Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Họ mừng vì “bất chiến tự nhiên thành”…

FB Trương Nhân Tuấn
13-4-2017
Những tờ báo “lề phải” không thể có tiếng nói độc lập. Ảnh: internet
Sáng nay đọc báo thấy có “Lời chia tay” của Đinh Ngọc Thu, chủ biên trang Ba Sàm. Lá thư này làm nhiều người vui mừng, nhưng chắc chắn cũng làm nhiều người buồn.

Người vui mừng nhiều nhứt dĩ nhiên phải là tập đoàn độc tài CSVN. Trong tay tập đoàn này có hàng ngàn tờ báo (báo viết có, báo mạng có) và hàng trăm đài radio, truyền hình. Nếu tính thêm “loa phường” thì con số này nhiều không kể hết. Họ độc quyền truyền thông, mà thực ra là tuyên truyền với mục đích ngu dân. Hàng ngày, hàng giờ họ ra rả nhồi nhét những tín điều bịp bợm vào đầu người dân.

Họ mừng vì “bất chiến tự nhiên thành”. Tận dụng biết bao con người, biết bao phương tiện, vậy mà số độc giả của họ không nhiều hơn trang Ba Sàm.


Từ nay tập đoàn độc tài đảng trị có thể ngủ yên. Từ nay lớp trí thức độc lập “phản tỉnh”, lớp đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, lớp người dân oan… sẽ không còn một “diễn đàn tự do” để nói lên những ý kiến, những “bức xúc”, những thảm trạng của xã hội VN, hay những bê bối trong nội tình đảng CSVN…

Mở dấu ngoặc nói về tên “Ba Sàm”. Không biết cái tên “ba sàm” này đến từ đâu và tại sao người sáng lập lại chọn nó. Không biết chủ trương lúc mới sáng lập của trang này ra sao. Nhưng rõ ràng Ba Sàm bây giờ là một tờ báo tiên phong trong lãnh vực khai dân trí và hô hào dân chủ tự do. Mà điều quan trọng hơn hết, Ba Sàm đã trở thành một trụ cột truyền thông độc lập, là “sân chơi” của nhũng tay viết độc lập, của những cá nhân muốn đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

Vui mừng kế đến là những trang web độc lập, hay những trang báo “nổi tiếng” của nước ngoài, bị trang Ba Sàm giành hết độc giả. Làm báo như lập gánh hát. Gánh hát đào kép hát mõi cổ mà không có khách. Bây giờ Ba Sàm “vãn tuồng”, còn nỗi vui mừng nào hơn cho những gánh hát bội ven sông này ?

Tôi thấy lâu lâu, trên BBC (hay các cơ quan thông tin nước ngoài có chương trình tiếng Việt), thường hay phỏng vấn, kiểu “đánh bóng gà nhà”, chủ biên những “tờ báo hải ngoại”.
Nhưng dầu quảng cáo cách mấy, những trang báo này cũng không thu hút được độc giả. Hữu xạ tự nhiên hương. Không phải được hà hơi, thổi phồng lên, là con ếch sẽ to bằng con bò.

Nhưng lời từ giã của Đinh Ngọc Thu cũng làm nhiều người buồn.

Từ nay, những tay viết độc lập (như tôi) sẽ “mồ côi”, không còn đất dụng võ.

Thử xét lại tình trạng báo chí của VN. Mỗi “tờ báo” là một “thế giới” riêng, có lãnh tụ, có thần dân, có quần thần riêng biệt.

Ngay cả những tờ báo như VOA, BBC, RFA, RFI… Những cơ quan truyền thông này hoạt động bằng tài chánh của nước ngoài. Sự hiện hữu các cơ quan truyền thông này có lý do của nó. Tiêu chí “tự do ngôn luận” vì vậy chỉ áp dụng một chiều.

Bài báo nào của “phe” tôi thì tôi đăng. Dầu bài viết sai bét đi chăng nữa, nếu “có lợi” thì bài viết không chỉ được đăng một lần mà còn đăng tới đăng lui, đăng đi đăng lại nhiều lần. Còn những bài viết khác, tiếng nói khác, nếu tôi “không thích” thì tôi không đăng. Sự thật vì vậy chỉ được nhìn từ một phía.

Biên tập viên Đinh Ngọc Thu viết lời chia tay. Trang Ba Sàm đình bản. Ngoài chuyện vui buồn của các phía, còn lại là sự mất mát cho độc giả. Đây mới là điều quan trọng nhứt.

Độc giả cũng “mồ côi”. Những trang báo khác, tư nhân hay nhà nước, sẽ không thay thế được tinh thần “độc lập” của Ba Sàm. Mà khi một dân tộc bị “định hướng”, thì điều xấu vượt lên trên điều tốt.

Theo tôi, việc Đinh Ngọc Thu muốn “chia tay”, là việc riêng cá nhân. Nhưng trang Ba Sàm đã trở thành một “tài sản chung”, quyền lợi chung của độc giả người Việt. Gầy dựng từ “tay trắng” để trở thành một “tài sản” lớn lao như vậy phải nhìn nhận Đinh Ngọc Thu là người “có bãn lãnh” ít ai bì kịp.

Đinh Ngọc Thu muốn “chia tay” nhưng độc giả có “đồng ý” hay không là chuyện khác.

Tôi đề nghị, để giữ gìn và củng cố một “tài sản chung” là trang Ba Sàm, mỗi người nên đóng góp một tay. Theo tôi, trang Ba Sàm cần phải chuyển sang một hình thức sinh hoạt khác, có tư cách pháp nhân để “trọng lượng” của mình “đáng nể” hơn. Vì vậy tôi đề nghị mở ra một “quĩ sinh hoạt” cho Ba Sàm. Tôi tự nguyện đóng góp (tượng trưng) 200 đô la mỗi năm cho quĩ sinh hoạt này.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


Qua màn “biểu dương khí thế” của Trump
Lữ Giang

Tối 6.4.2017, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang dự dạ tiệc tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh cho hai khu trục hạm của Mỹ là USS Ross và USS Porter đang hoạt động trên vùng biển phía tây của Địa Trung Hải bắn 49 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat thuộc thành phố Homs ở miền trung Syria, viện lý do Syria đã xử dụng vũ khí hóa học oanh kích vào thị trấn Khan Shaykhun của tỉnh Idlib ở phía bắc Syria vào ngày 4/4, khiến 80 người tử nạn và khoảng 200 người bị thương.

Cùng lúc đó, một hoạt cảnh trại ngược lại đã xuất hiện: Trong khi người Việt đấu tranh đang tổ chức biểu tình ngoài đường phố West Palm Beach, Florida, hô to khẩu hiệu “Red China out of VietNam!!!! Out!Out!Out!”, thì tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Donald Trump đưa cháu gái của mình là Arabella Kushner mới 5 tuổi, ra hát dân ca và đọc thơ Trung quốc bằng tiếng Hoa cho Tập Cận Bình và vợ ông ta là bà Bành Lệ Viên nghe. Mẹ của cháu là Ivanka Trump nói: “Chúng tôi muốn ông cảm thấy như đang ở nhà”. Những người biết tiếng Hoa nói con bé hát bài "Hoa nhài"... Tờ South China Morning Post đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là “ngoại giao cháu gái” của Tổng thống Mỹ không? Dưới bản tin của VOA, một người có tên là Quoc Quang Truong đã phê vắn tắt: “nỗi nhục”!


NHỮNG PHẢN ỨNG SƠ KHỞI


Một số nhà phân tích cho rằng màn “biểu dương khí thế” này của Donald Trump có ba mục tiêu chính:
(1) Nói với Tập Cận Bình rằng anh phải bảo thằng nhóc con Bắc Hàn của anh đừng có lộn xộn, nếu không tôi cũng sẽ “xử lý” nó như ở Syria.
(2) Nói với Quốc Hội và các cơ quan truyền thông rằng tôi không phải là người thân Nga hay là công cụ của Putin.
(3) Làm quên đi những thất bại thê thảm của Trump sau hai tháng cầm quyền.

Một số người cho rằng đây chỉ là một nỗ lực thay đổi cuộc chơi để tránh bị luận tội. Theo họ, Trump và nhóm tham mưu của ông không biết gì về chiến lược, chỉ biết về chiến thuật và không cần biết hậu quả về lâu về dài của hành động của họ sẽ như thế nào.

Các nước Tây phương xem ra phấn khởi vì tin rằng biến cố này có thể tách Trump ra khỏi Putin trong âm mưu phá sập Liên Hiệp Âu Châu và NATO.
Một số lãnh tụ Đảng Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo Tây phương và một số nhà lãnh đạo khối Hồi giáo Sunni ở Trung Đông ủng hộ hành động của Tổng thống Trump, trong khi Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc đảng Cộng Hòa cho rằng vụ tấn công này về mặt pháp lý không thể biện minh được và chẳng giúp ích gì; Thượng nghị sĩ Tim Kaine, thuộc đảng Dân Chủ, khẳng định quyết định của Donald Trump là vi hiến. Trong khi Quốc hội Mỹ sắp tạm nghỉ, Bà Nancy Pelosi, lãnh tụ thiểu số Dân chủ ở Hạ Viện, đã viết thư cho Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan yêu cầu ông triệu tập ngay một phiên tranh luận. Bà nói: "Quốc hội phải thực hiện nghĩa vụ mà Hiến pháp trao cho, để tổ chức phiên tranh luận về Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự chống lại một quốc gia có chủ quyền,"

KỊCH BẢN ĐÃ ĐƯỢC SOẠN KHÁ KỸ

Điều trước tiên phải công nhận là kịch bản “biểu dương khí thế” đã được Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao Mỹ soạn khá kỹ.

1.- Kế đánh lạc hướng dư luận
Hôm 31.3,2017, Đại sứ thường trực Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố với hãng thông tấn Reuters rằng việc phế quyền của tổng thống Syria Bashar Assad không phải là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ đối với tình hình Syria. Bà nói: “Ưu tiên của chính trị chúng tôi không còn là phế quyền Bashar Assad. Ưu tiên của chúng tôi là thật sự hiểu làm gì để thay đổi cuộc sống của người dân Syria". Bà lưu ý rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ không tập trung vào các nhân vật của al-Assad.
Nhiều người tưởng rằng lời tuyên bố này là để xác định sự hợp tác của Trump với Nga. Nhưng đó là một nhận định sai lầm. Lời tuyên bố này chỉ là một kế đánh lạc hướng đối phương khi chuẩn bị dùng "lá bài vũ khí hóa học" để thay đổi cuộc chơi.

2.- Vụ khí hóa học: “lá bài” của cuộc chơi

Khoảng 6 giờ 30 sáng 4.4.2017 (theo giờ địa phương), các máy bay chiến đấu đã không kích vào thị trấn Khan Sheikhoun ở ngoại ô thành phố Idlib ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Liên minh Quốc gia các Lực lượng Đối lập và Cách mạng Syria thông báo có khoảng 80 người bị thiệt mạng và 200 người bị thương.

Sau khi báo cáo về vụ tấn công nói trên được đưa ra, Hội đồng Bảo an LHQ đã họp hôm 5.4.2017 để nghe thông báo. Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Hiệp Âu Châu cho rằng các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đồng minh Nga của ông ta đã gây ra biến cố đó mặc dầu chưa có bằng chứng.

