Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

GS Trần Khuê Trả Lời RFA Về Chiến Hạm Mỹ Vô bến Sài Gòn 01.04.2005 - Việt Hùng, phóng viên đài RFA Lời giới thiệu: Vào ngày 29 tháng 3 vừa qua, một chiến hạm của Hoa Kỳ mang tên USS Gary đã cặp bến thành phố HCM, đây là chiến hạm thứ ba của Mỹ đến Việt Nam sau cuộc chiến. Vậy người dân tại Việt Nam nhình nhận sự kiện đó ra sao?
Việt Hùng đã hỏi chuyện Giáo Sư Trần Khuê để tìm hiểu thêm về quan hệ Việt-Mỹ trong những năm qua và cho tương lai sắp tới.
Từ TP HCM, Giáo Sư Trần Khuê đưa ra cái nhìn của ông.
Tòa Soạn Đối Thoại: Đối Thoại đã sao chép bài phỏng vấn từ các chương trình phát thanh cuả RFA. Trong mục đích gởi đến độc giả các bài phỏng vấn bằng dạng viết thật nhanh, nếu có sự sơ sót , xin tác giả , độc giả và đài RFA thông cảm.
GS Trần Khuê: Có thể nói rằng việc chiến hạm USS Gary của Mỹ đến thăm thành phố HCM là việc rất đáng mừng. Trong việc đón tiếp, tôi thấy chính quyền thành phố HCM đón tiếp rất là nồng nhiệt. Đoàn đại biểu chiến hạm mang hoa đến viếng tượng đài Chủ tịch HCM. Đấy là hiện tượng biểu hiện những tình cảm, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển thêm một bước mới.
Việt Hùng: Giáo Sư ghi nhận dư luận tại thành phố HCM nói chung như thế nào ạ?
GS Trần Khuê: Dư luận tỏ vẻ vui mừng trước sự kiện này. Cũng có nước miệng thì nói hữu nghị đấy, nhưng mà thực tế lại bắn chết ngư dân của nhau. Còn đây người Mỹ nói là đến với tình thân thiện, người ta tin người Mỹ đến với tình cảm thật. Đó là điều giúp đỡ cho Việt Nam rất nhiều trong bước đường phát triển sắp tới.
Việt Hùng: Sau 30 năm kể từ khi cuộc chiến chấm dứt tại Việt Nam, việc hiện diện của người Mỹ phải chăng cả hai bên đã thật sự muốn gác lại quá khứ để hướng về một tương lai...
GS Trần Khuê: Cũng phải điểm qua một chút về lịch sử, người Việt Nam có mặt đầu tiên ở Mỹ là ông Bùi Viện. Ông Bùi Viện gặp Tổng Thống Grant từ thế kỷ 19 kia mà. Thế rồi việc người Việt Nam đón tiếp người Mỹ đầu tiên là ngày phát xít Nhật bắn rơi máy bay đồng minh, các phi công Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc. Những du kích Việt Nam đã ra đón tiếp các phi công Mỹ, cho ăn uống tử tế và giao trả Bộ Tư lệnh Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc). Dư luận nói rằng đáng lẽ người Việt Nam với người Mỹ là bạn với nhau từ lâu rồi kia mà. Dư luận người ta quan tâm đến vìệc mùa hè tới Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ sang thăm Mỹ. Và càng rất vui khi thấy phía Mỹ thông báo rằng đến 2006 thì Tổng thống Bush cũng sẽ sang thăm Việt Nam.
Việt Hùng: Giáo sư vừa mới nói là có vẻ như là lòng dân, người dân Việt Nam rất là hồ hởi, đón chào. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là liệu là chính phủ Việt Nam đã muốn gác lại quá khứ hay chưa ạ?
GS Trần Khuê: Tôi thấy thế này, nhìn chung nhân dân VN là một nhân dân hiếu khách và có tấm lòng rộng mở, khoan dung, cho nên khi gặp các cựu chiến binh của Mỹ tham chiến ở VN trước đây, người ta vẫn đón tiếp với tình cảm bạn bè. Nhiều cựu chiến binh đã phát biểu cảm tưởng là rất vui. Về phía chính phủ tôi thấy là trong chính phủ cũng như trong trung ương đảng, nói chung là bộ máy nhà nước thì có nhiều người muốn thật lòng thể hiện thiện ý. Thế nhưng tất nhiên cũng có những bộ phận mà tôi cho là do cái não trạng chưa thay đổi, vẫn sống bằng định kiến thì vẫn cứ nhìn Mỹ bằng một con mắt này khác, thiếu thân thiện. Và có khi còn đả kích cả những người muốn có ý thân thiện. Cái này tôi cho rằng vẫn có. Nhưng cũng phải để ý cái này, dư luận báo chí, có những báo đưa vào những cột, mục rất trang trọng, có những tờ báo chỉ đưa ở góc nhỏ. Qua đó tôi thấy rằng có tờ báo thể hiện việc hoan nghênh chính phủ, nhưng có báo cũng thể hiện sự dè dặt...
Việt Hùng: Sự hiện diện của một chiến hạm Hoa Kỳ trong một thời điểm chuẩn bị lúc kỷ niệm 30 năm cuộc chiến chấm dứt ở tại VN. Bên cạnh đó thì lại vào thời điểm khá nhạy cảm trong khi VN và một số quốc gia trong vùng ĐNÁ và Trung Quốc hiện đang có những tranh chấp vế quần đảo. Trong bối cảnh như vậy thì ...
GS Trần Khuê: Nhìn tình hình toàn cục thì thấy như thế này, chiến hạm Mỹ đến thăm thành phố HCM vào thời điểm nhạy cảm, tức là sắp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến chấm dứt, thế thì như thế có ý nghĩa gì? Tức là Việt Nam và Mỹ đã có một thời kỳ không tốt với nhau, thì bây giờ tốt với nhau thì có gì phải nói nhiều. Các cụ ở Việt Nam ngày xưa cũng có câu nói là "Trước không phải, sau phải, thì cứ coi là phải". Ở Biển Đông hiện nay có những vấn đề, cụ thể là Trung Quốc đưa dàn khoan để khoan dầu khí ở vùng Hoàng Sa, Trường Sa, rồi là bắn chết ngư dân Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ. Phải nói rằng Trung Quốc muốn khống chế biển Đông. Thế thì muốn chống lại thế lực Trung Quốc phải có những thế lực khác, như là thế lực của Hoa Kỳ hay là thế lực nào nữa thì... Do đó mới có thế cân bằng ở biển Đông này và mới tốt cho cả khu vực chứ.
Việt Hùng: Giáo Sư cũng đừng quên rằng trong một lần nói chuyện thì GS cũng có đề cập đến việc là nếu VN muốn ngăn chận sự lấn lướt của Trung Quốc cần phải dựa vào một thế lực khác. Thì phải chăng GS muốn nói đến sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ hay sao ạ?
GS Trần Khuê: Đúng như thế đấy. Tôi muốn nói như thế này, nếu chúng ta nói hãy khép lại quá khứ thì chúng ta khép lại thật sự. Và tôi thấy rằng trong Tuyên ngôn đảng Cộng Sản của Mác-Engel nói một điều như thế này: nên lấy hiện tại làm gốc, hiện tại là chủ yếu. Tức là chúng ta phải thích nghi với hiện tại. Hiện nay ở biển Đông, có những người, có những thế lực, có suy nghĩ không đúng, không tốt và có những hành động không đúng. Không đúng với luật pháp quốc tế, và cũng không đúng với đạo lý. Thế bây giờ có người đến để đảm bảo pháp lý quốc tế ở đó, và đảm bảo đạo lý thì tôi thấy đáng hoan nghênh chứ. Cam Ranh không cho người Nga thuê nữa thì ta cho người khác thuê, thí dụ như Mỹ chẳng hạn, thì tốt hơn chứ.
Việt Hùng: Từ trước đến nay thì Việt Nam vẫn khẳng định rằng sẽ không cho thuê hải cảng Cam Ranh, nhưng mà lại đồng ý cho hải quân Hoa Kỳ cập bến, đây là lần thứ ba. Vậy thì Việt Nam muốn gì ạ?
GS Trần Khuê: Tôi cho rằng dù sao đấy cũng là bước cởi mở rất tốt. Không cho Mỹ thuê Cam Ranh nhưng mà lại vui lòng cho các chiến hạm Hoa Kỳ cập bến, có thể ra vào thăm hỏi ở tất cả các hải cảng Việt Nam. Tôi cho đấy là một bước cởi mở. Theo nhận định của tôi đấy là bước cởi mở đúng và tốt.
Việt Hùng: Trở lại quá khứ thì có ý kiến nói rằng Việt Nam đã đánh mất một cơ hội trong chuyến công du của cựu tổng thống Hoa Kỳ Clinton trước đây. Có vẻ là Giáo Sư ủng hộ việc trở lại Việt Nam của người Mỹ. Phải chăng như vậy hay không?
GS Trần Khuê: Theo tôi hiểu thì không những chỉ Việt Nam đánh mất đi cơ hội mà chính người Mỹ cũng đánh mất đi cơ hội. Tôi lấy cụ thể thế này, Chính ông Archimedes L.A. Patti là người viết hẳn quyển sách Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? Tại sao lại có Việt Nam? Tại sao xảy ra sự kiện Việt Nam, xảy ra chiến tranh Việt-Mỹ. Khi kết thúc cuốn sách, ông Patti cũng đã phân tích là có một thời kỳ Hoa Kỳ đánh mất cơ hội có thể thân thiện với Việt Nam. Điều ấy phải nói thế này, Hồ Chí Minh đã có quan hệ rất thân thiện với Mỹ, đã có những bức thư gởi cho tổng thống Truman, rồi gởi cho tổng thống Johnson thể hiện tình cảm hữu nghị và muốn dùng phương pháp hoà bình để giải quyết mọi vấn đề. Thế còn Việt Nam rõ ràng cũng đánh mất những cơ hội rất quan trọng, không phải là chỉ đánh mất cơ hội thời kỳ cựu tổng thống Clinton sang thăm đâu, mất cơ hội ngay thời kỳ ông Kissinger đã được tổng thống Ford cử sang để lập lại quan hệ bình thường năm 76. Như thế là gì: Cả hai bên đã từng đánh mất những cơ hội và bây giờ những cơ hội tốt nó quay trở lại thì cả hai bên nên nắm chắc lấy nó và phát triển cho tốt, không nên để cho nó vuột qua nữa, không nên lại để có những ân hận mới nữa.
Việt Hùng: Thay mặt quý thính giả của đài, xin cảm ơn Giáo Sư Trần Khuê.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hà Nội: Giáo dân canh thức cầu nguyện cho Giáo Hoàng
Sunday, April 03, 2005 thdo


HÀ NỘI 3-4 - Tin từ Hà Nội cho hay, từ 20 giờ tối ngày 3 tháng 4, tại sân Ðại chủng viện Thánh Giuse, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã chủ trì Ðêm Canh thức cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng John Paul II vừa qua đời.

