Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Luật Trưng cầu Ý dân ở Việt Nam: Khi nào áp dụng?
Mỹ Hằng
BBC, Bangkok 12 tháng 10 2018
Hai sự kiện gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận Việt Nam là Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước sau khi chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, và quyết định xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm.

Dư luật Việt Nam, đặc biệt từ cộng đồng mạng xã hội, cho rằng người dân nên được hỏi ý kiến trực tiếp về những vấn đề như vậy.

Luật sư Lê Công Định cho BBC hay hôm 11/10 rằng ông không thấy hai sự kiện này nằm trong các quy định cần trưng cầu dân ý, theo luật liên quan.

Luật sư Định lý giải: "Có bốn vấn đề Quốc hội có thể xem xét, quyết định trưng cầu ý dân theo Luật Trưng cầu Ý dân do Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015. Bao gồm: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước."

"Bầu chức danh chủ tịch nước không thuộc phạm vi các nhóm nêu trên, bởi đã được quy định trong Hiến pháp 2013 (Chương VI từ Điều 86 đến Điều 93).

"Phê duyệt xây nhà hát ở Thủ Thiêm cũng khó có thể xem là loại "vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước" [mục 2] cần phải trưng cầu ý dân".

Vấn đề nào mới là quan trọng?

Cùng chung quan điểm với luật sư Định, luật sư Hoàng Việt từ TP Hồ Chí Minh nói thêm: "Luật Trưng cầu Ý dân không làm rõ "vấn đề quan trọng khác" là gì, cũng không biết việc bầu chức danh chủ tịch nước hay xây nhà hát có được Quốc Hội coi là vấn đề quan trọng hay không?"

Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội thì nói với BBC hôm 11/10 rằng ông chưa thấy văn bản nào nói "vấn đề quan trọng khác là vấn đề gì? Và như thế nào thì được coi là quan trọng."

"Có thể với hai sự kiện nói trên, tôi và một bộ phận người dân cho là quan trọng, nhưng gần 500 đại biểu Quốc Hội là không cho là quan trọng, nên mới không trưng cầu dân ý?"

"Khi luật chưa xác định rõ ràng vấn đề nào là quan trọng với đất nước thì rất khó có cơ sở để thực hiện trưng cầu ý dân,"

"Thực ra họ [Quốc Hội] làm đúng luật. Việc bầu chủ tịch nước thì đã có Hiến pháp và các luật hiện hành quy định rồi nên không cần trưng cầu dân ý. Việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm có thể xếp vào "các vấn đề về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước" nhưng luật không nêu rõ nên họ có quyền không tiến hành [trưng cầu dân ý]."

"Tuy nhiên dù luật không rõ ràng, nhưng người dân bày tỏ sự quan tâm, thì Quốc Hội cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá vấn đề nào quan trọng, cần mang ra trưng cầu dân ý."

"Luật này có hiệu lực từ năm 2016 nhưng tới nay chưa thấy người dân được hỏi ý kiến lần nào. Điều này cho thấy luật không phát huy được mong muốn của người làm luật và không có giá trị thực tiễn đối với người dân," luật sư Tuấn nói với BBC.
Image
Căn cứ vào đâu để nói 'Dân đồng ý'

Về lý do vì sao trong hai sự kiện nói trên, Quốc Hội đều nói 'người dân hoàn toàn nhất trí' dù không thông qua trưng cầu dân ý, luật sư Hoàng Việt phân tích:

"Trên thế giới, để thực hiện dân chủ người ta có hai cách để tiến hành. Cách thứ nhất gọi là dân chủ trực tiếp - người dân sẽ trực tiếp cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể nào đó. Luật trưng cầu ý dân 2015 thuộc dạng này."

"Cách thứ hai là dân chủ gián tiếp, tức là người dân bầu ra một số đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Những đại diện dân cử này sẽ nói lên tiếng nói của người dân, thay cho người dân."

"Ở Việt Nam, về lý thuyết thì Quốc Hội gồm các đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân cả nước. Hội đồng nhân dân sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân ở từng địa phương tương ứng."

"Có lẽ trong các trường hợp nói trên, Quốc Hội hoặc hội đồng nhân dân đã nhất trí 100% nên chính quyền đã tuyên bố là người dân đã đồng ý."

"Nhưng trong một số trường hợp cụ thể như vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm, Hội đồng nhân dân đồng ý 100%, nhưng nhiều người dân lại không đồng ý. Điều đó cho thấy có khoảng cách giữa ý chí, nguyện vọng của các đại biểu Quốc Hội hoặc Hội đồng nhân dân với người dân."

Luật sư Lê Công Định thì cho rằng nói 'người dân nhất trí' là "cách nói cưỡng đoạt ngôn từ nhằm mục đích tuyên truyền của Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền".

"Khoan bàn đến việc có trưng cầu ý dân hay không, chỉ xét riêng tính chính danh thật sự của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại, đặc biệt là cách thức thực thi quyền tự do thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn dân trong việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hay sự chấp nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng cộng sản đương quyền, cũng đã thấy hoàn toàn không có sự kiện 'cử tri cả nước hoàn toàn ủng hộ".

Cần sửa luật hay xem lại vai trò ĐBQH?

Theo luật sư Hoàng Việt, dư luận Việt Nam cho rằng chính quyền đã quá xa dân khi tự quyết nhiều việc trong khi có những vấn đề bức thiết hơn lại chưa giải quyết.

