VIỆT NAM

Đi du lịch, chứng kiến những điều lạ xin chia sẻ.
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

VIỆT NAM

Post by CNN »

Lâu quá chúng ta có thể không còn nhớ những con số về đất nước mình. Đây là những con số thống kê về VN do cơ quan Tình Báo Mỹ (CIA) công bố trên mạng:

Dân số: 82,689,518 (Tháng Bảy 2004, dự đóan)
Lứa tuổi:
0-14 tuổi: 29.4% (Nam 12,524,098; Nữ 11,807,763)
15-64 tuổi: 65% (Nam 26,475,156; Nữ 27,239,543)
65 tuổi trở lên: 5.6% (Nam 1,928,568; Nữ 2,714,390) (2004, dự đóan)

Tuổi trung bình (median):
tổng số: 24.9 tuổi
Nam: 24 tuổi
Nữ: 25.9 tuổi (2004 dự đóan)

Tỷ lệ tăng dân số: 1.3% (2004, dự đóan)
Tỷ lên sinh sản: 19.58/1,000 (2004, dự đóan)
Tỷ lệ chết: 6.14/1,000 (2004, dự đóan)
Di dân ròng (net): -0.45/1,000 (2004, dự đóan)

Tỷ lệ Nam/Nữ:
vào lúc sinh: 1.08/1
dưới 15 tuổi: 1.06/1
15-64 tuổi: 0.97/1
65 tuổi trở lên: 0.71/1
tổng số : 0.98/1 (2004, dự đóan)

Tử vong đối với trẻ sơ sinh:
tổng số: 29.88/1,000
Nam: 33.71/1,000
Nữ: 25.77/1,000 (2004 dự đóan)

Tuổi thọ dự trù vào lúc sinh:
tổng số : 70.35 tuổi
Nam: 67.86 tuổi
Nữ: 73.02 tuổi

Tỷ lệ con cái:
2.22 trẻ / phụ nữ (2004, dự đóan)

Sắc dân: Việt 85%-90%, Trung Hoa, Hmong, Thái, Khờ-me, Chàm, và các nhóm vùng Cao nguyên.

Tôn giáo: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa (đa số là Công giáo), Tín ngưỡng của Thổ dân, và Hồi giáo.

Ngôn ngữ: Việt nam (chính thức), Anh ngữ (đang được coi là ngôn ngữ thứ hai), Pháp ngữ, Trung Hoa, ….

Học vấn: được định nghĩa là tuổi từ 15 trở lên có thể đọc va viết Việt ngữ
tổng số population: 90.3%
Nam: 93.9%
Nữ: 86.9% (2002)

source: http://www.cia.gov/cia/publications/fac ... m.html#Geo

GMVTVN
Posts: 10
Joined: Tue Dec 21, 2004 12:37 am
Location: none
Contact:

Post by GMVTVN »

CNN wrote:Lâu quá chúng ta có thể không còn nhớ những con số về đất nước mình. Đây là những con số thống kê về VN do cơ quan Tình Báo Mỹ (CIA) công bố trên mạng:

Dân số: 82,689,518 (Tháng Bảy 2004, dự đóan)
Lứa tuổi:
0-14 tuổi: 29.4% (Nam 12,524,098; Nữ 11,807,763)
15-64 tuổi: 65% (Nam 26,475,156; Nữ 27,239,543)
65 tuổi trở lên: 5.6% (Nam 1,928,568; Nữ 2,714,390) (2004, dự đóan)

Tuổi trung bình (median):
tổng số: 24.9 tuổi
Nam: 24 tuổi
Nữ: 25.9 tuổi (2004 dự đóan)

Tỷ lệ tăng dân số: 1.3% (2004, dự đóan)
Tỷ lên sinh sản: 19.58/1,000 (2004, dự đóan)
Tỷ lệ chết: 6.14/1,000 (2004, dự đóan)
Di dân ròng (net): -0.45/1,000 (2004, dự đóan)

Tỷ lệ Nam/Nữ:
vào lúc sinh: 1.08/1
dưới 15 tuổi: 1.06/1
15-64 tuổi: 0.97/1
65 tuổi trở lên: 0.71/1
tổng số : 0.98/1 (2004, dự đóan)

Tử vong đối với trẻ sơ sinh:
tổng số: 29.88/1,000
Nam: 33.71/1,000
Nữ: 25.77/1,000 (2004 dự đóan)

Tuổi thọ dự trù vào lúc sinh:
tổng số : 70.35 tuổi
Nam: 67.86 tuổi
Nữ: 73.02 tuổi

Tỷ lệ con cái:
2.22 trẻ / phụ nữ (2004, dự đóan)

Sắc dân: Việt 85%-90%, Trung Hoa, Hmong, Thái, Khờ-me, Chàm, và các nhóm vùng Cao nguyên.

Tôn giáo: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa (đa số là Công giáo), Tín ngưỡng của Thổ dân, và Hồi giáo.

Ngôn ngữ: Việt nam (chính thức), Anh ngữ (đang được coi là ngôn ngữ thứ hai), Pháp ngữ, Trung Hoa, ….

Học vấn: được định nghĩa là tuổi từ 15 trở lên có thể đọc va viết Việt ngữ
tổng số population: 90.3%
Nam: 93.9%
Nữ: 86.9% (2002)

source: http://www.cia.gov/cia/publications/fac ... m.html#Geo
Tỷ lệ đàn ông ngồi quán cafe, quán ăn, quán nhậu, hớt tóc, mát xa ... trong bất cứ thời điểm nào trong ngày: > 70%.
Tỷ lệ phụ nữ phục vụ trong các quán: > 90%.
Thức uống phổ thông : bia
Ngành "ôm" bị đánh giá thấp nhất : xe honda ôm.

GMVTVN

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

ĐÁM CƯỚI TẬP THỂ

Post by CNN »

Đám cưới tập thể lớn nhất Việt Nam

Image

Đám cưới tập thể

Vào lúc 17h ngày 25/12/2004, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt kết hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đám cưới tập thể cho 87 cặp nam nữ. Đây là đám cưới tập thể lớn nhất Việt Nam.

Cùng với các chương trình đặc sắc trong lễ hội Sắc hoa Đà Lạt, đám cưới tập thể này đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các du khách đến tham gia. Lễ cưới được tổ chức tại khách sạn Sofitel Palace.

Trong số 87 cặp uyên ương tham gia lễ cưới có 8 cặp người dân tộc: 2 cặp người Thái, 2 cặp người Tày và 4 cặp người K'ho. Đặc biệt có 1 cặp là Việt kiều Canada, hai cặp Việt kiều Mỹ, còn lại là người Việt.

Tham gia lễ cưới tập thể này, tất cả các cặp cô dâu chú rể được tặng kỷ niệm chương, hoa cô dâu, dự tiệc buffet miễn phí, riêng các cặp cô dâu chú rể ngoài tỉnh Lâm Đồng, Ban tổ chức đã hỗ trợ 3 ngày ở các khách sạn tại Đà Lạt.

Lễ cưới tập thể này đã nhận được sự tài trợ của nhiều đơn vị. Các hiệu áo cưới: Xính, A Soẻn - thành phố Hồ Chí Minh, Tùng Phương và Vũ ở Đà Lạt tài trợ phần áo cưới. Tiệc cưới buffet do hệ thống nhà hàng Golf 1, Golf 2, Golf 3 của Đà Lạt; khách sạn Palace - Đà Lạt, Công ty Dịch vụ Du lịch Toserco và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng tài trợ.

Đơn vị đảm nhận thực hiện chiếc bánh cưới cao 2m thuộc về khách sạn Đà Lạt Sofitel Palace. Các đôi uyên ương sẽ được đưa đón bằng taxi Mai Linh và Toserco ở Đà Lạt. Tài trợ rượu và nước giải khát thuộc về Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (Ladofood), Công ty Pepsi Cola và Café ACC. Đặc biệt, một số cặp uyên ương đại diện sẽ được Công ty Chiến Thắng tài trợ bay trên kinh khí cầu.

Đám cưới tập thể ở Đà Lạt là đám cưới tập thể có quy mô, hoành tráng và lớn nhất Việt Nam hiện nay, góp phần tạo nên nét vui tươi, rực rỡ cho lễ hội Sắc hoa Đà Lạt 2004. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam - Vietbooks sau một thời gian tiến hành xác lập đã chính thức công nhận: Đám cưới tập thể lớn nhất Việt Nam có đủ yếu tố để công bố kỷ lục Việt Nam.

(Vietnam Records Books)

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Mộ bia cho nạn nhân.Bảng đen cho thủ phạm


Năm nay, vào ngày 30 tháng Tư 2005, chính quyền CSVN sẽ rầm rộ ăn mừng Đại thắng Mùa Xuân bằng những cuộc mít tinh lớn ở Sài Gòn, bằng cách chiếu đi chiếu lại cảnh xe tăng ủi sập cánh cổng vào Dinh Độc lập và cho các loa ra rả tuyên truyền về công lao “giải phóng” đất nước và từ đó biện minh cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN.

