KHÔNG BIẾT GỬI VÀO ĐÂU

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Sex thoải mái cho Brazil ở World Cup Trong khi người tiền nhiệm Felipe Scolari cấm tiệt các cầu thủ quan hệ tình dục trong thời gian diễn ra World Cup 2002, thì ngược lại HLV đương nhiệm Carlos Parreira lại cho phép học trò ở đội tuyển Brazil sex thoải mái ở giải đấu tại Đức sắp tới.

Trò chuyện trên tạp chí Maxim, tờ tạp chí đàn ông nổi tiếng nhất thế giới, HLV Carlos Parreira tuyên bố sẽ cho phép các cầu thủ của mình sex bao nhiêu tùy ý tại World Cup 2006. Ông nói: "Tôi không nghĩ quan hệ tình dục một ngày trước trận đấu lại ảnh hưởng xấu đến phong độ cầu thủ. Sex không phải là một vấn đề. Họ không ăn, không ngủ, hút thuốc hay uống rượu, đấy mới là vấn đề lớn. Còn sex ư? Không, sex hoàn toàn tốt và luôn được chào đón".

Đây là quan điểm hoàn toàn trái ngược với cựu HLV Felipe Scolari. Tại World Cup 2002, "Big Phil" cấm tiệt các học trò quan hệ tình dục trong thời gian giải diễn ra và từng nổi tiếng với câu nói "chỉ có loài vật mới không biết kiềm chế chuyện đó trong 40 ngày". Chức vô địch thế giới lần thứ năm càng khiến Scolari thêm tự hào về quan điểm "cấm trại" của mình.

Bốn năm trước tại Nhật Bản và Hàn Quốc, trại huấn luyện của Brazil luôn rộn rã tiếng cười nhờ trống, đàn và Ronaldinho - cầu thủ "đầu trò" trong các cuộc vui đùa. HLV đương nhiệm Carlos Parreira cũng muốn bầu không khí này tái lặp, nhằm giúp các học trò luôn đạt trạng thái tinh thần tốt nhất trong một tháng diễn ra World Cup 2006.

"Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu được rằng bầu không khí trong phòng thay đồ và trên đường từ khách sạn tới SVĐ là hết sức quan trọng. Tinh thần cầu thủ sẽ được cải thiện rất nhiều bằng các trò chơi vui đùa".

Parreira nói tiếp: "Nếu chỉ ngồi lo lắng, vặn vẹo chân tay, điều đó chẳng giúp gì cho bạn. Với một môn thể thao cần rất nhiều sự trợ giúp từ yếu tố tinh thần như bóng đá, tại sao chúng ta lại không đưa cho các cầu thủ trống và nhạc cụ. Brazil thực hiện điều này từ World Cup 1970 để họ vui vẻ trên xe bus, thay vì ngồi than thở Ôi chúa ơi, chúng ta sẽ phải đấu với Đức hay Anh. Rõ ràng, điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì".

Vị HLV từng giúp đội tuyển áo vàng xanh đăng quang ở World Cup 1994 cũng khẳng định không có chuyện đội của ông chơi thận trọng tại Đức mùa hè này. Ông nói: "Brazil phải gây ấn tượng mạnh bằng lối chơi phóng khoáng truyền thống. Chúng tôi bảo vệ chức vô địch nhưng không có nghĩa sẽ đánh mất bản sắc".

Source:VnExpress

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Kỳ nhông cũng biết... làm tính! Không chỉ có khỉ, kẻ được coi là động vật cấp thấp thông minh nhất biết làm tính (cộng và trừ). Qua quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng, cả kỳ nhông cũng biết làm tính.

Người dân Berlin (Đức) không thể tin vào mắt mình, khi ông giáo nghỉ hưu Wilhelm von Osten cho họ xem màn trình diễn của chú ngựa Hans: 5 cộng 7 bằng bao nhiêu? ông giáo ra phép tính, con ngựa đập 12 cái xuống đất. Ông hỏi tiếp: Nếu ngày mồng tám tháng này là thứ ba, thứ sáu sẽ là ngày bao nhiêu?, Hans vung chân đập 11 cái xuống đất.

Ngựa biết tính toán? Đa số nhân chứng có mặt nghi ngờ, cho dù Osten thề rằng, đó không phải trò ảo thuật. Vậy nên không khó ngạc nhiên khi đầu thế kỷ XX đã có hàng trăm chuyên gia sinh học từ nhiều quốc gia tề tựu đến Berlin để tận mắt chiêm ngưỡng con ngựa kỳ lạ. Không ai phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo...