"Phản ứng của dư luận, dù chỉ trên Facebook, đã dẫn đến một số dự án của chính quyền phải tạm ngưng, ví dụ như dự án chặt hàng loạt cây cổ thụ ở Hà Nội."

"Điều này cho thấy, cùng với việc xem xét để cho ra đời Luật Biểu tình, cũng cần xem xét sửa đổi Luật Trưng cầu ý dân cho gần với cuộc sống hơn, và có ý nghĩa thiết thực hơn với quyền lợi của người dân."

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng cho rằng Luật Trưng cầu Ý dân cần quy định cụ thể hơn những vấn đề quan trọng là vấn đề gì.

Chẳng hạn, "những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế" được đề cập trong Luật Trưng cầu Ý dân, cần đưa cụ thể các con số để làm căn cứ đánh giá mức độ quan trọng.

"Ví dụ dự án trên 1000 tỷ thì cần trưng cầu dân ý", theo luật sư Tuấn.

Tuy nhiên, luật sư Tuấn cũng cho rằng trên thực tế, một bộ luật khó có thể cụ thể đến mức như vậy.

"Cái quan trọng là vai trò của đại biểu Quốc Hội đã thực sự được phát huy hay chưa?"

"Là đại diện dân bầu, đại biểu Quốc Hội hoàn toàn có thể tự xem xét một vấn đề có quan trọng hay không để xem xét, trình lên Quốc Hội. Từ đó bàn thảo, đánh giá xem có quan trọng tới mức cần trưng cầu dân ý hay không, kể cả khi vấn đề đó không được nêu rõ ràng trong luật."

"Trên danh nghĩa là do dân bầu, gần 500 đại biểu Quốc hội không thể tự quyết mọi vấn đề trong cuộc sống thay cho người dân."

Luật Trưng cầu Ý dân được Quốc Hội thông qua ngày 25/11/2015 gồm 8 chương, 52 điều,có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.

Luật quy định cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu.

Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

Theo luật này, kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Nguyễn Phú Trọng chính thức “trúng cử” Chủ tịch nước
CTV Danlambao
- Chiều ngày 23 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được công bố “trúng cử” chức danh Chủ tịch nước sau một cuộc bỏ phiếu kín tại Quốc hội Cộng sản Việt Nam, nơi ông là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ này.

Theo báo chí lề đảng loan tin cho biết, ông Trọng đạt số phiếu đồng ý là 476 trên tổng số 477 phiếu phát ra, giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Việc ông Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước không nằm dự đoán từ lâu của dư luận kể từ sau cái chết vì “vi rút lạ, hiếm” của người tiền nhiệm Trần Đại Quang.

Phần tuyên thệ của ông Trọng được một số đài truyền hình do Nhà nước quản lý truyền hình trực tiếp.

Như vậy, đây là lần thứ 2 kể từ khi chế độ cộng sản áp đặt nền độc tài đảng trị ở Việt Nam năm 1945, một người có thể thâu tóm 2 chức vụ quan trọng cả về mặt đảng cầm quyền, vừa cả mặt Nhà nước. Người trước đó là Hồ Chí Minh.

Về tên gọi của việc kiêm nhiệm này, ông Trọng được báo chí Nhà nước dẫn lời tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm ngày 08 tháng 10 nói rằng: "không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ; đồng thời cũng không nói nhất thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này". Ông Trọng cho rằng đây là tình huống chứ không phải cơ chế.

Trước đây, cũng chính ông Trọng là người đã tuyên bố kiêm cả hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì to quá, ai sẽ kiểm soát được!?

Câu hỏi của ông ngày hôm nay cũng trở thành câu hỏi của hơn 90 triệu người dân Việt Nam: ai sẽ kiểm soát được ông?

Nguyễn Phú Trọng năm nay 74 tuổi và đang nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp nắm giữ chức vụ Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong việc kiêm nhiệm cả 2 chức vụ, ông Trọng sẽ có toàn quyền trong mọi quyết định của đảng CSVN và mọi ký kết hoặc huỷ bỏ ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

23.10.2018
CTV Danlambao

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Việt Nam : Nhà văn Nguyên Ngọc từ bỏ đảng Cộng Sản
Thụy My RFI

Image
Nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Chu Hảo (thứ 5 và 6 từ trái sang) trong lễ phát giải văn hóa Phan Châu Trinh ở Saigon
ngày 24/03/2018.RFI/Capdevielle
Hôm nay 26/10/2018 nhà văn Nguyên Ngọc đã tuyên bố chính thức ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, sau 62 năm tham gia. Thông tin này đã được nhóm

Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo, ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.

Theo ông, PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc. Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, đánh vào những người trí thức yêu nước.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết, ông vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956. Thế hệ ông tự nguyện gia nhập Đảng vì yêu nước, hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã có mặt suốt cả hai cuộc kháng chiến, đều ở chiến trường miền Nam.

Nhưng từ nhiều năm qua, ông nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức "chuyên quyền", "phản dân hại nước", và ông không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.

Nhà văn Nguyên Ngọc kết luận: "Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình".

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

CSVN phá nát chùa An Cư ở Đà Nẵng
November 10, 2018

Image
Chùa An Cư sau khi bị phá hôm 9 Tháng Mười Một. (Hình: Facebook Thích Thiện Phúc)
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Chùa An Cư ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng, hôm 9 Tháng Mười Một, 2018, đã chịu số phận tương tự chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn, hai năm trước: Bị chính quyền cưỡng chế giải tỏa.

