Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Dân hờ hững chuyện hiến máu Monday, March 28, 2005 tuyen

HÀ NỘI 28-03.- “Những thành phố lớn có trữ lượng máu dồi dào nhất như Hà Nội, Sài Gòn, Huế... cũng chỉ đủ đáp ứng 40% nhu cầu máu. Ở nhiều tỉnh miền núi, tình trạng bệnh nhân nguy kịch nhưng không có máu để tiếp, phải về nhà chờ chết vẫn là chuyện phổ biến”.

Báo Lao Ðộng ngày 28 Tháng Ba năm 2005 cho hay như vậy về tình hình thiếu máu dự trữ ở các bệnh viện Việt Nam hiện nay. Vấn đề thiếu máu dự trữ để phục vụ tiếp máu cho bệnh nhân vốn là bệnh kinh niên trong các bệnh viện Việt Nam với các phương pháp giải phẫu, cấp cứu lạc hậu. Phần lớn lượng máu dự trữ lại không có phẩm chất tốt vì là máu của các người nghèo “bán máu chuyên nghiệp”, bán rất nhiều lần trong tháng để có tiền sống tạm bợ qua ngày.


Bệnh nhân thiếu máu chờ chết

Báo Lao Ðộng: “Mỗi lần thông qua mổ, cần máu cho bệnh nhân phẫu thuật là Bệnh Viện Ða Khoa Lào Cai lại cầu viện đến đài truyền hình địa phương thông báo cần người hiến máu. Không được thì bệnh viện chuyển sang phương án II: Vận động tại chỗ. Cửa bệnh viện cũng là trung tâm tuyên truyền hiến máu cho bất cứ ai: Lái xe ôm, người qua đường... may chăng được người giàu nghĩa cử. Còn khi mổ cấp cứu thì bác sĩ phẫu thuật phải bịt miệng vết mổ cho máu bớt chảy, chờ tiếp viện của chính những nhân viên trong bệnh viện chia sẻ những giọt máu quý giá của họ để cứu người. Giám đốc bệnh viện, Bác Sĩ Trần Văn Lai và trưởng khoa sản – Bác Sĩ Trần Thúy Lâm, gần như người cho máu bệnh nhân thường xuyên.”

Ngày 27 Tháng Ba năm 2005, Viện Huyết Học Và Truyền Máu Trung Ương tại Hà Nội mở chiến dịch vận động dân chúng hiến máu nhân đạo, nhưng kết quả cũng không khả quan. Tiến Sĩ Nguyễn Anh Trí - viện trưởng viện này, nói: “Hiện nay, Ngân Hàng Viện Huyết Học Và Truyền Máu Trung Ương có 1,200 đơn vị máu. So với năm 2004 thường chỉ có 300 đến 400 đơn vị máu thì đây là dự trữ đỉnh cao, nhưng so với nhu cầu thì mới chỉ đáp ứng được 40% đến 50% nhu cầu sử dụng ngay tại viện. Còn tại bệnh viện nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, hoặc ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long thì có được 20% nhu cầu sử dụng máu cũng là lý tưởng. Do đó, chuyện bệnh nhân không có máu tiếp, bệnh viện phải bó tay vẫn là sự thật ở nhiều nơi của ngày hôm nay”.

Ngay cả khi 58/64 tỉnh, thành đã có ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo, nhưng hiệu quả thu gom, sàng lọc máu “rất hạn chế” Tức phẩm chất của máu dự trữ không bảo đảm. Còn vi trùng, siêu vi trùng độc hại kể cả HIV/AIDS cũng từng thấy nói đến thời gian vừa qua.

Ðã vậy, theo báo Lao Ðộng, gần đây nhất, đầu Tháng Giêng năm 2005, Hội Chữ Thập Ðỏ Ninh Bình đã vận động được 560 người hiến máu. Nhưng vì không có phương tiện lưu trữ, khâu liên lạc phối hợp với Viện Huyết Học Trung Ương không kịp thời, nên Ninh Bình chỉ dám lấy... 15 đơn vị máu, lãng phí tiềm năng thu gom máu hàng trăm người hảo tâm khác.


Dân hờ hững

Báo Lao Ðộng nói chiến dịch vận động hiến máu tại Hà Nội của Viện Huyết Học ngày 15 Tháng Mười Hai năm 2004 đã nhận được 11,000 đăng ký cho máu. “Chưa kịp mừng vì có một ngân hàng máu sống hùng hậu, thì chỉ còn 80 người xác nhận lại đồng ý. Và con người thực sự đến cho máu chỉ còn 40.”

Rồi đến đầu năm 2005, Viện Huyết Học Và Truyền Máu đã gửi thư vận động hiến máu tới 300 doanh nghiệp, nhưng chỉ có được 8 doanh nghiệp hồi đáp ủng hộ. Lý do một số thư từ chối đơn giản là “Cơ quan bận việc nên không tổ chức hiến máu được”.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chiến Hạm Mỹ Vào Sài Gòn, Kỷ Niệm 10 Năm Bang Giao SAIGON - 1 chiến hạm Mỹ hôm Thứ Ba đã mở 1 cuộc viếng thăm VN hiếm hoi, dấu hiệu của cuộc cải thiện về các quan hệ quân sự 30 năm sau ngày chiến tranh kết thúc - thủy phủ mặc đồng phục trắng đứng xếp hàng trên sân tàu khi chiếc USS Gary tiến vào đậu tại bến cảng Saigon và lưu lại 5 ngày.
USS Gary là chiến hạm thứ 3 của hải quân Hoa Kỳ ghé VN sau ngày 30-4-1975. Đa số thủy thủ còn trẻ, không biết tên cũ của thành phố nay mang tên Hồ chí Minh.
Thiếu Tá Hải Quân Hoa Kỳ Trần quốc Bảo đã rời VN bằng đường biển không lâu trước khi Saigon thất thủ khi ông 7 tuổi - đây là chuyến trở về đầu tiên của ông. Sĩ quan Trần quốc Bảo nói rằng ông cảm thấy rất vui mừng và thich thú - ông cho biết sẽ thăm lại nơi ông chào đời.
Chuyến viếng thăm của chiến hạm USS Gary đánh dấu 10 năm thành lập bang giao, và quan trọng hơn là sự hâm nóng cac quan hệ quân sự song phương, theo phát biểu của cac viên chức ở cả 2 nước. Chiến hạm USS Gary có 224 thành viên trong thủy thủ đoàn .
Thương ước Mỹ-Việt ký năm 2001, cac trao đổi bùng nổ trong vài năm gần đây, nhưng các quan hệ hợp tac ở lãnh vực quân sự chỉ mới bắt đầu.
ĐS Michael Marine tuyên bố "Điều quan trọng nhất đối với 2 nước và 2 dân tộc là nhìn tới, không quay đầu lại".
USS Gary là 1 phần của hạm đội 7 đặt căn cứ tại Nhật - cac chiến hạm USS Vandegrift và USS Curtis Wilbur đã lần lượt đến cảng Saigon và Đà Nẵng năm 2003 và 2004.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Vietnam Airlines có thể mất trắng hơn 5 triệu euro

