Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Tin Trong Nước

Post by bichphuong »

Trung Quốc gom 700 tấn giun đất khô, làm hại đất canh tác ở Việt Nam
August 12, 2023


HÒA BÌNH, Việt Nam (NV) – Nhu cầu sử dụng giun đất khô làm thuốc Bắc lên tới gần 700 tấn mỗi năm, khiến thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom đem về chế biến, để lại nhiều hệ lụy cho đất canh tác và người nông dân.

Theo báo VietNamNet hôm 12 Tháng Tám, tại Việt Nam, giun đất chưa được nuôi mà chỉ có trong tự nhiên.
Image
Giun đất sấy được thu gom để bán cho thương lái Trung Quốc. (Hình: VietNamNet)

Thời gian qua, do nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc, tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam, chủ yếu ở miền Bắc, diễn ra tình trạng người dân rầm rộ kích điện bắt giun đất, khiến các nhà vườn bất an, phải cầu cứu chính quyền.

Máy kích điện giun đất được rao bán la liệt trên Internet với giá khá rẻ, dưới 1 triệu đồng ($42) một cái. Người dùng chỉ cần cắm máy kích xuống đất, bấm nút là phóng ra luồng điện rất mạnh, khiến các sinh vật ở dưới đất phải chui lên, trong đó có giun đất.

Giun đất tươi được bán với giá từ 50,000 đến 80,000 đồng ($2.1-$3.3) mỗi kg. Do vậy, một người mỗi đêm đi kích giun đất bán cho các lò sấy có thể kiếm được hàng triệu đồng (hàng trăm đô la).

Báo Lao Động dẫn lời một chủ lò sấy được nêu tên tắt là Phong ở tỉnh Hòa Bình chia sẻ, trung bình mỗi lò sấy được khoảng 3-4 tạ giun đất tươi mỗi ngày. Thậm chí, có lò sấy được khoảng 1 tấn giun.

Khoảng 10 kg giun tươi sau khi sơ chế đưa vào sấy sẽ thu được 1 kg giun khô bán với giá 800,000 đồng ($33.6). Với lượng giun tươi khoảng 3-4 tạ đưa vào sấy khô, trừ chi phí và tiền nhân công, chủ lò lời được khoảng 2 triệu đồng ($84) mỗi ngày.

Báo VietNamNet cho biết: “Việc kích điện bắt giun đất như hiện nay trở thành vấn nạn. Bởi vì hành động này không chỉ tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, mà còn làm giảm phẩm chất đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Ngoài ra, dễ gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của con người và động vật.”
Image
Một số chủ vườn đơn phương làm bảng cấm kích giun đất. (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)

Ông Nguyễn Như Cường, cục trưởng Cục Trồng Trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, gợi ý việc nông dân chăn nuôi giun đất thay vì kích điện ngoài tự nhiên như hiện nay.

Theo ông Cường, tại Việt Nam hiện chưa có mô hình nuôi giun đất nhưng nông dân một số địa phương đã nuôi được giun quế, hay còn gọi là trùn quế, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. (N.H.K) [qd]

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Re: Tin Trong Nước

Post by phodem »

Vụ 4 mẹ con chết ở Khánh Hòa: Người chồng giết cả nhà bằng khí CO
August 24, 2023

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Sau hai ngày điều tra, Công An Tỉnh Khánh Hòa bắt giữ khẩn cấp người chồng trong vụ một phụ nữ và ba đứa con gái chết bất thường tại nhà ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm.

Hôm 24 Tháng Tám, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng Tá Nguyễn Văn Sáng, trưởng Phòng Tham Mưu, Công An Tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã bắt giữ khẩn cấp ông Hồ Xuân Hải, 52 tuổi, ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, để điều tra về tội “giết người.”
Image
Không khí tang thương khi bốn chiếc quan tài đặt cạnh nhau giữa nhà nghi can Hồ Xuân Hải. (Hình: Xuân Ngọc/VietNamNet)
Ông Hải là chồng và cha của của bốn nạn nhân NHND, 49 tuổi, vợ ông Hải; em HNKN, 21 tuổi, HNGM, 14 tuổi, và HNTA, 10 tuổi, bị chết bất thường vào sáng 23 Tháng Tám tại nhà riêng nơi ông Hải đang sinh sống.

Ông Sáng cho biết qua kết quả điều tra, xác định ông Hồ Xuân Hải đã sử dụng khí CO đầu độc vợ và các con khi đang ngủ.


Công An Tỉnh Khánh Hòa đã thu giữ một bình kim loại chứa khí CO và một ống nhựa màu xanh được kết nối với bình khí CO. Đồng thời, qua giảo nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân dẫn đến cái chết của bốn mẹ con bà D. là do ngộ độc khí CO.

Làm việc với cơ quan hữu trách, ông Hải thừa nhận gia đình đầu tư trang trại heo nhưng làm ăn thất bại, nợ nần không có khả năng chi trả. Trong cơn túng quẫn, ông ta đã lên kế hoạch đầu độc cả gia đình.


Sau đó, ông Hải lên mạng mua bình khí CO và tham khảo cách sử dụng.


Rạng sáng 23 Tháng Tám, trong lúc vợ con đang ngủ say, ông Hải đã xả khí CO vào phòng ngủ. Kế đến, ông Hải cũng vào phòng ngủ, hít khí độc nhưng không chết.

Đến khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, hàng xóm nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tư gia của ông Hải nên đến kiểm tra. Tại đây, họ phát giác ông Hải đang nằm thoi thóp nên lập tức báo công an.

Khi nhà chức trách tới hiện trường thì phát hiện vợ và ba người con gái của ông này đã chết.

Ông Hải được đưa tới bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Cam Ranh cấp cứu.

Công An Tỉnh Khánh Hòa sau đó cho phong tỏa căn nhà để điều tra sự việc.
Image
Nghi can Hồ Xuân Hải. (Hình: Thanh Chương)
Theo giới chức xã Cam An Nam, gia đình này rất hiền từ, vui vẻ với hàng xóm. Con gái lớn của ông Hải đang học đại học tại Huế, vừa trở về nhà chơi mấy hôm. Con gái út của ông Hải chuẩn bị vào lớp Năm. Các con của ông Hải đều rất ngoan và học giỏi.

“Trước khi sự việc xảy ra, tôi không thấy vợ chồng anh ấy [ông Hải] có gì bất thường, còn cô con gái học ở Huế vừa về nhà được ít hôm,” ông Trương Minh Hùng, hàng xóm và là người đưa ông Hải đi bệnh viện cấp cứu nói với VietNamNet. (Tr.N) [qd]

User avatar
mexanh
Posts: 477
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Tin Trong Nước

Post by mexanh »

Nguyễn Chí Vịnh tái xuất hiện, gợi nhớ ‘bệnh lạ’ của Trần Đại Quang
September 2, 2023

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên bàn tán quanh việc Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, xuất hiện với một vết nám đen to trên mặt và tóc rụng gần hết, trong chương trình Thời Sự phát trên đài Truyền Hình Việt Nam (VTV1) hôm 31 Tháng Tám.

