Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Tàu hàng nghi chở chất thải Formosa xả xuống biển

August 30, 2016

Image
Lực lượng lính biên phòng Quảng Bình đã xua đuổi nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.
QUẢNG BÌNH (NV) – Theo tố cáo của ngư dân, một tàu hàng được bịt kín bằng bạt, chạy từ đất liền ra biển chở theo nhiều người và túi nilông chứa vật nặng nghi chất thải của công ty Formosa vứt thẳng xuống biển.

Truyền thông Việt Nam loan báo, ngày 30 tháng 8, chính quyền tỉnh Quảng Bình cho biết đã có công văn gửi Bộ Chỉ Huy lính biên phòng tỉnh và ủy ban các huyện, thị xã, thành phố ven biển về việc tuần tra, kiểm soát việc đổ chất thải trái phép xuống vùng biển tỉnh này.

Trước đó, báo Lao Ðộng dẫn phúc trình từ bộ chỉ huy lính biên phòng Quảng Bình cho hay, ngư dân trên tàu đánh cá của ông Nguyễn Ðình Khải, ngụ Quảng Bình, phát hiện một tàu chở hàng loại lớn, sơn đen ở thân, cabin màu trắng, không đọc được số hiệu bịt kín bằng bạt, chạy từ đất liền ra đổ chất thải xuống biển vào ngày 8 tháng 8.

Trên tàu có nhiều người và túi rác chứa trong bao nilông. Tàu vừa chạy, vừa có 3 người vứt các túi nilông chứa vật nặng và chìm ngay xuống biển, mà theo ngư dân nghi là tàu đang lén lút vứt chất thải rắn công nghiệp của công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tọa độ mà tàu hàng đổ chất thải cách cửa sông Gianh khoảng 54 hải lý về hướng Ðông Bắc. (Tr.N)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

‘Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á’
September 4, 2016

Image
Bạn bè biểu tình trước tòa án ở Hà Nội khi luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa phúc thẩm, ngày 18 tháng 2, 2014.
Ông Quân bị y án “trốn thuế” 2 năm rưỡi tù dù ông phủ nhận hoàn toàn. (Hình: Getty Images)

Ba tổ chức nhân quyền gởi thư cho tổng thống Pháp

PARIS (NV) – Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Pháp vừa gửi một bức thư yêu cầu tổng thống nước này áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội thả hết tù chính trị “tức khắc và vô điều kiện.”

Ðại diện của ba tổ chức Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hội Nhân QUYỀN PHÁP, viết trong bức thư gửi Tổng Thống Pháp Hollande hôm 2 tháng 9, 2016 vừa qua viết rằng: “Nhà cầm quyền CSVN sau đại hội đảng lần thứ 12 đã tăng cường các cuộc đàn áp đối với những ai phê phán chính quyền và những thành viên xã hội dân sự. Các nhà hoạt động đấu tranh cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền là đích nhắm thường xuyên nhận chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại, bắt bớ, giam giữ tùy tiện.”

Ba tổ chức vừa kể nêu ra một số vụ đàn áp nhân quyền điển hình trong mấy tháng vừa qua. Ðó là tăng hạn thời hạn tạm giam, tổng cộng lên 12 tháng, với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài. Kết án tù nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết qua biệt hiệu Anh Ba Sàm, 5 năm tù giam hồi tháng 3 vừa qua.

Ba tổ chức nhân quyền nói trên tố cáo rằng, trong bốn tháng vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đàn áp dữ dội làn sóng biểu tình ôn hòa trên toàn quốc chống thảm trạng môi sinh chưa từng có, gây cảnh cá chết hàng loạt, và ảnh hưởng trầm trọng tới sinh kế của nhân dân tại các tỉnh miền Trung. Trong nhiều trường hợp, công an đã hành hung vô cớ và bắt bớ hàng chục người biểu tình.

Theo ba tổ chức nói trên, Việt Nam quốc gia có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á. Khoảng 130 nhà bất đồng chính kiến đang nằm sau chấn song nhà tù.

Bức thư nêu trường hợp Ðức Tăng Thống Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội bị ngăn cấm hoạt động từ năm 1981), hiện bị quản thúc tại Sài Gòn. Ngài Thích Quảng Ðộ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2016, bị giam giữ tùy tiện qua nhiều hình thức tù đày hơn 30 năm qua.

“Chúng tôi xin tổng thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền.” Bức thư kêu gọi.

Tổng Thống Pháp Francois Hollande dự trù đến Việt Nam thăm viếng vào các ngày từ 5 đến 7 tháng 9, 2016.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin là “Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm ‘Ðối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.’ Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.” (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Việt Nam còn nhiều người bảo thủ và vô cảm

September 4, 2016

Image
Bóng dáng người Trung Quốc xuất hiện ở khắp nơi tại Việt Nam. (Hình: Getty Images)

Việt Hải
(thành viên Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên)
Hôm nay tôi mới trò chuyện với một anh bạn đang ở trong nước, anh kể rằng mới đi một chuyến đi miền Nam để tìm hiểu thực tế về cuộc sống xã hội và con người.

Anh đã cho tôi biết thành phố Sài Gòn bây giờ đi đâu cũng thấy dân lao vào ăn nhậu say xỉn bê tha sự hiểu biết chính trị thì mù tịt hỏi cái gì cũng ngơ ngác như nai tơ, hàng ngày chỉ lo kiếm tiền để ăn chơi nhậu nhẹt, hầu như không ai quan tâm gì đến chính trị, khi anh nói đến một thể chế dân chủ đa nguyên ở các nước phương Tây tân tiến thì hầu như mọi người không hiểu và cho rằng đó là một sự xa vời khó hiểu vì nhận thức có hạn chỉ ít tham khảo sách báo cũng như cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông. Còn những người quan tâm đến chính trị và đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ đa nguyên có thể nói là không nhiều so với mật độ dân số trên các tỉnh thành khu vực miền Nam.

Anh sinh ra và trưởng thành tại miền Bắc vì vậy anh đã chứng kiến và tiếp xúc rất nhiều người vẫn còn bảo thủ trì trệ, trong đó phần lớn là những người nhiều tuổi, một số đảng viên tuy đã nhận ra những chính sách sai lầm của đảng và nhà nước Việt Nam, nhưng không dám đấu tranh sợ ảnh hưởng đến con đường danh vọng của con cháu, đành âm thầm biết để vậy, sống để vậy, chết mang theo.

