BÌNH LUẬN

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

BÌNH LUẬN

Post by khieulong »

Trí tuệ như thế này ...
Thursday, March 17, 2005 Ngô Nhân Dụng

Sau khi đọc bài bàn về những ý kiến của ông Lê Ðăng Doanh, kể lại trong mục này hôm Thứ Tư, một người bạn hỏi ký giả tại sao không nhắc đến những câu phát biểu đặc sắc nhất mà ông Doanh đã nói. Chẳng hạn như khi ông Doanh kể chuyện một chuyên viên tài chánh quốc tế đặt câu hỏi với ông: “Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế?” Ông Doanh còn nhắc lại một câu rất cụ thể: “Chúng mày cứ đề ra một cái mục tiêu là ‘Ðến bao giờ chúng mày đừng có đi ăn xin nữa?’ Có được không?”

Ông Lê Ðăng Doanh chắc buồn quá nên dịch ra những tiếng quá nặng lời. Nhân viên các cơ quan viện trợ quốc tế - họ là những nhà ngoại giao, bao giờ họ cũng “Thưa quý ngài” chứ không ai gọi người khác là “chúng mày” cả. Nhưng ngay cả khi họ nói “Thưa quý ngài” thì nghe vẫn thấy nhục, vẫn thấy phẫn uất, phải hiểu là họ đang chửi mình, chửi cả nước mình. Mà mình không cãi vào đâu được. Khi nghe chửi thì phải hiểu là họ gọi mình là “chúng mày” chứ không còn là “quý ngài” nữa.

Trong số những cơ quan viện trợ quốc tế đó có Ngân Hàng Thế Giới. Ông Lê Ðăng Doanh kể Thủ Tướng Phan Văn Khải đã nói với Ngân Hàng Thế Giới và Tổ Chức Phát Triển Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam sẽ phải trở thành một nước trong khối OECD, tức các nước phát triển cao. Nhưng lợi tức bình quân của các nước trong OECD là hơn 10,000 mỹ kim một năm, hiện nay Việt Nam chỉ có 530 mỹ kim. Muốn đuổi kịp theo họ cũng phải đợi không biết bao nhiêu năm nữa; mà trong 10 năm tới chắc bình quân lợi tức cũng chỉ lên tới 1,060 đô la là cùng, nghĩa là vẫn được xếp hạng vào khối những nước “trung bình thấp.”

Ngân Hàng Thế Giới đã tới Việt Nam từ nhiều năm, mỗi năm chúng ta đều nghe nói họ viện trợ cho nước Việt Nam năm ba trăm triệu đô la. Nhưng sau đó lại có tin nói đến cuối tài khóa chính phủ Việt Nam vẫn chưa được rút tiền ra, vì không thực hiện những điều kiện của họ. Mà điều kiện của họ chủ yếu là đòi “sổ sách kế toán minh bạch, sạch sẽ” khi dùng tiền viện trợ! Mà làm sổ sách kế toán sạch sẽ là điều rất kiêng kị trong guồng máy hành chánh Việt Nam. Người ta bảo ở bẩn sống lâu, ở sạch chóng chết, không ai muốn chết non cả!

Mà vai trò của Ngân Hàng Thế Giới thì vốn là để “giảm bớt cảnh nghèo trên thế giới,” chứ không phải là “giúp chính phủ các nước nghèo,” như có thể nhiều người hiểu lầm. Từ mười năm qua, Ngân Hàng Thế Giới thay đổi nhiều, khi ông Chủ Tịch James Wolfenshon áp dụng chính sách buộc các nước phải bài trừ tham nhũng khi dùng các món viện trợ hoặc cho vay của Ngân Hàng Thế Giới. Một bản nghiên cứu của các giáo sư kinh tế, tài chánh như Meltzer, Sachs, vào năm 2000, đã thấy sự thất bại của các công cuộc viện trợ khi đưa tiền cho các chính phủ tham nhũng. Bản báo cáo nêu một kết luận là những nước nhận viện trợ vẫn tiếp tục nghèo nếu “chính trị bất ổn, quyền tư hữu bị hạn chế, hệ thống tư pháp yếu hoặc bị lũng đoạn, hay chính quyền tham nhũng.” Việc viện trợ cho các quốc gia đó sẽ “khá nhất cũng chỉ cứu giúp tạm thời, còn tệ nhất thì chỉ làm giàu cho hệ thống tham nhũng hoặc làm hao phí tài nguyên bản xứ cũng như từ bên ngoài đem vào.” Người cầm quyền ở những quốc gia không có luật pháp công minh có cơ hội ăn chặn bớt tiền viện trợ trên dưới chia với nhau, số tiền họ không ăn thì dùng để phân phát chút cho dân nghèo để họ đỡ phẫn uất và nổi loạn. Cả hai cách dùng đó đều nuôi dưỡng, duy trì, bảo vệ hệ thống tham nhũng. Chính Ngân Hàng Thế Giới tự thẩm lượng đã đi tới kết luận rằng 59 phần trăm các dự án đầu tư mà họ yểm trợ trong thập niên 1990 đã thất bại. Mục tiêu “giảm nghèo” của ngân hàng không đạt được.

Tham nhũng ngăn cản kinh tế không phát triển được hết tiền năng, điều này ai cũng biết. Cho nên Ngân Hàng Thế Giới không muốn đóng vai trò đồng lõa với các chính quyền tham nhũng, đem tiền đi nuôi tham nhũng ở các nước nghèo. Từ mười năm qua một phong trào đang lên trên thế giới là “minh bạch công khai,” (transparency.) Trong cuộc nói chuyện của ông Lê Ðăng Doanh với Ðảng Cộng Sản Việt Nam ông đã cho biết thế giới đánh giá chế độ cộng sản như thế nào, trong đó có Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International.) Tổ chức này là tư nhân, trụ sở ở Berlin, Ðức Quốc, mỗi năm họ thẩm lượng các chính quyền, cho điểm, xếp hạng; xếp hạng 1 là tốt nhất, gần như không có tham nhũng, hạng chót là tham nhũng chằng chịt, vô địch. Trong năm qua tổ chức này cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam đứng hạng 102 trong số 145 quốc gia! Ông Doanh nói, “việc chi tiêu, tham nhũng, và phải cống nạp các thứ này khác, thì mình thuộc loại rất là thấp, thuộc nhóm thấp nhất trong số được xếp hạng đấy!”

Tháng Sáu này Ngân Hàng Thế Giới sẽ có một vị chủ tịch mới. Và một tin buồn mà chính quyền cộng sản ở Việt Nam nên biết, là chắc ông ta sẽ không nương tay với các chế độ tham nhũng.

Tổng Thống George W. Bush mới đưa tên ông Paul Wolfowitz làm ứng viên chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới, làm nhiều nước Âu Châu tỏ ra bất bình. Nhưng từ lâu nay đã có thông lệ, một người Âu Châu sẽ đứng đầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, còn một người Mỹ sẽ coi Ngân Hàng Thế Giới. Chính phủ Mỹ có 16 phần trăm cổ phần trong ngân hàng này, là cổ đông lớn nhất, và họ có thể lôi kéo nhiều nước nhỏ bỏ phiếu cho họ. Cho nên mặc dù ông Bush có vẻ khiêu khích các nước khác khi đưa ông Wolfowitz ra, chắc cuối cùng không ai chống được trừ khi muốn gây khủng hoảng. Ông Wolfowitz là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, là người vạch ra chính sách tấn công Iraq ngay sau vụ 11 Tháng Chín. Thực ra ông ta đã cổ động việc đánh Iraq từ thời chính phủ Clinton. Ông Bush có thói quen tưởng thưởng những người trung thành với ông, mà không thể bổ nhiệm ông Wolfowitz vào một chức bộ trưởng nào, vì biết trước rằng khi ra Thượng Viện khó mà được chấp nhận. Các nghị sĩ Mỹ sẽ không quên những lời quả quyết của ông Wolfowitz khi ông điều trần trước cuộc tấn công Iraq. Ông đã nói chắc chắn rằng Hussein có vũ khí hủy diệt tập thể. Ông cam đoan dân Iraq sẽ chạy ra đường hoan hô quân Mỹ. Ông bảo cuộc chiến tranh sẽ không tốn kém bao nhiêu vì công cuộc tái thiết đã có tiền bán dầu lửa của Iraq trang trải. Tất cả những lời nói đó bây giờ ai cũng biết là sai.

Nhưng ông Wolfowitz được ông Bush tin tưởng, và những ý kiến của ông phù hợp với quan niệm của ông Bush về vai trò của nước Mỹ trên thế giới hiện nay. Cả hai tin rằng nước Mỹ có thể hành động đơn phương không cần yểm trợ quốc tế, để phổ biến chế độ tư do dân chủ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Hồi Giáo. Ðây cũng là điều các chính phủ khác không chịu được, họ chống ông Bush, và họ chống việc bổ nhiệm ông Wolfowitz.

Nhưng ông Wolfowitz có thể là một vị Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới đem lại những cải tổ cho tổ chức tài chánh này, trong chiều hướng thúc đẩy việc dân chủ hóa ở những quốc gia nghèo mà ngân hàng sẽ viện trợ.

Cái tên của ông thực ra rất giống tên ông chủ tịch hiện nay, Wolfensohn, họ dám gốc cùng một dòng họ lắm. Cả hai đều có chữ Wolf, con chó sói. Ông Wolfensohn người Áo, trong tiếng Ðức sohn nghĩa là con trai. Ông Wolfowitz người gốc Ba Lan, chữ witz ở cuối tên trong tiếng Slave cũng có nghĩa là “con của...” Có thể coi như hai người trùng tên, nhưng ngôn ngữ khác nhau.

Wolfowitz vốn học toán nhưng chuyển sang chính trị học, sau khi tham gia phong trào đòi dân quyền vào năm 1963. Ông đã làm thứ trưởng ngoại giao phụ trách vùng Á Ðông từ năm 1983, thời Tổng Thống Reagan. Ba năm sau ông được cử làm Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia, khi chế độ độc tài Suharto còn thịnh. Nhiều người bạn nói ba năm ở Indonesia ảnh hưởng rất lớn đến Wolfowitz vì nhìn thấy đời sống nghèo khổ của người dân trong một chế độ độc tài. Bà vợ ông lúc đó biết nói tiếng bản xứ, ông cũng học tiếng bản xứ, và đi thăm các làng quê cũng như các khu ngoại ô thủ đô Jakarta. Ông là một người Do Thái, tới một xứ Hồi Giáo đông dân nhất thế giới; nhưng ông kết bạn được với Abdurrahman Wahid là một học giả Hồi Giáo và đứng đầu tổ chức Hồi Giáo lớn nhất nước. Wolfowitz tỏ ra rất kính phục vị học giả này vì tính bao dung của ông về tôn giáo, với chủ trương tách giáo hội ra khỏi chính quyền. Sau này ông Wahid trở thành tổng thống đầu tiên được bầu lên ở Indonesia sau khi Suharto bị lật đổ và có bầu cử tự do, nhưng sau đó ông phải từ chức vì người chung quanh ông tham nhũng. Wahid đã từng đi học về giáo lý ở Baghdad, thủ đô Iraq. Ông đã kể lại chính ông chứng kiến cảnh Hussein treo cổ những người chống đối một cách tàn bạo như thế nào. Chính một vị thầy của ông cũng bị bắt và tra tấn đến chết.

Không biết những nhận xét của Wahid có ảnh hưởng tới lòng thù ghét của Wolfowitz đối với chế độ Hussein hay không. Nhưng ý kiến đòi các chính quyền nhận viện trợ phải bài trừ tham nhũng đã được gieo vào đầu Wolfowitz khi ông chứng kiến cảnh gia đình Suharto và thủ hạ sống trên tiền tham nhũng và lạm dụng quyền hành.

Cho nên khi ông Wolfowitz làm Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới, chúng ta có thể tin là chiến dịch chống tham nhũng, thúc đẩy phong trào minh bạch công khai trong tổ chức này sẽ mạnh hơn. Các chính phủ Âu Châu còn muốn Tổng Thống Bush đưa ra tên nhiều ứng cử viên để lựa chọn, và nhiều người chỉ trích rằng ông Wolfowitz không có kinh nghiệm nào về tài chánh quốc tế cũng như về phát triển kinh tế. Năm 1967, Tổng Thống Johnson cũng đưa ông McNamara, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ ra làm ứng viên Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới và đã được chấp thuận. Ông McNamara cũng không chuyên về tài chánh và phát triển, nhưng ông là một người đầu tiên muốn dùng Ngân Hàng Thế Giới làm dụng cụ chống nghèo đói. Nếu ông Wolfowitz cũng theo đuổi mục tiêu chống tham nhũng ở các nước nhận viện trợ một cách quyết liệt như ông theo đuổi việc triệt hạ Saddam Hussein, thì ông sẽ giúp được nhiều người hơn mà không bị mang tiếng vì những phán đoán sai lầm. Nhưng chính quyền cộng sản trong nước Việt Nam chắc không hồ hởi đối với một người cổ động cho tính minh bạch công khai.

