Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ là một ‘phép lạ chưa hoàn hảo’
Mar 16, 2021 cập nhật lần cuối Mar 16, 2021
Đằng-Giao/Người Việt
SAN FRANCISCO, California (NV) – Cơ quan Ethnic Media Services (EMS) sáng Thứ Sáu, 12 Tháng Ba, có buổi họp báo nói về tác động và những thiếu sót của Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ trị giá $1,900 tỷ mà Tổng Thống Joe Biden vừa thông qua.
Tổng Thống Joe Biden ký Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ thành luật hôm Thứ Năm, 11 Tháng Ba. (Hình: Doug Mills/Pool/Getty Images)
Trước đó, hôm Thứ Năm, Tổng Thống Biden đã ký đạo luật Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ (American Rescue Plan). Kế hoạch này là một ngân sách trị giá $1,900 tỷ để cung cấp thêm khoản cứu trợ cho cả nước, tăng cường tài trợ cho các trường học để giải quyết tình trạng bị đóng cửa, giảm các trở ngại đối với việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương.
Kế hoạch chỉ có tính cách tạm thời
Trong buổi họp báo của EMS, ông Chad Stone, kinh tế gia tại Center on Budget and Policy Priorities, cho biết nhờ ngân sách này, tình trạng thất nghiệp sẽ được giảm bớt nhiều và trợ cấp thất nghiệp liên bang được kéo dài đến ngày 6 Tháng Chín năm nay.
Ông Stone tin rằng kế hoạch này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người trong thời gian sắp tới, giúp kinh tế Mỹ sớm phục hồi. Ông cho biết kế hoạch này chỉ có tác dụng tạm thời thôi vì lực lượng lao động Mỹ đã bị giảm sút rất nhiều do hậu quả của trận đại dịch. Do đó, ông gọi kế hoạch này là một “flawed miracle,” tức là một “phép lạ chưa hoàn hảo.”
“‘Phép lạ’ vì để thông qua là một điều vô cùng khó khăn, nhưng ‘chưa hoàn hảo’ vì kế hoạch chưa giúp đỡ hoàn toàn cho mọi thành phần trên toàn quốc; còn nhiều người bị bỏ quên,” ông giải thích. “Nhất là vì kế hoạch này chỉ có tính cách tạm thời mà thôi.”
Nhưng ít nhiều, phải thấy đây là nỗ lực đáng kể của chính phủ liên bang. “Dù chỉ là tạm thời nhưng sẽ có nhiều người có việc làm nhờ ngân sách này,” ông nói.
Phó Tống Thống Kamala Harris trong buổi họp bàn trực tuyến về Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)
Trẻ em nghèo và bệnh nhân tâm thần vẫn chưa được quan tâm
Tuy nhiên, bà Elaine Maag, trưởng nhóm nghiên cứu viên tại Urban Institute, cho biết còn rất nhiều trẻ em gia đình nghèo chưa thực sự được quan tâm, nhất là đối với những sắc dân da màu. “Người da trắng có 10% thuộc loại nghèo trong lúc 18% dân da đen và 22% người gốc Hispanic được xếp vào loại nghèo,” bà đọc thống kê. “Những trẻ em này sẽ bị suy dinh dưỡng, không đủ trí thông minh để theo học đầy đủ và sẽ chết sớm.”
Kế hoạch cung cấp $3 tỷ để hỗ trợ sức khỏe tâm thần và bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện, với các khuyến khích tài chính bổ sung cho các tiểu bang để mở rộng Medicaid. “Những bệnh nhân này cũng chưa được quan tâm đủ,” bà Maag nói.
Kế hoạch cũng cung cấp các biện pháp bảo hiểm y tế cho những người bị cho thôi việc.
Phát biểu trong buổi nói chuyện, Dân Biểu Liên Bang Raja Krishnamoorthi (Dân Chủ-Illinois) cho biết số tiền này vẫn không thấm thía gì so với nhu cầu cấp bách của những bệnh nhân tâm thần.
Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC, về dự luật trị giá $1,900 tỷ. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)
Nhân viên nhà hàng không đủ sống
Ngoài ra, chính phủ phân bổ hơn $28 tỷ nhằm mục đích tạo ra một chương trình mới cho các nhà hàng và quán bar bị ảnh hưởng vì COVID-19.
Tiến Sĩ Sekou Siby, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Restaurant Opportunities Centers United, nói chương trình cứu trợ này vẫn không giúp nhiều cho nhân viên nhà hàng trên toàn quốc. “Họ cần được lên lương vì đồng lương tối thiểu hiện giờ không đủ để họ sống,” ông nói. “Như vậy, nhân viên nhà hàng là những người bị bỏ quên trong chương trình này.”
Lương tối thiểu tại California cho nhân viên nhà hàng chỉ là $12/giờ và số tiền này không đủ sống vì tình trạng lạm phát hiện thời, theo ông Siby.
Mục đích của Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ là để đưa cả nước qua khỏi vấn nạn COVID-19 và những hệ lụy của nó, nhưng vấn đề là có những thành phần bị bỏ quên, trong đó là những di dân không giấy tờ và người nghèo.
Bà Maag hy vọng Sở Thuế IRS sẽ có chương trình giúp những trẻ em nghèo hoặc thuộc gia đình không giấy tờ hợp lệ với ngân sách cứu trợ của họ.
Các diễn giả trong buổi nói chuyện tại cùng đồng ý rằng Kế Hoạch Giải Cứu Hoa Kỳ có đem lại nhiều điểm lợi cho cả nước Mỹ nhưng vẫn chưa là một kế hoạch hoàn hảo cho mọi người. [qd]
—–
TIN HOA KỲ
Re: TIN HOA KỲ
Nói ‘tại Biden, xăng tăng giá’ là phao ‘tin vịt’
Mar 21, 2021 cập nhật lần cuối Mar 21, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Kể từ đầu Tháng Ba giá nhiên liệu tại Mỹ tăng và trên các trang mạng xã hội lan truyền làn sóng đổ lỗi cho rằng đây là hậu quả của việc ông Joe Biden lên làm tổng thống Mỹ.
Tình trạng giá xăng tăng vì những nguyên nhân hoàn toàn không liên quan đến Tổng Thống Joe Biden, theo bài “Who Is To Blame For Rising Gasoline Prices?” đăng trên tạp chí Forbes hồi đầu Tháng Ba.
Giá xăng trên $4/gallon ghi nhận tại Mill Valley, California, hồi đầu Tháng Ba. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images) Để thấy rõ cách tuyên truyền đổ thừa cho ông Biden trong vụ giá xăng tăng, xin suy ngẫm hoàn cảnh sau: Kể từ khi ông Biden chấp chánh cho đến nay, số ca nhiễm COVID-19 mới giảm 66% và số tử vong giảm 50%, như vậy đúng hay sai khi nói rằng nhờ ông Biden làm giảm bệnh dịch hay ông Biden phải chịu trách nhiệm cho những ca nhiễm bệnh hoặc tử vong mới vẫn tiếp tục xảy ra?
Nguyên nhân và hậu quả hiện tượng mang tầm vóc quốc gia không thể đánh giá một cách phiến diện như thế.
Phân tích của Forbes cho thấy những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiên liệu tăng giá là những lý do hoàn toàn khác hơn là “do” ông Biden.
1-Giá dầu thô tăng
Lý do căn bản nhất khi xăng tăng giá là do giá dầu thô tăng.
Các biểu đồ trong suốt quá trình lịch sử giá cả nhiên liệu đều cho thấy giá xăng và giá dầu thô là hai đại lượng luôn tỷ lệ thuận với nhau. Nói một cách đơn giản: Giá xăng tăng vì dầu thô lên giá, xăng lên giá vì giá dầu thô tăng.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu hồi giữa Tháng Ba, 2020, hầu hết các quốc gia toàn thế giới gần như đồng loạt ban hành lệnh cách ly, không đi lại, không du lịch, trên các tuyến giao thông quốc tế cũng như quốc nội.
Hậu quả, toàn bộ hệ thống giao thông thế giới ngừng lại, khiến vào Tháng Tư, giá giao dịch dầu thô rớt xuống đến mức âm, khoảng trên/dưới âm (-) $30/thùng dầu thô.
Không một ai đi lại nên xăng sản xuất ra không được tiêu thụ, trở thành thừa mứa và đương nhiên, giá xăng phải xuống.
Bây giờ, cùng lúc việc chích ngừa được đẩy mạnh và dịch bệnh đang suy giảm, các tiểu bang bãi bỏ dần dần lệnh cách ly, hoạt động kinh tế trở lại, đương nhiên, hoạt động giao thông phục hồi và sự phục hồi này khiến nguồn cung cấp nhiên liệu, từ khai thác dầu thô lẫn lọc dầu, đều không kịp cung ứng sau thời gian trì trệ khi đại dịch bùng phát.
Nguồn cung cấp không kịp theo nhu cầu, và điều tất yếu là xăng lên giá.
Chính sách thể hiện quyết tâm chống dịch của chính phủ Biden hiệu quả khiến nền kinh tế hồi phục, nhu cầu đi lại, qua tất cả mọi phương tiện, hồi phục, làm xăng tăng giá, do đó, chẳng lẽ muốn giữ giá xăng thấp thì cần phải để nền kinh tế tiếp tục tê liệt bằng cách thả nổi cho dịch tiếp tục lây lan?
Phần trình bày ở trên cho thấy mối quan hệ hỗ tương giữa quy luật cung cầu trong bối cảnh đại dịch.
Đó là chưa kể đến việc tổ chức các quốc gia sản xuất dầu OPEC phối hợp với Nga vừa mới quyết định gia hạn việc giảm sản lượng có từ giai đoạn đại dịch vừa bùng phát. Ngoài ra, Saudi Arabia, một quốc gia sản xuất dầu thô chủ chốt trong khối OPEC, tiếp tục duy trì việc cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày, bất chấp nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang gia tăng.
Hầu hết các cây xăng ở Texas không còn nhiên liệu để bán khi bão tuyết Uri ập vào hồi giữa Tháng Hai. (Hình: Ron Jenkins/Getty Images) 2-Bão tuyết Uri làm mất điện diện rộng, khiến các nhà máy lọc dầu Texas tê liệt
Vụ khủng hoảng mất điện diện rộng tại tiểu bang Texas trong cơn bão tuyết Uri hồi Tháng Hai, khiến cho các nhà máy lọc dầu tại tiểu bang này gần như hoàn toàn tê liệt, gây ảnh hưởng trực tiếp giá nhiên liệu toàn nước Mỹ, đặc biệt tại các tiểu bang miền Tây.
Mười một nhà máy lọc dầu tại Texas trong thời gian mất điện vừa qua phải đóng cửa một phần hoặc toàn diện, làm mất đi 30% tổng sản lượng cung ứng nhiên liệu toàn quốc, theo trang theo dõi giá xăng GasBuddy.
Hồi đầu Tháng Hai, hệ thống nhà máy lọc dầu tại Mỹ chỉ mới hoạt động trở lại ở mức 83% tổng năng suất, nhưng khi bão tuyết hoành hành ở Texas, con số này xuống chỉ còn 56%.
“Hoạt động của các nhà máy lọc dầu vốn đã bị thiệt hại nặng vì tình trạng suy thoái do đại dịch, chưa kịp hoạt động bình thường trở lại, giờ đây lại bị bão tuyết ảnh hưởng nặng nề. Và người tiêu thụ không kịp trở tay trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn đè nặng,” theo ông Patrick De Haan, chuyên gia phân tích của GasBuddy.
3-Bệnh dịch gây hậu quả nặng nề cho kỹ nghệ lọc dầu
Kể từ hồi giữa Tháng Ba, 2020, khi đại dịch bùng phát, tình trạng toàn bộ ngành giao thông tê liệt, khiến cho hơn một chục nhà máy lọc dầu toàn quốc phải đóng cửa, và hàng chục ngàn nhân viên kỹ nghệ dầu bị sa thải.
