TIN HOA KỲ

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tình thế mới trong tranh cử tổng thống Mỹ
Wednesday, May 4, 2016 6:51:13 PM


WASHINGTON, DC (NV) - Hiện nay, trong cuộc tranh cử sơ bộ ở hai đảng, người đang phải có một quyết định khó khăn là
Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của bên Dân Chủ. Bên Cộng Hòa, sau khi Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz và Thống Đốc John Kasich rút lui,
việc tỷ phú Donald Trump trở thành ứng cử viên chính thức của đảng không còn bị trở ngại nào nữa.
Vậy ông Sanders còn nên tiếp tục tranh cử nữa hay không, một cố gắng rõ ràng vô vọng
chỉ có hiệu quả là gây khó khăn cho bà Clinton và đảng Dân Chủ.

Image
Ứng cử viên Donald Trump. (Hình: AP Photo/Seth Perlman)

Bà Clinton và những đồng minh của bà cho đến nay vẫn thận trọng không muốn làm mất lòng các người ủng hộ ông Sanders, tránh nói công khai đã loại ông khỏi cuộc tranh cử. Nhưng bây giờ khi ông Donald Trump “gần như đã đủ yếu tố để trở thành ứng cử viên của đảng” - lời chủ tịch đảng Cộng Hòa Reince Priebus xác nhận tối Thứ Ba - thì ban tranh cử của bà Clinton không thể tiếp tục để tình trạng nhập nhằng kéo dài đến cuối cùng, trong khi ông Trump sẽ có hơn một tháng rảnh tay chuẩn bị tổng tuyển cử.

Một số quan sát viên tin rằng bà Clinton cần phải tìm thỏa hiệp nào đó với ông Sanders, một động thái bình thường không có gì mới mẻ trong lịch sử bầu cử Mỹ.

Năm 1952, hai ứng cử viên Dwight Eisenhower và Robert Taft trong tình trạng tranh chấp ngang ngửa về số đại biểu trước khi đại hội Cộng Hòa họp ở Chicago. Ban tranh cử của ông Eisenhower do ông Thomas Dewey và ông Henry Cabot Lodge cầm đầu khiếu nại với ủy ban nội quy đại hội cho là một số tiểu bang miền Nam đối xử không công bằng, loại một số đại biểu của ông Eisenhower. Ban tranh cử của ông Taft bác bỏ cáo giác ấy, nhưng đại hội biểu quyết chấp thuận sự khiếu nại và kết quả là lúc đầu ông Taft được 598 phiếu, ông Eisenhower được 500, tới khi biểu quyết ngay vòng đầu, ông Eisenhower được 845, ông Taft chỉ còn 280.

Để xoa dịu vết thương trong cuộc tranh chấp, ngay đêm ấy, ông Eisenhower đến khách sạn gặp ông Taft và được ông chấp thuận đưa ra một thông cáo ngắn gọn ca ngợi chiến thắng của ông Eisenhower. Tuy nhiên, ông Taft vẫn không chịu tuyên bố ủng hộ ông Eisenhower.

Hai tháng sau, ông Eisenhower phải đến khách sạn Morningside Heights thương lượng. Kết quả là ông Eisenhower chấp thuận dành cho người của ông Taft một số chức vụ trong chính phủ nếu đắc cử, và đồng ý nhiều điểm với ông Taft về chính sách quốc nội. Trong gần hai tháng, ông Taft tích cực vận động và cuối cùng ông Eisenhower thắng đối thủ bên Dân Chủ là ông Adlai Stevenson.

Thắng thế chắc chắn của ông Donald Trump hiện nay khiến cho sự khủng hoảng trong đảng Cộng Hòa trầm trọng hơn là người ta đã nghĩ. Nhiều cơ quan truyền thông chế diễu những người đã chủ trương phong trào “#NeverTrump” bây giờ có nên đổi thành “#EverTrump” hay không.

Giới lãnh đạo Cộng Hòa không chấp nhận ông Trump nêu ba lý do chính: (1) Ông Trump sẽ thua bà Clinton, chưa kể Cộng Hòa có thể mất đa số ở Quốc Hội. (2) Ông Trump làm đảo lộn guồng máy và nội bộ đảng, sự xáo trộn ấy sẽ khiến đảng suy yếu trong những kỳ bầu cử tương lai. (3) Họ tin rằng ông Trump không có đủ tác phong tư cách lãnh đạo nước Mỹ.

Ngoài ra, có một lo ngại căn bản hơn, rằng phải chấp nhận một ứng cử viên “ngoại đạo” như thế có nghĩa là truyền thống Cộng Hòa bảo thủ, một trong hai thế lực chính trị cốt lõi suốt lịch sử nước Mỹ, sẽ không còn nữa.

