Văn Hóa Nhậu

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Văn Hóa Nhậu

Post by dacung »

Tản mạn về 'Văn hóa nhậu'

Tạ Phong Tần
Sở Thương mại & Du lịch Bạc Liêu

Image
Ở vùng thôn quê, nhiều người thích nhậu

Ông bà ta ngày xưa có câu: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Ngày xưa uống rượu là một phần nghi lễ trong đời sống văn hóa, xã giao của người Việt, người ta uống đúng nơi, đúng chổ, đúng lúc.
Cụ Nguyễn Khuyến viết: “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua”, tức cụ Nguyễn chỉ nhậu với “bạn hiền”, còn “bạn” dạng khác hay không phải “bạn” thì cụ thà nhịn chớ không nhậu chung.

Thời nay

Con cháu các cụ ngày nay thì lại khác. Đàn ông miền Tây Nam bộ vốn nổi tiếng thích nhậu, uống rượu đế như uống nước lã.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu; ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu; có chuyện vui: nhậu; gặp chuyện buồn: nhậu; hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu; ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa: nhậu; có khách đến nhà: nhậu.

Gặp người quen: nhậu, gặp người lạ mời: cứ nhậu trước rồi khắc quen sau. Nói chung là bất cứ việc gì cũng nhậu trước nói sau, “uống rồi nói mới tin”, ai không muốn nhậu thì bị coi là “chơi không vô”, “không cùng hội cùng thuyền”, thuộc loại “cần phải đề phòng”, v.v…

Tôi có thời gian công tác ở một đơn vị đặc thù mà ở đó tính trung bình cứ 1 nữ thì có đến…18 người đàn ông.

Nhiều lúc, tôi có cảm giác trong mắt các đồng nghiệp nam tôi không phải là phụ nữ mà là một “thằng” như họ, vì vậy, họ mặc sức “xả” ra trước mặt tôi những “câu chuyện đàn ông”, đưa vấn đề ra cùng thảo luận hết sức tự nhiên không chút ngượng ngùng, kể cả chuyện “nhậu rồi sanh tệ” cũng không tha.

Có người còn coi tôi như “quân sư quạt mo” để “vấn kế” chinh phục bạn gái, bị bạn gái “cài số de”, bị vợ chửi…cũng kiếm tôi để “nhỏ to tâm sự” cho bớt ấm ức. Nhờ vậy, tôi phát hiện ra một “chân lý” của các ông là: Đàn ông thích vợ, bạn gái của người khác nhậu với mình (vì có nhậu say thì mới dễ có cơ hội lợi dụng) nhưng kịch liệt phản đối vợ, bạn gái của mình nhậu với người khác (sợ bị “thằng khác” lợi dụng). Vì vậy mà tôi luôn luôn có tinh thần “đề cao cảnh giác” không để nhậu “quyến rũ”.

Nữ cũng nhậu

Cứ tưởng đàn ông mới đầu têu trong chuyện nhậu, ai ngờ, có lần tôi đi công tác chung với các đồng nghiệp nam xuống nông thôn thì có dịp “mục tận sở thị” phụ nữ gầy sòng nhậu.

Image
Phụ nữ cũng có thể gây sòng nhậu

Đang ngồi trong trụ sở UBND xã nhìn ra thấy có mấy chị trung niên đứng lấp ló ngoài cửa nhìn vào.

Tôi nói: “Có khách kiếm kìa”. Ông Xã trưởng nhìn ra rồi nói: “Khách khứa gì đâu, mấy bả kiếm người nhậu đó, tối ngày rủ tụi tui nhậu hoài riết rồi tụi tui cũng ngán muốn chết, hễ nhậu vô thì không làm việc được nên tụi tui từ chối. Mấy bả bèn nghĩ cách hễ thấy có khách thì tự động đem mồi nhậu đến, tiếng là mời khách nhưng cũng có dịp nhậu cho vui. Kinh phí hoạt động của tụi tui cũng hạn hẹp nên có mấy bả thì đỡ tốn nên tụi tui cũng làm thinh luôn”.

