Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hồng Kông: Ngừa Cúm Gà, Có Thể Xiết Cổng, Cấm Đi VN HANOI/HONGKONG -- Chính quyền Hồng Kông lo ngại về tình hình cúm gà tại VN và có thể sẽ ra các biện pháp cảnh cáo du lịch đôái với các du khách liên hệ tới các chuyến bay VN.
Các du khách người Việt có thể bị cấm vào Hồng Kông, và các du khách khác về lại Hồng Kông từ VN có thể bị xét nghiệm xem có bị cúm gà hay không, theo lời chính phủ Hồng Kông hôm Thứ Tư. Tin này loan trên tờ The Standard.
Thomas Tsang, tham vấn Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe nói là nhiều biện pháp đang cứu xét, kể cả về mức độ bùng nổ dịch bệnh, nhưng nếu Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO xác định có trường hợp đó xảy ra, các biện pháp xiết cổng sẽ thực hiện.
Bản tin từ VN cho thấy khoảng 200 người tại 1 ngôi làng Miền Trung VN tình nghi bệnh cúm gà.
Tsang nói, “Tính tới sáng [Thứ Tư], WHO nói chúng tôi là họ đang điều trau vụ bùng nổ dịch cúm gà này. Nếu WHO xác minh là cúm gà đã lây từ người snag người thì chúng tôi không bác bỏ giải pháp gắt gao nào, kể cả cảnh cáo du lịch.
Trung Tâm Y Tế của ông đã lập ra 4 hàng rào phòng thủ dịch bệnh, có cả việc đo thân nhiệt tại phi trường, phát truyền đơn với thông tin mới cho các du khách bay từ VN tới, dò tên bệnh nhân ở các bệnh viện Hồng Kông trở về từ VN nơi họ có tiếp cận với gà sống, và đường phone nóng phòng thủ cúm gà, số 2575 1848.

CANADA: PHÁI ĐOÀN Y TẾ SANG VN

Canada cũng lên cơn sốt: chính phủ liên bang Canada đang gửi một phái đoàn chuyên gia y tế tới nhiều nước Đông Nam Á -- trong đó có Việt Nam -- để lượng định xem Canada có thể giúp những gì, theo tin thông tấn CP.
Bộ Trưởng Y Tế Canada Ujjal Dosanjh nói ông hy vọng chuyến đi khảo sát lâu 1 tháng sẽ giúp thúc giục các chính phủ khu vực thành thật trình bày vêà dịch bệnh trong biên giới của họ.
Dosanjh nói, ông lo ngại tình hình thiếu thông tin từ VN, nơi cúm gà giết 13 người từ giữa tháng 12.
Ông nói là cần thuyết phục các chính phủ địa phương thành khẩn khai báo, vì chuyện này có thể xảy ra ở đâu bất kỳ khi nào.
Dù vậy, nhiều chính phủ lo sợ nếu để lộ mức độ dịch bệnh quá sớm, kỹ nghệ du lịch địa phương có thể bị sụp đổ vì du khách quốc tế không dám vào nữa.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phóng viên Lan Anh trả lời phỏng vấn đài RFA về vụ cô bị điều tra truy tố
Mặc dù đã bị Bộ Công An đề nghị truy tố về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, nữ phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ hiện vẫn tiếp tục đi làm tại tòa báo. Chị cho biết sức khỏe bình thường và chưa rõ những diễn tiến sắp tới về việc chị có thể bị truy tố ra tòa nếu Viện Kiểm Sát thuận theo các đề nghị của bên công an.Từ Hà Nội, Lan Anh đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Việt Hùng của Đài Á Châu Tự Do về tình trạng hiện nay của chị. Đây là lần đầu tiên Lan Anh lên tiếng trả lời phỏng vấn báo chí, kể từ khi cô bị công an mở cuộc điều tra để truy tố.

Lan Anh tên thật là Nguyễn Thị Lan Anh, phóng viên của báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Được phân công phụ trách mảng y tế cho tờ báo, Lan Anh được đồng nghiệp đánh giá là một phóng viên năng nổ, từng có nhiều bài viết rất sâu sát với thực tế ngành y tế Việt Nam.

Chị nhận được nhiều lời khen ngợi của báo giới và dư luận khi đưa tin, viết bài về diễn tiến tình hình giá thuốc Tây tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng chính những bài viết này đã gây ra những rắc rối mà Lan Anh đang phải đối diện.

