TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Những Điều Trông Thấy: Can Đảm Và Tự Tin
Phạm Thanh Phương
Nhìn vào lịch sử thế giới, bất cứ quốc gia CS nào cũng đều "sáng sinh" ra những loại người ngu dốt, đần độn, nhưng rất ngoan cố, chúng chỉ biết đàn áp, đè đầu cưỡi cổ người dân, nhưng lại khúm núm trước thế lực ngoại nhân, nịnh bợ đến mù quáng, để trở thành những tên xuẩn động "Cõng rắn cắn gà nhà".
Cứ nhìn vào những phản ứng hèn nhát của đảng CSVN trước việc Trung Cộng ngang nhiên bắn chết 9 ngư phủ Việt Nam trên hải phận VN, ta đủ thấy đại đa số lãnh đạo CSVN là những kẻ bất tài vô tướng, thiếu tự tin, nên mới xẩy ra tình trạng "gà què ăn quẩn cối xay, khôn nhà dại chợ", rồi khoác lên mình chiếc áo tự tôn "đỉnh cao trí tuệ" để che khuất cái thực chất tối tăm ươn hèn của chúng. Cũng bởi thế, họ không thể nào nhìn thấy được cái chân giá trị của những tiếng nói chân chính, ích quốc, lợi dân, nên trước sau tìm cách tra tấn, đàn áp, và bỏ tù những người yêu nước chân chính. CSVN luôn dùng mọi thủ đoạn để bảo vệ cái não trạng đặïc quánh ươn hèn nô lệ, để hôm nay một phần đất, biển bị mất vào tay Trung Cộng, dân lành bị ngoại bang bắn giết ngay trên hải phận của mình, mà chúng vẫn không dám lên tiếng bảo vệ.

Đám Cộng Phỉ, loài bất tài, vô tướng
Thì làm sao tránh khỏi cảnh vong thân
Đã bán rẻ Giang Sơn cùng dân tộc
Mặc thế gian nguyền rủa lũ hèn đần

Tại Việt Nam, sống trong sự kìm kẹp của CS, vẫn có những người có được sức mạnh tự tin của chính nghĩa, can đảm chấp nhận những chông gai, khúc khuỷu để nói lên tiếng nói của lương tri như Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Tuệ Sỹ, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn,v,v... Ngay trong hoàn cảnh êm ấm nơi hải ngoại, chúng ta cũng tự hào khi có được những người yêu nước chân chính như Nguyễn Hữu Luyện, Lý Tống, Võ Đại Tôn... Đáng buồn là trước những tấm gương sáng ngời chính nghĩa đó, vẫn có những người vì phe phái hoặc quyền lợi riêng tư đã vô tình tiếp tay cho cộng sản, bôi nhọ những người Quốc Gia chân chính... Một vài người, vì lý do này hoặc lý do khác, đã quên đi sức mạnh đoàn kết của tập thể. Họ quên mất rằng, chỉ có sự đoàn kết của tập thể mới tạo được sức mạnh và niềm tin, để đi đến chiến thắng trong mọi mặt trận. Bằng chứng cho thấy, sức mạnh và lòng kiên quyết của tập thể đã đem về chiến thắng VTV4 cho CĐNVTD Úc Châu vào cuối năm 2003.
Trong buổi tâm tình với tuổi trẻ tại Bankstown ngày 6-3-2005, ông Võ Đại Tôn cũng đã vạch rõ cho chúng ta thấy, một người đánh mất tiền tài, danh vọng, họ vẫn có thể tái tạo. Tuy nhiên, nếu đã mất đi lý tưởng lập trường, lòng tự tin và sự can đảm, thì cuộc đời sẽ vô vị, nó chẳng khác chi những hàng cây hoang dại, bên bờ quạnh hiu. Do đó lập trường lý tưởng, lòng tự tin và sự can đảm mới là lẽ sống thật của những con người có lòng yêu tự do. Và chỉ có những não trạng ươn hèn của đám đầu nậu Bắc Bộ Phủ ngoan cố trong cái vỏ ốc độc tài ngu dốt, để rồi đánh mất tự tin và can đảm, nên chúng phải rơi vào cái cảnh hèn yếu nhu nhược, cong lưng uốn gối một cách nhục nhã cho ngoại bang. Ra ngoại quốc thì lúc nào đám đầu nậu Bắc Bộ Phủ cũng cúi gục mặt dâng quà cáp hối lộ, miệng thì ấp úng như "chó ăn vụng bột" để xin viện trợ, nhưng về nước thì huênh hoang tự đắc, luôn tìm cơ hội bóp nghẹt tiếng nói lương tri của những người ý thức, ích quốc, lợi dân.
Lịch sử xưa nay đã cho thấy, con người có lý tưởng, có lòng yêu tự do muốn đóng góp với đại cuộc, họ cần phải có lòng can đảm và lập trường minh bạch, để có thể vượt lên trên những quyền lợi của cá nhân phe nhóm, những sang hèn dung tục của thời thế, để thực sự sống đúng theo quan niệm "làm quan không thấy vinh, làm lính không thấy nhục" của cụ Nguyễn Công Trứ.

Dòng lịch sử, máu xương còn nhầy nhụa
Thức lòng người, tu tỉnh, ngộ chánh tâm
Tránh được cảnh làm tội nhân thiên cổ
Bả hư danh giăng mắc lắm kẻ lầm

Ngày nay, trong hoàn cảnh phức tạp của cộng đồng người Việt hải ngoại, luôn luôn phải đối phó với những áp lực ngoại giao cùng những trò đánh phá gây phân hóa của CSVN, người Việt tự do chúng ta phải biết đoàn kết, giữ vững niềm tin, lý tưởng và lòng can đảm để cùng mưu cầu lợi ích chung cho cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho quê hương.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng Tại New South Wales Ú

Post by phu_de »

.

Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng Tại New South Wales Úc

(Sydney - VNN) Vào lúc 12 giờ trưa ngày 19 tháng 3 năm 2005 Hội Ái H"u Trưng Vương Úc Châu/NSW đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, tại số 6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg NSW, với sự tham dự của khoảng trên 100 quan khách.

Chương trình mở đầu từ lúc 11 giờ sáng với tiết mục thi cắm hoa do bà Quốc Việt phụ trách. Đến 12 giờ nghi thức khai mạc bắt đầu với Lễ chào quốc kỳ Úc Việt và phút truy điệu, sau đó đại diện Hội Trưng Vương đã trình bầy về lịch sử và công trạng cuả Hai Bà Trưng. Tiếp theo chị Bảo Khánh xướng ngôn viên chương trình đã mời ông Phan Đông Bích chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW lên phát biểu, sau đó đến phần phát biểu cuả BS Nguyễn Mạnh Tiến chủ tịch Cộng Đồng NGTD Liên Bang Úc Châu đồng chủ tịch Ban Quản Trị Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng NSW.

Kế tiếp là phần trình bầy bản nhạc "Đêm Mê Linh" cuả ca sĩ Bảo Khánh và nghi thức Tế Lễ Hai Bà Trương do Ban Tế Nữ cuả Hội Trương Vương đảm trách. Sau cùng là phần trình bầy hợp ca cuả 2 Ban Hợp ca Trưng vương và Bốn Phương, bài Trưng Nữ Vương và Cô Gái Việt và sự đóng góp cuả ca sĩ Bích Hà đã chấm dứt buổi lễ vào lúc 2 giờ 30 chiều cùng ngày.

Image

Hình: VNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Sức Mạnh Của Chính Nghĩa
Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến


LTS: Trong những năm cuối của thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 21, CSVN đã tận dụng tối đa sức mạnh tiền của, thế lực ngoại giao, cùng mạng lưới nằm vùng, và một số trí thức, chính trị gia thân cộng tại Úc, bí mật vận động thực hiện hàng loạt những âm mưu nhằm bất ngờ đưa chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN vô đài truyền hình SBS.