Hệ quả là hồi cuối Tháng Mười Hai, 2020, kỹ nghệ lọc dầu ở Mỹ bị mất 1 tỷ thùng/ngày.
“Hy vọng rằng có thể mức sản xuất sẽ quay lại vào thời điểm 2022-2023, nhưng với tình hình hiện nay, nói chung mức sản lượng thiếu sót sẽ tiếp tục duy trì,” phân tích gia Justin Jenkins của ngân hàng đầu tư Raymond James nhận định.
Để phục hồi lại một kỹ nghệ thiệt hại trên diện rộng của bất kỳ biến cố thiên tai hay nhân tai đều cần yếu tố thời gian vì toàn bộ xã hội và hoạt động kinh tế ở mức vĩ mô đều bị ảnh hưởng và cần phục hồi đồng bộ.
Phi trường vắng lặng không một bóng người khi cả thế giới đóng cửa vì dịch COVID-19 từ hồi Tháng Ba, 2020. (Hình: Rob Carr/Getty Images) 4-Giá xăng tăng trong mùa Hè
Xăng mùa Hè phải đáp ứng tiêu chuẩn thải khí thấp hơn, do đó, cần nhiều hóa chất đặc biệt trong quá trình lọc dầu, chi phí cho các hóa chất này khoảng 15 cent/gallon.
Ngoài ra, nhu cầu đi lại trong mùa Hè gia tăng mãnh liệt, khiến mức tiêu thụ xăng tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm, và kết quả đương nhiên là xăng tăng giá.
Đặc biệt, đại dịch COVID-19 có chiều hướng thuyên giảm khi việc chích ngừa gia tăng, khiến người dân cảm thấy yên tâm hơn đi du lịch vào mùa Hè này sau hơn một năm trời sống trong tình trạng cách ly.
Với những lý do nêu trên, luận điệu đổ thừa “tại Biden, xăng lên” là những kiểu tuyên truyền vu vơ mang tính chính trị bất chấp sự vận hành kinh tế và tình hình thực tế. (MPL) [đ.d.]
Mar 21, 2021 cập nhật lần cuối Mar 21, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Kể từ đầu Tháng Ba giá nhiên liệu tại Mỹ tăng và trên các trang mạng xã hội lan truyền làn sóng đổ lỗi cho rằng đây là hậu quả của việc ông Joe Biden lên làm tổng thống Mỹ.
Tình trạng giá xăng tăng vì những nguyên nhân hoàn toàn không liên quan đến Tổng Thống Joe Biden, theo bài “Who Is To Blame For Rising Gasoline Prices?” đăng trên tạp chí Forbes hồi đầu Tháng Ba.
Giá xăng trên $4/gallon ghi nhận tại Mill Valley, California, hồi đầu Tháng Ba. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images) Để thấy rõ cách tuyên truyền đổ thừa cho ông Biden trong vụ giá xăng tăng, xin suy ngẫm hoàn cảnh sau: Kể từ khi ông Biden chấp chánh cho đến nay, số ca nhiễm COVID-19 mới giảm 66% và số tử vong giảm 50%, như vậy đúng hay sai khi nói rằng nhờ ông Biden làm giảm bệnh dịch hay ông Biden phải chịu trách nhiệm cho những ca nhiễm bệnh hoặc tử vong mới vẫn tiếp tục xảy ra?
Nguyên nhân và hậu quả hiện tượng mang tầm vóc quốc gia không thể đánh giá một cách phiến diện như thế.
Phân tích của Forbes cho thấy những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiên liệu tăng giá là những lý do hoàn toàn khác hơn là “do” ông Biden.
1-Giá dầu thô tăng
Lý do căn bản nhất khi xăng tăng giá là do giá dầu thô tăng.
Các biểu đồ trong suốt quá trình lịch sử giá cả nhiên liệu đều cho thấy giá xăng và giá dầu thô là hai đại lượng luôn tỷ lệ thuận với nhau. Nói một cách đơn giản: Giá xăng tăng vì dầu thô lên giá, xăng lên giá vì giá dầu thô tăng.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu hồi giữa Tháng Ba, 2020, hầu hết các quốc gia toàn thế giới gần như đồng loạt ban hành lệnh cách ly, không đi lại, không du lịch, trên các tuyến giao thông quốc tế cũng như quốc nội.
Hậu quả, toàn bộ hệ thống giao thông thế giới ngừng lại, khiến vào Tháng Tư, giá giao dịch dầu thô rớt xuống đến mức âm, khoảng trên/dưới âm (-) $30/thùng dầu thô.
Không một ai đi lại nên xăng sản xuất ra không được tiêu thụ, trở thành thừa mứa và đương nhiên, giá xăng phải xuống.
Bây giờ, cùng lúc việc chích ngừa được đẩy mạnh và dịch bệnh đang suy giảm, các tiểu bang bãi bỏ dần dần lệnh cách ly, hoạt động kinh tế trở lại, đương nhiên, hoạt động giao thông phục hồi và sự phục hồi này khiến nguồn cung cấp nhiên liệu, từ khai thác dầu thô lẫn lọc dầu, đều không kịp cung ứng sau thời gian trì trệ khi đại dịch bùng phát.
Nguồn cung cấp không kịp theo nhu cầu, và điều tất yếu là xăng lên giá.
Chính sách thể hiện quyết tâm chống dịch của chính phủ Biden hiệu quả khiến nền kinh tế hồi phục, nhu cầu đi lại, qua tất cả mọi phương tiện, hồi phục, làm xăng tăng giá, do đó, chẳng lẽ muốn giữ giá xăng thấp thì cần phải để nền kinh tế tiếp tục tê liệt bằng cách thả nổi cho dịch tiếp tục lây lan?
Phần trình bày ở trên cho thấy mối quan hệ hỗ tương giữa quy luật cung cầu trong bối cảnh đại dịch.
Đó là chưa kể đến việc tổ chức các quốc gia sản xuất dầu OPEC phối hợp với Nga vừa mới quyết định gia hạn việc giảm sản lượng có từ giai đoạn đại dịch vừa bùng phát. Ngoài ra, Saudi Arabia, một quốc gia sản xuất dầu thô chủ chốt trong khối OPEC, tiếp tục duy trì việc cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày, bất chấp nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang gia tăng.
Hầu hết các cây xăng ở Texas không còn nhiên liệu để bán khi bão tuyết Uri ập vào hồi giữa Tháng Hai. (Hình: Ron Jenkins/Getty Images) 2-Bão tuyết Uri làm mất điện diện rộng, khiến các nhà máy lọc dầu Texas tê liệt
Vụ khủng hoảng mất điện diện rộng tại tiểu bang Texas trong cơn bão tuyết Uri hồi Tháng Hai, khiến cho các nhà máy lọc dầu tại tiểu bang này gần như hoàn toàn tê liệt, gây ảnh hưởng trực tiếp giá nhiên liệu toàn nước Mỹ, đặc biệt tại các tiểu bang miền Tây.
Mười một nhà máy lọc dầu tại Texas trong thời gian mất điện vừa qua phải đóng cửa một phần hoặc toàn diện, làm mất đi 30% tổng sản lượng cung ứng nhiên liệu toàn quốc, theo trang theo dõi giá xăng GasBuddy.
Hồi đầu Tháng Hai, hệ thống nhà máy lọc dầu tại Mỹ chỉ mới hoạt động trở lại ở mức 83% tổng năng suất, nhưng khi bão tuyết hoành hành ở Texas, con số này xuống chỉ còn 56%.
“Hoạt động của các nhà máy lọc dầu vốn đã bị thiệt hại nặng vì tình trạng suy thoái do đại dịch, chưa kịp hoạt động bình thường trở lại, giờ đây lại bị bão tuyết ảnh hưởng nặng nề. Và người tiêu thụ không kịp trở tay trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn đè nặng,” theo ông Patrick De Haan, chuyên gia phân tích của GasBuddy.
3-Bệnh dịch gây hậu quả nặng nề cho kỹ nghệ lọc dầu
Kể từ hồi giữa Tháng Ba, 2020, khi đại dịch bùng phát, tình trạng toàn bộ ngành giao thông tê liệt, khiến cho hơn một chục nhà máy lọc dầu toàn quốc phải đóng cửa, và hàng chục ngàn nhân viên kỹ nghệ dầu bị sa thải.
Hệ quả là hồi cuối Tháng Mười Hai, 2020, kỹ nghệ lọc dầu ở Mỹ bị mất 1 tỷ thùng/ngày.
“Hy vọng rằng có thể mức sản xuất sẽ quay lại vào thời điểm 2022-2023, nhưng với tình hình hiện nay, nói chung mức sản lượng thiếu sót sẽ tiếp tục duy trì,” phân tích gia Justin Jenkins của ngân hàng đầu tư Raymond James nhận định.
Để phục hồi lại một kỹ nghệ thiệt hại trên diện rộng của bất kỳ biến cố thiên tai hay nhân tai đều cần yếu tố thời gian vì toàn bộ xã hội và hoạt động kinh tế ở mức vĩ mô đều bị ảnh hưởng và cần phục hồi đồng bộ.
Phi trường vắng lặng không một bóng người khi cả thế giới đóng cửa vì dịch COVID-19 từ hồi Tháng Ba, 2020. (Hình: Rob Carr/Getty Images) 4-Giá xăng tăng trong mùa Hè
Xăng mùa Hè phải đáp ứng tiêu chuẩn thải khí thấp hơn, do đó, cần nhiều hóa chất đặc biệt trong quá trình lọc dầu, chi phí cho các hóa chất này khoảng 15 cent/gallon.
Ngoài ra, nhu cầu đi lại trong mùa Hè gia tăng mãnh liệt, khiến mức tiêu thụ xăng tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm, và kết quả đương nhiên là xăng tăng giá.
Đặc biệt, đại dịch COVID-19 có chiều hướng thuyên giảm khi việc chích ngừa gia tăng, khiến người dân cảm thấy yên tâm hơn đi du lịch vào mùa Hè này sau hơn một năm trời sống trong tình trạng cách ly.
Với những lý do nêu trên, luận điệu đổ thừa “tại Biden, xăng lên” là những kiểu tuyên truyền vu vơ mang tính chính trị bất chấp sự vận hành kinh tế và tình hình thực tế. (MPL) [đ.d.]
Re: TIN HOA KỲ
Dominion kiện Fox News, đòi 1,6 tỷ đô la vì biến ‘Ngọn lửa’ nói dối sau bầu cử thành ‘Cháy rừng’
26/03/2021
Tác giả: Adam Klasfeld
Trúc Lam, chuyển ngữ
Hơn hai tháng sau khi khởi kiện luật sư Sidney Powell về các thuyết âm mưu hậu bầu cử của bà ta, hệ thống máy bỏ phiếu Dominion đã đệ đơn kiện 1,6 tỷ đô la, chống lại Fox News Network vì hãng tin này đã đưa những ý kiến đó ra phổ biến trên toàn cầu.
“Fox đã mang một ngọn lửa nhỏ và biến nó thành một đám cháy rừng. Với tư cách là một công ty truyền thông thống trị trong số những người xem không hài lòng với kết quả bầu cử, Fox đã cho những hư cấu này nổi bật, nếu không, họ sẽ không bao giờ đạt được. Với nền tảng toàn cầu của Fox, có hàng trăm triệu khán giả, việc phát tán rộng rãi không thể tránh khỏi và phổ biến những sự giả dối thông qua mạng xã hội, những lời nói dối này đã làm tổn hại sâu sắc đến công việc kinh doanh một thời phát đạt của Dominion”, Dominion viết trong đơn khiếu kiện dài 138 trang, cộng thêm hàng trăm trang trình bày chứng cứ.
