Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Bình Dương: Mâu thuẫn nội bộ, cán bộ Viện Kiểm Sát đánh nhau
November 29, 2016

Image
Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương xác nhận có việc đánh nhau giữa các thuộc cấp. (Hình: báo Bình Dương)
BÌNH DƯƠNG (NV) – Mâu thuẫn nội bộ, một cán bộ Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An đã xô xát gây thương tích cho cả viện trưởng và viện phó.

Chiều 29 tháng 11, báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn tin từ Viện Kiểm Sát Tối Cao cho biết thanh tra viện đang phối hợp với tỉnh Bình Dương “làm rõ vụ xô xát tại Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An giữa kiểm sát viên và lãnh đạo viện này.”


Nói với báo chí, ông Mai Văn Dũng, viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương, xác nhận có việc xô xát tại Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An giữa một kiểm sát viên với viện trưởng và viện phó.

“Vụ việc chỉ là mâu thuẫn nhỏ nội bộ, hiện tỉnh đang làm rõ, trước mắt hành vi của kiểm sát viên là vi phạm quy định của ngành chứ không có dấu hiệu hình sự gì cả. Nguyên nhân của vụ việc sẽ được đoàn thanh tra làm rõ,” ông Dũng nói.

Tuy nhiên, theo phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn, chiều 22 tháng 11, ông Dương Văn Vũ, kiểm sát viên và ông Nguyễn Văn Hùng, viện trưởng Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An đã xảy ra cãi vã rồi đánh nhau. Thấy vậy ông Bùi Như Lạc, viện phó nhảy vào can thiệp thì bị đánh gây thương tích nhẹ ở tay trái.

Trong khi đó, dư luận cũng cho rằng, ông Vũ đã dùng dao uy hiếp lãnh đạo Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An dẫn đến thương tích.

Nói với báo chí tại trụ sở, ông Hùng cho rằng: “Ðây chỉ là xô xát nhỏ, chuyện nội bộ chứ không có đánh nhau gì cả. Vụ việc đang được lãnh đạo và các đơn vị chức năng tỉnh làm rõ.”

Song, khi phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn liên hệ với ông Lạc để tìm hiểu thêm nhưng ông này không nghe điện thoại.

Nói với báo chí, chiều 28 tháng 11, ông Dương Văn Vũ cho biết đã có bản tường trình gửi lãnh đạo tỉnh, “Do nghĩ bị trù dập trong đánh giá cán bộ, công chức nên hơi nóng giận và lớn tiếng cãi nhau với viện trưởng. Rất mong lãnh đạo cấp trên xem xét, rộng lượng bỏ qua.”

Về nguyên nhân thật của vụ việc trên, phía lãnh đạo Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương cho biết đang làm rõ nên chưa thể thông tin cụ thể. (Tr.N)

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »


Hơn 1.7 triệu trẻ em Việt Nam bị lạm dụng lao động vì đói nghèo

December 1, 2016

Image
Lao động trẻ em tại Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực nông thôn.



HÀ NỘI (NV) – Ðói nghèo, đã đẩy hơn 1.75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên phải làm việc trong các nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên, mà việc ngăn chặn và giảm thiểu đang là vấn đề thách thức tại Việt Nam.

Ðó là lời cảnh báo của ông Ðặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Bảo Vệ-Chăm Sóc Trẻ Em, Bộ Lao Ðộng cho hay tại hội thảo hướng dẫn thực hiện “Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020,” do Bộ Lao Ðộng phối hợp với Quỹ Nhi Ðồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức ngày 1 tháng 12 tại Hà Nội.

Theo ông Nam, có tới 85% trẻ em từ 5 đến 13 tuổi, sinh sống ở khu vực nông thôn và 15% sống ở khu vực thành thị phải làm việc vất vả ở 3 ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 1.18 triệu em, chiếm 67%. Ðáng chú ý, số trẻ em làm việc trong các nghề có nguy cơ độc hại là 1.3 triệu em, với thời gian làm việc bình quân của các em 42 giờ/tuần.

Mặc dù Việt Nam đã ban hành hệ thống luật pháp và chính sách nhằm bảo đảm quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em (LÐTE), nhưng theo bà Ðào Hồng Lan, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng, vấn đề LÐTE vẫn còn là thách thức.

