TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Phán quyết về Biển Đông đặt châu Á trước sự lựa chọn
08.07.2016

Image
Dân biểu Randy Forbes, thuộc đảng Cộng hòa, bang Virginia, chủ tịch một tiểu ban của Hạ viện về sức mạnh biển.

Tòa Trọng tài của Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba tuần sau sẽ ra phán quyết về đơn khiếu nại của Philippines thách thức tuyên bố của Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Trong một buổi điều trần tại Hạ viện hôm 7/7, các quan chức Mỹ nói phán quyết của tòa có thể xác định rằng khu vực đó sẽ điều hành theo pháp quyền hay bởi “những tính toán thô về sức mạnh”.

Tuy nhiên, các quan chức ra điều trần từ chối cho biết liệu nếu Trung Quốc có động thái quân sự hóa thêm các thực thể ở Biển Đông có dẫn đến việc Mỹ đáp trả bằng quân sự hay không.

Dân biểu Randy Forbes, thuộc đảng Cộng hòa, bang Virginia, chủ tịch một tiểu ban của Hạ viện về sức mạnh biển, nói thế giới đang theo dõi xem liệu Trung Quốc có cư xử như một bên có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế hay không, và nếu không, thế giới muốn nhìn thấy Mỹ sẽ đáp trả như thế nào.

Ông Forbes phát biểu: “Chúng ta làm gì, hay không làm gì, để ủng hộ các đồng minh và hệ thống quốc tế dựa vào luật lệ trong những tuần sắp tới sẽ gây chú ý trên toàn khu vực và những nơi khác trên toàn cầu”.

Biển Đông có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số bên khác. Trong số đó, Trung Quốc đòi chủ quyền về hầu hết vùng biển. Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở đó nhưng khẳng định có lợi ích trong việc bảo đảm tự do hàng hải và thương mại tại nơi hơn một nửa hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đi qua.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Colin Willett nói tại buổi điều trần rằng phán quyết về vụ khiếu nại sẽ không giải quyết các vấn đề về chủ quyền, nhưng có tiềm năng thu hẹp những vùng đủ tiêu chuẩn pháp lý để được coi là có tranh chấp. Ngoài ra, bà Willett khẳng định Mỹ sẽ không ngần ngại bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia và giữ vững những cam kết với các đồng minh và đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương.

Các quan chức tham gia điều trần chỉ ra rằng hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì sau khi tòa ra phán quyết. Lâu nay, Trung Quốc đã báo hiệu rằng họ sẽ không bị ràng buộc về phán quyết của Tòa Trọng tài, dự kiến sẽ được công bố hôm 12/7.

Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết định chiếm bãi cạn Scarborough gần Philippines, đồng minh của Mỹ, ông Abraham Denmark, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Đông Á, nói sự phản ứng sẽ tùy thuộc vào Bắc Kinh bố trí gì tại nơi có tranh chấp. Ông nói Mỹ đang làm việc với các đồng minh, trong đó có Philippines và các đối tác trong khu vực, để xây dựng năng lực hàng hải, phát triển quy trình hoạt động chung để làm việc hiệu quả hơn cùng nhau cũng như giúp họ tạo sự hiện diện hàng hải như là một biện pháp răn đe.

Trong khi đó, bà Willett của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Bãi Scarborough là một thực thể có tranh chấp mà Mỹ không công nhận chủ quyền của bất cứ nước nào ở đó. Cam kết theo hiệp ước của chúng ta đối với Philippines vững chắc như sắt thép”. Bà nói thêm việc chiếm đóng một thực thể chưa có người ở hay việc quân sự hóa một thực thể bị chiếm đóng sẽ rất nguy hiểm và gây mất ổn định.

Bà Willett cho hay Mỹ đang nỗ lực để bảo đảm rằng tất cả các bên đều hành xử kiềm chế sau khi phán quyết được đưa ra.

Theo Navy Times, USNI News.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Toà Trọng tài LHQ ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ
WASHINGTON — Trong một phán quyết có tính cách dấu mốc, Toà án Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, nói rằng nước này không có “chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng biển rộng lớn này.

Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye là để đáp lại vụ khiếu kiện của Philippines vào năm 2013, Manila tố cáo Bắc Kinh là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – gọi tắt là UNCLOS, bằng các hành động gây hấn của họ trên bãi cạn Scarborough, một bãi cạn nằm cách bờ biển Philippines khoảng 225 km.

