TIN HOA KỲ

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cộng đồng người Việt ở Boston chuẩn bị biểu tình chống Thủ tướng Phan Văn Khải
Wednesday, June 22, 2005
Image
(10.30 pm PDT / BG) - Tờ Boston Globe cho biết hàng trăm người Việt đã chờ đợi tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối khi phái đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải đến Boston. Nhiều người trong số này biểu lộ bất bình trước sự kiện Tổng thống George W. Bush thân mật tiếp Thủ tướng Khải ở tòa Bạch Ốc hôm Thứ Ba cùng với lời xác định ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và chính thức thăm viếng Việt Nam năm tới.


Massachusetts là tiểu bang tập trung đông đảo người Việt đứng hàng năm ở Hoa Kỳ, sau California, Texas, Virginia, Washington. Những cuộc biểu tình dự tính được tổ chức ở nhiều nơi trong số có khách sạn Westin Copley Place.


Thủ tướng Phan Văn Khải đến New York ngày Thứ Năm và ông sẽ rung quả chuông báo giờ mở cửa Thị Trường Chứng Khoán, một sự kiện có ý nghĩa của một nhà lãnh đạo cộng sản giữa căn cứ địa chủ nghĩa tư bản. Ngày Thứ Sáu ông đến Boston, thăm và gặp chủ tịch các viện đại học danh tiếng Harvard và MIT. Ông Khải là diễn giả chính với một bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ, đọc trong bữa tiệc trưa ở Westin Copley Place do Liberty Mutual, công ty tài chánh trụ sở ở Boston và có hoạt động tại Việt Nam, khoản đãi.


Năm 2003 Hội đồng Thành phố Boston đã công nhận quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cũ, lá cờ vàng ba sọc đỏ, là biểu trưng của người Mỹ gốc Việt ở Boston.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Phan Văn Khải Nói Dối

Giới Thiệu:
Phần âm thanh 20 phút ghi lại cuộc họp báo của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải với báo ngoại quốc và Việt Nam .

Phần thuyết trình của VC Phan Văn Khải rất dài dòng với nhiều chữ nghĩa rườm rà khó hiểu, xét thấy không cần phải bận tâm .
Chúng tôi kính mời quý thính giả nghe phần hỏi và đáp để nghe PVK chối quanh việc đàn áp tôn giáo tại VN, khiến cho Giáo Sĩ Huỳnh Quốc Bình phải lên tiếng cho rằng ông Khải nói dối.

xin download ở đây, file 5.8Mb
PvK họp báo


tiếp theo mời quý vị nghe phần AUDIO âm thanh nhà báo Võ Thành Đông (chủ nhiệm báo Phương Đông) tường thuật và nhận định về cuộc Họp Báo Chúa nhật 19-6-2005 tại Seattle cùng với phái đoàn thủ tuớng Việt Cộng Phan văn Khải. Cuộc họp báo (được bố trí với nhiều công an VC) bị đột ngột dẹp bỏ ngang sau khi PVK đanh mặt ra dấu cho tùy tùng và ra lệnh "đuổi tụi nó ra" !
(bấm vô đây nghe âm thanh) [ram]http://www.radioctm.com/program/0619vtdong.ram[/ram]
download ở đây Tường thuật và nhận định về cuộc Họp Báo Chúa nhật 19-6-2005 tại Seattle .

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Người Trong Đoàn Ông Khải Bị Tấn Công WASHINGTON (Tin của Tiến Sĩ Vương Ý Như) -- Đánh cho một nhân viên phái đoàn Thủ Tướng Khải xùi bọt mép, một nhân viên khác tới bật máu mặt... đó là một khía cạnh của cuộc biểu tình ngoài tòa Bạch Ốc. Hai nhân viên của phái đoàn ông Khải đã khiêu khích người biểu tình, theo lời kể của Tiến Sĩ Vương Ý Như.

Tới buổi chiều hôm 21-6, cuộc biểu tình trước khách sạn Mayflower cũng gay cấn hơn: dân chúng ném trứng trúng một vài người trong phái đoàn ông Khải, và đánh bật máu mặt một nhân viên trong đoàn. Sau đây là bản tin của Tiến Sĩ.

Tường trình vềØ ngày biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn, thứ Ba 21 tháng 06, 2005

Biểu tình từ 8:00AM đến 12:30PM: Tại Tại Công Viên Lafayette, đối diện phía sau tòa Bạch Ốc

Chúng tôi trong chiếc xe đầu tiên với năm người rời New Jersey lúc 2:30AM và có mặt tại công viên La Fayette lúc 6:30AM. Ngay sau đó chúng tôi gặp hai anh cựu chiến sỹ VNCH cũng đến từ Philadelphia bằng xe riêng. Tiếp theo đó lúc 6:50, phái đoàn Missouri gồm 06 người đến với nhiều cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi mượn một lá cờ VNCH của phái đoàn Missouri đem ra phía trước của công viên -nơi các xe có thể đậu trong giây lát để bỏ người xuống- làm dấu hiệu cho các phái đoàn khác biết đó là công viện của cuộc biểu tình, và cũng là để làm cho đồng hương cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thương yêu đang chờ họ. 7:05AM phái đoàn Boston gồm 41 người đến sau chuyến đi dài trong đêm. 7:20AM, Tu Viện Pháp Vân gồm hai Thầy và một Sư Cô đến từ Maryland để cùng chung với một số người khác trong nhóm tuyệt thực ngay tại công viên. Phái đoàn Georgia, 73 người trong hai xe bus, đã đi suốt một buổi chiều và một dêm dài, có mặt tại công viên lúc 7:30AM với một hình nộm Hồ Chí Minh treo lung lẳng trên một cái cây rất cao, mọi người có thể nhìn thấy dù đứng từ phía xa, và một máy phát thanh những bài hát chiến đấu ca trong khi chờ đợi cuộc biểu tình bắt đầu. Khi thấy một chiếc xe có lá cờ Canada vừa đến chỗ đậu xe tạm thời, chúng tôi đến chào thăm và được biết anh đến từ Ottawa. Anh cũng cho biết còn hai người khác cũng đến từ Ottawa cho buổi biểu tình này. Vào lúc 7:40AM, ba xe bus đến từ khu shopping Eden của người Việt tại Maryland, gồm 250 người, trong đó có hai xe của phái đoàn DC, Maryland và một xe gồm các đồng hương đến từ xa vào ngày hôm trước (Bắc Cali: 5 người; Nam Cali: 29 người; Hawai: 03 người; Kansas: 02 người; Louisiana: 03 người; New York: 15 người; và Dallas: 15 người, Houston: 30 người đi xe bus từ Houston lên ngày hôm trước).