“Ðói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ LÐTE. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến LÐTE, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, vấn đề LÐTE cũng là thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung và trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do nói riêng,” bà Lan nói.

Nói với phóng viên báo Thanh Niên, bà Lan cho biết thêm, việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.

“Việc tham gia lao động sớm không chỉ cản trở sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mà còn cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp, cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em,” bà Lan chia sẻ.

Trong khi đó, ông Chang Hee Lee, giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng, việc chấm dứt lao động cưỡng bức, buôn bán người và LÐTE ở Việt Nam là bước cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người. “Ðấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ, đặc biệt các em trong hoàn cảnh khó khăn sẽ mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho xã hội Việt Nam,” ông Lee khẳng định. (Tr.N)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Thanh Hóa: Dân nhận đền bù, cán bộ phường thu 50%


December 2, 2016
THANH HÓA (NV) – Sau khi nhận tiền đền bù thu hồi đất nông nghiệp, nhiều gia đình ở phường Ðông Cương, thành phố Thanh Hóa, bị cán bộ phường thu lại một nửa không rõ lý do.

Báo điện tử VNExpress ngày 2 tháng 12 dẫn lời ông Ðào Trọng Quy, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Thanh Hóa, xác nhận cơ quan chức năng đang làm rõ việc phường Ðông Cương thu tiền đền bù đất đai của người dân, khiến nhiều gia đình tố cáo.


Theo đơn tố cáo, để làm dự án khu thương mại văn phòng, chính quyền thành phố Thanh Hóa thu hồi đất nông nghiệp của nhiều hộ dân ở phường Ðông Cương. Sau đó chủ đầu tư mời các hộ dân đến ủy ban phường giao tiền đền bù. Song, không hiểu sao nhiều hộ bị cán bộ phường thu lại khoảng một nửa số tiền.

Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi) cho hay, bà nhận được 21 triệu đồng cho vài mét ruộng ở cánh đồng Hà Ðá. Tuy nhiên, vừa ký nhận tiền xong thì cán bộ phường thu lại 11 triệu. “Họ nói thu lại để đóng cho ủy ban nhưng không rõ dùng vào việc gì,” bà Lũy nói.

Bà Lê Thị Tuyền (77 tuổi) nhận được 38 triệu đồng, nhưng cán bộ phường thu lại gần 19 triệu đồng. “Họ nói thu tiền để làm trích lục đất. Tôi hỏi, nếu làm xong trích lục thì phường có trả lại hay không thì chưa nhận được câu trả lời,” bà Tuyền nói.

Gia đình bà Nguyễn Thị Phượng, giáo viên hưu trí, nhận hơn 100 triệu đồng tiền đền bù, bị thu 65 triệu đồng. Bất bình, gia đình bà nhiều lần đến phường “khiếu nại.” Thấy khó nuốt trôi, cán bộ phường buộc phải trả lại.

Thừa nhận vụ việc, song ông Lê Ðình Mão, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Ðông Cương, giải thích: “Do người dân tự nguyện nộp tiền xây dựng địa phương, trước khi thu, phường có tổ chức họp dân xin ý kiến. Chúng tôi sẽ chỉ đạo rà soát, trả lại tiền cho dân nếu họ thắc mắc.” (Tr.N)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »


Việt Nam càng ngày càng nhiều ‘ma’

December 8, 2016

Image
Vũ Minh Hoàng (phải) quay về Việt Nam, đến Cần Thơ nhận quyết định bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Ðầu Tư-Thương Mại
và Hội Chợ Triển Lãm Cần Thơ rồi trở qua Nhật học tiếp. (Hình: Ðài PTTH Cần Thơ)
CẦN THƠ (NV) – Sự trắng trợn của các băng nhóm chính trị tại Việt Nam đã vượt quá khả năng tưởng tượng của mọi người.

Sau hàng loạt scandal liên quan đến việc sắp đặt tay chân thân tín làm lãnh đạo, kiểu như phong trào bổ nhiệm hàng loạt tài xế của bí thư, chủ tịch huyện làm phó văn phòng huyện ủy, phó văn phòng ủy ban nhân dân huyện ở Thanh Hóa, rồi tuyển dụng, bổ nhiệm các thành viên trong một gia đình hay một gia tộc vào một cơ quan công quyền hoặc bộ máy công quyền của xã, huyện, hay tỉnh, nay tới lượt bổ nhiệm một sinh viên đang du học ở ngoại quốc làm lãnh đạo.
Theo báo chí Việt Nam, Tháng Sáu năm 2014, Ban Tổ Chức của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN đồng ý cho Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ tuyển dụng Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh, lúc đó mới 24 tuổi, đang du học tại Bỉ vào làm “chuyên viên.”