Post by phu_de »

.

Vì không cử đại diện tham dự phiên tòa tại Roma, Vietnam Airlines đã bị tòa án Roma ra phán quyết bồi thường cho luật sư Liberati hơn 4,3 triệu euro mà không hề biết. Đến khi tài khoản tại Pháp bị phong tỏa để trả khoản nợ lên 5,2 triệu euro, hãng mới vội vàng tìm cách đối phó.

Khoảng tháng 11/1992, Vietnam Airlines (VNA) ký hợp đồng chỉ định Công ty Falcomar (Italy) là đại lý tại thị trường này. Từ tháng 12/1992 luật sư Liberati đã thực hiện một số công việc cho công ty Falcomar với tư cách là đại diện cho VNA. Ngày 14/9/1994, luật sư Liberati có đơn gửi tòa án Roma yêu cầu phía công ty Falcomar và VNA thanh toán những chi phí công việc mà ông ta thực hiện với số tiền trên 573 triệu lia (khoảng 0,5 triệu euro). Ngày 1/11/1994, thông qua Đại sứ quán Italy tại Hà Nội, Tòa án Roma đã gửi giấy triệu tập cho VNA tham dự phiên tòa tại Italy. Theo giấy này thì ngày 30/11/1995, VNA phải có mặt tại tòa án Roma để tham dự phiên xử. Tuy nhiên VNA đã không có đại diện tham gia và phiên tòa vẫn diễn ra theo luật pháp nước sở tại.

Ngày 7/3/2000, Tòa án Roma ra phán quyết, VNA phải bồi thường cho luật sư 4 tỷ 815 triệu lia (4,3 triệu euro). Do không tham dự phiên tòa nên VNA không nhận được phán quyết cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc. Cho đến 2/5/2002, cũng là thời điểm hết hạn kháng cáo, VNA mới nhận được thư của luật sư Liberati cùng trích lục bản án của toà án Roma yêu cầu VNA phải trả số tiền 4,3 triệu euro trong vòng 30 ngày và cảnh báo: Nếu không thanh toán sẽ thực hiện các hành động pháp lý khác.

Ngày 18/2/2004, VNA nhận được thông báo của Ủy ban đòi nợ và tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền 1,3 triệu euro tại tài khoản BSP Pháp (thu tiền bán vé máy bay của đại lý) để thanh toán theo phán quyết của tòa án Roma, kèm theo quyết định của tòa phúc thẩm Paris xác nhận số tiền mà VNA phải trả là gần 5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh).

Ngày 9/6/2004, VNA đã báo cáo sự việc với Thủ tướng, tuy luật sư Liberati chưa lấy được tiền do phía VNA đang có đơn đề nghị tòa án Pháp bỏ lệnh phong tỏa, chờ phán quyết tòa phúc thẩm Roma, nhưng số tiền hơn 1,3 triệu euro VNA không cách gì lấy được.

Hôm nay, 31/3 toà án phúc thẩm tại Italy sẽ trả lời có chấp nhận đơn đề nghị kháng cáo của VNA hay không.

(Theo Tiền Phong
http://www.vnexpress.net

Lời bàn Mao tôn Cương
Vậy là dân VN phải chịu thêm 1 khoảng tiền Ngu nữa sau vụ ông HLV đá banh

