TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Hình ảnh cuộc biểu tình chống Văn Công VC tại Sydney Tối thứ Sáu 6 tháng 8 -2010 đã có gần 1000 đồng hương tham dự cuộc Biểu tình chống Chương trình Văn nghệ gồm các ca sĩ đến từ VN trong đó có Đàm vĩnh Hưng.

Mặc dù Thời tiết Giá Lạnh và địa điểm biểu tình rất xa hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển , người ta nhận thấy nhiều ông già bà già lớn tuổi cho tới các bạn Trẻ Sinh viên học sinh đã tham dự cuộc biểu tình .

Image


Image


Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


Tin Tức Úc Châu
Nữ Thủ Tướng Úc quyết định cho bầu cử sớm để mong cứu vãn chính quyền đương nhiệm

Người ta còn nhớ, chỉ một đêm 24.6.2010, nước Úc đã chuyển mình, và, lần đầu tiên trong lịch sử, có một vị Thủ Tướng nữ, bà Julia Gillard. Suốt tháng 7 vừa qua, bà Julia và đảng Lao Động cầm quyền đã dồn mọi nỗ lực để vực lại uy tín của đảng. Vị tiền nhiệm, Thủ Tướng Kevin Rudd đã bị áp lực nặng nề của giới kỹ nghệ hầm mỏ qua thuế má đánh cao, nên bị truất phế trong nội bộ đảng, và như vậy, bà Phó Thủ Tướng đương nhiên lên làm Thủ Tướng. Một quyết định đột ngột là bà đã cho dời ngày bầu cử chính phủ liên bang lẽ ra vào tháng 11, nay sẽ được thực hiện vào ngày 21.8 tới đây. Cầm đầu đảng đối lập là ông Tony Abbot, lãnh tụ đảng Tự Do. Bà Julia Gillard và ông Tony Abbot đang vận động tranh cử tối đa. Những cuộc đối đáp với báo chí và cử tri trên màn ảnh truyền hình và trên báo chí đã thu hút với những đề tài kinh tế, giáo dục và đặc biệt là di trú. Cái khó khăn của đảng Lao Động cầm quyền là để cho các tàu vượt biên từ Indo, Trung Đông đến quá nhiều, gần như hàng tuần, trong khi dưới thời Tự Do của Thủ Tướng John Howard, những người tầm trú đến ít hơn vì bờ biển được canh giữ kỹ hơn và chính sách di trú thời đó không để kẽ hở nhiều như ngày nay khiến cho những con buôn ngày càng lộng hành. Cho đến hết đầu tháng 8, cả hai đang đều ngang ngửa, chưa rõ ai sẽ đắc cử trong ngày 21/8 sắp tới.



Cha đẻ của hộp đen đã qua đời

Tiến sĩ David Warren, người phát minh ra hộp đen ghi dữ kiện trên máy bay, đã từ trần vào ngày 19/7/2010 trong một viện dưỡng lão tại Melbourne, tiểu bang Victoria, thọ 85 tuổi.

Ông David Warren chào đời năm 1925 trong một gia đình truyền giáo tại hòn đảo Groote Eylandt ơ miền Bác nước Úc. Cha ông đã thiệt mạng trong một vụ rớt máy bay ở Úc năm 1934. Đó là tai nạn máy bay đầu tiên tại Úc. Sự kiện này đã đánh động cậu bé David. Lớn lên ông theo học tại Tasmania va Sydney, tốt nghiệp tiến sĩ về kỹ thuật hàng không. Suốt 3 thập niên từ 1952 đến 1983, ông là Trưởng Khoa bộ phận nghiên cứu hàng không của Bộ Quốc Phòng tại Melbourne. Một tai nạn phi cơ, đầu tiên của một máy bay phản lực thương mại, vào năm 1953 đã gieo vào ông ý tưởng nghiên cứu hộp đen. Ông David Warren cho rằng việc ghi lại giọng nói và các số trong khoang lái sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều tra nguyên nhân tai nạn. Năm đó, dù không được sự tán thành của cấp trên, ông cũng đã thực hiện được hộp đen đầu tiên, hoàn tất vào năm 1956. Hộp này có khả năng lưu lại các giọng nói và các số trong khoang lái trong vòng 4 tiếng đồng hồ. 10 năm sau, các cấp trên mới công nhân giá trị của hộp nàỵ Ông được trao huân chương Úc (Order of Australia) vào năm 2002. Năm 2008, hãng máy bay Qantas của Úc lấy tên ông để đặt tên máy bay Airbus 380 đầu tiên của hãng. Bộ Quốc Phòng Úc đã đánh giá hộp đen ghi dữ liêu trên máy baycủa ông Warren là một đóng góp vô giá cho sự an toàn của hàng không thế giới.


