Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hai cựu bộ trưởng CSVN Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt
February 23, 2019

Image
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn vừa bị bắt giam. (Hình: Zing)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, vừa bị bắt tạm giam và khởi tố do những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.

Báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, ngày 23 Tháng Hai, 2019, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã khởi tố, bắt giam và khám xét nhà ở hai ông Trương Minh Tuấn, phó Ban Tuyên Giáo, cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, cùng người tiền nhiệm là ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông (nhiệm kỳ 2011-2016) để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.”
Image
Công an khám xét nhà ông Nguyễn Bắc Son ở Ngõ 36 C1, phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Hình:Tuổi Trẻ)
Theo nhà chức trách, những sai phạm của cả hai ông Son và Tuấn được xác định xảy ra khi ông Son đang là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, đều liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% Cổ Phần Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG), mà các quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao phê duyệt từ Tháng Bảy, 2018.

Trước đó, theo Báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bắc Son đã lần lượt bị cách chức Ủy Viên Trung Ương đảng khóa XI và bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2011- 2016, xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cùng nhiệm kỳ.

Bộ Chính Trị CSVN cũng quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức bí thư Ban Cán Sự đảng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Tin cho biết, hồi cuối Tháng Tư, 2018, Thanh Tra Chính Phủ CSVN đã bàn giao hồ sơ, tài liệu thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG cho cơ quan điều tra Bộ Công An.
Image
Nhà ông Trương Minh Tuấn ở số 167, ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội cũng bị cơ quan điều tra khám xét. (Hình:Tuổi Trẻ)

Theo kết luận thanh tra, Mobifone đã mua AVG là “vi phạm kinh tế rất nghiêm trọng.” Dự án có tổng mức đầu tư là 8,900 tỷ đồng ($383 triệu 478 ngàn), tuy nhiên những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone “dẫn đến nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7,006 tỷ đồng ($301 triệu 870 ngàn)… làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.”

Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là gần 322 tỷ đồng ($13 triệu 874 ngàn), số lỗ đến 2017 là hơn 1,900 tỷ đồng ($81triệu 866 ngàn), đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.

Liên quan vụ án xảy ra Tổng Công Ty Viễn Thông MobiFone và các đơn vị liên quan, nhà chức trách đã khởi tố gần 10 cán bộ, trong đó có ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone; bà Phạm Thị Phương Anh, cựu phó tổng giám đốc; ông Lê Nam Trà cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên, cựu tổng giám đốc MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, cựu vụ trưởng Quản Lý Doanh Nghiệp, Bộ Thông Tin Và Truyền Thông. (Tr.N)

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

CSVN rón rén nhích lại gần Mỹ hơn
March 3, 2019

Image
Dân chúng bị chặn đường đi lại ở Hà Nội khi tổng thống Mỹ Donal Trump và chủ tịch Bắc Hàn đến đây họp thượng đỉnh. (Hình: Carl Court/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Có những dấu hiệu cho thấy CSVN nhích lại gần Mỹ hơn nhưng rất nhẹ nhàng để không làm Bắc Kinh tức giận, theo sự nhận xét của một số nhà phân tích được báo Washingtion Examiner phỏng vấn.

Khi Tổng thống Donald Trump đến Hà Nội họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un với hy vọng giải trừ võ khí nguyên tử ở bán đảo Triều Tiên, ông cũng đã gặp với Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Ông Trump đã có những lời cảm ơn nước chủ nhà đã nhận đứng ra phối hợp tổ chức cuộc họp Thượng Ðỉnh Trump-Kim cũng như ca ngợi nước chủ nhà nhiều điều. Ông cũng đã từng bắn tiếng khuyên Bắc Hàn nên theo mô hình mở cửa của Việt Nam, cởi trói cho dân hầu có thể phát triển kinh tế nhanh chóng.

Việt Nam đã ký “Thỏa hiệp đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ từ năm 2013 khi ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Thịnh Đốn. Những từ “đối tác chiến lược” không được dùng vì nhạy cảm đối với Bắc Kinh trong khi Hà Nội vẫn là “đồng chí anh em núi liền núi sông liền sông” với cộng sản Trung Quốc.

Đến cuối Tháng Năm, 2016, Tổng Thống Barack Obama đến Hà Nội tuyên bố nước Mỹ chính thức loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng Mười Một, 2017, Tổng Thống Donald Trump đến Hà Nội kêu gọi Việt Nam mua sắm các loại võ khí tốn tân của Mỹ mà ông ca tụng tối tân nhất thế giới.

Nhiều đại công ty sản xuất võ khí của Mỹ cũng đã đến Việt Nam chào hàng. Nhiều phái đoàn quân sự cấp cao của hai bên đã đến thăm viếng, làm việc rất nhiều lần những năm gần đây. Nhưng số lượng võ khí mà Việt Nam mua hoặc được Mỹ viện trợ thì còn rất giới hạn. Năm ngoái, tin tức truyền thông quốc tế cho hay trong năm qua, Việt Nam nhận từ Mỹ một số lượng võ khí chưa tới 100 triệu đô la gồm một ít tàu tuần duyên nhỏ, máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ, tàu cảnh sát biển.

Gần đây, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương khi điều trần ở Quốc Hội tiết lộ rằng Việt Nam mua của Mỹ một số máy bay huấn luyện phi công chiến đấu và sắp được cung cấp thêm một tàu cảnh sát biển nữa. Điều này khiến người ta suy luận rất có thể Việt Nam mua của Mỹ một số máy bay khu trục F-16 đang cho nghỉ hưu, phơi nắng tại sa mạc Arizona.