Do đó, đảng Cộng Hòa đứng trước một chuyện nhức đầu: Phải ủng hộ ông Trump trong cuộc tổng uyển cử, hay cương quyết không chấp nhận ông, một thực tế “cũng” đồng nghĩa với chuyện nhường Tòa Bạch Ốc cho đảng Dân Chủ.

Trong phát biểu ở New York sau chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại Indiana, người ta nhận thấy ông Trump không nói năng thoải mái như trước nữa. Ông không tuyên bố bừa bãi, không dùng lời lẽ nặng nề với đôi thủ, gọi ông Ted Cruz là “Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz” chứ không phải là “Cruz gian dối” nữa...và thỉnh thoảng nhìn vào tờ giấy ghi sẵn chứ không hoàn toàn ứng khẩu. Rõ ràng, ông Trump nhận thức được thứ ngôn ngữ cần thiết để có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ.

Ông Paul Manafort, cố vấn tranh cử cao cấp mà ông Trump mới tuyển dụng, từ hai tuần qua đã gợi ý rằng mọi người sẽ thấy “một Donald Trump mới.” Nhưng không phải chỉ bằng lời lẽ bên ngoài, ông Trump sẽ cần tìm cách biểu lộ những gì thích hợp với đường lối của đảng Cộng Hòa trong khi vẫn cần thu hút quần chúng bằng những phát ngôn mạnh mẽ. Tối Thứ Ba, ông nhiều lần nhấn mạnh đến chuyện cần gia tăng số việc làm cho người dân Mỹ.

Các thăm dò cử tri Cộng Hòa vừa bỏ phiếu cho ông Donald Trump cho thấy, có ít nhất một phần tư tỏ ra lo ngại nếu ông có thể trở thành tổng thống. Tuy nhiên, tất cả mọi chuyện trong bầu cử đều không thể nào dự đoán chắc chắn và sẽ còn nhiều sôi nổi bất ngờ từ nay đến Tháng Mười Một. (HC)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Nội bộ đảng Cộng Hòa bất đồng vì Trump
Khánh Bình

Image
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan trong cuộc họp báo tại điện Capitol, Washington, 28/04/2016.REUTERS/Jonathan Ernst

Kể từ hôm qua, 05/05/2016, nhà tỷ phú Donald Trump coi như chính thức là đại diện của đảng Cộng Hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, sau khi hai đối thủ Ted Cruz và John Kasich bỏ cuộc. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã gây chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa đến mức chủ tịch hạ viện Paul Ryan đã từ chối ủng hộ Trump lúc này.


Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan hôm qua cho biết ông chưa sẵn sàng ủng hộ ông Trump. Ông đưa ra điều kiện để ủng hộ là ông Trump phải đoàn kết được nội bộ đảng và thuyết phục được tất cả người Mỹ, bất kể nguồn gốc của họ, và đa số những người độc lập. Như vậy là ông Ryan có lập trường trái ngược với chủ tịch thượng viện Mitch McConnell, người đã công khai ủng hộ ông Trump.

Đáp lại, ông Trump tuyên bố : « Tôi chưa sẵn sàng ủng hộ chương trình của ông Ryan. Có lẽ trong tương lai, chúng ta có thể làm việc cùng nhau để đạt đến một thỏa thuận tốt nhất cho người dân Hoa Kỳ. »

Cũng như Paul Ryan, nhiều đảng viên Cộng Hòa khác, cả ôn hòa lẫn bảo thủ, đã từ chối ủng hộ Donald Trump. Nếu họ tẩy chay cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, điều đó sẽ cho thấy rạn nứt nghiêm trọng trong đảng Cộng Hòa.

Cả ông Bush cha và Bush con, đã ủng hộ các ứng viên của đảng Cộng Hòa trong suốt 5 năm vừa qua, cũng đã từ chối đứng sau Donald Trump.

Tình trạng khó xử của đảng Cộng Hòa là vừa phải ủng hộ người đại diện đảng trong cuộc bầu cử tổng thống, vừa phải làm dịu đi chiến dịch tảy chay Trump.

Tờ báo chuyên về chính trị The Hill đã xác định được hàng trăm người nổi tiếng trong đảng Cộng Hòa đã công khai ý định sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump, như các thượng nghị sĩ Lindsey Graham và Ben Sasse và dân biểu đảng Cộng Hòa Justin Amash và Mitt Romney. Ông Ben Sasse cho biết nên có một ứng cử viên thứ ba tranh ghế tổng thống với Trump và Clinton trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Palin đòi ‘hạ’ Ryan, lãnh đạo bảo thủ tìm người thay thế Trump
Sunday, May 8, 2016 7:31:52 PM

WASHINGTON, DC (NV) - Nội bộ đảng Cộng Hòa ngày càng rối ren sau khi bà Sarah Palin,
cựu ứng cử viên phó tổng thống và là cựu thống đốc Alaska, hôm Chủ Nhật thề sẽ vận động để “hạ” Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Paul Ryan
ngay trong cuộc bầu cử sơ bộ dân biểu liên bang ở Địa Hạt 1 thuộc tiểu bang Wisconsin, nơi vị dân biểu này đang đại diện.