Mel Gibson: Ta về ta tắm ao ta.

Sau một loạt tai tiếng trong quan hệ tình cảm và bạo hành gia đình, ngày 19.7.2010, tài tử lừng danh Mel Gibson đã rời bỏ nước Mỹ và đã trở về « mái nhà xưa » và trở về với tình xưa nghĩa cũ là bà vợ trước đây, bà Robyn Moore.

Trong thời gian chờ đợi kết quả điều tra về vụ bạo hành với nữ tài tử Oksana Grigorieva, Mel Gibson đã bán biệt thự Old Mill Farm gần thành phố New York, với giá rao là 28 triệu Mỹ kim. Ông cũng rao bán luôn biệt thư Lavender Hill Farm tại Malibu, California với giá rao là 17 triệu Mỹ kim. Mel Gibson đã tâm sự với bạn bè là ông sẽ quay về với vợ cũ tại Úc.


Toyota thu hồi xe Lexus tại Úc

Kể từ ngày 5.7.2010, hãng xe Toyota đã thu hồi hơn 1,000 xe hơi hạng sang Lexus tại Úc và New Zealand để sửa chữa những khuyết điểm trong hệ thống lò xo của xú bắp tại nắp máy.

Phát ngôn viên của Lexus Australia, ông Mike Breen cho biết hiện ở Úc chỉ có MỘT trường hợp động cơ xe Lexus không thể nổ, nhưng chưa có báo cáo về việc động cơ bị kẹt, cũng không có một tai nạn nào xẩy ra do lỗi trên.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Nước Úc vẫn chưa có Thủ Tướng mới sau 2 tuần lễ bầu cử Liên Bang
Như đã báo trong Chuyện Nước Úc tháng 7 năm 2010, vào ngày 21/8, cả nước Úc đi bầu để chọn đảng cầm quyền mà người đứng đầu sẽ trở thành Thủ Tướng Úc. Cho đến nay, hai tuần lễ đã trôi qua, mà kết quả vẫn chưa được công bố. Có cả chục đảng ra tranh cử, cùng lúc với vài ứng cử viên độc lập chẳng theo đảng nào. Tuy nhiên có hai đảng vượt trội, đó là đảng Lao Động (đang cầm quyền trong thời gian bầu cử - với bà Julia Gillard là Thủ Tướng) và đảng Tự Do (tức đảng đối lập trong thời gian 3 năm vừa qua, với ông Tony Abbot là Thủ Lãnh Đối Lập).

Thông thường thì ngay buổi tối của ngày bầu cử liên bang, toàn dân Úc đều biết ngay đảng nào thắng, và ai là Tân Thủ Tướng vì số ghế chiếm đa số tại Thượng Viện và Hạ Viện quá rõ rệt. Ví dụ như, cuộc bầu cử liên bang năm 2007 đã cho kết quả: Lao Động chiếm 83 ghế, Tự Do 55 ghế, số ghế còn lại do các đảng nhỏ nắm. Thế là đảng Lao Động thắng, ba năm rõ mười . Tuy nhiên năm nay, cả hai đảng Lao Động và Tự Do chỉ được mỗi đảng trên 70 ghế, không ai chiếm đa số để được đương nhiên trao quyền. Sau khi cả hai đảng thương lượng với Đảng Xanh và vài đảng nhỏ (mà bây giờ rõ ràng trở thành nắm cáng cân quyền lực!), nay cả hai đảng Lao Động và Tự Do.......đều được 73 ghế. Đã bế tắc lại càng bế tắc!!! Khi bài viết này lên khuôn thì cả hai đảng đang ráo riết ...o bế các vị dân cử Độc Lập, không thuộc đảng nào, để được thêm vài phiếu để ...gọi là ...chiếm đa số.

