TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by bichphuong »

Ukraine: Tập Cận Bình chơi trò “đặt gạch hai cửa”

Hiếu Chân


Image

Chuyến đi của bộ trưởng ngoại giao Tần Cương ở châu Âu không có kết quả, ông Tập phải cử Lý Huy làm thuyết khách để quảng bá vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Ukraine-Nga. Ảnh bộ trưởng Tần Cương (trái) bị nữ bộ trưởng ngoại giao Đức Annalena Baerbock “lên lớp” về Ukraine trong cuộc họp báo chung ở Berlin hôm 9 tháng Năm 2023. Ảnh Michele Tantussi/Getty Images

Đầu tuần này, Trung Quốc đã cử một đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình sang châu Âu để tìm “một sự dàn xếp chính trị” cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Lý Huy (Li Hui) sẽ đến Nga, Ukraine trước, rồi sau đó đến Ba Lan, Đức và Pháp với nhiệm vụ quảng bá cho vai trò trung gian hòa giải cuả Trung Quốc và vận động cho kế hoạch hòa bình 12 điểm mà Bắc Kinh đưa ra vào cuối tháng Hai 2023. Phải chăng Trung Quốc đã “quay xe”, đi về hướng chính nghĩa hay đây chỉ là trò “đặt gạch cả hai cửa” khi thấy gió sắp đổi chiều?

Lật lại vài sự kiện cũ để phân tích hành động mới của họ Tập. Chỉ hai tuần trước khi xua quân tràn qua biên giới Ukraine cuối tháng Hai 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai bên tuyên bố một sự hợp tác “không giới hạn”. Nếu có một chính trị gia nước ngoài nào biết trước thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine thì đó chính là Tập.

Từ khi súng nổ đến nay đã 15 tháng, cho dù lúc nào Trung Quốc cũng cao giọng tuyên bố “trung lập” nhưng ai cũng thấy Tập luôn đứng cùng phe với Putin, hỗ trợ Nga về ngoại giao, kinh tế và tuyên truyền. Thay vì lên án Nga gây ra chiến tranh xâm lược, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ và Liên minh NATO chèn ép Nga đến nỗi Putin phải phản ứng bằng vũ lực. Trong năm chiến tranh đầu tiên, Tập đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ và đàm luận với Putin nhưng từ chối điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dù trước chiến tranh quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine khá mật thiết. Trên diễn đàn Liên hiệp quốc, mỗi khi các nước ra nghị quyết lên án hành vi xâm lược của Putin thì Trung Quốc lại đứng ra che chắn cho đồng bọn bằng những lá phiếu trắng.

Hôm 21 tháng Tư vừa qua, châu Âu sững sờ khi đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye) lên truyền hình nói rằng các nước thành viên Liên Xô cũ, như Ukraine, không có tư cách quốc gia độc lập theo luật quốc tế; và “bán đảo Crimea có là một phần của Ukraine hay không còn tùy vào cách xem xét vấn đề”. Bình luận xấc xược của Lư đã gây phẫn nộ khắp châu Âu, 80 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất họ Lư.

Bắc Kinh lập tức xoa dịu, nói rằng Lư chỉ phát biểu ý kiến cá nhân của ông ta. Năm ngày sau đó, ông Tập gọi điện cho ông Zelensky, đồng thời cử bộ trưởng ngoại giao Tần Cương (Qin Gang) đi một vòng châu Âu vào đầu tháng Năm để giải độc. Nhưng ở trong nước Trung Quốc, đại sứ Lư chẳng những không bị khiển trách mà còn được tôn sùng như một “chiến binh sói” quả cảm.

Chuyên gia Bonny Lin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định trên Foreign Affairs rằng vụ phát ngôn gây sốc của Lư có thể là một phép thử mà Bắc Kinh sử dụng để thăm dò xem châu Âu sẽ phản ứng như thế nào với một lập trường như thế của Trung Quốc. Xét kỹ, quan điểm căn bản của ngoại giao Trung Quốc từ trước đến nay là không bao giờ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và sẵn sàng đe dọa những ai thách thức lợi ích của họ. Cùng với Nga, Trung Quốc đang nuôi tham vọng thay đổi trật tự thế giới hiện hành.

Phản ứng mạnh mẽ của châu Âu đã khiến Trung Quốc phải tính lại thế cờ. Quan hệ “không giới hạn” với Vladimir Putin hóa ra đã trở thành một thứ gánh nặng chính trị mà trong thâm tâm Tập Cận Bình đang cố trút bỏ.

Trên chiến trường Ukraine, trong gần 15 tháng, quân Nga bị tổn thất nặng nề mà vẫn không tiến được, nội bộ các cấp chỉ huy chia rẽ trầm trọng. Trong khi đó Ukraine liên tục được các đồng minh phương Tây tiếp viện những loại vũ khí càng ngày càng tân tiến và đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng phản công quét sạch quân Nga ra khỏi bờ cõi. Chuyến công du Tây Âu thành công ngoài mong đợi của tổng thống Zelensky càng làm cho triển vọng Ukraine đánh bại quân Nga trên chiến trường và giành lợi thế trên bàn đàm phán càng khả thi hơn bao giờ.
Image
Đức Giáo hoàng Francis tiếp thân mật Tổng thống Ukraine Zelensky ở Vatican hôm 13/05/2023. Ông Zelensky vừa có chuyến đi rất thành công ở các nước Anh, Pháp, Ý, Đức vận động hỗ trợ cho Ukraine. Ảnh Vatican Media Vatican Pool/Getty Images

Với thủ đoạn thâm sâu của hậu duệ những mưu sĩ lừng danh như Tôn Vũ, Ngô Khởi, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Trương Lương, Trần Bình… Tập Cận Bình lập tức xoay sang làm hòa với Ukraine và các đồng minh của Kyiv. Ông ta cam kết với ông Zelensky rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí đạn dược cho Nga, sẽ ngăn cản Putin sử dụng vũ khí nguyên tử. Ông ta cử Tần Cương đi Đức, Pháp và Ba Lan, sai Vương Nghị – nay là ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm văn phòng đối ngoại trung ương đảng CSTQ, cấp trên của Tần – đi gặp cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan ở Vienna để nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên mà Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt sau vụ chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan tháng Tám năm ngoái.

Và mới nhất là Tập cử Lý Huy – từng có 10 năm làm đại sứ Trung Quốc ở Nga – làm thuyết khách,“tìm sự dàn xếp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”, tức là vận động cho kế hoạch 12 điểm mà Tập đưa ra rồi cuối tháng Hai 2023, qua đó đề cao vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm.