Từ nhiều năm nay, ngôi chùa được xây dựng từ giữa thập niên 1990 có khuôn viên chỉ 332 mét vuông bị coi là “cái gai” trong mắt chính quyền vì đây là cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tổ chức tôn giáo độc lập mà CSVN không công nhận.


Thượng Tọa Thích Thiện Phúc, trụ trì chùa An Cư, viết trên trang cá nhân: “Họ tiến hành phá dỡ, tôi và tất cả những người thân lần lượt bước ra, trong những lời niệm Phật âm thầm chen lẫn những tiếng khóc xót xa gào thét. Tôi khuyên: Không được khóc như thế! Và những dòng nước mắt được hòa lẫn với cơn mưa mỗi lúc bắt đầu càng nặng hạt, một góc trời ám đạm. Vậy nối gót tiếp bước chùa Liên Trì, chùa An Cư cũng đã quỵ ngã thành một đống gạch nát dưới lưỡi hái thần chết của bạo quyền CSVN. Nam mô a di đà Phật!”

Một đoạn video được đăng trên Facebook của vị thượng tọa cho thấy chính quyền dùng cần cẩu để san bằng chùa An Cư ngay trước mắt các tăng ni và Phật tử.

Có tin sau khi ngôi chùa bị phá, Thượng Tọa Thích Thiện Phúc phải đi tá túc ở một ngôi chùa thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Chùa An Cư trước khi bị phá. (Hình: Facebook Khanh Nguyen)
Vài ngày trước, Luật Sư Võ An Đôn, người đã bị Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam tước thẻ hành nghề, cho biết Thượng Tọa Thích Thiện Phúc đến nhờ ông bảo vệ pháp lý cho nhà chùa nhưng mọi sự có vẻ đã quá trễ.

Luật Sư Đôn, trên trang web cá nhân, cáo buộc chính quyền Đà Nẵng phá chùa An Cư lấy đất để làm đường và phân lô bán: “Năm 2014, Ủy Ban Nhân Dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích 332 mét vuông đất chùa An Cư, để phân lô bán. Vì giá bồi thường quá thấp, chỉ 412 triệu đồng (hơn $17,687), trong khi diện tích đất của chùa có giá thị trường hơn 40 tỷ đồng (hơn $1.7 triệu), nên nhà chùa không đồng ý. Qua xem hồ sơ, tôi thấy thời hiệu khởi kiện đã hết, vì quyết định thu hồi đất có từ năm 2014, luật quy định thời hiệu khởi kiện là một năm, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất.”

“Phía quận Sơn Trà có nhiều điểm sai: Bồi thường quá thấp, thu hồi 332 mét vuông đất nhưng chỉ trợ giúp 160 mét vuông tái định cư, thu hồi đất mặt đường nhưng trợ giúp đất trong hẻm giá trị thấp… là không đúng pháp luật. Lẽ ra nhà chùa nên khởi kiện chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận Sơn Trà ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, nhưng vì quan niệm từ bi không kiện thưa nên nhà chùa phải gánh thiệt thòi về mình,” Luật Sư Đôn viết.

Trên mạng xã hội, các blogger theo thuyết “tâm linh,” trong số đó có cả giới hoạt động dân chủ, cho rằng việc phá chùa hay nhà thờ có thể đem lại “hậu quả nhãn tiền” đối với những giới chức đứng sau các vụ này.

Họ viện dẫn trường hợp ông Đinh La Thăng, cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, chẳng bao lâu sau vụ phá chùa Liên Trì thì bị bắt và tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù giam.

Một số blogger còn viết thêm rằng Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân nhìn vào trường hợp người tiền nhiệm mà “chùn tay” đối với Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo từng nhiều lần bị nhà cầm quyền đe dọa phá bỏ từ mấy năm nay. (T.K.)

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Phiên tòa đánh bạc qua mạng: đừng hèn hỡi các ông tướng CA…

Hôm nay tòa án tỉnh Phú Thọ sẽ xét xử vụ đánh bạc qua mạng với số lượng bị cáo khủng gần 100 người.
Đặc biệt có một số bị cáo là các tướng tá của ngành CA, trong đó có cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa...


November 13, 20180638

Image
Nhưng chưa gì thì người ta đã chứng kiến ông Trung tướng CA Phan Văn Vĩnh có những cư xử vừa lạ vừa quen của những quan chức khi rơi vào cảnh pháp đình. Ông ta cáo bịnh và nằm suốt ở trong bệnh viện thay vì ở trong nhà giam. Rồi trước phiên tòa ông tướng CA lại vô tình trượt chân té ngã, đập đầu khiến bộ nhớ của ông suýt thành quên, hết nhớ để khỏi phải hầu tòa. Nhưng khi các chiêu trò đó không thành, ông vẫn bị điệu ra tòa với tư cách một ông trung tướng, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát thì ngay trong ngày đầu tiên ở phiên tòa ông đã ở trong tình trạng lẫn lộn, quên quên nhớ nhớ rồi. Ngay khi được tháo còng thì ông đã bật khóc (lại khóc)…

Đó một điểm chung quen thuộc và thường hay xảy ra với các đối tượng là cán bộ hoặc CA các cấp. Cũng là sự lẩn tránh việc ra tòa bằng mọi giá, kể cả các chiêu trò rất tầm thường như không đủ năng lực hành vi, hoặc bệnh nặng kể cả bệnh thần kinh chẳng hạn. Khi các mánh lới trên không thành thì lập tức cơ các biện pháp chạy để giảm nhẹ vụ án.