Ban Chỉ Ðạo Tây Nam bộ là cơ quan thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN giám sát và chỉ đạo toàn bộ các vấn đề có liên quan đến an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy Hoàng ở ngoại quốc nhưng Tháng Giêng năm 2016, “chuyên viên” Vũ Minh Hoàng vẫn được bổ nhiệm làm vụ phó Vụ Kinh Tế của Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ. Ngay sau đó, Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ có văn bản “cho phép” Vũ Minh Hoàng đi Nhật học tiến sĩ.

Mới đây, vụ trưởng Vụ Kinh Tế của Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ, thú nhận ông ta không hề biết mình có một phụ tá tên Vũ Minh Hoàng.

Vũ Minh Hoàng chỉ có tên trong danh sách lãnh đạo Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ chứ không đến chỗ này làm việc ngày nào. Nói cách khác, Hoàng là một vụ phó “ma.”

Chuyện chưa ngừng ở đó, đúng 32 ngày sau khi được bổ nhiệm làm vụ phó Vụ Kinh Tế của Ban Chỉ Ðạo Tây Nam Bộ, Vũ Minh Hoàng được chủ tịch thành phố Cần Thơ “xin” đích danh.

Sau khi thủ tục “xin tăng cường cán bộ từ trung ương cho địa phương” hoàn tất, chính quyền thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ tiếp nhận, bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng làm phó giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Ðầu Tư-Thương Mại và Hội Chợ Triển Lãm của Cần Thơ. Hoàng đến Cần Thơ dự lễ rồi… qua Nhật học tiếp.

Báo chí Việt Nam không cho biết thân thế của Vũ Minh Hoàng. Còn các viên chức có trách nhiệm thì “đang xem xét” chưa trả lời việc tuyển dụng, bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng có “đúng qui trình” giống như họ đã từng khẳng định sau những scandal liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự khác hay không.

Giữa lúc dân chúng Việt Nam còn đang sửng sốt về trường hợp Vũ Minh Hoàng – chỉ đi học, chưa đi làm ngày nào nhưng thăng tiến nhanh hơn hỏa tiễn thì thanh tra tỉnh Nghệ An loan báo, vừa phát giác Ðại Học Kinh Tế Nghệ An có gần 200 sinh viên “ma.”

Ðại học này là nơi đào tạo cả hai bậc đại học và cao đẳng. Từ 2014 đến nay, tuy không tuyển được sinh viên nào vào hai khoa “Khoa Học Cây Trồng” và “Lâm Nghiệp” nhưng Ðại Học Kinh Tế Nghệ An vẫn lập một danh sách “ma” với 180 sinh viên đang theo học hai khoa vừa kể ở cả bậc đại học lẫn bậc cao đẳng.

Với 180 sinh viên “ma” này, Ðại Học Kinh Tế Nghệ An đã chiếm đoạt hai tỉ đồng chi để hỗ trợ đào tạo những sinh viên “ma” này. Dường như thanh tra tỉnh Nghệ An không xem chuyện lập danh sách “ma,” rút tiền từ công quỹ chia nhau là nghiêm trọng nên họ chỉ đề nghị chủ tịch tỉnh Nghệ An buộc Ban Giám Hiệu Ðại Học Kinh Tế Nghệ An kiểm điểm và hoàn lại tiền. (G.Ð)

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »



Dân Đà Nẵng vây hai nhà máy thép phản đối ô nhiễm

December 14, 2016

Image
Người dân xã Hòa Liên tập trung trước nhà máy thép Dana Ý. (Hình: Báo VnExpress)
ĐÀ NẴNG (NV) – Hàng trăm người dân tập trung trước cổng công ty Thép Dana Ý và công ty Thép Dana Úc, ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, để phản đối ô nhiễm vào hôm 14 Tháng Mười Hai.

Báo điện tử VnExpress dẫn tin phản ánh từ nhiều người dân cho biết, trong quá trình sản xuất, hai nhà máy trên đã xả khí thải và nước thải ra môi trường, cùng với bãi chứa gỉ sắt liền kề khu dân cư khiến người dân phải sống chung với ô nhiễm.

