Tiếng nói từ trong nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Tiếng nói từ trong nước

Post by dacung »

Nghệ sỹ bị cấm xuất cảnh như thế nào
(BBC)

Image
Thành cho rằng ‘Văn hoá của người Việt là người dưới bị bắt buộc phục tùng’

Sau đây là thư của họa sỹ Nguyễn Minh Thành từ Hà Nội gửi nhà chức trách ở Việt Nam để bày tỏ ý kiến về một câu chuyện liên quan đến chính sách đối với văn nghệ sỹ. BBC xin đăng nguyên văn như sau:
Thư gửi ngài Bộ trưởng bộ Văn hoá - Thông tin - Du lịch


Kính thưa ngài,

Tôi tên là Nguyễn Minh Thành, một họa sỹ Việt nam. Tôi viết thư này với hy vọng lớn nhất rằng nó sẽ đến được tận tay ngài và ngài sẽ đọc nó. Tuy nhiên, theo những phỏng đoán của tôi, thì thường những thư như thế này rất khó đến được tay ngài và cũng ít cơ may được các quí Bộ trưởng đọc nó. Tôi cũng đã lưỡng lự nhiều lần, song lại nghĩ dầu thế nào cũng cứ viết tâm sự của mình và gửi tới ngài, còn duyên may đến đâu là ngoài tầm tay của mình.

Mặt khác, đây là lá thư mà tôi muốn trò chuyện về văn hoá của nước ta hiện nay, đó cũng là câu chuyện chung mà càng nhiều người chia sẻ và công luận thì càng tốt. Nên đồng thời gửi đến ngài Bộ trưởng, người mà tôi mong muốn nhất sẽ đọc nó, tôi cũng gửi cho các bạn bè và người quen qua e-mail. Như thế, cho dù vì lí do nào mà ngài không đọc được nó thì cũng có nhiều người đọc nó. Và chí ít nó cũng minh chứng một điều đơn giản thường thấy là ai nghe được tiếng nói người dân hay chỉ lại là chính người dân?

Tôi xin kể vắn tắt câu chuyện này:

Hồi đầu tháng 8 năm 2005, chúng tôi gồm 10 hoạ sỹ lên đường đi Côn Minh Trung Quốc tham dự một chương trình trao đổi với các nghệ sỹ bên đó. Đây là chuyến đi hoàn toàn tư nhân của chúng tôi và chúng tôi cũng xin visa theo mục du lịch. Chúng tôi không hề có ý muốn đại diện công gì cho tư cách Quốc gia. Những gì chúng tôi sinh hoạt đều là cá nhân bình thường, tuỳ ý, chứ không với một trách nhiệm đại diện gì cho ai. Nhưng khi chúng tôi đến cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh thì bị giữ lại và kết quả sau 5-6 tiếng chờ đợi là: Không được xuất cảnh! Những băng đĩa tư liệu cũng bị giữ, niêm phong và gửi về Bộ Văn hoá tại Hà nội. Chúng tôi nhận được lời giải thích về việc thu băng đĩa là: Vì chưa có giấy phép. Còn về không được phép xuất cảnh là không có lời nào. Mấy viên chức cửa khẩu nói họ chỉ làm theo lệnh từ trên.

Sau chúng tôi mới vỡ lẽ một phần là, các công an an ninh văn hoá, đã theo dõi và có đủ mọi thông tin về chuyến đi của chúng tôi. Câu chuyện nhỏ này là lý do chính mà tôi muốn tham khảo ý kiến Bộ trưởng và mọi người về những điều sau đây:

1-Việc chúng tôi không được xuất cảnh này đến giờ cũng chẳng biết lý do và chẳng ai đứng ra giải thích, như vậy có phải là điều bình thưòng không? Nêú là chuyện thường thì chúng ta sẽ phải đánh giá sự thường tình này như thế nào đây? Nếu không bình thường thì tại sao chúng tôi lại phải nhận sự đặc biệt này?

2- Bộ Trưởng có thấy rằng việc trên đây làm tổn thương chúng tôi và có một tổn thương nào đó trong cả bầu văn hoá chung của chúng ta không? Nếu là có thì đâu là nguyên nhân và ai là người gây ra? Nếu là không thì mọi thứ đều ổn thoả, bộ trưởng cứ việc ngủ ngon trong cơ đồ ổn thoả này.

3-Mọi thứ ở Việt nam dường như rất quy tắc và luôn cần được xin phép. Và phần lớn những lần tôi làm triển lãm đều rất mệt mỏi vì xin phép. Có thể nói, hầu như ai cũng thấy thế. Quỹ đạo hành chính và luật lệ vẫn như thế, tôi càng ngày càng thấy chẳng được dễ dãi hơn chút nào. Và đây là câu hỏi rằng: Có cái cây hay con thú hay thế lực phản động nào ngăn cản việc sống dễ dãi hơn của chúng ta hay không? hay chỉ còn lại chúng ta với nhau, công dân và nhà nước, nhưng chúng ta, như hai kẻ vùa điên, vừa ngờ nghệch, vật lộn với nhau trên đất nước bình yên và tươi đẹp này?

Chúng ta vốn sinh ra để được sống hạnh phúc và hạnh phúc hơn kia mà! Hay bộ trưởng và các quan chức thấy đời phải là bể khổ nên cứ phải gây ra khó khăn để cho đúng nghĩa ấy? Mười họa sỹ chúng tôi vừa rồi với tất cả hứng khởi đi Côn minh vì sẽ được tiếp xúc, được trao đổi và được học hành thêm từ bên ngoài. Vậy mà chúng tôi không được phép. Trong khi nhà nước chẳng hề cấp kinh phí gì, chúng tôi phải tự túc gắng công lắm mới xin được tài trợ cho chuyến đi. Khi hiểu về điều này tôi đã hiểu rằng mọi điều xảy ra đều là do con người gây ra và con người hèn hạ tồi tệ mới gây ra điều tồi tệ. Ở đây là những công an văn hoá nọ, đã rắp tâm kìm hãm chuyến đi này. Tôi cũng thấy chẳng cần bắt vạ Bộ trưởng vì những con người tồi tệ, vì mặc nhiên Bộ trưởng cũng chẳng thể làm gì được. Việc nhân cách là do một nền văn hoá sinh ra chứ không phải Bộ trưởng sinh ra, nhưng đây là vấn đề: Rằng chúng ta có vấn đề lớn về văn hoá.