Đầu tuần này, bà Powell đã cố gắng né tránh khoản tiền hơn 1,3 tỷ đô la chống lại cá nhân bà, bằng cách lập luận trong một đề nghị, bác bỏ rằng “không người nào có lý lẽ” lại tin vào những lời bình luận công khai của bà ta về một âm mưu quốc tế chống lại cựu Tổng thống Donald Trump là “những lời tuyên bố thật”. Powell xuất hiện với tư cách khách mời trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Lou Dobbs và Maria Bartiromo (ND: Dobbs và Bartiromo là hai người dẫn chương trình của Fox News), rêu rao những ý kiến [bịa đặt] mà bây giờ bà luật sư này tuyên bố rằng, chỉ những điều có lý mới là sự thật.
Dominion tuyên bố rằng, Fox cố ý nói dối người xem của họ, những người đang đổ xô vào các mạng lưới thông tin, xa hơn cánh hữu.
Đơn kiện nêu rõ: “Sau vụ bầu cử Tổng thống ngày 3/11/2020, người xem bắt đầu rời khỏi Fox để ủng hộ các phương tiện truyền thông tán thành lời nói dối rằng, gian lận lớn đã khiến Tổng thống Trump thua trong cuộc bầu cử. Họ thấy Fox không ủng hộ Tổng thống Trump một cách đầy đủ, trong đó có việc Fox là trang mạng đầu tiên tuyên bố rằng, Tổng thống Trump đã thua ở bang Arizona. Vì vậy, Fox bắt đầu thu hút người xem – trong đó có cả Tổng thống Trump – bằng cách cố ý và đổ lỗi sai cho Dominion, rằng Tổng thống Trump thua cuộc là do có sự gian lận trong cuộc bầu cử”.
Ông John Poulos, Giám đốc Điều hành của Dominion, nói trong một tuyên bố rằng, “chiến dịch thông tin sai lệch” đã được tiến hành chống lại công ty [Dominion] “gây thiệt hại nghiêm trọng cho chúng tôi và làm suy yếu lòng tin vào các thể chế dân chủ của Mỹ”.
“Những lời nói dối này cũng đã đe dọa sự an toàn cá nhân của nhân viên và khách hàng của chúng tôi. Không có số tiền nào sẽ sửa chữa được những thiệt hại [mà họ] đã gây ra”, ông Poulos nói.
Ông Tom Clare, luật sư của công ty Dominion, thuộc công ty luật Clare Locke LLP, chỉ trích Fox vì đã bỏ qua các tuyên bố chính thức rằng, Tổng thống Joe Biden đã thắng cử một cách công bằng, để đưa ra một câu chuyện phá hoại:
“Hơn nữa, nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, các bên thứ ba và các quan chức dân cử trên 28 tiểu bang đã khẳng định một cách dứt khoát rằng, không có hệ thống bỏ phiếu nào xóa bỏ, làm mất hoặc thay đổi phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, nếu người ta xem Fox, không người nào khôn ngoan hơn. Mạng lưới này đã xác nhận, lặp đi lặp lại và phát đi một loạt những lời nói dối có thể xác minh được là sai trái về Dominion. Chiến dịch sai lệch thông tin lan truyền của Fox đã tiếp cận hơn một tỷ người trên toàn thế giới và gây ra tác hại to lớn cho Dominion”, LS Clare viết trong một tuyên bố.
Dominion cũng đã đệ đơn kiện hàng tỷ đô la chống lại Rudy Giuliani và hồi tháng 12/2020, đã gửi 21 bức thư yêu cầu rút lại hoặc bảo lưu hồ sơ về điều được biết là “Lời nói dối trắng trợn” về gian lận bầu cử. Công ty cho biết, họ không loại trừ khả năng kiện ông Trump.
Đơn kiện viết rằng: “Để thổi bùng ngọn lửa, Fox đã quay sang Sidney Powell và Rudy Giuliani, cả hai đều không phải là người phát ngôn chính thức của tòa Bạch Ốc và cả hai đang quảng bá một chiến dịch phỉ báng vô căn cứ, chống lại Dominion, tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp bởi các thuật toán lật ngược phiếu bầu trong các máy của Dominion, đã được tạo ra ở Venezuela để gian lận bầu cử cho Hugo Chávez. Như Fox biết rõ, Powell và Giuliani là những nguồn tin không đáng tin cậy và những tuyên bố của họ là lố bịch, vốn dĩ không thể xảy ra và không thể nào thực hiện được về mặt công nghệ. Powell đã và đang là một nguồn tin rõ ràng là không đáng tin cậy – và những tuyên bố của bà ta về Dominion vốn dĩ rất khó hiểu và kỳ quặc – đến nỗi chính những lời nói dối đó đã dẫn đến việc Tucker Carlson công khai chế giễu bà ta vì không đưa ra được bằng chứng để hỗ trợ chúng”.
Vụ kiện lưu ý, ngay cả Carlson cũng đã nhảy vào băng đảng tấn công Dominion sau đó, trong giai đoạn có sự tham gia của Mike Lindell, Giám đốc điều hành MyPillow, là người đã thách thứ công ty Dominion kiện ông ta.
“Vì vậy, nó là thế đấy – ông biết đó, họ không muốn nói về nó”, Lindell tuyên bố về điều mà ông ta cho là bằng chứng của mình.
“Không, họ không muốn nói”, Carlson có vẻ đồng ý.
Fox News đã không trả lời email yêu cầu bình luận ngay lập tức.
Đọc đơn kiện tại đây: https://assets.documentcloud.org/docume ... plaint.pdf
Re: TIN HOA KỲ
Biden: 90% dân Mỹ được phép chích ngừa kể từ 19 Tháng Tư
Mar 29, 2021 WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden tuyên bố kể từ ngày 19 Tháng Tư, 90% dân Mỹ được phép chích ngừa và sẽ có một trạm chích ngừa trong vòng 5 mile cho dù họ sống ở nơi đâu, theo The Hill.
Cũng trong tuyên bố hôm Thứ Hai, 29 Tháng Ba, Tổng Thông Biden cho biết, con số các nhà thuốc tây trong chương trình chích ngừa liên bang sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 17,000 đến 40,000 cũng vào cùng thời điểm 19 Tháng Tư.
Tổng Thống Joe Biden tuyên bố kể từ ngày 19 Tháng Tư 90% dân Mỹ được phép chích ngừa tại Toà Bạch Ốc. (Hình: Drew Angerer/Getty Images) Ông Biden đồng thời nhắc nhở các chính quyền từ địa phương đến cấp tiểu bang đừng lơ là mà vẫn tiếp duy trì các biện pháp chống dịch dù việc chích ngừa tiến triển khả quan.
“Tôi nhấn mạnh lời kêu gọi đến mỗi thống đốc, thị trưởng, và các nhà lãnh đạo địa phương nên tiếp tục duy trì hay tái phục hồi quy định đeo khẩu trang. Đây không phải là trò chính trị. Tái phục hồi việc đeo khẩu trang nếu quý vị đã dỡ bỏ quy định này,” tổng thống kêu gọi.
“Nếu buông thả việc phòng chống, chúng ta chỉ thấy bệnh dịch gia tăng mà thôi,” ông Biden nhấn mạnh.
Hiện nay nước Mỹ đạt tốc độ chích ngừa là 3 triệu người/ngày trong thời gian gần đây và gần 75% người từ 65 tuổi trở lên được chích ít nhất liều đầu tiên.
Tuy nhiên, con số ca lây nhiễm mới đang gia tăng dù việc chích ngừa được đẩy mạnh và có kết quả tốt.
Hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Ba, số ca COVID-19 mới trung bình một ngày trong vòng bảy ngày là 61,359, tăng 12% so với tuần trước đó, theo dữ liệu từ trường đại học y khoa Johns Hopkins University.
Số bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện giảm đều đặn từ Tháng Giêng đến hết Tháng Hai, nhưng hiện đang chựng lại.
Hôm Thứ Năm, cả nước có số bệnh nhân trong bệnh viện trung bình một ngày trong vòng bảy ngày là 4,790, giảm 2.6% so với tuần trước đó, theo dữ liệu từ Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).
“Tôi vẫn rất lo ngại về xu hướng này,” Bác Sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, cho hay trong buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu.
“Thời gian qua, số ca nhiễm và số bệnh nhân trong bệnh viện đang giảm kỷ lục thì chựng lại và tăng lên. Qua kinh nghiệm từ những lần bùng phát trước đây, chúng tôi biết rằng nếu không kiểm soát ngay bây giờ, rất có thể đại dịch sẽ bùng lên lại.” (MPL) [kn]
Mar 29, 2021 WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden tuyên bố kể từ ngày 19 Tháng Tư, 90% dân Mỹ được phép chích ngừa và sẽ có một trạm chích ngừa trong vòng 5 mile cho dù họ sống ở nơi đâu, theo The Hill.
Cũng trong tuyên bố hôm Thứ Hai, 29 Tháng Ba, Tổng Thông Biden cho biết, con số các nhà thuốc tây trong chương trình chích ngừa liên bang sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 17,000 đến 40,000 cũng vào cùng thời điểm 19 Tháng Tư.
Tổng Thống Joe Biden tuyên bố kể từ ngày 19 Tháng Tư 90% dân Mỹ được phép chích ngừa tại Toà Bạch Ốc. (Hình: Drew Angerer/Getty Images) Ông Biden đồng thời nhắc nhở các chính quyền từ địa phương đến cấp tiểu bang đừng lơ là mà vẫn tiếp duy trì các biện pháp chống dịch dù việc chích ngừa tiến triển khả quan.
“Tôi nhấn mạnh lời kêu gọi đến mỗi thống đốc, thị trưởng, và các nhà lãnh đạo địa phương nên tiếp tục duy trì hay tái phục hồi quy định đeo khẩu trang. Đây không phải là trò chính trị. Tái phục hồi việc đeo khẩu trang nếu quý vị đã dỡ bỏ quy định này,” tổng thống kêu gọi.
“Nếu buông thả việc phòng chống, chúng ta chỉ thấy bệnh dịch gia tăng mà thôi,” ông Biden nhấn mạnh.
Hiện nay nước Mỹ đạt tốc độ chích ngừa là 3 triệu người/ngày trong thời gian gần đây và gần 75% người từ 65 tuổi trở lên được chích ít nhất liều đầu tiên.
Tuy nhiên, con số ca lây nhiễm mới đang gia tăng dù việc chích ngừa được đẩy mạnh và có kết quả tốt.
Hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Ba, số ca COVID-19 mới trung bình một ngày trong vòng bảy ngày là 61,359, tăng 12% so với tuần trước đó, theo dữ liệu từ trường đại học y khoa Johns Hopkins University.
Số bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện giảm đều đặn từ Tháng Giêng đến hết Tháng Hai, nhưng hiện đang chựng lại.
Hôm Thứ Năm, cả nước có số bệnh nhân trong bệnh viện trung bình một ngày trong vòng bảy ngày là 4,790, giảm 2.6% so với tuần trước đó, theo dữ liệu từ Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).
“Tôi vẫn rất lo ngại về xu hướng này,” Bác Sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, cho hay trong buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu.
“Thời gian qua, số ca nhiễm và số bệnh nhân trong bệnh viện đang giảm kỷ lục thì chựng lại và tăng lên. Qua kinh nghiệm từ những lần bùng phát trước đây, chúng tôi biết rằng nếu không kiểm soát ngay bây giờ, rất có thể đại dịch sẽ bùng lên lại.” (MPL) [kn]
Re: TIN HOA KỲ
Trump ‘giăng bẫy’ moi tiền ngoài ý muốn của ‘fan cứng’ ra sao
Apr 4, 2021 WASHINGTON, DC (NV) – “Fan cứng” của ông Donald Trump góp tiền qua mạng vào quỹ tái tranh cử của cựu tổng thống sẽ tiếp tục bị lấy tiền hàng tuần, hoặc hàng tháng, nếu không tự tay xóa (uncheck) “dấu” đánh vào ô đặt trước dòng chữ “cho phép lấy tiền” được in rất nhỏ trên mẫu đơn ủng hộ tài chánh khi cho tiền lần đầu tiên, theo nhật báo The New York Times hôm Thứ Bảy, 3 Tháng Tư.