Đặc biệt, cứ khoảng 11 giờ hằng đêm đến rạng sáng hôm sau, các nhà máy hoạt động càng rầm rộ, thải khói “tấn công” xóm làng. Nếu các công ty không chấm dứt ô nhiễm thì phải dừng hoạt động, nếu không họ sẽ chặn xe không cho vào nhà máy.

Ông Đặng Phú Hành, phó chủ tịch huyện Hòa Vang thừa nhận, hoạt động sản xuất của hai nhà máy Dana Úc và Dana Ý thời gian qua gây ô nhiễm môi trường.

Đối với công ty Dana Úc, ủy ban huyện Hòa Vang cũng đang yêu cầu khắc phục ô nhiễm mới cho hoạt động và cũng đã đồng ý chủ trương thành lập tổ giám sát cộng đồng do người dân tham gia. (Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Việt Nam: Sáu ngày, thủy điện làm chết 15 người tại miền Trung

December 18, 2016

Image
Mưa liên tiếp nhiều ngày cùng với việc xả lũ các thủy điện ở Phú Yên làm nhiều xã ở huyện Tuy An chìm sâu,
hàng chục ngôi nhà nước dâng cao gần tới nóc. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI (NV) – Chưa đầy một tuần lễ, các đập thủy điện tại miền Trung Việt Nam xả lũ hối hả đã làm chết 15 người và rất nhiều sự thiệt hại về tài sản trong khi sự thiếu đói nhìn thấy trước mặt.

Theo tin tức từ cơ quan phòng chống lụt bão trung ương Việt Nam, từ ngày 12 đến ngày 17 Tháng Mười Hai, các địa phương từ Thừa Thiên-Huế kéo dài xuống phía nam miền Trung, đã có 15 người thiệt mạng vì lũ lụt. Tỉnh Thừa Thiên-Huế có ba người chết, Bình Định có 11 người, Khánh Hòa một người. Đó là chưa kể đến ba người mất tích mà tính ra tỉnh Bình Định có hai người, Thừa Thiên-Huế có một người.


Sự thiệt hại vật chất ước tính khoang hơn 608 tỷ đồng chỉ với sáu ngày lũ lụt do 14 đập thủy điện xả lũ ở miền Trung Việt Nam với 130 ngôi nhà bị sập, hư hỏng 72 nhà. Khi lũ lụt ập đến, 127,194 hộ dân ngập nước mà chắc chắn thiệt hại cho căn nhà và đồ vật, thực phẩm không hề nhỏ. Mùa lúa năm nay ở khu vực được thấy mô tả là thiệt hại 12,140 ha, mạ bị thiệt hại 3,441 ha, ngập úng 9,483 ha hoa màu, 526,500 chậu cây cảnh. Mưa lũ còn làm chết 1,180 con gia súc và 60,860 gia cầm.

Nếu tính từ đầu năm đến nay, thiên tai và nhân tai thủy điện hợp sức đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại vật chất khoảng trên 37,650 tỷ đồng (tương đương $1.7 tỷ).

Sợ vỡ đập, các nhà máy thủy điện xả lũ ồ ạt làm cho các khu vực hạ lưu bị ngập lụt nhanh chóng, người dân không kịp trở tay. Hôm Thứ Sáu tuần trước, báo chí trong nước đưa tin 14 đạp thủy điện ở cả vùng cao nguyên Trung Phần và các tỉnh miền Trung xả lũ hết công suất liên tiếp nhiều ngày. Hàng triệu người dân chỉ cố gắng giữ lấy mạng sống.

Hiện các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đã đầy nước và đang tiếp tục xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng ở tất cả các tỉnh, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở, sản xuất bị đình trệ, đời sống người dân trong vùng thiên tai gặp vô cùng khó khăn và tổn thất nặng nề, theo tờ Tiền Phong.

Các nhà máy thủy điện do chính quyền xây dụng bán điện kiếm tiền. Nhưng xả lũ làm thiệt hại tài sản và nhân mạng thì không thấy nói gì đến bồi thường mà chỉ chống chế là “đúng quy trình.”