Theo VietNamNet, cùng tham gia buổi lễ này có Ðức Hồng Y Giuse Phạm Ðình Tụng, Giám mục phụ tá Phaolo Nguyễn Ðắc Trọng, các linh mục trong Linh mục đoàn Hà Nội, các chủng sinh thuộc Ðại chủng viện Thánh Giuse, các nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá cùng đông đảo giáo dân Hà Nội.

Lễ đài đặt trong sân Ðại Chủng Viện được trang trí đơn sơ nhưng trang trọng, thành kính với tượng Chúa Jesus, di ảnh Ðức Giáo Hoàng được đặt giữa một bàn nến cháy sáng bên cạnh là cây nến Phục sinh (cây nến này được thắp lên từ lửa Phục sinh, ngày 26 tháng 3). Màn hình máy chiếu liên tục phát những hình ảnh về cuộc đời Ðức Giáo Hoàng John Paul II.

Mỗi giáo dân tham dự khi bước qua cổng vào sân Ðại Chủng Viện đều được nhận một khăn tang màu trắng, nến và chương trình đêm canh thức bao gồm Lời nguyện, Thánh ca và những Suy niệm về cuộc đời thương khó của Chúa Jesus mà Giáo Hoàng John Paul II là đại diện.

Trong không khí lung linh của ánh nến, những lời nguyện cầu lắng đọng dưới màn sương lạnh, lòng người như thăng hoa theo những lời kinh nguyện cầu cho Giáo Hoàng John Paul II sớm được hưởng phần thưởng đời đời.

Trước đó, cuối buổi lễ Misa chiều thứ 7, Linh mục chủ tế đọc một thông báo của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về tình hình sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng John Paul II. Ðiều người ta cảm nhận được là sự im lặng lo âu khác thường trên khuôn mặt các giáo dân. Những lời nguyện âm thầm được mỗi người cầu cho vị chủ chăn. Tuy nhiên, tại những vùng xa xôi, những nơi phương tiện truyền thông không thể cập nhật đầy đủ tin tức, những người tín hữu chỉ được biết là Giáo Hoàng đang ốm nặng. Linh mục Nguyễn Khắc Quế, chính xứ Sở Kiện, Hà Nam, khi được hỏi về tình hình Ðức Giáo Hoàng lúc 18 giờ 30 phút, nói: “Tôi có nghe tin về tình hình sức khỏe Ðức Giáo Hoàng, ngày 1 tháng 4, Ngài đã có một cơn nguy hiểm, nhưng giờ đây, giai đoạn đó đã qua, chiều nay, trong lễ, tôi cũng đã thông báo cho tất cả giáo dân để cầu nguyện cho Ngài”.

Tối thứ bảy, rất nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn, hỏi han trao đổi với nhau giữa các giáo dân về tình hình sức khỏe của Giáo Hoàng trong nỗi lo âu. Những gia đình có hệ thống truyền hình cáp, hoặc truyền hình kỹ thuật số, trên màn hình luôn là những hình ảnh về Vatican của các kênh CNN, BBC, FOX, ... cập nhật tin tức về sức khỏe Giáo Hoàng từng giờ từng phút.

Và giờ phút không mong đợi đã đến, lúc 2 giờ 37 phút (Giờ Hà Nội), rất nhiều người bật khóc trước màn hình TV khi truyền hình nước ngoài đưa tin Giáo Hoàng đã qua đời. Anh Vinh, Giáo xứ Thịnh Liệt, cho biết: Mấy hôm nay gia đình anh thức rất khuya để theo dõi tình hình sức khỏe của Giáo Hoàng. Ngay khi Ngài qua đời, gia đình anh đã đọc kinh cầu nguyện ngay trước màn hình ti vi. Tuy vậy, rất nhiều giáo dân vẫn không biết điều đó. Ðến 11 giờ sáng 3/4, chúng tôi hỏi chuyện T.S. Khang, Giáo xứ Cổ Nhuế, anh vẫn nói: “Ðêm qua, tôi nằm ngủ mơ thấy Giáo Hoàng mất, không biết bây giờ tình hình thế nào rồi, sáng nay tôi không xem TV được vì phải đi sớm có việc”.

10 giờ 45 ngày Chủ Nhật, các nhà thờ thuộc Giáo phận Hà Nội đồng loạt đổ những hồi chuông dài chính thức thông báo tin buồn đến với tín hữu. Mọi người thảng thốt đón nhận cho dù điều này đã được tiên liệu từ trước nhưng không khỏi ngỡ ngàng, xúc động.

Trước khi bước vào đêm Canh thức, Thánh lễ chiều Chủ nhật 3/4 tại Nhà Thờ Lớn HN được tổ chức trọng thể dành cầu nguyện cho Giáo Hoàng. Trong buổi lễ, cha Chủ tế đã nhắc lại tiểu sử Giáo Hoàng John Paul II, đức tính nhân ái, và những cống hiến trong cuộc đời của Ngài đối với Giáo Hội và nhân loại, sự quan tâm của Ngài dành riêng cho Giáo Hội Việt Nam, thông tin về những nghi thức lễ tang Ðức Giáo Hoàng, nghi thức bầu cử Giáo Hoàng mới...

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thủ tướng Miến Điện sẽ đến Việt Nam Image Trung tướng Soe Win, 57 tuổi, lên nắm quyền từ tháng Mười năm ngoái
Thủ tướng Miến Điện Soe Win thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7 đến 8-4, theo lời mời của thủ tướng Phan Văn Khải.
Truyền thông nhà nước ở Việt Nam nói đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Trung tướng Soe Win trên cương vị thủ tướng và là chuyến thăm theo thông lệ của lãnh đạo các nước trong ASEAN sau khi nhậm chức.Trung tướng Soe Win, 57 tuổi, lên nắm quyền từ tháng Mười năm ngoái, sau khi thủ tướng Khin Nyunt bị hạ bệ bất ngờ.

Ông được đánh giá là người có quan điểm cứng rắn trong chính quyền, đặc biệt trong vấn đề phong trào đối lập của bà Aung San Suu Kyi.Chuyến đi Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quan hệ chính trị giữa hai quốc gia được đánh giá là có những bước phát triển tốt đẹp. Việt Nam đã ủng hộ và hỗ trợ Miến Điện gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 10-2004.

Hiện kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2004 đạt hơn 40 triệu đôla so với gần 31 triệu đôla năm 2003.

Ngoài Việt Nam, thủ tướng Soe Win sẽ đi thăm Lào và Campuchia.Chuyến đi diễn ra giữa lúc có nhiều hoạt động ngoại giao để giải quyết lo ngại về việc Miến Điện, theo chu kỳ, sẽ tiếp quản chức chủ tịch của ASEAN kể từ năm 2006.Lo ngại đã gia tăng trong một số nước thành viên ASEAN khi hiện không có thêm cải cách dân chủ ở nước này và bà Aung San Suu Kyi vẫn đang bị quản thúc tại gia.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phỏng vấn Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn về chuyện Ðức Giáo Hoàng John Paul II từ trần
Tuesday, April 05, 2005 VU ANH
SAIGON.- Ðược tin Ðức Giáo Hoàng John Paul II vừa qua đời tại Roma, chúng tôi đã xin được mở một cuộc phỏng vấn với Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn - Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Chúng tôi và đặc phái viên Hoàng Vĩnh của đài phát thanh VNCR được Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tiếp kiến tại văn phòng làm việc của ngài trong Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn. Bình dị trong chiếc áo sơ mi màu khói nhạt, tuy nụ cười luôn nở trên môi nhưng cũng không giấu được vẻ mệt mỏi vì nhiều công việc dồn dập trong mấy ngày qua. Chúng tôi được biết ngài vừa mới đi Phan Thiết thăm Linh Mục Huỳnh Công Nghi đang bị bệnh và trở về chiều hôm qua, Chủ Nhật mùng 3 Tháng Tư năm 2005.

Theo sự sắp xếp của Ðức Giám Mục Phụ Tá, Vũ Duy Thống, chúng tôi có mặt tại Tòa Tổng Giám Mục lúc 7 giờ 15 tối ngày mùng 4 Tháng Tư năm 2005, trước giờ hẹn 15 phút, trong khi đó, Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn còn đang nói chuyện với vài vị Linh Mục trong nhà ăn, nhưng đúng 7 giờ 30 thì Ngài cũng cáo từ về phòng làm việc để nói chuyện với chúng tôi theo đúng lời hẹn.