Thật ra Trung Quốc sợ cái kết cục bi đát là Nga thảm bại, Putin phải ra trước tòa án quốc tế như một tội phạm chiến tranh; khi ấy Trung Quốc có thể bị coi là “đồng lõa” bị cả thế giới xa lánh. Tệ hơn nữa, Trung Quốc có thể bị gạt ra bên lề, không được can dự vào công cuộc tái thiết Ukraine được các công ty cho là béo bở. Tam thập lục kế, cách tốt nhất của Tập bây giờ là đặt gạch ở cả hai cửa, theo triết lý con mèo của Đặng Tiểu Bình: Vẫn duy trì tình hữu nghị với Nga và cùng Nga chống Mỹ đến cùng, nhưng vẫn phải nối lại quan hệ với Ukraine và xoa dịu cơn phẫn nộ của các đồng minh của Kyiv ở châu Âu. Nga và Ukraine ai thắng cũng không sao, miễn là Trung Quốc luôn được lợi.

Cái khó của Lý là không ai tin Trung Quốc “trung lập” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố. Và do đó không ai tin cái kế hoạch 12 điểm của Tập, mà điểm quan trọng nhất là “đóng băng” cuộc chiến: quân đội Nga và Ukraine ngừng bắn, ai ở đâu thì ở yên đấy trong lúc các nhà ngoại giao tìm một giải pháp chính trị!

Kế hoạch của Tập ngay từ đầu đã bị các chính trị gia phương Tây coi là một thứ bẫy ngôn từ, là “sói mặc áo cừu” không bịp được ai; ngay cả Moscow cũng vứt nó vào sọt rác. Nhưng bây giờ, để đặt gạch với Ukraine, Tập không còn thứ gì khác để mời chào.

Món hàng của Tập xem chừng bị ế. Tại cuộc hội đàm với phái đoàn của Lý Huy ở Kyiv hôm thứ Tư 17 tháng Năm, bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói rõ “các nguyên tắc khôi phục nền hòa bình bền vững và công bằng là phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ông Kuleba nhắc lại lập trường kiên định của chính phủ ông là Ukraine không bao giờ chấp nhận mọi đề nghị “đóng băng” cuộc chiến dẫn tới việc Ukraine mất lãnh thổ vào tay quân xâm lược. Nói cách khác, Ukraine không chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” – mà đó lại là cốt lõi trong kế hoạch của Tập.

Tổng thống Zelensky thì quyết liệt hơn:“[Hòa bình ở Ukraine] không phải là vấn đề của Vatican, của Mỹ, của Trung Quốc hoặc của bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi vì Putin giết người, chúng tôi không thể đàm phán với ông ta”, ông Zelensky khẳng định tại Rome vào cuối tuần trước khi đề cập tới các nước muốn làm trung gian đàm phán.

Cho đến nay, Ukraine vẫn kiên trì kế hoạch 10 điểm mà ông Zelensky gọi là Công thức Hòa bình (Peace Formula), điểm quan trọng nhất là Nga phải rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine, kể cả bán đảo Crimea và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi đường biên giới đã được quốc tế, kể cả Nga, công nhận năm 1991. Kế hoạch đó không tương thích với quan điểm “đóng băng” của Trung Quốc nên mưu đồ đặt gạch cả hai cửa của Tập xem ra khó có kết quả.

Hãy chờ xem hoàng đế Trung Hoa sẽ còn giở trò gì.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by dodom »

Tiết lộ mới: Trung Quốc đặt trạm nghe lén Mỹ tại Cuba
Việt Bình
8 tháng 6, 2023



Image
Bí thư thứ nhất đảng cộng sản kiêm Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel Bermudez trong chuyến kinh lý Bắc Kinh ngày 25 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Rao Aimin/Xinhua via Getty Images)

Bắc Kinh và Havana đã đạt được một thỏa thuận bí mật để Trung Quốc thiết lập một cơ sở nghe lén điện tử trên đất Cuba, Wall Street Journal cho biết.

Một trạm nghe lén ở Cuba, cách Florida khoảng 100 dặm, sẽ giúp các cơ quan tình báo Trung Quốc thu thập thông tin liên lạc điện tử khắp khu vực Đông Nam nước Mỹ, nơi có nhiều căn cứ quân sự, và nó đồng thời có thể theo dõi hoạt động giao thông của tàu thuyền Mỹ. Theo một số viên chức biết chuyện, Trung Quốc đã đồng ý trả cho Cuba vài tỷ đôla để quân đội Bắc Kinh xây trạm nghe lén. Tiết lộ về địa điểm lắp trạm nghe lén được lên kế hoạch đã gióng lên hồi chuông báo động trong chính quyền Biden. Một căn cứ của Trung Quốc với khả năng quân sự và tình báo tiên tiến ở sân sau của Hoa Kỳ có thể là một mối đe dọa mới chưa từng có.

“Dù tôi không thể nói về báo cáo cụ thể này, nhưng chúng tôi biết rõ và đã nói chuyện nhiều lần với phía Trung Quốc, đề cập về những nỗ lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới trong đó có nhiều hạ tầng có mục đích quân sự,” John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết. “Chúng tôi theo dõi những diễn biến này một cách chặt chẽ, thực hiện các bước cần thiết để đối phó, và tự tin khi nói rằng chúng tôi có thể đáp ứng tất cả cam kết an ninh của mình ở trong nước, khu vực và trên toàn thế giới.”

Thông tin tình báo về địa điểm dự kiến ở Cuba, dường như được thu thập vài tuần gần đây, là chính xác. Giới chức tình báo Mỹ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc tiến hành thu thập tín hiệu tình báo (sigint), bao gồm việc giám sát loạt thông tin liên lạc, kể cả email, cuộc gọi điện thoại và đường truyền vệ tinh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời về việc này. Đại sứ quán Cuba cũng không. Phần mình, giới chức tình báo Mỹ từ chối cung cấp chi tiết về vị trí đề xuất của trạm do thám hoặc việc xây dựng đã được bắt đầu hay chưa. Không thể xác định Biden có thể làm gì, nếu có, để ngăn chặn việc Trung Quốc lập một trạm tình báo như vậy.

Hoa Kỳ từng can thiệp để ngăn chặn các cường quốc nước ngoài mở rộng ảnh hưởng của họ ở Tây bán cầu, đáng chú ý nhất là Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Hoa Kỳ và Liên Xô đã đi đến bờ vực chiến tranh hạt nhân sau khi Liên Xô triển khai tên lửa có khả năng hạt nhân tới Cuba. Cuối cùng, Liên Xô lùi bước và ngưng lắp đặt dàn tên lửa. Vài tháng sau, Mỹ cũng lặng lẽ loại bỏ dàn tên lửa đạn đạo tầm trung khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tin tình báo về căn cứ mới của Trung Quốc được đưa ra giữa lúc chính quyền Biden nỗ lực cải thiện quan hệ Mỹ-Trung sau nhiều tháng căng thẳng từ vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ vào đầu năm nay. Tháng Năm 2023, Tổng thống Biden đã cử Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns bí mật tới Bắc Kinh, và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cũng có cuộc hội đàm với một quan chức hàng đầu Trung Quốc tại Vienna. Dư luận không thể biết liệu vụ trạm nghe lén ở Cuba có được bàn đến trong những cuộc trao đổi mới đây giữa hai bên hay không. Ngoại trưởng Antony Blinken dự kiến tới Bắc Kinh vào cuối Tháng Sáu và có thể gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo giới phân tích, Bắc Kinh có thể lập luận rằng căn cứ của họ ở Cuba là chuyện “hợp lý” vì chính Mỹ cũng hoạt động tình báo và quân sự sát nách Trung Quốc. Máy bay quân sự Mỹ thường xuyên bay qua Biển Đông, “rình rình rập rập”; rồi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; thậm chí triển khai một số cố vấn quân sự đến Đài Loan để huấn luyện quân đội đảo quốc này; và tàu Hải quân Mỹ thì xẹt qua xẹt lại eo biển Đài Loan như đi chợ.