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sài Gòn: Giữa Phố, Bắt Sư; Bình Định: Đột Kích Chùa, Xé Pháp Thư
SAIGON -- Công an lại kiếm chuyện với quý thầy trong Giáo Hội PGVNTN... lần này táo bạo, không kiêng nể gì ai. Bản tin Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế hôm 30-3 viết, trích như sau.
THÔNG BÁO LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.3.2005
“Đại đức Thích Viên Phương bị bắt tại Saigon vì đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ - Tại Bình Định Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nhập thất không tiếp Sư Ông Nhất Hạnh.
Hôm nay, ngày 30.3.2005, vào lúc 17 giờ 30 (giờ Việt Nam) công an chận bắt Đại đức Thích Viên Phương tại Ngã Tư Phú Nhuận, nơi giao tiếp các con đường Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
Lý do ?
Cảnh sát hình sự cho biết là vì chiếc xe Honda Dame đời cũ của Đại đức Viên Phương không có kính chiếu hậu. Những người qua đường thấy lạ đến xem và phản ứng với cảnh sát rằng: "Không có kính chiếu hậu thì phạt tiền thôi, sao lại bắt người ta?" Nhưng cảnh sát vẫn giữ xe và Đại đức không cho đi. Nên dân chúng bao quanh lớn tiếng rằng : "Bắt chi bất nhơn vậy ?! Họ giữ xe thì Thầy lấy xe ôm mà đi, đi Thầy". Đại đức Thích Viên Phương đón lấy xe ôm để về chùa Giác Hoa nơi Đại đức cư ngụ. Nhưng một toán công an liền chận xe ôm, bắt Đại đức đẩy vào một chiếc xe taxi chở đi mất, không biết đưa về đâu.
Được tin khẩn báo, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã điện hỏi Thượng tọa Thích Viên Định, Viện chủ chùa Giác Hoa và cũng là Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thì được Thượng tọa cho biết là : "Hồi 15 giờ Đại đức Thích Viên Phương đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện, chắc là trên đường về thì bị bắt. Được tin, chùa có hỏi thăm sở công an phường ở quận Bình Thạnh, nhưng công an trả lời không biết gì về việc này".
Một lần nữa, chuyện phi pháp lại tái diễn hôm nay giữa thành phố Saigon : đó là người công dân không được quyền thăm viếng sức khỏe của nhau, và chiếu theo Bộ luật hình sự, thì hành xử đối với Đại đức Thích Viên Phương có thể gán công an vào tội bắt cóc và tội cản trở giao thông, mà cớ "không có kính chiếu hậu" nại ra càng không cho phép bắt người như thế.
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin lên tiếng báo động công luận thế giới và Ủy hội Nhân quyền LHQ đang họp tại Genève về hiện trạng đàn áp quy mô Phật giáo qua việc bắt cóc Đại đức Thích Viên Phương tại Saigon hôm nay.
TIN TỪ BÌNH ĐỊNH : Theo bản thông cáo báo chí phát hành hôm 22.3.2005, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã loan tin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tuyên bố không tiếp Sư Ông Nhất Hạnh và phái đoàn Tăng thân Làng Mai khi phái đoàn này ghé Bình Định vào cuối tháng 3 này.
Gần đây, Tu viện Nguyên Thiều cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris biết, thì sau quyết định nói trên của Đức Tăng thống, hôm 26.3 cơ quan công quyền Bình Định đã đến Tu viện Nguyên Thiều năn nỉ Đức Tăng thống nhận lời tiếp Sư Ông Nhất Hạnh vào ngày 31.3. Tuy họ ngồi chờ từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn không gặp được Đức Tăng thống, nên cơ quan công quyền đã khẩn khoản với Thầy tri khách nhờ trình lại lời yêu cầu của họ lên Đức Tăng thống Thích Huyền Quang.
Sau sự kiện trên, Đức Tăng thống đã nhập thất để đọc Đại tạng kinh kể từ ngày 28.3.2005. Ngài cho niêm yết trước Phương trượng lời công bố với khách thập phương là trong thời gian nhập thất ngài không tiếp bất cứ ai, kể cả Sư Ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng liền đấy, công an đã đột nhập vào Tu viện xé tờ thông báo này. Đức Tăng thống Thích Huyền Quang liền tự tay viết lại bản Thông báo Nhập thất rồi ký tên, đóng dấu và cho dán ngoài cửa vào Phương trượng của ngài. Có thể vì thấy thủ bút, chữ ký cùng triện của Đức Tăng thống, nên công an chưa dám tháo gỡ, tính cho đến 15 giờ (giờ Paris) chiều hôm nay, thứ tư 30.3.2005, khi ông Võ Văn Ái điện về Tu viện Nguyên Thiều hỏi thăm tình hình.
Với sự hỗ trợ của công an và cơ quan Nhà nước ở Bình Định như thế, chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra vào ngày mai, 31-3, là ngày mà trong chương trình hoạt động của Làng Mai có mục Sư Ông đến "đảnh lễ Hòa thượng Huyền Quang".
Một điều không thể không lưu ý, là những cuộc Sư Ông Nhất Hạnh thăm viếng các cơ quan Nhà nước hoặc Giáo hội Phật giáo Nhà nước, thì tên tuổi chức vụ các người đến thăm được nêu lên trọng vọng. Còn đối với Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là giáo hội truyền thống và dân lập, thì Sư Ông không nêu chức vụ, mà chỉ ghi trổng "Hòa thượng Huyền Quang". Đương nhiên sự kiện này, chư vị Cao tăng Phật giáo không bao giờ chấp hay nghĩ tới. Nhưng với người ở đời thường ngoài xã hội, thì cung cách bên trọng bên khinh ấy sẽ là thước đo về trình độ lễ nghĩa, lễ nghi…(Tòan văn Thông Báo lưu giữ trên web www.queme.net .)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Vietnam Airlines lo gỡ một vụ kiện phải bồi thường hơn 5 triệu euro
Thursday, March 31, 2005 tuyen




HÀ NỘI 31-03 (TH).- Cuối năm ngoái, hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines ký hợp đồng để mua 10 chiếc máy bay Airbus của Âu Châu và cũng đã đặt cọc để mua 4 chiếc Boeing 7E7 của Mỹ trong kế hoạch tăng cường đội máy bay phục vụ nhu cầu tăng trưởng rất nhanh trên các đường bay quốc tế và quốc nội.

Nhưng nằm đằng sau các con số thống kê về lượng hành khách chuyên chở hàng triệu người, các tin tức mua máy bay mới là tin tổng giám đốc bị điều tra tội tham nhũng thấy nói đến trên báo chí trong nước. Và đến nay, tin tức từ báo Tiền Phong xì ra, được một số báo khác thuật lại trong ngày Thứ Năm 31 Tháng Ba năm 2005, Hãng Hàng Không Việt Nam đang kẹt cứng trong vụ kiện của một luật sư nước Ý đòi bồi thường gần 5 triệu euro vì đã thuê ông ta rồi không trả tiền, nhưng nếu kể cả tiền lời phát sinh thì số tiền phải trả lên gần 5.2 triệu euro. Ðến khi ông ta đưa ra tòa kiện đòi tiền thì lờ đi nên bị xử theo kiểu khiếm diện. Bây giờ, sau khi bị phong tỏa trương mục từ tiền bán vé máy bay ở Pháp mới hối hả tìm “thuốc” chống đỡ thì đã quá muộn màng, không biết đỡ được bao nhiêu phần.

