Dự Án Xây Dựng Tượng Đài Kỷ Niệm 25 Năm Ngư

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Dự Án Xây Dựng Tượng Đài Kỷ Niệm 25 Năm Ngư

Post by phu_de »

Dự Án Xây Dựng Tượng Đài
Kỷ Niệm 25 Năm Người Việt Đến Đức Tị Nạn
Image
Trần Văn
Đức Quốc, 25.08.2005


Sau những thăm dò, hội ý trong cộng đồng người Việt tại Đức từ năm 2003, một dự án xây dựng Tượng đài kỷ niệm 25 năm người Việt đến Đức tị nạn dần dần trở thành hiện thực. Từ quyết định nhân đạo của cựu Thủ tướng bang Niedersachsen ông Albrecht, tới con tầu nhân đạo Cap Anamur của người sáng lập ông Neudeck, đã cứu hơn 11.000 thuyền nhân tại biển Đông trước bão tố và hải tặc.


Tính tới cuối thập niên 80 đã có khoảng 30.000 người VN (thuyền nhân và đoàn tụ gia đình) sinh sống trong vùng Tây Đức cũ. Sau khi bức tường Bá Linh đổ (1989) đã có hàng chục ngàn người Việt từ Đông âu vào Đức xin tị nạn. Số lớn người Việt lao động tại vùng Đông Đức cũng xin ở lại làm ăn buôn bán. Hiện nay có khoảng 100.000 người Việt đang sinh sống ở hai miền Đông-Tây trong nước Đức thống nhất.


Được biết ý định xây Tượng đài sau những năm tháng đầu sống ở Đức, do một số thuyền nhân như Họa sĩ Nguyễn Trí Hải, ông Hồng Nam... phác họa, sau được Kiến trúc sư Trần Phong Lưu, tính đồ án kỹ thuật để có thể xây dựng và dự định xây tại Norden / Norddeich. Thành phố Norden và thị xã Norddeich nằm sát biển, là trung tâm du lịch của vùng biển Bắc (Nordsee), có đường giao thông thuận lợi ra các đảo ven biển, cũng là nơi kỷ niệm cuộc sống của 1.000 người tị nạn VN đầu tiên đến Đức. Dự án nầy đựơc bà Thị trưởng và báo chí thành phố Norden ủng hộ và giúp đỡ việc tìm đất để xây Tượng đài.


Ý nghĩa xây dựng Tượng đài không những để ghi nhớ sự cưu mang của nhân dân Đức giúp người VN định cư lâu dài tại Đức, còn nói lên tinh thần tự trọng của người Việt Nam, không quên người đã cứu giúp mình, tưởng nhớ những người đã chết trên đường tị nạn, cũng như đánh động tâm lý tình cảm người dân Đức, tạo tình cảm tốt đẹp với người Việt.
Ngày 27.11..2004, sau hơn một năm góp ý sửa soạn vận động, một cuộc họp của Ban Vận Động xây dựng Tượng đài đã được tổ chức thành công tại Darmstadt vùng Trung Đức. Một Ban Vận động đã được thành hình, quy tụ nhiều cá nhân tích cực đồng ý phát triển dự án nầy, chuẩn bị cho cuộc họp có Ủy ban Xây dựng Tượng đài chính thức trong năm 2005.
Ngày 19.12.2004, tại Marienhafe, thuộc khu vực Norden/Nordeich, trong cuộc họp có đại diện Đức, ông Thị trưởng vùng Upgrant-Schott và đại diện báo chí Đức cùng một số người Đức nhiệt tình, đã họp chung với một số người Việt tích cực trong Ban Vận động, thành lập Hội Văn hóa Đức-Việt (Deutsch-Vietnamesischer Kulturkreis - DVKK) nhằm yểm trợ việc xây dựng Tượng đài.


Ngày 13.08.2005 trong phiên họp tại Hannover, ở chùa Viên Giác, có đại diện các tôn giáo, hội đoàn, báo chí và nhiều nhân sĩ có uy tín tại Đức, một ỦY BAN XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI được thành lập.
Trong Ban Kiến thiết, Kiến trúc sư Trần Phong Lưu cho biết ông đã vẽ lại mô hình Tượng đài cho phù hợp với dự án. Tượng đài cao 16 m (xem mô hình và Thư Ngỏ ngày 18.08.05) và sẽ xây tại Norden/Norddeich như dự tính. Mô hình: Hai cột có hình bàn tay nâng chiếc thuyền, cột trái biểu tượng cho Liên Hiệp Quốc, cột phải biểu tượng cho nước Đức. Con thuyền VN tị nạn trên 2 bàn tay, trên thuyền có nhà lưu niệm. Tổn phí xây cất ước tính 500.000,-Euro. Kts Lưu cho biết sẽ chi tiết hóa đồ án, để chính quyền Đức sớm chấp thuận.
Nếu Tượng đài xây cất thành công, sẽ là Tượng đài đầu tiên ở Đức. Tại Mỹ, Canada và Úc người Việt tị nạn đã xây cất nhiều tượng đài có ý nghĩa cám ơn nhân dân địa phương.

Post Reply