Ở Úc, chuyện đi bầu là chuyện bắt buộc, công dân nào không đi bầu thì vài tháng sau sẽ lãnh ...giấy phạt. Đi ngược lại thời gian, sau 5 tuần tranh cử trước ngày bầu cử 21/8 vừa qua, đa số người dân Úc hoang mang không biết bầu cho đảng nào, không biết bầu cho ai. Không đảng nào chứng tỏ xuất sắc tài lãnh đạo quốc gia cả. Số phiếu trắng lần này tự nhiên tăng vọt! Vừa không bị phạt mà cũng chẳng gửi vàng cho ai vì không chọn được mặt nào để gởi!!

Theo vậy, thì trước mắt, đảng nào cầm quyền cũng phải gian nan khổ tâm lắm mới vực được niềm tin của dân Úc.


Nước Úc hoan hỷ chờ đợi phong thánh cho vị thánh đầu tiên của Úc. Trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ có rất nhiều vị Thánh. Có lẽ đối với các ngài, việc các ngài thuộc quốc gia nào thì cũng chẳng phải là quan trọng, vì người nào còn sống trên dương gian mà cầu nguyện các ngài thì các ngài cũng cầu bầu và phù hộ cho thôi. Chẳng lẽ Thánh Têrêxa, người Pháp, lại chỉ thương người Pháp thôi sao? Hoặc hàng trăm các thánh tử đạo Việt Nam chắc chắn cũng nhậm lời mọi người chạy đến cùng các ngài.Tuy nhiên đối với người phàm thì chuyện quốc tịch luôn là điều quan trọng.

Chả vậy mà việc Sơ Mary Mac Killop, người Úc 100% sẽ được phong thánh vào ngày 17.10.2010 đã làm cả nước Úc xôn xao, hãnh diện, vì là vị Thánh đầu tiên mang ...quốc tịch Úc. Thánh nữ sanh ngày 15.1.1842 tại Melbourne, tiểu bang Victoria, mất ngày 8.8.1909. Suốt đời, ngài tận tụy chăm sóc kẻ nghèo và thành lập dòng Josephites hiện này có mặt trên toàn nước Úc.

Hồ sơ xin phong thánh đã được dòng Josephites khởi đầu từ năm 1925. Mãi đến năm 1995, phép lạ đầu tiên mới được công nhận, và năm 2009, phép lạ thứ 2 mới được đương kim Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 công nhận. Vậy là đủ điều kiện để được phong thánh. Cũng chính Giáo Hoàng Benedicto 16 sẽ phong thánh cho Sơ Mary Mac Killop vào ngày 17.10 tại Roma.

Để kỷ niệm ngày mất của thánh Mary Mac Killop, ngày 8.8, và cả tháng 8 này, người dân Úc nô nức tổ chức, tham dự các buổi thuyết giảng và hành hương, không đâu mà không nghe nói về vị thánh Úc đầu tiên này .


Tài tử Úc Paul Hogan bị “giam lỏng’ vì tội trốn thuế Ở cái xứ Úc, còn gọi là “Miệt Dưới” Down Under này, nhiều tài tử, muốn ăn nên làm ra, thường bay đến các phương trời xa . Paul Hogan, năm nay 70 tuổi, đã nổi tiếng ở Úc vào thập niên 70 với chương trình hài hước Paul Hogan Show. Sau đó, ông bỏ xứ Úc sau lưng để tiến thân sang Hollywood. Nơi đó, ông nổi danh vùn vụt với phim Crocodile Dundee vào năm 1986. Đây là cuốn phim có số doanh thu cao nhất trong lịch sử phim ảnh của Úc. Ông nổi tiếng khắp thế giới với hình ảnh một tay thợ săn người Úc của miền hoang dã, sử dụng sức mạnh và sự huyền bí của thế giới hoang dã Úc để chống lại băng đảng ma túy đến từ Mỹ. Sau đó ông sống và lập nghiệp tại Mỹ.

