THỂ THAO NƯỚC ÚC

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

THỂ THAO NƯỚC ÚC

Post by CNN »

Football ở Melbourne
Lần đầu tiên trong lịch sử giải football hàng năm (Úc gọi là Aussie rule), các trận đấu vòng chung kết không được tổ chức tại Melbourne. Lý do đơn giản là năm nay 4 đội đứng đầu bảng không có đội nào thuộc tiểu bang Victoria (Melbourne).

Tiểu bang Victoria được coi là “cái nôi” của môn bóng bầu dục kiểu Úc này. Khoảng 15 năm về trước, tất cả các đội banh đều có cơ sở tại Victoria. Thậm chí lúc đó giải này chỉ gọi là giải VFL (V = Victoria) thay vì AFL (A = Australia) như hiện nay. Thời VFL chỉ có 16 đội tranh giải, nay AFL có 22 đội và Victoria vẫn còn đủ 16 đội.

Từ khi các đội banh Victoria được chuyển đi các tiểu bang khác do nhiều lý do kể cả lý do thương mại, dân nghiền football luôn luôn mang nỗi sợ là có ngày trận đá chung kết sẽ không xảy ra tại sân MCG (Melbourne Cricket Ground, nơi tổ chức các giải lớn của các bộ môn thể thao ở Úc do có sức chứa lớn nhất).

Sau 22 vòng đấu với 176 trận qua lại, vòng chung kết còn lại 8 đội và khởi sự từ tuần này. Có 2 đội sẽ bị loại ngay nếu thua (4 đội đầu bảng dù thắng hay thua cũng vẫn được tiếp tục, nếu thắng được vào bán kết ngay, nếu thua phải đá tiếp và phải thắng mới vào bán kết). Theo dự đoán, sau tuần này dân nghiền ở Melbourne sẽ chỉ còn cơ hội coi trận cuối cùng (grand final, theo điều lệ thì trận này bắt buộc phải đá tại MCG) vào cuối tháng này vì các trận vòng chung kết còn lại khó có cơ hội diễn ra tại Victoria. Trong tương lai, có thể các đội của trận chung kết “đòi” đá ở sân nhà, lúc đó Victoria chỉ còn là quá khứ.

Từ tuần rồi, dân Victoria đã tỏ ra buồn bực, đổ tội cho các đội banh chơi dở và chỉ trích các huấn luyện viên. Cũng trong tuần rồi, lần đầu tiên số người tham dự một trận bóng đá (soccer, túc cầu) đã lên đến con số kỷ lục: trên 40 ngàn. Báo chí đến phỏng vấn các người đi coi họ đã tỏ vẻ sẵn sàng bỏ football qua soccer khi thấy các đội banh football đá tồi và nhất là sau cơn sốt FIFA 2006 khi Úc được vào vòng nhì của giải này.

Phát biểu của các khán giả soccer đã làm các ông bầu và các nhà dìu dắt football ở Victoria e ngại nói: “Đúng thật, chúng tôi cần phải cải thiện (lift our games) nếu không khán giả sẽ bỏ đi và môn bóng sẽ chết”.

Úc hiện đang có số trẻ em chơi soccer tăng rất nhanh và hy vọng được đăng cai FIFA vào năm 2018. Nếu khán giả “bỏ” football mà theo soccer, chắc chắn hy vọng của soccer Úc trở thành thực tại.

CNN ở tiểu bang Victoria gần 26 năm mà vẫn chưa thích bộ môn football được. Bóng đá (soccer) dù hơi chậm (theo như một số người) nhưng đầy tính nghệ thuật hơn.

CNN

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: THỂ THAO NƯỚC ÚC

Post by linhgia »

Tin Hoa Kỳ: Kịch Bản Bi Đát: Giá Nhà Làm Kinh Tế Suy Sụp

Trần Vĩnh Kiến
24.08.2006

Ngày 22 tháng Tám đã qua mà tình hình an ninh không có gì thay đổi, chiến tranh hay khủng bố không xảy ra như có người đã dọa, hoặc đã sợ. Nhưng ngày nay lại đáng ghi nhớ ở một biến cố khác trên thị trường địa ốc.