Một phụ nữ Hà Nội cầm bảng “Chào mừng Tổng Thống Donald Trump đến Việt Nam” hôm 27 Tháng Hai, 2019. (Hình: Getty Images)
“Theo tôi, quan điểm của chính phủ Hoa Thịnh Đốn là Việt nam và Mỹ có cùng những lợi ích an ninh mà trên đỉnh điểm của nó là những âu lo về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.” Ông Zack Cooper, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute, chuyên quan tâm về các vấn đề đồng minh Mỹ tại Á Châu, nói với báo Washingtion Examiner.

Theo nhận xét của ông thì “Việt Nam đã kháng cự lại một cách mạnh mẽ một số hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nên đã gây được sự chú ý ở Hoa Thịnh Đốn. Do vậy, chính phủ (Mỹ) muốn có những đối tác cùng hợp sức chống lại vì lợi ích chung.”

Khi ông Trump đến Hà Nội hồi tuần qua, ông đã chứng kiến cuộc ký kết của hai hãng máy bay dân dụng của Việt Nam mua 110 máy bay Boeing 737 trị giá hơn $21 tỷ và sẽ tạo ra 83,000 việc làm ở Mỹ. Các cuộc thảo luận song phương giữa hai phái đoàn tập trung vào các vấn đề từ thương mại, phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên đến gia tăng hợp tác mọi mặt từ kinh tế xã hội đến an ninh quốc phòng, theo lời phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói với báo chí.

“Hà Nội rất muốn có mối quan hệ phát triển sâu rộng hơn với Hoa Thịnh Đốn và muốn có một hiệp định tự do thương mại với chính phủ Trump để họ tự đảm bảo là không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và người tiêu thụ Trung Quốc.” Lời ông Harry Kazianis, phân tích gia tại trung tâm nghiên cứu Center for National Interest.

Theo ông Kazianis “Việt Nam cũng rất muốn mua một số lượng lớn võ khí tối tân của Mỹ và tôi còn nghe thấy nhiều nhà ngoại giao ở Hà Nội đề cập tới một thứ liên minh Mỹ-Việt Nam chống lại Trung Quốc trong tương lai.”

Những lý do vừa kể nhiều phần đã thúc đẩy cả Mỹ và Việt Nam vận động chọn Hà Nội là nơi họp thượng đỉnh cho tổng thống Trump với chủ tịch Bắc Hàn.

“Nó chứng tỏ cho thế giới biết Hoa Thịnh Đốn tin tưởng Hà Nội đến đâu khi để cho họ làm đầu cầu cho một cuộc họp thượng đỉnh tế nhị, mà cả hai đều nhận thấy mối quan hệ song phương là thiết yếu,” ông Kazianis nói.

Thật ra, cả Mỹ cũng như Việt Nam đều hiểu sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Việt Nam tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trong khi Mỹ đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, hiện đang đàm phán để có một thỏa hiệp. Để chống lại ảnh hưởng cũng như áp lực Trung Quốc, Việt Nam cần đối tác chiến lược.

“Có những âu lo gia tăng ngày một nhiều hơn ngay trong chính phủ ông Trump về những thách đố mà nước Mỹ phải đối diện về một nước Trung Quốc ngày càng phát triển kinh tế cho dù hai bên có đạt được một thỏa hiệp để chấm dứt cuộc chiến kinh tế. Điều này còn kéo dài cho đến những thập niên về sau,” ông Kazianis nói, “Vì như vậy, một số viên chức chính phủ từng nói thẳng ra với tôi rằng họ coi Việt Nam là một trong nhiều đối tác ở khu vực có thể hợp tác chống lại khuynh hướng hà hiếp và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như cả vùng Á Châu Ấn Độ Dương.”

Theo ông Cooper, Việt Nam thận trọng không muốn nghiêng về bên nào giữa hai cực Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh dù trong quá khứ từng có những xung đột đẫm máu. Tuy vậy “Những gì người ta nhìn thấy từ Việt Nam thì họ đang nghiêng về phía Mỹ hơn nhưng trong cách không làm Bắc Kinh nổi giận.” (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm vẫn bám biển Hoàng Sa
March 8, 2019

Image
Một tàu cá của ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc đâm chìm được tàu cứu nạn kéo về. (Hình minh họa: Zing)
QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Báo Thanh Niên hôm 8 Tháng Ba cho biết, sau khi được cứu, sức khỏe của năm ngư dân trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm hiện đã ổn và họ “nay theo một tàu cá khác quyết bám biển Hoàng Sa mưu sinh.”

Tờ báo viết thêm: “Tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm do ngư dân Nguyễn Minh Hùng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi, làm chủ. Tàu có công suất 575 CV, được đóng vào năm 2016, trị giá vài tỷ đồng. Sau khi tàu xuất bến ra Hoàng Sa được bốn ngày thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm khiến gia đình ông Hùng lâm cảnh trắng tay, nợ nần.”


Trước đó, báo VNExpress dẫn nguồn cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của Việt Nam, cho biết tàu 44101 của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần khu vực đảo Đá Lồi vào lúc 10 giờ 10 phút sáng 6 Tháng Ba.

Bản tin của báo nhà nước gây ngạc nhiên cho người đọc khi đồng loạt chỉ đích danh “tàu Trung Quốc” đâm chìm tàu cá Việt Nam thay vì chỉ ghi là “tàu lạ” như trước đây.

Phản ứng của Bắc Kinh trước tin này, đêm 7 Tháng Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc dẫn thông cáo của Bộ Ngoại Giao nước này cho biết: “Một tàu Trung Quốc đã giải cứu nhóm năm người trên một tàu cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông, đồng thời bác bỏ tin do các báo nhà nước Việt Nam về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa.”