Sau khi chào hỏi xã giao, biết Ðức Hồng Y rất bận rộn và nhất là vài vị khách cũng đang chờ đợi nên chúng tôi đã vào ngay câu hỏi đầu tiên.


NTT: Xin Ðức Hồng Y cho biết sơ về chương trình Thánh Lễ cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng John Paul II tại Việt Nam và tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn sẽ diễn tiến ra sao?

Hồng Y Phạm Minh Mẫn (HY-PMN): Tại Việt Nam từ hôm qua khi đi Phan Thiết thăm cha Nghi chúng tôi đã thấy cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha rồi.

Riêng tại thành phố HCM tùy theo từng giáo xứ thì người ta cũng đã cầu nguyện, bày tỏ sự thương tiếc đối với người cha yêu mến mình, mà yêu mến một cách đặc biệt mình thì chắc chắn là sẽ có những giọt nước mắt thương tiếc ở các nơi.

Riêng tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn thì ngày mai (Thứ Ba mùng 5 Tháng Tư) tại nhà thờ Chánh Tòa sẽ tổ chức nghi thức tưởng niệm và Thánh Lễ phát tang do tôi chủ sự trước khi tôi lên đường đi Roma.

Kế đến để coi ngày nào mà an táng thì tất cả giáo xứ tại Sài Gòn đều cử Thánh Lễ cầu hồn cho Ðức Thánh Cha.

Từ Thứ Ba ngày mùng 5 Tháng Tư đến Thứ Ba ngày 12 Tháng Tư vào mỗi tối sẽ tổ chức canh thức cầu nguyện từ 17 giờ đến 20 giờ tại nhà thờ Chánh Tòa và có thể có những nhà thờ khác trong thành phố nữa.

Riêng ngày Thứ Sáu (mùng 8 Tháng Tư) từ 18 giờ 30 đến 21 giờ tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo, có sức chứa khoảng 8 ngàn người, nếu chật chật một chút cũng có thể chứa được 10 ngàn người. Ðó là dành riêng cho toàn Tổng Giáo Phận. Tôi cũng có dự kiến bàn với ban tổ chức là có thể mời các tôn giáo bạn vì chính quyền và các tôn giáo bạn cũng sẽ tới Tòa Tổng Giám Mục chia buồn, mà tôi sẽ đi vắng khiến họ tới lui bận rộn cho cả đôi bên nên chúng tôi tính trong đêm này sẽ mời các vị đó và chúng tôi sẽ sắp xếp để các vị đó chỉ đến một lần tránh cho hai bên đều phải bận rộn. Như vậy ngoài đại diện các giáo phận thì có đại diện các tôn giáo bạn và đại diện chính quyền.


NTT: Sau sự ra đi của Ðức Giáo Hoàng John Paul II thì tình hình nối kết giữa Vatican và các chính phủ trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam sẽ có biến chuyển gì không? Kể cả hai mặt tích cực và tiêu cực, sau khi sự ra đi của Ðức Thánh Cha đã làm nhiều người trên toàn thế giới xúc động?

HY-PMN: Tôi cũng theo dõi cũng là trên báo, đài mà thôi. Thì trên các đài như CNN, Pháp, BBC cũng như trên báo chí Việt Nam như Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ thì tôi thấy cái thái độ là ai cũng ngưỡng mộ, thương tiếc, ví dụ như trong báo Sài Gòn Giải Phóng ngày hôm nay cũng như Tuổi Trẻ, nếu coi mấy bài đó thì biết cái phản ứng của chánh phủ Việt Nam như thế nào. Cũng cần biết là báo Sài Gòn Giải Phóng hay báo Tuổi trẻ nói đến Ðức Giáo Hoàng ít lắm, nhưng vụ này thì họ nói khá đầy đủ. Hồi chiều này tôi cũng có nghe nói tờ Thanh Niên cũng moi trên Internet ra thể thức bầu Giáo Hoàng ra sao, họ còn có thể rõ hơn tôi nữa (cười) kể ra họ cũng có cái quan tâm, có nghiên cứu và họ đăng báo, có thể cũng có mục đích để có các độc giả Công Giáo mua báo của họ chăng? Nói chung nói đến cái thái độ về sự ra đi của Ðức Thánh Cha rất là tích cực. Còn cái gì tiêu cực thì tôi không thấy và không biết.


Ðến đây thì bà Hoàng Vĩnh, đặc phái viên của VNCR, ra hiệu muốn đặt câu hỏi với Hồng Y Phạm Minh Mẫn.


Hoàng Vĩnh (HV): Kính thưa Ðức Hồng Y. Con xin chào Ðức Hồng Y. Kính thưa Ðức Hồng Y, Ðức Thánh Cha được giới truyền thông tặng nhiều danh hiệu khác nhau như là: Con người của đại kết, người thầy luân lý của nhân loại, người cha của giới trẻ, con người của tâm linh, vân vân.

Theo Ðức Hồng Y thì danh hiệu nào là tiêu biểu nhất dành cho Ðức Giáo Hoàng?

HY-PMN: Ðó là cái nhìn của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Còn tôi thì tôi nhìn cái mặt khác. Hôm Thứ Bảy khi họp thì tôi cũng đã nêu ra như là một ý hướng chỉ đạo cho trong Giáo Phận như là ý hướng trong các buổi hội thảo, tưởng niệm mà trước đó trong lễ Hồng Y của tôi có người cũng hỏi và tôi cũng đã có nói tới thì trước tiên mà danh hiệu tôi thấy là chính xác nhất theo cái nhìn của Ðạo, của Ðức Tin thì và Ngài là Sứ Giả của Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một sứ giả không mỏi mệt. Các chuyến đi của Ngài, các thông điệp của Ngài, các văn kiện của Ngài đã xác minh điều đó: Một sứ giả Tin Mừng không mỏi mệt.

Cái danh hiệu thứ hai đó là: Một mục tử can đảm, hy sinh, để giúp cho nhân loại, cho các dân tộc vượt qua cái nền văn hóa của sự chết, của chiến tranh, của hận thù, của bệnh tật, của các thiên tai để đi đến sự xây dựng rất là kiên trì cái nền văn hóa của sự sống.

Cái danh hiệu thứ ba, đó là: Một nhà lãnh đạo hết sức khiêm tốn nhưng kiên trì góp phần xây dựng một nền văn minh của tình thương cho gia đình, cho xã hội, cho các dân tộc và cho các tôn giáo qua các đường lối đối thoại, hòa hợp, hòa giải. Ngài rất khiêm tốn và rất kiên trì để góp phần xây dựng cái nền văn minh tình thương này.


HV: Xin cám ơn Ðức Hồng Y. Cũng có nhiều người cho là Ðức Giáo Hoàng John Paul II là người cực kỳ bảo thủ nhưng cũng có nhiều người cho là Ðức Thánh Cha rất cấp tiến trong rất nhiều phương diện. Vậy theo Ðức Hồng Y thì ngài nghĩ gì về Ðức Thánh Cha?

HY-PMN: Ðối với tôi thì Ngài đã thể hiện được qua vai trò Sứ Giả, Mục Tử vừa trong cái vai trò xây dựng một cộng đoàn nhân loại mới sống trong yêu thương. Tôi không đi vào cái phạm trù bảo thủ hay cấp tiến nhưng mà tôi thấy được rất rõ ràng qua sự lãnh đạo của Ngài đối với Giáo Hội của Ngài. Ngài đã thể hiện được cái bản chất của Giáo Hội, cái mục tiêu, cái lẽ sống của Giáo Hội là: Giáo Hội vì loài người, điều này rất rõ ràng và Ngài cũng thể hiện được cái bản chất của Giáo Hội đó là sự hiệp thông, đó là sự chia sẻ (cười). Tôi thì tôi không hiểu họ nghĩ gì về bảo thủ hay cấp tiến. Tôi thì tôi nhìn Ngài qua một góc độ khác.


NTT: Thưa Ðức Hồng Y. Trong hơn hai thập niên ở ngôi vị Giáo Hoàng. Thì Ðức Thánh Cha đã có thái độ quan tâm rất đặc biệt đối với cộng đồng Công Giáo Á Châu và nhất là đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Ðức Hồng Y có nghĩ là chúng ta có thể sẽ có một vị Giáo Hoàng gốc Á trong tương lai?

HY-PMN: Ðức Thánh Cha rất thương yêu Việt Nam, có một lúc ở đâu đó Ngài đã nói là Việt Nam ở trong trái tim của Ngài. Ngài đã làm nhiều chuyện cho Việt Nam. Từ chuyện phong thánh cho tới cái chuyện tiếp các Giám Mục, tới chuyện tiếp các anh chị em hải ngoại đến thăm, hay trong các đại hội giới trẻ Ngài đều có những ưu ái đặc biệt đối với Việt Nam.

Riêng tôi thì có một lần tham dự Thượng Hội Ðồng thì mỗi bữa ăn trưa đều có mời mười mấy Giám Mục. Tôi ở nhóm Giám Mục nói tiếng Pháp gồm có Phi Châu, Âu Châu... Tôi là Giám Mục duy nhất người Á Châu. Ðức Cha thư ký xếp tôi ngồi ngay phía tay phải của Ðức Thánh Cha. Trước khi đọc kinh thì Ðức Cha thư ký kề tai nói với Ðức Thánh Cha: Việt Nam ngồi kế một bên nè...

Ngài mới hỏi chuyện vòng vòng mỗi người một chút thì tôi là người cuối cùng, mỗi người 5 phút là đúng một tiếng đồng hồ. Tôi thấy một cử chỉ ưu ái của Ðức Thánh Cha mà không mấy ai có là như thế này: Khi trao đổi qua lại thì Ngài lấy tay khều khều vào tay tôi. Ðây là một cử chỉ ưu ái mà không mấy ai có được.