Toà án Trọng tài Thường trực La Haye - PCA nói tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông dưới cái gọi là “đường chín đoạn” trải dài từ vùng duyên hải phía Tây Trung Quốc đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, ấn định ranh giới biển của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước này, đồng thời được đặc quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó.

Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chiếm đất quy mô, và một nỗ lực xây dựng quy mô trên khắp Biển Đông trong mấy năm gần đây. Nước này đã bồi đắp vô số bãi cạn thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng làm nền cho các cơ sở quân sự, và cùng lúc, làm ngơ các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Bắc Kinh đối với khu vực này từ Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan, cũng như từ Philippines.

Toà án La Haye đồng thời phán rằng không có hòn đảo nào tại quần đảo Trường Sa cho phép Trung Quốc có đặc khu kinh tế, và rằng các hoạt động xây cất trên Đá Vành Khăn đã gây ra “những thiệt hại không lật ngược lại được” đối với hệ sinh thái của bãi cạn này.

Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng tại toà, nói rằng Toà Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh chấp, Bắc Kinh đồng thời nhấn mạnh họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất cứ phán quyết nào về Biển Đông, bất chấp họ đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cùng với Philippines.

Trong một thông báo công bố vài giờ trước khi Toà án La Haye loan báo quyết định của họ, hãng tin Xinhua của nhà nước Trung Quốc nói rằng “toà án lạm dụng pháp luật” đã công bố một “phán quyết không có cơ sở vững chắc.”

Bất chấp phán quyết đưa ra hôm nay, thứ Ba 12/7, Liên Hiệp Quốc không có cơ chế nào để buộc thực thi phán quyết của toà, dù là bằng hành động quân sự, hay các biện pháp chế tài kinh tế. Tuy nhiên, phán quyết này có thể mở đường cho các nước đối nghịch với Trung Quốc khác ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương đệ đơn khiếu kiện Trung Quốc, tăng sức ép đối với Bắc Kinh phải giảm thiểu sự hiện diện của họ trong Biển Đông.



Hoa Kỳ cũng đã thách thức thái độ ngày một hung hãn hơn của Trung Quốc trong khu vực, và đã tổ chức một số cuộc tập trận hải quân, triển khai các tàu chiến tới gần các bãi cạn đã được bồi đắp xây dựng thêm để khẳng định quyền tự do hàng hải trên vùng biển này.

Đáp ứng của Trung Quốc cũng còn tuỳ thuộc vào các hành động của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã kêu gọi đàm phán song phương để giải quyết vụ tranh cãi.

Trước khi toà án La Haye ra phán quyết, hàng chục người biểu tình ôn hoà tuần hành qua đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, kêu gọi Bắc Kinh hãy rút ra khỏi các vùng biển của Philippines. Không có vụ bạo động nào xảy ra và cũng không có ai bị bắt.

Tại Bắc Kinh, quang cảnh bên ngoài đại sứ quán Philippines đầy những nhà báo và cảnh sát, nhưng không thấy có người biểu tình nào.

Ông Harry Kazianis, một nhà nghiên cứu cấp cao về Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia mới đây nói với Đài VOA rằng Trung Quốc có thể có 3 sự lựa chọn để đáp lại phán quyết của toà án La Haye.

Một là tiếp tục với hướng hành động hiện tại, hai là tuyên bố một khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, và lựa chọn thứ 3 là “bất hợp tác hay trở thành nước bất hảo”, có nghĩa là Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể càng tăng thêm áp lực trong khu vực.

Trung Quốc trong thời gian qua đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự chung quanh quần đảo Hoàng Sa để ứng phó trước phán quyết của toà hôm thứ Ba.

VOA

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »


Quân đội đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, ban hành thiết quân luật (cập nhật)

July 15, 2016

Image
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bảo về quảng trường Taksim ở Istanbul. (Hình: AP Photo/Emrah Gurel)

Trả lời phỏng vấn đài CNN, một cố vấn cao cấp của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng có một số người chết, nhưng không rõ bao nhiêu.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Ankara kêu gọi tất cả kiều dân Mỹ không ra đường

Bà Federica Mogherini, ngoại trưởng Liên Âu, đang dự họp ở Mông Cổ, kêu gọi các bên “kềm chế và tôn trọng các cơ chế chính quyền” tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi quân đội nói họ đang nắm quyền kiểm soát đất nước.

Đài CNN chiếu cho thấy, một số quân nhân vào đài truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu trao quyền kiểm soát.

Bà Mogherini tweet ra rằng bà “liên tục liên lạc” với các văn phòng liên âu ở Ankara và Istanbul and Ankara.