Sau nhiều năm tháng âm thầm cấu kết, bí mật hoạt động, cuối cùng, vào đầu tháng 10/2003, đài SBS đột ngột cho công bố quyết định, bắt đầu chiếu chương trình VTV-4 của CSVN kể từ ngày 6/10/2003.
Quyết định này đã được Ban Giám Đốc SBS công bố mà không hề tham khảo với Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC, mặc dù trước đó, Ban Giám Đốc SBS đã hứa sẽ thực hiện điều này trên giấy trắng mực đen.


Sau đó, trong thời gian hai tháng đấu tranh làm rung chuyển cả thế giới, với sự lãnh đạo tài tình của BCHCĐNVTD /UC, với sự đoàn kết chặt chẽ của người Việt tự do tại Úc, cùng sự hậu thuẫn vô cùng to lớn của chính giới Úc, truyền thông báo chí Úc, nghiệp đoàn Úc,... cuối cùng, cộng đồng người Việt tự do tại Úc đã chiến thắng, và chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN đã bị ban giám đốc SBS phải quyết định khâm liệm vĩnh viễn.

Chiến thắng VTV-4 là một chiến thắng lịch sử, có tầm vóc quốc tế trên nhiều phương diện, mà cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta vẫn chưa khai thác đầy đủ, nên nhiều âm mưu của CS vẫn chưa thể phanh phui; nhiều yếu tố bí mật dẫn tới chiến thắng vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, nhiều bài học đấu tranh quan trọng vẫn chưa được rút tỉa... Để qúy độc giả có thể phần nào hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng lịch sử VTV-4 cách đây hơn một năm, sau đây SGT trân xin trọng giới thiệu tiếp bài viết "Sức Mạnh Chính Nghĩa" của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, trích từ cuốn "Sức Mạnh Đấu Tranh" do CĐNVTD/UC xuất bản, và hiện được bán tại các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc.

*

(Tiếp theo...)
Anh em từ Cabramatta điện thoại cầm tay cho tôi báo rằng tại trạm xe lửa Cabramatta đồng hương đến quá đông đến nỗi platform không đủ chỗ cho người đứng chờ xe, và nhân viên bán hết sạch cả vé nên đành phải cho phép mọi người cứ việc lên xe lửa đi không tốn tiền!


Ở ga St Leonards thì vì chuyến xe nào cũng đổ hàng nhiều trăm đồng hương xuống, nên nhân viên soát vé không xuể, phải mở tung cửa cho người biểu tình tự do đi ra khỏi ga.


Tôi gặp anh Nguyễn Tấn Đơn, Gia trưởng Gia Đình Hải Quân Hàng Hải chống gậy khập khiễng nhờ anh em dìu đến tham dự biểu tình. Anh cũng là bệnh nhân của tôi, bị ung thư phổi đến thời kỳ chót, thân thể chỉ còn da bọc xương.
Tôi đến nắm lấy bàn tay khô héo của anh và nói lời hỏi thăm. Anh Đơn kéo tay tôi, ra hiệu cho tôi lại gần, ghé sát tai vào miệng anh vì anh không còn nói được bình thường nữa.
Anh thều thào: "Bác sĩ và các anh em ráng nhé, mình phải thắng trận này, không thể thua được..." Tôi ứa nước mắt, gật đầu không nói nên lời. Tôi không bao giờ quên được cặp mắt anh sáng rực trên khuôn mặt hốc hác, đăm đăm nhìn tôi lúc ấy, như trao gửi một niềm tin, một sứ mạng mà tôi tự nhủ sẽ cố làm tròn.

Image

Anh Nguyễn Đình Khánh của đài VNUC cũng đã có mặt và đặt bàn ở đầu đường, bắt đầu phát cờ cho đồng hương. Nhóm của anh Hoàng Nam đài 2VNR cũng đang bận rộn bơm gas và cột dây vào những chiếc bong bóng vàng để sửa soạn phân phát. Một số xe bus của đài VN Sydney cũng đã đến, đổ người xuống nhập vào đoàn biểu tình.

Rút kinh nghiệm từ lần biểu tình trước, lần này việc tổ chức chu đáo và hiệu quả hơn nhiều.

Các anh em trong ban Trật Tự chia nhau rải đều trong toàn khu vực biểu tình, liên lạc thường xuyên với nhau qua máy bộ đàm. Chúng tôi cũng dựng một hàng rào bằng dây trước sân khấu, tạo một thông lộ để báo chí và anh em trật tự có thể dề dàng di chuyển.
Một số biểu ngữ được căng ngang phía trên rào cản của Cảnh sát ở hai đầu đường để người lái xe qua lại có thể đọc và hiểu được lý do người Việt biểu tình. Một số các bạn trẻ có nhiệm vụ bám sát những phóng viên Úc có mặt để ngừa trường hợp kẻ xấu lợi dụng cơ hội phỏng vấn để tuyên bố những điều bất lợi cho cuộc tranh đấu. Tất cả các biểu ngữ, các truyền đơn Anh-Việt sử dụng trong ngày hôm đó đều được Ban Tổ Chức kiểm soát kỹ lưỡng để bảo đảm rằng nội dung của chúng không đi ra ngoài những gì đã hoạch định trước.

Các vị Chủ tịch CĐ Liên bang và các tiểu bang cũng lần lượt đến nơi. Chúng tôi tụ họp ở một góc sân khấu, đang bàn thảo về một vài chi tiết của chương trình biểu tình thì có nhân viên của SBS đến tiếp xúc, mời tôi và anh Trung vào trong vì bà Carla Zampatti, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị SBS muốn gặp riêng hai người chúng tôi. Rút kinh nghiệm lần trước, đã có những lộn xộn ngoài chương trình xẩy ra khi mọi vị Chủ tịch CĐ bận họp trong SBS, tôi bảo anh Trung ôm theo bản sao của các Kháng Thư gồm hơn 28 ngàn chữ ký vào gặp bà Zampatti, để tôi ở lại bên ngoài cùng anh em điều khiển cuộc biểu tình.


Đúng 11 giờ trưa, cuộc biểu tình bắt đầu bằng Lễ Chào Cờ trang trọng, với hai ban Hợp ca Bốn Phương và Lướt Sóng gồm các chị mặc áo dài trắng có đính dải cờ Việt Nam thật đẹp mắt, cùng hàng ngàn đồng bào hát vang bài Quốc ca. Không khí thật trang nghiêm và cảm động.

Tôi nhìn thấy nhiều người từ cụ già đến các bạn trẻ, mắt long lanh ngấn lệ. Đặc biệt là sự có mặt của các bạn Úc trong Công Đoàn Chuyên Chở (TWU), tất cả đều cao lớn râu ria xồm xoàm, đứng dưới biểu ngữ của họ ngay hàng đầu sát sân khấu để biểu lộ sự ủng hộ của giới công nhân đối với cuộc tranh đấu của CĐ Việt.

Image

Có tin anh em báo là đồng hương đang kéo về đông lắm, từ xe lửa và xe bus đổ xuống, đã đến đầu địa điểm biểu tình mà không chen vào được vì hết chỗ! Tôi và Tâm vội vã lên micro kêu gọi đồng bào dồn tối đa về phía bên tay trái của sân khấu vẫn còn trống, để nhường chỗ cho những người mới đến. Tất cả mọi người lập tức hưởng ứng ngay. Đối với tôi, cảnh tượng cả một đám đông hàng mấy ngàn người vừa vỗ tay hoan hô những đồng bào mới đến, vừa lục tục kéo nhau di chuyển trong trật tự, là một cảnh tượng hùng tráng khó quên, biểu tượng rõ rệt ý thức và tinh thần kỷ luật của những người biểu tình ngày hôm đó.