Syria cho rằng sau khi tham gia Công ước Cấm vũ khí hóa học, tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) và ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã đến nước này kiểm soát và vào tháng 1 năm 2016, OPCW tuyên bố đã hoàn tất việc loại bỏ các kho vũ khí hóa học ở Syria nên Syria không còn võ khí hóa học nữa. Trong khi đó, cơ chế điều tra phối hợp giữa Liên Hiệp Quốc và OPCW khẳng định rằng tổ chức khủng bố IS cũng đã sử dụng khí lưu huỳnh gây ngạt ở Syria.

Syria biện luận rằng Syria đang đánh bại phiếm quân trên khắp các mặt trận ở trong nước, họ có thể tiêu diệt nhóm phiếm quân còn lại ở Khan Sheikhoun một cách dễ dàng, tại sao lại phải xử dụng vũ khí hóa học?
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konoshenkov cho biết máy bay Nga không tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Khan Sheikhoun trong ngày 4/4. Hôm đó, từ 11:30 đến 12:30 (giờ địa phương), máy bay của Syria tấn công kho chứa đạn dược lớn của quân khủng bố ở ngoại ô Khan Sheikhoun. Có thể trong khu đó có một kho chứa vũ khí hóa học.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận về vụ này, nhưng Hội Đồng cho rằng khi chưa thể xác minh được vụ tấn công có that sự diễn ra hay không và ai phải chịu trách nhiệm thì chưa thể thảo luận được. Tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm sự thật (FFM) để thu thập các thông tin về vụ tấn công nói trên.
Mặc dầu chưa có quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ, bộ tham mưu của Trump vẫn đưa ra bản án xử trảm và tự ý thi hành đúng vào lúc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, bất chấp luật pháp Mỹ và luật pháp quốc tế. Rõ ràng đây là một hành động vi phạm pháp luật có tính toán.

VI PHẠM LUẬT PHÁP MỸ VÀ QUỐC TẾ

Năm 2003, khi mở cuộc tấn công Iraq, Thổng Thống Bush chỉ vi phạm luật quốc tế khi hành động không có sự cho phép của Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng ông không vi phạm luật Mỹ vì việc làm của ông đã được Quốc Hội chấp thuận rồi. Nay tấn công Syria, Donald Trump vừa vi phạm luật Mỹ vừa vi phạm luật quốc tế.

Đạo luật Quyền Chiến Tranh năm 1973 (War Powers Act of 1973) quy định rằng Tổng thống có thể đưa các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đi hoạt động ở ngoại quốc do sự cho phép của Quốc hội hoặc trong trường hợp "khẩn cấp quốc gia xảy ra do sự tấn công vào Hoa Kỳ, vào vùng lãnh thổ hay tài sản của Hoa Kỳ, hay vào các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ" (a national emergency created by attack upon the United States, its territories or possessions, or its armed forces).

Syria không hề tấn công vào nước Mỹ, tấn công vào vùng lãnh thổ hay tài sản của Mỹ, hay tấn công vào các lực lượng vũ trang Mỹ nên Tổng Thống Trump không thể tự ý đem chiếm hạm tới bắn hỏa tiễn vào Syria được.
Điều 2 (4) và điều 39 của Hiến Chương LHQ dành cho Hội Đồng Bảo An quyền “thẩm định về sự hiện hữu của bất cứ sự đe dọa hòa bình nào, sự phá vở hòa bình, hay hành động xâm lược” và “quyết định những biện pháp nào có thể được xử dụng... để duy trì hòa bình và an ninh thế giới”.
Hành động của Donald Trump không được sự cho phép của Hội Đồng Bảo An LHQ nên có thể coi như là một tội phạm chiến tranh giống Tổng Thống Bush năm 2003.

Donald Trump cãi chày cãi cối rằng tại sao trước đây Obama xử dụng quân sự ở Syria được mà nay ông lại không được làm. Donald Trump không biết ngày 1.3.2016, với sự đồng ý của Tổng thống Assad, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và hai bên đi đến thỏa thuận hai bên được quyền tấn công các mục tiêu là nhóm IS, hoặc các tổ chức liên quan đến al-Qaeda như mặt trận Al-Nusra tại Syria. Vì thế các máy bay Mỹ thường dò thám hay oanh tạc các hoạt động của tổ chức IS ngay cả trên đất Syria. Tuy nhiên, Mỹ không được tấn công vào quân của Assad.

PHẢN ỨNG GAY GẮT CỦA NGA

Hôm 7.4.2017, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga nói: “Tổng thống Putin coi những cuộc tấn công của quân đội Mỹ nhằm vào Syria là một sự xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, vi phạm các quy phạm của luật pháp quốc tế" Theo ông Putin, hoạt động quân sự của Hoa Kỳ nhằm vào Syria hôm 6/4 không hề góp phần vào cuộc chiến chống khủng bố, mà sẽ làm suy yếu mối quan hệ Nga-Mỹ.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Viktor Ozerov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang Nga, cho biết: “Nga sẽ đề nghị một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau khi Mỹ tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Syria. Đây là một hành động khiêu khích nhằm vào một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Quan hệ hợp tác giữa quân đội Nga và Mỹ có thể chấm dứt sau vụ tấn công này”.
Bộ Ngoại giao Nga cũng đã ra thông báo nói rằng Moskva tạm ngưng hiệu lực của thỏa thuận đã ký với Washington về phòng chống các sự cố và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay trong quá trình chiến dịch ở Syria. Như vậy từ nay các phi cơ Mỹ không thể bay vào Syria để lèo lái IS nữa. Pháo phòng không Syria đã khai hỏa bắn vào một máy bay do thám không người lái của Mỹ xuất hiện trên căn cứ của lực lượng đặc nhiệm nước này.
Chiến hạm Đô đốc Grigorovich của Hạm đội Biển Đen dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng Anatoly Velichko đã được điều động trở lại Địa Trung Hải để hỗ trợ cho tổng thống Assad. Chiến hạm này từng phóng tên lửa Kalibr đánh các mục tiêu khủng bố tại Syria trong năm 2016. Nga và Iran đã bắt đầu phối hợp để tiêu diệt các phiếm quân, kể cả các nhóm phiếm quân được Mỹ xây dựng và nuôi dưỡng.

Bà Nikki Haley, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu với CNN hôm Chủ nhật: "Với việc ông Assad đứng đầu chế độ, không có bất kỳ sự lựa chọn nào để dẫn đến một giải pháp chính trị".

Theo bản tin của hãng Reuters, hôm 11/4 Tổng thống Putin nói rằng theo các nguồn tin ông biết, Hoa Kỳ sẽ còn tạo ra những vụ xử dụng võ khí hóa học giả ở khu phía Nam Damacus để hạ uy tín của Tổng thống Assad.
Ngoại Trưởng Rex Tillerson đã được phái đến Nga. Tổng thống Putin tuyên bố quan hệ giữa hai nước còn tồi tệ hơn dưới thới Obama. Trong cuộc họp với Tổng Thư Ký NATO tại Tòa Bạch Ốc hôm 11/4, Tổng thống Trump nói: "Sẽ là tuyệt vời nếu NATO và Mỹ có thể hòa hợp với Nga".
Đến đây chúng ta có thể thấy kế hoạch của Putin dùng Donald Trump để phá vỡ chủ trương "tái lập chiến tranh lạnh mới" của Mỹ và Tây phương đang thất bại.

TRUMP ĐỒNG Ý VỚI TẬP 100%!

Hôm 7/4, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Tổng thống Syria được bầu bởi người dân Syria và chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của họ. Chúng tôi luôn luôn phản đối việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Tập Cận Bình không nói gì.

Nhưng rồi cuộc họp tại Mar-a-Lago vẫn đi đến một kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên. Không ai dám ký thông cáo hay tuyên ngôn gì chung với Trump vì sáng hôm sau ông ta có thể lên Twitter nói ngược lại. Nhưng hôm 8.4.2017 văn phòng báo chí của Tòa Bạch Ốc đã phổ biến tại Mar-a-Lago một bản tin về những lời chào từ biệt Tập Cận Bình của Donald Trump như sau:

“TỔNG THỐNG TRUMP: Tôi chỉ muốn nói rằng Chủ tịch Tập và tất cả các đại diện của ông đã thực sự thú vị khi ở đây. Tôi nghĩ chúng tôi đã có những tiến bộ to lớn trong mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc. Các đại diện của tôi đã gặp mặt từng người một với các đối tác từ Trung Quốc. Và tôi nghĩ, thực sự, tiến bộ đã được thực hiện. Chúng ta sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa.
“Mối quan hệ được phát triển bởi Chủ tịch Tập và cá nhân tôi, tôi nghĩ là xuất sắc. Chúng tôi mong muốn được gặp nhau nhiều lần trong tương lai. Và tôi tin rằng rất nhiều vấn đề tồi tệ tiềm ẩn sẽ biến mất.
“Vì vậy, tôi chỉ muốn cảm ơn Chủ tịch Tập đã ở với chúng tôi tại Hoa Kỳ. Đó là một vinh dự to lớn đối với tôi và tất cả các đại diện của tôi để tiếp đón Chủ tịch và các đại diện của ông. Và một lần nữa, tiến bộ đã được thực hiện.
“Cảm ơn quý vi rất nhiều. Cảm ơn quý vi.
(Tổng thống Tập nói bằng tiếng Trung.)

“TỔNG THỐNG TRUMP: Vâng, tôi đồng ý 100 % thưa ông Chủ tịch. Và cảm ơn ông rất nhiều. Và một lần nữa, một vinh dự to lớn khi quý vị ở Hoa Kỳ và Mar-a-Lago. Cảm ơn ông rất nhiều.”

Nhiều người cho rằng Donald Trump không dám làm khó Tập Cận Bình vì Trung Quốc đang giữ rất nhiều “đồ thế chấp” hay “vật bảo chứng” của gia đình Trump ở Trung Quốc. Việc chuyển từ Putin qua Tập Cận Bình hy vọng có thể giúp Trump thoát khỏi bị luận tội vì quan hệ ngoài vòng pháp luật với Nga khi tranh cử, nhưng “TRÁNH VỎ DƯA LẠI ĐẠP VỎ DỪA” vì Tập Cận Bình cũng như Putin đều là Cáo già, còn Trump chỉ là chiên con. Với trò chơi bạt mạng này, liệu rồi số phận Biển Đông và các nước nhỏ ở Đông Nam Á sẽ đi về đâu?

Chủ trương của các quốc gia Tậy phương hiện nay là tách tên khùng điên Donald Trump ra khỏi Putin, dùng Assad làm con bài thí. Mọi chuyện khác sẽ tính sau.

Ngày 13.4.2017
Lữ Giang

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Việt Nam và nỗi sợ hãi mang tên ‘trước 1975’
An Nam/Người Việt
April 17, 2017

Image
Tờ nhạc những ca khúc thịnh hành tại Sài Gòn trước 1975, trong số này, vẫn có những ca khúc
chưa được nhà quản lý văn hóa ở Việt Nam cấp phép biểu diễn. (Hình: An Nam)

SÀI GÒN (NV) – Vụ lùm sùm nhà cầm quyền Việt Nam cấm 5 ca khúc “trước 1975” đang có sự xoay chiều bất ngờ sau khi chính ông Phó Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam yêu cầu cơ quan chức năng quản lý văn hóa không được tùy tiện ra lệnh cấm, theo tờ Tuổi Trẻ.