Cũng vào dịp 30-4-2005, hàng trăm ngàn người Việt ở hải ngoại sẽ tham gia Ngày Quốc hận, tổ chức những buổi họp mặt, thảo luận nhắc nhở nhau về Tháng Tư đen, về sự khởi đầu một chương sử đen tối của dân tộc. Hàng triệu người Việt ở trong và ngoài nước cũng sẽ ngậm ngùi ôn lại những mất mát, tủi nhục, những đau đớn vô bờ bến mà họ đã phải âm thầm gánh chịu trong 30 năm qua.

Trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt nam có lẽ không có một sự kiện nào có sức phân hoá lòng dân mạnh mẽ như sự kiện 30 tháng Tư. Phân hoá vì hận thù đã bị trói buộc quá lâu và không được cởi mở! Những khẩu hiệu hoà giải hoà hợp dân tộc sẽ chỉ là những kêu gọi mị dân hoặc chỉ là những ước mơ lãng mạn nếu không tìm ra và thực hiện được những chính sách nhằm hoá giải hận thù. Sẽ bất công và vô lí khi đòi hỏi các nạn nhân đơn phương tha thứ cho thủ phạm. Sẽ phi nhân và vô đạo đức khi bắt buộc người dân phải tiếp tục gánh chịu – không được than khóc hoặc phản kháng - những nghịch lí bất công.



Trước đây 5 năm, trong bài viết “Vì tương lai dân tộc, mở lòng bao dung” nhân dịp kỉ niệm 25 năm Ngày 30 tháng Tư, để đóng góp ý kiến cho việc hoá giải hận thù báo Sinh hoạt đồng (SHCĐ) đã đưa ra 3 điều kiện tiên quyết để có thể bắt đầu công cuộc hoá giải hận thù là phải có thái độ chấp nhận sự thật lịch sử, phải chấm dứt các hành động tội ác và phải có hành động sám hối. Cũng trong bài này, SHCĐ đã mô tả chính sách phục hồi sự thật lịch sử.

Trong bài “Nhắm mắt trước quá khứ là mù loà trước tương lai” báo SHCĐ đã kêu gọi không nên “khép lại quá khứ lịch sử” một cách qua loa mà phải có hành động “suy nghiệm và vượt qua quá khứ” (dựa theo kinh nghiệm của dân tộc Đức và Nam Phi) và xem công tác này chính yếu thuộc về trách nhiệm của chính quyền. Thế nhưng cho đến nay chính quyền CS Hà Nội đã không tỏ một dấu hiệu nào cho thấy họ muốn thành tâm và chủ động tìm cách giải quyết vấn đề hận thù. Ngược lại, trong khi hận thù cũ chưa được giải quyết thì hận thù mới lại nẩy sinh bởi những bất công và đàn áp đang tiếp tục diễn ra. Chính quyền CSVN chỉ muốn các nạn nhân quên đi mọi hận thù, dù có phải chịu khổ nạn bao nhiêu.

Đây là một thái độ coi thường người dân thường thấy nơi những chính quyền độc tài. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy không có một chính quyền độc tài nào muốn giải quyết vấn đề hận thù. Khi tại chức, họ không muốn vì họ sợ và thiếu tự tin. Do đó việc hoá giải hận thù đã phải luôn đi đôi với công cuộc dân chủ hoá đất nước. Một kinh nghiệm khác cũng cho thấy rằng cuộc trả thù hoặc săn rượt thủ phạm không xảy ra ở các quốc gia dân chủ có một chính sách hoá giải hận thù đúng đắn. Và điều ngược lại cũng đúng: nếu không được giải quyết thì trong hận thù luôn luôn tiềm ẩn những mầm mống của nội chiến và hỗn loạn – là điều mà không một người dân Việt nam nào muốn thấy xảy ra. Ngày nay những nghiên cứu khoa học đã cho thấy những nước biết giải quyết vấn đề hận thù một cách rốt ráo đều đã có thể tập họp tiềm năng của người dân vào công cuộc phát triển đất nước - nhanh hơn những quốc gia lừng khừng trong vấn đề này.



Có quan niệm cho rằng chế độ CSVN hiện nay là thủ phạm của mọi tội ác. Điều này đúng về mặt tuyên truyền nhưng không giúp chúng ta truy cứu trách nhiệm trong các trường hợp cụ thể. Không phải khi chế độ CSVN cáo chung thì mọi tội ác cũng được xí xoá.

Các hoạt động “Trả lại sự thật và công lí” luôn luôn có 2 vế thủ phạm và nạn nhân. Thủ phạm luôn luôn rất cụ thể. Thủ phạm là kẻ gây ra tội ác, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nạn nhân. Không phải chỉ có những tên công an, an ninh đã tra tấn tù nhân, những thượng cấp trực tiếp của hắn (đã ra lệnh) mà cả những người kí những đạo luật, những nghị định hoặc ra lệnh ngầm cho chúng cũng phải chịu trách nhiệm.

Thủ phạm chính là những người đứng đầu guồng máy đàn áp, tạo ra và xây dựng guồng máy này để nó hoạt động một cách hữu hiệu, vượt quá mức dã man bình thường. Kẻ nào tiếp tay cho tội ác thì sẽ phải có lúc trả lời trước toà án công lí – dù đó là uỷ viên bộ chính trị, bí thư thành uỷ, thủ tướng, bộ trưởng công an, chủ tịch UBND, chánh án hay kiểm sát viên.

Chúng ta cần phá vỡ quan nệm đổ thừa trách nhiệm chung chung cho chế độ. Quan niệm này sẽ vô danh hoá các thủ phạm, khuyến khích chúng núp bóng chế độ để vi phạm nhân quyền, xúc phạm nhân phẩm của người dân một cách hợp pháp hay bất hợp pháp.



Không có điều gì đáng buồn cho nạn nhân cho bằng việc họ không được thấy công lí được trả lại cho họ khi họ còn sinh thời. Nhưng đáng tủi hơn nữa là nếu họ phải sống một mình với nỗi đau riêng và bị nhiều người chung quanh quên lãng, lạnh nhạt, thiếu thông cảm, thiếu quan tâm. Nỗi niềm của họ đã bị xem là chuyện nhỏ, thậm chí còn là điều cấm kị, là điều sai trái.

Một người tù cải tạo phải trở về với thân tàn ma dại, sự nghiệp tiêu tan, gia đình li tán, bị hàng xóm và bạn bè xa lánh. Một người vợ phải bán thân nuôi đàn con để chờ chồng trở về. Một người mẹ không biết đứa con trai còn sống hay đã chết trong các trại giam. Một người anh vẫn để trên bàn thờ hình đứa em bị mất tích trên một chuyến vượt biển. Một người đàn bà sau 20 năm vẫn phải dùng bút danh để kể chuyện mình bị hải tặc hãm hiếp. Một thanh niên chứng kiến cảnh cha mẹ và anh chị em bị chìm dần xuống đáy sâu của đại dương. Bao nhiêu năm nay nhưng nạn nhân này hoặc gia đình của họ phải sống trong sự đau đớn, luôn luôn đối diện với những giày vò không thể quên được.

Dù không là nạn nhân trực tiếp nhưng những đứa con đứa cháu của họ sẽ nghi ngờ vào tính thiện của con người, vào sự công bằng của tạo hoá, vào công lí của loài người. Để răn dạy đời sau đừng tái phạm, nước Đức đã và tiếp tục cho làm không biết bao nhiêu mộ bia có tên và mộ bia vô danh cho hàng triệu người Do Thái, người chết trong lao tù CS, người bị bắn chết khi vượt bức tường Berlin, xuất bản hàng triệu cuốn sách nói về thảm nạn của họ, gìn giữ những phòng giam có tên của họ.



Chế độ CSVN sẽ không tự nguyện trả lại công lí cho các nạn nhân. Đối với các nạn nhân hiện đang còn sống chúng ta cũng không được phép chờ đến khi họ chết hoặc khi chấm dứt chế độ CSVN rồi mới tính chuyện trả lại công lí cho họ, vì chúng ta hiện đã thu lượm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm của thế giới và có nhiều phương tiện để làm sớm hơn công tác này. Hoá giải hận thù trước hết có mục đích hoá giải hận thù đang tàn phá cuộc sống của các nạn nhân và an ủi họ. Trong đó soi sáng sự thật và công bố sự thật là bước đầu trả lại công lí cho họ.

Hơn nữa, để hoá giải hận thù trên bình diện lớn và lâu dài hơn, có một số công tác mà chúng ta có thể bắt đầu làm ngay từ bây giờ - ít nhất đối với những vấn đề cần nhân chứng - để tạo nền móng dữ kiện cho các biện pháp tương lai. Dù sau này sẽ áp dụng biện pháp nào - xử án, thành lập các uỷ ban phục hồi sự thật, lập đài tưởng niệm, viết lại sử sách, phục hồi danh dự, bồi thường hoặc đền bù vật chất – chúng ta đều cần đến những thông tin xác thực. Nếu để lâu hơn nữa, các nạn nhân sẽ không còn nữa, nhân chứng sẽ bị mai một. Thời gian luôn luôn là kẻ thù của trí nhớ.



