đại Đức, trong Phaoxtơ có câu: "Cái nữ tính vĩnh cửu dẫn dắt chúng ta đi". Trong trường hợp này chúng ta có thể nói đó là tất cả quan niệm của Nam Cao khi viết truyện "Chí Phèo".

Quan niệm về sự bền vững của cái thiên tính nữ, chúng ta còn thấy trong cách hội ý của từ An, trong chữ Hán. An, trong an ổn, bình an, gồm hai chữ miên và nữ ghép lại. Điều đó có nghĩa rằng dưới một mái nhà có người đàn bà thì mới An được. Thảo nào hơn bốn mươi tuổi rồi Chí Phèo vẫn cứ lông bông mãi thế, cho dẫu hắn có một mái nhà, vườn tược đàng hoàng như ai.

Nam Cao cũng đã dành cho Thị Nở những dòng thật trữ tình và hiện thực đến mức Thị Nở xứng đáng là đại diện của một cái gì đó rất tốt đẹp, trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Lời cuối cùng của người viết bài này là lòng ao ước: Giá có một nơi nào đó dựng tượng đài Thị Nở. Sao lại không nhỉ nhỉ? Đông Kisôt đánh nhau với cối xay gió còn được nhiều nơi trên thế giới dụng tượng đài kia mà! Huống hồ đây là chiến công trong tất cả những chiến công vĩ đại mà con người làm được. Có khi trên thiên đình Thị Nở đã được phong thánh rồi cũng nên! Hãy để thị đứng đó nhìn mọi người qua lại, nhìn cái thắng Chí Phèo trong mỗi người. Ngày xưa Chí Phèo bán lương tâm từ năm xu, năm hào đến năm đồng, bây giờ người ta bán lương tâm còn rẻ hơn nhiều, có khi chỉ cầm một điếu thuốc thơm thôi - và Thị lắc đầu thương hại. ( Không rõ tác giả )

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tình nguyện viên

Ba Quốc (tế)

Sáng nay quán cà phê của chú Tư đón một người khách đặc biệt từ xứ Huế. Em Yoko người Nhật nói tiếng Huế như người Việt. Chú Tư hỉ hả châm trà cho Yoko. Không tính tiền ly cà phê. Còn mua thêm gói xôi khúc mời khách. Tui người thân trong nhà mà chưa bao giờ được tiêu chuẩn sĩ quan như vậy. Uống cà phê phải ghi sổ trả tiền đủ. Nhiêu đó đủ biết ổng hâm mộ cô khách này tới bến luôn.

Khách nước ngoài tới uống cà phê đâu có hiếm. Nhiều thằng Tây uống xong còn mở cuốn Lonely Planet ra coi giá. Bỏ tiền xuống cái ghế đẩu. Lấy cái ly đè lên. Vẫy tay chào ông chủ rồi phóng xe đi chơi. Nhiều thằng ra quán học tiếng Việt. Ðứa giọng Hà Nội, đứa nói kiểu xứ “Quởn”. Vậy mà tui đâu có thấy ổng miễn phí cho tụi nó hồi nào đâu. Con cám ơn bác Tư nhiều. Yoko bỏ gói xôi vô túi. Leo lên chiếc Chaly của cô bạn mới ghé. Mất dạng sau đám xe cộ ồn ào giờ đi làm.

Tới chừng đó chú Tư mới thấy tui đang ngồi trong quán. Trời ơi uổng quá. Ngóng mày tới từ nãy giờ. Giới thiệu cho con hả chú Tư? Hổng phải. Chờ mày tới chụp cho tao với cổ tấm hình làm kỷ niệm. Cha kỳ nhen. Hiếm thấy ổng giống vầy nhen. Trừ vụ đi đón Clinton. Quê độ. Nhưng tui cũng hỏi vớt. Bà con hay con dâu vậy chú Tư. Trời ơi. Con dâu là phước đức ba đời đó. Ðây nè, ổng vẫy vẫy tờ báo. Có mặt Yoko trên đó. Số là có 135 tình nguyện viên người Nhật qua Việt Nam làm việc trong 10 năm qua. Có người làm từ thiện trong bệnh viện. Người tham gia chương trình phát triển kinh tế. Người giúp huấn luyện tụi con nít chơi bóng bàn. Yoko làm dự án phát triển cho dân vạn chài sông Hương.

Báo chí khen quá trời. Ðọc tới đâu thấy mát ruột tới đó. Người ta ở xa mà qua đây làm việc không công để giúp dân mình đổi đời. Nhưng nghĩ lại hơi chạnh lòng. Giá mà thanh niên Việt kiều cũng về đây thì đỡ. Mấy thằng bạn của tui về đứa nào cũng hỏi biết chỗ nào đi chơi gái đẹp, chỗ nào đi nhậu sang, chỗ nào đi đánh golf, trượt nước không. Mấy nhỏ bạn thì hỏi chỗ nào sửa mặt chất lượng, đi spa ngon. Xong là tới điệp khúc chê. Dơ quá. Nghèo quá. Quê quá. Ngu quá. Mất dạy quá. Thiếu an ninh quá. Ðủ mọi thứ quá, chưa kể nóng quá.

Chú Tư ngồi trầm ngâm. Mày coi tụi Ðại Hàn đó, quýnh Việt Nam vậy mà cũng xây cho cái xa lộ, tới giờ dân chúng vẫn nhắc tên. Hối hận tàn ác. Ra ngoài Quảng Nam xây cho tụi con nít mấy cái trường học. Dân chúng khen rầm trời. Một con nhỏ Nhật qua đây chơi bị chết. Ba nó bỏ tiền ra xây trường ba tầng. Người ta thương hết sức. Tại vậy mà tụi thanh niên Nhật với Nam Hàn qua ai cũng mến, cũng giúp hết. Việt kiều về nhà thì xây lăng, xây mộ. Ra đường thì giở giọng phách lối. Vậy nên đi tới đâu người ta chém tới đó. Thử về đừng có khinh bà con nghèo coi tao có thương hông.

Chú nói vậy con nhột. Mày thì đỡ hơn đám bạn của mày. Nhưng mà cũng kênh lắm. Người ta qua đây nói tiếng Việt là phải đúng giọng Huế, giọng Nam. Mày về cứ vài chữ là chêm tiếng Anh. Mất gốc rồi sao con. Bánh ướt ăn với mắm tôm mày chê dơ hổng dám chơi. Mấy đứa bạn mày hồi còn ở Việt Nam cũng nghèo thấy mẹ. Giờ thấy mấy thằng nhóc bán báo, bán vé số thì khinh rẻ. Thay vì uống ly cà phê ba chục bên kia đường sao hổng uống cà phê ba ngàn bên này, để dành tiền về giúp dưới quê. Mà cho tiền người ta thì đừng có cho theo kiểu bố thí. Làm từ thiện là giúp người ta có cái cần câu cơm, chứ đừng có dzục cục tiền ra rồi bỏ thí đó.

Vậy chứ chú Tư biểu con phải làm sao. Con cũng phải lo kiếm sống chứ. Cũng phải đi làm thấy mồ. Thì ai cũng vậy. Ðâu có biểu mày bỏ việc đi làm tình nguyện viên. Nhưng mà nếu thuê cái nhà rẻ rẻ chút, xài ít ít chút thì đâu có chết được. Tiền đó đem ra mở cái xưởng nhỏ nhỏ cho tụi con nít lòng lề đường. Cuối tuần bớt đi chơi, ghé coi tụi nó làm ăn lời lỗ sao. Vậy là giúp được mấy chục mạng người rồi. Thiệt tình cái này nghe cũng có lý. Nhưng mà hổng dễ làm. Tui mà muốn theo chắc phải kiên trì lắm. Mà chú. Tui uống cà phê ba ngàn bên này. Hổng uống cà phê ôm ba chục bên kia. Vậy chắc là đã được một bước rồi

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tôi yêu Tổ quốc lắm, tôi muốn được hát tại quê nhà ! Ca sĩ Thanh Tuyền: "Tôi mơ được hát tại quê nhà"
Đó là tâm sự của ca sĩ Thanh Tuyền với báo chí trong lần về thăm quê này. 41 năm đứng trên sân khấu, chị được rất nhiều thế hệ khán giả biết đến và yêu thích.
Chào ca sĩ Thanh Tuyền, sau bao năm xa cách, giờ về lại quê hương cảm giác của chị thế nào? Khán giả cũng muốn biết về cuộc sống hiện nay của chị? Và bí quyết gì giúp chị "trẻ mãi không già"?