Ông Vịnh, 66 tuổi, lên truyền hình để nói về chuyện quân đội bảo vệ tổ quốc bằng biện pháp hòa bình. Cựu thứ trưởng nói với giọng khàn và hơi thở đứt quãng, cho thấy ông không được khỏe.
Image
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, xuất hiện với vết nám đen trên mặt, trên đài Truyền Hình Việt Nam (VTV1) hôm 31 Tháng Tám. (Hình: Chụp từ màn hình VTV1)

Ngoại hình của ông Vịnh được ghi nhận khác hẳn lần gần nhất xuất hiện trên truyền thông hồi Tháng Năm, thời điểm ông này nhận huân chương “Mặt Trời Mọc” của chính phủ Nhật.


Facebooker Hoàng Dũng bình luận trên trang cá nhân rằng ông Vịnh “lên tích xanh rồi,” ám chỉ vụ ông Trần Đại Quang, cựu chủ tịch nước, từng lộ diện với các biểu hiện tương tự trước khi chết hồi trung tuần Tháng Chín, 2018. Cái chết của ông Quang sau đó được xác nhận là do “loại virus hiếm và độc hại” và “thế giới chưa có thuốc điều trị.”


Một số ý kiến khác suy đoán rằng nhiều khả năng ông Vịnh đang bị ung thư và phải xạ trị.


Hồi trung tuần Tháng Hai, Tướng Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện trên trang YouTube VTC Now, bình luận về một năm Nga xâm lăng Ukraine và nói: “Để kết thúc cuộc xung đột này [cuộc chiến Ukraine], ai là người phát động chiến tranh cũng phải là người tính toán, tìm cách rút khỏi cuộc chiến.”

Lời của ông Vịnh được hiểu là ám chỉ ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, là người phải có trách nhiệm rút lui, kết thúc cuộc xâm lược.

Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho ông Putin về việc kết thúc cuộc chiến, ông Vịnh còn mạnh miệng chê tổng thống Nga “đánh giá thấp tinh thần chiến đấu của người Ukraine.” Ông Vịnh cũng bình luận thêm rằng việc “dùng chiến tranh để kết thúc mâu thuẫn là vô nghĩa.”
Image
Tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai từ trái), nhận huân chương “Mặt Trời Mọc” của chính phủ Nhật hồi Tháng Năm.

Ông Vịnh được biết đến là con trai của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Hồi năm 2015, tờ Tuổi Trẻ dẫn phát ngôn của ông Vịnh: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.” (N.H.K) [qd]

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by nhuvan »

Hà Nội ve vãn Mỹ nhưng vẫn đi cửa sau mua vũ khí Nga
Minh Đăng
9 tháng 9, 2023

Image
Tàu ngầm Kilo của quân đội Việt Nam (mua từ Nga) – ảnh: NLĐ

Đó là tiết lộ của The New York Times trong bài báo ngày 9 Tháng Chín 2023, một ngày trước khi Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, với mục đích nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Ngay trong bối cảnh Việt Nam đang xích lại gần Mỹ hơn bao giờ hết nhằm có thể “dựa hơi” Washington trong cuộc đối đầu Trung Quốc, Hà Nội vẫn thực hiện các kế hoạch bí mật mua vũ khí từ Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Văn bản Bộ Tài chính Việt Nam đề Tháng Ba 2023 (không nêu rõ ngày) với nội dung được giới chức Việt Nam đương nhiệm lẫn nghỉ hưu xác minh, cho thấy Việt Nam hiện đại hóa quân đội bằng cách bí mật mua sắm quốc phòng thông qua một liên doanh dầu khí Việt Nam-Nga ở Siberia. Được ký bởi một thứ trưởng tài chính Việt Nam, tài liệu ghi rằng Việt Nam, thời điểm hiện tại, đang đàm phán một thỏa thuận vũ khí mới với Nga nhằm “củng cố niềm tin chiến lược” vào thời điểm “Nga đang bị các nước phương Tây cấm vận về mọi mặt”.


Từng là một trong 10 nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, Việt Nam từ lâu đã phụ thuộc vào vũ khí Nga. Việc Hoa Kỳ tuyên bố trừng phạt các quốc gia mua vũ khí Nga đã làm ảnh hưởng kế hoạch cải tổ quân đội của Việt Nam, trong bối cảnh chủ quyền quốc gia Việt Nam luôn bị đe dọa trước sự xâm lấn Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Trước lệnh cấm vận của Mỹ, Việt Nam phải xoay sở luồn lách để vẫn có thể mua vũ khí Nga. Hà Nội vốn lâu nay nổi tiếng nhảy múa ngoại giao giữa các cường quốc thế giới nhưng việc theo đuổi một thỏa thuận vũ khí với Nga chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều khả năng tiếp cận của Việt Nam với Hoa Kỳ.

Ian Storey, thành viên cấp cao Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore và là tác giả cuốn sách sắp xuất bản về quan hệ của Nga với Đông Nam Á, cho biết: “Tôi cảm thấy ở một khía cạnh nào đó, Mỹ có những kỳ vọng không thực tế ở Việt Nam (America has unrealistic expectations of Vietnam). Tôi không chắc họ có hiểu hết mức độ nhạy cảm của mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, cũng như mối quan hệ của Việt Nam với Nga sâu đậm đến mức nào. Hiểu sai những điều này có thể khiến nước Mỹ bị bỏng.”

Văn bản của Bộ Tài chính Việt Nam cho thấy chi tiết cách mà Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ trả tiền cho các thương vụ vũ khí Nga. Để tránh sự giám sát của Mỹ, tiền mua vũ khí Nga sẽ được chuyển vào sổ sách kế toán của một liên doanh Nga-Việt có tên Rusvietpetro, một công ty có các hoạt động khai thác dầu khí tự nhiên ở miền Bắc nước Nga. Tài liệu viết: “Đảng và nhà nước chúng ta vẫn xác định Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất về quốc phòng và an ninh”.

Hai tháng sau đề xuất của Bộ Tài chính, Dmitri A. Medvedev, cựu Thủ tướng Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã có chuyến thăm lặng lẽ tới Hà Nội. Các điều khoản của thỏa thuận vũ khí mới với Nga cho thấy giao dịch trị giá $8 tỷ trong vòng 20 năm. Những chi tiết này đã phần nào giúp giải thích tại sao Hà Nội luôn né tránh chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Nga; và thậm chí Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền. Tại một hội nghị an ninh ở Moscow vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei K. Shoigu của Nga cũng không giấu giếm khi nói Việt Nam là khách hàng lý tưởng mua vũ khí Nga. Về phần mình, Hoa Kỳ đã cố kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Nga. Năm 2016, Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.