Sau khi chương trình được bắt đầu lúc 8:00AM, chúng tôi được biết thêm có sự hiện diện của các phái đoàn sau đây: North và South Carolina 16 người đi xe riêng, trong đó có một vị Linh Mục trẻ, một người luôn có mặt trong các cuộc biểu tình chống Cộng Sản đó là Cha Long; Florida 11 người; Tennesse 2 người; Harrisburg ở Pennsylvania có 2 người đến kịp, còn các người khác không thể tiếp tục tuyến đường đến DC vì đường kẹt quá; phái đoàn Philadelphia và Atlantic City với bốn xe van lớn đến trễ (vì bị kẹt giao thông). Phái đoàn Philadelphia và New Jersey có 105 người tất cả.

Tổng cộng đại biểu các phái đoàn mà chúng tôi được biết và số người đi riêng, cùng với các phái đoàn yểm trợ khác như Lào (30 người), đồng bào thiểu số (7 người), và 04 cựu quân nhân Mỹ (Jerry Kiley, Ted Sempley và hai người khác), chúng tôi xin ghi nhận vào khoảng 1,000 người đã về biểu tình tại công viên Lafayette sang ngày 21 tháng 6 vừa qua.

Giờ cao điểm và nóng bỏng nhất là vào khoảng từ 9:15AM khi ban tổ chức cho biết phái đoàn Phan Văn Khải đang tới tòa Bạch Ốc, thì không ai bảo ai, mọi người già trẻ lớn bé trong khí thế thừa thắng xông lên, đã hăng hái tràn qua đường, đứng trên vỉa hè đi bộ giáp hàng rào phía sau của tòa Bạch Ốc, leo cả lên bục xi măng của hàng rào, tay cầm cờ VNCH đủ cỡ lớn nhỏ và cờ Hoa Kỳ, mắt nhìn chăm chăm vào phía tòa Bách Ốc nơi có hàng chục tay chân bộ hạ của Khải đang đứng sẵn bên ngoài chờ Khải đến với trăm ngàn tiếng la hét: đả đảo Cộng Sản, Phan Văn Khải Liar, Go Home, Killer, Murder; và đòi Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Mọi người trong khí thế quá nóng bỏng, sôi sục đến có thể đập, đánh, đá bất cứ tay chân nào của Khải đi ngang qua, vì thế khi vừa thấy một đàn em của Khải đến gần, thì một người trong đoàn biểu tình đang cầm hình nộm ông Hồ, vội đưa hình ông Hồ cho người bên cạnh, lấy cái loa phát thanh chạy đến đập vào mặt hắn ta đến xùi bọt mép, và cảnh sát đã tới ngay để tháp tùng hắn ta vào toà Bạch Ốc. Đoàn người biểu tình cũng không chịu được khi nhìn thấy một tay chân khác của Khải vừa đến, bước ra xe nhìn đoàn biểu tình với hai con mắt khinh bỉ với ngón tay hắn chỉ xuống đất, nên một người trong số người đang đứng biểu tình ngay chỗ đó đã cho hắn ta một cát tát chảy máu trên mặt.

Mặc dù Nhân Viên Cảnh Sát đã yêu cầu đoàn người biểu tình trở về sân cỏ của công viên, những người biểu tình vẫn cứ muốn tử thủ tại chỗ họ đang đứng, để chờ cơ hội khi phái đoàn và tay chân của Khải xuống xe thì đoàn người lại la lên những khẩu hiệu của đoàn biểu tình.

Chương trình biểu tình buổi sáng do Liên Cộng Đồng tổ chức, và bế mạc lúc 12:00PM. Một số phái đoàn phải ra về vì ở xa, đi bằng xe bus thuê; và phái đoàn DC, Maryland cũng ra về luôn, cho nên số người còn lại cho buổi biểu tình kết tiếp không còn đông như buổi sáng. Trong khi chúng tôi ngồi nghỉ mệt tại chỗ đậu xe tạm thời phía ngoài công viên để chờ nhau đi bộ qua khách sạn Mayflower trên đdường Connecticut thì nghe có một cuộc đụng độ khác xảy ra trong công viên. Chúng tôi đi ngay đến chỗ đó để được biết thêm chi tiết. Đó là một anh thanh niên còn trẻ, để râu ở hàm trên, mặc suit đàng hoàng, mở lời khai chiến với một số đồng hương đang còn đứng trò truyện trong công viên: Các ông cần phải ủng hộ việc có mặt của ông Phan Văn Khải, tại sao lại biểu tình la hét như vậỵ. Vừa nghe nói như thế, một số đồng hương đặt lại câu hỏi với anh ta ngay lập tức và biết đích thị y là tay chân của Khải, cho nên đã xông tới để chuẩn bị đánh hắn. May thay cho hắn, nhân viên an ninh đã đến kịp thời! Khi hỏi hắn ở đâu đến, thì hắn cho biết hắn là người ở DC, nhưng khi bị khám giấy tờ thì hắn đưa cho công an cái Passport Việt Nam của hắn. Một người trong chúng tôi đã chụp được hình của anh chàng VC này, và đã bám sát hắn ta khi hắn bước ra khỏi công viên leo lên xe, và đã chụp được bảng số xe của anh. Cũng chính anh chàng trẻ VC có râu mép này trong buổi chiều cùng ngày đã có mặt tại khách sạn Mayflower nhưng không mặc áo vest như khi chúng tôi thấy hắn tại công viên buổi sáng. Khi nhận ra hắn bước vào Mayflower, chúng tôi cũng đã chỉ vào mặt hắn và la to khẩu hiệu.

Trận đánh buổi sáng bên ngoài tòa Bạch Ốc đã làm cho Khải và phái đoàn phải đi vào tòa Bạch Ốc trong tư thế bị nhục mạ, cộng thêm vào tin tức do hai anh Võ thành Nhân và Phan Bội Hoàn cho biết sau khi đã ra ngoài buổi họp báo trong tòa Bạch Ốc rằng: trong tòa Bạch Ốc, không có một lá cờ Việt Cộng nào; và bên ngoài đường lộ đối diện tòa Bạch Ốc chúng tôi không thấy cờ máu treo hai bên đường, và cũng không có súng chào Khải như một vị lãnh tụ một quốc gia đến từ xa. Từ đó chúng tôi cảm thấy phấn khởi và vui mừng hơn, và lại hăng hái lấy sức chuẩn bị cho cuộc tấn công đợt hai tại Mayflower.