Thế thì nếu một trạm do thám Trung Quốc ở Cuba cũng sẽ là điều “bình thường”. Có thể thấy đó là lý lẽ mà Bắc Kinh đưa ra nếu Mỹ phản đối vụ trạm nghe trộm của họ trên đất Cuba, tức sát vách Mỹ. Bất luận thế nào, “việc thiết lập cơ sở này báo hiệu một giai đoạn leo thang mới trong chiến lược quốc phòng rộng hơn của Trung Quốc. Việc lựa chọn Cuba là một hành động khiêu khích có chủ ý” – nhận xét của Craig Singleton thuộc Foundation for Defense of Democracies, Washington DC.

Trước nay, căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Trung Quốc là ở Djibouti, thuộc vùng Sừng châu Phi, khi Trung Quốc bắt tay thực hiện chiến dịch phát triển cảng ở khắp nơi, trong đó có Campuchia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Giới chức Hoa Kỳ lâu nay nói rằng đó là nỗ lực tạo ra một mạng lưới các cảng quân sự và căn cứ tình báo để phô trương sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu.

Quan hệ an ninh Washington và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng vài tuần gần đây sau các cuộc chạm trán giữa tàu Mỹ và Trung Quốc ở eo biển Đài Loan và giữa máy bay quân sự của hai bên trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lý Thượng Phúc, đã đốp chát nhau tóe lửa tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Singapore vào cuối tuần trước.

Phần Cuba, chính quyền Biden đã cố gắng xích lại gần Havana, đảo ngược một số chính sách thời Trump bằng cách nới lỏng các hạn chế đối với việc đi lại từ Cuba; thiết lập lại chương trình đoàn tụ gia đình; mở rộng các dịch vụ lãnh sự cho phép nhiều người Cuba hơn đến thăm Hoa Kỳ…

Với Cuba, thỏa thuận của họ với Trung Quốc sẽ mang lại số tiền cần thiết nhưng chắc chắn dẫn đến nguy cơ khiến Mỹ tức giận và Washington lại thực thi chính sách cô lập Cuba về mặt ngoại giao và kinh tế. Cuba trước kia sống dựa vào trợ cấp hào phóng từ Liên Xô cho đến khi Liên Xô sụp đổ, đẩy họ vào tình trạng suy thoái kinh tế thê thảm. Những năm 2000, Cuba dựa vào viện trợ Venezuela cho đến khi nền kinh tế nước này cũng sụp đổ. Chế độ được quân đội hậu thuẫn của Cuba giờ đây có thể hy vọng Trung Quốc lại là một cứu cánh mới. Phần Trung Quốc, Bắc Kinh cũng xây dựng quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ hơn Cuba. Tháng Mười Một 2022, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by bichphuong »

Nga: Quân nổi dậy tiến về Moscow, Putin thề đập tan binh biến
Bình Phương
24 tháng 6, 2023

Image
Thủ đô Moscow căng thẳng vào sáng thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023, con đường tới Điện Kremlin đã bị rào lại, vào lúc xảy ra cuộc binh biến của đội quân đánh thuê Wagner chống lại các chỉ huy của quân Nga. Ảnh Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images

Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã huy động quân đội Nga để dập tắt cái mà ông gọi là cuộc nổi dậy vũ trang của đội quân đánh thuê Wagner do một cận thần của ông là Yevgeny V. Prigozhin làm thủ lĩnh, trong khi phía Wagner tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga và đang di chuyển về phía bắc dọc theo một đường cao tốc hướng tới thủ đô Moscow.

Như tin đã đưa, quân đánh thuê Wagner đã thực hiện một cuộc binh biến, quay súng chống lại quân Nga và truy tìm bộ trưởng quốc phòng nước này là Sergei Shoigu. Vào thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023, một đoàn xe quân sự được cho là của lực lượng Wagner của Prigozhin đã được nhìn thấy ở thị trấn Elets, cách thủ đô Moscow khoảng 250 dặm về phía nam và đang từ thành phố Rostov-on-Don tiến lên phía bắc. Thống đốc các tỉnh dọc theo đường cao tốc M-4 – quốc lộ chính của Nga chạy theo hướng Nam Bắc từ Hắc Hải đến Moscow – kêu gọi người dân tránh xa hành lang giao thông này. Video cho thấy dấu hiệu của giao tranh dữ dội dọc theo đường cao tốc.

Trong một video xuất hiện vào sáng thứ Bảy ông Prigozhin được nhìn thấy đứng cùng với những người đàn ông có vũ trang trong sân trụ sở quân sự phía nam của Nga ở thành phố Rostov. “Chúng tôi đang phong tỏa thành phố Rostov và tiến tới Moscow,” ông Prigozhin nói, đồng thời yêu cầu được gặp Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei K. Shoigu.

Từ Moscow, trong một bài phát biểu ngắn gọn trước quốc dân vào sáng thứ Bảy, Tổng thống Putin đã gọi ông Prigozhin là kẻ phản bội đã “đâm một nhát sau lưng đất nước và nhân dân chúng ta”. Ông nói rằng quân phiến loạn “về căn bản đã bị chặn” ở Rostov, một trung tâm quân sự quan trọng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Prigozhin là một đồng minh thân cận của Putin, lực lượng đánh thuê tư nhân Wagner của ông ta đã chiến đấu bên cạnh quân Nga từ đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Quân đội Nga được thấy đã dựng chướng ngại vật và bố trí binh sĩ dày đặc trên các ngả đường dẫn vào thủ đô Moscow.
Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình sáng thứ Bảy 24 tháng Sáu 2023 tại Moscow thề sẽ đập tan cuộc nổi dậy của lực lượng đánh thuê Wagner. Ảnh Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images

Ông Prigozhin đã bị Công tố viện Nga truy tố tội “tổ chức nổi loạn có vũ trang” chống lại tổng thống Nga. Trong nhiều tháng qua, Prigozhin đã tố cáo các chỉ huy quân sự hàng đầu của Nga bất tài, tham nhũng và không cung cấp đủ vũ khí đạn dược cho lực lượng Wagner của ông ta khi họ chiến đấu cùng quân Nga ở Ukraine. Lực lượng Wagner hiện có khoảng 25,000 tay súng được trang bị đầy đủ và thiện chiến, theo lời ông Prigozhin, nhưng chưa rõ có bao nhiêu binh lính tham gia cuộc binh biến chống lại Moscow.