Công ty xây cất nhà cửa hạng sang Toll Brothers đã thông báo là họ cắt giảm dự đoán về mức lời trong năm. Đây là lần thứ ba nội trong năm nay mà Toll Brothers đưa ra những tiên đoán bi quan như vậy. Đã thế, họ còn cho biết là không nêu ra dự báo nào cho mức lời của năm tới. Lý do, theo Chủ tịch Tổng quản trị của công ty: trong 40 năm hành nghề, ông Toll này chưa hề thấy tình hình gia cư lại sa sút nặng như vậy. Và ông còn giải thích rằng sự suy sụp ấy sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Bốn mươi năm mới có một lần!…

Đó là về phía các hãng xây cất nhà cửa. Về phía các nhà tài trợ, Tổng quản trị CEO của Countrywide, công ty cho vay tiền địa ốc lớn nhất Hoa Kỳ, nói rằng trong 53 năm qua, chưa khi nào ông thấy thị trường gia cư lại hạ cánh an toàn cả và Contrywide phải tự chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất!

Có những thông tin như vậy từ những người trong cuộc, ai mà không sợ?

Sau đây là lý luận của “trường phái bi quan” về tình hình kinh tế và về thị trường gia cư đia ốc, được trình bày rõ ràng cho nhu cầu thông tin, nhưng với lời nhắc nhở cần thiết là giới kinh tế luôn luôn tiên đoán đúng chín trong tám lần kinh tế suy thoái. Nghĩa là “que sera sera”, mai sau sự thể ra sao thì cũng chưa ai có thể biết trước.

Đầu tiên, thị trường gia cư sẽ khiến kinh tế sa sút, chứ không phải ngược lại. Lý luận này cần giải thích: kinh tế sa sút có thể khiến dân chúng mất việc vì vậy mà khó mua nhà nên ảnh hưởng đến thị trường địa ốc. Đấy là một lý luận dễ hiểu. Ở đây, người ta nêu ra lập luận ngược, là vì thị trường địa ốc suy thoái nên mới kéo theo sự suy thoái của cả nền kinh tế. Tức là nguyên nhân và hậu quả trái ngược nhau.

Vì sao giá nhà sút giảm cùng số nhà bị đình đọng sẽ gây ra suy thoái kinh tế vào năm tới?

Vì khi thấy nhà bán khó hơn, người ta ít xây nhà hơn, thí dụ như Toll Brothers đã cắt giảm các dự án xây thêm nhà mới. Vì đầu tư vào địa ốc sút giảm, nhân công về xây cất và các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây nhà sẽ mất việc, mất khách. Trong quá hai vừa kết thúc, số đầu tư về địa ốc quy ra toàn năm đã giảm hơn một phần ba, từ 6,2% của tổng sản lượng GDP nay chỉ còn 4%. Tỷ lệ 6,2% của GDP là mức cao nhất kể từ năm 1950, nay bị sụt mất 4,2%!

Đó là lý do đáng ngại thứ nhất.

Thứ hai, hiệu ứng phồn thịnh sẽ gây suy thoái. Khi đầu tư vào cổ phiếu và giá cổ phiếu tăng, người ta thấy mình trở thành giáu có hơn nên tiêu xài rộng rãi hơn nhờ vậy mà tài hoá lưu thông, kinh tế phát đạt. Đó là “hiệu ứng phồn thịnh”, wealth effect. Tới khi giá cổ phiếu sụt, như vụ bể bóng đầu tư trên thị trường chứng khoán năm 2000, người ta thấy mìngh bị nghèo đi nên tần tiện hơn trong việc đầu tư và chi tiêu làm kinh tế bị suy trầm năm 2001. Lần này, hiệu ứng phồn thịnh có thể sẽ tái diễn trong thị trường địa ốc với hậu quả tệ hại hơn.