Nay thì ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tuyên bố: “Một tàu của Trung Quốc đã liên lạc ngay với Trung Tâm Tìm Kiếm và Cứu Nạn Hàng Hải Trung Quốc sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu cá Việt Nam. Khi tàu Trung Quốc tiếp cận, tàu cá đã bị chìm và lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã cứu thuyền viên vào buổi chiều.”

Hoàn Cầu Thời Báo nhắc lại rằng hồi năm 2016, tàu Trung Quốc từng cứu một tàu cá Việt Nam gặp nạn gần đảo Phú Lâm ở Biển Đông nhưng cũng bị Việt Nam cáo buộc rằng tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu cá của họ.

Tính đến hôm 8 Tháng Ba, Bộ Ngoại Giao CSVN chưa phản hồi về việc Trung Quốc bác tin đâm tàu cá Việt Nam. Thường thì khi xảy ra những va chạm trên biển với Trung Quốc, CSVN được ghi nhận hầu như chọn cách phản đối chiếu lệ theo cung cách ngoại giao. (T.K.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

‘Vòi tiền’ bệnh nhân, bác sĩ bị chém ngay trong bệnh viện
March 16, 2019

Image
Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, nơi xảy ra vụ bác sĩ bị chém vì "vòi" tiền bệnh nhân.

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một bác sĩ ở Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn chuyên “vòi tiền” của nhiều người bị bệnh hiểm nghèo. Sự việc bại lộ khi ông này bị người nhà của một bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Chiều 16 Tháng Ba, 2019, ông Phù Chí Dũng, giám đốc Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, cho biết đã tạm đình chỉ công tác Bác Sĩ NLMTr, đang hợp tác khám, chữa bệnh tại Khu Điều Trị Tổng Hợp, Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn, để xác minh hành vi “vòi” tiền của người bệnh.


Đồng thời, bệnh viện cũng đã chuyển sự việc sang trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, nơi ông Tr. làm việc để “họp hội đồng kỷ luật xem xét.”

Sự việc chỉ bị vỡ lở vào ngày 14 Tháng Ba, khi Bác Sĩ Tr. bị một người nhà bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Ngay sau khi xảy ra vụ chém, ban giám đốc Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Sài Gòn yêu cầu ông Tr. viết kiểm điểm tường trình. Ông Tr. thừa nhận có nhận tiền của bệnh nhân NHD (được chẩn đoán bị bạch cầu cấp dòng tủy) hai lần với tổng số tiền là 9 triệu đồng ($387) để “điều trị giảm nhẹ.”

Ngoài ra, ông Tr. còn thừa nhận “có đề nghị và nhận tiền của hai trường hợp bệnh nhân khác với tổng số tiền là 20 triệu đồng ($862).”

Vợ chồng ông X. là một trong những nạn nhân bị ông Tr. “vòi” khoảng 27 triệu đồng ($1,163) ngay tại bệnh viện này mặc dù được bảo hiểm y tế 100%, kể lại: “Mới đây, bác sĩ nói tình trạng sức khỏe đứa con 5 tuổi như thế thì cần kê thuốc kích thích ăn ngon với giá 5 triệu đồng ($215). Cũng là loại thuốc này, vài ngày sau bác sĩ này lại đòi thêm 2.5 triệu đồng ($107).”

Trong lần con anh X. xuất viện gần đây, ông Tr. yêu cầu đóng 3 triệu đồng ($129) để khám tổng quát. Và còn nhiều lần trước đó nữa, không nhớ rõ chi phí từng khoản.

Theo ông X., khi thấy một người nhà bệnh nhân cầm dao rượt chém ông Tr. thì ông mới biết mình bị lừa.

Nói với báo Tuổi Trẻ, cùng ngày, Bác Sĩ NLMTr xác nhận sự việc. Trước câu hỏi có nhiều bệnh nhân tố ông nhận tiền của họ, ông Tr. nói: “Hiện tại theo yêu cầu của bệnh viện thì bệnh viện sẽ trực tiếp trao đổi với báo chí. Ở vị trí tôi lúc này không thể cung cấp thông tin gì được cả.”

Ông Phù Chí Dũng cho biết “qua xác minh, ông Tr. không chỉ nhận tiền từ một trường hợp mà nhiều trường hợp.”

Hiện bệnh viện vẫn đang điều tra nên chưa biết tổng số tiền mà ông Tr. đã nhận của người bệnh. (Tr.N)

nhuvan
Posts: 343
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Blogger Trương Duy Nhất bị giam ở Hà Nội, sau 2 tháng mất tích
March 20, 2019

Image
Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất trong lần ra tòa tại Đà Nẵng hồi Hồi Tháng Ba năm 2014. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau hai tháng mất tích, gia đình của blogger Trương Duy Nhất bất ngờ nhận được thông tin ông đang bị giam tại trại giam T16 ở quận Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Trang BBC Việt ngữ hôm Thứ Tư, 20 Tháng Ba dẫn lời con gái ông Nhất, cô Trương Thục Đoan, cho hay vào ngày 15 Tháng Ba, có người ẩn danh gọi cho mẹ cô ở Việt Nam thông báo là ba cô đang bị giam ở trại giam T16.


“Mẹ cô Đoan sau đó nhờ Luật Sư Trần Vũ Hải kiểm chứng thông tin này bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt.” Theo BBC.

Trong cùng ngày 20 Tháng Ba, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội cho biết trên trang facebook cá nhân rằng vợ ông Nhất (bà Cao Thị Xuân Phượng) đã bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội và ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai, Hà Nội.

Ông Nguyên nói rằng trại giam T16 chưa cho gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ ông Nhất mang nhiều thức ăn và quần áo cho chồng nhưng quy định của trại giam chỉ cho đưa vào rất ít cùng với một ít tiền để ông Nhất có thể mua thức ăn trong căng tin trại giam.