Thành phần giới trẻ trong nước tại miền Bắc cũng như miền Nam có rất nhiều bạn đang sống tại các thành phố lớn có một cuộc sống đua đòi thể hiện hết mình với cái tôi, ngày đêm lao vào một cuộc sống gấp không cần ngày mai, cũng như không cần quan tâm mọi người và đất nước, xã hội xung quanh đó là vô cảm suy đồi về đạo đức, thiếu trách nhiệm mất dần nhân phẩm của một thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ trước cảnh tình đất nước đang nguy ngập về biển đảo và đất liền đang mất dần về tay Trung Quốc. Vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một việc xảy ra thương tâm hay là những câu chuyện bức xúc đối với những người dân oan khiếu kiện, gần gũi diễn ra ở một đất nước đầy bất công. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội.

Hiện nay người dân trong nước theo cá nhân tôi nhận xét thì người dân chia ra nhiều thành phần khác nhau:

Vẫn còn nhiều kẻ đang quỳ gối để đón nhận chút bổng lộc do đảng ban cho chút quyền lực nhằm tham nhũng cho bản thân.
Vẫn còn nhiều kẻ bị u mê vì bị nhồi sọ quá lâu thành phần này tương lai sẽ giảm dần do nhận thức được từ mạng Internet hiểu rõ bản chất dối trá của một chế độ độc tài mị dân.
Hiện nay tôi cho rằng đáng phải chú ý tới đó là đang có nhiều người vẫn còn vô cảm, có thể là do dân trí thấp, hoặc sợ bị đàn áp không muốn liên lụy tới bản thân và gia đình họ luôn vô cảm mọi công việc xảy ra ở xung quanh, những thành phần này hiện nay đang có rất nhiều trở nên nguy cơ như một bệnh dịch lây lan trong xã hội. Họ vô cảm một cách đáng sợ thái độ thờ ơ trên gương mặt với những hiện tượng xung quanh hoặc đứng trước nỗi đau khổ bất hạnh của người khác. Ðó là thái độ cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức văn hóa và nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Còn rất nhiều người do cuộc sống còn khó khăn vì vậy luôn nghĩ tới mưu sinh, hàng ngày chỉ nghĩ tới bát cơm và manh áo, không còn quan tâm đến tình hình chính trị trong nước, ai làm ông to bà lớn cũng không cần biết, chẳng cần quan tâm đến tình hình chính trị trong cũng như ngoài nước, tất cả mọi chuyện để đảng lo. Ðó cũng là chủ trương chính sách ngu dân của đảng và nhà nước Việt Nam nhiều năm nay, với tiêu chí đảng và nhà nước sẽ không để cho người dân chết đói, nhưng sẽ để người dân đói đến lúc chết.

Yêu nước, và lòng vô cảm

Khi ta nói đến lòng yêu nước, trước tiên ta phải nói tới sự nhận thức của mỗi con người, nếu trái tim vẫn còn nghĩ tới quê hương dân tộc thì bất cứ kẻ đó đang sống ở những nơi xa xôi ngàn dặm vẫn luôn hướng về quê nhà vẫn mong sao quê hương luôn được ấm no và hạnh phúc xã hội công bằng luật pháp công minh qua một thể chế dân chủ đa nguyên.

Còn những kẻ bảo thủ, vô cảm thì cho dù người đó đang đứng hoặc ngồi giữa Ba Ðình-Hà Nội đi chăng nữa thì họ vẫn mang trái tim lạnh và băng giá, lòng yêu nước của họ đang bị xóa mờ bởi những ích kỷ cá nhân tất cả những hành động với mục đích quyền lợi riêng tư tham quyền cố vị, mờ mắt vì những đồng tiền bẩn thỉu.

Khi chúng ta nói đến quê hương và con người Việt Nam, đó là mộạt câu nói chung không đơn thuần đơn lẻ thể hiện sự đoàn kết gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có cách chọn lựa nào khác hơn là cùng nhau xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Ðể xây dựng tương lai chung, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc.

Vì vậy chúng ta rất cần một sức bật mới của lòng yêu nước đối với tất cả mọi người trong cũng như ngoài nước.

Chúng ta kêu gọi và ủng hộ các bạn trẻ trong những phong trào yêu nước, bảo vệ môi trường, những phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, phong trào đấu tranh vì biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng chúng ta cũng cần phải giải thích với các bạn trẻ yêu nước khác hoàn toàn với yêu chủ nghĩa xã hội hiện nay tại Việt Nam đó là một chủ nghĩa độc tài toàn trị dối trá, một chủ nghĩa đang bị cả thế giới lên án, nhưng chủ nghĩa đó vẫn còn tồn tại.

Tương lai đất nước Việt Nam được tự do dân chủ xã hội công bằng luật pháp công minh cũng là nhờ rất nhiều công sức tranh đấu trong mọi tầng lớp trong xã hội. Ðặc biệt rất mong một ngày gần đây các bạn trẻ trong và ngoài nước nhận ra điều này và nhận trách nhiệm về mình, cùng nhau đoàn kết và gắn bó để xây dựng lại một đất nước Việt Nam mới và con người mới.

Ðã bao đời nay dân tộc chúng ta biết đoàn kết khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm của ngoại bang, biển đảo đang bị ô nhiễm trầm trọng do chất độc thải của nhà máy Formosa đã xả trực tiếp ra biển đang được tập đoàn Cộng Sản bao che và bưng bít thông tin về sự thật ô nhiễm trầm trọng trong các tỉnh miền Trung, chỉ vì chúng đã nhận những đồng tiền béo bở của tập đoàn lãnh đạo Formosa đã cam tâm làm tay sai để hại nước hại dân.

Ðất liền cũng đang mất dần về phía các nhà thầu Trung Quốc do sự cấu kết làm ăn chia chác từ tập đoàn cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã làm cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trong nước đang bị phá sản ngày hoặc suy thoái trầm trọng,cuộc sống người dân khắp nơi trở nên vô cùng khó khăn, kinh tế đất nước suy yếu ngân sách nhà nước ngày một cạn kiệt nợ công 1.8 triệu tỷ đang cảnh báo vượt trần vào cuối 2016 vì vậy đất nước bị tụt hậu so với các nước trong khu vực Ðông Nam Á, trong khi đó chính quyền các cấp chỉ nghĩ tới tham nhũng và phân chia quyền lực, bỏ mặc đời sống của nhân dân, đó là bản chất chủ nghĩa cá nhân của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.