Muốn giúp cho guồng máy kinh tế tài chánh của Việt Nam giảm bớt tham nhũng, có lẽ ông Wolfowitz cũng nên biết là cứ hỏi họ những câu khó trả lời, theo kiểu một người ngoại quốc đã hỏi ông Lê Ðăng Doanh. Hãy hỏi các quan chức cộng sản rằng, “Một nước trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin mãi thế? Sao cứ tham nhũng, ăn cắp ăn trộm công khai nhiều thế?” Nhiều người Việt Nam có khi không chịu nghe lẽ phải vì lòng tham lam, nhưng tất cả mọi người Việt Nam thì biết nhục.


Ngô Nhân Dụng

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Việt Nam, Từ Trong Và Ngoài
RFA & Nguyễn Xuân Nghĩa
Mấy ngày qua, dư luận trong và ngoài nước, trước hết từ bên ngoài, rất xôn xao về bài nói chuyện của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh ở trong nước về tình hình Việt Nam. Đất nước đã tới các ngã rẽ lớn.
Sau khi đã phỏng vấn một số nhân vật trong nước như ông Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê hay Hoàng Minh Chính về bài phát biểu này, hôm nay đài Á Châu Tự Do đưa ra một cái nhìn của một chuyên gia từ ngoài nước, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, phụ trách mục chuyên đề hàng tuần Diễn đàn Kinh tế cho đài RFA kể từ ngày thành lập. Cuộc phỏng vấn do Việt Long thực hiện.
Hỏi: Thưa quý thính giả... Ông Nguyễn Xuân Nghĩa của mục Diễn Đàn kinh tế hẳn không không xa lạ gì với quý vị. Nhưng ngoài lãnh vực kinh tế, ông còn là một nhà nghiên cứu, am tường nhiều lãnh vực khác và hiểu biết sâu rộng về Việt Nam. Hẳn nhiên ông đã phải biết và tìm hiểu sâu xa về bài nói chuyện của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh hôm mùng hai tháng 11 năm ngoái, một bài nói chuyện đã gây sôi nổi ở trong nước lẫn bên ngoài. Thì thưa ông, trước hết, ông vui lòng nói với thính giả những cảm nghĩ sơ khởi của ông về bài nói chuyện của một người thực ra là một đồng nghiệp của ông trong địa hạt kinh tế...
-- Như mọi người thiết tha đến Việt Nam, tôi có được biết và đã đọc bài phát biểu này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn về một bài phát biểu và trao đổi hơn 30 trang - hoặc nói chính xác hơn, hơn 21.700 chữ, chưa kể những phần không được ghi trọn vẹn – tôi xin phép được tự giới hạn trong một lãnh vực mà mình quan tâm. Nhận xét sơ khởi của tôi thuộc về phương cách và hình thức, trước khi ta nói đến nội dung.
Hỏi: Thưa vâng. Nhưng trước hết, ông muốn nói đó là phương cách gì, ở khía cạnh nào trong bối cảnh bài nói chuyện của ông Doanh?
-- Trước hết là về loại sinh hoạt nội bộ của giới cầm quyền. Như những kẻ có bệnh, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam luôn thăm dò sự chẩn đoán về bệnh tình của mình. Họ hỏi ý kiến mọi người am hiểu, các chuyên gia ở trong và ngoài nước, và gọi đó là tinh thần “trọng thị”. Nhưng sau đấy giấu biệt những chẩn đoán ấy và vẫn làm theo ý mình. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi thấy lãnh đạo Hà Nội có thể bình tĩnh hay bình thản hoặc tủm tỉm ngồi nghe những lời nghịch nhĩ nhất, miễn là lời trực ngôn không được phổ biến ra ngoài. Khi một Ủy viên Bộ Chính trị đích thân mời một chuyên gia kinh tế trong nước trình bày nhận xét của mình về hiện tình và những nguy cơ của đất nước thì đấy cũng chỉ là sự thường. Điều bất thường là chúng ta ở bên ngoài, sau đó mới là dư luận trong nước, lại được biết về những lời chẩn đoán ấy của một người am hiểu là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Hỏi: Như vậy, phải chăng điều ông chú ý trước tiên là việc bài nói chuyện bị tiết lộ ra ngoài?
-- Ông Lê Đăng Doanh không thể là người tiết lộ lời phát biểu của mình, chẳng phải vì ông đã về hưu và hết sợ mà vì quy tắc sơ đẳng của giới chuyên gia tư vấn là khi được tham khảo thì trả lời theo công tâm; sau đó, việc sử dụng hay phổ biến là của người hỏi, dại gì mà tiết lộ?
Hỏi: Thưa... xin nói rõ thêm lời ông, là ông Lê Đăng Doanh nghỉ hưu trong chức vụ Viện trưởng viện nghiên cứu và quản trị kinh tế, nhưng vẫn là tư vấn của bộ kế họach và đầu tư, và vẫn giảng dạy kinh tế ở nhiều đại học. Mời ông nói tiếp.
-- Tôi tạm kết luận là trong nội bộ giới lãnh đạo Hà Nội có người, hay nhiều người, muốn cho phổ biến nội dung ra cho dư luận. Vì sao thì mình không biết nhưng có thể suy đoán được. Tôi sở dĩ kết luận như vậy vì ngay sau khi bài phát biểu của mình bị tiết lộ, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh vẫn bình thản trả lời một cuộc phỏng vấn của quý đài mà không bị phiền nhiễu như nhiều người khác. Phương cách xuất hiện bài nói chuyện này vì vậy cho thấy một số chuyển biến trong tư duy của giới lãnh đạo, của người đã yêu cầu ông Lê Đăng Doanh phát biểu, hoặc của một số người ngồi nghe. Đó là về phương cách.
Hỏi: Vâng. Thế còn về hình thức, chắc ông muốn nói tới cách thức ông Doanh trình bày bài nói chuyện, thì ông có nhận xét ra sao?
-- Tôi chợt nhớ đến các ông vua đi cầy vào thời phong kiến. Thời Tiền Lê chẳng hạn. Ngôn từ Tiến sĩ Lê Đăng Doanh sử dụng khi nói chuyện với cấp lãnh đạo của hơn 80 triệu dân Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 làm ta liên tưởng đến các ông vua ngồi xổm dưới gốc đa. Ngôn ngữ ấy nôm na dễ hiểu, đầy những từ “mày tao chi tớ”. Ông Doanh hiển nhiên là biết cách xưng hô hay nói năng lịch sự và biết cách truyền đạt tư tưởng tùy đối tượng. Nhất là khi suốt phần nói như ứng khẩu rất dài này ta không biết đối tượng ấy gồm những ai. Điểm lý thú là những người ông Lê Đăng Doanh lịch sự gọi là “ông” hay “bà” đều bị ông đả kích hoặc châm biếm. Chúng ta phải nhìn lại Hà Nội như đất ngàn năm văn vật.
Điểm thứ hai về hình thức, và ta đang đi vào nội dung, là - ngược với nhiều giới kinh tế xã hội chủ nghĩa - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu lên loại thí dụ rất thiết thực, sống động, thậm chí bi hài của đời sống. Ông ta không nói theo kinh điển từ tháp ngà xã hội chủ nghĩa, mà có quan tâm, theo dõi và hiểu rõ đời sống người dân. Đây là ngoại lệ hiếm có, và đáng quý, cho nên bài phát biểu mới có sức thuyết phục cao.
Hỏi: Bây giờ, bước sang phần nội dung. Ông nhận xét ra sao về nội dung phát biểu?
-- Đi từ đời sống lên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu ra các vấn đề sống động của thế giới và éo le của người dân Việt Nam, với con số và thí dụ cụ thể của một nhà khoa học, để khuyên đảng đừng tự mê hoặc nữa. Nhưng càng lên đến địa hạt cao hơn, tột cùng là chính trị và hệ thống lãnh đạo, tác giả càng uyên áo và nhẹ nhàng trong ngôn từ. Thuốc đắng dã tật, nhưng đắng quá có khi vật thầy. Ông khéo chẩn bệnh hầu bệnh nhân khỏi bị “sốc” mà vật chết thầy thuốc. Tôi nhớ đến Hàn Phi đời Tần bên Tầu, về thuật thuyết phục lãnh đạo, mà cảm thương giới chuyên gia trí thức Việt Nam, hơn hai ngàn năm sau Hàn Phi Tử và Tần Thủy Hoàng Đế. Ta có thấy sôi nổi bức xúc về lời phát biểu của ông Doanh thì cũng nên thông cảm với câu “ý tại ngôn ngoại”. Chẳng hạn như dân chủ hóa là tốt, nên đảng ta hãy thử dân chủ hoá từ trong đảng ra xem sao... Đấy là nhận xét chủ quan và đại lược của tôi về nội dung, đúng sai thì chưa biết. Cái chuyện "ý tại ngôn ngọai" còn thể hiện rõ hơn ở bài quý đài phỏng vấn ông Doanh sau khi bài thuyết trình đã bị tiết lộ. Tất nhiên, vì an nguy của bản thân, ông Doanh không thể minh thị xác nhận những điều đã nói và bị ai đó cho tiết lộ, cho nên ý chính của ông phải được hiểu ra bên cạnh những lời nói...
Hỏi: Đi thêm vào chi tiết, thì ông nhận xét thế nào về những phát biểu của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh?
-- Theo dõi những kiến nghị, thảo luận và tranh luận của chuyên gia hay trí thức các nước độc tài và lạc hậu, như tại Trung Quốc hay Liên Xô và Đông Âu, đôi khi tôi có cảm nghĩ bi quan là trí thức và chuyên gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thua kém họ. Lần này, tôi thấy lạc quan hơn chút ít khi có người lên lớp cho giới lãnh đạo hiểu rõ vài ba quy luật sơ đẳng về sức mạnh kinh tế, về quyền lợi thiết thực và pháp quyền của quốc gia, với minh diễn rõ ràng. Ông Doanh nói về kinh nghiệm hay lời răn của các nước khác - từ Singapore, Kazhakstan đến Ấn Độ hay Tiệp Khắc - với lời kể là “thằng này nó nói”, “thằng kia nó chửi”, về những lầm lẫn giữa hình và bóng của Việt Nam. Ông ta còn khéo dạy cho đương kim Thủ tướng Hà Nội về mộng mị vớ vẩn như đòi bắt kịp các nước trong tổ chức OECD, với thu nhập đồng niên trên 10.000 đô la một người. Nói ra điều đó, ông Doanh hẳn là thấy đau lòng, như nhiều người chúng ta ở ngoài này. Nhưng, không hiểu rằng các ông lãnh đạo ngồi trên có biết ai là “ông”, và ai là “thằng” không?
Hỏi: Nói một cách cụ thể, thì ông thấy những nhận xét kinh tế nào của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh là đáng chú ý nhất, hay xác đáng nhất?
-- Tôi khó trả lời vì phải đi vào lý luận chuyên môn, nhưng thấy rằng kinh tế thực ra chỉ toát lên từ đời sống, từ những người có quyết định kinh tế mà khỏi cần biết hay học về kinh tế. Quyết định ấy tùy thuộc vào nhận thức và thông tin của các tác nhân kinh tế. Nhiều lập luận kinh tế của ông Doanh đã phơi bày ra sự lẩn thẩn của hệ thống lãnh đạo. Khi luận bàn về mô hình sinh hoạt của Đảng, ông có nói đến sự lạc hậu của một cơ chế muốn kiểm soát tất cả mà tầm nhìn của bản thân lại thu hẹp dần. Đấy là cách giải thích xác đáng về nhiều vấn đề kinh tế tại Việt Nam, loại vấn đề mà giới lãnh đạo ngồi trên bệ không thấy được vì tự bịt tai bịt mắt hài lòng với đám quân sư quạt mo quạt giấy - chữ của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - và những kẻ trục lợi nhờ hệ thống chính trị này. Từ bài phát biểu, người ta hiểu ra rằng đây là một hệ thống khống chế kinh tế của một thiểu số đang đẩy Việt Nam vào chỗ tụt hậu so với thế giới.
Hỏi: Ngoài những vấn đề nội bộ của Việt Nam thì theo nhận định của ông, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh có nêu ra những kết luận hay dự đoán gì đáng chú ý về thế giới bên ngoài không?
-- Việt Nam đang tụt hậu và mối nguy cho xứ sở đang xuất phát từ Trung Quốc. Thuần về kinh tế mà nói thì đấy là lời cảnh báo đáng chú ý. Từ bên ngoài, người ta đã có thể thấy điều ấy, nhưng đây là một lần hãn hữu mà ta nghe thấy lời cảnh cáo như vậy từ bên trong. Người dân có thể mập mờ nhìn ra mối nguy từ Trung Quốc qua những trao đổi mua bán hàng ngày. Nhưng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói ra điều ấy từ giác độ khác, và nói ra với những người đang cầm quyền, trong đó có những người vẫn coi mô hình Trung Quốc là khuôn vàng thước ngọc mà không biết sợ.
Hỏi: Trên diễn đàn này, ông nhiều lần nói đến mối nguy ấy nên phải chăng vì vậy mà ông có vẻ thông cảm với lời báo động của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh?
-- Nếu Trung Quốc thành công trong cải cách, từ kinh tế lên chính trị theo kiểu của họ, mình sẽ khó thở. Có lẽ đấy là lý luận của ông Doanh. Mà nếu họ thất bại, và theo thiển kiến của tôi là có xác suất cao sẽ thất bại, thì mình càng khó thở hơn... Vì khó khăn về “biến pháp” thời Vương An Thạch mà nhà Tống đã gây hấn với Việt Nam. Việt Nam ngày nay lại không là Việt Nam thời Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt nên chuyện “phá Tống bình Chiêm” sẽ không có... Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận tại Hà Nội, có lẽ đây là lần đầu mà có người nói thầm với lãnh đạo “hãy cảnh giác với Thiên triều”. Và người nói ra không bị kỷ luật.
Hỏi: Từ chuyện ấy, ông kết luận ra sao về bài phát biểu này của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh?
-- Tôi thực sự không muốn ra khỏi khuôn khổ kinh tế, nhưng các vấn đề kinh tế của Việt Nam thì người dân trong nước đều biết, không chờ đợi lời cảnh báo của giới lý luận. Điều đáng chú ý trong bài phát biểu của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh là những kết luận chính trị tổng kết về nguy cơ chệch hướng từ một thực tế kinh tế chẳng có gì đáng hãnh diện. Cho nên, tôi trộm nghĩ là để chuẩn bị cho Đại hội X vào năm tới, nhiều người đang úp mở tranh luận về hướng đi – hay về cú ngã – của Việt Nam. Chẳng hạn như đảng quyền hay pháp quyền nhà nước? Làm sao tự cải tổ mà không đổ? Bịp dân được tới bao giờ? Làm sao hiểu được tâm tư giới trẻ? Ai là bạn ai là thù trong một thế giới đổi thay và lỏng lẻo thế này? Làm sao xoay trở bên cạnh Trung Quốc? Được cảnh báo như vậy, giới lãnh đạo có sáng ra không thì tôi chưa rõ. Nếu nhận xét này là đúng thì từ nay đến đó, đến Đại hội đảng Khoá X, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều chuyện hay và mới lạ tại Việt Nam, loại vấn đề có khi nằm ngoài địa hạt kinh tế.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Biểu Tình: Lòng Dân Là Ý Trời
Nguyễn Xuân Nghĩa
Ai cũng có thể nói vậy, khi lòng dân làm đổi thay lịch sử. Nhưng, Ý Trời vẫn cần đến một yếu tố rất tầm thường: kỹ thuật biểu tình.
Nếu không, lòng dân sẽ là ý Trẫm - như vụ thảm sát Thiên an môn tháng Sáu năm 1989 cho thấy. Hoặc lòng dân sẽ là ý đảng - như vụ Việt Minh cướp chính quyền tháng Tám năm 1945 đã cho thấy.
Tại Lebanon, khi các lực lượng đối lập tổ chức biểu tình bất bạo động làm nội các của Tổng thống Emile Lahoud phải đổ mọi người đều kinh ngạc. Sau đó, khi lực lượng Hezbollah huy động nửa triệu người biểu tình để ủng hộ chính quyền Lahoud do Syria dựng lên, các nhà bình luận lớn nhỏ gần xa đều hoài nghi thực lực của phe đối lập. Một tuần sau đó, các nhà bình luận đều ngập ngọng khi phe đối lập huy động được 800 ngàn người biểu tình, còn hơn số biểu tình của Hezbollah. Dân số Lebanon chừng ba triệu tám, nếu trừ đi người già và con trẻ và người bệnh, ít ra cũng hơn phân nửa dân số, thì 800.000 dân biểu tình là con số rất lớn.
Làm sao tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng cỡ đó?
Tại Trung Quốc, từ tháng Tư đến đầu tháng Sáu năm 1989, đám đông của Trung Quốc cũng tổ chức được biểu tình lớn trên Quảng trường Thiên an môn trong nhiều tuần lễ. Nhưng cuộc biểu tình kết thúc trong biển máu, khiến mấy ngàn người đã thiệt mạng.
Làm sao tránh khỏi những thảm kịch ấy trong việc tổ chức biểu tình?
Từ nhiều năm nay, chúng ta có thấy một hiện tượng mới. Là các cuộc biểu tình bất bạo động của quần chúng đã làm cho ách độc tài hay các dàn xếp tùy tiện của quốc tế bị đẩy lui. Chế độ Slobodan Milosevic tại Serbia bị sụp đổ tháng 10 năm 2000 sau đợt biểu tình chống gian lận bầu cử, hoặc cuộc biểu tình chống gian lận bầu cử tháng 12 năm 2004 đã giải phóng Ukraine là những biến cố lịch sử. Loại biến cố lịch sử ấy đang tiếp tục, khiến dân Iraq bảo nhau đi bầu đông đảo, dân Egypt cũng xuống đường làm chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak phải thoái lui.
Lòng dân là ý trời, hẳn là như vậy. Nhưng cái đạo lớn chỉ thành khi có thuật nhỏ. Thuật nhỏ ở đây là kỹ thuật huy động lòng dân, kỹ thuật biểu tình, kỹ thuật tranh thủ dư luận thế giới, kỹ thuật khai thác những lầm lẫn của đối phương và kỹ thuật thăm dò tâm lý của quần chúng, v.v….
Trong mỗi ngày của suốt tuần này, trên cột báo này, người viết sẽ tìm hiểu về kỹ thuật ấy.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ngày Đại Nghĩa
Vi Anh