Trận đánh thứ hai cùng ngày tại khách sạn Mayflower do Bác Sỹ Đặng Vũ Chấn và ông Lê Quyền phụ trách.

Biểu tình từ 1:30PM đến 3:00PM - Phái đoàn CS họp báo tại khách sạn Mayflower.

Số đồng hương tề tựu tại khách sạn Mayflower cho trận đánh thứ hai vào khoảng 100 người để chuẩn bị cho trận thứ hai trong ngày. Ông Lê Quyền và B/S Chấn nói chúng tôi chia ra làm hai nhóm đứng túc trực hai bên cửa của của khách sạn: của trước và cửa bên hông vì phái đoàn VC có thể sẽ tránh, không dám vào cửa chính mà vào cửa bên hông. Chúng tôi đã chia ra hai nhóm như vậy, tuy nhiên dù tránh cửa chính để vào cửa bên hông, một số cán bộ VC cũng không dám xuống xe, và ra lệnh cho xe đi ra phía sau để vào cửa sau, chúng tôi lại chạy ra phía của sau để gặp họ, và họ phải ngồi trong xe chờ đến khi có nhân viên công an ra cầm tay đưa họ vào của khách sạn. Bất cứ khi nào có xe Lemousine, xe Van loại sang, xe tư nhân hoặc xe Taxi ngừng lại trước cửa khách sạn và có VC mặc vest bước ra thì những khẩu hiệu chống CS được hô lên vang rền cả khu phố đó. Một số cán bộ cộng sản khi bước qua mặt nhóm người biểu tình để vào khách sạn thì bị nhóm người biểu tình đưa cờ VNCH và cờ Mỹ lên đầu lên cổ họ, có người bị Cờ đánh trên đầu trên cổ khi đi vào khách sạn. Một vài cuộc ẩu đả nhỏ cũng đã xảy ra tại đây. Một anh bạn trẻ trong nhóm người biểu tình đã ném một quả trứng vào trúng mặt một tên VC vừa bước xuống xe, khi đang tiến vào khách sạn và máu me chảy ra từ mặt hắn ta. Nhân viên công an đến ngay lập tức và hỏi ai đã làm chuyện đó. Không ai trong nhóm người biểu tình lên tiếng hết. Một vài em nhỏ 12, 13 tuổi đến từ Philadelphia cũng đã có dịp ném trứng lên một vài chiếc xe ven bóng loáng chở VC đến họp. Trước đó, trong lúc nghỉ lấy sức cho cuộc đánh thứ hai này, một số người trong nhóm biểu tình đã đi bộ đến đường 14 để ăn trưa thì gặp một số VC cũng ra đó ăn trưa. Các VC này lên tiếng khiêu khích mấy anh em đang ngồi ăn, vì thế một người trong nhóm có võ, liền đứng lên cho một tên VC một cái tát và tên VC đó té ngay xuống sàn nhà máu me chảy đầy mặt.

Trong khi đứng bên ngoài hô to khẩu hiệu đảdđảo CS và cuộc họp báo của chúng, thì chúng tôi được em NMD, 24 tuổi (nữ, nói tiếng Mỹ và Việt rành rẽ) bước ra từ khách sạn tường thuật cho chúng tôi bằng hai thứ tiếng Mỹ và Việt như sau: “Ông Boss không tới hôm nay chỉ có ông Deputy đến họp thôi. Ông ta tuyên bố no question and answer today. Ông ta nói Việt Nam bây giờ mọi người happy lắm, mọi người có happy life, ai muốn làm business thì ông rất là welcome. Con nghe như dzậy (em NMD là người miền Nam) thì con nói right away: You said Vienamese people are happy. Tell me how happy they are. You sell children and women to other countries, is that happy? Do you sell your children and your wife to other countries? Ông ta nói lại con: Prove it. Con mở cái giỏ của con ra, con đưa hình cho mấy người đó coi, rồi ông ta ngồi xuống, không trả lời con gì hết. Ông ta nói ông nhân viên an ninh Mỹ: She is trouble, take her out. Hai ông Mỹ đến đem con ra, rồi hai ông hỏi con: What did you do? Con nói: I told him the truth and I have proved it to him. He did not answer me and kick me out. It is not freedom, it is not Press release.”

Buổi biểu tình cho cuộc họp báo No Question and No Answer chấm dứt lúc 3:15PM. Chúng tôi tan hàng để lấy sức chờ cho cuộc chiến cuối trong ngày: buổi tiếp tân cao cấp của ông Thủ tuớng CSVN và đoàn tùy tùng tại khách sạn lúc 6:30PM.
Biểu tình từ 6:00 đến 7:15PM: Buổi tiếp tân (banquet) của phái đoàn CS tại khách sạn Mayflower.

Số người còn lại cho cuộc đánh cuối trong ngày khoảng 70 người vì 2 xe van lớn của Philadelphia phải chở người về đi làm ca đêm. B/S Đặng Vũ Chấn và ông Lê Quyền vẫn còn hăng say và nhóm người còn lại cũng trong khí thế nóng bỏng chờ đón để đả đảo Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng đến dự buổi tiếp tân cao cấp tại khác sạn.

Sau một vài cuộc ẩu đả xẩy ra trong buổi chiều, nhân viên an ninh bắt buộc nhóm biểu tình dời qua bên kia đường chứ không cho phép đứng bên ngay bên cửa khách sạn nữa. Trong khi chờ đợi một cách nhẫn nại giờ ông Khải đến khách sạn, nhóm người biểu tình luôn thay nhau dùng micro hô to khẩu hiệu vang dội qua bên kia đường để những người CS bên khách sạn nghe thấy.