Nếu chỉ kể hai tháng cuối năm 2016, các tỉnh miền Trung liên tiếp gánh năm đợt mưa lũ lớn dẫn đến việc các đập thủy điện xả lũ làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương, mà bị nặng nhất là tỉnh Bình Định. (TN)

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »


Quảng Nam: Ngư dân không thể ra khơi vì cửa biển bị bồi lấp

December 22, 2016

Image
Thuyền du lịch “nằm bờ,” chỉ có thuyền thúng mới ra vào nhưng rất nguy hiểm.
QUẢNG NAM (NV) – Hàng trăm mét bờ biển Cửa Đại – Hội An tiếp tục sạt lở. Hàng ngàn ngư dân quanh vùng lân cận không thể ra khơi vì cửa biển Cửa Đại đã bị cát bồi lấp sắp nổi lên mặt nước.

Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi trẻ, sáng 22 Tháng Mười Hai, đã chứng kiến tận mắt cảnh hàng trăm tàu thuyền nằm bờ, cả ngàn người dân cù lao Chàm bị kẹt trong đất liền nhiều ngày qua vẫn chưa thể ra đảo.

Ông Trần Xá, ngư dân phường Cửa Đại, thành phố Hội An lo lắng: “Bồi lấp hết, dân chúng tôi đi ra đi vô không được. Còn bên kia có chỗ lở, chạy tàu rất nguy hiểm, khiến gần 3,000 người dân nhiều ngày qua không thể vào đất liền cũng như ra đảo,” ông Xá nói.

Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Ba, trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại cho biết, sáng 20 Tháng Mười Hai, tàu vận chuyển hành khách trọng tải 80 khách cùng gần 10 tấn hàng hóa của hợp tác xã vận tải Hội An phải quay trở lại đất liền vì cửa biển quá cạn. Cũng do nước quá cạn và sóng lớn nên một thuyền thúng của ngư dân đã bị lật ngoài cửa biển, đồn đã điều phương tiện ra ứng cứu.

“Cùng với hàng trăm mét bờ biển du lịch bị sạt lở thêm, có đoạn ăn sâu vào đất liền 10 mét thì cửa biển Cửa Đại đã bị bồi lấp nặng nề. Phường có 125 tàu, thuyền hành nghề biển và gần 600 ngư dân không thể ra khơi được,” ông Lê Công Sỹ, phó chủ tịch phường Cửa Đại nói.

Trước thực trạng này, ngày 21 Tháng Mười Hai, ngành chức năng của thành phố Hội An đã lập đoàn khảo sát trực tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy, cửa biển Cửa Đại rộng cả cây số nhưng hiện cát đã bồi từ hướng Bắc ra phía cù lao Chàm. Chiều ngang cửa biển rộng từ Hội An qua huyện Duy Xuyên đã bị bồi lấp 200 mét. Khi nước cạn, mực nước sâu từ đáy cửa biển trở lên chưa tới 1 mét, thủy triều lên cao nhất cũng chưa tới 2 mét.

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Con là ‘trùm’ truyền thông CSVN, cha được ‘bơm’ thành ‘thiên tài’

December 25, 2016

Image
“Hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – ‘Trên vòm trời văn hóa – nghệ thuật Việt Nam vừa có một “ngôi sao” mới tên là Trương Minh Phương. Khác với những ngôi sao khác, “ngôi sao” này không tự phát sáng mà được truyền thông nhà nước ở Việt Nam bơm thổi.

Hôm 24 tháng 12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu – Bảo tồn – Phát huy văn hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học đã cùng phối hợp để tổ chức một… “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương.

“Hội thảo khoa học” này được tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam tường thuật một cách trang trọng. Nhờ vậy, người ta mới biết ông Phương từng viết nhạc, viết văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,… Nói chung là ông Phương đa tài, chỉ có điều lúc ông còn sinh tiền lại chẳng có ma nào biết đến và ngưỡng mộ.

Trong “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương, rất nhiều viên chức lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, các hội đoàn trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật đang sống nhờ ngân sách nhà nước, khẳng định ông Phương đích thực là “thiên tài”.

Một ông có học hàm “giáo sư” tên là Hoàng Chương, nhấn mạnh: “Nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương là một ‘hiện tượng đặc biệt’ trong nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam”. Vì tin chắc công chúng không hiểu tại sao lại như vậy nên ông “giáo sư” này chú thích thêm: “Tôi nói đặc biệt bởi hầu hết chúng ta chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương – một cán bộ văn hoá khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”.