- Người Việt mình hay nói câu: "Nhìn lên thì không hơn ai, nhưng nhìn xuống cũng không ai bằng mình" (cười). Hiện tại, sau thời gian dài đi hát, cuộc sống của tôi vẫn tạm ổn, không phải lo cơm áo gạo tiền nhiều lắm.
Ông xã tuy không cùng nghề nhưng rất biết cảm thông và chia sẻ. Vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc. Chúng tôi có tất cả 4 người con. Cháu lớn nhất - chồng của Ngọc Huyền (nghệ sĩ cải lương) đang là phi công, đứa thứ hai là dược sĩ, cô thứ ba là ca sĩ Shayla, còn em út Huy (23 tuổi) đang học bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngọc Huyền vừa sinh cho tôi một đứa cháu nội, kháu khỉnh lắm.
Đời ca hát cho tôi được dịp đi đó đi đây nhiều nhưng ở đâu tôi cũng là người Việt Nam và luôn yêu Tổ quốc của mình. Bạn có thấy trong 10 bài tôi hát thì tới 9 bài nói về quê hương rồi không?
Mặc dù sống ở xứ người nhưng trong lòng tôi luôn nhớ về Việt Nam, mơ một lần được về để hát cho khán giả quê nhà nghe, không cần tiền nong gì cả.
Nhiều lúc ngồi một mình nhớ dòng sông, bến nước, con đò..., nhớ lại những kỷ niệm xưa mà khóc. Hiện ba mẹ tôi vẫn còn ở Đà Lạt, gia đình chỉ có tôi và em gái là ở xa nhất.
Về nước lần này, Báo Công an TPHCM và nghệ sĩ Kim Cương đã cho tôi một cơ hội được đến với các người nghèo vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tiền Giang để hỗ trợ cho 135 bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể phẫu thuật mắt. Cảm động lắm.
Mọi người nhìn thấy ánh sáng cứ ôm chầm lấy tôi mà khóc, khiến tôi cũng khóc theo và suy nghĩ là phải cố gắng hát thật nhiều để có điều kiện giúp đỡ mọi người hơn. Còn bí quyết nào để trẻ mãi à ? Chắc tại tôi vô tư quá chăng...

Thời gian qua có rất nhiều ca sĩ hải ngoại trở về Việt Nam biểu diễn, ca sĩ Thanh Tuyền có dự tính đi theo con đường này không? Chị có hay theo dõi đời sống âm nhạc trong nước và nếu được chọn một ca sĩ yêu thích nhất, chị sẽ chọn ai?

Sau 41 năm đi hát, tôi có thể tự hài lòng với những gì mình đang có. Vì vậy, sau này về Việt Nam, nếu được phép tôi sẽ đi hát miễn phí trên quê hương mình, nhất là những vùng còn khó khăn... để trả ơn đời, trả ơn các khán giả đã thương yêu mà cho tôi làm ca sĩ. Thời gian còn lại, tôi sẽ đi làm từ thiện với Kim Cương.
Ở Mỹ, thông qua các báo điện tử, tôi thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình âm nhạc tại Việt Nam. Tôi cũng xem băng, đĩa của những ca sĩ trẻ và thỉnh thoảng có biểu diễn chung với Mỹ Linh, Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng... khi các em qua đó.
Nói chung mỗi em có một giọng ca, sắc thái riêng nên rất khó chọn một người. Bởi là nghệ sĩ, chúng tôi luôn coi nhau như trong một mái nhà. Các ca sĩ trẻ bây giờ năng động lắm.

- Trong 4-5 ngày ở Việt Nam, chị đã đi chơi những đâu? Chị có tâm sự gì dành cho bạn đọc nhân dịp về quê lần này?

Vài ngày ngắn ngủi tại Việt Nam, tôi chỉ kịp đi Tiền Giang rồi trở lại TP.HCM ghé thăm ông bà sui gia cùng bà con nội ngoại chứ chẳng đi chơi đâu cả. Nhân đây, cho tôi được gửi lời cám ơn các khán giả gần xa đã yêu quý và ủng hộ Thanh Tuyền trong suốt thời gian qua và chắc chắn "gia đình Thanh Tuyền" sẽ trở về hội ngộ với khán giả quê nhà vào năm tới.

Xin cám ơn chị. ( thanh nien)

Lời bàn của Đồ Nhọ:

Nhớ cách đây hơn 1 năm, bà ngoại ca sĩ này đã bị dân chúng ở Hải Ngoại phản đối về dự định tổ chức một buổi trình diễn ca nhạc với nhiều nghệ sĩ từ Việt Nam.
Sau đó, do dàn dựng của nghệ sĩ chống Cộng " full-time" Việt Dũng bà ta đã tổ chức họp báo. Bà ta đã khóc và trình bầy rằng: " Sở dĩ phải làm vậy để lấy tiền làm đám hỏi cho con trai, chứ bàn thân Thanh Tuyền tôi lúc nào cũng kiên định lập trường chống Cộng"
Để có tiền làm đám hỏi mà phải vượt qua những giọt nước mắt cũng như những lời phân trần cay đắng như thế, lúc đó Đồ tôi thấy tội nghiệp cho ba ta lắm
Nay đọc bản tin trên, với lời khoe chồng, khoe con, khoe tiền, khoe yêu tổ quốc. Đồ tôi chỉ biết than dài mà nghĩ như thế này.

Cho đến bây giờ, Đồ tôi không còn thù ai nữa, nhưng Đồ tôi vốn ghét, thậm chí còn căm hận những đứa phản phúc. Là bụt hay là ma, chuyện của người, Đồ tôi cũng chẳng quan tâm nữa, nhưng cái nhập nhằng giữa tấm áo ca sa với mảnh áo giấy trong cõi đời mà đạo đức con người đang bị lấn sân, nó cứ phấp phới trêu ngươi những thức giã như thế này thì thật là quá đáng. . .

Chuyện về VN để thăm nhà, thăm bạn bè, thậm chí để làm ăn, lúc này người Việt ở Hải ngoại đã nghĩ thoáng rồi, về thì cứ về có cần chi phải làm những động tác giả như ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Nhất Hạnh, ông Phạm Duy và bây giờ thì đến cái bà. . .Xướng ca vô loài Thanh Tuyền này chớ?

Đồ Nhọ.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Thư " Bồ Nhí " gửi Phan Văn Khải

Post by phu_de »

Lượm được từ Cánh Thép

Image
Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Vụ Phạm Ngọc Thảo

Tú Gàn
Trong thư đề ngày 30.4.2005 gởi ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương của Đảng CSVN, ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng CSVN, đã bàn về công tác của Ban Tư Tưởng Văn Hoá, trong đó có đoạn như sau:

“Về lực lượng thứ ba, các lực lượng đối lập trong chính quyền nguỵ, cần có sự nhận định thực tế đủ khách quan, không nên tuỳ tiện quy kết theo chủ quan, phiến diện vì nó liên quan đến một chính sách lớn của Đảng (phải nói là thật sự thành công). Chẳng hạn, chỉ nêu lên một trường hợp Phạm Ngọc Thảo, người được đồng chí Lê Duẩn giao trách nhiệm với danh nghĩa là người công giáo đi kháng chiến chống Pháp trở ra “hợp tác với quốc gia” để bằng mọi cách xây dựng được lực lượng chính trị quốc gia (cũng là lực lượng thứ ba, nếu có một Chính phủ quá độ ở miền Nam).”

Với đoạn ngắn này, Võ Văn Kiệt đã tiết lộ hai điểm chính:

1.- Đảng CSVN đã cho hình thành tại miền Nam “lực lượng thứ ba” như một “lực lượng đối lập” (cuội) để yểm trợ cho các chủ trương của Đảng. Đây là một chính sách lớn.

2.- Phạm Ngọc Thảo là một trong những cán bộ được chỉ định ở lại miền Nam sau Hiệp Định Genève để vận động hình thành “lực lượng thứ ba” đó.

Bí mật về Phạm Ngọc Thảo là một bí mật đã gây nhiều tranh luận tại miền Nam Việt Nam trước cũng như sau 30.4.1975. Sau khi chiếm miền Nam, CSVN công khai xác nhận Phạm Ngọc Thảo là một điệp viên của họ và truy phong làm “liệt sĩ cách mạng” với hàm Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Các hoạt động tình báo của Phạm Ngọc Thảo được Hữu Nam viết thành bộ truyện dài mang tên “Ván bài lật ngữa” và được đóng thành phim, trong đó Phạm Ngọc Thảo mang tên Nguyễn Thành Luân. Nội dung tập truyện và cuốn phim mô tả Phạm Ngọc Thảo là một điệp viên siêu hạng, đã đóng vai trò quan trọng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, làm cố vấn về chính sách quốc gia cho các nhân vật sau đây: Dương Văn Hiếu, Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt (cơ quan phản gián); Trần Kim Tuyến, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (cơ quan mật vụ); Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống và cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm! Phạm Ngọc Thảo được hỏi ý kiến về mọi vấn đề quan trọng. Nay Võ Văn Kiệt đưa ra ánh sáng thêm một bí mật mới là Lê Duẫn đã ủy nhiệm Phạm Ngọc Thảo ở lại miền Nam để thành lập “lực lượng thứ ba”. Sự thật như thế nào?

Trước khi trình bày về vai trò thật sự của Phạm Ngọc Thảo, chúng tôi xin lược qua các “lực lượng thứ ba” đã được thành lập tại miền Nam Việt Nam để xem Phạm Ngọc Thảo có đóng vai trò gì trong các lực lượng đó hay không.

“LỰC LƯỢNG THỨ BA” TẠI MIỀN NAM

Chủ trương thành lập “lực lượng thứ ba” tại miền Nam của Đảng CSVN để khuynh đảo chính quyền miền Nam mà Võ Văn Kiệt đã tiết lộ là chuyện có thể kiểm chứng được.

Hiệp Định Genève vừa được ký kết vào ngày 20.7.1954 thì ngày 10.8.1954 một tổ chức mệnh danh là Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình được thành lập gồm các nhân vật chính sau đây: Lưu Văn Lang (chủ tịch danh dự), Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Thích Huệ Quang, Nguyễn Văn Vi, Nguyễn Văn Liên, Phan Huy Thông, Trần Kim Quan, Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Văn Dưỡng, Nguyễn Văn Đệ, Từ Bá Dược, Lê Quang Định, Nguyễn Thành Châu, v.v. Phong trào đã ra mắt tại Sài Gòn ngày 29.8.1954 và đưa ra một bản tuyên ngôn đòi ngưng bắn vĩnh viễn, phóng thích tất cả các tù nhân chính tri, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện nhân sinh và tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tối.