Sau loạt bài phản ảnh việc thao túng thị trường tân dược Việt Nam của một số công ty dược phẩm đẩy giá thuốc tăng cao, gây nhiều khốn khó cho dân chúng, Lan Anh bị công an điều tra và đề nghị truy tố về tội “chiếm đoạt bí mật nhà nước”, khi viết một bản tin ngắn trên tờ Tuổi Trẻ liên quan đến việc Bộ Y Tế đề nghị thanh tra công ty dược phẩm Zuelling Pharma Vietnam. (Việt Hùng, phóng viên RFA)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đã Lấy Đất Nhà Thờ, Còn Đánh, Lột Áo Hạ Nhục Nữ Tín Đồ Bản tin “Đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Giáo phận Huế” vừa phổ biến cho thấy tình hình Công Giáo một số địa phương ở Huế đang bị công an đàn áp dữ dội.
Một “Lời kêu cứu và bản tường trình về sự biến Kế Sung” gửi từ Phú Diên, ngày 01-03-2005, gửi Thủ Tướng Phan Văn Khải và các cấp cán bộ trung ương và Huế ký tên “linh mục Đặng Văn Nam, Quản xứ Địa sở Cự Lại-Kế Sung và Hội đồng Giáo xứ đại diện toàn thể tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung, thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, khẩn thiết kính trình Quý lãnh đạo của Quý cấp một vụ việc như sau...”
Vấn đề đơn giản: cán bộ cướp đất giáo xứ để làm nhà và cấm lớn tiếng. Câu chuyện tóm gọn như sau:
“...Bởi vì, vào ngày hôm qua (28/02/2005), có ông Bá và ông Thẻo, là cán bộ của UBND xã Phú Diên đến nhà chị Linh, một tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung, nói rằng ông Quỳnh sắp làm nhà, chị đừng nói tiếng to làm gì...”
Sau đó, một lá thư ký ngày 08-03-2005 cũng từ Phú Diên, cũng gửi Thủ Tướng và các cấp, cũng ký tên “linh mục Đặng Văn Nam, Quản xứ Địa sở Cự Lại-Kế Sung và Hội đồng Giáo xứ đại diện toàn thể tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung...” rằng xin quý ngài trả đất giáo xứ giùm.
“Như chúng tôi đã trình bày lên Quý vị lãnh đạo cấp Trung Ương và cấp tỉnh Thừa Thiên Huế về vụ việc có thể xảy ra trên thửa đất đang tranh chấp giữa Họ giáo và gia đình ông Trần Ngọc Quỳnh và ông Trần Ngọc Tuấn, qua Đơn Xin Can Thiệp (lần thứ 4) đề ngày 01 tháng 03 năm 2005.
Đúng như thông tin mà chúng tôi được nghe, vào sáng ngày 07 tháng 03 năm 2005, lúc 6g30, gia đình ông Quỳnh và rất nhiều người đến thửa đất đang tranh chấp để đào móng làm nhà.
Trước tình hình như thế, tôi (linh mục Quản xứ) và ít bà mẹ tín đồ Công giáo đến gặp ông Quỳnh để cố gắng trao đổi lần nữa. Chúng tôi xin ông Quỳnh tạm hoãn việc làm nhà, để chờ thêm một thời gian nữa thôi, sau khi cấp Trung Ương quyết định, rồi ông làm nhà thì tốt đẹp mọi sự hơn. Sau đó chúng tôi đã giải thích vì sao chúng tôi xin ông tạm ngưng làm nhà trên thửa đất đang tranh chấp và khẳng định rằng theo Luật Đất Đai, khi UBND tỉnh giải quyết không thỏa mãn cho người dân, thì người dân có quyền khiếu nại lên cấp Tối Cao. Vậy nếu ông vẫn quyết định làm, thì chúng tôi buộc lòng bảo vệ đất của Họ giáo chúng tôi.
Thế nhưng, ông Quỳnh vẫn quyết định đào móng, thì các bà mẹ tín đồ Công giáo liền lấp lại, không cho đào, để rồi dẫn đến có đôi chút xô xát nhau và tranh cãi một hồi. Lúc này, tôi lại nêu các lý do cần thiết về pháp luật, thì phía ông Quỳnh tạm ngưng một lúc. Khi đó, chúng tôi thấy ông Bá (thôn trưởng), ông Lai (công an thôn) và ông Bồi (chủ tịch hội Nông dân) nói rằng cứ làm đi. Các cán bộ này đứng ra công khai hướng dẫn. Thế là phía ông Quỳnh bắt đầu làm lại và dẫn đến vụ việc nghiêm trọng hơn. Chúng tôi mới nói rằng: như vậy đúng là đường hướng chủ mưu của xã Phú Diên, đứng sau lưng ông Quỳnh để thúc đẩy ông bằng mọi giá phải làm nhà dù có xô xát, có rạn nứt tình nghĩa giữa người dân với nhau, giữa các tôn giáo với nhau!!! Tư cách đại diện của chính quyền địa phương là như vậy sao??? Hậu quả dẫn đến như sau:
Các phụ nữ tín đồ Công giáo không cho họ đào, thì nhiều phụ nữ (trong đó có cô bí thư của hội Phụ nữ) được mời đến để ủng hộ ông Quỳnh, vây quanh bảy phụ nữ Công giáo. Họ tập trung nhiều đến nỗi nhìn đâu cũng là người và người, đủ mọi thành phần, trong đó hai phần ba là phụ nữ trẻ và thanh niên. Như đã bàn tính trước, nhóm phụ nữ này nhắm trọng tâm vào ba phụ nữ Công giáo phản đối mạnh nhất, tức là bà Hương, bà Linh và chị Thu Hà. Tình hình mỗi lúc một căng thẳng!
Chúng tôi điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp như trong Đơn Xin Can Thiệp đã gởi trước đó ít ngày. Thế mà chúng tôi không thấy một đại diện nào từ cấp xã, huyện, tỉnh đến can thiệp ?!!!
Nỗi bức xúc của chúng tôi càng lớn. Các phụ nữ Công giáo liền kéo về Nhà thờ (còn lại chị Hà) để chuyển một chiếc quan tài sang thửa đất tranh chấp, để có ai trong chúng tôi chết thì chôn luôn!
Nói đến chiếc quan tài là nói đến nguồn gốc của sự bức xúc tột cùng của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau tâm sự rằng chắc là chuyến này phải có người hy sinh, không thể sống trong một sự dồn ép vào bước đường cùng, khi mà cán bộ xã, công an xã luôn hù dọa người dân. Chẳng hạn có đến bốn lần cán bộ đến gặp bà Linh (trong đó hai lần là ông Lộc, trưởng công an xã), nói rằng ông Quỳnh sắp làm nhà, chị đừng to tiếng làm gì, nếu không sau này ký giấy tờ cho con cái sẽ khó khăn. Hay họ còn tung tin rằng bà nào ra cản đường sẽ còng hết, bắt lên xe thùng. Tin khác rằng bà nào nhảy vào cản việc làm ông Quỳnh sẽ mất mạng. Những hung tin như thế cứ dồn dập, đã làm xuất hiện trong lòng mỗi người chúng tôi hai xúc cảm trái nghịch: vừa làm chúng tôi thêm phần lo sợ, vừa làm cho sự bức xúc trong chúng tôi càng tăng lên, đến nỗi trong khi nói chuyện với nhiều tín đồ Công giáo, tôi nghe có người bộc phát ý tưởng quẩn rằng thôi thì dùng xăng mà tự thiêu để nói lên sự uất ức bị dồn nén...
Xin trở lại diễn tiến của vụ việc. Khi các phụ nữ Công giáo chuyển quan tài đến thửa đất đang tranh chấp, thì lực lượng thanh niên và phụ nữ phía ông Quỳnh, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ xã, tập trung tất cả để cản ngăn, không cho các phụ nữ Công giáo mang quan tài vào. Các phụ nữ Công giáo cố tìm đường vào. Trong lúc đó, tại đất tranh chấp thì chị Thu Hà, phụ nữ Công giáo, đang vùng vẫy giữa vòng vây kín của các phụ nữ do cán bộ xã chỉ đạo. Chị bị số phụ nữ này lột áo ngoài rồi lấy tấm mền trùm lại. Thấy vậy, bà Linh chạy đến cản và cứu được. Phần tôi, tôi đến bên một thanh niên đang trộn hồ, yêu cầu tạm ngưng thì anh ta cho tôi một trận mưa cát và ximăng, phủ từ đầu xuống toàn thân. Cát và ximăng chỉ vào mắt tôi, chứ không gây thương tích gì.
Tình hình căng thẳng có phần giảm đi. Lực lượng đông đảo phía ông Quỳnh, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ xã, đã lùa dần các phụ nữ Công giáo và tôi ra khỏi thửa đất đang tranh chấp, đồng thời một số thanh niên khác làm ngay những hàng rào chắn ngang lối vào. Do đó, từ từ tất cả phụ nữ Công giáo không còn ai ở lại được trong đó. Họ dùng lưới B40 chắn ngang con đường bêtông và nhiều thanh niên án ngữ tại các hàng rào chắn.
Đứng ngoài thửa đất tranh chấp, các phụ nữ Công giáo lớn tiếng tranh luận. Còn tôi, tôi nói những câu tại sao: chẳng hạn tại sao đại diện chính quyền không đến can thiệp mà để người dân xâu xé nhau? Tại sao chính quyền địa phương lại xúi giục, thúc đẩy ông Quỳnh làm nhà cho bằng được, trong khi biết rằng Họ giáo đang khiếu nại? Phải chăng chính quyền địa phương muốn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, muốn chia rẽ các tôn giáo với nhau hay sao? Nhìn hành động của các cán bộ xã, chúng tôi phải đau xót thốt lên lời: Việc làm này cho thấy chính quyền địa phương muốn đàn áp tôn giáo. Nếu vậy, thì hãy giết chúng tôi luôn đi!!!
Chúng tôi nhận thấy thật tiếc cho quê nhà chúng tôi có những đại diện chính quyền mang bộ mặt cường hào ác bá của thời đại mới, họ tung hoành ngang dọc chẳng sợ ai, chẳng xem ai ra gì, coi thường pháp luật! Phải chăng "phép vua thua lệ làng"???
Sau đó, vào khoảng 9 giờ, có nhiều linh mục đến thăm hiện trường, trong đó có linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng, hạt trưởng hạt Hương Phú, được Tòa Tổng giám mục phái đến. Ngài đến hàng rào chắn B40 mong gặp ông Quỳnh hay người đại diện phía ông Quỳnh để nói chuyện, nhưng phía ông Quỳnh trả lời là bận việc không gặp được. Thế là ngài đành phải trở về Nhà thờ. Và đến khoảng 13 giờ kém thì mỗi người chúng tôi ai nấy trở về gia đình.
Tường trình vụ việc trên đây, chúng tôi khẩn thiết kính xin Quý vị lãnh đạo cấp Tối Cao sớm cứu xét cho chúng tôi, để chúng tôi ra khỏi bầu khí căng thẳng mà mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng từ những vị đại diện chính quyền không còn tư cách lãnh đạo là sống và làm việc vì hạnh phúc của nhân dân. Như thế, chúng tôi mới có được cuộc sống an lành và tự do tôn giáo mà cùng nhau chung sức xây dựng đất nước mỗi ngày một tốt đẹp hơn trong khả năng mỗi người chúng tôi có thể.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành tri ân và rất tin tưởng cùng hy vọng Quý vị lãnh đạo cấp Tối Cao giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi.
Trân trọng kính tường trình...”
Đính kèm hồ sơ là bài phỏng vấn linh mục Nguyễn Hữu Giải mà VB đã phổ biến mấy hôm trước.
Đặc biệt, hồ sơ lần này có nhiều tấm ảnh “về cuộc đấu tranh đòi công lý của linh mục quản xứ và giáo hữu Kế Sung trong ngày 07-03 đó. Tác giả các bức hình là một thanh niên trong giáo xứ, làm chủ một quày hàng tạp hóa. Công an đang trả thù anh bằng cách cấm dân quanh vùng không được đến mua hàng hóa của anh nữa. Xin Quý vị làm vang dội tiếng nói bất khuất của Kế Sung và tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ anh dũng này. Xin chân thành cảm ơn Quý vị. Nhóm Phóng viên từ Huế.”

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

GÁI VIỆT NAM !

Gái Việt Nam ! Chỉ vài ngàn một đứa
Nghe bán rao, giòng lệ ứa quanh tròng !
Lòng quặn đau, danh dự còn chi nữa ?
Ôi ! Nhục thay, Trưng, Triệu, giống Tiên Long ! ...

Nhớ khi xưa :

Gái Việt Nam, Bốn ngàn năm kiêu hảnh
Đánh giặc tàu, khôi phục lại giang san
Gương Trưng Vương, giặc tàu thua kinh hải
Xưng đế vương, nữ kiệt tiếng rền vang !

Gái Việt Nam, Triệu Nương cờ khởi nghĩa
Sánh vai anh, trận địa chống hung tàn
Nghe đến tiếng, giặc quân đều khiếp vía
Nữ hiên ngang, anh dũng trước hàng quân !