Nhóm người biểu tình kiên nhân chờ đợi từ 6:00PM cho đến 6:40 khi đoàn xe mô tô 10 chiếc tiến đến với tiếng còi ầm ỹ báo hiệu ông Phan Văn Khải đến, thì từ bên này đường, một người phụ nữ trong nhóm biểu tình tay cầm loa chạy băng ra giữa đường để la khẩu hiệu đả đảo. Nhân viên an ninh đến kéo chị về lại bên đường kịp thời và hỏi chị: “Do you want to die?” Chị trả lời bằng tiếng Mỹ: “Yes I want to die. I want to tell Mr Khai that my husband died, my family died because of him. Let me die now”. Cùng lúc đó ông Lê Quyền cũng chạy băng ra giữa đường với lá cờ đỏ, ông vội trải lá cờ ra giữa đường để giẵm lên khi ông Khải đến; tuy nhiên nhân viên an ninh đã kéo ông qua bên đường phía khách sạn và không để ông tiếp tục làm việc đó. Cũng ông Lê Quyền buổi sáng tại công viên Lafayette khi đang lúi húi một mình ở tại một gốc cây sắp xếp một cái cờ đỏ để đốt trong khi biểu tình, thì từ đằng xa, một vài người trong đoàn biểu tình la lên: “Có thằng Việt Cộng đang chuẩn bị đem cờ đỏ ra kìa, lại đập chết nó đi.”Ï Một vài người khác nhận ra ông Lê Quyền liền la lên: “Ông Quyền mà, không phải VC đâu.”
Khi doàn xe mô tô đã đi qua rồi, chúng tôi không thấy xe ông Khải đâu hết, thì ra ông Khải đã không vào lối trước của khách sạn mà chắc chắn là đi cửa sau hoặc cửa bên hông.

Nhóm người biểu tình đợt ba trong ngày may mắn có được một người bạn trẻ tên Dung đem lương thực ra tiếp tế (xôi, táo, nước lạnh), tuy nhiên hình như không ai cảm thấy đói lúc đó, mà chỉ chờ giây phút Phan Văn Khải đến mà thôi.
Cám ơn người bạn trẻ tên Dung.

Cám ơn một bác 90 tuổi bị mù hai mắt vì CS đánh khi ở trong tù, đã lặn lội với phái đoàn Boston, ngồi xe bus về biểu tình.
Cám ơn hai em bé lai Mỹ (African-Vietmanese, bé gái 6 tuổi và bé trai 5 tuổi) đã theo Mẹ và bà ngoại suốt ngày cho cả ba buổi biểu tình từ 8 giờ sáng đến 7:30 tối mà lúc nào cũng vui vẻ, không hề phiền trách ban tổ chức buổi sáng đã yêu cầu những ai mặc áo T-shirt vàng phải cởi ra để được dự buổi biểu tình ban sáng. Mẹ em đã nói: “Tôi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ trên áo nên mua cho con tôi mặc, bây giờ phải lột áo ra để được ở đây biểu tình thì tôi phải nghe nghe lời ban tổ chức vậy.” May mà hai em còn có cái áo T-shit trắng bên trong để mặc sau khi Mẹ em đau lòng cởi áo vàng của hai em ra. Chính hai em đã cầm loa đả đảo CS khi đứng với nhóm người biểu tình thứ ba trong ngày.

Cám ơn một anh thanh niên tên L. đến từ Philadelphia, đã làm một cái bảng có hình Phan Văn Khải có hai gạch chéo ngang, dán trên tấm gỗ lớn treo trên thùng xe truck cũ kỹ của anh, lái từ Philadelphia tới cả hai địa điểm biểu tình và cho phát thanh những bài hát chống cộng từ cái máy phát thanh khiêm tốn của anh.

Cám ơn em NMD, một người con gái trẻ làm việc ở DC (ba má ở Philadelphia), nói bập bẹ tiếng Việt, đã can đảm vào trong khách sạn, ngồi họp báo với phái đoàn Cộng Sản. Dù đã được biết trước: No Question, No Answer, em vẫn cắt ngang ông Deputy đó để đưa ra câu hỏi của em. Em đã đặt câu hỏi đúng và chứng minh đúng với những hình ảnh đau lòng của các trẻ em bị bán cho sex và phụ nữ bị bán làm nô lệ dục tình. Và vì ông Deputy đó không có câu trả lời cho em, cho nên ông đã ngồi xuống, suy nghĩ trong tích tắc đồng hồ, đổi tên cho em ngay lập tức: Trouble Maker và em được mời ra khỏi phòng họp báo No Question, No Answer.

Tinh thần đồng bào rất hăng say và nóng bỏng trong ba buổi biểu tình chống Phan Văn Khải vừa qua. Đây là lúc đồng bào Việt Nam hải ngoại gần lại với nhau hơn, không có sự khác biệt giữa tuổi tác, nam hay nữ, đảng phái hay đoàn thể, mà tất cả đều biết rằng: chúng ta có cùng một kẻ thù chung, đó là Cộng Sản; và chúng ta có cùng chung một trái tim, đó là trái tim yêu Tự Do, Tự Do cho chính mình, và Tự do cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà.

(Tiến Sỹ Vương Ý Như -- Cộng Đồng Philadelphia)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chính phủ Canada tham khảo với cộng đồng người Việt trước khi ông Phan Văn Khải và phái đoàn CHXHCN Việt nam viếng thăm Canada
Posted: 2005-06-24

--------------------------------------------------------------------------------

Ottawa - Trước thềm cuộc thăm viếng của ông Phan Văn Khải và phái đoàn chính phủ CHXHCN Việt nam, trưa ngày 23 tháng 6, 2005, đại diện cho Thủ tướng Paul Martin đang bận công tác ở Ireland, ông Pierre Stewart Pettigrew, Bộ trưởng Ngoại Giao Canada đã có buổi tham khảo với một số đại diện trong cộng đồng người Việt tại Canada tại văn phòng Quốc Hội.
Đây là cuộc tham khảo toàn quốc, chính thức của chính phủ Canada về những quan tâm của người Canada gốc Việt đến những vấn đề bức thiết về Việt Nam. Có mặt trong buổi hội đàm với Ngoại Trưởng Pettigrew, ngoài bí thư của ông và bà Patricia Atkinson, Phụ Tá Chính Trị (Việt Nam, Cambodia, Laos) còn có:

Các ông Lê Duy Cấn, Trịnh Vũ Điệp, Nguyễn Duy Vinh (Liên Hội Người Việt Canada), ông Nguyễn Thành Danh (Đảng Việt Tân), Bà Ursula Ngô (Ủy ban Quốc tế cho Việt Nam Tự Do), Bà Nguyễn Khánh Vân - Tống Minh Long Quân (Văn Bút Ontario, Canada), Bà Lâm Thu Vân và ông Trương Minh Trí (Trung Tâm Dân Chủ cho Việt Nam), Ông Nguyễn Ngọc Hiệp (Montreal) và đại diện Mạng Lưới Dân Chủ Việt Nam.

