KINH DOANH

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

KINH DOANH

Post by CNN »

Lại để khỏi phải mở bài mới hoài, CNN đề nghị gộp vào đây mục kinh doanh, mánh khoé đang xảy ra trong nước.

Và để mở đầu, CNN xin cóp-pi lại chuyện kinh doanh nhân mùa Giáng sinh ở VN

“Ông già Noel” lừa ?!

Háo hức, hồi hộp chờ được nhận quà của ông già Noel như ông đã hứa, nhưng đến ngày, các em lại nhận được thư: "ông già Noel...bị ốm, hẹn sang năm!" khiến các em khóc dở mếu dở...

Trong những ngày gần đây, nhiều trường tiểu học ở Saigon nhận được tờ rơi và thư ngỏ của Công ty TNHH Thuận Long, có trụ sở đóng tại số 221B/3 Trần Huy Liệu Q. Phú Nhuận, với nội dung: “Lễ Giáng sinh sắp đến rồi, ông đang rất bận rộn vì phải kiểm tra danh sách các cháu ngoan giỏi mà ông sẽ đến thăm và chuẩn bị quà đầy túi trước khi đến với các cháu. Ông biết các cháu của ông là những đứa bé ngoan, học giỏi và vâng lời cha mẹ nên ông rất mong chờ đến đêm trước Giáng sinh để viếng thăm nhà các cháu và gởi những món quà bất ngờ thú vị. Quà của ông có rất nhiều loại, nào là bánh quy, kẹo sô-cô-la, gấu bông, nào là rô bốt, đồ chơi... ngay cả Pokemon và Hugô cũng muốn chui vào túi của ông để đến với các cháu nữa. Điều khó khăn nhất của ông là chiếc xe quà của ông quá bé nhỏ và những con tuần lộc không thể kéo nổi chiếc xe nặng mang hết tất cả quà để các cháu lựa chọn. Vậy nên ông rất mong thư các cháu trả lời sớm món quà mình mong ước để ông dễ dàng thu xếp nhé”.

Muốn nhận quà phải nộp tiền

Đọc những lời lẽ trong thư, ngay cả các giáo viên của Trường Tiểu học Mê Linh, Q.3 cũng lầm tưởng đây là quà của một tổ chức xã hội từ thiện nào đó gửi cho các cháu.Thầy tổng phụ trách Đội của nhà trường cũng chỉ phát cho mỗi lớp có vài thư, các cô chủ nhiệm lớp bắt đầu bình chọn xem em nào học giỏi nhất trong lớp mới được viết thư gởi ông già Noel để nhận quà.

Em Lê Ngọc Diệp, học sinh lớp 3C của trường, đã lọt vào danh sách “may mắn” này. Em kể: “Cả lớp chỉ có 8/40 bạn được viết thư cho ông già Noel theo gợi ý của cô giáo và cháu cũng như các bạn, mong ước một món quà là Hugô. Nhưng sau đó không hiểu thế nào thầy phụ trách lại thông báo là gia đình phải bỏ tiền ra mua khiến các em vô cùng thất vọng”.

Bà Lê Thị Kim Chi, phụ huynh em Diệp, bức xúc: Sau khi cháu viết thư gửi cho Ông già Noel được 2 ngày thì gia đình tôi nhận được điện thoại của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn yêu cầu phụ huynh phải đóng tiền thì con mình mới có quà. Tôi liên hệ với Công ty Thuận Long thì nhân viên ở đây cho biết: Để được tặng quà, chúng tôi phải nộp phí từ 59.400 đồng đến 132.000 đồng cho mỗi món quà tùy theo gia đình muốn đứa trẻ nhận vào ban ngày hay ban đêm. Đến đây thì cả phụ huynh và giáo viên Trường Tiểu học Mê Linh mới vỡ lẽ biết rằng mình đã bị lừa. Nhưng để cho các cháu không bị thất vọng, một số người đã phải bấm bụng nộp tiền để con mình có được món quà như mong đợi từ chính tay Ông già Noel trao tặng.