Tinh thần đoàn kết dân tộc đã được thể hiện khắp nơi suốt nhiều thập niên qua trong mục tiêu quyết tâm xóa bỏ độc tài để xây dựng lại một đất nước dân chủ đa nguyên, công bằng và nhân ái. Những hiện tượng đấu tranh đơn lẻ trong cộng đồng sẽ không phát huy được sức mạnh vì vậy cần phải nhìn nhận lại. Chúng ta cần nỗ lực xây dựng lòng tin, biết yêu thương và gắn bó đó mới là sức mạnh đoàn kết của dân tộc sẽ trỗi dậy như sóng triều dâng để quét sạch chủ nghĩa Cộng Sản độc tài và mở ra một vận hội mới cho dân tộc. Sức mạnh đó nằm trong tay của mỗi người dân Việt chúng ta trong và ngoài nước.

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Chùa Liên Trì chính thức bị nhà cầm quyền cưỡng chế

September 8, 2016

Image
Các dân oan đứng trước chùa Liên Trì lúc chưa bị cưỡng chế. (Hình: Nguyễn Phương)
Việt Hùng/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Tin từ sư thầy Pháp Viên, một Phật tử đang tu học tại chùa Liên Trì, người chứng kiến toàn bộ vụ việc cho phóng viên Người Việt được biết là “chùa Liên Trì đã bị cưỡng chế vào lúc 7 giờ sáng ngày 8 tháng 9.”

“Sáng nay, lúc 7 giờ sáng chính quyền đã cho rất đông lực lượng công an, cảnh sát cơ động bảo vệ ngoài cổng chùa, sau đó vào bên trong chùa đọc lệnh cưỡng chế. Họ yêu cầu Hòa Thượng Thích Không Tánh chấp nhận lệnh cưỡng chế và yêu cầu tự di dời.”

“Các thầy đã phản đối và tọa kháng niệm kinh Phật một cách ôn hòa. Nhưng họ vẫn cương quyết, họ đưa cảnh sát cơ động áp tải Hòa Thượng Thích Không Tánh và Thượng Tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương, chở đi trước. Còn số còn lại bị họ đưa về địa điểm mới.”

Thầy Pháp Viên cho biết thêm: “Họ còn đem cả Ban Trị Sự Phật Giáo của quận (Phật Giáo quốc doanh) để tiếp nhận các tài sản của chùa. Sau đó thì chúng tôi bị đưa đi về khu Cát Lái, một vùng đất hẻo lánh mà họ cho là nơi ‘tái định cư’ của ngôi chùa.”

Khi được hỏi sức khỏe của thầy Tánh lúc bị bắt đưa đi thế nào? Thầy Pháp Viên cho biết: “Sức khỏe của Hòa Thượng Không Tánh không được khỏe, vì thấy thức suốt đêm qua, lúc bị bắt đưa lên xe cứu thương thầy đã ngất xỉu. Bên chính quyền họ đưa bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe cho hòa thượng.”
Image
Ðường vào khu vực ngôi chùa đã vị phong toả. (Hình: Huyền Trang)

Ðể chuẩn bị cho việc cưỡng chế chùa Liên Trì, thì đã 3 ngày trước đó, chính quyền đã cho phong tỏa ngôi chùa, tất cả các đường vào ngôi chùa đều có công an, cảnh sát cơ động, lập chốt canh gác. Họ dựng lên rất nhiều biển báo “cấm quay phim chụp ảnh” và cấm không cho người dân ra vào khu vực này.

Sáng ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố liên lạc với thầy Thích Không Tánh qua số điện thoại, nhưng không thể liên lạc được, thầy Pháp Viên đã cho biết là: “Chính quyền đã cho phá sóng điện thoại ở khu vực ngôi chùa từ tối khuya ngày hôm qua.”

Phía bên ngoài, chính quyền đã huy động cả trăm nhân viên công an phong tỏa hai lối chính để vào ngôi chùa là khu vực ngã tư Lương Ðình Của, phía chân cầu Thủ Thiêm và khu vực ngã 3 đại lộ Ðông Tây, chỗ vừa qua chân hầm Thủ Thiêm.

Ðến chiều ngày 8 tháng 9, chúng tôi liên lạc được với thầy Thích Từ Giao, thì được thầy cho biết: “Tôi đang chăm sóc sức khỏe cho thầy Tánh ở bệnh viện quận 2. Phía bên ngoài căn phòng có khoảng 20 nhân viên an ninh quân phục lẫn thường phục canh gác, họ không cho chúng tôi liên lạc hay gặp gỡ ai hết.”

Tối ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố đi vào lại khu vực ngôi chùa, nhưng rất đông công an cảnh sát vẫn đứng chốt chặn ngay đầu đường, mặc cho đã 9 giờ đêm. Dường như mọi thông tin hình ảnh tiệp cận hiện trạng từ ngôi chùa đã bị ngăn chặn.

Liên quan đến sự việc này, hai hôm nay các nhà hoạt động dân chủ ở Sài Gòn và những tín đồ Phật Giáo thân tín với ngôi chùa Liên Trì đều bị ngăn chặn ở nhà. Cựu tù nhân lương tâm Ðỗ Thị Minh Hạnh cho biết: “Họ huy động cả 10 nhân viên công an, chỉ để canh giữ một phụ nữ chân yếu tay mềm như tôi.”
Image
Hòa Thượng Thích Không Tánh đang phải điều trị ở bệnh viện quận 2. (Hình: Huỳnh Trọng Hiếu)

“Sáng nay vừa bước ra khỏi nhà đã có 5 thanh niên áp tới, yêu cầu tôi phải vào nhà. Họ nói là có lệnh không cho em đi đâu hết. Nhưng khi tôi hỏi là lệnh đâu, đưa xem thì họ không đưa được giấy tờ gì chứng minh hết,” Minh Hạnh cho biết thêm.

Tương tự như trường hợp của Minh Hạnh, các nhà hoạt động dân chủ khác ở Sài Gòn như Luật Sư Lê Công Ðịnh, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, Hoàng Dũng… đều bị canh gác ở nhà.

Chùa Liên Trì là cơ sở tôn giáo và là tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (có từ trước năm 1975) hiện diện được hơn 70 năm tại Thủ Thiêm. Ngôi chùa này nổi tiếng với các hoạt động từ thiện như giúp đỡ cho thương phế binh VNCH, các dân oan bị chính quyền cướp đất và các trẻ em bị bệnh ung thư.