Image
Bà Sarah Palin. (Hình: Kris Connor/Getty Images)

Trước đó, hôm Thứ Năm, ông Ryan nói ông chưa sẵn sàng ủng hộ ông Trump trong lúc này, trừ khi ông Trump chứng tỏ là người xứng đáng đại diện cho đảng và là người đoàn kết đảng.

Bà Sarah Palin là người chính thức ủng hộ ông Donald Trump từ hồi Tháng Giêng.

Trong khi đó, cũng hôm Chủ Nhật, một số nhà lãnh đạo bảo thủ công khai mở một cuộc vận động tìm người thay thế ông Donald Trump, người coi như sẽ được đại hội đảng Cộng Hòa đề cử tranh chức tổng thống vào Tháng Mười Một, sau khi ông Ted Cruz và ông John Kasich, hai ứng cử viên đối thủ cuối cùng của ông Trump trong đảng Cộng Hòa, tuyên bố bỏ cuộc.

Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa năm 2008, nói với đài truyền hình CNN rằng, mặc dù có nhiều người Cộng Hòa, trong đó có ông, không thích ông Trump, nhưng nhà tỷ phú địa ốc này sẽ là người đại diện cho đảng trong cuộc bầu cử tổng thống.

Trả lời phỏng vấn trong chương trình “State of the Union” của đài truyền hình CNN, bà Palin nói: “Tôi nghĩ ông Paul Ryan sắp sửa bị chung số phận với ông Cantor.”

Ý bà nói ông Ryan sẽ bị thất bại giống như ông Eric Cantor bị tại tiểu bang Virginia hồi năm 2014, sau khi thua ông Dave Brat trong cuộc bầu cử sơ bộ. Lúc đó, ông Cantor là lãnh tụ đa số của đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện, vị trí số hai, chỉ sau vị trí chủ tịch.

Bà nói thêm: “Sự nghiệp chính trị của ông (Ryan) gần như chấm dứt bởi vì ông không tôn trọng ý kiến của người dân, và với tư cách là lãnh đạo đảng Cộng Hòa, đứng đầu đại hội đảng, đáng lẽ ông phải trung lập, nhưng ông đã không khôn ngoan khi nói rằng ông chưa sẵn sàng ủng hộ ông Trump.”

Bà còn nói rằng sở dĩ ông Ryan không ủng hộ ông Trump là vì ông đang chuẩn bị ra ứng cử tổng thống vào năm 2020.

Ông Ryan luôn luôn nói ông sẽ không ứng cử tổng thống trong năm 2016, nhưng chưa bao giờ công khai nói ông có dự định ứng cử vào năm 2020.

Trong một lần được phóng viên Dana Bash của CNN hỏi, có bao giờ định ra ứng cử tổng thống, ông Paul Ryan chỉ nói rằng ông không ra năm 2016.

Đối thủ của ông Ryan trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Wisconsin là ông Paul Nehlen, người đã chính thức ủng hộ ông Trump hồi tuần trước.

Bà Palin cho biết, mặc dù chưa thông báo cho ông Nehlen rằng bà sẽ ủng hộ ông, nhưng “tôi sẽ làm mọi cách để Paul thắng cử.”

“Đây là một người đàn ông làm việc chăm chỉ, lắng nghe ý kiến quần chúng, trong khi ông Ryan thì lại không để ý đến người dân, những người bầu ông đại diện cho họ,” bà nói. “Những người này lo sợ quyền lực, uy tín, và tiền bạc của họ bị ảnh hưởng vì những thay đổi do ông Trump và ông Nehlen đưa ra.”

Trong khi đó, một nhóm bảo thủ quan trọng phản đối ông Donald Trump mấy tháng qua bắt đầu cho biết sẽ tìm một ứng cử viên khác để thay thế ông Trump.

Nhóm này, có tên là Conservatives Against Trump, nói rằng đây là “cuộc chiến” không chỉ cho “sự sống chết của đảng Cộng Hòa” mà còn là một trận chiến cho tương lai quốc gia, theo CNN.

Thông báo của nhóm này viết: “Tuần này, nhóm Conservatives Against Trump đã tung ra một cuộc vận động chính thức để tìm một ứng cử viên được nhiều người chấp nhận để ứng cử tổng thống chống lại ông Donal Trump và bà Hillary Clinton.”

