TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
TGĐ WHO báo động ‘thảm họa mất đạo đức’ khi các nước giàu chiếm nguồn cung cấp vaccine
Jan 18, 2021 cập nhật lần cuối Jan 18, 2021
GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Hai, 18 Tháng Giêng,
cảnh cáo rằng thế giới sắp lâm vào “thảm họa mất đạo đức” nếu các quốc gia giàu có không giữ cho có sự phân phối công bằng thuốc vaccine ngừa COVID-19.
Theo bản tin của tờ Washington Post, Tổng Giám Đốc Tedros Adhanonom Ghebreysus, người liên tiếp khuyến cáo rằng các quốc gia giàu có chớ loại bỏ các nước nghèo hơn
bằng cách có những thỏa thuận song phương với các công ty cung cấp vaccine, đã một lần nữa nhấn mạnh vấn đề này trong một cuộc họp của hội đồng điều hành WHO.
Tổng hành dinh Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ. (Hình: Fabrice Coffrini/AFP via Getty Images)
“Tôi phải nói thẳng: Thế giới đang đứng trước thảm họa mất đạo đức và cái giá trả cho điều này là mạng sống và đời sống của những người trong các quốc gia nghèo nhất,” theo ông Tedros, nói thêm rằng tuy rằng tới nay có khoảng 39 triệu liều thuốc vaccine được chích tại hơn 40 quốc gia giàu, có một quốc gia nghèo chỉ được 25 liều.
Tuy ông Tedros ca ngợi việc có vaccine chống COVID-19 là một thành tựu quan trọng của khoa học, ông cũng nói có những bài học từ các trận đại dịch trước đây, khi thuốc chủng ngừa phải mất thời gian lâu mới tới được người dân các xứ nghèo.
Theo ông Tedros, đại dịch COVID-19 hiện nay là cơ hội để “viết lại lịch sử,” bằng cách bảo đảm rằng vaccine được phân phối đồng đều giữa các quốc gia và cho những người cần có nhất.
Tổ chức WHO đang hợp tác với một số công ty chế tạo vaccine để cung cấp khoảng 2 tỷ liều thuốc cho các quốc gia nghèo nhất, trong kế hoạch gọi là Covax. Tuy nhiên, ông Tedros nói hiện đang có lo ngại rằng các liều thuốc vaccine này sẽ không được giao như dự trù.
Ông Tedros than phiền rằng “có nhiều quốc gia và công ty nói về công bằng trong việc nhận vaccine, nhưng họ vẫn tiếp tục chú trọng vào các thỏa thuận song phương, né tránh Covax, đẩy giá thuốc lên cao hơn và tìm cách có được thuốc trước nhất.” (V.Giang)
Jan 18, 2021 cập nhật lần cuối Jan 18, 2021
GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Hai, 18 Tháng Giêng,
cảnh cáo rằng thế giới sắp lâm vào “thảm họa mất đạo đức” nếu các quốc gia giàu có không giữ cho có sự phân phối công bằng thuốc vaccine ngừa COVID-19.
Theo bản tin của tờ Washington Post, Tổng Giám Đốc Tedros Adhanonom Ghebreysus, người liên tiếp khuyến cáo rằng các quốc gia giàu có chớ loại bỏ các nước nghèo hơn
bằng cách có những thỏa thuận song phương với các công ty cung cấp vaccine, đã một lần nữa nhấn mạnh vấn đề này trong một cuộc họp của hội đồng điều hành WHO.
Tổng hành dinh Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ. (Hình: Fabrice Coffrini/AFP via Getty Images)
“Tôi phải nói thẳng: Thế giới đang đứng trước thảm họa mất đạo đức và cái giá trả cho điều này là mạng sống và đời sống của những người trong các quốc gia nghèo nhất,” theo ông Tedros, nói thêm rằng tuy rằng tới nay có khoảng 39 triệu liều thuốc vaccine được chích tại hơn 40 quốc gia giàu, có một quốc gia nghèo chỉ được 25 liều.
Tuy ông Tedros ca ngợi việc có vaccine chống COVID-19 là một thành tựu quan trọng của khoa học, ông cũng nói có những bài học từ các trận đại dịch trước đây, khi thuốc chủng ngừa phải mất thời gian lâu mới tới được người dân các xứ nghèo.
Theo ông Tedros, đại dịch COVID-19 hiện nay là cơ hội để “viết lại lịch sử,” bằng cách bảo đảm rằng vaccine được phân phối đồng đều giữa các quốc gia và cho những người cần có nhất.
Tổ chức WHO đang hợp tác với một số công ty chế tạo vaccine để cung cấp khoảng 2 tỷ liều thuốc cho các quốc gia nghèo nhất, trong kế hoạch gọi là Covax. Tuy nhiên, ông Tedros nói hiện đang có lo ngại rằng các liều thuốc vaccine này sẽ không được giao như dự trù.
Ông Tedros than phiền rằng “có nhiều quốc gia và công ty nói về công bằng trong việc nhận vaccine, nhưng họ vẫn tiếp tục chú trọng vào các thỏa thuận song phương, né tránh Covax, đẩy giá thuốc lên cao hơn và tìm cách có được thuốc trước nhất.” (V.Giang)
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Biểu tình tại Nga đòi thả nhà đối lập Navalny.
Hàng chục ngàn người Nga đã tràn ra các đường phố để biểu tình hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1 năm 2021, để đòi hỏi thả lãnh đạo đối lập bị bỏ tù Alexei Navalny, bất chấp mối đe dọa bị bắt hàng loạt trong sự kiện được dự đoán là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất chống lại Điện Kremlin trong nhiều năm qua, theo NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Từ thành phố hải cảng Vladivostok tại miền đông tới thủ đô Moscow cách nhau 7 múi giờ ở miền tây, những người biểu tình tràn ngập cả nước trong một thách thức công khai đối với các cảnh báo từ chính quyền Nga rằng các cuộc biểu tình là bất hợp pháp.
Tại Moscow, những người biểu tình tụ tập tại Quãng Trường Pushkin cho ngày biểu tình lớn nhất. Họ đã chạm mặt với các xe tải của cảnh sát và xe buýt thành phố chở đầy cảnh sát chống bạo loạn, những người phát ra các thông điệp từ hệ thống truyền thanh công cộng bảo những người biểu tình đừng tụ tập gần bởi vì các nguy cơ của vi khuẩn corona và cảnh báo họ rằng biểu tình là bất hợp pháp. Nói chung, những người ủng hộ Navalny nói rằng các cuộc biểu tình được lập kế hoạch khắp 90 thành phố, gồm Siberian của Yakutsk, nơi nhiệt độ âm 60 độ F.
Cảnh sát và những người biểu tình đã đụng độ tại nhiều thành phố. Vào lúc 10 giờ tối giờ Moscow, hơn 2,600 người biểu tình khắp nước Nga đã bị bắt, theo OVD-Info, một nhóm hoạt động giám sát các cuộc bắt bớ người biểu tình. Nhóm này nói rằng họ đã chưa bao giờ thấy nhiều người bị bắt như thế.
Trong số những người bị bắt là vợ của Navalny là Yulia Navalnaya, người đã chia xẻ hành của chính bà từ bên trong nơi bà gọi là một toa xe chở lúa. Bà sau đó đã được thả.
Trong khi đó bản tin của Politico hôm Thứ Bảy cho biết rằng Hoa Kỳ đã lên án mạnh mẽ Nga về việc bỏ tù Alexei Navalny và bắt hàng ngàn người biểu tình là những người xuống đường tại các thành phố trên toàn quốc vào Thứ Bảy để ủng hộ nhà đối lập Điện Kremlin.
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Nga bắt giữ ít nhất 3,800 người biểu tình ủng hộ lãnh tụ đối lập Navalny
Jan 31, 2021
MOSCOW, Nga (AP) – Hàng trăm ngàn người trên khắp nước Nga đã kéo xuống đường hôm Chủ Nhật, 31 Tháng Giêng, hô khẩu hiệu đả đảo Tổng Thống Vadimir Putin,
để đòi phải thả nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, tiếp tục các hành động phản kháng toàn quốc đang làm điện Kremlin phải âu lo. Có ít nhất 3,800 người bị cảnh sát bắt giữ và nhiều người bị đánh đập.
Chính quyền Nga mở chiến dịch lớn để đối phó với phong trào biểu tình phản kháng, sau khi có hàng chục ngàn người xuống đường cuối tuần qua, trong hành động bày tỏ sự bất mãn lớn lao nhất được thấy ở Nga từ mấy năm qua.