Rồi tòa án trước khi xử sẽ bị tràn ngập đủ loại các giấy tờ mà gia đình các bị cáo đã nộp. Đó là các bản sao huân, huy chương, giải thưởng đủ loại, đủ tầm cỡ của ông cha, họ hàng của bị cáo. Thậm chí là của những người họ hàng xa lắc của bị cáo cũng được nộp. Rồi các bằng cấp chứng thực gia đình có công với Cách Mạng, mặc dù gia đình có công với CM xa lắc từ hồi chống Pháp, chống Mỹ khi bị cáo còn chưa ra đời. Tóm lại là tòa án chết ngộp vì quá nhiều giấy tờ chứng thực vớ vẩn đủ loại và không hẳn là vô giá trị. Vì có nhiều bị cáo cán bộ CA đã được giảm án rất nhiều chỉ với vài câu chữ trong bản án như: “Gia đình có công với Cách Mạng”.

Thật đáng buồn khi so sánh thời oanh liệt của một ông cán bộ CA khi trước lúc vào tù với oai danh khét lèn lẹt. Được nâng lên làm một thanh kiếm và lá chắn, bảo vệ Đảng nên lực lượng CA đã trở thành một thứ kiêu binh hung hãn. Được trang bị các phương tiện vũ khí thiện chiến nhất và các quyền hành tuyệt đối nhất, kể cả các thứ quyền lực đen mờ tối nhất thì lực lượng CA đã trở thành một thứ kiêu binh hung hãn và không biết sợ ai. Có thể nói ngành CA đã như một thứ quyền lực riêng trong bộ máy quyền lực nhà nước hiện nay. Người trong dòm ra, người ngoài nhìn vào ai cũng kiềng nể kính sợ những ông tướng tá CA mặt sắt đen sì luôn ngự trên đầu những người dân Việt Nam như thanh gươm Demoscalet lơ lửng trên đầu họ vậy…

Thế nhưng khi bị bắt hay bị lộ tẩy thì có nhiều các ông tướng tá này đã cư xử không còn chút tư cách của ngành nghề họ. Như những chú rùa bị lật ngửa, các ông cũng kêu khóc um sùm. Chẳng thấy ông nào bắn vào đầu tự sát đúng theo trách nhiệm tối thượng của một quân nhân cầm súng khi thấy sai sót của mình mà chỉ thấy hát lại bài hát đã quá quen thuộc như: “Do trình độ hạn chế, do năng lực có hạn”, và khóc…

Các ông tướng tá CA, nếu phải ra tòa thì hãy chứng tỏ bản lãnh của những người đàn ông nếu các ông còn có nó. Hãy chấp nhận dám làm thì dám chịu. Và chấp nhận cả những quả báo nhãn tiền vì các ông đã đưa bao người dân vô tội vào vòng lao lý tù đầy. Đừng học theo gương những ông cán bộ cao cấp như Đinh La Thang hay Trịnh Xuân Thanh, khi ra tòa thì kêu khóc toáng lên vì nhớ vợ nhớ con. Hãy học hỏi những người đấu tranh dân chủ mà chính lực lượng CA là những người truy bắt họ khi họ ra tòa. Trước tòa án bất công, họ không van xin, không khóc lóc mà ngược lại họ nghiến răng lại và can đảm chấp nhận tất cả…

Phải trả những cái giá mà họ đã gây ra, thì các ông tướng tá CA hãy đừng trở thành những kẻ hèn để cho người dân Việt Nam thêm khinh bỉ…

[size=â]Nguồn: FB Nguyễn Minh Tuấn[/size]

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Sai phạm của ông Tất Thành Cang liên quan gì tới dự án Thủ Thiêm?
Hoàng Minh

Ông Cang chính là người đã ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2, TP.HCM).

Image
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao, bao bọc bởi sông Sài Gòn. (Ảnh: Shutterstock.com)
Theo UBKTTU, từ ngày 12 đến 14/11, Ủy ban này đã họp kỳ 31 tại Hà Nội.

Tại kỳ họp, UBKTTU đã xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.


Theo kết luận, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.

Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

“Những vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật” – UBKTTU kết luận.

Sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Hợp đồng ký tắt được đề cập trong kết luận của UBKTTU chính là hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Đại Quang Minh để công ty này xây dựng 4 tuyến đường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư hơn 8.265 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay (3.917 tỷ đồng), tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.

Đổi lại, công ty Đại Quang Minh được giao 79 ha đất (tương đương 15 triệu đồng/m2) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông) để phát triển các dự án bất động sản. Giá này được đánh giá là rẻ mạt bởi theo thị trường hiện nay, đất ở đây có giá khoảng 400 triệu đồng/m2.

4 tuyến đường được xây dựng có tổng chiều dài gần 12km, chiều rộng từ 11,6 đến 55m, gồm: tuyến R1 (Đại lộ vòng cung dài 3,4km); tuyến R2 (Đường ven hồ trung tâm dài 3km); tuyến R3 (Đường ven sông Sài Gòn dài 3km); tuyến R4 (Đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư dài 2,5km). Dự án còn bao gồm 10 cầu với tổng chiều dài khoảng 1,8km.

