VIỆT NAM

Đi du lịch, chứng kiến những điều lạ xin chia sẻ.
User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Dau Do wrote:Anh Linh Già ơi,

Đậu Đỏ rất thích mục này, ước mong anh vẫn tiếp tục sưu tầm thêm nhiều bài viết và hình ảnh về VN.

Đậu Đỏ

Tây Ninh Quê Tôi

Image


Trần Việt Hải, 16.08.2005

Lời phi lộ

Quê hương được mang theo trong tiềm thức, quê hương được được chôn vùi sâu trong tâm khảm là quê hương muôn đới đối với một đời người. Mỗi con người được sinh ra ở một miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớt thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người con lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nhớ nhung và trong nhớ thương.

Tây Ninh là quê hương tôi vì tôi ra đời tại đó, dù không sống tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghĩ hè cũng đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời. Gần 3 thập niên xa quê hương ngoài ý muốn, tâm tư tôi vẫn không nguôi ngoai nhìn về cố quốc trong nhung nhớ, mặc dù quê hương vẫn còn chìm đắm trong sự tụt hậu so với các lân bang. Người dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lịch sử của quê hương. Để nhẹ nhàng cho bài viết tôi không đi sâu về sự tụt hậu này, mà lý do ly hương của đa số người Việt tại hải ngoại đã nói lên đủ rồi. Do đó khi tìm hiểu về vùng đất nào đó người ta thường bàn về các yếu tố như lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu. Trong ý niệm như vậy cho bài viết ngắn này tôi xin phác họa những nét đại cương về Tây Ninh hay về quê hương tôi như trong phần sau.

Địa Dư

Về địa lý Tây Ninh cách Sài Gòn 99 km về hướng bắc, chu vi dài 214 Km. Phía bắc Tây Ninh tiếp giáp với tỉnh Kompong Cham của Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Hậu Nghiã, phía đông giáp tỉnh Bình Dương và phía tây giáp 2 tỉnh Prey Veng và Svay Rieng của Cao Miên. Do đó khi nhìn vào bản đồ địa lý thì Tây Ninh có biên giới chia chung với xứ láng giềng Cao Miên khá nhiều. Về diện tích thì Tây Ninh choáng khoảng 3850 km vuông. Địa thế Tây Ninh quan trọng là vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền Sài Gòn sang Miên. Tây Ninh nằm trên địa thế khá cao là 15 mét trên độ cao của mặt biển. Về khí hậu thì Tây Ninh rất nóng, ẩm ướt vào mùa nóng bức, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Lịch Sử

Điểm qua về lịch sử thì Tây Ninh là vùng đất của Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi (Pare aux éléphants) vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dử mà cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang làm thành vùng đất trở nên trù phú.

Vào thế kỷ thứ 17, cư dân các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngải và Bình Thuận bị thất mùa, nạn đói đe dọa. Họ được khuyến khích di cư nam tiến. Những làn sóng người Việt di cư đến định cư khai khẩn đất đai từ Hốc Môn lên Trảng Bàng rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Vì người Việt đến định cư mang theo ngôn ngữ, phong tục, tạp quán hay văn hóa khác với người Miên, nên khi người Việt tràn đến đâu thì người Miên tự động lui về hướng tây tức vào sâu sang biên giới nước họ. Khi đó đất Tây Ninh được triều đình Huế sát nhập vào nền hành chánh của tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Miên, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại nhà Tây Sơn. Tuy vậy nhà Tây Sơn đánh bại quân Xiêm. Năm 1789 Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam quốc. Đến thời kỳ vua Thiệu Trị và Tự Đức quân Thủy Chân Lạp hay Cao Miên đem quân sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai, Tây Ninh là lãnh thổ tiếp giáp hai bên giằng co. Nhưng cuối cùng quân Miên yếu thế thua cuộc bỏ mộng lấy lại đất đai. Trong những trận thư hùng với quân Miên, có những anh hùng Việt Nam đền nợ nước, trong đó quan tri phủ Huỳnh Công Giản mà miếu thờ ông là một trong những chốn di tích ghi công tiền nhân tại Tây Ninh.

Về lãnh thổ hành chánh thì tỉnh Gia Định thời bấy giờ rất rộng lớn, nó bao trùm các vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và Gò Công vào Sài Gòn. Sau này dưới thời Pháp thuộc để dễ kiểm soát, nền hành chánh mới qui định lại lãnh thổ mà vùng Trảng Bàng được làm ranh giới phân chia hai tỉnh Tân An và Tây Ninh. Riêng tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và Gò Dầu. Điểm đặc biệt của thuở xa xưa đó đất Tây Ninh có vô số cây bàng lác, là loại cây thổ sản dùng làm bao xách hay làm đệm. Còn Gò Dầu là vùng đất cao có vô số cây dầu mà người dân đốt làm đèn. Gò Dầu lại chia làm hai vùng là Gò Dầu Hạ nơi có dân cư qui tụ sầm uất và Gò Dầu Thượng giáp ranh biên giới Miên. Dưới thời chính phủ VNCH cải danh Gò Dầu thành quận Hiếu Thiện vì nó tượng trưng cho dân tình vốn trung hiếu, hiền hòa.

Danh Lam Thắng Cảnh

Nói về di tích hay danh lam thắng cảnh, đến Tây Ninh người ta sẽ đi thăm Thánh Thất Cao Đài, một Tòa Thánh thật nguy nga, tráng lệ, là nơi mà đạo Cao Đài được phát sinh rất linh thiêng tại thánh địa này. Kế nữa là rất nhiều địa danh, những cổ miếu, những cổ tự như Linh Sơn Cổ Tự với núi Bà Đen, Chùa Ông Gia Ninh, Giếng Mạch Thiên Nhiên, Cổ Tháp Prey Prasath di tích của người Miên, Lăng Ông Huỳnh Công Nghệ, Miếu Ông Gốc, Dinh Ông Gò Dầu Thượng, Miếu Ông Cả Trước, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Giản, Miếu Thờ Ông Huỳnh Công Thắng, Phước Lâm Cổ Tự, Thiền Lâm Cổ Tự, Cẩm Phong Tự, Hiệp Long Cổ Tự, Cổ Lâm Tự (Thanh Điền), Từ Lâm Tự (Gò Kén), Chùa Ông Phước Kiến, Đình Thái Bình, Đình Hiệp Ninh, Đình Thạnh Đức, Đình Gia Lộc,... Do đó Tây Ninh là một vùng đất linh thiêng, có nền văn hóa lâu đời hổn hợp giữa người Miên và Việt.