Ít hôm sau, Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình được thành lập tại Huế do Thượng Tọa Thích Trí Quang làm Chủ Tịch, gồm những nhân vật chính sau đây: Lê Khắc Quyến, Phạm Văn Huyến, Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Văn Đảng, Tôn Thất Dương Kỵ, v.v.

Nhận ra đây là một tổ chức phản chiến của Việt Cộng được thành lập để chống lại các phong trào chống Cộng đang được phát động tại miền Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bắt tất cả các thành phần nồng cốt của Phong Trào gồm 26 người. Ngày 9.2.1955, tất cả 26 người này đã bị đưa ra Hải Phòng và cho được tùy ý chọn hoặc ở lại miền Bắc hoặc trở lại miền Nam. Ngày 31.3.1954, có 5 người đã xin trở lại miền Nam. Riêng nhóm Thượng Tọa Thích Trí Quang ở Huế đã được ông Ngô Đình Cẩn chiêu hồi. Sau đó, ông Cẩn kết nạp Thượng Tọa Thích Trí Quang vào Đảng Cần Lao để lãnh đạo phong trào Phật Giáo miền Trung và giao cho các thành viên khác giữ các chức vụ quan trọng tại miền Trung.

Chúng tôi không thấy Phạm Ngọc Thảo dính líu đến “lực lượng thứ ba” nói trên. Điều này cũng dễ hiều: Lúc đó vai vế của Phạm Ngọc Thảo còn quá nhỏ, nên Phạm Ngọc Thảo không đủ tầm vóc để đứng ra thành lập một phong trào như thế. Trong suốt thời gian ông Diệm cầm quyền, không “lực lượng thứ ba” nào khác dám xuất đầu lộ diện.

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các “lực lượng thứ ba” đã được tái lập nhiều lần tại miền Nam, mang những tên khác nhau, và nấp dưới danh nghĩa phong trào Phật Giáo để hoạt động. Đầu năm 1965, các phong trào sau đây đã xuất hiện: Ủy Ban Vận Động Hòa Bình, Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình Hạnh Phúc Dân Tộc, Lực Lượng Học Sinh Chống Chiến Tranh..., Hai tổ chức hoạt động mạnh nhất là Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng của Thượng Tọa Thích Trí Quang và Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình Hạnh Phúc Dân Tộc của Thượng Tọa Thích Quảng Liên.

Cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 1965, khoảng 40 thành phần nòng cốt của các phong trào nói trên đã bị bắt. Ngày 19.3.1965, ba người bị chính phủ Phan Huy Quát trục xuất ra Bắc là Bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và ký giả Cao Minh Chiếm. Sau khi chính phủ Nguyễn Cao Kỳ được thành lập, một số khác đã bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận xét xử ngày 2.8.1965, trong đó có 3 người bị phạt khổ sai hữu hạn, nhưng hai Thượng Tọa Thích Trí Quang và Thích Quảng Liên không hề bị truy tố!

Ngày 27.1.1973, khi hiệp định Paris vừa ký kết, Thượng Tọa Thích Thiện Minh đã ra thông bạch tuyên bố thành lập Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc và giao cho Luật sư Vũ Văn Mẫu làm Chủ Tịch. Mục tiêu của tổ chức này là quy tụ các thành phần thân cộng để đưa vào Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải Hòa Hợp được dự liệu trong Hiệp Định Paris, giúp Cộng Sản nắm đa số trong Hội Đồng này. Nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chống lại việc thành lập Hội Đồng đó nên Lực Lượng quay lại tố cáo Việt Nam Cộng Hòa hiếu chiến và lên tiếng đòi hòa bình!

Năm 1964 Phạm Ngọc Thảo đang làm tùy viên văn hóa ở Mỹ. Đầu năm 1965 Phạm Ngọc Thảo lén về nước lo việc tổ chức đảo chánh rồi sau đó bị hạ sát nên không can dự vào các “lực lượng thứ ba” nói trên. Vậy Phạm Ngọc Thảo đã làm gì?

VÀI NÉT VỀ PHẠM NGỌC THẢO

Phạm Ngọc Thảo, có tên Pháp là Albert Thảo, sinh ngày 14.2.1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long, con một điền chủ có quốc tịch Pháp và thuộc một gia đình Công Giáo thuần thành. Thảo là con thứ 8 trong gia đình nên thường được gọi là “Chín Thảo”.

Lúc nhỏ Thảo học trường Chasseloup Laubat (có tài liệu nói học trường Tabert), đậu Tú Tài và đi học công chánh. Thảo chưa tốt nghiệp thì xẩy ra Cách Mạng Tháng 8. Lúc đó anh ruột của Thảo là Gaston Phạm Ngọc Thuần ở Vĩnh Long đã đi theo Việt Minh ngay và được giữ những chức vụ khá quan trọng. Thảo đang ở Sài Gòn được tin Thuần theo kháng chiến, đã về Vĩnh Long theo anh. Trên đường về, Thảo bị dân quân của Việt Minh bắt hai lần và suýt bị giết. Chính Gaston Thuần đã giới thiệu Thảo gia nhập Tiểu Đoàn 404 thuộc Trung Đoàn Chủ Lực Tây Đô. Về sau, Thảo là Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đoàn này.

Trong thới gian Phạm Ngọc Thảo làm Tiểu Đoàn Trưởng, nhóm Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim... cũng đã vào chiến khu tham gia kháng chiến. Tướng Nguyễn Khánh cho biết nhóm ông đã gặp Phạm Ngọc Thảo và được Phạm Ngọc Thảo hướng dẫn về chiến tranh du kích. Tuy nhiên, nhóm này không được Việt Minh trọng dụng. Vì thế, khi được tin Pháp trở lại Đông Dương, nhóm này đã trở ra hợp tác với Pháp và được Tướng Leclerc, Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chính Pháp kết nạn.

Thấy Thảo có khả năng, Phạm Hùng đưa Thảo về làm Trưởng Phòng Mật Vụ Nam Bộ dưới quyền điều khiển của Phạm Hùng và giao cho Thảo liên lạc với Lương Vũ để mua vũ khí.

Lương Vũ là một gián điệp của Trung Hoa Dân Quốc đã hợp tác với Nhật làm gián điệp nhị trùng. Lương Vũ đã cùng với Trung Sĩ Kempeitai Mochizuki, một điệp viên của Nhật, hoạt động tại miền Nam Việt Nam lúc đó.

Lúc ở trong chiến khu, Phạm Ngọc Thảo đã lấy bà Phạm Thị Nhiệm, em ruột của giáo sư Phạm Thiều, Đại Sứ Hà Nội tại Nam Vang (1956 – 1967) và Tiệp Khắc. Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy học. Vợ và con Thảo hiện đang ở Hoa Kỳ. Tất cả các con của Thảo đều học hành thành tài (có người con là bác sĩ, đang ở Orange County)

Từ năm 1952 đến 1954, Thảo trở ra làm Trung Đoàn Trưởng ở chiến trường Tây Nam Bộ.

TRỞ LẠI VÙNG QUỐC GIA

Sau hiệp định Genève, Thảo không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam. Còn Gaston Thuần đã tập kết ra Bắc và về sau được cử làm Đại Sứ Hà Nội tại Đông Đức.

Trong bức thư gởi Nguyễn Khoa Điềm, Võ Văn Kiệt cho biết chính Lê Duẩn đã chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo ở lại nằm vùng để hình thành “lực lượng thứ ba”. Nếu đúng như vậy thì Phạm Ngọc Thảo đã không hoàn thành được sứ mạng giao phó.

Lúc đó, những người đã tham gia phong trào Việt Minh muốn ở lại miền Nam phải ra khai báo và được cấp chứng nhận, nhưng Phạm Ngọc Thảo đã tự động về Sài Gòn xin đi dạy học sinh sống mà không chịu ra khai báo. Do đó, Đại Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, đã ra lệnh tìm bắt Phạm Ngọc Thảo. Thảo phải xuống Vĩnh Long nhờ Đức Giám Mục Ngô Đình Thục che chở.

Đức Giám Mục Thục quen biết gia đình Thảo từ lâu. Trong gia đình Thảo chỉ có hai người đi theo Việt Minh là Thuần và Thảo, còn những người khác đều ở lại và giữ đạo rất đàng hoàng. Do đó, khi thấy Thảo quay trở về, Đức Giám Mục Thục đã bảo lãnh cho Thảo và cho dạy học ở Trường Nguyễn Tường Tộ, Vĩnh Long, do Linh mục Nguyễn Văn Quang làm Hiệu Trưởng.

Thấy Thảo có học vấn khá, Đức Giám Mục Thục đã giới thiệu Thảo với ông Nhu. Ông Nhu bảo cho Thảo lên tạm làm việc tại Viện Hối Đoái. Cuối năm 1955, Thảo lên Sài Gòn tìm gặp ông Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái với giấy giới thiệu của Đức Giám Mục Thục như sau: “Giới thiệu thầy anh Phạm Ngọc Thảo, người C.G. hồi chánh. Thầy nên giúp anh một việc làm để sinh sống.” Sau khi hỏi qua học lực, Huỳnh Văn Lang quyết định cho Thảo làm việc ở Sở Tài Chánh do ông Trần Xuân Minh làm Chánh Sự Vụ, lương mỗi tháng khoảng 10.000$. Thảo được giao cho trông coi phòng đổi bạc. Thảo xin đi học luật. Ông Huỳnh Văn Lang đã sắp xếp giờ cho Thảo đi học.