Và đó mới là vấn đề tôi muốn nói với một Bộ trưởng bộ văn hoá. Tôi nói rằng văn hoá của nước Việt nam ta hiện nay thẫm đẫm giả dối. Từ trung ương đến địa phương, từ nông thôn đến thành thị, từ gia đình đến xã hội, từ người giàu đến người nghèo... đều thấm đẫm giả dối. Nguyên nhân của sự giả dối cao đến mức như thế này là do, vốn văn hoá phong kiến trong truyền thống nước ta đã nặng về hình thức ( một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp) lại công thêm 60 năm tư tưởng của nhà nước Cộng sản, còn xô đẩy người ta vào tư thế luôn phải giả dối. Nói vậy Bộ trưởng và nhiều người sẽ nghĩ thế thì láo quá! phủ nhận tất cả mọi thứ ư? nhưng tôi xin nhắc lại công lao của tư tưởng cộng sản để lại cho nhà nước ta hiện nay chỉ là sự giả dối mức độ cao như hiện nay nếu không nói là quá cao.

Và nếu tôi có láo vì nói vậy thì cũng là sự thật đấy. Cũng nói thêm rằng công lao có vẻ như được khẳng định chắc chắn nhất là: Đảng cộng sản giành lại độc lập cho Việt nam, nhưng hãy bình tâm suy xét một chút thôi, thì quan niệm về công lao này cũng sẽ bị lung lay đấy. Đó là: nếu không phải Đảng cộng sản và những người thế hệ ấy giành độc lập, thì luôn sẽ có những người khác làm việc đó, mặc dù là muộn hơn, nhưng muộn hay sớm không phải là vấn đề và cũng không phải là mục đích, mà là bằng cách nào, ra sao.

Hãy xem Ấn Độ giành độc lập sau nước ta và họ không cần quân đội và vũ khí để làm việc đó và hãy xem giờ đây họ là một nước như thế nào? Có thể nước ta giành độc lập bằng cách khác và với tư tưởng khác thì cũng không biết được có tốt hơn, hay xấu hơn những người cộng sản và cách mà họ đã làm, nhưng đó cũng không phải là điều cần bàn hiện nay vì nó chưa xảy ra, mà hiện nay điều phải dũng cảm nhìn vào là không có chỗ trong sự thật cho sự khẳng định rằng: Đảng cộng sản đúng và lại còn "hoàn toàn đúng" như nhà nước vẫn luôn dạy nhân dân. Thực ra điều tôi nói này không mới mẻ gì nhưng tại sao giờ này vẫn chưa nói ra được cũng chỉ là vì giả dối và tự lừa dối. Và Đảng ta là giả dối đấy. Tôi không tin được là Đảng ta thực thà đâu, đừng bắt tôi tin nữa. Việc bắt người ta không tin, phải tin điều gì đó, thì giống như tước bỏ cuộc sống của người ta mà thôi. Niềm tin không có ép được cũng như tình yêu vậy.

Khi nghe về tham nhũng ai nấy lắc đầu ngán ngẩm! chắc cả Bộ trưởng cũng vậy thôi. Nhưng tham nhũng là gì? Tham nhũng chính là kết quả của dối trá mà thôi. Những nước ít tham nhũng hơn ta thì chắc chắn rằng xã hội của họ, văn hoá của họ ít giả dối hơn ta. Vậy thì văn hoá hoàn toàn góp phần vào chống tham nhũng được đấy chứ, đâu phải chỉ có Tư pháp và luật pháp. Nhà nước nghĩ được ra luật chống tham nhũng mà không nghĩ được rằng bề sâu của vấn đề là văn hoá thì luật ấy chẳng bao giờ có hiệu quả đâu và mọi người cứ xem, thời gian sẽ cho thấy điều đó. Giờ đây tôi xin chỉ rõ điều bao bọc che chở cho sự giả dối đang lớn lên quá cỡ như hiện nay là: Chế độ kiểm duyệt văn hoá và tư tưởng.

Chế độ kiểm duyệt được duy trì như hiện nay tưởng là an toàn cho quốc gia, nhưng là ngây thơ lắm. Sức công phá của cái bọc giả dối này đang đến gần và nó mạnh lắm đấy. Chúng ta đang được an toàn như ở trong cái nhà chứa thuốc nổ vậy. Nếu biết tháo gỡ nó dần dần thì vẫn không sao.

Nhưng tại sao một số nước vẫn duy trì chế độ kiểm duyệt? Vì cũng từ trong văn hoá mà ra. Văn hoá của người Việt là: bố mẹ lo tương lai cho con cái, nghĩa là lo lấy vợ lấy chồng và xây nhà cửa cho con cái rồi nhắm mắt mới yên lòng. Nếp nghĩ này có từ rất lâu nên nó cũng khắc rất sâu trong văn hoá người Việt. Trước hết, nếp nghĩ này sẽ tiêu huỷ mọi ý tưởng phát minh và sáng tạo. Con cái sinh ra, lớn lên sẽ chỉ ở yên dưới sự chỉ đạo và điều hành của bố mẹ cho đến khi lập gia đình xong.