Có một số tiếng nổ tại thủ đô Ankara.



Theo AP, Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan kêu gọi người dân đổ ra đường, ngăn chặn đảo chính. Ngoài ra, văn phòng tổng thống không cho biết ông Erdogan hiện đang ở đâu.

Đài truyền hình CNN cho thấy nhiều người dân đổ ra đường phố Istanbul, một số người mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ vừa chạy vừa vẫy.

Có nhiều tiếng súng nổ, nhiều người chạy tán loạn.

Tại phi trường quốc tế Ankara, nơi vừa xảy ra một vụ tấn công khủng bố cách đây không lâu, nhiều người tập trung đi vào hướng các nhà ga.

Đài CNN cho thấy một số xe tăng chạy trên đường phố Istanbul. Image
Những người ủng hộ Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan đổ ra quảng trường Taksim ở Istanbul. (Hình: AP Photo/Emrah Gurel)

Một nhóm người bên trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang định đảo chính, thủ tướng quốc gia này nói, trong lúc phản lực cơ bay trên bầu trời thủ đô Ankara và có báo cáo nhiều xe quân đội chặn hai cây cầu quan trọng ở thành phố Istanbul, theo hãng thông tấn AP.



Ngoại Trưởng Sergey Lavrov và các giới chức của Nga kêu gọi kiều dân Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ ở trong nhà, trong lúc có cuộc đảo chánh đang diễn ra.

Ông Lavrov đưa ra thông báo vào sáng sớm Thứ Bảy tại một cuộc họp báo với Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Lavrov, người vừa có cuộc nói chuyện rất lâu với ông Kerry nói ông có rất ít thông tin về những gì đang xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan du lịch Nga cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có nhiều người Nga đến nghỉ hè, tuy nhiên, con số này ngày càng giảm sau khi Nga cấm người dân của họ du lịch thành nhóm đến đây, vì có những căng thẳng song phương, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt máy bay của Nga. Image
Nhiều người đổ xô đến phi trường quốc tế Ankara lúc 1 giờ 20 phút sáng, giờ địa phương. (Hình: Chụp qua màn hình TV)

Một thông cáo của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được đọc trên đài truyền hình nhà nước TRT nói rằng quân đội đã nắm được quyền hành, nói rằng để chống lại chế độ chuyên quyền và chủ nghĩa khủng bố ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, CNN-Turk lại trích lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Fikri Isik nói rằng đó chỉ là một “thông cáo cá nhân.”

Trước đó, một thông cáo do hãng thông tấn Dogan đưa ra nói rằng quân đội “hoàn toàn kiểm soát” đất nước.

Dogan nói rằng quân đội đảo chính là để “tái áp dụng ổn định hiến pháp, dân chủ, nhân quyền, và tự do, để bảo đảm rằng luật pháp một lần nữa là tối thượng tại quốc gia này.”



Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin quân sự nói rằng quân đội nước này đang thực hiện đảo chính, với ý định kiểm soát hoàn toàn Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ Tướng Binali Yildirim nói với đài truyền hình tư nhân NTV rằng: “Đúng là có cuộc đảo chính,” khi được hỏi.

Ông Yildirim không cung cấp chi tiết, nhưng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ cho phép “bất cứ hành động phi dân chủ nào xảy ra.”

“Chúng tôi đang tập trung vào khả năng có một cuộc đảo chánh,” ông Yildirim nói, theo AP. “Hiện đang có một hành động bất hợp pháp của các chỉ huy quân đội. Người dân chúng tôi nên biết rằng, chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ hành động phi dân chủ nào xảy ra.”

Trước đó, có nhiều người nghe tiếng phản lực cơ bay trên bầu trời Ankara.

Các cơ quan truyền thông cho biết có thấy xe cứu thương phía trước tổng hành dinh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Đài truyền hình NTV nói rằng có thấy trực thăng bay trên tổng hành dinh quân đội ở Ankara.

“Có một số nhóm người trong quân đội lợi dụng lòng tin khi người dân trao cho họ quyền sử dụng vũ khí và chĩa vào nhân viên nhà nước,” ông Yildirim nói. “Chúng ta sẽ phải sớm xác định họ là ai. Các lực lượng quân đội của chúng ta đã có hành động chống lại họ.”

Hãng thông tấn Dogan nói rằng một phía của cầu Bosporus và cầu Fatih Sultan Mehmet bridges bị xe quân đội chặn. (Đ.D.)