Lúc đó ông Huỳnh Văn Lang đang làm Bí Thư Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái nên rất có thế lực. Ông Nhu muốn giao Phạm Ngọc Thảo cho Huỳnh Văn Lang để Huỳnh Văn Lang theo dõi.

Khoảng tháng 5 năm 1956, Trung Tâm Nhân Vị tại Vĩnh Long mở khóa huấn luyện về Nhân Vị, Huỳnh Văn Lang đã phái Trần Văn Trị và Phạm Ngọc Thảo đi tham dự. Sau khi học khóa này, Trần Văn Trị đã giới thiệu Phạm Ngọc Thảo vào Đảng Cần Lao. Trần Văn Trị lúc đó là Trưởng Ban Tổ Chức của Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt.

Vào tháng Tháng 10 năm 1956, Thảo được tham dự khóa Khóa III huấn luyện đảng viên Cần Lao của Nam Kỳ tại trường Taberd và được tuyên thệ gia nhập Đảng Cần Lao dưới sự bảo trợ của Trần Văn Trị và Dương Chí Sanh.

Mặc dầu Đảng Cần Lao đã có Quân Ủy Trung Ương, Huỳnh Văn Lang muốn thành lập một tổ quân sự riêng để làm vây cánh cho mình. Ông đã quy tụ được những sĩ quan sau đây: Đại Tá Nguyễn Quang Sanh, Tư Lệnh Hiến Binh; Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Giám Đốc Bảo An – Dân Vệ; Trung Tá Trần Thiện Khiêm, Trung Tá Trần Văn Hổ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiệu.

Biết Thảo đã từng làm Trung Đoàn Trưởng nên Huỳnh Văn Lang giao cho Thảo phụ trách tiểu tổ quân sự nói trên, có nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên.

Tháng 1 năm 1957, một nhóm trí thức gồm Hoàng Minh Tuynh, Bùi Văn Thịnh, Phan Lạc Tuyên đã cộng tác với Huỳnh Văn Lang cho xuất bản bán nguyệt san Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang làm chủ nhiệm. Phạm Ngọc Thảo cũng có tên trong ban biên tập của tạp chí này.

Về sau, vì có sự xích mích giữa nhóm Nam của Huỳnh Văn Lang và nhóm Bắc của Luật sư Trần Văn Trai và Hà Đức Minh, và có nhiều vụ kinh tài bất hợp pháp, ông Diệm đã ra lệnh giải tán Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt.

Biết Thảo có nhiều kinh nghiệm về quân sự, ông Nhu quyết định đưa Thảo về Bộ Quóc Phòng, cho mang lon Đại Úy đồng hóa rồi đưa đi làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long. Sau khi làm việc ở Vĩnh Long thành công, đầu năm 1959 Thảo được đưa về làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Bình Dương.

Đầu năm 1960, ông Diệm quyết định lập Khu Trù Mật và đưa một số sĩ quan Bảo An về làm Công Cán Ủy Viên đặc trách về Khu Trù Mật, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống. Phạm Ngọc Thảo cũng là một trong những sĩ quan được giao cho chức vụ này. Khi làm việc, Thảo đã đưa ra nhiều sáng kiến được hoan nghinh. Thảo được cho đi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Mãn khóa, Thảo được cử làm Thanh Tra Khu Trù Mật. Đểåå Thảo có uy tín khi đi đôn đốc và kiểm tra, ông Diệm đã cho Thảo thăng lên Thiếu Tá.

Ngày 17.1.1960, Việt Cộng đã cho phát động phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre do Nguyễn Thị Định chỉ huy để khởi đầu chiến dịch xâm chiếm miền Nam. Từ đó, tình hình an ninh ở Bến Tre trở nên nghiêm trọng. Cộng quân quấy phá khắp nơi. Để bình định tỉnh Bến Tre, ông Ngô Đình Nhu quyết định đưa Phạm Ngọc Thảo, một người đã từng chỉ huy du kích Việt Minh, xuống làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa (tức Bến Tre) để xem Thảo hành động như thế nào.

Đầu năm 1961, Thảo được thăng lên Trung Tá và được cử làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa để trắc nghiệm và cho nhân viên tình báo theo dõi rất sát. Trong thời gian Thảo làm tỉnh trưởng, tình hình an ninh tại vùng này trở nên rất tốt.

Trong cuốn “A Viet Cong Memor”, Trương Như Tảng, cựu Bộ Trưởng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (MTGPMN), cho biết Abert Thảo là bạn thân của ông ta lúc còn nhỏ, nên trong thời gian Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, ông đã ghé thăm Thảo nhiều lần. Ông ta thấy tình hình rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Mấy năm sau, ông được tin có những báo cáo nói rằng đã có những thỏa thuận ngầm giữa du kích và Thảo: du kích để cho tình hình yên ổn còn Thảo dành cho du kích dùng Bến Tre làm nơi nghĩ ngơi và chuẩn bị tấn công những nơi khác. Ông nói ông không biết chuyện đó có đúng hay không, nhưng việc làm cho Bến Tre thành một khu vực yên tĩnh đã làm tăng uy tín của Thảo. Thảo được cã cố vấn Mỹ lẫn ông Diệm khen ngợi. (tr. 49).

Tuy nhiên, ông Diệm và ông Nhu đã nhận được nhiều thư tố cáo Phạm Ngọc Thảo là cán bộ cộng sản nằm vùng. Tướng Huỳnh Văn Cao đã vào gặp ông Nhu trình bày các tin tức và tài liệu liên hệ đến vụ này. Nhưng ông Huỳnh Văn Lang đã đứng ra bênh vực cho Thảo. Ông vào gặp ông Nhu trình rằng những tố cáo của nhóm Huỳnh Văn Cao chỉ là vu khống vì ghen ghét. Ông biết Phạm Ngọc Thảo không hề hoạt động cho Việt Cộng.

Theo ông Trần Kim Tuyến, mặc dầu có tố cáo, ông Nhu vẫn tiếp tục dùng Thảo nhưng cho lệnh theo dõi rất kỹ và không bao giờ giao cho Thảo một chức vụ gì liên quan đến bí mật quốc gia hay quốc phòng. Nhưng vì có quá nhiều sự tố cáo, ông Diệm đã ngưng chức Tỉnh Trưởng Kiến Hòa của Thảo và cho qua Hoa Kỳ học một khóa về chỉ huy và tham hưu như hầu hết các sĩ quan cấp tá khác. Sau khi Thảo đi, Bến Tre mất an ninh trở lại.

Ngày 3.2.1962, Tổng Thống Diệm ký Nghị Định số 11-TTP tuyên bố quốc sách Ấp Chiến Lược. Ủy Ban Liên Bộ Đặc Trách Ấp Chiến Lược được thành lập do ông Ngô Đình Nhu làm Chủ Tịch. Ngày 23.3.1962, Phạm Ngọc Thảo vừa đi Mỹ về, đã được cử làm Thanh Tra Ấp Chiến Lược.

ÂM MƯU LẬT ĐỔ ÔNG DIỆM?

Đọc bộ “Foreign Relations of the United States” năm 1963 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chúng ta thấy có rất nhiều văn kiện của CIA và chính Đại Sứ Cabot Lodge nói về âm mưu đảo chánh lật đổ ông Diệm của Trần Kim Tuyến và Phạm Ngọc Thảo, nhưng việc kiểm chứng rất khó khăn. Chưa một nhân chứng nào xác nhận điều đó. Trong những cuộc nói chuyện riêng tư, ông Tuyến nói ông không hề âm mưu lật đổ ông Diệm, ông chỉ đề nghị thay đổi mà thôi.

Chúng ta chỉ được biết sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 11.11.1960 của nhóm Vương Văn Đông, cơ quan CIA đã móc nối với ông Trần Kim Tuyến để tìm cách loại ông Nhu ra khỏi chính quyền. Ông Cao Xuân Vĩ cho biết vào cuối năm 1960, theo ý kiến của một số viên chức CIA, ông Tuyến có làm một tờ trình dài khoảng 20 trang, trong đó phân tích tình hình, đề nghị ông Nhu nên đi ra ngoại quốc một thời gian, thành lập thêm chức Thủ Tướng để đảm nhận công việc hành chánh. Đây là ý kiến của các cố vấn Mỹ. Nhưng ông Tuyến không dám trình ông Nhu mà nhờ ông Cao Xuân Vĩ trình giúp. Theo ông Vĩ, người Mỹ hứa nếu ông Nhu đi ngoại quốc, ông Tuyến sẽ thay chỗ ông Nhu và bà Tuyến thay chỗ bà Nhu. Ông Nhu đã đọc và không có ý kiến gì.

Trong cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Đỗ Mậu cho biết vào đầu tháng 9 năm 1963, Phạm Ngọc Thảo có đến gặp ông và mời ông tham gia một cuộc đảo chánh của Bác sĩ Trần Kim Tuyến và Thảo là đại diện. Theo Thảo, Bác sĩ Tuyến chỉ là lãnh đạo tinh thần vì đang sửa soạn đi nhận chức Tổng Lãnh Sự Ai Cập nên không muốn tiếp xúc với ai. Thảo cho biết đã kết nạp được một số đơn vị Biệt Động Quân và Bảo An, và nhiều sĩ quan ở Quân Đoàn 3 và Quân Đoàn 4. Tướng Khiêm đã nhận đỡ đầu cho Thảo. Đỗ Mậu còn nghi ngờ Thảo nên trả lời: “Các anh muốn làm gì thì làm, tôi không chống các anh và cũng không phản cụ Diệm.” (tr. 613 – 615).

