Ngàn Năm Bia Miệng

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ngàn Năm Bia Miệng

Post by phu_de »

Ngàn Năm Bia Miệng

Trong một góc của một quán Café cóc trên con đường nào đó của Sài gòn những năm sau 1975 …

[left]http://take2tango.com/Data/Image/news/0 ... Monkey.gif[/left]Hai người đàn ông trạc khoảng 40, tóc hớt ngắn, tuy màu da đen mốc nhưng trông vẫn sáng hơn nhiều so với màu của đôi môi dầy có lẽ do hút thuốc lào quá lâu năm, đang ngồi bên hai tách café đã cạn, có vẻ như đương chờ đợi ai đó. Cả hai mặc áo “sơ mi” trắng rộng thùng thình, nhàu nát bỏ trong cái quần cũng rộng thùng thình nhưng ngắn ngủn màu xanh “olive,” chân mang dép râu, bụng lép kẹp được giữ chặt bởi dây thắt lưng to bản màu nâu đất do Trung Quốc sản xuất. Tuy ngồi trên hai chiếc ghế rất thấp gần sát mặt đất, nhưng có lẽ do thói quen, cả hai đều để một chân dưới đất và chống bàn chân còn lại lên một chiếc ghế khác, và cả hai cùng đang “phe phẩy” hai cái nón cối vì tiết trời đang nóng …

- “Gớm, không nhẽ ta lại mang cái ghế nệm trong cái nhà ‘cao tầng’ ấy ra đây nhể, đồng chí Cán nhể …” Người đàn ông có cặp mắt ốc nhồi lên tiếng.

- “Ừ! Anh Bắc nhể, ngồi hai chân lên ghế ‘thư giãn’ hơn nhiều. Sao trong này chúng dốt thế! Ghế bé thế này làm sao mà ‘tiện nghi’ cơ chứ!”

Người đàn ông tên Cán - gương mặt của hắn có xương hàm bạnh ra quá khổ, khiến bao nhiêu phần xương trên mặt nổi lên thật cao, đẩy cặp mắt lùi thật sâu vào trong, trông y như chỉ toàn là xương với xương trên mặt - vừa dùng tay gãi sồn sột vào mu bàn chân – cái chân còn xậm màu hơn cả màu môi của hắn - để trên ghế vừa trả lời; Khiến bàn chân đó nổi ửng lên những sọc trắng chen lẫn đỏ, và đất cát từ bàn chân dính đầy vào các ngón tay ông ta; Khiến đôi bàn tay trông bẩn thêm tí nữa. Rồi đôi tay ấy bắt đầu di chuyển đến những phần khác của thân thể để làm phận sự của nó …

- “Gớm! Đồng chí khiến tôi ngứa lây đây này!”

Người đàn ông tên Bắc vừa nói vừa lấy tay sờ soạng khắp người - cứ như là từ “đỉnh cao … chí rận” đến những ngón chân vượt Trường Sơn của hai cái hình hài đen đủi, mốc meo ấy, chỗ nào cũng muốn được gãi hết. Thế là …. “Sột … Soạt … Sột … Soạt …” Cảnh tượng y như là trong sở thú vậy. Cùng với hai khuôn mặt cứ đờ ra vì “đã ngứa,” đất cát, bụi bặm phần thì di chuyển từ nơi này đến chỗ khác trên người của hai người đàn ông, phần thì được “giải phóng” khỏi hai cái hình hài đã lâu không tắm bằng xà bông đó, nên vui mừng tung bay trong nắng.

--- yên lặng ---

- “Này, nói đến cái nhà ‘cao tầng’ ấy là tôi lại ghét bọn Ngụy thêm nữa nhá!” Người đàn ông tên Bắc gầm gừ “Chúng bỏ đi rồi vẩn gài lại ‘cơ quan’ làm hại cán bộ, đúng là quân xỏ lá ba que nhá! Đồng chí có nhớ cái bồn nhỏ đề nước ở tầng ba không. Tiên sư chúng!!! hôm qua thằng Ngô nhặt đâu được con cá bằng bàn tay về, tôi thả vào đó nuôi chờ hôm nào mua được rượu ngoại về đánh chén, thế mà tôi vừa bấm vào cái nút nhỏ phía trên thế là … Xoààà … một tiếng, nước cứ cuốn phăng đi mất con cá. Gớm! Con cá trông đến là ngon. Mẹ bố chúng!”

- “Hà hà hà !” Người đàn ông tên Cán cười ra vẻ thông cảm “Đã bảo từ hôm trước mà đồng chí không nhớ … Hà hà hà … Không có ‘cơ quan’ gì đâu! Đó là cái bồn rửa mặt hay rửa rau. Cứ mỗi lần dùng xong thì ta lại bấm cái nút ấy để bỏ nước dơ đi và có nước mới mà dùng … hà hà … ‘Tiện ích’ thế thì thôi nhá.”