Thật ra, ngay cả trước khi cuộc chiến Ukraine bộc lộ nhiều khiếm khuyết của một số khí tài quân sự Nga, Hà Nội đã bắt đầu mở rộng nguồn cung cấp khi tìm mua vũ khí từ Israel, Cộng hòa Czech cũng như một số nước khác. Việc Nga xâm chiếm Crimea vào năm 2014 đã buộc Việt Nam phải mua tàu khu trục ở Nga nhưng lại mua các bộ phận quan trọng của tàu ở… Ukraine. Mỹ đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2017, đồng thời răn đe trừng phạt các quốc gia nào làm ăn với quân đội hoặc cơ quan tình báo Nga. Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022, Mỹ cũng loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu mà Việt Nam sử dụng để mua thiết bị quân sự.

Nguyễn Thế Phương, nhà phân tích quốc phòng giảng dạy tại Đại học Kinh tế Tài chính ở Sài Gòn, cho biết: “Nếu Việt Nam tiếp tục mua vũ khí từ Nga, uy tín quốc tế của chúng tôi sẽ bị tổn hại. Việc nhập khẩu vũ khí từ Nga sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam vì Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu là nguồn xuất khẩu chính của chúng tôi. Do đó, điều này (việc luồn lách mua vũ khí Nga) là không đáng.” Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng quân đội Việt Nam vẫn gắn bó sâu đậm với Nga – và việc thay đổi điều đó có thể mất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập niên. Nhiều thế hệ tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Việt Nam đều được đào tạo ở Liên Xô và sau này là Nga. Hầu như phi công Việt Nam đều được đào tạo ở Nga.

Ngoài ra, còn có một lý do khác để Hà Nội tiếp tục giao dịch với Moscow: Việc mua vũ khí của phương Tây luôn đòi hỏi sự minh bạch, trong khi làm ăn với Nga có thể được thực hiện bằng những trò luồn tay dưới gầm bàn. Tướng lĩnh Việt Nam chẳng tử tế gì. Quốc phòng và bảo vệ biên cương có khi chỉ là thứ được nhân danh để đám tướng tá chóp bu trong Bộ Quốc phòng Việt Nam có cơ hội tư túi tham nhũng.

Hơn nữa, về mặt tư tưởng và ý thức chính trị, đám chóp bu trong Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng không thật sự tin Mỹ. Zachary Abuza, giáo sư Đại học Chiến tranh Quốc gia (National War College) ở Washington và là tác giả một cuốn sách sắp ra mắt về quân đội Việt Nam, cho biết Việt Nam còn lo ngại rằng Washington có thể thông qua vấn đề mua bán vũ khí với Mỹ để gắn kèm các điều kiện nhân quyền vào việc mua vũ khí trong tương lai, gián tiếp thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam.

Chiến lược quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam trong thực tế luôn là trò đu dây, cái mà Hà Nội gọi là “ngoại giao cây tre”, được thực thi với sự linh hoạt để duy trì mối quan hệ trong một khu vực chính trị biến động với cái bóng phủ trùm của Trung Quốc. Thậm chí có tin rằng Tập Cận Bình và có lẽ cả Vladimir V. Putin sẽ đến Việt Nam trong năm nay, ngay sau chuyến công du lịch sử của Tổng thống Joe Biden ngày 10 Tháng Chín 2023.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Tin Trong Nước

Post by bichphuong »

Dân “né” xe điện, sau vụ cháy chung cư ở Hà Nội
Mai Nguyễn
16 tháng 9, 2023

Image
(Ảnh báo Dân Việt)
Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), khiến gần 56 người thiệt mạng, có nhiều thông tin lan truyền cho rằng nguyên nhân gây cháy là bởi xe điện, dù hiện tại chưa có kết luận cuối cùng.

Tuy vậy, trên các mạng, những hình ảnh về xe điện tự nhiên phát cháy khi sạc qua đêm đang khiến người dân lo sợ. Hiện nay, nhiều chung cư mini, chủ nhà trọ, ngay cả các khu chung cư lớn cũng đang ra quy định cấm sạc xe dưới hầm, tầng để xe, thậm chí là chấm dứt cho thuê trọ nếu người thuê dùng xe máy điện.

Nhiều nơi đang phân loại xe, và buộc xe điện phải để riêng một nơi, và có nhân viên canh gác, đi rút dây cắm sạc sau 23g. Chỉ mới nửa tháng trước, trong cơn sốt truyền thông thâu tóm thị trường xe điện của VinFast, dân Việt được đẩy tới việc phải đổi xe điện như một cách sống văn minh, thì vụ cháy chung cư mở ra một cái nhìn khác: văn minh không thể từ một món hàng, mà đất nước phải phát triển đồng bộ.

Nhiều người sớm mua xe điện, xe hơi lẫn xe tay ga, đều rơi vào tình trạng sống dở chết dở vì không biết duy trì việc chạy xe thế nào, đó là chưa nói, việc chạy xe điện còn bị những cái nhìn không thân thiện vào lúc này. Cô T., một nhân viên văn phòng mới nhập cư vào Hà Nội, nói với báo VnExpress rằng, hiện “không biết đi đâu về đâu” vì hầu hết các chung cư ở đây đều cấm sạc xe dưới hầm. Nhiều người dùng xe điện không tìm được nơi sạc đành tháo pin hoặc dắt cả xe lên nhà để sạc.

Người dùng xe điện ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, đang hoang mang vì khó tìm chỗ sạc điện cho xe. “Tôi cảm thấy như mình bị kỳ thị, xe điện trở thành tội đồ, người ta lo lắng và tránh xe như covid-19 giai đoạn đầu”, cô T,. nói, sau khi gọi cầu cứu đến năm người bạn, may mắn cuối cùng cũng được một người giúp đỡ cho chỗ để cắm sạc.
Image
(Facebook)

Mặc dù các thống kê cho thấy, việc cháy nổ, trước giờ chỉ chủ yếu là xe xăng, xe điện rất ít. Một phần là việc việc phát triển số lượng xe điện chưa nhiều, nhưng hiện nguồn xe điện ở Việt Nam là không thể kiểm soát được, kể cả chính quyền cũng như có cơ quan đủ khả năng kiểm định chất lượng của xe điện nhập và sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên một vài nhãn hiệu xe điện được coi là có thể tin cậy được do có hãng xưởng sản xuất, chẳng hạn như VinFast, Yadea hay Pega… nhưng điều quan trọng là hầu hết các mẫu xe đó đều sử dụng phụ tùng và hàng nhập từ Trung Quốc, vốn không có chất lượng bảo đảm và ổn định.