Khi nói một chút đến phần Việt Nam thì tôi nói thế này: Dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ vui mừng và hạnh phúc nếu Ðức Thánh Cha đến thăm họ. Ngài mới hỏi: Nhân dân Việt Nam là ai? Tôi mới nói là người Công Giáo và người không Công Giáo. Ngài mới hỏi tôi: Vậy còn người Cộng Sản thì sao? Tôi mới trả lời Ngài rằng: Chắc chắn là cũng có một số người nào đó của Cộng Sản cũng sẽ vui mừng. Ngài mới hỏi một câu thứ ba nữa là: Còn người Trung Quốc thì sao? Tôi có trả lời là: Có lẽ Ðức Thánh Cha đi viếng Trung Quốc trước, đi viếng Việt Nam sau thì có lẽ hợp lý. Các vị Giám Mục nghe nói thì ai ai cũng nhao nhao hỏi khi nào Ngài có đi Trung Quốc thì cho họ đi theo.

Một câu chuyện thứ hai. Trong một bữa cơm khác năm 2002, gồm nhiều Giám Mục và được chia ra hai nhóm ăn chung với Ðức Thánh Cha. Tôi ở vào nhóm thứ nhất thì có một vấn đề mà chúng tôi đã dò hỏi trước nhưng thấy là không có khả thi. Ðó là Ngài sẽ đi Assisi để cầu nguyện cùng các tôn giáo bạn. Những vị Giám Mục khác thì có một số muốn đi nên Ðức Thánh Cha kêu Ðức Cha thư ký phải làm sao để quý vị đó đi được.

Tôi cũng muốn đi nhưng ai muốn đi phải có giấy mời. Tôi cũng muốn đi nhưng mà không có ghi tên trước nên tôi đã book vé đi một nơi khác. Tôi nói là rất muốn đi vì tôi cũng có gặp một số vị trong Giáo Hội Phật Giáo gợi ý cho tôi làm sao để tổ chức những buổi cầu nguyện tương tự, nên tôi muốn đến đó để học tập. Các vị khác trên thế giới cũng muốn như vậy vì đây là một bước tiến, một lối mở ra rồi.

Ðức Thánh Cha mới an ủi tôi như thế này: Hãy tìm hiểu để về Việt Nam tổ chức. Tôi đã tìm hiểu và hôm 15 Tháng Hai tôi đã tổ chức một buổi cầu nguyện và mời các tôn giáo bạn cùng cầu nguyện đặc biệt là các bệnh nhân đang bị HIV.

Cho nên tôi đã mãn nguyện, vì thứ nhất những gì Ðức Giáo Hoàng nói và đã nêu gương mở đường đi trước, thì tôi đã làm được, đó là niềm vui, niềm an ủi rất lớn cho tôi.

Còn câu hỏi của các anh chị là tôi có nghĩ chúng ta sẽ có một vị Giáo Hoàng gốc Á hay không? Thì tôi không có nghĩ tới mà tôi nghĩ là một vị Giáo Hoàng nào đó, Á hay Âu hay ở đâu cũng vậy nhưng mà phải là một John Paul thứ ba. Á, Âu, Mỹ hay Phi Châu gì đó cũng được mà phải là một John Paul thứ ba.


NTT: Qua những câu trả lời đó, chúng tôi chắc chắn là các vị thính giả của VNCR, độc giả của Người Việt sẽ rất là vui mừng khi được biết ý của Ðức Hồng Y.

Vậy thì lúc nào Ngài và phái đoàn Giáo Phẩm sẽ lên đường tham dự lễ tang của Ðức Thánh Cha? Và ngài có dự tính sẽ ghé nơi nào khác ngoài Roma nữa không?

HY-PMN: Hôm nay là Thứ Hai mùng 4 Tháng Tư, sáng sớm tôi nhận được một cái Fax của Niên Trưởng mời tôi là ngày Thứ Hai này, lúc 9 giờ sáng tại Roma để họp các Hồng Y. Ðến 7 giờ sáng thì tôi nhận được một cái Email bảo tôi phải sang liền, cho nên các vị muốn đi chung thì tôi cũng đã liên lạc và sẽ đi vào tối mai, Thứ Ba. Có Ðức Cha Hòa: Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, ở Hà Nội có Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và một ít Giám Mục, Linh Mục mà tôi cũng không có nắm rõ chi tiết. Còn những vị khác thì lại có nhiều việc, thí dụ như tại thành phố, Cha Phụ Tá, Cha Tổng Ðại Diện... nhưng mà còn phải tổ chức lễ tang, các buổi canh thức... nên không thể đi một lần và có thể đi sau. Cũng có một số Linh Mục và giáo dân tại thành phố cũng muốn đi nhưng mà thủ tục giấy tờ xin visa, rồi phải nhờ công ty du lịch gì gì đó, mà nghe nói đi dự lễ tang Ðức Thánh Cha cả hàng triệu triệu người, mà mình ở xa, không nhanh tay nhanh chân như những chỗ khác cho nên không biết đến thì chỗ ở chỗ đứng như thế nào? Nên có thể các vị đó sẽ đi sau. Ðể đón Ðức Giáo Hoàng mới.

Rồi tại Việt Nam có hai chuyện sắp diễn ra. Thứ Năm tới có phong chức Giám Mục Phụ Tá ở Huế cho nên một số người đã kẹt trong đó. Rồi Ðức Giáo Hoàng đã cho Ðức Cha Nghi từ chức và bổ nhiệm Cha Phó là Ðức Cha Hoan thay thế thì lễ nhậm chức cũng diễn ra trong những ngày tới đây. Do những biến cố đó cũng giữ chân nhiều vị muốn đi mà đi không được.


NTT: Xin cám ơn Ðức Hồng Y đã cho chúng tôi một buổi phỏng vấn rất đặc biệt này dù là ngài cũng đang rất bận rộn và lo lắng cho chuyến đi sắp tới. Trước khi chia tay, Hồng Y có lời gì nhắn nhủ với cộng đồng giáo dân Việt Nam tại hải ngoại hay không?

HY-PMM: Thì tôi chỉ xin chia sẻ cái lo của tôi mà thôi. Xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện, thương tiếc cho người Cha ra đi, riêng tôi đã nghĩ đến bổn phận để bầu chọn một người Cha khác mà tôi thấy chắc không đơn giản, nên tôi chia sẻ sự âu lo này, cho nên cần đến sự cầu nguyện của anh chị em, bà con người Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại thêm đối với tôi để chúng ta có một một Ðức Thánh Cha John Paul thứ ba. Phải có lời cầu nguyện nhiều thì Chúa Thánh Thần mới làm việc ở các nơi. Chắc chắn là Hồng Y Ðoàn họp lại thì bài kinh đầu tiên sẽ là kinh Chúa Thánh Thần. Và thời gian đó cũng là cầu nguyện Chúa Thánh Thần và thế giới Công Giáo cùng chung một lời cầu nguyện thì Chúa sẽ thương ban cho Giáo Hội chúng ta một người Cha, ít nhất cũng tương tợ như John Paul thứ ba được.


NTT: Thưa quý vị, chúng tôi đang ngồi trong văn phòng của Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, bên ngoài cũng còn nhiều vị khách đang chờ được ngài tiếp kiến. Dù là tiếp chúng tôi với nụ cười rất hòa ái nhưng cũng không che giấu được sự mệt mỏi vì công việc dồn dập mấy ngày qua. Cũng như quý vị biết là trước khi lên đường đi Rome vào chiều tối thì Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng còn chủ sự một buổi Thánh Lễ rất quan trọng vào buổi sáng nên chúng tôi cũng không dám làm phiền ngài nhiều hơn, do đó chúng tôi xin để Ðức Hồng Y gởi lời chào quý vị.

HY-PMM: Xin cám ơn hai anh chị đã qua câu hỏi giúp tôi suy nghĩ, rồi tâm tình chia sẻ với đồng bào, bà con Việt Nam tại hải ngoại, để đồng bào cũng thêm lời cầu nguyện. Tôi xin gởi lời cầu chúc cho mọi người được hưởng sự bình an của mùa Phục Sinh này.


HV: Chúng con xin cám ơn Ðức Hồng Y cũng như chúng con sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng và chúng con xin cầu chúc Ðức Hồng Y và phái đoàn đi được mọi sự an lành.

NTT & HV: Xin một lần nữa kính chúc Ðức Hồng Y lên đường bình an.


Sau đó đích thân Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đưa hai chúng tôi xuống dưới lầu. Ðến bậc thang cuối, trước khi quay lên để tiếp Ðức Cha Tổng Ðại Diện, ngài nhắc tới nhắc lui hai ba lần lời chúc phúc và dặn nếu có thể thì nhớ gởi cho ngài một ấn bản kỷ niệm.