Nhóm này bao gồm ông Erick Erickson, một nhà phát thanh bảo thủ rất có ảnh hưởng đối với cử tri Cộng Hòa; ông Bill Wichterman, cựu cố vấn của cựu Tổng Thống George W. Bush; và doanh gia Bob Fischer. Những người này cho biết họ không hứa ủng hộ một ứng cử viên thứ ba hoặc độc lập.

“Chúng tôi tin rằng tình hình hiện nay cho phép tìm ra được một ứng cử viên bảo thủ đủ tiêu chuẩn,” thông báo của nhóm cho biết. “Chúng tôi đang làm việc để xác định một người ứng cử thay thế, đạt đủ số phiếu cần thiết tại các tiểu bang trong cuộc tổng tuyển cử, và đưa ra một kế hoạch vận động dẫn đến chiến thắng trong Tháng Mười Một.”

Nhóm này cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump và bà Clinton, nhưng chúng tôi sẽ đi bầu.”

Theo CNN, nhóm này có thể vận động để chọn ra một ứng cử viên, rồi điền tên người đó vào lá phiếu (write-in) trong ngày bầu cử.

Khi được CNN hỏi về chuyện rối ren này, Thượng Nghị Sĩ John McCain, người không ủng hộ ông Trump và cũng cho biết sẽ không dự đại hội đảng năm nay, nói: “Quý vị phải lắng nghe ý kiến người dân khi họ chọn người đại diện cho đảng Cộng Hòa. Tôi nghĩ, nếu phớt lờ chuyện này là dại dột.” (Đ.D.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Canada và Mỹ sẽ ra sao nếu Trump đắc cử tổng thống?
Friday, May 13, 2016 6:36:51 PM

OTTAWA, Canada (NV) - Trước khi đột phá vào chính trường qua cuộc tranh cử tổng thống, người Canada thường chỉ nghe về Donald Trump
khi ông cắt băng khánh thành cho một khách sạn mới mang tên mình hoặc khi ông xuất hiện trên các show truyền hình.
Nhưng hiện nay, khi ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng Hòa này có thể chiến thắng vị trí chính trị cao nhất của nước Mỹ,
quan điểm chính trị của ông về Canada sẽ khiến mọi người quan tâm.

Image
Ông Donald Trump. (Hình: Nicholas Kamm/AFP/Getty Images)

Dưới đây là những điểm chính mà ứng cử viên tổng thống Donald Trump từng công khai nói về Canada trong lúc ông tranh cử, những quan điểm cho thấy có thể ảnh hưởng đến nước láng giềng của Mỹ ở phía Bắc.

Thương mại

Trong một cuộc vận động ở Rochester, New York, hồi Tháng Tư, khi nói đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, ông đã nhắc đến Canada. Ông Trump cho biết ông sẽ thay đổi những gì ông gọi là một giao dịch thương mại kém về đàm phán.

“Tôi thích tự do thương mại, nhưng thương mại tự do hiện nay không phải là tự do thương mại mà là thương mại rác rưởi, bởi vì chúng ta thua thiệt với Trung Quốc, với Mexico, với Nhật, Việt Nam và với mọi quốc gia mà chúng ta có quan hệ giao thương.”

Ông Trump tiếp tục: “Chúng ta đã bị thua thiệt với Canada... một đồng minh lớn. Thâm hụt thương mại với Canada là vô cùng lớn.”

Chưa biết là nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump có thể có tác động gì với Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại quốc tế từng trở thành chủ đề nóng trong bầu cử sơ bộ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Trump đã tuyên bố rằng TPP là một “thỏa thuận xấu,” sẽ khiến đẩy công ăn việc làm ở Mỹ ra ngoại quốc.

Ðầu năm nay, Canada ký TPP nhưng Bộ Trưởng Thương Mại Chrystia Freeland cho biết, trước khi chính thức phê chuẩn, chính phủ sẽ tiếp tục rà soát hiệp định. Bà Freeland cũng thừa nhận rằng bất cứ quyết định nào của Canada liên quan đến TPP cũng sẽ được bàn bạc nếu tổng thống Hoa Kỳ kế tiếp quyết định hủy bỏ thỏa thuận này.

Ông Trump cũng từng tuyên bố ông sẽ “đàm phán lại” hay “phá vỡ” Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994.