Một số con cái làm trái ý bố mẹ thì bị coi là mất dạy và sẽ phải bị bắt buộc phục tùng. Và nếu nó không quy thuận thì sao? thì số đông là xã hội sẽ lên án. Và như thế từ nhà ra tới ngoài xã hội đều thống nhất một quan điểm nó là đứa mất dạy và đương nhiên mọi cơ hội để nó là nó, là tự phát triển đều không có, hoặc có rất ít. Điều này giải thích tại sao cho đến giờ Việt nam, Văn học, Toán học, Vật lý, Hoá học... chưa có giải Nobel, hay là những nhân tài lừng lẫy thế giới. Văn hoá này cũng dẫn đến rất nhiều tuỳ tiện và áp chế từ phía người có quyền hành. Không phải bố mẹ nào cũng lo được cưới xin và nhà cửa cho con cái như nhau, nên con cái hãy yên phận với những gì cha mẹ có thể làm được và đừng tủi hổ than phiền về điều đó, đó cũng là đức hạnh lớn lao được xã hội đề cao.

Một đứa bé lớn lên chẳng mấy chốc trở thành những người kế tục và chúng cũng phải lặp lại y nguyên những gì cha mẹ làm với chúng. Xã hội mà chúng ta đang sống hiện nay là đang thừa hưởng văn hoá ấy. Thế thì đại biểu quốc hội, quan chức nhà nước và Bộ chính trị đi nữa, thì cũng là những con người ấy những con người từ nhân dân mà ra và được ướp trong nếp nghĩ sâu xa ấy. Thế là chúng ta có một chính quyền của nhân dân và do dân, vì dân theo nghĩa ấy, đó là lo lắng và sắp đặt mọi thứ mà người dân không nên tự lo hay không được phép lo. Dân muốn gì thì phải xin nhà nước. Tôi đoán rằng hiếm có nước nào chữ "đơn xin, giấy xin phép" được dùng nhiều như ở chế độ hành chính của ta.

Tôi thấy như một trò hề là thậm chí nhà nước thiết kế cả mô hình làng văn hoá và mọi nơi cứ đua nhau "xây dựng làng văn hoá" hay "khu văn hoá" với những tấm biển to ngoài cổng, Lại còn cấp cả bằng chứng nhận gia đình văn hoá nữa! Cũng như các bậc cha mẹ thường hay nói:"bác à, cháu nó thế thôi, nhưng mà được cái ngoan đáo để, có hiếu lắm..." Và lần này với 10 họa sỹ chúng tôi cũng vậy, các cô, các cậu tự đi tham khảo, trao đổi, học hành làm gì? cứ ở yên đấy, nhà nước sẽ lo liệu cho các bạn mọi thứ tốt đẹp, còn ít ra nếu có thăm thú tìm hiểu cái gì cũng phải xin phép nhà nước hay các cấp "có thẩm quyền" coi có tốt đẹp không đã.

Còn nếu ai hỏi xem, hoạ sỹ của Việt nam vẽ gì thế ? Thì các quan chức sẽ trình bầy rằng: đây này, bạn xem triển lãm mỹ thuật toàn quốc của chúng tôi đi, họ vẽ yêu nước lắm, ca ngợi lắm, "có hiếu" lắm...Có phải vậy không thưa bộ trưởng? Nếu không được tự do đi ra ngoài nước thì làm sao chúng ta có nghệ sỹ nổi tiếng thế giới? Thưa bộ trưởng! Hay là chẳng cần thiết là danh hoạ thế giới, cứ ở nhà phấn đấu rồi bộ văn hoá sẽ trao bằng khen cho? Tôi phải thốt lên với thế giới rằng có công dân nước nào được nhà nước lo chăm như chúng tôi không? Hỡi các bạn quốc tế, đến đây mà ganh tỵ với chúng tôi!

Nước Việt nam có một bờ biển dài, nhưng lịch sử cho thấy, hàng hải của chúng ta từ xưa đến nay luôn kém nhất trong khu vực. Điều ấy nói lên khả năng phiêu lưu của người Việt là kém. Điều ấy cũng nói lên một nỗi sợ hãi nào đó với thế giới bên ngoài trong văn hoá của chúng ta. Và nhìn chung, người Việt thích an toàn. Và càng thích an toàn bao nhiêu thì càng sợ nổi loạn bấy nhiêu. Vì thế mà đến cả văn hoá cũng cần phải có một ban tư tưởng văn hoá trung ương và một cục của công an lo về bảo vệ an ninh văn hoá. Tôi hiểu những năm qua chính quyền của nhà nước xã hội chủ nghĩa này chịu rất nhiều phê phán và chống phá từ bên ngoài nhất là ngoại kiều thất trận, đương nhiên, nếu không có chế độ bảo vệ kiểu đó thì chính quyền cũng gặp nhiều nguy nan. Nhưng đó là vấn đề của chính quyền chứ không phải vấn đề của người dân. Nhưng cũng vì chỉ lo bảo vệ chính quyền mà người dân cũng bị xếp chung trong chế độ kiểm duyệt và đương nhiên là bị hạn chế nhân quyền.

Vấn đề ở đây cần được làm rõ là: chính quyền cần được bảo vệ chứ không phải người dân, nhưng chính quyền lại nép vào phía người dân để được che chở. Việc chính quyền có bị đe doạ, là không liên quan đến tôi, còn nói nó có liên quan đến tôi để tôi phải cùng trách nhiệm là không đúng, điều này cần được xem lại. Chỉ có một phần nhỏ dân số của đất nước là liên hệ có quyền lợi với chính quyền, còn lại nếu xét đúng ra thì người dân luôn phải nuôi chính quyền. Nhưng cái hay ở Việt nam là ở chỗ, đa phần người dân rất sợ chống chính quyền, đó là cái hay đáng thương tôi cũng rất sợ. Tôi không dám chống đâu, mặc dù tôi không thích cái chính quyền này. Tôi yêu đất nước này nhưng tôi không yêu cái chính quyền này. Điều ấy là thực. Chắc cũng xuất phát từ cái văn hoá thích an toàn, yên ổn. Và đến đây thì chúng ta tìm thấy cái giống nhau là: cả hai, chính quyền và người dân đều thích yên ổn, nhưng điều khác nhau ở chỗ: người dân vì yên ổn nên không muốn làm gì chống lại, còn chính quyền thì làm mọi cách để đạt được an toàn cho dù có xâm hại đến người dân.

