TIN HOA KỲ

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Nhiều dân cử Dân Chủ tẩy chay lễ nhậm chức của Trump

January 14, 2017

Image
Cố Mục Sư Martin Luther King (giữa) lãnh đạo cuộc tuần hành từ Selma đến Montgomery đòi quyền bỏ phiếu cho người Mỹ gốc Phi Châu.
Dân Biểu John Lewis ở phía ngoài, bên trái. (Hình: Twitter/Rep. Mark Takano)
WASHINGTON DC (NV) – Dân Biểu Mark Takano (Dân Chủ-California) hôm Thứ Bảy 14 Tháng Giêng nói, sẽ không dự lễ đăng quang của ông Donald Trump vào tuần tới, sau khi tổng thống tân cử mắng Dân Biểu John Lewis (Dân Chủ-Georgia), người nổi bật trong Phong Trào Dân Quyền.

Theo trang mạng The Hill, ông Trump hôm Thứ Bảy vào trang mạng xã hội Twitter báng bổ ông Lewis vì nói ông Trump không phải là “một tổng thống hợp pháp.”

Một trong những tweet của ông Trump viết: “Dân Biểu John Lewis nên dành thêm thì giờ để lo chỉnh đốn lại và giúp đỡ trong địa hạt của mình, nơi quá bệ rạc (chưa nói là tội ác tràn lan), thay vì phê phán giả dối về kết quả của cuộc bầu cử. Toàn là nói, nói, nói, mà chả có làm gì hay mang lại kết quả nào cả. Đáng buồn thay!”

Lời tấn công của ông Trump gặp ngay phản ứng ngược từ nhiều dân cử đảng Dân Chủ cũng như từ Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa-Nebraska), người nhắc nhở rằng ông Lewis từng đóng vai trò nổi bật trong Phong Trào Dân Quyền.

Hôm Thứ Sáu 13 Tháng Giêng, phát biểu trong cuộc phỏng vấn của đài NBC News, ông Lewis nói: “Tôi tin vào sự khoan dung. Tôi tin vào nỗ lực tìm cách cùng làm việc với người khác. Điều đó khó. Điều đó sẽ rất khó. Tôi không xem tổng thống tân cử này là tổng thống hợp pháp.”

Theo CNN, số dân cử đảng Dân Chủ tẩy chay buổi lễ nhậm chức của ông Trump ngày mỗi nhiều thêm, đặc biệt sau khi có tiết lộ về hành động xen vào cuộc bầu cử của Nga, và việc ông Trump mắng mỏ ông Lewis.

Ngoài hai dân biểu Takano và Lewis, những dân cử đảng Dân Chủ khác còn có, các bà Yvette Clarke (New York), Nydia Velazquez (New York), Barbara Lee (California), Katherine Clark (Massachusetts); các ông, Ted Lieu (California), Raul Grijalva (Arizona), John Conyers (Michigan), Mark DeSaulnier (California), Kurt Schrader (Oregon), William Lacy Clay, Jose Serrano (New York), Luis Gutierrez (Illinois), Jared Huffman (California), và Earl Blumenauer (Oregon). (TP)

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Nét riêng biệt trong Lễ Tuyên thệ Nhậm chức của ông Trump

20.01.2017
Trà Mi-VOA

Image
Tổng thống tân cử Mỹ Donal Trump
12 giờ trưa ngày 20/1 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), nước Mỹ và cả thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng khi Tòa Bạch Ốc chia tay Tổng thống Barack Obama để đón chào chủ nhân mới: ông Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. 

Tổng thống Obama và Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc trước lễ tuyên thệ. Sau đó, họ sẽ cùng nhau đến Điện Capitol (trụ sở Quốc hội) dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống.

Lễ bắt đầu lúc 11:30, Tân Tổng thống sẽ tuyên thệ và đọc diễn văn nhậm chức lúc 12 giờ trưa. Tuyên thệ xong, tân Tổng thống sẽ dùng bữa trưa tại Điện Capitol. Sau đó, Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ tham dự cuộc diễu hành truyền thống dự kiến bắt đầu lúc 3 giờ chiều.

Đoàn diễu hành sẽ đi dọc theo đại lộ Pennsylvania giữa Quốc hội với Tòa Bạch Ốc.

Ngoài gia đình Tổng thống mãn nhiệm và Tổng thống kế nhiệm, các khách VIP tham dự lễ này còn có các cựu Tổng thống. Cựu Tổng thống Jimmy Carter và George W. Bush đã loan báo sẽ hiện diện. Cựu Tổng thống Bill Clinton và phu nhân, ứng viên đối thủ của ông Trump, dự kiến cũng sẽ có mặt.

Gần 250 ngàn vé đã được phát cho những người dự lễ tuyên thệ thông qua các thành viên của Quốc hội, trong khi khu Quảng trường Quốc gia có sức chứa hàng trăm ngàn khán giả.

Có những khu vực dân chúng có thể dự khán không cần vé, nhưng cũng có những khu vực phải có vé mới được vào. Cổng an ninh mở lúc 6 giờ sáng.


Lễ nhậm chức Tổng thống thường phản ánh tính cách, đặc điểm, và mong muốn của nhân vật sắp dọn vào Tòa Bạch Ốc ở số 1600 đại lộ Pennsylvania.

Các vị Tổng thống Mỹ trước đây đã tìm cách tạo dấu ấn riêng biệt cho nhiệm kỳ của mình từ buổi lễ tuyên thệ.

Lễ tuyên thệ của cựu Tổng thống John F Kennedy rất phong cách và trang nhã trong khi cựu Tổng thống Jimmy Carter đặt trọng tâm ngày nhậm chức của ông là ‘lễ tuyên thệ của nhân dân.’