Ủng hộ đường ống Keystone XL

Ông Trump tuyên bố ủng hộ dự án đường ống Keystone XL do TransCanada đề xuất mà chính quyền Obama từ chối vào cuối năm ngoái. Trong cuốn sách mang tên “Nước Mỹ què quặt” (Crippled America) của mình, ông gọi việc từ chối đường ống dài 2,000 cây số của ông Obama là một sự “phẫn nộ.” Dự án, nếu được chấp thuận, sẽ chuyên chở dầu thô từ Alberta đến miền Nam Hoa Kỳ, là một trong số ít các dự án mà ông Trump và Thủ Tướng Justin Trudeau có thể có cùng quan điểm. Trong chiến dịch tranh cử của đảng Tự Do năm 2015, ông Trudeau ủng hộ đường ống Keystone XL, và khi bị từ chối, ông bày tỏ “thất vọng.” Tuy nhiên, ông Trudeau cũng nói rằng: “Mối quan hệ Canada-Hoa Kỳ quan trọng hơn bất kỳ dự án nào.”

Không xây tường ngăn giữa Canada và Mỹ

Trong khi rất nhiệt tình cam kết xây dựng một bức tường ngăn cách vĩnh viễn giữa Mỹ và Mexico để ngăn chặn các vụ vượt biên bất hợp pháp, ông Trump bác bỏ ý tưởng xây dựng một bức tường an ninh tương tự dọc theo biên giới Mỹ-Canada vì quá lớn và tốn kém.

“Với Canada, chúng ta đang nói về một mảng biên giới dài. Chúng ta đang nói về một biên giới dài gấp bốn lần,” ông Trump khẳng định. “Sẽ là rất khó khăn để thực hiện và đó không phải là vấn đề lớn nhất của chúng ta. Tôi không quan tâm đến việc ai nói gì. Ðó không phải là vấn đề lớn của chúng ta.”

Quan hệ giữa Trump và Trudeau

Trong khi nhiều tổng thống Mỹ và thủ tướng Canada trong quá khứ có quan hệ ấm áp, mối quan hệ giữa ông Trudeau và ông Trump có vẻ không được suôn sẻ, nếu chỉ dựa vào các mục tiêu chính trị của họ.

Ông Trudeau, người gần đây được tiếp đón trong một bữa quốc yến do Tổng Thống Obama khoản đãi, đã không đưa ra bất kỳ lời tán dương hay ủng hộ nào đến bất kỳ ứng cử viên đang tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trong các sự kiện công cộng, ông Trudeau thường xuyên trả lời những câu hỏi về cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ và về bản thân ứng cử viên tỷ phú này. Dù thận trọng không nói trực tiếp về ông Trump, vị thủ tướng hay nói về không khí chính trị của sợ hãi và thất vọng tại Hoa Kỳ

Ông Trudeau cũng đã tế nhị một cách ngoại giao để cho rằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Canada “vượt xa bất kỳ hai tính cách cá nhân.”

Trong khi đó, ông Trump đã công kích một trong những điểm nổi bật của nội các Trudeau: yêu cầu bình đẳng giới tính. Trong cuộc phỏng vấn với MSNBC cuối Tháng Mười Một, 2015, ngay sau khi ông Trudeau công bố nội các của ông bao gồm 15 thành viên nữ thành viên từ Quốc Hội, và khi được hỏi ông Trump có hứa hẹn một hành động tương tự, ứng cử viên tổng thống này cho biết các bổ nhiệm của ông sẽ được dựa trên công đức.

“Tôi muốn có những nhân vật tốt nhất ở mỗi chức vụ. Tôi sẽ tìm những người tốt nhất cho công việc,” ông Trump nói.

Bỏ đi sang Canada

Nhiều người Mỹ dọa sẽ tản cư về phía Bắc nếu ông Trump đắc cử tổng thống. Về phần mình, ông nói rằng ông sẽ vui sướng khi nhìn thấy họ ra đi.

Còn Thủ Tướng Trudeau chỉ đơn giản cười và nói rằng ý tưởng đe dọa rời khỏi Mỹ nếu ứng cử viên yêu thích của mình không được đắc cử thường vẫn phổ biến trong mỗi chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ. (L.Q.T.)

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Little Saigon tiếp tục biểu tình vụ cá chết ở Việt Nam
Saturday, May 14, 2016 4:48:57 PM

Tin hình: Dân Huỳnh/Người Việt


WESTMINSTER (NV) - Gần 300 người biểu tình và tuần hành trên đường Bolsa, trung tâm Little Saigon,
miền Nam California bày tỏ sự phẫn nộ với nhà cầm quyền CSVN trong vụ cá chết và biển bị đầu độc tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.

Image
Đoàn biểu tình tuần hành trên phố Bolsa, chiều 14 Tháng Năm, 2016.

Cuộc tuần hành vào chiều Thứ Bảy, 14 Tháng Năm này tiếp nối cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy tuần trước bằng các khẩu hiệu và biểu ngữ đòi nhà cầm quyền CSVN minh bạch trong vụ cá chết, chia sẻ nỗi đau với người dân 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, đồng thời đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, lên án Trung Cộng bá quyền trên Biển Đông....