“Vietnam Airlines (VNA) đang trên đà phát triển mạnh với qui mô đội bay ngày càng lớn và nhiều máy bay hiện đại, mở thêm hàng loạt đường bay mới... Tuy nhiên ngày mùng 2 Tháng Năm năm 2002, bất ngờ, VNA nhận được thư của Luật Sư Maurizio Liberati (Ý) yêu cầu VNA phải bồi thường số tiến 4,370,548 euro.” Báo Tiền Phong viết như thế.

Vụ kiện đã xảy ra từ 1994 và qua nhiều phiên xử mà VNA không tham dự cũng không mướn luật sư làm đại diện tranh tụng, ngày mùng 7 Tháng Ba năm 2000, theo tờ Tiền Phong, tòa án Roma ra phán quyết “phía VNA phải bồi thường cho Luật Sư Liberati số tiền 4 tỉ 851 triệu lia (tiền Ý) tương đương khoảng 4.3 triệu euro”.

Tờ báo kể rằng, đến ngày mùng 2 Tháng Năm năm 2002, khi VNA nhận được thư của Luật Sư Liberati kèm theo trích lục bản án của tòa Roma buộc phải trả số tiền 4,370,584 euro trong vòng 30 ngày thì “đến lúc này VNA mới biết.” Ông này còn cảnh cáo rằng nếu không trả “sẽ thực hiện các hành động pháp lý khác.”

Tuy nhiên, VNA cũng vẫn phe lờ nên dẫn đến chuyện bị phong tỏa trương mục bán vé máy bay ở Pháp.

“Ðúng như cảnh báo, ngày 18 Tháng Hai năm 2004, VNA nhận được thông báo của Ủy Ban Ðòi Nợ Và Tịch Biên Pháp Quốc thông báo phong tỏa số tiền 1,334,411.94 euro ở Ngân Hàng BSP (thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của VNA để thanh toán theo án quyết của tòa án Roma. Kèm theo quyết định của Tòa Phúc Thẩm Paris xác nhận số tiền mà VNA phải trả là gần 5.2 triệu euro tính cả lãi phát sinh theo lãi suất ngân hàng.” Báo Tiền Phong kể.

Mãi đến ngày mùng 9 Tháng Sáu năm 2004 thì VNA mới “báo cáo sự việc” với Phan Văn Khải khi mọi chuyện đã “hết thuốc chữa”, tương tự như vụ kiện của huấn luyện viên bóng đá Pháp, Letard với Liên Ðoàn Bóng Ðá Cộng Sản Việt Nam.

“Trong các ngày 30 và 31 Tháng Ba năm 2005m lãnh đạo Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam đã phải họp khẩn để giải vụ việc Ủy Ban Ðòi Nợ Pháp thông báo phong tỏa số tiền hơn 1,334,411.94 euro trong tài khoản của Vietnam Airlines tại nước này theo phán quyết của tòa án Roma.” Báo Thanh Niên kể như thế cho thấy VNA đang trong hoàn cảnh khá bối rối. Ngoài chuyện bị phong tỏa trương mục, số tiền bị Luật Sư Liberati đòi và được tòa án Ý ra phán quyết thi hành vẫn còn là cái gươm kề cổ VNA cho tới khi mọi chuyện được thanh thỏa.

Hiện nay, theo tờ Thanh Niên, VNA đang nhờ luật sư ở Pháp chống lệnh phong tỏa trương mục và luật sư ở Ý đi kiện lại.

Theo bản tin điện tử VNet thuật lời Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Giám Ðốc VNA, thì “nhiều khả năng VNA sẽ phải đền số tiền gần 100 tỉ đồng Việt Nam cho một công dân Italia.” Ông Minh nói. “Vậy mà phía VNA tưởng mình không hề dính dáng. Và hiện VNA vẫn chưa biết trách nhiệm này thuộc về ai.”

VNNet phỏng vấn Luật Sư Phạm Liêm Chính, “một luật sư có tham niên học tập và hành nghề tại Pháp” thì được ông này đưa ra ý kiến rằng “Không tham gia phiên tòa như hiện nay là sai lầm ghê gớm, không chỉ thiệt hại về vật chất mà quan trọng là các tổn hại về uy tín, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.” (N.T.)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Kinh tế miền Nam VN trước và sau 1975 Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ trước 1975 đã phát triển hơn nhiều so với miền Bắc

Nhân kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Nam kết thúc, chương trình Tư Duy Thế Kỷ nhìn lại sự phát triển của kinh tế miền Nam Việt Nam trước và sau năm 1975 và những bài học rút ra từ đó.Tham gia cuộc thảo luận là Giáo sư kinh tế Đặng Phong, Viện Kinh tế Việt Nam, từ Hà nội, tác giả của cuốn sách mới xuất bản mang tựa đề "Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975".Ngoài ra có sự tham gia của Giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh, trước đây từng giảng dạy tại trường Chính trị kinh doanh, Đại học Đà Lạt, từ năm 1965-1975, hiện sống tại London, Anh Quốc.

Ngô Việt, Toronto, Canada

Lần đầu tiên tôi được nghe lời nói trung thực của hai vị Giáo sư. Tôi đề nghị phải tạo điều kiện cho các vị trí thức phát biểu. Chúng ta đã nghe các vị lãnh đạo Việt Nam (chính trị) phát biểu và đã thấy sự thật (Xin BBC đăng nguyên văn của tôi). Cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1978 do Đỗ Mười làm trưởng ban đã làm cho gia đình tôi tan nát (mặc dù bố mẹ tôi không phải là tư sản). Chúng ta phải có những cái nhìn công bằng, khoa học và đầy đủ. Đến lúc này chúng ta không mong gì hơn là có cái nhìn thật công bằng về đất nước và con người Việt Nam. Hòa hợp, hòa giải để vững mạnh tiến lên. Chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì ta theo còn không thì không nên bám víu làm gì. Muốn hòa hợp, hòa giải thì nên có những cái nhìn công bằng, khoa học, và có lý có tình. Đừng vì đảng mà cái nhìn thiên vị. Tôi rất thích phát biểu của Giáo sư Đặng Phong, không biết ông ta có phải là đảng viên cộng sản Việt Nam hay không? Nếu ông ta là đảng viên mà phát biểu như thế thì quá tuyệt. ( Xin BBC đăng nguyên văn)

Lam Sơn, Paris

Cám ơn đài BBC đã cho nghe một cuộc phỏng vấn rất lý thú , và phải nói là có giá trị. Và cũng cám ơn hai vi Giáo sư kinh tế Đặng Phong và Giáo sư kinh tế Mai Kim Ðỉnh đã có những cái nhìn rất công bằng và có khoa học về kinh tế trong quá khứ cũng như trong hiện tại của VN.