Sau khi có dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhà cầm quyền quyết định bồi thường cho chùa chưa đầy 1 tỷ đồng (khoảng $45,000) để di dời đi nơi khác.Tuy nhiên hòa thượng chủ trì Thích Không Tánh đã cương quyết, mạnh mẽ quyết không di dời với mục đích ở lại Thủ Thiêm để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Sau nhiều lần gây áp lực và sách nhiễu cho hòa thượng, quý chư tăng, quý phật tử ở Chùa. Vào tháng 7 năm 2016, nhà cầm quyền gửi giấy quyết định cưỡng chế chùa và hứa sẽ bồi thường cho chùa khoảng hơn 9 tỷ đồng (khoảng $430,000), gấp chín lần so với giá bồi thường cũ. Tuy nhiên, quý chư tăng kiên quyết giữ chùa để cho người dân Thủ Thiêm mới có nơi thực hành đời sống tâm linh.

Trước đây, khi trả lời phỏng vấn báo Người Việt, Hòa Thượng Thích Không Tánh đã cho biết, nếu ngôi chùa bị cưỡng chế thì hòa thượng sẽ cân nhắc việc xin tị nạn chính trị vì “không thể sống với một chế độ vô nhân tính như vậy được nữa.”

Ðến 10 giờ tối ngày 8 tháng 9, chúng tôi đã cố liên lạc với Hòa Thượng Thích Không Tánh nhưng vẫn không thể liên lạc được. Chúng tôi sẽ theo sát vụ việc để có thể cung cấp đến quí bạn đọc những diễn biến tiếp theo của sự kiện này.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »


Ghế đại biểu Quốc Hội CSVN được mua với giá $1.5 triệu

September 8, 2016

Image
Bà Châu Thị Thu Nga. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – Một nữ doanh nhân ở Hà Nội đang bị giam giữ và tiếp tục điều tra về tội lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, khai rằng bà đã phải chi $1.5 triệu cho cái ghế đại biểu Quốc Hội.

Một số báo tại Việt Nam đưa tin cơ quan điều tra của Bộ Công An đã chấm dứt giai đoạn một của cuộc điều tra đối với bà Châu Thị Thu Nga, nữ doanh nhân bị hàng trăm người tố cáo là đã nhận tiền mua nhà nhưng suốt một thời gian dài chẳng thấy nhà đâu.

Bà Châu Thị Thu Nga, 51 tuổi, gốc Huế nhưng trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa 2011-2016 đơn vị Hà Nội. Bà Nga bị bắt từ đầu năm ngoái và đến tháng 6, 2015 thì bị lột chức đại biểu Quốc Hội.

Bà Nga được truyền thông tại Việt Nam cho hay là có học vị tiến sĩ, với một tiểu sử kinh doanh và chính trị rất “cộm cán.”

Liệt kê thấy gồm: Chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group). Trước khi “trúng cử” đại biểu Quốc Hội khóa 13, bà là phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc-Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Ðộng Sản-Bộ Xây Dựng; Chủ tịch câu lạc bộ Vườn Ươm Doanh Nhân-Hội Liên Hiệp Thanh Niên thành phố Hà Nội; Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất; Ủy viên Ban Thường Trực nhóm nữ đại biểu Quốc Hội Việt Nam; Thành viên tổ chuyên gia liên ngành – Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về chính sách nhà và thị trường bất động sản; Ủy viên thường vụ Ban Chấp Hành Hiệp Hội Bất Ðộng Sản Việt Nam; Ủy viên tổ chức Nghị Sĩ Hữu Nghị Việt Nam-Ðức; Phó chủ tịch Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật và Trẻ Mồ Côi thành phố Hà Nội; Ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội.

Có thể với những chức vụ chính trị và vai trò đại biểu Quốc Hội đã giúp cho bà tạo uy tín để kinh doanh.

Cuối năm 2000, bà Nga thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung. Dần dần, bà nổi tiếng trong giới bất động sản với vai trò chủ tịch tập đoàn Housing Group.

Với 3 xí nghiệp ban đầu, Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Nội Thất Housing, Công ty Cổ phần Ðầu tư Xây dựng Công nghiệp Ðô thị, Công ty Xây lắp Housing, Công ty Truyền thông Housing, Công ty Ðầu tư Xây dựng Bất động sản Á Châu.

Ngoài ra, tập đoàn của bà còn có sàn giao dịch bất động sản cùng một số chi nhánh tại các tỉnh thành và phát triển theo hướng đa ngành, mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

Theo tin các báo tại Việt Nam, bản kết luận điều tra lần 1 của cơ quan điều tra nói rằng, “Mặc dù chưa được giao làm chủ đầu tư, cấp phép dự án B5 Cầu Diễn nhưng bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo nhân viên thực hiện chủ trương huy động vốn của khách hàng theo hình thức ký hợp đồng vay vốn với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng. Sau đó, bà Nga đã trả lại hơn 28 tỷ đồng cho một số nhà đầu tư rút vốn.”

Trong số 349 tỷ đồng còn lại, bà Nga khai đã dùng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn; chi hơn 80 tỷ đồng cho mục đích cá nhân gia đình bà Nga; chi 25 tỷ đồng cho các dự án khác… Còn lại 157 tỷ đồng, bà Nga khai dùng để “bôi trơn” dự án.

Theo tờ Tiền Phong kể, “Tại kết luận lần này, cơ quan điều tra đã làm rõ 6 nội dung trong vụ án theo yêu cầu Viện KSND Tối Cao. Ðáng chú ý, về nội dung khoản tiền hơn 157 tỷ đồng, bà Nga không có tài liệu gì chứng minh, không ký nhận chứng từ. Khi đối chất với bà Nga, các cá nhân liên quan đều phủ nhận việc nhận tiền.”

Trong những số tiền mà Châu Thị Thu Nga khai với cơ quan điều tra có số tiền $1.5 triệu (tương đương 30 tỉ đồng Việt Nam) mà bà giao cho một công ty vàng bạc đá quý ở Hà Nội giúp “chạy” cái ghế “đại biểu Quốc Hội” khóa 13. Tin cho hay, sếp của ông ty này cũng đã phủ nhận.

“Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì? Nếu có thực thì đó là chuyện tày trời.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN nói với báo giới về số tiền bà Nga chi ra để “chạy ghế.”

Dịp này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, “Văn Phòng Quốc Hội chưa nhận bất cứ thông tin nào về việc này. Thông tin này cũng chưa được kiểm chứng vì đang chờ cơ quan công an điều tra.”