Từ tháng 7 năm 2006, Nha Thuế Vụ Úc (ATO, Australian Taxation Office) cáo buộc ông khai gian để trốn thuế, lên tới hàng triệu Úc kim. Ông vẫn...bình chân như vại, tận hưởng cuộc sống vui tại Los Angeles. Sau đó, Sở Thuế Vụ còn tiến xa nữa, kết hợp với Ủy Ban Hình Sự Úc (Australian Crime Commission) thành lập toán đặc nhiệm để điều tra về tài tử tài danh này. Sở Thuế VỤ còn được sự trợ giúp của Nha Ngân Khố Nội Vụ Mỹ - US Internal Revenue Service). Theo các cơ quan này, Hogan đã giấu nhẹm số thu nhập 36.7 triệu Úc kim tiền bản quyền các cuốn phim ở ngoại quốc, và còn cả tiền lời nẩy sinh từ việc mua đi bán lại của các nhà thầu về nhạc.

Cuối năm 2008, Tòa Án liên bang (Federal Court) ra phán quyết cho phép Sở Thuế công khai hóa hồ sơ thuế của Hogan.

Tài tử Hogan kháng án lên tận Tòa Án Tối Cao (Supreme Court) và trong phiên xử vào tháng 6 vừa qua, ông đã thua cuộc.

Suốt thời gian cuộc án, Hogan sống tại Mỹ. Đến tháng 8 vừa qua, ông về Úc để tang bà mẹ 101 tuổi. Đúng lúc, Sở Thuế Vụ Úc đã xin lệnh giam lỏng để đòi cho bằng được số thuế nợ trên. Sau đó may ra Hogan mới được ra khỏi xứ Úc

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

"Lý con sáo" vang lên giữa lòng nước Úc

[flash width=600 height=385][/flash]



Lặng người nghe “Lý con sáo” trên sân khấu Australia

Ngay khi MC nhí vừa giới thiệu bài hát “Lý con sáo”, cả hội trường lắng xuống với tiếng guitar dạo đầu bài dân ca. “Lý con sáo” của Việt Nam trở thành một điểm nhấn sâu lắng trong buổi liên hoan nghệ thuật của học sinh ở Tây Nam Sydney.

300 em nhỏ trong màn trình diễn hợp ca "Lý con sáo" tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna

“Lý con sáo” vừa được trình diễn chính thức trong hai ngày 7 và 8/9 tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna của học sinh các trường tiểu học và trung học vùng Tây Nam Sydney. Cả hội trường lắng xuống chờ đợi giờ phút mà 300 cái miệng xinh xắn của các em học sinh tiểu học cùng đồng thanh một làn điệu dân ca thuần Việt. ‘Ai í ai i đem, con sáo sáo sang sông” - những phụ âm ‘s’ được phát ra rất chuẩn, theo cách nhả chữ rặt miền Nam .

Buổi diễn kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ, với 12 bài hát do dàn hợp ca có mặt trên sân khấu từ đầu tới cuối, và khoảng chừng đó tiết mục hát múa đại diện cho 11 trường trong vùng.

Tuyệt đại đa số các tác phẩm được trình diễn đều sôi động trên nền nhạc pop, rock và trang phục đủ màu sắc của các bạn nhỏ. “Lý con sáo” được hát ở những phút cuối, trở thành một điểm nhấn đặc biệt, lạ, mềm, sâu lắng và không kém phần "hàn lâm".

Trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, có những giọng Việt Nam thốt lên “hay quá!”

Một chị phụ huynh có con theo học trường tiểu học Yagoona, gần kề với Bankstown nơi diễn ra hội diễn, quay qua tâm sự: “Tôi rất bất ngờ và xúc động. Đây có lẽ là bản trình diễn hay nhất của “Lý con sáo” từ trước đến giờ.”

Khác với hầu hết các cuộc trình diễn hay giới thiệu văn hóa Việt ở nước ngoài, “Lý con sáo” xuất hiện ở Gillawarna đã trở thành một trong những biểu tượng tinh thần chung cho sự đa văn hóa của Australia. Ở đây không có sự thi thố hay đua tài tranh sắc giữa các nền văn hóa. Trong số 12 tiết mục được tuyển chọn cho dàn hợp ca trình bày, chỉ có “Lý con sáo” và một bài nữa của châu Phi, còn lại đều là nhạc phổ thông Âu, Mỹ, Australia.