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát Nga ở Moscow. (Hình: AP Photo/Alexander Zemlianichenko) Tuy nhiên, dù với các đe dọa sẽ bị bắt giam, các cảnh cáo đưa ra trên các trang mạng xã hội, cùng là việc huy động lực lượng an ninh cảnh sát hùng hậu, các cuộc biểu tình đã lại bùng ra tại nhiều thành phố ở Nga hôm Chủ Nhật.
Ông Navalny, 44 tuổi, người tranh đấu chống tham nhũng và cũng là một lãnh tụ phía đối lập ở Nga, đã bị bắt hôm 17 Tháng Giêng sau khi từ Đức trở về nước. Ông được điều trị trong năm tháng ở Đức do bị đầu độc bằng chất hóa học, tình nghi là theo lệnh của điện Kremlin. Nhà cầm quyền Nga bác bỏ cáo buộc này.
Ông bị bắt giam ngay sau khi về tới phi trường, với lý do là vi phạm các quy định về quản chế trong thời gian dưỡng bệnh ở Đức, do không gặp các giới chức an ninh Nga.
Chính phủ Mỹ kêu gọi Nga hãy thả ông Navalny và chỉ trích việc đàn áp người biểu tình.
Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay qua Twitter rằng: “Mỹ lên án việc nhà chức trách Nga thường xuyên sử dụng các biện pháp mạnh bạo nhắm vào người biểu tình ôn hòa cũng như các nhà báo, trong hai tuần liên tục.”
Người dân Nga xuống đường bày tỏ ủng hộ lãnh tụ đối lập Alexei Navalny tại St. Petersburg. (Hình: AP Photo/Dmitri Lovetsky) Phía Nga bác bỏ việc này và nói rằng phát biểu của ông Blinken là “sự can thiệp thô bạo vào nội bộ của Nga và cáo buộc Washington là tìm cách tạo xáo trộn ở Nga qua việc ủng hộ người biểu tình.
Tổ chức OVD-info, chuyên theo dõi việc bắt giữ có tính cách chính trị tại Nga, nói rằng hôm Chủ Nhật có ít nhất 3,800 người bị bắt tại các thành phố lớn trên lãnh thổ Nga, trải rộng qua 11 múi giờ.
Tại Moscow, nhà chức trách có các biện pháp gắt gao ở trung tâm thành phố, đóng cửa trạm xe điện gần điện Kremlin, giảm số xe buýt sử dụng và ra lệnh cho các cửa tiệm cũng như nhà hàng phải đóng cửa. (V.Giang)
Jan 31, 2021
MOSCOW, Nga (AP) – Hàng trăm ngàn người trên khắp nước Nga đã kéo xuống đường hôm Chủ Nhật, 31 Tháng Giêng, hô khẩu hiệu đả đảo Tổng Thống Vadimir Putin,
để đòi phải thả nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, tiếp tục các hành động phản kháng toàn quốc đang làm điện Kremlin phải âu lo. Có ít nhất 3,800 người bị cảnh sát bắt giữ và nhiều người bị đánh đập.
Chính quyền Nga mở chiến dịch lớn để đối phó với phong trào biểu tình phản kháng, sau khi có hàng chục ngàn người xuống đường cuối tuần qua, trong hành động bày tỏ sự bất mãn lớn lao nhất được thấy ở Nga từ mấy năm qua.
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát Nga ở Moscow. (Hình: AP Photo/Alexander Zemlianichenko) Tuy nhiên, dù với các đe dọa sẽ bị bắt giam, các cảnh cáo đưa ra trên các trang mạng xã hội, cùng là việc huy động lực lượng an ninh cảnh sát hùng hậu, các cuộc biểu tình đã lại bùng ra tại nhiều thành phố ở Nga hôm Chủ Nhật.
Ông Navalny, 44 tuổi, người tranh đấu chống tham nhũng và cũng là một lãnh tụ phía đối lập ở Nga, đã bị bắt hôm 17 Tháng Giêng sau khi từ Đức trở về nước. Ông được điều trị trong năm tháng ở Đức do bị đầu độc bằng chất hóa học, tình nghi là theo lệnh của điện Kremlin. Nhà cầm quyền Nga bác bỏ cáo buộc này.
Ông bị bắt giam ngay sau khi về tới phi trường, với lý do là vi phạm các quy định về quản chế trong thời gian dưỡng bệnh ở Đức, do không gặp các giới chức an ninh Nga.
Chính phủ Mỹ kêu gọi Nga hãy thả ông Navalny và chỉ trích việc đàn áp người biểu tình.
Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay qua Twitter rằng: “Mỹ lên án việc nhà chức trách Nga thường xuyên sử dụng các biện pháp mạnh bạo nhắm vào người biểu tình ôn hòa cũng như các nhà báo, trong hai tuần liên tục.”
Người dân Nga xuống đường bày tỏ ủng hộ lãnh tụ đối lập Alexei Navalny tại St. Petersburg. (Hình: AP Photo/Dmitri Lovetsky) Phía Nga bác bỏ việc này và nói rằng phát biểu của ông Blinken là “sự can thiệp thô bạo vào nội bộ của Nga và cáo buộc Washington là tìm cách tạo xáo trộn ở Nga qua việc ủng hộ người biểu tình.
Tổ chức OVD-info, chuyên theo dõi việc bắt giữ có tính cách chính trị tại Nga, nói rằng hôm Chủ Nhật có ít nhất 3,800 người bị bắt tại các thành phố lớn trên lãnh thổ Nga, trải rộng qua 11 múi giờ.
Tại Moscow, nhà chức trách có các biện pháp gắt gao ở trung tâm thành phố, đóng cửa trạm xe điện gần điện Kremlin, giảm số xe buýt sử dụng và ra lệnh cho các cửa tiệm cũng như nhà hàng phải đóng cửa. (V.Giang)
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Đảo chánh ở Myanmar, quân đội bắt giữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi
Jan 31, 2021 cập nhật lần cuối Jan 31, 2021
RANGON, Myanmar (NV) – Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi và các giới chức cao cấp thuộc đảng cầm quyền đã bị bắt trong một cuộc đảo chánh
diễn ra vào lúc sáng sớm ngày Thứ Hai, 1 Tháng Hai, giờ địa phương, theo lời phát ngôn viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (NLD).
Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng, hành động này xảy ra sau nhiều ngày có tình trạng căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân đội Myanmar khiến tạo lo ngại là sẽ có đảo chánh,
nhất là sau khi có cuộc bầu cử mà phía quân đội nói rằng bị gian lận.
Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi. (Hình: AP Photo/Peter Dejong, File) Phát ngôn viên Myo Nyunt nói với Reuters qua điện thoại rằng, bà Suu Kyi, Tổng Thống Win Myint và các nhà lãnh đạo khác đã bị bắt đi vào lúc rạng sáng ngày Thứ Hai.
Ông nói thêm rằng “Tôi muốn nói với người dân là chớ vội vã có phản ứng và tôi muốn họ hành xử theo luật pháp.”
Ông cũng cho biết chính cá nhân mình cũng có thể sẽ bị bắt. Hãng thông tấn Reuters sau đó không còn liên lạc được với ông Myo Nyunt.
Liên lạc điện thoại tới thủ đô Naypyitaw cũng bị gián đoạn vào sáng sớm Thứ Hai. Quốc Hội Myanmar đã dự trù sẽ nhóm họp vào ngày này sau cuộc bầu cử Tháng Mười Một, trong đó đảng NLD thắng lớn.
Đài truyền hình MRTV của nhà nước Myanmar cho biết qua Facebook rằng họ không thể phát hình vì “trở ngại kỹ thuật.”
Bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, lãnh đạo đảng cầm quyền sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2015. Trước đó, bà được chính quyền quân sự trả tự do sau nhiều năm quản thúc tại gia.
Tuy nhiên, uy tín của bà trên trường quốc tế bị tổn thương nặng nề sau khi bà bênh vực việc quân đội Myanmar tấn công vào khu vực Rakhine, nơi sinh sống của dân thiểu số Rohingya, khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa chạy đi lánh nạn sang các quốc gia lân cận vào năm 2017.
Cảnh sát Myanmar chặn đường ở thủ đô, lấy cớ để giữ an ninh cho phiên họp của quốc hội. (Hình: AP Photo/Aung Shine Oo) Dù vậy, ở trong nước bà Suu Kyi vẫn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng và đảng do bà lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi Tháng Mười Một năm ngoái, đè bẹp đảng có liên hệ với quân đội.