Là một người VN sống tại hải ngoại, tôi không mong mỏi gì hơn là hy vọng là những người đang có may mắn được lãnh đạo đất nước hãy thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và rút ra từ đó những bài học trong tương lai. Tạo cơ hội để cho mọi từng lớp người dân bất kỳ người đó là ai. Trong hay ngoài nước đều có quyền tham gia đóng góp tài trí trực tiếp vào trong những nền khoa học, kinh tế cũng như chính trị của Quốc gia.

Ðược như vậy thì mới mong có hy vọng chúng ta bắt kịp lại một thời gian tụt hậu quá dài. Và tôi tin rằng toàn thể dân tộc VN với sức thông minh và cần cù sẵn có, biết tự phát huy để làm cho cuộc sống chính bản thân họ đi lên , rồi từ đó Quốc gia và xã hôi sẽ là người thừa hưởng gián tiếp những thành quả của họ. Chứ không cần phải sự chỉ đạo của một đảng phái chính trị nào.

Nhà cầm quyền chỉ là một cơ cấu được dân chúng trả lương, và có bổn phận đứng ra bảo vệ luật pháp và giúp đỡ tạo những điều kiện thuận lợi cho họ phát huy tài năng, và bảo vệ những thành quả do họ mang lại thực sự bằng công sức, bằng tim óc của họ. Chứ đừng hành xử như một nhà cầm quyền tự đặt ra một chính sách theo cách suy nghĩ của một đảng phái nào đó để cai trị dân như thời phong kiến.

Ý dân là ý trời. Tôi có cảm tưởng sự đóng góp cái nhìn của hai vi Giáo sư, là những tia sáng xuyên thủng con đường hầm tăm tối của VN. Rồi cả dân tộc VN. Nam cũng như Bắc sẽ là trái phá cực mạnh phá nát con đường hầm tăm tối đáng nguyền rủa đó . Vực VN đứng dậy đưa dân tộc cùng sánh vai với bạn bè năm châu bốn bể.

Lê D Tuấn, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bây giờ đã đến lúc ta nên đánh giá lại một cách khách quan về hiện trạng kinh tế miền Nam trước 1975. Giáo sư Đặng Phong đã làm được nhưng sẽ tốt hơn nếu Đảng và nhà nước cũng làm như vậy. Không thể tiếp tục bôi xấu kinh tế miền Nam nữa, như thế là tự lừa mình và lừa dối nhân dân.

Tôi lần đầu tiên vào Saigon là vào năm 1980. Năm đó bố tôi được chuyển công tác và ông đã mang cả gia đình theo. Nói thật là tôi đã vô cùng choáng ngợp trước cảnh đường phố nhà cửa lúc đó. Ôi nó lớn làm sao, nó đẹp làm sao.

Tôi sống ở Hà Nội, chẳng phải quê mùa gì vậy mà không kìm nổi xúc động khi đứng trên đường 30/4 trước dinh Thống Nhất, thật rộng "mênh mông", lại thẳng tắp. HN bị bom đạn tàn phá hồi đó so với Saigon chỉ là một đứa bé rách rưới đứng bên cạnh một mỹ nhân.

Sau này có dịp đi các nước tôi cũng không có lại cảm giác đó lần nữa. Trong trường học các thầy cô dạy chúng tôi miền Nam rất nghèo đói, kinh tế lạc hậu vì bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, không thể so với miền Bắc với Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên và thủy điện Thác Bà hóa ra đều sai cả.

Kinh tế miền Nam lớn mạnh gấp nhiều lần miền Bắc của tôi, người dân cũng sung túc hơn hẳn, có cả nhà lầu, máy truyền hình, xe bình bịch...Mấy người miền Nam tôi gặp nói trước 75 còn phồn vinh hơn nhiều, không phải ăn khoai lang, cao lương trừ bữa.

Chúng tôi thường tự an ủi là miền Bắc bị bom Mỹ tàn phá nên không bằng được miền Nam nhưng rồi phải nghĩ lại. Miền Bắc đất chật người đông, nội lo đủ cái ăn đã khó rồi. Lại thêm mấy chục năm trời thực hiện kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên đã kìm hãm sức phát triển.

Người dân miền Nam trước 75 còn có mơ ước và có thể làm giàu được còn dân Bắc chúng tôi thì không vì nhà nước đâu cho phép. Giàu là một cái tội rất lớn và không ai muốn mắc phải, đến ăn con gà cũng p! hải dấu lông đi vì sợ bị hàng xóm tố giác.

Tôi thật sự thương bố mẹ tôi và hàng triệu người khác đã phải sống một cuộc sống không có tương lai. Rất nhiều người miền Bắc như tôi đã thật sự đổi đời khi vào Nam lập nghiệp. Nhiều triệu người Bắc đã di cư vào Nam và hầu hết đều có cuộc sống tốt hơn nhiều lần sống ở quê hương.

Năm 80 không có nhiều người Bắc ở Saigon thì nay đâu đâu cũng nghe đủ giọng Hà Nội, Nam định, Nghệ An... Bạn tôi từ một nông dân không đất nay đã có nông trại mấy chục ha ở Bình Phước.

Ngày trước bố mẹ tôi xin cấp một căn hộ 24 mét vuông ở Hà Nội mấy năm mới có, bây giờ phòng ngủ của con tôi còn rộng hơn thế. Tất cả nhờ vào miền Nam giàu có và nhiều cơ hội cho những người chăm chỉ. Nhiều người phân người gốc Bắc chúng tôi làm ba loại tùy thuộc vào thời điểm anh di cư vào Nam. Những người vào năm 1954 là dân theo Chúa vào Nam, năm 1975 là theo Đảng vào Nam còn từ năm 90 đến nay là theo Tiền vào Nam, nghĩ lại cũng chẳng sai.