Như vậy, với tổng mức đầu tư 8.265 tỷ đồng/12km, trung bình mỗi km đường có giá gần 700 tỷ đồng (gấp 4 lần suất đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam là 182 tỷ đồng/km). Nhiều chuyên gia đánh giá suất đầu tư này đắt khủng khiếp, được ví là 4 con đường “dát vàng”.

Hoàng Minh

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Hơn 100 dân Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu không được tiếp
17 tháng 1 2019
Hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng đi nộp đơn kêu cứu sáng 17/1/2019 nhưng không được các cơ quan công quyền ở TP Hồ Chí Minh tiếp
Khoảng hơn 100 người dân vườn rau Lộc Hưng sáng 17/1 tới văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh để gửi đơn kêu cứu nhưng không được tiếp.

"Chính quyền cho một lực lượng hàng chục người tới bao vây chúng tôi, làm như chúng tôi là một nhóm tội phạm, trong khi từ chối nhận đơn của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ lại đơn ở chỗ bảo vệ rồi ra về," ông Cao Hà Chánh nói với BBC hôm 17/1.

Nhóm người dân vườn rau Lộc Hưng hơn 100 người, do ông Cao Hà Chánh làm đại diện, có kế hoạch đi nộp đơn kêu cứu tại ba cơ quan công quyền của Nhà nước, gồm Văn phòng tiếp công dân của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc Hội, và Ủy ban Thành Ủy.

Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế'

Dân Lộc Hưng: ‘Dân có giấy tờ, chính quyền làm sai’

Theo lời ông Chánh thuật lại, chỉ có Văn phòng tiếp công dân chịu nhận đơn của họ, "nhưng đây cũng là cơ quan mà hơn 20 năm nay người dân vườn rau Lộc Hưng chúng tôi đã tới hàng chục lần để nộp đơn đề nghị chính quyền xác minh và chứng nhận đất đai cho chúng tôi, nhưng chưa bao giờ được giải quyết," ông Chánh nghẹn ngào nói.

"Đây là cơ quan có trách nhiệm chuyển tiếp giấy tờ, công văn lên lãnh đạo thành phố, chứ họ không có quyền quyết định. Cơ quan có quyền lực cao nhất là Ủy ban Thành ủy thì lại không tiếp chúng tôi."

"Một số người ăn vận như cán bộ, nhưng khi chúng tôi tiếp cận thì họ nói họ chỉ là bảo vệ. Sau đó họ lấy điện thoại chụp lại đơn rồi đi vào trong. Sau đó họ cho người đóng cổng, bấm khóa."

"Tôi không hiểu pháp luật Việt Nam nữa. Chúng tôi làm đúng pháp luật, chúng tôi đi gửi đơn khiếu nại, tại sao lại không nhận đơn, và lại cho người tới bao vây, không chế chúng tôi?"

"Trước đây, Văn phòng tiếp công dân của thành phố từng ra văn bản đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp người dân vườn rau Lộc Hưng. Nhưng chưa có cuộc tiếp xúc nào của lãnh đạo thành phố với bà con chúng tôi được thực hiện cho tới nay."

Ông Chánh nói đơn kêu cứu này có chữ ký của 172 hộ dân mất nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Ông cũng nói họ đã bị đẩy vào đường cùng, không còn nguồn sống, nên "dù phải chết chúng tôi cũng làm đến cùng", ông nói.

Cũng theo ông Chánh, việc chính quyền đưa thông tin về việc sẽ xử lý 20 người chống đối khiến người dân ở đây tổn thương thêm một lần nữa. Ông cũng nói báo chí đề cập đến "kẻ cầm đầu", ông không rõ là ai, nhưng nhiều năm nay ông vẫn là một trong những người đại diện, hướng dẫn bà con ở khu vườn rau Lộc Hưng trong việc đi xin chứng nhận đất đai.

"Đến nay chính quyền vẫn im lặng. Trong khi người dân chúng tôi mất đất, mất nhà, bị đàn áp, bị coi như tội phạm, tổn thương hết lần này đến lần khác. Mong muốn của chúng tôi hiện giờ chỉ là họ ra mặt đối chất với chúng tôi," ông Chánh nói với BBC.

BBC từng nhiều lần liên lạc qua điện thoại với các cơ quan công quyền ở TP Hồ Chí Minh để tìm hiểu thông tin vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhưng không được.

Nhóm luật sư nói gì?
Image
Nhiều người dân mất nhà sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

"Ý kiến trên của người dân vườn rau Lộc Hưng là có căn cứ pháp lý," nhóm luật sư vừa mới thành lập để hỗ trợ cho những gia đình mất nhà ở Lộc Hưng cho hay trong thông cáo báo chí phát đi hôm 16/1.

Đây là nhóm luật sư 17 người, trong đó có nhiều luật sư thường bào chữa cho người bất đồng chính kiến như Luật sư Trần Vũ Hải, LS Đặng Đình Mạnh, LS Nguyễn Văn Miếng, LS Trịnh Vĩnh Phúc, được thành lập để trợ giúp pháp lý của 20 hộ dân ở Vườn Rau Lộc Hưng.

Thông cáo báo chí số Một của nhóm luật sư nêu hai vấn đề chính mà người dân Lộc Hưng muốn khiếu nại.