- “Ứứứ … ừừừ ... Bồn rửa mặt quái gì mà thấp thế? Mà phải ghi rõ là bồn rửa mặt chứ lại ... ứ …ừ !!!” Người đàn ông tên Bắc làu bàu.

- “Thế mỗi lần rửa mặt ở ao hay suối dọc đường, đồng chí đứng hay ngồi mà bảo là thấp với cao??? Mà có bao giờ có thấy ghi là chỗ rửa mặt đâu ???” Người đàn ông tên Cán vừa giải thích vừa vặn hỏi.

- “Mà quái nhỉ, không biết thằng Ngô đi đâu mà lâu thế?” Người đàn ông tên Bắc chép miệng, nhăn nhó.

- “Mà này, hỏi thật nhá. Đồng chí có nhờ nó tìm một chiếc cho cái Thắm con má Sáu ở Củ chi không thế. Đến như thế rồi còn gì!” Ông Cán hạ giọng, cười ruồi.

- “Ứứứ … ừừừ … Nói khẽ chứ nào Bố ạ! Con đĩ già ở Hà Nội còn không có ‘tiêu chuẩn’ đó nữa nhá. Thắm với thiếc! Quên mẹ nó đi! Giờ mà có tiền là ông ‘đầu tư’ vào con bé bán thuốc đầu đường con thằng sĩ quan Ngụy đi học tập. Con bé xinh đáo để!”

Hình như để tăng cảm giác, ông Bắc kê sát hai chiếc ghế nhỏ lại, ngồi bằng hai bàn chân trên đấy, cùng theo lời nói cặp mắt ốc nhồi của ông sáng hẳn lên,trong khi mồm thì cứ nuốt nước miếng liên tục; Và ở phía đối diện, ông Cán cũng xếp hai cái ghế nhỏ sát lại nhau, y như ông Bắc, có lẽ theo thói quen để tìm “thư giãn,” ông ta để hai bàn chân lên và cả hai cùng ngồi theo kiểu “nước lụt.”

---- yên lặng ----

- “Cái thằng Ngô trông dốt lạ mà sao đồng chí lại chọn nó vào ‘cơ quan’ nhể ??? Cứ như là thằng ngốc ấy, lại còn nói ngọng nghịu nữa, chả ra làm sao cả!” Người đàn ông tên Cán trề đôi môi xậm màu ra, tỏ ý chê bai.

- “Thì đấy giời ạ! Tên chính nó là Ngốc đấy, cơ khổ!” Người đàn ông tên Bắc phân trần “Bố mẹ nó ở vùng ‘neo đơn’ lại thuộc diện ‘bổ túc văn hóa,’ đẻ ra bốn thằng con trai đặt tên là Năng, Nổ, Ngốc và Nghếch. Nó là thằng thứ ba tên là Ngốc đấy! Thấy thương quá mà cả đội phải năn nỉ, ‘động viên tư tưởng’ mãi nó mới chịu nghe lời đổi tên ra là Ngô đấy!!!”

- “Đã biết thế lại còn chọn nó đi theo. Rõ là ‘sự cố’ do ta ‘tự gây’ ra nhá! Ngô với chả Ngố!” Người đàn ông tên Cán chế nhạo.

- “Ứứứ … ừừừ … Không chọn nó thì làm sao mà trên đường thỉnh thoảng có tí tình cảm với cánh con Mận, con Nếp hở. Đồng chí có ‘tí tí’ mỗi đêm cũng là nhờ nó đấy! Giỏi chửa?” Ông Bắc cãi lại.

- “Sao thế? Tôi chưa hiểu!!! Ààà … Nhớ rồi. Thằng Ngô chính là anh họ hàng với cái Mận của anh, ra thế … hà hà … Nhớ rồi, nhớ rồi!” Ông Cán cười nhăn nhở “… Thôi, được rồi, ‘liên hoan’ đi.”

Và quay về phía một ông già khoảng ngoài 60 đang ngồi cạnh tủ thuốc lá, ông Cán gọi giật giọng:

- “Thuốc đi. ‘Kờ Hai O Lờ’ nhá?” Ông Cán quay sang ông Bắc hỏi nhỏ.

Ông già dạ một tiếng thật lớn, lúp xúp cầm bao thuốc chạy lại bàn hai người đàn ông ngồi.

- “Ứứứ … ừừừ … Lại cái ‘Hai O Một Lờ’ ấy. Chán bỏ mẹ! Hút mãi, nhàm lắm rồi.”