Chỉ mới hôm Thứ Bảy, trước các lo ngại đảo chánh, quân đội Myanmar nói sẽ bảo vệ và tuân hành hiến pháp.
Ủy ban bầu cử Myanmar bác bỏ cáo buộc của quân đội là có gian lận bầu cử, nói rằng không nhiều để có thể thay đổi kết quả.
Hiến Pháp Myanmar hiện dành riêng 25% ghế quốc hội cho quân đội cũng như quyền kiểm soát ba bộ quan trọng của chính quyền, trong đó bà Suu Kyi giữ vai trò tương đương với chức vụ thủ tướng. (V.Giang) [kn]
Jan 31, 2021 cập nhật lần cuối Jan 31, 2021
RANGON, Myanmar (NV) – Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi và các giới chức cao cấp thuộc đảng cầm quyền đã bị bắt trong một cuộc đảo chánh
diễn ra vào lúc sáng sớm ngày Thứ Hai, 1 Tháng Hai, giờ địa phương, theo lời phát ngôn viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (NLD).
Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng, hành động này xảy ra sau nhiều ngày có tình trạng căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân đội Myanmar khiến tạo lo ngại là sẽ có đảo chánh,
nhất là sau khi có cuộc bầu cử mà phía quân đội nói rằng bị gian lận.
Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi. (Hình: AP Photo/Peter Dejong, File) Phát ngôn viên Myo Nyunt nói với Reuters qua điện thoại rằng, bà Suu Kyi, Tổng Thống Win Myint và các nhà lãnh đạo khác đã bị bắt đi vào lúc rạng sáng ngày Thứ Hai.
Ông nói thêm rằng “Tôi muốn nói với người dân là chớ vội vã có phản ứng và tôi muốn họ hành xử theo luật pháp.”
Ông cũng cho biết chính cá nhân mình cũng có thể sẽ bị bắt. Hãng thông tấn Reuters sau đó không còn liên lạc được với ông Myo Nyunt.
Liên lạc điện thoại tới thủ đô Naypyitaw cũng bị gián đoạn vào sáng sớm Thứ Hai. Quốc Hội Myanmar đã dự trù sẽ nhóm họp vào ngày này sau cuộc bầu cử Tháng Mười Một, trong đó đảng NLD thắng lớn.
Đài truyền hình MRTV của nhà nước Myanmar cho biết qua Facebook rằng họ không thể phát hình vì “trở ngại kỹ thuật.”
Bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, lãnh đạo đảng cầm quyền sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2015. Trước đó, bà được chính quyền quân sự trả tự do sau nhiều năm quản thúc tại gia.
Tuy nhiên, uy tín của bà trên trường quốc tế bị tổn thương nặng nề sau khi bà bênh vực việc quân đội Myanmar tấn công vào khu vực Rakhine, nơi sinh sống của dân thiểu số Rohingya, khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa chạy đi lánh nạn sang các quốc gia lân cận vào năm 2017.
Cảnh sát Myanmar chặn đường ở thủ đô, lấy cớ để giữ an ninh cho phiên họp của quốc hội. (Hình: AP Photo/Aung Shine Oo) Dù vậy, ở trong nước bà Suu Kyi vẫn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng và đảng do bà lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi Tháng Mười Một năm ngoái, đè bẹp đảng có liên hệ với quân đội.
Chỉ mới hôm Thứ Bảy, trước các lo ngại đảo chánh, quân đội Myanmar nói sẽ bảo vệ và tuân hành hiến pháp.
Ủy ban bầu cử Myanmar bác bỏ cáo buộc của quân đội là có gian lận bầu cử, nói rằng không nhiều để có thể thay đổi kết quả.
Hiến Pháp Myanmar hiện dành riêng 25% ghế quốc hội cho quân đội cũng như quyền kiểm soát ba bộ quan trọng của chính quyền, trong đó bà Suu Kyi giữ vai trò tương đương với chức vụ thủ tướng. (V.Giang) [kn]
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Pháp đưa thêm chiến hạm tới Biển Đông, chuẩn bị tập trận với Mỹ và Nhật
Feb 19, 2021 cập nhật lần cuối Feb 19, 2021
PARIS, Pháp (NV) – Chính phủ Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông, với việc chuẩn bị có hai chuyến hải hành qua vùng biển có nhiều tranh chấp này.
Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, Hải Quân Pháp cho biết dương vận hạm tấn công Tonnere và hộ tống hạm Surcouf
đã rời cảng Toulon hôm Thứ Năm và sẽ đến Thái Bình Dương trong chuyến công tác kéo dài ba tháng.
Hai chiến hạm Pháp Tonnerre và Surcouf rời cảng Toulon. (Hình: Hải Quân Pháp) Trang web Naval News nói chiến hạm của Pháp sẽ hai lần đi qua Biển Đông và tham dự cuộc tập trận với Hải Quân Mỹ, Nhật trong Tháng Năm. Theo dự trù, hải đội này sẽ ghé vào cảng Cam Ranh của Việt Nam trên đường đi.
Đại Tá Arnaud Tranchant, hạm trưởng chiếc Tonnerre, nói với Naval News rằng Hải Quân Pháp sẽ gia tăng hợp tác với các quốc gia trong khối “Bộ Tứ” (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc.
Khi được hỏi là có định qua eo biển Đài Loan hay không, Đại Tá Tranchant nói ông chưa thể cho biết rõ ràng.
Chiến hạm Tonnerre của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia) Pháp cũng từng đưa chiến hạm tới Biển Đông năm 2015 và 2017, nhưng các phân tích gia quân sự nói rằng cuộc tập trận tới đây là chỉ dấu cho thấy Pháp đang gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Một tàu ngầm nguyên tử Pháp, chiếc Émeraude, và tàu tiếp tế Seine đã qua vùng Biển Đông hồi tuần qua, khiến Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
Hộ tống hạm Surcouf của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia) Các chuyên gia nói rằng Pháp sẽ có hành động bày tỏ sự phản đối của mình về việc Trung Quốc ngang nhiên tự cho có chủ quyền hầu như khắp vùng Biển Đông, qua việc gia tăng các chuyến tuần tiễu và duy trì sự “hiện diện bình thường” trong khu vực này.
Chiếc dương vận hạm tấn công Tonnerre có trọng tải tối đa là 21,000 tấn, với thủy thủ đoàn khoảng 200 người. Chiến hạm này có thể chở theo 35 trực thăng và 70 xe cơ giới các loại. (V.Giang) [qd]
Feb 19, 2021 cập nhật lần cuối Feb 19, 2021
PARIS, Pháp (NV) – Chính phủ Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông, với việc chuẩn bị có hai chuyến hải hành qua vùng biển có nhiều tranh chấp này.
Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, Hải Quân Pháp cho biết dương vận hạm tấn công Tonnere và hộ tống hạm Surcouf
đã rời cảng Toulon hôm Thứ Năm và sẽ đến Thái Bình Dương trong chuyến công tác kéo dài ba tháng.
Hai chiến hạm Pháp Tonnerre và Surcouf rời cảng Toulon. (Hình: Hải Quân Pháp) Trang web Naval News nói chiến hạm của Pháp sẽ hai lần đi qua Biển Đông và tham dự cuộc tập trận với Hải Quân Mỹ, Nhật trong Tháng Năm. Theo dự trù, hải đội này sẽ ghé vào cảng Cam Ranh của Việt Nam trên đường đi.
Đại Tá Arnaud Tranchant, hạm trưởng chiếc Tonnerre, nói với Naval News rằng Hải Quân Pháp sẽ gia tăng hợp tác với các quốc gia trong khối “Bộ Tứ” (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc.
Khi được hỏi là có định qua eo biển Đài Loan hay không, Đại Tá Tranchant nói ông chưa thể cho biết rõ ràng.
Chiến hạm Tonnerre của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia) Pháp cũng từng đưa chiến hạm tới Biển Đông năm 2015 và 2017, nhưng các phân tích gia quân sự nói rằng cuộc tập trận tới đây là chỉ dấu cho thấy Pháp đang gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Một tàu ngầm nguyên tử Pháp, chiếc Émeraude, và tàu tiếp tế Seine đã qua vùng Biển Đông hồi tuần qua, khiến Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.
Hộ tống hạm Surcouf của Hải Quân Pháp. (Hình: Wikipedia) Các chuyên gia nói rằng Pháp sẽ có hành động bày tỏ sự phản đối của mình về việc Trung Quốc ngang nhiên tự cho có chủ quyền hầu như khắp vùng Biển Đông, qua việc gia tăng các chuyến tuần tiễu và duy trì sự “hiện diện bình thường” trong khu vực này.