Ô này, đã được đánh dấu sẵn, báo hiệu người ủng hộ đồng ý để ban tranh cử của ông Trump tự động tiếp tục lấy tiền hàng tháng hoặc lấy gấp đôi số tiền từ trong tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của họ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump tại một cuộc vận động tranh cử.
(Hình: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images) Chiêu “uncheck” moi tiền người ủng hộ tranh cử
Bài báo “Trump ‘giăng bẫy’ moi tiền ngoài ý muốn ‘fan cứng’ ra sao” (How Trump Steered Supporters Into Unwitting Donations) của NYT kể câu chuyện ông Stacy Blatt, 63 tuổi, một bệnh nhân ung thư đang nằm chờ chết tại nhà (hospice) bị ban tranh cử của cựu tổng thống moi tiền mà ông không hề hay biết.
Chỉ chưa đầy một tháng sau, ông Blatt mới ngỡ ngàng nhận ra việc ủng hộ khẩu hiệu chính trị “America First” của mình kết thúc trong cảnh tài khoản ngân hàng bị “lủng” và “đóng băng.”
Hồi Tháng Chín, 2020, sau khi nghe nhà truyền thông cực hữu Rush Limbaugh kêu gào quyên góp cho ban tranh cử của ông Trump đang lúc rất cần tài trợ, ông Blatt, cư dân Kansas City, ngay lập tức lên mạng đóng $500, trong khi ông chỉ có mức thu nhập dưới $1,000/tháng.
Ông LImbaugh, mới qua đời hôm 17 Tháng Hai, từng được ông Trump trao tặng huy chương Medal of Freedom hồi Tháng Hai, 2020.
Một ngày sau, tài khoản ngân hàng của ông Blatt bị rút $500, rồi tuần kế tiếp lại thêm $500 nữa, và cứ như thế mỗi tuần, cho tới khi tài khoản ngân hàng của ông hoàn toàn trống rỗng.
Ông Blatt chỉ biết sự tình kiệt quệ khi chủ nhà và các công ty điện, nước đòi tiền, lúc đó, ông phải kêu cứu thân nhân.
Người em trai, ông Russell Blatt, khám phá ra rằng chỉ trong vòng 30 ngày, ban tranh cử của ông Donald Trump rút $3,000 từ tài khoản của người anh trai bị ung thư, đang chờ chết.
Thế là hai anh em gọi cho ngân hàng báo cáo ông Stacy là nạn nhân của một vụ lừa đảo.
“Tôi cảm giác đây là một âm mưu lừa đảo,” ông Russell Blatt nói với tờ NYT.
Cạn tiền, ban tranh cử Trump dùng chiêu “Money Bomb”
Những đồng tiền mà ông Stacy Blatt bị “moi” thực chất là nằm trong chiến thuật tăng quỹ tranh cử của ban vận động của ông Trump và công ty WinRed, trước tình cảnh phía ông Trump cạn tiền trong lúc bị phía ông Joe Biden qua mặt về phương diện tài chính.
WinRed là công ty phụ trách gom tiền qua mạng cho ban vận động của ông Trump.
Do đó, ban vận động tái tranh cử của cựu tổng thống cài đặt việc “tự động” tái đóng góp định kỳ cho đến khi cuộc bầu cử chấm dứt.
Người ủng hộ ông Trump trở thành nạn nhân trong việc đóng góp tiền ngoài ý muốn nếu không đọc kỹ dòng chữ in “nhỏ xíu” đó để mà “uncheck.”
Không “uncheck” có nghĩa là đồng ý cho phép ban vận động tranh cử của ông Trump tiếp tục rút tiền.
Chuyện moi tiền càng leo thang khi đến gần ngày bầu cử, và ban vận động của ông Trump càng thêm “ma mãnh.”
Đó là, họ cho thêm chữ “gấp đôi” vào trước ô được đánh dấu sẵn, khi đồng ý cho tiền.
Bảng vận động tranh cử liên danh Trump-Pence bị khoét tên phó tổng thống. (Hình minh họa: Michael Ciaglo/Getty Images) Trong nội bộ, ban vận động của ông Trump dùng thuật ngữ “bom tiền” (money bomb) để ám chỉ “chiêu thức” này, theo ghi nhận của NYT.
“Một băng cướp!” ông Victor Amelino, cư dân 78 tuổi ở California, nói một cách phẫn uất về ban tranh cử cựu Tổng Thống Donald Trump.
Ông Amelino cho biết, lần đầu tiên, hồi Tháng Chín, 2020, ông ủng hộ $990 trên mạng qua công ty WinRed, sau đó, tài khoản của ông liên tục bị rút tiền lên đến gần $8,000.
“Tôi đã về hưu. Làm sao tôi có đủ tiền để chi trả các chi phí đó?” ông Amelino đặt câu hỏi không có lời giải đáp.
Bằng “chiêu thức” tiếp thị trên, quỹ vận động tranh cử của ông Trump tăng nhanh vào Tháng Chín và Tháng Mười, 2020, sau khi bị “hao hụt” bất ngờ dù đã gây quỹ vượt quá $1 tỷ trong thời gian trước đó.
Chuyện “hao hụt” này lại là một nghi vấn lớn về hoạt động của ban vận động tranh cử của ông Trump và người con rể Jared Kushner, cũng là cố vấn cao cấp Tòa Bạch Ốc.
Hơn một nửa số tiền tranh cử $1.2 tỷ của Trump đi đâu?
Hồi giữa Tháng Mười Hai, 2020, tạp chí Business Insider cho biết ông Jared Kushner bị tình nghi tạo ra công ty bình phong để bí mật dùng tiền quỹ tranh cử trả cho thành viên gia đình nhà vợ.
Theo Business Insider, ông Kushner bị tố cáo chuẩn thuận tạo một công ty bình phong trả khoảng một nửa trong tổng số $1.26 tỷ trong quỹ tranh cử của ông Trump.
Một người có liên quan tố cáo ông Kushner sắp xếp và chỉ đạo đưa ông John Pence, ông Sean Dollman, và bà Lara Trump làm thành viên hội đồng quản trị hai công ty bình phong, có tên là America Made Media Consultants Corp. và American Made Media Consultans LLC (viết tắt AMMC).
Ông John Pence là con trai Dân Biểu Greg Pence (Cộng Hòa-Indiana) và gọi cựu Phó Tổng Thống Mike Pence là chú ruột.
Ông Sean Dollman là trưởng ban tài chánh ban tranh cử của Tổng Thống Trump lúc đó.
Bà Lara Trump là con dâu và cố vấn ban tranh cử của ông Trump.
Việc tạo ra công ty bình phong là nhằm mục đích che giấu chi tiết tài chánh và chi phí hoạt động trước pháp luật, đặc biệt khi ban tranh cử của Tổng Thống Trump đã trả một số tiền khổng lồ $617 triệu cho hai công ty trên trong các chi phí tái tranh cử từ Tháng Giêng, 2019, đến Tháng Mười Một, 2020, theo Business Insider.
Hai công ty bình phong trên được thành lập từ Tháng Tư, 2018, và hoạt động như một ban tranh cử nằm trong một chiến dịch tranh cử, nhằm chi tiền ra cho các cố vấn hàng đầu và thành viên gia đình tổng thống.
Qua việc chi trả cho các công ty bình phong, ban tranh cử của ông Trump không cần phải tuân thủ chi tiết về tài chánh theo luật định.
Theo những nguồn tin nội bộ cho biết, các thành viên lãnh đạo ban tranh cử cũng không biết hết hoạt động của hai công ty này và ban điều hành chiến dịch tranh cử phải tổ chức một cuộc kiểm toán nội bộ, nhưng kết quả cuộc kiểm toán không được công khai.
Người biểu tinh phản đối Trump với tấm bảng: “Yêu nước giả hiệu. Tín đồ giả hiệu. Tỷ phú giả hiệu. Tổng thống giả hiệu.” (Hình: Gerardo Mora/Getty Images) Tiếp tục xài chiêu “uncheck” kiếm tài trợ kiện “gian lận bầu cử”
Không chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một, 2020, ông Donald Trump hô hoán “gian lận bầu cử” một cách vô căn cứ và thành lập nhóm pháp lý theo đuổi các vụ kiện nhằm lật ngược kết quả.
Ban vận động tranh cử của ông tiếp tục chơi trò “uncheck” để moi tiền người ủng hộ trong khẩu hiệu mới, ủng hộ quỹ pháp lý “chống gian lận bầu cử.”
Trang mạng của ban tranh cử ông Trump kích động cử tri với dòng chữ “FRAUD like you’ve never seen!” (‘Gian Lận’ chưa từng thấy bao giờ!) kêu gọi cử tri góp tiền để “bảo đảm cho chúng tôi có đủ nguồn tài chánh nhằm bảo vệ kết quả bầu cử và tiếp tục chiến đấu sau ngày bầu cử.”
Người ủng hộ “quỹ pháp lý chống gian lận bầu cử” của ông Trump sẽ bị “moi tiền” liên tục nếu trong lần đầu tiên ký tiền ủng hộ mà không xóa đi dấu (uncheck) trên ô đồng ý.
Nếu không làm như vậy, có nghĩa là – những ai cả tin vào lời hô hào “gian lận bầu cử” của ông Trump – cho phép ban vận động tranh cử của cựu tổng thống tiếp tục định kỳ rút tiền từ thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.
Chiêu “uncheck:” Gian trên thương trường, vô luân nơi chính trường
Đa số những ủng hộ viên nhiệt thành của ông Trump đều tưởng rằng số tiền đóng góp cho quỹ tranh cử hay gây quỹ pháp lý “chống gian lận bầu cử” chỉ là “một lần rút ra” từ túi tiền của họ, tất cả đều không ngờ đến việc mình bị “moi tiền” liên tục vì rớt vào chiêu “uncheck” ma mãnh.
“Trò ma mãnh ‘uncheck’ này là điều cấm kỵ trong sách giáo khoa về kinh tế/thương mại, tất cả các thầy đều dạy rằng không được làm,” ông Harry Brignull, một chuyên gia kinh nghiệm về kỹ thuật tiếp thị Internet ở London, Anh, nói với NYT.
Chiêu thức đánh dấu vào ô đồng ý tiếp tục mua dài hạn sản phẩm nào đó và cho phép các công ty rút tiền là ngón nghề tiếp thị “cổ điển” trên thương trường, nhưng để một vị tổng thống áp dụng nhằm lấy tiền tranh cử là “một điều bất công, vô luân lý, và không thể nào chấp nhận được,” bà Ira Rheingold, tổng giám đốc National Association of Consumer Advocates, nói với tờ báo. (MPL) [đ.d.]
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: TIN HOA KỲ
CDC, FDA cho phép tiếp tục dùng vaccine J&J, thêm cảnh báo an toàn
Apr 24, 2021 WASHINGTON, DC (NV) - Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) và Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Tư, hủy bỏ khuyến cáo tạm ngưng dùng vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson, đồng thời cho hay bao bì sẽ dán nhãn cảnh báo nguy cơ máu đông, theo CNN.
Vaccine J&J có thể tiếp tục sử dụng từ Thứ Bảy tuần này, FDA loan báo.
Ông Santiago Cancel được chích ngừa vaccine COVID-19 của J&J ở New York hôm 8 Tháng Tư. (Hình minh họa: Michael M. Santiago/Getty Images) Hai cơ quan nhanh chóng ra quyết định sau khi Hội Đồng Cố Vấn Chích Ngừa (ACIP) của CDC bỏ phiếu đề nghị dỡ bỏ khuyến cáo nêu trên.