Thưa bộ trưởng, tôi luôn mơ ước có một chính quyền tốt hơn cho dù là đảng nào cũng được và tôi biết, không ít người cũng nghĩ như vậy. Thêm nữa về cái bọc giả dối của chúng ta là: Mấy năm gần đây cứ nói thật hồn nhiên trên thông tin đại chúng về "Tư tưởng Hồ Chí Minh". Tôi thấy nực cười vì tôi tìm mãi cũng chả thấy nêu lên được cái gì gọi là tư tưởng cả! Những điều mà Đảng, nhà nước tuyên truyền ấy tìm đâu chả thấy. Một người có ăn học bình thường cũng có thể nói lên được những điều ấy, hay cứ bảo bất kỳ một người ở một nước phát triển, có bằng tiến sỹ thời bây giờ là họ sẽ viết ra còn đầy đủ và tiến bộ hơn những điều mà các nhà triết học Mác-Lênin của chính phủ nói về "Tư tưởng Hồ Chí Minh". ấy vậy mà tốn biết bao giấy mực và thời gian, công sức truyền thông về cái gọi là tư tưởng ấy. Ngay cả phát động những cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng ấy nữa, hãy thành thực mà nói với nhau rằng đó là hình thức và giả tạo. Hơn nữa, cái thế giới này đã chẳng còn cần đến tư tưởng của một ai nữa, vì tư tưởng nào cũng có, nhưng có đưa người ta đến đâu đâu, vẫn cứ sống cùng nhau trong khó khăn và thách thức như hiện nay, như muôn đời.

Tôi cũng rất tôn trọng chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng đừng lầm lẫn tôn trọng và mê tín. Nhà nước không nên bảo hộ tư tưởng và văn hoá như vậy, hãy dành quyền đó cho người dân. Bộ trưởng có biết rằng dân ta sợ nhà nước tới mức nào không? Họ sợ tới mức không dám suy tư về những tư tưởng nữa. Văn nghệ sỹ cũng hầu hết rất sợ đả động hay liên quan đến chính trị, đến tư tưởng. Và thành một thông lệ được tự quy ước trong đầu mỗi người là: nếu có nói về chính trị hay đến Đảng thì chỉ được phép nói tốt. Còn nói xấu chắc Bộ trưởng và mọi người cũng đã từng chứng kiến, hậu quả như thế nào sẽ xảy ra. Vì thế nên trong thanh niên ở ta hiện nay, tâm lý, triết học và quan niệm chính trị, kể như không có trên đời. Tôi còn nghe nhiều phàn nàn và phê phán rằng thanh niên ta thời nay không có mấy lý tưởng sống. Điều đó đúng đấy, nhưng những người phê phán phàn nàn ấy, hãy xem họ là ai? chắc chắn số đông là thế hệ già. Và lý tưởng mà họ muốn nói ấy là gì? Thực ra là những lời phàn nàn sáo rỗng và giả dối nữa. Chính thế hệ đã gây ra tình trạng băng giá trong tinh thần thanh niên ngày nay lại phàn nàn về chính điều đó. Tôi xin bảo đảm rằng chừng nào giả dối mất đi, chừng đó lý tưởng mới nảy sinh. Và lý tưởng là gì? là niềm say xưa đến với cái đẹp đẽ của cuộc đời này. Muốn thế cần tình yêu, bao nhiêu năm nay tôi chưa được nghe người cộng sản nào nói được về tình yêu cả, hình như họ chỉ đơn giản bắt người ta phải yêu Đảng cộng sản thì đúng hơn.

Thế hệ trẻ ngày nay không phải họ bị biến chất đâu, và cũng không phải bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài đâu, lạy Chúa, nếu được ảnh hưởng từ bên ngoài lại còn là may đấy! Nhưng họ bị thui chột tinh thần ngay từ bên trong kìa, đó là gia đình, là thế hệ cha anh chú bác, họ mất lòng tin nơi thế hệ đi trước. Tôi biết nói vậy biết bao người sẽ không hài lòng tý nào, nhưng đó cũng chẳng gì hơn ngoài sự thật. Thời bao cấp, thời xã hội chủ nghĩa, đã tước đoạt biết bao tình yêu và chân thật, đó là một vết thương lớn trong văn hoá và thế hệ ngày nay và sau nữa còn phải chịu ảnh hưởng bởi di chấn của nó. Tôi xin nói rằng những thế hệ trước là những thế hệ có lỗi với thế hệ trẻ ngày hôm nay chứ không phải ngược lai, trong khi cách cư xử hiện thời là, cứ dường như thế hệ trẻ là có lỗi và gây nên mọi xấu xa cho dân tộc này. Tôi muôn vàn lần nài xin, hãy đừng lẫn lộn và đừng vô cảm thế. Và sự thực cho đến nay chưa hề có lời xin lỗi nào từ phía những người đi trước, mà chỉ nghe toàn thấy những lời tuyên thệ của các em học sinh noi theo, biết ơn cha ông và những người đi trước. Các em còn biết bao trong sáng, ngây thơ mà ở trường những bài học đầu tiên đã là những bài học về vô cảm, sáo rỗng và giả dối. Như vậy làm sao tình yêu nảy sinh được. Con em chúng đa đang bị nhiễm độc nặng trong bầu khí giả dối này. Giả dối không đứng cùng với tình yêu.