Việc cần làm ngay từ bây giờ là việc ghi danh những nạn nhân, những thủ phạm và thâu thập những chứng tích liên quan đến họ. Đối với những người bị chết, bị mất tích trong các trại cải tạo hoặc trên đường vượt biển, chúng ta có thể thiết lập một danh sách công khai trên internet tương tự như danh sách của Hồng thập tự để tìm cách xác nhận tung tích của họ. Chúng ta có thể làm sách sách chung cho tất cả các tù nhân của các trại tù cải tạo. Bên cạnh đó chúng ta nên lập danh sách của các thủ phạm với đầy đủ những sự kiện và văn bản liên quan.

Việc làm này không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc truy tố ra những toà án quốc tế, toà án nhân quyền, toà án dân chủ quốc nội trong tương lai mà còn có thể được sử dụng cho những công tác vận động các quốc gia trên thế giới nên có biện pháp chế tài ngay tức thời đối với những hung thủ này. Đây sẽ là biện pháp có hiệu quả tức thời nhằm ngăn chặn tội ác tiếp tục xảy ra một cách có hệ thống trên một bình diện rộng, nhằm chống những âm mưu che đậy và đồng thời có tác dụng trả lại phần nào công lí cho nạn nhân, giúp cho họ lấy lại được niềm tin, phục hồi lại danh dự và nhân phẩm cho họ cho dù trước đây họ có bị xử án một cách oan uổng, bị làm nhục bằng cách bắt mặc quần áo tù như những tù nhân hình sự, bị báo chí quốc doanh bêu xấu, bị hàng xóm đấu tố.



SHCĐ kính mời mọi đoàn thể, đồng nghiệp truyền thông và mọi người Việt ở trong và ngoài nước tham gia hoặc tiếp tay thành lập những danh sách này. Công việc to lớn này sẽ có thể thực hiện được nếu có sự góp sức của mỗi nạn nhân, mỗi thân nhân hoặc bạn bè của họ. Riêng SHCĐ trong những ngày tới sẽ cho công bố trên trang web của mình (www.shcd.de) danh sách của những thủ phạm đàn áp nhân quyền trong khoảng thời gian 10 năm nay. Mọi công việc đều cần được bắt đầu và điều chỉnh sau.

Trong mong muốn góp phần xây những viên gạch móng cho dự án phục hồi danh dự cho các nạn nhân và ngăn chặn tội ác tiếp tục xảy ra này, SHCĐ xin mạnh dạn làm bước khởi đầu này với hi vọng rằng một công việc có lợi ích chung về nhiều mặt như vậy sẽ được hưởng ứng rộng rãi. SHCĐ rất mong đón nhận mọi ý kiến đóng góp để thực hiện cũng như điều chỉnh dự án này về mặt nội dung cũng như kĩ thuật.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Chợ trời phim Sex VN


HÀ NỘI (TH): 'Bỏ ra chừng chục ngàn đồng VN (khoảng 1 Mỹ kim) là người ta có thể dễ dàng mua được 1 đĩa phim sex. Đáng sợ hơn, loại phim này lềnh khềnh trên mạng internet, được download rồi in ra hàng loạt', theo bài phóng sự của tờ báo Người Lao Động về những chợ phim sex bày bán công khai ở Hà Nội.
Báo này cho biết:
Tại Hà Nội, đang ngồi trong cơ quan hay trên vỉa hè, ai cũng dễ dàng gặp một đứa trẻ hoặc một cô gái quê đến chìa ra mấy VCD. Chẳng cần hỏi, chỉ nháy mắt là họ hiểu ngay. Quá dễ để có một phim sex và những cái chợ phim 'X' không bao giờ thiếu hàng cung ứng.
Mỗi một phim X giá 20,000 đồng. Dân bán rong không bao giờ lấy được hàng tại chính lò sản xuất. Có đi mới biết một cửa hiệu bán đĩa bình thường hay một ông bặm trợn đứng đường đều có thể là mối cung cấp hàng cho dân bán rong phim X.
Đầu mối vẫn là hai địa điểm quen thuộc, người cần mua phim có dãy phố Hàng Bài, đoạn gần giao với đường Hai Bà Trưng và chợ trời Hà Nội ở phố Thịnh Yên. Phố Hàng Bài lúc nào cũng có cả chục người đứng bán đĩa. Thỉnh thoảng lại có cả khách Tây ba-lô. Chợ trời Thịnh Yên rộng hơn, người đứng bán đĩa cả một dãy phố từ sáng sớm tới tận đêm. Khu hàng X là một dãy bàn kê dọc con phố, đối diện các tiệm đĩa lớn. Chỉ cần đi vào, giảm ga xe, khách đã nghe mời chào tới tấp.
Hỏi loại đĩa X, một bà chủ quán thản nhiên: 'Đợi tí!'. Trước khi vào nhà lấy, bà hỏi: 'Em lấy phim gì, Âu hay Á?'. Phóng viên yêu cầu phim Thái Lan. Một lát bà mang ra một cái đĩa kẹp trong tờ giấy, nhét vào tay khách hàng...
Ở các cửa hàng lớn đối diện, những lời chào vẫn vang lên, người vào mua cũng lắm. Ghé cửa hàng có một người đàn ông đứng bán, khách hàng gật đầu 'Cho em cái đĩa nào hay hay, độc một tí'. Ông hỏi lại, gợi ý các loại phim, không chỉ đủ tên các nước mà cả những loại đặc dị: tập thể, người với thú... Đi một lát, thử mang đĩa quay lại, đòi đổi vì không xem được thì chủ quán vui vẻ chấp nhận. Một cô gái cầm đĩa đem vào, lát sau đem ra một cái y hệt. Thấy thắc mắc, cô ta đanh mặt: 'Đĩa nào không xem được thì cho đổi đúng đĩa có phim ấy. Nhiều ông xem xong rồi đem trả, đổi thế thì đến bao giờ'...
Hóa ra ở đây kinh nghiệm buôn hàng cấm cũng đã có thể gọi là dày dạn!
Cứ tưởng chợ trời là phong phú rồi nhưng lên mạng mới giật mình trước một thế giới lềnh khênh các mặt hàng sex. Mua bán trên mạng cũng rất dễ. Chỉ cần bạn để lộ hộp thư, hôm sau những người bán của trang ấy đã có vài cái thư mời. Trao hàng càng dễ, thích thì gặp tại quán Internet, không thì sẽ gói vào thư gửi đến địa chỉ trường, cơ quan...
Với sự phát triển rầm rộ của mạng ADSL, việc xem phim trên mạng trở nên quá dễ dàng. Mà trang web đen nào cũng có một vài bộ phim miễn phí để nhử khách nạp tài khoản xem tiếp. Chỉ cần mỗi buổi ghé hai, ba trang là đã có thể 'no mắt' cả ngày. Sở dĩ phim X ở chợ trời và các cửa hàng băng đĩa dạo này nhiều cũng vì vậy. Thay vì phải mất công vận chuyển từ biên giới hay dấm dúi vài đĩa tận đáy vali khi đi máy bay, giờ chỉ cần lên mạng tìm là phim Phi, Mỹ hay Âu, Á - thậm chí Việt Nam, đều có tất. Mất cỡ mấy chục phút, rồi mua đĩa trắng chỉ 3,000 đồng/cái, in ra hàng loạt bán 20,000-25,000 đồng/đĩa, làm gì lãi lớn được như thế?
Tại một quán cà phê Internet ở quận Hai Bà Trưng, phóng viên Người Lao Động còn được mách làm sao để đặt mua hàng 'Việt Nam chưa hề có'. Theo đúng lời chỉ dẫn của anh chàng sinh viên kia, chỉ một ngày sau, mở hộp thư điện tử đã nhận được vài lá thư quảng cáo. Đặc biệt, rầm rộ trong mấy ngày sau là những lá thư mời mua các loại thuốc kích dục và nhiều nhất là một quảng cáo mời gọi mua thuốc để... tân trang 'của quý'. Theo đó, giá thành không đắt, chỉ cần đưa số tài khoản, chấp nhận trả tiền là thuốc sẽ được gửi thẳng đến tận nhà!?