“Chúng tôi kết luận lợi ích đã biết lẫn chưa biết của vaccine COVID-19 của J&J có giá trị nhiều hơn nguy cơ đã biết lẫn chưa biết của vaccine này đối với người 18 tuổi trở lên,” Bác Sĩ Janet Woodcock, quyền giám đốc FDA, ra thông báo cho hay. “Chúng tôi tin tưởng rằng vaccine này sẽ tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và phẩm chất của chúng tôi. Chúng tôi khuyên người nào thắc mắc vaccine nào phù hợp với họ nên hỏi ý kiến bệnh viện hoặc bác sĩ.”
“Tôi ủng hộ việc ACIP đề nghị dùng vaccine COVID-19 của J&J cho người 18 tuổi trở lên ở Mỹ theo giấy phép sử dụng khẩn cấp của FDA, và tôi đã ký đề nghị này,” Bác Sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, cho biết hôm Thứ Sáu. “Qua những thủ tục này, vaccine COVID-19 của J&J có thể tiếp tục được sử dụng ngay lập tức.”
Trước khi bỏ phiếu hôm Thứ Sáu, ACIP lo ngại do Mỹ hiện chỉ có ba loại vaccine COVID-19 được chuẩn thuận, ngưng dùng một loại sẽ làm chậm chiến dịch chích ngừa căn bệnh đã làm thiệt mạng hơn nửa triệu người ở Mỹ.
Ngoài ra, ACIP đồng ý rằng vaccine J&J chỉ cần một liều và không cần bảo quản quá lạnh là rất quan trọng và sẽ được nhiều người thích hơn vì không muốn đi chích mũi thứ nhì hoặc khó nhọc lấy hẹn chích hai mũi.
Trước đó, hôm 13 Tháng Tư, CDC và FDA khuyến cáo tạm ngưng dùng vaccine COVID-19 do J&J chế tạo, để điều tra các báo cáo nói rằng thuốc này có thể gây chứng đông máu nguy hiểm. (Th.Long) [qd]
Apr 24, 2021 WASHINGTON, DC (NV) - Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) và Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Tư, hủy bỏ khuyến cáo tạm ngưng dùng vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson, đồng thời cho hay bao bì sẽ dán nhãn cảnh báo nguy cơ máu đông, theo CNN.
Vaccine J&J có thể tiếp tục sử dụng từ Thứ Bảy tuần này, FDA loan báo.
Ông Santiago Cancel được chích ngừa vaccine COVID-19 của J&J ở New York hôm 8 Tháng Tư. (Hình minh họa: Michael M. Santiago/Getty Images) Hai cơ quan nhanh chóng ra quyết định sau khi Hội Đồng Cố Vấn Chích Ngừa (ACIP) của CDC bỏ phiếu đề nghị dỡ bỏ khuyến cáo nêu trên.
“Chúng tôi kết luận lợi ích đã biết lẫn chưa biết của vaccine COVID-19 của J&J có giá trị nhiều hơn nguy cơ đã biết lẫn chưa biết của vaccine này đối với người 18 tuổi trở lên,” Bác Sĩ Janet Woodcock, quyền giám đốc FDA, ra thông báo cho hay. “Chúng tôi tin tưởng rằng vaccine này sẽ tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và phẩm chất của chúng tôi. Chúng tôi khuyên người nào thắc mắc vaccine nào phù hợp với họ nên hỏi ý kiến bệnh viện hoặc bác sĩ.”
“Tôi ủng hộ việc ACIP đề nghị dùng vaccine COVID-19 của J&J cho người 18 tuổi trở lên ở Mỹ theo giấy phép sử dụng khẩn cấp của FDA, và tôi đã ký đề nghị này,” Bác Sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, cho biết hôm Thứ Sáu. “Qua những thủ tục này, vaccine COVID-19 của J&J có thể tiếp tục được sử dụng ngay lập tức.”
Trước khi bỏ phiếu hôm Thứ Sáu, ACIP lo ngại do Mỹ hiện chỉ có ba loại vaccine COVID-19 được chuẩn thuận, ngưng dùng một loại sẽ làm chậm chiến dịch chích ngừa căn bệnh đã làm thiệt mạng hơn nửa triệu người ở Mỹ.
Ngoài ra, ACIP đồng ý rằng vaccine J&J chỉ cần một liều và không cần bảo quản quá lạnh là rất quan trọng và sẽ được nhiều người thích hơn vì không muốn đi chích mũi thứ nhì hoặc khó nhọc lấy hẹn chích hai mũi.
Trước đó, hôm 13 Tháng Tư, CDC và FDA khuyến cáo tạm ngưng dùng vaccine COVID-19 do J&J chế tạo, để điều tra các báo cáo nói rằng thuốc này có thể gây chứng đông máu nguy hiểm. (Th.Long) [qd]
Re: TIN HOA KỲ
Biden: ‘Hoa Kỳ lại tiếp tục tiến lên’
Apr 28, 2021 WASHINGTON, DC (AP) – Tổng Thống Joe Biden trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư, tuyên bố: “Xin báo cáo với cả nước: Hoa Kỳ lại tiếp tục tiến lên. Đang biến hiểm họa thành triển vọng. Khủng hoảng thành cơ hội. Trở ngại thành sức mạnh.”
Hướng đến tương lai, ông Biden hối thúc đầu tư $1,800 tỷ cho trẻ em, gia đình và giáo dục, qua đó sẽ làm thay đổi căn bản vai trò của chính phủ trong đời sống người dân Mỹ.
Tổng Thống Joe Biden đọc bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư. Lần đầu tiên từ trước đến nay, hai phụ nữ ngồi phía sau tổng thống, là Phó Tổng Thống Kamala Harris (trái) và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.
(Hình: Melina Mara/The Washington Post via AP, Pool) Tổng Thống Biden sẽ mừng 100 ngày đầu nhiệm kỳ vào Thứ Năm giữa lúc đất nước vẫn đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng.
Ông Biden đọc diễn văn tại điện Capitol vẫn đang được rào quanh sau khi người biểu tình quá khích phản đối kết quả bầu cử xông vào bạo loạn trong tòa nhà này.
Trong bài diễn văn được truyền hình trực tiếp, ông Biden công bố đề nghị mẫu giáo miễn phí, hai năm cao đẳng cộng đồng miễn phí, $225 tỷ chăm sóc trẻ em và trợ cấp gia đình ít nhất $250 một tháng.
Các kế hoạch của Tổng Thống Biden nhắm vào những điểm yếu lộ ra trong đại dịch, và ông cho rằng kinh tế tăng trưởng tốt nhất là qua thu thuế người giàu để giúp tầng lớp trung lưu và người nghèo.
Bài diễn văn của Tổng Thống Biden còn cung cấp thông tin mới về tiến bộ trong cuộc chiến chống COVID-19, cho thấy hàng trăm triệu người Mỹ được chích ngừa và hàng triệu người nhận được tiền trợ cấp để đối phó với những khó khăn do căn bệnh làm chết hơn 573,000 người ở Mỹ gây ra.
“Tôi từng hứa chúng tôi sẽ chích 100 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân trong 100 ngày, nhưng chúng tôi sẽ chích được hơn 220 triệu liều trong 100 ngày đó,” ông nói.
Rồi ông hối thúc người Mỹ đi chích ngừa.
“Mọi người từ 16 tuổi trở lên giờ đã hội đủ tiêu chuẩn chích ngừa,” ông nhấn mạnh. “Hãy đi chích ngừa ngay, hỡi nước Mỹ. Vaccine có sẵn rồi. Quý vị hội đủ tiêu chuẩn rồi.”
Tổng Thống Biden cũng bênh vực cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá $2,300 tỷ, số tiền khổng lồ sẽ tài trợ bằng cách tăng thuế doanh nghiệp.
Ông nói kế hoạch này sẽ tạo “công ăn việc làm kết nối mọi người Mỹ bằng Internet tốc độ cao, gồm 35% số cư dân vùng nông thôn mà hiện vẫn chưa có Internet tốc độ cao. Làm như vậy sẽ giúp con cháu và doanh nghiệp của chúng ta thành công trong nền kinh tế thế kỷ 21.” Tổng Thống Biden giao Phó Tổng Thống Kamala Harris phụ trách nỗ lực này.
Trong bài diễn văn, Tổng Thống Biden cố gắng tránh gây chia rẽ, và gửi lời kêu gọi trực tiếp đến cử tri. Bài diễn văn nhấn mạnh ba lời hứa chính lúc ông tranh cử: Chống đại dịch COVID-19, giảm căng thẳng ở Washington nhất là sau vụ bạo loạn tại Quốc Hội, và khôi phục niềm tin của công chúng vào chính phủ.
“Chúng ta phải chứng tỏ nền dân chủ vẫn hiệu quả, chính phủ của chúng ta vẫn hiệu quả và có thể bảo vệ người dân,” ông nói. “Trong 100 ngày đầu tiên cùng nhau, chúng tôi hành động để khôi phục niềm tin của người dân vào nền dân chủ.”
Tổng Thống Biden đề cập kế hoạch xây cơ sở hạ tầng trị giá $2,300 tỷ trong bài diễn văn. (Hình minh họa: Drew Angerer/Getty Images) Tổng Thống Biden đọc bài diễn văn giữa lúc COVID-19 suy yếu nhưng vẫn còn nguy hiểm, thất nghiệp nặng nề, và tranh cãi gay gắt về nạn cảnh sát bạo lực với người da đen.
Trong bài diễn văn, ông cũng đề cập quan điểm rộng lớn hơn của quốc gia về vấn đề chủng tộc ở Mỹ, và kêu gọi Quốc Hội giải quyết vấn đề giá thuốc kê toa (prescription drug), kiểm soát súng, hiện đại hóa hệ thống di dân.
Ông nói di dân là “thiết yếu cho Hoa Kỳ” và kêu gọi các nhà lập pháp hành động thay cho vô số người đang muốn trở thành công dân Mỹ.
“Hãy chấm dứt cuộc chiến gây mệt mỏi về vấn đề di dân,” ông nói. “Hơn 30 năm rồi, các chính khách cứ bàn về cải cách hệ thống di dân mà không làm gì cả. Đã đến lúc phải khắc phục tình trạng này.”
Bài diễn văn của Tổng Thống Biden không phải là Thông Điệp Liên Bang (State of the Union address). Các tổng thống Hoa Kỳ thường đọc Thông Điệp Liên Bang vào Tháng Giêng.
Cũng như mọi tổng thống khác trong năm thứ nhất của nhiệm kỳ đầu tiên, ông Biden đọc bài diễn văn trước phiên họp chung của Thượng Viện và Hạ Viện ở Quốc Hội.
Bài diễn văn năm nay khác với những năm trước, một phần do COVID-19. Toàn bộ khung cảnh Hạ Viện, nơi ông Biden đọc diễn văn, không hề giống với bất kỳ người tiền nhiệm nào: các thành viên Quốc Hội ngồi giãn ra, chỉ có một thẩm phán duy nhất của Tối Cao Pháp Viện tham dự, và nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa không có mặt với lý do “lịch làm việc đụng nhau.”
Nhiều thành viên nội các cũng không đến dự, và Hạ Viện thưa người đến mức có thể nghe tiếng vỗ tay dội lại từ tường.
Một tù nhân ở nhà tù Bolivar County tại Cleveland, Mississippi, được chích ngừa COVID-19 hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư. (Hình: Spencer Platt/Getty Images) Ngoài ra, đáng chú ý là những người ngồi phía sau Tổng Thống Biden trong lúc ông đọc diễn văn. Lần đầu tiên từ trước đến nay, hai phụ nữ ngồi phía sau tổng thống, đó là Phó Tổng Thống Kamala Harris và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California).
Bài diễn văn cũng được đọc trễ hơn hầu hết những bài diễn văn trước đây: Từ thời ông Ronald Reagan, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đọc bài diễn văn đầu tiên vào Tháng Hai, như cựu Tổng Thống Donald Trump. Trong bài diễn văn ngày 28 Tháng Hai, 2017, ông Trump tuyên bố kết thúc “những vụ đấu đá nhỏ nhặt” vốn lan tràn trong tháng đầu tiên cầm quyền – nhưng rốt cuộc kéo dài suốt bốn năm sau đó.