Sau hết, với thành tâm và hiểu biết của tôi, tôi xin khuyên rằng hãy bỏ cố chấp đi. Đảng cộng sản hiện nay đang là cố chấp, đang lún sâu vào hơn bãi lầy cố chấp. Sớm muộn gì mọi quốc gia nếu muốn phát triển và văn minh hơn, đều phải đa đảng như nhũng nước tiên tiến hiện nay. Kể cả Trung Quốc hay Cu Ba hay Bắc Triều Tiên thì cũng sẽ phải vậy. Vấn đề hơn nhau là ở thời gian thôi. Những người vì quá sợ hãi thay đổi, thì luôn tìm kiếm các mô hình có vẻ giống mình để được cảm thấy an tâm và khỏi phải thay đổi. Nhưng giờ là lúc nếu người lạc quan có thể cho phép mình nghĩ là vẫn còn chưa muộn để lo thu xếp việc thay đổi. Để càng lâu thì việc chỉ càng khó khăn hơn và khủng hoảng chỉ càng lớn hơn, đau đớn càng lớn hơn mà thôi.

Nhưng trước khi bắt tay thay đổi, hãy chuẩn bị tâm lý cho một nỗi sợ hãi lớn. Chỉ có dũng cảm để làm được. Dũng cảm cần nỗ lực, còn sợ hãi và nhút nhát chả cần nỗ lực gì, nó luôn dư thừa có đó trong mỗi người và nó bám víu người ta dai dẳng hơn bất cứ cái gì. Sau nỗi sợ là sự tức giận. Sợ hãi sẽ dẫn tới bạo hành, luôn là như vậy. Nhưng hãy nghĩ: sinh ra và sống trên đời này là quí nhất và thiêng liêng vô cùng. Thế nên chả có gì cần phải nóng giận mà hãy đón nhận mọi phê phán và chỉ trích. Tôi nghĩ nếu vì ý thức về sự thiêng liêng của con người thì, quá trình thay đổi từ hiện nay sang đa đảng cũng hoàn toàn tránh được đau đớn. Nếu thông minh thì cũng thu xếp bảo vệ được nhiều quyền lợi. Nhưng được điều quan trọng hơn là giải phóng cho dân tộc mình khỏi bạc nhược và buồn bã như hiện nay.

Kính thưa Bộ trưởng, tôi còn nhiều tâm sự thế này lắm, bức thư này chỉ phần nào nói lên những gì tôi nghĩ thế thôi, kẻo làm mất nhiều thời gian của Bộ trưởng. Tôi hy vọng nếu có điều kiện, còn có thể giãi bày tâm sự và trao đổi cùng Bộ trưởng và mọi người nhiều hơn về con người chúng ta và văn hoá chúng ta.

Với thư này tôi không dám có ý đấu tranh hay chống lại gì nhà nước đâu. Quan điểm riêng của tôi là thuyết phục và cổ vũ lòng chân thành. Còn sự thực và lẽ phải luôn thường trực bên chúng ta, nếu chúng ta nhận ra và sống với nó, thì lo chi không tràn ngập tình yêu hạnh phúc và bình an nữa. Tôi cũng xin là: đừng kết tôi vào tội gì khác ngoài tội mô tả sự thật. Nhà nước cũng hay kết nhiều người tội phản động và tôi sợ từ phản động vô cùng. Tôi nói thật, tôi sợ lắm!

Lời cầu nguyện của tôi là: Xin tình yêu, ở nơi tình yêu, chúng ta tin tưởng hoàn toàn và cuộc đời này thật đẹp biết bao!

Xin kính chúc Bộ trưởng và quý vị sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp nhất.
Xin kính chúc năm mới an lành.

Hà nội ngày 09 tháng Giêng năm 2006
Nguyễn Minh Thành
Kính thư

Tái bút: Tôi cũng rất mong nếu được hồi âm. Địa chỉ của tôi là: Nguyễn Minh Thành-P6A1-149/1194-Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

================

Nguyen Quang, Đà nẵng, Việt nam

Lâu nay, thường nghe nhiều vị quan chức làm công tác văn hoá , tư tưởng hay nói là "chúng ta" có một khuyết điểm là đã không cung cấp đủ thông tin ra bên ngoài cho bạn bè năm câu hiểu chúng ta hơn. Nay có lá thứ này của anh Nguyễn Minh Thành, thiết nghĩ là cơ hội tốt nhất để "khối" tư tưởng văn hoá có dịp, có cơ hội để thanh minh, để nói rõ về mình, để cung cấp thông tin cho bạn bè năm châu hiểu hơn về đường lối của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Phạm Mai Hoa, Hưng Yên

Đọc thư này tôi rất tức giận anh họa sĩ Nguyễn Minh Thành vì những điều anh đã nói thì tất cả giới trẻ đều đã biết. Thậm chí ngay với cả các em thiếu niên nhi đồng! Khi người lớn bắt phải hát các bài ca ca ngợi Đảng, ca ngợi chế độ cũng còn biết là mình phải hát thôi chứ thực lòng chúng chẳng tin đâu. Thời này trẻ con thông minh và nhanh nhậy lắm, hàng ngày chúng tiếp xúc, nghe chuyện chúng lại không biết xã hội mình đầy rẫy sự giả dối hay sao? Hãy để ý bất cứ một cuộc họp chi bộ nào của CS: Đồng chí này cần thế này, đồng chí kia cần thế kia, rồi nâng cao đạo đức cách mạng... Nhưng rời cuộc họp ra là thấy bộ mặt thật của chúng ngay. Ai mà chả biết vậy thì ông khui ra làm gỉ? hay ông muốn ám chỉ rằng giới trẻ và tầng lớp trí thức ngày nay là hèn nhát? Không có chính kiến, không giám thay đổi? Chính quyền đang ra sức tuyên truyền công lao của Đảng (bằng hình thức và nội dung như lừa dụ trẻ con, như là không biết thời đại thông tin đã bùng nổ, thế giới văn minh rộng mênh mông) thì ai mà chả phát hiện ra? Ông này to gan thật!

Nhưng lại mong có nhiều người như ông.
Last edited by dacung on Tue Feb 14, 2006 7:07 pm, edited 1 time in total.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Không ai chống đảng Cộng sản bằng chính các ông cộng sản
2006.02.14
Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Bằng kinh nghiệm thực tế nhà văn Trần Mạnh Hảo tác giả cuốn Ly Thân, từng gây xôn xao dư luận vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu 90, trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ về bản Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại hội X, ông Trần Mạnh Hảo cho rằng: "không ai chống đảng Cộng sản bằng chính các ông cộng sản".