Lần này, NHT Tâm đã thành thạo hơn rất nhiều trong kỹ thuật hâm nóng đoàn biểu tình. Chốc chốc, cậu ta lại xin mọi người cho một tràng pháo tay vì con số người biểu tình đã lên đến "X" ngàn. Đám đông reo hò vang dội, khí thế ngày càng vút cao.
Đến giữa trưa thì cả quãng đường trước SBS kẹp giữa hai ngã tư đã đông nghẹt, từ trên sân khấu nhìn xuống chỉ thấy cờ, bong bóng vàng và đầu người mênh mông mút mắt.
Con số chính thức của Cảnh sát đưa ra là 12 ngàn người, nhưng tôi nghĩ thực tế có thể còn đông hơn thế.

Các vị Chủ tịch CĐ các nơi gồm anh Trần Hưng Việt (QLD), anh Đoàn Công Chánh Phú Lộc (SA), chị Trần Hương Thủy (Wollongong), anh Lê Công (ACT), cô Thanh Trúc đại diện cho CĐ Victoria lần lượt đăng đàn, thay phiên nhau nói lên sự giận dữ và bất mãn đối với hành động thiếu lương thiện và xúc phạm CĐ của SBS-TV.

Quí vị đại diện các tôn giáo gồm ông Nguyễn Văn Paul (PGHH), ông Nguyễn Văn Bán (Cao Đài Giáo) cũng phát biểu cảm tưởng trước đám đông. Tôi rất cảm động khi gặp Linh mục Chu Văn Chi, mặc dù đang bận họp trên Brisbane, cũng khẩn cấp bay về sáng sớm hôm ấy chỉ để góp mặt trong cuộc tranh đấu chung của CĐ, rồi lại ra phi trường bay gấp về Brisbane họp tiếp.

Các vị khách Úc hôm nay thì ngoài Nghị sĩ Quốc Hội NSW Peter Wong, vị chính khách duy nhất có mặt trong cả hai cuộc biểu tình chống SBS-TV của CĐ, còn có ông Barry Tubner, Chủ tịch Công Đoàn May Mặc NSW, ông Mark Lennon đại diện TWU, ông Frank Grady Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tại Việt Nam NSW. Tất cả trong phần phát biểu đã nói lên sự ủng hộ của họ đối với những đòi hỏi chính đáng của người Việt chống lại chương trình TV tuyên truyền của CS.

Vì ngày hôm nay là ngày đảng Lao Động Liên bang họp Đại Hội nên các chính khách LĐ thân với CĐ đều không thể có mặt. Các chính khách thuộc đảng Tự Do cũng không đến được, và rất nhiều vị đã gửi thông điệp bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với cuộc tranh đấu của người Việt. Anh Phan Đông Bích đã đọc và lược dịch những thông điệp này giữa những tràng pháo tay vang dội của đám đông.

Chương trình của buổi biểu tình hôm nay rất phong phú và nhiều màu sắc. Ngoài hai ban Bốn Phương và Lướt Sóng, còn có một ban hợp ca gồm các em thiếu nhi mặc áo màu cờ VN do đài VN Sydney Radio tổ chức, hát những bài ca tranh đấu làm nức lòng người. Đặc biệt có nhạc sĩ Phan Văn Hưng từ Adelaide bay xuống hát nhạc đấu tranh do anh sáng tác cho đám đông nghe, được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt.

Image

Chúng tôi soạn trước một số câu hò theo kiểu Hướng đạo, đưa cho chị Bảo Khánh hò dô ta để lôi kéo sự tham gia của đám đông:

"Ti Vi (dô ta)...Cộng Sản vẫn còn (dô ta)... Ta còn cương quyết (dô ta)...không sờn đấu tranh (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)... Làm cho (dô ta)...Bác, Đảng tan tành (dô ta)... Hết còn quen thói (dô ta)...lưu manh tuyên truyền (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)"

Không khí sôi động hẳn lên với những câu hò "dô ta" phát ra từ miệng của hàng chục ngàn người. Chị Bảo Khánh hò trước, bà con "dô ta" theo, cộng thêm tiếng trống và tiếng phèng la của anh em Công giáo, tạo được tinh thần tập thể khá hào hứng.

"Bà con (dô ta)...đông đảo xuống đường (dô ta)... Chống SBS (dô ta)...coi thường người dân (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)"...

Vào khoảng hơn 12 giờ trưa, trời bắt đầu đổ mưa. Mới đầu còn lâm râm, nhưng càng về sau càng trở nên nặng hạt. Đám đông vẫn giữ vững đội ngũ, nhưng cũng có một số người có vẻ giao động, rục rịch di chuyển định tìm chỗ tránh mưa. Nguyễn Hoàng Thanh Tâm và tôi, hai anh em thay nhau cầm micro kêu gọi đồng hương tiếp tục đội mưa ở lại tranh đấu. Tôi nói: "Xin đồng bào hãy giữ vững hàng ngũ, cùng chúng tôi đứng lại tại đây để biểu lộ tinh thần tranh đấu không nề gian khổ của chúng ta, để nói cho SBS-TV và cho cộng đồng Úc biết là chương trình VTV4 đã gây nên biết bao đau khổ cho CĐ người Việt, và chịu đựng ướt át dưới trận mưa này là chuyện rất nhỏ so với những đau đớn mà VTV4 đã mang lại cho chúng ta! Đả đảo SBS-TV!".

Đám đông thét lớn "Đả đảo!" nhiều lần. Và như một phép lạ, mọi người nam phụ lão ấu đều đứng yên, mặc kệ cơn mưa đang xối xả đổ xuống. Tâm gào lên: "Xin đồng bào hãy cùng hô với chúng tôi: SHAUN BROWN MUST GO, SHAUN BROWN MUST GO...". Thế là đám đông mười mấy ngàn người cùng hô thật to 4 chữ ấy lập đi lập lại kéo dài cả mấy phút, hòa với tiếng chiêng tiếng trống vang động cả một góc trời, át cả tiếng mưa rơi. Rồi đâu đó, có người hát to bắt nhịp bài hát "Việt Nam, Việt Nam", và tất cả mọi người cùng hát theo cùng với tiếng đàn guitare của anh Phan Văn Hưng.


Đoàn người biểu tình hừng hực lửa đấu tranh, quên cả ướt, quên cả lạnh. giữ nguyên được khí thế hăng hái. Cũng may là chỉ một thời gian ngắn sau, cơn mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. NHT Tâm được thể, lại kéo cả ông Trời về phía CĐ: "Đồng bào thấy không, ngay ông Trời cũng cảm đuợc chính nghĩa của chúng ta, chỉ mưa một lát để thử xem chúng ta có thành tâm hay không mà thôi! Chứ Trời không bao giờ hại những người ngay bị mắc nạn như chúng ta, bằng chứng là mưa đã tạnh! Xin đồng hương một tràng pháo tay để cảm ơn ông Trời!"


Suốt trong thời gian của cuộc biểu tình, chốc chốc tôi lại phải ra một góc vắng để cho các ký giả truyền hình và truyền thanh phỏng vấn, hoặc trực tiếp tại chỗ, hoặc qua điện thoại di động. Họ đều rất kinh ngạc trước con số đông đảo người Việt bỏ một ngày làm việc đi biểu tình, chứng tỏ sự bất mãn cao độ của các thành viên trong cộng đồng Úc gốc Việt.


Đến hơn 12 giờ trưa, anh Trung từ trong SBS trở ra. Tôi vội đến hỏi anh về cuộc gặp gỡ vừa qua với bà Zampatti. Anh cho biết trong cuộc họp có mặt cả Milan, bà Zampatti có nói bóng gió là sẽ vận động để Hội Đồng Quản Trị SBS có quyết định "thuận lợi cho CĐ các bạn" trong kỳ họp ngày 05/12 sắp tới, song bà yêu cầu anh không được tiết lộ điều này cho công chúng. Chúng tôi quyết định giữ kín chuyện này để khỏi phụ lời hứa với bà Zampatti, và cũng để tránh không gây bực bội cho những thành viên khác của Hội Đồng Quản Trị SBS trước ngày họp.