3G lượm lặt

User avatar
Dau Do
Posts: 445
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:00 am

Re: VIỆT NAM

Post by Dau Do »

Phong cảnh đẹp của Việt Nam : Thác Bản Giốc
Image

Image
Triệu người quen có mấy người thương

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Thác Bản Giốc

Trần Công Nhung

(Quê Hương Qua Ống Kính, Tập III)
Vietnam Review phổ biến 23.08.2005

Xe lên đèo Mã Phục thì trời mưa như trút. Tiếng đồn đèo Mã Phục rất đẹp nhưng nhìn ra ngoài mưa mờ mịt chẳng thấy gì. Dầu vậy tôi cũng cố ghi nhận cảnh vật suốt đoạn đưởng mấy chục cây số. Những quả núi đứng riêng lẻ hay đi cặp có dáng rất đẹp. Đèo Mã phục theo sự tích là một đèo khó đi, ngựa qua đèo phải quị (phục) vì đuối sức. Có lẽ đó là chuyện ngày xưa, bây giờ đường đèo rất tốt, dễ đi và cũng không cheo leo hiểm trở như Hải Vân hay đèo Ngoạn Mục. Về đến thị trấn Trùng Khánh, mưa đã nhẹ hạt. Tôi hỏi thăm bà khách ngồi cạnh:

- Trùng Khánh ra Bản Giốc có xe đò không hả chị?
- Khi có khi không, thường khi khách đông, họ thuê xe đi thẳng ra Bản Giốc, còn đi riêng thì có xe ôm. Nhưng dân ở đấy nghiện lắm. Giá nào nó cũng chạy.
- Sao ở chốn quê mùa mà dân nghiện nhiều thế chị?
- Quê nhưng mua thuốc dễ, bên Trung Quốc nó mang sang bán giá rẻ mạt, Trùng Khánh chuyên buôn của ấy.
- Thế làm sao mà biết ai không nghiện?
- Địa phương người ta biết hết.
- Thế lát nhờ chị chỉ cho tôi một người đàng hoàng được không?
- Được, tôi giúp bác.

Xe đỗ ngay chợ, chợ huyện thưa thớt, hàng quán hai bên đường lèo tèo, tôi theo bà khách lúc nãy vào một quán nước. Ngay lúc ấy có anh xe ôm chờ sẵn lên tiếng:

- Bác đi Bản Giốc, em chạy cho.
- Tôi do dự chờ ý kiến của bà khách.
- Ừ, anh giúp cho bác ấy.
- Anh đưa tôi ra đấy chừng nửa tiếng rồi về lại, bao nhiêu?
- Dạ, 80 nghìn
- Bao nhiêu cây số mà anh đòi nhiều vậy?
- Dạ 20 cây, đường đèo khó đi lắm bác ạ.

Bản Giốc nguyên thủy của Việt Nam, sau vụ xung đột 79 thì nhiều nơi biên giới hai nước có sự xê dịch thay đổi. Ải Nam Quan về hẳn bên Trung Quốc, Bản Giốc phải chia hai. Nói rằng chia hai nhưng Bản Giốc vẫn còn nguyên như hồi nào, vẫn là Bản Giốc xưa nay, chứ chẳng ai cất giấu hay cắt xén tí nào. Tôi quên đi chuyện phân chia và quyền sở hữu để chiêm ngưỡng trọn vẹn cái đẹp của thác Bản Giốc. Cái đẹp có một không hai và tôi vui vẻ lấy máy ảnh ra chụp. Tôi chụp thật nhiều, chụp như một người khát nước sau một đoạn đường dài. Vừa bấm máy xong tôi lại thấy dường như cảnh có cái gì mới đổi khác: Có mấy cánh chim hoặc mây vừa sáng lên một tí hoặc chạy dịch qua bên kia cho cảnh khác đi...Có anh công an trẻ, tôi hỏi thăm:

- Nghe nói Bản Giốc bây giờ mỗi bên một nửa phải không anh?
- Dạ bên mình ít hơn, chỉ 1/3.
- Vậy chia như thế nào?

Người công an, đưa tay chỉ và giải thích cho tôi:

- Bắt đầu tầng thác thứ nhất, ranh giới là mé nước phía bên ta, cứ thế đến tầng 3 là tầng cuối.
- Như vậy đường ranh không là đường thẳng, và tính theo mé nước thác đổ thì hồ hoàn toàn về bên kia?
- Dạ, đúng vậy.

Bản Giốc là cảnh trí đẹp, vĩ đại nằm trên địa đầu của tổ quốc, ở xa nghe tiếng lẫy lừng, đến nơi sao vắng vẻ đìu hiu. Nhìn những vuông ruộng mạ xanh, xa xa có người đi làm cỏ lúa, một hai con trâu đang gặm cỏ, không thấy đường xe xuống thác, không một mảng áo màu của du khách, tôi hiểu tại sao phía mình không có những sinh hoạt du lịch. Một sự kiện đáng buồn. Ghé vào mõm đá bên đường nghỉ chân trong khi chờ xe, nhìn cảnh trời đất bao la, hùng vĩ mà hững hờ vắng lặng , tự nhiên thấy lòng se lại. Nhưng đã công khó đến đây, giáp mặt với Bản Giốc cũng vơi được phần nào ao ước bấy lâu nay. Tôi chợt nhớ hai câu thơ cổ:

Lư sơn yên tỏa Triết Giang triều,
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
(Khói sóng Triết Giang toả núi Lừa, Sống mà không đến thì lòng hận khôn nguôi)


Trần Công Nhung



Quê Hương Qua Ống Kính Tập III

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Hà Nội Nhìn Lại

Image

Lê Minh

(Vietnam Review phổ biến 15.08.2005)

Phi cơ đáp xuống sân bay Nội Bài an toàn, cách xa Hà Nội khoảng 30 cây số về phía Tây Bắc. Dù qua lại Nội Bài vài lần, lúc nào cũng băn khoăn, không biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho mình. Tâm lý bất ổn sẵn có từ những kinh nghiệm trước, bị khó dễ về những điều không đáng bị khó dễ.

Đeo chiếc kính đen lên, nghiêm như kẻ bản lãnh, tôi trình thông hành và chiếu khán cho nhân viên di trú và nhất định không dán hình tờ Washington vào sổ thông hành .

“Chào anh”.

Nhân viên di trú nhìn lên, không đáp lại lời chào, anh nhận giấy tờ một cách lạnh lùng, cắm cúi làm việc, thỉnh thoảng ngước lên liếc nhìn kiểm chứng xem người và hình có tương phản. Không khí ngột ngạt, căng thẳng không biết có gì trục trặc. Một lát sau nhận lại giấy tờ, tôi ngỏ lời cám ơn, anh chỉ dương mắt lên nhìn, xem ra có vẻ gì xa cách người đồng hương với người đồng hương. Lắc đầu, sua đuổi suy nghĩ về cách giao tế của nhân viên di trú phi trường Nội Bài. Tôi thở phào, an tâm biết mình vừa thoát được một cửa ải.

Lấy hành lý, chúng tôi tiến đến “ải” thứ hai, trình giấy tờ để kiểm tra quan thuế. Lần về Hà Nội năm trước, khi khai báo số tiền mang theo khi du lịch, chỉ đánh dấu trong ô “Tiền mang về nước dưới $10,000 Mỹ kim như sự hướng dẫn của tờ khai báo, chúng tôi đã bị đã bị hạch hỏi, nhân viên quan thuế đòi kiểm tra số tiền. Sau khi đếm tiền xong, anh ngần ngừ mãi chưa chụi trao số hiện kim cho chúng tôi. Cuộc đấu trí của kẻ đến, người thừa hành công vụ kéo dài vài phút, hương vị “cà phê” phảng phất đâu đây, quan chức này như dò xét xem đối thủ có yếu bóng vía để biết cách xử thế. Thấy tôi không chút phản ứng thuận lợi, vẫn khuân mặt lạnh như tiền, anh hoàn trả hiện vật cho khổ chủ và không quên đánh một câu “Về quê chỉ mang theo có ngần này à” . Tôi mỉm cười, nghĩ bụng chẳng mắc mớ gì đến anh.

Chuyến đi năm nay, cẩn thận hơn, ghi rõ số tiền mang về, vẫn bị phiền về mục mang tiền về. Tôi thản nhiên xoè tiền ra cho anh ta xem. Viên chức này không buồn liếc mắt kiểm tra, trả lại giấy tờ, không khám xét hành lý, thế là chúng tôi thoát nợ lần thứ hai. Người bạn đi đón chúng tôi, đứng ngoài, anh hồi hộp cho tôi, biết tôi đang phải đấu trí với các nhân viên quan thuế quen cà khịa có lý do tư lợi với du khách Việt về thăm quê.

Tâm sự với bạn tôi về nỗi bất ổn mỗi lần khi đến phi trường Nội Bài hay Tân Sân Nhất, mỗi lần là một kinh nghiệm khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không có cảm nghĩ bất an khi đến các phi trường quốc tế khác. Trên đường đến Nội Bài, chúng tôi đã ghé phi trường Siem Reap của Cam Bốt, phi trường Bangkok, Thái Lan, không gặp một trục trặc nào về đếm tiền, cầm bạc, nhân viên phi trường lịch lãm và không gây chút phiền hà cho du khách. Chúng tôi hiểu, du khách chỉ cần gián tờ “Washington” vào cuốn sổ thông hành là mọi khó khăn sẽ biến. Tuy nhiên, việc tiếp tay sẽ kéo dài chuyện hối mại quyền thế mãi cũng không phải là chuyện hay, nên đành mua cái bực mình vào người, chấp nhận xem đó là một hành lý phụ của chuyến thăm quê nhà.

Bạn tôi cho biết tình trạng giao tế giưã du khách và những nhân viên chính phủ ngoài phi trường cải thiện rất nhiều, hệ thống thâu hình được gắn khắp nơi, lãnh đạo (giám thị) có kiểm soát nên nhiều điều chướng tai, gai mắt đã bớt đi nhiều so với những năm trước.