Chiếc dương vận hạm tấn công Tonnerre có trọng tải tối đa là 21,000 tấn, với thủy thủ đoàn khoảng 200 người. Chiến hạm này có thể chở theo 35 trực thăng và 70 xe cơ giới các loại. (V.Giang) [qd]
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Myanmar: Biểu tình bất chấp nhiều người bị bắn chết
SGN NEWSTIN THẾ GIỚI
On Mar 1, 2021
Các nhà sư Myanmar biểu tình chống đảo chính tại Mandalay, Myanmar, sáng thứ Hai 1-3-2021. Ảnh AP Photo.
Cảnh sát ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar hôm nay thứ Hai 01-03-2021 đã bắn hơi cay vào những đám đông biểu tình trên đường phố phản đối cuộc đảo chính vào tháng trước, bất chấp lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 18 người ngày hôm qua.
Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội
Cuộc đảo chính đã đảo ngược nhiều năm tiến triển chậm chạp đối với nền dân chủ ở Myanmar sau năm thập kỷ cầm quyền của quân đội. Vào ngày 1-2-2021, ngày mà một quốc hội mới được bầu ra sẽ nhậm chức và đảng Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo chính phủ đó, quân đội Myanmar đã làm cuộc đảo chính, bà Suu Kyi bị bắt giam cùng với Tổng thống Win Myint và các quan chức dân sự cấp cao khác.
Quân đội đã đưa ra một số cáo buộc chống lại bà Suu Kyi, biện minh cho việc giam giữ bà và có thể ngăn cản bà tham gia cuộc bầu cử mà chính quyền đã hứa sẽ tổ chức trong một năm nữa. Luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi nói với các phóng viên rằng hôm nay thứ Hai, bà Suu Kyi sẽ ra hầu tòa thông qua truyền hình và bị buộc tội thêm hai tội danh nữa.
Bà bị buộc tội kích động tình trạng bất ổn theo một đạo luật có từ thời Myanmar còn là thuộc địa của Anh và đạo luật đó từ lâu đã bị chỉ trích là hợp pháp hóa việc bắt tất mọi người theo một tội danh mơ hồ nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tội danh đó có mức án tối đa là hai năm tù. Các cáo buộc khác có bản án một năm.
Sau khi bị bắt vào ngày diễn ra cuộc đảo chính, bà Suu Kyi, 75 tuổi, ban đầu bị giam giữ tại tư dinh của bà ở thủ đô Naypyidaw, nhưng các thành viên của đảng NLD nói hiện họ không biết bà ở đâu.
Hàng chục người biểu tình đã bị giết
Kể từ khi đảo chính, một phong trào phản đối ở các thành phố trên khắp đất nước đã ngày càng lan rộng – và phản ứng của chính quyền ngày càng trở nên tàn bạo.
Liên Hiệp Quốc cho biết họ có “thông tin đáng tin cậy” rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 30 người bị thương trên khắp Myanmar vào hôm qua Chủ nhật. Số liệu từ các nguồn khác, chẳng hạn như mạng truyền hình và tin tức trực tuyến độc lập Tiếng nói Dân chủ của Miến Điện (Democratic Voice of Burma), đưa số người chết là hơn 20 người.
Dù theo báo cáo nào, đây cũng là con số tử vong trong một ngày cao nhất kể từ khi quân đội giành quyền. Cũng đã có các vụ bắt giữ hàng loạt, và Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập báo cáo có tới 1.000 người đã bị bắt giữ vào hôm qua Chủ nhật. Một số nhà báo nằm trong số những người bị giam giữ, trong đó có một phóng viên của hãng tin Associated Press (AP).
Có ít nhất năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật ở Yangon khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình bất bạo động bất chấp sự khiêu khích từ lực lượng an ninh và những người biểu tình ủng hộ quân đội.
Người dân đã dựng những miếu thờ tạm bợ trên vỉa hè tại nơi một số nạn nhân bị bắn và cũng bày tỏ lòng kính trọng bằng cách đứng bên ngoài bệnh viện, nơi các thi thể được đưa về cho gia đình.
Tại Dawei, một thành phố nhỏ ở đông nam Myanmar, nơi có năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật, số lượng người biểu tình xuống đường hôm nay thứ Hai ít hơn thường lệ, nhưng họ đã diễu hành trước sự vỗ tay của những người xung quanh.
Việc xác nhận cái chết của những người biểu tình gặp nhiều khó khăn ở các khu vực bên ngoài Yangon, Mandalay và Naypyidaw. Nhưng trong nhiều trường hợp, có những bằng chứng được đăng tải trên mạng như video về các vụ xả súng, ảnh chụp đống vỏ đạn được thu thập sau đó và những bức ảnh ghê rợn về thi thể người bị bắn.
Trong một tuyên bố đăng trên tờ Global New Light of Myanmar sáng nay thứ Hai, Bộ Ngoại giao Myanmar nói chính quyền “đang kiềm chế tối đa để tránh sử dụng vũ lực trong việc xử lý các cuộc biểu tình bạo lực có hệ thống, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế tại để giữ cho thương vong ở mức tối thiểu.”
Thế giới phải hành động
Nhưng Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres gọi việc sử dụng vũ lực sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa và bắt giữ tùy tiện là “không thể chấp nhận được”, người phát ngôn của Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết.
“Những lời lẽ lên án là cần thiết và đáng hoan nghênh nhưng chưa đủ. Thế giới phải hành động. Tất cả chúng ta phải hành động,” chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, Tom Andrews, cho biết trong một tuyên bố riêng.
Ông Andrews đề xuất các nước nên tiến hành một lệnh cấm vận toàn cầu đối với việc bán vũ khí cho Myanmar và “các biện pháp trừng phạt cứng rắn, có mục tiêu và phối hợp” chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính, đàn áp và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.
Các bài đăng trên mạng xã hội từ Myanmar ngày càng thúc giục cộng đồng quốc tế can thiệp trực tiếp, viện dẫn học thuyết về “trách nhiệm bảo vệ” để kiềm chế các hành vi đàn áp tàn bạo của chính quyền quân quản Myanmar.
Tuy nhiên, bất kỳ hành động phối hợp nào tại Liên hiệp quốc đều sẽ khó khăn vì hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Trung Quốc và Nga, gần như chắc chắn sẽ phủ quyết.
Thay vào đó, một số quốc gia đã áp đặt hoặc đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng họ. Tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch ốc Jake Sullivan đưa ra một tuyên bố cho biết Hoa Kỳ “báo động” trước tình trạng bạo lực và luôn đoàn kết với người dân Myanmar. Washington nằm trong số những nước đã áp dụng các biện pháp trừng phạt và Sullivan cho biết họ sẽ “buộc những người chịu trách nhiệm phải trả giá”, chi tiết về sự trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được công bố “trong những ngày tới”.
Đảng NLD lập ủy ban lâm thời
Các thành viên trong đảng NLD của bà Suu Kyi cũng đã thành lập một ủy ban mà họ đang yêu cầu các quốc gia khác công nhận là chính phủ lâm thời, là người đại diện thực sự của nhân dân Myanmar.
Ủy ban này đã bổ nhiệm một bác sĩ và nhà từ thiện người dân tộc thiểu số Chin làm đặc phái viên Myanmar tại Liên Hiệp Quốc thay cho đại sứ Myanmar đã bị phe quân đội cách chức vì ủng hộ người biểu tình, phản đối đảo chính.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tối Chủ nhật với hãng tin AP, đặc phái viên, ông Sasa (người chỉ sử dụng tên), cho biết ông sẽ thảo luận với chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Andrews về các hành động pháp lý chống lại các tướng lĩnh Myanmar thông qua các tòa án quốc tế.
“Chúng tôi đang xem xét khả năng khởi kiện lên các tòa án hình sự quốc tế và các cơ chế khác của Liên hợp quốc. Sẽ có một chút khó khăn do cản trở từ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhưng chúng tôi đang xem xét những gì có thể làm được” để buộc các tướng lĩnh phải chịu trách nhiệm, ông Sasa nói từ một địa điểm bí mật do lo ngại cho sự an toàn của ông.
Nhiều người cho rằng quân đội Myanmar rất cứng đầu, sẽ không nhượng bộ, nhưng ông Sasa nói ông tin chính quyền quân sự đã bắt đầu thấy khó khăn của việc điều hành một chính phủ. “Tôi hy vọng họ ngồi vào bàn đàm phán, và chúng tôi có thể nói chuyện cùng nhau,” ông Sasa nói.