Tính toán để... tồn tại

Như vậy, liệu tính toán có phải là năng lực duy nhất của con người? Thời gian gần đây các nhà khoa học đã tìm được khá nhiều chứng cứ cho phép khẳng định rằng, động vật cũng có khả năng tính toán. Khỉ biết làm hai phép tính (cộng và trừ), chim biết đếm và thậm chí đến kỳ nhông cũng hiểu rằng, ba lớn hơn hai.

Claudia Uller, giáo sư chuyên ngành khoa học thiên nhiên thuộc Đại học Essex (vương quốc Anh) khẳng định rằng, nếu đủ kiên nhẫn, chúng ta hoàn toàn có khả năng dạy cho tinh tinh, chuột bạch và bồ câu làm chủ hai phép tính với hai chữ số. Làm sao chúng có được khả năng như vậy? Rất đơn giản - theo GS.Uller: Để tồn tại, những con vật đó buộc phải biết đánh giá, trên cây có bao nhiêu quả hoặc hiện xung quanh có bao nhiêu kẻ thù đang rình rập.

Kết quả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ít nhất cũng hấp dẫn như phương pháp mà họ thực hiện. Để chứng minh khỉ có khả năng tính toán thế nào, GS.Uller đã sử dụng kinh nghiệm mà trước đó đã áp dụng với trẻ em. Trước mắt tinh tinh, bà giấu lần lượt các đồ vật dưới tán ô lớn. Đó là những gói Froot Loops sản phẩm của hãng Kellogg - bỏng lúa mạch với hương vị chanh, anh đào và cam - món ăn khoái khẩu của khỉ.

Sau đó chiếc ô bị xếp lại và chờ đợi phản ứng của khỉ. Điều gì đã xảy ra? Lũ khỉ sững sờ, trường hợp những gì nhìn thấy không đúng với tính toán của chúng. Nếu như - thí dụ, dưới tán ô chỉ có 1 gói bỏng - thay vì hai gói đã chứng kiến - khỉ sẽ trố mắt nhìn lâu hơn, trường hợp đúng như dự doán, tức dưới ô có hai gói. Đồng thời chúng cũng ngạc nhiên, trường hợp chứng kiến ba gói - thay vì hai.

GS.Claudia Uller cũng muốn xác định, những loài động vật khác ngoài khỉ liệu có khả năng tính toán? Bà đã chọn kỳ nhông, một trong những loài động vật đã sống trên trái đất nhiều triệu năm trước con người để làm thí nghiệm. Bà đặt trước kỳ nhông hai ống nhựa lớn, ống thứ nhất nhốt hai con ốc; ống thứ hai - ba con. Đa số tuyệt đối kỳ nhông lao vào ống có nhiều ốc hơn.

Thí nghiệm tương tự được lặp lại với ống chỉ có một và ống có hai con ốc - kỳ nhông bao giờ cũng chọn ống thứ hai. Thế nhưng khi Uller gia tăng số lượng ốc lên ba và bốn con, hoặc cho thêm nhiều hơn, kỳ nhông bắt đầu mất phương hướng. Rõ ràng, thực tế bốn con ốc nhiều hơn ba con đã vượt ra khỏi khả năng tính toán của kỳ nhông.

Thay lời kết

Kết quả thí nghiệm đã mô tả chứng tỏ: Từ khá lâu, động vật cấp thấp đã có năng lực toán học sơ đẳng. Có điều, chỉ giới hạn trong phạm vi vài con số đơn giản.

Nhà khoa học Đức khẳng định rằng, não bộ của trẻ nhỏ hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Mãi đến năm 2-3 tuổi, khi trẻ đã nói thạo, trẻ mới bắt đầu học tính toán chính xác. Từ thực tế đó, có thể rút ra kết luận: Chìa khóa mở năng lực toán học của con người dường như có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.

Source: TNOnline

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tự tử 100 lần không chết



Một người đàn ông treo cổ trên cây ở Nam Kinh, Giang Tây, Trung Quốc đã được cứu thoát hôm thứ hai và đó lần thứ 100 ông quyên sinh không thành trong vòng ba năm qua.

Shi, đến từ tỉnh Chiết Giang, đã ly dị vợ năm 2003. Kể từ đó, người đàn ông trung niên này thấy cuộc đời vô nghĩa và quyết định giã từ cuộc sống.

Ông đã 100 lần tự tử nhưng luôn được phát hiện và cứu thoát. Cảnh sát đang điều tra vụ việc.



Yangtze Evening News

.

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Hôm qua mới mở ra thấy ngay bài về Đức Huỳnh Phú Sổ... Ba nhớp ba nháng nên post vào shoutbox - Ông Huỳnh Phú...De vẫn an toàn.

CNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tui cũng sợ quá, hehehe

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Chuyện Khỉ và Chuyện "Make Baby"



Trong cuốn Coming Of Age in Samoa, Margaret Mead viết rằng những cặp thanh niên nam nữ Samoa sắp lấy nhau đều được gửi đi ở vài ngày với những người đàn ông già hay những phụ nữ lớn tuổi để được những người này chỉ cách (?) làm vợ chồng trước khi thực sự lấy nhau.

Ở Samoa, một nhóm đảo ở nam Thái Bình Dương, việc coi trọng trinh tiết của người phụ nữ khi lấy chồng, như vậy là không có, không giống như ở nhiều xã hội khác.

Không những thế, những người nhiều tuổi, cả đàn ông cũng như đàn bà đều được quí trọng và ưa chuộng hơn trong những sinh hoạt tình dục. Trong khi ở các xã hội khác thì hầu như tuổi trẻ nơi đàn ông cũng như đàn bà đều là những yếu tố hấp dẫn hơn.

Nhưng cách nhìn những cặp già trẻ thì trong các xã hội ấy lại vẫn không thể được coi là công bình.

Ở những cặp mà người đàn ông già và người phụ nữ trẻ, thì sự cách biệt tuổi tác dù có là một chục, hai chục, hay ba, bốn chục vẫn không khiến cho những cặp mắt phải trợn lên, những cặp lông mày phải nhíu lại.

Nhưng nếu ở những cặp mà người phụ nữ nhiều tuổi hơn người đàn ông thì lập tức có xì xào ngay. Edith Piaf ca sĩ nổi tiếng với bài La Vie En Rose, Marguerite Duras, tác giả LAmant ở với những người đàn ông trẻ là bị nói ra nói vào liền. Mà đó là ở xã hội rất cởi mở của nước Pháp.

Nhưng có lẽ phải như vậy, đàn bà nhiều tuổi hơn đàn ông mới tốt. Những xã hội bán khai như Samoa đều có những sắp xếp, lựa chọn như thế. Và luôn cả những sinh vật rất giống con người, rất gần gũi với con người là những con hắc tinh tinh (chimpanzee) cũng có những lựa chọn tương tự.

Theo Martin Muller, một nhà nhân chủng học của đại học Boston thì nhũng con dã nhân cho thấy là rõ ràng chúng thích những con khỉ cái nhiều tuổi hơn là những con khỉ trẻ.

Khám phá mới này gợi ý là trong xã hội sơ khai của loài người, những lựa chọn đó cũng đã có một thời rất phổ cập.

Cuộc nghiên cứu loài thú này cho thấy là những con hắc tinh tinh đực thường cặp với những con hắc tinh tinh cái già trong bầy lâu nhất.

Tại sao?

Là vì những con hắc tinh tinh cái nhỏ tuổi thường hay làm bộ làm tịch, õng ẹo nhiều hơn những con già. Những con trẻ tuổi có thể nghĩ là chúng trèo cây còn giỏi, sexy hơn, mặt mũi coi khá hơn, chưa nhăn nheo cần phải đi ủi, cắt mắt, bơm môi, căng da mặt như mấy chị khỉ già, lại còn sinh đẻ được khỉ con cho khỉ đực bế chơi đỡ buồn, và vì thế, chúng bầy đặt làm bộ, phách lối và dễ ghét nên bị mấy anh khỉ đực tẩy chay, đi kiếm mấy chị khỉ già.

Loài hắc tinh tinh, theo Jane van Lawick-Goodall, một nhà sinh vật học từng nghiên cứu giống đại hầu này trong mấy chục năm ở Phi châu, rất giống loài người, có đủ mọi tính tốt, nết xấu hệt như con người. Cũng ghen tuông, mè nheo, nhõng nhẽo, làm tình làm tội mấy anh khỉ đực khiến mấy anh khỉ đực mặt mũi mới như khỉ ăn gừng cả ngày lẫn đêm.

Trong khi mấy chị khỉ già thì thông cảm mấy anh hơn, luôn luôn chiều chuộng, dễ bảo, không mè nheo mấy anh bao giờ. Mấy anh khỉ đực có ham chơi về muộn cũng không bị mấy chị khỉ già cầm cái chầy vồ đứng ở gốc cây chờ mấy anh về là cho một trận cho tởn hồn, cho chừa cái tật đi chơi khuya với mấy con đĩ dại.