Ban điều hành phi trường có nhiều cố gắng cải thiện khuôn mặt của phi trường theo chỉ thị của trung ương để khuyến dụ du khách thăm Việt Nam, số lượng du khách đến cũng nhiều, nhưng trở lại rất ít. Khách đến Việt nam phần lớn là Âu Châu, Nhật và Đại hàn, Trung quốc và Đài Loan, du khách Mỹ phần lớn là các cựu chiến binh đã từng chiến đấu bên tại đây. Phần lớn họ đến Việt nam vì sự tò mò và kinh tế. Sau chiến tranh, Việt nam đóng cửa nhiều năm, và nay mới “thoáng” được gần thập niên, đã hấp dẫn du khách. Ngoài ra, du lịch Việt nam an ninh, rẻ hơn nhiều nơi khác, dù có chút lủng củng vì một số nhân viên tiếp trước khách du lịch chưa được huấn luyện chu đáo về kỹ thuật cũng như giao tế nhân sự.

Nói về cách nhân viênphục vụ du khách nước người tại phi trường, cả nước đều biết phần lớn nhân viên đều là con ông cháu cha, họ làm việc với đồng lương cố định, khoảng 1-1.5 triệu đồng ($1 US = 15,800 đồng VN) một tháng. Đời sống căn bản thực tế cần một khoản tiền gấp 3,4 lần cho một gia đình có nhân số trung bình 2-4 người.

Việc được tuyển chọn vào ngành Hải quan, Công an nhân dân (Cảnh sát) là một “đầu tư” đắt giá ở Việt nan, phải là gia đình có gốc gác, đảng tịch, có tục lệ cha truyền con nối. Được nhận vào trường đại học 4 năm về hai ngành nghề béo bở trên là một chi phí “đầu tư” đáng kể. Một ngân khoản “biết điều” vài ngàn đô la phải có sẵn để được nhận vào đại học rất phổ biến tại Việt nam.

Sau khi tốt nghiệp, đi làm rồi cũng chưa yên tâm, qui luật “đầu tiên” để vừa đi làm nuôi thân, gia đình, chè chén cuối tuần, còn phải “bồi dưỡng” cho các quan lớn hàng tháng, để được ở lại những chỗ béo bở.

Chính sách cải thiện bộ mặt chế độ cho sạch sẽ, vô tình đã làm chậm lại kế hoạch lấy lại “vốn đầu tư” ngành nghề. Cho dù Thủ tướng Phan Văn Khải có kêu gọi nhiều lần trên hệ thống thông tin nhà nước trong thời kỳ có mặt chúng tôi tại Hà Nội, không được tham nhũng, nhận quà từ cấp dưới, vẫn là chuyện nước đổ đầu vịt.

Từ chuyên môn của người miền Bắc thường nói “trên bảo dưới không nghe” , đúng cho cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng của một chế độ quá già nua, cần thay đổi. Hệ thống mua bán chức sắc, tư lợi cá nhân chằng chịt, giăng mắc trên mọi công việc hàng ngày. Một trong những nan đề không giải pháp cho tệ nạn tham nhũng tại Việt nam hiện nay. Bản báo cáo mới nhất của 1 cơ quan điều tra tham nhũng quốc tế tại Á Châu, đã xắp Việt nam là 1 trong 3 nước tham nhũng đứng hàng đầu trên thế giới.

Đường dẫn về Hà nội được sửa chửa khang trang hơn trước, ruộng đồng chung quanh lần lần biến dạng thành những khu đầu tư sản xuất nước ngoài. Xa lộ lưu thông khá xuông sẻo. Xe lớn còi to, inh ỏi vô cớ dọc đường, xe hai bánh nhỏ thản nhiên phóng nhanh như không có gì xẩy ra. May sống mống chết, đụng phải nhau, không cần biết phải trái, xe to đền xe nhỏ là luật giao thông của Việt nam. Du khách quen theo luật lệ của xứ mình, chưa quen kiểu giao thông ở đây, toi mạng như không. Lưu thông tại Việt Nam không ai nhường ai, quyền lưu thông ưu tiên dành cho xe to, còi khỏe, khéo lách và gan dạ. Họ gan dạ như anh hùng xa lộ Biên hòa thời xưa của chúng ta.

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về
Lấy cho mình dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ.
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô (1)

Đến Thủ đô qua ngõ Ô Quan trưởng, cổng thành cuối cùng của Hà Nội. Trước đây Hà thành có 16 cửa ra vào, được xây từ thời Lê Hiển Tông (1740-1786). Nhu cầu phát triển đô thị, trong thời kỳ đô hộ, người Pháp đã phá đi 15 cửa ra vào Hà Nội. Nay chỉ còn lại Ô Quan trưởng nhờ vào lòng kiên quyết không nhượng bộ để chính quyền đô hộ của ông Đào Tam Trọng và dân Tổng Đồng xuân, họ hứa hẹn có đổ máu nếu người Pháp muốn xóa đi di tích cổng thành cuối cùng của Hà thành.

Trước đây được gọi là thành Thăng Long và tên Hà Nội bắt đầu xử dụng từ 1831, mang ý nghĩa là bên phía trong các con sông Hồng và sông Đáy, bao gồm thành phố Hà Nội, nửa tỉnh Hà Tây và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Thống kê 1997 cho biết thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận có dân số 3.5 triệu dân trên diện tích 1,000 cây số vuông. Con số này không có gì bảo đảm đúng cho đến ngày hôm nay. Tình trạng thất nghiệp trầm trọng của các vùng nông thôn, dẫn dắt người thất nghiệp đổ xô lên Hà Nội tìm sống. Người ta tiên đoán có khoảng 5-6 triệu người đang sinh sống tại đây.

Hà Nội đổ lạnh sớm hơn so với tháng Chạp năm ngoái. Dân Hà thành nai nịt trong chiếc áo lạnh, khăn quàng, món mũ trong nhiệt độ 70F (20 độ C), trai gái thi nhau trưng diện, áo quần sắc mầu hợp thời như Âu Mỹ. Riêng chúng tôi cảm thấy thoải mái với tiết trời như Nam California, nơi chúng tôi đang sinh sống.
Về tạm trú ở phố Hàng Gai, một địa điểm tiện nghi, ngay tại trung tâm phố cổ
Hà Nội 36 phố phường. Người Hà Nội tự hào về phố cổ. Những căn nhà hình ống, sâu thẳm, cũ kỹ, được xây cất từ thời Pháp thuộc đến nay gần như không được sửa chữa, tu bổ. Lối xây cất của thế kỷ 18, các dẫy phố này thấp, tối tăm, ẩm thấp.

Các căn nhà cổ phần lớn tập trung tại các phố Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bạc. Hà Nội còn khoảng gần 300 căn nhà được gọi là cổ truyền thống, nhưng chỉ khoảng 10% được trong tình trạng gìn giử tốt. Số nhà còn lại xuống cấp, hay ít nhiều bị sửa chữa không kế hoạch đánh mất đi nét cổ kính như phố cổ Hội An. Cứ 2, 3 căn nhà cổ san sát bên nhau, chen lẫn với các nhà mới tân trang, nhiều tầng làm cho huyền thoại phố cổ Hà Nội phai nhạt theo thời gian. Nhiều người Hà Nội nay đã không đồng ý với những ai tự hào về phố cổ Hà Nội. Họ cho rằng danh từ đúng nhất là “nhà cũ” vì đã xây cất từ lâu, không có gì cổ kính khi những căn nhà cổ siêu vẹo, bên cạnh những cao ốc, mới xây cất gần đây.

Tuy chính quyền đương thời cố vận động UNESCO công nhận Hà Nội 36 Phố Phường là một Di sản văn hóa thế giới. Đến nay sự tranh luận về phố cổ Hà Nội hay phố cũ Hà Nội chưa ngã ngũ và UNESCO cũng chưa có dấu hiệu nào đồng quan điểm với chính quyền đương thời về nét cổ kính của Hà Nội.

Hà nội được xây cất cho một dân số vài chục ngàn dân từ thời Pháp thuộc. Với dân số trên 3-4 triệu, vấn đề cư trú của dân chúng là một vấn nạn. Nhiều gia hộ có đến 3,4 thế hệ cùng chung sống trong một căn nhà chật trội, chế độ buồng ngăn cách bởi tấm màn vải cho mỗi đơn vị gia đình nhỏ như nhà văn Dương Thu Hương diễn trong truyện của bà vẫn còn tồn tại. Họ quây quần sống trên chiếc gác lửng, một góc sau nhà, mặt tiền buôn bán kiếm sống.

Các con đường hẻm Hà Nội ngày một nhỏ dần, mỗi nhà tự chiếm đất dọc theo hẻm lấn chiếm thêm 1, 2 thước ngõ, cho hợp với sư gia tăng nhân số không kiểm soát trong gia đình, đã biến nhiều con ngõ tăm tối sâu hun hút, đôi lúc chỉ vừa đủ cho người ta lách qua. Nếu có tai nạn hỏa hoạn xẩy ra ngoài đầu ngõ, những người sống cuối ngõ không lối thoát.