(Nguyễn Trung Tín - Hoàng Vĩnh)

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

HT Quảng Độ Nói Với LHQ: Sẽ Đòi Dân Chủ Tới Cùng HT Quảng Độ Đòi Hà Nội Làm 3 Bước Chuyển Hóa Dân Chủ: (1) Tự Do Tôn Giáo; (2) Cho Ra Báo Độc Lập; (3) Thả Tù Lương Tâm...
GENEVE -- Cuộc chiến dân chủ ở quê nhà đã tới bước ngoặc mới: Hòa Thượng Quảng Độ gửi thông điệp tới một ủy ban nhân quyền LHQ rằng nhà nước không thể nào cản nổi đòi hỏi dân chủ của dân Việt.
Một bản tin của Nhóm Thanh Niên Dân Chủ phổ biến ghi nhận rằng:

CSVN KHÔNG THỂ CẢN NỔI ĐÒI HỎI DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Hòa Thượng Thích Quảng Độ qua bản thông điệp vừa được bí mật gởi tới và được công bố bên lề cuộc hội nghị của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ đang họp tại Geneve , Thụy sĩ ngày 06/4/2005 cho biết là chánh quyền CSVN
KHÔNG THỂ NÀO CẢN NỔI ĐÒI HỎI DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ kêu gọi chánh quyền CSVN hãy thực hiện 3 bước đầu tiên để chuyển hóa đất nước sang dân chủ đó là:

1- Công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt (đang bị cấm hoạt động) và tất cả các Tôn Giáo khác đang bị cấm đóan .
2- Công nhận quyền được xuất bản báo chí độc lập.
3- Phải thả hết các tù nhân chánh trị và tôn giáo.
Hòa thượng đã cho biết chánh quyền đã tìm cách bịt miệng những người muốn lên tiếng bằng cách trấn áp, bỏ tù và dùng bạo lực với họ... nhưng đã không thể nào kềm chế nổi.
Cuộc tranh đấu cho Dân chủ trong ôn hòa đang tiếp diễn cho tới khi nào khát vọng dân chủ của nhân dân VN chính thức được công nhận.
Đại diện Việt Nam trong Ủy Ban Nhân Quyền LHQ cho biết thêm là cuộn phim Video hình gốc của Bản thông điệp nầy đã bị công an VN tịch thu nhưng cuộn băng thu âm thì thoát được.
Đối với chế độ CSVN chỉ có sự tranh đấu ôn hòa liên tục và kiên trì của đa số quần chúng mới đẩy lùi được bản chất của độc tài , mọi sự kêu gọi từ hơn 30 năm qua vì quyền lợi chung của tổ quốc để tìm một giải pháp ôn hòa phải chăng cho đất nước , đối với CS Hà nội , đó chỉ như là nước đổ lá môn ...

Mặt khác, báo National Post của Canada, số ngày 6-4-2005 đã đăng bản tin Anh ngữ, nay VB dịch như sau:
“...HT Quảng Độ nói trong thông điệp chuyển lậu ra ngoài VN hôm qua rằng chính quyền không thể cản nổi cuộc chiến dân chủ trong nước...
(Đòi hỏi ba bước chuyển hóaị đã ghi trên...)
“Chính phủ tìm cách bóp chết tiếng nói chúng tôi bằng đàn áp, bỏ tù và bạo lực. Nhưng họ không thể bóp chết lòng dân.” HT Quảng Độ nói, theo bản ghi lại trên giấy.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến ôn hòa. Chúng tôi sẽ không ngưng cho tới khi có dân chủ cho VN...”
HT Quảng Độ nói đang bị quản thúc ở Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn và phone bị cắt. Đại diện Ủy Ban Nhân Quyền Cho VN nói là thông điệp bằng video đã bị công an tịch thu, nhưng một bản ghi âm đã đưa ra ngoài nước được.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội đã bị cấm hoạt động.
Cả Hòa Thượng Thích Quảng Độ lẫn đức Tăng Thống Thích Huyền Quang đều đang bị quản thúc ở chùa.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH THỜI ĐẠI


Việt Nam đang đứng trước một thách đố nghiệt ngã trong những năm đầu của thế kỷ 21. Những người đấu tranh cho một nước Vietnam dân chủ, dù trong hay ngoài, đang đứng trước một chọn lựa - hay không có một chọn lựa nào - cho sự sống còn của dân tộc.

Sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang càng ngày càng vươn tới các nước trong vùng Đông và Nam Á Châu và biển Đông, mỗi ngày một khốc liệt. Hoa kỳ, trong "vô tình" hay "cố ý" đã rút những tiền đồn bao quanh Trung quốc như Phi Luật Tân, Vietnam trước những năm cuối của thế kỷ 20 để dời về Singapore, một cửa ngõ quan trọng - một yết hầu - cho việc giao dịch giữa biển Đông và Ấn độ dương.

Các nước trong vùng Nam Á như Indonesia, Singapore, Malai, và Đông Á như Nhật và Đại hàn đã có những chuẩn bị về quốc phòng trên một thập niên trước khi các hạm đội Trung Quốc lần mò từng bước đi xa dần xuống biển Nam. Các nước Indonesia, Singapore, Malai đã trang bị những "hạm đội" tàu ngầm từ năm năm về trước nhằm "ngăn chận" phần nào sức mạnh hải quân Trung Quốc.

Vietnam - một lần nữa - đang đứng trước một hiểm hoạ lớn trong vùng trong thế kỷ 21. Hoakỳ, với sự hổ trợ các nước "đồng minh" trong vùng Nam Á, đang từng bước "chiêu dụ" đảng Cọng sản VN về một thế liên minh nhằm bao vây (và ngăn chận) sức tiến Trung quốc trong vùng biển Đông và vùng Nam Á. Người Việt trong và ngoài nước đang đứng một thử thách nghiệt ngã của thời đại. Một chọn lựa nào cũng sẽ là tên "lính xung kích" cho quyền lợi của Hoa kỳ hay Trung Quốc.

Hànội cũng đang đứng trước một thử thách, một chọn lựa nghiêm trọng này. Hàng ngũ đảng viên Việtcọng đang bị phân hoá trầm trọng vì sự chọn lựa là theo đàn anh Trung quốc hay theo tư bản Hoakỳ. Đây sẽ là một thời cơ thuận lợi cho con dân Việt yêu dân chủ tự do chuẩn bị đứng lên nắm lấy thời cơ giựt sập đảng CS, để rồi dùng sức mạnh dân tộc mà hoá giải thế giành dựt các cường quốc, đưa đất nước thoát vòng tranh chấp và giúp đất nước phát triển như các dân tộc trong vùng.

Mong thay!

VNWatch
=====================================

Phải Chăng Chính Phủ Hoa Kỳ Chấp Nhận Sự Tồn Tại Của Thể Chế Cộng Sản Toàn Trị ở Việt Nam ?
Vũ Quốc Thúc, 03.04.2005
* * *

Trong lúc người Việt tị nạn ở khắp năm châu đang chuẩn bị tưởng niệm biến cố đau thương ngày 30 tháng 4 / 1975 , - đến nay đã đúng 30 năm - , thì có hai việc bất ngờ xẩy ra khiến những kẻ theo sát thời cuộc chính trị băn khoăn chưa biết nên mừng hay nên buồn .

Việc thứ nhất là cuộc hội kiến ngày 21 tháng 3 / 2005 ở San Francisco ( California –Hoa Kỳ ) giữa mõt số đại diện người Việt định cư trong vùng này với Ông Michael W. Marine đương kim đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam .

Việc thứ hai là cuộc cách mạng mới xẩy trong các ngày 23 , 24 ,25 tháng 3 / 2005 ở Kirghizistan , một cộng hoà ở vùng Trung Á , thành viên của Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập do Nga lãnh đạo , sau khi Liên Bang Xô Viết giải thể.

A) Trước hết , là cuộc hội kiến ở San Francisco .

Khỏi cần nói đó là một cơ hội để chính quyền G.W.Bush - qua lời phát ngôn của đại sứ Marine - công bố chính sách của mình đối với chính quyền Hà nội hiện thời . Chính vì vậy mà bài thuyết trình soạn sẵn , in sẳn , do ông Marine phát tán để mở đầu cho buổi hội kiến , có một tầm quan trọng rất lớn : rồi đây người ta sẽ luôn luôn dựa trên văn kiện này để giải quyết các vấn đề liên can tới sự bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà nội . Dĩ nhiên , một số câu hỏi đã được các thính giả nêu lên sau bài thuyết trình của ông Marine và để trả lời kẻ chất vấn ông Marine đã tiết lộ một số tin tức khiến cho nhiều người - không tham dự buổi hội kiến nhưng đã đọc những bài tường thuật trên báo - vội vàng phản ứng . Người ta đã bất bình vì thấy ông Marine cảnh cáo những người Mỹ gốc Việt dự định về tham quan Việt Nam là nếu họ có những hành động chống chế độ Hà nội đến nỗi bị bắt giữ , Toà Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ không thể can thiệp để cứu họ . Một làn sóng phẫn nộ đã nổi dậy trên các diễn đàn điện tử . Tuy nhiên có những người khác biện minh rằng tin đó không đúng. Đâu là sự thực ? Điều đáng tiếc là những cuộc tranh cãi này khiến nhiều đồng bào chỉ chú ý đến những chi tiết như chuyện vừa kể hoặc chuyện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chuẩn bị đón tiếp Thủ Tướng Phan Văn Khải , chuyện chiến hạm nguyên tử Gary sắp thăm hải cảng Sài gòn v.v.. mà không chú ý đúng mức tới sự chuyển hướng trong quan hệ bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà nội . Chính sự chuyển hướng ấy mới cần được nêu rõ và phân tích . Nhờ sống ngoài Hoa Kỳ và không phải là công dân Mỹ , kẻ viết bài này có hoàn cảnh thuận tiện hơn để xét sự việc một cách bình thản . Chúng tôi nhận định như sau .