Lễ tuyên thệ của cựu Tổng thống Ronald Reagan rất tráng lệ trong khi cựu Tổng thống Clinton lại đưa nét đặc biệt của thế hệ baby boomer của ông vào lễ nhậm chức với hàng loạt các ngôi sao hàng đầu trong buổi hòa nhạc miễn phí.

Dựa trên chủ đề tranh cử của ‘hy vọng và thay đổi’, lễ nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Obama cách đây 8 năm quy tụ lượng người tham dự đông kỷ lục, cả chiều dài của Quảng trường Quốc gia ngay trung tâm thủ đô được dành trọn cho lễ tuyên thệ của ông.

Tại cuộc họp báo tuần trước, ông Trump đã hứa hẹn một buổi lễ nhậm chức ‘hết sức đặc biệt và đẹp mắt’, và ông cũng dự đoán sẽ cực kỳ đông người tham dự.

Trong số những người tề tựu về thủ đô Washington để chia vui-cổ võ cho ông Trump dịp này có anh Andy Nguyễn Xuân Hùng, Ủy viên Hội đồng quận Terrant, bang Texas. Anh Andy dành trọn 2 ngày 19 và 20/1 bay lên Washington DC tham dự lễ nhậm chức Tổng thống. Anh cho biết anh muốn hiện diện trong ngày trọng đại này để chúc mừng và bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Trump, người mà anh kỳ vọng sẽ có hành động mạnh tay trong các chính sách đối ngoại, ‘không ngần ngại’ đối diện trực tiếp với Trung Quốc, nước đang o ép các nước nhỏ lân cận trong đó có Việt Nam.

Anh Andy chia sẻ thông điệp anh mang theo tới lễ nhậm chức của tân Tổng thống:

“Chúng tôi tin rằng ông Donald Trump sẽ phát triển nền kinh tế Mỹ, sẽ giải quyết các vấn đề chi phí quá mức của chính phủ liên bang, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, xây dựng lại thế đứng vững mạnh của Hoa Kỳ trên bàn cờ thế giới, bảo đảm an toàn-an ninh cho nước Mỹ. Mặc dù ông Trump có nhiều yếu điểm trong ăn nói, nhưng chúng ta cần một người có khả năng làm việc, chúng ta không cần một người ăn nói văn hoa mà không tạo ra được kết quả.”

Nhưng trong đoàn người kéo về thủ đô Hoa Kỳ lúc này cũng có rất nhiều người góp mặt để phản đối vị tỷ phú bạo ngôn. Đây cũng là một bằng chứng nữa cho thấy một nước Mỹ chia rẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi vừa qua.

Chị Genie Ngọc Giao Nguyễn, sáng lập Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt, cho biết dù hoàn toàn không ủng hộ ông Trump, nhưng chị cũng muốn có mặt trong sự kiện này:

“Mình là một công dân Mỹ gốc Việt, ngày đầu tiên của một Tổng thống mới, đúng theo tinh thần công dân ở một nước dân chủ, mình cũng muốn có mặt. Mình muốn chứng tỏ là người Mỹ gốc Việt của chúng ta cũng quan tâm, chúng ta sẽ theo dõi và lên tiếng về những chuyện cần thiết ảnh hưởng tới quyền lợi công dân.”

Hàng vạn người sẽ biểu tình ngày ông Trump nhậm chức


Nhiều cuộc biểu tình phản đối ông Trump trong ngày lễ tuyên thệ đã được lên lịch và được cấp phép. Nhiều đoàn biểu tình đã tuyên bố trên các trang mạng xã hội quyết tâm gây gián đoạn lễ nhậm chức để bày tỏ những bất bình về những phát biểu và kế hoạch gây tranh cãi của ông Trump liên quan đến di dân, Hồi giáo, và phụ nữ. Chị Giao nói chị chọn lên tiếng bằng nhiều cách khác, trong đó có các cuộc vận động chính giới Hoa Kỳ, chứ không tham gia vào các cuộc biểu tình ngày ông Trump nhậm chức để ‘không tạo thêm khó khăn cho mọi người.’

Chị Ngọc Giao:

“Đó là quyền tự do biểu lộ ý tưởng. Chỉ ở Hoa Kỳ, quyền này mới được bảo vệ rõ ràng, nghĩa là họ biểu tình trật tự, ôn hòa thì có đến 200 triệu đô la đã được chi ra để bảo vệ an ninh cho ngày mai, trong đó có an ninh của tất cả những người biểu tình nữa. Đây là điều mà Việt Nam nên học hỏi.”

Một cuộc biểu tình quy mô lớn của nữ giới sẽ diễn ra ngay sau lễ tuyên thệ của ông Trump một ngày, dự kiến quy tụ khoảng 250 ngàn người, với thông điệp về nữ quyền và tiếng nói phụ nữ gửi tới vị Tổng thống từng bị tai tiếng vì các phát biểu phân biệt đối xử và coi thường phụ nữ.

Cùng với làn sóng dân chúng phản đối ông Trump, hàng chục nhà lập pháp bên đảng Dân chủ đã tuyên bố tẩy chay các buổi lễ mừng tân Tổng thống. Dù tất cả những gì liên hệ với ông Trump dường như là chưa từng thấy trước nay, nhưng đây không phải lần đầu tiên nhiều người bên đảng đối lập tẩy chay lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống. Tám chục nhà lập pháp đã không tham dự lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Richard Nixon hồi năm 1973.

Nhiều nghệ sĩ hạng sao cũng đã từ chối lời mời tham dự lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó có hai ngôi sao ca nhạc Elton John và Celine Dion.

Danh sách các nghệ sĩ hàng đầu góp mặt trong ngày ‘đăng quang’ của ông Trump cũng là một yếu tố đáng ngạc nhiên vì ông Trump vốn là một gương mặt quen thuộc trong giới biểu diễn, một ngôi sao truyền hình thực tế.