Gái việt Nam, Huyền Trân gương tiết liệt
Dám hy sinh, nới rộng cỏi bờ Nam
Lý, Ô Châu, đổi cuộc đời diểm tuyệt
Góp sức mềm bồi đắp mảnh giang san

Gái Việt Nam, điểm tô nền văn học
Chốn thi ca, lịch lãm khác chi nam
Đoàn thi. Điểm, vang danh tài xướng họa
Huyện Thanh Quang, truyền tụng cảnh Đèo Ngang ...

Dưới chế độ cộng sản :

Gái Việt Nam, nay chìm trong hận tủi
Đảng nhẫn tâm, ăn xương máu dân lành
Nhận bùn nhơ, bán đàn bà trong củi
Nhục tổ tông, oán hận ngút trời xanh !

Hởi đồng bào, chị anh và tuổi tre?
Cùng đứng lên, rửa nhục cứu dân mình !

Hoaiviet01
1215am032305

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mặt Trận Bể Đông Rõ Nét: TQ Đe Dọa Úc, Cản Bước Mỹ Trong nhiệm kỳ hai, ưu tiên hàng đầu của TTBush là dân chủ hóa vùng Trung Đông, trong khi TC âm thầm chống lại ở Á Châu. Một mặt TC giúp cho độc tài CS Bắc Hàn, độc tài quân phiệt Miến điện. Mặt khác TC chia rẽ Mỹ với đồng minh lâu đời và chí thiết nhứt của Mỹ là Úc và lung lạc Phi luật Tân.
Phản ứng, Mỹ công khai tuyên bố sẽ để Nhựt tái lập quân đội và cùng Nhưt can thiệp nếu Eo Biển Đài Loan nổi sóng TC. Còn Ngoại Trưởng Mỹ Condi Rice bay sang Á Châu, tuyên bố chính Mỹ sẽ bảo vệ Thái Bình Dương, chớ không phải Liên Âu, và than phiền Liên Âu có ý định gỡ cấm vận vũ khí cho TC là vô trách nhiệm.
Nhưng quan trọng nhứt là việc TC quyết định chia rẽ tình dồng minh gắn bó và bền vũng nhứt ở Á Châu của Mỹ là với Úc, trong bàn cờ chánh trị và thế chiến lược ở Á Châu Thái Bình Dương. Rõ rệt mục tiêu mà TC tập trung mũi dùi nỗ lực tấn công là nước Úc. Chỉ sau non nửa tuần TC ban hành đạo luật "Chống Ly khai", dành quyền dùng biện pháp quân sự để tấn công Đài Loan dân chủ, một cán bộ ngoại giao cao cấp của TC đề nghị Úc xét lại Hiệp ước Úc đồng minh với Mỹ, đãõ kéo dài nửa thế kỷ..
Thế nhưng từ sau luật Chống Ly khai, tự xác lập quyền đánh Đài Loan, TC không ngần ngại công nhiên chia rẽ tình đồng minh Úc Mỹ. Chính vào ngày Đạo Luật ấy ra đời, Cục Trưởng Á Châu Thái Bnh Đương sự vụ của Bộ Ngoại giao TC, là Ô. He Yafei, trả lời một phóng viên Úc đến từ Úc. Rằng TC "nếu có những biến chuyển gì trong tương quan Mỹ- Úc, liên quan đến liên minh [Anzus] có hại cho hòa bình và ổn định Á Châu, thì [ Úc] phải hết sức cẩn thận." Và Ông thêm nhứt là liên quan đến vấn đề Đài Loan. Thông điệp không có gì rõ ràng hơn. Nghĩa là tốt hơn Úc không nên giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan-- nếu không thì...
Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Úc phản ứng liền, ra thông cáo, Úc không có ý định tu chỉnh bất cứ mặt nào hiệp ước liên minh với Mỹ và tình đồng minh đó vẫn vững mạnh. Nhưng những cán bộ lão làng CS trong Bộ Ngoại giao TC không phải là những tay vừa. Họ biết lợi dụng kinh tế để làm chánh trị, Đó là mỗi năm hai nước TC và Úc giao thương với nhau, thương vụ lên đến 20 tỷ Đô. Bắc Kinh sẽ lấy đó để lung lạc Úc.
Bốn năm trở lại đây, muốn hay không muốn, TC đã trở thành một đại siêu cường thế giới, TC đã sẵn sàng thử thách Mỹ để trở thành đệ nhứt siêu cường ở Á Châu Thái Bình Dương. TC đã đánh thẳng vào xương sống đồng minh của Mỹ ở Á châu, là nước Úc. Mục đích của TC là bẻ gãy thế liên minh này của Mỹ. Có thế mới thay thế vai trò của Mỹ được trong vùng. Bên cạnh đó TC một mặt tăng cường ảnh hưởng kinh tế đối với các nước trong vùng như Phi Luật Tân cũng là đồng minh Á châu lâu đời của Mỹ. Mặt khác TC gia tăng việc đỡ đầu cho các chế độ độc tài như CSVN, Bắc Hàn, và Quân phiệt Miến Điên để làm vật cản trên con đường dân chủ hóa Á châu của Mỹ.
Mỹ không thể mải mê và vui chiến thắng dân chủ ở Trung Đông mà không để ý đến TC đang ngăn trở con đường dân chủ hóa của Mỹ ở Á châu. Đó là kết luận nhà phân tích thời cuộc Dana Dillon trên chương trình truyền hình Fox News gần đây.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Sự Biến Kế Sung: Đặt Quan Tài Trước Nhà Thờ,

Post by phu_de »

.
Sự Biến Kế Sung: Đặt Quan Tài Trước Nhà Thờ, Chống CS Lấy Đất Giáo Xứ VB - Số: 3642
Ra Ngày: 23/3/2005 Tin Tức
Phỏng Vấn Linh Mục Nguyễn Hữu Giải Về Sự Biến Kế Sung: Đặt Quan Tài Trước Nhà Thờ, Chống CS Lấy Đất Giáo Xứ

Như đã thấy trong bản tường trình, sáng ngày 07-03-2005, sự biến Kế Sung bắt đầu từ lúc 6g30 thì 8g30, được tin cấp báo, linh mục Nguyễn Hữu Giải, từ giáo xứ hàng xóm (nhưng khác hạt) là An Bằng, đã vội đến hiện trường và đã chứng kiến gần như toàn bộ sự việc. Chúng tôi đã gặp được vị linh mục tranh đấu không mỏi mệt, người đồng nghiệp luôn sát cánh với anh em và là vị mục tử nhân lành can đảm này. Sau đây là cuộc phỏng vấn dành cho ngài:


1- Hỏi: Xin Cha tường thuật sơ qua những điều mắt thấy tai nghe khi vừa đến hiện trường.

Đáp: Tôi từ An Bằng theo quốc lộ 49B chạy xe về giáo xứ cha Nam. Khi đến gần Kế Sung, tôi thấy có công an giao thông đứng chặn đường. Sau đó tôi được biết hai đầu quốc lộ đi về Kế Sung, nhất là từ phía Cự Lại, giáo xứ chính của cha Nam, công an giao thông chặn đuổi mọi tín hữu Công giáo đi lui, sợ họ đến hỗ trợ đồng đạo. Khi tới nơi, tôi thấy cha Nam mình mẩy lấm lem cát và ximăng ướt, các giáo dân nữ thì ngồi ủ rũ ở sân nhà thờ, các giáo dân nam thì ngồi rầu rĩ ở trong nhà xứ (tất cả khoảng 15-20 người). Đang khi đó tại nhà anh Trần Ngọc Quỳnh, kẻ lấn chiếm đất, thì cả phe cánh đang hồ hởi xây móng, dưới sự hỗ trợ đầy khiêu khích và những giọng cười đầy đắc thắng của nhiều tay đảng viên cán bộ, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, súng lục giắt lưng quần hay đùi gậy lăm lăm nơi bàn tay (tất cả độ khoảng 100 người). Cha Nam trước đó có điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp nhưng chẳng thấy một đại diện nào từ cấp xã, huyện, tỉnh đến. Chính quyền CS quả dàn dựng rất bài bản! Một dấu chứng có chủ trương đàn áp giáo dân Kế Sung. Đang lúc đó, ngoài đường nhiều người dân đứng quan sát, ngước đôi mắt thương cảm hay lắc đầu ngao ngán.

Nhân đây tôi xin nhắc lại một chuyện cũ có nhiều nét tương tự là cách đây gần một năm, ngày 06-01-2004, vẫn từ lúc 6 giờ sáng, 20 giáo dân yếu đuối cũng đã phải đối diện với một lực lượng 100 người gồm du kích, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh, đảng viên hưu, dân lao động làm thuê đến chiếm sân nhà thờ Kế Sung để làm con đường chạy ngang xương chỉ cách tam cấp 4 mét. Lần đó, cũng có hiện tượng công an chặn hai đầu đường dẫn về Kế Sung và hiện tượng đại diện chính quyền xã, huyện, tỉnh không hề có mặt dù được kêu cứu. Lần đó, cũng khoảng 8g30, trong tư cách Linh mục Hạt trưởng và là đặc phái viên của Đức Tổng Giám mục, tôi cũng đã đến can thiệp hỗ trợ và suýt mất mạng tại hiện trường. (Xin xem lại Bản tin ngày 16-01-2004 và các bản tin kế tiếp).