“Ông già Noel bị ốm”: Thêm một chiêu lừa

Khi hỏi tại sao bưu điện lại đặt phụ huynh vào chuyện đã rồi như trên, bà Đặng Thị Nga, Giám đốc Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nhìn nhận: Chúng tôi đã làm sai quy trình, đây là một dịch vụ mà trung tâm liên kết với Công ty Thuận Long. Lẽ ra chúng tôi phải gửi thư ngỏ cho các bậc phụ huynh để xem ý kiến của họ như thế nào, họ có khả năng tặng quà cho con em mình hay không, giá cả ra sao, sau đó mới tiến hành gửi thư cho các em thì chúng tôi lại làm ngược lại, gây thất vọng cho các em và gây bực mình cho các phụ huynh. Về hậu quả của việc sẽ có nhiều em không nhận được quà do phụ huynh không hợp tác, cũng theo bà Nga, dịch vụ này sẽ một lần nữa gửi thư đến cho các em “may mắn hụt” thông báo rằng: Ông già Noel bị ốm đột xuất không đến được và hẹn các em đến... sang năm!!!

Gần đây, một số tổ chức, cá nhân có những sáng kiến trong kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường là điều đáng trân trọng. Nhưng, lợi dụng ngày lễ để lừa gạt trẻ em như trên đây là điều không thể chấp nhận. Đã có nhiều chuyện nực cười khi các cháu biết được những ông già Noel và có cả bà già Noel chạy sô như thế nào trong ngày này, có ông vượt đèn đỏ bị cảnh sát thổi phạt, có ông đến nhà trao quà mà quần áo xộc xệch, nói năng chẳng đâu vào đâu cả thậm chí còn xin chủ nhà cho ông đi nhờ toa-lét... vì ông quá mệt khi phải di chuyển cả trăm địa điểm trong một ngày... nhưng chuyện Ông già Noel bị... ốm thì các cháu không hình dung nổi.

Source: ttvn.net

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Nội Quy Nhậu

Post by CNN »

Nội quy nhậu

Image

Món nhậu

Image

CNN Góp-nhặt

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Cà phê... ớn lạnh

Post by phu_de »

Cà phê... ớn lạnh
16/05/2005 08:53

Không thể tính nổi tại TP HCM mỗi ngày các quán cà phê bình dân tiêu thụ bao nhiêu cà phê bột, nhưng chúng tôi có thể khẳng định phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày không phải là cà phê mà là... đậu nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng ký kinh doanh phù phép thành cà phê. Đó cũng chính là lý do vì sao ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê hay nhiều hơn nữa mà đêm về vẫn ngủ ngon.

Công nghệ chế biến "cà phê ngõ hẻm"

Image

Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường TP.HCM đang có đến gần 2.000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các lò rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhãn hiệu "mạnh ai nấy nghĩ" rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê "cóc" lề đường.

Tôi được nhận vào làm việc ở một lò rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12 và dần dà hiểu toàn bộ quy trình chế biến cà phê. Sau khi khiêng hai bao đậu nành loại "cực đẹp" đổ vào lò, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. - chủ lò - đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành. Anh ta quay qua tôi: "Mọi khi rang gấp ba như thế". Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu.

Image

Khi chảo đường sôi sùng sục, đen xì trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hóa chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê tỏa ra ngào ngạt. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn "tẩm". Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: "OK". Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã "tới". Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm lò rang, rồi mở lò chuyển đậu ra. Đậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành. Khi đã bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi còn nóng sẽ chỉ còn lại mùi cà phê mà thôi). Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Đậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cảã dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy trình chế biến "cà phê" kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy trình này.

Bí quyết làm giàu của các ông chủ lò


Sáng ngày 3/5, tôi được chủ lò dẫn lên chợ Kim Biên mua hàng. Đảo quanh một vòng, chúng tôi ghé vào tiệm N.S. Chủ lò hỏi mua hai loại hóa chất được ký hiệu gì đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng. Rời tiệm N.S, chúng tôi sang tiệm T.N, chủ lò mua 1/2 kg sữa Úc (150.000đ/kg), 1 kg ca cao (40.000đ/kg). Sau đó chúng tôi về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trãi. Chủ lò đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hóa chất, liếc qua tôi thấy trong đó ghi 200g ĐĐ1 (đây là hương cà phê Đông Đức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hóa chất khác. Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hóa chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng.

Image

Tìm hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ lò muốn "cà phê" có mùi gì, vị gì cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hóa chất "tạo bọt" nhìn gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.

Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30.000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda @ mà vẫn chỉ coi là... "chuyện nhỏ". Nhiều chủ lò còn lái cả ô tô để đi giao hàng. Mỗi chủ lò loại vừa có khoảng trên một trăm quán "ruột" ở khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... Nhiều chủ lò sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê thì toàn bộ những gì được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ lò còn khuyến mãi quà, lịch... cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh.