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo chánh xảy ra đúng như TT Erdogan hằng lo sợ

July 16, 2016

Image
Dân chúng tập trung tại quảng trường Taksim ở Istanbul bày tỏ sự ủng hộ Tổng Thống Erdogan, sau khi cuộc đảo chánh quân sự bị dập tắt.
(Hình: Getty Images/Yasin Akgul)

Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan, nhà lãnh đạo quan trọng nhất của nền cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ thời vị sáng lập Mustapha Kemal Ataturk, vẫn luôn bị ám ảnh bởi bài học của Ai Cập.

Theo báo Washington Post, ba năm trước đây, một cuộc đảo chánh quân sự ở Ai Cập lật đổ Tổng Thống Mohamed Morsi, người được bầu theo thể thức dân chủ.

Ông Morsi bị bắt cùng với các đồng minh và tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo do ông lãnh đạo cũng bị giải tán một cách dã man.

Một chế độ mới được thành lập và vẫn còn tồn tại đến nay.

Ông Morsi, người theo Hồi Giáo, có vẻ có một số điểm tương đồng về mặt tinh thần với ông Erdogan và đảng cầm quyền viết tắt là AKP của ông, một đảng trung hữu xây dựng trên lý tưởng dân tộc chủ nghĩa pha trộn tôn giáo của Đạo Hồi hệ phái Sunni.

Vụ lật đổ chế độ của ông Morsi gặp phải sự lên án của ông Erdogan, mặc dù không được lòng dân nhưng ông Morsi được bầu hợp pháp.

Nhiều người Ai Cập theo đạo Hồi chưa bị bắt, vội bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ xin được dung thân.

Năm ngoái, khi chính phủ của Tổng Thống Abdel Fatah el-Sisi, đầu não của cuộc đảo chính Ai Cập, tuyên án tử hình ông Morsi, ông Erdogan tức giận cả Cairo lẫn Tây Phương vì cho rằng họ đã nhìn sự dập tắt của nền dân chủ Ả Rập với vẻ thờ ơ.

Âm vang của bài học Ai Cập nay trở nên quan trọng, khi Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua một âm mưu đảo chánh vào đêm Thứ Sáu, nhằm lật đổ sự cai trị của ông Erdogan.

Cuộc đảo chánh bị dập tắt. Tất cả các đảng đối lập chính đều đứng về phía chính quyền do dân bầu, mặc dù họ có nhiều dị biệt chính trị.

Đám đông dân chúng trên đường phố có vẻ ủng hộ ông Erdogan và đảng cầm quyền AKP.

Những người biểu tình đưa bốn ngón tay chào theo kiễu “Rabia,” một sự đồng tình về việc loại bỏ người Hồi Giáo ở Ai Cập.

Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ đã từng gặp phải nhiều vụ đảo chính quân sự, với việc các sĩ quan lật đổ chính quyền vào các năm 1960, 1971 và 1980, kể cả một vụ vào năm 1997, được mệnh danh là “cuộc đảo chánh mềm,” buộc một đảng Hồi Giáo phải rời bỏ chính quyền.

Tuy nhiên từ khi ông Erdogan và đảng AKP lên nắm quyền bính vào năm 2002, thời đại đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã qua đi. Đất nước trở nên ổn định hơn dưới một sự cai trị của chính quyền dân sự.

Tuy vậy trong những năm gần đây, ông Erdogan có vẻ như tiến xa hơn.

Sau một thập niên làm thủ tướng, ông lên làm tổng thống sau chiến thắng trong một cuộc bầu cử. Ông bắt đầu mở rộng quyền bính. Tại Ankara, ông cho xây một lâu đài vĩ đại với 10,000 phòng cho chính ông.

Những tờ báo và đài truyền hình đối lập lớn hoặc bị đóng cửa hoặc bị quốc hữu hóa. Phóng viên và những người chống đối đều bị bắt vì nhiều lý do khác nhau. Ngay đồng minh chính trị một thời được xem là thân cận nhất cũng bị cho ra rìa.

Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thảm kịch ở Syria khiến tạo nên bất ổn ở trong nước, với sự nổi dậy của sắc dân thiểu số người Kurd và hậu quả của sự thờ ơ của người Thổ Nhĩ Kỳ khiến tổ chức khủng bố ISIS bắt đầu tấn công nhiều mục tiêu ở trong nước.

Vụ tấn công ở phi trường Istanbul hồi tháng rồi đánh dấu một giai đoạn mới đầy nguy hiểm về một cuộc xung đột công khai giữa quân thánh chiến với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Và nay, vụ đảo chính vừa rồi, ai là kẻ chủ mưu?