Nhạc sĩ Lê Tuyên, người góp công đưa “Lý con sáo” có mặt tại hội diễn, nói: “Khán giả Việt có thể thấy tự hào về bản sắc của dân tộc mình nhưng hơn thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng âm nhạc và văn hóa Australia cần được làm phong phú bởi các bản sắc khác nhau, một cách bình đẳng. Tư thế của nhạc truyền thống Việt Nam, do đó, xứng đáng được khẳng định.” Nhạc sĩ Lê Tuyên cũng vừa có buổi trình diễn thành công tại Đại học Quốc gia Australia một tuần trước đó với tựa đề ‘Âm nhạc guitar Australia với ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam’.

Việt Hà
Theo báo Australia

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

phu_de wrote:"Lý con sáo" vang lên giữa lòng nước Úc

[flash width=600 height=385][/flash]



Lặng người nghe “Lý con sáo” trên sân khấu Australia

Ngay khi MC nhí vừa giới thiệu bài hát “Lý con sáo”, cả hội trường lắng xuống với tiếng guitar dạo đầu bài dân ca. “Lý con sáo” của Việt Nam trở thành một điểm nhấn sâu lắng trong buổi liên hoan nghệ thuật của học sinh ở Tây Nam Sydney.

300 em nhỏ trong màn trình diễn hợp ca "Lý con sáo" tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna

“Lý con sáo” vừa được trình diễn chính thức trong hai ngày 7 và 8/9 tại Liên hoan Nghệ thuật Gillawarna của học sinh các trường tiểu học và trung học vùng Tây Nam Sydney. Cả hội trường lắng xuống chờ đợi giờ phút mà 300 cái miệng xinh xắn của các em học sinh tiểu học cùng đồng thanh một làn điệu dân ca thuần Việt. ‘Ai í ai i đem, con sáo sáo sang sông” - những phụ âm ‘s’ được phát ra rất chuẩn, theo cách nhả chữ rặt miền Nam .

Buổi diễn kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ, với 12 bài hát do dàn hợp ca có mặt trên sân khấu từ đầu tới cuối, và khoảng chừng đó tiết mục hát múa đại diện cho 11 trường trong vùng.

Tuyệt đại đa số các tác phẩm được trình diễn đều sôi động trên nền nhạc pop, rock và trang phục đủ màu sắc của các bạn nhỏ. “Lý con sáo” được hát ở những phút cuối, trở thành một điểm nhấn đặc biệt, lạ, mềm, sâu lắng và không kém phần "hàn lâm".

Trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, có những giọng Việt Nam thốt lên “hay quá!”

Một chị phụ huynh có con theo học trường tiểu học Yagoona, gần kề với Bankstown nơi diễn ra hội diễn, quay qua tâm sự: “Tôi rất bất ngờ và xúc động. Đây có lẽ là bản trình diễn hay nhất của “Lý con sáo” từ trước đến giờ.”

Khác với hầu hết các cuộc trình diễn hay giới thiệu văn hóa Việt ở nước ngoài, “Lý con sáo” xuất hiện ở Gillawarna đã trở thành một trong những biểu tượng tinh thần chung cho sự đa văn hóa của Australia. Ở đây không có sự thi thố hay đua tài tranh sắc giữa các nền văn hóa. Trong số 12 tiết mục được tuyển chọn cho dàn hợp ca trình bày, chỉ có “Lý con sáo” và một bài nữa của châu Phi, còn lại đều là nhạc phổ thông Âu, Mỹ, Australia.

Nhạc sĩ Lê Tuyên, người góp công đưa “Lý con sáo” có mặt tại hội diễn, nói: “Khán giả Việt có thể thấy tự hào về bản sắc của dân tộc mình nhưng hơn thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng âm nhạc và văn hóa Australia cần được làm phong phú bởi các bản sắc khác nhau, một cách bình đẳng. Tư thế của nhạc truyền thống Việt Nam, do đó, xứng đáng được khẳng định.” Nhạc sĩ Lê Tuyên cũng vừa có buổi trình diễn thành công tại Đại học Quốc gia Australia một tuần trước đó với tựa đề ‘Âm nhạc guitar Australia với ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam’.

