Du-lịch khắp nơi

Đi du lịch, chứng kiến những điều lạ xin chia sẻ.
User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Du-lịch khắp nơi

Post by linhgia »

Khu Đèn Đỏ ở Amsterdam – Red Light District


Trần Đức Hợp


Nằm trong một khu phố cổ, chật chội, kinh rạch chằng chịt, đông dân cư cũng là nơi đẹp nhất của thành phố Amsterdam, Hòa Lan, và tại nơi đây có một ngành nghề xưa nhất trên trái đất, đã có từ hàng ngàn năm qua, vì có cung tất phải có cầu. Được coi là “ bất hợp pháp “ tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, nhưng tại Hòa Lan nghề này đã được hợp pháp hóa, công khai, nên các chị em làm ăn có môn bài, license, pa-tăng hẳn hòi, được chính quyền bảo vệ, có đóng thuế lợi tức, có nghiệp đoàn, và có kiểm tra sức khỏe định kỳ…
Thật ra, khó mà du khách nào có thể có một cái nhìn toàn hảo về Khu Đèn Đỏ này trong một vài ngày thăm viếng đất nước Hòa Lan, và ngay chính người Việt sinh sống và định cư ở nơi đây cũng còn chưa biết hết nếu không chịu khó để ý, theo dõi, và tìm hiểu cặn kẽ.
Hy vọng khi được mở rộng tầm mắt, người ta sẽ không còn bảo thủ, hay cổ hủ như trước vì những người chỉ nghe nói mà chưa từng tới tận nơi, nhìn tận mắt hay được giải thích không đầy đủ, cặn kẽ nên thường có những thành kiến xấu, và hẹp hòi về khu vực này.

Khu vực làm ăn

Từ khu nhà ga Central Station to lớn ở ngay trung tâm thành phố Amsterdam, đối diện là con đường chính Damrak nhộn nhịp, đầy du khách qua lại ngày cũng như đêm, với những Hotels và những quán ăn đủ loại trên thế giới, được trình bày đẹp mắt và mỹ thuật, và với những ngôi nhà cổ kính có mặt tiền và kiến trúc của thời Phục hưng của những thế kỷ 15, 16, 17, và 18 cùng với những con kinh đào xinh đẹp với hai hàng cây xanh thơ mộng trồng doc hai bên bờ nước …Từ nhà ga chính đi trên con đường Damrak về hướng quảng trường Dam ở trung tâm thành phố, khoảng 5 phút đi bộ, bạn sẽ thấy toà nhà cổ kính màu gạch đỏ, nơi trao đổi thị trường chứng khoán AEX của Hòa Lan và Âu Châu, và sau tòa nhà này là ‘giang sơn‘ của khu đèn đỏ, nhưng người dân bản xứ thân mật gọi là Khu Màu Hồng ( De Roze Buurt / The Rose Neiborhood ), nơi nổi tiếng nhất của Hòa lan, và cũng là xứ sở của loài hoa Tulips, tượng trưng cho những tình yêu lãng mạn, và say đắm của con người.

Kỹ thuật chiêu dụ khách hàng

Dưới ánh sáng của những ngọn đèn màu đỏ, treo trên các ô cửa kính sáng bóng và bên hông những bức màn cửa nhung đỏ, hay màu mận chín, các nàng kiều nữ trong các ô kính nơi đây đã xử dụng đủ mọi chiêu thức để thu hút sự chú ý và làm mê hồn, lạc phách các đấng mày râu đang rảo bước xung quanh.Từ những cái liếc mắt đưa tình trên những đôi môi đỏ thắm, ngọt ngào, và ướt át, đến những nụ cười tươi như hoa nở, các nàng nhún nhảy theo điệu nhạc trên những thân hình bốc lửa, trong những bộ quần áo mỏng manh và hở hang, đầy khiêu gợi và kích thích. Ngoài ra, những nụ hôn gió đầy quyến rũ và khiêu khích, dưới mái tóc nhuộm vàng óng ả, hay đỏ hung rực rỡ, trên những đường cong tuyệt mỹ của cơ thể qua bàn tay, dao kéo của những vị bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ tài ba đã làm tăng, hay giảm kích thước cơ thể như vòng ngực, vòng eo, vòng mông, bụng, sống mũi, lông mi, đôi mắt trên những đôi chân thon dài và những đôi giày cao gót 15 phân tây…
Những động tác khiêu gợi và kích thích này đã làm không ít cácvị khách du lịch nữ phải thầm phục và ghen tị về khả năng diễn xuất của các nàng kiều nữ ở khu đèn đỏ này và khả năng dao kéo của các vị bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ tài ba.
Sinh hoạt trong Khu Đèn Đỏ chỉ bắt đầu khởi sắc khoảng 4 giờ chiều tới chừng 6 giờ rưỡi, mọi người nghỉ ăn, tới chừng 8 giờ tối vui nhộn và sống động trở lại; còn mùa Hè người đi lại tấp nập đến 10, 11 giờ khuya mới thưa bớt. Sau đó là đến đợt những dân nhậu hay đi chơi khuya, kéo tới 4 giờ sáng là bắt đầu có những ông đêm không ngủ được, sáng dậy trước khi đi làm tạt vô tranh thủ một quả lấy hên.

Các dấu hiệu và ý nghĩa của ô kính

Một người bạn ở Amsterdam đã ví von và so sánh sự hoạt động của các kiều nữ chân dài trong các ô kính như một hoạt động Kinh Tế Thị Trường, nhưng định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa như sau :

* Khi đèn đỏ bật sáng và màn nhung đỏ mở rộng , các kiều nữ đứng cạnh cửa chờ đợi khách hàng = chị em ta đang chờ giờ vào ca….
* Khi đèn vẫn sáng, nhưng tấm màn cửa đóng kín = chị em ta trong lúc hợp tác, lao động sản xuất…
* Màn cửa đóng và đèn tắt = chị em ta nghỉ lao động …

Nhà báo Kiều Vĩnh Phúc ở London trong tác phẩm “Phiếm 2006” có viết về các nàng kiều nữ ở Amsterdam và nói đến sự chăm sóc sức khỏe thật chu đáo cho người dân ở Hòa Lan, ngay cả việc trợ cấp tiền phục vụ sinh lý cho những công dân có nhu cầu này…
Toàn khu vực này dài khoảng 400m, rộng khoảng 250m. Có chia từng khu: khu da trắng, khu Âu châu da ngăm, khu Nam Mỹ, khu Phi châu, khu Á châu… Cái hay ở chỗ: người đi xem đông như đi shopping, đi qua, đi lại, ngừng lại, chỉ trỏ, bàn tán, dí mũi vào cửa kính, có khi có Tour Guide hướng dẫn, đàn ông, đàn bà, thanh thiếu nữ, con nít cũng có…đủ mọi thành phần, tuổi tác, đến từ khắp nơi trên thế giới để xem các cô gái trong tủ kính. Các cô gái, mỗi cô một căn phòng, ngồi ‘cười cầu tài’ với khách qua đường, xem TV, hay thỉnh thoảng nhún nhảy điệu nhạc Disco, hay lắc mông, lắc đít cho giãn gân cốt và đỡ chán, ngồi hoài chai cả đít. Dĩ nhiên y phục thường là Bikini hai mảnh, và thường mang giày ống (Boots) da. Khách ngừng lại tỏ ý, cô gái (cũng có thể là bà già) hé cửa ra trao đổi, thuận mua và bán thì chui vào, kéo màn cửa lại. Xong việc, khách đi ra cửa chưa kịp vuốt lại râu tóc thì màn cửa đã mở, và cô nàng lại tiếp tục nhảy múa hay ngồi xem TV. Chen vào giữa những căn phòng này là những tiệm bán Video Sex, và đồ kích dục, những nơi trình diễn thoát y có luôn ‘Live Show về Sex’, Sex Cinema từ cổ điển cho tới hiện đại, và những Erotic houses, bỏ tiền cắc vô máy coi mấy cô hay mấy chàng lại cái bên trong uốn éo. Có cả Sex Museum, và 1 tiệm “áo mưa” rất lớn bán đủ thứ áo tròng kỳ lạ. Tóm lại không khí rất vui, người xem nói cười vang rân, cảnh đó cho du khách có ngay cảm giác là những chuyện mua bán sex cũng như chuyện ăn chuyện uống hàng ngày, không có gì là quan trọng. Ngoài những căn phòng ‘giải trí’, còn có những tiệm bán hàng hóa như phố thường, tiệm ăn, tiệm hút cần sa (tiếng Hòa Lan gọi là Coffee House), có cả một ngôi chùa Tàu rất lớn (khu này nằm trong khu Chinatown), dân chúng sinh hoạt cũng như những khu buôn bán khác.
Trong khu cũng có một nhà trẻ! Chẳng sao. Nếu ngày nào trẻ cũng thấy vậy thì nó sẽ thấy mọi chuyện cũng thường thôi. Lại có khi gặp những đám truyền đạo, họ tụ lại thành một nhóm và hát vang những bài thánh ca ngoài đường để ‘may ra có người nào hồi tâm theo ý Chúa’. Vì vậy không khí ở đây rất nhộn nhịp, nó không có vẻ đồi trụy như người ta thường nghĩ. Và tương đối an toàn. Tiếng gọi là đường phố, nhưng lót đá cục lổn nhổn, mấp mô, hòa lẫn với mùi thuốc lá, bia, nước đái, cần sa... quyện lại với nhau thành một mùi ‘sa đọa’ chỉ Amsterdam mới có. Và rất tự do, nói chung ở (trung tâm) Amsterdam người ta rất tự do. Tôi đi du lịch đã hơn 20 nước, cả trăm thành phố lớn, mà chưa thấy thành phố nào tự do thực sự như Amsterdam. Ai muốn làm gì thì làm, miễn là đừng làm hại đến người khác. Nếu có một anh chàng Da Đỏ mặc áo da, đầu cắm lông chim, hay cạo trọc hai bên theo kiểu Mohicans, đi vào chỗ này thì người ta cũng coi như chuyện bình thường.

Amsterdam và cái đẹp Văn Hóa & Con người

Người Hòa Lan có rất nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn những kiến trúc thẩm mỹ và văn hóa của thời Phục Hưng trung cổ. Với nội dung và tinh thần cổ điển nhưng trang nhã, hoành tráng, không hỗn độn, bừa bãi, hay tả bí lù .. họ đã để tâm xây dựng và chỉnh trang thành phố với bộ mặt và vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình, nhưng đồng bộ với những đường cong của những ô cửa sổ nhiều màu sắc , bên dưới những mái nóc nhà hình nhọn… Và người dân ở đây có cuộc sống lặng lẽ và thản nhiên, vô tư, không tò mò, không nghi kỵ, có học thức và trình độ văn hóa cao, họ sống cởi mở và rộng rãi, không hẹp hòi và bảo thủ, ít bận tâm lo lắng, ít tất bật cho dù bên cạnh là những sinh họat nhộn nhịp không ngừng nghỉ của những quán Coffee shops, quán Bia-Rượu, tiệm DVD về Sex shops, Peep shows, các Viện bảo tàng về Cần sa ( Marijuana ), về Tình dục ( Sex ), về Luyến ái ( Erotics ), về Tra tấn ( Tortures ) cùng với những dòng du khách nhộn nhịp rảo bước qua lại trên những con đường lót đá cổ xưa, với những hàng cây xanh bóng mát bên cạnh những tàu thuyền ngược xuôi bên dưới kinh đào, và với dòng nước lặng lẽ chảy trôi quanh năm.