Kể cả những hướng dẫn về an toàn khi sử dụng xe điện cũng không phổ biến ở Việt Nam. Sau vụ cháy, các chuyên gia khuyên, xe điện là phương tiện mới, người dùng cần hiểu biết rõ về cách sử dụng và tuân thủ tuyệt đối những quy định an toàn. Đôi khi những rủi ro không đến từ bản thân chiếc xe, mà đến từ cách người sử dụng.

Image
(ảnh: Dân Trí)

“Bạn có thể gây cháy cả hệ thống điện gia đình nếu cắm hai nồi nấu lẩu vào một bảng điện với dây dẫn nhỏ không đủ tải cho công suất lớn. Xe điện cũng vậy, chúng ta cần dùng đúng quy cách, đúng chủng loại từ ổ cắm tới dây dẫn, nguồn, thời gian… thì rủi ro cháy nổ là rất thấp”, chuyên gia kỹ thuật của một hãng ôtô nói.

Tâm lý lo ngại xe điện của người Việt đang lan nhanh, ảnh hưởng lớn đến đại dự án thay đổi toàn bộ xe xăng của Bộ Giao thông Vận tải đưa ra vào đầu tháng trước. Theo Bộ này, dự trù đưa ba loại ô tô điện vào diện được hỗ trợ và ưu đãi $1,000 cho người Việt Nam nào muốn chuyển đổi xe xăng sang xe điện. Quan chức của Bộ cũng hân hoan tiết lộ là có một hãng xe của Trung Quốc có sản phẩm xe điện sắp vào Việt Nam, đang rất háo hức muốn tận dụng khoản hỗ trợ $1,000/xe để đổ hàng vào Việt Nam.

Hiện tâm lý hoảng sợ và e dè mặt hàng xe điện đang làm bẽ bàng đại dự án này. Và có lẽ để đồng bộ về việc xây dựng luật và các quy chuẩn an toàn cho xe điện, dự án này chắc sẽ còn phải chờ lâu.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by nangchieu »

Hà Nội: ‘Phố bỗng là dòng sông uốn quanh’
An Vui
28 tháng 9, 2023


Image
Nước ngập, xe chết máy, nữ tài xế leo lên mui xe che dù chờ cứu hộ – Ảnh cắt từ video của Tuổi Trẻ


Hàng loạt tuyến đường ở Hà Nội chìm trong biển nước từ 7 giờ – 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Chín.

Video của VnExpress, Tiền Phong và Tuổi Trẻ cho thấy toàn cảnh thủ đô biến thành dòng sông, nước dâng từ 50cm – 1m, mưa trắng trời xám đất, giao thông hỗn loạn, mạnh ai nấy tự tìm lối thoát.

Không chỉ người đi xe gắn máy phải dắt bộ lội nước, băng cả lên vỉa hè vì xe tắt máy mà có cả xe hơi trôi lềnh bềnh trong dòng nước lẫn cùng rác, xe tải chết máy trong dòng nước đen ngòm của hầm chui, nhiều người phải gọi cứu hộ.


Trong khung cảnh hỗn loạn vì “trên mưa dưới ngập nước” đó, một cô gái mặc áo trắng ngồi thu lu trên đầu mui xe hơi màu trắng bị chết máy giữa dòng nước, tay cầm cây dù không rõ đỏ hay tím… rõ là thơ mộng, đúng là “Hà Nội không vội được đâu”!
Image
Phố bỗng là dòng sông uốn quanh ở Hà Nội sáng 28 Tháng Chín – Ảnh cắt từ video của VnExpress

VnExpress mô tả: “8 giờ, hàng loạt quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm mưa xối xả, trời tối đen. Trong đó quận Hoàng Mai địa hình thấp, hứng lượng mưa lớn nhất (105 mm trong sáu tiếng) nên bị ngập sâu nhất. Hầu khắp tuyến đường, ngõ ngách trên địa bàn bị ngập, nước tràn vào công sở, nhà dân.

Tại quận Thanh Xuân, các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến có đoạn ngập 0.5 m. Đặc biệt đoạn đường Nguyễn Trãi qua Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngập tới 0.7 m, hàng loạt xe chết máy giữa đường, giao thông tê liệt…

… 9 giờ, tại đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, mưa vẫn xối xả, nước ngập trên đoạn đường khoảng 2km, một số vị trí sâu 0.5 m, giao thông đình trệ từ Cầu Dậu đến nút giao Khuất Duy Tiến. Nhiều người đi xe máy phải để xe dưới lòng đường, vào trú dưới gầm vành đai 3 trên cao”.

Giao thông rối loạn, các hàng xe nối đuôi hàng dài dưới trời mưa không thể di chuyển nên nhiều học sinh sinh viên phải gọi điện xin nghỉ học, dân công sở phải gọi điện xin nghỉ làm.

Image
Những chiếc xe hơi chết máy trôi lềnh bềnh bỗng trở thành gánh nặng – Ảnh cắt từ video của VnExpress
Một phụ nữ tên Thu Hương nói với VnExpress, bình thường đưa con từ nhà đến trường mất một tiếng, sáng 28 Tháng Chín phải mất hai tiếng, vì đi vào đường nào cũng tắc, đã vậy mưa trắng trời, trời buổi sáng mà như lúc chạng vạng buổi chiều, nhìn không nhìn rõ đường đi. Một quãng đường 2km có người phải mất đến 75 phút mới đến nơi.

Tận đến 11:30 nhiều nơi nước vẫn chưa rút, một số tuyến đường vẫn bị kẹt xe.

Tuổi Trẻ mô tả: “Đường phố Hà Nội ngập sâu vì mưa to, đến 9:30 trời Hà Nội vẫn tối mịt như ban đêm”.

Còn Tiền Phong thì nhận định: “Sáng 28/9, tại đường gom Đại lộ Thăng Long, đoạn qua khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội), nhiều xe cộ, đặc biệt là ô tô bị kẹt cứng hàng giờ đồng hồ vì có nhiều đoạn ngập sâu quá bánh xe. Trời mưa to khiến đường gom đại lộ Thăng Long ngập ở nhiều vị trí, trong đó nghiêm trọng nhất tại khu vực hầm chui số 3 và đoạn qua nút giao với đường Lê Trọng Tấn.

Đoạn ngập sâu nhất là trước cổng chào Thiên đường Bảo Sơn. Nhiều ô tô chết máy, một số khác “chôn chân tại chỗ” vì không thể di chuyển. Nhiều người dân từ Hòa Lạc đi về nội đô Hà Nội đã phải quay đầu xe. Đến khoảng 11h, tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long càng ngày càng ngập sâu. Nhiều phương tiện “chôn chân” khiến các đoạn đường này ùn tắc hàng km”.
Image
Một cửa hàng quần áo trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) phải dùng tấm ván ngăn nước chảy xuống tầng hầm – Ảnh: VnExpress

VnExpress kết luận: Hà Nội ngập sâu là do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, hai hôm nay lại liên tục mưa to, trong đó trận mưa sáng 28 Tháng Chín là lớn nhất trong ba tháng qua.