Hiện nay, kinh tế miền Nam vẫn giữ vai trò đầu tàu của cả nước, đóng góp xấp xỉ 70% tổng thu nhập quốc dân, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hơn 50%. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đem ngoại tệ về cho đất nước đều từ miền Nam : dầu mỏ, lúa gạo, cà phê, cao su, cá ba sa, tôm, hạt tiêu, điều...Các mặt hàng công nghiệp như may mặc, da giày... thì miền Nam cũng chiếm phần lớn. Chỉ một năm xuất khẩu dầu mỏ còn thu lợi hơn là nhận tiền bồi thường của Mỹ theo hiệp định Paris, vậy chúng ta luyến tiếc gì cái hiệp định vô giá trị đó.

Tôi không thể tưởng tượng được hậu quả cho miền Bắc thế nào nếu không có nền kinh tế miền Nam, nếu chúng ta không giành thắng lợi vào năm 1975. Có thể ta cũng như hai miền Nam Bắc Triều Tiên mà thôi trong đó miền Bắc quanh năm xin quốc tế trợ cấp lương thực thực phẩm còn miền Nam lại là cường quốc kinh tế thế giới.

Thay mặt hàng triệu người dân Bắc, qua BBC tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để thống nhất đất nước (tôi không dám dùng từ "giải phóng" vì trong thâm tâm tôi thấy không đúng). Cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng đã quyết định dùng vũ lực để thống nhất, tuy có gây đổ máu tang thương nhưng lợi ích thì ngàn lần hơn.( BBC)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bị Pháp Chận 1.7 Triệu Đô, HK Việt Nam Họp Khẩn 2 Ngày HÀ NỘI - Công ty hàng không quốc doanh VN Airlines mở hội nghị khẩn cấp 2 ngày để thảo luận định hướng pháp lý tiếp theo quyết định của Pháp phong tỏa cac trương mục ngân hàng trị giá 1.7 triệu MK (tức 1.3 triệu euro) theo yêu cầu của Italy trong 1 cuộc tranh kiện kéo dài.

Phát ngôn viên Nguyễn Chấn hôm Thứ Sáu loan báo như trên nhưng từ chối cho biết các chi tiết về 2 ngày họp đã kết thuc hôm Thứ Năm, nhưng nói VN Airlines đã chống án với Pháp và Italy.

Năm 2000, tòa án Rome ra lệnh VN Airlines trả 4.3 triệu euro để dàn xếp vụ kiện năm 1994 của 1 luật sư Italy bị cất chức đại diện thương mại của công ty hàng không này tại Italy, theo tin báo Thanh Niên.
Luật sư Maurizio Liberati kiện công ty VN Airlines và công ty bán vé tại Italy đòi 573 triệu lira về những dịch vụ chưa thanh toán.

VN Airlines được thông báo về vụ kiện năm 1995 nhưng không cử đại diện ra tòa. Tháng 2-2004, VN Airlines được thông báo về việc cac trương mục tại Paris bị phong tỏa để trả tiền bồi thường cho luật sư Liberati theo yêu cầu của tòa Italy.

Chủ tịch VN Airlines Nguyễn xuân Hiển tuyên bố "Nói thẳng là nhân viên của chúng tôi không hiểu biết luật pháp Italy" và cho hay ông Liberati chờ cho hết thời hạn chống án để đòi bồi thường. Ông Hiển nhận rằng lỗi lầm lớn nhất là không dự phiên tòa.

Lý do các quan HKVN từ 10 năm trước không để ý tới phiên tòa vì tin là nếu kiện tụng thua, thì tiền bồi thường cũng là tiền nhà nước, tức là thua tiền của đảng thu thuế từ nhân dân, chứ không phải tiền riêng của cán bộ nào, nên không ai sót dạ.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