Theo những bài viết về “tội trạng của bà Nga, dự án mà bà Nga thực hiện mới chỉ có chủ trương để xây nhà tái định cư 13 tầng, nhưng bà Nga đã lập thành dự án nhà thương mại với 33 tầng, đã rao bán hết và số người nộp tiền (theo đơn của nhóm người bị hại) là 1,036 người là nạn nhân, số tiền đã thu là hơn 400 tỷ đồng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, từ khi ra đời, tập đoàn Housing Group đưa ra phương châm hoạt động: “Uy tín là tài sản quan trọng nhất…” Tuy vậy, “trong nhiều năm qua tập đoàn Housing Group của bà Nga đã đi ngược lại với chính phương châm đặt ra. Khi tham gia đầu tư nhiều dự án, họ vẫn thu tiền của khách hàng nhưng lại để dự án trì trệ, kéo dài trong nhiều năm.”

Ðể bà Châu Thị Thu Nga có thể dùng một bãi đất trống ở phía Nam huyện Từ Liêm Hà Nội làm mồi nhử lấy tiền mua nhà, đầu năm ngoái, báo Kiến Thức đã liệt kê một loạt sở, ngành, và chức sắc của địa phương đã quay mặt đi để bà Nga đi chạy thuốc, biến một dự án chung cư cao ốc 13 tầng dành để “tái định cư” thành một dự án 33 tầng, nhà ở và thương mại.

Ðể chứng minh được những số tiền “bôi trơn,” bà Châu Thị Thu Nga đã chi ra trong thế giới cái gì cũng phải chạy và bằng tiền mặt hay vàng, đào đâu ra chứng cớ nếu không có video và audio clips?

Cuối cùng thì cái “chuyện tày trời” này, có lẽ, sẽ có cuộc họp báo nói “không có bằng chứng”? (TN)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Hòa Thượng Thích Không Tánh ‘lưu vong trên chính quê hương mình’
September 12, 2016

Image
Hòa Thượng Thích Không Tánh ở bệnh viện quận 2, Sài Gòn. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Nhật Bình/Người Việt

Lời tòa soạn:[/B] Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Sài Gòn vừa bị nhà cầm quyền chính thức cưỡng chế. Ðể tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh hiện nay của ngôi chùa, hôm 12 tháng 9 năm 2016, phóng viên Người Việt đã có cuộc viếng thăm Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, hiện đang điều trị ở bệnh viên quận 2 và được ông cho cuộc phỏng vấn.


Nhật Bình/Người Việt (NV): Thưa hòa thượng, trước hết xin được hỏi tình hình sức khỏe của hòa thượng hiện nay ra sao?

Hòa Thượng Thích Không Tánh (TKT): So với 3 ngày trước thì bây giờ tôi đỡ hơn nhiều rồi. Tuy nhiên vẫn còn nhức đầu lắm. Bác sĩ khuyên tôi phải ở lại điều trị, dưỡng thương ít nhất 1 tuần nữa để họ theo dõi bệnh tim. Họ khuyên tôi nên tạm không để ý đến những việc vừa xảy ra, kẻo lại lên cơn đau tim và ngất xỉu như vừa qua tôi đã bị.

NV: Về những diễn biến lúc nhà cầm quyền đến cưỡng chế ngôi chùa, hòa thượng có biết được hết không?

TKT: Có chứ. Sau khi đã phong tỏa ngôi chùa trước đó 3 ngày, tối ngày 7 tháng 9, phía chính quyền đã đưa một phái đoàn tới gặp tôi. Họ yêu cầu tôi kí vào biên bản nhận bồi thường và tự đi dời đi xuống Cát Lái, một vùng đất hẻo lánh mà họ nói là “đã xây dựng nhà cho chúng tôi.” Image
Các chư tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ Huế vào Sài Gòn thăm Hòa Thượng Không Tánh. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Tất nhiên là tôi không ký vào biên bản và cũng không chấp nhận một yêu sách gì của họ hết. Thế là họ ra về và không quên nói lại là “nếu tôi không đồng ý thì ngày mai họ sẽ đến cưỡng chế.” Suốt đêm đó vì quá lo lắng nên tôi không thể ngủ được, chỉ ngồi tụng kinh niệm Phật.

Sáng sớm hôm sau, họ huy động cả hơn 400 người gồm công an, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và an ninh chìm nổi bao vây ngôi chùa. Ðúng 7 giờ sáng họ vào bên trong đọc lệnh cưỡng chế. Họ đưa theo mấy vị sư của quận (sư quốc doanh) và mấy chị em trong hội phụ nữ của quận, giả bộ mang áo nâu như Phật tử vậy đó.

Sau đó họ đưa biên bản cưỡng chế cho tôi. Tôi đã không nhận và cùng với các sư thầy khác, ngồi tọa kháng ở chánh điện ngôi chùa để tụng kinh. Tuy nhiên lúc đó một phần vì sức khỏe yếu bởi suốt mấy đêm trước đó tôi đã không ngủ được, phần nữa là vì quá bực tức trước sự ngang ngược của nhà cầm quyền mà tôi đã lên cơn đau tim và ngất xỉu.

Sau đó thì họ đưa tôi lên xe cứu thương và chở thẳng tới bệnh viện quận 2, Sài Gòn. Ở đây họ bố trí một căn phòng ở khoa Nhi (trẻ em) của bệnh viên, để tiện bề theo dõi, giam lỏng không cho tôi tiếp xúc với ai hết, ngay cả sóng điện thoại trong phòng cũng bị họ phá.

Sau này, nghe các sư thầy và các vị dân oan đang tá túc ở chùa kể lại thì sau khi đưa tôi về bệnh viện, họ đã cưỡng chế bắt các sư thầy về Cát Lái, chỗ mà họ đã dựng lên một “căn nhà” mà họ tự tiện ghi tấm biển bên ngoài với dòng chữ là “Chùa Liên Trì.” Mặc dầu nó không có công năng của một ngôi

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »


Việt Nam tiếp tục vay tiền Trung Quốc xây ‘metro’ để mạt hơn

September 13, 2016

Image
Tuyến Metro Cát Linh-Hà Ðông nay đang tạm ngừng xây dựng. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam vừa ký với ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc, “Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250.62 triệu Mỹ kim” làm tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông.

Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông đã trở thành điển hình của việc Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận “hỗ trợ” từ Trung Quốc.