Thức Ăn

Đến Tây Ninh người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản "rất Tây Ninh".

1) Cháo lòng: Cháo lòng Tây Ninh gồm đủ lục phủ ngũ tạng của loài heo như dồi trường, lá mía, tim, cật, huyết và gan. Gạo được rang cho thơm xong ta nấu cho gạo nhuyễn nhừ cho các thứ lòng vào nấu chung cho chất ngọt do cốt trong các món lòng heo tiết ra. Công phu nhất là món dồi nướng sả. Ruột già của heo mua về lật ngược bề trong bằng chiếc đũa, xong chà sát bề trong ruột với muối cho thật sạch trong dung dịch dấm hoặc rượu đế để khử mùi hôi. Xong phơi ruột cho ráo. Khi dồn nhân làm dồi, ta lật lại chiều của ruột nguyên thủy. Nhân là thịt heo bằm nhuyễn trộn chung với tỏi sả ớt bằm, cho tiêu sọ hột vào nêm muối cho vừa ăn (tùy khẩu vị, người viết ăn khá lạt). Nhân được nhồi vào ruột mà một dầu được thắt bằng chỉ sợi. Đầu kia được cột khi dồi được căng đều. Xong ta nướng dồi bằng lửa than hay lò điện. Món dồi này ăn với cháo hay lai rai ba sợi với bia hay cognac pha Perrier cũng bắt mồi không kém.

2) Cháo bồi: Cháo bồi là gì? Nó chính là món cháo bột báng mà phần thịt lại giống với món bánh canh. Do vậy nhiều hàng bánh canh bán song song với cháo bồi bột báng. Cháo được rang thơm xong nấu thành cháo chín nhừ với bột báng. Điểm dặt biệt của cháo bồi khác cháo thường ở món bột báng. Bột báng khi nóng làm cho cháo sền sệt với độ lỏng trơn trui dễ nuốt. Thịt heo nạc phần giò heo khi ta cắt khoanh ra có da, thịt và gân. Điểm thêm hành ngò, tiêu và nước mắm thì đúng điệu cháo bồi.

3) Bánh canh: Nói tới bánh canh thì bột bánh canh có hai loại là loại bột gạo trắng đục và loại bột năng trắng trong. Theo ký ức cũ của tôi thì hình như người Tây Ninh chỉ dùng loại bột gạo. Nước lèo cho món bánh canh nấu tương tự như món hủ tiếu hay mì nước, tức chúng ta nấu nước dùng bằng xương heo. Thịt cho món bánh canh thì tận dụng tối đa 4 cái giò của con heo, nghiã là chúng ta dùng giò phần thịt và phần bàn chân heo có cả móng. Tôi nhớ bà nội tôi dạy tôi ăn món này đầu đời là lấy nước mắm ngon (có nước mắm nhỉ thì càng tuyệt vời tâm tư) cho ớt chín đỏ cắt khoanh vào, nặn chanh cho vị cay, chua và mặn hòa lẫn lộn cho lâm li vị giác. Món này được tìm thấy nhiều nơi từ Trảng Bàng về tới Tây Ninh.

4) Thịt và lòng heo cuốn bánh tráng: Vì các gian hàng hay các quầy bán cháo lòng và bánh canh dùng các sản phẩm heo, nên món khác được tạo ra là món giò heo, thịt heo hay lòng heo luộc cuốn bánh tráng chấm nước pha thật ngon. Món này cần có rau sống đi kèm. Tây Ninh là miền đất trù phú do thiên nhiên ưu đãi nên Tây Ninh có đủ loại rau từ rau sống đến các loại rau đọt chiết, hay những lá xanh non, có vị chua rất bắt với món ăn cuốn bánh tráng như bì cuốn, nem cuốn, cá hấp hay cá nuớng cuốn bánh tráng đến món thịt hay lòng heo cuốn bánh tráng.

5) Nước mắm chấm: Theo công thức mẹ tôi lưu truyền trước ngày tôi lên xe hoa về nhà vợ thì nước mắm được pha theo tiêu chuẩn như sau: - 2/3 chén nước mắm loại ngon hoặc khá (loại dở có nồng độ mặn hơn, độ đạm ít hơn, cần pha chế gia giảm theo kinh nghiệm) - 1/2 chén dấm trắng (có thể thay bằng chanh) - 1/3 đường cát trắng - 2 chén nước lọc (nếu ăn lạt dùng 3 chén) - Ớt, tỏi bằm tùy khẩu vị mà nêm vào.
Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người ta biến chế theo cung cách riêng.

6) Món bì ram: Tây Ninh làm món bì có phần hơi khác với các tỉnh khác vì cách làm thịt cho món bì theo cung cách khác. Đa số các tỉnh luộc thịt heo xong rồi thái sợi. Kiểu Tây Ninh là ram hay chiên thịt heo cho tỏi vào dầu phi thơm, khi thịt chín vàng óng ả, vớt ra dùng chầy hay bề sống của dao phay (phần lưng không nhọn) dần cho mềm và tưa ra. Xong ta trộn thính và bì tươi vào thịt tưa nêu trên. Bì thịt này dùng chung cho cơm tấm, bì bún hay bì cuốn.