Trước đó, tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược, cấm nhạc vàng lầm sang nhạc đỏ đã gây ra những màn hài hước khiến dư luận trên mạng xã hội đàm tiếu.


Truyền thông tại Việt Nam loan tin, “Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch Việt Nam vừa mới ra công văn số 1575/BVHTTDL-VP yêu cầu Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thu hồi quyết định số 20/QÐ – NTBD ký ngày 22 Tháng Ba 2017 về việc tạm dừng lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc: Cánh Thiệp Ðầu Xuân (tác giả Lê Dinh-Minh Kỳ), Rừng Xưa (tác giả Lam Phương), Chuyện Buồn Ngày Xuân (tác giả Lam Phương), Con Ðường Xưa Em Ði (tác giả Châu Kỳ-Hồ Ðình Phương) và Ðừng Gọi Anh Bằng Chú (tác giả Diên An).”

Vấn đề đặt ra là sự “gỡ bỏ” lệnh cấm chỉ thực thi với năm ca khúc này, còn hàng ngàn ca khúc khác sáng tác trước 1975 thì sao? Và rộng hơn, sinh mệnh của kho di sản văn hóa trên các lĩnh vực: văn chương, mỹ thuật, điện ảnh, nghiên cứu xuất hiện trước 1975 thì sao? Câu trả lời là tất cả phải xếp hàng chờ được cấp phép, kiểm duyệt mới có thể đến với công chúng hôm nay?

Rõ ràng như thế. Trong các thư viện nhà nước tại Việt Nam hiện nay, vẫn còn những kho sách hạn chế. Việc tiếp cận những kho tài liệu này vô cùng nhiêu khê, đòi hỏi người có nhu cầu khảo cứu phải có giấy phép từ cơ quan quản lý cấp trên thư viện đó. Việc sao lục, sao chép lại theo những nguyên tắc quy định ngặt nghèo. Trong lĩnh vực văn học, việc giới thiệu trở lại những tác giả đô thị miền Nam trước 1975 thường phải qua các khâu kiểm duyệt của cơ quan cấp phép xuất bản thực hiện với một thái độ dè chừng, khắt khe.

Việc truy xét tiểu sử, lý lịch, nhân thân tác giả – di chứng của một nền phê bình tiểu sử – vẫn cho đến hôm nay vẫn còn nặng nề. Chính vì thế không phải tác phẩm của tác giả “trước 1975” nào cũng có thể xuất hiện trở lại một cách êm xuôi.

Ðã có trường hợp, như Dương Nghiễm Mậu, mặc dù tác giả vẫn sống tại Sài Gòn nhưng vì có lý lịch là “nhà văn Sài Gòn trước 1975” nên khi sách được một công ty xuất bản in xong, lập tức bị thu hồi.

Nhà văn Võ Phiến, cho đến nay, các sách của ông được in lại ở Việt Nam vẫn với bút danh “Tràng Thiên,” chưa bao giờ công khai đứng tên Võ Phiến trên bìa sách, v.v…

Vẫn còn những vùng bị phủ đậy, vùi lấp cho nên việc xác định về văn học sử, lịch sử nghệ thuật cho đến giai đoạn này là vô cùng khó khăn. “Bảy lăm” lẽ ra là một kiện chính trị, thì đối với nhà quản lý văn hóa tại Việt Nam, lại đã trở thành một dấu mốc phân chia giới tuyến văn hóa và ý thức hệ để hệ thống kiểm duyệt vươn tay khống chế đối với di sản, đời sống tự nhiên của văn hóa cộng đồng. Chính điều này cũng góp phần làm cho giá trị sáng tạo vốn đã nghèo nàn càng trở nên nghèo nàn hơn do đứt gãy với quá khứ, thiếu tính kế thừa.

Sau khi vòng “kim cô” gắn lên 5 ca khúc nêu trên được “gỡ,” trên một tờ báo lớn trong nước đã có ý kiến đề xuất cơ quan quản lý văn hóa nên lập kênh tiếp nhận, nhanh chóng thu thập thông tin và cấp phép nhanh chóng có các ca khúc trước 1975. Và trong khuôn khổ, não trạng truyền thông chính thống, vấn đề chỉ có thể được đặt ra đến mức độ như thế – “đấu tranh để các ca khúc trước 1975 được cấp phép trở lại.”


Trong khi đó, một điều kiện sáng tạo lành mạnh lại cần một mệnh lệnh lớn hơn: phải đạp bỏ những quy định kiểm soát, xin-cho áp đặt đầy ấu trĩ và vô lý đó để trả văn hóa, nghệ thuật trở về đúng bản chất – thuộc về cộng đồng, do cộng đồng quyết định sự sống còn trên nguyên tắc giá trị chứ không ai được phép dùng ý chí, quyền thế để cầm buộc hay cấp phép lưu hành.

Sợ hãi những giá trị lịch sử, coi di sản như kẻ thù, đó chính là biểu hiện cho thấy sự yếu kém, suy đồi và lung lay của nhà cầm quyền hiện tại. Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, điều này đang ngày càng được phơi bày!

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Từng chỉ trích ông Obama nhưng ông Trump còn tệ hơn

Image
Trong các bình luận trước truyền thông và trên Twitter, Tổng thống Donald Trump đã thu hút rất nhiều sự chú ý vì luôn chỉ trích và châm chọc các chính sách cũng như hành động của người tiền nhiệm.
Nhưng kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã lặp lại rất nhiều việc mà ông từng lên án ông Obama.

Business Insider đã tổng hợp 7 lần tỷ phú Donald Trump “nhắc nhở” cựu Tổng thống Barack Obama nhưng ông lại làm giống như vậy hoặc tệ hơn thế khi chính thức bước chân vào Nhà Trắng:

Thứ nhất, về vấn đề đi lại. Ông Trump từng viết trên tài khoản Twitter @realDonaldTrump: “Obama 1.464 lần, phần lớn trong số đó là không có hiệu quả”. Tỷ phú bất động sản cũng thường xuyên lên án các chi phí di chuyển của Tổng thống Obama lấy từ tiền đóng thuế của người dân.

“Người đi du lịch thành thói quen, Barack Obama, đang ở Hawaii. Chuyến nghỉ dưỡng này tiêu tốn của những người đóng thuế 4 triệu USD, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 20%”, ông Trump viết trên Twitter ngày 27/12/2011.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, chi phí đi lại của gia đình Obama trong 8 năm ở Nhà Trắng là khoảng 97 triệu USD, trong khi đó, Tổng thống Trump đã chi tới 21 triệu USD để đi lại chỉ trong ba tháng.


Thứ hai, đánh golf cũng là một trong những hoạt động mà ông Trump rất hay chỉ trích người tiền nhiệm. Tỷ phú New York đã 16 lần viết tweet về việc Obama đi chơi golf. “Chúng ta trả tiền cho các chuyến du lịch của Obama để ông ấy có thể gây quỹ hàng triệu USD và đảng Dân chủ lại tiếp tục có thể nói dối. Và sau đó, chúng ta lại phải trả tiền cho những lần chơi golf của ông ấy nữa”, ông Trump viết năm 2014.

Trên thực tế, trong 87 ngày đầu tiên làm Tổng thống, ông Trump đã có tới 19 lần đi đánh golf. Cùng thời điểm này, các Tổng thống tiền nhiệm như Obama và George W. Bush không đi một lần nào và cựu Tổng thống Bill Clinton thì chỉ mới đi có 3 lần.

Trong gần 3 tháng nhậm chức, ông Trump đã đi đánh golf 19 lần. Nguồn: BI
Thứ ba, về Syria. Tỷ phú Trump đã kịch liệt phản đối việc Mỹ can thiệp vào Syria khi viết trên Twitter tháng 7/2013 rằng: “Chúng ta có được gì sau khi tiêu hàng tỷ USD và cho cuộc sống của mình? Con số không”.

Kể cả sau vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus tháng 8/2013, ông Trump vẫn tiếp tục chế giễu cuộc tranh luận tại Nhà Trắng về việc có nên can thiệp quân sự vào Syria hay không.

Vậy mà, sau vụ tấn công nghi dùng khí độc khiến hàng chục dân thường Syria thiệt mạng hôm 4/4, ông Trump đã ngay lập tức cho phép tấn công tên lửa vào căn cứ quân sự của chính quyền Bashar al-Assad. Tổng thống Trump biện minh rằng cuộc tấn công là rất quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia Mỹ.


Ông Trump luôn chỉ trích người tiền nhiệm thiếu minh bạch. Nguồn: Reuters
Thứ tư, minh bạch. Ông Trump cũng chỉ trích chính quyền Obama vì sự mập mờ khi gọi người tiền nhiệm là “vị Tổng thống thiếu minh bạch nhất từ trước đến nay” trên Twitter năm 2012.

Tuy nhiên, chính quyền ông Trump hôm 14/4 cho biết sẽ ngừng công khai thông tin về những vị khách tới Nhà Trắng và sẽ giữ bí mật cho tới 5 năm sau khi ông Trump hết nhiệm kỳ.

Thứ 5 là kinh nghiệm. Tỷ phú Donald Trump từng chỉ trích ông Obama ngay trước cuộc bầu cử năm 2012, nói rằng “ông Obama là một thảm họa chính sách đối ngoại, chưa bao giờ có kinh nghiệm hay kiến thức”.

Sự thật là, ông Trump là Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không có kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào. Một số chuyên gia kết luận rằng những hành động không thể đoán trước được của ông Trump cho thấy ông chủ Nhà Trắng không hề có một học thuyết chính sách đối ngoại nào.

Thứ 6, ngoại giao. Tháng 4/2016, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump phát biểu về chính sách đối ngoại và cho rằng “ông Obama đã tạo ra những cuộc chiến vụn vặt với những người bạn cũ”.

Còn trong những lần điện đàm đầu tiên với các lãnh đạo nước ngoài, Tổng thống Trump được cho là đã mắng mỏ Thủ tướng Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ, vì chính sách tị nạn của nước này. Không chỉ vậy, ông Trump còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên nhận điện thoại của lãnh đạo Đài Loan trong hơn 30 năm qua.


Tổng thống Trump đã ký 23 mệnh lệnh hành chính trong 87 ngày đầu tiên. Nguồn: AP
Thứ 7, mệnh lệnh hành chính. Khi cựu Tổng thống Obama ban hành một mệnh lệnh hành chính nào, ông Trump thường gọi đó là “sự tước đoạt quyền lực “.

Trong hai nhiệm kỳ của mình, ông Obama đã ký tổng cộng 277 mệnh lệnh hành chính, một con số tương đương với những người tiền nhiệm thời hiện đại và là mức trung bình năm thấp nhất trong vòng 120 năm trở lại đây. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã ký 23 mệnh lệnh hành chính trong vòng 87 ngày.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Cuộc tình “cưỡng bức” đã sắp chấm dứt

Trần Nhật Phong
(Danlambao) - Kể từ khi biết đến mạng xã hội, người dân trong Việt Nam đã bắt đầu hiểu được tại sao họ không có “quyền” sở hữu đất đai, tại sao họ mất trắng đất đai do ông bà tổ tiên để lại cho họ, có gia đình vốn làm chủ mảnh đất cả hơn trăm năm, trở thành “nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo”. Họ mất sạch, mạng xã hội đã đem lại cho họ nhiều thông tin, “tẩy rửa” những “giáo điều”mà họ đã bị báo chí, sách vở của CS che đậy, bưng bít...
*

"Cậu có nghĩ đến tình hình Việt Nam có thể nào giống như Venezuela hiện nay không? Mạng xã hội đã từng có những cuộc cách mạng ở Trung Đông, điều này có thể nào xảy ra tại Á Châu không, nhất là Việt Nam, nơi đang có nhiều dấu hiệu sụp đổ của một triều đại?"

