TIN NHẬT BẢN

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

TIN NHẬT BẢN

Post by CNN »

Người đàn ông Nhật cho biết có 10 vợ nhờ biết đọc thần chú
Wednesday, January 25, 2006

TOKYO, Nhật Bản (TH) – Một người đàn ông trung niên Nhật bị cáo buộc là sống cùng lúc với 10 phụ nữ trẻ tuổi hơn mình, mới đây cho biết ông ta đã thu hút được họ nhờ vào câu thần chú mà ông học được trong giấc mơ.
Lối sống đa thê của người đàn ông 57 tuổi này đã bị phát giác sau khi một phụ nữ đã đi thưa cảnh sát là ông đã đe dọa bà ta sau khi bà không chịu về ở với ông này cùng với các phụ nữ khác.
Theo hãng thông tấn Kyodo thì ông này khai với cảnh sát rằng ông nằm mơ thấy có người đọc cho câu thần chú và bảo rằng sẽ có khả năng lôi cuốn phụ nữ nếu cứ đọc câu này.
Sau một lọat các đám cưới và ly dị, ông này đã có nhiều bà vợ, trong độ tuổi từ 20 đến 30, mang tên họ của ông và tiếp tục sống với ông ta.

Source: NGUOIVIET Online

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Có đi kiếm anh ta nhưng không gặp

CNN

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Sau gần 1 tháng cầm quyền, ông Shinzo Abe đã phải đối đầu với một số khó khăn, nhất là anh "bạn" láng giềng Bắc Hàn - Xin cốp-pi gửi đến qu'y vị 1 bài viết về ông Tân Thủ tướng Nhật bản.

CNN

SHINZO ABE, diều hâu hậu chiến...

Sau khi được đảng Tự do – Dân chủ (LDP) đang cầm quyền tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo đảng ngày 20.09.2006, ông Shinzo Abe đã chính thức được Quốc hội bầu vào chức vụ Thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản đúng một tuần sau đó để kế nhiệm Junichiro Koizumi, người vừa kết thúc nhiệm kỳ 5 năm rưỡi hồi tuần qua. Với tuổi đời 51, Abe là nhà lãnh đạo trẻ nhất của cường quốc kinh tế mạnh thứ nhì thế giới này và là Thủ tướng đầu tiên ra đời sau khi cuộc Đệ nhị Thế chiến chấm dứt.

Dù không trải qua cuộc chiến khốc liệt đó nhưng Abe lại có khuynh hướng “diều hâu” hơn cả những người tiền nhiệm, nhất là trong chính sách đối ngoại với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Bắc Hàn. Ông cũng là người có đầu óc bảo thủ đến mức cực đoan về vấn đề thừa kế vương quyền của Nhật khi tuyên bố không chấp nhận truyền ngôi cho Công chúa để trở thành Nữ hoàng. Tuy nhiên, Abe cũng được nhìn nhận như một người yêu nước, có trình độ và hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ để thực hiện điều ông tin tưởng.

ImageShinzo Abe chào đời ngày 21.09.1954 tại Nagato, tỉnh Yamaguchi. Tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Chính trị tại Đại học Seikei năm 1977, Abe tiếp tục theo học về ngành này tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ. Đến tháng 4.1979, Abe làm việc với hãng sắt Kobe Steel nhưng đến 1982, ông rời công ty và bắt đầu lăn lưng vào con đường chính trị qua các chức vụ trung và cao cấp trong chính phủ như trợ lý cho Bộ trưởng Ngoại giao, bí thư của Chủ tịch Đại hội đồng LDP và thư ký riêng của Tổng bí thư đảng LDP.

Sinh ra trong một gia đình có ba đời làm chính trị, Abe hít thở không khí đó từ nhỏ. Ông nội Kan Abe, thân phụ Shintaro Abe đều là những chính trị gia nổi tiếng. Shintaro từng là thủ lãnh của một cánh rất có thế lực trong đảng LDP, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các và là ứng viên hàng đầu trong cuộc đua vào chiếc ghế Thủ tướng. Tuy nhiên, ông bị gán ghép có dinh líu trong một vụ xì-căng-đan và suy sụp sức khỏe trầm trọng trước khi qua đời năm 1991. Vợ của Shintaro (tức mẹ của Shinzo) là Yoko Kishi, ái nữ của Thủ tướng Nobusuke Kishi, em trai của Thủ tướng Eisaku Sato. Vì vậy, Shinzo là “con cái trong nhà” của các chính trị gia cao cấp nhất nước, bên cha lẫn bên mẹ.