Về Văn Học

Những sinh hoạt thi văn đàn đã phát sinh rất thịnh hành tại Tây Ninh mang vào lịch sử của tỉnh này bao nhân tài văn thơ. Dù hoạt động của họ về thi văn khá nổi bật trong địa bàn miền nam. Đầu thế kỷ 19, khi nền văn học chữ quốc ngữ được phát triển thì nhóm nhà thơ tiền bối Tây Ninh ra đời năm 1915, họ họp nhau lại làm thơ, họa thơ và ngâm thơ. Những nhân vật tiêu biểu là cụ Đốc phủ Tô Ngọc Đường, cụ Hương cả Huỳnh Văn Tâm, cụ Hương lễ Võ Văn Sâm gọi tắt là Võ Sâm là nhưng gương mặt lãnh đạo thi đàn. Cụ Võ Sâm trở thành nhân sĩ đại biểu cho Tây Ninh, cụ cũng là soạn giả biên khảo quyển "Thi Phú Văn Từ" được giới văn học thời bấy giờ trọng nể. Nối tiếp nhóm Thi Đàn của cụ Võ Sâm là Văn Đàn Quốc Biểu của cụ Nguyễn Văn Hiến. Nhóm Quốc Biểu sinh hoạt văn học họp nhau định kỳ mỗi tuần trao đổi văn thơ. Họ họp nhau tại Gò Chẹt tại Tây Ninh. Nhóm này quy tụ khá nhiều thi văn hữu như quý ông: Thanh Vân, Nguyễn Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, Lâm Tuyền, Võ Trung Nghiã, Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Nguyễn Văn Vàng, Du Tử, Mai Huê, Lê Văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện,...

Một trong những sinh hoạt nổi bật là nhóm của quý cụ tiền bối Võ Sâm và Tô Ngọc Đường xướng họa cùng nữ sĩ Sương Nguyệt Anh của tỉnh Bến Tre. Bà là con gái của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dịp xuân tân niên Tân Sửu 1901, làng thơ Tây Ninh tổ chức hội thơ tại Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vỹ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác ba bài thơ mà tôi xin trích hai bài tiêu biểu là "Thưởng Bạch Mai Cảm Đề" và "Linh Sơn Nhất Thụ Mai" đề tặng làng thơ Tây Ninh để tạ lòng lời mời của các thi nhân nặng tình thi phú Tây Ninh và Bến Tre như sau:

"Non Linh đất phuớc trổ hoa nhân Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân Mây lành gió lạnh nương hơi chánh Vóc ngọc mình băng hắt khói trần Sắc nước hương trời nên cảm mến Non linh đất phước trổ hoa thần. ("Thưởng Bạch Mai Cảm Đề")

Và bài thơ Đường bằng hán tự khi xuân về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê cảm tác:

"Quỳnh tư ngọc cốt bản thiên chân Tịnh độ cô liêu viên tục trần Noãn nhập ám hương xuân dật từ Hàn xung sơ ảnh nguyệt tà thần Tuyết trung tự khước lưu phong vận Phong ngoại ưng liên đạp tuyết nhân Thừa hứng mạc hiếm sơn thủy viễn Đồng lai dữ tử phú dương xuân". ("Linh Sơn Nhất Thụ Mai")

Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm của Tây Ninh chuyển ngữ sang nghiã Việt:

"Ngọc quỳnh cốt cách trời ban Đất tịnh trơ vơ lánh thế gian Ấm áp hương đầm xuân buổi sớm Lạnh lùng bóng nhạt nguyệt đêm tàn Nghĩ thân ánh tuyết hơi sương đượm Thương kẻ hài sương gót tuyết chan Mến cảnh nước non xa chớ ngại Cùng lên ngâm vịnh tứ xuân tràn."

Tóm lại Tây Ninh cũng như bao tỉnh khác có những cái chung và riêng trong lịch sự cấu tạo thành lãnh thổ Việt Nam. Bao thế hệ đi trước đổ mồ hôi, đổ xương máu khai phá đất đai thành vùng đất trù phú từ một vùng đất chỉ có rừng rậm. Viết những lời này ra đây tôi muốn tri ân tình quê hương đậm đà đã cho tôi chào đời và đầy ắp kỷ niệm quê hương khi tắm nước sông Vàm Cỏ Đông, những kỷ niệm chèo ghe chòng chành trên sông với các bạn địa phương, những kỷ niệm khó quên của miệt đồng quê tại nơi mà tôi gọi là quê hương, nó xao xuyến, ngọt ngào như những dòng nước mưa rào đổ xối xả của những ngày tắm mưa vô tư lự trên những con đường đất đỏ lầy lội, để kỷ niệm hiện về quyện lấy tâm thức tôi cả một cuộc đời này, nó sẽ mãi như lời của bài hát mà nhạc sĩ Quách Nam Dung từ bên vùng nam cực của xứ Úc Đại Lợi đã viết tặng cho quê tôi với bao ân tình non sông gấm vóc trong lời nhạc sau đây:

"... Linh Sơn cheo leo, núi thiêng chốn xưa, tiếng kinh vắng xa Tây Ninh thân yêu, giấc mơ thiết tha, sống trong thái hòa Ai qua nơi đây, nhớ Thánh Mẫu xưa, hiển linh..." ("Tây Ninh Quê Tôi", Quách Nam Dung)

Sau cùng, tôi muốn mượn những câu thơ tiêu biểu của thi sĩ Bửu Đà diển tả qua bài "Tây Ninh Cảm Tác" là:

"Tây Ninh là tỉnh hiền lương Bên đời, bên đạo tình thương đậm đà Trời thương đất lợi người hòa Tinh thần hướng thiện trên đà nghiã nhơn."

Với bao nỗi nhớ về quê xưa, hôm nay tôi ngồi đây bằng dòng viết này cách quê tôi 22 ngàn dặm hay nửa quả địa cầu, tôi chạnh lòng cảm tác lại quê tôi qua bài thơ "Nhớ về quê tôi":

"Vàm Cỏ Đông nước chảy hiền hòa Đồng lúa vàng gợi nhớ tình ta Con diều căng gió khung trời xưa Quê hương bao phủ ánh chiều tà Chim trời soải cánh về chốn cũ Núi Bà hùng vĩ áng mây xa Hỏi ai vương vấn mộng bồi hồi? Đếm nhớ thương ôi sao đậm đà!" Việt Hải

Tây Ninh, quê tôi đó, nơi mà người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa để tôi mãi mãi nhung nhớ về Gò Dầu, về Tây Ninh và vui sướng được nhìn nhận như một người con của vùng đất quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở một miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương. Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớt thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người con lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nhớ nhung và trong nhớ thương.