Tuy vậy, nhiều dạ tiệc không chính thức đã bán sạch vé từ nhiều tuần trước và lượng khách đặt phòng khách sạn cũng không thua gì hồi Tổng thống Obama nhậm chức cách đây 4 năm.

8 năm trước, các hoạt động lễ lạc ăn mừng ngày nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Barack Obama kéo dài 5 ngày, nhưng Tổng thống tân cử Donald Trump chỉ dành 3 ngày cho các sinh hoạt này.

Cựu Tổng thống Bill Clinton có 14 dạ tiệc chính thức trong ngày tuyên thệ, ông Trump dự định chỉ tham dự 3 buổi dạ tiệc.

Các cuộc diễu hành trong lễ nhậm chức các đời Tổng thống trước đây thường kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ. Cuộc diễu hành của ông Trump trên đại lộ Pennsylvania dự kiến mất 90 phút, ngắn nhất trong lịch sử trước nay.

Ông Trump đã chọn cách ‘khởi động’ bớt hào nhoáng kể cả giữ giá vé tham dự dạ tiệc mừng Tổng thống ở mức 50 đô la để tầng lớp lao động bình dân Mỹ, thành phần đã hỗ trợ cho chiến thắng của ông hôm nay, có thể tham gia vào sự kiện trọng đại của ngày hội lịch sử này.

Ủy ban nhậm chức của ông Trump cho biết đã quyên được hơn 90 triệu đô la từ các nguồn quỹ cá nhân tặng cho các hoạt động lễ lạc mừng tân Tổng thống, cao hơn nhiều so với 53 triệu đô la ông Obama quyên được hồi năm 2009 trong lễ tuyên thệ đầu tiên.

Những nhà tài trợ trên 1 triệu đô la sẽ được dự những phần đặc biệt trong sự kiện này bao gồm vé dự bữa tiệc tối ‘dưới ánh nến’ với sự xuất hiện đặc biệt của Tổng thống và phu nhân cùng Phó Tổng thống và phu nhân.

Một phần quan trọng trong ngân quỹ cho các hoạt động lễ lạc này, kể cả buổi lễ tuyên thệ và diễu hành, do Quốc hội và quân đội chi trả. Chi phí các dạ tiệc cùng các khoản khác thường do các nguồn quỹ cá nhân đài thọ.

Lễ nhậm chức Tổng thống là ngày nghỉ liên bang tại khu vực thủ đô và vùng phụ cận. Nhân viên các công sở được nghỉ và các trường học đóng cửa.

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Trump: truyền thông "không trung thực" về lễ nhậm chức
22 tháng 1 2017

Image
Tổng thống Hoa Kỳ Donald TrumpBản quyền hình ảnh Pool/Getty
Image caption

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục có các phản ứng trực tiếp, tức thì về cung cách đưa tin bài của truyền thông đối với ông và việc chuyển giao quyền lực.

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra cáo buộc nói truyền thông không trung thực về số lượng người tham dự lễ nhậm chức của ông.

Ông Trump phát biểu sau khi các bức ảnh được công bố dường như cho thấy có nhiều người hơn tham dự lễ nhậm chức của người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama hồi năm 2009.

Thư ký báo chí của ông Trump nói lễ nhậm chức có số lượng công chúng dự khán 'lớn nhất từng thấy", mặc dù con số ông trích dẫn là dưới 750.000 người.


Ông nói chính quyền mới của Mỹ sẽ coi xét trách nhiệm của truyền thông.

Vào ngày thứ bảy, hàng triệu người ở Mỹ và trên khắp thế giới đã tham gia vào cuộc biểu tình để làm nổi bật các quyền của phụ nữ, điều mà các nhà hoạt động tin là bị đe dọa từ chính quyền mới.


Cuộc biểu tình lớn nhất của Mỹ là ở thủ đô Washington DC, nơi giới chức thành phố ước tính là có hơn 500.000 người tham dự, tiếp theo là ở New York với khoảng 400.000 và hàng trăm ngàn người ở những nơi khác, bao gồm Chicago và Los Angeles.

Các con số về lễ nhậm chức


Trong nhiều thập kỷ, US National Park Service của Hoa Kỳ cung cấp các ước tính chính thức về các đám đông tập hợp ở khu National Mall.

Nhưng cơ quan này đã ngưng cung cấp số liệu đếm người, sau khi những nhà tổ chức của các cuộc biểu tình, tuần hành Million Man March vốn phản đối về quyền cho người da đen vào năm 1995 đã đe dọa kiện.
Image
Quang cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump hôm 20/01/2017 tại Washington D.C, Hoa Kỳ


Ông Trump nói "nó trông giống như một triệu rưỡi người" có vào thứ Sáu - với đám đông trải dài trên khắp con đường tới Đài tưởng niệm Washington.

Ông không cung cấp bằng chứng.

Để hậu thuẫn lập luận trên, thư ký báo chí của Tổng thống Trump, ông Sean Spicer nêu con số lên tới 720.000 người ở Mall.

Ông cũng nói rằng số lượng người dùng hệ thống tàu điện ngầm của Washington vào ngày nhậm chức cao hơn trong lễ nhậm chức lần thứ hai ông Obama vào năm 2013.

Trên thực tế, đã có 782.000 vé tàu sử dụng vào năm đó, nhưng con số là 571.000 năm nay, chính quyền đang chuyển giao ở khu vực Washington cho hay.

Ông Spicer cũng nói rằng các tấm nhựa đã được sử dụng lần đầu tiên để trải và che cỏ "có tác dụng làm nổi bật những khu vực không có người đứng, trong khi những năm trước, cỏ đã loại bỏ tầm nhìn này . Trên thực tế, cỏ cũng được che phủ hồi năm 2013."