Nhận định 1 - Bài thuyết trình của ông Marine theo lời ông ta là nhằm thẩm định kết quả các nỗ lực của Toà Đại Sứ Mỹ ở Hà nội trong 10 năm qua để bình thường hóa quan hệ bang giao giữa Hoa Kỳ với kẻ thù cũ là Cộng Sản Việt Nam . Bài thuyết trình này do các cộng sự viên của ông Marine ở Toà Đại Sứ Hà nội dự thảo , dĩ nhiên có xu hướng đề cao công trạng của chính mình . Ta không ngạc nhiên khi thấy ông Marine cho rằng kết quả đã đạt được , xét chung , rất tốt đẹp , đẹp một cách bất ngờ vì vượt quá sự mong đợi của các giới chức năng . Để chứng minh quan điểm này , ông Marine đã lần lượt xét các lĩnh vực mậu dịch , đầu tư , hợp tác để tìm kiếm hài cốt của các nhân viên Mỹ biệt tích trong dịp thi hành công tác , hợp tác để chống nạn buôn lậu ma túy .. Những gì được đề cập trong các lĩnh vực vừa nói , đối với chúng tôi , chẳng có chi mới mẻ , đáng để ý : chúng tôi coi đó như những bụi cây lù lù trước mắt ta , khiến ta không thấy rõ cái gì đang xẩy ra ở đàng sau và đàng xa .

Phải đọc quá nửa bài thuyết trình , ta mới thấy đoạn văn rât hệ trọng sau đây :

" The U.S. respects Vietnam's sovereignty and territorial integrity and forthrightly opposes any efforts at separatism or other challenges to Vietnam's borders. Instead we have many areas of mutual interest in regional and international security . Our current defense co -operation represents the first steps in finding an appropriate way for our nations to meet the 21st century 's security challenges together "

( Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền , sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và kiên quyết chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm chia rẽ hay gây rối biên giới của Việt Nam . Trái lại chúng ta có lợi ích chung trong việc đảm bảo an ninh trong khu vực và trên thế giới . Mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng hiện nay của chúng ta là những bước đi đầu tiên nhằm tìm ra một phương cách phù hợp để cả hai nước có thể cùng nhau đối phó với những thách thức an ninh trong thế kỷ 21 )

" Although our shared history is not a happy one it is clear now that Vietnam and the U.S. have no strategic differences " ( Cho dù cả hai nước chúng ta đã có lịch sử không mấy thuận lợi , song một điều rõ ràng là cả Viêt Nam và Hoa Kỳ hiện không có sự khác biệt về chiến lược )

Mấy câu vừa trích dẫn - mặc dù dùng lời lẽ ngoại giao " úp mở " , bóng gió " - để lộ một sự lật ngược vị trí , đáng coi là " lịch sử " , của hai đối thủ Hoa Kỳ và Việt Nam , trên bàn cờ quốc tế hiện thời . Từ sau Thế Chiến 2 tới nay , nhỡn quan chiến lược của Hoa Kỳ cũng như của Việt Nam Cộng sản là coi nhau như kẻ thù không đội trời chung : nếu có hoà hoãn với nhau thì chỉ vì yêu cầu chiến thuật trong giai đoạn mà thôi . Ngay trong lúc tạm thời hòa hoãn như vậy vẫn phải đề cao cảnh giác , luôn luôn thủ thế để có thể tiêu diệt đối phương khi có hoàn cảnh thuận lợi . Về phía Hoa Kỳ , chủ trương công khai của siêu cường này , như ta biết , là thực hiện sự nghiệp dân chủ hóa toàn thế giới , do đó không thể nào hợp tác với một chế độ cộng sản toàn trị để giúp cho chính quyền độc tài ấy ngày càng vững mạnh hơn . Còn về phía Việt Nam , Đảng Cộng Sản nắm quyền vẫn giữ lập trường trung thành với lý luận Mác -Lê - Mao , theo đó cuộc Cách Mạng Vô Sản trên toàn thế giới , chỉ thành công khi nào thành trì cuối cùng và đầu não cũa hệ thống Tư Bản quốc tế là Hoa Kỳ lọt vào tay giai cấp vô sản . Ấy thế mà Đại Sứ Marine , hiển nhiên được chính quyền Bush đồng ý , đã không chút dè dặt , tuyên bố rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam hiện không có sự khác biệt về chiến lược !

Câu hỏi đương nhiên phải nêu lên : Ai đã quy phục ai ? Tại sao phải quy phục ? Quy phục như vậy sẽ được lợi gì ?

Không cần chứng minh dài giòng , ai cũng hiểu rằng kẻ quy phục không thể là Hoa Kỳ , đệ nhất siêu cường , vừa giầu vừa mạnh , mà phải là nước cộng sản Việt Nam vừa nghèo vừa yếu . Sở dĩ Hà nội đã chịu " uốn mình " trước kẻ thù cũ , chỉ vì đang bị một kẻ thù khác nguy hiểm hơn nhiều , lấn át nặng nề cơ hồ biến đất nước của mình thành thuộc địa trá hình của nó . Kẻ thù này , chính là Trung Quốc , đại cường láng giềng phương Bắc , nước " xã hội chủ nghĩa anh em " luôn luôn viện lý do " cùng hội cùng thuyền " , " sông liền sông núi liền núi " để hành động như một con trăn khổng lồ bao vây , siết chặt để rồi nuốt chửng con mồi An Nam nhỏ bé ! Để đối phó nguy cơ trước mắt , chính quyền cộng sản Hà nội thấy không còn lối thoát nào khác là cầu cứu đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ vì chỉ nước này mới có phương tiện hữu hiệu khả dĩ giải trừ áp lực quân sự của Trung Cộng !

Quả thực là một sự khôi hài của lịch sử ! Các đây 30 năm , Đại Sứ Graham A. Martin , tay ôm lá cờ Hoa Kỳ gấp nhỏ , vội vã lên trực thăng để rời toà Đại Sứ ở Sài gòn : hình ảnh này còn in sâu trong ký ức nhiều người vì nó chứng minh sụ thất bại của lề lối chống Cộng bằng chiến thuật chiếm đóng đất đai để sau đó thiết lập một chính quyền thân Mỹ .

Ba mươi năm trôi qua : một vị đại sứ khác , ông Michael W. Marine có thể hãnh diện tuyên bố rằng kẻ thù cộng sản Việt Nam đã quy phục để từ nay chiến đấu chống lại các thách thức chung , dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ . Đây là một thắng lợi chiến lược to lớn , khả dĩ xóa nhòa kỷ niệm của cuộc thất bại chiến thuật ngày 30 tháng 4 /1975 .

Nhận định 2 - Việc Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam từ nay là đồng minh chiến lược của mình phải chăng có nghĩa là chính quyền Georges W. Bush chấp nhận thể chế chính trị hiện hành ở Việt Nam ? Căn cứ trên một số sự việc , người ta có thể nghĩ như vậy .

Trước hết , ta thấy bài thuyết trình của ông Marine nói nhiều về sự cần thiết bảo vệ nhân quyền , trong đó có quyền tự do tôn giáo . Tuy nhiên ông Marine không hề đề cập vấn đề dân chủ hóa thể chế chính trị ở nước ta . Ngay cả cụm từ dân chủ cũng đã bị bỏ quên !

Lúc trao đổi ý kiến với thính giả , ông Marine xác nhận là Thủ Tướng Phan Văn Khải sẽ chính thức sang thăm Hoa Thịnh Đốn . Ta cũng có thể tin rằng việc ông cảnh cáo người Mỹ gốc Việt , khi về Việt Nam tham quan đừng có những hành động chống đối chế độ là đúng sự thật .

Kẻ viết bài này không ngạc nhiên và cũng không bất bình vì những sự việc vừa kể . Trong khuôn khổ chức năng của mình, ông Marine không thể làm khác . Ta cũng không nên trách chính quyền Bush , qua ông Marine , đã không công khai yêu cầu chính quyền cộng sản Hà nội dân chủ hóa thể chế chính trị . Tại sao ? Chính vì vấn đề thể chế chính trị là một vấn đề nội bộ của nhân dân Việt Nam . Dù là đồng minh của Việt Nam , Hoa Kỳ không có quyền và cũng không nên công khai sen lấn vào lĩnh vực thể chế chính trị của ta . Công cuộc tranh đấu để dân chủ hóa thể chế chính trị là nhiệm vụ của toàn thể công dân Việt Nam : chúng ta không nên trông mong ở sự can thiệp của ngoại nhân . Đừng quên rằng nếp sống dân chủ không phải là một món quà do ngoại quốc có thể viện trợ cho ta hay một đặc ân mà nhà cầm quyền cộng sản có thể bố thí cho ta . Đó là thành quả của một công cuộc tranh đấu cam go và bền bỉ của những người Việt không chấp nhận chế độ Cộng Sản toàn trị .

B) Việc thứ hai đang gây sôn sao trong giới truyền thông quốc tế là cuộc cách mạng dân chủ mới xẩy ra ở Kirghizistan .

Kirghizistan là một cộng hoà ở vủng Trung Á , thành viên của Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập ( hậu thân của Liên Bang Xô Viết cũ ) , giáp giới với vúng Tân Cương của Trung Hoa . Diện tích chỉ có 198.000 km2 . Dân số khoảng 4 triệu người trong đó 50% là dân Kirghiz theo Hồi giáo . số còn lại là người gốc Nga hay Uzbek . Một phần nhân dân trước kia sống theo kiểu du mục nhưng dưới kỷ luật của chế độ Liên Xô cũ , họ đã phải định cư . Canh nông là hoạt động chủ yếu : do đó sản lượng rất thấp so với nhiều vùng khác trong Liên Bang Xô Viết cũ . Khỏi cần nói là đảng cộng sản ở đây cũng nắm quyền toàn trị và công an kiểm soát mọi hoạt động của nhân dân . Ấy thế mà sau khi thấy dân các tiểu bang Georgia và Ukraina nổi lên lật đổ chính quyền độc tài thân Nga , dân chúng Kirghizistan đã bắt chước , không chấp nhận kết quả của những cuộc bầu cử " trò hề " do nhà cầm quyền tổ chức . Dưới sự lãnh đạo của một số nhân vật đối lập , hàng vạn người đã xuống đường biểu tình , chiếm đóng trụ sở của các cơ quan công quyền , khiến những kẻ đang ngự trị như Tổng Thống , Thủ Tướng , Bộ Trưởng phải vội vã bỏ trốn . Điều đáng để ý là những nhân viên công lực như cảnh sát , quân đội .. đã giữ thái độ trung lập , không chịu thi hành mệnh lệnh đàn áp do thượng cấp ban hành . Nhờ vậy mà cuộc cách mạng đã thành công một cách tương đối êm ả , bất bạo động . Các cơ quan truyền thông đã gọi dó là một cuộc cách mạng hoa tuy- líp , nối tiếp cuộc cách mạng " hoa hồng " ở Georgia và cuộc cách mạng " da cam " ở Ukraina . Trong mấy biến cố vừa kể , ta thấy chính quyền Putin ở Nga đã thi hành chính sách bất can thiệp , tức thì tiếp xúc với các lãnh tụ cách mạng để duy trì quan hệ thân hữu

Trước các sự việc mới mẻ này , nhiều người tin rằng có một phong trào dân chủ hóa dưới hình thức cách mạng bất bạo động đang lan tràn ở các nước cộng sản còn sót đọng .