Đại sứ Mỹ Marine, nhơn chuyến trở về nhiệm sở Hà Nội, có gặp gỡ Cộng Đồng Người Việt ở San Francisco ngày 21/ 3. Phân tích những lời nói của Ông Đại sứ trong hai bài tường thuật trên Việt Báo và phối kiểm với tài liệu Gs Nguyễn văn Canh và một số vị theo dõi tương quan Washington và Hà Nội, người ta thấy người Việt Hải Ngoại, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt, đã quyết định làm lớn chuyện kỳ Ba Mươi Tháng Tư năm thứ ba mươi này là -- có lý.

Đối nội, làm lớn để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, đền ơn đáp nghĩa quốc gia dân tộc VN như một ngày Đại Nghĩa. Đối ngoại, làm lớn để nhắc thế giới đó là ngày Quốc Hận của người Việt bị CS Hà Nội độc tài đảng trị toàn diện lùa vào trại tù lớn.
Làm lớn để cho chánh quyền Mỹ do TT Bush lãnh đạo biết, chủ trương dân chủ hóa toàn cầu của Ông được người Mỹ gốc Việt hưởng ứng. Nhưng cũng để nhắc nhở và khuyến cáo những nhà ngoại giao chuyên nghiệp như Đại sứ Marine đừng vì gần gũi với CS, méo mó nghề nghiệp mà xem người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là lực lượng đối lập, đối kháng.

Thực vậy, những lời phát biểu soạn sẵn và đối đáp của Đs Marine với người Mỹ gốc Việt trong cuộc gặp gỡ nói trên, không phải là lời lẽ của một người đại diện của chánh quyền chủ trương dân chủ hóa như chánh quyền TT Bush. Ông Marine nhấn mạnh đến khía cạnh chống khủng bố, chống "bá quyền" của CS Hà nội và coi đó là điều kiện ưu tiên hàng đầu để Mỹ tương quan ngoại giao thân thiết với CS Hà Nội. Trong khi đó người chỉ định Ông làm đại sứ, là TT Bush, đã thay đổi chính sách xem ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ hai của Ông là dân chủ hóa-- một cách minh thị và long trọng qua hai bài diễn văn nhậm chức và tình trạng liên bang. Cách đốp chát của Đs Marine đối với người Mỹ gốc Việt làm người ta nghĩ TT Bush nói khác mà làm khác. Chỉ hứa lèo, hứa suông, hứa cuội dân chủ, chớ hành động ngoại giao vẫn theo quan điểm thời Chiến Tranh Lạnh, thích đi với nhà cầm quyền mạnh dễ sai dù nhà cầm quyền đó độc tài, bạc ác, mất lòng dân. Điều đó đã làm nhân dân Mỹ tốn hàng tỷ tỷ tiền thuế viện trợ mà đi đến đâu đều bị đốt xe, biểu tình đuổi Mỹ "Yankee Go Home".

Những lời lẽ của Ông Đs Marine đớp chát, ăn miếng trả miếng, coi công dân Mỹ gốc Việt như thành phần đối lập, đối kháng, chớ không phải của một công chức đối với dân, của một người đại diện ngoại giao đối với công dân nước mình đại diện. Ông chiêu dụ người Mỹ gốc Việt về VN làm "kinh tế" như CS Hà Nội đã từng khan cổ làm mà thất bại. Nhưng Ông nói mạnh hơn CS Hà Nội, Ông đe dọa đừng về VN làm chánh trị, "chống chánh phủ", điều mà chính CS Hà Nội cũng né không dám nói với người Mỹ gốc Việt. Nói với một số người Mỹ gốc Việt nhờ Ông -- với tư cách người đại sứ thay mặt cho nhân dân và chánh quyền Mỹ bên cạnh Hà Nội - chuyển văn thư ý kiến cho CS Hà Nội, Ông bảo mua tem mà gởi đi vì Ông bận. Trả lời thắc mắc việc một trung đội Công An CS vào nhà Mục sư Nguyễn Hồng Quang đàn áp một cuộc họp tôn giáo, tước đoạt máy computers, máy quay phim, đánh đập một số tín hữu Tin Lành, truy tố oan sai với tội danh chống nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ, Ô Đại sứ không giải thích, mà tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Ông nói ở Mỹ chống Cảnh sát cũng bị bắt. Một so sánh cường điệu như vậy, nếu làm luật sư cho CS Hà Nội, Ô Marine sẽ được thân chủ là CS Hà Nội trả thêm thù lao. Nhưng hết sức xúc phạm người hỏi Ô. Đại sứ trong cuộc gặp gỡ hôm ấy và những người khác trước đây đã phản đối CS Hà Nội trong vụ này, trong đó co dân biểu, nghị sĩ, viên chức bộ Ngoại Giao Mỹ, nhiều đoàn thể công tư ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới.

Trái với cảnh chướng mắt, ngứa tai đó do một kép độc đàn ông to con, lớn tướng, áo lớn, cà vạt huy hoàng, chức vụ Đại sứ le lói, múa may quay cuồng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Francisco, là cảnh thương tâm nhưng đáng kính của những công dân Mỹ gốc Việt ở Washington DC.. Một người đàn bà Việt Nam vóc dáng thon nhỏ, giọng nói nhẹ hiền, nhưng cái tâm to lớn và ý chí sắt đá vì tự do tôn giáo và nhân quyền VN, dốc hết sức mình để vận động Ngày Đại Nghĩa lần thứ hai -- để đền ơn đáp nghĩa quốc gia dân tộc VN và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Đó là Cô Ngô thị Hiền [xin phép người Việt với nhau xin theo thói quen dân Saigon, phụ nữ nhỏ tuổi hơn thì gọi là "Cô" chữ tắt của cô em em, chớ không theo nghĩa Cô, Bà để phân biệt có chồng hay chưa theo Tây phương] của Ủy Ban Tự do Tôn giáo cho VN. Theo chương trình, mục đích để tưởng niệm 30 năm Quốc Hận và khởi động giai đoạn mới quốc tế vận cho tự do tôn giáo và nhân quyền VN. Trong 3 ngày 19,20, 21, tháng 5, tại Washington DC, Cô thỉnh cầu đồng bào Việt ở Mỹ kéo về thủ đô Mỹ cho đông để gặp Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, và Phủ Tổng Thống Mỹ để nghe tường trình và phát biểu ý kiến, nhơn danh công dân Mỹ gốc Việt là người trong cuộc. Sau đó tri ân một số dân biểu, nghị sĩ đã từng "đứng bên cạnh" người Việt trong trong cuộc đấu tranh. Và đồng thời để nung đúc tinh thần các nghị sĩ, dân biểu lưỡng đảng Cộng H, Dân Chủ đồng tác giả đã đệ nạp lưỡng viện Dự luật Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.

Có một việc rất gấp mà Cô làm chưa được nên thưa thật với đồng bào, là muốn nhờ một phái đoàn chuyên viên phụ tá cho dân biểu, nghị sĩ Mỹ đi VN quan sát tình hình để báo cáo cho quí vị nghị sĩ, dân biểu nói lên thực trạng đàn áp tôn giáo do CSVN gây ra, để Quốc Hội có ý kiến với Phủ Tổng Thống trừng phạt CS Hà Nội trong vòng non hai tuần nữa. Các chuyên viên này đóng một vai trò rất quan trọng khi các đại diện dân cử quyết định vấn đề. Nhưng Ủy Ban Tự do Tôn Giáo cho VN không đủ tiền nên Cô bóp bụng thay mặt xin đồng bào kẻ ít người nhiều đóng góp tiền máy bay cho quí vị ấy. Như đã biết việc vận động hành lang chánh trị quyền lực Mỹ là vô cùng quan trọng. Thủ đô chánh trị Mỹ có cả 76.000 vận động hành lang chuyên nghiệp, có lương, có công tác phí do các cơ quan đoàn thể Mỹ gởi đến. Tập Thể người Mỹ gốc Việt nghèo nên 30 năm nay chỉ có những lobbyists tự nguyện, công tác món thôi, nên nhiều khi thua CS Hà Nội một cách rất đáng tiếc uổng. Và những dự luật, khuyến cáo, trừng phạt CS Hà Nội của Quốc Hội Mỹ đa số một phần lớn là do những vận động hành lang của những lobyists trẻ tự nguyện Việt này.