Ông Spicer nói thêm rằng các hàng rào và các máy dò kim loại gây tác động đến công chúng tham dự, nhưng điều này cũng đã bị giới chức bác bỏ là một nhân tố.

Giới chức Quận Columbia đã có sự chuẩn bị cho một số lượng ước tính từ 700.000 đến 900.000 người.

Truyền thông Mỹ nói gì?

Image
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer bảo vệ quan điểm của tân Tổng thống Donald Trump
trong cuộc họp báo đầu tiên với giới báo chí, truyền thông sau khi tân tổng thống Hoa Kỳ nhậm chức.
Tân tổng thống lặp lại quan điểm đánh giá thấp của ông với truyền thông, nói các phóng viên ở "trong số những người không trung thực nhất trên trái đất". Ông Spicer thề "sẽ buộc trách nhiệm báo chí".

Trong các phản ứng, các cơ quan truyền thông chính yếu của Mỹ thẳng thừng bác bỏ những tuyên bố của tân Tổng thống Mỹ và người phát ngôn của ông.

Báo The New York Times, bị ông Spicer chỉ đích danh, tố cáo những "cáo buộc sai trái".

CNN nói họ thậm chí không phát trực tiếp tuyên bố của người phát ngôn. CNN cho biết thư ký báo chí đã tấn công truyền thông về các "tin tức chính xác" và hãng này tiếp tục 'vạch trần' những tuyên bố, cáo buộc.

ABC News cũng đi vào chi tiết bác bỏ các tuyên bố.

Hãng Fox News thân Trump nói những tuyên bố là 'không bị thách thức'.

Ngay cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng của ông Sean Spicer với báo giới đã có một khởi đầu đáng lo ngại
David Willis, BBC News, Washington D.C.

BuzzFeed News cáo buộc ông Spicer nói dối và tiếp tục cung cấp cho các thành viên mạng Twitter những phản biện với nhận xét của thư ký báo chí.

Khởi đầu đáng lo ngại

Từ Washington, David Willis, phóng viên BBC News đưa ra phân tích cho rằng ngay cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng của ông Sean Spicer với báo giới đã có một khởi đầu đáng lo ngại.

Tiếp theo cáo buộc của Tổng thống Trump cho rằng báo chí không trung thực, ông Spicer đã đưa ra lời cảnh báo rằng chính quyền mới sẽ "buộc trách nhiệm báo chí".

Chính xác ra, vẫn chưa rõ ông Spicer định nói gì, nhưng tuyên bố của ông làm cho nhiều nhà báo kỳ cựu chuyên về tin tức Nhà Trắng quan ngại sâu sắc.

Image
Quang cảnh cuộc họp báo của thư ký báo chí Tòa Bạch ốc, ông Sean Spicer, với giới truyền thông.


Số liệu lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ trước đây?

Giới chức quận Columbia nói rằng 1,8 triệu người đã tham dự lễ nhậm chức năm 2009 của ông Obama và gần 1 triệu người xuất hiện cho lần nhậm chức thứ hai của ông vào năm 2013.

George W Bush đã thu hút khoảng 400.000 người vào năm 2005, và có 300.000 người tham dự vào năm 2001; Bill Clinton thu hút 800.000 người dự vào năm 1993 và sau đó là 250.000 người tham dự vào năm 1997.

Khoảng 140.000 vé đã được bán cho lễ nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1985, nhưng thời tiết cực lạnh đã buộc giới chức phải di chuyển buổi lễ vào bên trong nhà, theo Politifact .

Cơ quan này cũng nói đám đông là lớn nhất lớn nhất là vào năm 1965 trong lễ nhậm chức của Lyndon Johnson vốn thu hút 1,2 triệu người.

Johnson là người đã thay thế Tổng thống John F. Kennedy sau khi bị ám sát vào ngày 22 tháng Mười Một năm 1963.

baphai
Posts: 25
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:09 am

Post by baphai »


‘Truyền thông làm giảm sự chính thống của chính phủ Trump’

January 22, 2017

Image
Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Reince Priebus với văn bản để Tổng Thống Trump ký duyệt ngày 20 Tháng Giêng, 2017,
với sự chứng kiến của Phó Tổng Thống Pence. (Hình: Kevin Dietsch/Getty Images)
WASHINGTON (NV) – Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, ông Reince Priebus, hôm Chủ Nhật, gia tăng cường độ chỉ trích của chính phủ Trump nhắm vào giới truyền thông, cáo buộc họ tìm cách làm sút giảm sự chính thống của ông Donald Trump và cảnh cáo sẽ chống lại hành động này tới cùng.

Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho hay trong cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình “Fox News Sunday,” ông Priebus cáo buộc “giới truyền thông nói về việc phải làm mất thế chính thống của cuộc bầu cử ngay từ ngày đầu tiên” và liên tục mở các cuộc tấn công vào Tổng Thống Trump.

Phát biểu này của ông Priebus được đưa ra một ngày sau khi vị tân tổng thống dùng buổi xuất hiện trước các nhân viên cơ quan tình báo CIA và nhan dịp này tấn công giới truyền thông sau khi có các tin tức đưa ra về số người đến tham dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Giêng.

Ông Priebus cũng cho hay Tổng Thống Donald Trump sẽ dùng tuần lễ đầu tiên của mình tại Tòa Bạch Ốc để có các biện pháp về vấn đề thương mại, di trú và an ninh quốc gia.

Ông Priebus nói rằng ông Trump sẽ ký một số sắc lệnh để hủy bỏ một số chính sách của Tổng Thống Barack Obama trước đây, nhưng không cho biết chi tiết, theo bản tin Reuters.