Bộ Trưởng Pettigrew đã lắng nghe những quan tâm và đề nghị cùng hội luận cởi mở với phái đoàn người Việt cũng như đã tiếp nhận tất cả tư liệu và thư của các tổ chức đại diện về các vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam: một nền dân chủ pháp trị, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, các tù nhân lương tâm, áp lực của nhà cầm quyền Việt Nam với chính phủ Malaysia và Indonesia trong việc phá bỏ đài tưởng niệm các thuyền nhân đã bỏ mình trên biển, cũng như những đòi hỏi đối thoại trực tiếp, công khai, bình đẳng, thẳng thắn và thành thật giữa chính phủ CHXHCN VN và người Việt sống ở nước ngoài cùng những trao đổi giữa chuyên gia, văn nghệ sĩ, báo giới và mọi thành phần người Việt trong nước và hải ngoại.

Buổi tham khảo tại Quốc Hội chấm dứt vào 2 giờ cùng ngày

Trước đó, ngày 18 tháng 6, Ngoại Trưởng Pettigrew đã có một buổi tham khảo với người Việt tại Montreal; ngày 16/6 một buổi làm việc với người Việt do ông Richard Mahoney, một cố vấn của Thủ Tướng Paul Martin, chủ động theo yêu cầu của Thủ Tướng. Những đại diện khác trong cộng đồng người Việt Canada không có mặt trong buổi hội đàm sẽ được Bộ Ngoại Giao tham khảo qua điện thoại.
Image
Image
Image
SOURCE: Mạng Lưới Dân Chủ Việt Nam

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Greenspan: Hoa Lục Đổi Tỉ Giá Chưa Lợi Thống Đốc quỹ dự trữ liên bang Alan Greenspan hôm Thứ Năm thuyết trình tại Capitol Hill về các quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo ông, không có bằng chứng khả tín về lập luận rằng cac hoạt động sản xuất ở nội địa Hoa Kỳ được lợi khi Bắc Kinh điều chỉnh hẹ thống tiền tệ.
Cho tới nay, nhiều kinh tế gia nhận xét rằng tỉ giá tiền Nguyên thấp giả tạo làm hạ giá hàng xuất cảng của Trung Quốc, gây mất việc làm của người Mỹ.
Greenspan cảnh cáo chống việc một dự luật dự kiến phạt thuế 27.5% vào hàng nhập cảng từ Hoa Lục -- nói như thế Hoa Lục sẽ trả thù và trở thành cuộc chiến mậu dịch.
“Việc trở lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ đe dọa gián đoạn phần nhiều mức tăng trưởng dị thường trong tiêu chuẩn sống toàn cầu, nhưng đặc biệt ở Hoa Kỳ, vì tầm quan trọng hậu Thế Chiến II về mở thị trường tòàn cầu.”
Nhưng cả Bộ Trưởng Ngân Khố John Snow và Thống Đốc Ngân Hàng Greenspan đêå tái xác nhận niềm tin của họ rằng Bắc Kinh sẽ có lợi kinh tế để tái định giá đồng yuan so với đô la.
Greenspan nói, cũng không cách nào phục hồi hàng trăm ngàn việc làm Hoa Kỳ đã mất

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Hình ảnh biểu tình tại Toronto

Post by phu_de »

Mời quý vị click vô đây để xem:

Biểu tình tại Toronto

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

TNS Edward Kennedy Kêu Gọi Việt-Nam Thả Tất Cả Những Tù Nhân Chính Trị Và Thực Thi Đầy Đủ Những Sự Cam Kết Mở Rộng Tự Do Tôn Giáo Tại Việt-Nam.
[01/07/2005 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Trường Sơn, VNR, 01.07.2005
Image Vào ngày 24/6 TNS Edward M. Kennedy, Thống Đốc Mitt Romney, thành viên của Quốc Hội Hoa-Kỳ thuộc Massachusetts và nhiều viên chức của Tiểu Bang đã đón tiếp ông Phan Văn Khải, Thủ Tướng CSVN và phái đoàn đến thăm tiểu bang Massachusetts.

Đây là chuyến viếng thăm Hoa-Kỳ và tiểu bang Massachusetts đầu tiên của một thủ tướng Việt-Nam sau khi chiến tranh tại Việt-Nam chấm dứt. Chuyến đi này cũng đánh dấu 10 năm Hoa-Kỳ và Việt-Nam tái lập bang giao.

Tại Washington, DC, ông Phan Văn Khải và phái đoàn CSVN không được khoản đãi tiệc ngoại giao chính thức dành cho quốc khách. Một cách tương tự, chương trình viếng thăm Massachusetts gồm cả tiệc trưa do một cơ quan tư nhân là công ty bảo hiểm Liberty Mutual tổ chức và khoản đãi.

Sau đây là bài diễn văn của TNS Edward M. Kennedy chào mừng ông Phan Văn Khải và phái đoàn đến Boston.

Diễn văn của TNS Edward M. Kennedy
(Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Quốc Khải, Vietnam Review)

Tôi cám ơn Ted Kelly về lời giới thiệu thân mật.

Tôi rất sung sướng được đón tiếp Thủ Tướng Phan Văn Khải đến Massachusetts trong cuộc viếng thăm lịch sử này. Đây là một đặc quyền được chào mừng ông và phái đoàn.

Trong đại thi phẩm của Việt-Nam, Chuyện Kiều, có một dòng chữ: “Ngẫm hay muôn sự tại trời.” (“Heaven appoints each human to a place.”)

Như chúng ta đã thấy trong vài thập niên vừa qua trong lịch sử Việt-Nam, một số người đã đến định cư tại Hoa-Kỳ, trong khi đó những người khác ở lại và sống tại Việt-Nam. Nhưng tất cả chúng ta đều thuộc về cùng một cốt truyện vĩ đại – các dân tộc trước đây bị chia rẽ do xung khắc nay có thể hợp lại để tiến bộ.

Mối quan hệ rằng buộc nhân dân Việt-Nam và Massachusetts rầt mạnh và sâu đậm.