Cuộc đối đầu giữa quân đánh thuê và quân chính phủ đánh dấu mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của Putin kể từ khi ông ta lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 1999. Nó cũng diễn ra vào thời điểm then chốt trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, khi các lực lượng Ukraine bắt đầu tổng phản công để giành lại lãnh thổ.

Moscow đã tuyên bố một “chiến dịch hoạt động chống khủng bố”, trao cho chính quyền địa phương quyền hạn pháp lý mở rộng, còn những người ủng hộ chiến tranh Nga bày tỏ sự lo ngại rằng cuộc nổi dậy có thể đe dọa tiền tuyến của quân Nga ở Ukraine.

Các quan chức chính trị của Điện Kremlin, các thống đốc vùng, nhà lập pháp… đều nhanh chóng tuyên bố trung thành với Putin và dự đoán cuộc nổi dậy sẽ thất bại; chưa có nhân vật nổi tiếng nào đứng về phía Prigozhin. Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh vùng Chechnya, cam kết sẽ dùng đội quân tư nhân của ông ta để dập tắt cuộc nổi dậy để bày tỏ lòng trung thành với Putin.
Image
Thủ lĩnh quân đánh thuê Wagner, ông Yevgeny Prigozhin trong một video cho thấy ông ta phát biểu từ đại bản doanh Quân khu Miền Nam Nga ở thành phố Rostov-on-Don thứ Bảy 24 tháng Sáu trong khi các quân lính của ông đang chiếm tòa nhà bộ tư lệnh. Ảnh Wagner/Anadolu Agency via Getty Images

Mikhail B. Khodorkovsky, một tỷ phú Nga thù địch với Putin và đang tìm cách tập hợp các lực lượng chống Putin, đã lên mạng kêu gọi người dân Nga tự vũ trang để chống chế độ độc tài. “Bây giờ chúng ta thấy chỉ người dân có vũ trang mới có thể chống chế độ độc tài. Bây giờ đã có cơ hội khi hỗn loạn diễn ra trên đường phố và các lực lượng an ninh không kiểm soát được tình hình”, ông Khodorkovsky viết trên mạng Telegram.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình nhưng không muốn công khai nói bất cứ điều gì có thể khiến ông Putin có lý do để đổ lỗi cho phương Tây về tình trạng hỗn loạn. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Mark A. Milley, đã hủy bỏ chuyến công du dự kiến tới Israel và Jordan để tập trung theo dõi tình hình mới ở Nga.

Tổng thống Joe Biden cũng hoãn chuyến đi nghỉ cuối tuần tại trại David để họp với các cố vấn và trao đổi ý kiến qua điện thoại với các nhà lãnh đạo châu Âu, với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak.

Cơ quan tình báo quốc phòng Anh mô tả cuộc nổi dậy là “thách thức quan trọng nhất đối với nhà nước Nga trong thời gian gần đây” và nói rằng lòng trung thành của các lực lượng an ninh Nga – đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga – sẽ rất quan trọng.

Ở miền đông Ukraine, người dân coi cuộc nổi dậy là một xung đột lớn trong quân đội Nga và có lợi cho các lực lượng của Kyiv. Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine, bắn hơn 20 tên lửa vào Kyiv trong một cuộc tấn công trước bình minh thứ Bảy 24 tháng Sáu khiến ít nhất ba người thiệt mạng, cuộc tấn công thứ tám vào thủ đô Ukraine trong tháng này.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by VuPhong »

Thủ lĩnh Wagner sang Belarus, được xóa cáo trạng nổi loạn
June 25, 2023

MOSCOW, Nga (NV) – Thủ lĩnh nhóm đánh thuê Wagner của Nga sẽ sang Belarus và cáo trạng đối với nhóm này sẽ được xóa bỏ sau vụ họ nổi loạn, BBC dẫn thông tin từ báo chí nhà nước Nga cho hay hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Sáu.

Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên chính phủ Nga, loan báo lính Wagner nào muốn ký hợp đồng làm việc với Bộ Quốc Phòng Nga thì cũng được quyền ký, còn những tay súng tham gia vụ nổi loạn hôm Thứ Bảy sẽ không bị truy tố.
Image
Lính Wagner ngồi trên xe tăng đậu ngoài đường ở Rostov, Nga, hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Sáu. (Hình: Roman Romokhov/AFP via Getty Images)

Trước đó, ông Yevgeny Prigozhin, 61 tuổi, thủ lĩnh Wagner, ra lệnh quân quay về căn cứ để “tránh đổ máu” sau khi ông thương lượng với ông Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus.

Hôm Thứ Sáu, cáo buộc quân đội Nga dội bom làm chết “rất nhiều” lính Wagner, ông Prigozhin kêu gọi nổi loạn để trả đũa, và nhóm này chiếm được thành phố Rostov ở miền Nam nước Nga rồi tiến về Moscow.

Trong bài diễn văn trên truyền hình, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, lên án lời kêu gọi của ông Prigozhin, từng là đồng minh ông Putin, là “phản bội” và “phản quốc,” đồng thời hứa trừng trị quân nổi loạn.

Giữa tình hình căng thẳng, chính quyền Moscow siết chặt an ninh, và thị trưởng thành phố này khuyến cáo cư dân tránh đi lại. Tất cả chương trình lớn ngoài trời bị hủy tới ngày 1 Tháng Bảy.

Hôm Thứ Bảy, sau lời tuyên bố chấm dứt kéo quân về Moscow của ông Prigozhin, lính Wagner bắt đầu rời Rostov, theo thông tấn xã Tass của Nga.

Hầu như suốt ngày Thứ Bảy, thành phố này là trung tâm “cuộc binh biến” của Wagner. Sáng sớm cùng ngày, lính Wagner tiến vô Rostov và chiếm trụ sở Quân Khu Miền Nam của Nga. Hình ảnh mới nhất của hãng tin Reuters cho thấy xe tăng Wagner đang ra khỏi trụ sở này. Hình ảnh Reuters cũng cho thấy cư dân địa phương dường như giao tiếp với lính Wagner và nói lời tạm biệt khi họ rời đi.