Khi được hỏi về cảm nghĩ của Tổng Thống Trump trong nhiệm vụ của mình, ông Priebus cho biết ông Trump cảm thấy “trách nhiệm nặng nề của tổng thống” khi lần đầu tiên bước vào Văn Phòng Bầu Dục.

Tuy vậy, ông Priebus khẳng định ông Trump “vẫn là ông Trump.” (V.Giang

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image


Mỹ: San Jose chính thức cấm treo cờ đỏ sao vàng

26.01.2017

Viễn Đông

Chính quyền San Jose ở California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, mới đây đã thông qua lệnh cấm treo cờ đỏ sao vàng của Việt Nam tại các cơ quan công sở của thành phố.

Quyết định được đưa ra hôm 24/1 sau nhiều giờ thảo luận với số phiếu ủng hộ và chống tương ứng là 11-0, theo nghị viên Tâm Nguyễn, người đề xuất ý tưởng này.

Ông Tâm nói rằng đó là “niềm vui lớn” và theo ông, “người dân San Jose thoát khỏi một sự ám ảnh, hãi hùng, vô hình nào đó để người ta thực sự cảm thấy yên bình và tự do trên đất nước Hoa Kỳ”.

Nghị viên này cho biết rằng số người tới phát biểu hậu thuẫn “áp đảo” những tiếng nói chống đối. Các hình ảnh video cho thấy đám đông hàng chục người cầm cờ của Việt Nam Cộng hòa hò reo sau khi kết quả được công bố.

Khi được hỏi về ý kiến cho rằng lệnh cấm vi phạm quyền của những người nhập cư sau này, vốn coi cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ đại diện cho Việt Nam, ông Tâm nói:

“Sự thật chỉ có 4 người tới nói, [họ] không phải là sinh viên. Họ là lớp trẻ tại Mỹ, nói lên quan điểm của họ. Còn tuyệt nhiên, các du sinh [Việt Nam] tại đây chỉ đi qua du học, hưởng lợi cuộc sống, không hề quan tâm. Họ cũng chẳng biết lá cờ đó là cái gì đâu. Tôi thấy tất cả mọi người đều muốn qua đây và trốn lại ở Mỹ nhiều hơn”.

Còn về nhận định nói rằng quyết định của San Jose sẽ ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn giữa phía Việt Nam và các doanh nghiệp ở thành phố, ông Tâm nói rằng “người làm business họ khôn ngoan hơn; họ không liên quan tới chủ nghĩa, chính trị gì cả”.

Trước động thái của San Jose, một bạn đọc tên Thiên Thu viết cho VOA Việt Ngữ: “Con người hãy sống với hiện tại. Quá khứ hơn 40 năm đã trôi vào dĩ vãng xa xôi thì hãy cho nó qua luôn. Muốn sống thanh thản và hạnh phúc thì hãy sống với hiện tại…”

Theo quan sát của phóng viên VOA Việt Ngữ, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được treo tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York, tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington cũng như tại các sự kiện đón tiếp các quan chức cấp cao ở trong nước sang thăm Nhà Trắng.

Còn tại các cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt hay trường học tại một số nơi có đông người Việt sinh sống, vẫn thấy treo lá cờ vàng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước kia.

Về lý do đưa ra đề xuất nhận được các phản hồi trái chiều, nghị viên Tâm Nguyễn cho biết rằng San Jose đã theo chân thành phố Westminster cũng nằm tại California cấm treo cờ đỏ sao vàng của Việt Nam để, theo ông, “phản đối việc một cá nhân tên là Hùng Cửu Long mang lá cờ đi khắp nước Mỹ và dọa sẽ làm ồn ào tại quận Cam”.

Trả lời báo chí sau chuyến đi Mỹ hồi cuối năm ngoái, doanh nhân Hùng nói rằng ông làm vậy vì “mục tiêu hòa hợp dân tộc”.

Về vấn đề ông Hùng nêu, nghị viên Tâm nói rằng “hòa hợp, hòa giải là mỹ từ quá xa [vời]”, và “điều cụ thể là chính người nắm quyền trong nước phải bớt đánh đập, đàn áp, bóc lột dân chúng”.

Hà Nội lâu nay vẫn luôn khẳng định không tống giam, đàn áp người bất đồng chính kiến mà chỉ bắt những ai vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền lại bác bỏ tuyên bố này.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image


Dân chủ tẩy chay chuẩn thuận nội các mới, lưỡng đảng căng thẳng

Cali Today News – Vào hôm nay, Dân chủ tăng cường sự phản đối Tổng thống Trump bằng cách trì hoãn xác nhận phê chuẩn một số ứng cử viên được đề cử vào nội các mới.

Vài giờ sau khi Tổng thống Trump sa thải quyền Tổng Chưởng Lý Sally Yates vì đã từ chối bảo vệ sắc lệnh tạm cấm tị nạn và nhập cảnh từ 7 quốc gia Hồi giáo, Dân chủ đã chỉ trích gay gắt hành động này trong suốt phiên điều trần phê chuẩn ông Jeff Session đứng đầu Bộ Tư pháp.

Những người Dân chủ đã tẩy chay, không đến tham dự phiên điều trần chuẩn thuận ông Tom Price vào vị trí Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và ông Steve Mnuchin đảm đương chức vụ Bộ trưởng Ngân khố. Cộng hoà lập tức phản đối dữ dội.

Mặc dù sắc lệnh cấm công dân một số nước Hồi giáo vào Mỹ mới được Tổng thống ký vào hôm thứ sáu nhưng không tham khảo ý kiến các nhà lập pháp cũng như các viên chức chính phủ cao cấp đang gây quan ngại nhưng Cộng hoà tức giận vì Dân chủ đã trì hoãn việc hình thành chính phủ Trump. Dù gì chăng nữa cuối cùng thì Dân chủ cũng không đủ số phiếu cần thiết để ngăn chặn bất cứ đề cử nào trong khi chẳng có dấu hiệu đảng Cộng hoà phản đối sự chọn lựa của tân Tổng thống.