Ông anh “tiền bối” từ xa xôi gọi về tâm tình, hỏi thăm công việc buôn bán của tôi cũng như “bình lựng” vụ Đồng Tâm Mỹ Đức, Bắc Ninh, Phú Quốc và những nơi đang được xem là “điểm nóng” của an ninh CSVN, câu hỏi làm tôi... ngớ ra, và sau khi cúp điện thoại, tôi cũng tự đặt câu hỏi cho chính bản thân? Mạng xã hội có thể thay đổi số mạng của dân tộc Việt Nam hay không?

Tôi nhớ cách đây nhiều năm, lúc còn làm nghề lồng tiếng cho phim bộ của Hong Kong TVB, có một bộ phim từng lấy nước mắt của nhiều người do cô đào Xà Thi Mạn thủ vai chánh, bộ phim hình như có tựa đề tiếng Việt là “Câu Chuyện Vườn Trà”, được xem là một trong những bộ phim hay nhất của TVB ở đầu thiên niên kỷ mới.

Câu chuyện xoay quanh về một gia tộc ở miền quê Trung Quốc, kinh doanh bằng nghề trồng và sản xuất trà, được xem là một mối làm ăn béo bở dưới thời đại quân phiệt (sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911, lúc còn phân chia chính quyền Nam Kinh - Bắc Kinh).

Cuộc tranh đoạt dành quyền trong gia tộc này đã dẫn đến nhiều bi kịch, cuối cùng khi chiến tranh quét ngang, cả gia tộc mất trắng những gì mà tổ tiên để lại hơn trăm năm, đương nhiên vì bộ phim mang màu sắc của Á châu nên luôn có những kết cuộc có hậu, và cô đào chánh sau khi trải qua những thăng trầm trong gia tộc trên, thì quay trở lại nghề “kéo đò” để chờ đợi người yêu của cô.

Đại khái câu chuyện phim là như vậy, nhưng vì cảnh phim có nhiều đoạn tương đồng với Việt Nam thời chiến tranh, nên đã lấy không ít nước mắt của nhiều “fans” trung thành với hãng phim TVB... gốc Việt.

Đoạn chót của cuốn phim có câu đối thoại mang tính triết lý khá “sâu”, khi cô gái “kéo đò” đã trở thành một bà cụ, vẫn lui cui “kéo đò” cho khách sang sông, vẫn chờ người tình quay trở lại, và bất ngờ khách là ông trưởng làng:

"Cụ ơi! bắt đầu ngày mai, cụ không cần kéo đò nữa, vì chính phủ sẽ xây một cây cầu ngang qua sông, cụ có thể nghỉ ngơi rồi."

Câu nói của ông trưởng làng đã khiến nhiều người xem phim bật khóc, vì thương cho ‘bà cụ” đã... thất nghiệp, thời đại mới còn người đã tạo nhiều tiện nghi cho cuộc sống của họ, những nghề cũ xem như... không còn giá trị để tồn tại.

Điều này tôi gọi là “xu thế”, cuộc sống vẫn sẽ phải tiến về phía trước, xã hội của con người trên trái đất này cũng vậy, những níu kéo quá khứ, chỉ tạo ra cảm xúc nhất thời, dù đó là cảm xúc đẹp hay không đẹp, nhưng rồi con người vẫn phải chạm với thực tế và tiếp tục đi về phía trước.

Cuộc cách mạng Hoa Lài năm 2011, quét qua hàng loạt các quốc gia Trung Đông và Phi Châu như Tunisia, Lybia, Syria hầu hết đều nhờ vào các trang mạng xã hội, khi con người tiếp cận nhiều thông tin, sự suy nghĩ sẽ hoàn toàn khác với thời “bị cai trị”, khác với thời thông tin là thứ “xa xí phẩm” được “ban phát” bởi kẻ cai trị.

Cuộc bùng phát ở Ukraine, sự kiện nữ tổng thống Nam Hàn bị xử tội tham nhũng, và ngay cả thời điểm hiện tại đang diễn ra tại Venezuela, tất cả đều bắt nguồn từ những thông tin trên các mạng xã hội, những lời bình luận, ý kiến của hàng triệu người mỗi ngày, đã thay đổi suy nghĩ của nhiều người khác, bản thân của họ đã hiểu rõ hơn xã hội của họ đang sống có những gì bất cập. có những gì bất công, và cuối cùng đã dẫn đến những cuộc cách mạng trên.

Đương nhiên kết quả của những cuộc cách mạng còn tùy thuộc vào khu vực đó như thế nào?

Ở khu vực Trung Đông, dân trí thấp, tôn giáo cực đoan còn hiện hữu, thì việc trở thành những “bãi lầy” của các cuộc xung đột đổ máu là điều không thể tránh khỏi.

Nhưng ở Ukraine, hay cuộc lật đổ đổ bà tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc thì dẫn đến kết quả khác, vì những khu vực Âu Châu hay Á châu trình độ dân trí cao hơn, lịch sử và nền văn hóa ôn hòa hơn, đương nhiên sẽ giảm được nhiều đổ máu không cần thiết.

Tình hình của Việt Nam hiện nay, hầu hết đều đang có những dấu hiệu bất mãn chế độ cai trị của CSVN, sự bất mãn đó đã được bộc lộ trên các trang mạng xã hội, càng lúc càng nhiều hơn, vì người dân đã bắt đầu đặt ra những câu hỏi về cái “quyền” của họ.

Những cái “quyền” về tự do, về tôn giáo, có thể vẫn còn chưa cần thiết với họ, nhưng cái “quyền” làm chủ mảnh đất mà họ đang sinh sống, vốn đã bị mất từ khi CS cai trị đất nước, thì giờ đây họ đã nhìn ra, vì họ chỉ được quyền “sử dụng” không có “quyền sở hữu”, chính điều này sẽ trở thành cuộc cách mạng chấm dứt triều đại cai trại của CS.

Không chỉ có Đồng Tâm, Mỹ Đức, Bắc Ninh, Phú Quốc hay Formosa, mà sẽ còn nhiều, nhiều vụ khác càng lúc càng khốc liệt hơn, càng lúc càng gia tăng sự bùng phát bằng nhiều hình thức, kể cả sử dụng bạo lực để bảo vệ “quyền” được sống trên mảnh đất và làm ăn buôn bán.

Với tình hình hiện tại “cha chung không ai khóc”, mỗi địa phương, mỗi ban ngành từ công an đến quốc phòng, các “quan” thi nhau “cướp” đất của người dân dựa trên hiến pháp do CS đặt ra, chắc chắn cuộc thay đổi sẽ không dừng lại mà cường độ càng lúc càng cao hơn.

Kể từ khi biết đến mạng xã hội, người dân trong Việt Nam đã bắt đầu hiểu được tại sao họ không có “quyền” sở hữu đất đai, tại sao họ mất trắng đất đai do ông bà tổ tiên để lại cho họ, có gia đình vốn làm chủ mảnh đất cả hơn trăm năm, trở thành “nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo”. Họ mất sạch, mạng xã hội đã đem lại cho họ nhiều thông tin, “tẩy rửa” những “giáo điều”mà họ đã bị báo chí, sách vở của CS che đậy, bưng bít.

Việt Nam chắc chắn sẽ có một cuộc cách mạng khác, lật đổ mọi “quyền lực” của kẻ cai trị, khi tài sản của người dân biến thành tài sản của quan chức địa phương, tài sản của bộ quốc phòng, của bộ công an của... đảng viên, nhưng cuộc thay đổi có đổ máu hay không thì chỉ đành chờ xem... số mạng của dân tộc này như thế nào.

Cá nhân tôi tin rằng, với tình hình hiện tại, chưa tới 2 năm sự cai trị của CS sẽ phải cáo chung vì đất đai là máu huyết của người dân, họ sẽ trả bằng mọi giá để bảo vệ mảnh đất của họ, người dân sẽ không xem cái “quang vinh” của đảng cầm quyền như thế nào, họ chỉ cần lấy lại máu huyết mà ông bà tổ tiên để lại thôi, không tin chúng ta cứ chờ xem.

24.04.2017
Trần Nhật Phong

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Tháng 4: Tháng Tang -

Posted on 27/04/2017 by VOA

Image
Một người lính Thủy quân Lục chiến VNCH mang xác một đồng đội.

Những người Việt tại Hoa Kỳ từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn rất đau lòng mỗi khi nhắc đến này 30/4. Họ gọi đó là ngày Quốc hận, và xem tháng Tư là tháng Tư Đen hay Tháng Tang.

Ông Phạm Ngọc Cửu, thành viên của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ tại Florida, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận, năm nay 76 tuổi, nói với VOA Việt ngữ rằng tháng Tư là tháng Tang:
“Đối với tôi trong 42 năm, tháng Tư là tháng tang. Trừ dịp các đoàn thể có chương trình kỷ niệm gì đó thì tôi tới thôi, còn ngoài ra những gì vui chơi là tôi không bao giờ nghĩ tới, mà tôi nghĩ tới những người anh em, đồng đội, những người cùng chiến đấu đã mất.”

Ông Phạm Ngọc Cửu từng phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận mà ông đảm nhận từ năm 1971- đến ngày 18/4/1975.

Sau ngày 1-5-1975, ông Phan Ngọc Cửu bị ở tù 13 năm, bị chuyển qua các trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong đó có 6 tháng bị biệt giam và cùm chân tay trong xà lim ở nhà tù Thanh Hóa. Tháng 2/1988, ông được phóng thích và đến Mỹ vào tháng 6/1991, sau 17 năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando. Ông còn là Hội Trưởng Hội Tương trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải ngoại và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại Florida.

Cũng như ông Cửu, ông Phạm Trần Anh ở California cũng rất đau buồn vì quá nhiều đồng đội đã ngã xuống trong biến cố 30/4/1975.
“Nói và nghĩ về ngày 30/4: đó là một sự kiện lịch sử. Cái mà gọi là thống nhất, thực tế là cuộc xâm lăng. Thống nhất mà lòng người phân tán và hàng trăm ngàn người đã hy sinh chính tính mạng của họ để đổi lấy ý tưởng tự do. Đây là cuộc bỏ thân, bỏ phiếu bằng thân vĩ đại nhất trong lịch sử và 5 vị tướng đã tuẫn tiết, và trăm hàng ngàn sĩ quan đã hy sinh vào ngày 30/4.”

Ông Phạm Trần Anh còn gọi ngày 30/4/1975 là “Ngày Quốc hận” tháng Tư là “tháng Tư Đen”, sau khi Bắc Việt “xé bỏ hiệp ước Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”

Trong một bài viết về chiến tranh Việt Nam, sử gia Phạm Trần Anh cho rằng Chiến tranh Việt Nam không phải là giành độc lập dân tộc như nó từng được rao truyền, mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.
Sử gia Phạm Trần Anh từng là Giám đốc Học viện Hành chánh Quốc gia Sài gòn. Ông còn là nhà văn, nhà biên khảo. Sau ngày 30/4/ 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc.