Trật tự và An Toàn

Những vị Cảnh sát, nam và nữ làm việc tại khu vực này với bộ quần áo đồng phục và áo khoác màu xanh đọt chuối , rất dễ nhận dạng . Họ làm việc rất chuyên nghiệp và rất cương quyết. Những kẻ phá rối trật tự và trị an , sàm sỡ, chọc ghẹo, có thái độ không nghiêm túc, với những lời nói, cử chỉ và hành động khiếm nhã, đều bị mời ra khỏi khu vực này. Số lượng camera theo dõi cùng dòng người lũ lượt dạo qua, dạo lại, nhất là vào những buổi tối mùa Hè, trời ấm áp, khiến nơi đây trở nên khá an toàn cho du khách nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đến thăm viếng. Hàng năm nơi đây có khoảng 3.5 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây thăm viếng. Điều đặc biệt là những đoàn du khách phụ nữ đến coi đông đảo hơn các đoàn du khách phái nam. Họ rảo bước đi dọc khu phố, và viếng thăm Trung Tâm giải đáp thắc mắc ( Public Information Center ) đặt ngay cạnh ngôi nhà thờ nổi tiếng và cổ kính này ( Oude Kerk = Old Church ). Càng về khuya khu vực này càng nhộn nhịp, nhưng lại rất an ninh vì chẳng những cảnh sát mặc thường phục mà cả an ninh chìm rảo bước, đi tuần tiễu liên tục. Kẹp hai bên khu China Town của Amsterdam với những tiệm ăn Á đông, với gà, vịt, heo quay màu đỏ rực treo trước các cửa tiệm, các siêu thị bán thực phẩm Á châu, ngôi chùa Tàu kiểu Đài Loan làm cho khu vực này càng trở nên sinh động và nhộn nhịp hơn . Người Hòa Lan gốc Việt- Hoa sống trong Amsterdam và vùng phụ cận cuối tuần thường ghé các quán ăn Á đông, và đi chợ mua thực phẩm ở nơi đây.

Thiết kế phòng kính

Với kích thước nhỏ bé 2 x 5 mét trong khu vực chật chội và đông đúc ở Amsterdam , các nàng kiều nữ trong các ô kính đón chờ khách hành nghề tự do và độc lập, phải trả khoảng 110 Euros cho 8 tiếng thuê hay 200 Euros cho 16 tiếng thuê các ô cửa kính, qua các Brokers, trung gian địa ốc theo số Telephone treo trên bảng quảng cáo, có License và hợp đồng rõ ràng. Trong đó, với hệ thống ánh sáng mờ ảo, khung cảnh lãng mạn và gợi tình và các bàn ghế , giường tủ, phòng vệ sinh, hệ thống máy sưởi và máy lạnh ( ghi chú riêng : những nơi có máy lạnh giá không ‘mềm ‘ ) để các kiều nữ hành nghề thoải mái, đều được kiểm soát và theo dõi định kỳ của nhà nước Hòa Lan. Các kiều nữ chân dài đến từ khắp nơi trên thế giới như Ý Đại Lợi, Hy Lạp, Albany, Venezuala, Ba Tây, Hòa Lan, Nga, Ukraine, Nam Tư, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan , Anh Quốc, các nước của Phi Châu….
Tùy theo sự phân chia có tính cách địa lý như trên trái đất, gía cả cũng tùy thuộc ‘ lãnh thổ ‘. Những khu da đen đương nhiên có gía rẻ hơn khu da màu lợt hơn, và khu da trắng có giá cao nhất. Giá dịch vụ sàng xê trong khoảng 25-50 Euros, nhưng khi con mồi đã vào ‘lưới nhện ‘ rồi thì sẽ có những món phụ trội tính thêm ( Ghi chú thêm một chi tiết ngộ nghĩnh : giá tiền trong thập niên 80-90 đứng ở mức 50 Gulden rất lâu, vì khỏang thời gian đó có nhiều người nhập cư lậu, đưa đến sự cạnh tranh, và rất khó mà lên giá 55 Gulden, chẳng giống ai, mà lên 75 Gulden thì lại quá mắc. Cho tới khi tiền Âu Châu thống nhất ( 1 Euro = 2,2 Gulden ) thì giá cả lại lên vùn vụt, để bây giờ lại đứng chựng lại ở mức 50 Euros.

Chính quyền Hòa Lan và Xã Hội

Do chính phủ thấy rằng nếu tập trung dân táp nham lại thì dễ kiểm soát hơn và người dân cũng thấy rằng như vậy thì xã hội cũng bớt phức tạp. Một lý do khác là ‘trâu tìm trâu, mã tìm mã’, đĩ điếm, trộm cắp, ma túy thường hay đi với nhau và cuối cùng tự tập trung cả về đây. Khu De Wallen / Đèn Đỏ vì thế không những chỉ có đĩ điếm mà còn có những chỗ bán cần sa, và là 1 trong những khu tập trung xã hội đen.
Và do dân Hòa Lan chủ trương không ngăn cấm phim XXX, vì càng ngăn cấm thì người ta càng tò mò. TV khuya thường chiếu những phim Erotics. Kết quả: những rạp khi trước chiếu phim XXX thì đã dẹp tiệm gần hết (chẳng ai coi) và TV bây giờ cũng chẳng còn mấy khi chiếu phim Sex nữa. Về mại dâm: thân xác của tôi, thì tôi có quyền bán, nếu thuận giá cả, tôi không ăn cắp của ai, như vậy tại sao cấm? Về điểm này khi trước Hòa Lan có luật cấm, nhưng ở Hòa Lan có nhiều điều luật ban ra, mà dân nhất định không theo thì cuối cùng nhà nước đành áp dụng chính sách ‘làm lơ’. Luật hiện hành vì thế cho phép bán thân, nhưng cấm ép người ta làm nghề mãi dâm, và cấm trẻ em. Về ma túy thì mỗi người được phép trồng 5 cây cần sa (cũng là biện pháp ‘làm lơ’), và được phép mang trong người không quá 15 gram. Nhưng không ai thắc mắc là những tiệm cần sa lấy đâu ra hàng, chẳng lẽ mỗi lần lấy mối 15 gram? Ai cũng biết, nhưng ai cũng làm lơ. Chính phủ cũng có lợi: cần sa rẻ sẽ ít dẫn đến tình trạng trộm cướp (còn vấn đề hút thì thực tế cho thấy những người thích hút thì hút, có nhiều người ở Amsterdam cả đời, tiếp xúc hàng ngày với dân hút, chích, mà không vướng nghiện ), hơn nữa nhờ vậy cảnh sát dễ tìm ra những chỗ trồng cần sa lậu.
Nói tóm một điều: người ngoài tưởng là đồi trụy, không có văn hóa, nhưng với người dân Hòa Lan, đây là một trong những cách thể hiện hướng giải quyết xã hội độc đáo của họ, và là một bằng chứng cho thấy sự tôn trọng tự do cá nhân một cách tuyệt đối của người Hòa Lan. Số tội phạm ở Hòa Lan không cao hơn những nước khác ở Âu châu cho dù có dùng biện pháp gắt gao. Nhưng áp dụng kiểu này đòi hỏi người dân một trình độ nhận thức, và văn hóa đồng đều.
Tôi đã đi dưới những hàng cây xanh tươi thắm dọc hai bờ kinh của khu đèn đỏ nổi tiếng của Amsterdam xinh đẹp và cảm nhận được những vẻ đẹp lãng mạn đầy thơ mộng ở nơi hạ giới này. Một người bạn mới quen, nhà thơ Đào Quốc Bảo, sinh sống và định cư tại Hòa Lan đã tặng tôi các câu thơ sau đây :

Từ xứ Uất kim hương
Hoa dệt thắm bờ mương
Nàng Xuân còn ngơ ngác
Tìm quanh dáng Hải đường…

Hàng ngày, những tiếng chuông của ngôi nhà thờ lanh lảnh vang reo trong khu phố cổ này như tiếng gọi hồn ai đang rảo những bước chân âm thầm ở một nơi vừa thơ mộng, vừa trần tục này… Ôi Amsterdam!!!

Trần Đức Hợp

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Queensland

Post by CNN »

QUEENSLAND
Một khẩu hiệu dụ khách du lịch của Queensland (QLD) là "Beautiful one day, perfect the next" do khí hậu của QLD không đến nỗi khắc nghiệt bằng các tiểu bang khác của Úc, có thể nói rất thích hợp với người Việt.

Tuy nhiên hai tuần nay, QLD bị bão lụt khắp nơi và CNN chuẩn bị đi Brisbane đúng vào lúc một đoạn đường bộ bị "cấm". May thay, khi lái xe đến Sudney thì được tin mở đường nên tiếp tục cuộc hành trình.

Tuy ở Úc gần 27 năm nhưng đây là lần thứ 3 CNN đi Brisbane. Lần đầu cả gia đình đi cách nay đúng 12 năm; lần thứ nhì chỉ có 2 vợ chồng "bay" lên va giao khoán cho Travel Agent muốn làm gì thì làm; lần này cũng cỉ có 2 vợ chồng "chạy" xe lên trước là để thăm đáp lê bạn bè và thân nhân, sau là đi để đi vì đã book đi Tasmania mà bị "xù".

Về diện tích, QLD khá lớn nhưng về dân số thì còn thua các tiểu bang khác của Úc xa nên brisbane cũng không bằng Sydney hay Melbourne
Image
Tuy thế, QLD nổi tiếng với các bãi biển vùng Gold Coast (nơi có tòa nhà ở cao nhất thế giới) hay Sunshine Coast và các phương tiện giải trí quanh năm.

Trong D/Đ HNC Hải Ngoại có 2 người dự định chọn QLD là nơi về hưu - Khi nào hai ông tướng ấy định cư ở QLD, CNN sẽ lên phá dài dài (nếu còn gân).

CNN

User avatar
Dau Do
Posts: 445
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:00 am

Post by Dau Do »


The Tiger Temple or Wat Pha Luang Ta Bua


The Tiger Temple or Wat Pha Luang Ta Bua is a Theravada Buddhist temple in Thailand and has been a sanctuary for many endangered animals including several tigers that walk around freely once a day and can be petted by tourists. The temple received several tiger cubs where the mothers had been killed by poachers. As of 2007, over 21 cubs have been born at the temple and the total number of tigers is about 12 adult tigers and 4 cubs.
The tigers are tamed by being fed with cooked meat to avoid giving them a taste for blood. The staff keep the tigers under control and the abbot will intervene if the tiger gets agitated. They are treated as family members in the temple and visitors are asked to give a donation if they want to take photos with the tigers.



Image


Image


Image


Image


Image

Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image
Triệu người quen có mấy người thương

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tháp cổ thành Luân Ðôn

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... C91[2].JPG[/img]
Lâu đài White Tower trong cổ thành tháp Luân Ðôn.


[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... C92[1].JPG[/img]
White Tower từng là hoàng cung cũng là nơi giam giữ tra tấn nhiều nhân vật hoàng gia.