Cuối thơ vận động, Cô nói những lời như muốn khóc và đọc cũng chảy nước mát theo: "Ba mươi năm nhìn quê hương quằn quại. Ba mươi năm dọ dẫm phương cách đấu tranh. Nay chúng ta đã tìm được con đường hữu hiệu. Con đường ngắn nhứt để dân tộc an vui sau nhiều năm khổ đau, nhục nhằn. Mẹ VN ơi, chúng con hãy còn đây. Xin Mẹ đánh động tâm hồn của từng đứa con để các con cùng nhau hội tụ, cùng bắt tay nhau khởi đầu một giai đoạn hoạt động hiệu quả để tổ quốc rồi sẽ reo vui trong tự do, dân chủ, và cùng chúng con không còn phải ngậm ngùi kỷ niệm thêm những ngày quốc hận. Xin hồn thiêng sông núi gia hộ và nâng đỡ chúng ta."

Địa chỉ liên lạc với Ủy Ban Tư do Tôn Giao Cho VN; PO Box 342111, MD 20827; Phone ( 301) 365- 2489; Fax ( 301) 365- 5961; Email CRFVN @aol.com
Website: www.tudotongiao.org

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ngày Đại Nghĩa
Vi Anh
Đại sứ Mỹ Marine, nhơn chuyến trở về nhiệm sở Hà Nội, có gặp gỡ Cộng Đồng Người Việt ở San Francisco ngày 21/ 3. Phân tích những lời nói của Ông Đại sứ trong hai bài tường thuật trên Việt Báo và phối kiểm với tài liệu Gs Nguyễn văn Canh và một số vị theo dõi tương quan Washington và Hà Nội, người ta thấy người Việt Hải Ngoại, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt, đã quyết định làm lớn chuyện kỳ Ba Mươi Tháng Tư năm thứ ba mươi này là -- có lý.

Đối nội, làm lớn để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, đền ơn đáp nghĩa quốc gia dân tộc VN như một ngày Đại Nghĩa. Đối ngoại, làm lớn để nhắc thế giới đó là ngày Quốc Hận của người Việt bị CS Hà Nội độc tài đảng trị toàn diện lùa vào trại tù lớn.
Làm lớn để cho chánh quyền Mỹ do TT Bush lãnh đạo biết, chủ trương dân chủ hóa toàn cầu của Ông được người Mỹ gốc Việt hưởng ứng. Nhưng cũng để nhắc nhở và khuyến cáo những nhà ngoại giao chuyên nghiệp như Đại sứ Marine đừng vì gần gũi với CS, méo mó nghề nghiệp mà xem người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là lực lượng đối lập, đối kháng.

Thực vậy, những lời phát biểu soạn sẵn và đối đáp của Đs Marine với người Mỹ gốc Việt trong cuộc gặp gỡ nói trên, không phải là lời lẽ của một người đại diện của chánh quyền chủ trương dân chủ hóa như chánh quyền TT Bush. Ông Marine nhấn mạnh đến khía cạnh chống khủng bố, chống "bá quyền" của CS Hà nội và coi đó là điều kiện ưu tiên hàng đầu để Mỹ tương quan ngoại giao thân thiết với CS Hà Nội. Trong khi đó người chỉ định Ông làm đại sứ, là TT Bush, đã thay đổi chính sách xem ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ hai của Ông là dân chủ hóa-- một cách minh thị và long trọng qua hai bài diễn văn nhậm chức và tình trạng liên bang. Cách đốp chát của Đs Marine đối với người Mỹ gốc Việt làm người ta nghĩ TT Bush nói khác mà làm khác. Chỉ hứa lèo, hứa suông, hứa cuội dân chủ, chớ hành động ngoại giao vẫn theo quan điểm thời Chiến Tranh Lạnh, thích đi với nhà cầm quyền mạnh dễ sai dù nhà cầm quyền đó độc tài, bạc ác, mất lòng dân. Điều đó đã làm nhân dân Mỹ tốn hàng tỷ tỷ tiền thuế viện trợ mà đi đến đâu đều bị đốt xe, biểu tình đuổi Mỹ "Yankee Go Home".

Những lời lẽ của Ông Đs Marine đớp chát, ăn miếng trả miếng, coi công dân Mỹ gốc Việt như thành phần đối lập, đối kháng, chớ không phải của một công chức đối với dân, của một người đại diện ngoại giao đối với công dân nước mình đại diện. Ông chiêu dụ người Mỹ gốc Việt về VN làm "kinh tế" như CS Hà Nội đã từng khan cổ làm mà thất bại. Nhưng Ông nói mạnh hơn CS Hà Nội, Ông đe dọa đừng về VN làm chánh trị, "chống chánh phủ", điều mà chính CS Hà Nội cũng né không dám nói với người Mỹ gốc Việt. Nói với một số người Mỹ gốc Việt nhờ Ông -- với tư cách người đại sứ thay mặt cho nhân dân và chánh quyền Mỹ bên cạnh Hà Nội - chuyển văn thư ý kiến cho CS Hà Nội, Ông bảo mua tem mà gởi đi vì Ông bận. Trả lời thắc mắc việc một trung đội Công An CS vào nhà Mục sư Nguyễn Hồng Quang đàn áp một cuộc họp tôn giáo, tước đoạt máy computers, máy quay phim, đánh đập một số tín hữu Tin Lành, truy tố oan sai với tội danh chống nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ, Ô Đại sứ không giải thích, mà tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Ông nói ở Mỹ chống Cảnh sát cũng bị bắt. Một so sánh cường điệu như vậy, nếu làm luật sư cho CS Hà Nội, Ô Marine sẽ được thân chủ là CS Hà Nội trả thêm thù lao. Nhưng hết sức xúc phạm người hỏi Ô. Đại sứ trong cuộc gặp gỡ hôm ấy và những người khác trước đây đã phản đối CS Hà Nội trong vụ này, trong đó co dân biểu, nghị sĩ, viên chức bộ Ngoại Giao Mỹ, nhiều đoàn thể công tư ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới.

Trái với cảnh chướng mắt, ngứa tai đó do một kép độc đàn ông to con, lớn tướng, áo lớn, cà vạt huy hoàng, chức vụ Đại sứ le lói, múa may quay cuồng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Francisco, là cảnh thương tâm nhưng đáng kính của những công dân Mỹ gốc Việt ở Washington DC.. Một người đàn bà Việt Nam vóc dáng thon nhỏ, giọng nói nhẹ hiền, nhưng cái tâm to lớn và ý chí sắt đá vì tự do tôn giáo và nhân quyền VN, dốc hết sức mình để vận động Ngày Đại Nghĩa lần thứ hai -- để đền ơn đáp nghĩa quốc gia dân tộc VN và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Đó là Cô Ngô thị Hiền [xin phép người Việt với nhau xin theo thói quen dân Saigon, phụ nữ nhỏ tuổi hơn thì gọi là "Cô" chữ tắt của cô em em, chớ không theo nghĩa Cô, Bà để phân biệt có chồng hay chưa theo Tây phương] của Ủy Ban Tự do Tôn giáo cho VN. Theo chương trình, mục đích để tưởng niệm 30 năm Quốc Hận và khởi động giai đoạn mới quốc tế vận cho tự do tôn giáo và nhân quyền VN. Trong 3 ngày 19,20, 21, tháng 5, tại Washington DC, Cô thỉnh cầu đồng bào Việt ở Mỹ kéo về thủ đô Mỹ cho đông để gặp Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, và Phủ Tổng Thống Mỹ để nghe tường trình và phát biểu ý kiến, nhơn danh công dân Mỹ gốc Việt là người trong cuộc. Sau đó tri ân một số dân biểu, nghị sĩ đã từng "đứng bên cạnh" người Việt trong trong cuộc đấu tranh. Và đồng thời để nung đúc tinh thần các nghị sĩ, dân biểu lưỡng đảng Cộng H, Dân Chủ đồng tác giả đã đệ nạp lưỡng viện Dự luật Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.

Có một việc rất gấp mà Cô làm chưa được nên thưa thật với đồng bào, là muốn nhờ một phái đoàn chuyên viên phụ tá cho dân biểu, nghị sĩ Mỹ đi VN quan sát tình hình để báo cáo cho quí vị nghị sĩ, dân biểu nói lên thực trạng đàn áp tôn giáo do CSVN gây ra, để Quốc Hội có ý kiến với Phủ Tổng Thống trừng phạt CS Hà Nội trong vòng non hai tuần nữa. Các chuyên viên này đóng một vai trò rất quan trọng khi các đại diện dân cử quyết định vấn đề. Nhưng Ủy Ban Tự do Tôn Giáo cho VN không đủ tiền nên Cô bóp bụng thay mặt xin đồng bào kẻ ít người nhiều đóng góp tiền máy bay cho quí vị ấy. Như đã biết việc vận động hành lang chánh trị quyền lực Mỹ là vô cùng quan trọng. Thủ đô chánh trị Mỹ có cả 76.000 vận động hành lang chuyên nghiệp, có lương, có công tác phí do các cơ quan đoàn thể Mỹ gởi đến. Tập Thể người Mỹ gốc Việt nghèo nên 30 năm nay chỉ có những lobbyists tự nguyện, công tác món thôi, nên nhiều khi thua CS Hà Nội một cách rất đáng tiếc uổng. Và những dự luật, khuyến cáo, trừng phạt CS Hà Nội của Quốc Hội Mỹ đa số một phần lớn là do những vận động hành lang của những lobyists trẻ tự nguyện Việt này.

Cuối thơ vận động, Cô nói những lời như muốn khóc và đọc cũng chảy nước mát theo: "Ba mươi năm nhìn quê hương quằn quại. Ba mươi năm dọ dẫm phương cách đấu tranh. Nay chúng ta đã tìm được con đường hữu hiệu. Con đường ngắn nhứt để dân tộc an vui sau nhiều năm khổ đau, nhục nhằn. Mẹ VN ơi, chúng con hãy còn đây. Xin Mẹ đánh động tâm hồn của từng đứa con để các con cùng nhau hội tụ, cùng bắt tay nhau khởi đầu một giai đoạn hoạt động hiệu quả để tổ quốc rồi sẽ reo vui trong tự do, dân chủ, và cùng chúng con không còn phải ngậm ngùi kỷ niệm thêm những ngày quốc hận. Xin hồn thiêng sông núi gia hộ và nâng đỡ chúng ta."

Địa chỉ liên lạc với Ủy Ban Tư do Tôn Giao Cho VN; PO Box 342111, MD 20827; Phone ( 301) 365- 2489; Fax ( 301) 365- 5961; Email CRFVN @aol.com
Website: www.tudotongiao.org

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đề Tài Khó Phân Giải

Những chữ “Hòa giải Hòa hợp Dân tộc” gợi cho người đọc hay người nghe nhiều suy nghĩ và cảm giác khác nhau. Một vấn đề cũ rích mà cũng là vấn đề thời sự. Một vấn đề không đến nỗi kiêng kỵ nhưng ai cũng muốn tránh né, bởi vì, nếu động đến thì nó sẽ là đề tài tranh cãi, chia rẽ, sẽ là duyên cớ để xuyên tạc chụp mũ, cho dù lý lẽ có nghiêm chỉnh di nữa cũng không tránh được ý đồ muốn lợi dụng sự xuyên tạc chụp mũ để thỏa mãn những mưu toan thấp hèn hoặc phục vụ cho một đường lối đấu tranh nào đó...

Dù vấn đề có gai góc, dù đề tài khó phân giải đến đâu, nó vẫn là một trong những vấn đề trọng đại mà mọi công dân VN hay dù người VN đã mang quốc tịch khác nhưng lòng còn nặng tình với quê hương dân tộc, phải suy nghĩ.

Nó là một trong những yếu tố góp phần xây dựng nếp sống hài hòa, tự do, dân chủ và điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam.

Nhưng tiếc thay, những ngôn từ bao hàm một ý nghĩa vị tha sâu sắc và cao thượng lại bị “đánh đi” bởi những người đem nó ra lợi dụng để phục vụ cho ý đồ cá nhân hay cho phe nhóm vì quyền lợi nhỏ nhen, vì toan tính chính trị đoản kỳ.

Tệ hại hơn nữa, những người Cộng Sản đã từng lấy nó làm chiêu bài để lừa bịp những người Việt Nam có thiện chí, có lòng yêu nước, trước 1975 trong phe Cộng Sản của họ và nhứt là bên phía Quốc Gia. Đó là kỹ thuật khai thác mâu thuẫn nội bộ đối phương, môn sở trường của CS thông thường khá thành công. Bằng cớ là họ đã dụ được Ngô công Đức, Hồ ngọc Nhuận, Dương văn Ba,...

Đa số trí thức Miền Nam ở vào thời điểm đó ai cũng ray rứt, lương tâm bị dằn vặt trước cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, vì “nghĩa vụ quốc tế”... Phần đông lý luận rằng nội chiến dài nhứt ở Pháp giữa Cộng Giáo và Tin Lành kéo dài hơn một trăm năm (1338-1453), rồi cũng phải chấm dứt, nước Pháp vươn lên, tổ chức lại kinh tế xã hội của mình.

