TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thủ lãnh Đối lập NSW tự tử không thành
03 September 2005 - 03:05
Dân Việt

Image
"I acted dishonourably" ... John Brogden announces his resignation.
Photo: Robert Pearce




Sydney- Ông John Brogden thủ lãnh phe Đối lập tại NSW đã được đưa khẩn cấp vào bệnh viện vì tìm cách tự tử không thành, một ngày sau khi ông “hổ thẹn” tuyên bố từ chức vai trò lãnh đạo Đối lập. Ông được phát hiện ngay tại văn phòng của mình ở Pittwater trong khoảng thời gian trước 11 giờ tối (thứ Tư) với những vết thương tự tạo trên người. Nhân viên cứu thương cho hay ông đang trong tình trạng say thuốc hoặc rượu và họ đã chở ông vào bệnh viện Royal North Shore.

Tin ông Brogden suy sụp đến độ phải tự vẫn nhanh chóng lan khắp con đường Macquarie, nơi các đồng sự của ông đang họp bàn đến gần sáng về việc sẽ chọn ai thay thế chức vụ lãnh đạo phe Đối lập vì ông Brogden đã chính thức từ chức hôm thứ Hai sau khi thừa nhận từng đề nghị quan hệ tình dục với 3 nữ ký giả đồng thời ám chỉ bà Helena Carr (vợ của cựu Thủ Hiến Bob Carr) với lời nói mang tính nhục mạ là “mail-order bride” (những phụ nữ muốn lấy chồng qua mục “tìm bạn bốn phương” trong hình ảnh khiêu gợi).

Phó thủ lãnh Đối lập ông Barry O’Farrell ngay lập tức đình lại và không thúc đẩy cuộc họp bỏ phiếu kín được diễn ra theo dự định trong ngày thứ Tư. Oâng O’Farrell cũng vậy vã chạy vào bệnh viện để ủng hộ tinh thần cho ông Brogden và vợ của ông là bà Lucy Brogden. Tờ Herald đã gọi điện cho ông O’Farrell lúc 11 giờ tối để hỏi thăm tin tức của ông Brogden nhưng ông O’Farrell đã từ chối: “Xin lỗi tôi quan tâm đến việc ai sẽ là thủ lãnh Đối lập vào lúc này vì tôi đã theo cùng xe cứu thương với ông Brogden. Ông ấy tìm cách tự tử. Hiện tại không có gì quan trọng hơn sự an toàn của ông ấy”. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tuyên bố các vết thương của ông Brogden (tự tạo) không có gì nguy hiểm đến tính mạng và họ cũng không tiến hành bất kỳ cuộc giải phẫu (dù lớn hoặc nhỏ!) nào. Các bác sĩ cũng khẳng định ông Brogden rất tỉnh táo khi nhập viện chứ không trong tình trạng say thuốc hay rượu như chẩn đoán ban đầu của nhân viên cứu thương.

Tờ Herald hôm thứ Tư đăng bài nói rằng vì ông Brogden biết trước tờ The Daily Telegraph sẽ đăng lên trang nhất (số báo thứ Tư) rằng ông có liên quan đến một scandal tình dục trước đó với hai nữ ký giả khác, nên tinh thần suy sụp đến nỗi phải tự tử. Bài báo này có nhan đề : “Quá khứ bẩn thỉu của ông Brogden”. Việc ông Brogden tự vẫn sẽ khiến cuộc bỏ phiếu kín theo dự liệu để bầu ra người lãnh đạo Đối lập không được tiến hành. Oâng O’Farrell đã cùng các đồng sự trong đảng Tự Do là dân biểu Peta Seaton và dân biểu Andrew Tink rời khỏi bệnh viện lúc 12 giờ 10 (khuya). Tuy nhiên, họ không cho biết chi tiết về tình trạng hiện thời của ông Brogden.

Sáng sớm hôm thứ Ba, ông Brogden đã trở lại vai trò dân biểu của vùng Pittwater, hứa hẹn sẽ làm tốt công việc của mình cho dân chúng tại khu vực này. Ông cũng nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ các đồng sự trong đảng Tự Do cũng như các cử tri Pittwater. Ông đã ở trọn ngày trong văn phòng tại Mona Vale, nơi người dân địa phương tỏ ý thất vọng về thái độ cư xử của ông trong vai trò lãnh đạo phe Đối lập nhưng lại ủng hộ cho ông về quyết định trở lại vai trò dân biểu đơn thuần. Một cư dân Mona Vale, ông Lyndee Cook 50 tuổi nói: “Tôi thích ông Brogden tiếp tục lãnh đạo Đối lập tại NSW nhưng thực tế ông ấy đã phạm sai lầm. Tuy nhiên ông Brogden đã đại diện cho dân chúng vùng này trong một thời gian khá dài và người dân ở đây sẽ rất vui khi ông ấy tiếp tục là người đại diện của họ. Chúng tôi không quan tâm đến việc ông ấy phạm sai lầm gì và đối với ai, chúng tôi chỉ quan tâm đến thành quả mà ông đem lại cho dân chúng tại đây”.

Ông Brogden là dân biểu đảng Tự Do từng được nhận giải thưởng của Quốc hội kể từ khi ra ứng cử thành công năm 1996 đến nay. Kể từ đó, ông luôn chứng tỏ khả năng của mình với bằng chứng thắng sít sao những ứng cử viên còn lại trong hai cuộc bầu cử vừa qua. Ông đã tận lực để tìm cách cứu vãn bệnh viện Mona Vale và đã dành độc quyền phỏng vấn cho tờ báo địa phương The Manly Daily ngay sau ngày ông tuyên bố từ chức vai trò lãnh đạo phe Đối lập. Trong bài phỏng vấn này, ông hứa hẹn sẽ hiến dâng cuộc đời còn lại của mình cho dân chúng Pittwater và sẽ tiếp tục ra ứng cử chức dân biểu vùng này.

Chủ tịch đảng Tự Do vùng Pittwater ông Roos Barlow nói các đảng viên địa phương tỏ ý thất vọng về hành động của ông Brogden nhưng họ vẫn muốn ông ở lại trong vai trò dân biểu. Erin Ricketts là một sinh viên từ Aùi Nhĩ Lan sang Úc du học. Anh sinh sống trong vùng ông Brogden làm đại diện. Anh hy vọng ông vẫn ở lại Quốc hội vì ông có khả năng làm “những việc hữu ích cho cư dân các vùng bờ biển phía Bắc NSW”. Erin nói: “Việc ông ấy ‘sờ mông’ phụ nữ và nói vài lời sàm sỡ nào đó không có nghĩa ông là một chính trị gia bất tài. Dù là tổng thống đi nữa cũng chỉ là con người, ai cũng có lần phạm lỗi. Chúng ta nên cho ông ấy cơ hội”.

Trong lúc báo chí và giới truyền thông nhân cơ hội này làm rùm beng chuyện ông Brogden từ chức cũng như nêu đủ lý do khiến ông phải tự tử, trưa thứ Tư gia đình và bạn bè đã ‘lặng lẽ’ đưa ông Brogden xuất viện. Bệnh viện Royal North Shore không đưa ra lời bình luận nào ngoài việc chính thức xác định không Brogden không còn là bệnh nhân của họ. Chiều thứ Tư, các dân biểu đảng Tự Do NSW có vẻ “thấm thía” trước “cái chết hụt” của ông Brogden nên ngồi lại bàn thảo chuyện “bầu bán” trong bầu không khí trầm lặng hơn. Những tên tuổi trong giới chính trị gia, dù thuộc phe Đối lập hay Nội các chính phủ đều bày tỏ sự an ủi của họ đối với gia đình ông Brogden. Hiện Liên Đảng đã hủy bỏ cuộc bỏ phiếu kín bầu ra người lãnh đạo mới và chưa cho biết ngày nào sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu này.

Cựu thủ hiến Bob Carr và vợ là bà Helena đã gởi lời chúc bình an đến vợ chồng ông Brogden, đồng thời nói họ sẵn sàng bỏ qua những lời nói thiếu suy nghĩ khiến ông Brogden phải từ chức hôm thứ Hai. Ông Carr hy vọng ông Brogden tiếp tục ở lại chính trường NSW vì bản thân ông là một chính trị gia có tương lai. Ông Carr nói: “Úc là một xã hội vị tha và nhân ái. Vợ tôi nhắn gởi chúng tôi bỏ qua những lời nói dù vô tình hay cố ý của ông Brogden về bà. Hãy để ông Brogden làm lại cuộc đời. Ông ấy còn có trách nhiệm của một dân biểu, một công dân, một người cha và một người chồng. Tuy nhiên, bản thân tôi đã rất giận những lời nói của ông Brogden và tôi không từ chối điều này”.

Tổng trưởng Tư Pháp Philip Ruddock (vốn là một dân biểu vùng Sydney) cho hay ông thay mặt ông Brogden trả lời báo chí và giới truyền thông: “Tôi thay mặt John để ứng phó tất cả các tình huống xảy ra xung quanh chuyện đáng tiếc này. Là người đại diện cho ông ấy, tôi cảm thấy rất khó xử khi mọi việc bị giới truyền thông thổi phồng lên hơn thực tế. Hãy để ông ấy yên tĩnh để suy nghĩ xem mình nên làm gì trong những ngày tới. Hiện gia đình của John rối bời. Họ cần sự riêng tư để hồi phục tổn thương lần này”.

Chủ tịch đảng Tự Do NSW Graham Jaeschke nói: “Tất cả đảng viên NSW đều bị chấn động. Nhưng thời điểm này, chúng tôi không bàn về những lỗi lầm của ông Brogden mà chỉ nghĩ đến gia đình ông ấy. Đảng Tự Do là một gia đình lớn và chúng ta nên chăm sóc lẫn nhau. Cựu thủ hiến Victoria Jeff Kennett nói: “Tôi rất buồn khi ông Brogden xảy ra chuyện vì tôi chưa từng nghe hay chứng kiến một ai tìm cách tự tử. Đối với ông ấy, đây là cú shock lớn đến nỗi ông không muốn sống. Dù sao, ông Brogden cũng đã công khai lên tiếng thừa nhận lỗi lầm của mình và đã ngỏ lời xin lỗi đến những người liên quan, đặc biệt là phu nhân của cựu thủ hiến Bob Carr”.

Bà Lucy Brogden đã tâm sự với bạn bè rằng bà rất bất bình khi sự nghiệp chính trị của ông Brogden đi đến đường cùng một cách vô lý. Với những người bạn thân, bà nói thật lòng mình rằng sự im lặng trước giới truyền thông của bà không có nghĩa bà đồng tình với thái độ cư xử của chồng. Bà đã tự nhốt mình suốt ngày trong căn nhà của họ ở Bilgola khi ông Brogden tuyên bố từ chức. Do tổ ấm của họ luôn có hàng tá ký giả chờ chực để săn tin, bà Brogden đã phải nhờ bạn bè lấy quần áo ra tiệm giặt ủi và không hề bước ra khỏi cửa. Một người bạn thân của bà nói với ký giả tờ The Daily Telegraph rằng bà rất giận “đức lang quân” dù bà đã tha thứ cho ông, rất yêu ông và luôn đứng bên cạnh ông. Trái tim bà tan nát khi nghĩ đến lỗi lầm của chồng. Bản thân bà rất kính trọng phu nhân của cựu thủ hiến Bob Carr và muốn ngỏ lời xin lỗi một lần nữa thay chồng. Bà Brogden cũng muốn chuyện này chìm vào quên lãng. Ngay trong ngày ông Brogden tuyên bố từ chức, ông đã phải trả lời những câu hỏi mang tính “cá nhân” trong cuộc sống vợ chồng ông. Ông nói: “Vợ tôi đã tha thứ cho tôi. Chúng tôi đã không ngủ được tối hôm thứ Hai nhưng không có nghĩa tôi phải ra phòng khách nằm”. Là vợ của một chính trị gia tên tuổi, bà Brogden cũng giống như bà Carr, đều có cá tính và rất cứng rắn trước bất kỳ sự kiện nào xảy đến.