Như ông biết, Massachusetts là nơi cư ngụ của một cộng đồng Việt-Mỹ lớn và phồn thịnh. Cộng đồng này đã đóng góp rất nhiều vào đời sống và văn hoá của Khu Vực Thịnh Vượng Chung của chúng tôi. Họ thương yêu Hoa-Kỳ và sống cuộc sống tại đây. Nhưng mỗi người trong cộng đồng này quan tâm sâu xa - rất sâu xa - về tương lai của Việt-Nam và thân nhân và bạn bè ở Việt-Nam.

Việt-Nam và Massachusetts có nhiều thứ giống nhau.

Quý ông có “phở” (Vietnamese soup). Chúng tôi có món xúp đặc (chowder). Quý ông có “chả giò” (Vietnamese spring rolls). Chúng tôi có “tôm hùm cuốn” (Lobster rolls).

Ngoài ra, Việt-Nam giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử của gia đình Kenndy, từ những cuộc viếng thăm Việt-Nam của những người anh của tôi đến những cuộc viếng thăm của chính tôi để điều nghiên về nhu cầu của những thường dân bị ảnh hưởng của chiến tranh.

Anh tôi Jack [John F. Kennedy] đã đến Việt-Nam khi là mội Dân Biểu Quốc Hội vào năm 1951 và anh tôi là Bobby [Robert F. Kennedy] thăm Việt-Nam vào năm 1962. Chuyến viếng thăm Việt-Nam đầu tiên của tôi vào năm 1965. Cũng giống hai người anh của tôi, Tôi rất cảm kích về vẻ đẹp của đầt nước, chân giá trị và lòng kiêu hãnh của dân tộc Việt-Nam.

Trong những lần thăm viếng, tôi rất xúc động về hoàn cảnh bi đát của những người tị nạn. Chúng tôi nhìn thấy hàng triệu người bị kẹt trong một cuộc xung đột khốc liệt. Và khi chiến tranh tiếp diễn, tôi nhận thấy số dân tị nạn là thước đo của cuộc xung đột này. Chiến tranh đã chia rẽ Hoa-Kỳ cũng như đã chia rẽ Việt-Nam. Chúng tôi vẫn còn phải tranh đấu với thảm họa của chiến tranh, mặc dù ngày hôm nay chúng tôi ăn mừng hi vọng cho tương lai của hai nước.

Khi nhân dân Hoa-Kỳ đi đến chỗ quen biết nhân dân Việt-Nam, và không chỉ âm thanh ầm ĩ của chiến tranh, chúng tôi cũng đi đến chỗ chia sẻ những hi vọng và mong muốn của họ về một nước Việt-Nam hòa bình và thịnh vượng. Cũng như bất cứ gia đình nào ở Hoa-Kỳ, chúng tôi đi đến chỗ để hiểu rằng dân tộc Việt-Nam muốn gây dựng những gia đình khoẻ mạnh, đóng góp vào cộng đồng, hành đạo, tạo cơ hội cho con cái và sống trong tự do.

Ngày nay, nhiều thế hệ đã qua. Chiến tranh ở sau lưng chúng ta. Những vết thương đang lành lại. Hoa-Kỳ và Việt-Nam đã mở trang sử mới, và dân tộc chúng ta đang tạo mối quan hệ mới.

TNS John Kerry và TNS John McCain đã đóng một vai trò quan trọng để cho phép mối quan hệ này diễn tiến, và tất cả chúng ta biết ơn họ về sự lãnh đạo và tầm nhìn xa của hai nghị sĩ này.

Năm nay đánh dấu 10 năm Hoa-Kỳ và Việt-Nam quyết định bỏ quá khứ lại đàng sau và mở một kỷ nguyên mới cho sự quan hệ giữa hai nước bằng cách thiết lập ngoại giao giũa hai quốc gia.

Những tiến bộ lớn lao đã được thực hiện trong 10 năm qua.

Mỗi năm, càng nhiều người Mỹ viếng thăm Việt-Nam và càng nhiều người Việt-Nam viếng thăm Mỹ, và những tiếp súc giữa người dân với người dân rất quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương sâu rộng của chiến tranh.

Hoa-Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt-Nam. Mức buôn bán giữa hai nước đã lên quá $6 tỉ trong năm 2004, tăng bốn lần trong ba năm.

Massachusetts hãnh diện dự phần vào sự phát triển thương maị này và tôi biết rằng các công ty trong tiểu bang của chúng tôi rất tích cực tham gia. Massachusetts đã xuất cảng hàng hoá trị giá trên $10 triệu đến nước của quý vị, và tiềm năng để tăng trưởng hơn nữa rất lớn. Kỹ nghệ viễn thông, những công ty bảo hiểm và khu vực dịch vụ ngân hàng của chúng tôi có nhiều thứ để cung cấp.

Trong lúc đó, chúng ta cung cấp viện trợ cần thiết cho Việt-Nam, làm việc với chính phủ của quý vị và nhân dân Việt-Nam trong những lãnh vực như cải tổ kinh tế và HIV/AIDS. Hoa-Kỳ cũng giúp đỡ thực phẩm và gỡ mìn trong đất liền.

Phi cơ Hoa-Kỳ lại bay trên không phân Việt-Nam – nhưng nay chở khách du lịch, doanh gia và những nhà ngoại giao.

Chiến hạm của Hải Quân Mỹ đã viếng thăm hải cảng Việt-Nam và sĩ quan của chúng ta đã tham dự những cuộc thảo luận xây dựng.

Chắc chắn, chúng ta hãy còn những khác biệt, và rất quan trọng là chúng ta thảo luận những khác biệt này một cách cởi mở và khách quan.

Chúng tôi có những quan tâm đặc biệt về nhân quyền.

Hoa-Kỳ có một lịch sử 200 năm, phấn đấu để hoàn hảo chế độ dân chủ của chúng tôi. Chúng tôi đã học những bài học khó khăn về những xấu xa về kỳ thị chủng tộc, nhóm thiểu số, và tôn giáo. Có lẽ bài học lớn nhất là một quốc gia không thể xử dụng được hết tiềm năng nếu một số công dân – hay ngay cả toàn thể một số nhóm người – không được hưởng những cơ hội và quyền một cách công bằng.

Toàn dân Hoa-Kỳ hi vọng ràng quốc gia của quý vị sẽ xây dựng trên sự tiến bộ về lãnh vực này – gồm cả thả tất cả những tù nhân chính trị và thực thi đầy đủ những sự cam kết mở rộng tự do tôn giáo tạ Việt-Nam.