Một ông vừa có học hàm “giáo sư”, vừa có danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” tên là Lê Ngọc Canh, thú nhận: “Rất ít người biết tới nghệ sĩ tài ba, cả cuộc đời gắn bó với rừng, sống với rừng, làm nên sự nghiệp lớn cũng từ rừng nhưng người trong giới thì tường tận về ông, họ luôn gọi ông là ‘già làng’ của giới văn hóa nghệ thuật”.

Cần lưu ý là trên facebook, rất nhiều cá nhân hoạt động trong giới văn hóa, nghệ thuật khẳng định, chưa bao giờ họ nghe nói tới ông Trương Minh Phương và cũng chưa bao giờ họ có cơ hội thưởng thức những “tác phẩm”, “công trình” của “thiên tài” này.

Tương tự, ông Đỗ Hồng Quân, một nhạc sĩ lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tuyên bố: “Trương Minh Phương không chỉ là một nhạc sĩ, nhà soạn kịch như chúng ta đã biết mà còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…”.

Rất tiếc là trong hội thảo chẳng có ai hỏi những người tham dự có ai biết nhạc phẩm nào trong “di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” mà ông Phương để lại hay không?

Cũng có thể do mường tượng được khoảng cách quá lớn giữa thực tế và những lời tụng ca, một ông “nhà thơ’ tên là Thuỵ Kha giải thích, khi sinh tiền, ông Phương “khước từ sự nổi tiếng bằng truyền thông, bằng tung hô ồn ào mà đi sâu vào đời sống”. Ông Phương là “nhạc sĩ giữa đời thường”, chuyên viết về những “đối tượng cần lao” như “cô gái làm ngân hàng”, “chàng trai là công nhân dầu khí”,…

Phân tích về những “tác phẩm” trong “di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” mà ông Phương “để lại cho đời, một ông có học hàm “phó giáo sư” và học vị “tiến sĩ” tên là Trần Trí Trắc, ca ngợi: “Kịch của ông Phương là nguồn sống của sân khấu quần chúng”. Ở đây cần giải thích thêm rằng, trước nay, “sân khấu quần chúng” là sân khấu phi chính thống, tất cả các tác phẩm chỉ nhắm vào việc tuyên truyền. Ông Trắc cũng chẳng lạ gì điều này nên chú thích thêm: “Kịch của ông Phương ‘hoàn toàn mang tính chuyên nghiệp’ nhưng diễn ở các sân khấu quần chúng vẫn hiện lên đầy đủ đặc trưng nhận thức, giáo dục thẩm mĩ”. Đó là chưa kể, “kịch” của ông Phương còn đầy tính “triết lý về lẽ sống, lẽ đời”.

Ông Trắc dẫn vài câu “triết lý” của ông Phương mà ông Trắc bảo rằng… “khó quên”. Nó như thế này: “Con voi xích được nhưng con người thì khó xích”! “Không sợ mất gỗ, chỉ sợ mất bản chất tốt đẹp mà mình đã vun đắp bao năm”!?.
Con là 'trùm' truyền thông CSVN, cha được 'bơm' thành 'thiên tài'
Image
Trương Minh Tuấn, Phó ban tuyên giáo trung ương đảng CSVN kiêm Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông. (Hình: Getty Images)
Sinh tiền, ông Phương làm đủ mọi thứ mà thiên hạ vẫn không biết ông là ai. Chỉ đến khi con trai ông là Trương Minh Tuấn trở thành Phó Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN kiêm Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông trong chính phủ Việt Nam, tài năng của ông Phương mới được khai quật và phát lộ.

“Hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương được tổ chức nhân sự kiện ông Phương được truy tặng giải “Đào Tấn” vì “những đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam”. Hội thảo kết thúc với đề nghị “Đảng và Nhà nước nên truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho ông Trương Minh Phương”!

Theo hướng này, trong tương lai, nếu ông Trương Minh Tuấn trở thành Tổng Bí thư hay Chủ tịch Nhà nước CSVN, ông Phương sẽ trở thành danh nhân nước Việt! Đây đó tại Việt Nam sẽ có những quảng trường, những con đường mang tên Trương Minh Phương.