Image
Nhà văn Trần Mạnh Hảo.

Do đâu mà một người từng theo đảng, rồi lại Ly Thân với đảng, rồi lại nói như vậy. Từ thành phố Hồ Chí Minh nhà văn Trần Mạnh Hảo đưa ra cái nhìn.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái bản dự thảo này, gần như nó có một khoảng cách vô tận với đời sống, nó không trung thực. Họ nói họ là Mác-xít, đi theo Mác, nhưng thông qua bản Dự thảo báo cáo Ðại hội đảng này thì họ làm hoàn toàn ngược lại với phương pháp tư duy của Mác-xít.

Bởi vì thế này, tiêu chuẩn của Mác đưa ra là tiêu chuẩn của chân lý thì cái bản báo cáo này giống như là báo cáo về một cái hiện thực ở đâu đó, chứ không phải nước Việt Nam.

Nước Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa xã hội đã đưa đất nước đến nghèo đói, đụng đến chủ nghĩa xã hội là đói là khổ, thế mà chủ nghĩa xã hội đã không còn lối thoát, họ bỏ, họ làm kinh tế thị trường tức là kinh tế tư bản từ năm 1986. Hiện nay, xã hội Việt Nam là một xã hội đang tập làm kinh tế tư bản, hoàn toàn không còn tí nào xã hội chủ nghĩa nữa, mà nhờ có áp dụng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa từ năm 86 mà dân không chết đói.

Cái gọi là xã hội chủ nghĩa ở Ðông Âu và Liên Xô hoàn toàn là một trại tập trung. Thế thì xã hội chủ nghĩa nó chưa có thật trên đời thì làm sao nó có lịch sử, bay giờ lại bảo nó có ở tương lai cơ .... ở đâu ...... tít xa xa ..... mà nói biến lên dạng cao hơn là chủ nghĩa cộng sản là đại đồng thì thực sự là bịa đặt, không có thật, à một khái niệm phi lịch sử.

Việt Hùng: Qua sự trình bày của ông như vậy thì người ta có cảm tưởng rằng, ông đang đề cập đến "Chuyện thật như đùa về một nền chính trị ngược đời...."

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Vâng, đấy là bào viết của tôi, tôi có gửi bài đó cho các ông lãnh đạo.

Khi tôi còn là đảng viên cộng sản đến năm 1989 tôi bị đuổi ra khỏi đảng là vì viết cuốn Ly Thân và đuổi ra khỏi biên chế nhà nước thì tôi là người đã gặp hầu hết các ông Tổng bí thư và tôi đều hỏi các ông ấy về cái gọi là tôi không hiểu được, bởi vì tôi đọc sách Mác-xít, hỏi các ông Tổng bí thư và các ông lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản rằng, sách Mác-xít như thế này mà các ông làm như thế này à?

Không ông nào trả lời được mà tôi chưa nói là cái chủ nghĩa Mác đó đã bị lịch sử bỏ qua, nó không thích hợp với thời đại này nữa, tôi chỉ bàn trong chủ nghĩa Mác-xít thôi, cái đảng cộng sản Việt Nam họ làm ngược lại hoàn toàn với chủ nghĩa Mác-xít, nó không còn thích hợp với nhân loại nữa, nó là một thứ để nghiên cứu thôi

Việt Hùng: Liên quan đến vấn đề này, gần đây một nhà báo trẻ Phan Thế Hải có nói rằng, chủ nghĩa Mác-xít này chỉ nên để nghiên cứu, không nên cho là quốc đạo ...., trở lại vấn đề, lý do gì mà ông có vẻ gay gắt với cả cái chủ nghĩa đó như vậy?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bởi vì nó làm khổ nhân dân tôi, nó là khổ gia đình tôi ......, cải cách ruộng đất tịch thu hết đất đai của nhân dân, nó tập trung vào của cái gọi là "của cải toàn dân" .......

Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org
(Xin nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Hiểu thế nào là 'Phản động'?

Trương Hùng
Viết từ Hà Nội
(BBC)


Tác giả nói từ 'phản động' không nên được dùng để gán ghép vô tội vạ
Đã theo dõi nhiều cuộc tranh luận trên diễn đàn BBC, tôi nhận thấy những ai bênh vực cho chế độ hiện hành thường kết luận những ý kiến khác là "phản động", hoặc "nói xấu tổ quốc". Ở đây tôi xin mạn phép nói về nội hàm của hai chữ này.

Từ điển Hán Việt Thiều Chửu trang 55 định nghĩa: "Động (1) động, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay tự sức khác mà chuyển sang chỗ khác, đều gọi là động". "Phản" có khá nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu đơn giản là chống lại, đi ngược lại.Kết hợp hai chữ này ta có một định nghĩa về ngôn ngữ học như sau: Phản động là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan. Ví dụ như nếu tồn tại một nguyên tử đứng yên không chuyển động thì nó phản động, vì bản thân nó và sức hút của những nguyên tử khác tạo ra những lực bắt nó phải chuyển động.

Chế độ phong kiến Việt Nam ở vào những năm 1900 là phản động vì nó không chịu thay đổi trong khi sự vận động của xã hội Việt Nam cũng như những biến động của tình hình thế giới tạo ra những lực tác động bắt nó phải thay đổi một cách khách quan.

Kinh tế chính trị Mác Lênin là phản động vì nó hầu như không thay đổi trong khi đối tượng nghiên cứu của nó là các phương thức sản xuất, nhất là phương thức sản xuất TBCN đã thay đổi quá nhiều từ thời kỳ của Mác đến bây giờ.