Việt Hà
Theo báo Australia


P-D Lê Tuyên là con trai của cô Thu Nương - ở Sydney- một tay Guitar số 1 ở Australia

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Cựu thủ tướng Australia bị ném giày

Một khán giả đã ném cả hai chiếc giày vào cựu thủ tướng Australia John Howard trong chương trình truyền hình trực tiếp tối qua.

Image
John Howard trong cuộc đối thoại trên truyền hình ngày 25/10. Ảnh: ABC.
Khán giả Pete Gray tuyên bố: "Cái này là cho những người Iraq đã chết" và ném giày vào John Howard sau khi ông này trả lời các câu hỏi về cuộc chiến Iraq.

Người dẫn chương trình truyền hình Tony Jones sau đó đã yêu cầu nhân viên bảo vệ đưa Gray ra khỏi trường quay. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Australia một thời vẫn bình thản, cười tươi và trấn an MC rằng: "Đừng lo. Tôi không sao".

Một khán giả khác cũng hét lên: "Bàn tay ông dính đầy máu", trước khi tự mình ra khỏi studio.

Video cựu thủ tướng Australia bị ném giày.

Theo ABC, sau đó Gray đã đòi lấy lại giày của mình nhưng bị từ chối. Anh phát biểu với báo giới rằng mình ném giày để cho cả thế giới thấy rằng không phải người Australia nào cũng ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Iraq.

Trước đó, Gray - một nhà hoạt động vì môi trường - cũng từng nhảy lên nóc xe của một nhà lãnh đạo trong cuộc biểu tình năm 2007.

Vụ việc này gợi nhớ đến năm 2008 khi tổng thống Mỹ George W Bush lúc bấy giờ bị ném giày tại một cuộc họp báo tại Iraq.

Song Minh

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Cơn "đại hồng thủy" tại Úc càng thêm nghiêm trọng

Mai Vân

Image
Bang Queensland ngạp chìm dưới biển nước (AFP)
Mực nước tiếp tục dâng cao tác hại trực tiếp đến 40 thành phố. Theo bà Anna Bligh, thủ hiến bang Queensland, miền Đông Bắc nước Úc đang phải gánh chịu một trận lũ lụt lịch sử, số lượng chính thức các thành phố trực tiếp bị ảnh hưởng đã tăng từ 22 lên thành 40, hôm nay (05/01).

Tình hình trong thời gian sắp tới đây sẽ còn nghiêm trọng thêm, với dự báo mưa bão vào hôm nay tại miền Nam Queensland, kèm theo nguy cơ "lượng mưa rất lớn và mực nước tăng đột ngột". Theo Cục Khí tượng Úc, nước sông Fiztroy chảy qua thành phố Rockhampton dự kiến đạt đỉnh cao 9,40 m vào hôm nay, và sẽ còn nằm trên mức báo động trong vòng một tuần lễ sau khi lên đến đỉnh cao. Là đô thị 75.000 dân, cách thành phố Brisbane bên bờ biển phía Đông nước Úc khoảng 500 km, Rockhampton là một trong những thị trấn bị thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nặng nề nhất trong những ngày qua.

Chính quyền Úc đã không ngần ngại gọi đây là một trận "đại hồng thủy", đã ảnh hưởng đến hơn 200.000 người trên một diện tích rộng bằng cả hai nước Pháp và Đức gộp lại. Với mưa lũ đang tiếp diễn, mực nước các con sông ở nhiều khu vực đã dâng lên đến mức kỷ lục và bắt đầu đe dọa các thành phố của bang New South Wales lân cận.