[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... C93[1].JPG[/img]
Tháp Luân Ðôn (góc phải) bên bờ sông Thames.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... C95[1].JPG[/img]
Nhà nguyện bên trong có ngôi mộ Anne Boleyn.


[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 253[1].JPG[/img]
Mary Trinh (con tác giả) bên ngoài tháp Luân Ðôn.
Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm


Khi du lịch Luân Ðôn du khách thường được đưa đi viếng Palace of Westminster, tháp Big Ben, tu viện Westminster Abbey, hoàng cung Buckingham v.v... và cứ tưởng nơi đây là trung tâm của Luân Ðôn. Thật ra đây là trung tâm của Ðại Ðô Thị Luân Ðôn (Great London) tức Luân Ðôn “ngày nay” thuộc “quận” Westminster chứ Luân Ðôn cổ xưa, nơi thành phố được thành lập đầu tiên bởi người La Mã cách nay hơn 2 ngàn năm, lại nằm về hướng Ðông cách Westminster 5 km. Nơi này còn lưu lại nhiều di tích lịch sử của Luân Ðôn cổ như một phần bức tường thành bằng đá, Tháp Luân Ðôn (Tower of London), Vương Cung Thánh Ðường St. Paul và Cầu Tháp (Tower Bridge) đồ sộ.

Chúng tôi đến thăm khu Luân Ðôn cổ bằng xe điện ngầm London Underground, từ Westminster đi tuyến xe District và ra ở nhà ga Tower Hill. Như tên đã gọi, ra khỏi nhà ga là chúng tôi đứng trên khu đồi cao, nhìn xuống phía Nam là Tháp Luân Ðôn như một thành lũy thời Trung Cổ và chiếc Cầu Tháp đồ sộ bắc ngang dòng sông Thames chảy lặng lờ. Nhìn xuống hai nơi đó du khách tấp nập nhất là con đường dọc theo bờ sông dẫn vào thành tháp cổ và đường lên cầu. Cạnh nhà ga người ta còn để lại một đoạn tường thành bằng đá. Ðây là một đoạn trong bức tường thành London Wall dài 3 km, cao 6 mét và dầy 2.5 mét có 6 cửa dân chúng ra vào do người La Mã xây trong khoảng thời gian từ 190 đến 225 AD. Chúng tôi băng qua con đường lớn tên là Byward St. Tower Hill (hình như có đường hầm băng qua mà chúng tôi không thấy nên băng ngang qua lộ nơi ngã tư có đèn giao thông).


Tháp Luân Ðôn (Tower of London)


Tháp Luân Ðôn người ta thường gọi tắt là “The Tower” trong khi “tước hiệu” chính thức của nó là “Her Majesty's Royal Palace and Fortress” có nghĩa là “Hoàng Cung và Thành Trì của Nữ Hoàng”. Là một di tích lịch sử nằm ở trung tâm Luân Ðôn bên bờ phía Bắc sông Thames thuộc quận London of Tower Hamlets. Tháp Luân Ðôn người ta cũng gọi là Tháp Trắng vì lâu đài xây đầu tiên ở giữa có 4 ngọn tháp xây bằng đá trắng lấy từ đất Pháp bởi vua William the Conqueror vào năm 1078. Vua William the Conqueror thuộc người Norman là sắc dân gốc Vikings sinh sống ở miền Bắc nước Pháp đã xâm lăng Anh Quốc vào năm 1066 và giết chết vua Anh Harold Godwinson. William the Conqueror đốt phá phía Nam cầu London nhưng không đụng đến thành phố London, sau đó ông ta cho xây hoàng thành Tower of London kiến cố bên ngoài thành Luân Ðôn cạnh bờ sông để dễ tiếp tế, làm thành lũy chống lại cướp biển và những nhóm nổi loạn. Ngày nay tháp Luân Ðôn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lâu đài nằm bên trong hai lớp tường thành và bao bọc bởi hào nước nay đã cạn làm vòng đai.

Tháp Luân Ðôn nguyên thủy được sử dụng như một thành lũy ngăn cướp biển Vikings. Vào thế kỷ 12 vua Richard the Lionheart xây thêm bức tường thành và đào hào dẫn nước từ sông Thames vào. Dự án dẫn nước này thất bại nên đến thế kỷ 13, vua Henry III phải mướn chuyên gia về đào kinh người Hòa Lan làm lại. Ông cho tu bổ lại tường thành cho vững chắc hơn và phá một khoảng trống hướng Ðông ở bức tường thành La Mã để Tháp Luân Ðôn thông với thành phố. Vua Henry III cho xây thêm nhiều dinh thự để biến tháp thành hoàng cung cho vua và hoàng gia ở. Ðến đời vua Edward I cho xây thêm tường thành bao bọc phía ngoài, lấp hào nước bên trong và đào lại hào bên ngoài bức tường mới xây. Sau này các dinh thự hư cũ xuống cấp, hoàng cung dời ra Westminster thì tháp trở thành nhà tù để giam giữ những nhân vật thuộc hoàng gia kể cả các vua chúa (như nữ hoàng Elizabeth I lên ngôi năm 1558 và bị giam rồi chết ở đây năm 1603 vì hỗ trợ cho nhóm phản loạn Protestant). Ngoài ra qua nhiều triều đại khác nhau, tháp còn là nơi tra tấn, tử hình, kho báu, nuôi thú dữ, lầu quan sát thiên văn và từ năm 1303 là nơi cất giữ các vương miện của triều đình Anh quốc.

Chúng tôi mua vé vào xem bên trong Tháp Luân Ðôn, nơi bán vé là một ngôi nhà hiện đại xây phía Tây tháp, có sân xi măng rộng để du khách sắp hàng mua vé. Nơi nhà bán vé có trưng bày vài báu vật hoàng gia như vương miện, long bào để quảng cáo trước những gì được trưng bày trong nhà bảo tàng bên trong Tháp Luân Ðôn. Phía Nam của tháp giáp với bờ sông ngày xưa là bến tàu để chuyển vận vũ khí, lương thực tiếp tế nhưng ngày nay là bờ sông để du khách ngắm cảnh đẹp chiếc cầu Tower Bridge cổ kính và hoành tráng. Nơi đây có lối vào Tháp Luân Ðôn là cửa Nam của tường thành, trước khi vào phải qua một chiếc cầu đá bắc ngang hào nước nay đã cạn chỉ trồng cỏ xanh. Bên trong thành là những lối đi nhỏ hẹp quanh co qua những dinh cơ ngày trước xây bằng đá không có cửa sổ trông hoang lạnh u buồn. Kiến trúc chính xây ở giữa là tòa Tháp Trắng, một lâu đài có 4 tháp cao xây 4 góc, 3 tháp hình vuông nhưng tháp Ðông Bắc hình tròn. Bên ngoài nhà Bảo Tàng Vương Miện (Crown Jewel House) có ngự lâm quân gác và những cổ đại bác ngày trước. Bên trong nhà Bảo Tàng chứa nhiều vương miện đính kim cương và đá màu.


Những bóng ma ở tháp Luân Ðôn


Nước Anh cảnh vật thường ẩn hiện trong sương mù âm u hoang lạnh nên nổi tiếng là xứ sở có nhiều ma nhất trên thế giới. Tháp Luân Ðôn là một lâu đài cổ gần một ngàn năm từng là nơi giam giữ, tra tấn và chém đầu rất nhiều nhân vật tiếng tăm nên Tháp Luân Ðôn có nhiều hiện tượng ma quái. Thí dụ như vào Tháng Giêng 1816 một ngự lâm quân gác bên ngoài Bảo Tàng Vương Miện la lên rằng bị một con gấu lớn tấn công. Ðó là chuyện lạ không thể giải thích được vì vòng thành tường cao, cổng kín, gấu làm sao vào được? Vài ngày sau người lính này chết vì quá... kinh hãi! Tháp Luân Ðôn nhiều huyền thoại về hồn ma xuất hiện như hồn ma của Vua Henry VI, Lady Jane Grey, Magaret Pole và nổi tiếng nhất là hồn ma của Hoàng Hậu Anne Boleyn bị xử trảm chém đầu vào năm 1536 về tội ngoại tình và làm phản chống lại chồng là Vua Henry VIII. Nhiều nhân chứng cho rằng họ từng thấy Hoàng Hậu Anne xuất hiện ở nhà nguyện St. Peter-ad-Vincula là nơi bà được chôn, bóng bà tha thướt trong xiêm y lộng lẫy đi vòng quanh lâu đài Tháp Trắng và dưới cánh tay... cặp chiếc đầu của mình!


Hoàng Hậu Anne Boleyn


Hoàng Hậu Anne Boleyn (1501/1507(?)-1536) là vợ thứ hai trong 6 đời vợ của Vua Henry VIII cai trị nước Anh từ 1509 đến 1547, bà được tấn phong hoàng hậu vào năm 1533 và đồng thời là mẹ của Nữ Hoàng Elizabeth I (1533-1603) lên ngôi 25 năm sau (1558). Anne Boleyn là con một vị quan ngoại giao trong triều đình, chị của Anne là Mary vốn là tình nhân của vua Henry VIII. Khi gặp Anne Boleyn nhà vua say mê tài sắc của nàng và tìm cách ve vãn chiếm cho bằng được trái tim của nàng nhưng nàng không ưng nếu không được tấn phong làm hoàng hậu. Lấy lý do hoàng hậu hiện tại là Catherine of Aragon không sinh được con trai để nối ngôi, nhà vua xin giáo hội La Mã hủy bỏ hôn nhân nhưng không được Ðức Giáo Hoàng Clement VII chấp thuận. Nhà vua bèn cất chức hồng y nước Anh lúc đó là Wolsey và bổ nhiệm Thomas Cranmer thay thế. Ông này cho hủy hôn thú của nhà vua và chỉ năm ngày sau cho phép nhà vua kết hôn với Anne Boleyn. Ðức giáo hoàng cắt phép thông công đối với Vua Henry và Hồng Y Cranmer. Sự tranh chấp giữa vua nước Anh và đức giáo hoàng đi đến kết quả là từ đó giáo hội nước Anh tách khỏi La Mã để trở thành Anh giáo. Thay vì trước đây giáo hội La Mã có quyền trên nhà vua, bây giờ vua Anh có quyền trong Anh giáo và được hiến pháp ghi là “Supreme Governor of the Church of England”. Chức vị nhà vua trong Anh giáo truyền cho tới bây giờ, áp dụng cả với Nữ Hoàng Elizabeth II hiện nay.