Cũng như kỳ trước, lần biểu tình này diễn ra trong tinh thần hăng hái cương quyết nhưng kỷ luật và trật tự, giữ được cảm tình và sự kính trọng của người Úc.

Khoảng hai giờ rưỡi trưa, cuộc biểu tình chấm dứt. Đồng bào cùng anh em trong Ban Tổ Chức dọn dẹp sạch sẽ mọi rác rến trong khu vực biểu tình rồi mới ra về.

Chiều hôm ấy chúng tôi phải đến Văn Phòng CĐ ở Cabramatta để gặp gỡ với ông Joe Thwaites, Đại sứ Úc tại VN nhân dịp ông trở về Úc và muốn tiếp xúc để tham khảo thêm với CĐ. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mượn chuyện biểu tình chống VTV4 để nói cho ông ta biết sự bất bình của người Việt tại Úc đối với tình trạng phi dân chủ và thiếu vắng nhân quyền tại VN, cũng như quyết tâm của CĐ chúng ta trong việc tiếp tục tranh đấu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Cuộc biểu tình ngày 2/12 đã tạo ấn tượng rất mạnh cho giới truyền thông Úc và được họ loan tải rộng rãi.
Ngay chiều hôm ấy, các đài truyền hình và đài phát thanh lớn của Úc đều đưa tin. Những tờ báo quan trọng như The Australian, Sydney Morning Herald, The Age... đều chạy tít lớn với hình màu, tường thuật chi tiết của cuộc biểu tình. Ngay những tuần báo địa phương của vùng Artarmon, Fairfield, Hills District... cũng liên lạc với tôi để xin chi tiết, hình ảnh và phỏng vấn để đi bài trong số ra tuần lễ đó. Như thế, tiếng vang của cuộc tranh đấu đã lan đi rất xa.


Ngay ngày hôm sau, BS Kiên điện thoại cho tôi, hốt hoảng báo rằng trong phần Thư Độc Giả của website NoVCNews cũng như trong website của SBS, con số những lá thư đả kích cuộc tranh đấu của CĐ ngươì Việt và ủng hộ việc chiếu VTV4 trên SBS-TV đã tăng vọt rất đáng kể, trong khi con số thư phản đối lại giảm xuống rõ rệt!
Tôi vội vã tiếp xúc với các đài phát thanh yêu cầu họ lên tiếng báo động về hiện tượng "ngủ quên trên chiến thắng" này, và bỏ ra mấy buổi tối liên tiếp lên tất cả các đài phát thanh VNUC, 2VNR và VN Sydney để kêu gọi đồng hương đề cao cảnh giác và tăng cường tối đa các hình thức chống đối để ngăn ngừa việc SBS-TV có thể dựa vào con số "khán thính giả ủng hộ VTV4" để quật ngược tình thế. Ngay sau đó, con số đồng hương gọi và gửi email chống VTV4 lại tăng vọt lên như cũ!


Chiến thắng!

Sáng Thứ Sáu 05/12, một toán đặc nhiệm gồm khoảng 60 anh chị em, dưới sự hướng dẫn của anh Hoàng Văn Dũng, Phó CT/CĐ/NSW đã có mặt, ngồi sắp hàng im lặng ở lề đường đối diện với trụ sở SBS dưới hai lá cờ Úc Việt và tấm biểu ngữ lớn với hàng chữ: "SBS, Stop Hurting the Australian Vietnamese". Mặc dù trời đổ mưa khá lớn, anh em vẫn ngồi yên, giữ hàng ngũ chỉnh tề. Điều này đã tạo ấn tượng mạnh cho những nhân viên SBS đi làm, và nhiều người đã đến hỏi thăm cũng như đọc tờ truyền đơn tiếng Anh do anh em phát để hiểu thêm về lý do của cuộc tranh đấu. Chắc chắn rằng những thành viên của Hội Đồng Quản Trị SBS khi đến họp đã thấy quang cảnh mấy chục người đội mưa ngồi im lặng, nói lên một cách cụ thể nỗi đau của người Việt gây nên bởi việc chiếu VTV4 trên truyền hình SBS.


Riêng tôi thì phải lên Quốc Hội tiểu bang NSW trên City vì đã hẹn ăn trưa từ trước với ông John Brogden, Thủ lãnh Đối Lập tiểu bang. Cùng đi với tôi có anh Phan Đông Bích, anh Hoàng Lập Chí, chị Đặng Kim Ngọc, vài bạn trẻ và một số đại diện giới truyền thông Việt ngữ. Bữa ăn trưa này là do ông Brogden nhờ tôi mời một số nhân vật trong CĐ đến gặp để ông có dịp làm quen và tìm hiểu thêm về CĐ người Việt. Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí thân mật cởi mở, nhưng lòng tôi nóng như lửa đốt vì biết rằng trong lúc đó, HĐQT/SBS đang bàn thảo để đưa ra quyết định ngã ngũ về việc chiếu VTV4.


Rời khỏi Quốc Hội NSW vào khoảng gần 3 giờ, tôi lái xe chở chị Ngọc và anh Chí, đang trên đường đi đến trụ sở SBS thì nhận được điện thoại của cô Philippa McDonald thuộc đài truyền hình ABC báo cho biết rằng HĐQT/SBS vừa quyết định ngưng lập tức việc chiếu VTV4 trên SBS-TV, và yêu cầu tôi lên trụ sở ABC ở Ultimo gấp để cô ta phỏng vấn cấp tốc. Bỏ điện thoại xuống, tôi báo tin mừng này cho mọi người trong xe, và chúng tôi đã la hét như những người điên vì quá vui mừng! Thế là tôi phải quay xe lại để đến ABC, không đi SBS nữa. Vừa tìm được chỗ đậu xe thì tôi nhận được liên tiếp mấy cú điện thoại báo tin chiến thắng từ anh Quang, anh Dzũng, anh Bích..., vì họ tưởng rằng tôi chưa biết.


Trong cuộc phỏng vấn ngắn này, được phát trong phần tin tức của đài truyền hình số 2 ngay chiều hôm đó, tôi đã ca ngợi tinh thần phục thiện của HĐQT/SBS và ngỏ lời cảm ơn các chính khách và giới truyền thông cũng như công chúng Úc đã yểm trợ CĐ người Việt trong cuộc tranh đấu.

Tất cả các đài phát thanh, truyền hình và rất nhiều tờ báo Úc đã loan tin SBS đình chỉ việc chiếu VTV4, đưa chiến thắng của CĐ người Việt đến công chúng Úc. Ra khỏi ABC đã hơn 4 giờ chiều, tôi gọi điện thoại về nhà. Ở đầu dây bên kia, tiếng vợ tôi reo lên, tíu tít gọi các con báo tin mừng chiến thắng. Lòng tôi rộn rã một niềm vui như chưa bao giờ vui thế!
Buổi tối hôm ấy, trong khi gia đình tôi đang ăn mừng chiến thắng cùng một vài người bạn thân thì một phóng viên của đài BBC từ Luân Đôn gọi điện thoại cầm tay của tôi xin phỏng vấn. Biết rằng đài này phát sóng về VN và được nhiều người ở trong nước đón nghe, tôi đã trình bày tóm tắt nhưng rõ ràng diễn tiến của cuộc tranh đấu và những luận cứ chống việc chiếu chương trình tuyên truyền của CSVN trên đài SBS-TV.