Bà Brogden năm nay 35 tuổi, từng là nữ sinh của trường tư Queenwood ở Mosman, vùng North Shore Sydney. Sau đó bà trở thành một chuyên gia trong ngành tài chánh và làm việc tại ngân hàng Macquarie. Thỉnh thoảng, bà cũng xuất hiện bên cạnh chồng trong các cuộc bầu cử tiểu bang như bà Helena Carr. Bà Lucy Brogden được mọi người nhìn nhận là một phụ nữ gia giáo, trọng lễ nghi và thận trọng trong từng hành động lẫn lời nói. Bà còn một người nhiệt tình, dễ gần gũi và khiến mọi người có thiện cảm ngay lần gặp mặt đầu tiên. Ngoài ra, trong cuộc sống gia đình, bà là người vợ chung thủy và biết hy sinh cho sự nghiệp của chồng. Bà gặp ông Brogden khi hai người cùng tham gia đảng Tự Do Thanh Niên vì vậy bà hiểu rất rõ đằng sau hậu trường chính trị. Bà Lucy Brogden đã hậu thuẫn cho chồng trong suốt những năm dài ông trở thành dân biểu vùng Pittwater. Vì chồng bà đã hy sinh bản thân, chấp nhận làm một công chức vô danh trong một ngân hàng nhỏ, thay vì tham gia vào chính trường. Điều đáng buồn là trong suốt những năm đầu chung sống bà đã không sinh được con cho ông Brogden. Hai người từng nghĩ đến việc xin con nuôi nhưng sau đó thay đổi quyết định làm thụ tinh nhân tạo IVF. Cuối cùng, giấc mơ của bà cũng trở thành sự thật. Con trai họ (Flinders Brogden) chào đời ngày 30.12.2003.

http://www.abc.net.au/am/content/2005/s1449832.htm

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Úc Châu, một nơi chẳng có rõ
BS Nguyễn Xuân Quang, CA, USA

Đã từ lâu tôi muốn đi xuống thăm Úc châu một chuyến nhưng chờ dịp mãi không có. Chờ giới Bác sĩ Việt Nam ở Úc châu tổ chức đại hội ở miệt Hạ Dưới để có cơ hội xuống chơi nhưng các đồng nghiệp của tôi ở miệt dưới sợ bà con ngại đường xá xa xôi không xuống "miệt vườn" (lời của một thân hữu của tôi) tham dự nên đến nay vẫn còn do dự. Không phải các đồng nghiệp ở Úc e ngại là không chính đáng, cứ nghĩ tới phải ngồi trên máy bay 16 giờ từ Hoa Kỳ tới Úc châu những người ít mạo hiểm sẽ thấy ngại ngay.

Người Âu Mỹ gọi Ú c châu là xứ Down Under, tôi dịch là miệt Hạ Dưới. Từ Down Under này nghe có vẻ âm u quá. Đã Down rồi mà lại còn Under nữa. Đã Hạ (thấp) rồi mà còn Dưới nữa. Down Under nghe thấy thăm thẳm quá, nghe thấy xa xôi diệu vợi quá, nghe thấy kỳ bí, nghe thấy lưu đầy quá . Down Under còn có nhiều ẩn ý nữa, "Chẳng Có Rõ" hết được. Down Under đối với dân Anh trước đây quả là xứ lưu đầy. Tổ tiên của người Úc da trắng ở đây là con cháu của những kẻ lưu đầy từ Anh Quốc. Dĩ nhiên những kẻ lưu đầy này có những người xấu như những kẻ tội phạm nhưng những kẻ lưu đầy cũng có thể chỉ là những người bất chính kiến như trường hợp vua Hàm Nghi và những nhà Cần vương như Kỳ Đồng của chúng ta chẳng hạn. Tuy nhiên xứ lưu đầy nào đi nữa cũng vẫn là một nơi biệt xứ , một chốn xa hun hút, một chỗ mịt mùng, một chốn thâm u... Chẳng cần nói gì đến thân phận của những kẻ lưu đầy, mà ngay cả những người phải đi canh giữ những kẻ lưu đầy cũng thấy mình bị lưu đầy.

Đến Sydney chúng ta sẽ được nghe nói tới một bà thống đốc tên là Mac Quaries chiều chiều ra mỏm đá nhìn ra cửa bể:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
mà nhớ quê xa Anh Cát Lợi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Image

Chiều chiều bà ngồi đó trông ra cửa biển chờ những con tàu từ Anh đến mang theo những lá thư nhà, ngồi đó từ năm này qua tháng nọ. Bà ngồi đó, cái trôn chai thành đá, đúng như Việt ngữ gọi là chai đá và cái mỏm đất chỗ bà ngồi mòn trơ đá ra trở thành cái Ngai Đá Bà Thống Đốc. Cái trôn của bà đã trở thành cái ngai mà tiếng Nga gọi là cái trôn, Anh Pháp gọi là cái throne (Việt ngữ trôn chính là Nga ngữ trôn, Anh Pháp throne, đều liện hệ tới cái chỗ dùng để ngồi). Có một điểm trùng hợp thú vị là tên bà là Quaries cùng âm với "quarry" là hầm đá, mỏ lấy đá. Cái trôn "hầm đá" của bà Quaries giờ biến thành cái trôn (tiếng Nga), cái throne ngai đá. Ngày nay cái ngai đá này trở thành một địa danh du khách đến tíu tít chụp ảnh mà ít ai thấu hiểu được cái tâm trạng Down Under của bà lúc đó. Người Úc da trắng ngày nay cũng còn thấp thoáng thấy ít nhiều cái mặc cảm Down Under này, họ vẫn "nhìn lên" các xứ Anh Mỹ, Âu châu với ít nhiều mặc cảm Down Under. Và cũng vì cái Down Under này mà chính phủ Úc đã để mất đi nhiều dịp cải tiến, để mất đi nhiều chất xám, nhiều nhân tài. Những chất xám này bỏ Úc ra đi tìm nơi thích hợp để phát triển tài năng. Nhân dịp xuất bản quyển Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt và được các văn hữu, thân hữu ở Hạ Dưới khuyến khích, ở Sydney có bác sĩ Liêu Vĩnh Bình cùng phu nhân là bác sĩ Trần Thị Xuyên và nhóm tạp chí Y Học & Đời Sống cùng anh Nguyễn Vi Túy, chủ nhiệm tờ Việt Nam Thời Nay, ở Melbourne có giáo sư Nguyễn Cung Thông và bác sĩ Trần Quốc Đông cùng phu nhân là dược sĩ Kiều Ánh..., tôi quyến định đi thăm Úc nhân dịp lễ Tạ Ơn được nghỉ ở Hoa Kỳ, mặc dầu rất gấp gáp chỉ trong vòng vài tuần lễ ngay sau khi vừa mới lu bu ra mắt sách ở Quận Cam xong. Tôi hân hoan đi Úc vì những cảm tình vì cái nhiệt tình của các thân hữu dưới đó. Thật ra làm khách như tôi chỉ vác xác tới, chủ nhà mới là những kẻ vất vả, nếu không có lòng yêu mến thì chẳng ai dám nhận lời vác gánh nặng vào người trong một khoảng thời gian gấp rút. Sau 12 giờ bay, ngồi bó gối, chỉ chợp mắt chập chờn, cuồng chân, đầu nặng, cổ khô, máy bay đáp xuống phi trường Fiji cho hành khách nghỉ ngơi thư dãn. Từ Fiji tới Sydney khoảng 4 giờ bay nữa. Khách sạn của chúng tôi ở khu Darling Harbour

Image

Tắm rửa nghỉ ngơi xong chúng tôi thả bộ đi thăm viếng khu Darling Harbour ngay. Một điều mà chúng tôi thấy các nơi khác cần phải học hỏi bắt chước mà làm là vấn đề tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí như ở Úc đậy. Chìa khóa phòng khách sạn chỗ tôi đang ở là một cái thẻ nhựa giống như cái thẻ tín dụng "credit card".
Cho thẻ vào khe ổ khóa để mở cửa. Khi vào phòng phải nhét thẻ chìa khóa vào hộp mở điện thì mới có điện dùng cho đèn, máy lạnh, tivi... Khi đi dĩ nhiên phải rút chìa khóa ra khỏi hộp contact điện mang theo người (nếu không khi về lấy chìa khóa đâu mà mở cửa), thế là điện trong phòng tắt. Đây quả là cách tiết kiệm năng lượng rất hữu hiệu, tránh được sự phung phí nhiên liệu do những người khách đi ra ngoài chơi cả ngày mà máy lạnh vẫn để chạy, đèn vẫn mở sáng. Sydney với khu Darling Harbour đẹp tuyệt vời gợi nhớ lại khu Nội Cảng của Baltimore.

Image

Nổi tiếng khắp thế giới là cái hí viện Opera House với mái trông như những cánh buồm căng gió. Đây là biểu tượng của Sydney và gần như là của nước Úc về mặt kiến trúc. Nhìn gần những cái mái cánh buồm căng gió của hí viện có hình những mảnh vỏ ngao sò rạng đông viên mai (scallop) đang mở ra đón gió ngàn khơi. Với cái tính têu tếu, tôi đặt tên nôm na là cái Nhà Hát Ngao hay nôm na có hơi mách qué một chút là Nhà hát Ngao Hóng Gió. Cái hay ở chỗ là Hát Ngao Hóng Gió là vữa đi vừa hát ngao, vừa hát nghêu, vừa hát nghêu ngao vứa hóng gió mà còn có một nghĩa mách qué nữa.

Buổi tối Anh chị bs Liêu Vĩnh Bình và bs Trần Thị Xuyên, bs Võ Văn Phước, bs Vũ Ngọc Tấn bao chúng tôi một chầu Darling Harbour by night. Đêm nay có trăng. Ở Hoa Kỳ chỗ chúng tôi ở thuộc nơi quê mùa (agriculture zone), không có đèn đường, có thể trồng trọt, chăn nuôi được, những đêm rằm vẫn có trăng sáng nhưng không có nước. Cali đất khô sa mạc, sông cạn quanh năm.

Lâu lắm rồi đêm nay mới sống lại cùng trăng nước, mà lại là cảnh trăng nước Sydney.
Ngoạn cảnh xong, chúng tôi được cho ăn tối ở một tiệm ăn Tầu Imperial Pekin, nhìn ngay ra cảnh trăng nước Nhà hát Ngao Hóng Gió. Nguyên cái view này cũng đã phải trả một giá đắt rồi. Cua ở Úc sống ở bùn nên gọi là "mud crab" khác với cua ở ghềnh đá gọi là cua đá. Định bụng đến Úc phải nếm các món bản địa nên khi được các đồng nghiệp chủ nhà khuyến khích, chúng tôi nhận lời "mạo hiểm" ăn món steak kangaroo. Thịt kangaroo mềm, ngọt, không oi như thịt bò, ăn lần đầu cũng đã thấy ngon.


Image

Buổi tối về, không biết có phải tại ăn thịt kangaroo hay không mà thấy rậm rật, bắp thịt trong người "máy" như chuột chạy. Người Trung Hoa gọi kangaroo là đại thử, tức chuột lớn và các nhà cơ thể học gọi bắp thịt là muscle, cũng có nghĩa là con chuột dựa vào sự kiện là bắp thịt cũng nhúc nhích trông như chuột chạy. Bằng chứng thấy rõ nhất là khi bị bắp thịt co rút chúng ta nói là bị chuột rút. Như thế ăn thịt đại thử kangaroo chắc có ảnh hưởng đến chuột bắp thịt. Con kangaroo có một đặc tính hi hữu là nó đi, chạy bằng cách nhẩy tưng tưng. Sở dĩ chạy nhẩy nhanh được là nhờ kangaroo có cái đuôi to khỏe. Nếu áp dụng quan niệm Đông phương cho rằng ăn gì bổ nấy thì ăn kangaroo chắc là bổ nhất cái... đuôi. Cũng may là đêm nay có vợ nằm bên.