Sau khi được tấn phong hoàng hậu, cùng trong năm 1533 Anne Boleyn sinh được con gái là Công Chúa Elizabeth. Vì không có con trai làm nhà vua thất vọng, cộng thêm những lời đàm tiếu thêu dệt của những người thân với cựu hoàng hậu thất sủng, nhà vua nghi ngờ hoàng hậu phản bội mình, tư tình với nhiều quan chức trong cung. Năm sau hoàng hậu lại sẩy thai, Vua Henry cho đó là một hành động phản bội và nghi ngờ bào thai đó mình không phải là tác giả. Vua Henry ngầm trao đổi với hai thái sư cố vấn là Hồng Y Cranmer và Cromwell là muốn phế bỏ Hoàng Hậu Anne và cũng không trở lại với hoàng hậu trước là Catherine, mà là... cưới vợ mới để có con trai nối ngôi vua. Hồng Y Cranmer một thời cùng phe ủng hộ nàng Anne, nay nghe lời đàm tiếu thế nào không biết lại thay đổi lập trường, ra mặt chống lại Hoàng Hậu Anne. Vô tư trước tình thế trong triều đình bất lợi với không biết bao nhiêu kẻ thù rình rập toan hại mình, Hoàng Hậu Anne lại có tánh phung phí tiền của, tiêu xài những số tiền lớn để mua xiêm y, trang sức, quạt lông công, kiệu hoa lộng lẫy, giường tủ đắt giá từ các nước xa xôi trên thế giới. Nàng lại có đoàn gia nhân nhiều hơn hoàng hậu trước đến 250 người hầu hạ cho riêng nàng và 60 viên chức “maids-of-honour” phục dịch trong công tác “giao tế nhân sự”.

Vận xấu rình rập đã đến, ngày 8 Tháng Giêng 1536 hoàng hậu trước là Catherine of Aragon qua đời, công chúa Mary là con của bà tung tin là do Hoàng Hậu Anne đầu độc. Vua Henry VIII lại té ngựa trọng thương trong cuộc diễn hành và Hoàng Hậu Anne đang có thai 15 tuần buồn phiền lại sẩy thai, giám định thai nhi lại là một bé trai tức là nhà vua tương lai nước Anh lại chết khi còn trong bụng mẹ. Trăm dâu lại đổ đầu tằm, ngày đám tang Catherine là ngày cuộc hôn nhân của nhà vua với Anne xem như đà chấm dứt. Qua tới Tháng Tư 1536, thầy dạy nhạc cho Anne là Mark Smeaton bị bắt giam về tội tư tình với hoàng hậu, ông này phủ nhận nhưng bị tra tấn cực hình đã nhận tội. Một người khác là Henry Norris cũng bị bắt nhưng ông này thuộc hàng quí tộc nên không bị tra tấn. Rồi đến Sir Francis Weston, William Brereton và sau cùng là người em ruột của hoàng hậu là George Boleyn cũng bị bắt về tội thông dâm với hoàng hậu. Có dư luận cho rằng sự quan hệ tình dục chỉ là hoàng hậu muốn thụ thai con trai theo ý muốn của nhà vua. Ngày 2 Tháng Năm 1536 Hoàng Hậu Anne bị bắt trong lúc ăn trưa và bị giải về tháp Luân Ðôn và ba ngày sau nàng bị chém đầu về các tội thông dâm, loạn luân và phản bội mặc dù không có chứng cớ rõ ràng! Ðêm trước đó Hồng Y Cranmer đã tuyên bố hôn nhân giữa nàng với Vua Henry hoàn toàn hủy bỏ cũng như trước đây với Catherine. Vua Henry cũng không cung cấp một quan tài xứng đáng cho Anne và xác cùng thủ cấp để chung trong thùng đựng những mũi tên và được vùi lấp không đề tên tuổi trong nhà nguyện St. Peter ad Vincula. Ðến khi xây lại nhà nguyện dưới thời nữ hoàng Victoria, xác Anne mới được nhận diện và cải táng với bia đá cẩm thạch như ngày nay.

Những lời buộc tội Anne không có chứng cớ thuyết phục nhưng thời ấy người ta cho rằng Anne Boleyn là ác quỷ được sai lên trần gian để phá rối giáo hội La Mã vì Anne có dị tướng với bàn tay trái 6 ngón, có một nốt ruồi to nơi cổ mà nàng che đi bằng đồ trang sức thành thử phải triệt tiêu nàng bằng mọi cách. Quan điểm xã hội thay đổi theo thời gian, sau khi nàng chết nhiều dư luận binh vực cho nàng, rằng những người cực đoan cuồng tín đã góp phần trong vụ án đưa đến cái chết cho nàng. Trong số binh vực có nhà nghiên cứu về các thánh tử đạo Anh giáo là John Foxe cho rằng chính Anne đã cứu Anh giáo ra khỏi tà đạo đi sai lời Chúa, Hoàng Hậu Anne đích thực là thánh tử đạo và là vị nữ anh hùng của Anh Giáo Cải Cách (English Reformation). Từ dư luận đó dẫn đưa con gái của Anne lên ngôi nữ hoàng lấy danh hiệu là Elizabeth I vào năm 1558 (sau này bà cũng bị giam và chết nơi đây cũng vì tội phản loạn). Qua nhiều thế kỷ, Hoàng Hậu Anne Boleyn được lưu danh về những công tác văn hóa, nghệ thuật và quần chúng nhớ đến bà như một “hoàng hậu có nhiều ảnh hưởng và vị trí quan trọng nhất trong lịch sử Anh Quốc”. Có 2 bộ phim mô tả cuộc đời Hoàng Hậu Anne Boleyn là “Anne of the Thousand Days” (1969) và “The Other Boleyn Girl” (2008).

Trong sân tháp Luân Ðôn có nhiều con quạ đen, chúng cất tiếng kêu thảm não. Người ta cho rằng chúng không bay được, thế kỷ trước người ta muốn xua đuổi chúng đi nhưng một chiêm tinh gia đã nói nếu bầy quạ bay đi thì chế độ sẽ tàn lụi? Ði trong lâu đài giữa những bức tường đá hoang lạnh, dường như thấp thoáng bóng hình nàng Anne Boleyn, hoàng hậu với nhiều huyền thoại thâm cung bí sử, là đề tài cho nhiều quyển sách từ thế kỷ trước và những bộ phim đương thời.

Trịnh Hảo Tâm


Hè về là mùa du lịch, cùng ngòi bút du lịch Trịnh Hảo Tâm, đã phát hành 4 quyển ký sự “Trên Những Nẻo Ðường Việt Nam”, “Miền Tây Hoa Kỳ”, “Ký Sự Du Lịch Trung Quốc” và “Mùa Thu Ðông Âu”. Ðọc sách du lịch để chọn nơi nào thích hợp nên đi trong thời kinh tế khó khăn. Giá 15 US$ mỗi quyển (bao cước phí), đã có bán tại các nhà sách Văn Bút, Văn Khoa, Văn Nghệ, Tự Lực, Tú Quỳnh, Phước Hạnh, Trống Ðồng. Ở xa gởi ngân phiếu về tác giả, sách có chữ ký sẽ được gởi đến tận nhà:

Trịnh Hảo Tâm

3683 Hawks Drive

Brea CA 92823

Ðiện thoại: 714-528-1413
Email: trinhhaotam@hotmail.com

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Viếng Florence, Ý Ðại Lợi

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 291[1].JPG[/img]
Ðoàn du lịch trên đồi vọng cảnh nhìn xuống thành phố Florence.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 575[1].JPG[/img]
Thành phố ngói đỏ Florence thủ phủ vùng Tuscany.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 292[1].JPG[/img]
Cây cầu cổ Vecchio với những căn phố trên cầu.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 294[1].JPG[/img]
Bên trong Vương Cung Thánh Ðường Florence.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ar ... 590[1].JPG[/img]
Tiền diện Vương Cung Thánh Ðường Florence.
Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm


Florence nằm về phía Bắc thành phố Rome, là thủ phủ vùng Tuscany nổi tiếng về rượu vang và Florence còn là chiếc nôi của nền văn hóa Phục Hưng (Renaissance), một phong trào cách mạng trong lãnh vực nghệ thuật và kiến trúc. Phong trào Phục Hưng khởi thủy từ Ý Ðại Lợi và lan rộng khắp Âu Châu từ thế kỷ 14 đến 17, là nhịp cầu nối giữa nền văn hóa Trung Cổ và Hiện Ðại. Phục Hưng có nghĩa như “trở về nguồn” nhằm phục hồi lại giá trị văn hóa, nghệ thuật La Mã và Hy Lạp thời huy hoàng cổ xưa. Tiêu biểu cho phong trào Phục Hưng có họa sĩ Leonardo Da Vinci và điêu khắc gia Michelangelo đều là người của vùng Tuscany miền đất của Florence.

Sáng ngày 10 Tháng Năm 2008 chúng tôi giã từ Rome trong luyến tiếc vì còn nhiều nơi chưa được xem để đi Florence (tiếng Ý là Firenze) cách Rome lối 160 km về hướng Bắc. Xe chúng tôi vào vùng đất thuộc tỉnh Umbria không có thành phố lớn, vài cây số là một làng nhỏ, nhà cửa cổ xưa nhưng khang trang, tường vàng mái ngói đỏ quây quần với nhau trên những ngọn đồi cao như một thành trì thời Trung Cổ. Ngày xưa vì an ninh người ta thích ở trên núi để quân giặc khó trèo lên và dễ phát hiện quân giặc từ xa, hai là trên cao có lợi thế để bắn tên, ném lửa xuống. Ngày nay mỗi lần trở về thăm làng cũ phải trèo lên núi rất là mệt nhọc.


Vùng Tuscany


Sau đó đến Chianti thuộc vùng đất Tuscany hoa lá xanh tươi, thoai thoải núi đồi với những cánh đồng nho ngút ngàn chạy xa tít tận chân trời. Phong cảnh ở đây hao hao giống cảnh vùng Napa Valley miền Trung California gần San Jose với nhiều vườn nho và cây trái xanh tươi. Rượu vang Tuscany ngon nổi tiếng nhất là các vùng Chianti, Brunello Di Montalcino và Vino Nobile Di Montepulciano. Trong vùng còn có nhiều xưởng sản xuất xe hơi như hiệu Piaggio, xe gắn máy và kỹ nghệ hàng không, bông vải và núi đá hoa cương (Mable). Vì kỹ nghệ phát triển nên những năm gần đây vùng Tuscany thu hút di dân từ các nước như Trung Quốc, Bắc Phi cũng như Anh và Hoa Kỳ. Hiện có đến 215 ngàn ngoại kiều cư trú trong vùng chiếm gần 6% dân số địa phương. Vùng Tuscany có lịch sử từ xa xưa, trước kia đã có người ở, đến khi người Etruscan đến khoảng 7 ngàn năm trước Công Nguyên, họ đã thiết lập đường sá, cầu cống, hầm mỏ, đào kinh dẫn nước vào ruộng. Ðến thời kỳ Ðế Quốc La Mã nền văn minh rất huy hoàng, đã thành lập các thành phố lớn như Lucca, Pisa và Florence, xây dựng nhiều công trình nổi tiếng như Tháp Nghiêng ở Pisa gần biển và nhiều dinh thự, đền đài, rạp hát. Ðế Quốc La Mã bành trướng khắp Tây Âu rồi lại suy tàn vào thế kỷ thứ 5 thì người Goths và sau đó người Longobards bắt đầu kéo đến vùng Lucca. Thời Trung Cổ vùng Tuscany là con đường giao thương giữa Pháp và La Mã và sau đó khai sinh ra phong trào Phục Hưng với nhiều nghệ sĩ danh tiếng xuất thân từ vùng địa linh nhân kiệt này.