- “Dà, dà … Mấy cậu ‘hổng’ muốn ‘húc’ ‘một Lờ’ nữa thì ‘húc’ ‘hai Lờ’ nhe? Ngon lắm mờ … Nhe hai cậu?”

- “Hai Lờ nào thế ?? À … à … ‘Dzun Hi Hai Lờ’ … đấy à … Được đấy! Mang lại đây.” Ông Bắc trả lời.

Ông già bỏ gói thuốc “Kool” vào túi và chạy ngược lại tủ thuốc lấy bao “DunHill” cho hai người đàn ông.

- “Hai cậu uống thử ‘CoCa Cola’ nhe? Tui mời. Khỏi trả tiền. Nước này ngon lắm, nhe 2 cậu? … Nam ơi, mang lon ‘Coca’ ướp lạnh ra mời hai cậu Cán đi con … Chờ ‘chúc’ thằng ‘úc’ tui mang ra liền nhe hai cậu!” Ông già xởi lởi nói.

- “ ‘CoCa’ là cái quái gì thế nhỉ???” Ông Bắc thì thầm.

- “Đếch biết! Cứ thử xem sao. Nói nhỏ thôi, kẻo chúng lại ‘đánh giá thấp’ cán bộ đấy!” Ông Cán trả lời “Từ nãy đến giờ không hiểu lão già kia ho hay cười mà tôi nghe lão cứ khục khặc mãi đấy!!!”

--- yên lặng ---

Nam, con trai út của ông già chủ quán, trạc khoảng 15, 16 tuổi mang lon “Coca” ướp lạnh và hai cái ly không ra cho hai người đàn ông rồi quay vào.

- “Cái gì lạ thế này!!!” Hai người đàn ông lẩm bẩm.

Ông Bắc đưa tay cầm thử lon “Coca” nhưng vì quá lạnh, nên rút tay lại:

- “Úi chào!”

Ông Cán la lên trong khi cái lon rớt xuống lăn ra phiá cái tủ thuốc.

- “Dà, dà … Chắc tại nó lạnh ‘góa!’ Xin lỗi 2 cậu ’nheng’! ”

Ông già lượm lon “Coca” lên đưa lại cho hai người đàn ông, miệng cười giả lả (tay lắc cái lon nhè nhẹ) … he he … “Chừng nào hai cậu muốn uống, hai cậu ‘dzực’ mạnh cái móc này ra là uống đưọc ‘liềng’ … he he …”

Ông Cán cầm cái lon lên, ngắm nghía, rồi theo lời ông già dặn, nắm cái móc nhỏ trên nắp lon và giật thật mạnh.

“Pop”… “Psssss” … Cái lon, do bị rớt xuống, và bị giật quá mạnh nên phát ra một tiếng nổ thật dòn, nước trong lon phun ra thành vòi.

- “Ối giời! Ối giời!” Cả hai người đàn ông vừa bò ra mặt đất, vừa hét toáng lên … “Chúng nó muốn ám sát cán bộ!!! Chúng nó muốn ám sát cán bộ!!!”

- “Dà , dà … dà … ‘hổng’ sao đâu, ‘hổng’ sao đâu. Nó xì ga thôi mờ. Xin lỗi hai cậu nhe! “ Ông già hớt hải chạy tới.

- “Ứứứ … ừừừ … Nước với chả nôi. Ứứứ … ừừừ ... Không thèm uống!” Ông Bắc gầm gừ; Và cả hai cùng lồm cồm ngồi dậy.

- “Dà, dà … Xin lỗi hai cậu. Phải chi nhà tui còn ‘crème vanille’ thì tui mời hai cậu dùng thử. Ngon lắm à ‘nheng!’ ”

- “Thôi không cần nữa.” Ông Cán lên tiếng “Gì chứ? Rem thì chúng tôi được phát hằng ngày ngoài Bắc ăn không hết; đem phơi khô đấy! Báu gì thứ ấy!”

- “Cái gì ??? Crrr mà mà …” Ông già giật mình; nhưng như chợt nghĩ ra điều gì nên lại giả lả “Dà, dà … Tưởng mấy cậu chưa dùng qua nên mời thôi … dà, dà … ‘Dzậy’ để hôm nào có gì lạ cho tui mời hai cậu ‘nheng’ … he he. Nói ‘dzậy’ chắc ‘Frigidaire’ ngoài Bắc công suất mạnh lắm. Chắc có thể …”

- “Chứ gì nữa!!!” Ông Bắc ngắt lời ông già chủ quán “ ‘Zi Đe’ ngoài ấy ààà!!! thiếu khối gìììì !!! còn nhiều sức ngựa hơn trong này đấy!!! khắp phố nào cũng có. Rõ là chưa biết thế nào là tính ‘ưu việt, hiện đại’ của Xã Hội Chủ Nghĩa … hmmm!”