2- Hỏi: Qua sự biến vừa rồi, cha nhận xét thế nào về linh mục quản xứ Đặng Văn Nam?

Đáp: Cha Phaolô Đặng Văn Nam là một linh mục trẻ (sinh năm 1960, chịu chức 29-6-2001) rất hiền lành, cung cách dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, hay đỏ mặt nữa! Cha sống chiêm niệm sâu sắc, nhưng cũng hoạt động rất năng nổ. Cha bác ái từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn và chuộng công bằng trong mọi lãnh vực, vì thế cha chuyên cần phục vụ giáo dân và bền bỉ đấu tranh cho lẽ phải. Thật là một mục tử nhân lành!

Tuy bản tính hướng nội và hiền hòa, nhưng đứng trước cường quyền CS đàn áp giáo xứ, chà đạp công lý, cha Nam quyết không chịu ngồi yên. Khi thì cha đối thoại trực tiếp với chính quyền các cấp, gửi văn thư khiếu kiện hầu như mỗi tháng kể từ đầu năm 2004 đến nay lên cấp tỉnh, lên cả cấp trung ương; khi thì cha can đảm xông xáo cản trở việc làm sai trái của chính quyền địa phương huyện xã (vụ con đường bêtông ngang qua sân nhà thờ Kế Sung và vụ chính quyền bảo vệ ông Quỳnh làm nhà trên đất của giáo xứ), mau mắn nhờ người đưa lên mạng những bằng chứng (văn bản và hình ảnh) về tội ác của CS. Cha chấp nhận mọi nhục nhã, mọi nguy hiểm, mọi khổ cực với đàn chiên. Bị tạt cát sạn, nước, ximăng vào người, bị gậy giáng xuống đầu và bị đánh cho văng máy chụp ảnh, cha vẫn la to: Đàn áp tôn giáo! Đất đang tranh chấp, không được xây dựng!


3. Hỏi: Do đâu mà trước cửa nhà thờ Kế Sung có để một chiếc quan tài thưa Cha?

Đáp: Thứ hai ngày 07-3-2005, từ sáng sớm, người đi đường rất ngạc nhiên nhận thấy một chiếc quan tài nằm trước cửa nhà thờ Kế Sung. Nguyên do là thế này: Mấy ngày trước, nhiều cán bộ địa phương đi hù dọa một số các bà mẹ Công giáo Kế Sung là những người mùa xuân năm ngoái đã anh dũng ngăn cản chính quyền xã Phú Diên xây dựng con đường bêtông và xúi giục một gia đình lương làm nhà trên đất của giáo xứ. Các cán bộ dọa : lần này cấm cản trở gia đình ông Quỳnh làm nhà! Ai không chấp hành lệnh sẽ bị còng tay, bị đánh chết, làm giấy tờ sẽ khó khăn, con cái sẽ bị đuổi học! Các bà mẹ ấy đã khẳng khái trả lời: "Còng tay thì cứ còng, nhưng không được tháo còng. Cứ còng cho chết luôn! (Con cái chúng tôi không cần học làm gì! Giữ trâu chăn bò cũng sống được! Điều quan trọng là sống đứng thẳng, sống có tư cách!" Và để trả lời cho việc hù dọa đánh chết, nửa đêm 06-3-2005, giáo dân đã đi mua một chiếc quan tài gần hai triệu đồng đặt công khai trước cửa nhà thờ, ý nói: chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ tự do tôn giáo!!!


4- Hỏi: Thưa Cha, sáng kiến và thái độ đó làm người ta hết sức ngạc nhiên và xúc động. Xin Cha nói rõ hơn về sứ điệp "chiếc quan tài trước cửa nhà thờ" này.

Đáp: Chiếc quan tài trước cửa nhà thờ Kế Sung, theo tôi, có một sứ điệp rất rõ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo hiện nay. Nhìn chiếc quan tài tại vị trí cửa chính nhà thờ của một giáo xứ nhỏ bé nghèo nàn miền duyên hải, nhìn cảnh xô đẩy giữa cha quản xứ áo chùng bê bết ximăng cát vữa và mười một bà mẹ Công giáo tay không lăn lộn kêu la giữa đất đá bụi bặm... với gần một trăm thanh niên dữ dằn, phụ nữ hùng hổ, nông dân thô bạo, tay cuốc xẻng, tay đùi gậy, dưới sức thúc ép của nhiều cán bộ đảng viên đằng đằng sát khí, quyết làm cho bằng được móng nhà trên đất giáo xứ (sau khi đã làm con đường băng ngang sân nhà thờ giáo xứ), người khách qua đường không khỏi chợt nghĩ: thực tế tại Việt Nam hiện giờ, quyền tự do tôn giáo giống như một sinh vật đang hấp hối, ngắc ngoải trong chiếc thòng lọng pháp lý đủ mọi mức độ, trong những kềm kẹp của cán bộ đủ mọi cấp ngành. Nay giờ báo tử của quyền tự do ấy đã điểm, vì Cộng sản quyết tâm bắt nó chui vô quan tài. Quan tài này chính là Pháp lệnh tôn giáo! Xin cảm ơn cộng đoàn giáo xứ Kế Sung đã cảnh tỉnh mọi người về thực tại bi đát này và đã minh họa nó một cách sống động. Xin biểu dương đức anh dũng kiên cường của vị mục tử nhân lành nhưng can đảm và của những giáo dân nghèo khổ nhưng hào hùng giữa gông cùm đàn áp của bạo quyền CS vô thần chuyên chế!!


5- Hỏi: Thưa Cha, từ đó người ta phải nghĩ thế nào về luật pháp hiện thời tại Việt Nam?

Đáp: Ở Việt Nam hiện giờ, không biết bao nhiêu là luật lệ chồng chéo bủa vây cuộc sống người dân và tôn giáo. Những luật lệ ấy có tính chất rất tùy tiện, chính quyền giải thích và áp dụng ra sao cũng được; có chủ ý rất thâm độc: trấn áp mọi sự phản kháng của người dân và cầm giữ người dân trong im lặng, khiếp hãi, nô lệ; có mục tiêu rất rõ ràng: gia tăng quyền lực và quyền lợi cách không ngừng và vô độ cho đảng và nhà nước, cho đảng viên và cán bộ. Cụ thể trong Giáo hội Công giáo tại Thừa Thiên Huế, từ ba mươi năm nay, chính quyền đã dùng thứ luật rừng đó để tước mất tự do của dân Chúa, để tước đoạt vô số cơ sở của Giáo phận, đặc biệt gần đây là cướp 102/107 ha của đan viện Thiên An, 17/23,5 ha của thánh địa La Vang, 1700 m2 đất thị xã của dòng Chúa Cứu Thế Huế và mới đây (tháng 11-2004) là 2000 m2 đất giữa lòng thành phố của dòng Đức Bà Đi Viếng (Trung tâm sinh viên Xavie cũ, xin xem lại Bản tin ngày 20 tháng 01 năm 2005). Để bóp chết sự phản kháng của các nữ tu dòng này, chính quyền đã dọa áp dụng luật đăng ký hộ khẩu thường trú, đòi trục xuất khỏi tu viện gần 2/3 tu sĩ và tu sinh đang tu chui tại đó. Nói cách khác, từ lâu biết các nữ tu vi phạm luật cư trú (vì tình thế bắt buộc, điều này đang xảy ra tại hầu hết mọi dòng tu khắp VN), nhà nước CS không xử phạt ngay sự vi phạm này nhưng biến nó thành một thòng lọng treo hờ để buộc im lặng nhượng bộ hay đầu hàng chịu thua khi nhà nước xâm phạm tài sản Giáo hội hoặc các quyền tự do tôn giáo.


6- Hỏi: Xin Cha cho biết phản ứng của linh mục quản xứ và giáo dân Kế Sung sau thất bại của cuộc đấu tranh lần này.