Cũng theo hình ảnh Reuters, ông Prigozhin rời khỏi Rostov, nhưng chính phủ Nga nói họ không biết ông đang ở đâu. (Th.Long) [qd]

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by cuoigia »

Nước Pháp lại cháy!
Việt Bình
3 tháng 7, 2023

Image
Cơn phẫn nộ kinh hoàng của người dân tại Nanterre, một thị trấn ngoại ô Paris, nơi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi ngày 27 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Sự kiện một thiếu niên 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết ngày 27 Tháng Sáu 2023 đang trở thành mồi lửa khiến nước Pháp lại ngập trong loạt hỏa hoạn – nghĩa bóng lẫn đen, mà ông “chỉ huy tối cao của đội cứu hỏa”, Tổng thống Emmanuel Macron, đang lúng túng không biết dập lửa như thế nào…

Paris đang cháy đen cháy đỏ. Trên khắp nước Pháp, khoảng 40,000 cảnh sát đã được triển khai. Ít nhất 250 cảnh sát đã bị thương từ những cuộc đụng độ với những người biểu tình giận dữ. Một số dịch vụ xe buýt và xe điện ở Paris và ngoại ô đã ngừng hoạt động lúc 21:00 giờ địa phương vào Thứ Năm 29 Tháng Sáu. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng được áp dụng ở một số khu vực ngoại ô. Tại thị trấn Nanterre, nơi thiếu niên thiệt mạng, một đám cháy lớn nhấn chìm tầng trệt của một tòa nhà nơi có trụ sở một ngân hàng.
Image
Nanterre, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Image
Nanterre, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Aurelien Morissard/Xinhua via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)
Video và hình ảnh trên mạng xã hội cũng cho thấy những đống rác bốc cháy nhiều nơi… Khói hơi cay và xe hơi bị đốt cháy ngùn ngụt ở Nanterre, nơi hàng ngàn người tập trung để bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của nạn nhân. Nhiều người mặc áo phông có dòng chữ “Công lý cho Nahel. ”


Thủ tướng Élisabeth Borne nói rằng bà thấu hiểu cảm xúc bùng nổ sau cái chết của nạn nhân 17 tuổi được báo chí viết là “Nahel M.”, nhưng bà Élisabeth Borne đồng thời lên án nạn đập phá, đốt cháy và bạo loạn. “Không có gì biện minh cho bạo lực cả,” bà nói. Cái chết của cậu thiếu niên đã làm dấy lên tranh cãi dữ dội về quyền lực của cảnh sát và mối quan hệ giữa chính quyền và người dân từ các vùng ngoại ô của Pháp, những người cảm thấy bị tách biệt khỏi các trung tâm thành phố thịnh vượng của nước Pháp.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết trên Twitter vào đầu ngày Thứ Sáu 30 Tháng Sáu, chính quyền Pháp đã bắt giữ hơn 660 người sau đêm biểu tình thứ ba, sau gần 200 vụ bắt giữ vào hai ngày trước. Ở Đông Bắc Paris, người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ dữ dội với nhau suốt ba tiếng đồng hồ, theo tờ Le Monde. Một trường mẫu giáo bị phá hư và xe cảnh sát bị đốt cháy ở Neuilly-sur-Marne, khu vực ngoại ô Paris. Tại Toulouse, Nam nước Pháp, những người biểu tình đã bắn pháo về phía cảnh sát. Dịch vụ xe lửa tiếp tục bị gián đoạn vào Thứ Năm 29 Tháng Sáu tại Lille, miền Bắc nước Pháp, sau một “hành động phá hoại”.

Tại Marseille, miền Nam nước Pháp, cảnh sát địa phương cho biết vào tối Thứ Năm 29 Tháng Sáu họ đã thực hiện 14 vụ bắt giữ, với lý do gây rối trật tự công cộng. Đêm Thứ Tư 28 Tháng Sáu, Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, nói: “Đây là đêm bạo loạn tồi tệ nhất ở các vùng ngoại ô đa chủng tộc của Pháp trong 18 năm”. Năm 2005, bạo loạn đã nổ ra sau cái chết của hai cậu bé bị điện giật khi trốn cảnh sát tại một nhà máy điện bên ngoài Paris. Tình trạng bất ổn khiến Tổng thống lúc đó là Jacques Chirac phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Image
Paris, ngày 29 Tháng Sáu (ảnh: Firas Abdullah/Anadolu Agency via Getty Images)

Tình trạng bạo lực đang đặt ra một thách thức chính trị lớn đối với Tổng thống Emmanuel Macron. Macron chịu áp lực khi cùng lúc phải xoa dịu cơn thịnh nộ công chúng nhưng cùng lúc lại trấn áp những kẻ bạo loạn bằng lệnh giới nghiêm và bắt giữ hàng loạt.

Sự việc xảy ra khi nạn nhân Nahel bị một sĩ quan cảnh sát bắn vào sáng Thứ Ba 27 Tháng Sáu. Theo Pascal Prache, công tố viên của vùng Nanterre, hai cảnh sát giao thông đi tuần bằng xe môtô thấy một chiếc Mercedes chạy rất nhanh trong làn đường dành cho xe buýt, trên xe có hai hành khách. Cảnh sát yêu cầu tài xế dừng xe để được kiểm tra giấy tờ nhưng chiếc Mercedes vẫn phóng chạy.

Sau khi đuổi theo một hồi, cảnh sát tấp vào bên hông Mercedes khi nó đậu tại một nút giao thông. Cảnh sát rút súng, ngắm vào tài xế chiếc Mercedes – tức Nahel – yêu cầu không được tiếp tục chạy. Đạn nổ khi cảnh sát nhận thấy chiếc xe lại chuẩn bị vọt. Nahel bị trúng đạn, được cấp cứu tức thời nhưng được ghi nhận tắt thở lúc 9:15g sáng. Một hành khách trên xe bị tạm giam; người còn lại mở cửa xe phóng chạy tẩu thoát. Công tố viên Pascal Prache cho biết, khám nghiệm tử thi cho thấy Nahel tử vong bởi một phát đạn duy nhất. Viên đạn xuyên qua cánh tay trái và ngực nạn nhân.

Sự tức giận chống lại cơ quan thực thi pháp luật ở Pháp lần này trở nên trầm trọng bởi điều mà các nhóm nhân quyền mô tả là phản ứng quá mạnh tay và đôi khi bạo lực đối với các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của chính phủ Emmanuel Macron. Trong vụ Nahel, sự phẫn nộ bùng phát sau khi một đoạn video do một người tình cờ quay được và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một số chi tiết trái ngược với lời khai ban đầu của cảnh sát, khi họ cho rằng Nahel đã cố đâm chiếc Mercedes vào cảnh sát. Đoạn video cho thấy một cảnh sát chĩa súng vào một chiếc xe hơi đang đứng yên và bóp cò ở cự ly gần khi chiếc xe bắt đầu lao đi.

Yassine Bouzrou, luật sư của gia đình Nahel, cáo buộc viên cảnh sát bắn Nahel đã khai man và có “ý định giết người”. Luật sư Bouzrou nói rằng, trong video, người ta có thể nghe thấy cảnh sát nói với người lái xe (Nahel): “Tao sẽ cắm một viên đạn vào đầu mày.”

Vụ nổ súng khiến người ta lại tranh luận một đạo luật năm 2017 nới lỏng các hạn chế về thời điểm mà cảnh sát có thể khai hỏa. Các chính trị gia cánh tả, giới hoạt động xã hội và một bài xã luận trên tờ Le Monde đã kêu gọi bãi bỏ hoặc sửa đổi luật này, vốn được thông qua sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris và Nice, qui định rằng cảnh sát có thể bắn vào các phương tiện đang di chuyển nếu họ cho rằng chúng gây nguy hiểm chết người cho chính họ hoặc người khác. Theo Sebastian Roche, giáo sư Đại học Grenoble-Alpes, người nghiên cứu các chính sách trị an và việc sử dụng vũ khí của cảnh sát, kể từ khi luật này được thông qua, số người bị bắn chết trong xe của họ đã tăng gấp năm lần.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by kalua »

Tin tặc Trung Quốc tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ
Lê Tây Sơn
21 tháng 7, 2023

Image
Ảnh: Budrul Chukrut/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc (TQ) bị hack trong một hoạt động gián điệp được xem là có liên quan đến đảng Cộng sản TQ. Chiến dịch gián điệp này cũng nhắm vào một quan chức Bộ Ngoại giao giám sát khu vực Đông Á – Wall Street Journal cho biết.