Chiều dài của tuyến metro này chỉ có 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay – 2016, vẫn còn dở dang.

Năm 2014, nhà thầu Trung Quốc thề sẽ hoàn tất công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông vào tháng 6 năm 2015 nhưng đến tháng 6 năm 2015 thì có thông báo là thời điểm khánh thành được dời lại đến cuối năm 2015. Ðến cuối năm 2015, có tin phải đến hết quí 1 năm 2016 tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông mới hoàn tất và cho chạy thử song nay – sắp hết quý ba năm 2016, sự kiện đáng chú ý nhất liên quan tới công trình này là Việt Nam mới ký hiệp định để vay thêm tiền.

Ngoài sự nổi tiếng vì chậm trễ tới mức không thể tưởng tượng, công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông còn lẫy lừng vì thiếu an toàn, kém chất lượng. Ðến nay, đã có ít nhất sáu vụ tai nạn do: Cẩu bị sập, cẩu đứt cáp làm rớt lúc thì cọc thép, lúc thì dầm thép, đè chết và làm người đi đường trọng thương, giàn giáo đột nhiên sập xuống khi đang đổ bê tông.

Dự án tuyến metro Cát Linh-Hà Ðông còn gây phẫn nộ vì sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc đã đòi nâng vốn đầu tư dự án từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Tuy yêu sách này phi lý song chính quyền Việt Nam vẫn bất chấp sự can gián của chuyên gia nhiều giới, vay thêm của Trung Quốc 339 triệu Mỹ kim để đáp ứng đòi hỏi của… nhà thầu Trung Quốc!

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Luật sư bảo vệ Ba Sàm 'giữ quan điểm'
13 tháng 9 2016

Image
Những người ủng hộ Anh Ba Sàm bên ngoài phiên sơ thẩm tại Hà Nội tháng 3/2016
Luật sư bình luận với BBC trước phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự diễn ra ngày 22/9 tại Tòa án Nhân dân Cấp cao Hà Nội.


Ông Vinh từng là chủ trang Anh Ba Sàm. Trong sáu năm, cho đến khi chủ trang bị bắt giữ năm 2014, trang Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.

Tháng 3/2016, ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù giam, cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, bị phạt 3 năm tù.

Ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam từ tháng 5/2014.

Phiên tòa sơ thẩm ngày 23/3 tại Hà Nội xử hai người về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258, khoản 2-Bộ luật hình sự.

Cáo trạng đề cập hai trang của ông Vinh, diendanxahoidansu.wordpress.com (blog "DÂN QUYỀN") và blog chepsuviet.wordpress.com (blog "CHÉP SỬ VIỆT").

Cáo trạng nói hai bị cáo đăng 24 bài viết "nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân".

Hôm 13/9, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hà Huy Sơn, một trong những luật sư tham gia bào chữa cho hai bị cáo, nói: “Theo luật thì phiên phúc thẩm đã diễn ra quá hạn hai tháng kể từ phiên sơ thẩm.”

“Mặt khác, các luật sư cũng không được quyền tiếp cận hồ sơ vụ án.”

“Tuy chưa thể nói được điều gì về bản án sẽ được tuyên trong phiên phúc thẩm, nhưng có căn cứ là việc xét tội mang tính chủ quan, vì những chứng cứ không đảm bảo theo luật tố tụng.”

'Vô tội'


Luật sư nói thêm: “Đến thời điểm này, tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng thân chủ của tôi vô tội vì không có chứng cứ rõ ràng".

Trước đó, từ New York, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi Việt Nam hủy bỏ cáo buộc với blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh).

“Chính phủ Việt Nam nên trả tự do và hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại hai blogger nổi tiếng,” HRW đặt trụ sở ở New York, viết trong thông cáo.

Hiện chưa rõ bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh có tham dự phiên phúc thẩm.

Hôm 12/9, trên trang cá nhân của bà đăng thông tin: "Đã 11 tháng, trại tạm giam B14 - Tổng cục An Ninh không cho gia đình thăm ông Vinh và không cho ông nhận thư từ sau khi đã kết thúc giai đoạn điều tra."

"Gia đình đã gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng không nhận được phản hồi."

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Bắt một loạt quan chức PVC; ‘truy nã quốc tế’ Trịnh Xuân Thanh
September 16, 2016


Image
Cặp đôi Trịnh Xuân Thanh - Vũ Đức Thuận (phải) từng sát cánh bên nhau lãnh đạo Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) .
(Hình: Dân Trí)
HÀ NỘI (NV) – Bốn sếp cầm đầu Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam thuộc Tập Đoàn Đầu Khí Quốc Doanh Việt Nam vừa bị bắt, đồng thời nguyên chủ tịch HĐQT, Trịnh Xuân Thanh, bị “truy nã quốc tế.”

Các báo tại Việt Nam đồng loạt đưa tin Bộ Công An “khởi tố bị can” và bắt tạm giam ông Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) cùng phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, cựu phó tổng giám đốc và kế toán trưởng Phạm Tiến Đạt.

Lý do thấy nêu ra là “Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công An đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng (hay khoảng gần $150 triệu USD) tại Tổng Công Ty PVC.

Đồng thời, Bộ Công An CSVN ngày 16 tháng 9, 2016, đã ra quyết định “truy nã quốc tế” đối với ông Trịnh Xuân Thanh sau khi khởi tố và có lệnh bắt giam. Chức vụ sau cùng của ông này là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và đồng thời cũng được “giới thiệu” và trúng cử đại biểu quốc hội. Ông đã nhảy qua nhiều chức vụ béo bở và cũng từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng Công Ty PVC thời gian ông Vũ Đức Thuận làm tổng giám đốc.

Mấy tuần qua, tin tức liên quan đến cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh “luồn sâu leo cao” trong guồng máy kinh tế của chế độ Hà Nội được báo chí trong nước khai thác khá nhiều, trong khi dư luận cũng rất tò mò theo dõi loạt bài “Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” trên trang facebook của Người Buôn Gió.

Cuối tháng 5 đầu tháng 6, 2016, báo chí trong nước lật tẩy ông Trịnh Xuân Thanh gắn bảng số “xe công” trên xe Lexus dẫn đến những bài viết bới móc và đặt các dấu hỏi về trách nhiệm của ông ta trong sự thất thoát tài chánh lớn lao của PVC. Dù vậy, ông ta vẫn thăng tiến trên đường hoạn lộ.