Trần Việt Hải Mùa Hè 2004 tại Nam California

* Tham khảo sách: "Tây Ninh Xưa", Huỳnh Minh

3G sưu tầm

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Chuyện Dọc Đường

Image

Trần Công Nhung

(Quê Hương Qua Ống Kính)
Vietnam Review phổ biến 22.08.2005

Tôi đón chuyến xe sớm nhất để giã từ Đồng Hới. Có những lúc chúng ta muốn kết thúc nhanh một sự việc vì e ngại, vì sợ hãi, hoặc do một thôi thúc nào đó không rõ rệt. Tôi lên đại một chuyến xe chạy suốt Sài Gòn. Xe Huế dễ biết, nhỏ con hơn xe Sài Gòn Hà Nội, mang số hiệu 75H. Nhưng lúc này thì không phải lúc đợi chờ chọn lựa. Trời còn tối, trong xe lờ mờ mấy người khách.

Xe lăn bánh, tôi nhìn lại dòng sông quen thuộc mấy hôm nay. Vô tình mà tên con sông khơi dậy trong tôi những cảm xúc mơ hồ: Nhật Lệ. Một nỗi buồn vu vơ dằng dặc trong lòng, tôi không vỗ về cũng không xua đuổi. Con đường quốc lộ ôm theo dòng sông qua Quán Hàu, lên Mỹ Trung.

Tuy gốc gác Quảng Bình nhưng tha hương từ nhỏ nên nhiều địa danh tôi chỉ nhớ theo quen mà không để ý đến ý nghĩa. Trước kia tôi quen nghe, quen nói Quan Hàu, Cổng Bình Quan, nay mới biết Quán Hàu là nơi tập trung nhiều quán bán hàu, cũng như Cồn Hến (Huế). Quảng Bình Quan là cửa vào Quảng Bình.

Chốc chốc xe dừng để đón khách. Anh chủ xe nói giọng Đồng Hới đặc sệt:
- O đi mô..., Phan Thiết 70.
- Sáu chục được không?
- 70 chục rẻ rồi trả chi nữa hè.

Vừa nói, anh đưa tay kéo người đàn bà lên. — một đoạn khác, mấy người đi Long Khánh, trả rẻ, anh ra lệnh cho tài xế chạy, vừa chưởi thề : "Đ.mạ, Long Khánh mà năm chục". Xe chạy quá Quán Hàu một đoạn rồi quay đầu lại. Khách trên xe thở ra chán nản. Một người lằm bằm: "Cứ lộn lui hoài ri, biết đời mô tới nơi". Lối chạy xe xứ mình là vậy, khách đầy mới chạy chứ không chạy theo giờ giấc ấn định. Nhiều khi trong bến thì theo giờ mà ra ngoài thì chạy lòng vòng đón khách. Lên đến Mỹ Trung, ngay giao lộ qua huyện Quảnh Ninh, có một tốp nam nữ, tuổi còn trẻ, đứng đón xe. Người nào hành trang cũng gọn gàng y như đi nghĩa vụ quân dịch. Bọn họ cười nói oang oang, họ ôm nhau lúc chia tay, ra điều bịn rịn lưu luyến. Với đám khách này xe như vừa đủ "sở hụi" nên chạy thẳng, thỉnh thoảng bốc khách dọc đường.

Đám thanh niên lên xe là bắt đầu ca hát, họ hát những bài hát ca ngợi lao động hoặc cổ vũ tinh thần chiến đấu. Nghĩa là những bài hát tôi chỉ hiểu hơi nhạc chứ không nghe rõ lời. Khách trên xe tỏ vẻ không hào hứng. Giá mà được một nữ ca sĩ hát những bản tình ca thì còn có lý, đằng này trời vừa nóng, xe chật chội, mà thêm tiếng gào thét thì chỉ làm khổ người nghe.

Chủ xe bắt đầu thu tiền, anh thu từ phía đầu xe. Tôi đi Huế 20 đồng (khoảng 1MK 30cent). Lúc anh lần đến đám thanh niên thì có tiếng quát tháo. Anh chủ xe la to:

- Đ.mạ, nói rồi, đi Phan Thiết 70, tập thể tính cho 65, chừ bớt chi nữa. Một thanh niên cũng lớn tiếng:
- Chú chịu 60 tụi tui mới đi. Chừ đòi lên.
Anh chủ xe xô cậu thanh niên bật ngữa ra sau vừa quát:
- Đ.mạ mi, ai chịu? Không tiền thì đi xuống. Dừng xe cho tụi này xuống. Tôi vội đứng dậy can:
- Anh không nên nóng, từ từ giải quyết. Có khi mấy em nghe nhầm.

Tôi định bụng nếu gay cấn quá, tôi sẽ bù khoản thiếu cho các em. Tất cả chưa tới 10MK. Về sau, mọi chuyện cũng êm, ban hợp ca từ đó im luôn. Tôi hỏi nhỏ người khách bên cạnh:
- Mấy em này đi Phan Thiết làm gì mà đông vậy ?
- Đi làm cá. Trong đó người ta cần trai trẻ để đi biển.

Xem ra tuổi chưa hết bậc trung học mà đã bỏ xứ đi lao động kiếm sống. Cùng tuổi ấy ở các đô thị thì lại ăn chơi thả giàn. Xe vào đến huyện Gio Linh, dừng ăn cơm trưa. Mọi người trên xe có vẻ bất mãn. Sáng giờ chạy cà gật, mới 9giờ30 đã dừng. Tôi nghĩ, có lẽ đây là quán người nhà, hoặc hai bên đã có mặc cả với nhau. Thường thường, chủ quán bao giờ cũng có cái gì đó cho tài xế để họ đỗ xe nơi quán mình. Khách phản đối bằng cách ngồi ngoài sân không vào quán. Chủ quán ra xua đuổi:

- Bà con vào quán ngồi, không ăn uống gì cũng vô trong, không được ngồi ngoài.
- Mời vô trong quán.