Hãng thông tấn AP trích thuật lời của ông Robert Amsterdam, một luật sư của chính phủ, nói rằng “có chỉ dấu cho thấy có sự liên hệ trực tiếp” với cuộc đảo chính của ông Fethullah Gulen, một giáo sĩ Hồi Giáo hiện đang sống lưu vong ở tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Ông Amsterdam cho biết, trước đây ông đã nhiều lần cảnh cáo chính quyền về mối đe dọa của ông Gulen và phong trào do ông này dựng nên.

Ông trích dẫn nguồn tin tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng “có dấu hiệu cho thấy ông Gulen đang làm việc gần gũi với một số thành viên trong hàng lãnh đạo quân đội chống lại chính quyền do dân bầu.”

Tổ chức Alliance for Shared Values có trụ sở đặt tại New York bác bỏ sự tố giác của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng theo AP, ông Fethullah Gulen được đào tạo thành một giáo sĩ đạo Hồi, và đã tạo được sự chú ý ở trong nước từ cách đây 50 năm. Ông đề xướng một học thuyết pha lẫn hình thức huyền bí của Hồi Giáo với nền dân chủ, giáo dục, khoa học và sự đối thoại giữa các tôn giáo.

Những người ủng hộ ông mở hơn 1,000 trường tại hơn 100 quốc gia, gồm khoảng 150 trường tư trên khắp Hoa Kỳ do tiền của người thọ thuế.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ mở trường đại học, bệnh viện, cơ quan từ thiện, một ngân hàng và một tổ hợp truyền thông khổng lồ với những tờ báo và đài truyền thanh, truyền hình.

Tổng Thống Erdogan từ lâu vẫn lên án ông Gulen là người có âm mưu lật đổ ông.

Ông Gulen hiện sống trong dinh cơ rộng 26 mẫu ở vùng núi Pocono Mountains, thuộc tiểu bang Pennsylvania.

Ông hiếm khi xuất đầu lộ diện và từng ít nhất ba lần bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xử khiếm diện.

Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu muốn gửi ông Gulen trở lại Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Tư Pháp từ chối không đưa ra lời bình luận nào về trường hợp ông Gulen. (TP

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Thổ Nhĩ Kỳ ban hành tình trạng khẩn cấp trong ba tháng

21.07.2016

Image
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia cùng nội các tại Phủ Chủ tịch, Ankara, 20 tháng bảy 2016.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tayyip Erdogan, vừa công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng, sau cuộc đảo chính bất thành hồi tuần trước.

Ông Erdogan hôm thứ Tư loan báo cần phải ban hành tình trạng khẩn cấp để truy quét tất cả những ai tình nghi có dính líu tới âm mưu đảo chính vừa qua.

Phát biểu sau cuộc họp với các bộ trưởng nội các, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tình trạng khẩn cấp không nhằm ngăn cản các quyền tự do căn bản mà để chống lại các mối đe dọa cho nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông tuyên bố: “Với tư cách tổng tư lệnh, tôi cũng sẽ chú trọng tới việc này để tẩy sạch tất cả các con virus trong lực lượng võ trang.”

Truyền thông nhà nước cho hay chính quyền triển khai việc đóng cửa 626 trường tư thục và các cơ sở giáo dục khác. Đây là bước mới nhất trong chiến dịch truy quét sau cuộc đảo chính bất thành. Các trường này có liên hệ với giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen, người đã lập một mạng lưới các trường học trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ để quảng bá giáo lý của mình.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cấm các học giả không được xuất cảnh và kêu gọi những người đang du hành ra nước ngoài trở về nước.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Bộ Giáo dục đã sa thải 15.200 giáo viên trên toàn quốc trong khi Bộ Nội vụ đuổi việc gần 9.000 công chức. Bộ Tài chính cho thôi việc 1.500 người. Hàng trăm người khác làm việc trong Hội đồng quản trị tôn giáo sự vụ, Bộ Chính sách xã hội và gia đình, và Văn phòng Thủ tướng cũng bị đình chỉ công tác. Ban quản lý giáo dục bậc đại học yêu cầu 1.577 hiệu trưởng đại học phải từ chức.

Ngoài các vụ sa thải, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt giữ khoảng 9.000 người bị tình nghi dính líu tới âm mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Erdogan

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Bị Cộng Hòa phê phán về Biển Đông và Tây Tạng, Trung Quốc nổi giận

July 21, 2016

Image
Không ảnh một đảo ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974. (Hình: Getty Images/STR/AFP)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Ngoại trưởng Trung Quốc hôm Thứ Năm yêu cầu đảng Cộng Hòa chấm dứt “những cáo buộc vô căn cứ” đối với Trung Quốc.