Dân số Hà Nội gia tăng không kiểm soát, đưa đến giá nhà tại đây đắt nhất thế giới. Trung bình 1 căn nhà nhỏ quanh Little Saigòn tại quận Cam khoảng $560,000 Mỹ kim đã được gọi là cao giá so với nhiều nơi trên đất Mỹ. Tại Hà Nội, nhất là trong khu phố cũ, những căn nhà hình ống, điêu tàn, không sân trước sân, diện tích khoảng 150 thước vuông(1,350 Sqft) trên mặt bằng, được bán vài triệu Mỹ kim và số cung không đủ thỏa mãn số cầu.

Điều làm ngạc nhiên nữa, nhiều tân gia chủ của những căn nhà mới mua là những người ở vùng xa, những người không khả năng tài chính hay không có dịch vụ thương mại tại Hà Nội.

Anh bạn cho biết, họ chỉ là những người đứng tên hộ cho các quan to mặt lớn tại Hà Nội hay viên chức chính quyền từ các địa phương xa sôi, mua tài sản để bạch hóa các nguồn lợi tức quá lớn so với đồng lương cố dịnh chết đói của họ. Nhiều quan to súng lớn tại Hà Nội có khuynh hướng đầu tư bất động sản suôi về Nam, ở các vùng đang phát triển, nhất là Saigòn hay hướng ngoại. Các viên chức cỡ nhỡ thuộc các tỉnh xa xôi lũ lượt kéo về “tiến chiếm” thủ đô hay các vùng lân cận Hà Nội, sau nhiều năm theo kế hoạch “hy sinh đời bố, để củng cố đời con”, họ chủ trương tham nhũng tối đa dù bị tù đầy, sẽ dùng số tiền này để chạy tội, và tạo mãi tài sản cho đời con cái được bảo đảm hơn. Hiện tượng phá giá mua bán tài sản tại quận Cam là sự đóng góp không nhỏ của những quan tư bản đỏ này.

Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại không kế hoạch. Nhà cũ, nhà mới nằm kề bên nhau. Phố xá chật hẹp, xe cộ, người ngợm chen chúc trên vỉa hè, dưới đường phố một cách vô trật tự. Chúng tôi quen dần với cái bất tuân luật lệ lưu thông, len lỏi, bạo dạn chen lấn khi qua đường, đi trên hè phố.

Thú thật, tôi vẫn chưa rõ việc di chuyển ở thành phố ít đèn lưu thông, không biết xe tránh người hay người tránh xe. Người ta ví von, cứ nhìn cách di chuyển hàng ngày trên đường phố, dù ở Hà Nội, Sàigon hay bất cứ nơi nào tại quê nhà là biết ngay luật lệ của đất nước này. Thôi đành “khôn sống dại chết” như mọi người.

Thủa ấu thơ, sống với bên ngoại ở Hà Nội trong lúc ba mẹ tôi tần tảo buôn bán dưới Nam định. Dù là cậu bé 7,8 tuổi, hình ảnh đẹp về Hà Nội vẫn không phai nhoà trong trí nhớ. Mỗi lần thăm viếng, tôi đều trở lại nơi chốn cũ, thăm lại căn nhà phố Hàng Chuối của Ngoại, nhìn lại giàn hoa thiên lý trước cổng, dõi theo những chú chim vành khuyên nhẩy từ cành này sang cành nọ bắt sâu. Sân chơi cạnh nhà dùng đậu xe, chỗ chơi của bọn con nít mọc lên thêm 2 căn nhà khác hẹp cao 3,4 tầng. Người chiếm đoạt căn nhà của Ngoại, cho biết trong một miếng đất nhỏ, họ xây lên 4 căn nhà khác cho 4,5 hộ khác nhau sinh sống.

Hàng Chuối ngày xưa là khu phố khang trang của nhiều công chức làm cho người Pháp , nhà nào cũng cửa cao nhà rộng, mang dấp dáng của một biệt thự đúng nghĩa có sân trước sân sau. Hình ảnh khang trang xa xưa không còn nhận ra nữa, đất đai được sử dụng tối đa, cây cối cắt chặt rụi nhường chỗ cho sự phát triển ngổn ngang trong thành phố.

Thành phố chật ních người, xe cộ đi như mắc cửi, sự yên tĩnh của Hà Nội xưa hiếm có, du khách, hay chính người dân thành phố muốn tìm một ít giây phút thoải mái, người ta phải dậy thật sớm, tản bộ quanh các con phố đầy rác rến, mỗi góc phố là một ít hàng quán đủ kiểu, từ bán điếu thuốc lá, hay hút viên thuốc lào, uống cốc chè xanh, cũng thành một quán, vừa bán vừa trông chừng Công an nhân dân cho giấy phạt, tịch thu đồ đạc hàng hóa di động của họ.

Dù đời sống chập hẹp, sự giầu, nghèo trong xã hội khá cách biệt, người dân nghèo, ở Hà Nội hay những người thất nghiệp từ các vùng nông thôn lên, sống chui rúc trong một căn nhà that nhỏ. Họ vẫn thấy thoải mái hơn thời kỳ bao cấp (lương thực phát theo coupon) sau chiến tranh.

Sự bất mãn với chế độ có thể thấy trong câu chuyện hàng ngày. Liệu người dân Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung có thể tạo ra một cuộc nổi dậy đòi quyền sống, công bằng xã hội như những nghiệp đoàn nhân công của các nước tiền tiến. Nói chuyện với nhiều vị hiểu biết tại đây. Họ không nghĩ chuyện này có thể xẩy ra trong tương lai gần.
Người miền Nam hy vọng sĩ phu Bắc hà đứng lên. Sĩ phu Bắc Hà ngo ngoe là bị theo dõi, bắt giữ. Vả lại số đông người Hà Nội đã hy sinh nhiều thế hệ cho cuộc chiến nửa thế kỷ, họ không còn muốn vướng mắc, hy sinh thêm nữa. Đối tượng của họ không còn là thực dân Pháp, Mỹ, hay một đối lực nào khác có thể đánh động được lòng yêu nước của ho..

Du lịch Việt nam được mô tả là một nơi an toàn, hơn cả nước Mỹ, chúng tôi tìm hiểu về cách tổ chức an ninh của họ. Lấy ví dụ một chòm khóm có mấy chục nóc gia là nơi đó có một đồn Công an Nhân dân, gồm vài viên chức gửi xuống làm việc hàng ngày từ quận tỉnh .

Tại đây đồn Công an có trách nhiệm tuyển chọn thêm nhiều tình nguyện có lương tượng trưng, làm việc bán thời gian từ các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, hội các bà mẹ liệt sĩ làm việc cho chính quyền. Nhất cử nhất động, sự bất thường của người dân trong xóm được báo cáo, mời lên làm việc ngay.

Tất cả các nhu cầu về hành cánh đều phải qua tay họ duyệt xét, chấp thuận rồi mới được chuyện lên các cơ quan cao hơn. Mô thức này được dụng chặt trẽ tại miền Bắc, nhất là các vùng thượng du Bắc Việt có nhiều biến động về sự đòi tự trị của một số đồng bào thiểu số.

Một điểm ít ai để ý đến, tại Hà Nội không còn bóng dáng của người Trung Hoa, dẫy phố Khách, nơi sinh sống của người Tầu từ bao thể kỷ đã biến mất, nhường lại sinh hoạt cho người Hà Nội. Trong biến cố ” Dậy cho Việt nam một bài học” của Trung cộng vào năm 1979, sau khi Việt nam hất cẳng đồng chí đàn anh ra khỏi Cam Bốt, chính quyền Cộng sản Việt nam đã mau chóng khôn khéo buộc tất các con cháu của đồng chí vĩ đại Trung Cộng về cố quốc qua ngõ Ải Nam quan, Lào Cai hay đường biển. Đến Hà Nội tìm một quán ăn Tầu là một vấn đề khó khăn cho du khách.

Điểm thứ hai, ngay cả dân Hà Nội tuổi trung niên trở xuống, không biết đến thế nào con người Hà Nội thực sự. Người dân chính gốc Hà Nội chẳng còn mấy ai, phần vì mai một, phần đã di cư vào Nam sau ngày phân chia đất nước 1954, phần bị đẩy ra bưng biền sau ngày cách mạng thành công. Dân chúng Hà Nội ngày này phần lớn là dân các vùng đồng sâu nước mặn, ừ mie6`n Trung (quân khu 3, 4) họ đi theo kháng chiến, chiến thắng về thủ đô và đã trở thành cư dân Hà thành thứ thiệt. Tiếng nói của họ không còn thanh tao duyên dáng như người Hà Nội trước 1954. Giọng nói chưa chua, nhiều người có cách phát âm lộn ngược về những chữ bắt đầu bằng chữ “L” hay “N”.

Khi được hỏi về sinh quán, tôi mạnh dạn trả lời là người Hà Nội, cô bé bán hàng hoàn toàn không tin. Cô bảo tôi tiếng nói không giống người Hà Nội, cô sinh trưởng ở đây, cô mới chính là người Hà Nội. Nghĩ lại cũng đúng, cô mới đích thực là người Hà Nội sau 1954. Tuy vậy nếu co giọng nói như cô để trở thành dân Hà Nội gốc tôi cũng không ham vì câu trước câu sau đã “nàm, nàm, nấy, nấy”, ngôn ngữ lộn ngược.

