Bí Mật Lịch Sử Trung Cộng- VN 1984-1989

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Bí Mật Lịch Sử Trung Cộng- VN 1984-1989

Post by phu_de »

Bí Mật Lịch Sử: Trung Cộng Công Khai Đánh Chiếm Việt Nam Vào Những Năm 1984 đến Năm 1989, Đảng CSVN Đã Giấu Nhẹm Chuyện Nầy Với Nhân Dân Và Tổ Quốc Việt Nam


[left]http://www.vietnamexodus.org/vne/vneima ... laoson.jpg[/left]Một bạn đọc của Vietnam Exodus và VietLand mới đây đã gởi đến cho chúng tôi một số tài liệu liên quan đến vấn đề chiến tranh và biên giới Hoa-Việt. Đây không phải cuộc chiến xảy ra vào năm 1979 khi Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới để dạy cho cộng sản VN một bài học phản bội, mà đây là cuộc chiến thứ hai ác liệt hơn giữa Trung Cộng-Việt Nam ở cấp sư đoàn xảy ra từ năm 1984 đến năm 1989 tại núi Lão Sơn. Núi Lão sơn có đĩnh cao 1800, 1509 nằm sâu trong tỉnh Hạ Giang, thuộc vùng Vị Xuyên-Hà Tuyên và trận chiến kéo dài từ 1984 cho đến 1989, cho đến nay là năm 2006, đỉnh cao 1800 hay núi Lão Sơn vẫn bị Trung cộng chiếm đóng ngay trong tỉnh Hạ Giang thế nhưng CSVN-Trung cộng vẫn im hơi lặng tiếng!


Đến năm 1989 thì cả Trung Cộng và Việt Nam đồng ý ký hiệp ước hoà bình và phân định biên giới, qua đó núi Lão Sơn và những rặng núi bên cạnh trước kia của Việt Nam nay được trao cho Trung Cộng kiểm soát. Về phần này có thể đọc bài Brothers in Socialist Solidarity part 2 của tác giả Jing tại địa chỉ trang nhà: http://www.thosewhodare.blogspot.com/20 ... chive.html

Bức hình chụp từ núi Lão Sơn vào năm 2004 (phía trên cùng) đã cho thấy núi Lão Sơn hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Trung Cộng. Bức hình này được trích từ /forum.axishistory.com

Image
Lính Trung Cộng cắm cờ trên đỉnh Lão Sơn trước khi bị bắn chết


Nhìn vào bản đồ đính kèm của Việt Nam và nếu từ tỉnh Hạ Giang nơi có núi Lão Sơn mà ta kéo một đường nối thẳng tới tỉnh Lạng Sơn ở phía Đông, chúng ta sẽ thấy gì? Có phải đây là phần đất mà Việt Nam bị mất vào tay của Trung Cộng? Câu hỏi kế tiếp là cột mộc biên giới hiện nay theo quy định mới nhất thì cắm thế nào? Trên thực tế thì chúng ta thấy Lão Sơn vẫn nằm trong sự kiểm soát của Trung Cộng.

Image

Image
Đối với những người chiến binh cộng sản tham dự trận đánh tại Lão Sơn, đây là những tiết lộ của họ:


TRẬN PHÒNG NGỰ Ở BÌNH ĐỘ 1100 (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)
của đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 2, sư đoàn 3, quân đoàn 14 Quân khu 1.
Ngày 2-12-1985.
(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Nơi xảy ra chiến đấu là bình độ 1100 nằm trên dãy núi đất 1509, cách đỉnh 1,5km. Giữa bình độ 1100 và 1000 là mỏm 1050. Phía tây bắc bình độ 1100, cách 50m là đồi tiền tiêu, chỉ cách địch 100m là nơi hai bên thường tranh chấp, bên trái đồi tiền tiêu là đồi chè địch có thể đánh vào sườn trái trận địa. Ngang với đồi chè, cách 800m về phía tây, giữa bình độ 1200 và 1100 là đồi Không Tên, có thể ngăn chặn địch vu hồi vào sườn trái hoặc luồn vào phía sau. Trong khu vực pháo hai bên bắn phá nhiều nên bề mặt đất tơi vụn, chỉ còn ít cây cối. Hàng ngày thường có sương mù từ chiều đến 7-8 giờ sáng, hôm tác chiến có sương mù cả ngày.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Tháng 4-1984, sau khi chiếm 1509 và 722, địch tiếp tục lấn sang đất ta đến bình độ 1200 phải dừng lại, xây dựng trận địa phòng ngự tiếp xúc với ta.
Địch thường xuyên bắn pháo, tung biệt kích, thám báo sang trinh sát trận địa ta. Ngày 30-5-1985 địch bắn hàng ngàn quả đạn pháo trong suốt 24 tiếng và cho 1 trung đoàn bộ binh từ đỉnh 1509 đánh xuống 1100, bản Nậm Ngặt, đồi Không tên nhưng bị ta đánh thiệt hại nặng, phải chạy về 1509.
Từ 11-6 đến 7-10-1985 địch thường xuyên bắn phá, dùng cả đạn hoá học và nhiều lần tấn công cả ban ngày và ban đêm nhưng đều bị ta đánh lui.
Mùa khô năm 1985, lực lượng địch vào thay phiên. Phòng ngự ở 1509 là trung đoàn 603, sư đoàn 201, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam. Địch tổ chức đánh lấn trên toàn tuyến nhằm cải thiện thế trận, phá thế xen kẽ, lấn dũi trên hướng Nậm Ngặt của ta.
Cuối tháng 11-1985 địch tăng cường bắn phá, trinh sát. Trong 4 ngày từ 28-11 đến 1-12-1985 địch bắn 3.000 viên đạn pháo và hoả tiễn vào khu núi đá phía đông và khu núi đất. Riêng 1100 ngày 28-11-1985 địch bắn 300 viên, ngày 29-11 và 30-11 mỗi ngày bắn 100 viên. Ngày 1-12-1985 địch không bắn vào 1100.

TÌNH HÌNH TA

Trận địa ta ở 1100 và 1050 có hầm kèo bằng gỗ và bê tông, chịu được đạn cối 120mm. Hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào đảm bảo tốt cho chiến đấu. Hào cơ động giữa các trung đội và về tiểu đoàn đảm bảo đi lại thuận tiện trong mọi tình huống. Giữa 1100 và 1050 có một đường hào đi lại, cấu trúc đặc biệt để ngăn chặn địch phát triển (đặc biệt thế nào thì không nói được hè hè).
Hệ thống vật cản là các bãi mìn chống bộ binh trên hướng đồi tiền tiêu, nhưng địch bắn phá đã làm mất tác dụng.Tháng 2-1985, cấp trên tăng cường trung đoàn 2, sư đoàn 3 cho mặt trận. Ngày 22-4-1985 thay phiên phòng ngự, lấy phiên hiệu là trung đoàn 981, sư đoàn 356 Quân khu 2.
Tiểu đoàn 1 được lệnh hòng ngự hướng núi đất xã Thanh Đức, phía tây Thanh Thủy.
Đại đội 2, tiểu đoàn 1 tham gia chiến đấu với quân số 80 người. Vũ khí có 2 khẩu cối 60mm, 2 khẩu đại liên, 9 khẩu trung liên, 6 khẩu B40 và B41, 2 khẩu M79, còn lại là AK. Được tăng cường 1 khẩu cối 60mm và 1 khẩu 12,7mm.
Chiến sĩ đa số nhập ngũ năm 1983, 1984, một số năm 1981.
Cán bộ chiến sĩ được huấn luyện tốt, tinh thần, quyết tâm cao, đã nắm được nhiệm vụ, phương án chiến đấu và đã có kinh nghiệm sau gần một năm phòng ngự.
Sau đợt chiến đấu ngày 7-10-1985 đại đội 2 vào phòng ngự ở 1100, 1050 thay đại đội 1.
Một trung đội và 1 đại liên ở đồi tiền tiêu và Gò chè.
Hai trung đội và 2 khẩu cối 60mm phòng ngự phía sau ở 1100.
Một trung đội và 1 cối 60mm, 1 khẩu 12,7mm, 1 đại liên phòng ngự ở 1050 và làm lực lượng cơ động.
Đơn vị bạn trong khu vực : bên phải là đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153 ở trận địa lấn dũi bản Nậm Ngặt, bên trái alf đại đội 3 ở đồi Không Tên, phía sau là đại đội 1 thiếu ở bình độ 1000 đến 900.
Trong chiến đấu đơn vị được hoả lực tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và tiểu đoàn 1, 2 và trung đoàn 153 chi viện gồm : 2 tiểu đoàn pháo 76,2mm và 122mm gồm 18 khẩu, 2 đại đội cối 106,7mm và 120mm gồm 4 khẩu; 2 đại đội và 1 trung đội cối 82mm gồm 10 khẩu. Ngoài ra có pháo binh quân khu.