Ông Phạm Trần Anh, năm nay 72 tuổi, bị bắt năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3/8/1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.

Sang Mỹ vào tháng 9/ 2006, ông Phạm Trần Anh dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như: Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, Việt Nam Thời Lập Quốc và năm 2016 xuất bản sách Đế Quốc Mới Trung Cộng.
Cũng như ông Phạm Trần Anh, ông Phạm Ngọc Cửu dành hết thời gian của mình để đóng góp cho cộng đồng và hướng về phong trào dân chủ trong nước.

Đầu tháng 4, một hoạt động cụ thể mà ông Cửu đã thực hiện là tổ chức thành công cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, nơi ông Tập hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ông Cửu cảm nhận đã có một ‘luồng gió mới, một sinh khí mới hiện diện trên quê hương Việt Nam.

“Năm nay cảm tưởng riêng của tôi là tôi phấn khởi hơn năm nào hết vì tình hình trong nước có những chỉ dấu, có những sự kiện xảy ra làm cho mình nghĩ rằng con đường đấu tranh có thể đi tới kết quả, đã dám đứng dậy, dám có tiếng nói, đã dám có những hành động như đi vào các cơ quan của chính quyền biểu tình. Mới đây hành động mạnh nhất là ở Đồng Tâm, đã bắt giữ công an, những người đi chiếm đất đai.”

Ngược lại với các cựu quân nhân và công chức chính quyền Sài Gòn, nhà thơ Lãm Thúy ở Maryland không muốn nhắc đến những mất mác, đau buồn ngày 30/4, nhưng khi nhìn lại Việt Nam sau 42 năm, bà chia sẻ với VOA Việt Ngữ rằng:
“Tôi thấy người nào giàu thì rất giàu. Người nào khổ thì cũng rất khổ. Tôi về thì tôi sống ở dưới quê.”

Là vợ của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, nhà thơ Lãm Thúy sinh quán tại Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ, định cư tại Mỹ năm 1992.
Mong mỏi duy nhất của bà cho ngày 30/4 năm nay là Việt luôn gìn giữ được chủ quyền đất nước và không bị lệ thuộc vào Trung Quốc:
“Mong đất nước mình giữ được chủ quyền và đừng lệ thuộc vào Trung Quốc, không bị mất nước. Đó là điều mong mỏi lớn lao nhất, bất cứ là trong dịp lễ này hay là suốt cuộc đời, chỉ mong đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.”

VOA

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Sài Gòn Giải Phóng Tôi

Nguyễn Quang Lập

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “ triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Capstan (cho anh phát súng tim anh nát/nhưng anh tin số phận anh còn), tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị.
Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.
-------------------------------

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tháng Tư, Kẻ Thắng Sợ Người Thua

HuyPhương

Ba mươi sáu năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ chiếm trọn lãnh thổ miền Nam, chứ không chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Nhiều trăm nghìn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền Bắc, sau khi vào miền Nam, đã thấy rõ bộ mặt của chế độ hà khắc, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng. Dân chúng, kể cả những cán bộ Cộng Sản nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.

... Image
Nguyễn Viết Dũng trong bộ quân phục miền Nam Việt Nam. (Hình: danluan.org)


Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.” Lực lượng công an, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc, Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu người. So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu, thì cứ sáu người thì có một người làm việc cho các cơ quan an ninh.

Trang web chính thức của Bộ Công An trích lời ông Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, có câu châm ngôn cho công an “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”

Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này, nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu nhưng công an, chìm, nổi thì đứng đầy đường.

Mới vào Sài Gòn một ngày, đảng Cộng Sản đã bắt đầu sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng trong tay đã đành, Cộng Sản còn sợ cả người chết. Không sợ người chết, cớ sao lại giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.

Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già lam, Gò Vấp, lại bị chính quyền Cộng Sản bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái.

Không những sợ người chết mà chúng còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời Cộng Sản, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, chỉ được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được đề tên thật của hai ông. Chính quyền nói đây là ý kiến của thân nhân Việt kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.

Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận, nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, Sài Gòn, vì sao lại bị công an, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao nay đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ lá cờ của VNCH trong chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.

Cộng Sản sợ luôn cả bộ quân phục của người lính miền Nam, nếu không làm sao có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa.

Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là sợ bị lật đổ. Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị theo dõi và cô lập.

Không những Cộng Sản không được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, ngược với khẩu hiệu “đảng là đầy tớ của dân,” như giọng khinh bạc của bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.” Phải chăng là theo cách đàn áp, bắt bớ tù đày.

Hồ Chí Minh là một tay mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự đã hy sinh hạnh phúc của dân cho sự tồn vong của đảng. Xưa Nguyễn Trãi từng nói: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân!” Ngày nay dưới chế độ Cộng Sản, người dân hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng chính phủ này đã bắt đầu sợ dân. Một thể chế mà sợ dân trước sau gì cũng đi đến chỗ diệt vong.

Ngày nay Cộng Sản đã thống trị được toàn bộ Việt Nam, nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.

Cộng Sản sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi. Ở thủ đô Hoa Kỳ, nhân viên Tòa Đại Sứ CSVN không dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay Việt Cộng về Orange County chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.

Ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải vào phòng họp bằng... cửa sau. Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không được dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành nhịn nhục nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.

Cái này không gọi bằng sợ, thì gọi bằng gì?

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

100 ngày đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump
– Chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ


Image
Ông Trump khiến 100 ngày tưởng như bất tận (Trump makes 100 days feel like an eternity – the Dallas Morning News)

Những điểm tích cực theo đánh giá của TT Donald Trump và những người ủng hộ ông Trump:

Ông Trump đã tự tin cho rằng thành quả ông đạt được trong 100 ngày đầu tại nhiệm tuyệt vời nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã duy trì được sự ủng hộ của hầu hết những người ủng hộ ông (93% cử tri bỏ phiếu cho ông Trump tiếp tục ủng hộ ông, tương đương với 43% dân số. Con số này phản ảnh đúng một thăm dò mới đây với tỷ lệ người chấm điểm hài lòng với ông là 43%, có thăm dò thấp hơn là 39% và cao hơn là 44%).

Với cách hành xử phi nguyên tắc và phát ngôn không những khác hẳn các vị tiền nhiệm, mà còn rất bất thường và bất nhất, ông Trump đã trở thành người:

1- Được báo chí và dư luận chú ý tới hằng ngày, hằng giờ, với những phát biểu và tweet gây sốc của ông. Ông có biệt tài tạo chú ý như một tài tử show truyền hình thực tế (reality TV show), một điều mà những người ái mộ ông tiếp tục yêu thích và ủng hộ, nhưng lại tạo quan tâm, lo lắng cho đa số người dân và các chuyên gia, chính giới. Biệt tài nữa của ông là đánh lạc hướng dư luận hay đánh trống lảng khi bị chú ý vào những điều tiêu cực mà ông gây ra.

2- Là người gây sóng gió nhiều nhất trong 100 ngày đầu qua các sắc lệnh (cấm di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp lệ, cắt bỏ ngân sách cho các cơ quan giúp đỡ phụ nữ, bãi bỏ luật bảo vệ môi trường). Ông Trump cũng đã tỏ ra rất bận rộn và hãnh diện với tổng số 78 sắc lệnh đã ký, cho rằng đây là một thành tích chưa từng có (trong số này chỉ có 30 sắc lệnh là luật, còn lại là các tuyên ngôn và bản ghi nhớ. Các sắc lệnh đa số là ngắn với mục đích hủy bỏ những đạo luật do cựu TT Obama ban hành. Không một đạo luật quan trọng nào được thông qua).

3- Đưa được một chánh án bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện, dù Thượng viện của đảng Cộng Hòa đã phải thay đổi luật biểu quyết từ đa số 60% xuống chỉ còn 51%.

4- Có nhiều nỗ lực thực hiện các lời hứa khi tranh cử như: dẹp bỏ Obamacare, xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, ngăn di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp pháp, hủy TPP, thương lượng lại NAFTA, phát triển kinh tế, gia tăng việc làm, giảm thuế ..., nhưng các nỗ lực này hầu hết đều thất bại hoặc chỉ mới được nhắc đến chứ chưa thực hiện được trong vòng 100 ngày, nhất là điều mà ông Trump cho là rất dễ dàng, đó là hủy bỏ Obamacare và thay thế bằng Trumpcare, khi dự thảo luật bảo hiểm sức khỏe đã không được Hạ viện đem ra biểu quyết vào phút chót hôm 24/3/2017, do không đủ túc số và bị ngay cả những Dân biểu đảng Cộng Hòa chống đối.

Những điểm tiêu cực – Theo đánh giá của truyền thông, chuyên gia và đa số quần chúng:

...thì ông Trump đã nhận được điểm thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở giai đoạn được gọi là “Tuần Trăng Mật” này, hầu hết các tân tổng thống Hoa Kỳ đều có mức điểm trên 50%. TT Donald Trump được 39%-44% (tùy theo cơ quan thăm dò), so với TT Barrack Obama 65%, TT George W. Bush (44th) 62% và TT Bill Clinton 55%.

Ngoài ra, số người bất mãn với những điều ông Trump làm lên tới 53%.Những đặc điểm khiến ông trở thành một tổng thống đặc thù không giống ai trong dòng lịch sử Hoa Kỳ bao gồm không chỉ ở những chính sách gây bất ổn xã hội/thế giới và phẫn nộ trong đa số quần chúng, tạo hận thù, chia rẽ, gây hấn với đồng minh, tạo hoang mang trong dư luận, đe dọa chiến tranh đồng loạt với nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là những hiện tượng:

1. Ông Trump nói dối không ngượng miệng, bịa đặt những tin động trời không bằng chứng như có tới 3 đến 5 triệu cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu khiến ông thua bà Clinton tới gần 3 triệu phiếu cử tri; cáo buộc TT Obama đã ra lệnh nghe lén ông dù cả cơ quan FBI lẫn CIA đều nói không hề có chuyện đó. Khi sự thật được phơi bày, ông Trump không bao giờ công nhận mình sai, không bao giờ xin lỗi, luôn tuyên bố mình giỏi hơn các vị tiền nhiệm, đặc biệt là so sánh với TT Obama; và bất cứ quyết định sai trật nào của ông cũng đều được biện minh là do ông Obama đã đưa ra từ trước (như vụ tấn công thất bại tại Yemen hoặc sắc lệnh di trú cấm người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo bị lên án dữ dội bởi cả người dân lẫn các chánh án và bị cấm thi hành).