Đáp: Bà con giáo dân Kế Sung nghèo hèn, chất phác, quanh năm lam lũ với ruộng vườn. Họ chỉ muốn an lành sinh sống, giữ tình làng nghĩa xóm đậm đà, sốt sắng kinh lễ thờ phượng Chúa. Nhưng trước bất công của chính quyền, cụ thể là cán bộ cường hào ác bá, họ đã anh dũng xả thân để bảo vệ mảnh đất của giáo xứ do cha ông gầy dựng nên, trong tinh thần bất bạo động và thái độ gắn bó một lòng với vị chủ chăn của mình. Mảnh đất tuy nhỏ nhưng lẽ phải là lớn, công bằng là trọng, vì thế họ không ngại gian khổ trong hiện tại và bấp bênh trong tương lai. Khốn khổ thay, vì "chính quyền ở đầu mũi súng" nên nhúm giáo dân đành bất lực! Trưa ngày 7-3-2005, sau khi thất bại trong việc bảo vệ đất giáo xứ, họ đã vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Họ dâng đau khổ của bản thân và cộng đoàn lên Chúa, xin Chúa thêm lòng tin cậy mến và can đảm cho mình, xuống nhiều ơn cho những kẻ bách hại mình, cầu nguyện cho tự do tôn giáo, cho công bằng lẽ phải. Đáng phục thay những giáo dân nhỏ bé nghèo hèn mà tâm hồn quảng đại và chí khí hiên ngang.
Phần linh mục quản xứ, khi được hỏi: "Cuộc đấu tranh đầy đau khổ suốt hơn một năm qua tại giáo xứ Kế Sung chỉ gặt hái thất bại này đến thất bại khác có làm cha buồn nản tuyệt vọng không?", linh mục Nam đã trầm ngâm phát biểu: "Chén đắng cần phải đầy Cha ạ! Khi nào Chúa thấy vừa đủ, Chúa sẽ ban bình an cho ai nấy xa gần. Tất cả đều là con cái Chúa. Sự thật sẽ thắng. Phần chúng con chấp nhận tiếp tục đau khổ và quyết lòng tiếp tục đấu tranh! Không thành công thì cũng thành nhân, thành nhân chứng Cha ạ!"


7- Hỏi: Vụ việc không lớn, mảnh đất rất nhỏ, giáo xứ lại bé tí, thế mà chính quyền vẫn không theo công bằng lẽ phải mà giải quyết, tại sao vậy Cha?

Đáp: Theo thiển ý của tôi, điều này có thể do nhiều nguyên nhân: hoặc là lòng tự ái rất lớn của cán bộ nhà nước, rất hiếm khi nhận lỗi trước nhân dân (có vô số bằng chứng về chuyện này); hoặc là sự đút lót của kẻ lấn chiếm đất (một cán bộ trung ương khi nhận Đơn Kêu oan ngày 25-01-05 của giáo xứ từ người đại diện đã phỏng đoán như vậy); hoặc là não trạng thâm căn cố đế "chính quyền không thể thua nhân dân và càng không thể thua tôn giáo" (trong vụ phản kháng của mục sư Nguyễn Hồng Quang, người ta cũng đã lý luận như thế; và vô số vụ tranh chấp đất đai tôn giáo hơn nửa thế kỷ nay xác nhận điều này); nhất là nỗi lo sợ phản ứng dây chuyền: nhân dân và tôn giáo thắng được chỗ này sẽ xông lên đấu tranh ở hàng ngàn hàng vạn chỗ khác khắp đất nước VN. Đang khi đó, nạn cán bộ đảng viên cướp đất của dân thường và của tôn giáo đang hoành hành từ nam chí bắc.

PV: Chúng con xin hết lòng cảm ơn Cha. Xin Chúa chúc lành cho Cha cũng như cho cha Nam và giáo xứ Kế Sung bất hạnh của ngài.

Nhóm Phóng viên tường trình từ Huế
(Lần tới, hình ảnh đầy đủ về cuộc đấu tranh của giáo xứ Kế Sung)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

BS Nguyễn đan Quế: Nhân quyền ở Việt Nam không được cải thiện
Saturday, March 26, 2005 tuyen


WASHINGTON 26-3 (TH) - “Tôi khẳng định với quí vị rằng nhân quyền ở Việt Nam không những không được cải thiện mà còn có chiều hướng suy giảm, đi xuống trong những năm gần đây. Các nhà hoạt động đối lập đều bị bỏ tù, các tôn giáo bị lũng đoạn. Nhà nước chỉ công nhận các giáo hội do Ðảng làm ra mà người dân thường gọi là giáo hội quốc doanh.”

Bác Sĩ Nguyễn đan Quế, tù nhân lương tâm mới được CSVN trả tự do hôm 2-2-2005 vừa qua nói như thế trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh ngày 26-3-2005.

BS Quế nói rằng chế độ Hà Nội “để tránh bị dư luận quốc tế lên án, phương cách của Cộng Sản ngày càng tinh vi hơn: Lỏng tay với quần chúng nhưng tập trung vào những người lãnh đạo, từ theo dõi, cô lập, đến quản thúc, bỏ tù.”

Theo ông, Việt Nam vẫn không có tự do báo chí. “Hà Nội thường rêu rao có hơn 500 tờ báo và hàng chục đài truyền thanh truyền hình” nhưng đều là các cơ quan tuyên truyền một chiều của Ðảng và nhà nước. “Các tin tức đều bị kiểm duyệt kỹ lưỡng.” Ông nói.

BS Nguyễn đan Quế, 63 tuổi, nguyên Giám Ðốc Bệnh Viện Chợ Rẫy trước 1975, ở tù Cộng Sản phần lớn thời gian từ khi CSVN nhuộm đỏ được cả nước chỉ vì ông đòi tự do nhân quyền thật sự. Lần tù sau cùng của ông khởi sự từ ngày 17-3-2003 sau khi ông gửi bản tuyên bố lên Internet tố cáo CSVN tuyên truyền bịp bợm khi Bộ Trưởng Văn Hóa Thông Tin Phạm quang Dự khoe với ký giả ngoại quốc rằng Việt Nam có tự do báo chí. Khởi đầu ông bị gán cho tội danh “gián điệp” nhưng áp lực quốc tế quá mạnh, CSVN đành phải gán cho ông tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...” với bản án 30 tháng tù.

“Ðường lối của Cộng Sản là vu cáo cho những người hoạt động chính trị vào tội gián điệp cho ngoại bang nếu chúng tìm thấy dấu vết có liên hệ với người ngoại quốc hay người Việt ở nước ngoài.” Ông nói. “Nếu không gán cho tội gián điệp được thì chúng chuyển sang tội danh khác.”

Ông nói thêm rằng số người bị vu cáo cho tội gián điệp vì tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước không thể biết chính xác vì các phiên tòa có tính cách chính trị thường bị bưng bít.

Trong dịp trả lời phỏng vấn của đài VOA, ông nhắc lại đề nghị lộ trình 9 điểm để dân chủ hóa Việt Nam mà ông từng cổ võ và phổ biến. Trong đó, ông đòi nhà cầm quyền CSVN phải bỏ điều 4 hiến pháp (dành cho đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước); hủy bỏ chỉ thị 31/CP cho phép chế độ bắt giam bất cứ ai (nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền, tôn giáo) mà không cần xét xử từ 6 tháng đến 2 năm; tách Ðảng ra khỏi chính quyền; bầu cử tự do và đa nguyên đa đảng có quốc tế giám sát v.v...

Cùng được trả tự do sớm với BS Quế hôm 2-2-05, còn có LM Nguyễn văn Lý, GS Nguyễn đình Huy, TT Thích Thiện Minh. Các tin tức từ trong nước cho hay dù họ được thả sớm và cho về nhà, họ vẫn ngày đêm bị Công An canh chừng, theo dõi.

Giữa tháng vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay đã xin Quốc Hội cho chính phủ thêm ít ngày trước khi đưa ra biện pháp trừng phạt hay không đối với CSVN sau khi nước này bị xếp vào danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt.”

Tháng 9-2004, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản phúc trình đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới đã xếp CSVN vào danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai nước trong thời gian qua đã không những không có tiến triển mà còn xảy ra các cuộc đàn áp, khủng bố với các tôn giáo, đặc biệt là đối với các giáo hội Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. (NT)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Việt Nam mở chiến dịch vệ sinh chuồng trại để đối phó cúm gà
Saturday, March 26, 2005 tuyen


HÀ NỘI 26-3 (TH) - Nhà cầm quyền Hà Nội cho hay sẽ mở chiến dịch qui mô lớn cả nước trong tháng tới để làm tổng vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm hầu đối phó với dịch cúm gây ra bởi virus H5N1 vẫn còn dây dưa và làm chết người.

“Chiến dịch sẽ tập trung vào việc dọn vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm trên tất cả mọi tỉnh thị toàn quốc hầu ngăn chặn cúm không để phát tán rộng ra trong môi trường.” BỘ Y Tế CSVN nói như vậy trên trang nhà Internet.

Ðể thực hiện chiến dịch, một ủy ban để điều hành và chỉ huy sẽ được thành lập từ trung ương.

“Chiến dịch phải tiến hành từ Tháng Tư 2005, bắt đầu từ ngày 1-4-05.” Bản tin điện tử của Bộ Y Tế CSVN nói như vậy nhưng không cho biết thêm một chi tiết nào khác như phương thức thực hiện, tốn phí ra sao và ai lo.