Cư dân các thành phố ở bang Queensland, đang phải tiếp tục sơ tán để tránh lũ và các loại vật nguy hiểm. Nước sông dâng cao khiến người dân lo sợ cá sấu và rắn cực độc tràn vào nhà. Theo chính quyền thành phố Rockhampton hàng ngàn loài cóc độc hại cũng đang tràn vào các vùng dân cư, trong khi thành phố đang phải đối phó với muỗi do lũ lụt gây ra.
Trận lũ này đã gây thiệt hại rất lớn cho bang Queensland vì kinh tế vùng này chủ yếu dựa vào than, khoáng sản, nông nghiệp. Tổn thất vật chất ước tính lên đến hàng tỷ đô la. Ảnh hưởng của lũ lụt tại Úc còn có nguy cơ gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu than đá của Úc vì đây là loại nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp luyện thép. Thông tín viênCaroline Lafargue tường trình từ Melbourne :

Cuộc tái thiết sẽ dài hơi. Đây là thông báo của bà Anna Bligh, đánh giá thiệt hại nạn lụt lên đến 3,8 tỷ euro. Đây chỉ mới ước tính ban đầu, hẳn chắc con số này còn lên cao hơn nữa khi mà ngành công nghiệp than đá chiụ thiệt hại khoảng 75 triệu euro mỗi ngày.
Quả là một thảm hoạ đối với ngành được xem là đầu tàu của nền kinh tế Queensland, cung cấp than đá cho một nửa số nhà máy thép của thế giới. 40 mỏ than hiện nằm dưới nước, và ngành này sẽ tiếp tục thua lỗ ngay cả khi nước rút.

Bên cạnh đó, sau 10 năm chiụ hạn hán, nông dân Úc giờ đây cũng bị mất trắng trong trận lụt hiện nay, mất cả vụ mùa đông cũng như hè của họ. Một ngành khác cũng bị tác hại nhiều nhưng ít nhắc đến đó là ngành thịt bò, lụt làm hư hại đường xe lửa chở bò đến các lò sát sinh ở Rockhampton, vốn được mệnh danh là thủ đô của thịt bò.
Theo các chuyên gia khoa học, sở dĩ miền Đông Bắc Úc bị lâm vào cảnh ngập lụt kỷ lục, đó là do hiện tượng khí hậu La Niña dự kiến sẽ tiếp tục tác động ít nhất là ba tháng nữa.
Hiện tượng này làm cho nhiệt độ đại dương lạnh hơn mức trung bình ở các vùng miền Trung và miền Đông Thái Bình Dương, nhưng lại ấm hơn ở khu vực phía Tây. Hệ quả là những trận mưa lớn ở Úc và Đông Nam Á.

Vào vùng “tâm lụt” ở Australia Thành phố Rockhampton ở bang Queensland, Australia, hiện đang đứng trước thách thức vô cùng lớn khi mực nước sông ở đây đã dâng cao đến đỉnh điểm. Nhiều nơi vẫn bị chia cắt, trong khi xuất hiện nguy cơ người dân bị rắn cắn, cá sấu tấn công.
Image
Sông Fitzroy chảy qua thành phố Rockhampton đã dâng cao 9,2m, nhấn chìm cả một vùng rộng hàng trăm hecta và dự kiến đạt tới mức 9,4m trong những ngày tới.

Giới chức trách cho biết hơn 400 ngôi nhà đã bị ngập ủm và nước đã tràn vào vườn của 4.000 ngôi nhà khác. Nhiều người đã đi sơ tán, với một số bị cảnh sát ép đi.
Hơn 100 người đã phải nghỉ qua đêm ở một trung tâm sơ tán khẩn cấp.
Thị trưởng thành phố Brad Carter cho biết nước lụt dự kiến đạt tới đỉnh điểm trong khoảng 2 ngày.
“Sau đó, nước sẽ bắt đầu giảm và rút dần. Nhưng chắc chắn phải mất khoảng 10 ngày hoặc hơn, mực nước vẫn ở khoảng 8,5m. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ vẫn bị nước lụt bủa vây trong...2 tuần nữa”, ông cho hay.
Nhiều tòa nhà lịch sử của thành phố đã được che chắn bằng bao cát.
Con đường chính phía bắc của thành phố vẫn mở cửa, song sân bay đã đóng. Máy bay quân sự hiện vẫn chuyển đồ tiếp tế tới bắc thành phố.
Ông Carter cũng cho biết người dân đã thông báo nhiều trường hợp thấy rắn trong nước. Ngoài ra, cá sấu nước mặn cũng được thấy ở trên sông Fitzroy.
“Chúng tôi không nghĩ chúng gây nguy hiểm cho người dân, nếu họ không xuống nước”, thị trưởng thành phố cho biết.