Trong phiên điều trần tại Uỷ ban Pháp lý Thượng viện, Dân chủ chỉ trích việc ông Trump sa thải bà Yates và tuyên bố sẽ không ủng hộ Thượng nghị sĩ Jeff Session từ tiểu bang Alabama làm Tổng Chưởng lý vì họ tin ông ta sẽ không lên tiếng phản đối ông Trump nếu tình huống tương tự xảy ra. Cộng hoà bảo vệ ông Session nhưng né tránh bàn về sắc lệnh di trú của Tổng thống.

Trong khi đó, Dân chủ cũng một lần nữa tìm cách nhưng thất bại trong việc trì hoãn việc bỏ phiếu chuẩn thuận bà Betsy DeVos làm Bộ trưởng Giáo dục sau khi phát giác ra bà DeVos đã sao chép một số câu trả lời từ các thượng nghị sĩ.

Toà Bạch Ốc lên tiếng bảo vệ sắc lệnh di trú, cho rằng đây không phải là “lệnh cấm” mặc dù Tổng thống Trump vẫn lặp đi lặp lại từ này.

Hương Giang
(Theo Washington Post)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Tòa phúc thẩm bác phục hồi sắc lệnh di dân của TT Trump

February 9, 2017

Image
Một người biểu tình chống sắc lệnh di trú của Tổng Thống Trump bày tỏ sự vui mừng ở bên ngoài trụ sở Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Vùng 9
(9th Circuit Court). (Hình: AP Photo)
SAN FRANCISCO (NV) – Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Khu Vực 9 (9th Circuit Court) hôm 9 Tháng Hai, 2017 đã bác bỏ yêu cầu của chính phủ Tổng Thống Donald Trump đòi phục hồi lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 nước có đông dân Hồi Giáo, khiến vụ kiện này sẽ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện nhờ phân xử.

Cả ba thẩm phán Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9 đồng thuận với quyết định này lập luận rằng chính phủ đã không chứng minh được mối đe dọa khủng bố khi đòi phục hồi lệnh cấm.

Ngay lập tức, Tổng Thống Trump gửi một dòng trên Twitter, “Hẹn gặp quý vị tại tòa (See you in court), an ninh quốc gia đang bị đe dọa.”

Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Clinton cũng gửi một tweet vỏn vẹn với dòng chữ: 3-0.

Quyết định của Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9 có nghĩa rằng những người đến từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen với visa hợp lệ có thể tiếp tục nhập cảnh Mỹ. Và những người tỵ nạn từ các quốc gia trên thế giới không còn bị ngăn chặn vào Mỹ.

Tweet của ông Trump cho thấy vụ đối đầu này sẽ được phân giải tại Tòa Tối Cao Pháp Viện. Vấn đề là hiện nay, cơ chế tư pháp cao cấp nhất này chỉ có 8 thẩm phán, vì Thượng Viện chưa chuẩn thuận thẩm phán thứ 9 Neil Gorsuch do Tổng Thống Trump bổ nhiệm và không chắc việc chuẩn thuận này có trùng vào thời gian phân xử hay không.

Theo nhận định của cựu Thẩm Phán Liên Bang Phan Quang Tuệ, thì việc bỏ phiếu tại Tối Cao Pháp Viện, trong trường hợp biểu quyết đồng phiếu, 4-4, thì phán quyết Tòa Phúc Thẩm sẽ y án. Và nếu là như vậy thì sắc lệnh hành pháp của Tổng Thống Trump cấm nhập cảnh đối với công dân từ bảy nước có đông dân Hồi Giáo sẽ hoàn toàn bị hủy bỏ. (Ð.Q.A.T)

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Tân Bộ Trưởng Giáo Dục Betsy DeVos bị chận trước trường trung học thủ đô

February 10, 2017

Image
Biểu tình phản đối việc bổ nhiệm bà Betsy DeVos làm bộ trưởng giáo dục tại Washington DC hôm 6 Tháng Hai. (Hình: Getty Images/Mario Tama)
WASHINGTON DC (NV) – Nhiều người chống đối hôm Thứ Sáu 10 Tháng Hai, chận trước cửa một trường trung học công lập ở Washington DC, không cho bà Betsy DeVos, tân bộ trưởng giáo dục vào bên trong.

Theo CNN, những người biểu tình cầm khẩu hiệu chào mừng bà DeVos khi bà vừa đến trước trường Jefferson Middle School Academy, nằm về phía Tây Nam thủ đô, không xa trụ sở của Bộ Giáo Dục.

Tuy nhiên khi bà tiến về phía lối vào trường thì bị những người chống đối chận lại.

Bà DeVos đành quay gót bước về hướng khác.

Một người chống đối đi theo, miệng hô lớn: “Cút đi! Xấu hổ, xấu hổ,” khi bà bước vào một xe SUV và chiếc xe chạy đi mất.

Trong một thông cáo đưa ra vào chiều Thứ Sáu, bà DeVos nói, sau đó bà vẫn vào được bên trong để nói chuyện với học sinh, ban giảng huấn và nhân viên nhà trường.

Thông cáo có đoạn viết: “Tôi tôn trọng những cuộc phản đối ôn hòa và sẽ không ngần ngại thực thi sứ mạng quan trọng của Bộ Giáo Dục. Không có cánh cửa trường nào ở Hoa Kỳ có thể ngăn chận những ai muốn giúp đỡ cho con em của đất nước chúng ta.”

Đài truyền hình WJLA tường thuật rằng Nghiệp Đoàn Giáo Chức Washington tổ chức cuộc chống đối nhưng thành viên của họ không nằm trong số những người chận lối vào trường.