Tôi cũng mượn cơ hội này để vạch rõ những vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN, và nói rằng khi nào VN chưa có tự do dân chủ thực sự như những nước văn minh phải được hưởng thì cộng đồng người Việt tại Úc vẫn còn dùng mọi cách để chống lại chế độ độc tài CS.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Một người Úc bị điều tra vì nghi làm gián đi

Post by phu_de »

* Một người Úc bị điều tra vì nghi làm gián điệp cho VN
VOA, 20/4/05


Một người Úc ở vùng Lãnh thổ phía Bắc đã bị giới hữu trách ngành an ninh quân đội nước này điều tra vì bị nghi làm gián điệp cho VN.
Tường thuật hôm thứ tư của tờ the Courier-Mail ở Queensland cho biết ông Ian Nancarrow, 39 tuổi, là chuyên viên bảo trì máy bay trực thăng thuộc công ty Helitech ở
Queensland và làm việc tại căn cứ Darwin của quân đội Australia.Theo tố cáo của nhà chức trách, người đàn ông lấy vợ VN và từng đến VN 9 lần này đã bán cho chính phủ
ở Hà nội những thông tin bí mật của quân đội Australia .Ông Nancarrow phủ nhận cáo giác vừa kể và nói thêm rằng ông bị vu oan vì ông từng tố cáo những binh sĩ Australia giả mạo chữ ký của ông để đưa ra những bản báo cáo không đúng sự thật về điều kiện an toàn của máy bay trực thăng.
Cũng theo lời ông Nancarrow, ông chỉ biết sửa chữa máy móc mà không có điều kiện để tiếp xúc với những thông tin liên quan tới vũ khí hay trang bị điện tự.
Trong vài năm qua, ông Nancarrow đã đưa khoảng 50 binh sĩ Australia đến VN nghỉ mát và bị tố cáo là người điều hành một đường giây môi giới hôn nhân.

Xem thêm ở đây:
http://www.thecouriermail.news.com.au/c ... 21,00.html

.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Biểu tình tại Úc tưởng niệm ngày miền Nam rơi vào tay Cộng Sản
Saturday, April 30, 2005 VU ANH




SYDNEY, Úc - Trên 3,000 người Việt tại Úc đã biến lễ tưởng niệm ngày Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản sáng ngày 30-4 cách đây 30 năm, thành cuộc biểu tình tuần hành tại trung tâm thành phố Sydney. Ðoàn người biểu tình đã hô to những khẩu hiệu chống Cộng và đọc các bản tuyên ngôn đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam trong nước.

Những người biểu tình gồm cả thế hệ già và trẻ di chuyển từ quảng trường Martin xuống công viên Hyde Park tay cầm cờ VNCH và cờ Úc. Một số những cựu chiến binh Úc cũng như cựu chiến binh VNCH cũng nằm trong số những người tham dự cuộc biểu tình tưởng niệm.

Một trong những người đứng ra tổ chức sinh hoạt này đồng thời cũng là Chủ tịch Cộng Ðồng Việt Nam tại Úc, ông Tiến Nguyễn tuyên bố rằng 30-4 là một ngày đau buồn cho nhiều người Úc gốc Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi và đồng minh, như Úc chẳng hạn, đã chiến đấu cho tự do tại Việt Nam vào giai đoạn đó cũng như giai đoạn hiện tại. Ðất nước chúng tôi vẫn còn chưa có tự do và dân chủ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu với sự buồn tủi trong trái tim chúng tôi”.

Ngày 30-4-1975, Sài gòn thất thủ dẫn đến việc chính quyền Cộng Sản cai quản toàn bộ đất nước và chế độ quản thúc dân chúng bằng những biện pháp hà khắc khiến cho hàng trăm ngàn người đành phải bỏ nước ra đi.

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Phan văn Khải đến Úc

Post by Nguyễn_Sydney »

Trong cuộc biểu tình ngày Quốc hận 30/4/05 tại công viên Hype Park,

Ông Chủ tịch Cộng Người Việt Liên bang Úc Châu , bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến đã lên tiếng báo động cho toàn thể đồng hương tham dự biết ngày thứ tư 4/5/05 , Phan văn Khải thủ tướng Cộng sản Việt nam sẽ chính thức thăm viếng Úc theo lời mời của thủ tướng Úc John Howard .

Do đó Cộng đồng Người Việt Liên bang và các Tiểu bang sẵn sàng cùng các đồng hương khắp nơi "dàn chào " Phan văn Khải ,bất cứ lúc nào .

Hiện giờ Ban chấp hành Cộng đồng Liên bang đang theo dõi lịch trình nơi đến và giờ giấc của Phan văn Khải để có các cuộc biểu tình bất bạo động phản đối chuyến viếng thăm của Phan văn Khải tại Úc .

cần nhắc lại ở đây , năm 1998 , Phan văn Khải đã đến Úc , đã bị hàng ngàn đồng hương biểu tình phản đối , khiến Phan văn Khải phải đi cửa sau vào toà nhà quốc hội để đọc diễn văn năn nỉ xin viện trợ .
và trong một cuộc họp với các doanh gia Úc , Phan văn Khải cũng đã hoàn toàn thất bại , và bẻ mặt trước các câu hỏi của giới truyền thông VN
tại Úc .

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thông Báo V/v: Biểu Tình Phản Đối Phan Văn Khải, Thủ Tướng Việt Cộng

tại Canberra, 9 giờ sang, Thứ Năm ngày 05 tháng 05 năm 2005.


Phan Văn Khải, Thủ Tướng Việt Cộng, sẽ đến viếng thăm Úc Đại Lợi trong thời gian từ ngày 04 – 07 tháng 5, 2005.

Vào sáng thứ Năm ngày 05 tháng 05 năm 2005., Thủ Tướng John Howard sẽ tiếp kiến Phan Văn Khải tại Quốc Hội Canberra vào lúc 9 giờ sáng,

Bất chấp dư luận thế giới về vấn đề đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo trong nước, lần này Phan Văn Khải đến Úc Châu, ngoài việc tạo sự hiện diện đối với chính phủ Úc Đại Lợi như là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa 30 năm trước đây, còn để cầu cạnh chính phủ Úc Đại Lợi hỗ trợ trong việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) vào cuối năm nay.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của Tập Đoàn Lãnh Đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, do đó, nay xin thông báo và khẩn thiết kêu gọi Quý Đồng Hương hãy tích cực tham gia cuộc biều tình do CĐNVTDUC tổ chức tại Canberra. Chi tiết như sau:

Địa điểm: Tiền Đình Quốc Hội Liên Bang ở Canberra

Lúc: 09 giờ sáng đến 12 giờ trưa

Ngày: Thứ Năm 05 tháng 05 năm 2005.


Chân thành cảm tạ
TM Ban Chấp Hành CĐNVTDUC/NSW

Phan đông Bích

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Úc Nổ 21 Đại Bác Đón Khải; 1000 Dân VN Hô Đả Đảo