Tản bộ ra bờ hồ Hoàn kiếm sáng sớm. Anh mặt trời vừa ló dang sau tòa nhà Bưu điện thành phố, một sinh hoạt sống động diễn ra trước mắt. Từng nhóm người hít thở không khí trong lành của buổi sáng tinh sương bên hồ, góc này tập thể dục, góc kia tập tài chi, các cụ già vừa đi bộ, vừa ngồi tiêm chầu, vừa trò chuyện vui tuổi già.

Tôi xà xuống ngồi gần các cụ nói chuyện, các cụ nói chí có quanh bờ hồ là chỗ có thề cho các cụ và nhiều người gặp nhau mỗi buối sáng, hay tối, chiều. Ban ngày thành phố nhường lại cho sinh hoạt thương mại mại sầm uất, tràn ngập những tiếng còi inh ỏi khắp thành phố. …..

Ghi chú:

(1) Về Lại Phố Xưa, nhạc Phú Quang
Tài liệu tham khảo: Hà Nội Xưa và Nay (Bộ Văn Hóa), 1000 nămThăng Long - Hà Nội (Bộ Văn Hóa)


Lê Minh
Last edited by linhgia on Sat Aug 27, 2005 7:17 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Phố Phường Hà Nội


Image

Trần Công Nhung

Quê Hương Qua Ống Kính, Tập III
Vietnam Review phổ biến 24.08.2005

Xưa nay, nói đến 36 phố phường, ai cũng hiểu đấy là phố phường Hà Nội. 36 phố là những phố nghề, mỗi phố đều có chữ Hàng: Hàng Da, Hàng Gà, Hàng Bột, Hàng Gai, Hàng Đậu…v.v.

Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
Hàng Mứt hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.

Trải qua bao thay đổi, ngày nay, các phố tên cũ vẫn còn mà sinh hoạt thì đã khác. Hàng Quạt bán toàn đồ thờ, khung ảnh, Hàng Lược bán Cá Cảnh, Hàng Khoai bán máy móc gia dụng, Hàng Cháo bán phụ tùng xe đạp, Hàng Trống tập trung nhiều Fine Art Gallery. Phố Hàng Khay nhiều cửa hàng Mỹ Nghệ, Máy ảnh, Tranh. Phố Hàng Dầu bán toàn dày guốc, phố Hàng Tre bán toàn lòng lợn, nhà hàng choán hết lề đường làm nhà bếp, từng thau ruột lợn trắng hếu đem ra kỳ cọ, chà xát, khách bộ hành không có lối đi. Hàng Than nay là phố Bánh Cốm...

Một vài phố còn chút ít hình ảnh xưa: Hàng Thiếc vẫn còn tiếng đe búa gò thùng chan chát. Hàng Mành vẫn còn mành trúc mành tre, Hàng Mã vẫn rực rỡ giấy màu của lồng đèn, đồ cúng, Hàng Bông bán vải vóc áo quần….

Ba sáu phố phường còn gọi là Phố Cổ hoặc Phố Tây. Ông bạn họa sĩ đưa tôi qua một vài phố còn sót dăm ba gian nhà cổ hiếm thấy thời nay. Không hiểu vì không tiền để sửa chữa hay do không được phép. Một vài ngôi nhà phảng phất nét tranh Phố Cổ của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Dù các phố đã được sửa sang nhiều, nhưng du khách và người Hà Nội vẫn gọi Phố Cổ. Phố Cổ lúc nào cũng đông người Tây Phương qua lại nên còn được gọi Phố Tây. Phố Tây có nhiều hàng ăn ngon, nhiều quán cafe’ Internet...

Thả bộ từ phố nọ qua phố kia, khách thấy dễ chịu về cái không khí buôn bán của người Hà Nội. Cửa hàng nào cũng nho nhỏ gọn gàng và đầy ắp hàng hóa. Dù không mua, khách cũng thích tàn tàn qua những phố bán đồ Mỹ nghệ. Những sản phẩm bằng mây tre, gỗ, sành sứ...la liệt trên hè. Cây cối trên đường phố Hà Nội cũng có vẻ đẹp riêng biệt, cây trồng để lên tự nhiên, không cắt xén o ép như các thành phố khác, lại càng khác xa cây trên đường phố ở Cali. Nhiều cây lâu đời vươn cao tới lầu hai lầu ba, cành nhánh tỏa tự nhiên mềm mại ẻo lả rất nên thơ. Tôi mang máy ảnh đi la cà như người rỗi việc. Đi quanh Phố Cổ tôi gặp nhiểu cụ bà Bắc Kỳ rất lạ. Khuôn mặt như đông lại cả cuộc đời tối tăm u buồn, khuôn mặt khắc khoải lo âu, hoặc một nét vui rất hiếm vừa thoáng qua. Nếu lấy một hình ảnh cho “Mẹ Việt Nam ”, tôi chọn chân dung một bà cụ Bắc Kỳ. Tôi là người Trung, tôi không hề phân biệt.

Đang rình chụp một cụ bà ngồi canh hàng bên kia phố, chợt có tiếng người chào: “Chú ở xa tới hả chú”. Quay lại thấy một cô bé lớn người mà thấp chừng thước tư.

- Sao cháu biết, cháu ở đâu?
- Cháu thấy chú lang thang chụp ảnh, cháu ở Đà Nẵng.
- Cháu du lịch?
- Cháu làm bên phòng Tư Vấn Du Học ra liên hệ công tác.
- Cháu thấy phố phường Hà Nội thế nào?
- Phố nhỏ nhiều hàng đông du khách.

Tôi ngẫm cười về câu nhận xét của cô bé “Tư Vấn Du Học”.

Cho đến bây giờ người Việt mua bán vẫn không có giá nhất định, phải mặc cả, nếu trả hớ là chịu thiệt. Không có chuyện mua xong trả lại dù trả ngay tại chỗ. Mỗi cửa hàng, bên cạnh sản phẩm chính, còn bày các thứ lặt vặt khác như Chè (trà), Bánh kẹo, đồ Lưu niệm, có khi dọn ngay một chiếc bàn nhỏ bán thịt heo, rau cải…Hàng nước chè thì gần như chỗ nào cũng có. Hầu hết các quán ăn bình dân không có nước uống. Trong Nam , vào quán, bao giờ cũng có sẵn bình trà (loại trà chỉ có màu mà không mùi vị). Miền Bắc, ăn xong, khách phải qua nơi khác uống nước. Mỗi cốc nước chè 500 đồng, tất nhiên là thơm ngon, nhưng nếu người phương xa đến có khi chê chát, không uống được. Chẳng hiểu tục lệ này do sự thỏa thuận giữa hàng nước và hàng ăn hay là phát sinh tự nhiên. Có một điều rất tiện cho chủ là, khách ăn xong không lấy cớ trà nước cà kê choán chỗ người khác. Lúc đầu, tôi hơi khó chịu, nhưng quen đi lại thấy hay. Trà nước phải có không khí riêng, trong lúc thưởng thức một cốc trà ngon mà phải ngồi giữa chốn ồn ào ăn nhậu thì không mấy thú. Ra ngồi vĩa hè, nhấp từng hớp trà nóng, nhìn khách đi đường thích hơn nhiều.

Phố Phường sinh hoạt như vậy rất đúng nghĩa. Hình ảnh gợi lên rõ ràng. Trong Nam có Phố mà không Phường vì một con Phố bán đủ thứ mặt hàng. Sau này do sự đổi thay cũng có một hai phố chuyên : Trương Công Kiều bán đồ cổ, có phố bán toàn đồ sắt hay áo quần nhưng không tạo được phong cách Phố Pường Hà Nội. Phố phường trong Nam thiếu vẻ thân mật ấm cúng, chỉ có ồn ào nhộn nhịp. Phố Lê Lợi, phố Nguyễn Huệ đứng đắn “nghiêm túc” quá, đi một hai lần đã mỏi chân.

Tôi thích Phố Phường Hà Nội. Qua lại nhiều lần mà vẫn thấy hay thấy đẹp. Đẹp bởi cái vẻ khiêm nhường mộc mạc, đầy phong vị Việt nam. Thực tình, người ta vẫn muốn tỏ ra văn minh, cao sang, nói theo kiểu ngày trước là “Tây học”. Bởi thế cửa hiệu nào cũng chua tiếng Anh, tuy không thấy ông Tây bà Đầm nào vào, và họ cũng chẳng mua các thứ hàng ấy làm gì. Một cửa hàng vải ghi nơi tủ kính :” Sale of 30%”, ý nói bán giảm giá 30%.. Ngày trước nhà văn Thạch Lam cũng đã ghi nhận những điều tương tự, khi các ông chủ hiệu viết tiếng Tây.