Theo ông Nguyên, vợ ông Nhất cũng nhận được quyển “Sổ tiếp tế, thăm gặp” của trại giam. Thông tin trong sổ này cho hay ông Nhất bị bắt vào ngày 28 Tháng Giêng, 2019, và đưa đến trại giam T16 trong cùng ngày.

Vẫn theo lời ông Phạm Xuân Nguyên, vợ ông Nhất phải bay về Đà Nẵng luôn trong ngày. “Chuyến bay của hãng Vietjet Air theo vé là 17 giờ, bị lùi đến 21 giờ, và khi tôi gõ những dòng này thì chị mới lên máy bay ở Nội Bài. Ở T16 không biết Nhất đã nhận được các thứ vợ tiếp tế chưa?”

Hiện chưa thấy bất cứ báo nào ở trong nước đăng thông tin về việc ông Nhất đang bị giam ở Hà Nội.

Vợ ông Trương Duy Nhất mang đồ tiếp tế cho chồng hôm 20 Tháng Ba 2019 tại Hà Nội. (Hình: Facebook Phạm Xuân Nguyên)
Vụ ông Nhất mất tích ở Thái Lan 2 tháng trước gây nhiều chú ý của quốc tế khiến giới chức Thái Lan vào Tháng Hai phải trả lời truyền thông và hứa rằng sẽ điều tra vụ ông Trương Duy Nhất tình nghi bị bắt cóc.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt hôm 11 Tháng Hai, 2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu bày tỏ sự lo lắng cho an toàn của nhà báo Trương Duy Nhất. Ông yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải điều tra rõ vụ này.

Hôm 15 Tháng Hai, 2019, ba vị dân biểu Liên Bang đồng ký tên vào thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi điều tra việc mất tích của nhà báo, blogger Trương Duy Nhất.

Ba vị dân biểu liên bang này là Alan Lowenthal (Dân Chủ, Địa hạt 47,) đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam, tức Congressional Caucus on Vietnam, cùng với hai vị Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren (Dân Chủ, Địa hạt 19) và Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Dân Chủ, Địa hạt 48).

Trong một tuyên bố hồi Tháng Hai, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất.

Trước đó, hôm 7 Tháng Hai, 2019, trên trang Facebook Người Buôn Gió, blogger này khẳng định ông Trương Duy Nhất bị Tổng Cục 2 (TC2) bắt ở Thái Lan.

Cụ thể, Người Buôn Gió viết: “Khoảng 8 giờ tối ngày 26 Tháng Giêng năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của Tổng Cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.”

Blogger này đưa cả hình ảnh ông Trương Duy Nhất có mặt ở Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và hình ảnh ngày 25 Tháng Giêng ông Nhất ở Thái Lan.

Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, là một nhà báo, một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Từ 1987 đến 1995, ông là phóng viên của báo Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Khi viết blog, ông là chủ của trang “Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác.”

Ông Nhất từng bị kết án 2 năm tù (từ 2013 đến 2015) vì bị cáo buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” vì “đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông, trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi.”

Trong vụ án này, ông Nhất bị bắt ngày 26 Tháng Năm 2013, ra tòa sơ thẩm ở Đà Nẵng ngày 4 Tháng Ba 2014, bị tuyên án 2 năm tù rồi bị tuyên y án sơ thẩm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26 Tháng Sáu 2014. Ông Nhất mãn hạn tù vào ngày 26 Tháng Năm 2015. (C.T)

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Dịch tả heo Phi Châu lan tới 20 tỉnh, Việt Nam lo chặn dịch từ Cambodia
March 24, 2019

Image
Lập chốt chặn, kiểm soát dịch tả heo Phi Châu tại tỉnh Long An sát với Cambodia. (Hình: Dân Việt)
LONG AN, Việt Nam (NV) – Không những lo chặn dịch từ các tỉnh phía Bắc lấn qua miền Trung rồi tới miền Nam, nhiều địa phương còn phải lo đối phó với dịch tả heo Phi Châu từ bên Cambodia đổ vào.

Tờ Dân Việt hôm Chủ Nhật cho hay “Trước tình hình dịch tả lợn Phi Châu (DTLCP) đang tiến vào miền Trung và cơn dịch này đã bùng phát tại một số tỉnh Cambodia giáp ranh tỉnh Tây Ninh có thể lây qua đường tiểu ngạch, hai tỉnh Long An, Tiền Giang đã hối hả thành lập hàng loạt chốt kiểm dịch trên các cửa ngõ và tổ chức kiểm tra suốt ngày đêm.”


Theo nguồn tin vừa kể “Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NNPTNT) tỉnh Long An cho biết, tỉnh đã thành lập 8 chốt kiểm dịch trên địa bàn, gồm: 3 chốt ở Bến Lức, 2 chốt ở thành phố Tân An, 1 chốt ở Cần Giuộc và 2 chốt ở Đức Hòa. Long An là tỉnh có số lượng cơ sở giết mổ lớn, số lượng lợn chủ yếu nhập từ các tỉnh khác nên nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.”

Tại Tiền Giang, “hàng loạt chốt kiểm dịch cũng được dựng lên. Ngoài 3 chốt kiểm dịch được triển khai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là: tuyến đường dẫn xuống cao tốc (đầu đường tỉnh lộ 878, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành); tuyến Quốc Lộ 1A (thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành) và tuyến Quốc Lộ 50 (gần Trạm thu phí cầu Mỹ Lợi thuộc xã Bình Đông, Tx. Gò Công), huyện Chợ Gạo, Tân Phước còn thành lập chốt kiểm dịch để kiểm soát nguồn lợn từ tỉnh Long An qua,” tờ Dân Việt kể.