Mọi cuộc họp giữa ông Tuyến và nhân viên CIA tại nhà hàng La Cigale, ông Nhu đều biết hết. Nhưng ông Nhu tin rằng ông Tuyến và Phạm Ngọc Thảo không thể làm đảo chánh được vì không có quân. Ông đã nắm Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, không ai có thể đảo chính được.

Để chấm dứt âm mưu giữa CIA với Trần Kim Tuyến và Phạm Ngọc Thảo, ngày 5.9.1963, Tổng Thống Diệm đã ký Sắc Lệnh thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự VNCH tại Le Caire, Ai Cập. Ngày 6.9.1963, Trần Kim Tuyến được cử làm Tổng Lãnh Sự tại Le Caire. Nhưng một thảm họa đã xẩy ra.

Để ngăn chận đảo chánh, theo sự phân công, ông Nhu nắm cấp Sư Đoàn, còn ông Tuyến nắm cấp Trung Đoàn. Khi có sự di chuyển của các đơn vị quanh Sài Gòn, các mật báo viên trong các đơn vị nói trên phải báo cáo cho ông Nhu và ông Tuyến biết. Ông Tuyến nắm trong tay danh sách các mật báo viên cấp trung đoàn quanh Sài Gòn.

Ông Cao Xuân Vĩ cho biết, trước khi ông Tuyến ra đi, ông Nhu bảo ông Tuyến giao danh sách đó lại cho ông Vĩ, nhưng ông Vĩ không nhận vì ông không biết về quân sự. Ông Nhu bảo giao cho Thiếu Tá Phạm Thư Dướng, Chánh Văn Phòng của ông Nhu, nhưng ông Đường từ chối vì bận quá nhiều việc. Cuối cùng, ông Tuyến đã giao danh sách đó cho Phạm Ngọc Thảo! Ngay sau đó, Phạm Ngọc Thảo đã giao danh sách này cho CIA. CIA liền báo cho Tướng Trần Thiện Khiêm và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu biết. Hai người này đã cho di chuyễn các mật báo viên của ông Nhu ra khỏi đơn vị trước đảo chánh hai ngày, nên mọi liên lạc đều bị cắt!

Đọc các báo cáo ngày 1.6.1963, 8.7.1963, 30.8.1963, 31.8.1963, 8.9.1963, 24.10.1963... chúng ta đều thấy CIA báo cáo hay loan tin Trần Kim Tuyến và Phạm Ngọc Thảo âm mưu đảo chánh hay đảo chánh bất thành! Nhưng các nhà phân tích cho rằng các tin tức đó được loan ra chỉ để đánh lạc hướng ông Nhu. Ông Nhu thường hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng ở mô mà làm đảo chánh?”

Trong thực tế, người được CIA giao cho chỉ huy cuộc đảo chánh là Tướng Trần Thiện Khiêm và lực lượng đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu. Điều sai lầm của ông Nhu là vẫn tin tưởng ở Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu! Ông Cao Xuân Vĩ cho biết cho đến 10 giờ 30 sáng 1.11.1963, khi lực lượng đảo chánh đã chuyển quân, Nguyễn Văn Thiệu còn giả vờ vào gặp ông Nhu hỏi về tình hình. Khi tin đảo chánh vừa xẩy ra, ông Nhu đã điện thoại hỏi Trần Thiện Khiêm thì mới biết sự thật phủ phàng.

Sau đảo chánh ngày 1.11.1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng lên Đại Tá và làm Tùy Viên Báo Chí cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, sau đó Thảo được cử làm Tùy Viên Văn Hóa tại Tòa Đại Sứ VN ở Washington.

PHẠM NGỌC THẢO LÀM ĐẢO CHÁNH

Ông Cao Xuân Vĩ cho biết năm 1967, khi ông vừa ra khỏi tù, Tướng Trần Thiện Khiêm đã gọi ông đến và thanh minh rằng ông ta không chủ trương giết ông Diệm và ông Nhu, ông chỉ muốn đưa hai ông ra ngoại quốc mà thôi. Người ra lệnh giết là Tướng Dương Văn Minh. Ông cũng tiết lộ rằng năm 1965, chính ông đã bảo Phạm Ngọc Thảo về làm đảo chánh lật đổ Tướng Khánk.

Tưởng cần nhắc lại rằng ngày 30.1.1964, Tướng Khiêm và Tướng Khánh đã làm “chỉnh lý”, bắt các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Theo sự sắp xếp của CIA, Nguyễn Khánh sẽ làm Quốc Trưởng còn Trần Thiện Khiêm làm Thủ Tướng. Nhưng Tướng Khánh cho rằng làm Quốc Trưởng chỉ là bù nhìn, nên ông đảo ngược thế cờ, làm Quốc Trưởng kiêm luôn Thủ Tướng, sau đó đưa hai Tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm đi lưu vong ở ngoại quốc. Tướng Khiêm được cho qua làm Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Sự lộng hành của Tướng Khánh đã tạo nên những rối loại liên tục. Ngày 13.9.1964, hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát, với sự yểm trợ của nhóm Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn, đã tổ chức đảo chánh nhưng thất bại. Ngày 15.9.1964, Tướng Đức tuyên bố chỉ “biểu dương lực lượng” để cứu vãn uy tín cho chính quyền chứ không đảo chánh.

Tướng Khánh có nói với Tướng Đôn rằng khi Phạm Ngọc Thảo rời Hoa Thịnh Đốn về Việt Nam thì Tòa Đại Sứ VN tại Washington không cho hay. Khi Thảo đến Hồng Kông nghỉ một đêm, Lãnh sự VN ở Hồng Kông mới đánh điện tín báo tin cho ông biết, nhưng hôm đó là ngày lễ nên hôm sau công điện đó mới được trình cho ông biết thì Thảo đã đến Sài Gòn và biến mất rồi.

Lúc đó tôi thấy Phạm Ngọc Thảo đã kết hợp với Tướng Lâm Văn Phát và ông Nguyễn Bảo Kiếm (giáo sư Anh văn) đi vận động tổ chức đảo chánh lật đổ Tướng Khánh một cách công khai, nhưng chẳng cơ quan nào theo dõi cả!

Lúc 12 giờ 30 ngày 19.2.1965, Tướng Lâm Văn Phát và Phạm Ngọc Thảo đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài Phát Thanh Sài Gòn, Bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhứt. Trong khi đó, Nguyễn Bảo Kiếm dẫn một tổ chức gọi Lực Lượng Bảo Vệ Dân Tộc đi biểu tình chống Nguyễn Khánh.

Khi cuộc đảo chánh xẩy ra, Tướng Khánh đang ở trong Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Khánh liền qua Bộ Tư Lệnh Không Quân nhờ Tướng Nguyễn Cao Kỳ cho máy bay chạy thoát. Vì xe tăng đã chiếm phi trường, Tướng Khánh phải cho cắt hàng rào kẻm gai, chiu vào phi đạo, lên phi cơ ra Vũng Tàu.

Chiều hôm đó, các tướng họp ở Bộ Tư Lệnh Không Quân Tân Sơn Nhứt, sau đó bay xuống phi trường Biên Hòa.

Ngày 20.2.1965, Tướng Khánh bay xuống Cần Thơ rồi qua đài phát thanh Ba Xuyên ra lệnh cho các lực lượng chiếm đống trở về đơn vị.

Tướng Nguyễn Chánh Thi cho biết chiều 19.2.1965, lúc ông đang ở Vùng I, Đại Sứ Maxwell Taylor đã gọi cho ông và yêu cầu vào Biên Hòa họp với các tướng lãnh ngay. Ông đến Biên Hòa lúc 6 giờ 45 sáng 20.2.1965. Tướng Khánh cũng bay đến đó với vẽ mặt tiền tụy. Sau một hồi thảo luận không đi tới đâu, Tướng Khánh lại ra đi. Các Tướng cử Tướng Thi làm Tư Lệnh Lực Lượng Giải Phóng Thủ Đô. Ông liền ra lệnh cho Lâm Văn Phát, Phạm Ngọc Thảo và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 tiếng đồng hồ. Tướng Phát và Phạm Ngọc Thảo muốn lên Biên Hòa gặp các tướng lãnh và trình bày rằng họ chỉ muốn loại Tướng Khánh chứ không cố ý đảo chánh.

Ngày 21.2.1965, các tướng lại họp tại Biên Hòa, quyết định giải nhiệm Tướng Khánh và cử Tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH. Tướng Thi được các tướng ủy nhiệm đến Dinh Gia Long gặp Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, yêu cầu ký Sắc Lệnh bải nhiệm Tướng Khánh. Ông Sửu chần chờ và hẹn đến ngày mai. Nhưng Tướng Thi yêu cầu ông Sửu ký ngay để Tướng Thiệu và Thủ Tướng Phan Huy Quát cùng ký. Tướng Thi nói nếu để châm, Tướng Khánh có thể bày những trò nguy hiểm, nên ông Sữu đành phải ký.