Tuy nhiên, những thành quả kinh tế như số việc làm gia tăng (trong tháng 1&2/2017) hay tỷ lệ thất nghiệp thấp (4.7%) do chính sách của ông Obama tiếp tục đem lại thì ông Trump lại tự nhận là của mình dù chưa đưa ra được chính sách gì cụ thể cho nền kinh tế. Những chỉ dấu kinh tế xấu thì ông Trump lại lờ đi (lượng việc tăng trong tháng 3 giảm xuống chỉ còn 98,000 so với 227,000 và 298,000 trong tháng 1&2/2017, giới tiêu thụ giảm chi trong tháng 3, kinh tế tăng trưởng trong quý đầu của 2017 chỉ ở mức là 0.7% thay vì 2% như quý cuối của 2016. Ông Trump đã đưa ra con số hão huyền trong giai đoạn tranh cử là nền kinh tế của ông sẽ tăng trưởng ở mức 6% và ông sẽ là người “tạo nhiều công ăn việc làm nhất mà Thượng Đế đã sinh ra”).

2. Ông Trump tấn công bất cứ ai không đồng ý với ông, kể cả các thượng nghị sĩ, dân biểu, chánh án liên bang, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, giới truyền thông ..., thậm chí gây sự hoặc tấn công đồng minh (thủ tướng Úc, tổng thống Mễ, đòi Đức và Nam Hàn cùng các quốc gia trong khối NATO bồi hoàn những tốn kém bảo vệ an ninh trên thế giới), nhưng lại hết lời khen kẻ thù của dân tộc và những tay lãnh đạo độc tài, đầy tội ác trên thế giới như Vladimir Putin của Nga, Tập Cận Bình của Trung Cộng, Rodrigo Duterte của Philippines, Bashar al-Assad của Syria, Abdel Fattah el-Sisi của Egypt, và thậm chí ngay cả Kim Jong Un của Bắc Hàn - quốc gia mà ông Trump đang có những đối đầu căng thẳng.

TT Trump cũng là nhà lãnh đạo thế giới tự do duy nhất đã chúc mừng cuộc trưng cầu dân ý đầy gian trá của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, để củng cố quyền lực độc tài và dẹp bỏ hệ thống dân chủ hiện nay của Thổ. Ông Trump đã hết lời khen tặng ông Tập:

"Ông Tập là một người tốt. Ông là một người rất tốt và tôi đã được biết rõ về ông ấy. Ông Tập yêu đất nước và dân tộc của mình. Ông là một 'gentleman' sẵn sàng làm việc đúng. Chúng tôi cảm thấy gắn bó, có chung cảm ứng hữu cơ”

Ông Trump cũng tỏ thiện cảm với Kim Jong Un, cho rằng “Un là một người giỏi, lên nắm quyền khi còn rất trẻ và phải chiến đấu để giữ vững quyền lực”, và ông Trump sẵn sàng gặp Un nếu hoàn cảnh cho phép, đối với ông Trump “đó là một vinh dự!”

Ông Trump cũng mời ông Duterte, tổng thống Phi tới thăm Hoa Kỳ. Duterte đã giết hại ít nhất 6000 người Phi nhân danh bài trừ thuốc phiện trong xã hội.

Nguyên tắc và truyền thống bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ đang bị chôn vùi dưới triều đại của TT Trump.

3. Ông Trump coi thường đệ tứ quyền và thẳng thừng tấn công giới truyền thông, gọi họ là những nguồn tin bịa đặt (fake news), là kẻ thù của dân tộc (enemy of the Americans), trong khi đó lại cùng với những thành phần dưới quyền để thổi phồng những tin bịa đặt do chính ông đưa ra để tạo hoang mang dư luận, xuyên tạc sự thật và tạo ra một thứ mà dư luận mỉa mai gọi là “alternative facts” (dữ kiện thay thế).

4. Gia đình trị: ông Trump đã đưa cô con gái Ivanka, cậu con rể Jared Kushner vào Tòa Bạch Ốc ở những vị trí cố vấn quan trọng dù họ không hề có chút kinh nghiệm nào về quản trị đất nước, lại là những người còn rất trẻ.

5. Xung đột quyền lợi: Những quyền lợi của gia đình ông Trump và con cái trong các thương vụ khổng lồ rải rác khắp nơi trên thế giới đang là mầm mống của tham nhũng và nguy cơ ông bị mua chuộc, thao túng bởi những thế lực ngoại quốc, làm nguy hại tới quốc gia, và có thể đưa tới việc ông bị truất phế do vi phạm luật Emolument trong hiến pháp.

6. TT Trump và đại gia đình 22 người của ông chi tiền đóng thuế của dân lên tới nhiều chục triệu chỉ trong vòng 100 ngày qua do nhu cầu bảo vệ an ninh cho họ mỗi khi di chuyển, cả khi họ công du ngoại quốc để buôn bán riêng cho gia đình, đi ăn chơi, đánh golf, du lịch, trượt tuyết ... Ngay cả việc Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con út Barron không chịu tới ở Tòa Bạch Ốc mà nhất định ở lại dinh thự Trump Tower ở New York đã khiến tiền bảo vệ an ninh lên tới $50 triệu Mỹ kim hằng năm, và sẽ là $60 triệu nếu ông Trump thỉnh thoảng về thăm vợ con.

TT Trump còn chứng tỏ là ông say mê đánh golf, đặc biệt ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông tại Florida. Mỗi chuyến tới Mar-a-Lago mà ông nói là vừa nghỉ mát vừa làm việc nước, chi phí di chuyển và bảo vệ an ninh tốn kém lên tới bạc triệu.

Số lượng đánh goft của TT Trump trong 100 ngày đầu thì không ai sánh bằng: 19 lần so với zero của TT Obama, người mà ông Trump đã cực lực lên án trong lúc tranh cử là đánh goft nhiều quá, không lo làm việc nước, và hứa là khi thắng cử, ông Trump sẽ làm việc cật lực và không hề đánh goft; TT Bush đánh goft zero lần, và TT Clinton 3 lần trong 100 ngày đầu.

16 lần đánh goft của ông Trump là ở trung tâm nghỉ mát Mar-a-Lago, tốn kém tiền di chuyển và bảo vệ an ninh cho ông từ $1 triệu tới $3 triệu mỗi lần.

Hiện tổng số chi phí của ông Trump trong 100 ngày qua được áng chừng ở mức 30 triệu và sẽ hơn 60 triệu cho cả gia đình ông. Quốc hội vừa đưa ra dự luật tăng ngân sách chi tiêu này cho ông Trump lên tới $120 triệu một năm. TT Obama chi $96 triệu cho các chuyến nghỉ mát và đánh golf trong 8 năm tại nhiệm.

7. Sẵn sàng đảo ngược các lời hứa khi tranh cử và những chính sách đã tuyên bố như:

a/ “Làm sạch cống rãnh tại Washington”, hàm ý tẩy rửa hệ thống tham nhũng do những thành phần chính trị gia lâu đời cấu kết với những tay tài phiệt giàu có của phố Wall (Thị trường Chứng khoán); nhưng TT Trump đã đưa vào nội các của mình toàn những người giàu có và thế lực của phố Wall, cả những người đầy tai tiếng vì đã cướp đi nhà cửa của hàng chục ngàn người khi bong bóng nhà cửa bùng vỡ năm 2006. Ông còn đưa dự thảo giảm thuế mạnh cho người giàu, nhưng cắt giảm các chương trình giúp đỡ người nghèo, đề cử người lãnh đạo trong nội các vừa không có kinh nghiệm vừa có thành tích đi ngược với cơ chế mà họ trách nhiệm.

b/ “Lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ, dọa đánh thuế 45% vào các mặt hàng nhập cảng”, bây giờ ông Trump lại khen Tập Cận Bình là một người dễ thương, đáng kính; TQ không còn là kẻ thao túng tiền tệ.

c/ “Sẽ xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ và Mễ sẽ phải chi tiền”. Lời hứa này đã bị bỏ qua vì tổng thống Mễ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc phi lý đòi nước Mễ xây bức tường biên giới cho nhu cầu của Mỹ này. Hiện ông Trump không thấy nói nhiều đến bức tường, mà số tiền xây có thể tốn kém lên tới $70 tỷ đô la, một con số khổng lồ khó lòng được Quốc Hội chuẩn chi.

d/ “Chê bai NATO là lỗi thời”, nhưng khi gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 12 tháng 4, ông Trump đã rút lại lời nói này trong buổi họp báo, tuyên bố “NATO không lỗi thời.”

e/ “Trục xuất những di dân bất hợp pháp và phạm tội, bảo vệ những di dân trẻ tới Mỹ khi còn nhỏ gọi là DREAMERS”, nhưng hiện nay một số các di dân trong diện hứa được bảo vệ đã bị trục xuất, các gia đình di trú không giấy tờ hợp lệ đã bị chia cách giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, di dân bị tấn công thô bạo và sống trong nơm nớp lo sợ.

f/ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ USD cũng chưa từng được đề cập đến. Vụ cải sửa luật thuế chỉ mới là một danh sách “mơ ước” (wish list) dài một trang. Những phê phán, chê bai NAFTA và đòi thương lượng lại với Canada và Mễ đã được rút lại. Giờ đây, ông Trump cho rằng NAFTA “không đến nỗi tệ.”

8. Những điều đảo ngược này cùng với rất nhiều điều tuyên bố vô trách nhiệm của ông, và sau 100 ngày tại nhiệm chao đảo, chưa đưa ra được một chính sách rõ rệt nào về cả các vấn đề nội địa lẫn bang giao và thương giao quốc tế, cho thấy ông Trump - một thương gia, đã không hề hiểu biết cách vận hành của guồng máy chính quyền, không hiểu được các mối tương quan với đồng minh và kẻ thù, tương quan giữa hành pháp với lập pháp và quốc hội; khả năng điều hành công ty của một CEO khác hẳn khả năng quản trị đất nước của một tổng thống, nhất là tổng thống của một cường quốc lãnh đạo thế giới tự do. Thậm chí, dư luận còn cho rằng ông Trump không hiểu, và có thể chưa hề đọc Hiến Pháp Hoa Kỳ mà ông đã dơ tay tuyên thệ tôn trọng trong ngày nhậm chức.

Ông điều hành đất nước theo kiểu “reality show”, một hình thức của các show truyền hình thực tế đã khiến ông nổi tiếng như một tài tử. Ông cũng vây xung quanh mình những người chung thủy và tôn sùng ông, thay vì người có tài, kinh nghiệm và có tâm phục vụ đất nước. Thậm chí, ông còn dung túng những người làm tay sai cho ngoại bang và vi phạm rất nhiều luật lệ như cựu Tướng Michael Flynn, người đã được ông Trump chọn là cố vấn an ninh quốc gia và bị ép phải từ nhiệm sau 24 ngày vì tội nói dối. Hiện ông Flynn đang bị Quốc hội và FBI điều tra gắt gao do những vi phạm và liên hệ mờ ám với chính phủ Putin và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ông Flynn, nhiều nhân vật cốt lõi của ủy ban tranh cử của ông Trump cũng đang bị điều tra.

Hiện, ông đang giữ thêm thành tích chậm lụt trong vụ lấp đầy hàng trăm vị trí cấp cao của chính quyền vẫn còn đang bị bỏ trống, từ các đại sứ cho đến các thứ trưởng cấp bộ. Báo chí đưa tin rằng trong số 553 quyết định bổ nhiệm cần được Thượng viện thông qua, Tòa Bạch Ốc cho tới nay mới đề cử được 24 người, với 22 người đã được phê chuẩn. Kết quả là guồng máy nội các của ông Trump không chạy trơn tru như ông tuyên bố, nhất là trước những mâu thuẫn trầm trọng nội bộ đã được rò rỉ ra ngoài dư luận.