Trong thiết chế xã hội chủ nghĩa, Bắc Hàn có Kim Il-sung, Kim Yong-il, Kim Yong-un thì hà cớ gì Việt Nam lại không có những thứ đại loại kiểu như Trương Minh Phương – Trương Minh Tuấn? (G.Đ)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Con trai Vũ Huy Hoàng ‘chạy’ khỏi Sabeco

December 26, 2016

Image
Sau nhiều tai tiếng “bố bổ nhiệm con”, Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco.

HÀ NỘI (NV) – Sau nhiều tai tiếng “bố bổ nhiệm con”, Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco, hãng bia rượu quốc doanh lớn nhất nước.

Các báo tại Việt Nam đưa tin này hôm Chủ Nhật 25/12/2016 nói rằng ông Vũ Quang Hải, đã xác nhận với báo giới cái tin ông ta “sẽ sớm rút khỏi Hội đồng quản trị hãng bia rượu và nước giải khát quốc doanh Sabeco. Đồng thời ông ta cho biết đã nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 21.12.2016. Bộ Công Thương cũng đã xác nhận thông tin này.

Vụ “bố bở nhiệm con” vào một chức vụ béo bở tại công ty bia rượu nước giải khát Sabeco (tiền thân là công ty BGI ở Sài Gòn) gây nhiều chú ý tại Việt Nam mấy tháng qua khi một tổ chức có tên là Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) tố cáo cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhiều tội, trong đó có tội bổ nhiệm cậu con trai nhiều thành tích xấu vào làm thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Giám đốc Sabeco.

Từ vụ bới móc của VAFI và các cuộc điều tra tiếp theo, người ta được biết ông Vũ Huy Hoàng đã là một trong những người đóng vai trò chủ chốt đưa Trịnh Xuân Thanh chạy lòng vòng trên một số chức vụ thuộc Bộ Công Thương rồi tới tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh, “cơ cấu” làm đại biểu quốc hội dù từng bị nghi ngờ làm “thất thoát” hơn 3,200 tỉ đồng ở Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC). Hiện ông này đã trốn ra nước ngoài, có vẻ như đang ở đâu đó bên Châu Âu mà chế độ đe dọa sẽ bắt về trị tội.

Tuy nhiều bài báo trong nước thuật lời các chức sắc cao cấp của chế độ xác định ông Vũ Huy Hoàng đã vi phạm cả ‘điều lệ đảng’ cũng như vi phạm pháp luật. Nhưng cho tới nay, sau mấy tháng bàn cãi quanh co, ông ta mới chỉ bị “cảnh cáo” về mặt đảng, và lột mất cái chức “bí thư ban cán sự đảng tại Bộ Công thương”, một cái chức ông ta không còn giữ, như kiểu giơ tay tát vào cái bóng ông ta trên vách tường. Còn cái quốc hội của chế độ thì vuốt đuôi theo với trò “phê phán nghiêm khắc trước toàn dân”, cũng lại chỉ vào cái bóng ông ta mà gào thét.

Vụ việc trở nên ồn ào của ông Vũ Huy Hoàng được phơi bày sau khi đã nghỉ hưu, cả ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất và con trai ông là Vũ Quang Hải đều từng cả quyết việc bổ nhiệm hoàn toàn “đúng quy trình” và không có chuyện “bố bổ nhiệm con”.

Theo cáo buộc của PVFI, năm 2011, ông Vũ Quang Hải (mới 25 tuổi) từng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVFI, công ty có vốn điều lệ hơn 300 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Công ty PVFI dưới sự “chèo lái” của ông “thần đồng kinh doanh” Vũ Quang Hải, năm 2011 đã lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty này là 300 tỷ đồng.

Sau đó, ông Vũ Quang Hải được điều động về Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và thời điểm này theo cáo buộc của tổ chức VAFI, công ty PVFI đã “gần như tê liệt hoạt động và đã ở tình trạng phá sản”, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị “bưng bít” khi ông Vũ Quang Hải nắm quyền.

Tổ chức VAFI đả kích rằng, “Chỉ sau một năm làm việc với chức danh Phó Giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), người hùng PVFI xuất hiện tại Sabeco như “thần đồng về quản trị doanh nghiệp”.

Tổ chức VAFI đặt nhiều câu hỏi, gián tiếp quy tội cho ông Vũ Huy Hoàng, như “việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4,700 cổ đông?”.