Tôi hỏi tiếp: “Sao mấy bả không nhậu với chồng hay mấy ông trong xóm mà ra đây?”. Ông Xã trưởng cười: “Mấy bà này đàn bà giá không hà, nhậu với tụi tui dầu sao cũng “an toàn” hơn nhậu với mấy thằng cha bợm nhậu trong xóm, nhậu xong hay quay ra quậy, đánh lộn”.

Đúng như lời ông Xã trưởng nói, không hiểu mấy bà chị này “canh me” như thế nào mà vừa làm việc xong đã thấy mâm bát bày ra đầy đủ rồi.


Thật tội cho các chị ở nông thôn, sinh hoạt văn hóa văn nghệ giải trí rất nghèo nàn, thiếu thốn, phải mượn tiệc nhậu để có đôi chút vui vẻ ngoài giờ lao động cực nhọc hay lúc nông nhàn.

Nhậu để thăng tiến?

Còn ở thành thị, điều đáng buồn là “biết nhậu” đang trở thành “lợi thế” cho những ai muốn thăng tiến trên con đường hoạn lộ, nhậu trở thành một biện pháp xã giao không thể thiếu.

Trong một bữa tiệc mà không uống với anh này một ly, anh kia một ít thì bị coi là người… khô khan tình cảm. Ngược lại, nếu bưng ly mời khắp lượt và “uống tất” với “anh em” thì được coi là “giỏi giao tiếp” (?!). Không hiếm trường hợp có người nhờ tửu lượng cao nên được sếp đưa ra để dành tiếp khách, có sếp thì có người đó, riết rồi trở thành “oai” không kém sếp.

Có lần, tôi được dịp dự đám táng chung với một phụ nữ thuộc hàng lãnh đạo cấp trung bình, được dư luận khen là “giỏi xã giao” nên tôi cũng để ý cử chỉ của “đàn chị” nhằm học hỏi.

Đám táng là dịp để bà con, thân nhân người đã khuất về làm nhiệm vụ “nghĩa tử là nghĩa tận” với người thân nên tập trung cả người chúng tôi quen lẫn những người lạ rất đông.

Thật bất ngờ, “đàn chị” của tôi nhanh nhảu bắt chuyện làm quen với những người đàn ông lạ trong đám táng, sau vài câu hỏi thăm như: quan hệ thế nào với người chết, hiện nay ở đâu, làm gì, bao nhiêu tuổi, thứ mấy, tên gì… thì “đàn chị” chủ động rót rượu đế ra ly mời “đối phương” cùng cụng ly uống làm quen, coi như “hôm nay là đánh dấu ngày mở đầu tình nghĩa quen biết của hai bên”.

Đàn chị uống “làm quen” liên tục, còn đưa ly rượu bảo tôi “uống làm quen” với người này, người kia.

Từ chối thẳng thừng quá thì không tiện, tôi cũng phải ráng “làm quen” được hai người theo lời chị rồi đánh bài “say”.

Xã giao thế này thì tôi xin “Lạy cả nón”, thà mang tiếng “giao tiếp dở” còn hơn. May mắn là tôi có đặc điểm “ngửi hơi rượu mặt cũng đỏ như cà chua” nên không ai phát hiện cái sự “giả vờ say” của tôi, rủi ai phát hiện thì kể như đời tôi “thê thảm” vậy.

Người phương Tây có một phong tục rất hay khi nhập tiệc là: Mỗi người một bộ đồ ăn riêng, một chai rượu riêng, một cái ly riêng, ai thích uống bao nhiêu cứ tự giác rót, không có chuyện ép uống rượu đến mức chịu không nổi ói mữa đầy bàn tiệc như ở ta. Và họ cũng không có cái kiểu ngồi ăn nhậu tì tì hết giờ này sang giờ khác, ngồi lâu đến chai đít như chúng ta.

Tôi ước gì người Việt chúng ta học nét văn hóa “uống rượu tự giác” của mấy ông Tây để tôi đỡ mang tiếng là “khó chơi”, “khô cằn sỏi đá” thì tôi đội ơn vạn bội.

.......................................................

TN, Hoa Kỳ
Nhậu thì ở đâu cũng có và có từ thời xa xưa nhưng trở thành một loại "văn hóa tự nhiên" như ở VN thì có lẽ chúng ta nên suy nghĩ lại.