Shinzo Abe bắt đầu bước chân vào chính trường sau khi giật được chiếc ghế dân biểu tại Quận I tỉnh Yamaguchi năm 1993 sau khi phụ thân qua đời năm 1991. Ông đắc cử với số phiếu cao nhất so với bất cứ cuộc bầu cử nào trong lịch sử của tỉnh này. Năm 1999, ông trở thành Giám đốc Tổng vụ Xã hội, Phó Bí thư trong hai Nội các của Thủ tướng Mori và Thủ tướng Koizumi từ năm 2000-03. Trong cuộc cải tổ nội các hồi tháng 10 năm ngoái, Abe được bổ nhiệm làm Chánh Bí thư Nội các, một chức vụ mà báo chí Nhật Bản vẫn thường gọi đùa là “vợ của Thủ tướng” vì cận kề gần gũi nhất với người cầm đầu chính phủ. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng bí thư của đảng Tự do – Dân chủ trước khi trở thành Chủ tịch của đảng này vào ngày 20.09 vừa qua.

So với các nhân vật tiền nhiệm khác, sự nghiệp chính trị của Abe khá ngắn ngủi và tiểu sử của ông không “hoa lá cành” gì cả nhưng hầu heat những công việc do ông đảm nhiệm đều được hoàn thành xuất sắc. Dân Nhật đặc biệt có cảm tình và ngưỡng phục Abe qua thái độ cứng rắn của ông trong các cuộc thương thuyết với Bắc Hàn. Với tư cách trưởng đoàn của Chính phủ đại diện cho các gia đình của những người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc, Abe đã đòi hỏi cho phép những người Nhật bị bắt cóc đó được phép ở lại Nhật khi họ viếng thăm Nhật sau mấy chục năm xa cách quê hương, dù Bắc Hàn kiên quyết bác bỏ. Nhưng ông đã thắng.

Abe cũng được dân Nhật ủng hộ nồng nhiệt khi ông cầm đầu cuộc điều tra về “chương trình giáo dục sinh lý quá mức trong nhà trường” gây ra nhiều trường hợp phản xã hội trong giới trẻ.

Abe được (hay bị?) coi như một chính trị gia bảo thủ về đối ngoại vì ông từng chứng tỏ lập trường đối đầu với các quốc gia Đông Á khác như Trung Quốc, Nam Hàn và đặc biệt là Bắc Hàn, nước cộng sản mà ông nhận xét là “không thể nói chuyện được bằng thiện chí”. Ông cũng từng tuyên bố sẽ tiếp tục viếng thăm Đền chiến sĩ trận vong Yasukuni sau khi trở thành Thủ tướng dù sự kiện này có thể bị một số chính phủ ngoại quốc phản đối: “Tôi không thấy có gì sai trái cả khi lãnh tụ của một nước đến đền chiến sĩ trận vong để tưởng nhớ những người đã bỏ mình vì tổ quốc.” Vào đầu tháng 8.2006, báo chí Nhật Bản loan tin rằng Abe đã đến Đền Yasukuni nhưng ông nói lần viếng thăm đó là với tư cách cá nhân.

Người tiền nhiệm của Abe, Thủ tướng Koizumi, đã bị Trung Quốc và Nam Hàn từ chối họp thượng đỉnh với ông vì ông đã viếng đền thờ Yasukuni. Trong số 2.5 triệu chiến sĩ được vinh danh trong ngôi đền thờ này có 14 người bị kết án tội phạm chiến tranh khi Nhật Bản chiếm đóng các nước Đông Á trong thời Đệ nhị Thế chiến. Cho đến nay, lịch sử Nhật Bản vẫn viết rằng cuộc xâm lăng của Nhật Bản ở Á châu là để giải phuong khu vực này khỏi chế độ thực dân và vì nghĩa vụ này, họ bị buộc vào thế phải giao chiến với Hoa Kỳ.

Abe cũng là một người rất “bảo hoàng” theo ý nghĩa chỉ có Thái tử mới được kế vị ngai vàng. Ông công khai tuyên bố chống lại dự định của Thủ tướng Koizumi về việc tu chính hiến pháp để cho phép phụ nữ thừa kế vương quyền. Quan điểm cực đoan của Abe đã gây căng thẳng không ít trong sinh hoạt chính trị của Nhật Bản trong vài tháng qua. Bây giờ, nó đã lắng dịu đôi phần sau khi thứ nam của Nhật hoàng là Akishino vừa hạ sinh một hoàng nam. Đây là lần đầu tiên trong 40 năm qua một thành viên nam trực hệ của Hoàng gia Nhật Bản ra đời, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng thừa kế ngai vàng trên “đất nước mặt trời mọc” này.