Reuters trích thuật nội dung bản cương lĩnh của đảng Cộng Hòa, trong đó phê phán Trung Quốc áp dụng chính sách hủy diệt văn hóa của Tây Tạng và nhận chủ quyền một cách vô lý ở Biển Đông.

Trung Quốc vốn tránh né phê bình trực tiếp về chuyện bầu cử của Mỹ vì sợ bị xem là xen vào nội bộ, mặc dù hồi Tháng Tư, ông Lou Jiwei, bộ trưởng Bộ Tài Chánh Trung Quốc, gọi ứng củ viên tổng thống Cộng Hòa Donald Trump thuộc loại người “dễ chọc giận người khác,” khi đưa ra đề nghị đánh thêm thuế vào hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.

Ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, nói cương lĩnh của đảng Cộng Hòa chứa đựng “những lời tố cáo Trung Quốc về các vấn đề liên hệ đến Đài Loan, Tây Tạng, mậu dịch và Biển Đông,” và rằng như vậy là can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc.

Bản cương lĩnh được chấp thuận hôm Thứ Hai nói, Trung Quốc nhận chủ quyền Biển Đông “một cách vô lý” nhằm đánh lạc hướng người dân họ về vấn đề kinh tế ở trong nước.

Cương lĩnh còn phê phán thêm rằng, Trung Quốc áp dụng chính sách “hủy diệt văn hóa” ở Tây Tạng và Tân Cương, đồng thời tái khẳng định việc Hoa Kỳ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

Các giới chức Trung Quốc thừa nhận là họ biết quá ít về ông Trump so với đối thủ Hillary Clinton của đảng Dân Chủ, người có nhiều thỏa thuận với Trung Quốc khi còn làm ngoại trưởng. (TP)

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »


Nổ súng ở Đức, 10 người chết, hung thủ tự sát

July 22, 2016


Image
Cảnh sát đổ xô tới hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng. (Hình: Matthias Balk/dpa via AP)

MUNICH, Đức (NV) – Mười người chết, bao gồm hung thủ, và nhiều người bị thương trong một vụ nổ súng ở một khu thương mại tại Munich, Đức, sáng Thứ Sáu, 22 Tháng Bảy, theo AP, trích lời ông Peter Beck, phát ngôn viên cảnh sát.

CNN dẫn lời cảnh sát Munich nói tại một cuộc họp báo rằng có tổng cộng 10 thi thể trong và ngoài khu thương xá Olympia Einkaufszentrum, gần nơi tổ chức Thế Vận Hội năm 1972.

Trước đó, cảnh sát tìm cách xác định có phải một trong những thi thể này là của một tay súng, theo cảnh sát tweet ra.

Theo AP, cảnh sát Munich sau đó nói họ tin rằng tay súng tự sát và có vẻ hành động một mình. Sau đó, cảnh sát trưởng Munich cho biết hung thủ 18 tuổi, và hiện chưa “rõ hoàn toàn” nguyên nhân tại sao.

CNN nói rằng hung thủ có quốc tịch Đức và Iran, và không nằm trong hồ sơ theo dõi của cảnh sát.

Hãng thông tấn dpa của Đức nói rằng các chuyên gia bom kiểm tra thi thể của một người đàn ông, cách hiện trường chừng 1 cây số, để xem có bom trong người hay không.

Cảnh sát cũng thấy một ba lô trên thi thể, và cảnh sát mang đi để kiểm tra, đồng thời kiểm tra xem thi thể này có phải là của tay súng hay không.

Theo CNN, vụ nổ súng xảy ra vào lúc 6 giờ chiều (giờ địa phương) tại thương xá Olympia Einkaufszentrum, làm cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường.

Đài này cho thấy cảnh người chạy hỗn loạn trong lúc có nhiều tiếng súng, ngay phía trước tiệm McDonald’s.

CNN cũng trích lời cảnh sát Munich nói rằng các nhân chứng thấy có ba người nổ súng.

Bà Claudia Kvenzel, một phát ngôn viên cảnh sát khác, nói rằng đây là vụ “bắn loạn xạ.”

Bà Lynn Stein, làm việc tại cửa hàng Jack Wolfskin trong khu thương xá, nói với CNN rằng tay súng có mặt bên trong khu thương xá.
Image
Cảnh sát phong tỏa khu vực trước tiệm McDonald’s. (Hình: NONSTOP NEWS via AP)

“Tôi nghe nhiều phát súng,” bà Stein nói. “Lúc đó, tôi đang chuẩn bị mua một số đồ trong khi bạn của tôi vẫn còn trong cửa hàng.”