Hồi còn trẻ, tôi đã từng "say xỉn" lái xe gắn máy chạy hết ga, coi trời bằng cái vung, chỉ những lúc tỉnh cơn say mới thấy mình đã gan cùng mình.

Qua Mỹ cũng lái xe quờ quạng vì rượu bị cảnh sát công lộ bắt được, phạt nặng bằng hai ba tháng lương, phải đi học ở traffic school, làm công ích xã hội cả tuần, một lần là "tởn tới già".

Ở VN, đâu đâu cũng có quán nhậu, nhất là lúc buổi chiều tối tan sở là lúc xả hơi để cụng ly. Nhậu nhiều có lẽ là ở các tỉnh phía Nam, vùng nông thôn. Đàn ông, mỗi khi có dịp tụ nhau lại là có nhậu: ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng...là lúc để nhậu cho tới độ "quắc cần câu", toàn "đế quốc doanh" để từng can dưới gầm bàn.

Ở Mỹ, thanh niên ít hút thuốc và uống rượu so với VN vì luật pháp Mỹ khá cứng rắn về vấn đề này, không được say xỉn hay hút thuốc nơi công cộng (trường học, nhà thương, chợ búa...) và cấm người dưới 21 tuổi mua rượu, bia và 18 cho thuốc lá.

Hơn nữa, một người đã nhậu ngày hôm trước hôm sau vào sở làm thì mệt mỏi, uể oải, nếu tái diễn nhiều làn có thể bị mất việc, mà mất việc ở Mỹ vì nhậu thì khó xin việc được ở nơi khác.

Ở VN tôi đã từng chứng kiến hai ông say xỉn thách nhau ra mé sông cùng dìm đầu nhau xuống nước xem ai trồi lên trước là thua trước sự chứng kiến của đám đông. Nửa giờ sau không thấy ông nào trồi lên cho dù mực nước chỉ đến ngang lưng: hai ông cùng thắng cả. Còn vô số những tại nạn đủ kiểu do say xỉn mà ra.

Nhậu "lai rai" chút đỉnh cuối tuần là điều có thể chấp nhận nhưng nếu thế hệ thanh niên VN mà xem chuyện nhậu nhẹt như là một loại giao tế xã hội thì có lẽ chúng ta nên báo động đi là vừa.

Nguyễn Phong, Đồng Tháp
Cám ơn chị Tạ Phong Tần và BBC đăng bài viết này. Có lẽ chúng ta sẽ dị ứng với tác giả vì "đụng chạm" hơi nhiều nhưng quả thật xã hội Việt Nam cần thay đổi.

Việc trong nước sản xuất rượu bia quá nhiều mà không xuất khẩu được bao nhiêu trong những năm trước (đơn cử là tại TP.HCM, quận nào cũng có nhà máy làm bia của quận mình) đã làm người dân, thanh niên chúng ta nhiễm thói xấu nhậu nhẹt sa đà. Khi nó đã được xã hội hóa thì cá nhân khó đi ngược lại, vì ai cũng làm vậy thì anh làm khác đi sẽ thấy lạc lõng cho dù anh làm đúng!

Ví dụ như bạn Châu Khanh viết, khi đã vào đám tang thì phải uống ít nhất 1 ly để chia buồn; mà được 1 ly thì sẽ phải 2 ly đến 3 chai (nếu không cũng mang tiếng là "không coi trọng người đã khuất và gi! a chủ..v.v."). Vậy thì cái suy nghĩ muốn chia buồn thì phải uống chia buồn đó có cần phải giữ lại trong thời điềm ngày nay hay không?

Nếu muốn thay đổi thói quen xấu về nhậu nhẹt thì tôi nghĩ phải bỏ nó đi trong lúc này (giống như đốt pháo trong giao thừa là tốt nhưng lạm dụng quá thì bắt buộc Chính Phủ phải cấm mà thôi). Những cái hại của rượu cho cá nhân và xã hội thì không cần phải nhắc đến, ai cũng biết và có nghe đề cập một vài lần.

