Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
nhuvan
Posts: 343
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by nhuvan »

Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu trị giá 24 tỷ USD ‘chưa từng có’ cho ngân hàng đang bị dính vào một vụ lừa đảo khổng lồ

Tác giả: Francesco Guarascio
Cù Tuấn, biên dịch
17-4-2024
HÀ NỘI, ngày 17 tháng 4 (Reuters) – Việt Nam tiến hành một cuộc giải cứu “chưa từng có” đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng đang bị dính vào vụ lừa đảo tài chính lớn nhất cả nước, theo ba tài liệu ngân hàng và thông tin chính thức mới được cung cấp cho Reuters bởi một chuyên gia có quyền xem tài liệu này.

“Nếu không cho vay, SCB sẽ sụp đổ”, theo thông tin mới cung cấp cho Reuters. “Nếu tiếp tục cho vay, kho bạc quốc gia sẽ dần cạn kiệt”.

Reuters không xác định nguồn cụ thể hơn do tính nhạy cảm của vấn đề.


Thông tin mới cũng mô tả tình huống này là “chưa từng có” về khối lượng tiền mặt khổng lồ được bơm vào, mức độ phức tạp của hoạt động trên và quy mô thiệt hại hiện tại cũng như tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

Reuters không thể xác định liệu các kết luận về tác động đối với kho bạc nhà nước có được các quan chức khác hiện đang tham gia giám sát SCB đồng tình hay không.

Nợ công của Việt Nam năm ngoái ổn định ở mức 37% tổng sản phẩm quốc nội, trong khi thâm hụt ngân sách tăng nhẹ lên 4,4% GDP. Theo Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 100 tỷ USD vào cuối năm nay. Con số này tăng từ khoảng 90 tỷ USD vào cuối tháng 10, theo Văn phòng Nghiên cứu và Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 của cơ quan giám sát độc lập khu vực.


Tính đến đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước của quốc gia Đông Nam Á này đã bơm “khoản vay đặc biệt” trị giá 24 tỷ USD vào SCB, theo một trong những tài liệu ngân hàng mà Reuters đã xem, cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày kể từ ngày 29 tháng 3 về tổng số tiền bơm từ Ngân hàng Nhà nước.

Theo tài liệu đó, lượng tiền đổ vào đã chậm lại một chút nhưng đạt trung bình hơn 900 triệu USD một tháng trong 5 tháng qua, tài liệu thứ hai cập nhật từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 20 tháng 3 và tài liệu thứ ba từ tháng 11 với các cập nhật hàng tháng từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước đã không trả lời yêu cầu bình luận về nỗ lực giải cứu. Bộ Tài chính đã chuyển câu hỏi tới Ngân hàng Nhà nước. SCB ban đầu nói với Reuters rằng họ sẽ lưu hành yêu cầu bình luận của hãng tin này, nhưng không trả lời các email tiếp theo. Một quan chức SCB từ chối bình luận khi liên lạc qua điện thoại.

CUỘC ĐUA RÚT TIỀN KHỎI SCB SAU KHI BÀ LAN BỊ BẮT

Khoản bơm tiền mặt chưa được báo cáo trước đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào SCB lên tới 5,6% sản lượng kinh tế hàng năm của quốc gia, hay khoảng 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước đã đặt SCB dưới sự giám sát của mình để ngăn chặn tình trạng tháo chạy khỏi ngân hàng gây ra bởi vụ bắt giữ bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan vào tháng 10 năm 2022. Kể từ đó, SCB đã sử dụng số tiền này để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một trong những tài liệu ngân hàng mà SCB đã gửi cho Ngân hàng Nhà nước vào tháng 11 để giải thích cho việc sử dụng các khoản vay.

Theo thông tin chính thức mới từ nguồn tin, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, tiền gửi của SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng 6 tỷ USD vào tháng 12 năm 2023. SCB có thể hết sạch tiền gửi vào giữa năm với tốc độ hiện tại và nợ xấu đã tăng lên 97,08% dư nợ tín dụng của SCB tính đến tháng 10.

Trương Mỹ Lan, bà trùm bị bắt vào tháng 10 năm 2022, gây ra vụ tháo chạy ngân hàng, đã bị kết án tử hình hôm 11/4 sau khi bị kết tội chủ mưu vụ lừa đảo. Bà đã không nhận tội tham ô và hối lộ vì bị cáo buộc bòn rút khoản vay 12,5 tỷ USD từ SCB cho các công ty vỏ bọc trong khi kiểm soát SCB một cách hiệu quả thông qua các cá nhân được ủy quyền.