Khu Phố Cổ tuy không rộng mà đi mãi vẫn không hết, lúc nào cũng tưởng như mới qua lần đầu. Trên cao nhìn xuống mới thấy hay. Từ tầng 5 City View (phố Cầu Gỗ) chẳng hạn, ngồi nhâm nhi cafe mà nhìn xuống, sẽ thấy rất vui mắt. Giữa ngả năm, xe cộ qua lại như mắc cửi, có một chị quang gánh lửng thửng đi, cứ như đang đi trong sân nhà mình... Xe lớn xe nhỏ, liệu mà chạy. Lắm khi thật hồi hộp, cứ tưởng xe nọ đâm xe kia, nhưng không sao cả, họ tránh nhau tài tình như xe có gắn sensor tự động. Chính từ trên tầng lầu này tôi đã chụp được tác phẩm “Gặp Gỡ”, một tác phẩm rất thường mà ý nghĩa.

Có một phố khá nhộn nhịp và tất bật, phố Gầm Cầu, nằm ngay chân cầu Long Biên. Không hiểu ngày xưa có phố này không. Phố Gầm Cầu hoạt động từ hai ba giờ sáng. Đây là một bãi chợ, hàng hoá đổ về từ vác vùng ngoại ô lân cận. Vào những ngày “rét hại”, mới thấy nổi vất vả cực nhọc của giới buôn thúng bán mẹt. Những chị đàn bà, ăn mặc mỏng manh, với chiếc xe đạp trành, phía sau có giỏ bội hoặc thúng, họ chen chúc mua hàng để sáng ngày đi bán lẻ dọc phố. Cuộc sống lầm than như thế nên cảnh tìm đường lao động nước ngoài hay lấy chồng Đài Loan ngày càng nhiều, cho dù báo chí trong nước có nói lên sự thật phủ phàng về đời sống của họ.

Người Việt trong nước, sống, hoạt động, hết sức thoải mái tự nhiên, không đặt nặng vấn đề nghi lễ. Không sorry, thank you gì cả. Cho thì cầm, đụng chạm nhau thì văng tục, hoặc thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, hoặc cả hai cùng lẳng lặng “chuồn” (1).

Đi giữa Phố Phường Hà Nội, không phải lo chuyện ăn uống. Quán ăn hè phố nhiều vô kể. Người Hà nội lại dễ ăn, nên quán nào cũng đông. Và nhiều người ăn, nên chỗ nào cũng có quán. Phở, Bún, Cơm, Cháo, Miến, Mì…Tôi quan sát họ ăn mà thèm.

Rảo phố vào những lúc thời tiết thay đổi cũng là dịp được ngắm cách ăn mặc của người Hà Nội. Áo quần luôn đúng mốt, đúng thời tiết. Nghe có gió mùa đông bắc là cả Hà Nội áo ấm lên người, khăn len quấn cổ, mũ nỉ trùm tai. Màu sắc y phục hài hòa, không lộn xộn đủ màu như nơi khác. Một cô gái gội đầu ở phố Trần Quí Cáp lúc nghe tôi khen người Hà Nội rất “mốt”, đã nói : “Cháu thấy nơi khác áo quần cũng mốt nhưng ăn mặc không đẹp bằng người Hà Nội”. Có lẽ đúng vậy.

Điều buồn cười là lối mời khách mua hàng. Cứ thấy khách đi qua là mời : “Bác mua cháu cân giò” “Thịt tươi mời bác” “Bác mua gì đi bác ơi”... Trong lúc người ta mang máy ảnh đi dạo chơi chứ mua bán làm gì các thứ hàng ấy. Cứ giả vờ như mình là người ngoại quốc, cho yên. Đã có lúc thấy tôi lầm lì, họ xầm xì với nhau : “Chắc ông này Hàn Quốc” - “Giống Phillippine”.

Tôi thấy dân hàng phố xem chuyện rác rưởi ngoài đường là chuyện không có gì để bàn. Có khi cạnh hàng ăn, nhân viên vệ sinh đang móc cống, đang quét đường, không ai cho đó là vấn đề phải tránh. Cô gái mặt sáng như gương, đẹp như tài tử, đứng trước cửa hàng bóc chuối ăn rồi vứt vỏ chuối ra đường một cách tự nhiên. Xe cộ qua lại như mắc cửi, một bà trong quán bưng nguyên thùng nước rửa tạt ra đường. Phố nào, hai bên lề cũng là rảnh nước bẩn từ trong nhà tháo ra, chảy liên tục. Đường phố là thùng rác công cộng. Có một đoạn trên phố Hàng Bông là sạch sẽ ngăn nắp, đúng nghĩa “đường thông hè thoáng”. Một hôm thấy chiếc xe quét rác chạy qua chỗ Bốt Hàng Đậu, tôi nói với anh bạn : “Đấy, có tốn kém bao nhiêu đâu, tội gì phải vác chổi cau mà quét xành xạch cho mất vệ sinh”.

Nhưng chiếc xe hút rác cũng như bao xe khác, thong dong chạy giữa đường, chỉ để làm cảnh cho khách bộ hành ngắm chơi.

Bên Mỹ, quét đường ngày giờ được qui định hẳn hoi, đường hoàn toàn vắng xe để xe vệ sinh quét hút bụi tận vào hai bên lề. Phố Hà Nội không thể thế được, lề đường, hè phố là nơi đậu xe, nơi bầy hàng hóa, không có chuyện ngày quét đường đổ rác. Rác thì cứ tự động tìm chỗ, xe rác lo liệu mà hốt. Nhà ở tính từng tấc thì làm sao có chỗ cho rác. Lần đầu tôi rất ngạc nhiên (còn tiếc nữa), thấy sau mấy ngày Tết, những gốc Đào đẹp như kiểng (Bonsai) vứt ra đường. “Không vứt ra đường thì để đâu”. Một người đã nói với tôi như thế.

Dạo phố Hà Nội còn có cái thú ngắm hoa đường phố. Hà Nội không chợ hoa nhưng rất nhiều người bán hoa dạo, đa phần đàn bà con gái, họ chở những giỏ hoa sau xe đạp, đứng rải rác các góc phố, hoặc gánh hoa đi từ phố này qua phố khác, ai kêu thì dừng. Có hôm tôi gặp một cô bán Hoa Chuối (không phải thứ hoa chuối thái làm rau sống), hoa đỏ thắm tuyệt đẹp, tôi chưa hề gặp bao giờ. Trong khi cô gái bán hoa cho khách, tôi chụp mấy tấm ảnh. Thấy vậy cô lại mời: “Mời bác mua hoa”. – “Hoa gì vậy cháu” – “ Dạ, Hoa Chuối mời bác” – “Hoa này trồng hay lấy trên rừng?” – “Lấy trên rừng, xa lắm, mời bác mua”. Không để cho cô hàng hoa chờ đợi, tôi nói ngay:

- Hoa đẹp lắm nhưng bác xin lỗi không thể mua được.
- Dễ mà bác, bác mua cháu gói cẩn thận, bác mang theo không sao đâu.
- Bác biết, nhưng không mang theo được.

Tôi phải quay đi nhanh, chắc cô hàng hoa không hài lòng. Phải đành vậy thôi.
Dân Hà Nội chơi hoa hằng ngày, không như dân Nam mua hoa vào ngày Rằm, mồng Một. Đường phố Hà Nội còn trồng nhiều hoa. Có những con đường toàn hoa Bằng Lăng, loại hoa rừng màu tím hiếm thấy trong Nam . Hà Nội còn một loại hoa mà ngay người địa phương cũng không mấy ai biết: Hoa Sưa. Hoa Sưa chứ không phải Hoa Sữa. Hoa chùm dài có màu trắng đẹp hiền hòa. Công viên Bốt Hàng Đậu, công viên Lenine, có nhiều.

Phố xá sinh hoạt giờ giấc cũng khác nhau. Những phố gần ga xe lửa như phố Trần Quí Cáp, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn Khuyến, hoạt động mạnh về đêm. Gần sáng, đóng cửa nghỉ. Nhưng đã hoạt động về đêm thì họ không còn coi sự yên tĩnh của phố phường là gì nữa. Mấy quán phở, mấy phòng Karaoke trước khách sạn Hà Nội Star trên đường Nguyễn Như Đổ, suốt đêm như giặc dậy, mặc dù đồn công an cách đó không xa.

Nhập gia tùy tục. Lúc đầu tôi thấy khó chịu, sau quen dần, khi đã nhập vào đoàn người thì mình khó mà ý kiến nọ kia. Vả lại có vậy cuộc sống mới đa dạng, mới nhiều hình ảnh, mới đi hoài mà không chán. Nhiều người bảo : “Thế mới Việt nam, chứ như ông thì Mỹ rồi”.

(1) Xem “Luật trên đường” QHQOK 3

Trần Công Nhung
Trích QHQOK, Tập III

User avatar
Dau Do
Posts: 445
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:00 am

Post by Dau Do »

Anh Linh Già ơi,

Đậu Đỏ rất thích mục này, ước mong anh vẫn tiếp tục sưu tầm thêm nhiều bài viết và hình ảnh về VN.

Đậu Đỏ
Triệu người quen có mấy người thương

Post Reply