Nhà báo cũng bị bắt
Trong số các vụ bắt giữ hôm Chủ nhật, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập đã xác định được danh tính khoảng 270 người, nâng tổng số người mà nhóm này xác nhận đã bị bắt giữ, buộc tội hoặc kết án kể từ cuộc đảo chính là 1.132 người.
Thein Zaw, một nhà báo của AP, đã bị cảnh sát bắt vào sáng thứ Bảy khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình. Anh ta vẫn bị cảnh sát giam giữ. Hãng tin AP kêu gọi thả anh ta ngay lập tức.
“Các nhà báo độc lập phải được phép tự do và an toàn đưa tin mà không sợ bị trả thù. AP chỉ trích mạnh mẽ việc giam giữ tùy tiện Thein Zaw,” Ian Phillips, phó chủ tịch AP về tin tức quốc tế cho biết.
Theo thông tin do Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị thu thập và các báo cáo truyền thông địa phương, ít nhất bảy nhà báo khác đã bị bắt giữ vào cuối tuần – tất cả đều làm việc cho truyền thông địa phương. Ít nhất 13 người khác đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính.
(theo AP)
SGN NEWSTIN THẾ GIỚI
On Mar 1, 2021
Các nhà sư Myanmar biểu tình chống đảo chính tại Mandalay, Myanmar, sáng thứ Hai 1-3-2021. Ảnh AP Photo.
Cảnh sát ở thành phố Yangon lớn nhất Myanmar hôm nay thứ Hai 01-03-2021 đã bắn hơi cay vào những đám đông biểu tình trên đường phố phản đối cuộc đảo chính vào tháng trước, bất chấp lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 18 người ngày hôm qua.
Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội
Cuộc đảo chính đã đảo ngược nhiều năm tiến triển chậm chạp đối với nền dân chủ ở Myanmar sau năm thập kỷ cầm quyền của quân đội. Vào ngày 1-2-2021, ngày mà một quốc hội mới được bầu ra sẽ nhậm chức và đảng Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo chính phủ đó, quân đội Myanmar đã làm cuộc đảo chính, bà Suu Kyi bị bắt giam cùng với Tổng thống Win Myint và các quan chức dân sự cấp cao khác.
Quân đội đã đưa ra một số cáo buộc chống lại bà Suu Kyi, biện minh cho việc giam giữ bà và có thể ngăn cản bà tham gia cuộc bầu cử mà chính quyền đã hứa sẽ tổ chức trong một năm nữa. Luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi nói với các phóng viên rằng hôm nay thứ Hai, bà Suu Kyi sẽ ra hầu tòa thông qua truyền hình và bị buộc tội thêm hai tội danh nữa.
Bà bị buộc tội kích động tình trạng bất ổn theo một đạo luật có từ thời Myanmar còn là thuộc địa của Anh và đạo luật đó từ lâu đã bị chỉ trích là hợp pháp hóa việc bắt tất mọi người theo một tội danh mơ hồ nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tội danh đó có mức án tối đa là hai năm tù. Các cáo buộc khác có bản án một năm.
Sau khi bị bắt vào ngày diễn ra cuộc đảo chính, bà Suu Kyi, 75 tuổi, ban đầu bị giam giữ tại tư dinh của bà ở thủ đô Naypyidaw, nhưng các thành viên của đảng NLD nói hiện họ không biết bà ở đâu.
Hàng chục người biểu tình đã bị giết
Kể từ khi đảo chính, một phong trào phản đối ở các thành phố trên khắp đất nước đã ngày càng lan rộng – và phản ứng của chính quyền ngày càng trở nên tàn bạo.
Liên Hiệp Quốc cho biết họ có “thông tin đáng tin cậy” rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 30 người bị thương trên khắp Myanmar vào hôm qua Chủ nhật. Số liệu từ các nguồn khác, chẳng hạn như mạng truyền hình và tin tức trực tuyến độc lập Tiếng nói Dân chủ của Miến Điện (Democratic Voice of Burma), đưa số người chết là hơn 20 người.
Dù theo báo cáo nào, đây cũng là con số tử vong trong một ngày cao nhất kể từ khi quân đội giành quyền. Cũng đã có các vụ bắt giữ hàng loạt, và Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập báo cáo có tới 1.000 người đã bị bắt giữ vào hôm qua Chủ nhật. Một số nhà báo nằm trong số những người bị giam giữ, trong đó có một phóng viên của hãng tin Associated Press (AP).
Có ít nhất năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật ở Yangon khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình bất bạo động bất chấp sự khiêu khích từ lực lượng an ninh và những người biểu tình ủng hộ quân đội.
Người dân đã dựng những miếu thờ tạm bợ trên vỉa hè tại nơi một số nạn nhân bị bắn và cũng bày tỏ lòng kính trọng bằng cách đứng bên ngoài bệnh viện, nơi các thi thể được đưa về cho gia đình.
Tại Dawei, một thành phố nhỏ ở đông nam Myanmar, nơi có năm người được cho là đã thiệt mạng hôm Chủ nhật, số lượng người biểu tình xuống đường hôm nay thứ Hai ít hơn thường lệ, nhưng họ đã diễu hành trước sự vỗ tay của những người xung quanh.
Việc xác nhận cái chết của những người biểu tình gặp nhiều khó khăn ở các khu vực bên ngoài Yangon, Mandalay và Naypyidaw. Nhưng trong nhiều trường hợp, có những bằng chứng được đăng tải trên mạng như video về các vụ xả súng, ảnh chụp đống vỏ đạn được thu thập sau đó và những bức ảnh ghê rợn về thi thể người bị bắn.
Trong một tuyên bố đăng trên tờ Global New Light of Myanmar sáng nay thứ Hai, Bộ Ngoại giao Myanmar nói chính quyền “đang kiềm chế tối đa để tránh sử dụng vũ lực trong việc xử lý các cuộc biểu tình bạo lực có hệ thống, phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế tại để giữ cho thương vong ở mức tối thiểu.”
Thế giới phải hành động
Nhưng Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres gọi việc sử dụng vũ lực sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa và bắt giữ tùy tiện là “không thể chấp nhận được”, người phát ngôn của Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết.
“Những lời lẽ lên án là cần thiết và đáng hoan nghênh nhưng chưa đủ. Thế giới phải hành động. Tất cả chúng ta phải hành động,” chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, Tom Andrews, cho biết trong một tuyên bố riêng.
Ông Andrews đề xuất các nước nên tiến hành một lệnh cấm vận toàn cầu đối với việc bán vũ khí cho Myanmar và “các biện pháp trừng phạt cứng rắn, có mục tiêu và phối hợp” chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính, đàn áp và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.
Các bài đăng trên mạng xã hội từ Myanmar ngày càng thúc giục cộng đồng quốc tế can thiệp trực tiếp, viện dẫn học thuyết về “trách nhiệm bảo vệ” để kiềm chế các hành vi đàn áp tàn bạo của chính quyền quân quản Myanmar.
Tuy nhiên, bất kỳ hành động phối hợp nào tại Liên hiệp quốc đều sẽ khó khăn vì hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Trung Quốc và Nga, gần như chắc chắn sẽ phủ quyết.
Thay vào đó, một số quốc gia đã áp đặt hoặc đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng họ. Tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch ốc Jake Sullivan đưa ra một tuyên bố cho biết Hoa Kỳ “báo động” trước tình trạng bạo lực và luôn đoàn kết với người dân Myanmar. Washington nằm trong số những nước đã áp dụng các biện pháp trừng phạt và Sullivan cho biết họ sẽ “buộc những người chịu trách nhiệm phải trả giá”, chi tiết về sự trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được công bố “trong những ngày tới”.
Đảng NLD lập ủy ban lâm thời
Các thành viên trong đảng NLD của bà Suu Kyi cũng đã thành lập một ủy ban mà họ đang yêu cầu các quốc gia khác công nhận là chính phủ lâm thời, là người đại diện thực sự của nhân dân Myanmar.
Ủy ban này đã bổ nhiệm một bác sĩ và nhà từ thiện người dân tộc thiểu số Chin làm đặc phái viên Myanmar tại Liên Hiệp Quốc thay cho đại sứ Myanmar đã bị phe quân đội cách chức vì ủng hộ người biểu tình, phản đối đảo chính.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tối Chủ nhật với hãng tin AP, đặc phái viên, ông Sasa (người chỉ sử dụng tên), cho biết ông sẽ thảo luận với chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Andrews về các hành động pháp lý chống lại các tướng lĩnh Myanmar thông qua các tòa án quốc tế.