Vì cái thư cho rằng của ông Trịnh Xuân Thanh phổ biến trên facebook của Người Buôn Gió “không còn tin tưởng” vào ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và thông báo “ra khỏi đảng” CSVN, cái đảng này vội vã ra quyết định “khai trừ” ông.

Hiện không ai biết ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu, nhưng ít nhất, Bộ Công An dựa vào hồ sơ xuất nhập cảnh Việt Nam từ khi ông Thanh xin “nghỉ phép đi nước ngoài chữa bệnh” và biến mất thì hình dung ra được thời gian ông ta xuất ngoại và dự trù đến đâu.

Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh đã trở thành cái đinh của các lời bình luận và thông tin trên mạng khi đích thân Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ra lệnh điều tra dẫn đến việc chạy trốn của ông Trịnh Xuân Thanh về số tiền thất thoát đó khi ông ta còn cầm đầu PVC, không những không bị hài tội lại còn leo lên các chức béo bở khác.

Bốn ông tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng PVC nói trên là những người mới nhất trong một loạt “đả hổ, diệt ruồi” bắt chước Trung Quốc của bè cánh ông Nguyễn Phú Trọng, trị tội những quan chức của chế độ không cùng phe cánh.
Image
Ông Vũ Đức Thuận trong thời gian còn tại chức năm 2011. (Hình Tuổi Trẻ – PVC)

Theo một thông báo trên trang mạng của Bộ Công An Hà Nội và được các báo trong nước khai thác rộng rãi, ngày 15 tháng 9, 2016, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, Bộ Công An đã ra quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình Sự xảy ra tại Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Theo những lời lẽ kể tội trên tờ Dân Trí hôm Thứ Sáu, “Có thể nói ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận (nguyên chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc PVC) là ‘một cặp bài trùng,’ cùng điều hành, lãnh đạo khiến PVC thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng nhưng sau đó cùng an toàn để tiếp tục thăng tiến lên những vị trí cao hơn.”

PVC là công ty thành viên của Tập Đoàn Đầu Khí Việt Nam (PVN). Tháng 7 năm ngoái , cựu chủ tịch Tập Đoàn PVN cũng đã bị bắt, khởi tố tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng;” “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”

Theo tờ Tiền Phong kể, ông Vũ Đức Thuận năm nay 45 tuổi, quê ở Thái Bình. Ông Thuận từng được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Đô Thị và Khu Công Nghiệp Sông Đà (Sudico) thuộc Tập Đoàn Sông Đà. Tuy nhiên, chỉ mới sau 2 năm, tới đầu năm 2008, ông Thuận bất ngờ bị bãi nhiệm vị trí tổng giám đốc Sudico.

Sau đó, ông Thuận chuyển sang giữ vị trí tổng giám đốc PVC từ năm 2009. Đến ngày 1 tháng 1, 2013, ông Thuận được miễn nhiệm chức vụ tổng giám đốc PVC, thuyên chuyển giữ chức phó trưởng Ban Xây Dựng của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Đây cũng là thời điểm PVC để xảy ra kết quả kinh doanh thua lỗ nặng nề.

Vẫn theo tờ tiền Phong, “Đáng chú ý, từ tháng 10, 2013, ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Thái Bình. Ngày 27 tháng 2, 2015, Bộ Giao Thông Vận Tải đã chính thức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Thuận về làm chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải từ ngày 1 tháng 3, 2015. Từ cuối tháng 3, 2016, ông Thuận đã không thường xuyên có mặt tại Bộ Giao Thông Vận Tải và chuyển vào Sài Gòn. Ghế Chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải đã bỏ trống trong vài tháng trước khi ông Nguyễn Trí Đức, phó chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải được trao quyết định bổ nhiệm chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải vào ngày 16 tháng 6, 2016.”

Phần lớn các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh đều thuộc loại “lời giả lỗ thật.” Các đảng viên CSVN cầm đầu đều tìm cách đục khoét, tư túi nên chúng là gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Suốt bao năm qua, các định chế tài trợ quốc tế thúc giục hàng năm chế độ Hà Nội phải dẹp đám này nhưng chúng vẫn được giữ làm “chủ đạo” cho nền kinh tế.

Tuần trước, ông Phạm Công Danh – Nguyên chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Xây Dựng bị kết án 30 năm tù và bồi thường hơn 9,000 tỷ cho những thiệt hại ông ta bị cáo buộc đã gây ra tại ngân hàng này. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Cưỡng chế đất ở Bình Phước, dân và công an cùng đổ máu
September 18, 2016

Image
Hiện trường vụ cưỡng chế khiến cả dân và công an cùng đổ máu.
BÌNH PHƯỚC (NV) – Vừa có thêm một vụ kháng cự cưỡng chế dẫn tới đổ máu tại tỉnh Bình Phước, và công an bắt giữ bảy người ngụ tại xã Long Bình, huyện Phú Riềng, vì “chống người thi hành công vụ.”

Bảy người bị bắt giữ đều là đàn ông, trong độ tuổi từ 25 đến 46, và cũng là thân nhân của bà Lý Thanh Luân, 50 tuổi, người được xác định là đối tượng bị cưỡng chế thi hành một bản án được tuyên từ năm 2010.

Theo tờ Tuổi Trẻ, bà Luân từng vay của ông Phạm Tiến Sáng một khoản tiền. Vì bà Luân không trả nợ nên ông Sáng kiện bà ra tòa án huyện Phú Riềng. Bà không phủ nhận chuyện vay mượn và vẫn khẳng định sẽ trả cả vốn lẫn lãi nên tòa không xử mà chỉ làm thủ tục hòa giải. Quyết định công nhận thỏa thuận giữa hai bên (có giá trị như một bản án) xác định bà Luân phải trả cho ông Sáng 50.2 triệu đồng.

Có một điểm đáng chú ý mà tờ Tuổi Trẻ không tìm hiểu và chưa cho biết tại sao bà Luân thừa nhận và khẳng định hứa trả nợ nhưng Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Phú Riềng lại tổ chức đấu giá vườn điều có diện tích 4,500 mét vuông của bà Luân để thu… 50.2 triệu trả cho ông Sáng (?).

Tờ Tuổi Trẻ chỉ cho biết vụ đấu giá diễn ra cách nay hai năm một cách suôn sẻ nhưng cũng chưa rõ vườn điều của bà Luân đã được ai mua và mua với giá bao nhiêu (?).