Lịch sử Florence


Mười giờ sáng chúng tôi đã tới phía Nam của thành phố Florence, điều ghi nhận đầu tiên là nhà cửa trong thành phố đều mang nét cổ xưa, nhà lầu, tường trắng, mái ngói đỏ, không có những buyn đinh cao với kiểu cách tân thời, đường sá vắng vẻ, nhiều cây xanh. Không biết từ loài hoa của cây gì mà khi chúng tôi đến nhiều sợi hoa như lông chim bay bay trong gió? Hay là ở đây cũng có công chúa Mỵ Châu thả lông ngỗng cho Trọng Thủy rượt theo? Xe đưa chúng tôi lên ngọn đồi cao ở phía Nam thành phố cạnh bờ sông, nơi đây là điểm ngắm cảnh nhộn nhịp du khách nhìn xuống thành phố, có bãi đậu xe rộng lớn và địa điểm này có tên là Công Trường Michelangelo vì vậy có tượng của anh ta trần truồng thoải mái đứng nhìn về thành phố bên kia sông. Từ nơi đây nhìn về thành phố cổ xưa, êm đềm, mái nhà toàn một màu đỏ, dòng sông Arno chảy qua phía dưới với những cây cầu bắc ngang con sông. Một cây cầu rất đặc biệt gồm 3 nhịp cong, phía trên cầu lại có những dãy phố tường sơn màu sắc rất tươi. Cầu có tên là cầu Vecchio được xây vào thời Trung Cổ (1345) thay thế cho những cây cầu trước có từ thời đế quốc đã bị nước lũ cuốn trôi. Ngày xưa những ngôi nhà trên cầu là hàng thịt cho đến năm 1593 lãnh chúa Medici cai trị Florence ra lệnh cấm bán thịt trên cầu. Từ đó trở thành cửa hàng vàng bạc và ngày nay thêm tranh tượng nghệ thuật và đồ lưu niệm. Nhìn vào thành phố vượt cao lên tất cả là tháp vòm của vương cung thánh đường Florence tức nhà thờ Santa Maria Del Fiore và ngọn tháp của Tòa Thị Chính ở phía Nam. Hai địa điểm này nổi tiếng nhất của Florence mà chúng tôi sẽ đến viếng thăm trong ngày hôm nay.

Thành phố Florence không lớn, khu trung tâm (hành chánh, thương mại, dân cư) như một vùng tròn có đường kính chừng 3 km nằm trong thung lũng sông Arno chảy theo hướng Ðông Tây và hai hướng Bắc Nam có hai dãy núi án ngữ. Thành phố rộng 102 km2 (39.4 sq. mi.) có dân số 366,488 người (2006) nằm trên cao độ 50 m (164 ft.) là tỉnh lỵ của tỉnh Florence thuộc vùng Tuscany. Thành phố được Hoàng Ðế Julius Caesar thành lập vào năm 59 BC để làm nơi sinh sống cho những cựu chiến binh đã giải ngũ (phục viên). Thành phố từng có thời tên là Florentia có nghĩa là mầu mỡ, phồn thịnh (Flourishing), nhà cửa được xây theo kiểu trại lính ở trung tâm thành phố, vị trí này ngày nay là Công Trường Piazza Della Repubblica. Vào thế kỷ 3 AD Hoàng Ðế Diocletian đặt Florentia làm thủ đô Tuscia. Thánh Minias là thánh tử đạo tiên khởi tại Florence, ông ta bị chém đầu vào năm 250 AD trong thời cấm đạo của Vua Decius. Tương truyền cho rằng sau khi bị chém đầu, ông còn lấy tay bưng cái đầu của mình đi bộ ngang qua sông Arno để lên đồi Mons Fiorentinus về tu viện của ông, nơi ngày nay là Vương Cung Thánh Ðường San Miniato Al Monte. Thế kỷ thứ 4 thành phố chịu dưới sự cai trị của dân tộc Ostrogoths sau khi họ diệt được dân Byzantines, chiến tranh khiến dân số thành phố giảm sút chỉ còn 1,000 người. Hòa bình trở lại dưới thời Vua Lombard vào thế kỷ thứ 6, sau đó bị dân Charlemagne (Ðức) xâm lăng vào năm 774, Florence trở thành phần đất nằm trong xứ Tuscany và Lucca là thủ đô. Dân số bắt đầu tăng trở lại và thương mại phát đạt, Florence sáp nhập với Fiesole thành một quận. Thành phố phát triển, khởi sắc từ sau năm 1000 khi được chọn làm thủ đô, thời kỳ này được gọi là Thời Vàng Son của nghệ thuật Florentine khi các công trình to lớn được xây cất như Vương Cung Thánh Ðường San Miniato Al Monte. Sau trận dịch hạch 1348 dân số Florence từ 80,000 giảm xuống chỉ còn 25,000. Giao thời giữa 2 thế kỷ 14 và 15 hai dòng họ Albizzi và Medici giao chiến để tranh giành cai trị Florence, trên nguyên tắc là xứ dân chủ nhưng nắm quyền vẫn là những lãnh chúa. Cosimo De Medici là lãnh chúa đầu tiên thuộc dòng họ Medici nắm quyền truyền cho đến đời cháu nội là Lorenzo vào năm 1469. Chính Lorenzo là người có công khởi xướng phong trào văn hóa Phục Hưng khi trọng dụng được Michelangelo, Leonardo Da Vinci và Botticelli và những nhạc sĩ, ca sĩ thời ấy. Sau khi Lorenzo qua đời năm 1492 quân Pháp của Vua Charles 8 xâm lăng nước Ý chấm dứt triều đại dòng họ Medici có công tài trợ rất nhiều cho các giáo hoàng ở Rome. Thế kỷ 18 Florence cũng như phần lớn Tây Âu nằm dưới sự cai trị của đế quốc Áo Hung của Nữ Hoàng Maria Theresa of Austria. Ðế quốc Áo Hung suy tàn, Ý vùng lên độc lập, Florence nằm trong Tuscany trở thành một tỉnh của Vương Quốc Thống Nhất Ý Ðại Lợi vào năm 1861 và Florence thay thế Turin trở thành thủ đô của Ý vào năm 1865 lúc này Rome vẫn là một nước riêng của Giáo Hoàng dưới sự ủng hộ của Pháp. Năm 1870 nhân cơ hội Pháp bận đánh với Prussian (thuộc nước Ðức), Ý tiến chiếm Rome thống nhất đất nước và năm sau chọn Rome làm thủ đô của Ý. Dân số Florence tăng gấp đôi vào thế kỷ 19 và tăng gấp ba vào thế kỷ 20 với phát triển về du lịch, mậu dịch, tài chánh và kỹ nghệ. Trong Thế Chiến Thứ 2 thành phố trải qua một năm dài bị quân Ðức chiếm đóng (1943-44) và trước khi đầu hàng quân Ðức đã phá hết các cầu trên sông Arno chỉ trừ cây cầu cổ Vecchio do lệnh của Hitler là còn chừa lại. Quân đội Ðồng Minh khi giải phóng thành phố binh lính thiệt mạng được chôn tại các nghĩa trang bên ngoài thành phố như nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ ở phía Nam cách Florence 9 km.

Ở điểm vọng cảnh trên đồi là Công Trường Michelangelo theo sự sắp xếp của trưởng đoàn là ông Luigi Saba, chúng tôi chụp chung tấm hình cả đoàn để kỷ niệm cho chuyến du lịch Scenic Europe của hãng Trafalgar. Ngoài 30 du khách trong hình còn có ông Luigi Saba và anh tài xế xe buýt. Thợ chụp hình là một ông người Ý hẹn trước, ông ta sắp đặt vị trí, trèo lên cái thang cao để trong hình thấy được dòng sông Arno, cây cầu Vecchio và thành phố Florence với các ngọn tháp nhà thờ. Hôm sau trên xe Coach ông Luigi bán mỗi tấm hình khổ 8 x 10 inch là 10 Euro kèm theo photocopy tấm hình có chú thích tên của mỗi người. Cuối Tour du lịch ông Luigi còn phát thêm tờ giấy ghi tên và địa chỉ, số phone, email của từng người để tiện việc liên lạc sau này.


Vương Cung Thánh Ðường Florence


Xuống đồi xe qua một trong những cây cầu để vào khu phố cổ trung tâm Florence ở về phía Bắc con sông. Ðịa điểm đầu tiên thăm viếng là Công Trường Duomo nơi có Vương Cung Thánh Ðường Santa Maria Del Fiore (St. Mary of the Flower). Ðây là điểm du lịch trọng yếu nên tấp nập du khách, ông Luigi nhắc nhở mọi người cẩn thận coi chừng móc túi. Xe dừng lại cho chúng tôi xuống ngay phía trước nhà thờ rồi lại rời đi nơi khác vì nơi đây không cho đậu xe. Chúng tôi có một tiếng đồng hồ tự do tham quan, ai muốn vào bên trong nhà thờ thì miễn phí nhưng trèo lên mái vòm để nhìn xuống thành phố phải mua vé (6 Euro).

Nhà thờ được khởi công xây vào năm 1296 và kéo dài 140 năm mới hoàn tất những phần chính vào năm 1436. Trước nơi đây đã có một nhà thờ nhỏ hơn xây từ thế kỷ thứ 9 là nhà thờ Santa Reparata. Ðến cuối thế kỷ 13 nhà thờ đã hư hao xuống cấp trầm trọng và quá nhỏ cho số tín đồ gia tăng nên giáo phận thấy cần phải xây một nhà thờ mới to lớn hơn gấp 4 lần. Ðồ án được giao cho Arnolfo Di Cambio thiết kế và đặt viên đá đầu tiên năm 1296. Năm 1302 Arnolfo qua đời công việc xây dựng gián đoạn trong 30 năm. Ðến năm 1330 người ta tìm được hài cốt của thánh Zanobius trong nền nhà thờ cũ nên kích thích công việc xây dựng được tiếp tục. Ông Giotto và phụ tá là Andrea Pisano tiếp tục xây dựng theo đồ án của Cambio trước đây. Năm 1337 ông Giotto chết và trận dịch hạch năm 1348 hoành hành nên công việc cũng lại trì trệ. Nhiều kiến trúc sư khác tiếp tục công trình và nhà thờ hoàn tất năm 1418 nhưng phần mái vòm còn dang dở. Mái vòm có hình chóp nhọn với đáy bát giác (8 cạnh) sườn bên trong bằng gỗ và sắt, lợp mái bằng ngói đỏ và hoàn tất năm 1436 cao 114.5 mét (375 ft.) là mái vòm đồ sộ nhất thời ấy.

Tiền diện nhà thờ hiện nay được xây lại vào năm 1887 với kiểu Tân Gothic bằng đá cẩm thạch trắng, xanh và đỏ, có một tháp chuông bên cạnh phía Nam (nhà thờ có dạng hình thánh giá nằm theo hướng Tây-Ðông, tiền diện nhìn về hướng Tây, khác với đa số các nhà thờ ở Rome nhìn về phương Ðông). Tiền diện nhà thờ nguyên thủy xây từ lúc đầu chỉ xây phần dưới và bị bỏ dở dang nên phải xây lại tiền diện mới. Vào bên trong nhà thờ rất trống trải vì không có các hàng ghế cho tín hữu, theo kiểu Gothic đơn giản. Nhà thờ mở cửa cho công chúng nên những tranh tượng quý giá đều đem vào lưu giữ ở các nhà bảo tàng, còn lại một số tranh tượng là hình ảnh những viên chức chính quyền, quan lại thời xưa đã đóng góp tiền bạc xây dựng nhà thờ. Sàn nhà thờ lát bằng đá hoa cương bóng loáng rất đẹp. Dưới nền nhà thờ là mộ chôn của một số người trong đó có hai vị giáo hoàng là Nicholas 2 và Stephen 9. Phía trước nhà thờ là một ngôi nhà to lớn cũng hình bát giác nhiều cửa sổ và tường ngoài lát cẩm thạch trắng. Ngôi nhà này có tên là Nhà Rửa Tội (Baptistry) là một trong những kiến trúc cổ nhất ở Florence được xây từ năm 1059 đến 1128. Thời ấy dân chúng Florence theo đạo Thiên Chúa đều chịu phép Rửa Tội tại ngôi nhà này.