Sáng hôm sau, vì thời gian ở Sydney ít, chúng tôi đi một tua thành phố để có một khái niệm tổng quát về Sydney. Sydney là một thành phố cảng đẹp, một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Đâu đâu cũng thấy chuẩn bị và quảng bá cho Thế Vận Hội năm hai ngàn ở Sydney. Dĩ nhiên Sydney có mang nhiều nét của nền văn minh Anh quốc. Lái xe bên trái. Người Úc nói tiếng Anh còn dư âm của thứ Anh ngữ "lưu đầy", còn dùng nhiều từ có nghĩa cổ khác với Anh ngữ hiệm kim ví dụ chào nhau họ nói hi mate, g'd day mate, Anh Mỹ hiện kim mate chỉ những người cùng ở chung như inmate (bạn tù), room mate ( bạn ở chung phòng)... nhưng từ
mate thường làm liên tưởng tới việc truyền giống của thú vật như mating season (mùa truyền giống), mua bán người Úc dùng nhiều từ trade còn mang âm hưởng của sự mua bán ngày xưa bằng cách trao đổi hiện vật gọi là trade (từ trade liên hệ với Việt ngữ tráo, trao); thức ăn mang đi họ nói là take away thay vì nói take out, to go như Anh Mỹ... Tiếng Anh ở Úc mang sắc thái riêng Down Under. Dĩ nhiên Sydney cũng đủ các khu trung tâm tài chánh, thương mại, văn hóa bên cạnh các khu ăn và uống, ăn và chơi, khu "gay", khu đèn đỏ (red light).... Hàng năm có ngày lễ hội "gay" rất lớn với những xe hoa thu hút giới đồng tính khắp nơi trên thế giới đổ về đi hội, nhất là các nước vùng Nam Hải và các đảo Thái Bình Dương, nơi còn giữ nền luân lý cổ truyền rất chặt chẽ. Khu đèn đỏ, nếu muốn nói theo chữ Hán Việt là hồng lâu, ở đây có một con đường nổi tiếng của các chị em ... người ta. Đây là một con đường dốc, các cô hạng sang thường đứng chờ khách trên đầu cao của dốc, còn càng xuống dốc các cô càng bình dân, dĩ nhiên giá cả càng cao ở trên đầu dốc và càng thấp khi càng tụt dốc và các nàng với giá tiết kiệm nhất, rẻ nhất, vừa "budget" nhất là các nàng đứng ở cuối con dốc, xế ngang của tiệm cho mướn xe BUDGET. Sydney có nhiều bãi biển đẹp, dĩ nhiên cũng có những bãi của những người giàu tiền nhưng nghèo quần áo. Bãi công cộng nổi tiếng nhất ở đây là BONDI BEACH, phái nữ cũng thấy đó đây có người phơi bánh dầy, bánh ú, phơi cau, phơi mướp, phơi dành (bình tích nước)... Ông trời cứ mở mắt to ra mà nhìn, hèn gì nắng Sydney bốc lửa... hoa cả mắt!

Image

Buổi chiều đi một vòng tua hải cảng xong chúng tôi lấy xe lửa ở khu Circular Quay xuống khu Việt Nam ở Bankstown. Bác sĩ Xuyên đóng của phòng mạch sớm đón chúng tôi ở nhà ga đưa về thăm Bankstown. Khu phố Việt Nam xinh xinh, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đường được ngăn lại không cho xe cộ đi qua, cửa hàng nằm sát nách nhau khiến cho có cảm tưởng như đang dạo phố tại một nơi nào đó ở Việt Nam. Rất tiếc là đến đây đúng lúc các cửa hàng bắt đầu đóng cửa. Ở Úc năm giờ mọi dịch vụ đều đóng cửa (ngoại trừ ngày thứ 5 ?) kể cả phòng mạch bác sĩ. Ôi sao mà hạnh phúc đến thế ! bác sĩ mà năm giờ chiều đã nghỉ làm việc! Buổi trưa tôi có liên lạc với một số đồng nghiệp nhưng không gặp ai cả, sau mới biết là bác sĩ ở đây nghỉ trưa siesta. Ôi sao mà hạnh phúc thế, bác sĩ mà có được giờ nghỉ trưa tùy hứng. Mấy chục năm trời hành nghề ở Mỹ sao mà cực quá vậy! Bác sĩ có ai nghèo đâu, chắc chắn ở Úc này cũng vậy. Sau đó chúng tôi về Cabramatta, thủ đô của người tị nạn Việt tại Úc châu. Cabramatta thực sự đã gây cho tôi một xúc động mạnh. So với Little Saigon, Cabramatta nhỏ không có những khu thương xá lớn nhưng ấm cúng. Tôi đã đi qua nhiều khu phố Việt Nam ở hải ngoại nhưng chưa thấy ở nơi nào trên "cổng làng" có đề những chữ Việt bên cạnh chữ địa phương. Ở đây trên cổng làng có đề câu ca dao Việt Nam LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH. Sau cổng là pho tượng con trâu và con nghé. Đây không có lân hí cầu, rồng phượng như thường thấy ở các khu phố Việt-Tầu khác. Nơi đây có trâu, hình bóng của Lạc Việt ruộng nước. Nơi đây có trâu là vật tổ của Lạc Việt. Nơi đây có trâu là vật biểu của Lạc Long Quân Mặt trời-Nước. Cổng đầu đàng kia có tượng nghê với sừng hai mấu, có cốt là con hươu sủa (barking deer) Mang gạc Munctjac , Kì Dương, vật biểu của Kinh Dương vương, vị vua đầu tiên của Xích Quỉ Việt Mặt trời rạng ngời. Ở đây chỉ thiếu hình bóng Cò Lang, Cò rạng ngời Hùng
Vương. Không biết có phải do trời định hay không mà người Việt đã đến Cabramatta lập nghiệp. Cabramatta có nghĩa là Xứ Rắn (Cabra gần cận với cobra và matta gần cận với mart, market, Việt ngữ mạc trong từ làng mạc). Chúng ta là con cháu Rắn Rồng Âu cơ- Lạc Long Quân dòng nước, dòng Rắn nên đã tìm đến Xứ Rắn Cabramatta dung thân. Phải chăng là thiên định? Theo truyền thuyết, thổ dân Úc cũng có ba vị thần tổ là ba con rắn Great Phallic-headed Serpent (Rắn có đầu là qui đầu, đây là thể lưỡng hợp âm dương), Rainbow Serpent (Rắn Cầu Vồng) và Wanabe Serpent. Ở hải đảo họ có nguồn gốc liên hệ với dòng Nước là chuyện
hợp lý. Tại đây chính quyền xây cho cộng đồng Việt một building đậu xe rất ư là thiết thực. Úc châu có đủ cây trái nhiệt đới, bây giờ là mùa xuân đang mùa chôm chôm, vú sữa, xoài đủ loại, những trái xoài tượng to hơn ở quê nhà. Ở đây đất rộng người thưa.

Cây trái ở đây mỗi thứ trồng hàng ngàn mẫu với kỹ thuật canh tác tân tiến. Một ngày nào đó các cây trái nhiệt đới của Việt tị nạn ở Úc sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ như hiện nay ở California về mùa đông vẫn có các cây trái mùa xuân, nhiệt đới từ Nam Mỹ nhập cảng vào. Các nhà trồng tỉa Việt Nam ở Úc châu nên xúc tiến việc này. Hơn một triệu khách hàng người Việt ở Hoa Kỳ về mùa đông đang chờ ăn cây trái nhiệt đới của Úc châu gởi sang.

Buổi tối chúng tôi đi ăn tối ở tiệm Bạch Đằng với các món ăn Việt khoái khẩu, trong đó có món cua bùn rang me. Nền nhạc kara oke ở đây cũng thấy thịnh hành...

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ra phi trường sớm đi Melbourne. Trời còn tinh mơ mà các quán cà phê vỉa hè đông nghẹt như những buổi sáng ở Saigon ngày xưa. Chuyến máy bay Quantas từ Sydney đi Melbourne sớm nhất trong ngày hành khách toàn là những tay mại bản, kinh doanh, tài chính mặc đồ lớn... họ đi máy bay bằng thẻ hàng tháng như đi xe bus dùng thẻ dài hạn. Bác sĩ Trần Quốc Đông và phu nhân Dược sĩ Kiều Ánh nghỉ việc đón chúng tôi ở phi trường rồi đưa chúng tôi về khu Việt Nam ở
Footscray ăn phở. Đây cũng là một khu Việt Nam sầm uất. Melbourne lạnh hơn Sydney, cây cỏ xanh tươi hơn. Theo lịch trình buổi chiều tôi sẽ nói chuyện về cuốn Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt ở đây. Phút chót một bất ngờ xẩy ra. Trước khi rời Sydney, kiểm soát lại cái máy chiếu slides, khi cắm điện vào, cái máy nổ bùng lên. Té ra điện ở Úc là điện 220 V. Đây là một bất ngờ vì trước đó tôi đã dùng máy cạo râu trong phòng tắm không có chuyện gì xẩy ra. Hóa ra điện trong phòng tắm đã được đổi qua 110 V để thích ứng với máy cạo râu. Hay cái máy cạo râu của tôi có thể dùng được cả hai loại điện thế. Vô ý dùng điện bên ngoài phòng ngủ điện không đổi qua 110 V nên máy bị cháy. Ở Hoa Kỳ có thể nhờ luật sư... nhà khiếu nại được. Khánh sạn bắt buộc phải có giấy yết thị nói rõ cho biết là điện 220 cần phải có máy biến điện. Ăn sáng xong anh chị Đông đưa chúng tôi đi thăm phố và các người quen biết. Đi tới đâu cũng hỏi thăm mượn máy projector. Anh chủ nhân nhà sách Lê Tuấn sốt sắng gọi vào thư viện trường đại học hỏi mượn. Anh bác sĩ Trần Xuân Dũng chịu đứng ra bảo lãnh để mượn. Tại nhà sách Lê Tuấn cũng đã thấy bày bán cuốn Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt. Sau cùng anh Dũng đã mượn được máy của một tiệm ảnh gần phòng mạch của anh. Anh Dũng vốn là một tay ảnh điệu nghệ mà giới y sĩ ở Úc và khắp thế giới đã được thưởng ngoạn những tác phẩm đầy nghệ thuật dùng làm bìa báo của Đặc san Y sĩ Úc châu. Chắc chắn chính cái tài ảnh này đã giúp tôi có được cái máy projector. Lo xong cái máy, anh chị Đông làm thổ công đưa chúng tôi đi thăm Melbourne. Melbourne có ba khu Việt Nam: Footscray, Richmond và Springvale.
Buổi chiều bị kẹt xe nên đến nơi nói chuyện bị trễ. Giáo sư Nguyễn Cung Thông và nhóm Đồng Tâm cùng bác sĩ Đông đã giúp cho buổi họp mặt này thành hình. Mặc dầu được thông báo rất cận ngày nhưng khoảng 40 thân hữu đã có mặt, trong đó có các báo chí địa phương nhứ báoNhân Quyền và nhiều các nhà văn hóa khác nữa không nhớ hết tên. Thật là xúc động. Một bàn thờ quốc tổ Hùng vương đã được dựïng lên. Trước khi nói chuyện giáo sư Nguyễn Cung Thông trưởng ban tổ chức, các vị trong nhóm Hùng vương, tác giả đều dâng hương trước bàn thờ tổ. Buổi nói chuyện rất thân mật. Số tiền bán sách thu được đóng góp vào quỹ phát
huy quốc tổ Hùng vương.
Buổi tối vì anh Thông ăn chay nên không đi dùng cơm tối với chúng tôi được. Anh chị Đông và anh chị Dũng đã cho chúng tôi một bữa ăn ngon miệng tại nhà hàng Shark Fine Restaurant. Đặc biệt nhất là món bào ngư tươi vớt từ trong hồ nước ra. Bào ngư già vỏ có chín lỗ. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt tôi đã đề cập tới sự kiện là bào ngư cũng được nhiều tộc xem là biểu tượng cho vũ trụ giống như trứng hư vô. Những tộc này quan niệm vũ trụ là một cái bọc có vỏ cứng như đá (giống như con "cá bọc" bào ngư). Truyền thuyết Trung Hoa bà nói rằng bà Nữ Oa nấu đá ngũ sắc vá trời cũng cho thấy vỏ vũ trụ giống như vỏ xà cừ
lóng lánh nhiều màu sắc của bào ngư. Ốc Âu cơ đội lốt ốc bọc bào ngư vũ trụ nên cũng đẻ bọc. Vũ trụ ốc bọc bào ngư sau đó phân cực. Cực dương thành mặt trời Nọc, Việt (Viêm Đế) sinh ra bốn mặt trời cõi tứ hành và bốn mặt trời cõi thế gian (ứng với Đế Minh, Kinh Dương vương, Lạc Long Quân và Hùng vương), tổng cộng là chín mặt trời. Truyền thuyết cổ Mường Việt chúng ta có 9 mặt trời. Bào ngư tương ứng với bọc vũ trụ và chín lỗ tương ứng với chín mặt trời Nọc Việt.

Ngày hôm sau còn ít thời giờ tự do chúng tôi xuống Richmond ăn phở Hùng vương và đi thăm vài nơi nữa trước khi đáp máy bay về Sydney. Anh Cung Đình Thanh chủ nhiệm báo Tư Tưởng và cậu con trai đã thương mến ra phi trường đón và đưa về nhà chơi.