Ngoại trừ một số nông trại có tính cách qui mô, đại đa số các cơ sở chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đều có tính cách nhỏ lẻ. Các gia đình nông dân nuôi một vài chục con gà để ăn cho đến vài trăm con làm kế sinh nhai vì không có nhiều vốn.

Lời loan báo của Bộ Y Tế Hà Nội được đưa ra sau khi có thêm 2 người nữa được xác nhận lây nhiễm virus H5N1 ở phía Bắc. Một cô gái 17 tuổi lây cúm gà chết hôm Thứ Năm vừa qua gốc người Nam Ðịnh và một phụ nữ khác, 40 tuổi, người tỉnh Quảng Ninh cũng xét nghiệm thấy bị lây nhiễm, dù cả hai không cư trú ở trong các địa phương có dịch.

Như vậy từ đầu năm đến nay, 27 người xét nghiệm thấy dương tính với virus H5N1 mà 14 người đã thiệt mạng tại Việt Nam.

Cơ quan Y Tế CSVN thúc giục nhà cầm quyền các địa phương “khuyến cáo tất cả các hộ chăn nuôi cảnh giác với cúm gia cầm, kiểm soát chặt chẽ thủy cầm và đối phó thích đáng khi dịch xảy ra.”

Thứ Năm vừa qua, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lại chỉ trích nhà cầm quyền CSVN đã không cung cấp đầy đủ và sớm sủa các tin tức về tình hình bệnh dịch cúm gia cầm. Thứ hai 21-3-05, nhiều báo trong nước nói khoảng 200 người ở tỉnh Quảng Bình, xã Châu Hóa có biểu hiện sốt cao, thở khó khăn, tức các dấu hiệu thông thường của bệnh cúm gia cầm. Ðịa phương này có nhiều gà chết dịch và cả người lây nhiễm virus H5N1 thiệt mạng mà nhà cầm quyền tỉnh “chỉ biết khi đọc báo.”

“Cơ quan Y Tế CSN đang điều tra về lời đồn đại này.” Peter Horby, Ðại diện WHO tại Việt Nam, nói như vậy. “Nhưng thông tin chúng tôi nhận được thì thiếu sót nên không thể lượng định được tầm mức nguy hiểm” của địa phương đó. (NT)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TT Thích Thiện Minh: “Sẵn sàng ở hết hạn tù” dù bị cô lập và dọa giết
Sunday, March 27, 2005 tuyen

PARIS 27-3.- Thượng tọa Thích Thiện Minh, người được CSVN trả tự do sớm nhân dịp “đặc xá” Tết Ất Dậu, cho hay ông bị Công An canh chừng thường xuyên, khủng bố và dọa giết nếu tiếp tục tố cáo tội ác của chế độ Hà Nội trước dư luận thế giới.

TT Thích Thiện Minh, 51 tuổi, ở trong tù từ năm 1979 với bản án chung thân và sau đó bị thêm bản án chung thân thứ hai năm 1986 khi cùng các tù nhân khác biểu tình đòi nhân quyền. Thượng tọa được thả sớm ra khỏi tù cùng với 5 tù nhân chính trọ, tôn giáo khác nhờ các áp lực từ phía chính phủ hoa Kỳ và Liên Âu.

Ngày 21-2-05, ngài gửi thư tới Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ tố cáo CSVN đàn áp tôn giáo, giam giữ nhiều tù nhân chính trị và tôn giáo.

Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris phổ biến bản tin trong ngày Thứ Bảy 26-3-2005 nguyên văn như sau:

Ngày hôm qua, thứ Sáu 25.3.2005, Thượng tọa Thích Thiện Minh khẩn báo đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris về tình trạng bị công an uy hiếp thường trực trong thời gian hai tuần lễ vừa qua. Những sự kiện theo dõi, uy hiếp thường trực đã được thi hành theo các phương cách sau đây:

1. Công an canh gác cẩn mật quanh ngôi nhà người em, nơi Thượng tọa cư trú. Cách nơi ở ba căn nhà luôn luôn có 3 công an canh gác, theo dõi và đặt hệ thống phá sóng nhằm kiểm soát đường dây điện thoại cũng như cắt sóng liên lạc như đã xẩy ra một tuần lễ vừa qua;

2. Người đến thăm gia đình hoặc Thượng tọa hay người trong nhà đi ra đều bị kiểm soát, hỏi lý do và theo sát lưng dò xét;

3. Nhiều kẻ nặc danh khi nói giọng Bắc khi nói giọng Nam gọi đến nửa khuya hăm dọa. Ðại ý cho biết Thượng tọa phải chấm dứt liên lạc với các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, chấm dứt trả lời các đài quốc tế, chấm dứt gửi Thỉnh nguyện thư ra nước ngoài như vừa qua đã gửi sang Mỹ. Nếu không nghe: “Thì hãy liệu hồn, sẽ cho côn đồ hành hung hoặc bị tai nạn xe cộ. Ðưa vào nhà thương chích cho mũi thuốc là tàn đời, câm điếc hay điên loạn!” Người em ruột của Thượng tọa tên Huỳnh Hữu Nghĩa, Hiệu trưởng trường Tiểu học ở Bạc Liêu cũng nhận được nhiều cú điện thoại hăm dọa sẽ bị đuổi khỏi trường hoặc bị tai nạn xe cộ nếu không khuyên nhủ anh, là Thượng tọa Thích Thiện Minh, chấm dứt lên tiếng cho tự do tôn giáo và nhân quyền;

4. Tất cả thư tín của Thượng tọa đều bị tịch thu trong vòng 2 tháng qua. Thư gửi đi không đến, ví dụ như các bức thư cám ơn gửi tổ chức Ân xá Quốc tế ở Luân đôn hay các Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Các thư gửi về Thượng tọa cũng đều không nhận được. Thư tín trong tỉnh gửi đến người em đều bị bóc ra xem trước;

5. Thượng tọa Thích Thiện Minh đã khiếu nại lên cơ quan công quyền thành phố Bạc Liêu, thì được các cơ quan trấn an rằng Nhà nước không chủ trương hăm dọa như thế; thế nhưng:

6. Ngày 23.3.2005, một phái đoàn Bộ Công an từ Hà Nội vào Bạc Liêu cùng với đội An ninh chính trị Bạc Liêu đã mời người em Thượng tọa, ông Huỳnh Hữu Nghĩa, đến khách sạn tỉnh làm việc. Sang ngày hôm sau, 24.3, đoàn đến nơi cư trú của Thượng tọa gọi là “thăm hỏi sức khỏe”. Phái đoàn Hà Nội gồm ba người do ông Tân cầm đầu, cùng đi có ông Hiệp và một nữ thư ký ghi chép, nhưng họ không giới thiệu cấp bậc hay chức vụ. Cơ quan công quyền Bạc Liêu tháp tùng có ông Tuyên, cũng không cho biết cấp bậc, chức vụ, Trung tá Ðại, Phó phòng B8 (tức phòng Bảo vệ chính trị, PTTPGQT chú), Thiếu tá Minh, Ðội trưởng an ninh chính trị tỉnh. Cuộc “thăm hỏi sức khỏe” này diễn ra từ 13 giờ 30 chiều đến 17 giờ. Toàn những câu hỏi bâng quơ, tuy nhiên nhân viên Hiệp quây phim thu hình toàn bộ các ngõ ngách, phòng ốc nhà cửa.

Trong cuộc tiếp xúc này, Thượng tọa Thiện Minh khiếu nại việc hăm dọa nửa khuya qua điện thoại đối với Thượng tọa và người em. Phái đoàn Bộ Công an Hà Nội xác định đây là chuyện cá nhân lẻ tẻ chứ không phải chủ trương hăm dọa của Nhà nước, đồng thời xác nhận việc người em sẽ không bị trục xuất ra khỏi ngành giáo dục. Tuy nhiên, Phái đoàn Hà Nội khuyên Thượng tọa bình tĩnh và kiên nhẫn chờ Nhà nước xử lý các yêu sách đòi trả ngôi chùa Vĩnh Bình và pho tượng đồng đen nặng 64 kí lô, mà không nên nóng vội. Qua câu chuyện, Phái đoàn Hà Nội tỏ ra theo dõi rất kỹ các cuộc trả lời phỏng vấn của Thượng tọa trên các đài ngoại quốc, đặc biệt là Thỉnh nguyện thư Thượng tọa gửi cho Ủy hội Hoa kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới yêu sách đừng rút tên Việt Nam ra khỏi “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm”, phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và trả tự do cho các tù nhân các giáo hội Công giáo, Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo còn ở trong nhà tù Z30 ở Xuân Lộc. Do đó, Phái đoàn Hà Nội yêu cầu Thượng tọa không nên lên tiếng như thế và chấm dứt các sự trao đổi với các Tổ chức quốc tế, đặc biệt đừng tiết lộ các chuyện chứng kiến trong nhà tù.