Cuộc tuần hành diễn ra trong lúc ở Việt Nam đang là rạng ngày Chủ Nhật, 15 Tháng Năm, ngày mà người ta dự đoán sẽ có các cuộc biểu tình vì môi trường ở Sài Gòn và Hà Nội vốn bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp trong hai ngày 1 và 8 Tháng Năm vừa qua.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Ông ở San Diego bị tù vì đầu độc chó hàng xóm
Saturday, May 21, 2016 1:35:26 PM


San Diego, California (NV) - Một người đàn ông nhận tội hình sự là đầu độc hai con chó của hàng xóm ở khu University Heights
đã bị tuyên án tù và ba năm quản chế.

Image
Past, 4 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc thi Chó Xấu Nhất Thế giới năm 2009. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)
Bản tin của tờ báo địa phương San Diego Union-Tribune cho hay ông Jerrold Alan Schwartz, 65 tuổi, bị tuyên án một năm tù tại nhà tù quận, nhưng có thể được thả sau tám tháng nếu có hạnh kiểm tốt, theo phó biện lý quận San Diego, Karra Reedy.

Ông Schwartz bị bắt vào nhà tù trưa ngày Thứ Năm, cùng ngày bị tuyên án.

Thẩm phán Daniel Link cũng ra lệnh cho ông Schwartz không được giữ chó, không được có chó ở bên cạnh mà không có sự hiện diện của một người khác, không được đến những nơi mà thường có chó, thí dụ như công viên dành cho chó.

Ông Schwartz nhận hai tội đối xử ác độc với thú vật hôm 28 Tháng Ba, theo văn phòng biện lý San Diego. Ông bị cáo buộc là cho thuốc độc, gồm cả thuốc trừ sâu bọ, vào sân của hai căn nhà đối diện bên kia đường hồi Tháng Một.

Một trong các chủ chó, Lynn Rodriguez, cho hay ông Schwartz ném chất độc vào sân nhà bà hôm 13 Tháng Giêng, cùng nhà hàng xóm bên cạn. Chủ nhân con chó đó và bà vợ nhìn thấy chó của họ, tên Hobbes, ăn chất độc và phải đưa vào cấp cứu tại bệnh viện thú y. Con chó được điều trị và cứu sống.

Hai người này thông báo với hàng xóm để nhặt chất độc trước khi chó của họ ăn phải.

Tuy ông Schwartz chỉ bị truy tố vụ xảy ra hồi Tháng Giêng, bà Rodriguez cho hay ông này cũng bị nghi ngờ về cái chết của một con chó khác của bà, vốn được bác sĩ thú y cho rằng “có nhiều chỉ dấu bị thuốc độc,” hồi Tháng Chín, 2014. Do gia đình Rodriguez không nghĩ rằng có ai cố ý đầu độc chó của họ nên không yêu cầu có việc giảo nghiệm. (V.Giang)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Dân Chủ muốn thay chủ tịch đảng để tăng đoàn kết
Thursday, May 26, 2016 6:11:49 PM

WASHINGTON DC (NV) – Các nhà lập pháp đảng Dân Chủ ở Quốc Hội đang bàn đến việc thay ghế chủ tịch đảng
mà nữ Dân Biểu Debbie Wasserman Schultz (Dân Chủ-Florida) đang nắm, trước ngày đại hội đảng toàn quốc vào Tháng Bảy.

Image
Dân biểu Debbie Wasserman Schultz, chủ tịch đảng Dân Chủ, ngước nhìn Phó Tổng Thống Joe Biden đang phát biểu.
(Hình: Getty Images/Johnny Louis)


Theo trang mạng TheHill, thành viên Dân Chủ ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton e ngại bà Schultz đang trở thành nhân vật gây quá nhiều chia rẻ cho sự đoàn kết của đảng trong năm 2016, điều mà họ cho là quan trọng trong việc đánh bại ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump vào Tháng Mười Một tới.

Bà Schultz ngày mỗi có quan hệ đối chọi gay gắt với ứng cử viên khác của đảng Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, cùng với cử tri ủng hộ ông, những người cho rằng bà thiên vị về phía bà Clinton.

Một thượng nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ bà Clinton nói, các thượng nghị sĩ tụ tập trong Quốc Hội hồi tuần qua để bàn về tương lai của bà Schultz và rằng có khoảng một chục vị tham gia trong cuộc thảo luận riêng tư.

Nhà lập pháp muốn giấu tên vì tính cách nhạy cảm của cuộc bàn thảo, nói: “Theo tôi bà ấy không thể tiếp tục trong cuộc bầu cử. Làm thế nào bà có thể chủ tọa đại hội được. Giới ủng hộ ông Sanders sẽ bất mãn.”

Cho đến nay, chưa có chỉ dấu nào cho thấy bà Schultz sẽ rời ghế.