Tổng lượng mưa cao nhất là huyện Hoài Đức 240 mm; Ứng Hòa 220 mm; quận Hoàng Mai 220 mm; Hà Đông 195 mm; Nam Từ Liêm và Thanh Xuân 150 mm.

Đồng thời, mực nước sông, hồ đang cao khiến việc tiêu thoát nước chậm. Hàng loạt khu vực ở Hà Nội đã bị ngập như Phú Xá, khu đô thị Resco, Hoa Bằng, Dương Đình Nghệ – Keangnam, Phan Văn Trường, Trần Bình, Nguyễn Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Vương Thừa Vũ, Bùi Xương Trạch, Tố Hữu, hầm chui Đại lộ Thăng Long, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Xiển, Triều Khúc, Quang Trung, Tô Hiệu (Hà Đông)…


Nước ngập đến yên xe nhưng người thanh niên này vẫn lầm lỳ chạy, không biết chạy được đến đâu – Ảnh: VnExpress
Hình ảnh “phố bỗng là dòng sông uốn quanh” ở Hà Nội đã giúp độc giả VnExpress “tức cảnh sinh tình”, ý thơ tuôn dào dạt trong dòng bình luận:

“Mưa Thu thánh thót bên thềm
Phố phường vẫn ngủ êm êm giấc nồng
Bình minh chẳng có nắng hồng
Ra đường thấy phố thành sông hãi hùng!”

(Bật Sinh)

Nhìn cảnh Hà Nội, ngẫm về Sài Gòn cũng chả khác chi, cứ sau một trận mưa là nhiều con đường bị ngập. Xui rủi đi trong cơn mưa chiều ở Sài Gòn thì đúng là “đường về nhà xa quá xa”.

Nhìn rộng ra thì có phải tại ông trời đâu – ngàn đời nay trời vẫn mưa, nguyên nhân cốt lõi là do chính cách quản lý đô thị của thể chế cộng sản, vì tham lam mà cho xây dựng quá nhiều, nước không còn đường thoát!

Bài thơ của độc giả David Tèo đã tóm gọn tất cả:

“Hà thành trời đổ cơn mưa
Bà con lội nước nhìn chua xót lòng
Ngày xưa nước chảy ra sông
Bây giờ nước bị bê tông chận rồi

Lại thêm ý thức quá tồi
Rác quăng bừa bãi nước trôi đường nào
Khắp nơi nhà thấp nhà cao
Mưa không lối thoát nước trào mênh mông

Chưa đi chưa biết Thăng Long
Đi rồi mới biết ngập không lối về!”

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by muanuadem »

Căn bệnh của Hà Nội: “Thích gần Mỹ và cấu xé Mỹ”
Y Nguyên
8 tháng 10, 2023

Image
Người dân Việt Nam vui mừng chào đón Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội ngày 23 Tháng Năm 2016 (ảnh: Linh Pham/Getty Images)

Bất chấp sự hợp tác được coi là ngày càng hữu hảo với Washington, Hà Nội vẫn được cho là đẩy mạnh nhiều hơn chuyện “chửi Mỹ, đánh Mỹ”.

Cô Hạnh (nhân vật đổi tên) sống ở Hà Nội, kể lại câu chuyện xảy ra vào 11 Tháng Giêng năm 2020, rằng cô không thể liên lạc với cha mẹ suốt cả ngày, mặc dù mọi người chỉ cách nhau khoảng 65 km. Cha mẹ cô là người làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Một ngày trước đó, tại Đồng Tâm, cụ Lê Đình Kình, trưởng thôn, cựu trưởng xã, và là đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), người lãnh đạo các cuộc biểu tình phản đối việc chính quyền địa phương tịch thu đất nông nghiệp, đã bị bắn chết một cách dã man trong phòng ngủ mình giữa đêm khuya.

Vài ngày sau, cô Hạnh bị gọi đi họp khu phố và các cuộc họp đảng địa phương, để nhận thông tin cập nhật về các chính sách quốc gia và địa phương, đã nghe từ lời buộc tội từ người của chính quyền rằng cụ Kình đã “nhận tiền của Mỹ để chống lại chính quyền”.

Ông Thành, 65 tuổi, là người cũng bị tuyên truyền như vậy, nói “Tôi không biết chú Kình có nhận tiền từ Mỹ hay không. Nhưng tôi cũng không biết tại sao chính quyền lại có quá nhiều thế lực thù địch vậy”.

Đối với những người thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông Việt Nam, luận điệu này quá phổ biến, rằng: Hoa Kỳ đứng đằng sau “các thế lực phản động” hoặc “các thế lực thù địch” tạo thành các phong trào dân chủ phi tập trung… Bọn Hoa Kỳ tư bản được cho là được thúc đẩy trong những nỗ lực này bởi sự xấu hổ sâu xa về thất bại trước Việt Nam, cũng như tham vọng lâu dài của Washington nhằm xóa bỏ các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại khỏi bản đồ toàn cầu…

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, và 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ- Việt Nam Cộng sản. Bất chấp việc niềm nở mời chào, và là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, hệ thống tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam (CSVN) luôn nhắc nhở người dân về lập trường ý thức hệ của mình, và các nhà lãnh đạo Việt Nam hầu như không bỏ lỡ cơ hội để rao bán những câu chuyện chống Mỹ, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Thế nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy người Việt Nam nói chung nhìn nhận tích cực về Hoa Kỳ. Trong số giới trí thức Đông Nam Á, Việt Nam có số ủng hộ của Mỹ trong khu vực nhiều nhất. Giống như người anh cả Trung Quốc, một quốc gia cộng sản nhưng vồ vập tư bản chủ nghĩa, Việt Nam giấu bàn tay ném đá sau lưng, và luôn khen ngợi quan hệ hai nước, ca ngợi các sản phẩm của Mỹ.

Hầu hết những người trẻ tuổi Việt Nam, đặc biệt, nhìn vào Hoa Kỳ với thiện cảm. Năm 2022, Việt Nam trở thành nguồn sinh viên du học Mỹ cao thứ năm. Theo báo cáo “Open Doors” do Viện Giáo dục Quốc tế công bố vào Tháng Giêng 2019, việc sinh viên Việt Nam nhập học vào các trường đại học Mỹ đóng góp khoảng $1 tỷ cho nền kinh tế Mỹ mỗi năm.