Tôi trông đợi những bước tiến bộ tiếp tục về những vấn đề này và công bằng xã hội. Những điều này rất cần thiết cho sự thay đổi tích cực tại Việt-Nam và cho sức mạnh của quan hệ giữa hai nước.


Vào tháng 6, 1963 tại nhà thời St. Paul tại Frankfurt, Đức quốc, Tổng Thống Kennedy nói: “Thay đổi là luật của đời sống. Và người nào chỉ nhìn về quá khứ hay hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai.”

Massachusetts và Hoa-Kỳ không muốn bỏ lỡ tương lai với dân tộc Việt-Nam. Chúng tôi lạc quan về mối bang giao giữa hai quốc gia. Chúng tôi rất sung sướng là quý vị đã đến tiểu bang của chúng tôi và chúng tôi rất mong đợi sự liên hệ mật thiết hơn trong những năm nhiều triển vọng sắp tới.


FOR IMMEDIATE RELEASE:
CONTACT: Melissa Wagoner / Keith Maley
June 24, 2005
(617) 565-4472

Senator Kennedy Welcomes Prime Minister Phan Van Khai And Vietnamese Delegation To The Commonwealth

BOSTON, MASSACHUSETTS- Today, Senator Edward M. Kennedy, Governor Mitt Romney and members of the Massachusetts Congressional Delegation and state officials welcomed Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai and the Vietnamese Delegation to Massachusetts.

Kennedy said, "As Americans came to know the people of Vietnam, and not just the din of the war, we, too, came to join in their hopes and their aspirations for a peaceful and prosperous Vietnam. Like any family in America, we came to understand that Vietnamese wanted to raise healthy families, contribute to their communities, practice their religion, create opportunities for their children, and live in freedom."

The Prime Minister's arrival this week is the first visit of a Vietnamese Prime Minister to the U.S. since the end of the Vietnam War and marks the 10th anniversary of the normalization of U.S.-Vietnamese relations. After nearly two decades of frozen relations, in 1995 the U.S. and Vietnam opened Embassies in Hanoi and Washington, respectively. This visit will enable the United States and Vietnam to continue to discuss human rights, labor issues and economic opportunities for both countries.

The visit to Massachusetts today was hosted by Liberty Mutual.


Senator Edward M. Kennedy Remarks At The Luncheon Welcoming Vietnamese Prime Minister And Delegation To Boston

Thank you Ted Kelly for that warm introduction.

I'm delighted to welcome Prime Minister Khai to Massachusetts on this historic visit. It is a privilege to welcome you and your delegation.

In Vietnam's great epic poem, the Tale of Kieu, appears the line, "Heaven appoints each human to a place."

As we have seen in the past few decades of Vietnam's history, some have made their place in America, while others remain to live their lives in Vietnam. But we are all part of the same great story – peoples once divided by conflict now coming together for progress.

The ties that bind the people of Vietnam and Massachusetts are strong and deep.

As you know, Massachusetts is home to a large and thriving Vietnamese-American community that contributes so much to the life and culture of our Commonwealth. They love America and have made their lives here. But each cares deeply - very deeply - about Vietnam's future and about their relatives and friends in Vietnam.

Vietnam and Massachusetts have some important things in common.

You have your "pho" (Vietnamese soup). We have our chowder. You have your "cha gio" (Vietnamese spring rolls). We have our lobster rolls.

In addition, Vietnam holds an important place in the history of the Kennedy family, from the visits of my brothers to my own visits to survey the growing needs of civilians affected by the war.

My brother Jack visited Vietnam when he was a Congressman in 1951, and my brother Bobby visited Vietnam in February of 1962. My first trip to Vietnam was in 1965. Like my brothers, I was deeply moved by the beauty of the country and the dignity and pride of its people.

On my visits, I was moved by the plight of the refugees. We saw millions of people trapped in a fierce conflict. And as the war continued, I learned that they were a barometer of that war. The conflict divided America, just as it divided Vietnam. We still struggle with the specters of conflict, even as today we celebrate hope for the future of our two countries.

As Americans came to know the people of Vietnam, and not just the din of the war, we, too, came to join in their hopes and their aspirations for a peaceful and prosperous Vietnam. Like any family in America, we came to understand that Vietnamese wanted to raise healthy families, contribute to their communities, practice their religion, create opportunities for their children, and live in freedom.

Now, decades have passed. The war is behind us. Wounds are healing. America and Vietnam have opened a new chapter in history, and our people are creating a new relationship.

Senator John Kerry and Senator John McCain played an indispensable role in enabling that relationship to evolve, and we are all enormously grateful to them for their leadership and vision.

This year marks the 10th anniversary of the decision by the United States and Vietnam to put the past behind us and open a new era in U.S.-Vietnam relations by establishing close diplomatic ties between our countries.

Enormous progress has been made in the past 10 years.

Every year, more and more Americans visit Vietnam and more and more Vietnamese visit America, and these people-to-people contacts are vital in healing the deep and painful wounds of the war.

The United States has now become Vietnam's largest trading partner. Trade between our countries exceeded $6 billion in 2004, a fourfold increase in three years.

Massachusetts is proud to be part of this growing trade relationship, and I know firms in our state are eager to participate. Already, Massachusetts is exporting more than $10 million worth of our products to your country, and the potential for further growth is great. Our telecommunications industry, our insurance companies, and our banking industry all have an enormous amount to offer.

Meanwhile, we are providing vital foreign aid to Vietnam, working with your government and the Vietnamese people in such areas as economic reform and HIV/AIDS. The U.S. also provides food aid, and helps to remove land mines.

American planes again fly over Vietnam - but now they are filled with visitors and business leaders and diplomats.

U.S. naval vessels visit Vietnamese ports and our military officials engage in constructive discussions.

To be sure, we still have our differences, and it's important that we discuss them openly and candidly.

We have particular concerns on human rights.

America has a 200-year history of struggling to perfect our own democracy. We have learned hard lessons about the evils of racial, ethnic, and religious discrimination. Perhaps the greatest lesson is that it is impossible for a nation to achieve its potential when some citizens – or even whole groups -- are denied equal opportunity and equal rights.

All Americans hope your nation will build on progress in that area - including the release of political prisoners and full implementation of your pledge last month to expand religious freedom in Vietnam.