Phái đoàn Bộ Công an nhắc khéo cho Thượng tọa biết rằng cuộc đặc xá Tết nguyên đán vừa qua là do chính sách khoan hồng và nhân đạo của Ðảng và Nhà nước. Thượng tọa Thiện Minh liền đáp: “Giam tôi suốt 26 năm đằng đẵng trong tù là một bức hiếp phi pháp, là một oan ức đối với người dân lương thiện. Không thể nại cớ khoan hồng, khi bản thân Nhà nước phạm sai lầm và hành sử không đúng theo luật pháp quốc gia cũng như quốc tế. Nếu cần, tôi sẵn sàng ký giấy trở lại vào tù ở thêm cho hết hạn tù. Tôi không kêu gọi khoan hồng, cũng không có gì để cám ơn Nhà nước trong vụ đặc xá này!”

Ðáp câu hỏi của ông Võ Văn Ái về cảm tưởng cuộc “thăm hỏi sức khỏe” của đại diện Bộ Công an Hà Nội và công an tỉnh Bạc Liêu để có thể phúc trình lên khóa họp thường niên lần thứ 61 của Ủy hội Nhân quyền LHQ đang diễn ra tại Genève, Thượng tọa Thích Thiện Minh tuyên bố:

“Hiện tôi và gia đình đang sống trong bất an và khủng hoảng do những hăm dọa thường xuyên qua điện thoại trong hai tuần lễ vừa qua, do sự canh gác, theo dõi mọi đi đứng, cắt sóng đường dây điện thoại, tịch thu thư tín vi phạm điều 73 trên Hiến pháp. Phái đoàn Bộ Công an Hà nội chỉ trấn an nhưng chưa giải quyết cụ thể những yêu sách tôi đề xuất qua các văn thư gửi Nhà nước, như vấn đề trả lại chùa và pho tượng tôi khiếu nại. Hiện nay tôi được chỉ định sống trong nhà của em tôi, phòng tôi ở là phòng của đứa cháu gái, nó phải sang nhà hàng xóm ngủ nhờ. Tình trạng này không phù hợp với đời sống của người Tăng sĩ. Các lời trấn an của đoàn Hà Nội giống như rút củi dưới nồi mục đích hạ hỏa chứ không giải quyết các vấn đề cơ bản là tự do tôn giáo, tự do hành đạo và hoàn trả các cơ sở mà Nhà nước chiếm dụng phi pháp. Chưa kể đoàn muốn ngăn trở quyền tự do ngôn luận của tôi khi khuyên cấm liên hệ với các cơ quan nhân quyền quốc tế”.Thượng tọa Thích Thiện Minh cũng cho biết là trước khi ông Tân lên đường về Hà Nội, ông điện thoại lại nhà mời Thượng tọa đi ăn cơm chay và khuyên Thượng tọa nên thường xuyên liên lạc với Sư Thích Huệ Hà đại diện Giáo hội Phật giáo Nhà nước ở Bạc Liêu. Thượng tọa Thích Thiện Minh tỏ lời cám ơn nhưng từ chối không đi dùng ngọ cũng như không muốn liên hệ gì với Giáo hội Phật giáo Nhà nước.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Dân Chủ và Internet
Trần Khải
Mạng lưới Internet đã ảnh hưởng tới vận động dân chủ quê nhà ra sao? Bức tường lửa công an đã ngăn cản tới mức nào lượng thông tin dân chủ từ ngoài nước? Trí thức trẻ quê nhà ưa thích truy cập vào các trang web nào? Và các nhà hoạt động dân chủ hải ngoại nên viết các bản văn vận động trong ngôn ngữ thích hợp nào để người quốc nội dễ đón nhận hơn?

Một cuộc phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do (RFA) phát thanh hôm 28-3-2005 đã cho thấy một phần tiếng nói từ các bạn trẻ quốc nội, và cũng là những người quan tâm từ vận mệnh dân tộc. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Việt Long thực hiện, và người trả lời là "bạn trẻ Lê Phương."

Thực ra, không ai nghe một cuộc phỏng vấn từ một người rồi phóng chiếu ra để cưỡng từ đoạt lý rằng tất cả tuổi trẻ quê nhà đều lý tưởng, đều có quan tâm như anh Lê Phương. Không phải thế. Chúng ta đều biết tuổi trẻ quê nhà thực sự đa dạng lắm. Có tuổi trẻ cháu ngoan Bác Hồ, mở miệng là tụng kinh Mác Lê Hồ, lăm le xin học trường đảng để được gửi ra hải ngoại đánh phá cộng đồng... cũng có tuổi trẻ nặng quan tâm về sex, cũng có tuổi trẻ đang ngồi ghế đại học và chỉ nghĩ về cách tìm việc làm khi phải cạnh tranh với con cháu cán bộ, cũng có tuổi trẻ nông dân tay lấm chân bùn cả đời chưa có thì giờ nghe đài hải ngoại, và có cả những tuổi trẻ gái trinh nhắm mắt liều thân xin cưới chồng Đài Loan, Singapore để kiếm chút tiền cho mẹ cha đỡ cực, cho các em mình khỏi thất học...

Tất cả tuổi trẻ đa dạng như thế đấy. Có tuổi trẻ thờ phượng xác ướp, thì cũng có tuổi trẻ nhìn thấy nỗi nhục nhã, nỗi đau khổ khi toàn dân chịu áp bức bởi độc đảng toàn trị, nơi mà trí tuệ ưu việt chỉ còn nghĩ chuyện "thu vén cuối đời… hy sinh đời bố, củng cố đời con"... và bất kể nỗi đau của toàn dân.
Cuộc trao đổi với bạn trẻ Lê Phương đây là phần 2, và anh "Lê Phương đề cập đến những trang web hải ngoại, cùng với cảm nhận của bạn về một số trang web này."

Trước tiên là bàn chuyện web sex. Vấn đề là công an không ưu tiên triệt hạ web sex, mà chỉ dồn tâm lực để bịt miệng, bịt tai toàn dân, vì sợ các thông tin dân chủ.

Câu hỏi của phóng viên Việt Long là, "Nhà nước Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tiền để lập ra những đơn vị chống tội phạm trên mạng Internet. Tại sao lại vẫn cứ để cho các trang web sex, web đen đó tồn tại. Vậy thì thực ra các đơn vị chống tội phạm mạng mà công an lập ra là để làm gì?"

Anh Lê Phương nói, "...Mà ở Việt Nam hiện nay hacker nó cũng phá hoại ghê lắm, nhưng hình như chưa có đứa nào bị bắt cả. Như đầu năm cái vụ diedantinhoc.com bị đánh cắp tên miền rôi rao bán với giá 9 ngàn euro trên mạng đấy, vụ này xôn xao nhưng có tìm ra được đâu. Ai cũng thấy đối tượng bị bắt chủ yếu là những người dùng Internet để phát tán tài liệu thôi."

A ha, sao công an lại thâm thù những người "phát tán tài liệu"? Đó là tài liệu gì? Tại sao sẵn sàng bỏ qua web sex mà không để hở cho các web dân chủ?
Thực ra chuyện này không có gì ghê gớm cả. Chuyện sex là bình thường. Bác Hồ cũng có chị Khai, chị Xuân, chị gì gì bên Tàu, rồi chị gì gì bên Tây nữa... Ai cũng thông cảm. Lê Đức Anh cũng bị nữ đặc vụ Hoa Lục xường sám chân cao đùi dài vật ngã... Thông cảm luôn đi.

Nhưng còn "phát tán tài liệu" thì không thể thông cảm nổi. Bác Bảy Trấn, tức là nhà báo ngoài luồng ký tên "Người Sài Gòn" một thời cũng bị vây bủa, đì chết bỏ... Mà thiệt, cụ Bảy Trấn bây giờ chết rồi, sách cũng chỉ ở hải ngoại in thôi. Trong nước đừng có mơ mà đọc.

Hay như bài thơ cuối đời của Chế Lan Viên, khi thú thực rằng biết là bánh vẽ nhưng cũng rủ nhau vào bàn ngồi ăn. Đó là chết xong mới thấy chữ nghĩa của mình được phổ biến, mà là phổ biến ở ngoài nước. Hay là nỗi sợ của nhà văn Nguyễn Tuân, "Tao mà không biết sợ thì không còn sống tới giờ này," khi cụ nhìn thấy Nhân Văn Giai Phẩm bị truy đánh tả tơi...

Nhưng may mắn cho đất nước, giữa một thời bọn hiếu sát cầm quyền, thì cũng có những người dám đứng lên đòi hỏi dân chủ, và những người này được công an gọi là "bọn phát tán tài liệu." Tại sao có nhóm chữ này? Rất đơn giản, bởi vì chế độ này xiết thông tin rất chặt chẽ, và không có phương tiện báo chí nào, đài phát thanh nào, đài truyền hình nào trong nước cho phép họ nói chuỵện với đồng bào họ về hướng đi sai lầm mà dân tộc đang bị đẩy tới, và về lý tưởng tự do dân chủ mà họ mong muốn đồng bào cùng tìm tới. Trong đó, có những vị như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ... mà những lời của quý thầy này cũng đang được trân quý, được ấp ủ, được mong đợi từ chính quý thầy trong Giáo Hội nhà nước, vì đó là lời nói cho hạnh phúc toàn dân, nói cho niềm vui được sống trong dân chủ tự do, cho lý tưởng của nền văn minh nhân loại... Khi có những thầy nói thay cho cả nước, thay cho toàn dân, thay cho cả giáo hội.