HT Huyền Quang Đóng Cửa, TS Nhất Hạnh Ra Vườn Tụng Kinh PARIS -- Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Thiền Sư Nhất Hạnh không gặp nhau trong những ngày vừa qua, trái với bản tin từ báo San Jose Mercury News mà Việt Báo đã dựa vào đó để dịch và loan báo.
Để làm sáng tỏ tình hình, sau đây là toàn văn bản tin từ Phòng Thông Tin PG Quôác Tế gửi từ Paris.
“THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENEVE NGÀY 2.4.2005
Trả lời tin thất thiệt đăng trên báo San Jose Mercury News và Việt Báo :
Dù nhà cầm quyền Bình Định gây áp lực để Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tiếp Sư ông Nhất Hạnh, nhưng Đức Tăng thống vẫn không tiếp.
Nhiều điện thoại và thư điện tử từ hai ngày qua gọi và gửi về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hỏi thăm việc Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tiếp Sư ông Nhất Hạnh tại Bình Định hôm 31.3 theo như nhật báo Mỹ San Jose Mercury News và tờ Việt Báo loan tải. Mặc dù bản Thông cáo Báo chí phát hành hôm 30.3 chúng tôi đã thông báo ngược lại. Do nguồn tin thất thiệt nói trên gây hoang mang dư luận, chúng tôi xin xác nhận sự việc như sau :
Theo lời tường trình từ Tu viện Nguyên Thiều qua đường dây viễn liên vào lúc 12 giờ trưa (giờ Việt Nam) hôm 31.3 gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris, thì Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng Tăng thân Làng Mai đến Tu viện Nguyên Thiều vào lúc 8 giờ 1 phút sáng ngày thứ năm 31.3.2005. Phái đoàn vào chánh điện lễ Phật. Sau đó đi qua Phương trượng "đảnh lễ Hòa thượng Huyền Quang" theo chương trình dự trù thăm viếng của Sư ông. Nhưng trước cửa Phương trượng đã gắn tấm bảng niêm yết không tiếp khách trong thời gian nhập thất, do chính tay Đức Tăng thống viết và ấn ký. Phái đoàn Làng Mai tìm cách thương lượng để đảnh lễ ngài, nhưng chư Tăng đứng giữ yên tịnh trước Phương trượng ngăn cản. Sư ông Nhất Hạnh cũng thương lượng với Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Hộ chủ Tu viện Nguyên Thiều, nhưng Thượng tọa đáp là không thể làm sai lệnh Đức Tăng thống.
Sau khi Tăng thân Làng Mai bàn bạc với nhau một lúc, Sư ông bắt ghế ngồi ở gốc cây mít, tất cả Tăng thân Làng Mai ngồi dưới đất, hướng về phía Phương trượng tụng một bài kinh bằng tiếng Anh. Xong việc, Sư ông Nhất Hạnh và phái đoàn Làng Mai rời Tu viện Nguyên Thiều lúc 9 giờ 40 sáng ngày 31.3.05.
Đó là tất cả sự thật. Nhưng do thiếu người thông tin tại chỗ, nên nhật báo San Jose Mercury News số ra ngày 31.3 lại nói là hai bên có gặp gỡ nhau (sic). Rồi tin tưởng và dựa vào bài báo của San Jose Mercury News, nên Việt Báo phạm chung sai lầm khi đăng tải một sự việc không hề xẩy ra.
Trong bản Thông cáo báo chí phát hành hôm 30.3, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã viết chi tiết như sau :
"Theo bản thông cáo báo chí phát hành hôm 22.3.2005, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã loan tin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tuyên bố không tiếp Sư Ông Nhất Hạnh và phái đoàn Tăng thân Làng Mai khi phái đoàn này ghé Bình Định vào cuối tháng 3 này.
"Gần đây, Tu viện Nguyên Thiều cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris biết, thì sau quyết định nói trên của Đức Tăng thống, hôm 26.3 cơ quan công quyền Bình Định đã đến Tu viện Nguyên Thiều năn nỉ Đức Tăng thống nhận lời tiếp Sư Ông Nhất Hạnh vào ngày 31.3. Tuy họ ngồi chờ từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn không gặp được Đức Tăng thống, nên cơ quan công quyền đã khẩn khoản với Thầy tri khách nhờ trình lại lời yêu cầu của họ lên Đức Tăng thống Thích Huyền Quang.
"Sau sự kiện trên, Đức Tăng thống đã nhập thất để đọc Đại tạng kinh kể từ ngày 28.3.2005. Ngài cho niêm yết trước Phương trượng lời công bố với khách thập phương là trong thời gian nhập thất ngài không tiếp bất cứ ai, kể cả Sư Ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng liền đấy, công an đã đột nhập vào Tu viện xé tờ thông báo này. Đức Tăng thống Thích Huyền Quang liền tự tay viết lại bản Thông báo Nhập thất rồi ký tên, đóng dấu và cho dán ngoài cửa vào Phương trượng của ngài. Có thể vì thấy thủ bút, chữ ký cùng triện của Đức Tăng thống, nên công an chưa dám tháo gỡ, tính cho đến 15 giờ (giờ Paris) chiều hôm nay, thứ tư 30.3.2005, khi ông Võ Văn Ái điện về Tu viện Nguyên Thiều hỏi thăm tình hình.
Với sự hỗ trợ của công an và cơ quan Nhà nước ở Bình Định như thế, chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra vào ngày mai, 31.3, là ngày mà trong chương trình hoạt động của Làng Mai có mục Sư Ông đến "đảnh lễ Hòa thượng Huyền Quang".
Khi đọc nguồn tin thất thiệt trên tờ San Jose Mercury News phát hành hôm 31.3, chúng tôi liền viết thư về Hà Nội cho ký giả Ben Stocking là người viết bài báo nói trên, để phản đối tính chất thất thiệt của bản tin và yêu cầu ông đính chính ngay sự sai lầm ấy trong ấn bản hôm sau. Sáng hôm nay, ngày 2.4.2005, ông Ben Stocking đã hồi âm tỏ ý hối tiếc sự loan tin sai lạc dù lỗi này không do ông gây ra, mà là của ban biên tập ở tòa soạn. Theo ông Ben Stocking thì bài ông gửi về Mỹ viết rõ là "Nhất Hạnh dự tính đến thăm Thích Huyền Quang" (Nhat Hanh intends to visit Thich Huyen Quang). Nhưng tòa soạn SJ Mercury News đã cắt bỏ chữ "dự tính/intends" khiến bản tin trở thành sai lạc. Ký giả Ben Stocking hứa sẽ can thiệp để đính chính trong những ngày tới.
Vậy xin ghi lại các sự kiện xác thật vừa qua để bạn đọc tại Hoa Kỳ bớt hoang mang, đồng thời xin thành thật cảm ơn sự cảnh giác thường trực của bạn đọc bốn phương.”
VB nơi đây trân trọng cáo lỗi cùng chư tôn đức và quý độc giả vì đã dịch một bản tin không chính xác của tờ SJ Mercury News

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra phúc trình mới chỉ trích Việt Nam
về thành tích nhân quyền và cách đối xử với những người bất đồng chính trị và tôn giáo



VOA - 29-March-2005


Một phúc trình mới của bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích Việt Nam về thành tích nhân quyền và cách đối xử với những người bất đồng chính trị và tôn giáo.
Bản phúc trình về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cải thiện tình trạng
nhân quyền của Việt Nam nói rằng Việt Nam hạn chế các quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tự do báo chí.
Bản phúc trình nói rằng Việt Nam đã bắt giữ nhiều người hoạt động đòi dân chủ và đã áp đặt các biện pháp hạn chế gắt gao đối với người thiểu số theo đạo Tin Lành tại vùng cao nguyên miền trung và tây bắc.
Bản phúc trình cho biết các giới chức Hoa Kỳ đang xúc tiến các nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Hà Nội phóng thích những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù, và gia tăng sự khoan dung đối với các tổ chức tôn giáo.
Vẫn theo bản phúc trình, Hoa Kỳ cũng đang tiếp tục các chương trình nhằm quảng bá dân chủ và một hệ thống pháp lý minh bạch tại Việt Nam.