Sau đó chúng tôi về Cabramatta để nói chuyện với các thân hữu tại đây. Anh Nguyễn Vi Túy chủ nhiệm báo ViệtNam Thời Nay là trưởng ban tổ chức, Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình làm điều hợp viên, anh tiết lộ cho biết anh vốn là một độc giả hâm mộ những truyện ma của tôi viết hồi còn làm tờ báo Trắng ở trường Y Khoa. Tại đây cũng có nhiều thân hữu, trong số này phải kể đến bác sĩ Nguyễn Nguyên đã từng có bài cộng tác với Y Học Thường Thức, bác sĩ Vũ Ngọc Tấn, người bạn cùng lớp với tôi cùng nhiều các bác sĩ khác, những nhà làm văn hóa như anh Cung Đình Thanh báo Tư Tưởng cùng nhiều báo chí khác như báo Dân Việt... Điều đáng quí là chị Ngọc Hân Trưởng Ban Việt Ngữ đài SBS mặc dù bận rộn cũng đã đến dự và phỏng vấn tác giả cho thính giả toàn thể lục địa Úc châu nghe. Nhờ tài "mại bản" của bác sĩ Võ Văn Phước, bao nhiêu sách tác giả mang theo bán hết sạch và tiền bán sách thâu được đóng góp vào quĩ cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung Việt Nam.
Nửa đêm về sáng nhóm thân hữu và chúng tôi đi ăn cháo thật là vui làm nhớ lại những ngày đi ăn đêm lúc trước ở Saigon.
Ngày hôm sau bà xã đi mua sắm cho tới lúc lên xe ra phi trường đi Fiji. Chúng tôi ở lại Fiji mấy ngày để hồi phục trước khi về Hoa Kỳ kéo cầy trở lại.
Rời Úc đầu óc tôi vẫn thắc mắc không hiểu tại sao lại gọi con thú biểu của Úc châu là kangaroo, kangoroo? Hỏi ai cũng trả lời gọn lọn là không có biết, chẳng có biết? Chắc chắn là kangaroo phải có một cái nghĩa nào đó. Về tới Hoa Kỳ tôi đi đào tìm xem kangaro có nghĩa là gì? Cuối cùng tìm thấy một tài liệu giải thích cái tên kangaroo như sau: một vị thuyền trưởng người Anh khi đem đám tù nhân bị lưu đầy lên đất Úc châu đã kinh ngạc, bàng hoàng về những giống thú lạ ở đây. Một hôm thấy con kangaroo ông hỏi một người thổ dân: Cái con gì vậy? Người thổ dân trả lời: kangoro. Thế là từ đấy con vật đó có tên là con kangoro, kangaroo,
kangourou, kanguru... Về sau các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu tiếng thổ dân mới biết rõ nghĩa của từ kangoro là "don't know", "không biết rõ". Con kangoro là con "không biết rõ" (Esperanto L..., Đặng Xuân Điện dịch in trong Khoa Học tạp chí số 55 ngày 1er Oct 1933 tr.8 ).

Và chuyến đi Úc kỳ này tôi lại khám phá ra từ kangoro ruột thịt với Việt ngữ ! Kangoro có kang- = chẳng (k=ch như kênh = chênh), go- = có (g=c như gài = cài) và -ro = rõ. Kangoro = Chẳng có rõ. Con kangoro là con Chẳng có rõ, con "don't know".

Sự khám phá này coi như là một món quà tặng các thân hữu ở Úc đã có lòng quí mến chúng tôi và riêng tặng anh Nguyễn Cung Thông, tác giả "Tiếng Việt Tuyệt Vời-âm M trong tiếng Việt", người cũng thích nghiên cứu tiếng Việt như tôi. Hy vọng các nhà văn hóa ở Úc châu kiểm điểm lại. Nếu kangaro, kangoro tiếng thổ dân Úc có nghĩa là "không biết" thì quả đúng kangoro ruột thịt với "Chẳng-có-rõ" của Việt ngữ. Chắc chắn trong các thổ dân Úc có những tộc liên hệ với người cổ Việt. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, tôi đã nhắc đến một điểm giống nhau của người cổ Việt và thổ dân Úc châu là trong vũ trụ tạo sinh cả hai đều
quan niệm vũ trụ có nhiều cõi và sự tạo sinh của mỗi cõi là một vòng tạo sinh riêng nhưng đội lốt lẫn nhau. Nếu kangoro đúnglà "không biết" là "Chẳng-có-rõ" xin phổ biến cho toàn thể dân Úc biết rằng kangaroo ruột thịt với Việt ngữ, nếu không muốn nói là tiếng Việt.

Úc châu, xứ kangaroo, kangoro, xứ CHẲNG-CÓ-RÕ, một thế giới còn đầy kỳ bí. Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm Úc châu và ăn thịt kangaroo để kiểm chứng lại...


Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

LỄ KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ VIỆT – ÚC
TẠI THÀNH PHỐ BRISBANE –
TIỂU BANG QUEENSLAND
Image Image
* Người Tỵ Nạn (QLD)



Ngày 16/09/2005 là một ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày lễ Khánh thành Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Việt – Úc tại thành phố Brisbane, thuộc tiểu bang nắng ấm Queensland do Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Việt – Úc tại QLD thực hiện. Ủy ban này do hai nhân vật chủ chốt tại QLD thành lập: đó là ông Huỳnh Bá Phụng (cựu Đại úy QLVNCH) và ông Alan Cunningham (cựu Thiếu Tá thuộc Quân lực Hoàng Gia Úc). Ủy ban này được thành lập vào ngày 10/04/2001. Tên tiếng Anh là “Australian – Vietnamese Memorial Monument Building Fund Inc.”.



Theo dự báo thời tiết cho biết ngày hôm ấy sẽ là một ngày rất u ám nhưng ông Trời dường như cũng không phụ lòng đồng hương tỵ nạn VN nên đã cho một buổi sáng thật là đẹp đẽ, khô ráo và quang đãng. Sáng hôm ấy gia đình tôi dậy thật sớm, chỉ với mục đích là đi tham dự lễ cho đúng giờ và cũng là dịp để nhớ ơn những chiến sĩ Việt và Úc đã hy sinh cho Tự do dân tộc.



Chương trình ghi bắt đầu từ 10 giờ sáng. Tôi và gia đình đáp chuyến xe lửa sớm lúc 8 giờ rưỡi sáng từ ga xe lửa Darra (ở mạn nam) để đi lên ga Roma phía bắc cho tiện thay vì phải lái xe hơi không có chỗ đậu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi lại xe lửa sau hơn 25 năm định cư ở Úc nên cũng cảm thấy khá bỡ ngỡ y như hồi mới tới định cư tại Úc. Ngồi trên xe lửa, tôi gặp rất nhiều đồng hương khác, quen có lạ có, đi cùng chuyến với chúng tôi trò chuyện râm ran. Chúng tôi thấy trong số hành khách có các anh cựu quân nhân, các vị trung niên, quý lão ông, lão bà trong hội cao niên cũng có mặt cùng với các sinh viên học sinh và các em nhỏ. Mọi người đều ăn mặc đẹp đẽ như đi dự hội chợ Xuân. Họ ở các vùng phía nam đông dân Việt mình như Goodna, Inala, Darra, Wacol, Durack, Pallara, Oxley v.v… Tất cả đều cười nói râm ran vui như pháo Tết. Họ mừng vui như chào đón một ngày hội lớn có một không hai.

Đến ga xe lửa Roma (gần ga City) chúng tôi xuống xe và lại gặp một đoàn người đồng hương tỵ nạn VN ở phía mạn Bắc đổ xuống đi chuyến xe ngược lại. Những đồng hương này ở từ các vùng Stafford, Northgate, Chermside, Nundah v.v… tụ về. Cả hai luồng người họp nhau lại tựa như hai nhánh sông con đổ về biển lớn.

Ngay giữa sân ga Roma, chúng tôi đã thấy các anh cựu quân nhân với lá cờ vàng ba sọc đỏ cùng lá cờ Úc trên tay (với cà vạt cũng có lá cờ vàng ba sọc đỏ) đứng ra đón tiếp và hướng dẫn bà con đồng hương đi lên phía trên đồi cao của Roma Street Parkland - nơi có đặt tượng đài chiến sĩ Việt – Uc.



Phải nói việc chọn lựa địa điểm độc đáo và đẹp tuyệt vời này ngay tại Trung tâm Thành phố Brisbane để làm vị trí đặt tượng đài là một quyết định quan trọng và là một sự kiên nhẫn lâu dài của Ủy ban XDTĐ khi làm việc với Hội đồng Thành phố Brisbane. Thật ra trong nhiều năm qua, việc xin đất để đặt tượng đài không phải là một việc khó làm vì ở đây đất đai thừa thãi. Uy ban đã được HĐTP đề nghị nhiều nơi nhưng các vùng này chỉ có tính cách địa phương và rất ít khách Uc cũng như ngoại quốc đến thăm viếng nên không mang một ý nghĩa lớn. Do đó việc xin được một miếng đất nằm ngay trên đỉnh công viên Roma St Parkland ngay tại Trung tâm Thành phố Brisbane đã làm tăng thêm ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài cũng như xứng đáng cho lòng ngưỡng mộ của mọi công dân Việt và Uc trước sự hy sinh lớn lao và vô bờ bến của các chiến sĩ QLVNCH cũng như các cựu chiến binh Úc đã tử trận tại VN trong cuộc chiến đấu dành Tự do cho dân tộc VN.



Khuôn viên đặt tượng đài Việt – Úc nằm trên đỉnh cao của công viên Roma St Parkland (Upper Parkland) cách Tòa Đô Chánh khoảng 500 thước. Vị trí ở ngay góc đường Wickham Terrace và Gregory Terrace, Brisbane City, bao quanh bởi các con đường lớn thuộc trung tâm thành phố như Roma St, Wickham Terrace, Parkland Boulevard và sát với cổng vào ở phía đường Wickham Terrace thật thuận lợi cho việc hành lễ. Từ vị trí tượng đài nhìn xuống, người ta có thể thấy nhà ga xe lửa Roma, công viên, vườn hoa cùng các khu giải trí bọc quanh bờ hồ nhân tạo và các cao ốc, các khách sạn, cũng như nhìn thấy cả trung tâm thành phố Brisbane. Nhìn ngược về phía trên là College nổi tiếng Brisbane Grammar cũng như phố xá tấp nập của khu Spring Hill chạy dài xuống khu phố China Town ở Valley. Phải nói đây là một vị trí hết sức độc đáo và lý tưởng.



Thật ra tại Úc, việc đặt tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Việt – Úc đã được thực hiện tại nhiều nơi ở các thành phố lớn như Perth, Melbourne, Sydney nhưng nếu so sánh với vị trí thuận tiện, đẹp đẽ và lý tưởng như thế này tại ngay trung tâm thành phố có lẽ chỉ có Brisbane là thực hiện được mà thôi.



Khi chúng tôi đến nơi đã thấy bà con đồng hương có mặt đầy đủ rồi. Tổng cộng có trên 700 người kể cả các cựu quân nhân Uc và các quan khách Uc tham dự. Mọi người ai nấy đều cầm trên tay lá cờ nhỏ Uc và Việt.

Phái đoàn chúng tôi gặp đầu tiên là các cựu chiến sĩ Nhảy dù trong Ban Quốc Quân Kỳ Úc & Việt từ Melbourne về tăng cường với bộ quân phục rằn ri Nhảy dù chỉnh tề cùng chiếc Mũ đỏ (nhớ lại những ngày ở Trại Dù Hoàng Hoa Thám). Chúng tôi cũng thấy anh chị La Cường trong nhóm Mũ đỏ. Đặc biệt Mũ đỏ La Cường với bộ quân phục nhảy dù oai phong đang sát cánh cùng với các bạn Dù từ phương xa về tham dự. Mọi người đều cười nói vui vẻ. Chúng tôi cũng được biết trong số quan khách từ xa về có ông Châu Xuân Hùng, Chủ tịch CĐNVTD tại Victoria đến dự đã mang một vinh hạnh lớn cho BTC. Lên gần tới nơi chúng tôi thấy chị Khúc Vượng đang cầm cờ nhỏ Uc & Việt trao cho từng bà con còn anh Khúc Vượng (TQLC) thì đang làm nhiệm vụ của ông “phó nhòm”. Thấy tình “huynh đệ chi binh” gắn bó với nhau thắm thiết, chúng tôi rất mừng và vô cùng hãnh diện!
Image

Về số quan khách địa phương, chúng tôi thấy sự hiện diện đầy đủ của các vị đại diện hội đoàn, đoàn thể cùng các cựu quân nhân thuộc mọi thành phần thuộc Hải, Lục, Không quân, Bộ binh, Nhảy dù, TQLC v.v… và các cựu sĩ quan Võ Bị Thủ Đức như các anh Lê M Tâm, Nguyễn Q Hoa v.v... cũng đã có mặt.