Image

Kết thúc hơn 10 ngày đi làm thợ “rang cà phê”, trong tôi là một cảm giác ớn lạnh khi nhớ lại bàn chân mang dép cáu bẩn của anh thợ đang đạp cho tơi "cà phê", thứ hóa chất tạo bọt sền sệt được cho vào "cà phê", chợt thấy thương cái thói quen ngày nào, tôi và mấy người bạn cũng ra vỉa hè nhâm nhi một ly cà phê sáng.

(Theo Thanh Niên Online)

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Chiếc nịt ngực che mất lối vào đời...
Đặng Ngọc Khoa


Suốt tuần qua, tôi liên tục nhận những cuộc điện thoại nóng từ Đồng Nai, nơi tôi từng công tác chục năm trời. Những độc giả vốn là cô giáo, bác sĩ ở đó báo tin: “Một công ty ở TP. HCM đang dụ rất nhiều sinh viên vào đường dây bán hàng đa cấp. Để làm thành viên, mỗi sinh viên phải mua 2 chiếc nịt ngực 3 triệu đồng”.


Theo đó, những chiết nịt ngực “đặc biệt” này khi mang vào có khả năng ngăn ngừa, thậm chí trị được bệnh ung thư vú! Gia đình biết tin, ra sức can ngăn nhưng rất nhiều sinh viên - là con em họ - vẫn một mực nhắm mắt lao theo cái gọi là lợi nhuận của món hàng đa cấp.

Một bác sĩ ở Long Khánh than thở: “Trời ơi! Nếu con tôi thất học còn nghe được, đằng này nó là sinh viên y khoa”. Một cô giáo cấp III ở Biên Hòa: “Em sợ quá, giải thích thế nào chúng vẫn không nghe, lại còn bảo khối anh là bác sĩ, kỹ sư còn là thành viên VIP đi bán nịt, huống gì sinh viên!”. Đó là những sinh viên giỏi, đang là gia sư ở TP.HCM.

Với bài toán bán nịt ngực (cho các thành viên mới) lời to, họ đã bỏ dạy kèm, suốt ngày đi rao trên hành lang giảng đường, trong ký túc xá và người thân, bạn bè quen biết ở quê nhà. Nhiều sinh viên lơ là bài vở, gần như bỏ học nên hầu hết các môn thi học phần không đạt điểm tối thiểu, phải nợ. Gia đình mạnh tay cắt mọi khoản tài trợ, họ tuyên bố xanh dờn: “Đời con con lo! Những chiếc nịt ngực này sẽ làm nên... sự nghiệp”. Họ không biết, “sự nghiệp” đó chỉ có trong lý thuyết kinh tế hình tháp ngược đầy bất ổn, không chóng thì chầy sẽ đổ ập lên chính tương lai u mê, tăm tối của họ.

Báo Thanh Niên từng nhiều lần lên tiếng về hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp nhưng món hàng là chiếc nịt ngực có lẽ là lần đầu tiên. Về nội dung, khi nói nó có công năng trị ung thư vú dứt khoát là điều huyễn hoặc. Về hình thức, nó giống như đôi mắt kiếng cỡ bự thì chắc chắn không sai. Có phải do thế nên chiếc nịt ngực này đang che mất lối vào đời của một bộ phận sinh viên?

Source: Báo Online trong nước
Liền ông bán nịt?

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »


Vào WTO, Việt Nam sẽ tăng giá máy tính
(Dân trí) - “Nếu kinh doanh “nghiêm túc”, nghĩa là bán máy tính có cài đặt sẵn phần mềm thì giá thành một chiếc máy sẽ tăng lên đáng kể. Gia nhập WTO chúng ta phải tôn trọng bản quyền phần mềm”, ông Hoàng Lê Minh, Phó Giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông khẳng định.

Trong khi người tiêu dùng dự đoán thời điểm 1/1/2007 giá máy tính sẽ giảm như các mặt hàng điện máy đang ồ ạt khuyến mãi thì các nhà cung cấp, các chuyên gia trong ngành lại cho rằng WTO sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá linh kiện và thuế nhập khẩu, 2 thành phần chính tạo thành giá của máy tính. Ông Thân Trọng Phúc, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam cho biết: “Giá linh kiện chỉ giảm khi có sự thay đổi, cải tiến công nghệ với trung bình khoảng 12 - 18 tháng. Intel không có lộ trình giảm giá CPU, Mainboard và việc kinh doanh của nhà sản xuất cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào Việt Nam gia nhập WTO”.