Các tỉnh phía Nam hồi hả đối phó với nguy cơ lây nhiễm dịch tả heo từ hướng Cambodia đổ vào trong lúc dịch đã lan ra 20 tỉnh thành mà Lai Châu là tỉnh sau cùng thấy loan báo có dịch. Một số tỉnh từng loan báo dịch trước đây thấy có thông tin mới lây lan thêm trong phạm vi tỉnh.

Riêng tỉnh Hưng Yên, theo báo Giao Thông thì “Theo con số cập nhật mới nhất, 10/10 huyên tại Hưng Yên đã xuất hiện dịch tả lợn Phi Châu với tổng số lợn nhiễm dịch phải tiêu hủy khoảng hơn 7 nghìn con, tương đương hơn 600 tấn. “Dịch vẫn đang phát triển rất phức tạp. Trong khi phía trên nôn nóng chỉ đạo các biện pháp dập dịch thì phía dưới nhiều xã vẫn còn ‘lơ là,’ làm không hết trách nhiệm, đổ việc cho thú y. Chính hiện tượng này càng khiến công tác chống dịch gặp khó khăn,” theo lời Chi Cục Trưởng Thú Y tỉnh.

Tuần qua, Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế thuộc LHQ đã khuyến cáo nhà câm quyền Việt Nam tuyên bố dịch trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn thấy họ tránh né. Chỉ thấy nhà cầm quyền trung ương lập “Ban Chỉ Ðạo Quốc Gia Phòng, Chống Dịch Bệnh Dịch Tả Lợn Phi Châu” gồm các bộ ngành phối hợp.

Theo tờ Người Lao Động, thông tin từ Tổ Chức Thú Y Thế Giới (OIE) và Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay, “từ ngày 3 Tháng Tám, 2018 đến nay, hơn 20 quốc gia báo cáo có dịch tả heo Phi Châu (DTHCP). Tại Trung Quốc, tổng cộng có 113 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh, thành và 1.1 triệu con heo bị tiêu hủy.”

“Tại Việt Nam, từ ngày 1 Tháng Hai đến 20 Tháng Ba, DTHCP đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Lai Châu. Tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 37,868 con.”

Vẫn theo tờ Người Lao Động “Trong một diễn biến liên quan, FAO vừa tổ chức đoàn đánh giá khẩn cấp nhằm tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam đối với DTHCP. Mục tiêu của đoàn đánh giá là tư vấn các biện pháp tốt nhất để xử lý và tiêu hủy heo, sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus ASF (African Swine Fever); đề xuất các hành động ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn.”

Báo Tuổi Trẻ ngày 15 Tháng Ba, 2019, dẫn tin từ Hiệp Hội Chăn Nuôi, cho biết mỗi tháng người Việt tiêu thụ khoảng 3 triệu con heo nuôi trong nước, tương đương 300,000 tấn.(TN)

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng ‘gọi vong, cúng oan gia trái chủ’
March 24, 2019

Image
Người thưa thớt trước cổng chùa Ba Vàng sau mấy ngày dậy sóng dư luận. (Hình: Kiến Thức)
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng “gọi vong, cúng oan gia trái chủ” sau mấy ngày dậy sóng dư luận vì bị báo chí trong nước xúm vào kể tội và bị nhà cầm quyền mở cuộc điều tra.

Nhiều báo tại Việt Nam cho hay từ ngày 23 Tháng Ba, chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thông báo với các phật tử về việc tạm thời dừng các hoạt động “gọi vong” để cúng “oan gia trái chủ.”


Vì những lùm sùm dậy sóng dự luận hồi tuần qua, lượng người đổ về chùa Ba Vàng trong ngày Thứ Bảy 23 Tháng Ba, 2019 được ghi nhận là giảm hẳn, không còn cảnh chen chúc, đầy nghẹt người tới ghi danh để được “gọi vong.”

Đồng thời, bà Phạm Thị Yến, người nổi tiếng trong các clip video “giảng pháp vong báo oán, oan gia trái chủ” để “thu tiền giải nghiệp” từ hàng triệu tới hàng chục triệu đồng, đã không còn thấy xuất hiện tại chùa Ba Vàng, theo tờ Thanh Niên. Trước phản ánh của báo chí, công an Uông Bí, “đang trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ và chưa triệu tập bà Yến.”

Bà Phạm Thị Yến (chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng) bị một số báo lôi đời tư của bà ra kể. Trước khi trở thành “người nhà chùa,” bà vốn là một thợ may ở Hải Phòng, gia đình lục đục vì chuyện mê tin dị đoan dẫn đến ly dị, bỏ con cho chồng nuôi. Bà cũng bị một số báo thuật lại lời hai người chị của bà kể chuyện chính bà Yến cũng không giúp mẹ bà thoát chết dù đã đến chùa Ba Vàng chữa bệnh bằng “trục vong.”

Nhiều báo dẫn văn bản của nhà cầm quyền thành phố Uông Bí buộc trụ trì chùa Ba Vàng “chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo” vì “Việc tuyên truyền giảng pháp của phật tử Yến gây bất bình trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.”