Lịch sử Việt Nam cũng có lần Nam Bắc tranh hùng, rồi sau đó, dân tộc mình vẫn tiếp tục trường tồn, Nam Bắc cùng nhau chia xẻ cái vinh cái nhục theo sự thăng trầm của vận nước. Vậy thì tại sao kéo dài cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chỉ vì ý thức hệ ngoại lai? Ngoài ra, chế độ tự do ở Miền Nam thời đó cho phép diễn tả suy nghĩ và biểu lộ hành động chính trị của mình, nên có người nhận định: Cộng Sản tàn bạo vì muốn thắng bằng mọi giá theo lịnh của quan thầy; còn phe Quốc Gia thối nát vì lãnh đạo bất xứng... Trong khi đó, người thanh niên Việt Nam tiếp tục hy sinh chết chóc cho ai? Nên khôn ngoan nhứt chẳng phải là chấm dứt chiến tranh, hòa bình, hòa giải hay sao?

Lợi dụng ngay cái tình cảm của người Miền Nam, biết khai thác đúng lúc và đúng chỗ nên CS còn lường gạt được ngay cả những người của họ, đặc biệt những người trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Năm 1980, hàng chục người của MTGPMN trong những phòng giam khu tử hình AB, khám Chí Hòa, chờ ngày bị thủ tiêu âm thầm không cần xét xử. Sở dĩ tôi được biết qua vì chính bản thân mình có nếm mùi cay đắng của khu biệt giam đó. Và anh y tá K. đã thố lộ với tôi tâm tình của những kẻ bất hạnh.

Cho dù quá khứ có phũ phàng, có cay đắng, hiện tại vấn đề hòa giải, hòa hợp vẫn còn là một nhu cầu, một đòi hỏi, coi như một điều kiện tối cần thiết để xây dựng và phát triển quê hương bởi lẽ đất nước cần một lúc những bàn tay có trình độ, có khả năng và thiện chí. Đảng Cộng Sản hoàn toàn không có đủ điều kiện để thực hiện, nếu có thì nhân dân VN đã không trở thành bần cùng nhứt thế giới như hiện nay.

Còn phía không CS cho dù có đủ tài lực -mà chưa chắc đã có đủ- cũng không có quyền phủ nhận sự đóng góp của mọi người, như CS đã làm mà đa số dân chúng Việt Nam lên án là độc quyền độc đảng. Vả lại, đất nước VN của Tổ Hùng Vương để lại không thuộc độc quyền sở hữu của một cá nhân, một đảng phái... mà là của toàn dân?

Cái không may và ấm ức của những người bị Cộng Sản hành hạ, trả thù, không những chỉ là khổ sở vật chất, thân xác phải chịu đựng mà còn là không thể tự cho mình có quyền trả thù như CS đã chủ trương “ngụy quân, ngụy quyền là kẻ thù số một của dân tộc ta” (nguyên văn đề tài bài giảng đầu tiên tại Trại Cải Tạo Long Thành) và họ đã thật sự hành động như vậy bao nhiêu năm qua.

Bây giờ lại cũng vì nhu cầu, lại cũng vì muốn khuyến dụ hợp tác xây dựng, muốn chứng minh cho thế giới thấy sự cởi mở của Đảng CS nên trong dịp Tết Quý Dậu trước đây, Hà Nội trịnh trọng gởi thư mời một số nhân vật cao cấp của chế độ cũ về nước tham quan và đóng góp ý kiến.

Cái trò lừa bịp nầy không thể tái diễn, cái chiêu bài “hòa hợp” không còn có thể gạt được ai nữa đâu. Trừ những kẻ xôi thịt, háo danh, háo tiền cùng loại bịp bợm với nhau, kẻ chính trị người kinh tế thì mới thông cảm, chấp nhận lợi dụng qua lại mà thôi!

Thực chất vấn đề là ta không thể để cho tiếng nói của hận thù lấn áp lòng mình, ta không thể bịt mắt nói bừa “có vay có trả”, “nợ máu và nước mắt phải trả bằng nước mắt và máu”.

Nghĩ như vậy là trí thức mà không trí thức. Bởi vì đất nước đang có một đòi hỏi cần xây dựng lại, bởi vì Dân tộc đang có yêu cầu được quyền sống trong tự do no ấm.

Cho nên những người con của đất nước, những người thế hệ nầy, trong hoàn cảnh nầy có trách nhiệm tìm mọi phương thức, tổ chức, phân công xây dựng lại sơn hà. Ai muốn giành độc quyền, cố giữ tỵ hiềm loại bỏ khả năng và thiện chí, bất cứ từ phía nào kẻ cả phía Cộng Sản là vô ý thức, làm phạm lỗi với Quốc Gia Dân Tộc.

Chúng ta đang lên án độc quyền, đang đòi hỏi dân chủ thì chính chúng ta phải biết áp dụng những điều mà mình chủ trương và ao ước thực hiện được.

Thế hệ chúng ta không hòa giải được với nhau để xây dựng lại quê hương, để tìm đường đưa dân tộc đến chỗ no ấm thì các thế hệ về sau, lớp con lớp cháu sẽ thực hiện điều đó. Chắc chắn với những lời chê trách và phê phán gắt gao.

Mục đích, tinh thần đã rõ, nhưng không thể hòa giải hòa hợp vô điều kiện.

Không thể nhân danh lòng yêu nước kêu gọi hợp tác xây dựng củng cố cho một chế độ độc tài công an trị. Nói nôm na là nhà của ông cha để lại, các anh cầm dao cầm súng đuổi một nửa gia đình ra sân đội mưa đội nắng rồi các anh vừa trộm, vừa cướp, vừa cờ bạc, bán tư trang cầm cố nhà cửa. Bây giờ nhân danh tình gia đình xin tất cả anh em tiếp tay chuộc lại nhà, mua sắm tư trang để cho các anh tiếp tục chơi các trò cũ thì rõ là không hợp tình và quá phi lý.

Cho nên khi còn nắm giữ độc quyền độc đảng, cai trị bằng công an cảnh sát thì nói “hòa hợp” để làm gì. Khi chữ “ngụy” còn dính liền với một tư tưởng miệt thị, nghi kỵ và phân biệt trong cách đối xử thì nói chi đến “cởi mở”, “hòa hợp”. Cái đó chỉ là trò hề, chỉ lừa được bọn người ngoại quốc không hiểu biết gì về nội tình Việt Nam để xin viện trợ; chỉ gạt được những người Việt háo danh, háo quyền, háo tiền để làm con cờ trang trí chớ thực chất vấn đề không thể giải quyết trên căn bản đó.

Nếu hòa giải bất thành, hòa hợp không thật, đất nước còn gian nan, lịch sử sẽ phê phán, nhân dân sẽ lên án những ai gian dối đang cố tình đưa đất nước, dân tộc mình đến chỗ lầm than.-


VÕ LONG TRIỀU

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Khép Lại Quá Khứ


Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Ngày 30 tháng 4 vừa qua ở Việt Nam nhà nước Cộng sản đã tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng của họ rất lớn với cờ xí rợp trời, khiến Hà Nội cũng như Saigon nhìn đâu cũng thấy một mầu đỏ lòm. Công an đã đến từng nhà thúc ép dân phải treo cờ từ cả tuần trước nên hiện tượng nhuộm đỏ này không làm ai ngạc nhiên. Nhưng cái đỏ đó không phải chỉ có sao vàng mà còn rất nhiều lá cờ đảng với búa liềm treo hàng loạt nơi công cộng ngoài đường. Cách treo cờ như vậy có dụng ý gì?

Trước hết hãy nhìn đến một đặc điểm ở Saigon nay là thành phố Hồ Chí Minh. Trên khán đài khổng lồ có Chủ tịch nhà nước đứng bên cựu tướng Võ Nguyên Giáp với hàng trăm cựu chiến binh CS ngực đeo đầy huy chương đứng xem một cuộc diễn hành vĩ đại nhắm cho thấy đảng Cộng sản đã chiến thắng cả Pháp lẫn Mỹ. Đây cũng là lời nhắn nhủ với đám cán bộ già nua trong đảng, đầu óc bảo thủ mít đặc không thích ứng nổi với thời thế mới. Mấy ông cán ngố vẫn ôm lấy cái quá khứ với bài ca con cá “chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng” dù cái đó nay đã tan ra như khói. Lời nhắc nhở “ta vẫn là cộng sản, đâu vẫn còn đó” là để vỗ yên mấy anh đảng viên già đã về hưu, vốn vẫn bị thua thiệt về quyền lợi vật chất trong khi đảng Cộng sản chuẩn bị dấn thêm vào chủ nghĩa tư bản. Nhưng cùng ngày đó tại Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải lại đưa ra một điệu kèn thổi ngược khi ông ta nói “hãy khép lại quá khứ để nhìn về tương lai”.

Chưa biết cái “khép lại quá khứ” đó là tấn tuồng gì, nhưng người ta không ngạc nhiên vì từ mấy tuần trước đã có màn giáo đầu do một ông Thủ tướng cũ đã hết thời bỗng thấy hát bên lề sân khấu. Báo chí trong và ngoài nước đã phổ biến những lời phát biểu có vẻ khác thường của Võ Văn Kiệt về tình hình Việt Nam. Đây là một người đã bị đẩy ra ngoài bộ Chính trị và cũng không còn quyền hành gì trong chính phủ. Ông ta chỉ là một thường dân, nhưng có đặc điểm là được nói trong một cuộc phỏng vấn về một số những sai lầm của đảng và nhà nước trong quá khứ. Cuộc phỏng vấn được phổ biến trên mạng lưới của báo Tuổi Trẻ vào đầu tháng 4, sau đó được nhiều tờ báo lớn trong nước đăng tải, với một số đoạn bị cắt xén, kèm theo những lời phê bình chỉ trích của người đọc. Có lẽ những lời của ông Kiệt dành cho người đọc ở ngoài nước, nên bị kiểm duyệt đối với độc giả ở trong nước.

Tuy vậy những lời nói của ông Kiệt được phép đưa ra trước ngày 30-4 cũng có nhiều điểm đáng chú ý. Theo bản tin AFP, Kiệt là nhân vật lãnh đạo đầu tiên - tuy đã về hưu - công nhận biến cố 30-4 đã gây đau khổ cho hàng triệu người Việt. Ngay cả đại gia đình của ông cũng lâm vào tình trạng tranh chấp vì có người thân ở hai bên chiến tuyến. Ông chủ trương không nên làm lễ trọng thể về ngày này vì như vậy có thể gây phản cảm. Ông còn kêu gọi giới lãnh đạo Hà Nội phải thực tâm khoan dung và hòa hợp thì mới động viên được mọi người Việt Nam ở mọi nơi chung tay xây dựng đất nước. Đây là lời kêu gọi hòa hợp hòa giải với người Việt sống ở ngoại quốc chăng? Theo chúng tôi nghĩ, đây là lời kêu gọi người Việt hải ngoại đem tiền về nước làm ăn buôn bán thì đúng hơn. Bởi vì nếu muốn xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải là phải có hành động cụ thể của cả hai bên chớ không phải chỉ có lời nói xuông mà xong. Vậy phía Hà Nội đã có hành động cụ thể gì để hòa giải, trong khi họ vẫn đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, vẫn vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo? Lời nói không mất tiền mua, nếu ông Kiệt cho rằng chỉ cần lời nói rẻ mạt của chế độ CSVN mà thu về được mối lợi tiền bạc và tài sức của người Việt hải ngoại thì quả là chuyện ảo tưởng hoang đường nhất.

Nhưng nếu xét câu nói của Phan Văn Khải mới đây, lời tuyên bố của Kiệt không nhằm vào cộng đồng nguời Việt hải ngoại mà nhằm vào cái túi tiền lớn hơn nhiều. Đó là nước Mỹ. Theo tin AFP lời nói của ông Kiệt quan trọng nhất là chính thức “xóa bỏ hận thù” với Mỹ để tiến tới việc cộng tác chặt chẽ trên mọi lãnh vực cho một tương lai rực rỡ đang chờ đón hai nước. Trong dịp lễ 30-4, Khải nói rõ Việt Nam muốn khép lại quá khứ để tìm kiếm quan hệ hữu nghị với các quốc gia đã từng là kẻ thù của Việt Nam trong cuộc chiến chấm dứt 30 năm trước đây. Lời tuyên bố này hiển nhiên nhằm trước hết vào Mỹ, nó cũng dọn đường cho chuyến đi Mỹ của Khải dự liệu vào tháng 6 tới đây. Lần đầu tiên một Thủ tướng CSVN đến Mỹ, chuyến đi này có thể đánh dấu một chặng đường mới trong mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington. Nếu quá khứ là những bài học kinh nghiệm, cũng nên nhìn đến quá khứ đó rộng hơn. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình là lãnh tụ đầu tiên của Bắc Kinh chính thức viếng thăm Mỹ, tạo thành một thế biến chuyển lớn trong mối quan hệ giữa hai nước. Như để ghi dấu mốc biến cố này, họ Đặng vừa ở Mỹ về nước, Trung Quốc đã mở cuộc chiến tranh quy mô ở biên giới đánh vào Việt Nam.