Trở lại bài phỏng vấn trên RFA, phóng viên Việt Long hỏi thêm: "Thế thì cái việc bắt bớ những người phát tán tài liệu dân chủ, nhân quyền trên mạng như vậy nó có làm nản những ý định tìm hiểu và chia sẻ thông tin giữa những người quan tâm với nhau hay không?"

Và rồi anh Lê Phương đáp: "Tất nhiên cũng có ảnh hưởng chứ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mọi người cũng buộc phải khéo léo, cẩn trọng hơn. Ngay cả cái việc chia sẻ thông tin với nhau cũng kín đáo hơn, thường thì là trong nội bộ thân hữu thôi."

Việt Long: Trong cái bối cảnh chính quyền siết chặt việc theo dõi và kiểm soát các hoạt động truy cập, sử dụng Internet như vậy thì số lượng những người tìm hiểu thông tin về dân chủ, nhân quyền có thay đổi gì không?

Lê Phương: Mặc dù là người ta có e ngại, nhưng cũng vẫn nhiều. Bởi vì người dân trong nước mình họ ngày càng khao khát và muốn tìm hiểu thông tin đa chiều hơn. Tất nhiên cũng có ảnh hưởng chứ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mọi người cũng buộc phải khéo léo, cẩn trọng hơn. Ngay cả cái việc chia sẻ thông tin với nhau cũng kín đáo hơn, thường thì là trong nội bộ thân hữu thôi.

Vậy rồi những trang web nhiều thông tin về dân chủ được người trong nước quan tâm là web nào?
Anh Lê Phương cho biết, theo ý riêng anh, anh thích nhất là các trang www.thongluan.org, www.ykien.net, www.danchu.com, www.danchimviet.com, www.vietbao.com, www.canhen.de ... " Tất nhiên là còn rất nhiều trang web, diễn đàn hải ngoại khác cũng rất thú vị, kể ra thì nhiều lắm. Nhưng hầu như là bị đặt tường lửa hết ấy mà..."

Chuyện bức tường lửa, thiệt là hết nước nói. Ai lại lòng dạ nào đi bịt mắt, bịt tai, bịt miệng đồng bào mình như thế? Trí tuệ ưu việt nào mà chỉ muốn tuổi trẻ VN tán gẫu, chat chiết như thế? Bây giờ mà Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng có đầu thai lại ở VN, thì dù có nóng lòng với đất nước là bảo đảm cũng bị côn đồ bụp giữa phố liền, không xe tông, thì cũng chích mũi thuốc câm, thuốc điếc, thuốc khờ liền... Nghĩa là những biện pháp đàn áp người dân mà Thượng Tọa Thích Thiện Minh vừa mới bị hăm dọa trong các tuần lễ mới đây. Các bác Minh với Thắng đừng có mơ đầu thai về lại thiên đường của mấy bác nhé, bàn chuyện cách mạng là công an đẩy vô nhà thương điên liền.

Anh Lê Phương giải thích thêm: "....nhiều khi bị đặt mấy lớp tường lửa ấy chứ. Vì thế với những người không biết cách vượt tường lửa thì quả là rất khó khăn, hầu như là không truy cập được. Bởi vì mình cứ gõ địa chỉ vào thì nó lại hiện dòng chữ ra báo là not found, tức là không tìm thấy, hoặc là not available, nghĩa là trang web đó không tồn tại. Rồi thì nó báo là lỗi error 404 chẳng hạn. Thực ra tường lửa nó chính là như thế đấy.... thực ra vượt tường lửa không có gì là phức tạp. Nói là tường lửa thì nghe cho nó có vẻ bí hiểm, chứ còn thực ra nó chỉ là mấy cái dòng chữ ấy thôi mà. Nếu muốn thì chỉ mất độ 1 phút đồng hồ là vượt được tường lửa ngay. Dễ lắm. Nhưng mà không tiện nói ra ở đây... Còn nếu như muốn biết cách vượt tường lửa thì cứ ra ngoài hàng Internet, ngồi một lúc rồi lựa mà hỏi người bên cạnh là họ chỉ cho ngay ấy mà. Dễ lắm, nhìn thao tác một lần là tự làm được ngay."

Phóng viên Việt Long hỏi thêm: Tôi hiểu. Thế giả như một người chưa hề biết gì về máy tính thì làm sao mà người ta có thể biết được cách để mà truy cập và tiếp cận với thông tin?

Lê Phương: Thích thì vào trang www.google.com để mà tìm kiếm thông tin. Chẳng hạn như nếu muốn tìm hiểu về cải cách ruộng đất thì cứ gõ cái chữ "cải cách ruộng đất" vào trong ô Search, tức là tìm kiếm đấy, của Google rồi ấn Enter thì nó hiện ra ngay một loạt những bài viết, tha hồ mà đọc. Cái giao diện của Google.com nó bằng tiếng Việt mà, cho nên ai dùng cũng được.

Tuy nhiên, tuổi trẻ quốc nội cũng có lời ý kiến với những người cầm bút dân chủ hải ngoại.
Anh Lê Phương nói: "Trước hết là phải cảm ơn đồng bào mình bên hải ngoại, những người đã lập ra các website hay là các diễn đàn đó. Phải nói là thông tin ở các website đó rất nhiều, và đa chiều. Nó cung cấp cho mình thông tin và quyền suy nghĩ, phán xét là hoàn toàn dành cho người đọc, mọi thứ là tự người đọc quyết định. Tuy nhiên bên canh đấy thì cũng có nhiều cái mà các website hải ngoại nên tránh... Một số bài viết ở website hải ngoại đấy, có lẽ do yếu tố quá khứ cũng như là cách xa về không gian địa lý nữa cho nên đôi chỗ người viết họ nhìn nhận và đánh giá vấn đề nó hơi phiến diện, thâm chí đôi lúc còn lệch lạc nữa. Thậm chí ở một số diễn đàn, có những bài viết mình đọc xong thấy nó nặng nề quá. Cái kiểu viết cho hả giận như vậy thì nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Có thể lợi cho bản thân người viết lúc đó, vì trút đựoc giận mà, nhưng đối với người đọc thì họ sẽ ấn tượng và vì thế cho nên lần sau thấy cái tên tác giả ấy thì người ta sẽ bỏ qua mà không đọc nữa. Viết ra mà người ta không đọc thì thất bại rồi còn gì nữa.... Tất nhiên là phải có bức xúc thì người ta mới bày tỏ ý kiến, nhưng lúc đã viết ra thì cố gắng khách quan đến mức tối đa và phải tính đến sự tiếp nhận cũng như phản ứng của người đọc. Nói chung là phải luôn cố gắng khách quan.... Thật ra thì đối với những bài viết nó nặng nề, rồi thì ngôn từ nó mạ lỵ, phỉ báng quá như vậy thì dẫu muốn chuyển cho người khác thì mình cũng phải đắn đo hơn. Bởi vì như anh Việt Long cũng biết là ở trong nước thì nói đến tài liệu thảo luận về dân chủ với lại nhân quyền này nọ đấy là người ta đa phần đã ngại rồi. Trong phạm vi hẹp thân hữu hoặc những người đã từng đọc thì không nói. Thế nhưng nếu muốn phổ biến rộng rãi hơn ra bạn bè và những người mới thì các cái tài liệu đó nó phải thật khách quan, mềm mỏng như vậy thì cả người nhận lẫn người đưa mới đỡ ngại... Muốn đánh giá lại lịch sử thì cũng cần phải có thời gian để mà người ta dần dần quen với cái sự thay đổi đó. Em cho là như vậy. Và mọi thứ phải khách quan, quan trọng là phải khách quan." (Toàn văn ở web: http://www.rfa.org/vietnamese/)

Xin cảm ơn bạn trẻ Lê Phương, những gì anh nói thực là đáng quan tâm và khích lệ. Đất nước cần những người như anh, và những người hải ngoại chúng tôi mang ơn anh. Và cũng xin cảm ơn phóng viên Việt Long... vì anh đã không chọn phỏng vấn những cán bộ trẻ, những người có sẵn trong túi mật mã để vượt qua tường lửa một cách chính thức, nhóm ngừơi này đã có 500 báo đài nhà nước làm loa kèn rồi. Lời cuối là xin cầu nguyện cho anh Lê Phương và các bạn trẻ như anh bình an, và xin đất nước sớm được dân chủ tự do.

Post Reply