Tuy nhiên, mọi thứ giống như một cuộc hôn nhân giả tạo. Trong phòng riêng, cặp tình nhân Mỹ – Việt vẫn gay gắt với nhau về nhiều vấn đề, trong đó, hàng đầu là nhân quyền. Hoa Kỳ vẫn là nước chỉ trích thẳng thắn nhất hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, những người mà chính quyền Việt Nam gọi là “phần tử xấu”, đã bị ngăn cản không cho gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong các chuyến đi đến Việt Nam. Ngoài ra, những người Việt Nam đoạt giải thưởng nhân quyền do chính phủ Hoa Kỳ trao tặng không những không được tôn vinh mà còn bị “hoen ố” ở Việt Nam là “nói xấu chế độ Cộng sản”. Dù không nói thẳng, nhưng luận điệu phản pháo của Hà Nội luôn hàm ý, là bọn tư bản Phương Tây, hay Hoa Kỳ, là những kẻ “không chơi được”.

Khi Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động nổi tiếng của Việt Nam bị bỏ tù chín năm vì các hoạt động bị gọi là “chống nhà nước” của mình, được công bố là người chiến thắng giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Hoa Kỳ, nhiều phương tiện truyền thông Việt Nam đã được huy động để bôi nhọ giải thưởng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thu Hằng được trích dẫn nói: “Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng cho Phạm Đoan Trang, một người đã vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị đưa ra xét xử và đang thụ án tù, là một hành động chủ quan không phù hợp cũng như không có lợi cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.

Một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nhận định rằng “Quan điểm Mác-Lênin mà tôi thường thấy ở báo Nhân Dân và các cơ quan chính thức khác, vẫn luôn cho rằng Hoa Kỳ về cơ bản thù địch với các chế độ xã hội chủ nghĩa vô sản, bằng chứng là họ ủng hộ ‘cách mạng màu’ cách đây 30 năm. ”

Đối với CSVN, việc Việt Nam được bầu nhiệm kỳ 2023-2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2022 đã được coi là một “cú tát” đối với Hoa Kỳ và các tổ chức Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ.

“Những người xuyên tạc và bác bỏ những thành tựu nhân quyền ở Việt Nam ngày nay hầu hết là các lực lượng cực hữu ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, các lực lượng cực hữu Việt Nam ở nước ngoài, và người Việt Nam địa phương bị các lực lượng cực hữu nước ngoài mua chuộc và sử dụng để phá hoại nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam”, trích ngôn luận từ bài viết có tên “Chống lại cáo buộc rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn còn thảm khốc”, đăng trên tạp chí trực tuyến “Lý luận chính trị, ” một cơ quan ngôn luận cấp cao của CSVN.

Nhưng thật khó diễn tả, kể từ những năm 1980, Hoa Kỳ – nơi nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam gửi con cái của họ đi học hoặc lén lút định cư – thường được mô tả trong các bài diễn văn tầm quốc gia của Hà Nội là nơi “tiêu biểu cho chủ nghĩa tư bản trong cơn giãy chết”.

Phe thân phương Tây trong ĐCSVN đã suy tàn kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 12, và tiếp tục bị phe cầm quyền thân Trung Quốc áp đảo, bằng chứng là việc sa thải Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, người trước đây đã lấy bằng Thạc sĩ tại Trường Fletcher, Đại học Tufts. Và từ đó, những ngôn luận “chửi Mỹ, đánh Mỹ” công khai hoặc được thực hiện bởi các nhóm tuyên truyền mạng của chính quyền, ngày càng nở rộ.

Một số chương trình tập trung vào thanh thiếu niên do Hoa Kỳ tài trợ, như Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), đã bị bôi đen trên các phương tiện truyền thông Hà Nội. Mặc dù đã trở thành một nền tảng phổ biến cho thanh niên ở các nước Đông Nam Á tham gia vào một loạt các vấn đề, bao gồm quản trị, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, giáo dục công dân, v.v. nhưng hoạt động này bị nhìn bằng con mắt nghi ngờ ở Việt Nam.

Cho tới nay, ít nhất ba người Việt Nam tham gia các chương trình YSEALI đã bị tù với cáo buộc điều 117 “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hay điều 331 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.

Mặc dù câu chuyện Hoa Kỳ được ưa thích ở Việt Nam, nhưng đừng cho rằng Hà Nội thất bại khi không dựng được khán giả cho những câu chuyện chống Mỹ, bất chấp nghe như thần thoại. Các thế hệ lớn tuổi đã sống qua chiến tranh, và giới trẻ liên tục được nhắc nhở về “các mối đe dọa” của Mỹ như phương thức ám thị, mặc dù bây giờ họ tách rời và không quan tâm đến chính trị.

Đối tượng thường được nhắm đến, để thông qua đó có thể dễ dàng “chửi Mỹ, đánh Mỹ”, là những cộng đồng người Việt đã ra khỏi đất nước, vì không chịu sống cùng cộng sản. “Bọn ba que”, “đu càng”, “bọn mơ phục quốc…” là ngôn ngữ quen thuộc thường thấy của giới dư luận viên.

Giọng điệu hằn học và căm ghét của những giới này không giấu nổi sự ganh tị về đời sống của những người sống ngoài chế độ cộng sản, và tức giận, vì nửa thế kỷ thống nhất đất nước bằng bạo lực, Hà Nội vẫn không đủ khả năng để trấn áp những người Việt bất đồng đang mở rộng ở khắp nơi trong nước.

Nỗi đau cá nhân của chiến tranh cũng không thể bị Hà Nội bỏ qua trong các đòn phép thao túng. Như Nick Turse đã giải thích trong cuốn sách năm 2013 của ông “Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam”, cái chết lan rộng của thường dân dưới bàn tay của lính Mỹ ở Việt Nam hoàn toàn là sản phẩm phụ hoàn toàn không thể tránh khỏi của một cuộc xung đột vũ trang. Trong số 65,000 người Bắc Việt và 3.8 triệu thường dân miền Nam Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh, nhiều người đã chết. Hình ảnh người Mỹ như những kẻ xâm lược tàn bạo vẫn được Hà Nội luôn tô đậm ở Việt Nam.

Rõ ràng Hà Nội đang mắc căn bệnh trầm kha khó chữa, như kẻ bạo dâm: Muốn gần Mỹ để hưởng lợi nhưng không thể ngừng “chửi Mỹ, đánh Mỹ”. Vấn đề rộng lớn hơn nếu nhìn đúng góc độ của nó: CSVN vẫn phải duy trì cuộc chiến tranh ý thức hệ với nỗi sợ hãi âm thầm rằng nếu không có một lớp người nào đó ghét Mỹ, cuộc diễn biến hoà bình tự nhiên của một đất nước cộng sản toàn những người thích Mỹ, sẽ sớm đến.

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Re: Tin Trong Nước

Post by lequyen »

Mưa 30 phút, Sài Gòn ngập nước mênh mông, cá ‘bơi’ lên đường
October 10, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Cơn mưa trưa 10 Tháng Mười khiến cho nhiều tuyến đường ở Sài Gòn bỗng chốc biến thành “sông mênh mông nước.” Thậm chí, có nơi nhân viên thoát nước bắt được cá.