9. Ông Trump là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không công khai giấy tờ khai thuế, mà người ta nghi ngờ có chứa nhiều điều khuất tất ông không muốn ai biết như làm ăn buôn bán với ai, tại quốc gia nào, có tặng từ thiện và giàu có như ông đã từng tuyên bố hay không. Qua một số thông tin chính xác mà truyền thông Mỹ đã có được, thì những khoản cắt thuế do ông Trump đề nghị sẽ rất có lợi cho thương vụ của gia đình ông, đặc biệt khoản Altermative Minimum Tax dành cho người giàu và khoản thuế đánh trên gia tài mà con cái ông sẽ được thừa hưởng. Thuế cắt cũng dành phần lớn cho những thành phần giàu có như ông, trong khi người nghèo được hưởng rất ít mà lại bị cắt đi những khoản trợ giúp khác của chính quyền.

10. Điều “nổi bật” nhất của ông Trump là ông và hàng ngũ tranh cử bị nghi ngờ là đã cấu kết với Nga để thao túng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, nhằm đưa tới chiến thắng cho ông. Hiện đang có ít nhất 3 cuộc điều tra được mở ra bởi lưỡng viện Quốc Hội và cơ quan FBI. Từ những sai phạm và bất xứng này, ông Trump đã bị hằng triệu người dân Hoa Kỳ và cả thế giới biểu tình chống đối ngay sau khi đắc cử ngày 8/11/2016, ngay sau ngày nhậm chức 20/1/2017, ngay ngày đánh dấu 100 ngày tại nhiệm 29/4/2017 và ngày lễ Lao Động 1/5/2017.

Chưa bao giờ một vị tổng thống Hoa Kỳ lại bị chỉ trích nhiều như vậy trong vòng 100 ngày đầu, bị người dân phản đối mãnh liệt trên đường phố và tại các townhalls gặp gỡ các đại diện Quốc Hội, trên báo chí và mạng lưới, bị lôi ra làm trò cười trên các chương trình hài hước, bị dư luận cho rằng sẽ bị truất phế, và bị điều tra về tội cấu kết với ngoại bang để thao túng kết quả bầu cử ...Và chưa bao giờ một tổng thống mới nhậm chức 100 ngày lại than thở là công việc không ngờ khó quá, bày tỏ tiếc nuối cuộc sống cũ, trốn chạy thực tế khó khăn của việc làm tổng thống bằng cách tổ chức những cuộc tụ tập ủng hộ viên như thời tranh cử để được nghe những lời tôn sùng vang dậy.

Và ngày 1 tháng 5, 2017, ông Trump đã làm một việc chưa từng có: trương quảng cáo tranh cử tổng thống 2020!

Hình như với Tổng thống Donald Trump, chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả thế chiến thứ 3 và chiến tranh nguyên tử!

May 1, 2017
vietbao.com

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

100 ngày đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump
– Chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ


Image
Ông Trump khiến 100 ngày tưởng như bất tận (Trump makes 100 days feel like an eternity – the Dallas Morning News)

Những điểm tích cực theo đánh giá của TT Donald Trump và những người ủng hộ ông Trump:

Ông Trump đã tự tin cho rằng thành quả ông đạt được trong 100 ngày đầu tại nhiệm tuyệt vời nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã duy trì được sự ủng hộ của hầu hết những người ủng hộ ông (93% cử tri bỏ phiếu cho ông Trump tiếp tục ủng hộ ông, tương đương với 43% dân số. Con số này phản ảnh đúng một thăm dò mới đây với tỷ lệ người chấm điểm hài lòng với ông là 43%, có thăm dò thấp hơn là 39% và cao hơn là 44%).

Với cách hành xử phi nguyên tắc và phát ngôn không những khác hẳn các vị tiền nhiệm, mà còn rất bất thường và bất nhất, ông Trump đã trở thành người:

1- Được báo chí và dư luận chú ý tới hằng ngày, hằng giờ, với những phát biểu và tweet gây sốc của ông. Ông có biệt tài tạo chú ý như một tài tử show truyền hình thực tế (reality TV show), một điều mà những người ái mộ ông tiếp tục yêu thích và ủng hộ, nhưng lại tạo quan tâm, lo lắng cho đa số người dân và các chuyên gia, chính giới. Biệt tài nữa của ông là đánh lạc hướng dư luận hay đánh trống lảng khi bị chú ý vào những điều tiêu cực mà ông gây ra.

2- Là người gây sóng gió nhiều nhất trong 100 ngày đầu qua các sắc lệnh (cấm di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp lệ, cắt bỏ ngân sách cho các cơ quan giúp đỡ phụ nữ, bãi bỏ luật bảo vệ môi trường). Ông Trump cũng đã tỏ ra rất bận rộn và hãnh diện với tổng số 78 sắc lệnh đã ký, cho rằng đây là một thành tích chưa từng có (trong số này chỉ có 30 sắc lệnh là luật, còn lại là các tuyên ngôn và bản ghi nhớ. Các sắc lệnh đa số là ngắn với mục đích hủy bỏ những đạo luật do cựu TT Obama ban hành. Không một đạo luật quan trọng nào được thông qua).

3- Đưa được một chánh án bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện, dù Thượng viện của đảng Cộng Hòa đã phải thay đổi luật biểu quyết từ đa số 60% xuống chỉ còn 51%.

4- Có nhiều nỗ lực thực hiện các lời hứa khi tranh cử như: dẹp bỏ Obamacare, xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, ngăn di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp pháp, hủy TPP, thương lượng lại NAFTA, phát triển kinh tế, gia tăng việc làm, giảm thuế ..., nhưng các nỗ lực này hầu hết đều thất bại hoặc chỉ mới được nhắc đến chứ chưa thực hiện được trong vòng 100 ngày, nhất là điều mà ông Trump cho là rất dễ dàng, đó là hủy bỏ Obamacare và thay thế bằng Trumpcare, khi dự thảo luật bảo hiểm sức khỏe đã không được Hạ viện đem ra biểu quyết vào phút chót hôm 24/3/2017, do không đủ túc số và bị ngay cả những Dân biểu đảng Cộng Hòa chống đối.

Những điểm tiêu cực – Theo đánh giá của truyền thông, chuyên gia và đa số quần chúng:

...thì ông Trump đã nhận được điểm thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở giai đoạn được gọi là “Tuần Trăng Mật” này, hầu hết các tân tổng thống Hoa Kỳ đều có mức điểm trên 50%. TT Donald Trump được 39%-44% (tùy theo cơ quan thăm dò), so với TT Barrack Obama 65%, TT George W. Bush (44th) 62% và TT Bill Clinton 55%.

Ngoài ra, số người bất mãn với những điều ông Trump làm lên tới 53%.Những đặc điểm khiến ông trở thành một tổng thống đặc thù không giống ai trong dòng lịch sử Hoa Kỳ bao gồm không chỉ ở những chính sách gây bất ổn xã hội/thế giới và phẫn nộ trong đa số quần chúng, tạo hận thù, chia rẽ, gây hấn với đồng minh, tạo hoang mang trong dư luận, đe dọa chiến tranh đồng loạt với nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là những hiện tượng:

1. Ông Trump nói dối không ngượng miệng, bịa đặt những tin động trời không bằng chứng như có tới 3 đến 5 triệu cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu khiến ông thua bà Clinton tới gần 3 triệu phiếu cử tri; cáo buộc TT Obama đã ra lệnh nghe lén ông dù cả cơ quan FBI lẫn CIA đều nói không hề có chuyện đó. Khi sự thật được phơi bày, ông Trump không bao giờ công nhận mình sai, không bao giờ xin lỗi, luôn tuyên bố mình giỏi hơn các vị tiền nhiệm, đặc biệt là so sánh với TT Obama; và bất cứ quyết định sai trật nào của ông cũng đều được biện minh là do ông Obama đã đưa ra từ trước (như vụ tấn công thất bại tại Yemen hoặc sắc lệnh di trú cấm người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo bị lên án dữ dội bởi cả người dân lẫn các chánh án và bị cấm thi hành).

Tuy nhiên, những thành quả kinh tế như số việc làm gia tăng (trong tháng 1&2/2017) hay tỷ lệ thất nghiệp thấp (4.7%) do chính sách của ông Obama tiếp tục đem lại thì ông Trump lại tự nhận là của mình dù chưa đưa ra được chính sách gì cụ thể cho nền kinh tế. Những chỉ dấu kinh tế xấu thì ông Trump lại lờ đi (lượng việc tăng trong tháng 3 giảm xuống chỉ còn 98,000 so với 227,000 và 298,000 trong tháng 1&2/2017, giới tiêu thụ giảm chi trong tháng 3, kinh tế tăng trưởng trong quý đầu của 2017 chỉ ở mức là 0.7% thay vì 2% như quý cuối của 2016. Ông Trump đã đưa ra con số hão huyền trong giai đoạn tranh cử là nền kinh tế của ông sẽ tăng trưởng ở mức 6% và ông sẽ là người “tạo nhiều công ăn việc làm nhất mà Thượng Đế đã sinh ra”).

2. Ông Trump tấn công bất cứ ai không đồng ý với ông, kể cả các thượng nghị sĩ, dân biểu, chánh án liên bang, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, giới truyền thông ..., thậm chí gây sự hoặc tấn công đồng minh (thủ tướng Úc, tổng thống Mễ, đòi Đức và Nam Hàn cùng các quốc gia trong khối NATO bồi hoàn những tốn kém bảo vệ an ninh trên thế giới), nhưng lại hết lời khen kẻ thù của dân tộc và những tay lãnh đạo độc tài, đầy tội ác trên thế giới như Vladimir Putin của Nga, Tập Cận Bình của Trung Cộng, Rodrigo Duterte của Philippines, Bashar al-Assad của Syria, Abdel Fattah el-Sisi của Egypt, và thậm chí ngay cả Kim Jong Un của Bắc Hàn - quốc gia mà ông Trump đang có những đối đầu căng thẳng.

TT Trump cũng là nhà lãnh đạo thế giới tự do duy nhất đã chúc mừng cuộc trưng cầu dân ý đầy gian trá của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, để củng cố quyền lực độc tài và dẹp bỏ hệ thống dân chủ hiện nay của Thổ. Ông Trump đã hết lời khen tặng ông Tập:

"Ông Tập là một người tốt. Ông là một người rất tốt và tôi đã được biết rõ về ông ấy. Ông Tập yêu đất nước và dân tộc của mình. Ông là một 'gentleman' sẵn sàng làm việc đúng. Chúng tôi cảm thấy gắn bó, có chung cảm ứng hữu cơ”

Ông Trump cũng tỏ thiện cảm với Kim Jong Un, cho rằng “Un là một người giỏi, lên nắm quyền khi còn rất trẻ và phải chiến đấu để giữ vững quyền lực”, và ông Trump sẵn sàng gặp Un nếu hoàn cảnh cho phép, đối với ông Trump “đó là một vinh dự!”

Ông Trump cũng mời ông Duterte, tổng thống Phi tới thăm Hoa Kỳ. Duterte đã giết hại ít nhất 6000 người Phi nhân danh bài trừ thuốc phiện trong xã hội.

Nguyên tắc và truyền thống bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ đang bị chôn vùi dưới triều đại của TT Trump.