Việc “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” không thấy liệt kê trong danh mục các hoạt động của chùa Ba Vàng gửi cho nhà cầm quyền cũng như tới cơ quan có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tôn giáo là “Ban Tôn Giáo Chính Phủ,” theo tờ Lao Động. Thêm nữa, cơ quan này nói các hiện tượng “trục vong,” gọi hồn” không có trong truyền thống Phật giáo, nếu các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo.”
Image
Bà Phạm Thị Yến thuyết giảng tại chùa Ba Vang. (Hình: chùa Ba Vàng)
Mấy ngày qua, báo chí trong nước cũng dẫn lời viên chức cấp cao của Giáo hội Phật giáo được nhà cầm quyền công nhận, thường bị gọi là “Phật giáo quốc doanh” lên tiếng phủ nhận những nghi thức “trục vong” và đền tội cho cái “ác nghiệp” trong tiền kiếp bằng những số tiền nhiều khi nạn nhân không đủ khả năng chi trả, là không có trong giáo lý Phật giáo.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu, năm nay 52 tuổi, quê ở xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ở lại trường làm giảng viên một thời gian rồi “chuyển công tác về Viện Nghiên cứu chế tạo máy của Bộ Công Thương, được bầu làm bí thư Đoàn. “

Giữa năm 1998, ông đến Trúc Lâm Thiền Viện tại Đà Lạt làm lễ phát bồ đề tâm và đến tập sự xuất gia tại chùa Diên Phúc (Hà Tây cũ). Sau hai tháng thực tập, giữa năm 1999, ông trở lại Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt xin xuất gia, lấy pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.

Năm 2001, sư Thái Minh quay ra Bắc, cùng góp sức xây dựng thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Ông được Ban Lãnh Ðạo Thiền Viện cử làm tri khách tăng. Năm 2007, ông làm trụ trì chùa Ba Vàng cho đến nay.

Khi ông mới về làm trụ trì, chùa Ba Vàng chỉ là một chùa rất nhỏ. Nhưng ông có công “vận động” Phật tử “đóng góp” để xây dựng được một ngôi chùa khi khánh thành năm 2014 được mô tả là có chánh điện lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn hẳn những nước có truyền thống Phật giáo gần như quốc giáo như Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambodia.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng xác nhận trong một bài giảng pháp về “trục vong,” giải oán, những tội lỗi trong tiền kiếp có hậu quả trong đời sống hiện tại cần phải được “giải nghiệp.” Hoạt động “trục vong” có vể giống như hoạt động “gọi hồn” “lên đồng” qua một người khác “nhập” để kể lể.

Tờ Trí Thức Trẻ dẫn lời đại đức Thái Minh nói trong một buổi giảng pháp tuần qua rằng Chùa Ba Vàng là chùa lớn nên “bị ganh ghét, đố kỵ.”

Một số báo cũng kể lại những quy định tu tập khác thường tại chùa Ba Vàng khiến nhiều tu sĩ phải bỏ đi. Ông Thái Minh cũng từng bị cấp trên của ông là ông hòa thượng Thích Thanh Quyết và nhà cầm quyền tỉnh “xử lý” sai phạm nhiều lần nhưng rồi “đâu lại vào đấy.”

Theo tờ Đất Việt “Sau khi có nhiều thông tin phản ánh về “thỉnh vong, oan gia trái chủ,” chùa Ba Vàng dừng hoạt đông này nhưng vẫn nhận đăng ký của các Phật tử. Điều này dẫn đến nghi vấn là rất có thể, hoạt động này rất có thể được rút vào “bí mật” vì “cá nhân nào có nhu cầu thực hiện “thỉnh vong, oan gia trái chủ” để chữa bệnh thì vẫn được cư sĩ phát cho tờ phiếu đăng ký, rồi nhà chùa sẽ chủ động liên lạc thông báo lại.”

Vụ việc tại chùa Ba Vàng đến đây chắc vẫn chưa hết chuyện. (T.N)

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Phá nát núi ở Khánh Hòa để xây biệt thự mà chính quyền ‘không rõ’
March 30, 2019

Image
Đường lên đỉnh núi Chín Khúc được đào xới tan nát - nhìn từ thành phố Nha Trang.
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Hàng loạt dự án mang danh “trồng rừng” nhưng nhiều hécta đất đá cùng cây cối trên núi Chín Khúc, giáp Nha Trang với huyện Diên Khánh, Cam Lâm bị đào xới núi xây khu biệt thự, trong khi chính quyền địa phương nói… không biết.

Theo báo Người Lao Động, núi Chín Khúc nằm phía Tây thành phố Nha Trang, trước đây cây cối xanh tươi, nay bị chặt hạ, để lại đồi trọc. Nhiều hécta đất đá bị đào bới, san lấp để làm dự án. Từ chân núi lên đến đỉnh dài gần 6 cây số được làm đường rộng 5-6 mét, ngoằn ngoèo. Nhiều máy múc, khoan bê tông được huy động, cập rập phá núi. Từ đỉnh nhìn xuống, nhiều mảng đất đá đã bị xé toạc, khoét sâu vào chân núi.

Ông Nguyễn Văn Thái, một người dân sống ở đây, cho biết từ khi các dự án làm trên núi Chín Khúc, người dân hết sức khổ sở.

“Hơn 20 năm sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy lũ quét như năm rồi, rất kinh khủng. Nước từ trên núi đổ xuống như thác khiến cả khu dân cư Phong Châu ngập nặng. Đường Phong Châu nối dài gần như bị xóa sổ… Các dự án làm cho được việc họ chứ không biết gì đến hậu quả gây ra. Người ta cạo núi trắng xóa như vậy thì làm sao mà chịu được,” ông nói.

“Cần nói thêm là trong đợt mưa lũ cuối năm 2018, Nha Trang xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng làm 21 người tử vong, trong đó chủ yếu là do sạt lở núi,” ông Thái tố với báo Người Lao Động.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hy, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Vĩnh Thái, cho biết đợt mưa vừa qua chính quyền xã phải túc trực để di dời dân vì sạt lở nghiêm trọng. Thậm chí, phải thuê xe múc để phá đường thoát nước chống ngập.

Ông Hy nhìn nhận các dự án đã làm thay đổi dòng chảy. Tuy nhiên, khi đề cập đến dự án bạt núi, làm đường lên đỉnh Chín Khúc thì ông Hy nói “không nắm rõ.”