DIỄN BIẾN

Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985
Pháo địch bắn phá. Đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, sửa chữa công sự. Sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 2-12-1985
Địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán, đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất).
03h00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và gò chè nghe tiếng động trước tiền duyên, dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó. ĐỊch không phản ứng.
04h00 : bộ đội ra vị trí trực chiến 100%.
06h30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn hướng phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ bình độ 1100 đến 700 địch bắn 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Nhiều công sự của ta bị sụt lở.
Trong lúc pháo bắn chuẩn bị, 2 tiểu đoàn bộ binh địch từ 1509 triển khai tấn công :
Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ sườn tây đánh gò chè.
Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.
Hướng phối hợp : 1 mũi khoảng 1 đại đội từ hía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt, 1 mũi khoảng 1 đại đội từ tây 1400 đánh xuống đồi Không tên. 2 mũi này bị ta đánh lui.
Từ lúc pháo bắn, tuy bị mất liên lạc với phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch tấn công nên đã cho súng cối bắn chặn trước tiền duyên 1100, gò chè, bắc Nậm Ngặt và vào trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.
08h30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch bắn đạn nổ không mảnh vào 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương). Đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện nên bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta bị hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.
Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia làm 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi bố trí đại liên. Mũi 2 chia làm 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy đại đội và bọc phía nam 1100.
Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội chiến đấu.
Trung đoàn nắm được tình hình đã tập trung toàn bộ súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây gò chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên. Hoả lực ta từ cối 82mm trở lên bắn cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào rất chính xác đã chia cắt lực lượng địch phía sau, cô lập bọn đã đột nhập trận địa.
Bên trong điểm tựa, bộ đội ta chiếm giữ các cửa hầm đánh địch. Mũi 1 nhiều tên bị diệt, số còn lại không phát triển được. Mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá tới gần hầm đại đội trưởng, chiến sĩ trong hầm phát hiện, dùng lựu đạn tiêu diệt. Cùng lúc đó, đại liên và 12,7mm của ta ở 1050 bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lcú sau thì chết).
Pháo cối của ta vẫn bắn chặn địch. Tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) tăng cường 1 trung đội của đại đội 6 (lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp với đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa, lúc tháo chạy địch phải bỏ lại nhiều xác.
Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.
Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở bình đọ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6, sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.
09h00 - 13h40 : địch tổ chức 4 lần xung phong, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong địch dùng pháo cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị lực lượng ta, có pháo cối chi viện đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào. Chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay.
15h00 : sau lần xung phong thứ 5 bị ta đánh lui, địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.
Ban đêm địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Đại đội 1 ra thay phiên cho đại đội 2.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 170 tên, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 địch, thu một số vũ khí, quân trang. Địch bỏ lại 30 xác trước chiến hào tiền duyên, 7 xác trong trận địa và trên nóc hầm đại đội trưởng.
Bên ta hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.
Tiêu thụ đạn dược :
Đạn pháo các loại : 2.350 viên. Cối 106,7mm và 120mm : 1.120 viên. Cối 82mm : 3.400 viên. Cối 60mm : 990 viên. Lựu đạn : 1.000 quả.

Sơ đồ diễn biến trận đánh trên :

Image
Image

Ghi chú thêm: trận chiến Lão Sơn kết thúc năm 1989 với sự thất trận cua CSVN.


- Theo tin tức riêng của chúng tôi thì cuối năm 1989, bộ chính trị Hà Nội cử em ruột của Đào Duy Tùng là Đào Duy Chữ sang Mỹ cầu cứu cựu tổng thống Carter, rất có thể sau cuộc đi đêm đó khi Clinton đắc cử bèn bãi bỏ cấm vận và bang giao coi như Mỹ cứu CSVN ra khỏi bàn tay áp chế của Trung Cộng.
- Khi tổng thống George W. Bush xúc tiến đàm phán để giúp Việt Cộng vao WTO ông đã tuyên bố đại ý rằng "đây chỉ là tiếp nối những gì mà người tiền nhiệm làm dang dỡ"
- Hiện nay Mỹ và VC đang đàm phán tại Hà Nội về vấn đề nói trên. Liệu những thông tin này có được đề cập tới trong các cuộc đàm phán nói trên hay không?