Ngày 22.2.1965, ông Sửu ký Sắc Lệnh số 046/QT/SL bổ nhiêm Tướng Nguyễn Khánh làm Đại Sứ Lưu Động. Ngày 25.2.1965, Tướng Khánh được tặng Nhất Hạng Kim Khánh Bội Tinh, sau đó rời Việt Nam, tay cầm một nắm đất và hứa sẽ về.

Nghe tin trên, Lâm Văn Phát, Phạm Ngọc Thảo và Nguyễn Bảo Kiếm đã bỏ trốn.

PHẠM NGỌC THẢO CHẾT THÊ THẢM

Ngày 11.6.1965, Quốc Trưởng Pham Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả lại Quân Đội quyền lãnh đạo quốc gia.

Lúc đó tôi nghe nói có 4 tướng có thể được Mỹ chọn làm Quốc Trưởng thay Tướng Khánh, đó là các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Cao Kỳ và Đề Đốc Chung Tấn Cang. Cuối cùng, Tòa Đại Sứ Mỹ đã chọn Tướng Thiệu.

Ngày 14.6.1965, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã được thành lập do Tướng Thiệu làm Chủ Tịch, Tướng Chiểu làm Tổng Thư Ký và Tướng Kỳ làm Ủy Viên Hành Pháp. Ngày 19.6.1965, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, ra mắt quốc dân.

Sau khi nhận chức, công việc của Tướng Thiệu là phải tìm bắt và giết Phạm Ngọc Thảo để trừ hậu họa. Phạm Ngọc Thảo đã đi trốn nhiều nơi, nhưng cuối cùng đến trốn trong Đan Viện Phước Lý ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Biên Hòa, nhưng cơ quan an ninh không hay biết.

Có nhiều ngồn tin cho biết Linh mục Trần Ngọc Nhuận, chánh xứ nhà thờ Phát Diệm ở số 485 đường Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm) Phú Nhận, biết rõ Phạm Ngọc Thảo đang trốn ở đâu.

Thấy Linh mục Nhuận đang làm nhà thờ Phát Diệm, Tướng Thiệu cho người đến đề nghị giúp ngài một số vật liệu để hoàn tất công trình xây cất, đồng thời mời Linh mục Nhận làm cố vấn cho Tướng Thiệu và cử một đại úy đến đặt một đài truyền tin ở nhà Linh mục Nhuận để ông có thể nói chuyện với Tướng Thiệu bất cứ lúc nào. Ở cạnh cha Nhuận để coi sóc đài truyền tin, viên đại úy này khen Phạm Ngọc Thảo giỏi và nói Tướng Thiệu đang nhờ người đi tìm Phạm Ngọc Thảo về làm cố vấn. Linh mục Nhuận tưởng thật, đã tiết lộ nơi Phạm Ngọc Thảo đang ẩn núp.

Viên đại úy liền qua Đan Viện Phước Lý thăm dò. Thấy có người đến hỏi, Phạm Ngọc Thảo biết là đã bị động nên trình Linh mục Đan Viện Trưởng rằng ở Đan Viện Phức Lý không còn an toàn nữa. Thảo xin rời Phước Lý sáng sớm hôm sau.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 16.7.19.1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An Ninh Quân Đội mai phục sẵn bắt bỏ lên xe, trói tay và bịt mắt lại rồi đưa về Tam Hiệp ở Biên Hòa, đến cạnh một cái suối nhỏ, xô xuống và bắn. Người bắn nhắm vào mang tang, thấy Thảo ngả xuống, tưởng là Thảo đã chết rồi nên bỏ đi. Không ngờ viên đạn chỉ trúng cằm. Lúc gần sáng, có người đi qua, nghe tiếng rên, đã đến xem. Thảo lấy cây que viết lên đất: “Phanxicô cần gặp gấp một linh mục”. Vì lúc đó các linh mục ở Tam Hiệp đã đi cấm phòng, nên người này chạy đến Dòng Nữ Tu Đa Minh Tam Hiệp gần đó, (ở số 134/4 Khu Phố 5, Phường Tam Hiệp, Biên Hòa) báo tin cho Linh mục tuyên úy của Dòng biết. Linh mục này liền cho lấy một chiếc xe Lambretta ra chở về băng bó và biết đó là Phạm Ngọc Thảo!

Lúc trời sáng hẵn, An Ninh Quân Đội đến tìm xác Thảo thì không có. Họ hỏi những người xung quanh thì được biết có xe đã đến chở Thảo vào Dòng Nữ Tu Đa Minh rồi. Họ liền đến nhà dòng xin lãnh Thảo, nhưng linh mục tuyên úy không cho. Khi các nhân viên an ninh xuất trình lệnh bắt Thảo, linh mục phải cho nhưng dặt điều kiện không được giết thảo. Nhân viên an ninh đồng ý.

Một nguồn tin nói rằng khi về Nha An Ninh Quân Đội, Phạm Ngọc Thảo đã bị Hùng Xùi bóp dế chết. Hùng Xùi đã cải chính tin này.

Tướng Nguyễn Ngọc Loan kể lại với bào chí rằng khi Phạm Ngọc Thảo được đưa về Nha An Ninh Quân Đội, ông đã cho gọi Bác Sĩ đến cứu chữa, nhưng máu đã ra quá nhiều, không cứu chửa được nữa. Lúc 1 giờ 30 sáng 17.7.1965 Phạm Ngọc Thảo đã từ trần, hưởng dương 43 tuổi.

Cho đến nay, không ai biết rõ sự thật về cái chết của Phạm Ngọc Thảo. Giết được Phạm Ngọc Thảo, viên đại úy âm thầm gở máy truyền tin ở nhà xứ Phát Diệm và đi mất.

Các nhà phân tích cho rằng Phạm Ngọc Thảo là gián điệp ba mang: Vừa làm tình báo cho Việt Cộng, vừa làm tình báo cho VNCH và vừa làm tình báo cho Mỹ, nhưng những tin tức Phạm Ngọc Thảo thu được không có gì quan trọng vì các cơ quan đã đề phòng cẩn thận rồi. Phạm Ngọc Thảo cũng không hề làm cố vấn về chính sách cho ông Diệm hay ông Nhu như cuốn “Ván Bài Lật Ngữa” đã mô tả. Phạm Ngọc Thảo cũng không hề vận động thành lập “lực lượng thứ ba” như Võ Văn Kiệt đã tiết lộ.

Nói chung, tất cả những điệp viên được Hà Nội đưa ra kheo khoang như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Tướng Ba Quốc hay Phạm Ngọc Thảo đều là những điệp viên hạng cắc ké. Sở dĩ Hà Nội đưa những tên này ra trình diễn là để che đây những thất bại nghiêm trọng về tình báo của họ khiến các điệp viên cao cấp nhất của họ như Trần Quốc Hương hay Đại Tá Lê Câu đã bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt tóm gọn. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác.

Tú Gàn

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

BIKINI

Image

Tuần này, ngày mồng 5 tháng 7, là sinh nhật thứ 59 của những cái áo tắm bikini.


Bikini là tên của một hòn đảo san hô ở nam Thái Bình Dương nơi Hoa kỳ thí nghiệm một trái bom nguyên tử hôm mồng 1 tháng 7 năm 1946.
Chính cuộc thí nghiệm nguyên tử này đã cho những chiếc áo tắm hai mảnh rất táo bạo (hồi ấy) cái tên bikini, áo tắm nguyên tử.

Image
Designer Louis Reard named his skimpy invention after the South Pacific atoll where the atomic bomb was being tested in World War II


Áo tắm hai mảnh do nhà họa kiểu thời trang Louis Reard vẽ và do một nữ vũ công tên là Micheline Bernardini mặc để trình diễn tại Paris ngày đúng 59 năm trước, và nó lập tức được phụ nữ Âu châu và Mỹ châu đón nhận ngay.

Image
A nude dancer was the first person to wear the bikini


Đang từ những chiếc áo tắm một mảnh còn khá kín đáo thì những chiếc bikini bầy cơ thể của phụ nữ ra nhiều hơn. Các diễn viên như Brigitte Bardot, Marilyn Monroe, Jayne Mansfield, Ursula Andress, Bo Derek... đều mắc nợ với những chiếc áo tắm này vì nhờ chúng, họ đã trở thành những thần tượng (?).

Image
In the late 1950s, actress Brigitte Bardot created a sensation by wearing a bikini in the 1958 film "And God Created Woman."




Danh từ bikini, áo tắm hai mảnh, tình cờ lại có chữ "BI" đứng trước. Khi một mảnh trên của chiếc áo hai mảnh được bỏ đi hồi thập niên 60, thì lập tức nó được gọ là monokini (mono nghĩa là một; bi nghĩa là hai).
Rồi tới những năm 70, khi mảnh còn lại đuợc bỏ luôn, thì nó thành zerokini.

Image

Xin gửi lời chúc sinh nhật bikini vui vẻ.


Trích từ TGBT

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Mật Gấu Và Sự Tàn Ác Trong Xã Hội Quanh Ta


T.S. Võ Thanh Liêm (VNN)

1. Lời Phật thuyết:

Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng khác nhau nhưng có cùng nguyên thủy nguồn gốc và chịu chi phối bởi luật luân hồi nhân quả. Chúng sanh tùy theo tạo nghiệp ác hoặc duyên lành mà luân hồi kiếp này sang kiếp khác trong sáu cõi khổ. Cõi khổ thì vô cùng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu lên một cảnh khổ vì sự tàn ác không đáng phải có và cần phải chấm dứt ngay tức khắc vì sự vô nhân đạo cùng cực của nó.