Hai đích ngắm chính, và còn ai nữa?

Tin tặc Bắc Kinh đã truy cập tài khoản email của ông Nicholas Burns, Đại sứ Hoa Kỳ tại TQ, trong một cuộc tấn công được cho là xâm phạm ít nhất hàng trăm ngàn email cá nhân của chính phủ Hoa Kỳ.

Ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á, cũng bị hack trong cuộc tấn công mạng này. Hai nhà ngoại giao được cho là các quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao bị nhắm mục tiêu trong chiến dịch gián điệp bị phát hiện vào tuần trước. Các chi tiết của chiến dịch chưa được biết đầy đủ. Dù chỉ giới hạn trong các email không được phân loại mật, hộp thư đến của Burns và Kritenbrink đã bị đột nhập để tin tặc thu thập thông tin chi tiết về kế hoạch cho một loạt chuyến thăm TQ gần đây của các quan chức cấp cao trong chính quyền Joe Biden, cũng như các cuộc trò chuyện nội bộ về chính sách của Hoa Kỳ đối với các đối thủ trong giai đoạn ngoại giao nhạy cảm bị thách thức nhiều lần trong những tháng gần đây.

Ước tính số lượng email bị xâm nhập có thể cao hơn. Burns và Kritenbrink là các quan chức cấp cao thứ hai và thứ ba của chính quyền Biden bị tấn công vào email. Tài khoản email của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cũng bị xâm phạm. Nguồn tin riêng của Wall Street Journal cho biết có vẻ như tài khoản email của Ngoại trưởng Antony Blinken không bị xâm nhập trực tiếp cũng như tài khoản của các cố vấn hàng đầu của ông.

Thay vào đó, các tin tặc ưu tiên nhắm vào một số ít quan chức cấp cao chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ Mỹ-Trung. “Vì lý do bảo mật, chúng tôi không chia sẻ thêm thông tin về bản chất và phạm vi của sự cố an ninh mạng này vào thời điểm này – một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích – Cuộc điều tra đang diễn ra và chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết vào lúc này”.

Kritenbrink đã tháp tùng Blinken trong chuyến đi tới TQ vào tháng trước. Kritenbrink, Burns và Blinken cùng tham dự các cuộc họp với các quan chức cấp cao TQ và với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Trước khi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao này, Kritenbrink có chuyến đi tiền trạm với các quan chức cấp thấp hơn. Bộ Ngoại giao dẫn đầu nỗ lực của chính quyền Biden trong việc tăng cường liên lạc với TQ nhưng chỉ đạt được tiến bộ trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu và buôn bán opioid tổng hợp.

Còn bao nhiêu lỗ hổng cho hacker TQ?

Vụ tin tặc TQ gần đây nhất là trường hợp tận dụng một lỗ hổng trong môi trường điện toán đám mây của Microsoft (lỗ hổng đã được vá) ảnh hưởng đến hơn hai chục tổ chức trên toàn cầu trong đó có 10 tổ chức ở Hoa Kỳ. Mỗi tổ chức có một số nhỏ tài khoản email cá nhân bị tin tặc truy cập trực tiếp. Không biết có cơ quan liên bang nào ngoài Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Thương mại bị nhắm mục tiêu hay không.

Các quan chức Hoa Kỳ mô tả cuộc tấn công mới mang tính “phẫu thuật” (chỉ chọn số ít nạn nhân có giá trị cao để giảm nhẹ tác động tổng thể của nó, khác với hoạt động gián điệp kỹ thuật số thường diễn ra giữa các quốc gia thù địch). Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh và cựu quan chức tình báo nhận thấy cuộc tấn công có vẻ “bất thường” vào thời điểm mà Mỹ và TQ đang cố hoà dịu ngoại giao sau nhiều tháng gián đoạn vì cuộc chiến Ukraine và vì vấn đề Đài Loan.

Tuần qua, khi được hỏi về vụ hack lỗ hổng tại Diễn đàn bảo mật Aspen, Chủ tịch Microsoft Brad Smith nhận xét: “Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và nó được thiết kế để trích xuất thông tin từ các hệ thống email chưa được phân loại mật”. Ngồi bên cạnh Brad Smith, Rob Joyce, Giám đốc an ninh mạng tại Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency-NSA), nói thêm: “Vụ hack tại Microsoft là sự cố thuộc phạm vi những mối đe dọa truyền thống mà chính phủ Hoa Kỳ thường xuyên đối mặt. Việc TQ liên tục do thám nước Mỹ là điều không thể phủ nhận. Chúng ta cần bảo vệ chống lại hành vi này và loại bỏ nó”.

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by cuoigia »

Ngoại trưởng Tần Cương bị cách chức
Việt Bình
25 tháng 7, 2023

Image
Tần Cương (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)

Bắc Kinh vừa cách chức Ngoại trưởng Tần Cương ngày 25 Tháng Bảy 2023 và thay thế bằng người tiền nhiệm Vương Nghị (Wang Yi), trong một động thái làm dấy lên những tin đồn về cuộc sống cá nhân và sự cạnh tranh chính trị của giới tinh hoa trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chỉ năm tuần trước, người ta còn thấy Tần Cương bắt tay với Ngoại trưởng Antony Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời đến thăm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong bản tin tối phát sóng toàn quốc ngày 25 Tháng Bảy, Đài truyền hình nhà nước CCTV không đưa ra lý do việc sa thải Tần Cương. Đương sự đã biến mất gần một tháng trước và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xóa trang web của Tần Cương và các thông tin chi tiết khỏi trang web của họ.

Số phận của Tần Cương đã trở thành một chủ đề đồn đoán lớn trên mạng xã hội và cả giới phân tích phương Tây. Nhiều người tập trung vào cuộc sống cá nhân của ông và mối quan hệ có khả năng gây tổn hại khi ông còn là đại sứ tại Hoa Kỳ. Bất kể tính xác thực của những giả thuyết đó là gì, sự sụp đổ của ông Tần Cương có thể là một khoảnh khắc khó xử đối với Tập Cận Bình, người đã đưa Tần Cương (57 tuổi) vào vai trò ngoại trưởng đầy quyền lực hơn là chọn các nhà ngoại giao lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm khác.