Thứ nhất là vụ cưỡng chế phá nhà từ ngày 4 - 8/1 theo người dân ở đây là trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho hàng trăm người dân.

Thứ hai là việc dân ở đây cho rằng đất vườn rau Lộc Hưng đã được họ (phần lớn là người miền Bắc di cư năm 1954) khai thác, sử dụng hợp pháp liên tục từ năm 1955 đến nay. Sau năm 1975 họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai nhưng không được giải quyết dứt điểm. Người dân muốn các luật sư yêu cầu chính quyền địa phương tại TPHCM và trung ương tổ chức tiếp dân đối thoại công khai với họ về vấn đề này.

Các luật sư mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho họ làm việc với người dân Lộc Hưng "trong việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" của họ theo Hiến pháp.

Ngoài ra, nhóm 17 luật sư cũng phản ánh việc một số báo Việt Nam vừa qua đưa thông tin một chiều, không khách quan về vụ việc cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng. Theo họ, việc đưa tin mà không hề hỏi thêm bên liên quan, không tiếp cận với các tài liệu liên quan từ chính người dân khiến "nhiều người mất nhà, mất việc, mất tài sản, thu nhập, sống vất vưởng, càng bị tổn thương thêm về tinh thần".

Nhân việc này, nhóm luật sư đề nghị báo chí, mạng xã hội đưa tin về vụ việc một "cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng sự thật, đặc biệt cần ghi nhận những ý kiến và tình cảnh hoạn nạn của người dân VRLH hiện nay sau vụ cưỡng chế phá nhà".

Nhiều người quyên góp giúp dân Lộc Hưng
Image
Vợ chồng cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên mất nhà mới xây sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
Trong khi đó, đã có những phong trào quyền góp để giúp người dân vườn Rau Lộc Hưng. Như phong trào Góp gạch xây nhà cho bé Tôm và nạn nhân Lộc Hưng từ 11-14/1 đã thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, theo thông tin từ Facebook nhà báo Sương Quỳnh.

Bé Tôm là con của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên - người có căn nhà mới xây sau nhiều năm dành dụm bị đập nát trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng.

Họa sỹ Vĩnh Trần vẽ lại cảnh tàn phá ở Vườn Rau Lộc Hưng, bức tranh sơn dầu mang tên "Nỗi đau Lộc Hưng" để bán đấu giá nhằm quyền tiền giúp người dân mất nhà.

Truyền thông trong nước nói gì?

Sau vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, nhiều báo chính thống của Việt Nam đưa tin rằng chính quyền đã "hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép" hôm 9/1.

Một số tờ báo cũng đưa tin chính quyền sẽ xử lý 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối, chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng. Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ và đã xác minh được "đối tượng cầm đầu".

Ngoài ra, sau khi tháo dỡ các căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng, báo Việt Nam cho hay công an phát hiện có "phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu".

Nhưng cũng có tờ, như Pháp luật Việt Nam, có bài "Không nên cưỡng chế vào ngày đoàn viên", trong đó không bàn đến khía cạnh pháp lý mà đề cập đến vẫn đề tình nghĩa, văn hóa của người Việt, nhất là khi Tết Nguyên đán cận kề.

Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị san phẳng sẽ được dùng để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, và công viên, theo báo Việt Nam.

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Post by hoangphong »

HRW: ‘Việt Nam, Thái phải làm minh bạch vụ ông Trương Duy Nhất mất tích’
February 11, 2019
Image
Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất. (Hình: Facebook Trương Duy Nhất.)

BANGKOK, Thái Lan (NV) – Ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu lo lắng cho sự an toàn của nhà báo Trương Duy Nhất; ông yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải điều tra rõ vụ này.

Nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn im lặng sau gần 2 tuần kể từ khi cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất bị mất tích bí ẩn ở Thái, mà theo thông tin do Người Buôn Gió đưa lên thì ông Nhất bị Tổng Cục 2, một cơ quan tình báo quân sự, bắt cóc. Rất nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng, gây áp lực lên chính phủ Thái phải mau chóng làm sáng tỏ việc này.


Báo Người Việt phỏng vấn ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu (HRW) vào sớm ngày Thứ Hai, 11 Tháng Hai, và ông khẳng định, ông Trương Duy Nhất đã đó mặt ở văn phòng Cao Ủy Tị Nạn LHQ (UNHCR) để ghi danh qui chế tị nạn.

Trước tiên, ông cho biết chưa có thông tin gì mới về ông Trương Duy Nhất.

“Rất rõ ràng là Đại Sứ quán Việt Nam rất quan tâm đến ông Trương Duy Nhất. Hiện nay chính phủ Thái và nhiều tổ chức đang tìm kiếm ông ấy. Chúng tôi chưa có thông tin chính xác nào cho đến giờ phút này.

Những gì chúng tôi biết là ông Nhất đã nhận được một cú điện thoại từ một người quen biết với ông ta. Sau đó ông ta rời nơi đang ở để đi gặp người này, và ông ta bị mất tích. Chúng tôi cũng chưa biết người gọi điện thoại đó là ai.