Tôi chẳng hiểu luật này ở đâu, nhưng chẳng có ai tuân. Bà con cứ từng nhúm ngồi rải rác trên khoảng sân rộng, có nhiều xe ba bánh bán dạo. Xe có mái che, trong xe đủ các thứ bánh kẹo, đồ lưu niệm, hai bên treo khăn, mũ..họ trang bị chiếc xe y như một cửa hàng tạp hóa.. Người của quán chỉ xua đám khách dân dã chứ những ai ăn mặc đàng hoàng thì không dám. Mang chiếc máy ảnh đi lanh quanh, tôi để ý có một người đàn bà và ba cô bé, tuổi từ 13 dến 18, đang ngồi gỡ ăn từng hạt bắp, tưởng như họ sợ gặm thì trái bắp sẽ hết ngay. Có một điều lạ là người nào cũng có 3 chấm trắng bằng đầu ngón tay trên mặt. Hai bên thái dương và giữa hai chân mày, như dán thuốc cao. Da mặt ngăm ngăm lại có 3 đốm trắng, trông buồn cười. Tôi tò mò đến gần, cô gái lớn nhìn tôi nói một cách tự nhiên:

- Mời chú ăn bắp chú.
- Cảm ơn cháu, chú đã ăn lúc nãy trên xe rồi. Có mấy trái quít chú mời các cháu.

Mấy cô bé vui vẻ nhận rồi tiếp tục ăn bắp. Tôi hỏi:
- Này, tại sao chú thấy người nào cũng dán ba chấm trắng chi vậy. Cô gái lớn trả lời :
- Bịnh.
- Người nào cũng bịnh cả sao ?
- Dạ, bịnh cả nhà.
- Nhưng chú thấy ai cũng tươi tĩnh, có bịnh gì đâu ?
- Dạ bịnh từ ngoài quê.
- Quê cháu ở đâu ?
- Dạ, Nghệ An.
- Đây là mấy chị em ?
Dạ, bốn mẹ con.

Người con gái cho tôi biết vì ở quê nhà quá cực nên mấy mẹ con kéo nhau vô Vũng Tàu làm mướn. Bốn mẹ con giúp việc cho một quán cơm ở Vũng Tàu, Tết về thăm nhà, nay vào lại. Thấy cả nhà có vẻ thích tâm sự, tôi hỏi măn mo:

- Bốn người chung một quán rồi làm những gì ?
- Dạ, mẹ nấu, mấy đứa cháu bưng dọn.
- Mỗi tháng cháu được bao nhiêu ?
- Dạ 400, ăn cơm của chủ.
- Tiền để dành Tết về thăm nhà ?
- Dạ.
- Ngoài quê cháu còn những ai ?
- Dạ, bố mẹ và anh trai.
- Vậy cháu có hai mẹ ?
- Dạ, đây là mẹ vú, ngoài nhà là mẹ đẻ.
- Cháu tên gì ?
- Cháu tên Hương, cháu làm ở quán Hương Biển. Khi mô ra Vũng Tàu mời chú đến quán cháu ăn cơm.
- Có đắt không ?
- Dạ cũng tùy, cơm bụi 5000.

Tôi không hiểu cơm bụi, phải nhờ giải thích. Cơm bụi là cơm dĩa, bán cho giới bình dân, dĩa cơm có đủ thứ thức ăn, cốt no chứ không ngon lắm. Một phần cơm trong quán thường từ 15 có khi 20 ngàn đồng.

- Ra Vũng Tàu làm sao tìm quán của cháu ?
- Dạ, ngoài đó nhiều quán Hương Biển, quán cháu nằm trong hàng rào bến cảng.

Tôi hỏi thế thôi, ra Vũng Tàu cũng chỉ ngắm cảnh như đi du lịch chứ chẳng có gì đặc biệt để sáng tác. Nhưng nếu đi được, ghé vào Hương Biển, chắc cả nhà sẽ mừng. Tôi quay qua chiếc xe bán quà, mua một gói Mè Xửng đưa tặng mấy cô bé.

Sau hơn tiếng đồng hồ, xe chạy tiếp. Trời nắng gắt, dường như càng vào miền trong càng nóng. Xe nhét cứng người là người, không còn chỗ để nhúc nhích. Chạy được một lúc, xe lại ngừng cho một chị bán quà rong lên. Chị bán bánh kẹo, dầu gió. Người chị lùn chũn, mập thù lù. Chị bưng một rổ kẹo Mè Xửng, cứ đạp lên hành khách mà đi từ trước ra sau. Lối làm ăn rất ngang tàng, khách kêu oai oái mà chủ xe chẳng nói gì, còn cười đùa với chị. Mười hai giờ, xe vào Huế. Đoạn đường 100km mà phải mất 5 tiếng đồng hồ. Tôi xuống ngay đầu cầu Bạch Hổ rồi ngồi xích lô về khách sạn.

Thoải mái trong lòng xe, tôi nói:
- Cứ từ từ, không phải vội. Đưa tôi về khách sạn gần trung tâm thành phố.

Anh xe dạ dạ rồi còng lưng cố đạp cho nhanh. Tôi thì muốn thong thả ngắm con đường đầy hoa phượng và dòng Hương Giang xanh trong. Con đường từ Bạch Hổ về cầu Tràng Tiền, đã 10 năm qua không mấy thay đổi. Hai bên vẫn những cây phượng vĩ cành sà thấp xuống . Dọc bờ sông có chỗ chắn rào làm vườn cây kiểng. Những chậu kiểng màu nâu đỏ, nổi hẳn giữa rừng cây xanh. Tôi quay lui hỏi:

- Anh định đưa tôi về khách sạn nào?
- Dạ, khách sạn Bình Minh, đường Nguyễn Tri Phương.
- mô ?
- Dạ sau khu Morin.

Lúc ngang qua cửa Nhà Đồ, cửa Ngăn, tôi ngạc nhiên thấy cống qua hồ sen sơn vôi trắng, tương phản với nét rêu phong cổ kính của thành. Tôi không hiểu sao lại trùng tu di tích kiểu lạ vậy. Thành phố Huế đang ráo riết sửa sang, làm mới tất cả để đón Festival 2002. Hôm ở Nha Trang, đã có anh bạn đùa, đọc mấy câu nhại thơ Hàn Mạc Tử:

Nhà ai lấp ló sau xa ấy,
Bổng chốc quay ra đứng mặt tiền.

Khu bên bờ nam sông Hương, khách sạn khá nhiều, cửa hàng san sát, dịch vụ nhắm vào khách du lịch. Tôi nhận phòng rồi đi một vòng ra phố. Hầu hết các con đường vẫn như xưa, nhiều cây bóng mát, nay bị đào tung lên để sửa, đặt giây cáp, ống nước, công việc làm rất thủ công. Xe cộ qua lại bụi mù trời. Ngày hội Festival đã gần kề, không hiểu rồi làm sao cho kịp.