VAFI cũng đặt câu hỏi rằng cơ sở pháp lý nào để (Bộ Công thương mà ông Vũ Huy Hoàng là bộ trưởng) bổ nhiệm con ông là Vũ Quang Hải lên chức danh Phó vụ trưởng, người mới chỉ làm công chức được 1 năm, không biết hoạch định chính sách lại đang chịu án kỷ luật tại PVFI (theo quy định Tổng giám đốc làm thua lỗ 2 năm sẽ bị cách chức) thì lại được đề bạt.

Chưa hết , tổ chức, VAFI cũng hỏi rằng, dựa trên cơ sở pháp lý nào để cài cắm Vũ Quang Hải vào làm thành viên HĐTQ và Phó tổng giám đốc của Sabeco. Đại diện VAFI cũng đòi trả lời cho nghi vấn việc cổ phần hoá Sabeco, Habeco lại chậm trễ dù đã 8 năm cổ phần hoá nhưng không được chuyển giao về công ty mua bán nợ và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

“Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho SCIC theo đúng quy định của nhà nước thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột của mình, thư ký riêng của mình vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco? Đó là một trong những lý do vì sao nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chậm bàn giao vốn về SCIC, ngăn cản việc niêm yết của Sabeco”, VAFI tố cáo trong văn bản.

Có lẽ thấy ngồi lỳ cũng khó trước nhiều điều tiếng và sức ép nên ông Vũ Quang Hải đành phải “bỏ của chạy lấy người”.

Tuy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đã cho rằng ông nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng “thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai giữ các chức vụ chủ chốt tại các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ”, ông ta có bị lôi ra tòa hay vụ việc chỉ tới đây là dừng lại, giống như “ném đá ao bèo?” (TN)

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »



Tháo cầu treo mục nát, bỏ mặc trẻ em lội suối đến trường

December 27, 2016

Image
Các em nhỏ phải lội qua con suối mỗi ngày để tới trường.



HÒA BÌNH (NV) – Sau khi bị tố cầu treo mục nát không biết sập lúc nào mà vẫn để dân đi, chính quyền huyện Tân Lạc vội vàng tháo bỏ mà không có kế hoạch thay thế, khiến hàng trăm học sinh hàng ngày phải lội suối đi học.

Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ, ngày 27 Tháng Mười Hai, mới gần 6 giờ sáng giá rét mà hai bên bờ của con suối Cái, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, có hàng trăm học sinh từ mẫu giáo tới trung học bì bõm vượt qua dòng suối rộng gần 100 mét để tới trường.


Cách đó vài chục mét là chiếc cầu treo hoen gỉ, xuống cấp nghiêm trọng đã bị tháo dỡ toàn bộ các thanh sắt và mặt cầu, vốn là phương tiện duy nhất mà suốt hơn 3 năm qua các em nhỏ ở Lỗ Sơn vẫn phải liều mình đi qua để tới trường vừa bị chính quyền huyện Tân Lạc thực hiện sau khi những hình ảnh các em học sinh liều mình nối nhau đi trên cây cầu xuống cấp xuất hiện trên truyền thông.

Tuy nhiên, tháo cầu xong lại không có bất kỳ một phương tiện hay cách nào khác thay thế, để giúp học sinh và hàng trăm hộ dân di chuyển sang bên kia suối. Và thế là bây giờ học sinh lại tiếp tục liều mình lội suối để tới trường, còn người dân vượt suối sang bờ kia đi làm.

Vừa cõng đứa cháu nhỏ, tay dắt đứa cháu lớn hơn, bà Bùi Thị Đậu, ở xóm Đồi Mới cho biết, do nhà xa mà cầu treo đã bị dỡ, không có đường khác đi nên bà cháu phải lội suối đi sớm để tới lớp cho kịp.

Thế nhưng nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Bùi Tiến Lâm, chánh văn phòng ủy ban huyện Tân Lạc cho biết, huyện đã đề xuất đến Bộ Giao Thông đầu tư xây cầu mới và được chấp thuận nhưng đến giờ vẫn chưa được cấp vốn.

“Hướng giải quyết của huyện là sẽ cho sửa chữa điểm trường bên kia suối để dồn ghép học sinh sang học khỏi phải lội suối. Song, khi nào thực hiện thì chưa có kế hoạch cụ thể,” ông Lâm nói. (Tr.N)

Post Reply