Chúng tôi biết ông Nhất đã đến UNHCR để điền một đơn ghi danh cho qui chế tị nạn chính trị. Sau đó ông ta không quay lại UNHCR như đã hẹn. Vì vậy, tất cả mọi người bắt đầu tìm ông ấy. Rõ ràng là ông ấy muốn tị nạn chính trị. Ông ấy muốn tìm nơi an toàn và được bảo vệ, những điều mà ông ấy không được hưởng khi ở trong nước. Và Thái Lan là nơi ông ấy quyết định đến để xin qui chế tịn nạn; tôi nghĩ ông ấy còn muốn đến một nước thứ ba.

Tôi biết chính quyền Việt Nam vẫn luôn luôn gây áp trực lên những tiếng nói bất đồng chính kiến và đấu tranh như ông Trương Duy Nhất.”
Image
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Khu Vực Á Châu trong buổi trả lời Người Việt. (Hình: Chụp qua Skype.)
Thông tin về việc ông Trương Duy Nhất mất tích đã được blogger Người Buôn Gió tường thuât ngay với khá chi tiết: “Khoảng 8 giờ tối ngày 26 Tháng Giêng năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của Tổng Cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.”

Theo blogger Người Buôn Gió thì ba người Việt biết nơi ông Trương Duy Nhất có mặt, “Đây là 3 người biết vị trí của Nhất trước khi Nhất bị bắt. Cả ba người này đều quen biết nhau.”

Báo Người Việt hỏi ông Phil Robertson về những hành động của HRW và chính phủ Thái. Ông Robertson cho biết:

“Chúng tôi đã liên lạc với chính quyền và sở di trú của Thái Lan để tìm hiểu. Bộ trưởng di trú Thái Lan cho biết ông sẽ điều tra sự việc này. Chúng tôi đang tìm thông tin từ cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải điều tra đàng hoàng.

Chúng tôi sợ ông ấy đã bị nhân viên tình báo của hay người của chính quyền Việt Nam bắt cóc. Chúng tôi chưa xác nhận được điều đó nhưng rất lo đến sự an toàn và tình trạng của ông ấy. Chính quyền Việt Nam, Thái Lan và những người có liên quan phải điều tra rõ ràng và phải cho công chúng biết đủ tin tức.

Chính quyền Việt Nam đang làm như họ không biết gì về sự việc này. Tất nhiên là họ không ưa ông ấy vì ông là thường hay chỉ trích chính quyền và là một người có tiếng nói mạnh với công chúng, điều đó khiến ông trở thành một mục tiêu loại trừ của chính quyền CSVN.”

Nhận định này tương đồng với ý kiến của nhà báo tự do Phạm Lê Vương Các viết trên trang cá nhân:

“Đối với giới hoạt động đấu tranh, Nhất là một người khá thú vị. Nhiều người biết đến ông vì ông được ví là một ‘Anh Hùng Thông Tin’ (được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao tặng) vì các bài viết phê phán mạnh mẽ về lỗi hệ thống chính quyền, cổ súy cho dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nhiều người cũng khá rõ mối quan hệ thân thiết của Nhất với Vũ Nhôm và áp phe với một số giới chức lãnh đạo chóp bu, trước cả khi bản báo cáo của Tổng Cục II ra đời. Đánh giá đầy đủ về Nhất, có lẽ những nhà sử học sau này sẽ có cái nhìn chuẩn xác hơn thời điểm này.”

Tờ Bangkok Post ngày Thứ Hai đã đặt nghi vấn vì sao blogger này mất tích đến này hơn 2 tuần nhưng chính phủ bhai nước, nhất là Việt Nam vẫn giữ im lặng.

“Các trường hợp mất tích đột ngột của các nhà bất đồng chính trị vẫn liên hệ với nhau. Trường hợp mới nhất xảy ra vào ban ngày, bên trong một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Bangkok. Trương Duy Nhất, một nhà báo và blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã bị bắt và lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park. Ông vừa ghi tên xin tị nạn qua văn phòng tị nạn của Liên Hiệp Quốc,” theo Bangkok Post.

Nhận định của Bangkok Post đưa ra: “Những vụ bắt cóc người Việt Nam và Trung Quốc xảy ra trên đất Thái đánh dấu 1 vết đen lên chế độ.”

Chính phủ (Thái Lan) có nhiệm vụ bảo vệ du khách nước ngoài, đồng thời điều tra và tiết lộ chi tiết về bạo lực với bất kỳ ai trong số họ.

Bài viết của Bangkok Post nhắc đến trường hợp của nhà xuất bản Quế Mẫn Hải, hay còn gọi là Quế Dân Hải (Gui Minhai), người Thụy Điển gốc Hoa, một người bất đồng chính kiến với Trung Quốc.

Theo Bangkok Post, bằng chứng trong camera cho thấy ông Quế Dân Hải bị bắt khi ông rời căn hộ tại Pattaya vào Tháng Mười, năm 2015. Vài tháng sau đó, người ta thấy ông Quế Dân Hải bị giam giữ tại một nhà tù Trung Quốc, nhưng cả hai chính quyền Thái Lan và Trung Quốc lúc đó vẫn tuyên bố không biết chuyện gì đã xảy ra.

Một người từng là bạn tù với ông Trương Duy Nhất, cũng là người đang vận động mạnh mẽ với các tổ chức quốc tế để lên tiếng về vụ việc của ông Trương Duy Nhất, là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào tuần trước nói với Nhật báo Người Việt: “Dù đó là An Ninh Công An hay tình báo quân đội của Tổng Cục 2 có bắt được Trương Duy Nhất thì cũng không thể thuyết phục ông ta về chuyện đầu thú.”