Theo báo Tuổi Trẻ, cơn mưa lớn kéo dài hơn 30 phút cùng ngày đã lập lại điệp khúc “đường ngập nước, xe chết máy,” xảy ra tại nhiều tuyến đường ở thành phố Thủ Đức, quận 12, Gò Vấp…
Image
Xe chết máy, người dân bì bõm đẩy xe qua quãng ngập nước trên đường Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp, Sài Gòn.

Cụ thể, các đường Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành ở Thủ Đức; Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối ở quận Gò Vấp; Nguyễn Văn Quá ở quận 12… ngập nặng, nước dâng lên cao ngập lút bánh xe, tràn vào nhà dân.


Tại đường Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành nước ngập lút bánh khiến hàng loạt xe chết máy, nhiều người ướt sũng đồ đạc. Một số nơi trũng thấp, xe hơi chạy ngang qua tạo sóng làm ngã người đi xe gắn máy. Nhiều gia đình phải dùng tấm gỗ, sắt chắn trước cửa nhà nhưng nước vẫn tràn vào bên trong.


Các tuyến đường xung quanh chợ Thủ Đức cũng ngập trong biển nước, tiểu thương ngao ngán vì ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

“Các tiểu thương ở chợ Thủ Đức đã trang bị ván che mỗi khi mưa xuống, nhưng nếu mưa to nước vẫn tràn vào nhà, ướt đồ đạc,” anh Tuấn, một tiểu thương, nói.

Nói với báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Vượng, 80 tuổi, sống tại đường Dương Văn Cam hơn 30 năm, cho biết con đường này cứ hễ mưa là ngập, nước bẩn tràn hết vào nhà dù gia đình đã nâng nền lên hai lần.


Tương tự, tại đường Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp, có đoạn ngập cao 40 cm – 50 cm. Còn đường Lê Văn Thọ nước dâng cao chảy xiết, nhân viên thoát nước bắt được cả cá bơi lên đường.

Kinh hoàng hơn, nước ngập kèm bùn đen hôi thối cũng tràn vào loạt căn nhà trong hẻm trên đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, gây ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Nhiều người đeo ủng, dùng cây gạt bùn sình, xịt nước rửa nền nhằm giảm bớt mùi hôi từ nước ngập.

Phàn nàn với báo VNExpress, ông Nguyễn Văn Tước, 72 tuổi, nhà trên đường Nguyễn Văn Quá, cho biết từ đầu mưa mưa đến nay, khu vực gần nhà ông bị ngập hơn chục lần. Có hôm mưa lớn kèm triều cường, nhà ông bị ngập hơn nửa mét, làm đảo lộn sinh hoạt.

Theo các chuyên gia, mưa lũ, ngập lụt đang đe dọa hầu khắp các tỉnh, thành ở Việt Nam. Tình trạng ngập lụt, sụt lún đang ngày càng lan rộng, lan nhanh, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, thậm chí là dị biệt. Nguyên nhân một phần là do “hệ lụy từ biến đổi khí hậu.”
Image
Bà Nguyễn Thị Vượng, nhà trên đường Dương Văn Cam, thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, cho biết con đường này cứ hễ mưa là ngập, nước bẩn tràn hết vào nhà. (Hình: Nhật Thịnh)

Trong khi đó, phản ảnh với báo Tuổi Trẻ, độc giả “John Bui” lại cho rằng: “Đây là hậu quả của việc nâng đường vô tôi vạ, cứ chỗ nào ngập thì nâng lên. Cứ mỗi năm trải đường nhựa mới là nâng 5 cm, thì vài năm sau nhà lại ngập, trong khi lượng mưa ngày càng nhiều, nước không có chỗ thoát thì tràn vào nhà, thay vì làm cống to ra để thoát nước lại không làm…”

Theo Đài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Nam Bộ, dự báo trong ba ngày tới, Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục mưa, có nơi mưa rất to. (Tr.N) [qd]

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by nangchieu »

Bệnh thận ở Việt Nam ngày càng ‘trẻ hóa’
8% dân số mắc bệnh thận mãn tính

An Vui
13 tháng 10, 2023


Image
Các bác sĩ sinh thiết thận, kiểm tra chức năng thận cho người bệnh – Ảnh: Bệnh viện

Các bác sĩ Việt Nam cảnh báo bệnh suy thận đang gia tăng ở người trẻ.

Việt Nam có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mãn tính, trong số đó có khoảng 800,000 bệnh nhân phải chạy thận lọc máu, chiếm 0.1% dân số.

Thế nhưng, Việt Nam chỉ có 5,500 máy chạy thận, phục vụ cho 33,000 bệnh nhân. Vì thế, tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng thứ tám trong số 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở Việt Nam.


Một thống kê khác cho biết số người Việt Nam suy thận mới mỗi năm thêm 8,000 người, trong đó số bệnh nhân trẻ tăng 5-10%. Điều đáng chú ý là nhiều người trẻ không có biểu hiện bệnh, đi khám thì đã ở giai đoạn cuối – bắt buộc phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Image
Bệnh suy thận diễn tiến âm thầm khi biết có khi đã là giai đoạn muộn – Ảnh: VnExpress

Mới nhất là một cô gái 21 tuổi đến viện khám vì viêm cầu thận, men gan cao gấp 13 lần bình thường, nguyên nhân là thói quen uống rượu triền miên.

Khi nhìn vào chỉ số gan thận ở mức báo động của cô gái, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, bộ môn Nội tổng hợp, ĐH Y Hà Nội, rất ngạc nhiên, nhưng bệnh nhân tỏ ra bình thản, từ chối mọi câu hỏi của bác sĩ, chỉ cho biết là ngày nào cũng uống rượu và yêu cầu được điều trị.

“Giữa áp lực và cám dỗ cuộc sống, nhiều người trẻ chưa đủ bản lĩnh, đồng thời thiếu sự định hướng, phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình”, bác sĩ Thanh nhận xét.

Một trường hợp khác là nam bệnh nhân 20 tuổi, đi khám vì thấy mệt mỏi, xanh xao, buồn nôn khi ăn. Kết quả chẩn đoán cho thấy bệnh nhân này bị suy thận giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn, phải đặt ống thông tĩnh mạch để lọc máu cấp cứu.

Sau đó, bác sĩ mổ nối thông động tĩnh mạch ở cổ tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ, buộc bệnh nhân phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào “quả thận máy” cho đến khi tìm thận phù hợp để ghép.


Bệnh thận và suy thận mạn tính là gánh nặng của ngành y tế cũng như gia đình của họ. Khảo sát Inside CKD trên 11 quốc gia cho thấy chi phí chi trả cho bệnh suy thận hằng năm lên đến hàng tỷ đô la Mỹ, chiếm 2.4 – 7.5% chi tiêu y tế hằng năm.