Về phía Hải quân có các anh Nguyễn H Đạo, Nguyễn C Danh v.v… Đặc biệt anh Đỗ Ngọc Nhẫn với bộ quân phục sĩ quan Hải quân với cầu vai cựu Đại úy màu vàng trông thật đẹp mắt làm chúng tôi nhớ lại những ngày đi ngang quân trường Hải quân ở Nha Trang.

Về phía Không quân chúng tôi thấy có quý anh Huỳnh HK Hồng, Nguyễn B Lộc, Nguyễn K Đính, Trần V Thành v.v…

Ngoài ra chúng tôi còn thấy có các vị lãnh đạo đại diện tinh thần các tôn giáo, đại diện các đoàn thể trong cộng đồng như hội cao niên như ông Đỗ Văn Tô, Hội phụ nữ có chị Mỹ Lệ Thu, Hội y sĩ có ông bà Bs Hà Ngọc Thuần, ông bà Bs Trần Văn Lân và các sinh viên học sinh. Đặc biệt tô điểm thêm màu sắc cho buổi lễ là các thiếu nữ VN trẻ trung, tuyệt đẹp trong bộ áo dài truyền thống màu trắng và màu thiên thanh với lá cờ vàng ba sọc đỏ quấn ngang thân mình tựa như con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu đang noi theo bước tiền nhân để làm đẹp cộng đồng, làm đẹp tổ quốc. Đẹp mắt nhất là các bong bóng màu (hầu hết là màu vàng) cột chùm bay cao có gắn hai lá cờ Úc và Việt đang ngạo nghễ tung bay trong gió sớm tô điểm cho bầu trời xanh càng lộng thêm sắc thắm.
Image Về phía quan khách Uc, chúng tôi thấy các cựu chiến binh Úc đã lớn tuổi với áo veston chỉnh tề, trên áo phía ngực trái có ghim các huy hiệu và huy chương đủ loại như chiến công, chiến thương bội tinh. Họ hãnh diện tiến vào vị trí hành lễ. Trên tay người nào cũng mang một tràng hoa đỏ tượng trưng để đặt dưới chân tượng đài.

Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của một số quan khách Úc như ông Kevin Martin - Đại diện Lãnh tụ Đối lập/TB.QLD, ông Brigadier Bob Carson - Đại diện Thị Trưởng Thành phố Brisbane, ông Kevin Baker - Đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Tiểu Bang QLD v.v… Sự gắn bó giữa những người cựu chiến binh Việt và Uc đã làm tăng thêm tình cảm sâu đậm giữa người Việt tỵ nạn và những người bạn đồng minh Úc.


Vị trí hành lễ có sẵn bức tượng hai người chiến sĩ Việt – Uc gắn trên bục cẩm thạch đang được bao phủ bởi một tấm vải che để chờ Bà Phó Thủ Hiến Tiểu bang QLD đến cắt băng khánh thành.


Trong hàng ghế danh dự dành cho các quan khách, chúng tôi thấy có sự hiện diện của ông Huỳnh Bá Phụng - Chủ Tịch Uy ban XDTĐ/QLD; ông Alan Cunningham - Đồng Chủ tịch Ủy Ban XDTĐ; ông Bernie Ripoll - Dân biểu liên bang vùng Oxley và ghế dành riêng cho Bà Anne Bligh MP - Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Bộ Phát Triển, Thương mại và Thiết kế, đại diện cho ông Thủ hiến Peter Beattie đến để cắt băng khánh thành. MC của chương trình là cô thiếu nữ trẻ đẹp duyên dáng Ngọc Hân (QLD), người con gái đã đóng góp hầu hết vào các sinh hoạt cộng đồng trong vai trò MC. Và người thứ nhì là ông Nguyễn Đức Trừng, một cựu chiến sĩ QLVNCH cho đến nay vẫn còn tranh đấu không mệt mỏi.
Image Trong khi chờ đợi bà Anna Bligh đến, ông NĐ Trừng đã lượt duyệt qua lịch sử hình thành của Uy ban XDTĐ /QLD cùng giới thiệu BCH Ủy ban XDTĐ như sau:


“Vào đầu tháng 10/2000 Ban Chấp Hành Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD triệu tập phiên họp đầu tiên bàn về việc xây dựng 1 Tượng Đài tưởng niệm Chiến Binh Việt-Uc tại Thành phố Brisbane, Thủ phủ của Tiểu Bang QLD.

Ngày 10-4-2001, một Uy Ban đã được thành lập với danh xưng “ Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Uc”, sau đó một Ban Điều Hành cũng đã được bầu lên gồm 2 vị đồng Chủ Tịch là Ong Huỳnh Bá Phụng đương kiêm Chủ Tịch Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD và Ong Bil Marshall, Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam, cựu Thiếu Tá Alan Cunningham làm Cố vấn cùng với nhiều thành viên Việt-Uc khác. Uy Ban có nhiệm vụ thiết kế, tìm tài chánh và xây dựng Tượng Đài tại một địa điểm thích hợp trong thành phố Brisbane.



Sau ngày thành lập, Uy Ban đã có nhiều phiên họp để bàn kế hoạch thực hiện công tác. Uy Ban cũng sớm hiểu rằng sẽ có 2 vấn đề rất khó khăn và phải tốn rất nhiều công sức và thì giờ để vượt qua, đó là tài chánh để đúc 2 Tượng Chiến binh Việt-Uc rồi xin đất An vị sau. Ủy Ban đã được đăng bộ và được Chính Phủ Tiểu Bang Queensland cấp giấy phép chính thức hoạt động.



Trước sau Uy Ban đã 5 lần tổ chức gây quỹ, đồng thời kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các Chiến hữu QLVNCH và quý đồng hương tỵ nạn khắp nơi. Song song với việc đúc Tượng, Uy Ban bắt đầu tiến hành thủ tục xin đất.

Đáp ứng nguyện vọng của Uy Ban, đã có 3 cơ quan đề nghị tặng đất: Trụ sở Hội RSL chi nhánh Darra, Công viên Ducie Park tại Darra của Hội đồng Thành phố Inala và 1 Công viên trên đường William đối diện với Casino Hotel dọc bờ sông ngay Trung tâm Thành phố Brisbane. Tuy nhiên vì nhận thấy cả 3 nơi kể trên đều không thích hợp nên Uy Ban đã từ chối và chấp nhận chờ thêm 1 thời gian nữa.


Vào một ngày của tháng 3/2005 Thiếu Tá Alan Cunningham báo 1 tin vui là Chính Phủ Tiểu Bang đã chấp thuận tặng 1 chổ rất trang trọng để an vị Tượng Đài trong công viên Roma Street Parkland ngay trung tâm thành phố Brisbane.



Ngay khi nhận được tin vui trên, Uy Ban một lần nữa kêu gọi các Chiến hữu CQN/QLVNCH và quý đồng hương hảo tâm các nơi đóng góp tài chánh để thực hiện bệ an vị hai bức tượng, kiến trúc sư Lê Cương đã âm thầm làm việc ngày đêm để hoàn thành bản vẽ, và chỉ trong vòng hơn 3 tháng vận động Ủy Ban đã đủ ngân khoản dự trù”.



Và sau đây là bức thư ngỏ của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Uy ban XDTĐ gửi đến toàn thể quý đồng hương cùng các chiến hữu trong thời gian qua:



“Kính thưa Quý vị và các Chiến hữu,

Trong thời gian vừa qua, tại Perth và Melbourne, hai Tượng Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt-Uc đã được khánh thành trọng thể. Quý Đồng hương và Chiến hữu chắc hẳn đã nghe nói đến Tượng Đài của QLD, đặc biệt là những Mạnh Thường Quân đã sốt sắng đóng góp nhân cũng như tài lực, mỏi mòn trông đợi nhưng chưa thấy được sự hình thành của Tượng Đài tại Tiểu bang nhà. Là người không trực tiếp tham gia vào công việc thiết kế và xây dựng mà còn nóng lòng sốt ruột như vậy, huống chi anh em thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài băn khoăn và lo lắng đến thế nào.

Cách đây hơn năm, khi mới bắt đầu công tác thiết kế ít lâu, Nghị viên Les Bryant thuộc đơn vị Richlands (Inala) có ngỏ ý, nếu Tượng Đài đặt tại Darra hay Inala, Ong sẵn sàng ủng hộ. Nếu chúng ta chấp nhận đặt Tượng Đài ở một vị trí khiêm nhường như vừa kể thì chắc có lẽ Tượng Đài của QLD đã được cắt băng khánh thành ít nhất cũng từ hơn một năm qua. Tuy nhiên một số thành viên trong Uy Ban Xây Dựng Tượng Đài Việt cũng như Uc mong muốn Tượng Đài được đặt ở một nơi trong phạm vi thành phố Brisbane để tôn tượng của các chiến sĩ anh hùng, đã hy sinh thân mạng bảo vệ Miền Nam thân yêu của chúng ta còn có dịp nhìn lại những Chiến hữu may mắn còn sống sót của họ, mỗi năm đi diễn hành ngang qua, nhân dịp ngày ANZAC hay Long Tân (ANZAC Square). Thật là một mỹ ý!

Uy Ban XDTĐ đã chọn 3 địa điểm: 1) ANZAC Square, 2) Roma Street Parkland, 3) South Bank. Trong đơn nộp cho Chính Phủ QLD, Uy Ban XDTĐ đã ghi cả 3 nơi phòng khi chỗ nầy bị bác thì còn chỗ kia. Thế rồi ngày tháng trôi qua, mãi đến tháng 4/2005 việc cứu xét đơn của Uy Ban XDTĐ mới kết thúc. Kết quả là chúng ta đã được chấp thuận cho đặt Tượng Đài tại một khu đất xinh đẹp ngay thành phố trong Roma Street Parkland, đối diện với Albert Park Hotel trên đường Wickham Terrace, sát cạnh ngả tư có đèn xanh đỏ (traffic light).

Tiến trình công tác như sau: Hai Tượng đồng đã đúc xong từ hơn năm qua , Họa đồ xây cất cũng như họa đồ vị trí đã hòan tất, vị trí đặt Tượng đã được xác định . Nay thì đến giai đoạn khởi công xây cất bệ đặt Tượng Đài. Uy Ban đã ký contract với nhà thầu ULEX CONSTRUCTIONS vào ngày 21-6-05 với giá $27.225. Theo dự trù, nếu không có gì trở ngại vào phút chót thì Tượng Đài có thể khánh thành vào ngày 28/8/2005 do Thủ Hiến Queensland Perter Beattie cắt băng.

Giai đoạn cuối cùng là tổ chức lễ Khánh thành trang trọng với sự hiện diện của đông đảo giới chức Uc cùng tất cả các Hội Đoàn, Đoàn thể và thân hào nhân sĩ trong cộng đồng VN, dĩ nhiên không thể thiếu vắng anh chị em Cựu quân nhân.

Ở khắp nơi có người Việt tỵ nạn, Tượng Đài Tưởng Niệm Cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam đều lần lượt dựng lên. Không ai có thể phủ nhận được rằng: Tượng đài nầy không phải của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà là một di sản của tất cả mọi người Việt tỵ nạn Cộng sản, của tất cả những ai ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ hào hùng đã hy sinh mạng sống để bảo vệ sự an nguy của bản thân và gia đình chúng ta nói riêng và Miền Nam VN nói chung.

Hiểu như vậy, thì dù chúng ta có thiện cảm với thành viên Uy Ban XDTĐ hay không, sự đóng góp tài chánh và tham gia công tác xây dựng cũng như sự hiện diện trong buổi lễ khánh thành là một bổn phận và cũng là một vinh hạnh. Uy Ban XDTĐ thiết tha kêu gọi toàn thể Quý Đồng hương và nhất là Quý Chiến Hữu còn nhận mình là người tỵ nạn thì đừng bỏ mặc công tác nầy cho một cá nhân hay một nhóm người, tất cả hãy tích cực tham gia trong tình đồng hương hoặc tình huynh đệ chi binh”.