Vấn đề là Chính Phủ có dám ra quyết tâm sửa chữa thói xấu này của xã hội hay không mà thôi, ví dụ đánh thuế cao vào sản phẩm rượu bia, thuốc lá. Sắp tới nước ta có nhiều xe con thì cũng phải cấm tài xế say rượu lái xe nữa. Chỉ vài dòng nho nhỏ góp ý thêm cho vui mà thôi.

Châu Khanh
Tôi thấy ý kiến này hay, nhưng cũng không nên phê phán quá đáng như vậy, bởi vì hoàn cảnh lịch sử, xã hội ở Việt Nam bây giờ là như vậy. Tôi cũng là người nhậu nhiều đấy, nhưng có giới hạn.

Không phải nhậu chỉ toàn là xấu như vậy đâu. Ví dụ như vào đám tang, anh phải uống rượu chia buồn với gia chủ chứ, chẵng lẽ lại không uống được một ly à.

Một độc giả
Tôi đồng ý với ý kiến trên. Biện pháp để ngăn chặn: vận động phong trào không lạm dụng rượu trên phương tiện thông tin đại chúng. Có chế tài cho các công ty rượu lớn.

Thịnh, Đà Nẵng
Tôi cũng là một người không biết uống rượu bia. Nhưng làm trong 1 công ty Nhà nước, nên rất khổ sở mỗi khi đi nhậu hoặc tiếp khách.

Trước đây tôi là một con người rất năng động, nhưng rồi khi đi làm việc, không nhậu được, nên khi ở bàn nhậu mình không dám nói gì, nếu nói thì sợ bị bắt uống. Lâu ngày rồi, làm cho con người mình cũng thay đổi theo, trở nên ít nói và không nói gì, cảm giác mỗi khi đi nhậu như là một cực hình. Có một người bạn ở Mỹ về thăm, nói với tôi rằng, ở Việt Nam, nếu có giỏi mà không biết nhậu thì cũng không làm gì được. Tôi thấy điều đó là đúng.

Trương Tửu
Chị Tạ Phong Tần viết bài này thật hay, có lẽ nhiều lần phải xã giao cái kiểu "ngậm đắng nuốt cay" và chỉ giả say nên mới tỉnh táo nhận xét tinh tế, vui nhưng cười ra nước mắt như vầy. Nếu đúng như tác giả phản ánh thì ngày nay dân mình uống rượu không thua gì thời Tây, cái thời nấu rượu thì cấm nhưng uống rượu thì tự do.

Trung Nguyen, HCMC
Đồng ý với chị nhậu nhẹt nhiều là không tốt. Dễ làm con người ta hư thân mất nết (kể cả những người không say mượn rượi làm bậy nữa). Nhưng nói như thế không có nghĩa là ai uống đều say cả, đừng chụp mũ cứng nhắc "Nhờ vậy, tôi phát hiện ra một “chân lý” của các ông là: Đàn ông thích vợ, bạn gái của người khác nhậu với mình (vì có nhậu say thì mới dễ có cơ hội lợi dụng) nhưng kịch liệt phản đối vợ, bạn gái của mình nhậu với người khác (sợ bị “thằng khác” lợi dụng)".

Không phải như chị em có thể đơn giản ngồi tâm sự với nhau, chúng tôi cần một không gian, uống vài ly bia cùng chia sẻ niềm vui, buồn bực. Cũng là một cách xả xì-trét lành mạnh. Hơn nữa mỗi lần chỉ hơn trăm nghìn( uống lành mạnh đấy nhé), mọi người có thu nhập trung bình đều có khả năng. Chúng ta không đi uống vì nhiều lý do, nhưng nhất thiết là không phải vì không tiền. Là người phu nữ, người vợ tốt thì nên hiểu ngoài bổn phận với gia đình, chúng tôi còn phải giao tiếp xã hội.

Người ở Đồng Tháp
Tôi là đàn ông, nhưng khi đọc bài này tôi rất tâm đắc. Tôi cũng biết nhậu đấy, nhưng không có tiền nhiều để theo độ với đồng nghiệp. Mà mỗi lần từ chối thì họ xem tôi không đoàn kết, chảy ngược với dòng chảy của xã hội.

Post Reply