2. Mắt thấy tai nghe:

Sau đây là lời kể của nhân chứng tên Youn Show Lee đăng trên World Journal ngày 15 Tháng Tư năm 1998 nguyên văn tiếng Tàu: 'Vài tháng trước tôi có dịp đến thăm cầu Tiên kiều dưới chân núi Trường Nhật, Trung Hoa. Chúng tôi ghé thăm một trang trại nuôi gấu. Trang trại có núi non bao phủ, phong cảnh tráng lệ hữu tình, không khác chi cảnh thiên đường hạ giới. Bất thình lình tôi nhìn thấy mấy chục cái chuồng sắt chứa gấu đen. Những chiếc chuồng chỉ vừa đủ cho con vật nằm ngang và không thể đứng dậy hay xoay trở gì được. Ông chủ nông trại nói cho tôi biết là trại gấu của ông nuôi để lấy mật từ trong túi mật của những con gấu này. Vì có nhiều nhu cầu nên cơ sở làm ăn của ông sanh ra rất nhiều lợi nhuận.
Khi tôi đến những gấu trông hiền lành và mọi sự yên tĩnh. Bỗng nhiên xuất hiện bốn người to lớn, tất cả những con gấu kêu rống lên thảm thiết như trông thấy quỉ dữ. Người chủ trại cho tôi biết là mỗi ngày đúng 8 giờ sáng ông rút mật từ túi mật nằm sâu trong cơ thể của gấu. Tuy nhiên chỉ khoảng độ 7 giờ 45 là đàn gấu bắt đầu kêu khóc thảm thiết. Bốn người to lớn mặc áo trắng, gương mặt lầm lì không để lộ một xúc cảm nào. Họ tiến về phía chuồng gấu. Bốn người đàn ông bắt tay vào việc tóm cổ con vật bằng kềm sắt. Con vật nghiến răng kêu la thảm khóc, hai mắt lòi ra rồi ỉa vãi phân ra vì sợ hãi. Trong bụng con vật khốn khổ có một cái vòi sắt lúc nào cũng lòi ra ngoài nhểu nhảo mật tiết ra. Bốn người kéo bốn chân con vật ra xong đâm vào cái ống sắt một cây kim dài rồi rút mật ra bằng ống chích to lớn. Khi chất mật xanh xanh được rút ra con gấu mở to mồm ra như muốn toặc, hai mắt lòi ra và toàn thân run lên bần bật suốt thời gian bị tra tấn.
Cuộc tra tấn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Mấy chục con vật khốn nạn kêu gào vang động cả một khu núi rừng. Cảnh tượng kinh khủng quá làm tôi hốt hoảng, đầu óc quay cuồng và tim tôi như bị ai bóp chặt.
Sau cuộc tra tấn đau đớn những con gấu co lại ôm bụng mình rên rỉ nho nhỏ. Chúng không thể co hơn được vì cái chuồng sắt quá hẹp chỉ có thể nhúc nhích một ít mà thôi. Tôi thấy nước mắt chúng bắt đầu tuôn ra ràn rụa chảy có dòng rơi xuống mặt đất.
Lúc 10 giờ 30 sáng có người kêu lên 'chuồng số 5 có tai nạn !!'. Tôi chạy vội theo ông chủ đến chuồng số 5 và sửng sốt trước cảnh tượng kinh hoàng. Một con gấu màu nâu tự móc ruột nó ra. Tay cầm chùm ruột vướng theo bao tử lòng thòng trên tay đầy máu nó dơ lên kêu rống như để phản đối cách đối xử tàn ác của con người. Tôi nhìn cảnh tự sát của con vật khốn khổ toàn thân tôi tê tái. Trong cuộc đời tôi chưa hề chứng kiến cảnh đau thương tuyệt vọng đến như thế này. Rồi không biết từ đâu chạy lại những người đàn ông mang trên tay búa, kềm và dao to. Người chủ hạ lịnh: 'phải chặt ngay chân tay nó trước khi nó chết!. Chỉ có cách đó mới bán được chân tay tươi! Cửa chuồng mở ra và trong phút chốc tứ chi con vật bị chặt lìa. Những con gấu khác kêu gào thảm thiết tuyệt vọng. Người ta chích morphine cho chúng để chúng bình tĩnh lại.
Sau khi trông thấy cảnh tượng kinh hoàng này tôi bị ám ảnh ngày đêm bởi gương mặt hốt hoảng nhưng vô tội của những con vật khốn khổ. Nỗi ám ảnh sẽ đeo theo tôi cho đến khi tôi lìa đời. Hãy giúp những con vật vô tội này bằng cách chấm dứt những hoạt động thương mại tàn nhẫn này'.

3. Mật gấu dùng để làm gì?
Tại sao người ta dùng mật gấu? Từ hàng ngàn năm người Trung Hoa coi mật gấu như một loại thuốc trị bệnh gan (liver disease), trĩ (haemorrhoid), và giải nhiệt (lower body temperature). Có nhiều người tin rằng mật gấu kích thích dâm dục, cường dương nhưng chuyện này hoàn toàn vô căn cứ. Dược chất chính của mật gấu là Ursodeoxycholic acid (UDCA). Từ năm 1954 Nhật Bản đã sản xuất UDCA từ xác gà chết và vẫn liên tục sản xuất tối đa để cung ứng cho thị trường. Dược tính của UDCA nhân tạo rất tốt không thua mật gấu chút nào. Thêm vào đó có tối thiểu 54 loại cây cỏ dược thảo có thể thay thế cho mật gấu trong đó có loại cỏ hoa vàng (Dandelion) mọc khắp nơi ở sân cỏ Australia và loại cỏ gai Milk Thistle hoa tím cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Giải nhiệt thì ta có thể dùng mía lau, rễ Tranh, củ năng v.v. Bịnh trĩ thì có nhiều loại thuốc, kem thoa rất hữu hiệu trên thị trường như là Rectinol chẳng hạn có bán khắp nơi và rất rẻ tiền. Thế nhưng tình trạng sinh tồn của giống gấu hôm nay có thể coi như vô cùng tuyệt vọng.
Tại Trung Hoa hiện có 7002 con gấu bị giam cầm để lấy mật. Nhiều con gấu đã bị giam cầm và tra tấn dã man, chôn thân trong chiếc chuồng nhỏ hẹp như một cỗ quan tài suốt 21 năm trường. Đó là trường hợp con gấu tên Snoopy đã đui mù. Nó được giải thoát nhờ sự can thiệp của hội bảo vệ súc vật Animals Asia Foundation. Tại Việt Nam có khoảng 4900 con gấu bị chung thảm cảnh. Riêng Thủ Đô Hà Nội có 700 con gấu bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp trong nhà tối âm u bẩn thỉu. Tỉnh Bình Dương miền nam có tối thiểu 4 trại nuôi gấu mà chủ nhân là những người giàu có. Những con gấu Việt nam đặc biệt hơn là đều bị chặt đứt một bàn tay để bán trước. Tiếng kêu gào đau thương của gấu vang đi rất xa, khu gia đình tôi ở gần đó vẫn nghe được. Mỗi bàn tay gấu có giá 800-1000 mỹ kim. Mỗi năm Trung Quốc sản xuất 7 tấn mật gấu. Thị trường chỉ có thể tiêu thụ 3 tấn. Mật gấu thặng dư người ta bỏ vào xà bông, dầu gội đầu, rượu kích dâm, trà kích dục, kem thoa môi, thoa hậu môn, âm đạo v.v. toàn là gian dối xảo trá vì mật gấu không có tác dụng gì trong xà bông hay trà rượu, kem thoa. Tất cả chỉ vì người ta muốn tiêu thụ số sản phẩm dư thừa mà thôi.
Câu chuyện đau thương bắt đầu từ 22 năm trước. Nước Cộng sản Bắc Triều Tiên sáng chế ra phương cách lấy mật gấu mỗi ngày mà không phải giết con vật. Tiếp theo Cộng Sản Trung Hoa noi theo vào năm 1985. Thế rồi Cộng Sản Việt Nam lại nhập cuộc vào khoảng 10 năm trước đây. Hiện nay tại Việt Nam còn khoảng 300 con gấu sót lại trong rừng và trên đà tuyệt chủng. Tại Trung Hoa còn lại khoảng 10,000 con gấu sót lại trong những khu rừng thưa và cơ hội sinh tồn của chúng rất bấp bênh.
Tệ nạn đối xử tàn nhẫn với súc vật vẫn được xã hội Việt Nam và Trung Hoa chấp nhận. Người ta ăn thịt chó không phải vì thiếu thịt hay nghèo mà vì sở thích. Trước khi giết con chó, mèo, người ta tra tấn nó, lột da sống, đốt phỏng, đánh đập để rồi sau đó, họ tin rằng thịt con vật khốn nạn sẽ ngon hơn. Đã có lần tôi van xin kẻ tra tấn con vật và tình nguyện bồi thường tiền để người ấy ngưng hành động tàn ác nhưng không được. Tôi không thích nhưng không chống lại thói quen ăn thịt chó của người Việt Nam. Lý do là tôi không có một lý luận thích đáng mà tôi có thể đưa ra để biện minh tại sao chỉ nên ăn thịt gà, vịt, heo, bò mà lại không ăn thịt chó. Một lý do không mấy thuyết phục có thể đưa ra là khi ra khỏi nước bị người ngoại quốc cười chê là dân ăn thịt chó. Tuy nhiên lý luận này cũng không thuyết phục vì đa số người Việt - Hoa không có cơ hội xuất ngoại. Bị ăn thịt đã đành phận chó nhưng tra tấn trước khi giết thật vô cùng tàn nhẫn không hợp với đạo nhân từ của cả Ki Tô giáo và Phật Giáo.