Đến hơn 10 giờ thì bà Anna Bligh tới, buổi lễ chính thức mới thực sự bắt đầu. Mở đầu là bài diễn văn của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Ủy ban XDTĐ chào đón bà Phó thủ hiến cùng quý quan khách như sau:



“Kính thưa Bà ANNA BLIGH, Phó Thủ Hiến /TB. QLD

Kính thưa …………………………………………………..

Kính thưa Quý chiến hữu và Quý đồng hương,

Chúng tôi lấy làm vinh dự được Quý vị cùng đến tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến sĩ Việt-Úc hôm nay. Thay mặt Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài / Tiểu Bang QLD, chúng tôi xin gởi lời chào mừng đến toàn thể Quý vị Quan khách, quý chiến hữu và quý đồng hương.



Kính thưa quý vị,

Như quý vị đã biết, cuộc chiến đấu chống CS trước năm 1975 của Dân và Quân miền Nam Việt Nam là một cuộc chiến hoàn toàn có chính nghĩa. Và cũng vì để bảo vệ chính nghĩa ấy, hàng triệu Dân và Quân Lực VNCH cùng hàng chục ngàn chiến binh Đồng minh như Hoa Kỳ, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi đã nằm xuống. Họ đã nằm xuống trên đất nước Việt Nam, chỉ với mục đích cao cả duy nhất là giúp đở nhân dân và Chính Phủ VNCH bảo vệ thể chế Tự do – Dân chủ, chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa CS từ phương Bắc.



Kính thưa Quý vị,

Từ tháng 4/1965, đáp lời kêu gọi của Thế giới Tự do và VNCH, Chính phủ Úc Đại Lợi đã gởi chí nguyện quân sang Miền Nam VN tham chiến. Sự giúp đỡ đó kéo dài cho đến ngày 2-12-1972 là ngày đơn vị sau cùng của Quân đội Úc rời khỏi VN. Nhưng thương thay, khi Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi hồi hương thì có 519 chiến binh Úc không bao giờ trở lại với gia đình nữa.

Trước sự hy sinh cao cả đó, là người VN yêu chuộng Hòa bình và Tự do Dân chủ, hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được công lao và xương máu của những người bạn Đồng Minh xấu số ấy. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của con em, chồng, cha mình trong cuộc chiến, và cũng để Chính phủ và Nhân dân Úc thấy rằng người VN chúng ta cũng có tấm lòng từ ái, nhân hậu và thực lòng biết tri ân và báo ân. Lòng tri ân và sự báo ân của chúng ta đã đuợc thể hiện hôm nay bằng một Tượng Đài Tưởng Niệm xây dựng ngay trên miền đất rộng lượng đang cưu mang chúng ta.

Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc được dựng lên nhằm mục đích:

- Để ghi nhận công lao to lớn, sự hy sinh vô bờ bến của những chiến sĩ Việt-Úc đã bỏ mình trên chiến trường VN. Biểu lộ niềm thương tiếc vô biên khắc sâu trong tâm tư của chúng ta đối với những vị anh hùng vì Tự do Dân chủ của Dân tộc VN mà hy sinh.

-Tượng Đài Tưởng Niệm còn là một di tích lịch sử trường tồn, lưu lại ngàn đời sau trên xứ sở yêu thương nầy, để mọi người VN, nhất là con cháu chúng ta trong tương lai, mãi mãi ghi nhớ công ơn của Quân đội và Nhân dân Úc Đại Lợi.



Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi xin phép được có vài lời với những người đã hy sinh mạng sống của mình cho lý tưởng Tự do trong cuộc chiến VN:



Kính thưa các anh chiến binh Uc và VNCH đã bỏ mình trong chiến đấu, đã tuẩn tiết không chịu hàng giặc khi vận nước đã mất. Tất cả các anh đều là những quân nhân ưu tú, đã vì nước quên mình, chúng tôi, những người may mắn còn sống, xin mang ơn các anh, những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ can trường của các Quân Binh Chủng trong Quân lực Hoàng Gia Uc và Quân Lực VNCH. Đời đời chúng tôi khắc tên các anh trong tim, trong óc. Chúng tôi lại càng mang ơn các anh, những chiến sĩ vô danh, đã chiến đấu và đã âm thầm ra đi. Chiến tranh đã mang đi biết bao nhiêu những tinh hoa của dân tộc, biết bao nhiêu những con yêu của Tổ quốc.

Các anh là những anh hùng, những đứa con ưu tú của nước Úc và VN. Các anh đã chiến đấu vì hòa bình, vì Tự do và Dân chủ, vì Danh dự của Quân Lực và Quê hương của các anh. Sự chiến đấu nầy sẽ được lịch sử đánh giá đúng mức. Chúng tôi xin nghiêng mình tưởng niệm các anh. Các anh đã mất nhưng tinh thần các anh là tấm gương để các thế hệ mai sau noi theo.



Kính thưa tất cả Quý vị,

Trước khi dứt lời, chúng tôi cũng không quên cám ơn Điêu khắc gia Dean Rusling, Nghệ nhân Frederick Whitehouse, Kiến Trúc Sư Lê Cương, các nhà Mạnh Thường Quân cùng các Chiến hữu trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã tích cực hổ trợ cho cá nhân tôi và Ủy Ban cũng như đóng góp nhiều công sức trong thời gian dài vừa qua. Chúng tôi gởi lời cám ơn đến CH. Huỳnh Đức Thái và các CH. thuộc toán rước Quốc Quân Kỳ đã từ Melbourne bỏ thời gian lên đây để tiếp tay đóng góp cho sự thành công ngày hôm nay. Điều đặc biệt mà chúng tôi muốn nói lên ở đây, Oâng Bà Giáo sư Nhân Điện Lương Minh Đáng ïlà người đã hỗ trợ và đóng góp rất nhiều cho Tượng Đài.



Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả quý vị có mặt hôm nay.

Kính chào tất cả quý vị”.



Kế đến là phần diễn văn của ông Alan Cunningham, Đồng Chủ tịch Ủy ban XDTĐ và kế tiếp là bài nói chuyện của ông Bernie Ripoll, Dân biểu Liên bang vùng Oxley như sau:



“Tôi rất vui mừng hiện diện hôm nay để dự phần trong buổi lễ Khánh thành Đài tưởng niệm chiến sĩ Uc – Việt. Để tưởng nhớ đến tất cả những chiến binh Úc đại lợi và VNCH đã chiến đấu trong cuộc chiến VN, không phải chỉ đặc biệt để vinh danh những chiến binh ấy mà còn cho tất cả những ai đã và đang ủng hộ cho họ. Dĩ nhiên là tôi muốn nói đến gia đình, là vợ, là người yêu, là cha mẹ và thân nhân của họ.

-10 năm tham chiến tại VN quả là khoảng thời gian dài nhất của người dân Úc đại lợi của thời đại ngày nay.

- Chiến tranh VN đã là một cuộc chiến tranh phức tạp trong chiến thuật và chiến lược. Trong chiến tranh du kích, khó mà nhận diện được kẻ địch, vì họ ăn mặc như nông dân, họ mù quáng tấn công lực lượng của chúng ta bằng cách đặt mìn, đào hầm, gài bẫy. Những căng thẳng, sự đề cao cảnh giác xảy ra hàng ngày đối với người lính Úc trong suốt cuộc chiến.



Chiến tranh VN là thời điểm đã gây nhiều phẫn nộ và tranh cãi trong thế giới Tây

phương. Và sau bài toán đó, đã là một điều quan trọng, trong hình trạng vận số chính trị của Đông Nam Á. Đã có 50 ngàn chiến binh Úc tham chiến tại VN. Đã có 519 chiến binh Úc tử trận và hơn 2,400 chiến binh bị thương. Đoàn quân ấy đã trở về trong sự bất mãn, mê muội và thiếu hiểu biết của dân chúng Úc. Những bài học vàkinh nghiệm từ cuộc chiến của cựu chiến binh tham chiến tại VN là một hiểu biết lớn cho cấp chỉ huy tham dự buổi lễ hôm nay, cần phải giúp đỡ cho người chiến binh của chúng ta về tinh thần và sức khỏe của họ trong cuộc chiến và khi chiến binh ấy trở về.

Biết bao năm qua Quân lực Úc đại lợi đã tham chiến và đang tham chiến trong các

cuộc chiến và địa thế khác nhau trên thế giới. Từ quần đảo Solomon, Đông Timor, A phú hãn, Liban, Syria, và Iraq. Chúng ta nên dừng lại những chống đối về sự tham chiến của họ và hãy cầu xin cho những chiến binh được an toàn trở về với gia đình, với bạn hữu và hãy yêu thương họ.

Hôm nay chúng ta hãnh diện tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trên chiến

trường VN, chúng ta kính phục sự hào hùng, tình đồng đội của họ, vì đó là sự tiếp nối quá rõ ràng của tinh thần ANZAC của chiến binh trong Hải, Lục, Không quân Hoàng Gia Úc đại lợi. Và chúng ta phải trả lại sự kính trọng của chúng ta đối với những chiến binh VNCH mà đã cùng lực lượng Đồng Minh chiến đấu để bảo vệ Tự do và Dân chủ… Xin cám ơn tất cả quý vị”.



Sau đó là phần đáp từ của bà Phó thủ hiến Anna Bligh thay mặt cho Thủ hiến QLD (ông Peter Beattie) để đọc bài diễn văn ca ngợi lòng dũng cảm của các chiến sĩ Việt & Uc trong cuộc chiến VN và hôm nay chính phủ tiểu bang QLD hân hạnh được cắt băng khánh thành Đài tưởng niệm chiến sĩ Việt & Úc để nhớ ơn các chiến sĩ đồng minh đã bỏ mình vì lý tưởng tự do.
Image Sau phần diễn văn, cả 3 người là Bà Phó Thủ hiến, ông Huỳnh Bá Phụng và Thiếu tá Alan Cunningham đã cắt băng khánh thành tượng đài và mời 3 vị lên đặt vòng hoa.

Khi tấm vải che được kéo xuống, mọi người đã nhìn thấy rõ công trình vô giá của nghệ nhân tạc tượng hai chiến binh Việt và Uc uy nghi đứng song song bên cạnh nhau. Tất cả mọi người đều vui mừng đồng loạt vỗ tay rợp trời.
Image Các bong bóng đủ màu (đặc biệt là màu vàng) cùng lá cờ Việt và Úc bắt đầu thả bay lên trên bầu trời xanh thẩm giữa tiếng hoan hô vang dội của mọi người.

Các đài truyền hình số 7, số 10 và ABC thi nhau quay phim trình chiếu. Bây giờ có dịp nhìn kỹ từ trên xuống dưới chúng tôi thấy tượng hai người chiến sĩ Việt & Uc đang bồng súng đều cao lớn hơn người bình thường.
Image Dưới chân hai chiến sĩ là bục cẩm thạch có hàng chữ rõ nét “AUSTRALIAN VIETNAMESE WAR MEMORIAL” và phía dưới là một vòng tròn có bầu trời màu thiên thanh với bản đồ nước Việt Nam nằm chính giữa. Bản đồ này có hai phần rất rõ rệt để phân biệt một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt. Phần trên màu đỏ tượng trưng cho chế độ cộng sản Hà nội sắt máu bạo tàn, đã manh tâm gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt huynh đệ tương tàn. Phần dưới màu vàng tượng trưng cho một miền Nam yên bình, trù phú của tự do dân chủ nhưng vì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà người bạn đồng minh Uc phải tiếp tay đổ xương góp máu với chúng ta. Phía bên trái là lá cờ Uc sặc sỡ và phía bên phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay. Ngoài ra hai bên có ghi niên hiệu 1962 – 1972 là những thời điểm quân đội Úc đến và rời khỏi VN.



Tượng đài này mỗi bên bục cẩm thạch có tấm biển lớn ghi rõ những giòng tri ân thật xúc động.

Chúng tôi thấy phía bên trái có phù hiệu cánh Ó với lá cờ vàng ba sọc đỏ chính giữa cùng hàng chữ thật to và đậm nét “TỔ QUỐC GHI ƠN” và phía dưới là câu “VINH DANH CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ QUÂN LỰC ĐỒNG MINH”. Dưới hàng chữ này, chúng tôi còn thấy một tấm biển khác ghi những giòng chữ xúc động như sau “TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ DŨNG CẢM CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO VÀ HY SINH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM”. Phía bên kia đối diện là tấm biển ghi bằng Anh ngữ “TO COMMEMORATE AND HONOUR THE AUSTRALIAN SERVICE PERSONNEL WHO SERVED IN VIETNAM”. Phía dưới biển nhỏ ghi hàng chữ “DEDICATED TO THE MEMORY OF THOSE WHO FOUGHT AND MADE THE SUPREME SACRIFICE IN THE VIETNAM WAR”.
Image Phía sau tượng đài là tấm biển tri ân công tác xây dựng và khánh thành bằng hai giòng chữ Anh và Việt như sau “This memorial was created by The Australian –Vietnamese Memorial Building Committee…. Unveiled by The Honourable Anna Bligh MP, Deputy Premier… 16/09/05” với giòng chữ Việt ngữ ghi “Tượng Đài này được dựng lên bởi Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Uc Việt …Được cắt băng khánh thành bởi Bà Anna Bligh MP, Phó Thủ hiến…. 16/09/05”.