- “Dà … dà … dà … he he … Bây giờ tui mới biết dà … dà …” Ông già cười thật tươi rồi quay về tủ thuốc.

--- yên lặng ---

Một lúc sau, một người đàn ông trẻ, trạc ngoài 30, ốm o, thấp bé như một đứa trẻ trong miền Nam, đen đủi, mặc nguyên bộ quần áo màu xanh “olive” nhàu nát, rộng thùng thình, trông y như quần áo của người khác cho mượn bước vào.

- “Báo cáo hai đồng chí thủ trưởng, em đã về đến ạạạạ.” Ngô lên tiếng.

- “Sao? Thế nào? Công tác hoàn thành tốt chứ???” Cả hai người đàn ông cùng lên tiếng một lượt.

- “Vâng, hoàn thành ‘vượt chỉ tiêu’ ạ.” Ngô cười nhăn nhở “Sắm cho hai thủ trưởng hai chiếc, em cũng ‘thu gom’ được một chiếc ạ! Nhờ ơn Bác và Đảng ... hà hà hà …”

- “Đưa đây xem nào!” Cả hai người đàn ông tranh nhau nói “Có đúng ‘tiêu chuẩn’ không đấy?”

- “Thì đấy ... ” Ngô tằng hắng rồi ra vẻ trịnh trọng nói “Hai cửa sổ nhá, một ‘nịch lày,’ ‘nại’ không người ‘nái’ cơ đấy. Gọi ‘nà’ gì nhể ??? ‘Xi ti zen’ gì gì đấy , còn muốn gì cơ chứ ứ ứ ứ, còn em thì nhờ ơn bác và đảng em gom được một chiếc ‘Xây Kô lữ’ trông hay lắm cơ ạ!”

- “Xem nào! Mẹ bố thằng này ‘gác’ chúng ông à??? Sao cái đồng hồ nữ của mày có ‘giấy bảo hiểm (1)’ mà của chúng ông lại không?” Ông Cán gầm lên.

- “Không đâu, không đâu, … tự ‘ló’ thế mà nị. Em chả biết gì cả! Con mụ ấy bán cho em như thế đấy. Em không dám ‘gác’ thủ trưởng đâu ạ!” Ngô lắp bắp nói.

- “Thế … thế … Bao nhiêu?” Ông Bắc xuống giọng hỏi.

- “Hà hà … Mới đổi tiền xong, bọn chúng cần tiền bán chỉ có 10 đồng một chiếc thôi ạ, còn con mụ có thằng chồng đi cải tạo cần tiền quá, mụ bán em chỉ có 5 đồng thôi. Tiền thì em biết hôm nọ hai đồng chí ‘nấy’ trong mấy cái tủ ở cái nhà ‘cao tầng’ ấy đem đổi đấy. Tiền ta ‘nấy’ của Ngụy, rồi dùng tiền đó mà thu gom hàng hóa của chúng, ta chả tốn đồng nào cả … hà hà … Bọn thằng Tham cùng ‘nàng’ với em ở mấy cái ‘cao tầng’ khác cũng thế, chả có đứa nào tốn xu nào cả … nhờ ơn bác và đảng … hà hà …”

- “Khẽ tí nào. Thế đi đường có chuyện gì mà mày đi lâu thế?” Ông Cán cũng xuống giọng.

- “Ồ … ồ !!! Báo cáo hai thủ trưởng, nhiều chuyện ‘nạ nắm’ … ‘Lày’ nhé, bọn miền ‘Lam’ chúng phóng xe máy khiếp nắm thủ trưởng ạ! Xe không ‘phanh’ nhá! Thế mà bọn chúng cứ phóng tới!” Vừa nói Ngô vừa xoay người diễn tả “.. ‘Nạng’ qua ……(lại xoay người) … ‘Nạng nại’ (lại xoay người) … ‘Neo nên nề’… ‘Nật’ … ‘Nuuôôôônnn’ … hà hà hà!!!”

- “Hmmm … Cứ ‘nạng’ qua, ‘nạng nại,’ ‘neo nên nề,’ ‘nật nuôn’ mãi … biết rồi. Tao cũng phóng được như thế mà.” Ông Cán nhăn mặt nói.

- “Cho tôi xin ... ứứứ … ừừừ … Chạy cái quái gì mà cứ gào rú, giật hơn ‘Tê năm mươi tư’ mà cứ phét là phóng với chả phiếc.” Ông Bắc đay nghiến.