Cố nhiên lịch sử chẳng bao giờ tái diễn và thế giới năm 2005 khác với năm 1979. Trung Quốc với 1.3 tỷ dân hiển nhiên đang muốn nhảy vọt lên hàng siêu cường kinh tế thế giới. Nó có thừa đủ tư thế để đòi “trao đổi” chớ không đi xin nữa. Việt Nam đã đổi mới kinh tế từ hơn 10 năm qua, bề ngoài đã có sắc thái mới nhưng bên trong vẫn có nhiều thấp kém so với những nước nhỏ yếu khác chỉ vì chính sách nửa giăng nửa đèn. Hà Nội đang làm mọi cách để cải tiến bang giao với Mỹ nhắm hai mục tiêu: phát triển thị trường thêm nữa tránh sa lầy kinh tế và tìm một thế đứng quân bình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, vừa an toàn vừa có lợi. Thế hát xiệc đi trên dây không phải dễ, mấy anh lãnh đạo Hà Nội vừa trèo vừa run. Các anh sợ lạng quạng là rớt đài. Các anh còn sợ “Mỹ đi rồi Mỹ lại về” dân sẽ tin Mỹ chớ không còn tin đảng nửa. Và khôi hài nhất, đoàn xe hoa diễn hành 30-4 lại có cả những biển quảng cáo “thẻ tín dụng” của mấy ông nhà băng. Âu cũng là điểm gở báo trước các ông Cộng sản muốn đổi thẻ đảng lấy thẻ tín dụng của Mỹ.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cung đình Hà Nội bước vào Mùa Hè nóng bỏng
Wednesday, May 11, 2005

Ðâu là lối thoát?

* Giải phóng hay chiếm đóng?

* Thuộc địa của Ðảng Cộng Sản!

* Bộ Chính Trị bị ép vào chân tường

* Cơ hội một chuyến đi

* Lối thoát nào khai thông mọi bế tắc?


Cả thế giới vừa sôi nổi kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít. Có những sự kiện lịch sử cần có thời gian để nhìn lại, nghiền ngẫm và đánh giá sâu sắc. Với Việt Nam, kỷ niệm 30 năm ngày 30 tháng 4 cũng cho ta dịp nhìn lại và đánh giá đầy đủ hơn sự kiện lịch sử chấn động này.


* Giải phóng hay chiếm đóng?

đầu tháng 5 vừa qua, tổng thống Bush sang dự kỷ niệm chiến thắng phát xít tại thủ đô Riga đã nhận định rằng ngay sau chiến thắng phát xít, 3 nước Estonia, Lettonia và Lithuania đã rơi vào ách chiếm đóng của cộng sản Liên xô kéo dài nửa thế kỷ, gần đây 3 nước này mới được giải phóng để khôi phục nền độc lập và bước vào kỷ nguyên dân chủ và tự do. Ðây là sự thật hiển nhiên, mặc cho đúng vào lúc ấy một cuộc hội thảo khoa học xã hội ở Hà Nội vẫn còn ca ngợi công trạng hiển hách của Staline và Hồng quân Liên xô đã giải phóng các dân tộc châu Âu và thế giới khỏi tai họa phát xít. Thì ra giải phóng chỉ là hình thức, là hiện tượng hời hợt bên ngoài, còn chiếm đóng mới là thực chất.

Ở Việt Nam ta cũng vậy; 30 năm trước, miền Nam được giải phóng ư? Ðó chỉ là hiện tượng hời hợt bên ngoài; thật ra, sau khi Ðảng Cộng Sản áp dụng các chính sách cải tạo sĩ quan, viên chức, các đảng phái chính trị miền Nam, thật ra là bỏ tù họ không xét xử, rồi cải tạo công thương nghiệp, bắt đi kinh tế mới, phân biệt đối xử đối với gia đình “ngụy quân, ngụy quyền “, tạo nên hàng triệu “thuyền nhân “, đày đọa đồng bào nửa nước trong cảnh lầm than cơ cực, thì phải nói thật ra đó là sự chiếm đóng tàn ác nhất! Danh từ “giải phóng” trở nên mỉa mai, trâng tráo, vô liêm sĩ. Những người Việt Nam lương thiện, biết tự trọng, trung thực với chính mình,- kể cả những người Cộng Sản có lương tâm trong sáng, không thể không nhận ra sự thật ấy.


* Thuộc địa của Ðảng Cộng Sản (!)


Kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng 8 năm nay cũng là dịp để nhận rõ hơn tình hình Việt Nam hiện tại. Vì sao dân Việt Nam ta anh hùng, bất khuất như vậy, cần cù sáng dạ như vậy, mà lại đứng gần cuối những nước thu nhập bình quân thấp nhất châu Á, chỉ bằng I phần 3 của Thái lan, nền đại học mang chất lượng loại thấp nhất châu Á, nạn tham nhũng được cả thế giới nhận mặt là “loại siêu”, được tổ chức “minh bạch quốc tế” (Transparency International) cho là nước tù mù, chuyên dối trá dối trá, không thể tin được.

Nguyên nhân của nguyên nhân chính là nhân dân ta chưa được giải phóng theo đúng nghĩa, vì nhân dân Việt Nam chưa có tự do đầy đủ như các nước khác. Vì chúng ta vẫn bị giam hãm, cầm tù, trói buộc theo nghĩa nào đó, vì chúng ta không có một môi trường tự do phóng khoáng để thỏa sức bay cao, bay xa. Tại sao 2 triệu đồng bào ta phần lớn là tay trắng, di tản sang các nước dân chủ tiên tiến có tự do cá nhân rộng rãi và có luật pháp nghiêm minh lại lập nghiệp nhanh, vững, xuất sắc đến vậy? Tất cả là có tự do dân chủ hay bị trói buộc. Tất cả là ở môi trường.

Ðảng Cộng Sản đã cùng nhân dân dành lại độc lập trong tay thực dân đã đồng thời tước đoạt quyền sống tự do của nhân dân. Chính đây là tấn thảm kịch âm thầm mà bi đát suốt 60 năm nay. Lẽ ra họ phải lập nên nền dân chủ chân chính, chịu để cho nhân dân giám sát qua những cuộc bỏ phiếu định kỳ hoàn toàn tự do, bình đẳng với các đảng tự do dân chủ khác mà hiến pháp đã quy định và cho phép. Họ đã gian lận để một mình một chiếu, đứng ngoài và đứng trên luật pháp, ăn gian về chính trị suốt 60 năm, bằng các cuộc bầu cử phi pháp “đảng cử, dân bầu”, buộc nhân dân cúi đầu chấp nhận một cách bị động, bị cả thế giới lắc đầu chê cười phủ nhận.

Nhà báo Pháp Jean Lacouture rất am hiểu Việt Nam suốt 60 năm nay, mới đây đã nhận định rằng tai họa giáng xuống đầu dân tộc ta - chiến tranh, chia rẽ, tàn phá, lạc hậu - chỉ vì Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện một chế độ thực dân đối với dân mình, còn tệ hơn thời thuộc địa Pháp! Lacouture đã sáng tạo ra chữ “autocolonisation” để chỉ hiện tượng này, nghĩa là chế độ thực dân thực hiện bởi chính những đồng bào của mình. Cho nên nhiều người Việt Nam có tâm huyết cảm thấy bơ vơ ngay trên đất nước mình.


* Ðâu là lối thoát?


Bước vào hè này, cung đình Hà Nội sống trong tâm trạng xáo trộn và lo âu. Sự chia rẽ, có thể nói là xâu xé nhau ở cấp cao nhất lên đến độ gay gắt nhất. Mâu thuẫn ấp ủ từ năm 1991, qua Ðại hội VII, truyền qua Ðại hội VIII, rồi Ðại hội IX càng thêm chồng chất. Không phải chỉ có 2 ông đại tướng thù địch đến độ không nhìn mặt nhau, sống mái với nhau; không phải chỉ có 2 tổng bí thư lườm nguýt nhau: “nó lật tôi thì tôi lật nó!”; không phải chỉ có 17 vị công thần bị bôi nhọ là tay sai, là gián điệp, cộng tác viên, bán mình, ăn tiền của CIA; các vị bô lão đầu tháng 4 vừa qua đã vạch mặt chỉ tên 3 ủy viên bộ chính trị tại chức: Trần đình Hoan, Nguyễn Khoa Ðiềm và Phạm Văn Trà là phạm sai lầm nghiêm trọng về chính trị, lên án nặng nề cả bộ chính trị là nhu nhược, bao che cho kẻ phạm pháp, tự đặt mình cao hơn Ban chấp hành trung ương đảng. Ðiều dồn bộ chính trị vào chân tường là chủ trương “khoanh vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục 2” lại, không đưa ra ban chấp hành TƯ, đã bị lên án là vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng, là bênh che kẻ phạm pháp.

Việc Việt Nam mong muốn được vào Tổ chức thương mại thế giới WTO đang vấp phải những trở ngại lớn khó vượt qua; còn gần 200 bộ luật cần thông qua, sửa chữa, bổ sung, xem xét lại; còn hàng loạt cuộc đàm phán tay đôi gay go; việc cải tổ ngân hàng quá chậm trễ; các doanh nghiệp quốc doanh vẫn ỳ ạch trong giải tư. Làm hối hả, vội vàng thì dễ hớ, khó sửa chữa về sau; mà thời gian qua nhanh. Ðể lùi sang năm sau thì mất đà, sẽ gặp khó khăn mới, sẽ thiệt thòi lớn trong cạnh tranh.


* Thủ tướng “vịt què” đi chu du:

Trong khi nội bộ đảng rối tinh, nội chính bê bối do tham nhũng lan tràn bất trị, ngân sách bị nhũng lạm quy mô lớn, nguyên liệu bị rút đến độ trầm trọng thì các vấn đề đối ngoại gay gắt lại kéo đến bủa vây cung đình Hà Nội. Việc Việt Nam bị Hoa kỳ xếp vào loại CPC (nước cần giám sát đặc biệt), bị Washington chiếu tướng về tự do tôn giáo, cả một phái đoàn Hà Nội phải sang Mỹ trần tình, van xin để khỏi bị trừng phạt, lại còn phải ký bản nhận tội và lời hứa “trở thành học trò ngoan, thuộc bài về tôn trọng nhân quyền” hòng thoát khỏi bị phạt. Vậy mà bản án CPC vẫn chưa được hủy, còn phải xem Việt Nam có làm đúng theo lời hứa không đã. Vì đã quá nhiều hứa hẹn, rồi chứng nào vẫn tật ấy, học mãi không nên người! Trong bối cảnh như vậy, chuyến đi chu du Mỹ cuối tháng 6 của ông Khải chẳng hứa hẹn điều gì nổi bật. Lời mời thì nhạt nhẽo. Không phải là gặp ở đỉnh cao (summit), không phải ở cấp cao nhất, với Tổng bí thư hay với Chủ tịch nước. Thậm chí không có giấy mời; chỉ báo miệng. Thêm nữa, ông Khải đã quá nhiệm kỳ đã định (tại đại hội IX,năm 2001, ông đã quyết định chỉ ở lại làm thủ tướng trong 2 năm nữa, theo quy định là cứ đến 70 tuổi là về hưu); với một ông thủ tướng “vịt què”, đã quá hạn (quá đát - quá “date”) theo cách nói dân gian, thì khác với một thủ tướng sẽ còn yên vị vài năm nữa. Quan hệ Việt - Mỹ cải thiện theo tốc độ “rùa bò “; mọi người còn nhớ quan hệ Trung - Mỹ hồi 1978 được bình thường hóa thì ngay sau đó Ðặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ, cưỡi ngựa Texas, đội mũ cao bồi; đâu có chờ 10 năm!

Ðã có thể biết trước là cuộc gặp sẽ nhạt nhẽo, kém hẳn hứng thú, thậm chí chắc chắn có nhiều mây đen kéo tới. Vì ai chẳng biết lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn nhận định trong nội bộ rằng Hoa kỳ vẫn còn là kẻ thù chiến lược nguy hiểm với mưu đồ lật đổ Ðảng Cộng Sản (!)Ai chẳng biết Hà Nội vẫn tự coi là bầy tôi của Bắc Kinh, để vội cử Trần Ðức Lương sang đó chầu. Hai “bạn” Việt - Mỹ muốn khoác vai hợp tác không thể một người nhìn về phía trước còn một người vẫn ngoái cổ về phía sau! Ông Bush vốn cao ngạo, hay bốp chát kiểu cao bồi Texas, sẽ không ngần ngại nhắc ông Khải về chuyện CPC(nước cần giám sát đặc biệt) để răn đe; với tổng thống Putin, Bush còn nói thẳng thừng về sự cần thiết của dân chủ cho nước Nga, thì ông sẽ ngại gì mà không nói với ông Khải rằng dân chủ (đa đảng là tất nhiên, chứ làm gì có nền dân chủ độc đảng!) sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn cho nhân dân Việt Nam, và các ngài (Cộng Sản Việt Nam) chớ nên dút dát, sợ dân chủ quá xá đến vậy! Vì dân chủ là giá trị cao quý nhất mà Bush cam kết sẽ phổ cập trên toàn thế giới trong suốt nhiệm kỳ của mình. Ðã có cách mạng “nhung”, “hoa hồng “, “hoa cẩm chướng “, “hoa tu-líp “, sao chưa thể có cách mạng “hoa đào” hay “hoa mai” ở Việt Nam?