Dù sự tin tưởng này chưa có cơ sở vững chắc, ta có quyền tin rằng những biến cố kể trên sẽ có một tác động tâm lý rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu để dân chủ hóa thể chế chính trị ở quê nhà .

Đây quả thật là một tin mừng trong lúc đồng bào chuẩn bị tưởng niệm biến cố đau thương ngày 30 tháng 4/1975

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

“Kê biên” 4 biệt thự nhờ tham ô của Phó TGÐ Phát Triển Ðô Thị
Thursday, April 07, 2005 tuyen


HÀ NỘI 7-4 - Nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đầu tư nhà và phát triển đô thị quốc doanh nhờ ăn hối lộ và “rút ruột” các công trình xây dựng, giầu có đến đâu?

Tới nay chưa thấy có thống kê nào nói Ðào tiến Dũng có bao nhiêu bất động sản, của chìm của nổi. Nhưng báo điện tử VNExpress chỉ mới hé lộ sơ sơ cho thấy cơ quan điều tra đã làm thủ tục “kê biên” 4 biệt thự trị giá hơn 1 triệu đô la của ông ta.

“Ðây là 4 căn nhà đồ sộ mới xây xong phần thô, nằm ở vị trí đẹp trong khu đô thị mới Mỹ Ðình II, Hà Nội. Biệt thự do người khác đứng tên, nhưng cơ quan điều tra xác định chủ sở hữu thực sự của chúng là bị can Ðào Tiến Dũng, phó tổng giám đốc tổng công ty đầu tư nhà và phát triển đô thị, vừa bị bắt về tội tham ô.” VNExpress viết.

Ðào tiến Dũng, mới lên chức phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Ðầu Tư Phát Triển Nhà từ tháng Sáu 2003 đến ngày bị bắt 15-3-2005, bị truy tố với tội danh “tham ô tài sản” từ dự án xây cất khu chung cư “Mỹ Ðình 2”, huyện Từ Liêm Hà Nội, và các công trình xây cất khác.

Báo chí trong nước nhiều lần tố cáo các chuyện mua nhà chung cư do các công ty quốc doanh độc quyền xây cất hay liên doanh với nước ngoài đều phải qua tay “cò”, tức kẻ môi giới ăn hoa hồng để bán với giá “chênh lệch” rất cao so với giá chính thức. Từ trước khi dự án xây cất thành hình, quan chức to đầu, tay chân cổ cánh đã tìm cách xí phần hết. Người nào có nhu cầu mua nhà đều phải mua lại với giá đắt nhiều lần từ các trò mua qua bán lại dù rất nhiều trường hợp dự án dành cho những người “có thu nhập thấp”. Chuyện nhà cửa đất đai ở Việt Nam là lãnh vực kiếm tiền vô tội vạ của đám quan lại tham nhũng trên cả nước. Từ giải tỏa đến bù đến thay đổi dự án “qui hoạch” để lừa người, tới cấp “sổ đỏ” tức giấy chứng nhận chủ quyền bất động sản, bất cứ dịch vụ nào cũng là cơ hội hái ra tiền của quan chức chế độ.

Bản tin VNExpress nói rằng ngày 5/4/05, cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ bộ công an đã thực hiện lệnh kê biên 4 biệt thự kể trên của Ðào tiến Dũng.

Tờ báo liệt kê ra danh sách 4 biệt thự gồm có nhà số 1A dãy A ô 2, diện tích hơn 220 m2, trị giá trên 4 tỷ đồng; số 1A dãy A ô 14, gần 240 m2, hơn 4.2 tỷ. Ngôi số 6 dãy B ô 20, diện tích 260 m2, gần 4.6 tỷ; ngôi số 6 dãy B ô 2, 262 m2, gần 4.8 tỷ.

“Cơ quan điều tra nhận định có đủ cơ sở cho thấy ông Dũng đã dùng tiền tham ô, lợi dụng chức vụ phó tổng giám đốc để mua được 4 ngôi biệt thự này.” VNExpress viết.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

CSVN Tìm cách Ðối Phó Với Việc Dân Chúng Ðánh Công An

Friday, 8-Apr-2005

Sau khi ðã xảy ra hõn 80 vụ công an, cảnh sát bị dân chúng tấn công hành hung trong ba tháng qua trên khắp nýớc, bộ Công an CSVN vừa ra công ðiện yêu cầu công an các ðịa phýõng phải kiên quyết ðối phó.

Ðiển hình nhý vụ hàng trãm ngýời dân Bình Phýớc hành hung 2 cảnh sát hôm 25/3/05, vụ hàng trãm ngýời dân Sài Gòn ðã vây trạm cảnh sát giao thông ðêm 21/3, vụ tối ngày 30 tháng 3 vừa qua, tại thôn Quỳnh Ðô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì - Hà Nội ðã có hàng trãm ngýời dân cý ngụ tại ðây ðổ ra ðýờng bao vây xe công an ðể phản ðối việc công an ðánh tài xế xe tải Nguyễn Hữu Thành cùng một vài ngýời dân khác, và còn nhiều vụ khác nữa trên khắp nýớc.

Thật ra, ðứng trýớc nhiều vụ công an nhũng nhiễu, nhý vụ 12 cảnh sát Ðồng Nai tiếp tay thế lực ðen, ngýời dân nói chung ðã không còn tôn trọng pháp luật mà tự làm pháp luật.

Thýợng týớng VC Lê Thế Tiệm, Thứ trýởng Bộ Công an CSVN, vừa có công ðiện gửi giám ðốc công an 64 tỉnh, thành phố, chỉ ðạo "tập trung ðiều tra, xử lý nghiêm các ðối týợng coi thýờng pháp luật, chống ngýời thi hành công vụ."

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hà Nội: Quan Hệ VN-Vatican Tiến Triển, Có Thực Chất HANOI -- Theo thông tấn nhà nước TTXVN hôm thứ năm, thì “Quan hệ Việt Nam và Vatican đang tiến triển tích cực.” Bản tin viết như sau.
“Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng hôm Thứ Năm cho biết quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican, mặc dù chưa chính thức, đã có những tiến triển tích cực và thực chất. Đây là tiền đề có ý nghĩa cho sự phát triển tiếp theo của mối quan hệ này.
Theo ông Lê Dũng, thời gian qua Việt Nam và Vatican duy trì các cuộc tiếp xúc, đối thoại và trao đổi. Qua đó sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau ngày càng gia tăng, góp phần cải thiện quan hệ giữa hai bên. Việt Nam và Toà thánh cũng nhất trí cần tiếp tục các cuộc trao đổi, tiếp xúc với nhau để xác định những bước đi thích hợp nhằm cải thiện hơn nữa quan hệ song phương.
Đánh giá về vai trò của Giáo hoàng John Paul II đối với quan hệ Việt Nam - Vatican, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết: "Với tư cách là người đứng đầu Toà thánh, Giáo hoàng John Paul II đã có những đóng góp quan trọng cho sự tiến triển quan hệ giữa Việt Nam và Vatican. Chúng tôi hy vọng sự ra đi của Giáo hoàng sẽ không ảnh hưởng tới quá trình này".
Ông Dũng cho biết thêm, Đại sứ Việt Nam tại Italy Lê Vĩnh Thử đã thay mặt Nhà nước Việt Nam đến viếng và ghi sổ tang tại Vatican. Đại sứ Việt Nam ở những quốc gia có cơ quan đại diện của toà thánh cũng đến ký sổ tang tại cơ quan đại diện của Vatican ở nước đó.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

HT Quảng Ðộ gửi thông điệp đến UB Nhân Quyền LHQ: Không ngừng tranh đấu cho đến ngày dân chủ hình thành trên đất Việt Nam
Friday, April 08, 2005 tuyen


GENEVA 08-04.- “Bằng đàn áp, bạo động và tù đày, nhà cầm quyền tìm mọi cách dập tắt tiếng nói của nhân dân. Nhưng họ không thể dập tắt ý dân. Bởi ý dân là ý trời... Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh bất bạo động. Chúng tôi không ngừng đấu tranh cho đến ngày các ngưỡng vọng dân chủ được hình thành trên mảnh đất Việt Nam”.