Trong vụ cổ phiếu sụt giá năm 2000, giới đầu tư là những người có tiền nên mới “chơi sotck” - như chơi bạc - nhất là trên thị trường NASDAQ của các loại công ty “cao kỹ” hi-tech. Họ có bị “nghèo đi” thì cũng vẫn là thành phần có tiền. Người mua nhà, làm chủ ngôi nhà của mình, là một thành phần quảng đại rộng lớn hơn. Trị giá tài sản địa ốc tăng nhờ nhà lên giá đã khiến giá trị ngôi nhà từ 38,7% trong tổng số tài sản dân chúng vào năm 1996 tăng vọt lên 48,5% vào năm nay. Khi tài sản nhà cửa lên giá, người ta không chỉ có cảm tưởng là mình giàu hơn mà còn có khả năng “rút ruột” ngôi nhà, lấy ra phần vốn của mình (home equity withdrawal) để mua sắm hay đầu tư. Năm ngoái, trong số 800 tỷ được rút như vậy, khoàng 100 được xài vào đầu tư, chừng gần 200 xài vào việc mua sắm. Bây giờ giá nhà sa sút, ta có hiệu ứng phồn thịnh ngược, thấy tài sản sút giảm giá trị, mọi việc đầu tư hay mua xắm đều tạm hõan. Và hiện tượng ấy xảy ra cho nhiều người hơn là sau vụ sụt giá cổ phiếu.

Thứ ba, khi thị trường gia cư địa ốc sa sút, một thành phần không nhỏ của dân số lao động sẽ khó tìm việc hay giữ việc hơn. Trong ba năm qua, số người kiếm ra việc đã gia tăng đáng kể khiến tỷ lệ thất nghiệp từ hơn 5% vào tời suy trầm 2001 đã giảm xuống 4,7% (4,8% kể từ tháng trước). Một phần ba của số việc làm mới ấy có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ngành địa ốc. Bây giờ, thị trường sa sút thì thành phần đây có thể gặp khó khăn trong công việc làm: nhân công xây cất, chế biến vật liệu xây cất, nhân viên các hãng địa ốc hay tài trợ địa ốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; bị gián tiếp là nhân công trong các ngành sản xuất và phân phối vật gia dụng (tivi, tủ lạnh, bếp lò để tân trang nhà cửa), thậm chí cả ngành ráp chế xe hơi. Tuần qua, hãng Ford quyết định giảm số bán và sa thải nhân viên một phần cũng vì thị trường địa ốc. Khi thấy nghèo đi, ai dám mua bếp mới hay đổi xe cũ?

Một số dấu hiệu kinh tế đã cho thấy ba hướng sa sút ấy: sau khi giá nhà hết tăng, số nhà bán chậm hơn thì đầu tư giảm, chi tiêu giảm và số nhân dụng giảm. Hậu quả chung là giới tiêu thụ thấy bi quan hơn, lại càng giảm tiêu thụ. Kinh tế Mỹ vì vậy có thể bị suy thoái trầm trọng vào năm tới.

Kịch bản bi quan ấy dẫn tới một kết luận – hay đề nghị – xin ngân hàng trung ương đừng tăng lãi suất nữa mà nên chuẩn bị… hạ lãi suất từ nay đến cuối năm! Nhưng, thị trường vốn vận hành thường trực và lập tức nên ngay trong ngành địa ốc người ta đã thấy một phản ứng tự nhiên: lãi suất địa ốc hết tăng mà bắt đầu giảm và giảm liên tục kể từ bốn tuần qua. Cho nên, mọi sự không tất nhiên là bi đát một cách tất yếu, không tránh được. Khi biết trước một rủi ro ngày một cao hơn, người ta sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư và chi tiêu nên sẽ lại điều chỉnh được tình hình. Và trong khi thị trường địa ốc sa sút, một số địa phương hay một số ngành sản xuất vẫn phát đạt.


3G lụm được tren Net

Post Reply