Bà Lan, trước đây là một nhân vật nổi bật trong giới tài chính Việt Nam, sẽ kháng cáo bản án của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những luật sư của bà cho biết.

Theo thông tin mới, bất chấp sự hỗ trợ chính thức, tính đến tháng 12, SCB vẫn tiếp tục gặp vấn đề về thanh khoản và đôi khi phải vật lộn để giải quyết các khoản thanh toán đúng hạn khi khách hàng chuyển tiền sang các ngân hàng khác và xử lý thanh toán qua hệ thống thanh toán bù trừ chính của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến “tâm lý” khách hàng và tạo ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp cho SCB, trước đây từng là một trong những tổ chức cho vay thương mại lớn nhất nước thông qua tiền gửi, một số tiền là 592,7 nghìn tỷ đồng (23,72 tỷ USD) dưới dạng “khoản vay đặc biệt” tính đến ngày 2 tháng 4, theo một bản cập nhật gần đây do ngân hàng đưa ra về vấn đề này.

Con số này tăng so với mức 478 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 10, theo văn bản SCB gửi Ngân hàng Nhà nước. Điều đó cho thấy, lượng bơm vào là 23 nghìn tỷ đồng (910 triệu USD) mỗi tháng kể từ tháng 11.

Tài liệu ngân hàng cho thấy, điều này đã chậm lại so với mức trung bình ban đầu là 3,7 tỷ USD mỗi tháng mà Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022 và tốc độ hàng tháng gần 1,2 tỷ USD từ đó đến tháng 10 năm 2023.

CẦN TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG SCB

Ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro ngày càng cao do tình trạng bất ổn kéo dài trong lĩnh vực bất động sản. Việc truy tố gian lận là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của chính quyền, gây ra cuộc khủng hoảng bất động sản, gây áp lực mạnh lên nền kinh tế và làm lu mờ triển vọng của các ngân hàng.

Truyền thông nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước và chính phủ đã nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ cho SCB từ khu vực tư nhân, đặc biệt kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, bất chấp những hạn chế như trần 30% về tổng sở hữu vốn nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam.


Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã giao cho công ty bất động sản tư nhân Sungroup xây dựng kế hoạch tái cơ cấu SCB, theo thông tin gần đây từ nguồn tin và ba người quen thuộc với kế hoạch này. Sungroup đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Reuters không thể xác định liệu kế hoạch của Sungroup có được thông qua hay không.

Bất kỳ kế hoạch tái cơ cấu nào cũng sẽ xoay quanh việc đánh giá tài sản bất động sản mà Trương Mỹ Lan và các công ty của bà sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, nhưng tình trạng pháp lý của những tài sản đó thường không rõ ràng, vì nhiều dự án trong số này vẫn đang xin giấy phép trong khi một số vi phạm các quy định về đất công hoặc giấy phép, theo thông tin mới.

Một số tài sản bao gồm bất động sản có giá trị tại các quận cao cấp ở TP.HCM nhưng phần lớn là những dự án chưa hoàn thiện.

Gia đình bà Lan ước tính tổng tài sản của bà ở mức 30 tỷ USD, một đại diện của gia đình nói với Reuters trong tháng này, trong khi công ty thẩm định thị trường Hoàng Quân, được Ngân hàng Nhà nước thuê để định giá, định giá tổng tài sản của bà khoảng 12 tỷ USD, theo một tài liệu công khai tháng 11 từ cơ quan điều tra, trong đó nêu chi tiết hành vi sai trái của bà Lan.

Reuters đưa tin hồi đầu tháng này rằng, một số đối tác kinh doanh ở Hồng Kông của bà Lan đã bày tỏ sự quan tâm đến tài sản này. Họ không trả lời yêu cầu bình luận thêm về các lợi ích của họ đối với tài sản sau bản án xét xử bà Lan.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: Tin Trong Nước

Post by khieulong »

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ chức vì bị điều tra tham nhũng

Trúc Lam chuyển ngữ
26-4-2024

Image
Chủ tịch TQ Tập Cận bình (trái) bắt tay Chủ tịch QH Vương Đình Huệ tại Hà Nội ngày 13-12-2023.
Nguồn: AP/ Minh Hoang

HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam đã từ chức, theo truyền thông nhà nước, khiến ông trở thành thành viên cấp cao mới nhất của chính phủ rời nhiệm sở, trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra làm chấn động giới tinh hoa chính trị và kinh doanh của đất nước.

Việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ chức càng làm tăng thêm tình trạng bất ổn trong nước. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức hồi tháng 3 – Chỉ hơn một năm sau khi cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức để chịu trách nhiệm chính trị về vụ bê bối tham nhũng trong đại dịch.


Nguyễn Khắc Giang, nhà phân tích tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Điều này làm nổi bật sự bất ổn cực độ trong một môi trường chính trị thường được ca ngợi về sự ổn định của nó, khi ba nhà lãnh đạo hàng đầu bị sa thải chỉ trong một năm”.

Theo tờ báo nhà nước VnExpress, việc từ chức của ông Huệ diễn ra vài ngày sau khi trợ lý của ông là Phạm Thái Hà bị bắt vào ngày 21/4, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi.

Tin tức ban đầu không nói ông Huệ dính líu đến tham nhũng, nhưng lưu ý rằng các nhà điều tra phát hiện lãnh đạo Quốc hội đã “vi phạm các quy định của Đảng và những vi phạm của ông đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và của chính ông”. Theo VnExpress, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp nhận điều mà họ gọi là tự nguyện từ chức của ông Huệ.


Ông Huệ năm nay 67 tuổi, đã giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hơn ba năm qua. Điều đó khiến ông trở thành chính trị gia quan trọng thứ tư ở Việt Nam, cùng với Chủ tịch nước, Thủ tướng và người đứng đầu Đảng Cộng sản.

Bất ổn chính trị có thể đe dọa tham vọng kinh tế của Việt Nam khi nước này nỗ lực trở thành đối tác thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khu vực. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng này, CEO Tim Cook của Apple cho biết, ông muốn tăng cường hơn nữa việc đầu tư vào nước này.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô An Xô, cho biết, vụ bắt giữ ông Hà là kết quả của việc mở rộng cuộc điều tra đang diễn ra đối với Tập đoàn Thuận An. Chủ tịch công ty Nguyễn Duy Hưng và một số người khác đã bị bắt hồi đầu tháng Tư.

Chiến dịch Đốt Lò đã thiêu rụi nhiều doanh nghiệp, dẫn đến bản án tử hình chưa từng có đối với bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan trong vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.

Nhà phân tích Nguyễn Khắc Giang cho biết, ông Huệ trước đây được coi là người có khả năng kế nhiệm Trọng. Ông Giang nói: “Sự ra đi của ông ấy sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kế nhiệm ở Việt Nam”.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ triệu tập Đại hội Đảng Cộng sản kế tiếp vào đầu năm 2026.

Trong khi đó, các chuyên gia cho biết, các đối thủ đang tranh nhau để giành vị trí người kế nhiệm ông Trọng, là người được chọn để nắm chức Tổng bí thư hồi năm 2021, trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ. Ở độ tuổi của ông Trọng, các chuyên gia cho rằng, khó có khả năng ông sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.

User avatar
mexanh
Posts: 480
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Tin Trong Nước

Post by mexanh »

Bắt giữ Mai Tiến Dũng, cựu chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ
May 4, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Mai Tiến Dũng, 65 tuổi, cựu chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc dính vụ án Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng.

Theo báo VNEXpress hôm 4 Tháng Năm, vụ bắt ông Dũng diễn ra từ hôm 30 Tháng Tư nhưng nay Bộ Công An mới công bố nhưng không cho biết nguyên do vì sao đưa tin trễ.
Image
Ông Mai Tiến Dũng khi đương chức chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ. (Hình: VNEXpress)

Trước khi bị bắt, dù đã nghỉ hưu, ông Dũng từng bị cảnh cáo do “thiếu trách nhiệm” trong vụ “chuyến bay giải cứu” hồi đầu năm ngoái.

Đến đầu năm nay, ông Dũng lại bị Bộ Chính Trị khiển trách do liên quan sai phạm tại Bộ Công Thương.

Chi tiết về sai phạm và số tiền mà ông Mai Tiến Dũng nhận trong vụ Đại Ninh chưa được các báo ở Việt Nam làm rõ.


Như vây, ông Dũng là cán bộ cao cấp nhất bị bắt trong vụ án liên quan dự án khu đô thị Đại Ninh của “đại gia” Nguyễn Cao Trí, chủ tịch tập đoàn Capella.