Theo báo VNExpress, ngày 30 Tháng Ba, 2019, trong phúc trình Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, thì Tháng Mười Hai, 2018, núi Chín Khúc có bảy dự án được đề nghị thực hiện. Tuy nhiên, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Khánh Hòa cho biết “đến nay đơn vị chỉ nhận được hồ sơ của dự án Khu Biệt Thự Sông Núi Vĩnh Trung.”

Dự án Khu Biệt thự sông núi Vĩnh Trung, do Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất và Xây Dựng Khánh Hòa (Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa) làm chủ đầu tư, được ủy ban tỉnh cấp phép hồi năm 2011, với tổng diện tích gần 30 hécta.

Đến Tháng Bảy, 2018, tỉnh Khánh Hòa tiếp phê duyệt điều chỉnh dự án, phần dịện tích giảm còn gần 20 hécta. Lúc này, chủ đầu tư cho rằng “đang gặp khó khăn, không thể trồng rừng như phê duyệt ban đầu, chỉ giữ lại diện tích để làm biệt thự, đất ở xã hội, khu thương mại cùng bãi đỗ xe.”

Ngoài dự án trên, Tháng Sáu, 2012, Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa cũng được tỉnh cấp phép cho thực hiện dự án xây khu biệt thự và du lịch sinh thái với tổng diện tích gần 200 hécta, chủ yếu đất rừng sản xuất. Công ty sau đó huy động máy múc, xe ủi để phá núi mở rộng diện tích thực hiện dự án.

Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Khánh Hòa cho hay, khi thành lập đoàn kiểm tra tại núi Chín Khúc năm 2014, Công Ty Xây Dựng Khánh Hòa mở đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa bảo vệ khu A theo sườn núi và san lấp ở 3 khu vực rộng khoảng 7,000 mét vuông, trong khi chưa đủ hồ sơ pháp lý.

Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh sau đó yêu cầu doanh nghiệp ngừng thi công, đào bới, giữ nguyên hiện trạng để hoàn tất các thủ tục trình cơ quan thẩm định, cấp phép trước khi thi công trở lại. Tuy nhiên, dự án vẫn tiếp tục thực hiện từ đó đến nay.

Theo Sở Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa, các dự án dự án đang triển khai với diện tích khoảng 700 hécta. Hiện chỉ có dự án Biệt Thự Sông Núi Vĩnh Trung “có đánh giá tác động môi trường” và đã được phê duyệt.

Tỉnh Khánh Hòa có chủ trương cho các dự án làm nhưng nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường, chưa phê duyệt quy hoạch 1/500 đã tự phá núi để triển khai. Điều này đã gây ngập lũ, sạt lở nghiêm trọng.

Cuối năm 2018, sau hàng loạt trận sạt lở núi làm chết 21 người, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang mới đi kiểm ra, rà soát và mới biết có khoảng 67 dự án trên đồi, núi. Các dự án tập trung nhiều ở núi Cô Tiên, Hòn Ngang, Giáng Hương, Hòn Rớ, Chín Khúc…

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Tấn Tuân, phó bí thư Tỉnh Ủy Khánh Hòa, nói rằng “đang cho kiểm tra về các dự án, sau đó sẽ thông báo kết quả.” (Tr.N)

hoangphong
Posts: 394
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Post by hoangphong »

CSVN vô trách nhiệm, 8 người dân gánh nỗi oan suốt 40 năm
April 5, 2019

Image
Sau 40 năm bị khởi tố oan, đến khi nhận được quyết định đình chỉ vụ án những người liên quan sắp "lìa cõi trần." (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

TÂY NINH, Việt Nam (NV) – Quyết định đình chỉ điều tra được cơ quan hữu trách của tỉnh Tây Ninh ký từ năm 1983 nhưng mãi đến nay, những người bị oan mới chính thức nhận được, dù mấy mươi năm qua họ liên tục đi đòi.

Ngày 4 Tháng Tư, 2019, ông Thân Văn Danh, trưởng Phòng 8, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, đã trao quyết định đình chỉ điều tra cho những người bị giam oan trong vụ cướp nhà máy xay lúa ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.


Theo báo Người Lao Động, bảy người gồm các ông, bà Hồ Long Chánh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Chiến, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “nhỏ”), ông Nguyễn Thành Nghị (đã mất), bà Nguyễn Thị Thương, bà Nguyễn Thị Lan.

Riêng ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) đã nhận quyết định đình chỉ điều tra năm 1983.

Đáng nói, những người bị giam oan được trao bản sao y bản chính quyết định đình chỉ điều tra do ông Trịnh Quốc Anh, phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, ký ngày 11 Tháng Năm, 1983, tức cách đây hơn… 36 năm.

Theo ông Danh, sau khi báo chí loan tin, các cơ quan hữu trách vào cuộc thì Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh mới tìm ra và trao quyết định cho bảy nạn nhân.
Image
Cụ bà Nguyễn Thị Thương, 94 tuổi, từ Bình Dương đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh nhận quyết định đình chỉ điều tra được ký từ 36 năm trước.
(Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Nói qua điện thoại với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) cho biết, cả gia đình rất vui mừng khi đã được minh oan. “Từ nay gia đình tôi không phải là người phạm tội. Sắp tới gia đình sẽ nhờ luật sư làm đơn yêu cầu bồi thường theo quy định.”

Luật Sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đoàn Luật Sư Sài Gòn, một trong những người bảo vệ quyền lợi cho người bị oan cho biết, vụ án oan sai gây hậu quả hết sức nặng nề và bi thảm: các nạn nhân bị bắt tạm giam, bị tra tấn, nhục hình, dẫn đến đau bệnh, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe thể chất và tinh thần, để lại nhiều di chứng. Không chỉ tám người lương thiện bị oan, gánh chịu hậu quả đau đớn, mà gia đình, người thân họ cũng bị ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm trong suốt gần bốn chục năm qua.