Hiện tại, thuế nhập khầu linh kiện máy tính đang ở mức 0-10%, CPU và RAM được miễn thuế từ khá lâu, trong khi mainboard chịu thuế chỉ 5%. Đến năm 2010, thuế xuất nhập khẩu linh kiện còn 0 - 5%. Điều này không đồng nghĩa với việc thuế linh kiện máy tính sẽ giảm ngay khi Việt Nam là thành viên của WTO.

Theo ông Lê Thanh Hùng, Tổng Giám đốc công ty T&H thì công nghệ thông tin, viễn thông là công cụ cho mọi doanh nghiệp nên thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn, đặc biệt là với khối doanh nghiệp khi Việt Nam đã gia nhập WTO. “Tuy nhiên, giá máy tính sẽ không giảm hơn được nữa, đặc biệt là desktop bởi giá linh kiện độc lập, thuế nhập khẩu không thay đổi nhiều, thuế phần mềm đã là 0% trong khi dịch vụ cũng giảm ở mức tối thiểu để cạnh tranh nhau”, ông Hùng phân tích.

Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Informations Hoàng Quốc Việt cũng cho rằng: “Người tiêu dùng nên chú trọng mục đích sử dụng, giá trị mang lại khi sở hữu máy tính thay vì cứ chờ giá giảm. Nếu tính cả phần mềm có bản quyền thì giá máy tính sẽ tăng, hoàn toàn ngược lại với mong đợi của người tiêu dùng”.

Khi cánh cửa WTO đã rộng mở thì bản quyền phần mềm là một thách thức lớn với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Tuy nhiên, điều khiến các công ty máy tính lắp ráp tại Việt Nam như T&H, CMS, Khai Trí, Nguyễn Hoàng… thực sự lo ngại là khả năng cạnh tranh khi các nhà cung cấp lớn từ nước ngoài đổ vào. 80% thị trường máy tính để bàn thuộc về công ty máy tính Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lấn lướt từ laptop, mà phần lớn thị trường máy tính xách tay thuộc về các hãng nước ngoài.

Source: DanTri
CNN nhận xét: Ở VN cũng như TQ và vài quốc gia khác, việc mua đồ rẻ - đặc biệt là nhu liệu - đều do "hàng lậu, hàng cốp-pi". Một phần cũng tại các nhu liệu quá đắt nhiều khi không mua nổi .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Trò lừa bịp mới??

Sắp xuất khẩu lao động sang Mỹ

Image
Lao động của Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC học tập trước khi sang nước ngoài làm việc. Ảnh: T.V

Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm XKLĐ Viracimex vừa được Bộ LĐTB&XH đồng ý đưa lao động sang Mỹ làm việc thí điểm, các nghề thợ hàn, cắt cỏ và hái cam...

Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm



Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty đã có một vài đơn hàng với đối tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái cam)...

Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40, đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi XKLĐ tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm.

Một thuận lợi của các hợp đồng này là LĐ ký theo từng năm một nhưng mỗi năm được về nước một lần, hết hợp đồng, nếu làm tốt được ký tiếp đến hết 3 năm. Nếu làm tốt và chủ sử dụng có nhu cầu thì được cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú) và nhiều ưu đãi khác.

Cả AIC và Viracimex đều đang xúc tiến những hợp đồng đầu tiên. Trước mắt là 8 thợ hàn đi đợt đầu cho cả 2 DN, sau đó là 40 lao động làm vườn. Hiện các DN đang cho lao động đợt 2 tập huấn cắt cỏ ở các sân golf.

Dự kiến, đầu năm 2007, sẽ đưa lao động đợt đầu đi và trong năm sẽ đưa nhiều hợp đồng đi làm y tá.

Ngừa LĐ bỏ trốn: Đặt cọc lên tới trên 15.000 USD!

Theo ông Đặng Mạnh Sức - GĐ Trung tâm XKLĐ Viracimex, 2 DN cùng Bộ LĐTB&XH, Lãnh sự quán Việt Nam và nhiều Việt kiều tại San Francisco (Mỹ) đã mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, thăm dò và xúc tiến việc đưa thí điểm lao động Việt Nam sang bang này làm việc.

Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã thành lập đoàn sang San Francisco khảo sát thị trường và làm việc với phía bạn. Bộ LĐTB&XH cũng như Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đánh giá tốt về thị trường này cũng như khả năng các DN Việt Nam có thể thực hiện.