Sự đột ngột và mờ mịt xung quanh việc Tần Cương bị sa thải cho thấy sự bất ổn hiện đã trở thành một đặc điểm của hệ thống chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Cách thức “xử lý” Tần Cương là đặc thù “văn hóa chính trị” của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với các vấn đề nhân sự trong một hệ thống chính trị bưng bít tối mù, nơi các phương tiện truyền thông và tự do ngôn luận bị hạn chế tối đa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bình luận nào trong cuộc họp giao ban hàng ngày vào Thứ Ba 25 Tháng Bảy 2023.

Động thái sa thải Tần Cương diễn ra trong bối cảnh nhiều nước ngày càng phản ứng dữ dội trước chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc, mà Tần chứ không ai khác là người đề xuất chính. Lần cuối cùng Tần xuất hiện trước ống kính truyền hình là tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Sri Lanka ngày 25 Tháng Sáu ở Bắc Kinh. Sau đó, Tần biến mất và có lúc Bộ Ngoại giao giải thích rằng sở dĩ ông vắng mặt là do sức khỏe không tốt.

Sự xáo trộn trong đội ngũ ngoại giao Trung Quốc cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, trong đó có việc ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Những động thái này diễn ra sau chuyến đi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới Bắc Kinh cũng như các chuyến công du những quan chức Hoa Kỳ hàng đầu khác, trong nỗ lực khôi phục mối quan hệ vốn rạn nứt sâu sắc liên quan mọi phương diện, từ thương mại, nhân quyền, công nghệ, Đài Loan đến các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Image
Tần Cương trong buổi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bắc Kinh ngày 19 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Foreign Ministry of China/Anadolu Agency via Getty Images)

Tần Cương từng là phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Đương sự – một “chiến binh sói” – nổi tiếng với việc liên tục chỉ trích phương Tây và bác bỏ mọi cáo buộc chống lại Trung Quốc. Sau đó, Tần đứng đầu bộ phận lễ tân của Bộ. Thời gian này, Tần Cương bắt đầu thu hút sự chú ý của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Tiếp theo, Tần được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Washington DC từ Tháng Bảy 2021 đến Tháng Giêng năm nay, một nhiệm kỳ tương đối ngắn nhưng báo trước việc ông được thăng tiến lên vị trí người đứng đầu cơ quan ngoại giao Trung Quốc.

Gần đây, Hoa Kỳ đã đưa ra loạt biện pháp ngoại giao với hy vọng khôi phục các mối quan hệ chìm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Với hệ thống chính trị bưng bít được hỗ trợ bởi sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông và xã hội dân sự, thật khó để đánh giá cách Tập Cận Bình và những nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc nhìn nhận và lượng định mối quan hệ Mỹ-Trung như thế nào vào thời điểm này.

Là kẻ độc đoán và theo chủ nghĩa dân tộc một cách mạnh mẽ nhất trong nhiều thập niên, Tập Cận Bình có quan điểm cứng rắn đối với các tuyên bố chủ quyền liên quan Biển Đông, luôn đe dọa tấn công nền dân chủ trên đảo Đài Loan tự trị, hùng hồn bác bỏ những chỉ trích của phương Tây về việc Trung Quốc đàn áp sự biểu đạt chính trị; chưa kể việc Tập thực hiện chính sách đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo và Phật giáo cũng như ở thuộc địa cũ của Anh là Hong Kong.

Trong thời gian làm người phát ngôn và ngoại trưởng, Tần Cương luôn bảo vệ những quan điểm đó bằng lời lẽ gay gắt. Tháng Ba 2023, Tần Cương nói, “Nếu Hoa Kỳ không nhấn phanh mà tiếp tục đi sai đường thì không có lan can bảo vệ nào có thể ngăn chặn sự trật bánh và chắc chắn sẽ có xung đột và đối đầu… Cạnh tranh như vậy là một canh bạc liều lĩnh, với tiền đặt cược là lợi ích căn bản của hai dân tộc và thậm chí là tương lai của nhân loại.”

Quan hệ Mỹ-Trung có thể bớt căng thẳng nếu Tập Cận Bình gặp Tổng thống Joe Biden vào cuối năm nay, nhân dịp đương sự dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco. “Nếu có thể nắm bắt được cơ hội để kéo Trung Quốc-Mỹ lại gần nhau. Nếu trở lại đúng hướng, các mối quan hệ có thể không vượt khỏi tầm kiểm soát vào năm tới, khi Mỹ sẽ tập trung vào mùa bầu cử – một nhà quan sát nhận định.

Bonnie Glaser, Giám đốc điều hành chương trình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết: “Việc Tần Cương bị cách chức là một “dấu hiệu cho thấy ông Tập đã phán đoán sai lầm và có thể sai lầm”. Trong một ví dụ điển hình về bức tranh tối mịt của nền chính trị dưới thời Tập Cận Bình, trong tuần này, Đảng Cộng sản vừa thông báo Trung tướng Vương Thiếu Quân, cựu Cục trưởng Cục An ninh Trung ương bảo vệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đã qua đời ba tháng trước đó. Không có lời giải thích nào cho sự chậm trễ trong việc thông báo về cái chết của ông.

Vương Nghị, 69 tuổi, người thay thế Tần Cương, là một nhà ngoại giao lọc lõi, sếp Ủy ban Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tập. Vương Nghị cũng là ủy viên Bộ Chính trị, gồm 24 quan chức chóp bu cấp cao nhất của Trung Quốc. Nếu ghế ngoại trưởng được Vương thay thế, việc xoa dịu căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung có thể phức tạp thêm vì Vương nổi tiếng cực đoan và nóng nảy. Vương Nghị và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken từng tranh cãi tóe lửa tại hội nghị an ninh ở Munich vào Tháng Hai sau khi máy bay chiến đấu Mỹ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by nhuvan »

Medvedev: Nga phải dùng vũ khí nguyên tử nếu Ukraine phản công hiệu quả
July 30, 2023
MOSCOW, Nga (NV) – Ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga, hôm Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy, tuyên bố Moscow sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cuộc phản công đang diễn ra của Kiev đạt kết quả, theo Reuters.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Medvedev lên tiếng đe dọa về việc sử dụng loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt như thế.
Image
Ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga. (Hình: Loic Venance/AFP via Getty Images)

Ông Medvedev, hiện nay giữ chức vụ phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Nga, cơ quan do Tổng Thống Vladimir Putin làm chủ tịch, tuyên bố trong một thông điệp trên mạng truyền thông xã hội rằng Nga sẽ buộc phải từ bỏ học thuyết nguyên tử khi rơi vào tình huống bất lợi.

“Hãy tưởng tượng nếu… cuộc tấn công do NATO hậu thuẫn thành công và họ xé nát một phần lãnh thổ của Nga thì chúng ta sẽ buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân theo các quy tắc từ sắc lệnh từ tổng thống,” ông Medvedev đặt vấn đề rồi lên giọng răn đe.

“Đơn giản là không còn lựa chọn nào khác. Vì vậy, kẻ thù nên cầu nguyện cho các chiến binh Nga thành công, để bảo đảm rằng ngọn lửa nguyên tử không đốt cháy toàn cầu.”