“Chúng tôi đang xem xét khả năng khởi kiện lên các tòa án hình sự quốc tế và các cơ chế khác của Liên hợp quốc. Sẽ có một chút khó khăn do cản trở từ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhưng chúng tôi đang xem xét những gì có thể làm được” để buộc các tướng lĩnh phải chịu trách nhiệm, ông Sasa nói từ một địa điểm bí mật do lo ngại cho sự an toàn của ông.
Nhiều người cho rằng quân đội Myanmar rất cứng đầu, sẽ không nhượng bộ, nhưng ông Sasa nói ông tin chính quyền quân sự đã bắt đầu thấy khó khăn của việc điều hành một chính phủ. “Tôi hy vọng họ ngồi vào bàn đàm phán, và chúng tôi có thể nói chuyện cùng nhau,” ông Sasa nói.
Nhà báo cũng bị bắt
Trong số các vụ bắt giữ hôm Chủ nhật, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị độc lập đã xác định được danh tính khoảng 270 người, nâng tổng số người mà nhóm này xác nhận đã bị bắt giữ, buộc tội hoặc kết án kể từ cuộc đảo chính là 1.132 người.
Thein Zaw, một nhà báo của AP, đã bị cảnh sát bắt vào sáng thứ Bảy khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình. Anh ta vẫn bị cảnh sát giam giữ. Hãng tin AP kêu gọi thả anh ta ngay lập tức.
“Các nhà báo độc lập phải được phép tự do và an toàn đưa tin mà không sợ bị trả thù. AP chỉ trích mạnh mẽ việc giam giữ tùy tiện Thein Zaw,” Ian Phillips, phó chủ tịch AP về tin tức quốc tế cho biết.
Theo thông tin do Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị thu thập và các báo cáo truyền thông địa phương, ít nhất bảy nhà báo khác đã bị bắt giữ vào cuối tuần – tất cả đều làm việc cho truyền thông địa phương. Ít nhất 13 người khác đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính.
(theo AP)
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Đức Giáo Hoàng Francis gặp Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite Iraq, kêu gọi sống chung hòa bình
Mar 6, 2021 cập nhật lần cuối Mar 6, 2021 PLAINS OF UR, Iraq (AP) – Đức Giáo Hoàng Francis và Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite tại Iraq hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Ba, trong một cuộc gặp lịch sử ở thánh địa giáo phái Shiite tại Najaf, đã cùng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về sống chung hòa bình, kêu gọi người Hồi Giáo trong quốc gia Ả Rập từng trải qua thời gian dài nhiều bạo động này hãy mở vòng tay đón nhận người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, vốn đã gặp nhiều kỳ thị và đe dọa.
Giáo Chủ Ali al-Sistani nói rằng giới lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ bảo vệ người theo Thiên Chúa Giáo tại Iraq, và người theo Thiên Chúa Giáo phải được sống trong yên bình, và cũng có được những quyền lợi như những người dân Iraq khác.
Đức Giáo Hoàng Francis (phải) gặp Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite của Iraq Ali al-Sistani tại Najaf, Iraq. (Hình: AP Photo) Tòa Thánh Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng Francis cám ơn Giáo Chủ al-Sistani do đã lên tiếng “bênh vực những kẻ yếu đuối nhất và bị đàn áp mạnh mẽ nhất” trong những thời gian bạo động nhất của lịch sử Iraq cận đại.
Giáo Chủ Al-Sistani, 90 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của giáo phái Hồi Giáo Shiite trong thế giới Ả Rập. Những can thiệp chính trị của vị lãnh đạo tinh thần này tuy hiếm nhưng có tác động lớn lao, và cũng góp phần hình thành khuôn mặt mới của Iraq ngày nay. Ông là người được sự sùng kính mãnh liệt của người theo giáo phái Shiite, vốn chiếm đa số tại Iraq, và các phán quyết của ông về tôn giáo cũng như các vấn đề khác đã được người theo giáo phái Shiite trên khắp thế giới đón nhận.
Vào sáng sớm Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Francis, 84 tuổi, đến thăm Giáo Chủ Ali al-Sistani tại căn nhà ông đã thuê tại Najaf từ mấy thập niên qua. Khi Giáo Hoàng Francis bước vào, Giáo Chủ al-Sistani ra tận cửa đón, một hành động rất hiếm thấy từ vị giáo chủ nhiều quyền uy này.
Cuộc họp được miêu tả là “rất tích cực” này đã kéo dài khoảng 40 phút, với hình chụp cho thấy hai vị lãnh đạo tôn giáo ngồi sát cạnh nhau.
Đức Giáo Hoàng Francis sau đó đến thành phố cổ Ur để có cuộc họp với đại diện các tôn giáo tại vùng đất được coi là nơi sinh ra của tổ phụ Abraham, cha chung của người theo Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo.
Tại Ur, Đức Giáo Hoàng Francis đã lên tiếng bài bác việc dùng danh nghĩa tôn giáo để chém giết lẫn nhau. Đức Giáo Hoàng nói: “Sự thù nghịch, quá khích và bạo động là sự phản bội tôn giáo.” (V.Giang) [qd]
Mar 6, 2021 cập nhật lần cuối Mar 6, 2021 PLAINS OF UR, Iraq (AP) – Đức Giáo Hoàng Francis và Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite tại Iraq hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Ba, trong một cuộc gặp lịch sử ở thánh địa giáo phái Shiite tại Najaf, đã cùng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về sống chung hòa bình, kêu gọi người Hồi Giáo trong quốc gia Ả Rập từng trải qua thời gian dài nhiều bạo động này hãy mở vòng tay đón nhận người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, vốn đã gặp nhiều kỳ thị và đe dọa.
Giáo Chủ Ali al-Sistani nói rằng giới lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ bảo vệ người theo Thiên Chúa Giáo tại Iraq, và người theo Thiên Chúa Giáo phải được sống trong yên bình, và cũng có được những quyền lợi như những người dân Iraq khác.
Đức Giáo Hoàng Francis (phải) gặp Giáo Chủ Hồi Giáo Shiite của Iraq Ali al-Sistani tại Najaf, Iraq. (Hình: AP Photo) Tòa Thánh Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng Francis cám ơn Giáo Chủ al-Sistani do đã lên tiếng “bênh vực những kẻ yếu đuối nhất và bị đàn áp mạnh mẽ nhất” trong những thời gian bạo động nhất của lịch sử Iraq cận đại.
Giáo Chủ Al-Sistani, 90 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của giáo phái Hồi Giáo Shiite trong thế giới Ả Rập. Những can thiệp chính trị của vị lãnh đạo tinh thần này tuy hiếm nhưng có tác động lớn lao, và cũng góp phần hình thành khuôn mặt mới của Iraq ngày nay. Ông là người được sự sùng kính mãnh liệt của người theo giáo phái Shiite, vốn chiếm đa số tại Iraq, và các phán quyết của ông về tôn giáo cũng như các vấn đề khác đã được người theo giáo phái Shiite trên khắp thế giới đón nhận.
Vào sáng sớm Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Francis, 84 tuổi, đến thăm Giáo Chủ Ali al-Sistani tại căn nhà ông đã thuê tại Najaf từ mấy thập niên qua. Khi Giáo Hoàng Francis bước vào, Giáo Chủ al-Sistani ra tận cửa đón, một hành động rất hiếm thấy từ vị giáo chủ nhiều quyền uy này.
Cuộc họp được miêu tả là “rất tích cực” này đã kéo dài khoảng 40 phút, với hình chụp cho thấy hai vị lãnh đạo tôn giáo ngồi sát cạnh nhau.
Đức Giáo Hoàng Francis sau đó đến thành phố cổ Ur để có cuộc họp với đại diện các tôn giáo tại vùng đất được coi là nơi sinh ra của tổ phụ Abraham, cha chung của người theo Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo.
Tại Ur, Đức Giáo Hoàng Francis đã lên tiếng bài bác việc dùng danh nghĩa tôn giáo để chém giết lẫn nhau. Đức Giáo Hoàng nói: “Sự thù nghịch, quá khích và bạo động là sự phản bội tôn giáo.” (V.Giang) [qd]
- bichphuong
- Posts: 593
- Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
- Been thanked: 1 time
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Nga giận dữ vì Biden gọi Putin là ‘kẻ giết người’
Mar 18, 2021 cập nhật lần cuối Mar 18, 2021
MOSCOW, Nga (NV) – Chính phủ Nga giận dữ vì Tổng Thống Mỹ Joe Biden gọi Tổng Thống Nga Vladimir Putin là “kẻ giết người,” theo CNN hôm Thứ Năm, 18 Tháng Ba.