Chúng tôi ra bên ngoài đi dạo một vòng quanh nhà thờ, chung quanh là phố phường bán buôn tấp nập du khách. Khu phố ở đây cũng phục vụ khách du lịch, bán các mặt hàng như máy ảnh, đồ kỷ niệm, tranh tượng, áo thun, khăn quàng, nón giày, giải khát, tiệm kem, sandwiches, pizza v.v... Ðặc biệt nơi đây khách du lịch Ấn Ðộ rất đông, có một số phụ nữ trẻ người Trung Quốc bán áo thun, áo ấm, khăn lụa quàng cổ, khăn mỏng choàng đầu chào mời du khách nhưng mắt luôn dáo dác trông chừng cảnh sát Ý mặc đồng phục. Dường như ngoài đầu phố có người canh chừng nên khi có tuần tra là họ ra hiệu nhau và thoáng chốc biến mất trong các khu phố. Vì quê hương họ nghèo (trong khi nhà nước thì giàu) nên các cô gái trẻ này phải tha phương cầu thực kiếm tiền gởi về nuôi sống gia đình cùng hoàn cảnh với những phụ nữ Trung Quốc làm nghề Foot Massage ở Little Saigon hiện nay vậy.

Trịnh Hảo Tâm

Cùng ngòi bút chuyên về du lịch “đi và sống” Trịnh Hảo Tâm, đã phát hành 4 quyển ký sự “Trên Những Nẻo Ðường Việt Nam” (tái bản), “Miền Tây Hoa Kỳ” (Hawaii, Nam Bắc Cali, Seattle, Vancouver...), “Trung Quốc” và “Mùa Thu Ðông Âu”. Mô tả chi tiết, hình ảnh rõ ràng, lời văn bình dị, dí dỏm. Giá 15 US$ mỗi quyển (bao cước phí), đã có bán tại các nhà sách Văn Bút, Tự Lực, Tú Quỳnh, Phước Hạnh, Trống Ðồng (Pomona). Ở xa gởi ngân phiếu về tác giả, sách có chữ ký sẽ được gởi đến tận nhà:

Trịnh Hảo Tâm
3683 Hawks Drive
Brea CA 92823
Ðiện thoại 714-528-1413
Email: trinhhaotam@hotmail.com

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sydney rạng rỡ

Thành phố Sydney chan hòa trong nắng qua ảnh của độc giả Ngô Minh Cường. Ảnh chụp bằng máy Nikon D200.


Sydney là thành phố lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất thuộc tiểu bang New South Wales của Australia.
Trung tâm tài chính hàng đầu Australia này cũng là địa điểm du lịch của khách quốc tế,
nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và hai công trình Nhà hát Opera Sydney và Cầu Cảng (Harbour Bridge).

Image
Opera House - Nhà hát con sò - đẹp thơ mộng và sang trọng.

Image
Harbour Bridge hiện đại và to lớn, lúc nào cũng tấp nập xe cộ.


Image
Nhà thờ St Marys trong nắng vàng.

Image
Tháp đồng hồ ở ga tàu điện trung tâm.

Image
Sydney tower hay còn gọi là Center Point, cao 305 mét, xây dựng 1970-1981.

Image
Nhìn xuống mấy tòa nhà cao tầng cảm giác choáng ngợp.

Image
Vườn Royal Botanic Gardens nhìn từ trên tháp.

Image
Công viên Royal Botanic bên cạnh nhà hát Con sò rực rỡ trong nắng thu.
Ngô MinhCuong

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Re: Queensland

Post by CNN »

CNN wrote:QUEENSLAND
Trong D/Đ HNC Hải Ngoại có 2 người dự định chọn QLD là nơi về hưu - Khi nào hai ông tướng ấy định cư ở QLD, CNN sẽ lên phá dài dài (nếu còn gân).
CNN vừa lên QLD 2 tuần trước đây và quyết định move lên QLD khi về hưu. CNN dự tính xây nhà trong năm tới và dọn lên khoảng 3 năm nữa (sau khi về hưu). Các bác đợi hay CNN phải đợi các bác đây?

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Thành phố Portsmouth vào thu

Ảnh được chụp từ những ngày đầu tiên khi độc giả Ngô Quang Tùng mới đặt chân đến thành phố của nước Anh.
Một thành phố yên bình, cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Ảnh chụp bằng máy ảnh Canon EOS 40D.


Image
Tháp đồng hồ cổ kính ở trung tâm thành phố.

Image
Tòa nhà rực rỡ dưới ánh nắng thu.

Image
Một góc phố phủ đầy cây xanh và hoa.

Image
Một góc sân quảng trường yên tĩnh.

Image
Hoa trang trí trên cột đèn cổ xưa.

Image
Con chim tha thẩn kiếm ăn.

Image
Một công trình kiến trúc hiện đại lạ mắt.

Ngô Quang Tùng

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Muà Thu Toronto
Ở Bắc bán cầu mùa Thu trở về vào Tháng Chín, ngày ngắn dần, thời tiết mát dịu và chuyển sang lạnh, những cây rụng lá về mùa Ðông bắt đầu vàng úa và đỏ rực tạo nên một phong cảnh rừng Thu rất đẹp nhất là ở vùng New England (Ðông Bắc Hoa Kỳ) chạy lên tới Canada như các tỉnh Québec và Ontario. Mùa Thu năm nay xin mời các bạn cùng chúng tôi viếng thăm thành phố Toronto thuộc tỉnh Ontario, Canada để ngắm sắc đỏ của rừng phong, nghe tiếng xào xạc lá vàng rơi:

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Ðạp lên lá vàng khô?
(Tiếng Thu - Lưu Trọng Lư)

Du khách thường viếng Toronto vào mùa Thu vì thời tiết mát dịu, Tháng Chín Toronto có nhiệt độ trung bình là 60 độ F, Tháng Mười giảm xuống 50 và Tháng Mười Một là 40 độ. Rừng phong lá bắt đầu chuyển màu vàng tươi, rồi đỏ thắm và cuối cùng là nâu sẫm trước khi rơi rụng để mùa Ðông về tuyết trắng phủ đầy trên rừng phong thân trắng không còn lá. Bắt đầu mùa Thu, trên truyền thanh, truyền hình người ta loan báo những vùng nào lá bắt đầu đổi màu, thời tiết có mưa hay không để cập nhật những tin tức cho du khách đang đến ngắm lá vàng mùa Thu ở thành phố Toronto thanh lịch và êm đềm.

Chiếc phản lực Boeing 737 của hãng United Airlines đã đưa tôi đến thành phố Toronto của Canada, sau tổng cộng hơn 5 giờ bay từ phi trường Ontario của miền Nam California cộng thêm một giờ đổi máy bay ở Chicago.
Từ trên cao lúc máy bay sắp hạ cánh, vùng ngoại ô Toronto với những ngôi nhà mới mái ngói màu rượu chát nổi bật trên nền cây cỏ xanh tươi như đang độ vào Xuân mặc dù bây giờ trời đã sang Thu khác hẳn với những bãi cỏ vàng vì thiếu nước, những cây cối xanh đen vì bị ô nhiễm bởi khói xe và kỹ nghệ của miền Nam Cali mà tôi đang sống. Máy bay nghiêng và hạ thấp cao độ, khu trung tâm Toronto với những nhà cao tầng nằm kế cận bờ hồ Ontario đã hiện ra rõ nét.

Ngọn tháp CN Tower vừa tượng trưng cho thành phố Toronto vừa biểu hiệu luôn cho cả nước Canada nằm soi bóng bên bờ hồ mà nhìn từ trên cao mặt hồ phản chiếu ánh nắng mặt trời lấp lánh như nạm bạc.
Phi cơ hạ cánh xuống phi trường quốc tế Pearson nằm về phía Tây Bắc và cách trung tâm Toronto 17 miles (27 km). Phi trường lấy tên thủ tướng thứ 14 của Canada là Lester B. Pearson, ông này cũng từng được giải Nobel Hòa Bình. Quan thuế Canada cũng rất dễ dàng, nếu không có gì cần khai báo thì đi qua ngã “No Claim”. Người quốc tịch Mỹ vào Canada ở dưới 3 tháng không cần phải xin Visa và để chứng minh có quốc tịch Mỹ phải mang theo Pass Port.

Ngày nay nhân viên di trú Canada ở phi trường hỏi rất kỹ như lý do vào Canada và ở lại bao lâu (nếu ở trên 3 tháng phải có Visa và Visa có thể xin ngay tại phi trường). Nhưng đến lượt về, trở lại Mỹ thì nhân viên Sở Di Trú Mỹ ngồi tại phi trường Pearson (còn trên đất Canada) đòi coi Pass Port và cập nhật vào mạng vi tính. Những năm trước du khách quốc tịch Mỹ khi trở lại Mỹ từ Canada hay Mexico chỉ cần trình bằng quốc tịch hay khai sinh nếu sinh đẻ tại Mỹ nhưng từ năm 2009 luật bắt buộc phải mang theo Pass Port để đề phòng khủng bố xâm nhập.

Lượt về cũng không nên mang trái cây, hoa kiểng vào Mỹ. Khu Chợ Tàu Toronto trái cây nhiệt đới như vải, nhãn, măng cụt, sầu riêng rất nhiều, còn tươi không đông lạnh, giá lại rẻ hơn bên Mỹ. Dân ta hay mang các thứ này về nên quan thuế ở đây hay hỏi trước khi cho vào phòng đợi máy bay. Nếu có những món này phải... trở ra ăn hết hay quăng vào thùng rác!

Ra đón chúng tôi là vợ chồng em trai tôi cư ngụ tại Toronto và hai đứa cháu gọi tôi bằng cậu từ New Haven tiểu bang Connecticut qua chơi Toronto. Hai cháu trai này trên 40 tuổi con của chị tôi (còn ở Việt Nam), ngày xưa cùng vượt biên với chúng tôi. Sau một tuần ở Toronto hai cháu sẽ lái xe đưa chúng tôi về New Haven, thăm lại nơi xưa chốn cũ, những tháng đầu tiên chúng tôi định cư trên đất Mỹ.