Medvedev, người tự cho mình là một trong những tiếng nói “diều hâu” nhất của Moscow, đề cập đến một phần trong học thuyết nguyên tử của Nga, trong đó nêu rõ rằng Nga sẽ dùng vũ khí nguyên tử để đáp trả một cuộc xâm lăng dù đối phương sử dụng vũ khí quy ước.

Những người cho rằng ông Medvedev đưa ra những tuyên bố cực đoan về vũ khí nguyên tử trong mục đích ngăn cản khối quốc gia phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. (MPL)

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by bichphuong »

Tàu đắm trên đường vượt biên, 23 người Rohingya chết, 30 người mất tích
August 12, 2023

RAKHINE, Miến Điện (NV) – Miến Điện phát giác 23 thi thể người Rohingya chạy trốn khỏi tiểu bang Rakhine sau khi gặp tai nạn đắm tàu, đài BBC đưa tin hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Tám.

Ba mươi người khác vẫn còn mất tích, chỉ có tám người được cho là còn sống sau tai nạn.
Những người sống sót kể lại họ đang trên đường cố gắng đến Mã Lai thì chiếc thuyền chở hơn 50 hành khách bị đắm rồi bị thủy thủ đoàn bỏ rơi hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Tám.
Image
Tàu chở khoảng 50 người Rohingya, gồm người lớn và trẻ em, bị mắc kẹt trên bãi biển Lampanah, ở Aceh Besar, Indonesia, vào ngày 16 Tháng Hai. (Hình minh họa: Ayu Majiah/AFP via Getty Images)

Mỗi năm có hàng ngàn người Rohingya cố gắng đến Mã Lai hoặc Indonesia trên những chuyến hải trình đầy hiểm nghèo.

Họ đang trốn chạy tình trạng ngược đãi tại Miến Điện và các trại tị nạn đông đúc ở Bangladesh. Những người vong mạng vào tuần này có 13 người phụ nữ và 10 người đàn ông, tất cả đều là người Rohingya theo Hồi Giáo, một đội cứu hộ tiết lộ với đài BBC tiếng Miến Điện.

Người Rohingya theo Hồi Giáo là một dân tộc thiểu số tại quốc gia Miến Điện có Phật Giáo chiếm đa số. Nhiều người trong số họ đã tẩu thoát sang Bangladesh năm 2017 nhằm chạy trốn khỏi một chiến dịch mà Liên Hiệp Quốc mô tả như một cuộc diệt chủng do quân đội Miến Điện châm ngòi. Những người bị kẹt lại ở Miến Điện cũng đã cố gắng đào tẩu từ khi cuộc đảo chánh quân sự nổ ra năm 2021.

Những người sống sót sau tai nạn đắm tàu kể lại họ bị một cơn sóng lớn đánh trúng gần thủ đô Sittwe của tiểu bang Rakhine.

Bọn buôn lậu được trả số tiền khoảng $4,000 để đưa một người tới Mã Lai nhưng ruồng bỏ chiếc thuyền, những người Rohingya cho biết. Những chiếc thuyền khác đã vớt thi thể các nạn nhân lên, hoặc xác dạt vào bờ biển.

Chuyến hải trình rong ruổi trên biển Andaman bằng những chiếc thuyền ngư phủ đông đúc luôn luôn nguy hiểm, nhưng đặc biệt là vào thời điểm này trong năm, khi bão gió mùa lên đến cao điểm.

Hầu hết những người Rohingya đều cố gắng đi đến đích giữa Tháng Mười và Tháng Năm.

Họ sẵn sàng đối diện với hiểm nguy – và thường bán tài sản duy nhất của mình, như đất đai, để dùng làm lộ phí cho chuyến đi – vì những điều kiện khắc nghiệt luôn luôn tiếp diễn trong cuộc sống của họ, cho dù với tư cách là những người tỵ nạn trong những khu trại đông khủng khiếp tại vùng biên giới Bangladesh, hoặc ở lại Miến Điện và chịu kỳ thị cũng như hạn chế đi lại. (TTHN)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by muanuadem »

Điện Kremlin chối phăng trách nhiệm về vụ rớt máy bay chở thủ lãnh Wagner
August 26, 2023
MOSCOW, Nga (NV) – Hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Tám, Điện Kremlin đã bác bỏ những cáo buộc Moscow dính líu tới vụ máy bay rớt được cho là đã giết hại thủ lãnh Yevgeny Prigozhin của nhóm lính đánh thuê Wagner, người từng lãnh đạo cuộc nổi dậy bất thành tại Nga cách đây hai tháng.

Ông Prigozhin, cùng với các chiến hữu tàn bạo được quân ở Ukraine, Phi Châu và Syria nể sợ, đã được Tổng Thống Vladimir Putin ca ngợi vào hôm Thứ Năm, mặc dù những nghi ngờ vẫn nổi lên, cho rằng nhà lãnh đạo Nga đứng đằng sau cái chết của Prigozhin mà nhiều người coi đó là một vụ ám sát.
Image
Một thành viên của nhóm lính đánh thuê tư nhân Wagner tưởng niệm thủ lãnh Yevgeny Prigozhin và ông Dmitry Utkin. (Hình: Stringer/AFP via Getty Images)
Một đánh giá sơ khởi của tình báo Mỹ kết luận rằng chiếc máy bay đó đã rớt vì một vụ nổ có chủ đích. Một trong số các giới chức Hoa Kỳ và Tây phương tham gia cuộc đánh giá cho biết các nguồn tin tình báo cho rằng “rất có thể” ông Prigozhin là kẻ bị nhắm đánh, và rằng vụ nổ phù hợp với “thành tích chuyên bịt miệng những kẻ chỉ trích xưa nay” của ông Putin.

Giới chức này, từ chối việc tiết lộ danh tánh, không đưa ra các chi tiết cụ thể về cái gì đã gây nên vụ nổ chiếc máy bay đó, mà nhiều người tin là nhắm trả thù cuộc nổi loạn ngắn ngủi của quân Wagner hồi Tháng Sáu, tạo nên một thách thức lớn cho 22 năm cầm quyền tối thượng tại Nga của Tổng Thống Putin.

Bộ Quốc Phòng Anh, qua một thông cáo, cho rằng cái chết chưa được sáng tỏ của ông Prigozhin có thể tạo bất ổn cho Wagner, nhóm lính đánh thuê theo khế ước. Bản tính “hết sức gan dạ” và “cực kỳ tàn ác” của vị thủ lãnh đã thâm nhập vào tinh thần của tổ chức và “rất có thể không người kế nhiệm nào có thể sánh được với ông.”

Nhóm lính đánh thuê Wagner là thành phần nòng cốt trong lực lượng quân sự Nga ở Ukraine, đặc biệt là trong trận chiến kéo dài để chiếm lấy Bakhmut, được coi là trận chiến hao mòn nhất cho cả đôi bên trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Các chiến binh Wagner cũng còn đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc bành trướng ảnh hưởng của Nga tại những khu vực rối ren trên thế giới, đầu tiên là tại Phi Châu và sau đó là Syria. (TTHN)

Post Reply