I look forward to continuing steps on these vital issues of progress and social justice. They are essential to positive change in Vietnam and to the strength of our relationship.

In June, 1963 at Saint Paul's Church in Frankfurt, Germany, President Kennedy said, "Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future."

Massachusetts and America do not want to miss the future with the people of Vietnam. We are optimistic about relations between our countries. We are delighted that you have come to our Commonwealth, and we look forward very much to closer ties in the auspicious years ahead.

Hình (KQN Images): TNS Edward Kennedy (DC, Massachusetts).

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Đuổi họ ra ngoài đi !

Post by phu_de »

Mời quý vị nghe đoạn thu băng để đời:

Đuổi họ ra ngoài đi !


[ram]http://host.picturewizard.com/2004-10/1 ... aNgoai.mp3[/ram]
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cựu chiến binh Jerry Kiley, người hắt rượu vào Thủ Tướng Phan Văn Khải, cương quyết không nhận cách hòa giải của tòa án Image
Ông Jerry Kiley (người đi đầu, bên phải) trong cuộc biểu tình chống ông Phan Văn Khải
Image
Ông Jerry Kiley đứng cùng các cộng đồng Việt Nam trong ngày biểu tình chống ông Phan Văn Khải viếng thăm và làm việc tại Hoa Kỳ
Nguyên Huy

Westminster (NV-07/05) “Tôi không nhận tội, một tội mà tòa định án cho tôi chỉ phạt có 50 đô la trong việc tôi hắt rượu vào ông Phan Văn Khải - thủ tướng nước Cộng Sản Việt Nam và ông John Mc Cain. Tôi cương quyết tranh đấu một là thắng hai là thua. Ly rượu tôi hắt ra là máu của những chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh cho đã chiến đấu ở Việt Nam.”

Ðó là câu trả lời của ông Jerry Kiley, trong một chương trình “Story of the day” của Ðài Truyền Hình SBTN, do Victoria Tố Uyên phụ trách phỏng vấn qua điện thoại.

Như chúng ta đã biết, ông Kerry Kiley là một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng có những hoạt động chống Cộng Sản Việt Nam và những gì liên quan có lợi cho chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Trong mùa bầu cử tổng thống vừa qua, ông thuộc tổ chức những cựu chiến binh Hoa Kỳ chống ứng cử viên John Kerry vì những hoạt động của ông thượng nghị sĩ này thường làm lợi cho chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Trong cuộc biểu tình chống Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, ông Kerry đã cùng nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam, sát cánh cùng cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, liên tục tham gia các cuộc biểu tình chống đối người đại diện cho chế độ Cộng Sản ở Việt Nam.

Trong một bữa tiệc tiếp đón ông Phan Văn Khải do một số giới chức Hoa Kỳ khoản đãi, có mặt cả Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain, ông Phan Văn Khải đã nói về tình trạng nhân quyền và chính trị ở Việt Nam và ông Kerry Kiley đã hắt cả ly rượu về phía ông Phan Văn Khải và Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain để phản đối ông John Mc Cain đã phản bội và ông Phan Văn Khải nói những điều mà ông cho là không đúng sự thật. Ông Kiley đã bị nhân viên bảo vệ yếu nhân bắt ngay sau đó và bị đưa ra tòa. Phiên tòa đầu tiên Hearing đã coi ông Kiley có tội và phải nộp phạt 50 đô la. Ông Kiley không nhận tội. Phiên tòa thứ hai xử ông sẽ diễn ra vào ngày hôm nay, mùng 8 Tháng Bảy năm 2005.

Trả lời trong chương trình “Story of the Day” của Ðài SBTN mà chúng tôi được tham dự theo dõi, Victoria Tố Uyên đã hỏi ông về nguyên nhân ông tham gia những cuộc biểu tình chống Phan Văn Khải, ông cho biết ông đã từng có dịp được tiếp xúc với ông Phan Văn Khải, ông thấy rằng đường lối của ông Phan Văn Khải và chính phủ Cộng Sản Việt Nam không tôn trọng nhân quyền nên ông quyết tranh đấu như trước đây ông đã chiến đấu cho tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ông nói: “Ly rượu tôi hắt về phía ông Phan Văn Khải và Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain không phải là rượu mà là máu của những người lính Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam để tranh đấu cho tự do không phải để cho độc tài ngự trị. Tôi không nhận tội, chỉ nộp có 50 đô la, mà tôi cương quyết tranh đấu đến cùng, một là thắng hai là thua.”

Cũng trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại này, cựu chiến binh Kerry Kiley cũng nhắc đến trường hợp của ông Lê Phước Tuấn. Ông mong mọi người hãy chú ý đến trường hợp này. Theo ông, nếu Tuấn bị buộc phải trở về Việt Nam thì thà giết Tuấn đi bây giờ còn hơn là xử cho Tuấn về lại Việt Nam.

Lê Phước Tuấn mới là một thường trú nhân ở Hoa Kỳ, qua Mỹ trong diện con lai, chưa có quốc tịch Hoa Kỳ. Việc anh xô xát với một nhân viên trong phái đoàn của Phan Văn Khải khiến anh đã bị bắt và bị đưa ra tòa. Theo những tin tức nhận được thì nay anh đang được tại ngoại. Phiên tòa xử anh được định là ngày 29 Tháng Bảy năm 2005.

Cuộc phỏng vấn đã diễn ra trong vòng 30 phút trên Ðài Truyền Hình SBTN. Mặc dầu qua điện thoại, nhân vật được phỏng vấn chỉ xuất hiện có tiếng nói, nhưng Ðài SBTN đã chiếu lại liên tục những hình ảnh ông Kerry Kiley trong các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt chống thủ tướng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Phan Văn Khải.

Quý độc giả Người Việt có thể vào website www.nam360.com để biết thêm chi tiết hoặc liên lạc hỗ trợ.

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Hội Nghị G 8 kết thúc

Tin Scotland - Hội nghị Thượng đỉnh G8 đã kết thúc với lời hứa sẽ gia tăng tiền viện trợ cho các nước Nghèo ở Phi châu lên đến 50 Tỷ US-D
Và sẽ xoá các món nợ cũ . Thủ tướng Tony Blair chủ nhà tổ chức đã đọc Diễn văn bế mạc vào tối thứ Sáu 8/7/2005.[img]http://%20G8[/img]
Attachments
G8.jpg
G8.jpg (13.37 KiB) Viewed 611 times

Post Reply