Moscow cho rằng lời nói của ông Biden là chưa từng có, đồng thời, tuyên bố mối quan hệ giữa hai nước đang “rất xấu.”
Tổng Thống Nga chúc Tổng Thống Biden “khỏe mạnh” sau khi bị ông Biden gọi là “kẻ giết người.” (Hình: Sputnik Kremlin Pool Photo via AP) Tuy nhiên, hôm Thứ Năm, ông Putin mời Tổng Thống Biden hội đàm cởi mở trực tuyến.
Trong buổi phỏng vấn với đài ABC phát sóng hôm Thứ Tư, ông Biden nói nhà lãnh đạo Nga “sẽ trả giá” cho âm mưu phá hoại bầu cử Mỹ 2020.
Tổng Thống Biden tuyên bố như vậy sau khi báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy chính phủ Nga can thiệp cuộc bầu cử 2020 với mục tiêu “bôi xấu” ông Biden.
Khi người phỏng vấn George Stephanopoulos hỏi Tổng Thống Biden rằng ông có nghĩ ông Putin là “kẻ giết người” hay không, ông Biden trả lời: “Ừm. Có.”
Phản ứng trước lời nói đó, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin, cho hay trong buổi họp báo hôm Thứ Năm ở Moscow rằng “chưa bao giờ có chuyện nào giống như vậy trong lịch sử.”
Ông Peskov nhấn mạnh, rõ ràng Tổng Thống Biden “dứt khoát không muốn cải thiện mối quan hệ” với Nga và mối quan hệ giữa hai nước đang “rất xấu.”
Khi phóng viên hỏi mối quan hệ Nga-Mỹ bị ảnh hưởng ra sao, ông Peskov nói “đã rõ quá rồi,” nhưng không cho biết cụ thể.
Trước đó, hôm Thứ Tư, Nga triệu hồi đại sứ của nước này ở Mỹ về nước để phản đối lời nói của Tổng Thống Biden.
Về phần mình, hôm Thứ Năm, Tổng Thống Putin nói: “Tôi xin mời Tổng Thống Biden tiếp tục hội đàm, nhưng với điều kiện là hội đàm trực tiếp, trên mạng. Không có gì thu trước, hội đàm cởi mở và thẳng thắn.”
“Theo tôi, cuộc hội đàm đó sẽ rất thú vị với cả người Nga lẫn người Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác,” ông Putin cho biết thêm.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin ông Putin mời Tổng Thống Biden hội đàm vào Thứ Sáu hoặc Thứ Hai.
Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cho hay bà không chắc chính quyền Tổng Thống Biden có nhận lời mời của ông Putin hay không.
Trước đó, trong buổi họp báo, phản ứng trước lời nói của Tổng Thống Biden, ông Putin chúc ông Biden “khỏe mạnh.”
“Đúng vậy, chúng tôi quen nhau quá mà. Tôi sẽ trả lời ông ấy ra sao? Tôi sẽ nói với ông ấy: hãy giữ sức khỏe,” ông Putin nói. “Tôi chúc ông ấy khỏe mạnh. Tôi chúc thật lòng, không mỉa mai. Sức khỏe là trên hết.”
Hôm Thứ Năm, bà Psaki cho hay Tổng Thống Biden không hề hối tiếc khi gọi ông Putin là “kẻ giết người.”
“Không hề. Tổng Thống Biden thẳng thắn trả lời một câu hỏi thẳng thắn.” (Th.Long) [qd]
Mar 18, 2021 cập nhật lần cuối Mar 18, 2021
MOSCOW, Nga (NV) – Chính phủ Nga giận dữ vì Tổng Thống Mỹ Joe Biden gọi Tổng Thống Nga Vladimir Putin là “kẻ giết người,” theo CNN hôm Thứ Năm, 18 Tháng Ba.
Moscow cho rằng lời nói của ông Biden là chưa từng có, đồng thời, tuyên bố mối quan hệ giữa hai nước đang “rất xấu.”
Tổng Thống Nga chúc Tổng Thống Biden “khỏe mạnh” sau khi bị ông Biden gọi là “kẻ giết người.” (Hình: Sputnik Kremlin Pool Photo via AP) Tuy nhiên, hôm Thứ Năm, ông Putin mời Tổng Thống Biden hội đàm cởi mở trực tuyến.
Trong buổi phỏng vấn với đài ABC phát sóng hôm Thứ Tư, ông Biden nói nhà lãnh đạo Nga “sẽ trả giá” cho âm mưu phá hoại bầu cử Mỹ 2020.
Tổng Thống Biden tuyên bố như vậy sau khi báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy chính phủ Nga can thiệp cuộc bầu cử 2020 với mục tiêu “bôi xấu” ông Biden.
Khi người phỏng vấn George Stephanopoulos hỏi Tổng Thống Biden rằng ông có nghĩ ông Putin là “kẻ giết người” hay không, ông Biden trả lời: “Ừm. Có.”
Phản ứng trước lời nói đó, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin, cho hay trong buổi họp báo hôm Thứ Năm ở Moscow rằng “chưa bao giờ có chuyện nào giống như vậy trong lịch sử.”
Ông Peskov nhấn mạnh, rõ ràng Tổng Thống Biden “dứt khoát không muốn cải thiện mối quan hệ” với Nga và mối quan hệ giữa hai nước đang “rất xấu.”
Khi phóng viên hỏi mối quan hệ Nga-Mỹ bị ảnh hưởng ra sao, ông Peskov nói “đã rõ quá rồi,” nhưng không cho biết cụ thể.
Trước đó, hôm Thứ Tư, Nga triệu hồi đại sứ của nước này ở Mỹ về nước để phản đối lời nói của Tổng Thống Biden.
Về phần mình, hôm Thứ Năm, Tổng Thống Putin nói: “Tôi xin mời Tổng Thống Biden tiếp tục hội đàm, nhưng với điều kiện là hội đàm trực tiếp, trên mạng. Không có gì thu trước, hội đàm cởi mở và thẳng thắn.”
“Theo tôi, cuộc hội đàm đó sẽ rất thú vị với cả người Nga lẫn người Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác,” ông Putin cho biết thêm.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin ông Putin mời Tổng Thống Biden hội đàm vào Thứ Sáu hoặc Thứ Hai.
Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cho hay bà không chắc chính quyền Tổng Thống Biden có nhận lời mời của ông Putin hay không.
Trước đó, trong buổi họp báo, phản ứng trước lời nói của Tổng Thống Biden, ông Putin chúc ông Biden “khỏe mạnh.”
“Đúng vậy, chúng tôi quen nhau quá mà. Tôi sẽ trả lời ông ấy ra sao? Tôi sẽ nói với ông ấy: hãy giữ sức khỏe,” ông Putin nói. “Tôi chúc ông ấy khỏe mạnh. Tôi chúc thật lòng, không mỉa mai. Sức khỏe là trên hết.”
Hôm Thứ Năm, bà Psaki cho hay Tổng Thống Biden không hề hối tiếc khi gọi ông Putin là “kẻ giết người.”
“Không hề. Tổng Thống Biden thẳng thắn trả lời một câu hỏi thẳng thắn.” (Th.Long) [qd]
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Vaccine AstraZeneca ‘an toàn và hiệu quả’, lợi ích nhiều hơn rủi ro
On Mar 18, 2021
Cambodia nhận 324,000 liều vaccine AstraZeneca. Hình: News.un.org. Cơ quan quản lý dược phẩm của EU kết luận vaccine Oxford-AstraZeneca ngừa COVID-19 là “an toàn và hiệu quả”, và lợi ích của nó nhiều hơn rủi ro.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã tiến hành xem xét sau khi 13 quốc gia EU đình chỉ sử dụng vaccine do lo ngại có liên quan đến cục máu đông. Theo BBC. EMA nhận thấy vaccine “không liên quan” với nguy cơ đông máu cao hơn. Nhưng họ cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng của các liên kết như vậy.