Dù quan điểm của Abe mang tính chất “diều hâu” như thế nhưng nhiều nhà phân tích thời cuộc tin rằng mối bang giao giữa Nhật Bản với các nước láng giềng trong thời gian sắp tới sẽ được cải thiện. Chính Abe cũng đã nói rằng mối bang giao giữa Bắc Kinh và Đông Kinh “không nên được tiếp tục trên căn bản cảm tính” mà đôi bên cần nhìn ra quyền lợi chiến lược lâu dài của nhau.

Abe có lẽ cũng sẽ mở rộng thêm định nghĩa về “hiến pháp hòa bình hậu chiến” của Nhật Bản để cho phép đất nước này tham gia trong những công tác tự vệ tập thể hoặc góp sức trong các lực lượng bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông cũng mạnh mẽ biện luận rằng “không có gì vi hiến cả” nếu Nhật Bản phải sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật hạn chế để tự vệ. Đây là một quan điểm gây tranh cãi gắt gao trong đất nước duy nhất trên thế giới từng bị tấn công bằng bom nguyên tử.

Lưu Dân
Source: VietAU

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »


Ai xúi Nhật Bản bỏ lời nguyền
(LÊN MẠNG Thứ ba 31, Tháng Mười 2006)
Huỳnh Cao
(VNN)


Chuyến công du các nước Đông Á và Nga của Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice tuần qua được đánh giá là khó khăn, tế nhị, không có gì bảo đảm thành công trong việc vận động các nước áp dụng nghị quyết 1718 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Hàn thử nghiệm hạt nhân. Có thể nói Hoa Kỳ thành công nhanh chóng đạt thỏa thuận vận động thông qua nghị quyết cấm vận Bắc Hàn, nhưng việc áp dụng nghị quyết này mỗi nước lại suy nghĩ một cách khác tuỳ theo quan hệ và quyền lợi của mình, như các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc và Nga. Điều này được dùng giải thích cho phát biểu của ông Mohamed El Baradei, Tổng Giám Đốc Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (IAEA) hôm 23-10 trước các sinh viên nghành ngoại giao Đại học Georgetown ở Hoa Thịnh Đốn, rằng giải pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn mà Mỹ đang vận động sẽ không đem lại kết quả. Nó chỉ đẩy lãnh đạo Bắc Hàn phản ứng hung hăng hơn trước mối đe dọa bị cô lập. Theo ông El Baradei phương sách tốt nhất là Mỹ nên nói chuyện trực tiếp với Bắc Hàn. Trong khi Mỹ đề nghị một kế hoạch thành lập lực lượng hải quân đa quốc gia hoạt động tại các vùng biển bao quanh bán đảo Triều Tiên (trong khuôn khổ hiệp ước PSI ra đời năm 2003) nhằm đối phó với một số nước bán hoặc chuyển giao vũ khí hay công nghệ sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt ra thế giới và các nhóm khủng bố quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố phản đối mọi biện pháp kiểm soát có tính quân sự nhằm vào các tàu bè tình nghi trên vùng biển Triều Tiên. Dù nhiều hành động khó tiên đoán của Kim Chính Nhật làm bẽ bàng tư cách đàn anh ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không muốn thấy Bắc Hàn sụp đổ để phải mang gánh nặng với làn sóng dân chạy nạn ồ ạt vượt biên giới. Tuy ngoài mặt Trung Quốc tuyên bố tán đồng bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân. Nhưng cái thế đương nhiên nằm trong danh sách các nước hạt nhân của Bắc Hàn (sau khi thử bom hạt nhân) cũng có lợi cho Trung Quốc trong việc ngăn cản bành trướng thế lực của Mỹ ở châu Á.