Image


Khải: Sắp Đi Mỹ; Đảng Đối Lập Úc Gặp Khải, Hỏi Tội Nhân Quyền VN
(Canberra - VNN) Trong vòng không đầy một tuần lễ, đồng bào tại Úc Châu đã liên tiếp 3 lần xuống đường và biểu tình để tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Sáng thứ năm 5.5, hơn 1,000 đồng bào từ nhiều Tiểu Bang của Úc, một lần nữa, đã tựu về trước tiền đình Quốc Hội Liên Bang Úc tại Canberra để biểu tình chống chuyến viếng thăm của Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải.
Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 10 giờ. Tuy Canberra đã dành cho Phan Văn Khải một cuộc tiếp đón long trọng với 21 phát đại bác chào mừng cùng với trống kèn và đội quân danh dự nhưng vẫn không át được tiếng hô vang dội và liên tục của đoàn người biểu tình lên án tội ác và đòi trục xuất Khải ngay khỏi Úc. Giới truyền thông Úc đã chú ý một cách đặc biệt thái độ quyết liệt nầy của đoàn biểu tình, điều đó đã được phản ảnh rõ ràng trong bản tin đặc biệt ngay buổi trưa cùng ngày của hãng thông tấn Úc Đại Lợi A.A.P, tường thuật khá chi tiết về cuộc biểu tình cũng như phỏng vấn nhiều sinh viên Việt Nam tham dự biểu tình. Đài truyền hình Úc Prime Television cũng loan tin với nội dung tương tự.
Lá Thư Ngỏ của Cộng Đồng Việt Nam Úc Châu gửi chính phủ Liên Bang Úc và Thủ tướng John Howard bằng Anh ngữ cũng đã gây nhiều chú ý của giới truyền thông. Nội dung Thư Ngỏ gồm một số điển chính: Vạch mặt Phan Văn Khải là không hề do nhân dân Việt Nam bầu làm Thủ tướng mà chỉ do CSVN tự ý đặt Khải vào vị trí cầm đầu Việt Nam. Người Úc gốc Việt và nhân dân Úc nói chung đã phải chịu đóng rất nhiều thứ thuế mà Thủ tướng John Howard đang chi dùng vào những mục tiêu vô ích và rất phí phạm khi viện trợ cho chế độ chà đạp nhân quyền, tham nhũng và thối nát CSVN hiện nay và yêu cầu chính phủ cần phải làm sáng tỏ trước công luận Úc về số tiền viện trợ từ 70 đến 80 triệu Úc kim hàng năm cho CSVN. Thư Ngỏ cũng mạnh mẽ lên án những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hiện nay của chế độ CSVN và tố cáo hầu hết những nguồn viện trợ nhân đạo của thế giới cho Việt Nam trong 30 năm qua đều bị Phan Văn Khải và tập đoàn thống trị CSVN chia nhau bỏ túi riêng...
Một điểm rất đáng lưu ý là Thủ lãnh Lao Động Đối lập Kim Beazley, trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông, cũng cho biết là ông sẽ đặt vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi gặp Phan Văn Khải ngay sau đó. Và trong khi trước tiền đình Quốc Hội Liên Bang Úc liên tục rung chuyển trước khí thế của đoàn biểu tình thì bên trong diễn ra cuộc thảo luận giữa Thủ tướng John Howard và Phan Văn Khải. Sau đó, cả hai bên tham dự một cuộc họp báo chung. Ông John Howard mở đầu và cho ký giả biết kết quả cuộc gặp gỡ sáng nay với Khải, gồm các điểm chính: Úc ủng hộ CSVN gia nhập WTO, tuy nhiên, về vấn đề nầy, ông Howard cũng rất thận trọng nhấn mạnh thêm rằng nó vẫn còn tuỳ thuộc nhiều vào những cuộc đàm phán song phương trong tương lai trước khi Úc có quyết định cuối cùng. Úc ủng hộ và giúp CSVN đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn APEC sẽ diễn ra vào tháng 10.2006 và CSVN ủng hộ Úc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia Đông Á....
Trong phần hỏi đáp tiếp đó, trả lời câu hỏi của một ký giả về mối liên lệ ''có đi có lại'' giữa Việt Nam gia nhập WTO và Úc tham gia Thượng đỉnh Đông Á, Phan Văn Khải phủ nhận hoàn toàn mối liên hệ nầy và cho biết, Việt Nam đã đàm phán được 8 lần với Úc và sẽ tiếp tục trong tương lai... Trả lời một câu hỏi khác về chuyến đi Mỹ tháng 6 tới của Khải và ảnh hưởng ra sao tới mối quan hệ Việt - Trung, Phan Văn Khải cho biết đi Mỹ là để gia tăng tốt đẹp hơn nữa mối liên hệ với Mỹ sau khi chiến tranh chấm dứt đã 30 năm và Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng mối liên hệ hữu nghị láng giềng với Trung Quốc... Về phiá Thủ tướng John Howard, sau những câu hỏi đáp về hiện tình nước Úc, một ký giả hỏi về việc chính phủ Úc có đòi hỏi Việt Nam phải cho nhập nội những văn hóa phẩm xuất bản tại Úc không như một điều kiện căn bản để Úc ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO? John Howard đã tránh né câu trả lời nầy và tuyên bố chấm dứt cuộc họp báo...
Điểm rất nổi bật của cuộc biểu tình sáng hôm nay có lẽ là sự tham dự khá đông của giới trẻ Vìệt Nam. Với phong cách và khả năng về Anh ngữ, những phát biểu của giới trẻ nầy đã tạo sự chú ý rất nhiều của giới truyền thông Úc và các Sắc tộc bạn. Nhân dịp nầy, phóng viên Quốc Việt của ban Việt ngữ đài phát thanh Sắc tộc SBS cũng đã phỏng vấn anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, Tổng thư ký Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường. Anh cho biết tuổi trẻ các anh tham gia những cuộc biểu tình tranh đấu như thế nầy không vì thù hận gì, mà vì những ước muốn được chia sẻ hoàn toàn với các bạn trẻ trong nước về những tự do, hạnh phúc, cuộc sống, tương lai mà các anh đang có. Tuổi trẻ các anh mong muốn có được những thay đổi tốt hơn và nhanh hơn tình trạng đáng buồn hiện nay tại quê nhà, tự do, nhân phẩm, nhân quyền của người dân hoàn toàn không có...
Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 13g30.

Mời nghe thêm bài phỏng vấn LS Lưu Tường Quang Giám Đốc đài SBS ) của đài RFI (Radio France Internationale) ở đây

[ram]http://users.bigpond.nẹtau/itfuture/pvLTQ.wma[/ram]

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Úc Chơi Nhạc Quốc Ca CSVN, Bị Dân Việt Hát Át Lời