4. Mối liên quan giữa sự tàn ác với súc vật và bạo động sa đọa trong xã hội loài người.
Những khi vì lòng trắc ẩn, tôi lên tiếng nêu lên vấn đề này với những bạn bè đồng hương thì câu trả lời thường gặp nhất là: 'Ở Á châu, con người còn không có chút tôn trọng nào huống chi là thú vật!' Đành rằng vậy. Thế nhưng có nhiều bằng chứng do những công trình nghiên cứu khoa học của những nhà Phân Tâm Học (Psychologists) và Tội Phạm Học (Criminologists) cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa sự bạo động và quá khứ hành hạ súc vật của tội phạm. Công trình nghiên cứu năm 1997 của Đại Học Northeastern University Hoa Kỳ cho thấy 70% những người phạm tội tàn ác với súc vật khi thiếu niên đồng thời trở nên bạo động và phạm thêm tội nghiêm trọng hơn với con người sau này. Trong một cuộc nghiên cứu khác, 152 tội nhân bạo động có hơn 60% đã có hành vi tàn nhẫn với súc vật lúc nhỏ, 25 % khác lúc nào cũng tàn nhẫn với súc vật khi có cơ hội. Trong khi những tội nhân phạm tội nhẹ không liên quan đến bạo động chỉ có 6% đã từng có hành vi tàn nhẫn với súc vật lúc thiếu thời. (Kellert and Felthous "Childhood Cruelty Toward Animals Among Criminals and Non-Criminals", Human Relations Volume 38, No. 12, PP. 1113 - 1129).
Đây chỉ là vài thí dụ điển hình trong số nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác. Những cá nhân có khuynh hướng tàn nhẫn với súc vật và rồi bạo động với con người ở xã hội nào cũng có. Sự khác biệt đáng nói là ở xã hội Á Châu và nhất là Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam nói riêng có một sự chấp nhận nghiễm nhiên truyền thống. Từ những thành phần cá nhân có khuynh hướng tàn ác vô tâm có sở thích giết một hai con chó để thỏa mãn cá nhân đi đến một xã hội và chính quyền cấp giấy phép hành nghề cho những cá nhân này để biến sự tàn nhẫn cá nhân thành một kỹ nghệ tàn ác. Thế rồi sự tàn ác được hệ thống hóa đưa đến sự mặc nhiên chấp nhận của toàn xã hội. Một xã hội chấp nhận và bao dung tội ác cũng đồng thời coi rẻ nhân phẩm, coi rẻ sự đau đớn khổ đau của mọi sinh vật trong đó có chính loài người. Con người thường có những sự so sánh để biện minh cho hành động không hay của mình. Thí dụ như là nhà anh hàng xóm làm như thế kia, mình làm thế này cũng chẳng có chi là quá đáng!
Ngày hôm nay tại Việt Nam nói riêng chúng ta có một xã hội bao dung cho hành động bán trẻ em vô động mãi dâm mà người bán không ít trường hợp lại chính là cha mẹ, người thân của đứa trẻ. Xã hội đó cũng bao dung cho bóc lột, bất công và bạo lực. Chúng ta không thể đổ thừa cho nạn nghèo khổ. Nghèo khổ không phải là nguyên nhân của tất cả. Mười lăm năm qua kinh tế của cả hai nước Việt Nam và Trung Hoa đang phát triển sau khi từ bỏ cộng sản chủ nghĩa kinh tế bao cấp. Sự suy đồi đạo đức, hậu quả của nhiều thập niên đập phá, hủy bỏ những nền tảng giáo lý cổ truyền kéo theo sự cố tình làm suy yếu các tôn giáo chánh của những tay phù thủy chính trị đã góp phần gia tăng sự táng tận lương tâm và lòng tham vô bờ bến của con người.
Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, lời của Đinh Sĩ Trang (trang 55, phần mở đầu) thì 'Những cơn sóng ngầm của xúc động và của tình cảm mà chúng ta không thấy được và thường không lưu ý đến, lại là những động cơ thúc đẩy để điều khiển Tâm, điều khiển tư tưởng và hành động của con người. Người ta không cần phải tìm đến địa ngục hoặc phải chờ đến kiếp sau mới gặp được quỉ dữ, mà chính cái Tâm của mình, nếu không được kềm chế, không được hướng dẫn theo con đường chánh đạo, thì nó sẽ trở thành quỉ dữ đồng lõa với ma vương vì nó rất dễ động, luôn luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, lại sẵn sàng chạy theo dục vọng và lòng tham của con người.' Nếu như những hành động cá nhân, theo luật nhân quả của Phật giáo sẽ mang lại những hậu quả xấu hoặc tốt cho cá nhân ở cuộc sống hiện tại và nhiều kiếp sau thì xã hội cũng sẽ có những nhân quả chung của một xã hội. Cây phúc đức phải được vun trồng từ muôn thuở trước. Cả hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã gánh chịu nhiều tang tóc đau thương trong quá khứ và hiện vẫn gieo thêm những mầm đắng nhưn cay cho một tương lai đau đớn hơn xưa nữa!

5. Tia Hy vọng ở cuối đường hầm
Tôi xin được giới thiệu một người bạn, một người chị mà tôi vẫn ngưỡng mộ. Người phụ nữ này được thế giới kính nể và Nữ Hoàng Elizabeth đệ Nhị đã vinh phong cho chị huân chương MBE (Member of the British Empire medal). Vào năm 1993 Jill Robinson đã mục kích cảnh thương tâm trong một trại nuôi gấu tại Trung Hoa. Từ đó đến nay bà đã tranh đấu không ngừng để chấm dứt sự tàn ác không cần thiết này. Năm 2000 Tổ chức Animals Asia Foundation của bà với sự ủng hộ của nhiều người Hoa và thế giới đã ký một bản văn với chính quyền Bắc Kinh đồng ý chấm dứt tình trạng lấy mật gấu tàn ác trong tương lai. Bắc Kinh đã cho phép tổ chức Animals Asia Foundation mua lại 500 con gấu đã tàn phế về nuôi dưỡng tử tế cho đến ngày chúng chết trong an lành. Tuy thế vẫn còn 6500 con khác mà tổ chức Animals Asia Foundation vẫn chưa có tài chánh cũng như khả năng mua lại. Một điều đáng buồn là tất cả những con gấu này đều bị chặt tay, bẻ răng, rút móng nên không thể trả về thiên nhiên được vì chúng không còn khả năng kiếm mồi.
Tại Việt Nam, hội Animals Asia Foundation cũng đã hoạt động gian lao từ nhiều năm để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản có hành động ngăn cấm tội ác tàn nhẫn với súc vật. Mãi đến tháng 10 năm 2002 tổ chức Animals Asia Foundation mới có được cuộc hội kiến với Tỉnh Ủy Quảng Ninh và Thành Ủy Hà Nội. Sau cuộc hội kiến này ông Thủ Tướng Phan Văn Khải đã ra luật đặt loài gấu vào loại quí hiếm sắp tuyệt chủng cần được luật pháp bảo vệ gắt gao. Như vậy có nghĩa là những trại nuôi gấu lấy mật tàn ác tại Việt Nam và Trung Hoa trở nên phi pháp kể từ ngày ra luật mới của hai nước ở thời điểm năm 2002. Thế nhưng than ôi, luật là luật và sự thật là một chuyện hoàn toàn khác. Cho tới hôm nay nạn nuôi gấu, giết gấu mẹ, gấu con tại Việt nam vẫn xảy ra không giảm.
Như vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng ta có thể viết thư cho tòa Đại Sứ Trung Hoa, tòa Đại sứ Việt Nam, Bí Thư Chủ Tịch địa phương quê hương của từng cá nhân yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh luật chính phủ nêu ra cấm tàn hại sinh vật quí hiếm. Chúng ta có thể gửi tiền ủng hộ tổ chức Animals Asia Foundation và sponsor bảo trợ 1 sinh vật đau khổ. Chúng ta có thể khuyên nhủ bạn bè người thân nên nhân từ hơn với vạn vật biết đau đớn trong đó có cả con người cũng là một sinh vật. Cuộc đời vốn dĩ đã khổ, vậy đừng nên làm khổ ải tăng lên hơn. Những sự tàn nhẫn vô nhân đạo đó hoàn toàn không cần thiết và cần phải được hạn chế bằng luật pháp ngay tức khắc.

Animals Asia Foundation:
www.animalsasia.org
HongKong: PO. Box 374, GPO Hong Kong
Tel: (852) 2791 2225
Australia: PO Box 1, Woodside
SA 5244 Tel: 1800 666 004
USA: 584 Castro Street San Francisco CA 94114-2594
Tel: 1888 420 1610
Chinese Embassy in Australia:
15 Coronation Drive Yarralumla ACT 2600
Tel 61 2 6273 4780

(T.S. Võ Thanh Liêm B.A., B.Sc. (Hons.), Ph.D.
Viện sĩ Hàn Lâm Viên Khoa Học Nữu Ước, Hàn Lâm Viện Khoa Học Nhân Văn Hoàng Gia Việt Nam, Chuyên gia Nghiên cứu Tế bào Phôi Viện Nghiên Cứu Douglas Hocking Research Institute, Honourary Research Associate Monash University, Australia.) Trích Vietbao.com

Post Reply