Sau phần cắt băng khánh thành là phần cầu nguyện của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Tiếng kèn của lễ truy điệu chiến sĩ trận vong vang lên nghe não nuột, xúc động đến rơi nước mắt.

Lễ truy điệu chiến sĩ trận vong được tiến hành theo nghi thức Uc đại lợi. Ong Alan Cunningham đọc lời tuyên thệ ODE và cuối lời tuyên thệ mọi người cùng lập lại câu “We will remember them” và “let we forget”.



Đến 10.55 am thì Lễ rước Quốc Kỳ Uc Việt và quân kỳ VNCH do toán rước Quốc Quân kỳ VN đảm trách. Kế đến là lễ chào Quốc kỳ Uc đại lợi và VNCH.

Khi bài quốc ca VNCH vang lên, mọi đồng hương đều đồng thanh cất tiếng ca hết sức hùng tráng “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi….”. Tất cả đều cất cao tiếng hát giữa một buổi sáng hết sức linh thiêng và cảm động.

Sau đó là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm chiến sĩ trận vong Việt Uc do các hội đoàn và đoàn thể Uc Việt thực hiện với 3 vị cao niên tiến lên dâng hương.

Đến 11.20 am, lễ tiễn đưa Quốc Kỳ Việt và Uc cùng Quân kỳ VNCH rời khỏi vị trí hành lễ. Lúc đó, cựu Trung Tá Bsĩ Phạm Viết Tú đại diện cho người lính già và cũng là người Việt cao niên phát biểu cảm tưởng. Và cuối cùng là bài điếu văn hết sức xúc động của Gsư Đào Hoàng Nga (phu nhân Bsĩ Hà N Thuần) đã được chính giáo sư diễn ngâm khiến nhiều đồng hương đã không ngăn được giòng lệ như sau:



ĐIẾU VĂN

TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬN VONG



“Nay trước Linh Đài – nghiêng mình kính cẩn mà đọc rằng:

-Hởi ôi, Gió Đông Xuân lành lạnh, hồn Tử Sĩ vương vấn đâu đây.

Một bản điếu văn, đôi hàng lệ nhỏ

Nhớ … Các vị Anh hùng Chiến Sĩ trận vong Úc – Việt

Vừa lên tiếng: đã bắt súng chào oai dũng.

Mới hô to: Lời mặc niệm thấy đau buồn...

Cộng đồng – Chính quyền, cùng cả toàn dân, hàng lệ ngập ngừng

Nam, Nữ, Lão, Thiếu, người người ai nấy đều tỏ lòng thương tiếc.

Nhớ hôm nào: - Các chiến sĩ VNCH cùng chiến sĩ Úc Đại Lợi

Tâm can dũng cảm: Tài trí có thừa, chiến thuật lại giỏi

Bờ Bến Hải chia đôi đất nước – Quyết ra tay bảo vệ Tự Do.

Giữ trời Nam riêng một cõi bờ, thề chiến thắng để bảo tồn Chính nghĩa.

Bọn quỷ đỏ không từ ác mộng, xua sói lang cướp đất giết dân lành

Người hiền lương phát khởi thiện tâm, gọi bạn hữu diệt trừ giặc dữ.

Bao Chiến dịch say mình trong khói lửa, máu trung can nhuộm đỏ tấm chinh bào.

Đường hành quân đâu ngại bước gian lao, gương nghĩa liệt sáng ngời trang lịch sử

Nọ khách hùng anh –

Long Tân trận – Ngàn thu ghi chiến sử

Đã quên mình – Vì Dân Chủ, Tự Do

Nào người quyết tử –

* Biệt Động Quân – Đoàn Mũ Nâu, thét vang lời Sát... Sát...

Khe Sanh, Đồng Xoài... Nơi mồ chôn thây giặc

* Biệt Kích Dù – Diệt thù trong lòng địch

Chiến tích hùng – An Lộc địa ghi danh

* Thủy Thần Mủ Xanh – Ngất khí anh hùng – Lập lời thề bên giòng Thạch Hản

Quảng Trị cổ thành – Bóng Cờ Vàng ngạo nghễ tung bay

* Mũ Đỏ – Thiên Thần – Cánh Dù bung – Bắc quân bạt vía

Anh dũng lẫy lừng – sử sách ghi công

* Sư Đoàn Bộ Binh – Bốn Vùng Chiến Thuật

Bao chiến thắng – Giặc thù tan cuồng mộng

Địa Phương Quân, Nghĩa Quân – Trãm, trừ đồ tặc lữ

Mang an cư, hạnh phúc đến thôn làng

Cánh Thần Phong – Xé mây, lướt gió – Phá tan tành cuồng vọng lũ xâm lăng

Chiến Hạm, Hải Thuyền – Cởi sóng, tuần sông – Diệt tiêu loài thủy quái

Thiết Giáp tấn công – Pháo Binh yễm trợ

Đập tan bao ý đồ đen tối, gian manh

Bao chiến công đi vào Quân sử

Để ngàn đời mãi mãi nhớ ghi

Mộng thanh xuân gởi sa trường

Mong đất cằn, mầm lúa sẽ đơm bông

Nhưng thương ôi

Có những anh hùng, chiến sĩ đã ra đi, không trở lại

Vì bảo vệ: Tự Do, Dân Chủ cho miền Nam Việt Nam

Vì: TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM

Mà tấm thân xem nhẹ tợ lông hồng

Thật xót đau thay

Xin ghi ơn người nằm xuống hôm qua

Cho Chính nghĩa nở hoa cùng Thế Giới

Hôm nay: Ngày 16 tháng 9 năm 2005

Tại ROMA STREET PARKLAND – Thành Phố Brisbane – Tiểu Bang Queensland

Nước Úc Đại Lợi

Dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Anh Hùng trận vong Úc – Việt

Đọc lời ai cảm – Để tỏ lòng tưởng nhớ

Đặt vòng hoa tưởng niệm – khách sa trường

Dâng nén hương – Cho người Chiến Sĩ hùng anh

Đã đành rằng: Sống là gởi – Thác là về – Hận còn chưa giải

Nhưng nơi đây: TỔ QUỐC GHI ƠN – Ngàn đời lưu danh hậu thế.

Trước Đài Tưởng Niệm – Ngậm ngùi đọc điếu văn

Bên Tượng Đài, sụt sùi thương người Tử Sĩ

Và HÔ TO câu: Nước VIỆT NAM nhất định TỰ DO và DÂN CHỦ

Dân Việt Nam và Nhân dân Úc, nhất định phải phú cường trên vũ đài Quốc tế .

Cúi xin hưởng nhậm ..”


ỦY BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI / QUEENSLAND




Sau phần điếu văn là phần quý đồng hương đặt vòng hoa tưởng niệm.
Image Cuối cùng mọi người đồng thanh hợp ca bài Việt Nam – Việt Nam và kết thúc bằng một màn múa lân ngoạn mục.

Cuối chương trình là lời cảm tạ của BTC và tuyên bố buổi lễ bế mạc với một tiệc trà thân mật ngay tại chỗ.



Buổi lễ đã kết thúc vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày. Sau đó mọi người ra về trong niềm hân hoan và hết sức xúc động sau khi tham dự một ngày lễ đầy vinh quang và cũng đầy ý nghĩa này.



Một vị cao niên trước khi ra về đã hãnh diện nói với chúng tôi rằng “Bọn Việt cộng gian ác vô tâm chỉ có thể hủy hoại đền đài, lăng mộ của người đã khuất trên vùng đất bọn chúng cai trị hoặc ở các nơi không có đồng hương chúng ta như Mã lai hoặc Nam dương chớ không thể nào nó dám léo hánh tới đây mà hủy hoại công trình của đồng hương mình như cái tượng đài chiến sĩ Việt Úc này. Tượng đài này sẽ đứng ở đây vĩnh viễn đến ngàn thu kể cả đến khi chế độ cộng sản tại VN sụp đổ thì tượng này vẫn còn mãi mãi nơi đây cũng như trong lòng con dân và chiến sĩ quân lực VNCH”.



Lời nói của cụ đã khắc sâu vào tim tôi cùng gia đình tôi trên đường về như một lời thề để chờ ngày quê hương quang phục. Chúng tôi đã sống trọn một ngày thật ý nghĩa.



Buổi tối hôm đó, các Đài truyền hình Úc số 7, 10 và ABC đã trình chiếu một cách trịnh trọng buổi lễ Khánh thành tượng đài Việt & Úc trên toàn quốc. Từ nay, Tượng đài này chẳng những là biểu trưng cao cả của sự hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Việt Úc đã nằm xuống cho Tự do mà Tượng đài còn là chất keo gắn bó tình “HUYNH ĐỆ CHI BINH” keo sơn của tất cả những người chiến sĩ hiện vẫn còn hiện diện nơi đây trong những ngày kỷ niệm trọng đại như ANZAC DAY, 30-04, LONG TÂN, QUỐC KHÁNH v.v… Đó là niềm hãnh diện vô biên của tất cả những người chiến sĩ QLVNCH nói riêng và tất cả mọi người dân Việt nói chung. Đây là một chiến thắng ngoại giao vô cùng ngoạn mục mà Ủy ban XDTĐ đã đạt được. Điều ấy chứng tỏ sức mạnh hợp lực vô biên của khối Người Việt Quốc gia tỵ nạn trên nước Úc này khi đối đầu với bọn cộng sản vô thần.

Và cũng từ nay, đồng bào chúng ta đã có một nơi vĩnh cửu để thăm viếng và tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân để dành lại màu hoa Tự do và Dân chủ cho dân tộc.

Xin hãy cùng nhau gắn một bông hồng đến Uy ban Xây dựng Tượng đài Việt & Úc /QLD. / -

* Người Tỵ Nạn (QLD)

(16/09/2005)


Xem hình ở đây

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Kinh Thánh được chuyển thành dạng SMS


Image
Bạn có nhận ra câu đầu tiên của Kinh Thánh "In da Bginnin God cre8d da heavens & da earth,"?


Kinh Thánh vừa được chuyển thành dạng nhắn tin tức texting ở Úc để người dùng SMS qua điện thoại di động có thể đọc dễ dàng.


Hội Kinh Thánh ở Úc (The Bible Society in Australia) cho biết toàn bộ 31 nghìn 173 câu của Kinh Thánh đã được chuyển thành SMS.

Câu đầu tiên nói về việc Thượng Đế tạo ra Trời và Đất được viết theo dạng texting trong tiếng Anh như sau: "In da Bginnin God cre8d da heavens & da earth".

Ông Michael Chant từ Hội Kinh Thánh của Úc nói:

Thời mà Kinh Thánh chỉ được đọc qua dạng sách với tấm bìa màu đen trông buồn bã với hình cây Thập Tự trên đó nay qua đã đi.

Giám đốc về kinh sách của Hội là George Rodriguez nói với dạng SMS chỉ có cách viết của Kinh Thánh là thay đổi, còn chữ nghĩa vẫn giữ nguyên.



Ông nói với hãng thông tấn Pháp AFP rằng 'Đây là một bước đi đúng, vì mục tiêu của Hội chúng tôi là tìm cách quảng bá Kinh Thánh đến mọi người, và đây là cách rất hiệu quả để làm chuyện đó'.

Con trai của ông là Michael đã bỏ ra sáu tuần để chuyển Kinh Thánh từ dạng chữ bình thường sang nhắn tin.

Gần đây đã từng có các nỗ lực biến Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo thành dạng dễ gần hơn với công chúng.

Có một bản của Úc chẳng hạn đã gọi Đức Bà Maria Đồng Trinh là ‘Sheila xinh đẹp’.

Một bản khác ra ở Anh hai tuần trước thì được các tác giả giới thiệu rằng bạn chỉ cần chưa đến hai giờ là có thể đọc xong toàn bộ Kinh Thánh.

Theo đàiBBC

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Tin Sydney .