Vợ chồng em trai tôi vượt biên trước, hiện có tiệm bán hoa ở Mississauga kế cận phía Tây của Toronto. Trên xa lộ từ phi trường về nhà, nhìn địa thế xung quanh thì Toronto là một vùng đất bằng phẳng, không thấy một ngọn núi nào dù ở phía chân trời xa. Toronto cũng không bị động đất như California nhưng trái lại bị tuyết phủ vào mùa Ðông. Bầu trời trong xanh với mây trắng từng cụm, nhiệt độ khoảng 60 độ F, gió nhẹ se se lạnh. Vì gần Bắc Cực nên ở đây tuy mới mùa Thu, nhưng ánh nắng mặt trời tắt rất sớm, 5 giờ chiều trời đã hoàng hôn. Trái lại ngày Hè cũng thật dài, 9 giờ tối trẻ con vẫn còn chơi đùa trong công viên, các cụ già còn ngồi đọc báo vì nắng vẫn còn. Mưa và ẩm ướt vào mùa Hè và bắt đầu gia tăng mưa nhiều vào mùa Thu, mùa Ðông lạnh có tuyết rơi vài lần.

Bên đường trời đã sang Thu lá cây bắt đầu vàng rực nhiều cây đỏ thắm in trên nền trời xanh biếc trông rất đẹp. Dọc theo xa lộ thích nhất là những con suối quanh co uốn lượn với hai bên bờ là những hàng cây um tùm như những khu rừng nhỏ. Cỏ ở đây lúc nào cũng xanh mượt mà người ta cũng không cần gắn hệ thống tưới tự động.

Hệ thống xa lộ Canada hiện giờ thì không bằng California, lề xa lộ dành cho xe đậu khi gặp trường hợp bất trắc (emergency) hãy còn trải đá sạn chứ chưa được tráng nhựa. Những bảng chỉ dẫn trên xa lộ cũng khác hơn ở Mỹ và dùng cả hai thứ tiếng Anh và tiếng Pháp. Ðơn vị đo lường của Canada dùng cả hai hệ thống đo lường vừa Mỹ Anh (standard) vừa thập phân (metric) như chiều dài trên đường thì dùng cây số (kilometer) nhưng đo nhà đất thì lại dùng feet. Ðơn vị đo dung tích như xăng thì bán theo lít, với trọng lượng như cân trái cây hay thịt cá thì lại dùng pound.

Ðó là sự phối hơp hai hệ thống cân đo của Anh và Pháp là hai sắc dân khám phá ra vùng đất Canada từ thế kỷ 15. Ngôn ngữ cũng vậy, Canada dùng cả hai thứ tiếng: miền Toronto và thủ đô Ottawa, hai thành phố đều nằm trong tỉnh Ontario thì nói tiếng Anh nhưng thành phố Québec thuộc tỉnh Québec thì lại nói tiếng Pháp. Về tiền tệ Canada xài đồng đô la Canada (viết tắt là CAD), tiền giấy Canada có mệnh giá 5, 10, 20, 50 và 100 CAD, tiền cắc (coin) có 2 CAD, 1 CAD, 25, 10, 5 và 1 xu (100 xu = 1 CAD). Hiện nay (Tháng Mười 2009) hối suất 1 USD = 1.08 CAD tức tiền Canada và tiền Mỹ cùng gần bằng giá như nhau. Mua sắm nhiều nơi ở Toronto nhận cả hai thứ tiền.

Hai mươi phút sau trung tâm thương mại Toronto với những tòa nhà cao tầng ngạo nghễ và ngọn tháp CN Tower cao vút hiện ra phía trước nổi bật trên nền trời xanh. Toronto là một thành phố to lớn và đẹp đẽ, là trung tâm thương mại, kinh tế, tài chánh chẳng những của Canada mà cả toàn vùng Bắc Mỹ,

Thị Trường Chứng Khoán Toronto được xếp vào hạng 7 trên thế giới. Toronto dẫn đầu nền kinh tế Canada với các dịch vụ thương mại, tài chánh, truyền thông, kỹ nghệ không gian, giao thông chuyển vận, phim ảnh, truyền hình, xuất bản, nghệ thuật, phần mềm vi tính, nghiên cứu y khoa, giáo dục, du lịch và thể thao là những ngành nghề chính của thành phố. Toronto nằm soi bóng bên bờ Bắc của hồ Ontario, là một trong Ngũ Ðại Hồ trên lục địa Bắc Mỹ gồm các hồ có tên tạo thành chữ HOMES (Huron, Ontario, Michigan, Erie và Superior). Những hồ này to lớn như biển cả, đứng bên bờ này không thấy bờ bên kia, nhưng là biển nước ngọt do tuyết tan từ vùng núi Bắc Canada và chảy ra biển Ðại Tây Dương bằng sông St. Lawrence gần biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ. Toronto còn là thành phố đa chủng với nhiều sắc dân khác nhau, số người sinh từ nước khác chiếm đến 49% trong dân số Toronto và Phụ Cận là 5 triệu 556 ngàn người (thống kê 2006 Census).

....Năm 1813 trong cuộc chiến một lần nữa giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc với trận đánh Battle of York (27 Tháng Tư, 1813) quân Mỹ đổ bộ lên bắt 300 quân Anh làm tù binh sau khi giết 62 lính Anh và làm bị thương 94 người, phía Mỹ thiệt hại 70 người và 220 bị thương. Quân Mỹ tàn phá hầu hết thành lũy York và châm lửa đốt tòa nhà lập hiến trong 5 ngày chiếm đóng. Năm sau vào ngày 24 Tháng Tám, 1814 quân Anh chiếm đóng thủ đô Washington D.C. và trả thù bằng cách đốt phá các tòa nhà ở thủ đô Hoa Kỳ!

Thành phố York được thành lập và lấy tên cũ là City of Toronto vào ngày 6 Tháng Ba, 1834 với dân số chỉ có 9,000 người kể cả một số nô lệ người Mỹ gốc Phi Châu trốn khỏi từ Hoa Kỳ. Cũng trong năm này chế độ nô lệ bị bãi bỏ trên đất Upper Canada. Năm 1837 chính trị gia cấp tiến William Lyon Mackenzie trở thành thị trưởng đầu tiên của Toronto, ông ta cầm đầu cuộc cách mạng chống lại nhà cầm quyền Anh đang cai trị thuộc địa Upper Canada nhưng thất bại

. Thành phố phát triển trong những năm còn lại của thế kỷ 19 với nhiều đợt di dân đến Canada. Ðợt lớn nhất là di dân Công Giáo đến từ đảo Ireland trong nạn đói vào năm 1845 đến 1852 đã làm thiệt mạng hơn một triệu người vì mùa khoai tây hư hại. Sau đó cũng từ đảo Ireland, giáo dân Protestant cũng theo chân người Công Giáo tiếp tục vượt biển đến Canada và được người Anh và Scottland định cư từ trước tiếp đón. Trong thế kỷ 19, thành phố xây dựng hệ thống cống rãnh, đường phố được thắp sáng bằng đèn hơi ga, đường sắt được xây dựng vào năm 1854 nối Toronto với các thành phố phía Bắc Canada. Xe được ngựa kéo trên đường sắt được thay thế bằng xe điện vào năm 1891 bởi công ty Toronto Railway Company.

Năm 1904 trận hỏa hoạn lớn xảy ra ngay tại trung tâm kỹ nghệ thành phố thiêu rụi 104 tòa nhà, hãng xưởng thiệt hại hơn 10 triệu đồng thời đó làm 5 ngàn người thất nghiệp trong tổng số cư dân 200 ngàn lúc đó.

Nửa thế kỷ sau vào năm 1954 trận bão Hurricane Hazel từ biển Caribbean thổi lên gây hư hại nhà cửa và lụt lội khiến 81 người chết, 1,900 gia đình mất nhà và thiệt hại hơn 25 triệu đồng USD. Ðầu thế kỷ 20 di dân từ các nước Ðức, Pháp, Ý, Do Thái cũng như một số nước Ðông Âu, theo sau là người Trung Hoa, Nga, Ba Lan ồ ạt đến Toronto chen chúc nhau ở khu “the Ward” đường Bay Street, ngày nay là trung tâm tài chánh lớn nhất nước. Sau Thế Chiến Thứ Hai, nạn nhân chiến tranh cũng như người Trung Hoa tìm việc làm, đến Toronto gia nhập vào lực lượng lao động trong ngành xây cất và gần đây nhất di dân từ Hong Kong trước khi nhượng địa này trả về Trung Quốc năm 1997 khiến khu thương mại China Town ở Toronto trở thành China Town lớn nhất Bắc Mỹ.

Trịnh Hảo Tâm

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Phố Tàu, phố Việt ở Toronto
Giữa hai cuộc thế chiến, Toronto là một thành phố buồn, chẳng có gì để hấp dẫn du khách! Ngay thời thập niên 1950, người dân Toronto mỗi khi muốn du hí còn phải lái xe qua Detroit cách Toronto 4 giờ lái xe ở về hướng Tây Nam hay Buffalo, 90 phút xe chạy về hướng Nam qua thác Niagara. Ngày nay tình thế đã đổi chiều, Toronto là địa điểm du lịch hấp dẫn trên thế giới vì tính cách đa sắc tộc, tập trung nhiều nền văn hóa màu sắc khác nhau.

Toronto không phải là thủ đô của Canada nhưng là vùng đô thị quy tụ đến 5 triệu rưỡi dân mà hai phần ba là dân từ các nơi khác đổ về. Ngoài dân da trắng nói tiếng Anh, các cộng đồng thiểu số gồm có dân da đen và người Á Châu.

Nhóm da đen ở đây nguồn gốc của họ không phải từ Phi Châu như ở Hoa Kỳ mà lại đến từ đảo Jamaica hiền hòa (cựu Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell cũng là người Jamaica). Cộng đồng lớn thứ ba người ta nhìn thấy là cộng đồng người Hoa đến từ Hồng Kông. Làn sóng di dân này đã một thời dâng cao trước khi Hồng Kông giao trả về Trung Hoa lục địa năm 1997. Nhóm thiểu số kế đến là người Ấn Ðộ, họ có bằng cấp nhưng không có việc làm ở xứ họ nên tìm cách di dân qua Canada.

Nét đa văn hóa ở đây thấy rõ hơn hết khi một buổi sáng tôi ra China Town Mississauga thì thấy nhiều gia đình người Ấn Ðộ đi mua thức ăn ở chợ Tàu! Ðàn bà vận quốc phục bằng tơ lụa nhiều màu sắc và đội khăn mỏng như ở miền Nam Cali ta thấy họ đi mua sắm ở Little India đường Pioneer thành phố Norwalk. Ðàn ông người Ấn ở đây ngoài hai nghề kỹ sư và bác sĩ như ở Cali, họ còn đi làm những nghề khác như lái taxi hay bán xăng.

Vật giá nói chung ở Toronto đắt đỏ hơn Cali như giá xăng cũng cao hơn và được tính bằng lít chứ không là gallon. Chợ thực phẩm Canada thì giống như chợ Mỹ nhưng mọi thứ đều đắt hơn. Sữa tươi thì không có thùng một gallon mà phải mua từng hộp nhỏ bằng giấy hay bịch nylon. Khi lấy xe đẩy trong chợ thì phải bỏ đồng 25 xu vào ổ khóa thì mới lấy xe ra được và khi trả xe thì lấy 25 xu trở lại.