Nam Hàn đồng ý áp dụng cấm vận Bắc Hàn trên hình thức nhiều hơn thực tế. Tuần qua ông Ban Ki-moon trong tư cách Ngoại trưởng Nam Hàn đã bay đến Bắc Kinh thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc về trừng phạt Bắc Hàn. Dự định trong tương lai ông Ban ở cương vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc sẽ đến Bình Nhưỡng gặp chủ tịch Kim Chính Nhật. Hán Thành và Bắc Kinh gặp nhau ở điểm "không nên quá mạnh tay" với Bình Nhưỡng. Nhưng nội bộ Nam Hàn đã gặp nhiều vấn đề mâu thuẫn. Tuần qua 2 bộ trưởng và Giám đốc cơ quan tình báo Na đã phải từ chức vì Bắc Hàn thử bom hạt nhân. Dư luận đã chỉ trích chính sách tiếp cận miền bắc của chính phủ Tổng thống Roh Moo-hyun đã thất bại. Ám ảnh của dân chúng Nam Hàn kể từ nay trở thành sự thực, "nằm trong tầm ngấm nguyên tử" của miền bắc; hay ít ra trong tình huống chiến tranh xảy ra họ phải hứng chịu những đám mưa phóng xạ. Ông Roh sẽ phải điều chỉnh lại nội các để duy trì chính phủ ông còn không đầy 2 năm nữa mãn nhiệm, nhưng vẫn không thay đổi gì trong chính sách đối với chế độ Bắc Hàn. Trong khi đó Nga thì tuy không tìm cách kích động vấn đề nhưng tuyên bố lấp lửng, ''đừng đẩy Bắc Hàn vào chân tường''.

Còn lại đồng minh duy nhất Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ Hoa Kỳ trong việc áp dụng triệt để nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn. Nhưng Mỹ lại thiếu nhất quán trong chính sách đối với Nhật, đã đặt nước này trong tình thế phân vân, có nên tiếp tục giao số phận dân tộc và đất nước mình cho đồng minh ''dễ thay đổi'' bảo vệ? Vụ Bắc Hàn thử bom hạt nhân gây rúng động đối với Nhật Bản trước nhất. Chế độ Bình Nhưỡng từng bắn hỏa tiễn tầm xa bay ngang bầu trời Nhật rớt xuống Thái Bình Duơng trong nỗi bàng hoàng của dân chúng. Chế độ Kim Chính Nhật lại xem Nhật Bản là kẻ thù số 1 từng chiếm đóng họ, kể từ nay đảo quốc này là mục tiêu ưu tiên của thứ vũ khí hủy diệt tàn khốc họ đã nếm qua hồi 1945. Ý thức được sự lo ngại không trên, trong cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo Nhật tuần qua khi bà Rice ghé Tokyo đã ''cam kết bảo vệ các đồng minh (trong đó có Nam Hàn) trước mọi đe dọa''. Một mối lo tiềm tàng khác của Nhật Bản là cường quốc kinh tế đang lên, lại có sẵn vũ khí hạt nhân trong tay là Trung Quốc. Làn sóng bạo động bài Nhật lan rộng năm ngoái chỉ vì Thủ tướng Junichiro Koizumi đi thăm đền thờ tử sĩ đệ nhị thế chiến. Vụ cho tàu ngầm xâm nhập vùng biển Nhật Bản, tự tiện khai thác mỏ khí đốt nằm chung lãnh hải tranh chấp của Trung Quốc trong thời gian qua, cho thấy thái độ thách thức của một anh chàng hống hách với vũ khí hạt nhân và một người tay trơn không có gì để tự vệ. Ngoài những lo ngại thực tế trong bài toán chưa có đáp số, Nhật Bản lại bị đồng minh gây khó khăn. Nhật Bản và Hoa Kỳ từ vài năm nay cùng xây dựng một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chống lại mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Hôm 27-10, Đại sứ Mỹ tại Tokyo đã yêu cầu Nhật Bản phải quyết định có bảo vệ đồng minh của mình bằng việc bắn hạ hỏa tiễn của kẻ thù nhắm vào Hoa Kỳ không. Theo Đại sứ Schieffer, câu trả lời của Nhật sẽ vô cùng quan trọng đối với ''quan hệ tương lai'' của hai nước đồng minh. Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản (một sản phẩm của Mỹ áp đặt sau khi Nhật đầu hàng năm 1945) cấm việc sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc xung đột quốc tế. Do đó Nhật Bản chưa thể quyết định bắn hạ các hỏa tiễn không nhắm vào Nhật nếu tình huống xảy ra. Chưa hết vấn đề, trong chuyến đi tuần qua của Ngoại trưởng Rice, ngoài việc vận động các nước áp dụng cấm vận Bắc Hàn, một nhiệm vụ khác của bà Rice còn nhằm đảm bảo sẽ ''không chạy đua hạt nhân'' trong khu vực, bắt đầu từ những đồng mình gần gũi nhất của Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn và cả Đài Loan.