Mấy chị khỉ già lại còn biết cảm kích hành động lựa chọn các chị, khác hẳn mấy chị khỉ trẻ. Thái độ ấy vuốt ve cái tự ái của mấy anh thay vì chà đạp tự ái của mấy anh cho nát bấy luôn. Làm ăn (?) thì bị chê lên chê xuống. Trong khi với các chị khỉ già, thế nào cũng được khen, được nâng niu, chiều chuộng. Trong khi mấy anh chỉ cần ném cho nải chuối là cũng vui rồi, không bao giờ biết đòi đi kiếm mấy cục đá (?) đeo vào tay cho đẹp. Lại còn không bắt mấy anh khỉ đực phải tắm mỗi ngày, phải có nghề nghiệp vững chắc và ổn định, không tứ đổ tường, lại còn phải yêu mầu trắng, thích mầu tím thì mấy anh khỉ đực làm sao sống?

Bộ trước đây người ta giống những con khỉ độc này đến như thế sao?



Bùi Bảo Trúc

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »


Tam Thập Lục Kế
Tình cờ về chơi Hà Nội, tôi mua một quyển sách tên là "Mưu lược người xưa" của hai tác giả Trung Hoa là Triệu Quốc Hoa - Lưu Quốc Kiến được dịch ra tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, Hà Nội-1996). Đọc tới "Tam Thập Lục Kế", biết là sách đó được soạn khoảng thời Minh, không biết ai là tác giả.

Sách này nói về Quyền Mưu - chia làm 6 phần - mỗi phần lại chia ra làm sáu loại quyền mưu (kế).

Thắng chiến kế gồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩ dật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đả cướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)

Địch chiến kế gồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độ Trần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ở tỉnh Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờ xem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủ khiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế

Công chiến kế gồm có:
1-Đả thảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tả thi hoàn hồn (mượn xác trả hồn)
3-Điệu hổ ly sơn (bắt hổ lìa núi)
4-Dục cầm cố túng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)

Hỗn chiến kế gồm có:
1-Phú để trừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư (đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)

Tịnh chiến kế gồm có:
1-Du lương hoán trụ (trộm rường thay cột)
2-Chỉ tang mạ hoè (chỉ cây dâu mắng cây hoè)
3-Giả si bất điên (giả ngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụ thượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ (đổi khách làm chủ)

Bại chiến kế gồm có:
1-Mỹ nhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổ nhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.

Đó là 36 kế của người Trung Hoa.
*
Ông Tổ Nguyễn Dư (Sức?) không những đố độc giả kể 36 chước là những chước gì lại còn đòi độc giả nói các chước đó hay ho như thế nào?
Tôi chỉ còn kế cuối cùng: Biết ít, đành nói ít thôi.

Source: ChimViet

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cám ơn CNN
Binh pháp Tôn Tử đời nào cũng áp dụng được không ít thì nhiều, trong phim Cô Gái Đồ Long cũng có nhắc đến bí kiếp dấu trong bảo đao, hihihi

Trong sách "Mưu kế chánh trị"của Vù tài Lục có bàn về 36 kế với điển tích rất hay.

Phụ thêm phần lượm được bên Việt Kiếm:
Happy đọc Tôn Tử

----------------------------------

TAM THẬP LỤC KẾ
(Nghiên cứu về binh pháp Tôn Tử)

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương)
Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.

Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:

- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch.

Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ.
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)
Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.
Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim)
Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết)
Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.

Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu.

Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậy.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng)
Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.
Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp)
"Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được.

Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp.

Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân.

Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động)
Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn.

Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp.

Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm.

Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta.
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta.
Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có.
Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.

Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước.

Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu.
"Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)
Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có.
Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi.
Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương)
"Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp.
Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậy.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)
Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người)
Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thi giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta)
Kế "Di thi giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa.
Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc)
"Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.
Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận.
Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân.
Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta.

Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ.

Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”.
Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu).

Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến.
- Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện.
- Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói.
- Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người.
- Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc.

Mục đích của thuyết có năm điều:
- Làm cho người hiểu rõ.
- Làm cho người tin tưởng.
- Làm cho người đồng tình.
- Làm cho người phục.
- Làm cho người theo.

Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn)
Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.

Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó.
Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.

Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.

Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.
Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ)
Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ.
"Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp.
"Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác)
"Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác.
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.
Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành)
"Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ.
Kế này có hai loại:
- Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt.
"Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)
"Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc.
Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau.

Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế.
"Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy.
Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.

20. Ban chư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ)
Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ.
Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.

Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu)
"Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình.
Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt.
Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa.

Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần.
Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái.
Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau)
"Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích.
"Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt.
Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra.
Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ.

Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế".
Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt)
Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức.
Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch.
Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.
Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời".

Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể.
Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn.
Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.
Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ.
Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy.
Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe)
"Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng)
"Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.

Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta.
Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất.

Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố.
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế)
"Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi)
Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ)
"Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt.
"Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về)
"Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra)
"Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra.
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó.
Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
"Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)
"Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy.
Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về)
"Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về.
Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình.
Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân)
"Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"?
Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)

Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài.

Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.

Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.

"Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế".

Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chết vì trộm chim

Image

Một người đàn ông Nga đã thiệt mạng sau khi bị con cú mà ông ta đang tìm cách bắt trộm ở một vườn thú tại Moscow tấn công.

Nhân viên vườn bách thú tìm thấy thi thể của người đàn ông 32 tuổi kể trên gần chiếc chuồng chim hoang dã. Con cú trong chiếc lồng gần đó nhất đã biến mất.

Nhân viên vườn thú dự đoán người đàn ông kia trèo tường vào đó và phá lồng của con cú. "Lông chim rụng khắp nơi, lúc đầu chúng tôi nghĩ là con cú bay đi mất", anh này cho hay. Tuy nhiên, cuối cùng họ tìm thấy con cú trốn trong bụi cây, đầy vẻ sợ hãi và mình đầy vết thâm tím.

Các công tố viên đã mở điều tra về cái chết của người đàn ông kể trên. Họ cho rằng con chim đã chống cự tên trộm một cách dữ dội. Chiếc lồng và hàng rào còn dính vài vết máu.

Các nhà điều tra cho rằng tên trộm đã trèo qua hàng rào với con cú trên tay, nhưng đập đầu vào lồng và ngã bất tỉnh. Anh ta chết vì lạnh sau nhiều giờ nằm ngoài trời.

Mai Trang (theo Mosnews)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chết vì cua!!




Image


SINGAPORE (AFP)— Hôm thứ Năm một người đàn ông Singaporean đã bị thiệt mạng do cua kẹp.

Tan Boon Hock 83 tuổi đã thiệt mạng do một vết kẹp trên tay. Vết thương không lành miệng, và các bác sĩ nói rằng ông Tan bị nhiễm trùng do một loại virus có sẵn trong con cua đã gây ra cái chết nầy.

Tan Aik Cheng, con trai của ông nói với hãng tin AFP rằng cách nay một tháng, lúc đó ông Tan bắt một số cua còn sống đem ra làm thịt cho bữa ăn tối, không may ông bị một con kẹp chặt vào tay của ông tạo thành vết thương và ông đã bị nhiễm trùng rồi chết.

Ông nói rằng cha của ông lên cơn sốt, nôn mửa tiêu chảy, gia đình chở đi cấp cứu tại bệnh viện National University Hospital nhưng ông đã qua đời.

Các bác sĩ nói rằng ông Tan bị rơi vào tình trạng nguy kịch, nhịp tim rối loạn, huyết áp giảm đột ngột.

Ông nói các bác sĩ giải thích với ông rằng cha của ông đã bị nhiễm trùng do một loại vi khuẩn Vibrio – đây là loại vi khuẩn “ăn thịt sống” chúng sẽ ăn dần ăn dần thịt của nạn nhân và vết thương sẽ lan tỏa ra làm cho vết thương không hàn miệng được. Và các bác sĩ bảo rằng chỉ còn cách duy nhứt là tháo khớp tay của ông để trách sự lây lan nầy. Bác sĩ nói là vết thương bắt đầu ngay chổ vết cua kẹp nầy. Bác sĩ đã tháo khớp tay cho ông nhưng ông đã qua đời trong bệnh viện.

Giáo sư bác sĩ Paul Tambyah giải thích rằng virus Vibrio được xem là “con bọ rất phàm ăn thịt sống” chúng tồn tại trong nước biển và thường ẩn mình trong các loài cua, trai, sò, hến và một số loài giáp xác tương tự.

Vị bác sĩ nầy nói tiếp “một khi chúng ta bị cắn, bị kẹp từ những loài nầy, và một khi loài virus Vibrio chui vào da người chui vào các mô bào dưới da, Vibrio liền sinh các độc tố, đôi khi kháng thể người không hủy diệt các độc tố của Vibrio, độc tố nầy lan nhanh vào cơ thể của người sau đó chúng sẽ làm tổ thương một số cơ quan nội tạng người như thận và gan, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong”. Vị bác sĩ nầy nói tiếp rằng đã có nhiều trường hợp đáng buồn, sau khi đã dùng các loại thuốc kháng sinh rồi nhưng vẫn không hiệu quả, các bác sĩ đành phải tháo khớp các bệnh nhân làm bệnh nhân thành tàn phế suốt đời, đôi khi tử vong.

(ntp)

Post Reply