''Chúng ta kiểm soát tốt được các đối tác, họ phải là người Mỹ chứ không qua công ty môi giới nước nào khác... Tuy nhiên, luật pháp Mỹ bao giờ cũng quy định rất chặt chẽ về lao động nước ngoài: thủ tục xin visa "nhiêu khê", các quy định nghiêm ngặt về chế độ làm việc, nơi lưu trú, bảo hiểm... " - ông Sức nói

Thế nên, mối lo lắng của cả 2 DN là LĐ bỏ trốn. Ông Sức cho biết thêm: "Nếu có LĐ bỏ trốn, họ sẽ cắt luôn thị trường. Đã có một số nước châu Á từng bị rồi...''.

Theo bà Nhàn và ông Sức, 2 DN và Bộ LĐTBT&XH cũng đã có những giải pháp phòng ngừa việc bỏ trốn. Đó là đề ra mức đặt cọc cao (15.000 USD trở lên), yêu cầu gia đình làm cam kết, kết hợp với chính quyền địa phương...

Theo Thế Lê Vinh - VietNamNet
Source: báo tuổi trẻ

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

phu_de wrote:Trò lừa bịp mới??

Sắp xuất khẩu lao động sang Mỹ

Image
Lao động của Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC học tập trước khi sang nước ngoài làm việc. Ảnh: T.V

Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm XKLĐ Viracimex vừa được Bộ LĐTB&XH đồng ý đưa lao động sang Mỹ làm việc thí điểm, các nghề thợ hàn, cắt cỏ và hái cam...

Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm



Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty đã có một vài đơn hàng với đối tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái cam)...

Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40, đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi XKLĐ tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm.

Một thuận lợi của các hợp đồng này là LĐ ký theo từng năm một nhưng mỗi năm được về nước một lần, hết hợp đồng, nếu làm tốt được ký tiếp đến hết 3 năm. Nếu làm tốt và chủ sử dụng có nhu cầu thì được cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú) và nhiều ưu đãi khác.

Cả AIC và Viracimex đều đang xúc tiến những hợp đồng đầu tiên. Trước mắt là 8 thợ hàn đi đợt đầu cho cả 2 DN, sau đó là 40 lao động làm vườn. Hiện các DN đang cho lao động đợt 2 tập huấn cắt cỏ ở các sân golf.

Dự kiến, đầu năm 2007, sẽ đưa lao động đợt đầu đi và trong năm sẽ đưa nhiều hợp đồng đi làm y tá.

Ngừa LĐ bỏ trốn: Đặt cọc lên tới trên 15.000 USD!

Theo ông Đặng Mạnh Sức - GĐ Trung tâm XKLĐ Viracimex, 2 DN cùng Bộ LĐTB&XH, Lãnh sự quán Việt Nam và nhiều Việt kiều tại San Francisco (Mỹ) đã mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, thăm dò và xúc tiến việc đưa thí điểm lao động Việt Nam sang bang này làm việc.

Trước đó, Bộ LĐTB&XH đã thành lập đoàn sang San Francisco khảo sát thị trường và làm việc với phía bạn. Bộ LĐTB&XH cũng như Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đánh giá tốt về thị trường này cũng như khả năng các DN Việt Nam có thể thực hiện.

''Chúng ta kiểm soát tốt được các đối tác, họ phải là người Mỹ chứ không qua công ty môi giới nước nào khác... Tuy nhiên, luật pháp Mỹ bao giờ cũng quy định rất chặt chẽ về lao động nước ngoài: thủ tục xin visa "nhiêu khê", các quy định nghiêm ngặt về chế độ làm việc, nơi lưu trú, bảo hiểm... " - ông Sức nói

Thế nên, mối lo lắng của cả 2 DN là LĐ bỏ trốn. Ông Sức cho biết thêm: "Nếu có LĐ bỏ trốn, họ sẽ cắt luôn thị trường. Đã có một số nước châu Á từng bị rồi...''.

Theo bà Nhàn và ông Sức, 2 DN và Bộ LĐTBT&XH cũng đã có những giải pháp phòng ngừa việc bỏ trốn. Đó là đề ra mức đặt cọc cao (15.000 USD trở lên), yêu cầu gia đình làm cam kết, kết hợp với chính quyền địa phương...

Theo Thế Lê Vinh - VietNamNet
Source: báo tuổi trẻ
Việc cắt Cỏ ở bên Mỹ Đa số do Người Mễ đảm trách , Công giá cắt rất rẻ . Làm gì có chuyện lương tháng 5000 USA . Còn cắt cỏ ở Sân Golf phải có Xe Máy cắt Cỏ Lớn và biết kỹ thuật Cắt . Chứ đâu phải cắt cỏ như ở sân nhà . Thật là hết thuốc chữa ...lừa gạt trắng trợn.

Post Reply