“Mọi người bắt đầu chạy. Tôi cũng chạy ra ngoài, và thấy nhiều người nữa chạy. Tôi nghĩ sau đó tôi nghe thêm một số phát súng nữa. Rồi hình như tay súng đi vào nhà đậu xe kế bên khu thương mại, vì tôi nghe nhiều tiếng súng nổ ở đó.”

Trả lời phỏng vấn đài CNN qua điện thoại, một nhân chứng chỉ cho biết tên là Lauretta nói con trai của bà lúc đó đang ở trong nhà vệ sinh với một tay súng bên trong tiệm McDonald’s.

“Đó là nơi tay súng rút súng ra,” bà nói. “Tôi nghe những tiếng như báo động và bùm, bùm, bùm…và tay súng vẫn còn đang giết trẻ em. Trẻ em lúc đó đang ngồi ăn và không thể chạy được.”

Bà còn nói bà nghe tay súng la lớn “Allahu Akbar,” (Thượng Đế vĩ đại).

“Tôi biết chuyện này vì tôi là người Hồi Giáo. Tôi nghe và chỉ biết khóc thôi,” bà Lauretta nói.

Trong lúc điều tra, cảnh sát yêu cầu công chúng tránh xa khu thương mại.

Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Munich ra thông báo yêu cầu tất cả công dân Mỹ tìm chỗ trú ẩn.

Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Washington, DC, Tổng Thống Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ hứa ủng hộ Đức sau vụ nổ súng này.

Đây là vụ tấn công thứ nhì tại Đức trong chưa đầy một tuần lễ.

Hôm Thứ Hai, một thiếu niên người Afghanistan 17 tuổi cầm dùng rìu chém làm bốn người bị thương tại một trạm xe lửa ở Wuerzburg, và một phụ nữ khác bên ngoài khi hung thủ chạy trốn.

Tất cả đều sống sót. Riêng hung thủ bị cảnh sát bắn bị thương nặng và hiện trong tình trạng nguy kịch. Nhóm ISIS sau đó nhận trách nhiệm, nhưng giới chức điều tra Đức nói rằng nhiều phần thiếu niên này hành động một mình. (Đ.D.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Canada công khai chỉ trích Trung Quốc vụ Biển Ðông

July 22, 2016

Image
Ngoại Trưởng Stephane Dion. (Hình: Andrew Biraj/AFP/Getty Images)
OTTAWA, Canada (NV) – Hôm Thứ Năm, Canada góp phần gia tăng áp lực vào cuộc tranh chấp Biển Ðông đang diễn ra bằng một lời kêu gọi công khai, yêu cầu Trung Quốc phải tuân theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) từng khiến Bắc Kinh nổi giận.

Mặc dù tuyên bố của Ngoại Trưởng Stephane Dion không cụ thể nêu tên Trung Quốc, nhưng rõ ràng nhằm vào quốc gia này, vốn đang giận dữ sau khi bị PCA phán quyết bác bỏ chủ quyền trên Biển Ðông dựa trên “đường lưỡi bò chín đoạn” hôm 12 Tháng Bảy.

Tranh chấp trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa Trung Quốc và Canada tại thời điểm khi chính phủ Trudeau đang tìm cách xâm nhập vào kinh tế và chính trị với Trung Quốc.

Thủ Tướng Justin Trudeau đang chuẩn bị cho chuyến đi Trung Quốc của ông để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào cuối mùa Hè này, sau khi đã cho thấy các ý định muốn khởi động lại mối quan hệ với Trung Quốc vào mùa Thu năm ngoái trong cuộc họp đầu tiên của ông với Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Nhưng quyết định gần đây của Canada đứng về phía các nước G7 để bênh vực Nhật trong những căng thẳng hàng hải, cũng như những bất đồng với Trung Quốc về nhân quyền, đang làm phức tạp khát vọng làm mới quan hệ với nhà nước Cộng Sản đang gây nên những tranh cãi lãnh hải với các nước láng giềng trong khu vực.

Trong tuyên bố của mình, Ngoại Trưởng Dion nhắc lại cam kết của Canada là “duy trì trật tự, luật pháp quốc tế cho các vùng biển và đại dương” trong việc giúp giải quyết tranh chấp sáu bên trong khu vực Biển Ðông.