Trình độ văn minh có thể được đo bằng mức độ bạo lực mà một chế độ sử dụng. Bằng việc phải viện đến bạo lực, nhiều chế độ đã thể hiện sự phản động của mình khi chống lại xu thế khách quan của xã hội là đối thoại thay cho đối đầu. Chính quyền Mĩ là phản động vì đã đem quân đến xâm lược Iraq, các tổ chức Hồi giáo cực đoan là phản động vì nó cổ súy cho bạo lực, đổ máu. Chính quyền cộng sản Bắc Kinh là phản động khi kéo xe tăng quân đội vào đàn áp những trí thức bất mãn tại quảng trường Thiên An Môn. Cũng như thế, chế độ cầm quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt khi họ tuyên truyền cho những tư tưởng đã lỗi thời đến 150 năm như triết học Mác, tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo.

Trong thế giới ngày nay, hội nhập đã là tư tưởng chính trong mọi mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam đang phấn đấu gia nhập WTO là một động thái tiến bộ của giới lãnh đạo. Với những gì mà nhân dân Việt Nam đang cố gắng thể hiện, việc gia nhập WTO sẽ chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có những quy tắc của nó và những thành viên không có cách nào khác là phải chấp nhận và thực thi những quy tắc ấy một cách tuyệt đối. Dân chủ cũng là một trong những quy tắc ấy và nó đang là một trong những lực chính kéo Việt Nam ra khỏi pháo đài bảo thủ, giáo điều của chủ nghĩa Mác. Tuy vậy, Việt Nam chưa thấy có động thái gì là tiếp thu những tư tưởng mới (HS-SV vẫn phải học một tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác) và tình hình dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa có thay đổi nào, qua đó chính quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt.

Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người ta thường đánh đồng (một cách vô thức) "phản Đảng", "phản quốc" với "phản động", những người không tán thành đường lối của Đảng thì ngay lập tức bị coi là phản động, chống lại tổ quốc và bị người ta tránh như tránh hủi, vì không muốn mang vạ vào thân. Đảng đã bóp méo ý nghĩa thực sự của hai chữ "phản động", gán cho nó những ngữ nghĩa mà Đảng muốn. Không ngạc nhiên nếu có ai đó gọi tôi là "phản động" vì những gì tôi đang viết ra, không phải vì họ cực đoan khuynh tả, mà là vì từ nhỏ họ đã được giáo dục rằng: Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.

Tiêu chuẩn để đánh giá tính phản động hay tính tiến bộ phải là thực tế khách quan. Tuy nhiên trong chế độ cộng sản, người ta sử dụng tư tưởng của Đảng như một chân lý tuyệt đối, một tấm gương để soi vào đó và quyết định xem ai, ý kiến nào là phản động hay không phản động.

Đương nhiên khi tư tưởng của Đảng thay đổi thì cách đánh giá này cũng bị thay đổi theo. Trước năm 86, nếu có ai nói rằng cần chấp nhận sự đa nguyên về thành phần kinh tế thì sẽ bị coi là phản động, phản quốc, xét lại cơ hội. Nhiều người như ông Kim Ngọc-Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã phải trả giá do sự đổi mới trong tư tưởng của mình, khi ông cho khoán chui để cứu đói cho dân. Sau Đại hội 6, Đảng chấp nhận đa nguyên kinh tế, thì ông lại được đề cao như một Đảng viên chân chính, một người yêu nước vĩ đại,... Những tư tưởng cũ không chấp nhận những thành phần kinh tế đứng ngoài nhà nước và tập thể, thì bây giờ lại bị coi là phản động.

Trước đây ta có các cải cách cải tạo tư bản tư doanh, CCRĐ với tư tưởng chủ đạo là tiêu diệt tận gốc mọi mầm mống của CNTB, thì nay Đảng còn dự định cho Đảng viên làm kinh tế không giới hạn, nói trắng ra là cho phép các đảng viên cộng sản trở thành các nhà tư bản! Các nguyên tắc ngày hôm qua đã trở nên đảo ngược vào ngày hôm nay và chắc rằng sẽ còn thay đổi hơn nữa vào ngày mai. Biết đâu những người mà hiện đang bị coi là phản động như các ông Đỗ Nam Hải, Hoàng Minh Chính, Đặng văn Việt, Nguyễn thanh Giang, lại trở thành những "nhà cải cách", "người đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân" vào thời điểm có những tư tưởng tiến bộ trong hoạt động của Đảng một ngày nào đó?

Những người dám đưa ra những ý kiến cá nhân của mình trên BBC này, tôi cho rằng đều vì một lý tưởng cao đẹp vì sự phát triển của Tổ Quốc, chỉ có điều mỗi người có cách nhìn nhận và giải pháp khác nhau mà thôi. Những ai muốn đất nước dân chủ hơn, muốn đa đảng đa nguyên, chắc chắn không phải vì động cơ xấu. Những người cổ vũ cho chế độ hiện hành chắc cũng không ngoài mong muốn đất nước được ổn định, phát triển. Không có ai là người "bán nước", "nói xấu tổ quốc ở đây cả". Những kết luận vội vàng đó là hết sức nghiêm trọng đối với tự ái và sĩ diện của mỗi người.

Anh có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người Việt Nam còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

dacung wrote:Hiểu thế nào là 'Phản động'?

.
Là khi mà các "đỉnh cao" muốn lấy cái nhà, đớp cái xe,....
Còn nữa: CIA

DangMy
Posts: 277
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:49 am

Post by DangMy »

Xin mời quí anh chị đọc báo Tự Do Ngôn Luận vừa ra mắt hôm nay do Linh Mục Chân Tín là tổng biên tập, để yểm trợ cao trào đấu tranh tự do dân chủ cho VN.


http://tudongonluan.atspace.com/

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cám ơn chị Mỹ lẹ tay


Download bản in file Pdf hay Word :

Image


Image

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Truyển Đơn Rải ở Sàigon


ImageImage

Rất nhiều Truyền đơn được rải hoặc dán trên tường trên các đường phố thuộc Quân Phú nhuận và Tân Bình vào cuối tuần qua.
Truyền Đơn của Đảng Dân chủ Nhân dân.