Trước đó, hồi trung tuần Tháng Giêng, Bộ Công An đã bắt ông Trần Đức Quận, bí thư Lâm Đồng, và ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch tỉnh này.

Sau đó, có tin đồn cho rằng ông Đặng Trí Dũng, bí thư Thành Ủy Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cũng bị bắt. Nhưng cuối cùng ông này chỉ bị triệu tập và cho về.

Theo các báo, sau 13 năm đầu tư, khu đô thị sinh thái Đại Ninh chỉ mới xây dựng được một số hạng mục nhưng xuống cấp, hư hỏng và để hàng trăm hécta rừng ở Lâm Đồng bị tàn phá.

Hồi năm 2021, ông Mai Tiến Dũng từng gây bàn tán với phát ngôn bình luận về vụ án Đồng Tâm: “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”


Theo giới quan sát, ông Mai Tiến Dũng được cho là “đệ tử” thân cận của ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu thủ tướng, cựu chủ tịch nước.
Image
Ông Mai Tiến Dũng (trái) và ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu thủ tướng, cựu chủ tịch nước Việt Nam.
(Hình: VietNamPlus)

Sau khi tin bắt ông Mai Tiến Dũng được công bố, trên mạng xã hội dấy lên ý kiến suy đoán rằng đây là hành động của ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, nhằm tạo áp lực cho bà Trương Thị Mai, thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng ban Tổ Chức Trung Ương, phải nhận ghế chủ tịch nước.

Bà Mai bị cho là có “vây cánh” ở tỉnh Lâm Đồng và cũng dính vụ Đại Ninh.

Facebooker Hoàng Dũng, người có nguồn tin về chính trường Việt Nam, bình luận trên trang cá nhân: “Nếu một, hai ngày nữa mà Lâm Đồng bắt thêm quan chức thì cũng không có gì lạ. Thế tức là chị Trương Thị Mai không chịu nhận ghế chủ tịch nước mà cứ nhất nhất phải ghế chủ tịch Quốc Hội cơ. Xem ra Tô Lâm vẫn chưa nổi lên trở thành ‘độc cô cầu bại.’ Hoặc khả năng của bác chỉ đến thế hoặc bác vẫn kiên nhẫn vì Trọng Lú [Nguyễn Phú Trọng] vẫn còn ngồi kia.” (N.H.K) [qd]

hoangphong
Posts: 395
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Tin Trong Nước

Post by hoangphong »

Người dân trước thực trạng cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật?
RFA
2024.05.20


Image
Các Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ và Đinh La Thăng tại Hà Nội ngày 28 tháng 1 năm 2016.
Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, thậm chí lãnh đạo trong tứ trụ đã phải rời khỏi chức vụ do vi phạm kỷ luật. Cụ thể là ông Nguyễn Xuân Phúc vào đầu năm 2023 đã thôi giữ các chức vụ trong đảng như Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, cũng như hai chức vụ trong chính quyền là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Ông bị cho là chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng có vi phạm và khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Hơn một năm sau, tháng 3 năm 2024, Quốc hội Việt Nam chính thức miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng bởi trước đó ông Thưởng đã nộp đơn từ chức trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một năm 18 ngày giữ chức vụ này. Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, Nhà nước và cá nhân.

Một tháng sau, đến lượt ông Vương Đình Huệ từ chức. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra thông báo rằng, những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân.

Có thể ông Chiến đang ngầm chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng đã bi phạm điều lệ Đảng khi tham quyền cố vị ngồi ghế Tổng bí thư tới ba nhiệm kỳ. Có lẽ ông Chiến đang chửi xéo ông Trọng. - ông Trần Anh Quân

Mới đây, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến phát biểu rằng, cử tri và Nhân dân bày tỏ sự đau xót khi một số cán bộ cấp cao đã vi phạm những điều đảng viên không được làm, mất uy tín, không thể tiếp tục đảm nhiệm trọng trách được Đảng và Nhân dân giao phó.

Ông Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội ở Sài Gòn, nêu quan điểm của ông:

“Theo tôi, ông Chiến phải nói rõ, Nhân dân ở đây là Nhân dân nào? Ông Chiến khảo sát như thế nào mà nói là người dân đau xót? Còn nếu không đưa ra được bằng chứng khảo sát thì rõ ràng ông Chiến đang nói láo trước Quốc hội và đang thể hiện sự trơ trẽn trước người dân.