Một số nguồn tin từ Thượng Viện nói rằng một quyết định sau cùng chưa được đưa ra cho đến khi bà Clinton và ông Sanders đi đến một thỏa thuận nhằm hàn gắn sự rạn nứt trong đảng.

Tổng Thống Barack Obama, người chọn bà Schultz ngồi vào ghế chủ tịch vào năm 2011, dự trù sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc thảo luận nào.

Ban vận động của bà Clinton và ông Sanders đã đạt được một sự thỏa thuận với bà Schultz nhằm giới hạn vai trò của bà trong ủy ban cương lĩnh của đại hội đảng.

Theo qui định của Ủy Ban Dân Chủ Toàn Quốc, bà Schultz có thể chỉ định 15 thành viên của ủy ban cương lĩnh, thay vì vậy bà chỉ chọn bốn, bà Clinton được chọn sáu và ông Sanders chọn năm.

Tuy có sự nhượng bộ như vậy nhưng e vẫn chưa đủ để bà có thể giữ được chỗ ngồi trong Đại Hội Đảng Dân Chủ. (TP)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Cựu thống đốc New Mexico đại diện Libertarian ứng cử tổng thống
Sunday, May 29, 2016 5:56:04 PM

ORLANDO, Florida (AP) - Cử tri đã chính thức có ứng cử viên thứ ba trong kỳ bầu cử tổng thống vào Tháng Mười Một,
đó là cựu Thống Ðốc Gary Johnson của tiểu bang New Mexico, vừa được đại hội đảng Libertarian tấn phong tại Orlando, Florida.

Image
Cựu Thống Ðốc Gary Johnson. (Hình: AP Photo/Rick Bowmer, File)

Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ sẽ chỉ có ứng cử viên chính thức qua đại hội đảng vào cuối Tháng Bảy.

Trên nguyên tắc, bà Hillary Clinton cho đến nay chưa có đủ số 2,383 đại biểu, còn thiếu 73. Còn ông Donald Trump có 1,239 phiếu, đã vượt qua mức 1,237 quy định, nhưng chưa phải đã đương nhiên là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.

Mặc dầu rất ít có khả năng xảy ra những biến đổi bất ngờ ở cả hai đảng, nhưng chưa thể loại trừ mọi kịch bản. Các giới chức trong nội bộ đảng Cộng Hòa nói rằng tất cả mọi chuyện sẽ phải diễn tiến theo quy định, và ông Trump chỉ được là ứng cử viên chính thức sau khi đại hội biểu quyết.

Theo giải thích của họ, các đại biểu có thể đổi ý vì không ai có quyền đòi hỏi họ làm “bù nhìn” ở đại hội, bỏ phiếu theo như đã định sẵn. Trong trường hợp đó, đại hội vẫn có thể trở thành một đại hội “môi giới” nghĩa là phải biểu quyết nhiều vòng cho đến khi có ứng cử viên nào hội đủ đa số quá bán.

Chuyện như vậy khó xảy ra nhưng nếu ông Trump không chịu cam kết tuân hành cương lĩnh của đại hội, như ông đã từng có lần ngỏ ý đó, thì vẫn còn có thể rắc rối. Theo nhận định của các quan sát viên, đây là một trong những điểm mà đảng Cộng Hòa có thể dùng làm áp lực để ông Trump - vốn không phải là một nhân vật trong đảng bộ - buộc phải trung thành theo đường lối của đảng.

Hôm Chủ Nhật, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Jake Tapper của đài truyền hình CNN, Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio ngỏ lời xin lỗi cá nhân ông Donald Trump vì những lời phê phán khi còn trong cuộc tranh cử. Ông Rubio cho biết ông sẽ tham gia đại hội đảng vào Tháng Bảy và có thể thay mặt nói cho ông Trump. Ðiều ấy khiến có dư luận cho rằng ông Rubio có thể nhận làm ứng cử viên phó tổng thống.

Ông Corey Lewandowski, giám đốc tranh cử của ông Trump, cho biết danh sách những người được xét vào chức phó tổng thống hiện nay đã rút gọn lại chỉ còn một số rất ít. Chủ tịch ban vận động Paul Manfort trên chương trình “This Week” của truyền hình ABC nói rằng ông Trump “muốn phó tổng thống là một người hiểu rõ sinh hoạt chính trị Washington, có khả năng làm việc với Quốc Hội và được mọi người xem là có đủ phẩm chất làm tổng thống.”

Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, tuyên bố: “Nếu tôi không trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ, thì ứng viên phó tổng thống cũng không phải là người của Wall Street, người thỏa hiệp với các đại công ty, mà phải là người tranh đấu cho các gia đình lao động.” Tuy nhiên, đó không phải là lời nhìn nhận rằng ông sắp rút lui, mặc dầu ông không còn hy vọng gì thắng bà Hillary Clinton.