Sắp tới đây, theo Luật Trách Nhiệm Bồi Thường, các nạn nhân và người đại diện sẽ được các luật sư thiện nguyện giúp đỡ làm các thủ tục yêu cầu khôi phục danh dự (xin lỗi và cải chính) và bồi thường thiệt hại, kể cả giúp đỡ họ trong quá trình thương lượng hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ tại tòa án các cấp để đòi bồi thường theo đúng luật.

Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) đã kiện, yêu cầu bồi thường hơn 10.4 tỷ đồng ($448,275). Qua hai cấp xét xử là Tòa Án Nhân Dân huyện Gò Dầu, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Tây Ninh chỉ chấp nhận bồi thường 615 triệu đồng ($26,508). Ông Dũng đang khiếu nại bản án trên.

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn hồ sơ vụ án cho biết, khoảng 11 giờ đêm 26 Tháng Bảy, 1979, một nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, xảy ra một vụ cướp.

Chỉ 30 phút sau đó, công an đã bắt ngay một người đàn ông tình nghi. Rồi từ lời khai nhận của người này, lần lượt bốn người đàn ông nữa bị bắt.

Cán bộ điều tra đã dùng nhục hình khiến những người đàn ông này phải nhận tội cướp tài sản đem về cho vợ con cất giấu. Ba người phụ nữ bị bắt tiếp theo sau đó cũng bị dùng nhục hình nên buộc phải nhận đã cất giấu tài sản cướp được.

Tám cuộc đời đang bình yên bỗng nhiên khốn khổ vì những cáo buộc vu vơ và những tháng ngày oan khiên tù tội, gia đình tan tác. Nhiều lần công an dẫn đi lấy tang vật nhưng không có mà chỉ có năm chỉ vàng. Công an buộc người nhà họ đem nộp để bảo lãnh người thân về.

Quyết định đình chỉ điều tra ghi: Xét đủ bằng chứng chứng minh các bị can không phạm tội cướp tài sản riêng của công dân. “Như vậy, việc họ đều đã nhận tội cướp và cất giấu tài sản cướp được là do từ nghi vấn điều tra nhục hình bắt họ nhận, chớ họ không phạm tội này,” quyết định đình chỉ nêu rõ. (Tr.N)

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Ông Nguyễn Phú Trọng “đang hôn mê tại bệnh viện Chợ Rẫy”
April 14, 2019

Image
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng. (Hình: Reuters)
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14 Tháng Tư, 2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái.”

Hiện tại Bộ Công An CSVN đang phong toả toàn bộ khu vực này.


Đây là tin mới nhất về sức khoẻ của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng được đăng trên tờ Thời Báo của nhà báo Lê Trung Khoa lúc 3 giờ 30 chiều giờ Việt Nam, dẫn nguồn từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô gái Đồ Long. Hiện tại Bộ Công An CSVN đang được lệnh phong toả khu vực bệnh viện Chợ Rẫy.

Thông tin về Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông đang gây chấn động mạng xã hội.
Image
Máy bay trực thăng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân tới Kiên Giang chiều 14/4, ngay sau khi nhận được tin Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhập viện cấp cứu ( Hình: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Trước đó, cũng ngày 14 Tháng Tư, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger được xem là người luôn có nguồn tin đáng tin cậy về chính trường Việt Nam và thường đưa tin trước báo chí nhà nước về các vụ “nóng” viết trên trang cá nhân:

“Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng!”

Ít giờ sau facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cập nhật: “Xuất viện 15:35 bằng trực thăng. BCA được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy. 17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy. Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi, ổn thì đưa về Hà Nội.”

Truyền thông nhà nước CSVN hoàn toàn không lên tiếng về việc này, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang.

Báo Tuổi Trẻ hôm 14 Tháng Tư tường thuật: “Sáng 14 Tháng Tư, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước [CSVN] Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Bí Thư Tỉnh Ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị [con trai cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng] báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay.”
Image
Truyền thông tại Việt Nam nói ông Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến làm việc tại Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14 Tháng Tư.
(Hình: Báo Thanh Niên)
Đây không phải lần đầu mạng xã hội lan truyền tin ông Trọng “bị bệnh nặng”. Hồi Tháng Mười Hai, 2017, các báo nhà nước đồng loạt đăng tin “Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính Trị về công tác cán bộ” sau khi có tin đồn ông này “bị đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu.”

Tin đồn căn cứ vào việc không thấy ông Trọng xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, hôm 29 Tháng Mười Một, 2017.

Tình hình về sức khỏe của lãnh đạo CSVN lâu nay được xem là điều cấm kỵ ở Việt Nam. Do đó, người dân trong nước thường được biết đến qua các thông tin lan truyền trên mạng xã hội, khởi nguồn từ các blogger được cho là “rõ chuyện cung đình.” Truyền thông nhà nước chỉ đưa tin khi nhân vật đó chính thức qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân qua đời vẫn chỉ “được” loan báo rất “khiêm tốn.”

Trường hợp nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì “virus hiếm” là một ví dụ.

Đáng lưu ý, tuy các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN có hẳn Ban Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương nhưng hầu hết quan chức khi bị bệnh đều chọn ra nước ngoài chữa trị, chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội Chính Trung Ương) đi Mỹ trước khi mất, Trần Đại Quang (chủ tịch nước) đi Nhật trước khi mất, Phùng Quang Thanh (nguyên bộ trưởng Quốc Phòng) đi Pháp, Đinh Thế Huynh (Thường trực Ban Bí Thư) đi Nhật,… (T.K.)

Post Reply