Khi nước lụt tiếp tục dâng cao vào ngày hôm nay, chính quyền Queensland đã nhóm họp khẩn để thảo luận về cách đối phó với thảm họa.
Xuôi về phía nam Rockhampton, nước lụt đang đe dọa thị trấn St George và giới chức trách dự đoán 80% thị trấn sẽ bị nước nhấn chìm vào tuần tới. Tình hình càng tồi tệ hơn, khi các nhà dự báo thời tiết cho biết, mưa sẽ không ngớt.

Mưa lớn kéo dài hơn một tuần đã tạo ra “biển trong đất liền” khắp Queensland. Giới chức trách cho hay vùng bị ngập có diện tích lớn hơn cả nước Pháp và Đức cộng lại và 200.000 người dân bị ảnh hưởng. Cho đến nay, ít nhất 3 người đã thiệt mạng vì lũ lụt.
Phan Anh
Theo BBC

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Theo con số công bố hôm nay trên báo Herald Sun. Tổng diện tích lụt khoảng 1 triệu cây số vuông hay khoảng 3 lần VN.

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Xé cờ máu trong đêm hát của Đàm Vĩnh Hưng tại NSW/ÚcChâu


Image
Đồng bào xé cờ máu đang đứng trước mặt của ca sĩ Cẩm Ly.
Thông điệp mạnh mẽ "Đất nước đang mất không lo,
đi qua đây ru ngủ cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn để thực hiện nghị quyết 36 của cộng sản sao? Không ai cần các người hát."

Image

Image

Image

Image

Image


Đồng bào tại NSW, Úc, xé cờ máu ngay trên sân khấu để phản đối đêm hát của văn công tuyên truyền cho cộng sản Đàm Vĩnh Hưng.

(Ảnh do một thân hữu từ Úc Châu gởi).

http://hoilatraloi.blogspot.com/2011/08 ... 4.facebook

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Nam Hàn và Mỹ tập phá hủy võ khí nguyên tử Bắc Hàn
Sunday, August 07, 2011 4:20:16 PM

SEOUL (AFP) - Các binh sĩ Mỹ và Nam Hàn sẽ tập dượt việc phá hủy võ khí có khả năng hủy diệt của Bắc Hàn trong cuộc thao dượt thường niên
vào tháng này để gia tăng khả năng đối phó với tình thế, theo một bản tin.


Image
Xe tăng K1 của Nam Hàn trong một cuộc tập dượt quân sự với Mỹ tại Paju, gần biên giới Nam-Bắc Hàn hôm Tháng Sáu.
(Hình: Jung Yeon-je/AFP/Getty Images)
Lực lượng đồng minh sẽ thành lập một đơn vị hỗn hợp có tên Lực Lượng Ðặc Nhiệm Hỗn Hợp JTF-E khi khởi sự cuộc thao dượt mang tên Ulchi Freedom Guardian kéo dài 10 ngày bắt đầu hôm 16 Tháng Tám, theo hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn.

Cuộc thao dượt Ulchi Freedom Guardian được tổ chức hàng năm trên máy điện toán dành cho các cấp trong bộ chỉ huy hành quân.

Khoảng 350 quân nhân Mỹ và Nam Hàn sẽ thực tập các biện pháp đối phó trong trường hợp khám phá và hủy diệt bom nguyên tử, hỏa tiễn và võ khí hóa học của Bắc Hàn, theo Yonhap.

Lực lượng đặc nhiệm JTF-E sẽ được giao nhiệm vụ xác định các cơ sở của Bắc Hàn tình nghi sản xuất võ khí hủy diệt để phá hủy những nơi này, theo một nguồn tin từ chính phủ Nam Hàn.

Các giới chức Mỹ và Nam Hàn cho hay cuộc thao dượt này là điều thông thường và chỉ có tính cách phòng thủ. Phía Bắc Hàn thường xuyên tố giác rằng những cuộc thao dượt hỗn hợp như vậy là để chuẩn bị cho việc tiến đánh họ. (V.Giang)

Post Reply