Ông Bernie Sanders vẫn cương quyết xác định sẽ tranh đấu đến cùng ở sáu tiểu bang chưa bầu, trong đó có California.

Ứng cử viên đảng Libertarian, ông Gary Johnson, đã từng tranh cử năm 2012 và khi ấy chỉ được 1% phiếu cử tri. Thăm dò hiện nay cho thấy ông có 10% ủng hộ, mạnh nhất là thành phần cử tri dưới 35 tuổi. Một thăm dò khác nói 44% cử tri muốn chọn một ứng cử viên đảng thứ ba để chống lại ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. (HC)

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ lên tiếng ủng hộ Donald Trump
Thursday, June 2, 2016 3:53:20 PM

WASHINGTON, DC (NV) – Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan hôm Thứ Năm tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho tỉ phú Donald Trump,
ứng cử viên có triển vọng được đảng Cộng Hòa đề cử ra tranh ghế tổng thống.

Image
Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Paul Ryan. (Hình: AP/Andrew Harnik)


Theo Reuters, đây là một bước tiến nhằm gây sự đoàn kết giữa những thành viên trung thành với đảng, qua việc sát cánh sau lưng ứng cử viên nổi loạn mặc dù trong lòng chưa mấy tin tưởng.

Tháng trước, ông Ryan từng tạo nên một cơn bão lửa chính trị khi nói với CNN rằng ông “chưa sẵn sàng” để hậu thuẫn ông Trump, người bị cho là ưa sinh sự, không theo lập trường chính thống của đảng đối với các vấn đề về mậu dịch và di dân.

Chủ tịch Hạ Viện loan báo lập trường ủng hộ của mình qua một cột báo đăng trên tờ Janesville Gazette ở Wisconsin, tiểu bang nhà của ông.

Ông Ryan, 46 tuổi, vốn là thành viên lãnh đạo quốc hội thuộc đảng Cộng Hòa duy nhất, cho đến nay chưa chịu chính thức ủng hộ ông Trump.

Loan báo đưa ra vào lúc bà Hillary Clinton, ứng cử viên dẫn đầu đảng Dân Chủ, có những phát biểu tấn công ông Trump về chính sách đối ngoại.

Theo CNN, bà Clinton tố cáo ông Trump liên tục thay đổi lập trường, như trước đây phát biểu nên để cho Nhật phát triển vũ khí nguyên tử nhưng nay chối là không hề nói như vậy.

Bà Clinton còn nói rằng “tính khí của ông Trump không xứng đáng” với cương vị một tổng thống.

Về phần Tổng Thống Barack Obama, theo báo The Hill, ông giải thích lý do tại sao ông tránh nêu đích danh mỗi khi đề cập đến ông Trump vì làm như vậy chỉ giúp quảng cáo thêm cho nhà tỉ phú mà thôi.

Ông Obama liên tục chỉ trích ông Trump trong suốt mùa bầu cử, đồng thời cũng trách cứ truyền thông đã tạo điều kiện cho ông Trump nổi lên qua việc tường thuật quá mức. (TP)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Texas: Một ông bị chung thân sau 9 lần bị án say rượu lái xe
Wednesday, June 8, 2016 3:00:21 PM

HOUSTON, Texas (AP) - Một người đàn ông ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, từng 9 lần bị kết tội lái xe khi đang say rượu,
từ năm 1980 tới nay, vừa bị án tù chung thân.

Image
(Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

Thẩm phán tòa án Montgomery County tuyên án ông Donald Middleton hôm Thứ Ba, nói rằng người đàn ông 56 tuổi này là kẻ thường xuyên phạm tội.

Ông Middleton hồi tuần qua nhận tội lái xe khi say rượu trong tai nạn xảy ra hồi Tháng Năm, 2015.

Các điều tra viên cho hay ông Middleton bị bắt sau khi bỏ chạy khỏi hiện trường, vào trong một cửa tiệm và năn nỉ người bán hàng là chớ báo cảnh sát.

Công tố viện nói rằng ông Middleton đã bốn lần ở tù vì các vụ lái xe khi say rượu trước đó.

Hôm Thứ Tư, một cựu phi hành gia Mỹ, ông James Halsell Jr., 59 tuổi, đóng số tiền thế chân là $150,000 để được tại ngoại hậu tra sau khi bị truy tố tội sát nhân liên quan đến vụ ông đụng vào một chiếc xe khác ở tiểu bang Alabama khiến hai chị em gái tuổi từ 11 đến 13, gốc ở Houston, thiệt mạng.

Cảnh sát cho hay ông Halsell say rượu và phóng xe với tốc độ rất nhanh khi đâm vào chiếc xe chở bốn người này. (V.Giang)

Post Reply