Phí chữa trị bệnh suy thận ở giai đoạn cuối như chạy thận nhân tạo và thay thế thận rất đắt đỏ.
Image
Một thanh niên 34 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối đang phải chạy thận ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương chạy thận

Theo bác sĩ Thanh, chỉ cần xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm hệ tiết niệu là có thể sàng lọc và phát hiện sớm bệnh suy thận.

Những người có nguy cơ cao cần tầm soát ít nhất một lần/năm là người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, có bệnh lý tim mạch, có bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp.

VnExpress ngày 13 Tháng Mười 2023 dẫn lời bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, trưởng khoa Nội thận tiết niệu, bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), cho biết trong khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5-10%.

Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bệnh từ dấu hiệu mờ nhạt như mệt mỏi, ăn không ngon miệng, buồn nôn.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hiện điều trị khoảng 130 bệnh nhân suy thận phải lọc máu chu kỳ, chia đều bốn ca. Trong số này, 30-40% bệnh nhân dưới 40 tuổi, thậm chí 30 tuổi.

Bác sĩ Tuyên nhận định thực tế này bị ngược so với các nước phát triển bởi nguyên nhân chủ yếu gây suy thận là do cao huyết áp và tiểu đường, trong khi Việt Nam người bị suy thận là do bị bệnh cầu thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc không theo chỉ định hoặc có lối sống phản khoa học.


Đó là thói quen ít vận động, thiếu ngủ, vệ sinh kém, uống không đủ nước, thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn quá nhiều thịt, ăn nhiều đường và đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn.

Do vậy, tuổi trung bình của bệnh nhân suy thận ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Image
Nhiều người trẻ bị suy thận giai đoạn cuối không rõ nguyên nhân, gây áp lực lên hệ thống y tế và xã hội – Ảnh: Bệnh viện

Trước đó, Tuổi Trẻ ngày 18 Tháng Tám cũng báo động căn bệnh này ở người trẻ, cho biết có đến 16.8% người trưởng thành mắc bệnh nhưng nhiều người không biết.

Tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), bệnh nhân nữ tên B.T.H. (23 tuổi, ngụ huyện Gia Lâm, Hà Nội) có sức khỏe bình thường, không triệu chứng rõ rệt. Đến khi đi khám sức khỏe để xin việc, H. mới biết bị suy thận, điều trị ở một cơ sở y tế khoảng hai năm thì tương đối ổn.

Sau đó, bệnh nhân H. nghe theo người quen uống thuốc thảo dược, sau hai tuần bệnh tiến triển nặng, bắt buộc phải điều trị thay thế thận bằng hình thức lọc máu chu kỳ.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam tên T.T.A. (26 tuổi, ngụ TP.Hà Nội) cho biết mình không có triệu chứng gì, chỉ mệt, đau đầu, đi khám thì biết bị suy thận giai đoạn cuối, phải điều trị lọc máu cấp cứu ngay.

Nam bệnh nhân này buồn bã kể hằng tuần phải chạy thận ba lần, chi phí tốn kém. Đã vậy, A. thiếu sức khỏe nên không làm gì được, phải phụ thuộc vào cha mẹ, anh chị em, mà bác sĩ nói căn bệnh này không chữa khỏi được.

PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, giám đốc Trung tâm Thận – Tiết niệu – Lọc máu, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết ở Việt Nam, nguyên nhân hàng đầu bị suy thận vẫn là bệnh cầu thận mạn các thể loại khác nhau, sau đó đến viêm thận bể thận mạn do sỏi, người bị tiểu đường hoặc cao huyết áp…

Ngoài ra, người suy thận cũng có khi di truyền từ cha mẹ (một trong hai từng mắc bệnh suy thận giai đoạn 3-5) hoặc có lối sống thiếu lành mạnh như ăn đồ chế biến sẵn, dư thừa năng lượng, ít vận động, hay uống rượu bia.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Tin Trong Nước

Post by saohom »

Vụ án Á khôi Hồ Yến Nhi: Giết bạn gái chỉ vì ‘món nợ 50 triệu đồng’
Lê Thiệt
16 tháng 10, 2023


Image
Hiện trường phát hiện một phần thi thể nạn nhân. Ảnh: Minh Hoàng/VNExpress
Ngày 16 Tháng Mười, Tạ Duy Khanh (38 tuổi, bạn trai của Hồ Yến Nhi, Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2022) chính thức bị khởi tố về tội Giết người, dù sức khỏe của Khanh chưa hồi phục sau khi tự tử bất thành. Ngay tại bệnh viện, Khanh đã khai nguyên nhân sát hại bạn gái.


Công an Hà Nội cho biết, ngày 10 Tháng Mười, Khanh hẹn Nhi đến một căn hộ chung cư ở xã Đa Tốn, Gia Lâm. Sau khi đưa nhau đi ăn về, hai người to tiếng tại phòng khách do Khanh đòi khoản tiền 50 triệu đồng đã cho Nhi mượn trước đó, song Nhi nói cô chưa có tiền. Trong lúc cự cãi, Khanh đâm dao nhiều nhát khiến Nhi tử vong.

Khanh quyết định phi tang xác người yêu nên chặt xác Nhi làm nhiều mảnh trong nhà vệ sinh. Sau đó mua thùng xốp cho vào đó, bọc kín rồi thuê taxi chở đi lòng vòng tìm chỗ phi tang. Cuối cùng Khanh chọn khu vực bờ sông Hồng ở thôn 2 Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Lúc taxi rời đi, Khanh một mình bê thùng xốp xuống vệ sông rồi vứt một số bộ phận thi thể Nhi xuống nước, phần thi thể còn lại chôn ở bờ kè. Khanh sau đó gọi tài xế quay lại để chở về chung cư và tiếp tục tìm cách phi tang hai điện thoại và túi, tư trang cá nhân của Nhi.
Image
Hồ Yến Nhi hỏi thăm một cụ già trong mái ấm nuôi người già – Ảnh FB Hồ Yến Nhi từ Tiin

Hai ngày sau (12 Tháng Mười), Khanh mua xi măng và rạng sáng ngày 13 Tháng Mười, hắn đến đổ lớp mỏng lên khu vực chôn nhằm che giấu kỹ hơn. Chiều cùng ngày, Khanh bắt xe khách về quê ở Thái Bình khi biết tin các phần thi thể đã bị phát hiện.

Nửa đêm ngày 14 Tháng Mười, khi thấy công an đến vây bắt, Khanh dùng dao cứa cổ tự sát nhưng không chết. Hắn được đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu và được canh gác nghiêm ngặt.

Theo hồ sơ điều tra, Khanh không nghiện ma túy, đã có vợ và con, và gia đình anh ta không sống tại căn hộ chung cư trên. Khanh khai hắn có “quan hệ rất thân thiết” với nạn nhân từ đầu năm 2023. Việc hai người quan hệ tình cảm hay không đang được xác minh.

Post Reply