(Sydney - VNN) Trong một cuộc vận động gấp rút toàn liên bang trong vòng 24 giờ đồng hồ, đoàn biểu tình khoảng trên 600 đồng bào, đa số đến từ Sydney. Một số khác từ Melbourne, Wollongwong và ngay tại Canberra. Nhìn con số thì thấy không nhiều so với những lần biểu tình vĩ đại trước đây của người Việt tại Úc nhưng theo nhiều đồng bào tại Úc cho là "rất nhiều" vì khoảng thời gian vận động thật sự chỉ có vỏn vẹn 24 giờ đồng hồ để vừa quyết định "đánh Khải," thuê xe Bus, làm truyền đơn, viết biểu ng," vừa vận động truyền thông và đồng bào mọi giới v.v...
Bộ ngoại giao Úc dã giữ kín chương trình của Khải cho đến giờ phút chót, đến sáng ngày hôm nay (tức vài giờ trước khi Khải có cuộc tiếp xúc) thì họ mới xì tin này ra cho giới truyền thông. Tuy nhiên, cộng đồng liên bang và tiểu bang đã có các nguồn tin này từ 24 giờ trước đó để kịp quyết định và chuẩn bị.
Điểm sơ tình hình trong ngày hôm nay:
7.45am: - PVKhải và đoàn tùy tùng đến phi trường Canberra.
- Vì các xe chuyên chở đồng bào không đến Canberra kịp (dự trù đến 9 giờ là sớm nhất) nên không thể điều động người đến biểu tình ngay tại phi trường.
- Trong lúc này một chiếc xe của Cộng Đồng đã túc trực tại phi trường để "theo dõi" lịch trình của Phan Văn Khải phòng trường hợp họ thay đổi địa điểm đến vào giờ phút chót.
- Xe này đã đi theo đoàn xe của PVKhải đến khách sạn Hyatt là nơi họ dự trù trú ngụ trước khi đến Quốc Hội.
8.20am: - Đoàn xe của PVKhải đến khách sạn Hyatt
- Họ được "tiếp đón" với 1 đoàn biểu tình nhỏ khoảng 40 người với cờ quạt biểu ngữ đầy đủ.
- Xung quanh khách sạn Hyatt lúc này dày đặt cảnh sát và nhân viên mật vụ ASIO của chính phủ Úc.
- Trong lúc này có 2 cuộc gây hấn/xô xát nhỏ: vài ba anh chàng thuộc phái đoàn của PVKhải từ trong khách sạn đi ra chụp hình quay phim đoàn biểu tình đã bị đồng bào la ó to tiếng. Cảnh sát Úc đã đẩy nhóm người của Khải vào trở lại khách sạn và cấm họ không được đi ra ngoài làm những hành động mang tính chất khiêu khích người biểu tình; trong khi đó 1 người mặt quân phục mang quân hàm Đại Úy CSVN rời khách sạn bằng ngõ chính đi ra và cũng có hành động khiêu khích đoàn biểu tình. Hai người biểu tình đã xông vào lời qua tiếng lại và 1 người cầm cây cờ có cán sắt đâm xỉa vào mặt của tên này, tuy không gây ra xây xát gì nặng nhưng cũng mém 1 tí là... đổ máu! Sau đó Ban Tổ Chức đã ngăn cản và tình hình lắng dịu trở lại.
9.30am: - PVKhải rời khách sạn Hyatt để đến Quốc Hội.
- Vào lúc này đã có đông đảo đồng bào đến Quốc Hội, nhóm người ở khách sạn cũng lên xe "rượt" theo Khải đến Quốc Hội.
9.50am - Tại Quốc Hội:
- Đoàn người biểu tình được cảnh sát đặt để phải đứng trong 1 khuôn viên cách xa cổng chính của Quốc Hội khoảng 200 thước, vừa đủ để Cộng Đồng người Việt gióng lên tiếng nói.
- Tại cổng chính, các quan chức chính phủ Úc đã ra đứng sẵn để chào đón với đầy đủ ban quân nhạc và cách đó 500 thước cũng có cả 3 dàn đại bác để chuẩn bị bắn súng nghênh đón.
- PVKhải và đoàn tùy tùng đã phải đến bằng cửa hậu của Quốc Hội rồi đi vòng phía dưới ra cửa trước để được đón tiếp vì nếu đoàn xe đến ngay từ lối chính sẽ bị đoàn biểu tình trực diện "dàn chào" bằng biểu ng," và khẩu hiệu chống đối.
- Khi đoàn quân nhạc cử hành quốc thiều Úc thì đoàn biểu tình cũng nghiêm chỉnh im lặng để chào cờ Úc.
- Nhưng sau đó họ cử bài "Tiến Quân Ca của VC" thì lúc đó ở cách xa 200 thước đoàn biểu tình cất cao bài "Này Công Dân Ơi..." chào cờ VN Quốc Gia. Với giàn âm thanh hùng hậu và hơn 600 người cùng cất lời ca, âm thanh đã át hẳn bài "Tiến Quân Ca của VC."
- PVKhải sau đó được mời vào trong để bắt đầu cuộc tiếp kiến chính thức, trong lúc đó thì đoàn biểu tình tiếp tục chương trình cho đến 2 tiếng đồng hồ sau thì kết thúc....
PVKhải sẽ lưu lại Canberra tối nay 5/5/05. Ngày mai, Thứ Sáu, họ sẽ đến tiểu bang Queensland và cũng sẽ gặp cuộc biểu tình của đồng bào tại đây, sao đó, Khải sẽ lên đường đi New Zealand và cũng sẽ gặp 1 cuộc biểu tình khác của các anh em thanh niên sinh viên VN (du học/lao động) tại thủ đô Wellington.
Tưởng cũng cần nói thêm, cuộc biểu tình chống Phan Văn Khải tại Canberra đã được giới truyền thông Úc - Việt loan tin rộng rãi khắp nơi.
Sự chuẩn bị khai thác truyền thông của Ban tổ chức, thời gian còn ngắn hơn nữa, chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ mà thôi. Cuộc biểu tình đã được các đài sau đây làm phóng sự khai thác tại chỗ:
- Radio: BBC từ Luân Đôn, Á Châu Tự Do từ Washington, Saigon Radio Houston, TNT Nam Cali Sacramento. Ở Úc: TNT Adelaide, SBS Radio, 2VNR, VN Úc Châu, VN Radio Sydney
- Tivi: Đài SBS/ TV, Đài ABC
- Báo chí: Tờ The Age tại Melbourne, các báo chí Việt Ngữ trong Cộng Đồng và các phóng viên bản xứ có trụ sở tại Quốc Hội.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 đến nay, các mối quan hệ giữa VNCS và Úc đã được nới rộng tới các lãnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quốc phòng.
Mối liên hệ quốc phòng chính thức đã được thiết lập từ năm 1999 và trong 3 năm qua, có hơn 100 sĩ quan CSVN được huấn luyện ở Úc. Tuần trước, trong dịp lễ kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh Việt nam kết thúc, Hà nội đã nói rằng, VNCS muốn khép lại quá khứ với những nước tham chiến trước đây để hướng tới tương lai.
Được biết, trong năm 2004, lượng mậu dịch song phương giữa VNCS và Úc lên tới 2 tỉ 850 triệu đô la, tăng 14,7% so với năm trước. Cũng trong năm 2004, hơn 100 ngàn du khách Úc đến thăm Việt nam và hơn 4 ngàn sinh viên Việt Nam ghi danh theo học ở các trường tại Úc.
Hiện nay Úc là thị trường xuất cảng lớn hàng thứ năm của CSVN, sau Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản, và Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, ngân hàng ANZ của Úc, tức ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, đã mua 10% cổ phần của ngân hàng Sacombank của VNCS.
Cộng đồng người Việt tại Úc cũng có tinh thần đấu tranh cao độ với thành tích sáng chói như buộc đài truyền hình liên bang SBS chấm dứt chiếu chương trình truyền hình VTV4 của Hà Nội
Theo lịch trình đã được ấn định, Phan Văn Khải sẽ rời Úc vào Thứ Bảy này để lên đường sang thăm Tân Tây Lan (New Zealand).

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Vài nhận định về chuyến đi Úc của phái đoàn

Post by phu_de »

Vài nhận định về chuyến đi Úc của phái đoàn Phan Văn Khải
Ðoàn Việt Trung
(LÊN MẠNG THỨ BẢY 7 THÁNG NĂM 2005)


NGười mà Ðảng CSVN phong chức Thủ Tướng của Việt Nam, Phan Văn Khải, vừa đến Úc theo lời mời của Thủ Tướng Howard.


Phải nhấn mạnh rằng đảng phong chức, bởi vì dân thì không. Nói cách khác, họ không chính đáng - cả Khải lẫn tất cả những người chóp bu khác đang cai trị Việt Nam.


Trong tiếng Anh, chữ tương đương với chữ "không chính đáng" là "illegitimate". Thí dụ, "illegitimate child" là đứa trẻ không được cha hay mẹ công nhận là con mình. Trong bài này, ta hãy thử phân tích vài khía cạnh của chuyến đi. Khải cùng với một phái đoàn khoảng 60 người đến Canberra ngày 5 tháng 5, Brisbane 6/5, và sau đó thì họ kéo nhau đến thành phố nghỉ mát Gold Coast 7/5.


APEC

Trong cuộc họp báo ngày 6/5 tại Canberra, ông Howard nói rằng ông đã đề nghị, và Khải đã chấp thuận, rằng Úc sẽ giúp CSVN trong việc tổ chức cuộc họp cuối năm 2006 của APEC. Ðây là thành quả chắc chắn nhất của chuyến đi này, bởi vì chắc chắn là Úc sẽ gởi chuyên viên qua giúp. Còn đề tài WTO và đề tài Cuộc Họp Thượng Ðỉnh Ðông Á, thì chưa có bằng chứng cho thấy có kết quả chắc chắn.


WTO


TT Howard nói rằng Úc ủng hộ việc Việt Nam muốn gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Ðiều này cũng giống như khi ta đi phỏng vấn để xin việc, khi ra về người phỏng vấn nói "Good luck !". Người ta chúc mình may mắn, không có nghĩa là người ta hứa sẽ đem cái may mắn đến cho mình.