Đến chiều trở về, tôi gặp rắc rối thủ tục. Khách sạn đòi bản chính Passport và Visa. Kinh nghiệm cho hay, khi về Việt Nam những giấy tờ quan trọng nên cất một nơi an toàn. Đi, mang theo bản sao thôi. Để chứng minh là người ở Mỹ về, tôi đưa cho nhân viên khách sạn Driver License của tôi. Anh này không chịu nhận, bảo phải có chứng minh nhân dân chứ bằng lái xe không giá trị. Tôi phải hết lời dẫn giải rằng, ở Mỹ, chỉ có những công dân đầy đủ tư cách mới có bằng lái xe. Khi anh phạm pháp cảnh sát sẽ xét hỏi bằng lái xe chứ không ai hỏi bằng cử nhân tiến sĩ. Người nhân viên trẻ tuổi miễn cưỡng nhận giấy đi trình công an. Một việc nhỏ như vậy mà ngành khách sạn lại không tìm hiểu để hướng dẫn nhân viên.

Đi xa lâu ngày trở về mới thấy những cái hay, cái dở, thấy những phong tục tập quán của từng miền. Quê hương còn nghèo, đời sống còn thấp thì còn nhiều bất ổn, nhiều lo lắng, nhưng cũng nhiều cái thật thà, dễ thương.

Quê nhà là nơi một người được sinh ra và lớn lên. Nơi mình có mặt từ thuở nằm nôi, do đó, sự vật chung quanh đối mình chẳng có gì lạ. Nhưng đã đi xa lâu ngày, lúc trở về quả là có nhiều điều bỡ ngỡ. Từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc vô Nam tôi đã nghe đã thấy những điều rất lạ, rất buồn cười.

Hà Nội hiện nay có phong trào dùng chữ gia truyền, buôn bán thứ gì, làm ngành nghề gì cũng phải gia truyền mới ăn khách. Nhà thuốc gia truyền còn nghe được nhưng sửa xe gia truyền , tẩm quất gia truyền thì nghe lạ lắm. Có khi đây là thói diễu đời chăng.

Trong những ngày đi lên vùng Tây Bắc, tôi gặp một anh tài xế rất tếu, lúc ngang qua một quán chợ tôi bảo dừng xe để mua ít trái cây, đã nghe ngay một câu lạ tai: Bác chọn cô này “hơi bị đẹp”. Lúc trả tiền anh bảo “bác mua hơi bị rẻ đấy”, lên xe ăn quít anh lại nói “Quít hơi bị ngọt”. Vậy rồi suốt cuộc hành trình cái gì cũng “hơi bị”. Mất, bị đã đành được cũng cứ bị. “Cơm ăn hơi bị được”. Những lối nói như thế chỉ có mục đích làm cho cuộc sống nhẹ bớt mà không hại gì. Nhưng, một bảng hiệu của một bác sĩ : “Trung Tâm Khám Chữa Bệnh có Chất Lượng Cao - Cao Cấp Hà Nội Medicare” thì có vẻ rối mắt,ø khó nghe, và tối nghĩa. Mà biết đâu người trong nước lại cho là thường.

Sau hơn một phần tư thế kỷ một số tiếng nhập từ Bắc vô Nam nay đã ít nghe nói, “chủ yếu, khẩn trương” trong dân gian đã ít dùng, nhưng vẫn còn những lối nói rất lạ. Trên một chuyến tàu đi từ hà Nội, có một thiếu nữ chung phòng, trong lúc chuyện vãn xã giao tôi hỏi:

- Hiện nay cô làm về ngành nào ?
- Cháu làm thời trang.
- Tôi suy nghĩ một chút, không rõ lắm nhưng nếu nhờ giải thích thì làm cho câu chuyện loãng đi nên cứ cho là nghề làm mẫu hoặc gì đó tương tự. Lúc tàu ngang qua ga Diều Trì, cô gái xuống ga mua hai hộp xôi gà rồi lên mời tôi một cách tự nhiên:

- Mời chú liên hoan với cháu.

Nghĩa là mời ăn, nhưng chữ liên hoan ở đây lạ quá. Cũng đã có lần tôi nghe : “Đêm nay nhà hàng có giao lưu.” ø (Có đoàn thể nào đó đặt tiệc liên hoan). Nhiều từ ngữ và cách dùng mà không quen, chúng ta thấy rất buồn cười. Tuy nhiên không phải lối nói nào cũng trở tành văn tự. Người ta còn nói : “đẹp ấn tượng, đẹp thiên thần”, “đông như quân Nguyên”. Đấy là ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày, mang tính thời thượng. Tôi ngỡ ngàng khi đọc câu thư tình: : “..mắt anh và mắt em cùng chung dòng chảy...”. nó kiểu cách và xa lạ, chỉ vì mình không quen nghe.

Trước 75 có lần ngồi ngoài bãi biển Nha Trang, tôi đã chứng kiến cuộc tranh luận giữa hai lính không quân Việt với một người Mỹ. Hai bên cãi nhau về chữ nghĩa. Hai anh lính Việt nói:

- Miền Bắc nói Dứa là sai, phải nói Thơm mới đúng (miền Nam gọi là Khóm). Người Mỹ đáp lại bằng tiếng Việt rất sõi:
- Không phải sai mà khác nhau thôi. Cùng một đồ vật mỗi miền gọi một tên...