Tổng Thống Biden từng cho hay ông muốn dành những tuần đầu nhiệm kỳ lo chống COVID-19 trước. Tuy nhiên, sự trì hoãn này cho ông cơ hội nói về thắng lợi lập pháp đầu tiên của ông: Kế Hoạch Cứu Nguy Hoa Kỳ, chương trình chống COVID-19 trị giá $1,900 tỷ giúp trợ cấp tiền trực tiếp cho hàng triệu người Mỹ, gia hạn trợ cấp thất nghiệp của liên bang, tài trợ chiến dịch chích ngừa và nhiều thứ khác.
“Nhờ Kế Hoạch Cứu Nguy Hoa Kỳ, chúng ta vẫn đi đúng kế hoạch giảm một nửa số trẻ em đói nghèo ở Mỹ năm nay,” ông Biden nói trong tiếng vỗ tay của các nhà lập pháp.
Rồi ông cho rằng kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp nâng khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trên toàn cầu.
“Chúng ta phải làm được nhiều hơn nữa, chứ không chỉ tái thiết. Chúng ta phải xây dựng lại tốt đẹp hơn,” ông tuyên bố, lặp lại câu ông thường nói trong thời gian tranh cử năm 2020.
Đọc diễn văn trễ còn cho Tổng Thống Biden cơ hội nêu rõ tiến bộ về chích ngừa COVID-19: đến nay, Hoa Kỳ chích được hơn 200 triệu liều. Gần 54% số người lớn ở Mỹ được chích ít nhất một liều, theo Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC). (Th.Long) [qd]
Apr 28, 2021 WASHINGTON, DC (AP) – Tổng Thống Joe Biden trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư, tuyên bố: “Xin báo cáo với cả nước: Hoa Kỳ lại tiếp tục tiến lên. Đang biến hiểm họa thành triển vọng. Khủng hoảng thành cơ hội. Trở ngại thành sức mạnh.”
Hướng đến tương lai, ông Biden hối thúc đầu tư $1,800 tỷ cho trẻ em, gia đình và giáo dục, qua đó sẽ làm thay đổi căn bản vai trò của chính phủ trong đời sống người dân Mỹ.
Tổng Thống Joe Biden đọc bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư. Lần đầu tiên từ trước đến nay, hai phụ nữ ngồi phía sau tổng thống, là Phó Tổng Thống Kamala Harris (trái) và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.
(Hình: Melina Mara/The Washington Post via AP, Pool) Tổng Thống Biden sẽ mừng 100 ngày đầu nhiệm kỳ vào Thứ Năm giữa lúc đất nước vẫn đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng.
Ông Biden đọc diễn văn tại điện Capitol vẫn đang được rào quanh sau khi người biểu tình quá khích phản đối kết quả bầu cử xông vào bạo loạn trong tòa nhà này.
Trong bài diễn văn được truyền hình trực tiếp, ông Biden công bố đề nghị mẫu giáo miễn phí, hai năm cao đẳng cộng đồng miễn phí, $225 tỷ chăm sóc trẻ em và trợ cấp gia đình ít nhất $250 một tháng.
Các kế hoạch của Tổng Thống Biden nhắm vào những điểm yếu lộ ra trong đại dịch, và ông cho rằng kinh tế tăng trưởng tốt nhất là qua thu thuế người giàu để giúp tầng lớp trung lưu và người nghèo.
Bài diễn văn của Tổng Thống Biden còn cung cấp thông tin mới về tiến bộ trong cuộc chiến chống COVID-19, cho thấy hàng trăm triệu người Mỹ được chích ngừa và hàng triệu người nhận được tiền trợ cấp để đối phó với những khó khăn do căn bệnh làm chết hơn 573,000 người ở Mỹ gây ra.
“Tôi từng hứa chúng tôi sẽ chích 100 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân trong 100 ngày, nhưng chúng tôi sẽ chích được hơn 220 triệu liều trong 100 ngày đó,” ông nói.
Rồi ông hối thúc người Mỹ đi chích ngừa.
“Mọi người từ 16 tuổi trở lên giờ đã hội đủ tiêu chuẩn chích ngừa,” ông nhấn mạnh. “Hãy đi chích ngừa ngay, hỡi nước Mỹ. Vaccine có sẵn rồi. Quý vị hội đủ tiêu chuẩn rồi.”
Tổng Thống Biden cũng bênh vực cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá $2,300 tỷ, số tiền khổng lồ sẽ tài trợ bằng cách tăng thuế doanh nghiệp.
Ông nói kế hoạch này sẽ tạo “công ăn việc làm kết nối mọi người Mỹ bằng Internet tốc độ cao, gồm 35% số cư dân vùng nông thôn mà hiện vẫn chưa có Internet tốc độ cao. Làm như vậy sẽ giúp con cháu và doanh nghiệp của chúng ta thành công trong nền kinh tế thế kỷ 21.” Tổng Thống Biden giao Phó Tổng Thống Kamala Harris phụ trách nỗ lực này.
Trong bài diễn văn, Tổng Thống Biden cố gắng tránh gây chia rẽ, và gửi lời kêu gọi trực tiếp đến cử tri. Bài diễn văn nhấn mạnh ba lời hứa chính lúc ông tranh cử: Chống đại dịch COVID-19, giảm căng thẳng ở Washington nhất là sau vụ bạo loạn tại Quốc Hội, và khôi phục niềm tin của công chúng vào chính phủ.
“Chúng ta phải chứng tỏ nền dân chủ vẫn hiệu quả, chính phủ của chúng ta vẫn hiệu quả và có thể bảo vệ người dân,” ông nói. “Trong 100 ngày đầu tiên cùng nhau, chúng tôi hành động để khôi phục niềm tin của người dân vào nền dân chủ.”
Tổng Thống Biden đề cập kế hoạch xây cơ sở hạ tầng trị giá $2,300 tỷ trong bài diễn văn. (Hình minh họa: Drew Angerer/Getty Images) Tổng Thống Biden đọc bài diễn văn giữa lúc COVID-19 suy yếu nhưng vẫn còn nguy hiểm, thất nghiệp nặng nề, và tranh cãi gay gắt về nạn cảnh sát bạo lực với người da đen.
Trong bài diễn văn, ông cũng đề cập quan điểm rộng lớn hơn của quốc gia về vấn đề chủng tộc ở Mỹ, và kêu gọi Quốc Hội giải quyết vấn đề giá thuốc kê toa (prescription drug), kiểm soát súng, hiện đại hóa hệ thống di dân.
Ông nói di dân là “thiết yếu cho Hoa Kỳ” và kêu gọi các nhà lập pháp hành động thay cho vô số người đang muốn trở thành công dân Mỹ.
“Hãy chấm dứt cuộc chiến gây mệt mỏi về vấn đề di dân,” ông nói. “Hơn 30 năm rồi, các chính khách cứ bàn về cải cách hệ thống di dân mà không làm gì cả. Đã đến lúc phải khắc phục tình trạng này.”
Bài diễn văn của Tổng Thống Biden không phải là Thông Điệp Liên Bang (State of the Union address). Các tổng thống Hoa Kỳ thường đọc Thông Điệp Liên Bang vào Tháng Giêng.
Cũng như mọi tổng thống khác trong năm thứ nhất của nhiệm kỳ đầu tiên, ông Biden đọc bài diễn văn trước phiên họp chung của Thượng Viện và Hạ Viện ở Quốc Hội.
Bài diễn văn năm nay khác với những năm trước, một phần do COVID-19. Toàn bộ khung cảnh Hạ Viện, nơi ông Biden đọc diễn văn, không hề giống với bất kỳ người tiền nhiệm nào: các thành viên Quốc Hội ngồi giãn ra, chỉ có một thẩm phán duy nhất của Tối Cao Pháp Viện tham dự, và nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa không có mặt với lý do “lịch làm việc đụng nhau.”
Nhiều thành viên nội các cũng không đến dự, và Hạ Viện thưa người đến mức có thể nghe tiếng vỗ tay dội lại từ tường.
Một tù nhân ở nhà tù Bolivar County tại Cleveland, Mississippi, được chích ngừa COVID-19 hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tư. (Hình: Spencer Platt/Getty Images) Ngoài ra, đáng chú ý là những người ngồi phía sau Tổng Thống Biden trong lúc ông đọc diễn văn. Lần đầu tiên từ trước đến nay, hai phụ nữ ngồi phía sau tổng thống, đó là Phó Tổng Thống Kamala Harris và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California).
Bài diễn văn cũng được đọc trễ hơn hầu hết những bài diễn văn trước đây: Từ thời ông Ronald Reagan, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đọc bài diễn văn đầu tiên vào Tháng Hai, như cựu Tổng Thống Donald Trump. Trong bài diễn văn ngày 28 Tháng Hai, 2017, ông Trump tuyên bố kết thúc “những vụ đấu đá nhỏ nhặt” vốn lan tràn trong tháng đầu tiên cầm quyền – nhưng rốt cuộc kéo dài suốt bốn năm sau đó.
Tổng Thống Biden từng cho hay ông muốn dành những tuần đầu nhiệm kỳ lo chống COVID-19 trước. Tuy nhiên, sự trì hoãn này cho ông cơ hội nói về thắng lợi lập pháp đầu tiên của ông: Kế Hoạch Cứu Nguy Hoa Kỳ, chương trình chống COVID-19 trị giá $1,900 tỷ giúp trợ cấp tiền trực tiếp cho hàng triệu người Mỹ, gia hạn trợ cấp thất nghiệp của liên bang, tài trợ chiến dịch chích ngừa và nhiều thứ khác.
“Nhờ Kế Hoạch Cứu Nguy Hoa Kỳ, chúng ta vẫn đi đúng kế hoạch giảm một nửa số trẻ em đói nghèo ở Mỹ năm nay,” ông Biden nói trong tiếng vỗ tay của các nhà lập pháp.
Rồi ông cho rằng kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp nâng khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trên toàn cầu.
“Chúng ta phải làm được nhiều hơn nữa, chứ không chỉ tái thiết. Chúng ta phải xây dựng lại tốt đẹp hơn,” ông tuyên bố, lặp lại câu ông thường nói trong thời gian tranh cử năm 2020.
Đọc diễn văn trễ còn cho Tổng Thống Biden cơ hội nêu rõ tiến bộ về chích ngừa COVID-19: đến nay, Hoa Kỳ chích được hơn 200 triệu liều. Gần 54% số người lớn ở Mỹ được chích ít nhất một liều, theo Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC). (Th.Long) [qd]
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: TIN HOA KỲ
Newsmax, đài phò Trump, xin lỗi nhân viên Dominion vì loan tin sai
May 1, 2021
WEST PALM BEACH, Florida (NV) – Newsmax, đài truyền hình mang khuynh hướng cực hữu, hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tư, lên tiếng xin lỗi một nhân viên công ty Dominion Voting System vì đã đưa tin sai lạc rằng người này tác động máy đếm phiếu và sửa chữa kết quả bầu cử gây bất lợi cho ông Donald Trump. Đổi lại, ông Eric Coomer, giám đốc bảo mật của Dominion, rút lại đơn kiện tổn hại thanh danh.
Theo thỏa thuận, Newsmax phải công bố trên báo chí và đọc trên màn truyền hình thừa nhận những cáo buộc của luật sư và người ủng hộ cựu tổng thống về ông Coomer mà đài này loan tải là sai và không có bằng chứng.
Ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc Newsmax Media, trong ngày đi đến sân golf Bedminster, New Jersey, để ăn tối với cựu Tổng Thống Donald Trump hồi Tháng Tám, 2018.
(Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images) “Chúng tôi muốn xin lỗi vì bất kỳ tổn hại nào mà việc loan tin của chúng tôi về những cáo buộc chống lại Tiến Sĩ Coomer có thể đã gây ra thương tổn cho ông và gia đình,” thông báo của Newsmax công bố.
