Long Tân & chiến binh Úc

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Long Tân & chiến binh Úc

Post by phu_de »

Long Tân & chiến binh Úc
Việt Luận


Đúng ngày hôm nay, thứ Sáu 18.8.2006, là ngày kỷ niệm 40 năm diễn ra một trận đánh khốc liệt nhưng vô cùng hào hùng tại chiến trường miền nam Việt Nam khi một đại đội quân lực hoàng gia Úc lọt ổ phục kích của một trung đoàn Việt cộng nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho quân cộng sản sau một ngày đêm chiến đấu.



[left]http://www.defence.gov.au/news/raafnews ... ook_th.jpg[/left]Vào lúc 3.15 giờ chiều ngày thứ Năm 18.8.1966, đại đội D thuộc tiểu đoàn 6 Bộ binh Hoàng gia Úc đã lọt ổ phục kích của hơn 2500 cán binh bộ đội cộng sản ở xã Long Tân thuộc tỉnh Phước Tuy. Nhưng nhờ sự yểm trợ tích cực của giàn pháo binh và cuộc tiếp tế đạn dược táo bạo của các trực thăng thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Úc châu trú đóng tại Núi Đất, đại đội này đã có thể chống đỡ được những làn sóng tấn công biển người và những trận mưa pháo của Việt cộng trong đêm.


Cuộc chiến kéo dài suốt đêm và bộ chỉ huy Úc đã điều động đại đội A vào tiếp cứu dưới sự yểm trợ của một số thiết vận xa. Cuộc chiến chấm dứt vào 7 giờ sáng ngày hôm sau với 245 xác Việt cộng bỏ lại trên chiến trường và 18 binh sĩ Úc thiệt mạng. Trong số binh sĩ Úc thiệt mạng có vị trung đội trưởng trẻ tuổi của trung đội 11, tức trung đội chạm địch đầu tiên của đại đội D.


Với những tin tình báo thu thập được sau đó, cộng với những lời khai của các tù binh, các giới chức có thể khẳng định rằng cộng quân đã chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc phục kích lực lượng Úc nhằm gây tiếng vang. Điều mà cộng quân Bắc Việt không thể ngờ được là sức chiến đấu dũng cảm và gan lì của các chiến binh Úc. Chính vì thế trận đánh Long Tân được xem là một trong những chiến tích oai hùng của quân lực Úc cho dù suốt mấy thập niên qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn liên tục phủ nhận là họ đã thất bại nặng nề trong âm mưu nhữ cho quân Úc lọt ổ phục kích.


Con số 245 xác cán binh mà quân Úc đếm được vào ngày hôm sau có lẽ là còn khá thấp vì những người lính Úc, có mặt trong trận chiến hôm đó và hiện còn sống, đã tận mắt nhìn thấy những cảnh cộng quân đi thu lượm thi hài đồng đội trong suốt đêm đó. Vì thế không cần phải đến ngày hôm nay, khi có một tay tướng lãnh CSVN thú nhận là quân Úc đã chiến thắng trong trận đó, người ta mới tin ở chiến tích lẫy lừng đó của quân Úc.


Lý do là không giống như bộ đội cộng sản Việt Nam (hay cũng như một số quân đội khác trên thế giới), quân lực Úc không có thói quen thổi phồng chiến thắng hay che giấu những thất trận của mình. Quân sử của nước Úc, một đất nước tuy non trẻ nhưng đã tham gia hầu như tất cả các cuộc chiến lớn nhỏ trên khắp thế giới hơn 100 năm qua, ghi nhận đầy đủ những thành công và thất bại của quân đội mình. Quân sử Úc ghi rõ những thiệt hại khốc liệt ở Gallipolli (đã khai sinh ra ngày quân lực ANZAC), những ngày sống chui rúc như chuột ở Tobruk trong vòng vây của quân Đức và thậm chí những đắng cay tủi nhục khi rút lui khỏi Miến Điện và bị bỏ rơi ở Singapore khiến hàng ngàn quân nhân Úc đã chết vì đói khát và lao động khổ sai trong các trại tù của Nhật ở rừng già Thái - Miến.


Một trong những lý do tại sao là vì người Úc hiểu rõ giá trị của những sự thật của lịch sử. Chiến thắng không đo đếm từ xác địch quân bị giết chết trên chiến trường mà phải đến từ những mục tiêu cao thượng hơn, chẳng hạn như giải phóng được một thành phố hay một dân tộc ra khỏi vòng cai trị của cường quyền và áp bức.


Phải công tâm nói rằng, quân đội Úc mặc dù với quân số ít ỏi nhưng đã chứng tỏ cho thế giới thấy được sự thiện chiến của họ qua những cuộc xung đột lớn nhỏ trên khắp thế giới suốt hơn một thế kỷ qua, từ 2 cuộc thế chiến cho đến các cuộc chiến du kích ở Mã Lai, Việt Nam và gần đây nhất là A Phú Hãn và Iraq. Họ có thể không đồng ý với lý do tham chiến của chính phủ mình nhưng họ vẫn làm tròn sứ mạng mà mình được giao phó. Điều đáng nói nhất là, dù chiến đấu giỏi nhưng binh sĩ Úc cũng rất ít bị các tai tiếng như thảm sát thường dân hay nhũng nhiễu dân chúng.


Nhưng mặc dù đã có những đồng đội nằm xuống trên mảnh đất Long Tân, suốt mấy năm qua các cựu chiến binh Úc đã không ngớt rủ nhau về thăm lại chiến trường xưa để giúp đỡ những người dân ở mảnh đất đó có được một đời sống tươm tất hơn. Họ đã góp tiền đào giếng, làm phòng vệ sinh, xây nhà máy lọc nước và thậm chí vào tháng qua còn xây cất hàng chục căn nhà cho những bộ đội CSVN về hưu, tức những người từng cầm súng bắn vào những đồng đội của họ trước đây!


Trong khi đó, những kẻ suốt bao năm qua ra rả chiến thắng vẫn chưa mang lại một đời sống khá hơn cho những vùng đất đã bảo bọc, che chở cho họ trong suốt cuộc chiến để bây giờ họ ngất ngưỡng ngự trị trong dinh thự sang trọng. Bằng chứng là những 'Củ Chi thành đồng' hay 'Bến Tre đồng khởi' sau hơn 30 năm hòa bình vẫn có những đoàn người xếp hàng để chờ các phái đoàn Úc - Mỹ về giúp 'mổ mắt cườm miễn phí' hay phát chẩn sau những thiên tai. Thậm chí những trẻ em bán báo hay bán vé số ở Đà Lạt nay cũng bị cấm hành nghề thì đủ thấy sự tàn bạo và ngu xuẩn của chế độ hiện hành đến mức độ nào.


Và cái xã Long Tân sát Sài Gòn, một vùng đất từng nuôi 2500 cán binh cộng sản, mà đời sống còn tàn tệ như thế thì các xã ở 'vùng sâu' hay 'vùng xa' còn tàn tệ đến mức nào?


Vì thế, chỉ cần nói về những trợ giúp cho Long Tân vừa qua, người dân Việt nên cảm ơn các cựu chiến binh Úc, những hiệp sĩ chân chính của thời đại, về tấm lòng cao thượng hiếm có của họ trước đây và bây giờ!

Post Reply