* Hội nghị TƯ 12 chọn hướng nào?


Hai tháng tới là 2 tháng nóng bỏng nhất trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Các phe nhóm đấu tranh quyết liệt nhằm vào hội nghị TƯ 12 sẽ họp cuối tháng 6 này. Bức thư dài của Giáo sư Nguyễn Thiện Tâm đang được sao gửi hàng nghìn bản trong nội bộ đảng và ngoài xã hội. Số phận của đảng ra sao sẽ được quyết định tùy theo sự lựa chọn của đa số 150 ủy viên TƯ; hoặc là: là ngoan ngoãn tuân theo nhóm bảo thủ,” khoanh” các vấn đề gai góc, cứ như không có vấn đề gì xảy ra, tiếp tục cai trị dân như dân thuộc địa của riêng mình, vẫn cứ nhởn nhơ bằng trò vô văn hóa “đảng cử, dân bầu” nhạt nhẽo, bất chấp sự “bất tín” và “bất kính” đã đến độ cao nhất của nhân dân.

Hoặc là: đa số các vị thức tỉnh về quyền dân chủ trong đảng, đòi thảo luận mọi vấn đề của đất nước, chung sức tìm ra con đường tối ưu, nhìn rõ những thất bại của đảng trong chống tham nhũng, trong xây dựng nhà nước có pháp luật nghiêm, trong san bằng hố phân chia giàu nghèo trong xã hội, tìm ra con đường phát triển nhanh, lành mạnh, hài hòa. Và trên hết, nghe theo lời mách bảo của các nhà dân chủ yêu nước kiên cường: hoàn trả nhân dân các quyền tự do tư tưởng, báo chí và bầu cử, tạo nên môi trường cho mỗi con người Việt Nam cùng cả dân tộc cất cánh; đồng thời chấm dứt sự phụ thuộc nước ngoài cả về học thuyết và thực tế, hòa nhập dứt khoát với thế giới tự do dân chủ, chung sức với nhân loại tiến bộ phổ cập giá trị dân chủ tuyệt vời ra toàn thế giới.


Ðó là sự khai thông mọi bế tắc đang ở trong tầm tay. Việt Nam ta đã để tuột mất biết bao cơ hội.

Chẳng lẽ con tàu tốc hành của thời đại vẫn chỉ nhìn thấy Việt Nam trơ trọi hoài trên sân ga!


Bùi Tín

Paris 9/5/2005.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI
VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế



Chủ đích của bài này là muốn nhìn xem tầm ảnh hưởng tới tình hình Việt Nam với con người và Lập trường của Hồng Y Joseph RATZINGER, nay được bầu làm Giáo Hoàng, Lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.

TÂN GIÁO HOÀNG VỚI TÊN BENEDICT XVI

Trong Lịch sử bầu Giáo Hoàng, chưa lần nào bầu lẹ như lần này. Các nhà bình luận đưa ra 4 lý do chính sau đây:
=> Hồng Y Joseph RATZINGER, nhà Thần học nổi tiếng, đã được các Hông Y biết tới nhiều.
=> Ngài là cánh tay phải của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II. Hồng Y đoàn muốn sự nối tiếp của Cố Giáo Hòang
=> Trước những trào lưu mới tục hóa Tôn giáo, Lập trường bảo vệ Tín Lý Công giáo của Hồng Y Joseph RATZINGER là vững chãi nhất.
=> Lớp tuổi trẻ qua sự tạo dựng của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cần những điểm tựa vững chắc trước những trào lưu có thể làm lung lay Đức Tin.

Lựa chọn Giáo Hoàng
Tin Vatican (Vis 19/04/2005) - Vào khoàng 6 giờ 15 chiều ngày thứ Ba, ngày 19 tháng 4 năm 2005, giờ Roma, tức 11 giờ 15 tối thứ Ba, ngày 19/04/2005, giờ Việt Nam, chuông Đền Thờ Thánh Phêrô vang dội và một làn khói trắng đã thoát ra từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina, dân chúng vui mừng vỗ tay và càng lúc càng đông từ khắp nơi tuôn tới hồi hộp đứng chờ tuyên bố tên của vị tân Giáo Hoàng vừa được 115 vị Hồng Y tuyển chọn.
Vào khoảng 6 giờ 40 chiều thứ Ba, ngày 19/04/2005, mọi người vui mừng lắng nghe báo tin, Đức Hồng Y Josef Ratzinger, người Đức, được bầu làm Giáo Hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo, với tên hiệu là Benedict XVI.

Tiểu sử của Tân Giáo Hoàng
Đức Joseph Ratzinger, niên trưởng Hồng Y Đoàn, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Thánh Kinh, chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, sinh ngày 16/4/1927 tại Marktl am Inn, Đức quốc. Ngài được thụ phong linh mục ngày 29/6/1951.

Thân phụ ngài là một cảnh sát viên xuất thân từ một gia đình nông dân miền Hạ Baviera. Thời thiếu niên, ngài theo học tại Traunstein và bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã vào những tháng sau cùng của Thế Chiến Thứ Hai.
Sau chiến tranh, từ 1946 đến 1951 ngài theo học Triết Học và Thần Học tại Đại Học Munich. Sau khi được thụ phong linh mục năm 1951 ngài tiếp tục học Cao Học tại Traunstein. Năm 1953, ngài được cấp bằng Tiến Sĩ Thần Học với đề tài: "Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo Hội".
Bốn năm sau đó, ngài trở thành Giáo Sư Đại Học. Ngài dạy Tín Lý và Thần Học Căn Bản tại Viện Cao Học Freising, sau đó tại Bonn từ 1959 đến 1969, Munster từ 1963 đến 1966, Tubinga từ 1966 đến 1969. Từ năm 1969, ngài là Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại Đại Học Regensburg và là phó Giám Đốc viện Đại Học này.
Năm 1962, lúc 35 tuổi ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới và trở thành cố vấn cho Tòa Thánh tại Công Đồng Chung Vatican II, cũng như cố vấn cho Đức Hồng Y Joseph Frings, lúc ấy là Tổng Giám Mục Cologne.
Trong vô số các tác phẩm của ngài, nổi tiếng nhất là cuốn "Nhập Môn Kitô Giáo" xuất bản năm 1968 và cuốn "Tín Lý và Mạc Khải" tổng hợp các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ xuất bản năm 1973.
Tháng 3 năm 1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm ngài là Tổng Giám Mục Munich và Freising. Ngài được tấn phong ngày 28/5/1977.
Liền đó, ngài được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y ngày 27/6/1977.
Ngày 25/11/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử ngài giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Thánh Kinh, và chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế
Ngài đã từng là phát ngôn viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ 5 (1980), chủ tịch Đại Biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ 6 (1983).
Ngài được bầu làm phó niên trưởng Hồng Y Đoàn ngày 6/11/1998. Ngày 30/11/2002, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn việc các Hồng Y bầu ngài là niên trưởng Hồng Y Đoàn.
Trong 6 năm (1986-1992), ngài đã là chủ tịch Ủy Ban Soạn Thảo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Tại giáo triều Rôma, ngài là thành viên:
- Bộ Quan Hệ với Các Dân Nước.
- Bộ Giáo Hội Đông Phương, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Bộ Giám Mục, Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Bộ Giáo Dục Công Giáo.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Các Tín Hữu Kitô, Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Văn Hóa.
- Ủy Ban Châu Mỹ La Tinh và Ủy Ban Giáo Hội Chúa.

LẬP TRƯỜNG CỦA
CON NGƯỜI HỒNG Y JOSEPH RATZINGER


Đức Hồng Y COTTIER, Thụy sĩ, cố vấn thường trực của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô nay đã về hưu, từng biết Hồng Y Joseph RATZINGER, đã tả Hồng Y Jos.RATZINGER là một người sống đơn giản, khiêm nhường. Linh mục Paul VALADIER, Giáo sư Phân Khoa Dòng Tên tại Paris, nói rằng mặc dầu Hồng Y Joseph RATZINGER trước công chúng, tỏ ra lạnh lùng, nhưng trong những thảo luận tư, Ngài là người lưu ý lắng nghe, tươi cười và rất tế nhị.
Tìm hiểu về con người và Lập trường của Hồng Y Joseph RATZINGER để thấy tầm ảnh hưởng của con người này khi trở thành Lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Con người của Hồng Y Joseph RATZINGER
Linh mục Paul VALADIER, trong cuộc Phỏng vấn của báo L’EXPRESS, tuần từ 25.04—01.05.2005, đã trình bầy hai khía cạnh của con người Hồng Y Joseph RATZINGER: đó là con người TRÍ THỨC và con người GIÁO ĐIỀU.

Con người TRÍ THỨC (Intellectuel)

Hồng Y Joseph RATZINGER là Giáo sư Thần học của nhiều Đại Học. Luận án Tiến sĩ của Ngài là về Thánh AUGUSTIN, một Vị Thánh lớn của Giáo Hội. Nhưng Thánh AUGUSTIN đã là người sống cuộc sống trần thế rất sôi nổi. Một số Triết gia Hiện sinh đã nói nhiều về cuộc sống thế tục hiện sinh của Thánh AUGUSTIN. Luận án Tiến sĩ của Hồng Y Joseph RATZINGER chắc chắn tìm hiểu những khía cạnh hiện sinh này của Thánh AUGUSTIN.
Là Giáo sư Thần Học của nhiều Đại Học, và với thái độ của một nhà Trí thức, tinh thần tìm hiểu và đón nhận những khía cạnh khác nhau của đời sống tôn giáo phải có trong con người của Hồng Y Joseph RATZINGER. Con người Trí thức ấy phải mang tinh thần cởi mở trước những trào lưu tư tưởng mới.

Con người GIÁO ĐIỀU (Doctrinaire)

Nhưng đứng về phương diện Tín Lý Công Giáo, thì Hồng Y Joseph RATZINGER lại tỏ là con người Giáo điều. Con người Giáo điều là con người khăng giữ những điều mình tin và chấp nhận. Giáo sư Paul VADADIER phân biệt rằng một con người Giáo điều mà không trí thức, rất dễ trở thành độc đoán, độc tài, bắt người khác phải theo mình, trong khi ấy con người Giáo điều mà Trí thức là con người giữ vững lòng tin của mình sau khi đã lắng nghe, tìm hiểu và nhận ra sự thật của lòng tin của mình.
Chính khía cạnh Trí thức của con người Hồng Y Joseph RAZINGER làm cho con người Giáo điều của Ngài có sự lắng nghe những mới mẻ. Nhưng những mới mẻ theo thời gian này rất khó lay chuyển những điều mà Hồng Y đã xác tín.

Nhận xét sự biến chuyển của Hồng Y Joseph RATZINGER
Người ta đã nhận xét Hồng Y Joseph RATZINGER ở ba giai đoạn biến chuyển:
=> Khi Đức Tổng Giám Mục Cologne, Joseph FRINGS, chọn Giáo sư Thần Học Joseph RATZINGER làm chuyên viên cho mình trong Công Đồng Vatican II, thì nhà chuyên viên này được coi là có khuynh hướng cấp tiến (progressiste). Đây là khía cạnh trí thức của con người Joseph RATZINGER ở thời điểm có những nhen nhún xáo động, đòi hỏi của tuổi trẻ thời ấy. Hồng Y Joseph RATZINGER đã nói nhiều sau này về những năm 1968 của tuổi trẻ.
=> Khi Hồng Y Joseph RATZINGER làm việc tại Roma, nhất là về việc bảo vệ Đức Tin, thì người ta nhận thấy nơi Ngài hình ảnh của con người Giáo điều, mệnh danh Ngài là con người bào thủ (conservateur).
=> Trong thời gian là cánh tay phải của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, với sự cởi mở của Cố Giáo Hoàng, Hồng Y Joseph RATZINGER chịu những ảnh hưởng, nghĩa là khía cạnh trí thức nơi Ngài làm việc nhiều hơn. Qua những bài nói mới đây nhất khi Ngài lên làm Giáo Hoàng, người ta bắt đầu nghĩ rằng vị Tân Giáo Hoàng không phải hoàn toàn bị gán cho chữ bào thủ nữa. Con người trí thức sẽ làm việc và có thể có những biến chuyển mở rộng căn bản.

Lập trường về một số vấn đề thời đại

Lập trường của Hồng Y Joseph RATZINGER rất rõ rệt về những vấn đề sau đây của thời đại:
=> Vấn đề ly dị: Ngài không chấp nhận
=> Vấn đề phá thai: Ngài không chấp nhận
=> Vấn đề Gia đình: Ngài coi Gia đình là nền tảng của bộ mặt xã hội. Tại gia đình, Đức tin được nuôi dưỡng.
=> Lập gia đình đồng phái: Ngài không chấp nhận
=> Nữ giới làm Linh mục: Ngài không chấp nhận
=> Aâu châu văn hóa: Ngài nói rằng Aâu châu là một châu về Văn hóa, chứ không phải về Địa lý, vì vậy Ngài thấy Thổ Nhĩ Kỳ nhập vào Liên Aâu sẽ có những việc rắc rối.