“Đánh giá kỹ lưỡng và cẩn thận của chúng tôi, cùng với đánh giá quan trọng của các nhà khoa học hàng đầu kết luận không có bằng chứng hiện tượng máu đông thành cục trong tĩnh mạch xảy ra nhiều hơn dự kiến trong số các trường hợp đã được tiêm vaccine,” June Raine nói, Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Anh (MHRA), hôm nay cho biết. “Do đó, bạn nên tiếp tục tiêm khi đến lượt mình.”
MHRA cho biết không có mối liên hệ nào giữa hiện tượng máu đông cục và vaccine COVID-19 của Pfizer. Sự cố xảy ra ở các nhóm được tiêm chủng không cao hơn so với nhóm chưa được tiêm chủng. MHRA cũng đang đánh giá báo cáo của Anh về hiện tượng máu đông cục đặc biệt và hiếm gặp trong tĩnh mạch não. Tình trạng đó được ghi nhận chưa đến 1/1.000.000 người đã được tiêm phòng ở Anh. Theo MHRA, hiện tượng này có thể phát sinh tự nhiên nên hiện chưa thể xác định liệu có liên quan đến vaccine. Tuy nhiên, bà Raine khuyến cáo bất kỳ ai bị đau đầu trên bốn ngày sau khi tiêm chủng đều nên đi khám.
Ít nhất 133 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chích hơn 381 triệu liều vaccine COVID-19. Tuy nhiên, quá trình này đang bị đình trệ khi nhiều nước quyết định ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca trong lúc EMA điều tra 30 trường hợp bị rối loạn máu bất thường trong số 5 triệu người đã được chích vaccine AstraZeneca.
Hơn một chục quốc gia châu Âu ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca trong tuần này do lo ngại về an toàn, trong đó có Đức, Pháp, Italy.
Giám đốc EMA Emer Cooke cho biết họ “vẫn tin tưởng một cách chắc chắn rằng những lợi ích của vaccine AstraZeneca trong việc ngăn ngừa COVID-19, cùng nguy cơ nhiều người phải vào cấp cứu trong nhà thương, và tử vong liên quan, cao hơn hẳn so với rủi ro từ các tác dụng phụ.” WHO cũng khuyến cáo các nước nên tiếp tục sử dụng vaccine này. (Đ.T)
On Mar 18, 2021
Cambodia nhận 324,000 liều vaccine AstraZeneca. Hình: News.un.org. Cơ quan quản lý dược phẩm của EU kết luận vaccine Oxford-AstraZeneca ngừa COVID-19 là “an toàn và hiệu quả”, và lợi ích của nó nhiều hơn rủi ro.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã tiến hành xem xét sau khi 13 quốc gia EU đình chỉ sử dụng vaccine do lo ngại có liên quan đến cục máu đông. Theo BBC. EMA nhận thấy vaccine “không liên quan” với nguy cơ đông máu cao hơn. Nhưng họ cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng của các liên kết như vậy.
“Đánh giá kỹ lưỡng và cẩn thận của chúng tôi, cùng với đánh giá quan trọng của các nhà khoa học hàng đầu kết luận không có bằng chứng hiện tượng máu đông thành cục trong tĩnh mạch xảy ra nhiều hơn dự kiến trong số các trường hợp đã được tiêm vaccine,” June Raine nói, Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Anh (MHRA), hôm nay cho biết. “Do đó, bạn nên tiếp tục tiêm khi đến lượt mình.”
MHRA cho biết không có mối liên hệ nào giữa hiện tượng máu đông cục và vaccine COVID-19 của Pfizer. Sự cố xảy ra ở các nhóm được tiêm chủng không cao hơn so với nhóm chưa được tiêm chủng. MHRA cũng đang đánh giá báo cáo của Anh về hiện tượng máu đông cục đặc biệt và hiếm gặp trong tĩnh mạch não. Tình trạng đó được ghi nhận chưa đến 1/1.000.000 người đã được tiêm phòng ở Anh. Theo MHRA, hiện tượng này có thể phát sinh tự nhiên nên hiện chưa thể xác định liệu có liên quan đến vaccine. Tuy nhiên, bà Raine khuyến cáo bất kỳ ai bị đau đầu trên bốn ngày sau khi tiêm chủng đều nên đi khám.
Ít nhất 133 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chích hơn 381 triệu liều vaccine COVID-19. Tuy nhiên, quá trình này đang bị đình trệ khi nhiều nước quyết định ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca trong lúc EMA điều tra 30 trường hợp bị rối loạn máu bất thường trong số 5 triệu người đã được chích vaccine AstraZeneca.
Hơn một chục quốc gia châu Âu ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca trong tuần này do lo ngại về an toàn, trong đó có Đức, Pháp, Italy.
Giám đốc EMA Emer Cooke cho biết họ “vẫn tin tưởng một cách chắc chắn rằng những lợi ích của vaccine AstraZeneca trong việc ngăn ngừa COVID-19, cùng nguy cơ nhiều người phải vào cấp cứu trong nhà thương, và tử vong liên quan, cao hơn hẳn so với rủi ro từ các tác dụng phụ.” WHO cũng khuyến cáo các nước nên tiếp tục sử dụng vaccine này. (Đ.T)
Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Hãng tin Myanmar nói 90 người chết trong một ngày biểu tình
Hãng tin Myanmar Now cho biết lực lượng an ninh đã khiến 91 người chết trong các cuộc biểu tình khắp nước này trong hôm nay.
Tình trạng bạo lực tiếp tục xảy ra trên khắp Myanmar khi người biểu tình xuống đường phản đối chính quyền quân sự trong ngày 27/3, bất chấp những cảnh báo từ giới chức trước đó.
Người biểu tình đi giữa các chướng ngại vật ở thành phố Yangon hôm 27/3. Ảnh: AFP. Trang tin Myanmar Now cho biết 91 người đã thiệt mạng bởi hành động của lực lượng an ninh, trong đó có 24 người ở thành phố lớn nhất nước này là Yangon và 29 người ở thành phố Mandalay lớn thứ hai đất nước. Nếu thông tin được xác nhận, số người chết trong biểu tình ở Myanmar sẽ vượt qua mức 400.
Hãng tin AFP cho biết ít nhất 24 người đã chết trong các cuộc biểu tình ngày 27/3.
Chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thống kê này.
Những người biểu tình đã xuống đường gần như mỗi ngày kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Quân đội cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng sau khi bầu cử được tổ chức lại, nhưng chưa công bố thời gian.
Chính quyền quân sự hôm qua cũng phát cảnh báo tới người biểu tình. "Mọi người nên học từ thảm kịch của những cái chết xấu xí trước đó, rằng tất cả đều có nguy cơ bị bắn vào đầu hoặc lưng", chương trình phát sóng trên kênh MRTV của quân đội Myanmar cho hay.
Mỹ và các nước phương Tây đang gia tăng áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đầu tuần này ra lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh với Thống tướng Min Aung Hlaing và 11 quan chức khác.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Hãng tin Myanmar Now cho biết lực lượng an ninh đã khiến 91 người chết trong các cuộc biểu tình khắp nước này trong hôm nay.
Tình trạng bạo lực tiếp tục xảy ra trên khắp Myanmar khi người biểu tình xuống đường phản đối chính quyền quân sự trong ngày 27/3, bất chấp những cảnh báo từ giới chức trước đó.
Người biểu tình đi giữa các chướng ngại vật ở thành phố Yangon hôm 27/3. Ảnh: AFP. Trang tin Myanmar Now cho biết 91 người đã thiệt mạng bởi hành động của lực lượng an ninh, trong đó có 24 người ở thành phố lớn nhất nước này là Yangon và 29 người ở thành phố Mandalay lớn thứ hai đất nước. Nếu thông tin được xác nhận, số người chết trong biểu tình ở Myanmar sẽ vượt qua mức 400.
Hãng tin AFP cho biết ít nhất 24 người đã chết trong các cuộc biểu tình ngày 27/3.
Chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thống kê này.
Những người biểu tình đã xuống đường gần như mỗi ngày kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Quân đội cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng sau khi bầu cử được tổ chức lại, nhưng chưa công bố thời gian.
Chính quyền quân sự hôm qua cũng phát cảnh báo tới người biểu tình. "Mọi người nên học từ thảm kịch của những cái chết xấu xí trước đó, rằng tất cả đều có nguy cơ bị bắn vào đầu hoặc lưng", chương trình phát sóng trên kênh MRTV của quân đội Myanmar cho hay.
Mỹ và các nước phương Tây đang gia tăng áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đầu tuần này ra lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh với Thống tướng Min Aung Hlaing và 11 quan chức khác.
Vũ Anh (Theo Reuters)