Trong đơn kiện, ông Coomer cho biết cả gia đình phải ẩn trốn vì những lời đe doạ tính mạng của những người ủng hộ nhà tỷ phú.
Sự thừa nhận sai trái của đài truyền hình Newsmax là kết quả đầu tiên của nỗ lực tìm công lý của Tiến Sĩ Coomer.
Ngoài đài truyền hình này, ông Coomer kiện ban tranh cử của cựu tổng thống, các luật sư Sydney Powell và Rudy Giuliani, nhà bình luận bảo thủ Michelle Malkin, trang web Gateway Pundit, ông Joseph Oltmann – nhà hoạt động bảo thủ tại Colorado, và đài truyền hình One Ameriaca News Network (OANN).
Các vụ kiện trên vẫn đang tiến hành, theo lời người đại diện của ông Coomer.
Phía ông Coomer và đài Newsmax đều không bình luận trước câu hỏi liệu có bồi thường tài chánh nào để vị giám đốc bảo mật của Dominion Voting System rút lại đơn kiện hay không.
Cũng trong thông báo liên quan, đài Newsmax tuyên bố với khán giả, cũng là những ủng hộ viên cho cựu Tổng Thống Donald Trump, rằng ở các tiểu bang mà ban tranh cử của cựu tổng thống thách thức kết quả bầu cử đều tiến hành tái kiểm tra đều đưa đến kết luận là tiến trình và kết quả bầu cử đều hợp pháp và hoàn tất. (MPL) [qd]
May 1, 2021
WEST PALM BEACH, Florida (NV) – Newsmax, đài truyền hình mang khuynh hướng cực hữu, hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tư, lên tiếng xin lỗi một nhân viên công ty Dominion Voting System vì đã đưa tin sai lạc rằng người này tác động máy đếm phiếu và sửa chữa kết quả bầu cử gây bất lợi cho ông Donald Trump. Đổi lại, ông Eric Coomer, giám đốc bảo mật của Dominion, rút lại đơn kiện tổn hại thanh danh.
Theo thỏa thuận, Newsmax phải công bố trên báo chí và đọc trên màn truyền hình thừa nhận những cáo buộc của luật sư và người ủng hộ cựu tổng thống về ông Coomer mà đài này loan tải là sai và không có bằng chứng.
Ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc Newsmax Media, trong ngày đi đến sân golf Bedminster, New Jersey, để ăn tối với cựu Tổng Thống Donald Trump hồi Tháng Tám, 2018.
(Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images) “Chúng tôi muốn xin lỗi vì bất kỳ tổn hại nào mà việc loan tin của chúng tôi về những cáo buộc chống lại Tiến Sĩ Coomer có thể đã gây ra thương tổn cho ông và gia đình,” thông báo của Newsmax công bố.
Trong đơn kiện, ông Coomer cho biết cả gia đình phải ẩn trốn vì những lời đe doạ tính mạng của những người ủng hộ nhà tỷ phú.
Sự thừa nhận sai trái của đài truyền hình Newsmax là kết quả đầu tiên của nỗ lực tìm công lý của Tiến Sĩ Coomer.
Ngoài đài truyền hình này, ông Coomer kiện ban tranh cử của cựu tổng thống, các luật sư Sydney Powell và Rudy Giuliani, nhà bình luận bảo thủ Michelle Malkin, trang web Gateway Pundit, ông Joseph Oltmann – nhà hoạt động bảo thủ tại Colorado, và đài truyền hình One Ameriaca News Network (OANN).
Các vụ kiện trên vẫn đang tiến hành, theo lời người đại diện của ông Coomer.
Phía ông Coomer và đài Newsmax đều không bình luận trước câu hỏi liệu có bồi thường tài chánh nào để vị giám đốc bảo mật của Dominion Voting System rút lại đơn kiện hay không.
Cũng trong thông báo liên quan, đài Newsmax tuyên bố với khán giả, cũng là những ủng hộ viên cho cựu Tổng Thống Donald Trump, rằng ở các tiểu bang mà ban tranh cử của cựu tổng thống thách thức kết quả bầu cử đều tiến hành tái kiểm tra đều đưa đến kết luận là tiến trình và kết quả bầu cử đều hợp pháp và hoàn tất. (MPL) [qd]
Re: TIN HOA KỲ
Trào lưu ‘quẳng gánh lo đi và vui sống’ ở Mỹ thời COVID-19
Hoa KỳMuôn MàuNewsletter 2
May 9, 2021
Làm nhiều rồi, giờ phải giành thời gian cho vợ con thôi. Hình minh họa, chụp tại Flower Fields. Hình: Đ.Tr./SGN.
Cuộc sống không có gì là tồn tại mãi mãi. Bất chấp thế nào, hãy sống cuộc sống như những gì mình mong muốn, bởi vì…”You only live once.”
Trong lúc đang làm việc qua Zoom hồi tháng Hai, Brett Williams, 33 tuổi, luật sư ở Orlando, Florida đột nhiên nhận ra cuộc sống của mình…quá khổ sở, khi phải ngồi 10 tiếng mỗi ngày.
“Cuộc đời này có gì để mất cơ chứ! Ai biết được, có thể ngày mai mình sẽ chết.” Nghĩ vậy, nên ngay ngày hôm sau, Williams quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Williams không bỏ nghề, nhưng nhận việc ở một công ty khác, nhỏ hơn, lương tất nhiên thấp hơn so với công ty cũ. Tuy vậy, anh lại có nhiều thời gian hơn với vợ và chú chó ở nhà. “Tôi vẫn là luật sư, nhưng không còn hào hứng để lao vào công việc tối mặt tối mày như trước nữa,” Williams nói với The New York Times.
Olivia Messer, 29 tuổi, một cựu phóng viên của The Daily Beast, cũng đã nghỉ việc vào tháng Hai, sau khi nhận ra một năm kinh hoàng sống trong đại dịch, khiến cô kiệt sức. Nữ phóng viên này chuyển từ Brooklyn đến Sarasota để sống gần nhà cha mẹ. Cô tìm công việc viết lách tự do và làm những việc mình yêu thích, như vẽ tranh và chèo thuyền kayak. Messer thừa nhận sự thay đổi đã giúp cô “tìm lại cảm giác sáng tạo mới mẻ về cuộc sống.”
Nhiều người nghĩ đó là sự mạo hiểm. Nhưng thật sự, trào lưu này đang xảy ra trong thế hệ Millennial (những người sinh từ 1981-1996). Một năm chứng kiến cuộc sống đầy những tang thương, đau đớn, bấp bênh, khi đại dịch “ập” xuống một cách không ai tưởng tưởng nổi. Rồi sau đó, cắm đầu vào cái laptop để làm việc. Họ cảm thấy cần phải mạo hiểm để thay đổi. Một số người quyết định chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn, giống như luật sư Williams hay nữ phóng viên Messer. Một số người khác bỏ hẳn công việc ổn định để bắt đầu khởi nghiệp với một việc làm mới. Cũng có không ít người từ chối yêu cầu quay lại văn phòng của công ty. Làm việc ở nhà quen rồi, giờ họ không muốn cảnh “sáng vác ô đi, tối vác về” nữa, mà chỉ muốn làm việc ở bất cứ nơi nào họ cảm thấy thoải mái mà thôi.
Một trong những nguyên do mà phần đông của tầng lớp lao động trẻ muốn liều một phen, là do nhiều người đã được chích vaccine, và trong ngân hàng cũng đã sẵn một số tiền tiết kiệm. Họ không muốn lệ thuộc vào lương của công ty, vốn đã giảm đáng kể vì đại dịch. Phong trào này hình thành trong giới nhân viên văn phòng ở Mỹ vài tháng gần đây, có tên gọi là YOLO.
Thật ra YOLO – viết tắt của “you only live once” không phải mới mẻ gì. Cùng với cụm từ Latin carpe diem (‘seize the day’), YOLO là lời kêu gọi sống hết mình, và trở thành tiếng lóng phổ biến trên Internet từ năm 2012.
Một cặp vợ chồng rủ nhau đi Flower Fields ngắm hoa và thăm thú. Hình: Đ.Tr./SGN. Một cuộc khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy hơn 40% người lao động trên toàn cầu đang cân nhắc nghỉ việc trong năm nay. Gần đây, Blind – mạng xã hội ẩn danh nhưng rất quen thuộc với dân công nghệ, phát hiện 49% người dùng mạng có kế hoạch kiếm một công việc mới. Christina Wallace, giảng viên cao cấp của Harvard University cho biết một năm đại dịch đủ để đánh giá, nhìn lại đây có phải là cuộc sống chúng ta muốn hay không. Đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, phải làm việc cật lực, mục tiêu là trả hết các khoản vay và một ngày nào đó sẽ tận hưởng cuộc sống của mình. “Rất nhiều người trong số họ đang đặt câu hỏi: Nếu muốn hạnh phúc ngay bây giờ thì sao?,” Wallace nói.
Trước làn sóng nhiều người xin nghỉ việc, các công ty đang cố gắng vực dậy tinh thần làm việc của mọi người và không để thêm nhân viên nào bị kiệt sức. LinkedIn gần đây đã cho phần lớn nhân viên nghỉ một tuần có lương. Một cách khác để “nạp năng lượng” cho nhân viên, Twitter cho phép nhân viên mình được nghỉ thêm một ngày mỗi tháng. Còn Credit Suisse thì “tặng” các nhân viên một khoản phụ cấp, trong khi Houlihan Lokey, một công ty khác ở Phố Wall, “bao” luôn mọi chi phí cho kỳ nghỉ của nhiều nhân viên.
Tăng lương và thời gian nghỉ có thể thuyết phục một số nhân viên ở lại làm việc. Nhưng với một số người, tình trạng trì trệ mới là vấn đề và giải pháp duy nhất là phải thoát ra. Nate Moseley, 29 tuổi, nhân viên một cửa hàng bán lẻ quần áo khá nổi tiếng, nói: “Tôi có cảm giác như mình bị sự nghiệp bó buộc cả chục năm qua và đây là cơ hội để thay đổi.” Thu nhập mỗi năm là 130,000 USD, nhưng Moseley quyết định “chia tay sớm, bớt đau khổ” với công việc hàng ngày. Anh lập một danh sách và đặt tựa là “Khủng hoảng cuối những năm 20”. Trong đó anh liệt kê những kế hoạch tiếp theo của mình: tham gia một lớp học lập trình, đào tiền ảo Ethereum, tham gia một chiến dịch chính trị năm 2022, chuyển đến Caribe và mở một công ty du lịch…
“Ý tưởng quay trở lại cuộc sống trước COVID-19 có vẻ không hấp dẫn lắm sau một năm đã qua. Nếu không phải bây giờ, thì đến bao giờ tôi mới làm được điều này?” Moseley đặt câu hỏi, và nhất quyết đi theo tiếng gọi của ý chí, tuổi trẻ là phải biết dấn thân và chấp nhận rủi ro. Đại dịch và cái hậu của nó chính là “môi trường” tốt nhất để thể hiện tinh thần này.
Thật ra đại dịch cũng tạo ra nhiều việc làm hơn. Theo Johnathan Nightingale, tác giả và là đồng sáng lập của Raw Signal Group, một công ty đào tạo quản lý, trong 18 đến 48 tháng tới, cơ hội nhân viên có khả năng đàm phán với chủ doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. “Cá nhân tôi, nếu không hài lòng với tình trạng việc làm hiện tại, tôi cũng có nhiều lựa chọn,” Nightingale cho biết.
Tất nhiên, không phải nhân viên nào cũng kiệt sức, rồi bỏ việc. Một số người có thể lấy lại tinh thần chỉ sau một kỳ nghỉ ngơi, những người khác xả hơi xong chỉ mong sớm trở lại văn phòng như trước thì mới được gọi là “cân bằng cuộc sống.”