Thực tế, tôi thấy người dân rất phẫn nộ khi những cán bộ cấp cao như chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội bị phát hiện tham nhũng, và người dân cũng rất hả hê khi lãnh đạo cao cấp bị kỷ luật, mất chức hay vào tù. Không có Nhân dân nào đau xót cả. Nếu có đau xót thì chỉ có đảng viên và người nhà của họ đau xót mà thôi.

Có thể ông Chiến đang ngầm chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng đã bi phạm điều lệ Đảng khi tham quyền cố vị ngồi ghế Tổng bí thư tới ba nhiệm kỳ. Có lẽ ông Chiến đang chửi xéo ông Trọng”.

Cuối năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chính thức thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương đảng Khóa XIII; phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Ông Phạm Bình Minh bị cho phải chịu trách nhiệm trong vụ tham nhũng qua các chuyến bay giải cứu vào mùa dịch COVID-19; còn ông Vũ Đức Đam là vụ bộ xét nghiệm n-CoV-2 của Công ty Cổ phần Việt Á.

Mới đây nhất, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét cho thôi các chức vụ, nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực ban Bí Thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Lý do được Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu ra, là bà Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cá Nhân.
Image Một số người dân mà RFA hỏi chuyện đều cho rằng, họ không đau xót mà còn vui mừng khi thải hồi các loại cán bộ từ cấp thấp đến cấp cao là những con sâu mọt hại nước, hại dân. Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn thì cho rằng:

“Người dân và dư luận trong nước cũng như công luận quốc tế cũng thấy là chưa thỏa đáng, là bởi không biết rõ những người này vi phạm về việc gì, đã vi phạm điều gì trong 19 điều Bộ chính trị đưa ra cách nay mấy năm mà đảng viên không được làm? Không có gì cụ thể cả, trong khi người dân thì cho rằng, đã vi phạm luật pháp đến mức phải từ chức thì về mặt luật pháp cũng phải bình đẳng như những công dân khác là phải chịu xử lý về mặt hình sự chứ không thể nào ‘hạ cánh an toàn’ được. Được nghỉ hưu với số tài sản không rõ là bao nhiêu thì nhân dân không thấy đau xót mà chỉ thấy chưa thỏa đáng”.

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Toàn, chỉ những người dân thụ động, bị tuyên truyền mới đau xót, bàng hoàng khi thấy những cán bộ do chính ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu bị kỷ luật phải từ chức. Ngoài ra, chính bản thân ông Đỗ Minh Chiến cũng thấy đau xót và nói thay cho ông Nguyễn Phú Trọng, nói thay cho đảng khi ông Trọng đã rất kỳ công, chu đáo trong việc chọn cán bộ mà lại tha hóa như thế. Ông Chiến đã mượn danh Nhân dân để nói thay cho ông Trọng.

Một nhà quan sát chính trị ở Hà Nội nói với RFA:

“Các tổ chức đảng có rất nhiều trung tâm để nghiên cứu dư luận dưới sự chỉ đạo của ban tuyên giáo trung ương và ban tuyên giáo các tỉnh. Dư luận xã hội họ tập trung là khen chế độ, khen đảng. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm hồi còn làm chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM từng nói không có ai chửi đảng mà.

Nhưng thực tế ngoài xã hội, mỗi khi có cán bộ bị kỷ luật hay vào tù thì Nhân dân vỗ tay. Nghe ông nào chết thì dân nói khui bia… như thế có đau xót không? Bây giờ, việc lãnh đạo đứng trước vành móng ngựa hay vào tù trở thành trò cười cho bàn dân thiên hạ. Đó là lỗi hệ thống.

Theo nhà quan sát này, nếu muốn biết Nhân dân có đau xót hay không thì yêu cầu Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương hãy công bố tội của từng người bị cho thôi tất cả các chức vụ, bị khai trừ đảng, chứ không thể nói chung chung là có khuyết điểm. Ông kết luận:

“Bây giờ ‘hạ cánh an toàn’ rồi tiêu xài 10 đời không hết tài sản do tham ô thì hết sức bất công với Nhân dân. Làm sao mà Nhân dân đau xót cho được. Dân chỉ thấy đau xót vì ở Việt Nam có hai loại luật: luật cho quan và luật cho dân”.

Việc hàng loạt quan chức cao cấp vi phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ từ chức là xong, đã gây bất bình trong công chúng. Dư luận vẫn chưa quên câu nói từ năm 2017 của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ khi nói về vụ Đồng Tâm: “Nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Post Reply