BlackLivesMatter DC, Black Youth Project và nhiều tổ chức khác trước đó đưa ra nhiều lời kêu gọi trên truyền thông xã hội, thúc dục mọi người tham gia cuộc chống đối tại trường.

Sở cảnh sát Metropolitan Police Department cho biết, trong vụ phản kháng này, một người bị bắt và bị truy tố tội tấn công một nhân viên công lực.

Sau vụ phản kháng, nhiều giới chức phát biểu trên truyền thông xã hội, rằng nên để cho bà DeVos đi vào bên trong trường.

Bà Kellyanne Conway, cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Trump, đặt nghi vấn: “Chả lẽ chúng ta không muốn để cho Bộ Trưởng Giáo Dục đến thăm các trường học sao?”

Bà DeVos là một trong những thành viên nội các được ông Trump bổ nhiệm, gặp nhiều tranh cãi nhất.

Nhiều chỉ trích than phiền bà thiếu kinh nghiệm đối với hệ thống trường công.

Bà được chuẩn thuận đảm nhận chức vụ bộ trưởng giáo dục hôm Thứ Ba sau khi Phó Tổng Thống Mike Pence xen vào, phá vỡ bế tắc của tỉ lệ 50-50 tại Thượng Viện. (TP)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



California: Sau hạn hán đến nguy cơ vỡ đập Oroville vì mưa


Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

February 13, 2017

Image
Nước tràn qua đường xả nước khẩn cấp làm xói mòn chân đồi (phía trước), trong khi nước tiếp tục chảy qua đường xả nước bình thường
(phía trên trong hình). (Hình: AP Photos/Rich Pedroncelli)
Từ hôm Chủ Nhật, gần 200,000 người được lệnh di tản khẩn cấp trong khi giới hữu trách lo ngại đập hồ nhân tạo và đập Oroville có nguy cơ bị vỡ, tạo nên lũ lụt trầm trọng gây thiệt hại cho nhân mạng và tài sản ở ba quận hạt Yuba, Sutter, và Butte phía Bắc Sacramento.

Số dân di tản quá lớn tạo nên tình trạng xe cộ kẹt cứng trên các con đường từ thành phố Oroville đi về hướng Nam đến Sacramento, cũng như hướng Tây và Bắc ra xa lộ liên bang I-5.





Một phát ngôn viên của cảnh sát tiểu bang California cho biết họ gửi hai phi cơ đến vào sáng Thứ Hai để giúp các nỗ lực điều hành giao thông và làm nhiệm vụ cấp cứu nếu cần.

Cơ quan chống cháy rừng và cứu nạn tiểu bang California cho biết ít nhất 250 nhân viên công lực từ mọi nơi khắp tiểu bang đang kéo về để trợ giúp cuộc di tản.

Ðập Oroville nằm gần phía Ðông rặng núi Sierra Nevada, ở cách Sacramento gần 70 dặm về phía Bắc, là một đập đất chắn ngang sông Feather River, chiều dài 2,110 mét, chiều cao 230 met, được xây dựng từ 1961 đến 1968. Ðây là đập cao nhất nước Mỹ, tạo nên hồ Oroville, một thành phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước cho tiểu bang California.

Hồ Oroville thuộc Dự Án Cấp Thủy Tiểu Bang (State Work Project), một hệ thống các kênh và trạm bơm dẫn nước từ miền Bắc về vùng nông nghiệp thung lũng trung tâm và miền Nam California. Những hồ chứa là nơi dự trữ nước dùng cho những tháng mùa Xuân và mùa Hè là thời gian không có mưa.

Dung lượng của hồ Oroville là 3.5 triệu acre-foot, đứng hàng thứ nhì ở California sau hồ Shasta. Nhà máy thủy điện Oroville với ba turbin có công suất 800 Mw, gấp đôi công suất đập thủy điện Trị An ở Việt Nam.

Sau năm năm liền hạn hán, nước hồ Oroville đã xuống tới mức thấp nhất và ở nhiều nơi, những chiếc thuyền mắc cạn nằm phơi trên đáy hồ. Nhưng mùa Ðông năm nay nước hồ lên cao trở lại sau những trận mưa lớn và tuyết rơi liên tục. Hồ Oroville cũng như nhiều hồ chứa và đập nước khác ở miền Bắc California buộc phải xả bớt nước vì lý do an toàn. Vũ lượng tại Oroville từ 1 Tháng Giêng đến 12 Tháng Hai năm nay là 12.3 inch so với trung bình các năm trước 8.7 inch.

Hồ Oroville có tám đường thoát nước. Hôm Thứ Bảy, lần đầu tiên từ gần 50 năm nay, giới hữu trách phải mở một đường xả nước khẩn cấp. Ðến trưa Chủ Nhật, nhân viên điều hành phải báo động khi thấy có một lỗ thủng trên đường xả nước khẩn cấp thứ nhì của đập. Mặc dầu đập vẫn còn nguyên vẹn nhưng chỗ hư hại ấy có thể làm nước thoát ra vượt khỏi sự kiểm soát, đưa đến lo ngại đập có thể bị vỡ chỉ trong một giờ đồng hồ. Nếu thảm họa này xảy ra, một khối nước có chiều cao 10 mét sẽ thoát ra khỏi hồ và nhiều thành phố cùng cộng đồng sẽ bị nước tràn ngập hay quét sạch.

Ðường xả nước khẩn cấp là đường chảy qua chân đồi đất bên cạnh đập. Nếu đồi bị nước xói mòn quá nhiều sẽ làm yếu phần móng của đập nối vào đồi.