Rõ ràng, cuộc sống không có gì là tồn tại mãi mãi. Bất chấp thế nào, hãy sống cuộc sống như những gì mình mong muốn, bởi cuối cùng vẫn là…YOLO – You only live once. (Đ.T)
Hoa KỳMuôn MàuNewsletter 2
May 9, 2021
Làm nhiều rồi, giờ phải giành thời gian cho vợ con thôi. Hình minh họa, chụp tại Flower Fields. Hình: Đ.Tr./SGN.
Cuộc sống không có gì là tồn tại mãi mãi. Bất chấp thế nào, hãy sống cuộc sống như những gì mình mong muốn, bởi vì…”You only live once.”
Trong lúc đang làm việc qua Zoom hồi tháng Hai, Brett Williams, 33 tuổi, luật sư ở Orlando, Florida đột nhiên nhận ra cuộc sống của mình…quá khổ sở, khi phải ngồi 10 tiếng mỗi ngày.
“Cuộc đời này có gì để mất cơ chứ! Ai biết được, có thể ngày mai mình sẽ chết.” Nghĩ vậy, nên ngay ngày hôm sau, Williams quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Williams không bỏ nghề, nhưng nhận việc ở một công ty khác, nhỏ hơn, lương tất nhiên thấp hơn so với công ty cũ. Tuy vậy, anh lại có nhiều thời gian hơn với vợ và chú chó ở nhà. “Tôi vẫn là luật sư, nhưng không còn hào hứng để lao vào công việc tối mặt tối mày như trước nữa,” Williams nói với The New York Times.
Olivia Messer, 29 tuổi, một cựu phóng viên của The Daily Beast, cũng đã nghỉ việc vào tháng Hai, sau khi nhận ra một năm kinh hoàng sống trong đại dịch, khiến cô kiệt sức. Nữ phóng viên này chuyển từ Brooklyn đến Sarasota để sống gần nhà cha mẹ. Cô tìm công việc viết lách tự do và làm những việc mình yêu thích, như vẽ tranh và chèo thuyền kayak. Messer thừa nhận sự thay đổi đã giúp cô “tìm lại cảm giác sáng tạo mới mẻ về cuộc sống.”
Nhiều người nghĩ đó là sự mạo hiểm. Nhưng thật sự, trào lưu này đang xảy ra trong thế hệ Millennial (những người sinh từ 1981-1996). Một năm chứng kiến cuộc sống đầy những tang thương, đau đớn, bấp bênh, khi đại dịch “ập” xuống một cách không ai tưởng tưởng nổi. Rồi sau đó, cắm đầu vào cái laptop để làm việc. Họ cảm thấy cần phải mạo hiểm để thay đổi. Một số người quyết định chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn, giống như luật sư Williams hay nữ phóng viên Messer. Một số người khác bỏ hẳn công việc ổn định để bắt đầu khởi nghiệp với một việc làm mới. Cũng có không ít người từ chối yêu cầu quay lại văn phòng của công ty. Làm việc ở nhà quen rồi, giờ họ không muốn cảnh “sáng vác ô đi, tối vác về” nữa, mà chỉ muốn làm việc ở bất cứ nơi nào họ cảm thấy thoải mái mà thôi.
Một trong những nguyên do mà phần đông của tầng lớp lao động trẻ muốn liều một phen, là do nhiều người đã được chích vaccine, và trong ngân hàng cũng đã sẵn một số tiền tiết kiệm. Họ không muốn lệ thuộc vào lương của công ty, vốn đã giảm đáng kể vì đại dịch. Phong trào này hình thành trong giới nhân viên văn phòng ở Mỹ vài tháng gần đây, có tên gọi là YOLO.
Thật ra YOLO – viết tắt của “you only live once” không phải mới mẻ gì. Cùng với cụm từ Latin carpe diem (‘seize the day’), YOLO là lời kêu gọi sống hết mình, và trở thành tiếng lóng phổ biến trên Internet từ năm 2012.
Một cặp vợ chồng rủ nhau đi Flower Fields ngắm hoa và thăm thú. Hình: Đ.Tr./SGN. Một cuộc khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy hơn 40% người lao động trên toàn cầu đang cân nhắc nghỉ việc trong năm nay. Gần đây, Blind – mạng xã hội ẩn danh nhưng rất quen thuộc với dân công nghệ, phát hiện 49% người dùng mạng có kế hoạch kiếm một công việc mới. Christina Wallace, giảng viên cao cấp của Harvard University cho biết một năm đại dịch đủ để đánh giá, nhìn lại đây có phải là cuộc sống chúng ta muốn hay không. Đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, phải làm việc cật lực, mục tiêu là trả hết các khoản vay và một ngày nào đó sẽ tận hưởng cuộc sống của mình. “Rất nhiều người trong số họ đang đặt câu hỏi: Nếu muốn hạnh phúc ngay bây giờ thì sao?,” Wallace nói.
Trước làn sóng nhiều người xin nghỉ việc, các công ty đang cố gắng vực dậy tinh thần làm việc của mọi người và không để thêm nhân viên nào bị kiệt sức. LinkedIn gần đây đã cho phần lớn nhân viên nghỉ một tuần có lương. Một cách khác để “nạp năng lượng” cho nhân viên, Twitter cho phép nhân viên mình được nghỉ thêm một ngày mỗi tháng. Còn Credit Suisse thì “tặng” các nhân viên một khoản phụ cấp, trong khi Houlihan Lokey, một công ty khác ở Phố Wall, “bao” luôn mọi chi phí cho kỳ nghỉ của nhiều nhân viên.
Tăng lương và thời gian nghỉ có thể thuyết phục một số nhân viên ở lại làm việc. Nhưng với một số người, tình trạng trì trệ mới là vấn đề và giải pháp duy nhất là phải thoát ra. Nate Moseley, 29 tuổi, nhân viên một cửa hàng bán lẻ quần áo khá nổi tiếng, nói: “Tôi có cảm giác như mình bị sự nghiệp bó buộc cả chục năm qua và đây là cơ hội để thay đổi.” Thu nhập mỗi năm là 130,000 USD, nhưng Moseley quyết định “chia tay sớm, bớt đau khổ” với công việc hàng ngày. Anh lập một danh sách và đặt tựa là “Khủng hoảng cuối những năm 20”. Trong đó anh liệt kê những kế hoạch tiếp theo của mình: tham gia một lớp học lập trình, đào tiền ảo Ethereum, tham gia một chiến dịch chính trị năm 2022, chuyển đến Caribe và mở một công ty du lịch…
“Ý tưởng quay trở lại cuộc sống trước COVID-19 có vẻ không hấp dẫn lắm sau một năm đã qua. Nếu không phải bây giờ, thì đến bao giờ tôi mới làm được điều này?” Moseley đặt câu hỏi, và nhất quyết đi theo tiếng gọi của ý chí, tuổi trẻ là phải biết dấn thân và chấp nhận rủi ro. Đại dịch và cái hậu của nó chính là “môi trường” tốt nhất để thể hiện tinh thần này.
Thật ra đại dịch cũng tạo ra nhiều việc làm hơn. Theo Johnathan Nightingale, tác giả và là đồng sáng lập của Raw Signal Group, một công ty đào tạo quản lý, trong 18 đến 48 tháng tới, cơ hội nhân viên có khả năng đàm phán với chủ doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. “Cá nhân tôi, nếu không hài lòng với tình trạng việc làm hiện tại, tôi cũng có nhiều lựa chọn,” Nightingale cho biết.
Tất nhiên, không phải nhân viên nào cũng kiệt sức, rồi bỏ việc. Một số người có thể lấy lại tinh thần chỉ sau một kỳ nghỉ ngơi, những người khác xả hơi xong chỉ mong sớm trở lại văn phòng như trước thì mới được gọi là “cân bằng cuộc sống.”
Rõ ràng, cuộc sống không có gì là tồn tại mãi mãi. Bất chấp thế nào, hãy sống cuộc sống như những gì mình mong muốn, bởi cuối cùng vẫn là…YOLO – You only live once. (Đ.T)
Re: TIN HOA KỲ
Trump là mối đe doạ quốc gia – Liz Cheney phát biểu nảy lửa
May 11, 2021
WASHINGTON (USA Today) – Vào buổi tối trước khi bị đồng nghiệp lập pháp Cộng hoà bỏ phiếu tước vị trí lãnh đạo, Dân biểu Liz Cheney trên sàn Hạ viện thẳng thắng chỉ trích ông Donald Trump và vạch trần những tuyên bố gian lận bầu cử của cựu Tổng thống.
“Hàng triệu người Mỹ bị cựu Tổng thống làm mê muội. Họ chỉ nghe những lời ông ta nói mà không quan tâm đến sự thật,” nhà lập pháp Cộng hoà Wyoming nói trong bài phát biểu nảy lửa dài 6 phút.
Lãnh đạo hàng thứ ba của của Cộng hoà Hạ viện làm lãnh đạo đảng và đồng nghiệp nổi giận khi thường xuyên chỉ trích Trump và tuyên bố bầu cử 2020 bị đánh cắp khỏi tay ông. Một loạt Dân biểu Cộng hoà do Lãnh tụ Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng hoà – California) dẫn đầu kêu gọi loại Cheney khỏi vai trò Chủ tịch Hội nghị Cộng hoà Hạ viện với lý do, những chỉ trích của bà về tuyên bố của ông Trump đang làm mất tập trung khỏi chương trình nghị sự của Cộng hoà và mục tiêu giành lại kiểm soát Hạ viện sang năm.
Cuộc bỏ phiếu kín nội bộ Cộng hoà Hạ viện sẽ diễn ra vào sáng thứ Tư.
Liz Cheney vào tối thứ Ba tỏ ra không bị khuất phục khi phát biểu với giọng cứng rắn và vững vàng. “Đây không phải về chính sách. Đây không phải về đảng phái, mà là về trách nhiệm của chúng ta là người Mỹ,” Dân biểu nói. “Tiếp tục im lặng, và phớt lờ những lời dối trá củng cố kẻ dối trá. Tôi sẽ không tham gia vào chuyện này. Tôi sẽ không ngồi không và im lặng nhìn, trong khi những người khác lãnh đạo đảng chúng ta theo con đường từ bỏ pháp luật và tham gia cùng cuộc thập tự chinh của cựu Tổng thống nhằm làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta.”
“Hôm nay, chúng ta đối mặt với một mối đe doạ mà nước Mỹ chưa từng chứng kiến trước đây. Một cựu Tổng thống kích động tấn công bạo lực vào Điện Capitol, trong nỗ lực đánh cắp bầu cử, lại tiếp tục nỗ lực hung hăng nhằm thuyết phục đồng bào Mỹ rằng bầu cử bị đánh cắp khỏi tay ông ta,” Liz Cheney nói. “Ông ta có nguy cơ kích động thêm bạo lực. Hàng triệu người bị bị cựu Tổng thống lừa dối, họ chỉ lắng nghe lời ông ta, nhưng lại bỏ qua sự thật. Khi ông ta tiếp tục làm suy yếu tiến trình dân chủ của chúng ta, gieo rắc nghi ngờ về việc liệu dân chủ có thực sự hiệu quả hay không.”
“Sự tự do của chúng ta chỉ tồn tại nếu chúng ta bảo vệ,” Dân biểu Cộng hoà nói. Bà nhắc đến việc hơn 60 quan toà trên khắp quốc gia, trong đó có nhiều thẩm phán do Trump bổ nhiệm, bác bỏ những vụ kiện bầu cử vô căn cứ của cựu Tổng thống. “Bầu cử đã xong. Và đó chính là pháp luật, đó là tiến trình dân chủ,” Liz Cheney tuyên bố.
Dân biểu Adam Kinzinger (Cộng hoà – Illinois) – nhà lập pháp cũng bỏ phiếu luận tội ông Trump vừa qua – lên Twitter bày tỏ ủng hộ sau bài phát biểu của bà Cheney. “Đây mới là lãnh đạo. Đây là tính toàn vẹn. Đây là Liz Cheney,” Kinzinger ghi.
Hương Giang (Theo USA Today)