Tối hôm qua thứ hai , trong chương trình "Who Want to Be Millionaire ' đã có người Trúng Lần đầu tiên 1.000.000 $ .Sau bao nhiêu năm tổ chức trên Đài Truyền hình số 9 .
Đó là người đàn ông mang tên Rob Fulton - 36 tuổi - ở Sydney đã trả lời hết 15 câu hỏi .
Trước đây chỉ có một vị Bác sĩ ở Queensland là trúng tới 500.000 $ mà thôi .Vị Bác sĩ này cũng từng thắng lớn ở chương trình Sale Century cách đây khá lâu . Còn thường thường tối đa là 250.000 $ là cùng . hoặc dưới hơn .

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Nguyễn_Sydney wrote:Tin Sydney .
Tối hôm qua thứ hai , trong chương trình "Who Want to Be Millionaire ' đã có người Trúng Lần đầu tiên 1.000.000 $ .Sau bao nhiêu năm tổ chức trên Đài Truyền hình số 9 .
Đó là người đàn ông mang tên Rob Fulton - 36 tuổi - ở Sydney đã trả lời hết 15 câu hỏi .
Trước đây chỉ có một vị Bác sĩ ở Queensland là trúng tới 500.000 $ mà thôi .Vị Bác sĩ này cũng từng thắng lớn ở chương trình Sale Century cách đây khá lâu . Còn thường thường tối đa là 250.000 $ là cùng . hoặc dưới hơn .
Bác NS ui, phải nói là 5 tuần trước. Tin ông này trúng xì ra và đài số 9 đòi kiện vì nếu không ai mà coi tối qua. Các đài luôn luôn thâu trước cả tháng, ai bán tin được may ra kiếm tiền (hoặc bị kiện đền tiền).

CNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Một người Úc gốc Việt sẽ bị treo cổ ở Singapore vì buôn lậu ma túy
21-October-2005


[left]http://www.theage.com.au/ffximage/2005/ ... 00x244.jpg[/left]Một người Úc gốc Việt can tội buôn lậu ma túy sẽ bị treo cổ ở Singapore trong nay mai sau khi chính phủ ở Canberra thất bại trong nỗ lực thuyết phục chính phủ Singapore tha tội chết cho can phạm này.

Theo tin của hãng thông tấn AP hôm thứ 6, ngoại trưởng Australia, ông Alexander Downer cho biết các thủ tục chống án và những nỗ lực xin ân xá đã kết thúc và cuộc hành hình dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần đây.

Can phạm Nguyễn Tường Vân bị kết án hồi năm 2002 sau khi bị tòa xét là can tội buôn lậu gần 400 gram heroin. Đương sự nói rằng y làm như vậy để kiếm tiền trả nợ cho người anh em sinh đôi.

VOA

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Thơng hành mới

Post by phu_de »

Sổ thông hành tân thời

(Canberra - TNT) Những công dân Úc đã bắt đầu nhận được sổ thông hành loại mới. Thông hành này được gọi là ePassport, tức thông hành có gắn một con chip điện tử ở trang giữa, chứa đựng tấm hình chụp cùng một số kích thước của khuôn mặt đương sự dưới dạng điện tử. Những dữ kiện này có khả năng được so sánh và truy tìm trong hồ sơ của cảnh sát. Mục đích chính là để phát hiện những người dùng thông hành giả và nhận diện nhanh chóng những người đang bị cảnh sát truy lùng.
Ngoại trưởng Alexander Downer đã là người đầu tiên nhận được sổ thông hành mới này. Ông nói: "Thông hành này là một viên gạch trong bức tường phòng thủ của đất nước chúng ta"


Theo ông Downer, việc làm thông hành giả hay ăn cắp thông hành gần như không thể xảy ra được trong hệ thống mới. Ông nói: "Dĩ nhiên, biện pháp mới này sẽ làm nản lòng một số thành phần như bọn khủng bố, buôn lậu ma túy, rửa tiền hay bất cứ những thành phần bất hảo nào khác"
Được biết thông hành mới sẽ được cấp khi thông hành cũ hết hạn. Chi phí là $172, tức mắc hơn thông hành cũ $19. Một số quốc gia khác cũng đã quyết định sử dụng kỹ thuật tân thời này, như Bỉ quốc và Thái Lan.



Image

Image

Image

Xem thêm ở đây
http://www.passports.gov.au/Web/index.aspx

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Hà Nội Muốn Gì Qua Chương Trình Duyên Dáng Việt Nam Tại Úc Châu?



Lý Thái Hùng


Cách nay vài năm, Báo Thanh Niên cùng với sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Úc đã tính đưa chương trình ca nhạc - thời trang Duyên Dáng Việt Nam, một chương trình ca nhạc được tổ chức hàng năm ở trong nước, sang trình diễn tại hai thành phố Sydney và Melbourne; nhưng đã bị đồng bào và các đoàn thể chống đánh một cách mạnh mẽ, khiến ban tổ chức đã phải bỏ vào giờ chót. Lần này, Cộng sản Việt Nam đã không dám phổ biến sớm mà chờ đến cận ngày trình diễn mới công bố kế hoạch tổ chức quy mô, đưa Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn với mục đích ’kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’. Chỉ đọc qua mục đích của cuộc trình diễn, chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã chọn Úc Châu, không chỉ là nơi khởi đầu cho kế hoạch tạo sự hiện bình thường mà còn công khai thách đố tập thể người Việt tỵ nạn tại Úc Châu.

Kế hoạch này được Thủ tướng Cộng sản Việt Nam chính thức ra công văn số 5591/VPVP-CN vào ngày 30 tháng 9 năm 2005, chỉ thị cho Bộ ngoại giao và Tổng công ty hàng không Việt Nam, về việc cho phép Tổng công ty hàng không Việt Nam phối hợp cùng báo Thanh Niên và tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Úc, đưa trên 100 diễn viên, ca sĩ sang Úc tổ chức chương trình Duyên Dáng Việt Nam. Sau đó, Sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Úc đã ra thông cáo cho biết là chương trình tổ chức tại Thủ đô Canberra vào ngày 31 tháng 10 (Canberra Theater) và tại thành phố Sydney với xuất ngày 2/11 (tại Sydney Town Hall) , 4/11 (Bankstown Town Hall). Riêng tại thành phố Melbourne, Cộng sản Việt Nam cũng sẽ tổ chức buổi ca nhạc nhưng dưới tên Âm nhạc và Nụ cười vào ngày 6/11 (tại Dallas Brooke Hall). Đặc biệt đêm đầu tiên tại Thủ đô Canberra, sứ quán Cộng sản Việt Nam tổ chức miễn phí tập trung vào các đối tượng gồm chính giới Úc, ngoại giao đoàn, du sinh và những Việt kiều yêu nước...


Với những kinh nghiệm đấu tranh, từ 12 ngàn đồng hương tham gia biểu tình chống đài truyền hình sắc tộc SBS chiếu chương trình TV của Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 2003, đến các cuộc biểu tình quy tụ từ 3 đến 5 ngàn người mỗi lần, chống những phái đoàn văn công Cộng sản Việt Nam sang tuyên truyền ở Sydney và Melbourne trong các năm vừa qua, cho chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã chọn trận địa, để thách đố Cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung và tại Úc Châu nói riêng trong thời gian tới. Tại sao?

Thứ nhất, Cộng sản Việt Nam biết rất rõ, Cộng đồng người Việt tại New South Wales và Victoria là hai cộng đồng đã từng có những cuộc biểu tình lớn đối đầu với Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua. Không phá vỡ tinh thần chống cộng của người Việt tỵ nạn ở đây, Cộng sản Việt Nam rất khó xuất hiện bình thường ở Úc. Vì thế mà kế hoạch mang Duyên Dáng Việt Nam sang Úc được Thủ tướng Cộng sản Việt Nam chấp thuận và cho thi hành, phải được coi là một đòn chiến lược quan trọng của Hà Nội, khi họ chọn mục tiêu hoàn toàn mang tính chính trị, là ’chào mừng 60 năm thành lập xã hội chủ nghĩa".

Thứ hai, việc huy động trên 100 diễn viên và ca sĩ đi ra trình diễn tại một thành phố ở nước ngoài có khoảng 100 ngàn ngưòi Việt cư ngụ, vào ngày thường, là một sự đánh cá về thể diện rất lớn. Vì thế mà Cộng sản Việt Nam đã phải ra sức huy động 5 ngàn du sinh và những người Úc để trám vào chỗ trống hội trường nếu bị đoàn biểu tình bao vây. Điều này cho thấy là Cộng sản Việt Nam không cần tài chánh mà chỉ cần làm sao có số đông tham dự, đầy hội trường để chứng minh là họ có quần chúng, và các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tỵ nạn không có hiệu quả. Đây là điều mong muốn nhất của Hà Nội.

Thứ ba, sự kiện Cộng sản Việt Nam cho phép Tổng công ty hàng không đứng danh nghĩa tổ chức với sự cộng tác của sứ quán Cộng sản Việt Nam, rõ ràng là họ không còn núp dưới những danh xưng vô thưởng vô phạt như trước đây, mà công khai chứng minh sự hiện diện bình thường trong cộng đồng người Việt tại Syndey, mở đầu cho kế sách ’chiếm đất dành dân’ trong cộng đồng, đối đầu trực tiếp với các đoàn thể đấu tranh tại hải ngoại. Nếu tại Sydney thành công, Cộng sản Việt Nam sẽ tiến sang các cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại trong nay mai.

Rõ ràng Duyên Dáng Việt Nam không phải là một chương trình ca nhạc thuần túy. Nó là chương trình mà Bộ ngoại giao và sứ quán Cộng sản Việt Nam dùng chiêu bài văn hóa nghệ thuật, để tuyên truyền về ’60 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa’. Do đó, kế hoạch tổ chức này đã vượt lên trên tất cả những nội dung và công sức bỏ ra của Hà Nội trong các lần tuyên truyền trước đây và vì thế, Duyên Dáng Việt Nam đã gắn liền với sỉ diện của Hà Nội tại Úc. Chúng ta phải đánh sập thể diện này và không cho Hà Nội có những hành động ’thách đố’ tập thể người Việt chống Cộng trong lúc họ đang gặp những nguy cơ sinh tử tại quốc nội.

Hiện nay Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales đã cùng với các đoàn thể đấu tranh lên kế hoạch tổ chức ba cuộc biểu tình quy mô vào những trình diễn của Duyên Dáng Việt Nam. Song song, các đoàn thể và Cộng đồng NSW đã có những kế hoạch tranh thủ các chính giới Úc và du sinh Việt Nam tẩy chay không tham dự, dù là đã nhận các giấy mời từ sứ quán Cộng sản Việt Nam để bày tỏ sự phản đối về các hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Đây là một kế hoạch rất cần thiết, vì chúng ta không chỉ vận động mọi người tẩy chay đêm ca nhạc tuyên truyền, mà còn tranh thủ những đối tượng đang nằm trong tầm vận động của Hà Nội, nhìn ra những thủ đoạn gian manh của Cộng sản Việt Nam.

Đây là lúc cần thiết có những sự lên tiếng yểm trợ mạnh mẽ giữa các cộng đồng và các đoàn thể đấu tranh tại Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Âu Châu... đối với các nỗ lực của đồng bào chúng ta tại Sydney. Để mọi người thấy là trong thế đấu tranh ngày hôm nay, mọi người ở mọi nơi đã và đang sẵn sàng cùng nhau đánh sập Nghị Quyết 36 của Hà Nội tung ra vào tháng 4 năm 2004. Có như vậy chúng ta mới thật sự chủ động đấu tranh và ngăn chận hiệu quả mọi sự xâm nhập của Cộng sản Việt Nam trong các sinh hoạt của cộng đồng. Chắc chắn là cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt tại Sydney sẽ tạo những chiến thắng ngoạn mục, biến chương trình ca nhạc Duyên Dáng Việt Nam thành buổi tố cáo những tội ác của Cộng sản Việt Nam trước công luận Úc và thế giới.

Lý Thái Hùng
25 tháng 10 năm 2005

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Cám ơn cô K Hương rất nhiều , đã post bài trên . được xem như là người đồng hương Vancouver ủng hộ tinh thần cho đồng hương ở Úc châu nói chung và đồng hương ở Canberra và Sydney nói riêng .Đập tan âm mưu Văn hoá vận của Cộng sản .

tôi sẽ có mặt trong 2 cuộc biểu tình ở Canberra và Sydney ,sẽ tường thuật sau .

Post Reply