- “Thì, thì … đồng chí cũng có hơn gì tôi, ứứứ … ừừừ, Còn té rách cả cái ‘quần bò (3)’ ‘tiếp thu’ được trong căn ‘cao tầng’ mà còn nói. Lẽ ra cái quần bò ấy là của tôi đáy nhá !!! Ai chạy xe máy lần đầu mà không thế.” Ông Cán cay cú nói “Mà thôi nói tiếp đi nào Ngô. Mày còn học được gì nữa không???”

- “Hà … hà ... hà … Chuyện ‘lày’ mới ‘nà nạ’ … hai thủ trưởng ạ! ‘Lếu’ mà em ‘nàm’ ở Hà ‘lội’ thì cứ gọi ‘nà’ chúng gọi cả giòng họ ra mà chửi nhá … hà hà. Trong ‘lày nại’ được khen cơ chứ ... hà hà … thích thật …”

- “Thế! Nhưng mà chuyện gì cơ chứ ???” Hai ông thủ trưởng cùng hỏi.

- “Thế lày nhé! ‘Núc’ em đứng chờ xe… à … xe gì nhỉ, à … à … xe ‘Nam (2)’ đấy, thì có con bé xinh xắn ‘nắm’ ở đấy, ‘ló’ cũng chờ ‘tranh thủ’ ‘núc nên’ xe đông người em hích vào … vào … vào … người con bé một cái, thế ‘nà ló’ đỏ tía tai mặt mũi nhé. Rồi ‘ló nàu’ bàu “Cà Chớn” và xuống xe bỏ đi một mạch. Em quay sang hỏi con già bên cạnh thì được biết ‘nà’ con bé ấy ‘ló’ khen em ‘nà’ ‘dzũng cảm,’ không chết ‘dzát’ như bọn con trai miền ‘Lam’ đấy! ‘Nạ thật !!!”

-- “Ứứứ … ừừừ ” Ông Bắc rít lên “Dốt ơi là dzôôốtttt !!! Con già í nó xỏ máy đấy! Nó nói mày ‘Mất dậy’ đấy! Ngô ơi là … ngôôốốố …”

- “Thế àààà !!!” Ngô trợn to hai mắt, lắp bắp “Thế thì bỏ mẹ rồi! … ‘Mất quan điểm quần chúng’ thật rồi! Tiên sư con già! Ông mà mà …”

- “Lại còn gì nữa !!!” Ông Cán chán nản liếc nhìn Ngô.

- “Em ‘nỡ’ giả ‘nời’ với con già ấy ‘nà … nà’ …” Ngô ấp úng.

- “Là cái quái gì, nói cho xong mau đi.” Ông Cán trừng mắt nhìn Ngô.

- “ Nà … nà … Tưởng gì chứ cà chớn thì ngoài Bắc khối người cà chớn hơn tôi nhiều. Bác Hồ ‘nà … nà’ Cà chớn … nhất ‘lước’ đấy !!!”

- “Ứứứ … ừừừ!!!” Ông Bắc lại rít lên; nhưng cố nói thật nhỏ “Thôôôiiii !!! không nói nữa. Về cơ quan mau.” Nói xong ông Bắc quay lại nhìn ông già chủ quán đang lúi húi xếp lại mấy bao thuốc trong tủ và lớn tiếng:

- “Tiền cà phê hôm khác tính nhé!!!”

- “Dà, dà, dà … ‘Hổng’ sao … Hôm nào cũng được mà mấy cậu.” Ông già chạy tới dẹp chiếc bàn của ba người khách.

Cả ba đứng lên vừa nghênh ngang bước ra khỏi quán vừa ngắm ba cái đồng hồ thật tự nhiên như … (ruồi) người Hà Nội.

--- yên lặng ---

Sắp tới giờ cơm trưa, trong quán không còn một ai ….

- “Hôm trước mấy ổng cũng quên tính tiền sao ba hổng nhắc??” Nam làu bàu hỏi người cha già của nó.