Bởi vì bà Luân không chịu bàn giao vườn điều cho người trúng đấu giá nên ngày 15 Tháng Chín, các lực lượng hữu trách huyện Phú Riềng tổ chức cưỡng chế, tịch thu vườn điều, giao cho người mua đấu giá. Cả bà Luân lẫn thân nhân cùng kháng cự vụ cưỡng chế này.

Tờ Tuổi Trẻ tường thuật rằng, lực lượng công an tháp tùng các viên chức thi hành án “đã dùng súng, dùi cui điện trấn áp thân nhân của gia đình bị cưỡng chế và bị chống trả quyết liệt khiến xung đột bị đẩy đến đỉnh.”

“Do bị công an dùng dùi cui điện dí vào người nên Dũng Văn Hai (29 tuổi) đã dùng dao nhọn đâm thủng bụng Thượng Úy Lê Xuân Mạnh (32 tuổi) làm việc tại công an huyện Phú Riềng. Trước hành vi quá manh động, một chiến sĩ công an đã dùng súng bắn vào người Dũng Văn Quang (31 tuổi, không phải là người đâm ông Mạnh), đồng thời ra đòn trấn áp với những người còn lại.”

“Sau khi bị đâm thủng bụng, Thượng Úy Mạnh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, thương tích không ảnh hưởng đến tính mạng. Còn Dũng Văn Quang cũng được người thân đưa đi cấp cứu.”

Thứ Bảy vừa qua, “cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước quyết định tạm giữ bảy đối tượng để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ. Trong bảy người này có cả ông Dũng Văn Quang, người bị công an bắn trọng thương.”

Khác với trước, cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện các dự án đã được phê duyệt hoặc cưỡng chế thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật đã không còn suôn sẻ nữa. Càng ngày, những vụ cưỡng chế có đổ máu càng nhiều. Cũng vì vậy, bản án dành cho những người bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” càng nặng nề, trong nhiều trường hợp không phải là thực thi công lý mà chỉ nhằm “răn đe.”

Chẳng hạn, bất chấp phản ứng của cả công chúng, báo giới, luật sư, kể cả thẩm phán, trong đó có cả cựu thẩm phán Tòa Án Tối Cao, hồi Tháng Ba vừa qua, khi xử phúc thẩm vụ Nguyễn Mai Trung Tuấn “chống người thi hành công vụ,” tòa án tỉnh Long An vẫn phạt thiếu niên này 30 tháng tù.

Vào ngày 14 Tháng Tư, 2014, gia đình Tuấn, ngụ tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, và hàng xóm đã liều chết kháng cự việc cưỡng chế thu hồi đất để bảo vệ nhà, đất của họ.

Trong khi chính quyền giải thích, việc tổ chức cưỡng chế là nhằm có mặt bằng để xây dựng đê bao quanh sông Vàm Cỏ Tây, dân chúng trong vùng tố cáo, mục tiêu chính của việc giải tỏa nhà, thu hồi đất là nhằm lấy đất xây dựng trung tâm thương mại.

Những người bị giải tỏa nhà, thu hồi đất, chỉ được bồi thường 300,000 đồng một mét vuông, nhưng khi mua đất tái định cư bên cạnh khu vực bị giải tỏa, họ phải trả 25 triệu đồng cho một mét vuông đất. Cũng vì vậy, năm 2013 tại Thạnh An từng xảy ra xung đột giữa những người bị thu hồi đất với lực lượng cưỡng chế.

Trong lần cưỡng chế thứ hai vào Tháng Tư, 2014, do bị lực lượng cưỡng chế bao vây với xe ủi mở đường, gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn và hàng xóm đã tự đốt nhà, kích nổ bình ga, tạt acid vào những viên chức tham gia cưỡng chế.

Công an tỉnh Long An thông báo, sự kháng cự của các nạn nhân đã làm 20 viên chức bị thương và bắt giữ 11 người, trong đó có cả ông ngoại, cha, mẹ, chú, cậu của Tuấn. Những người này bị khởi tố một trong hai hoặc cả hai tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích.”

Họ đã bị tòa án huyện Thạnh Hóa đưa ra xử sơ thẩm hồi Tháng Chín, 2015 và tòa án tỉnh Long An đưa ra xử phúc thẩm hồi Tháng Mười Một sau đó. Tất cả đều bị phạt tù. Ông Nguyễn Trung Can, cha của Tuấn, bị phạt ba năm tù. Bà Mai Thị Kim Hương, mẹ của Tuấn, bị phạt ba năm sáu tháng tù. Hai vụ xử sơ thẩm và phúc thẩm đều hạn chế người dự xử. Cả 11 người đều không có luật sư vì họ không có tiền để trả luật sư phí.

Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng bị bắt nhưng bị điều tra, truy tố và xét xử riêng với cáo buộc đã trực tiếp tạt acid vào Trung Tá Nguyễn Văn Thủy, trưởng công an xã Thạnh Phú.

Cả dân chúng, báo giới lẫn chín luật sư tình nguyện bào chữa cho Tuấn đều tỏ ra bất bình khi hệ thống tư pháp tỉnh Long An tìm mọi cách để nhốt cho bằng được một thiếu niên, bị coi là phạm tội lúc mới 14 tuổi. Ví dụ điểm mấu chốt để công an đề nghị truy tố, viện kiểm sát đề nghị phạt tù và tòa án huyện phạt Tuấn bốn năm sáu tháng tù là tỉ lệ thương tật mà Tuấn đã gây ra cho ông Thủy khi tạt acid vào ông này là 35%.

Tuy nhiên, các luật sư đã chứng minh rằng cáo buộc đó thiếu tin cậy. Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện Chợ Rẫy cấp cho ông Thủy khi cấp cứu cho ông này ghi nhận, tỉ lệ thương tích vào lúc cấp cứu cho ông ta chỉ có 16%. Sau đó, Trung Tâm Giám Định Pháp Y của Sở Y Tế tỉnh Long An “giám định lại” và nâng tỷ lệ thương tật lên 35% mà không mô tả thương tật, không xác định diện tích các vết phỏng, không chụp ảnh lưu hồ sơ để minh họa cho kết luận giám định.

Các luật sư cũng phản đối việc tòa án không triệu tập Giám định viên và “nạn nhân” là ông Thủy để đối chất, nhưng không ăn thua.

Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn có bốn người. Ngoài việc mất nhà, mất đất, gia đình này có ba người đang ở tù. Chỉ có một bé gái 11 tuổi tự do nhưng không có nơi nương tựa. (G.Đ.)

Post Reply