TẦM ÀNH HƯỞNG TỚI TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Đức Hồng Y Joseph RATZINGER là người Đức, đã sống qua thời Đức quốc xã, đã sống trong một Nước bị chia đôi như Việt Nam: một nửa là Cộng sản, một nửa theo chế độ Tự do. Ngài đã sống qua những trào lưu đòi hỏi của tuổi trẻ vào những năm 1968. Đồng thời trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, Ngài đã đã nhắc nhiều đến khuynh hướng Tôn giáo Giải phóng của Nam Mỹ châu. Những trào lưu này đã bị ảnh hưởng của tuyên truyền của Cộng sản. Chính Ngài cũng chứng kiến những sụp đổ của Đế quốc Cộng sản mà những trào lưu vừa nói trên đã bị ảnh hưởng.
Khi được hỏi về Phong trào Thế tục hoá (Laicisation) mà dẫn đầu là Nước Pháp, Ngài tuyên bố :“Chúng tôi chống lại chủ trương Thế tục hóa như ý thức hệ. Việc này đưa đến nhốt Giáo Hội và nhóm chủ quan. Luồng tư tưởng này mong muốn rằng đời sống công cộng không được ảnh hưởng bởi thực tế Ky tô giáo và Tôn giáo (Ce courant de pensée souhaite que la vie publique ne soit pas touchée par la réalité chrétienne et religieuse). Một sự tách rời như vậy mà tôi coi như “trần tục hóa“ tuyệt đối, chắc chắn sẽ là điều nguy hiểm cho bộ mặt tinh thần, luân lý và nhân bàn của Aâu châu“(L’EXPRESS tuần 25.04—01.05.2005 trang 23). Việc đẩy mạnh Trần tục hóa này đưa đến những đòi hỏi có thể đi ngược với Tin lý Cộng giáo như Phá Thai...
Với con người của Hồng Y Joseph RATZINGER, với địa vực và thời đại sống của Ngài và với những trào lưu tư tưởng như vừa trình bầy trên, Đức Tân Giáo Hoàng chắc phải có những thái độ với tình hình xã hội và tôn giáo dưới chế độ Cộng sản hiện hành ở Việt Nam.

Chúng ta nhìn những thái độ của Đức Tân Giáo Hoàng

ở những khía cạnh sau đây:

Không Hòa giải Hòa hợp giữa Sự thiện và Sự dữ

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II có lòng nhân từ và có thể có những nhân nhượng. Nhưng với Giáo Hoàng BENEDICT XVI, một người Đức và một con người nhất quyết với những gì đã tin, thì Ngài không thể chấp nhận một sự nhân nhượng pha trộn sự Dữ với sự Thiện. Đối với Ngài, để có thể đối thoại với người khác, thì chính mình phải thật vững về Lập trường của mình trước đã. Đối thoại để củng nhau tìm ra đường lối hay hơn, thì mình phải giữ vững bản lãnh mình. Đối thoại không có nghĩa là ba phải. Hoà Hợp Hòa giải không có nghĩa là Xấu sống chung với Tốt lẫn lộn. Quan điểm của Ngài về Trần tục hóa rất rõ rệt. Ngài đã chứng kiến những thất bại của trào lưu Tôn giáo Giài phóng của Nam Mỹ. Việc Hòa hợp Hòa giải giữa Tôn giáo và chế độ độc tài Cộng sản vô thần là điều đi quá xa với Lập trường của Ngài.

Thái độ đối với việc can thiệp của Cộng sản vào nội bộ Giáo Hội

Với Tân Giáo Hoàng BENEDICT XVI, Ngài sẽ không phải là người chấp nhận sự can thiệp trắng trợn của chế độ Cộng sản vào tổ chức nội bộ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Cụ thể là việc chọn lựa Giám Mục. Với con người Giáo điều và Trí thức của Hồng Y Joseph RATZINGER, Ngài khó lòng bị ảnh hưởng bởi áp lực của quyền hành Thế tục can thiệp vào việc chọn lựa Giám Mục. Một số những kềm kẹp Giáo Hội sẽ được Ngài đề cập tới mạnh hơn và dứt khoát hơn là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.

Thái độ đối với những Giáo gian quốc doanh

Những thành phần Giáo gian quốc doanh hiện nay tại Việt Nam, ngay cả trong Hàng Giám Mục, làm tay sai để tục hóa Giáo dân, chạy theo những Tổ chức dưới quyền điều khiển của Đảng Cộng sản, chắc chắn có những quan tâm cứng rắn của con người Hồng Y Joseph RATZINGER, nay là Lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ. Đức Tân Giáo Hoàng chắc chắn không chấp nhận những Giám mục hay Linh mục cho phát truyền đơn về việc Phá thai tại khuôn viên Nhà Thờ Công Giáo.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trở thành hợp nhất hơn

Con người của Hồng Y Joseph RATZINGER là con người rõ ràng và cứng rắn trong Niềm Tin của mình. Một số thành phần trong Hàng Giám Mục Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng “xã hội chủ nghĩa“ với“Đức Tin Giải phóng“. Chính những Giám mục này đã bị Cộng sản lợi dụng và làm chia rẽ sự đoàn kết của Hàng Giám Mục Việt Nam. Với Lập trường rõ rệt và cứng rằn của Đức Tân Giáo Hoàng, Ngài chắc chắn lưu ý những Giám Mục về con đường đang theo, nghĩa là kéo họ về với Lập trường vững chắc của Giáo Hội chứ đừng pha trộn lạc loài. Đây là điểm sẽ làm cho Hàng Giám Mục Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với nhau. Hàng Giám Mục đoàn kết, Lực Lượng Công Giáo sẽ trở thành mạnh để dứt khoát trước áp bức của sự Dữ.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Quốc Dân Đảng Đài Loan Đi Về Nước

Post by phu_de »

.

Quốc Dân Đảng Đài Loan Đi Về Nước
Vi Anh
Việt Báo


Gần một chục năm nay hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn CS đã đi về nước. Mới đây một phái đoàn của một đảng chánh trị là Quốc Dân Đảng ở Đài Loan cũng đi về nước. Cùng một việc làm đi về nước, người vì dân vì nước tạo được ảnh hưởng chánh trị; còn người tự tư tự lợi cam chịu số phận nạn nhân CS lần thứ hai.


Số là mới đây Trung Cộng ban hành đạo luật chống ly khai, gián tiếp dọa sẽ dùng biện pháp quân sự thống nhứt Đài Loan. Đài Loan phản ứng, biểu tình hàng triệu người, quyết tâm bảo vệ chế độ dân chủ. Quốc Dân Đảng ở Đài Loan là một đảng chánh trị Quốc gia kỳ cựu ở Trung Quốc. Đảng này từng giành lại chủ quyền Trung Quốc từ tay nhà Mãn Thanh, từng chống CS bằng võ lực và sau cùng dưới áp lực của Mỹ liên hiệp Quốc Cộng để sau cùng bị TC đánh bật ra khỏi Trung Quốc và lưu vong ra Đài Loan làm thành đảo quốc.


Tại Đài Loan, Quốc Dân Đảng nắm chánh quyền non nửa thế kỷ. Theo tiến trình đấu tranh dân chủ, thành phần đối lập lên cầm quyền trong một cuộc bầu cử được quốc tế khen là trong sáng và dân chủ. Quốc Dân Đảng sau đó trở thành đảng đối lập với Đảng cầm quyền của Ông Trần Thủy Biển.


Suốt từ khi Ô Tưởng Giới Thạch lưu vong ra Đài Loan đến suốt thời kỳ con trai Ông là Tưởng Kinh Quốc nắm chánh quyền, Quốc Dân Đảng cho đến bây giờ, lập trường vẫn xem Đài Loan như là một bộ phận của Trung Quốc, chiến lược vẫn là từ Đài Loan trở về Trung Quốc để khôi phục lại quốc gia.


Trong bối cảnh đầy căng thẳng và nhậy cảm ấy, đảng đối lập Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đi về Trung Quốc. Trung Cộng mừng chụp ngay cơ hội lợi cho mình, tạo mọi điều kiện dễ dàng cho Quốc Dân Đảng về nước. Việc đi về nước ấy của Quốc dân Đảng, bên ngoài có vẽ là một việc bắt tay với kẻ thù TC, một hòa giải hòa hợp với CS, một sự thay đổi lập trường 180 độ. Công luận Đài Loan vì thế tỏ ra rất ngạc nhiên và không cảm tình đối với việc gọi là sự đón gió trở cờ. Nhưng TT Trần Thủy Biển vẫn không gây một khó khăn nào cho phái đoàn Quốc Dân Đảng về nước..

Nhưng bên trong, và sau chuyến đi, người ta mới thấy nước cờ cao của Quốc Dân Đảng. Đảng này đã vận dụng tình thế căng thẳng, khai thác sự xung khắc của Bắc Kinh và Đài Bắc, một cách linh hoạt và sáng tạo biến việc đi về nước trở thành một thắng lợi chánh trị cho chánh nghĩa quốc gia. Phái đoàn Quốc Dân Đảng đích thân mang theo đảng kỳ Quốc Dân Đảng để treo tại nhà của Đảng Trưởng và Quốc Phụ là Bác sĩ Tôn Dật Tiên, ở ngay trên đất do chế độ TC đang nắm độc quyền toàn diện. Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nước Hồ cẫm Đào tiếp kiến lãnh đạo phái đoàn Quốc Dân Đảng.


Dưới cái nhìn của người dân ở lục địa, sau hơn nửa thế kỷ vắng bóng, hai biểu tượng đảng phái Quốc gia xuất hiện trở lại. Tinh thần quốc gia bừng dậy; hy vọng tự do, dân chủ vươn lên trong màn đêm CS. Cũng như tinh thần của người dân Miền Nam ở nông thôn, vùng xôi đậu thới sau Hiệp Định Paris, Việt Nam Công Hòa tung ra chiến dịch giành dân, chiếm đất, đem quốc kỳ vẽ lên nóc nhà, treo nơi công cộng vùng xôi đậu. Cũng như thời lưu vong ở Mỹ người Việt Quốc gia vận động chánh quyền địa phương Mỹ ban hành những nghị quyết thừa nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ như biểu tượng tự do, dân chủ của người Việt Hải Ngoại. Phong trào đã được người dân và chánh quyền thành phố, quận hạt và tiểu bang Mỹ ủng hộ, công nhận, cho đến nay như tấm da beo bao phủ 25 tiều bang, phân nửa lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này làm cây cờ CS Hà Nội dù có bang giao với Mỹ phải rút vào bốn bức tường của hai cơ sở ngoại giao mà thôi. Ô Bộ Trưởng Ngoại Giao của CS Hà Nội tức xanh mặt, phải thốt ra trong một cuộc họp bao, công khai tự thú, đối với CS Hà Nội, hai xúc phạm và trở ngai ngoại giao Washington- Hà Nội lớn nhứt, là phong trào giương cao lá quốc kỳ VNCH và công cuộc tranh đấu cho nhân quyền của người Mỹ gốc Viêt, tại Mỹ.


Xem người lại nghĩ đến ta, người Việt Hải Ngoại. Không ít người Việt tỵ nạn CS quên mình là ai. Đi về nước khoảng 300 ngàn người mỗi năm. Gởi tiền về nước trên 3 tỷ mỗi năm. Thế mà không tạo được ảnh hưởng chánh trị nào đối với CS Hà Nội, trong khi đó Mỹ chỉ cúp 300 triệu viện trợ là VN Cộng Hòa sụp. Lẽ ra người Việt Hải Ngoại "vai mang túi bạc kè kè, nói phải nói quấy người nghe rần rần". Đằng này CS Hà Nội lại đối xử với người Việt Hải Ngoại theo kiểu "xin cho". Thế mà nhiều người vẫn quên thân phận tỵ nạn CS, quên nỗi đau khổ của tôn giáo và 80 triệu đồng bào đang bị CS tước đoạt mất quyền tự do, dân chủ, để CS Hà Nội được ở nhà mát ăn bát vàng, ngồi trên đầu trên cổ người dân,.


CS Hà Nội bắt bí Việt Kiều một cách trẻ con, nhưng Việt Kiều vẫn cam tâm, cúi đầu chấp nhận. Qua cửa khẩu phải theo "thủ tục đầu tiên", phải kẹp tiền vào sổ thông hành mới nhanh trót lọt. Về nhà phải quà cáp khi trình xin tạm trú với Công An mới yên thân. Ra đường vô tiệm phải chịu giá ngoại kiều cao hơn giá thường mới không bị quạnh quẹ. Thậm chí "Ông lớn cũ" như Phó TT Nguyễn Cao Kỳ về nước cũng phải lấy lòng CS bằng những lời lẽ chê bai chế độ VNCH để được đi đánh golf, ăn tiệc với một vài nhà cầm quyền CS.


Thiết nghĩ đó là điều người Việt Hải ngoại cần suy nghĩ để đừng tự biến mình trở thành nạn nhân CS lần thứ hai khi lò dò về VN chơi.

.

Post Reply