Thông điệp của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ gửi Ủy hội Nhân quyền LHQ nhân khóa họp lần thứ 61 tại Genève được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến trên Internet. Dưới đây là bản tin của PTTPGQT. 2005-04-08

Cuộc hội luận về “Tự do tôn giáo tại Á châu bị bách hại” đã được tổ chức tại khóa họp thường niên lần thứ 61 của Ủy hội Nhân quyền LHQ đang diễn ra ở Ðiện Quốc liên, Genève, với sự tham dự phát biểu của các đại biểu Lào, Trung quốc và Việt Nam. Khai mạc cuộc hội luận là Thông điệp của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ Saigon gửi đến. Thông điệp phát biểu bằng tiếng Anh của Hòa thượng đã gây xúc động lớn trong hội trường. Nhiều phái đoàn Âu Mỹ và một số các vị Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ đã đến gặp Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin băng ghi âm để nghiên cứu nội dung thông điệp qua tiếng nói đầy uy lực của vị Cao tăng Phật giáo đến từ Việt Nam. Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế cũng đã loan tải rộng rãi với cảm tình sâu rộng.

Theo Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, để khai mở tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, cần thi hành ba biện pháp cụ thể: Một là “phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các Giáo hội không được công nhận” - Hai là “quyền phát hành một tờ báo độc lập tại Việt Nam, làm diễn đàn thảo luận dân chủ”. Và ba là “trả tự do cho tất cả những ai bị giam cầm vì chính kiến hay tín ngưỡng tôn giáo”.

Thoạt đầu Hòa thượng dự tính gửi thông điệp sang LHQ bằng băng video. Nhưng công an ở Saigon đã chận bắt Ðại đức Thích Nguyên Phương và tịch thu băng hình này hôm 29.3.2005 Ðại đức đã bị sách nhiễu, thẩm vấn, ép cung suốt hai ngày. May thay, với tinh thần quả cảm và vô úy, giới Phật tử Saigon đã thu lại thông điệp và gửi băng ghi âm đến LHQ kịp thời trước giờ khai mạc cuộc hội luận “Tự do tôn giáo tại Á châu bị bách hại”. Dưới đây là toàn văn bản Thông điệp do chúng tôi dịch ra tiếng Việt:


“Thưa quý Bà, quý Ông,

Tôi hân hạnh và hân hoan được góp tiếng hôm nay với quý vị để cùng gia công xây dựng một thế giới tự do và nhân quyền. “Nhân quyền là quyền dành cho mọi người được sống trong tự do, được tôn trọng như những thành viên trong xã hội. Nhưng ở Việt Nam ngày nay chúng tôi không có tự dọ Chúng tôi bị tù đày ngay trên quê hương của mình, chúng tôi bị tù đày ngay trong chùa viện, trong nhà cửa của chính mình. Chúng tôi là tù nhân của một chế độ có toàn quyền quyết định ai được ăn nói, ai phải im lặng, ai được tự do, ai bị bắt giam. Chúng tôi là tù nhân của một chế độ, mà dù chiến tranh đã chấm dứt từ 30 năm qua, nhưng chế độ ấy vẫn tiếp tục cuộc chiến chống lại nhân dân của mình, ngăn cấm không cho toàn dân hưởng các nhân quyền cơ bản. “Ba mươi năm qua, nhà cầm quyền Cộng sản tìm đủ cách dập tắt mọi tiếng nói độc lập. Hiện tại, chẳng có đảng phái đối lập, không có báo chí độc lập, không có nghiệp đoàn tự do, xã hội dân sự cũng mất quyền hiện hữu. Tôn giáo nào không theo chính quyền đều bị ngăn cấm. Công dân nào lên tiếng đòi cải cách chính trị, đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền đều có nguy cơ bị bắt. “Vì không chấp nhận sự trạng ấy, mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị đàn áp một cách có hệ thống. Giáo hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hàng giáo phẩm bị bắt bớ, Phật giáo đồ bị sách nhiễu. “Trên 25 năm qua, Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và tôi bị tù đày, chỉ vì lên tiếng đòi hỏi nhân quyền cho quần chúng. Vào lúc thu âm lời phát biểu này, tôi vẫn còn sống trong tình trạng quản chế tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Công an canh gác tôi suốt ngày đêm. Ðường dây điện thoại của tôi bị cắt, mọi liên lạc bị theo dõi, quyền tự do đi lại bị cấm đoán. Bức thông điệp hôm nay thu âm trong hoàn cảnh bí mật, và các tín hữu Phật tử phải chấp nhận rủi ro nguy hiểm để tìm cách gửi sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, là những tổ chức tiếp tay cho thông điệp đến tai quý vị. “Nhà cầm quyền Cộng sản quả quyết rằng chúng tôi không cần có tự do, họ cho rằng mở cửa thị trường là đủ đáp ứng mọi nhu cầu của quần chúng. Nhưng chính sách đổi mới kinh tế dưới sự kiểm soát độc đoán, là một thất bại thê thảm, làm phát sinh tình trạng chính trị và xã hội có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Tham nhũng nơi thượng tầng quốc gia, thao túng quyền hành, bất công xã hội, nạn bóc lột lao động tràn lan. Khoảng cách giàu nghèo tăng vọt, tệ nạn xã hội như thiếu niên phạm pháp, nạn ma túy, SIDA, nạn mại dâm thiếu nhi và buôn bán phụ nữ lan tràn. Trong một xã hội không tôn trọng pháp quyền, ngành tư pháp không độc lập, nhân dân chẳng biết trông cậy vào ai để chống lại sự lạm quyền, nên phải sống thường trực trong bất an, khổ sở và sợ hãi. “Chúng ta làm gì đây để mang lại sự ổn định, hạnh phúc và phát triển cho nhân dân Việt Nam? Qua thời gian dài sống trong tù ngục, tôi lắng lòng suy nghĩ và đi đến kết luận, là không còn con đường nào khác ngoài chuyện Việt Nam phải thực sự có tự do và dân chủ. Ðây là giải pháp duy nhất. Phải có dân chủ đa nguyên, quyền tự do bầu cử, quyền chọn lựa thể chế chính trị, được hưởng các quyền tự do, dân chủ - nói tóm, quyền định hướng cho tương lai của mình, định hướng cho vận mệnh dân tộc mình. Thiếu dân chủ đa nguyên, chúng tôi không thể chiến đấu chống nghèo khó và bất công, cũng không thể đem lại sự phát triển thực sự và tiến bộ cho dân tộc chúng tôi. Không có dân chủ đa nguyên, nhân quyền không được bảo đảm, bởi vì muốn bảo vệ nhân quyền, phải có các thiết chế dân chủ và pháp quyền che chở. “Dân chủ đa nguyên vừa cần thiết vừa là sự sống còn cho các phong trào tôn giáo, cũng như cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các cuộc đàn áp tôn giáo sẽ chấm dứt khi tiến trình dân chủ khởi động. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có tài nguyên dồi dào về nhân lực, và có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển đất nước nếu chúng tôi được tự do. “Các nhà lãnh đạo cộng sản rất sợ hãi dân chủ, họ sợ dân chủ sẽ làm cho họ mất chính quyền. Nhưng điều gì quan trọng đây? Khư khư nắm giữ quyền lực hay xây dựng một nước Việt Nam tự do và thịnh vượng? Nhân danh chủ nghĩa dân tộc, độc lập hay phát triển kinh tế, chế độ cộng sản biện minh cho sự hiện hữu của họ. Nhưng trong thực tế, nắm chặt quyền hành mới là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nắm chặt quyền hành và đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số 2 triệu đảng viên cai trị trên đầu đại số 80 triệu dân. Ðây chính là bi kịch của nước Việt Nam - với chủ trương nắm giữ quyền hành bằng mọi giá, nhà cầm quyền Hà Nội tàn phá đất nước và tiêu hủy bản sắc văn hóa Việt Nam. “Chính vì lẽ đó, mà Phật giáo đồ chúng tôi và nhân dân Việt Nam thuộc mọi giai tầng xã hội cất lời kêu gọi khẩn thiết cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Bằng đàn áp, bạo động và tù đày, nhà cầm quyền tìm mọi cách dập tắt tiếng nói của nhân dân. Nhưng họ không thể dập tắt ý dân. Bởi ý dân là ý trời. Họ cũng không thể nào dập tắt mãi được. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh bất bạo động. Chúng tôi không ngừng đấu tranh cho đến ngày các ngưỡng vọng dân chủ được hình thành trên mảnh đất Việt Nam. “Thông điệp này kêu gọi quý vị hãy giúp cho tiếng nói của chúng tôi lan truyền ra thế giới. Mỗi ngày, các nhà dân chủ Việt Nam phải đối diện với bao hiểm nguy để giữ cho ý chí tự do hiện hữu. Chúng tôi không sợ hãi, nhưng chúng tôi biết rằng không thể thắng trận một mình. Chúng tôi cần được cộng đồng quốc tế hậu thuẫn, chúng tôi cần các nhà dân chủ trên toàn thế giới hậu thuẫn. “Yêu sách của chúng tôi thật vô cùng đơn giản: Chúng tôi kêu gọi cho sự phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các giáo hội không được công nhận. Ðược như thế chúng tôi mới có thể đóng góp cho nhân dân thịnh vượng. Chúng tôi đòi hỏi quyền phát hành một tờ báo độc lập tại Việt Nam, làm diễn đàn thảo luận dân chủ. Chúng tôi yêu cầu trả tự do cho tất cả những ai bị giam cầm vì chính kiến hay tín ngưỡng tôn giáo. Ba biện pháp cụ thể này phải được xem như bước đầu khai mở tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. “Những mục tiêu này có thể hoàn tất, tôi tin chắc như vậy. Năm nay đánh dấu 30 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, mà cũng là “30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ”. Tôi hy vọng với sự hậu thuẫn của quý vị, năm nay sẽ là mốc đầu cho năm thứ nhất của tiến trình dân chủ nhằm đem lại hòa bình bền vững và tự do cho dân tộc Việt Nam. “Xin quý vị nhận nơi đây lời cảm tạ và lòng biết ơn của tôi”.

Post Reply