Trong thời gian qua Hoa Kỳ khuyến khích Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng (dĩ nhiên là sẽ mua vũ khí qui ước của Mỹ) để phụ Mỹ làm lực đối trọng với Trung Quốc ngày càng hùng mạnh quân sự lẫn kinh tế. Trong tình thế này rõ ràng Mỹ dùng Nhật Bản như lá chắn tế thần trước Trung Quốc và Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân trong tay. Vụ thử nghiệm ngày 9-10 vừa qua, sau khi nghiên cứu mức phóng xạ, Hoa Kỳ tuyên bố Bắc Hàn đã thử hạt nhân dưới lòng đất. Trước thực tế Nhật Bản nằm trong tầm ngắm hỏa tiễn hạt nhân của Bắc Hàn lẫn Trung Quốc, nhiều chính khách bảo thủ của Nhật tự hỏi tại sao nước này không được quyền có vũ khí hạt nhân làm lực ''răn đe'' chỉ để tự vệ. Lời báo động này ngày càng được nhiều người hưởng ứng, dù thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki vẫn còn ám ảnh người dân xứ Phù Tang như ''lời nguyền'' không bao giờ chấp nhận nó. Ngày 25-10 Ngoại trưởng Taro Aso tuyên bố trước Ủy Ban đối ngoại quốc hội rằng, chính phủ sẽ "thảo luận lại" có nên sản xuất vũ khí hạt nhân hay không trước đe dọa của Bắc Hàn. Nhật Bản nên nhìn vào thực tế, trước tình hình Viễn Đông thay đổi nhanh chóng, Nhật Bản có nên tự mãi trói tay để chờ vào lời hứa bảo vệ của một "đồng minh hay thay đổi". Ngay sau khi nhận bàn giao chức Thủ tướng từ người tiền nhiệm Junichiro Koizumi, ông Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phải thay đổi hiến pháp để trở thành một quốc gia bình thường, có sức mạnh bảo vệ thành quả kinh tế của một cường quốc số 2 thế giới. Dân chúng Nhật Bản rồi sẽ được thuyết phục gạt bỏ lời nguyền không chấp nhận thứ vũ khí khủng khiếp từng hứng chịu, vì họ chỉ có cách chọn lựa "vượt qua nỗi kinh hoàng để tìm sự sống".

Source: VNN

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Thủ Tướng Mới Nhận Những Tai Tiếng Chính Trị Cũ
(LÊN MẠNG Thứ năm 14, Tháng Mười Hai 2006)
(Tokyo - VNN) Theo tin BBC, tai tiếng chính trị xảy ra dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi vừa bị khui ra và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhanh chóng nhận trách nhiệm. Ông Abe tự phạt bằng cách tình nguyện làm việc không lãnh lương trong 3 tháng để bù đắp lại sự lãng phi công quỹ trong thời gian ông làm chánh văn phòng Thủ tướng Koizumi. Ban điều tra chính phủ vừa phát hiện trong một số cuộc họp giữa viên chức chính phủ và dân chúng diễn ra trong 5 năm vừa qua, các viên chức chính phủ giả làm thường dân và ngồi lẫn lộn trong cử tọa để đặt các câu hỏi cò mồi. Mục đích để tìm hiểu quan điểm của dân chúng để chính phủ điều chỉnh chính sách phù hợp với lòng dân. Cũng theo kết quả điều tra của ban thanh tra chính phủ, một số trường hợp các viên chức mua chuộc cử tri để họ đặt những vấn đề chính phủ đang gặp khó khăn để có cơ hội giải thích. Một số viên chức đã lợi dụng việc này để lãng phi ngân quỹ nhà nước. Thủ tướng Abe nhận trách nhiệm các vấn đề này bằng cách tự nguyện không nhận lương 3 tháng tới. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ làm việc không công trong 90 ngày tới, sau khi có tin các quan chức trả tiền để cử tri chất vấn trong các cuộc họp công khai. Lương chưa đóng thuế của Thủ tướng Nhật là 335.000 đôla/năm. Sự kiện này đã gây lúng túng cho Thủ tướng Shinzo Abe, vốn uy tín bị giảm sút sau 3 tháng đầu cầm quyền.

Source: VNN

Post Reply