3. Ông Trump coi thường đệ tứ quyền và thẳng thừng tấn công giới truyền thông, gọi họ là những nguồn tin bịa đặt (fake news), là kẻ thù của dân tộc (enemy of the Americans), trong khi đó lại cùng với những thành phần dưới quyền để thổi phồng những tin bịa đặt do chính ông đưa ra để tạo hoang mang dư luận, xuyên tạc sự thật và tạo ra một thứ mà dư luận mỉa mai gọi là “alternative facts” (dữ kiện thay thế).

4. Gia đình trị: ông Trump đã đưa cô con gái Ivanka, cậu con rể Jared Kushner vào Tòa Bạch Ốc ở những vị trí cố vấn quan trọng dù họ không hề có chút kinh nghiệm nào về quản trị đất nước, lại là những người còn rất trẻ.

5. Xung đột quyền lợi: Những quyền lợi của gia đình ông Trump và con cái trong các thương vụ khổng lồ rải rác khắp nơi trên thế giới đang là mầm mống của tham nhũng và nguy cơ ông bị mua chuộc, thao túng bởi những thế lực ngoại quốc, làm nguy hại tới quốc gia, và có thể đưa tới việc ông bị truất phế do vi phạm luật Emolument trong hiến pháp.

6. TT Trump và đại gia đình 22 người của ông chi tiền đóng thuế của dân lên tới nhiều chục triệu chỉ trong vòng 100 ngày qua do nhu cầu bảo vệ an ninh cho họ mỗi khi di chuyển, cả khi họ công du ngoại quốc để buôn bán riêng cho gia đình, đi ăn chơi, đánh golf, du lịch, trượt tuyết ... Ngay cả việc Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con út Barron không chịu tới ở Tòa Bạch Ốc mà nhất định ở lại dinh thự Trump Tower ở New York đã khiến tiền bảo vệ an ninh lên tới $50 triệu Mỹ kim hằng năm, và sẽ là $60 triệu nếu ông Trump thỉnh thoảng về thăm vợ con.

TT Trump còn chứng tỏ là ông say mê đánh golf, đặc biệt ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông tại Florida. Mỗi chuyến tới Mar-a-Lago mà ông nói là vừa nghỉ mát vừa làm việc nước, chi phí di chuyển và bảo vệ an ninh tốn kém lên tới bạc triệu.

Số lượng đánh goft của TT Trump trong 100 ngày đầu thì không ai sánh bằng: 19 lần so với zero của TT Obama, người mà ông Trump đã cực lực lên án trong lúc tranh cử là đánh goft nhiều quá, không lo làm việc nước, và hứa là khi thắng cử, ông Trump sẽ làm việc cật lực và không hề đánh goft; TT Bush đánh goft zero lần, và TT Clinton 3 lần trong 100 ngày đầu.

16 lần đánh goft của ông Trump là ở trung tâm nghỉ mát Mar-a-Lago, tốn kém tiền di chuyển và bảo vệ an ninh cho ông từ $1 triệu tới $3 triệu mỗi lần.

Hiện tổng số chi phí của ông Trump trong 100 ngày qua được áng chừng ở mức 30 triệu và sẽ hơn 60 triệu cho cả gia đình ông. Quốc hội vừa đưa ra dự luật tăng ngân sách chi tiêu này cho ông Trump lên tới $120 triệu một năm. TT Obama chi $96 triệu cho các chuyến nghỉ mát và đánh golf trong 8 năm tại nhiệm.

7. Sẵn sàng đảo ngược các lời hứa khi tranh cử và những chính sách đã tuyên bố như:

a/ “Làm sạch cống rãnh tại Washington”, hàm ý tẩy rửa hệ thống tham nhũng do những thành phần chính trị gia lâu đời cấu kết với những tay tài phiệt giàu có của phố Wall (Thị trường Chứng khoán); nhưng TT Trump đã đưa vào nội các của mình toàn những người giàu có và thế lực của phố Wall, cả những người đầy tai tiếng vì đã cướp đi nhà cửa của hàng chục ngàn người khi bong bóng nhà cửa bùng vỡ năm 2006. Ông còn đưa dự thảo giảm thuế mạnh cho người giàu, nhưng cắt giảm các chương trình giúp đỡ người nghèo, đề cử người lãnh đạo trong nội các vừa không có kinh nghiệm vừa có thành tích đi ngược với cơ chế mà họ trách nhiệm.

b/ “Lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ, dọa đánh thuế 45% vào các mặt hàng nhập cảng”, bây giờ ông Trump lại khen Tập Cận Bình là một người dễ thương, đáng kính; TQ không còn là kẻ thao túng tiền tệ.

c/ “Sẽ xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ và Mễ sẽ phải chi tiền”. Lời hứa này đã bị bỏ qua vì tổng thống Mễ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc phi lý đòi nước Mễ xây bức tường biên giới cho nhu cầu của Mỹ này. Hiện ông Trump không thấy nói nhiều đến bức tường, mà số tiền xây có thể tốn kém lên tới $70 tỷ đô la, một con số khổng lồ khó lòng được Quốc Hội chuẩn chi.

d/ “Chê bai NATO là lỗi thời”, nhưng khi gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 12 tháng 4, ông Trump đã rút lại lời nói này trong buổi họp báo, tuyên bố “NATO không lỗi thời.”

e/ “Trục xuất những di dân bất hợp pháp và phạm tội, bảo vệ những di dân trẻ tới Mỹ khi còn nhỏ gọi là DREAMERS”, nhưng hiện nay một số các di dân trong diện hứa được bảo vệ đã bị trục xuất, các gia đình di trú không giấy tờ hợp lệ đã bị chia cách giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, di dân bị tấn công thô bạo và sống trong nơm nớp lo sợ.

f/ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ USD cũng chưa từng được đề cập đến. Vụ cải sửa luật thuế chỉ mới là một danh sách “mơ ước” (wish list) dài một trang. Những phê phán, chê bai NAFTA và đòi thương lượng lại với Canada và Mễ đã được rút lại. Giờ đây, ông Trump cho rằng NAFTA “không đến nỗi tệ.”

8. Những điều đảo ngược này cùng với rất nhiều điều tuyên bố vô trách nhiệm của ông, và sau 100 ngày tại nhiệm chao đảo, chưa đưa ra được một chính sách rõ rệt nào về cả các vấn đề nội địa lẫn bang giao và thương giao quốc tế, cho thấy ông Trump - một thương gia, đã không hề hiểu biết cách vận hành của guồng máy chính quyền, không hiểu được các mối tương quan với đồng minh và kẻ thù, tương quan giữa hành pháp với lập pháp và quốc hội; khả năng điều hành công ty của một CEO khác hẳn khả năng quản trị đất nước của một tổng thống, nhất là tổng thống của một cường quốc lãnh đạo thế giới tự do. Thậm chí, dư luận còn cho rằng ông Trump không hiểu, và có thể chưa hề đọc Hiến Pháp Hoa Kỳ mà ông đã dơ tay tuyên thệ tôn trọng trong ngày nhậm chức.

Ông điều hành đất nước theo kiểu “reality show”, một hình thức của các show truyền hình thực tế đã khiến ông nổi tiếng như một tài tử. Ông cũng vây xung quanh mình những người chung thủy và tôn sùng ông, thay vì người có tài, kinh nghiệm và có tâm phục vụ đất nước. Thậm chí, ông còn dung túng những người làm tay sai cho ngoại bang và vi phạm rất nhiều luật lệ như cựu Tướng Michael Flynn, người đã được ông Trump chọn là cố vấn an ninh quốc gia và bị ép phải từ nhiệm sau 24 ngày vì tội nói dối. Hiện ông Flynn đang bị Quốc hội và FBI điều tra gắt gao do những vi phạm và liên hệ mờ ám với chính phủ Putin và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ông Flynn, nhiều nhân vật cốt lõi của ủy ban tranh cử của ông Trump cũng đang bị điều tra.

Hiện, ông đang giữ thêm thành tích chậm lụt trong vụ lấp đầy hàng trăm vị trí cấp cao của chính quyền vẫn còn đang bị bỏ trống, từ các đại sứ cho đến các thứ trưởng cấp bộ. Báo chí đưa tin rằng trong số 553 quyết định bổ nhiệm cần được Thượng viện thông qua, Tòa Bạch Ốc cho tới nay mới đề cử được 24 người, với 22 người đã được phê chuẩn. Kết quả là guồng máy nội các của ông Trump không chạy trơn tru như ông tuyên bố, nhất là trước những mâu thuẫn trầm trọng nội bộ đã được rò rỉ ra ngoài dư luận.

9. Ông Trump là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không công khai giấy tờ khai thuế, mà người ta nghi ngờ có chứa nhiều điều khuất tất ông không muốn ai biết như làm ăn buôn bán với ai, tại quốc gia nào, có tặng từ thiện và giàu có như ông đã từng tuyên bố hay không. Qua một số thông tin chính xác mà truyền thông Mỹ đã có được, thì những khoản cắt thuế do ông Trump đề nghị sẽ rất có lợi cho thương vụ của gia đình ông, đặc biệt khoản Altermative Minimum Tax dành cho người giàu và khoản thuế đánh trên gia tài mà con cái ông sẽ được thừa hưởng. Thuế cắt cũng dành phần lớn cho những thành phần giàu có như ông, trong khi người nghèo được hưởng rất ít mà lại bị cắt đi những khoản trợ giúp khác của chính quyền.

10. Điều “nổi bật” nhất của ông Trump là ông và hàng ngũ tranh cử bị nghi ngờ là đã cấu kết với Nga để thao túng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, nhằm đưa tới chiến thắng cho ông. Hiện đang có ít nhất 3 cuộc điều tra được mở ra bởi lưỡng viện Quốc Hội và cơ quan FBI. Từ những sai phạm và bất xứng này, ông Trump đã bị hằng triệu người dân Hoa Kỳ và cả thế giới biểu tình chống đối ngay sau khi đắc cử ngày 8/11/2016, ngay sau ngày nhậm chức 20/1/2017, ngay ngày đánh dấu 100 ngày tại nhiệm 29/4/2017 và ngày lễ Lao Động 1/5/2017.

Chưa bao giờ một vị tổng thống Hoa Kỳ lại bị chỉ trích nhiều như vậy trong vòng 100 ngày đầu, bị người dân phản đối mãnh liệt trên đường phố và tại các townhalls gặp gỡ các đại diện Quốc Hội, trên báo chí và mạng lưới, bị lôi ra làm trò cười trên các chương trình hài hước, bị dư luận cho rằng sẽ bị truất phế, và bị điều tra về tội cấu kết với ngoại bang để thao túng kết quả bầu cử ...Và chưa bao giờ một tổng thống mới nhậm chức 100 ngày lại than thở là công việc không ngờ khó quá, bày tỏ tiếc nuối cuộc sống cũ, trốn chạy thực tế khó khăn của việc làm tổng thống bằng cách tổ chức những cuộc tụ tập ủng hộ viên như thời tranh cử để được nghe những lời tôn sùng vang dậy.

Và ngày 1 tháng 5, 2017, ông Trump đã làm một việc chưa từng có: trương quảng cáo tranh cử tổng thống 2020!

Hình như với Tổng thống Donald Trump, chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả thế chiến thứ 3 và chiến tranh nguyên tử!

May 1, 2017
vietbao.com

Post Reply