- “Quên ông nội tụi nó chứ quên!!! Thằng Nghĩa anh hai của bay còn đi học tập, mấy con chị bay thì theo chồng ra nước ngoài. Lộn xộn là đi “kinh tế mới” sao bay??? Mình phải ráng ở đây mần ăn để mà nuôi thằng Nghĩa, cháu bay còn ẳm ngửa ‘hổng’ thấy sao mà đòi tiền tụi nó??? Mà con đi ngoài đường mà có thấy xe bích bùng chạy ngang nhớ coi chừng có ai liệng giấy tờ gì ra nhớ ‘lụm dìa nheng’ !!! Nhiều khi mấy ông sĩ quan đi học tập muốn ‘nhắng tinh’ hổng chừng … hôm trước tao lụm được bao thuốc lá có ghi địa chỉ, ‘nhắng tinh’ phải chuyển trại ra Hoàng Liên Sơn gì tuốt miệt ngoài Bắc đó! Tội nghiệp chị ‘dzợ’ còn trẻ như chị hai bay ‘dzậy.’ Khóc ‘góa’ xá. Mấy thằng giải phóng nói xạo không hà! 12 ngày rồi hổng thấy ai ‘dìa hết ráo …’ Sao mà khổ ‘góa dzậy’ trời !!!”

- “Dạ tại nhà mình cũng bán gần hết đồ rồi nên con tức! Tối nào con cũng cũng phải đi họp nghe chửi lính Ngụy hay là học hát mấy bài ‘uýnh’ Ngụy ‘goài’ à!” Thằng Nam phân trần.

- “Mà bay nhớ đừng có chơi với đám con tụi cán … cuốc nheng! Nghe nói ngoài Bắc, ngay ba má ruột của tụi nó mà lộn xộn là tụi nó báo công an liền đó. Đừng nói tới con Ngụy như bay.” Ông già nhắn nhủ.

- “Đời nào tụi con chơi ‘dí’ đám đó ba. Tụi nó đã nổ mà còn láu cá y hệt ba má tụi nó đó ba. Nghe là thấy ghét liền.” Nam trấn an.

- “Kỳ ‘thiệc,’ hồi nãy tao lắc cái lon nhẹ lắm mà sao nó ‘xịch’ ra ‘góa’ trời vậy cà???” Ông già lẩm bẩm.

- “Hì hì … Ở ‘trỏng’ con lắc ‘góa’ xá chời rồi mới đem ra, hổng dè ba ‘lợi’ lắc thêm nữa.” Nam cười xởi lởi.

- “He he … ‘Dzậy’ hả … he he … ‘Hèng’ chi !!! Cha con mình hợp ý nhau ‘góa xá héng’ …” Ông già vừa cười vừa nói với con ông, như chợt nhớ ra điều gì ông bỗng nắm lấy tay thằng Nam lớn tiếng hỏi:

- “Ừa ừa … Mày hát ‘lợi’ cái bài gì mà hồi ‘hổm’ mày ‘dzới’ thằng Phương tập để lên phường hát coi Nam?” Ông già lắc tay thằng Nam giục nó hát.

- “Cái bài nghe thấy ghê mà hát chi ba!” Nam nói.

- “Thì mày cứ hát đi, tao nghe có người hát ngộ lắm! Hát đi con.” Ông già sáng mắt lên nhìn đứa con hát chỗ điệp khúc “Thôi đủ rồi …”

- “Tại ba muốn đó nghe!!!” Thằng Nam cất cái giọng sắp bể tiếng của nó lên:

***** Tiến về Sài gòn, ta quét sạch giặc thùùùùùùù ….
***** Tiến về Sài gòn, giải phóng thành Đôôôôôô ố ố ố ….

- “Há há há … Tao nghe khác há há há …” Ông già cười khục khặc khoái trá, chắp tay sau lưng đi qua đi lại.

- “Ba nghe làm sao ‘dzậy’ ba? Nói con nghe ‘dí.’ “ Nam nằn nỉ.

- “Nè, nè … ráng nghe kỹ nhe! Nghe cho biết đừng nhiều ‘chiệng’ ngoài đường nhe ‘hông!’ Tao hát nhỏ thôi, hát lớn đi theo anh hai bay cả đám à!” Ông già gập người xuống, kê miệng sát bên vành tai của con trai ông cất cái giọng ồ ề của ông lên và hát thật nhỏ, thật nhỏ:

***** Tiến về Sài gòn, ta vét sạch Đồng Hồồồồồ ồ…
***** Tiến về Sài gòn, ta vét hết Ra .. Đi …Ôôôôốốố ố ố ….

- “Há há há …” Thằng Nam bò lăn ra cười “Mắc cười ‘góa’ … há há há há …” Nó la lên lẫn trong tiếng cười khoái trá.

- “Shhhhhh!!! Mày muốn cả nhà đi theo thằng Nghĩa sao Nam???” Ông già rên rỉ nhưng trên bộ mặt nhăn nheo, lo buồn hằng ngày, hôm nay bỗng thấp thoáng niềm hạnh phúc, sung sướng của ngày xa xưa!

- “Ba biết cái này ‘hôn? … há há …” Thằng Nam cố nín cười để hỏi cha già của nó “Tụi thằng Phương đọc cho con nghe nè. Hổng biết ai làm nữa???”