Tôi nghĩ, người Mỹ này là một nhà ngữ học, hai anh lính rõ ràng đã không hiểu tiếng nói của chính mình. Chữ nghĩa trong dân gian thường phát sinh theo nhu cầu và trình độ của mỗi từng lớp quần chúng, nhưng nếu đem phổ quát hóa cho mọi người thì có khi sai hoặc làm nghèo ý nghĩa đi. Chẳng hạn sau 75 nhà trường thường nói: “Học tốt, dạy tốt...”, thứ gì cũng tốt, bây giờ không ai còn nói như vậy nữa. Chữ nghĩa trong những trường hợp vừa kể, nghe lạ mà không chướng, lắm lúc chữ dùng thì thườngï mà rất chướng tai: Trên một đài phát thanh (Nam Cali), một nam xướng ngôn viên nói chuyện với các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung Thu: “Kính thưa các con...”, anh ta nhắc lại rất nhiều lần mà không thấy ai nói gì.. Các đài truyền thanh có thói quen diễu đầu ngày. Mở đầu bao giờ cũng kiếm cho được một câu chuyện để thính giả cười chơi. Đây cũng là thói thường của người Mỹ. Cần cười để bớt bị căng thẳng thần kinh. Nhưng làm cho người khác cười là một nghệ thuật không phải dễ. Tiếng cười vốn đã đa dạng lại nhiều ý nghĩa, tùy trường hợp mà cười. Cười đắc thắng, cười đau khổ, cười mỉa mai. Có khi lại cười thầm. Cũng có những tiếng cười khêu gợi chỉ nên cười ở chốn riêng tư. Mới đây, lại một cặp MC của một đài phát thanh mang chữ nghĩa bên nhà ra diễu cợt. Câu chuyện chưa kể đã nghe tiếng cười của cô MC, cô kể rằng, cô mới biết được một chữ của VC rất buồn cười: “Ngày trước cái dùng để biến điện 220 ra 110 hay ngược lại gọi là Survolteur (Pháp), Transformer (Anh), bây giờ Việt Nam (bên nhà) gọi là ổn áp mà ổn áp nghĩa là ổn định áp suất”. Cô vừa kể vừa cười cách ngon lành bên cạnh tiếng cười phụ họa của anh bạn đồng nghiệp.

Chữ ổn áp có từ trước 75, ổn áp là một bộ phận vừa biến điện vừa giữ cho điện thế không tăng không giảm (Regulateur, Stabilizer). Áp là điện áp, đèn cao áp không có nghĩa là đèn áp suất cao. Cũng đã có lần MC của đài này chê Lê Văn Bằng (Đại Sứ VN) nói tiếng Anh dở. Chuyện chẳng có gì lạ, không ai bắt ông Clinton nói tiếng Pháp hay, nhưng nếu ông nói tiếng Mỹ sai thì đáng phàn nàn. Dường như có lần ông Bùi Bảo Trúc đã sửa tiếng Mỹ của ông Clinton.

Nói về chữ nghĩa thì dọc đường Bắc Nam còn nhiều chữ, nhiều khẩu hiệu làm cho tôi ngớ ngẩn, chẳng hạn : “Việt Nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Một khẩu hiệu có ý nghĩa tương tự như câu : “Việt Nam là đỉnh cao của trí tuệ loài người”. Câu này ngày nay không còn nghe nhắc đến nữa. Mỉa mai thay, câu khẩu hiệu lại được kẻ sơn trên bảng lớn, màu sắc rực rỡ và cắm cạnh một chòi tranh bên quốc lộ (trong Cam Ranh). Tôi không biết người nước ngoài sẽ nghĩ gì khi đọc câu khẩu hiệu này. Thành phố cổ Hội An cũng bị những nét lệch lạc tương tự. Hình ảnh một đường phố của thế kỷ 16 lại được treo câu khẩu hiệu cuả thế kỷ 21. Người ngoại quốc khi đến Hội An, họ sẽ nghĩ rằng người Việt chúng ta chẳng hiểu gì về văn hóa của xứ sở mình.

Trong dân chúng cũng có những lối phô diễn quan điểm chính trị rất độc đáo: “Đổi mới không đổi màu. Hòa nhập không hòa tan”. Sáng tạo chữ nghĩa là điều cần thiết nhưng gượng ép quá thì hóa ra lố bịch. Một hôm trên đường đi Suối Dầu (Khánh Hòa) tôi thấy một banner kẻ chữ lớn: “Khánh thành Đình Văn Hóa”...rồi “Trạm Bưu Điện Văn Hóa”. Ngoài Bắc cũng dùng chữ Văn Hóa như thế. Đi qua các huyện miền núi thấy những bảng hiệu : “Trường Tiểu Học Văn Hóa Xã...”. Có người bảo, vì các khoản chi đều dành cho ngành Xây Dựng, Văn Hóa chẳng có gì nên cũng phải nghĩ ra cách để ké phần. Một lần vào quán cà-phê, một em bé đánh giày nài nỉ mãi, tôi để cho em có việc làm, tôi hỏi:

- Cháu quê ở đâu ?
- Dạ Thanh Hóa.
Một người khách ngồi cạnh nghe vậy hỏi ngay:
- Dân hanh Hóa ăn rau má phá đường rầy, phải không mày ?

Câu nói mô tả đời sống nghèo khổ của một địa phương, tưởng chạm tự ái em bé đánh giày, nhưng em không nói gì, chỉ cười.

Một bạn trẻ hỏi tôi :
- Anh có biết trường Sư Mẫu là gì không?
- Tôi chưa nghe bao giờ.
- Là trường Sư Phạm Mẫu Giáo đấy.

Sáng tác từ ngữ một cách quá tự do tùy tiện như vậy sợ lớp trẻ tiêm nhiễm, đến một ngày nào đó thành nếp thì khó mà thay đổi. Nhưng tất cả các hiện tượng ấy chẳng phải do thiếu giáo dục, thành phố nào cũng nhiều nhà sách lớn; thăm một vài nhà sách tôi thấy rõ dấu hiệu ham học của tuổi trẻ Việt Nam. Họ tập trung mãi mê tìm kiếm ở khu sách giáo khoa mà ít ngó ngàng đến các loại sách khác. Tuổi trẻ Việt Nam thời nào cũng hiếu học, thật đáng mừng. Tiếc một điều, con đường học vấn của họ quá bấp bênh, dù có đạt được mãnh bằng, nhiều người cũng đành đi vào ngõ cụt. Trên một chuyến tàu ra Bắc có một em vừa tốt nhiệp một trường đại học chuyên ngành đã tâm sự : “Khó lắm chú à, muốn có việc làm phải mất 30 triệu, tụi cháu làm gì có khả năng, đành đi làm những việc lăng nhăng để sống qua ngày”.