Trở về sự kiện của thác Bản Giốc, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã dùng tài liệu từ năm 1885 để chứng minh rằng Thác Bản Giốc nằm 2km sâu bên trong nội địa Việt Nam. Vậy mà bây giờ phân nữa thác Bản Giốc đã bị Trung Cộng chiếm lĩnh và xem như là nơi du lịch của người Hoa. Xin bấm vào linh này sẽ rõ:


http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... ht=laoshan



http://travel.sz.net.cn/travel/2005-07/ ... 125556.htm


Để giúp quý bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, xin nghiên cứu từ những link dưới đây:

http://forum.axishistory.com/viewtopic.php?t=32624

http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... ht=laoshan

http://forum.axishistory.com/search.php ... d921ede3b3

http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... =v&start=0
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=15
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=30
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=45
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=60
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=75
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... v&start=90
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=105
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=120
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=135
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=150
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=165
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=180
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=195
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=210
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=225
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=240
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=255
http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... &start=270

http://forum.axishistory.com/search.php ... a0effa843e

http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcente ... leviet.htm

http://orbat.com/site/history/historica ... r1979.html

http://www.historyguy.com/wars_of_vietnam.htm

http://china-defense.com/history/laoshan/laoshan_1.html

http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-45.ttvn forum vn ve laoson

http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/ma ... 8_06d.html BanDo HaGiangVietBac

http://forum.axishistory.com/viewtopic. ... ht=laoshan

http://forum.axishistory.com/viewforum.php?f=58 tran chien Lao Shan
Last edited by phu_de on Wed Jan 25, 2006 4:25 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Trận Lão Sơn 1984

Post by phu_de »

Trần Trung Đạo

dịch từ bản Anh Ngữ của Xinhui

Lời người dịch: Thời điểm là đầu năm 1984. Bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông, mối tình hữu nghị thắm như rạng đông” của Đổ Nhuận không còn được hát trong những chương trình Hoa Ngữ của đài phát thanh Hà Nội. Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất đã chấm dứt. Cả hai bên, vì lý do khác nhau, đều không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết, nhưng trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra. Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ. Bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Cộng. Mặc dù nhiều đoạn không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Cộng vẫn không từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ. Đồng thời, những lời kể cũng nói lên sự bất lực của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam chỉ biết cúi đầu thần phục, chỉ biết hối lộ tham nhũng, sống xa hoa trên sự nghèo đói của nhân dân và không biết nhục khi nhìn đất nước từng mảnh đang rơi vào tay Trung Cộng.

Bài tường thuật do môt Trung Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt lần thứ hai. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt lần thứ hai. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.

Lưu ý: Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ Việt Nam gần biên giới Trung Quốc. Sau cuộc chiến 1979, Việt Nam đã xử dụng đỉnh Lão Sơn như một trạm xuất phát, nơi các lực lượng Việt Nam điều hợp các cuộc lục soát lớn vào Trung Cộng.

Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng nhận lịnh phải chiếm mủi Lão Sơn. Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập “Đề án 142”. Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đủa, và qua đó, để lộ vị trí.

Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo địch. Ngày 26 tháng Tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.

Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. Tầm hỏa lực chỉ cách địch quân 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng đọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với địch quân, chỉ cách địch 400 mét và trong tầm bắn thẳng.

Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng địch bằng 5 phát pháo trực xạ.

Ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của địch ngăn chận. Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị địch quân tràn ngập. Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, địch quân mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa.

Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân địch. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân thù. Đến 3 giờ chiều, quân địch không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội địch quân đã không thể rút về vị trí của chúng.

Ngày 12 tháng 7, địch quân phản kích.

Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắn chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.

Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.

Chúng tôi quả quyết địch quân sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của địch quân và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó.

Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy địch quân, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông.

Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lịnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lịnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lịnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sỉ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.

Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.

Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Địch quân cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.

Ngay khi địch quân tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tu.c. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.

Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều địch quân, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.

Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.

Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.

Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.

Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.

Trần Trung Đạo

Post Reply