- “Biết cái gì??? Thằng ôn dịch.” Ông già mỉm cười nhìn con trai út của ông:

- “Thì ba năn nỉ đi !!! Con nói ba nghe liền.” Thằng Nam ranh mảnh nhìn ba nó “Cái này hay lắm ! Sức mấy mà ba biết! ‘Thiệc’ đó!!!”

- “Ừa tao năn nỉ mày đó. Nghe mà ‘hổng’ hay tao ‘giọng’ đầu mày ‘dzô’ tường ‘nhen coon’ …” Ông già mỉm cười, âu yếm nhìn con út của ông.

- “À hén … À hén …” Thằng Nam tằng hắng rồi lấy giọng, sửa lại điệu bộ cho ra vẻ quan trọng rồi ngâm:

***** Gái Sàigòn như cành liễu rũ, Gái Hà Nội như ứ ừ …. Củ khoai môn…

***** Trai Sàigòn như chim Anh Vũ, trai Hà nội như ứ ư ừ …. Khỉ dã nhơn …

***** Chim Anh Vũ đậu cành liễu rũ …. ứ ứ ư ừ ừ …

***** Khỉ Dã Nhơn ôm ứ ư ừ ừ ừ…..Củ khoai môn ….

- “Há há há …” Tới lượt ông già bò lăn ra cười “mắc cười ‘góa’ “ Ông già cũng la lớn y như con của ông trong lúc cười sặc sụa “Dã nhơn … ốm đói … há há há … mày phải hát là … dã nhơn ốm đói … há há há … mới đúng chớ … há há há há …”

- “Shhhhhhhhh ... ‘Chời’ đất ơi !!!” Thằng Nam rên rỉ “Ba la con mà sao ba cười còn lớn hơn con nữa ‘dzậy !’…”

- “Để tối má bay ‘dìa,’ tao kể cho bả nghe … Há há há .” Ông già ráng nín cười “Tội nghiệp lâu ‘góa’ bả ‘hổng’ cười … Há há há há … Bả mà nghe tao kể chuyện mấy con dã nhơn … ốm đói nổ hơn đại bác … Há há … Nghe tụi nổ rửa mặt, nuôi cá trong bồn cầu thì … há há há …”

Tối hôm đó, có một gia đình như bao gia đình khác, tạm bỏ qua những lo âu, nhọc nhằn phi lý, những tủi nhục không đáng có. Cùng nhau cười. Cùng nhau hạnh phúc; dù thật ngắn ngủi …..

Chú Thích:
(1) Xe Nam = Xe Lam (Ngô nói ngọng), 1 loại xe chuyên chở công cộng.
(2) Giấy bảo hiểm = chỉ là 1 miếng “sticker” bằng nhựa che lên mặt kiếng đồng hồ để chống trầy … Việt cộng dùng chữ đao to búa lớn, giống như nón an toàn (“helmet”) thì được gọi là “Mũ Bảo hiểm” !!!!
(3) Quần bò : quần “Jean,” Việt cộng dùng chữ xách mé, hạ cấp để hạ thấp những gì thuộc về Mỹ Ngụy, tuy nhiên thực tế (không cần dẫn chứng) cho thấy chúng … thèm đồ Mỹ Ngụy vô cùn.g

Khuyết Danh
(TVG Sưu Tầm)
lượm từ take2tango

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Bao giờ mới thành... đàn ông? Lên năm tuổi, anh bảo tôi: Mày đếch phải con trai vì hay khóc nhè. Tất nhiên là tôi không đồng ý. Từ đó tôi không khóc nữa, cho dù có ngã xầy da, xước đầu gối thì tôi nhất quyết không khóc.

Cũng có lần đi nhổ răng bị tiêm vào lợi đau quá, nhưng tôi chỉ chảy nước mắt thôi chứ không kêu rầm trời như mấy đứa con gái vào trước.

Đàn ông con trai mà! Thế rồi tức tốc chạy đi tìm khoe với anh bạn rằng mình đã thành đàn ông như thế nào. Anh cười khẩy, bảo tôi vẫn chưa phải là đàn ông. Phải học toán giỏi hơn bọn con gái thì mới là đàn ông.

Từ năm lớp 1, tôi đã lao vào học toán như điên. Đến năm lớp 4, tôi giải được những bài toán cải cách mà mấy cậu bạn tôi cũng phải bó tay. Ấy mà cái môi anh vẫn cứ trề ra mới lạ chứ. Anh bảo: Nếu không biết chơi những trò của con trai thì làm sao gọi là con trai được. Vậy là chương trình phấn đấu để trở thành một thằng con trai thật sự của tôi lại bị thay đổi chút ít.