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

BILL GATES đến VN

Tin tức trên các báo chí trong nước đều đồng loạt loan tin BILL GATES
ông chủ của Phần mềm Microsoft đã đến VN vào tối hôm qua thứ Sáu.
báo chí VN đồng loạt dùng danh từ "Ngài " Bill Gates. và đồng loạt
tả giáng đi đứng khoan thai của Bill Gates từ trên máy bay bước xuống và từ cửa xe hơi bước vào khách sạn. Bao nhiêu từ mỹ đẹp nhất đều được dùng để ca tụng người Giàu nhất thế giới.

Ngày hôm nay Bill Gates sẽ gặp 2 nhân vật đứng đầu VN , sau đó sẽ trực tiếp nói chuyện với các sinh viên VN . Nhiều Sinh viên đã phải dành giựt nhau để có vé vào cửa hầu chiêm ngưỡng Dung nhan thần tượng của mình.
Muốn để cả nước biết về tin tức của Bill Gates đài Truyền hình VN sẽ trực tiếp truyền hình buổi nói chuyện với Sinh viên.

Trong buổi gặp gỡ này Bill Gates sẽ trao 10 học bổng cho những Sinh viên xuất sắc , mỗi học bổng trị giá 1.300 USA .

Lời bàn của mao tôn cương.

Tuần lễ này đại hội Đảng đang họp. Không hiểu ai đã chơi khăm mời Bill Gates thần tượng của hàng triệu Sinh viên VN đến đúng dịp Đại hội. Thành ra các Sinh viên thích theo dõi tin tức của Bill Gates đến VN hơn là tin tức của đại hội Đảng. và chính báo chí VN đồng loạt ca ngợi Bill Gates.
Chẳng qua thấy người Giàu Sang bắt quàng làm bạn. Buồn thay !

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nguyễn_Sydney wrote:BILL GATES đến VN

Tin tức trên các báo chí trong nước đều đồng loạt loan tin BILL GATES
ông chủ của Phần mềm Microsoft đã đến VN vào tối hôm qua thứ Sáu.
báo chí VN đồng loạt dùng danh từ "Ngài " Bill Gates. và đồng loạt
tả giáng đi đứng khoan thai của Bill Gates từ trên máy bay bước xuống và từ cửa xe hơi bước vào khách sạn. Bao nhiêu từ mỹ đẹp nhất đều được dùng để ca tụng người Giàu nhất thế giới.

Ngày hôm nay Bill Gates sẽ gặp 2 nhân vật đứng đầu VN , sau đó sẽ trực tiếp nói chuyện với các sinh viên VN . Nhiều Sinh viên đã phải dành giựt nhau để có vé vào cửa hầu chiêm ngưỡng Dung nhan thần tượng của mình.
Muốn để cả nước biết về tin tức của Bill Gates đài Truyền hình VN sẽ trực tiếp truyền hình buổi nói chuyện với Sinh viên.

Trong buổi gặp gỡ này Bill Gates sẽ trao 10 học bổng cho những Sinh viên xuất sắc , mỗi học bổng trị giá 1.300 USA .

Lời bàn của mao tôn cương.

Tuần lễ này đại hội Đảng đang họp. Không hiểu ai đã chơi khăm mời Bill Gates thần tượng của hàng triệu Sinh viên VN đến đúng dịp Đại hội. Thành ra các Sinh viên thích theo dõi tin tức của Bill Gates đến VN hơn là tin tức của đại hội Đảng. và chính báo chí VN đồng loạt ca ngợi Bill Gates.
Chẳng qua thấy người Giàu Sang bắt quàng làm bạn. Buồn thay !
Lúc nầy Bill Gate trở thành "vỉ đại" rồi, còn tên cáo kia thành "vĩ đại" (đuôi bự), hehehe

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

BILL GATES ăn Trầu

Sáng hôm qua Thứ bẩy theo giờ VN , Bill Gates chủ nhân ông của Phần mềm Micro Soft đã gặp Phan văn Khải, sau đó đến Trường Dại Học bách Khoa Hà nội nói chuyện với Sinh viên .

Trường Đại học bách Khoa đã Trải thảm Đỏ đón chào Bill Gates. Và Bill Gates chỉ phát biểu trong vòng 20 phút , phần còn lại để trả lời các câu thắc mắc của Sinh viên . Chỉ khoảng 20 người đã đặt câu hỏi.
sau đó Bill gates dã trao tặng 10 Học bổng cho 10 sinh viên xuất sắc trị giá 1300 ddollars USA - trong số 10 người chỉ có 2 nữ sinh viên còn là 8 nam.

Buổi trưa cùng ngày Bill Gates đã đến thăm Tỉnh Bắc Ninh. tại đây
Bill Gates đã được mời Ăn Trầu ,Được tặng Bức tranh Thư Pháp và nghe hát Quan họ trước khi nói chuyện.

Dưới đây là bài quan họ được sáng tác để tặng Bill Gates .

Hát nói :

" Chào ông Bill Gates
Ông Bill Gates đến Trời Nam
Tấm gương lập chí vẻ vang sáng ngời
Thanh niên Đất Việt ta ơi
Bao giờ có được một người như ông
Thanh niên lập chí
kể từ khi còn trên ghế nhà trường
Phải học hành sao có óc doanh thương
Cho thoả chí dọc ngang ,ngang dọc
Thuở trước , cha ông ,vong quốc nhục !
Thời nay, con cháu , tự do vinh !
Phải làm sao cho đất nước tiến nhanh !
Tránh tụt hậu,để thành đàn anh trong ốn biển
Giàu lên rồi , tha hồ góp tiền thiện nguyện
Giống như Ông Bill Gates đẹp ,hiền kia
Gương ông sáng rực Mùa hè !

Chẳng qua vì Cần Tiền nên Phải ca tụng Bill Gates . Ôi buồn thay !

Chiều tối hôm qua , Bill Gates đã rời VN ,để trở về Mỹ .

Post Reply