“Cho dù đồng ý hay không, Canada tin rằng các bên cần tuân thủ phán quyết quốc tế đó,” ông Dion cho biết hôm Thứ Năm. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về căng thẳng trong khu vực đã leo thang trong một số năm qua và có khả năng phá hoại hòa bình và ổn định.”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Harjit Sajjan nhấn mạnh rằng Canada không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp.

Tuy nhiên, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế, ông Fen Hampson, người đứng đầu chương trình an ninh toàn cầu tại Trung Tâm Ðổi Mới Quản Trị Quốc Tế tại Waterloo, Ontario, nhận xét: “Ðó là một thông điệp gửi đến Trung Quốc mà không nhắc đến tên Trung Quốc, một diễn đạt mang tính ngoại giao nhưng rõ ràng.” (L.Q.T.)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Nhật: Tấn công bằng dao, 15 người thiệt mạng

July 25, 2016

Image
Nhân viên cấp cứu và cảnh sát hiện diện bên ngoài cơ sở săn sóc người tàn tật sau khi xảy ra vụ một người cầm dao tấn công tại đây.
(Hình: AP/Kyodo News)
SAGAMIHARA, Nhật (NV) – Mười lăm người thiệt mạng; 4 người bị thương trong tình trạng nguy kịch và 24 người khác bị thương sau vụ một người đàn ông cầm dao tấn công tại một cơ sở săn sóc người khuyết tật ở Nhật vào sáng sớm Thứ Ba, 26 tháng Bảy (giờ địa phương).

Reuters tường thuật theo bản tin của đài NHK, cảnh sát ở Sagamihara, thuộc tỉnh Kangawa, nơi cách Tokyo khoảng 25 dặm về hướng Tây Nam, báo cáo rằng họ vừa câu lưu một người đàn ông tuổi ngoài 20.

Theo cảnh sát, nhân viên cơ sở báo cáo cảnh sát lúc 2 giờ rưỡi trưa, giờ địa phương, rằng có một người đàn ông cầm dao hiện diện trong sân của cơ sở mang tên Tsukui Yamayuri Garden.

Hãng thông tấn Kyodo nói, nghi can tự nộp mình tại trạm cảnh sát.

Báo Asahi Shimbun tường thuật, nghi can cho cảnh sát hay đương sự “muốn tiêu diệt tất cả người tàn tật trên thế gian này.”

Mười lăm người được xác nhận đã bị giết trong khi bốn người khác đang trong tình trạng co giật. (TP)

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc bị kết tội tham nhũng

July 26, 2016

Image
Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Timothy Keating, bắt tay với Tướng Trung Quốc Guo Boxiong,
trong lần ghé qua Bắc Kinh hồi năm 2008. (Hình: Getty Images/Andy Wong)

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) – Một tòa án quân sự Trung Quốc hôm Thứ Hai tuyên án một cựu tướng cao cấp, án tù chung thân về tội nhận hối lộ.

Nguồn tin của Tân Hoa Xã nói rằng, ông Guo Boxiong bị mất hết chức vụ và bị buộc phải giao nộp tất cả tài sản cho nhà nước.





Ông Guo, 74 tuổi, là cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, cơ quan tối cao do Chủ Tịch Tập Cận Bình lãnh đạo.

Ông Guo cũng từng nằm trong số 25 ủy viên Bộ Chính Trị.

Trong khi không công bố chi tiết về vụ truy tố ông Guo, truyền thông nhà nước Trung Quốc tường thuật rằng, công tố viện có đủ chứng cớ cho thấy ông Guo và gia đình đã lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ, để bố trí việc đề bạt và bổ nhiệm các chức quyền.

Bài tường thuật trích lời công tố viện nói rằng ông Guo đã thú nhận hết mọi tội lỗi.

Ông Guo nằm trong số những nhân vật có nhiều quyền uy nhất, bị thất sủng trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Tướng Xu Caihou, cựu tay chân thân cận của ông Guo trong Quân Ủy Trung Ương, hồi Tháng Ba năm ngoái qua đời vì bệnh ung thư trong khi đang bị truy tố.

Tờ South China Morning Post xuất bản ở Hồng Kông trích một nguồn tin quân sự giấu tên nói rằng, ông Guo đã từng nhận số tiền hối lộ tương đương $12.3 triệu.

Việc truy tố ông Guo dự trù có từ Tháng Ba năm 2015, khi con trai ông là Thiếu Tướng Guo Zhenggang bị điều tra về tội tham nhũng cùng các hoạt động tội phạm không nêu rõ khác.

Cách đây một năm, ông Guo bị khai trừ ra khỏi đảng. (TP)

Post Reply