Ðể được vào WTO, CSVN cần phải đi hai bước :
Một là ký kết hàng chục thoả ước song phương mà Hà Nội đang thương lượng với Canberra, Ottawa, Washington, Tokyo v.v.
Hai là trong cuộc đầu phiếu của Ðại Hội Ðồng WTO thì bản thảo của thoả ước đa phương phải được phiếu thuận của đa số thành viên.


Ông Howard có đã, hay sắp, ra lịnh cho các thương thuyết gia của Úc phải dễ dãi cho CSVN khi thương lượng bản thoả ước song phương, và sau này bỏ phiếu thuận cho thoả ước đa phương chưa ? Hiện nay chúng ta chưa biết. Nhưng nếu ông Howard không ra các lịnh đó, thì lời nói "Chúng tôi ủng hộ anh gia nhập WTO", tuy nghe rất kêu, nhưng chỉ là lời nói suông. Tại sao ? Tại vì đây là lời hứa có đường rút lui.


Nếu hai phái đoàn thương thuyết Úc và Việt mãi mà vẫn không ký được thoả ước song phương, thì Khải hiểu rằng ông Howard có đường rút : "Hồi đó tôi nói thật mà. Nhưng hai phái đoàn thương thuyết cúa chúng ta vẫn phải thương lượng về khoản thuế nhập cảng cho món hàng này, số lượng xuất cảng cho món hàng nọ. Mình chưa ký thoả ước song phương được là tại phiá anh cứng rắn quá, không chịu nhượng bộ đúng mức, chứ đâu phải tại phía tôi đòi hỏi quá đáng".


Vài năm nay, như CÐNVTD đề nghị, thì Canberra đã đòi Hà Nội phải để các công ty Úc xuất cảng nhạc, sách, báo, tạp chí qua Việt Nam, bởi vì Việt Nam có quyền xuất cảng các món hàng đó qua Úc. Hy vọng rằng ông Howard đừng ra lịnh cho phái đoàn thương thuyết hãy sẵn sàng nhân nhượng về những đòi hỏi này, vừa công bằng, vừa tốt cho quyền lợi quốc gia của Úc.


Cuộc họp thượng đỉnh ÐÔNG Á


Khải nói không chỉ 1 mà 2 câu nghe rất kêu : "Tôi sẽ ủng hộ anh gia nhập cuộc họp này"], và "Tôi không đòi anh phải ký thoả ước hứa không xâm lăng thì mới được tham dự". Ðây cũng là một lời hứa có đường rút. Nếu Úc không được gia nhập cuộc họp này, thì ông Howard biết là có trách ông Khải cũng vô ích. Nói một cách nôm na thì : "Hồi đó tôi nói thật mà. Anh không được vào, đâu phải vì tôi, mà tại mấy anh thành viên kia kìa. Anh cần phải vận động với họ, chứ một mình tôi làm sao cho anh vào được"


CÔNG LUẬN


Một kết quả thực tiễn của chuyến đi này, là Khải và phái đoàn đã thua trên mặt công luận, và thua đậm. Ðại đa số người dân Úc không để ý đến chuyến đi. Cái đó là chuyện thường, vì người dân không mấy ai để ý mấy vụ này. Nhưng điều không thường, là những người dân Úc nào để ý đến, thì đều biết là khi Khải vào gặp TT Howard ở Canberra, hay Thủ Hiến Peter Beattie ở Brisbane, thì ngoài kia có hàng trăm người biểu tình.


Những người Úc này cũng biết là đoàn người biểu tình đã đòi chế độ của Khải phải trả lại tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Họ biết là những người biểu tình đã lên án cái bụng của Khải và của những người chóp bu trong Ðảng CSVN - những cái bụng vì tham nhũng lâu nay nên đã bự đến mức trầm trọng. Một điều mà người Úc không biết là, vì lịch trình của chuyến đi bị giấu khá kỹ, nên các Ban Chấp Hành CÐNVTD ở NSW, Canberra, và Queensland chỉ có một hai ngày để phổ biến việc tổ chức cuộc biểu tình. Vì thế ở Canberra "chỉ có" nhiều trăm người, và ở Brisbane thì "chỉ có" gần 200 người.


Nói là "chỉ có", bởi vì thực ra có hàng chục ngàn người có nhiều điều muốn nói với Khải và chế độ độc tài của ông ta. Con số khoảng 15 ngàn người biểu tình ở Sydney ngày 30/4, và nhiều trăm người ngày 1/5 ở Canberra, là bằng chứng. Tại sao họ không có được cơ hội đó ? Vì văn phòng ông Howard dấu kín lịch trình. Chỉ một vài chi tiết trong lịch trình đó bị lộ ra, và chỉ lộ ra khoảng 1, 2 ngày trước khi có các cuộc biểu tình.


Vài tiếng đồng hồ trước khi tiếp Khải ngày 6/5 thì ông Thủ Hiến Beattie gặp ông Trần Hưng Việt, Chủ Tịch CÐNVTD ở Queensland. Ông Việt yêu cầu ông Beattie đòi chế độ CSVN trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm, cũng như yêu cầu ông Beattie (trong chức vụ kiêm Bộ Trưởng Thương Mại của Queensland) đòi hỏi mạnh mẽ về việc xuất cảng các món hàng nhạc, báo, sách.


Còn ông Howard thì không. Ban Chấp Hành liên bang của CÐNVTD không gởi thư yêu cầu gặp ông Howard. Văn phòng ông đã dấu kín lịch trình của chuyến đi, thì gởi thư cũng vô ích.


Nói về việc dấu kín, cũng xin nói thêm : Phải chi chỗ ở của ông Khải và phái đoàn tại Gold Coast đừng bị dấu kín, thì khi họ tắm biển hay tắm nắng ở bãi biển, sẽ có nhiều người Việt đến để ngắm cái bụng ăn dơ ăn bẩn tham nhũng lâu nay.


Và, thưa quý vị độc giả, vị giấu giếm đó đưa đến phần kết luận của bài này, dưới đây.


HÈN


Phan Văn Khải và mọi người chóp bu khác trong chế độ đang cai trị người dân Việt đều phải trốn tránh mỗi khi đi ra hải ngoại. Nếu chỗ nào có người Việt, thì họ phải trốn tránh để khỏi bị biểu tình, khỏi bị thẩy cà chua thối. Mà ngay cả những nơi nào không có người Việt, họ cũng phải trốn tránh - trốn tránh nhà báo.


Tôi được biết rằng một người phóng viên Úc muốn phỏng vấn Khải, nhưng bị từ chối. Khi họ nói họ muốn đưa các câu hỏi vào cuộc họp báo ở Canberra, thì được cho hay là vì cuộc họp báo sẽ không có nhiều thời giờ để trả lời câu hỏi của phóng viên tham dự, vì phải dịch mọi câu của ông Howard qua tiếng Việt và mọi câu của ông Khải qua tiếng Anh, tốn quá nhiều thời giờ.


Sự thực, đây chỉ là sự trốn tránh của người hèn nhát. Ở trong nước, Khải và những người chóp bu khác đều biết là dân ghét họ, dân khinh họ. Nhưng họ yên tâm, vì ra đường thì có công an bảo vệ, trên báo trên đài thì có gà nhà, chẳng bao giờ bị hỏi câu hóc búa. Còn ra hải ngoại thì họ phải sợ. Họ sợ vì ở đây dân là chủ, báo là báo độc lập.


Khải và những người chóp bu là những ông già hèn nhát. Họ sợ hãi, không dám đối diện với cử tri trong một cuộc bầu cử trong sạch. Ngày nào họ còn hèn nhát như thế, ngày đó khi ra hải ngoại cái hèn của họ càng rõ nét.

Ðoàn Việt Trung

Post Reply