“Trương Duy Nhất đã xin tị nạn chính trị thì không có chuyện anh ta chấp nhận đầu thú. Trương Duy Nhất chứ không phải là Trịnh Xuân Thanh nên không thể đe dọa được anh ta. Bây giờ phía Việt Nam ở trong thế là ‘nuốt không được, nhả không ra’ nên điều tôi lo lắng nhất là ‘thủ tiêu.’ Bây giờ không thể nào truy tố được Nhất. Tất cả những gì cho rằng Nhất có liên quan vụ án kinh tế hình ảnh Vũ nhôm gì đó tôi cho là tất cả của dư luận viên.” Ông Hải nói thêm.

Trong một tuyên bố ngày 8 Tháng Hai, 2019, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất. (K.L)

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đến Hà Nội ngày 25 Tháng Hai
February 16, 2019

Image
Ông Kim Chang Son, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ Bắc Hàn tại khách sạn Metropole, Hà Nội. (Hình: Reuters.)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ đến Hà Nội, thủ đô của Việt Nam vào ngày 25 Tháng Hai, 2019, trước Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ hai 2 ngày.

Ba nguồn tin thông thạo về lịch trình làm việc của ông Kim Jong Un của Kim nói với Reuters vào hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Hai, 2019.


Theo đó, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ gặp nhau vào ngày 27 và 28 Tháng Hai tại Hà Nội, nơi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ hai kể từ cuộc gặp lịch sử đầu tiên của hai bên tại Singapore vào Tháng Sáu năm ngoái.

Các nguồn tin của Reuters cho biết ông Kim Jong Un sẽ gặp các quan chức Việt Nam khi ông tới Hà Nội. Một người yêu cầu không nêu danh tính nói với Reuters về sự nhạy cảm và những bí mật xung quanh lịch trình của nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Ông Kim sẽ đến thăm cơ sở sản xuất của Việt Nam ở Bắc Ninh và thị trấn cảng công nghiệp Hải Phòng.

Cũng từ một nguồn tin thông thạo về sự kiện này nói với Reuters, Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng, sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un trước khi có chuyến viếng thăm nước láng giềng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Trong một diễn tiến liên quan, sáng Thứ Bảy, 16 Tháng Hai, ông Kim Chang Son, chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ Triều Tiên Kim Chang-son, người được cho là cánh tay mặt của ông Kim Jong Un cùng phái đoàn 12 người đã có mặt ở khách sạn Metropole, Hà Nội. Truyền thông cho rằng đây là chuyến công tác tiền trạm cho chuyến đi Việt Nam của ông Kim Jong Un để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn lần 2.

Ông Kim Chang Son cũng từng tới Singapore trước thềm cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn hồi Tháng Sáu, 2018.

Trước đó, ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đoàn lãnh đạo cấp cao cũng đến Bình Nhưỡng trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, từ 12 đến 14 Tháng Hai, 2019 và được truyền thông nhận định là để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm cấp nhà nước của Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. (K.L)

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Post by hoangphong »

Phi cơ hạng nặng C17 của không quân Mỹ đáp xuống Nội Bài
February 18, 2019

Image
Chiếc Boeing C-17 tại Nội Bài từ hôm 15/2.

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chiều 18 Tháng Hai, phía Mỹ đã làm việc với Cục Hàng không, phi trường Nội Bài, đại diện quân đội của CSVN bàn công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Mỹ đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn.

Báo Thanh Niên đưa tin cho biết, phi trường quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 chỗ đậu máy bay chuyên cơ, trong đó, có hai chỗ dành cho hai chiếc Air Force One của Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, có các chỗ đậu cho các máy bay chở đoàn tuỳ tùng, ngoại giao, lực lượng bảo vệ, an ninh, phục vụ hậu cần…


Chiều 18 Tháng Hai, các bên đã có cuộc họp cùng đồng ý phương án lần thứ nhất cho buổi đón chính thức Tổng thống Trump tại Nội Bài.

Tin cho biết nhiều chuyến bay vận tải Boeing C-17 sẽ đáp xuống Nội Bài chuyên chở theo đồ dùng hậu cần, trực thăng và hai xe hơi của Tổng thống Mỹ trong tuần này. Trước đó, ngày 15 Tháng Hai, một chiếc Boeing C-17 đầu tiên đã đáp xuống Nội Bài.

Boeing C-17 có khả năng mang đến 78 tấn hàng hóa hoặc 102 lính nhảy dù.

Tên gọi C-17 là hợp nhất của tên gọi hai động cơ dùng trong chiếc vận tải cơ hạng nặnng này: Douglas C-74 Globemaster và Douglas C-124 Globemaster II.

Bên trong phi trường Nội Bài, khu vực đón Tổng thống, phía Mỹ sẽ chịu trách nhiệm chính về an ninh, rà soát người ra vào, mật vụ và lực lượng bắn tỉa sẽ được bố trí nhiều nơi. Bên ngoài, lực lượng an ninh sân bay kết hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, giám sát.

Theo kế hoạch đón tiếp, trước khi máy bay của Tổng thống Mỹ đáp, một phi đạo dành riêng sẽ được thiết lập. Xe thang dự phòng, xe tiếp nhiên liệu phải có mặt trước ba giờ để kiểm tra an ninh. Không có phương tiện, thiết bị nào được tiếp cận khu vực chỗ đậu của chiếc Air Force One. (K.L)

Post Reply