Mục đích là tránh người đi chợ bỏ xe bừa bãi, tiết kiệm tiền mướn người đi thu nhặt. Ðồng kim loại 25 xu Mỹ cũng xài được ở Canada. Tiền 1 đồng, 2 đồng Canada được đúc bằng kim loại, chỉ 5 đồng trở lên mới được in bằng tiền giấy và tất cả tiền đều có in hình nữ hoàng Anh vì Canada nằm trong Liên Hiệp Anh.

Chợ Tàu Toronto trở thành phố Việt
-Ðến ngã tư Queen và Spadina Ave. du khách bỗng giật mình tưởng đã lạc qua Hồng Kông hay Chợ Lớn vì con đường Spadina từ Queen ở hướng Nam lên đến College St. ở hướng Bắc là trung tâm của khu phố Tàu. China Town Toronto là khu phố Tàu lớn nhất ở Bắc Mỹ vì có hơn 150 ngàn người Hoa sinh sống tại Toronto. Trên đường Spadina này có những siêu thị Tàu 4, 5 tầng lầu, những thương xá đồ sộ hơn cả Phước Lộc Thọ của Little Saigon ở California, lớn nhất là 2 thương xá Dragon City và Chinatown Centre với các cửa hàng của người Hoa, Việt Nam và Thái Lan. Trái cây vùng nhiệt đới như vải, nhãn, măng cục, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm được bày bán khắp hè phố. Những món trang trí, đồ kỷ niệm Ðông phương, chén bát, đồ cổ, tượng thờ tràn ngập trong các cửa hàng. Giống như China Town Los Angeles, người Việt cũng xâm nhập được vào China Town Toronto, có khoảng phân nửa cửa hiệu ở đây do người Việt hay người Việt gốc Hoa làm chủ.

Họ làm đủ mọi ngành nghề như nhà hàng ăn uống, video, dĩa nhạc, sách báo, cà phê, kim hoàn, thẩm mỹ, du lịch, luật sư, bác sĩ... Vùng phía Bắc Toronto như các thành phố Weston, North York là khu kỹ nghệ, người Việt Nam còn làm nghề sơn sửa xe hơi với máy móc tối tân hiện đại được các hãng bảo hiểm, các dealer xe mới công nhận và ký hợp đồng sửa chữa cho xe khách hàng của họ.

Theo ước lượng Toronto và vùng phụ cận có khoảng 50,000 người Việt sinh sống, họ là những người vượt biên bằng thuyền trong khoảng năm 1978 đến 1985 phần nhiều là người Việt gốc Hoa đến từ các trại tỵ nạn Hồng Kông.
Về lịch sử khu Phố Tàu Toronto, người ta công nhận ông Sam Ching chủ nhân của tiệm giặt ủi trên đường Adelaide là thương gia đầu tiên có tên trong sổ niên giám thương mại vào năm 1878. Người Trung Hoa sau đó bị đạo luật di trú năm 1885 cấm việc di dân vào Canada vì bên miền Tây Canada có nhiều cuộc biểu tình chống người Hoa.

Tuy nhiên hai thập niên sau đó dọc theo đường Bay và Elizabeth Street là khu phố với hàng trăm người Hoa sinh sống, họ đến từ vùng Vancouver ở phía Tây Canada sau khi hoàn thành việc xây dựng đường xe lửa cho hãng Canadian Pacific Railway họ bị chống đối kỳ thị nên di chuyển qua miền Ðông. Năm 1910 khi cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa lật đổ nhà Mãn Thanh, dân số người Hoa lên hơn 1,000 người, hàng trăm người mở cơ sở thương mại phần đông là nhà hàng ăn, tạp hóa và tiệm giặt. Ðến thập niên 1930 khu China Town đã thành hình dọc trên con đường Bay Street khoảng giữa Dundas và Queen Street.

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng Great Depression cũng như trên toàn quốc, khu China Town cũng bị ảnh hưởng với hơn 116 tiệm giặt và hàng trăm cửa hàng khác phải đóng cửa.

Khu Phố Tàu phục hồi nhịp sống sau Thế Chiến Thứ Hai cùng lúc với nền kinh tế Canada vững mạnh trở lại và dân số người Hoa tăng cao trong khoảng 1947 đến 1960 với các sinh viên và thợ chuyên môn đến từ Hồng Kông, Quảng Ðông và các nước Ðông Nam Á.

Ðến thập niên 1990 khu China Town lâm vào tình trạng đi xuống, thuế đóng cho thành phố giảm sút vì khó phát triển với phố xá cổ xưa chật hẹp và nhất là thiếu chỗ đậu xe. Du khách vắng đi và cư dân người Hoa còn lại ở đây là người già cả, lớp trẻ thế hệ sau đã dọn ra ngoại ô sinh sống.
Trong lúc các chợ thực phẩm và các nhà hàng nhỏ vẫn hoạt động bình thường, nhiều cửa tiệm lớn về điện tử, thương xá thời trang, mỹ phẩm phải đóng cửa nhất là các hiệu vịt heo quay, BBQ ở dưới tầng hầm đóng cửa từ năm 2000.

Ðó là cơ hội cho người Việt xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường với những tiệm ăn, cửa hàng nhỏ sinh hoạt với tính cách gia đình biến nơi đây thành Little Saigon. Ngày nay đến đây không thiếu một món ăn thuần túy nào của người Việt Nam, từ bò bảy món đến phở, bánh cuốn, chả cá, bún thang ngay cả bún ốc là món đặc biệt rất nổi tiếng ở đây do một bà chính gốc Hà Nội 54 từ Sài Gòn đứng nấu.

Tiệm sách báo có tiệm sách “Việt Nam” tập trung rất nhiều sách tiếng Việt xuất bản ở hải ngoại, vào tiệm điều khiến tôi lấy làm ngạc nhiên thích thú là có bày bán những sách du lịch của tôi nữa!
Ngày nay khu Phố Tàu, chợ Việt Toronto vẫn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách phương xa mỗi khi viếng Toronto. Với những hàng phố cũ tường gạch đỏ, bảng hiệu màu sắc tươi vui ngôn ngữ Anh, Hoa, Việt và rau trái bày biện trên vỉa hè là hình ảnh thân quen với người Việt ly hương nhưng sắc thái lạ với người bản xứ.

Dân Việt ta từ Mỹ sang chơi hãy cẩn thận với những bảng hiệu lưu thông và coi chừng cảnh sát hay mai phục ở đây. Không được quẹo trái ở ngã tư Dundas và Spadina và luật Canada không cho quẹo phải khi đèn đỏ!
Chợ trời Kensington

-Ngay cạnh Phố Tàu nơi góc Tây Bắc đường Spadina và Dundas có khu chợ trời họp ngoài đường có tên là Kensington Market mà dân ta quen gọi là Chợ Do Thái giống như khu Chợ Cũ Hàm Nghi Sài Gòn nghĩa là bán thực phẩm tươi sống như rau cải, cá tôm, sò ốc, gà vịt, phó mát, gia vị của đủ mọi nước trên thế giới và những tiệm bán quần áo cũ của những hiệu danh tiếng.
Khu này đông vui rất hấp dẫn du khách ngoại quốc muốn tìm cảnh lạ vì nó có đủ màu sắc, âm thanh, chủng tộc, mùi vị hỗn hợp khó tìm thấy ở những nơi khác. Du khách ba lô cũng tìm đến đây mua những quần áo “Hippy” bụi đời, vật dụng hiếm quý và món ăn, gia vị của xứ họ.

Con đường Kensington không cho xe cộ lưu thông để họp chợ trời còn hai dãy nhà hai bên là khu phố cổ màu sắc “Hippy” bán quần áo bụi đời cho dân chơi tứ xứ.
Trong khu này ngạc nhiên hơn hết là có một tấm phông lớn vẽ cảnh Chợ Bến Thành Sài Gòn, có lẽ chính quyền Toronto muốn nhắc khéo du khách đến đây phải cẩn thận coi chừng bị... móc túi, giật bóp như ở khu quanh Chợ Bến Thành vì nơi này tập trung nhiều thành phần phức tạp. Tuy nhiên nói chung ở Canada, an ninh tốt hơn ở Mỹ và Âu Châu vì tội ác rất thấp và ít thấy bóng dáng của cảnh sát.

East China Town

-Vì khu Chợ Tàu cũ ở downtown Toronto quá chật hẹp khó đậu xe, nhà cửa cũ kỹ gần cả trăm năm, khó phát triển theo đà gia tăng dân số người gốc Hồng Kông, Trung Hoa. Thêm vào đó những người Á Châu trẻ, học thức họ thường chuộng những thành phố mới ở ngoại ô như Mississauga ở phía Tây và Markham ở hướng Ðông với những khu nhà mới rộng rãi, trường học, công viên, hạ tầng kiến trúc hiện đại nên vào năm 1997 người ta khai trương khu thương xá Á Châu mới có tên là Pacific Mall được gọi nôm na là East China Town vì ở ngoại ô phía Ðông của Toronto.

Pacific Mall ở thành phố Markham cũng thuộc tỉnh bang Ontario, tọa lạc trong khu Ðông Bắc góc đường Steeles Avenue và Kennedy Road bên kia đường là biên giới thành phố Toronto cách trung tâm Toronto khoảng 10 miles.
Trong khu đất rất rộng lớn ngày trước là những vựa chứa nông sản Cullen Country Barns và xung quanh có sẵn những thương xá cũ kể cả khu thương mại Market Village nên Pacific Mall hiện nay có tới 500 cửa hàng bán lẻ và bãi đậu xe vừa dưới hầm vừa lộ thiên rộng đến 1,500 chỗ đậu nhưng những ngày cuối tuần nhiều lúc còn thiếu nơi đậu. Thương xá Pacific Mall có hai tầng lầu và tầng hầm làm nơi đậu xe và chủ nhân là công ty Pacific Place ở Hồng Kông có nhiều cơ sở ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, thương xá Pacific Mall Toronto được xây dựng bởi 2 công ty Canada là Sam Cohen và Eli Swirsky.

Pacific Mall là thương xá Á Châu rộng lớn nhất trên lục địa Bắc Mỹ cũng là địa điểm du lịch được Sở Du Lịch Canada quảng cáo, hiện có 450 cửa hàng nhỏ bán đủ thứ mặt hàng như quần áo thời trang, đồ da, mỹ phẩm, trang sức vàng bạc, đồ điện tử, CD, DVD, điện thoại di động, kính mát, đồ chơi, bàn ghế vật dung trang bị trong nhà, bông hoa, vườn cảnh, đồ chơi và cả nhân sâm, dược thảo v.v...

Ở tầng hai có bệnh xá (medical clinic), phòng nha khoa, khu ẩm thực (Food Court) với nhiều nhà hàng, quán giải khát của nhiều nước Á Châu với các món ăn Tàu, Nhật, Ðại Hàn, Ấn Ðộ, Thái Lan, Việt Nam

... Những lối đi trong thương xá đều lấy tên những con đường ở Hồng Kông. Tầng dưới hầm cũng có các cửa hàng, khu đậu xe và nhà vệ sinh. Thương xá mở cửa suốt năm và đông vui nhộn nhịp nhất là mùa lễ cuối năm như Giáng Sinh, Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Ðán. Thương xá cũng thường làm nơi tổ chức những lễ hội của người địa phương như Trung Thu, Haloween, lễ của người da đỏ ..

Trịnh Hảo Tâm

Post Reply