Chuyên gia Peter Gleick của viện Pacific Institute ở Oakland nói rằng: “Vấn đề bây giờ nằm ở ba điểm: Ðường xả nước có bị hủy hoại vì nước chảy ra quá mạnh không? Có thể kiểm soát được lượng nước không? Và có thể giữ nước trong hồ ở mực vừa đủ hay không?”

Ông Gleick cho là nguy cơ không chỉ là đập bị vỡ mà còn vì nước từ đường xả thoát ra sẽ xói mòn các sườn núi và làm tăng thêm lũ lụt.

Ông Gleick cho rằng, trong tình hình hiện nay, đối phó với lụt lội là trọng tâm chính còn việc cấp nước sau này chỉ là ưu tiên hàng thứ nhì.

Ông William Croyle, giám đốc thủy cục tiểu bang, ước lượng phí tổn từ $100 triệu đến $200 triệu để sửa chữa các đường thoát nước, chưa kể tổn thất ở đường thoát khẩn cấp.

Giáo Sư Roger Bales, giám đốc viện nghiên cứu Sierra Nevada thuộc trường đại học UC Merced, nói rằng việc sửa chữa đường thoát nước đòi hỏi thời gian, rất có thể kéo dài tới mùa Hè. Trong khi chưa sửa chữa được thì nước hồ Oroville chỉ có thể duy trì ở mức thấp.

Ông Kory Honea, cảnh sát trưởng Butte County, nói là lệnh di tản vẫn còn có hiệu lực mặc dù từ đêm Chủ Nhật nước không còn tràn qua chỗ hư hại ở đường thoát nước khẩn cấp. Các viên chức cơ quan cấp thủy California dự trù sẽ dùng trực thăng thả đá xuống chỗ vỡ.

Nước hồ Oroville đã lên quá mức cao khoảng 1 foot. Hiện nay, mỗi giây có khoảng 100,000 cubic feet (gần 3 triệu lít) nước được thoát qua các đường xả, và mực nước tại đập sẽ giảm xuống khoảng 15 mét, trong khi dự đoán thời tiết cho thấy sẽ có một trận bão mới vào ngày Thứ Tư và Thứ Năm.

Ðầu tư của chính quyền liên bang cho các đập và đê điều tương đối ít, $290 triệu cho các chương trình phòng chống lũ lụt, và $490 triệu cho việc chấn chỉnh các đập và hệ thống đê. Một tháng trước khi mãn nhiệm, Tổng Thống Barack Obama đề xuất đưa vấn đề cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nước vào làm một đạo luật của liên bang, nhưng việc này chưa có bước tiến cụ thể nào.

Theo một báo cáo năm 2013, trong số 87,359 đập trên toàn quốc, khoảng 17% (14,728 đập) được coi là thuốc loại nguy hiểm cần cải thiện, trong số có đập Oroville.

Nhưng cải thiện đường xả nước ở đập Oroville không nằm trong ngân khoản $1,000 tỷ dự trù của chính quyền Tổng Thống Donald Trump về các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Công tác ấy cũng không thuộc trong số các dự án hấp dẫn những giới đầu tư tư nhân.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »


Chỉ trích chính sách của ông Trump, một trợ lý cao cấp bị sa thải


Image
Ông Deare là quan chức cấp cao thứ 2 trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phải nghỉ việc chỉ trong vòng 1 tuần.
Trước đó, Tướng nghỉ hưu Michael Flynn đã từ chức

February 20, 2017



Theo AP, ông Deare từng được chính ông Trump chỉ định làm người đứng đầu khu vực Bán cầu Tây của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Ngay sau khi bị sa thải, ông Deare đã bị hộ tống ra khỏi Tòa nhà Văn phòng Điều hành- nơi ông làm việc tại Washington.

Một quan chức cao cấp của Nhà Trắng cũng lên tiếng xác nhận rằng, ông Deare không còn làm tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và quay trở lại đảm nhiệm vị trí cũ tại trường Đại học Quốc phòng Mỹ.

Nữ phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders ngày 19/2 tuyên bố, ông Deare “đã quay trở lại vị trí ban đầu”. Khi được hỏi liệu việc ông Deare bị sa thải vì đã chỉ trích Tổng thống có khiến các nhân viên Chính phủ lo ngại hay không, bà Sanders cho biết: “Tôi không nghĩ có một quan chức nào có nhiệm vụ thực thi những gì Tổng thống yêu cầu lại đứng lên chống lại điều đó”.

Các quan chức Chính phủ Mỹ có liên quan đến việc ông Deare bị sai thải cho biết, vụ việc này bắt nguồn từ việc ông lên tiếng chỉ trích chính sách của Tổng thống Donald Trump, trong đó có mối quan hệ với các nước Mỹ Latin- đặc biệt là Mexico- tại Trung tâm Wilson tuần trước.

Trước đó, ngay trong tuần đầu nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh xây dựng bức tường biên giới với Mexico theo đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình. Động thái này khiến Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto hủy chuyến thăm Washington hồi cuối tháng 1.

Theo những người có mặt tại Trung tâm Wilson, ông Deare đã công khai bày tỏ thấy vọng về việc Chính phủ Mỹ cắt bỏ hầu hết các cuộc tham vấn với các cố vấn cao cấp tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về chính sách với Mexico.

Ông Deare là quan chức cấp cao thứ 2 trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phải nghỉ việc chỉ trong vòng 1 tuần. Trước đó, Tướng nghỉ hưu Michael Flynn đã từ chức sau khi có thông tin rò rỉ rằng, ông Flynn có “liên hệ bất thường” với giới chức Nga ngay trước thời điểm ông Trump tuyên thệ nhậm chức.

Mọi việc còn trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ông Flynn được cho là đã “cố tình nói sai sự thật” về “các cuộc trao đổi bất thường giữa ông với các quan chức Nga” với Phó Tổng thống Mike Pence./.

Trần Khánh

Post Reply