Đến năm học cuối cấp hai, tôi đã có thể song phi cao tới bàn cao quá đầu bọn con trai cùng lớp. Chơi ném loong thì hất tung cái ống bơ sữa bò lên tận đầu phố. Bổ vỡ đôi hơn chục con quay của bọn bạn. Mặt anh vẫn lạnh lùng. Đàn ông thì phải gánh nước thay bố mẹ chứ. Ai đời nhà có con trai mà cứ để bố mẹ đêm nào cũng thức đến ba, bốn giờ sáng để kẽo kẹt gánh nước thế bao giờ?

Đến khi học cấp III, tôi khoe nhà mình đã lắp đường ống nước Hà Lan, không còn phải gánh nước nữa. Nhưng, anh bảo tôi vẫn đếch phải là đàn ông. Làm đàn ông thế nào khi mà chưa có bạn gái? Ôi cái sự dễ hiểu thế mà sao tôi có thể quên cơ chứ?

Nhưng khốn nỗi, muốn cưa cẩm con nhà người ta thì phải có xe cộ, tiền tiêu đàng hoàng. Chương trình của tôi được hoạch định gói gọn trong năm năm. Bỏ học đại học, học tiếng Anh cấp tốc để xin việc. Lao vào làm ngày làm đêm, đặng đổi được chiếc xe cuốc cọc cạch thành cái xe máy. Đích đến của tôi đang ngày càng rõ nét...

Đưa thiếp cưới đến nhà ai thì ngại chứ đưa đến nhà anh, thậm chí tôi còn thấy vui là đằng khác. Anh không hề mất cảm giác: Đàn ông cái con khỉ! Đã có nhà riêng chưa đòi làm đàn ông?

Hơ... cái này thì tôi chưa hề nghĩ đến. Vốn đơn giản, tôi định rằng nếu nhà chật thì vợ chồng cứ thuê nhà mà ở chứ cần gì mua. Anh bảo, thế hai mươi năm nữa con cậu nó khoe với bạn nó là bố nó vẫn đi thuê nhà để ở, nhưng vẫn là người đàn ông chân chính à?

Ôi trời, sắp có sự vui mà đầu óc tôi vẫn cứ mụ mị cả đi. Trong đám cưới, tôi vẫn cười để chụp ảnh nhưng ai cũng tưởng chú rể nhớ người yêu cũ nên buồn quá, mặt rầu rầu như có đám.

Hai mươi năm lấy nhau là hơn bảy nghìn ngày vợ tôi phải đi ngủ trước để tôi hì hục đến sáng sớm mà làm việc - mọi người gọi là "cày" - để kiếm tiền. Trong nhà, chồng báo về thông tin nhà đất nhiều đến độ, cứ ba tháng một lần, vợ tôi lại gọi hàng đồng nát vào bán. Cũng đến một ngày, tôi mời anh chị đến mừng tân gia. Ngày mà tôi chắc mẩm anh phải công nhận với tôi rằng trở thành người đàn ông thực sự không phải là điều không tưởng đã đến..

Rượu đã ngà ngà, anh giơ cao chén, chúc tôi: Chúc cô chú mau dựng vợ gả chồng cho cháu. Một người đàn ông thực sự phải sớm lo chu toàn cho con mình chứ. Miếng thịt gà trong mồm tôi như nghẹn lại. Không hóc xương nhưng nước mắt giàn giụa đến nực cười.

Đến bây giờ tóc tôi đã muối tiêu, tóc anh đã phải đi nhuộm nhiều lần. Thỉnh thoảng anh vẫn đến thăm tôi làm vài ván cờ. Thỉnh thoảng anh lại hỏi tôi, thế đã nhắm được cái nhà nào cho thằng cả chưa? Thế đã xin được cho thằng cháu nội đi học mẫu giáo chưa? Thế hai vợ chồng đã định làm gì khi về hưu chưa?

Đàn ông, đàn ang thì phải lo lắng được cho con cháu chứ. Tôi thủng thẳng nói, làm đàn ông thế quái nào được hả anh? Lo thế thì lo cả đời. Anh lại cười đắc chí, thế nhé, thành đàn ông thế đếch nào được? Trong khi phụ nữ cứ đẻ con xong là thành đàn bà. Làm đàn ông thì còn lâu.

Đúng lúc ấy, thằng cháu nội nó mải chạy, vấp ngã lăn ra sân. Cả hai lão già ngoảnh đầu lạnh te: "Đàn ông con trai thì phải tự đứng dậy chứ nằm đấy mà khóc à?"

Source: DanTri

Post Reply