Tình trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam trong năm 2004
2005.03.29 - Trà Mi, phóng viên đài RFA


10 giờ sáng ngày 28 tháng 3 giờ Washington, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố phần hai bản báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền và dân chủ của các nước trên thế giới giai đoạn 2004-2005.
Phần một của bản báo được đưa ra cách đây vài tuần miêu tả điều kiện nhân quyền của các quốc gia. Còn phần hai thì đặt trọng tâm vào những nỗ lực của Mỹ trong việc cổ võ nhân quyền và dân chủ trên thế giới.


Tình hình nhân quyền còn tồi tệ

Phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ đánh giá chính quyền Việt Nam trong năm qua có những biểu hiện rõ rệt ngăn cấm quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, tụ tập và liên kết của người dân dưới nhiều hình thức khác nhau.

Mặc dù hoan nghênh hành động phóng thích 5 tù nhân lương tâm nhân dịp Tết Nguyên Đán vừa qua là một bước tiến đáng khen ngợi, bản báo cáo vẫn khẳng định tình hình nhân quyền tại Việt Nam còn tồi tệ, cũng như nhà nước sở tại vẫn tiếp tục có những hành động sách nhiễu nhân quyền nghiêm trọng.

Mà hậu quả cụ thể là trong năm 2004, Washington cũng đã một lần nữa từ chối dự phiên đối thoại song phương về nhân quyền với Việt Nam. Hồi tháng 9 vừa qua, cựu Ngoại trưởng Colin Powell đã liệt Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
Về việc này, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ lo về dân chủ, nhân quyền, và lao động, ông Michael Kozak, phát biểu: "Chúng tôi tích cực làm việc với phía Việt Nam, quốc gia vừa bị liệt vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì những vi phạm về tự do tôn giáo. Và hiện giờ, chúng tôi nhận thấy họ sẵn sàng bàn thảo về những vấn đề đó, và nói về một vài thay đổi, tuy chỉ là những thay đổi nhỏ và chậm chạp."


Không chấp nhận quan điểm bất đồng

Theo miêu tả của bản phúc trình, Việt Nam là một nước độc đảng, dưới sự điều hành và cai trị của Đảng Cộng Sản. Không chấp nhận những quan điểm bất đồng chính kiến, kể cả qua mạng Internet, chính quyền Việt Nam đã bắt bớ, kết tội một số nhà hoạt động dân chủ có ý phê bình nhà nước.

Bên cạnh đó, nhà cầm quyền kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, ngăn chặn các đài truyền thông, các trang web nước ngoài và không cho dân chúng có quyền được hình thành các tổ chức độc lập. Nhà nước đặt các cộng đồng tôn giáo dưới những quy định đăng ký khắt khe, đồng thời ngăn trở các hoạt động của những tổ chức tôn giáo không được công nhận.

Chính quyền còn thi hành việc ngăn cấm tụ họp thờ phượng tôn giáo, đặc biệt là đối với các tổ chức của sắc tộc thiểu số theo đạo Tin Lành tại cao nguyên Trung phần và khu vực miền núi Tây Bắc. Bằng chứng vi phạm về tự do tôn giáo tại những khu vực này bao gồm việc cữơng bách tín đồ từ bỏ đức tin, bắt bớ, đánh đập những người lãnh đạo tôn giáo.


Nỗ lực của Hoa Kỳ đối với Việt Nam


Một trong những nỗ lực phát huy dân chủ nhân quyền của Hoa Kỳ đối với Việt Nam được đề cập trong bản báo cáo là việc Mỹ duy trì quan hệ mật thiết với các nhà hoạt động chính trị và tổ chức tôn giáo tại Việt Nam nhằm xác định và chỉ ra những hành động sách nhiễu nhân quyền để khuyến khích cải tổ.

Cũng trên tinh thần cổ võ dân chủ, trong các cuộc gặp gỡ song phương các cấp Việt-Mỹ, giới chức Hoa Kỳ luôn thúc bách Việt Nam thể hiện tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền cũng như thực thi cải tổ về mặt chính trị và pháp lý.

Qua đó, Mỹ tìm cách nâng cao nhận thức về nguyên lý dân chủ và phát triển 1 hệ thống luật pháp thoả đáng tại Việt Nam. Trong khuôn khổ thực thi Hiệp định thương mại song phương, Washington đã viện trợ chương trình 4 năm, giúp chính phủ Việt Nam phát triển hệ thống luật pháp trong sạch và vững mạnh.

Qua chính sách ngoại giao, trong năm qua, Hoa Kỳ đã cố gắng hướng Việt Nam đến các vấn đề nhân quyền ở nhiều cấp độ. Hầu như bất kỳ 1 quan chức đặc nhiệm hoặc viên chức cấp cao nào đến Việt Nam cũng đều nêu lên vấn đề nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo các cấp tại Việt Nam. Quan chức Mỹ cũng đã đặt chân tới nhiều nơi trên đất nước hình chữ S này để điều tra các cáo buộc về sách nhiễu nhân quyền.

Những thành quả


Những cố gắng này đã tác động tích cực đến chính phủ Việt Nam, mà thành quả cụ thể là việc nhà nước cộng sản đã phóng thích vài nhà bất đồng chính kiến, đồng ý cho mở nhà thờ mới tại Cao nguyên Trung phần, và cho phép một số địa điểm thờ phượng không được công nhận hoạt động tại vài khu vực.

Ngoài ra, Mỹ cũng không ngừng khuyến khích nhà nước Việt Nam phê chuẩn thêm một số quy ước trong luật lao động quốc tế về quyền của người lao động, cũng như hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ phụ nữ bị buôn bán, lao động trẻ em, cùng nhiều lĩnh vực khác.
Giới chức Hoa Kỳ liên tục nhấn mạnh rằng Nhà Trắng đang trông chờ 1 cuộc đối thoại song phương về nhân quyền dựa trên cơ sở những thành quả tiến bộ đạt được từ phía Việt Nam.

.

Post Reply