Một lần đi ngang qua Dinh Thống Nhất (Độc Lập cũ), thấy bên trong lố nhố những học sinh bậc Tiểu Học, ăn mặc theo lối cổ truyền, khăn đống áo dài, vai mang ống quyển. Vào xem mới biết, đây là cuộc thi cắm trại: “Trường Thi ngày trước”, thời sĩ tử còn dùng bút lông. Những câu châm ngôn, tưởng đã bị quên lãng, nay được viết lại một cách trang trọng trên Cổng Tam Quan của mỗi trường:

Công Cha Nghĩa Mẹ Ơn Thầy Làm sao cho bỏ những ngày còn thơ .............................................................. Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn.

Mỗi trường chọn một tên làng : Làng Nguyễn Bỉnh Khiêm, làng Ngô Thếù Vinh, làng Nguyễn Đình Chiểu, làng Nguyễn Du...trong làng là “lều chõng” của những “anh khóa bé ti, trông ngộ nghĩnh và dễ thương hết sức...Tôi rảo qua từng làng, lòng hứng khởi nhập vào cái sinh hoạt tấp nập tiếng kèn tiếng trống, mà ngỡ mình như còn tuổi ấu thơ. Trời không bừng sáng một lúc nhưng đã sáng dần, Quê Hương, Con Người, rồi ra cũng khôi phục lại được những gì đã hư hao thất thoát bởi thiên tai, bởi chiến tranh hay bởi chính mình.

Ở Cali có những lúc trời xuống 15 độ Cø tôi vẫn thấy bình thường. Về Việt Nam, mỗi khi lên Sapa, lạnh chỉ mới 18 độ tôi đã bị dị ứng ho. Năm trước vừa đến Bắc Hà người đã thấy khó chịu rồi ho khan mấy ngày. Năm nay cũng thế, mà còn nặng hơn. Sau 3 hôm, cố đi chụp một ít ảnh, chụp đồi cát hay chụp núi rừng, dường như ít ai đến một lần mà có tác phẩm. Trở lại Sapa lần này, tôi “đi” kỹ hơn. Nhưng khi thấy trong người có “vấn đề”, là lui ngay.

Về đến Hà Nội, cơn ho càng nặng, tiếng nói mất dần, cổ rát, ngậm đủ các thứ thuốc vẫn không ăn thua. Nhờ người quen đưa đi khám, đầu tiên đến Bệnh Viện Ngọc Khánh. Nhà thương mà như kho chứa hàng, xây cất lộn xộn, một bãi đất xe cộ nghênh ngang, rác rến bẩn thỉu. Một tấm biển lớn treo trước dãy nhà hai tầng: “Trung Tâm Khám Chữa Bệnh và Tư Vấn Sức Khỏe”.

Tôi lên lầu, đến khu tai mắt mũi họng. Đây là một căn phòng không rộng lắm, được ngăn làm 3, ngoài khám họng, bên trái khám mũi, phía trong khám tai. Bệnh nhân chừng vài người ngồi chờ ngoài hành lang. Trong phòng có hai nhân viên, cô lớn tuổi ngồi ghế mang ống nghe, cô trẻ tuổi đứng nơi cửa ra vào để hướng dẫn bệnh nhân các thủ tục khám bệnh. Họ làm việc cách thong dong và dễ giãi. Không rõø đây là bác sĩ, y sĩ hay y tá, trên ngực áo, chỉ thêu tên bệnh viện, không như ở Mỹ: Nguyen MD, Vincent MD. Cô hướng dẫn hỏi tôi mấy câu rồi bảo: “Đi mua phiếu khám”. Mua được phiếu khám, ngồi đợi đến phiên tôi, bác sĩ bảo há rộng mồm, rồi dùng một miếng ga nắm lưỡi tôi kéo ra:

- Bác nói: i ..i..i

Cô cũng “i..i..” với tôi như thể tiếp sức, đồng thời chiếu chiếc đèn trên trán vào yết hầu và dùng một cây i-nóc dẹp, banh yết hầu để quan sát. Tôi cố làm theo trong cảm giác rất khó chịu. Mấy phút sau, người bác sĩ bỏ y cụ xuống và bảo:

- Bác bị viêm thanh quản. Bác đi mua y bạ rồi trở lại đây.

Tôi đứng dậy, người khác vào, y bạ bán ở quầy thuốc. Có y bạ, tôi trở lại tiếp tục đợi. Sau khi ghi các thứ thuốc vào y bạ y sĩ bảo tôi: “Bác đi mua thuốc”. Mất nửa giờ để mua thuốc, lúc trình các thứ cho y sĩ, tôi lại được lệnh: “Bác đi mua phiếu làm thuốc”. Tôi gần như mất kiên nhẫn, sao lại lắm thứ lắt nhắt thế, gom tất cả vào một lúc có đỡ phiền cho bệnh nhân không. Nhưng, như vậy vẫn chưa xong, lần cuối cùng còn phải mua kim chích. Lúc thấy không còn gì để sai tôi chạy nữa, cô y sĩ bảo tôi ngồi xuống ghế, há mồm và tự nắm lưỡi kéo ra trong lúc cô bơm thuốc vào thanh quản. Thuốc đắng và có mùi khó chịu làm tôi sặc sụa. Thấy không xong, cô thay cách khác, cô cho tôi “xông hơi” thay vì bôm thẳng thuốc vào họng. Cô ghi vào y bạ “Bệnh nhân không hợp tác”. Tôi chẳng hiểu không hợp tác việc gì. Xông thuốc dễ chịu hơn, nhưng phải ngồi gần hai mươi phút. Lọ thuốc được dùng trong 5 ngày.

Hôm sau trở lại, không gặp cô y sĩ cũ, thay vào đó hai người đứng tuổi, một nam một nữ, cũng không thấy chữ BS trên áo. Tôi trình sổ y bạ nhưng không được làm thuốc mà phải ngồi khám lại như hôm qua. Lại há họng kéo lưỡi, lại i a… Bà y sĩ chìa cho tôi mảnh giấy trắng và bảo:

- Bác đi chụp X Q.

Vào phòng XQ, y sỹ hướng dẫn tôi đứng trước máy chụp rồi hô to: “Nín thơ”û. Tôi lấy hơi nín thở. Chờ mãi chẳng thấy lệnh cho thở, tôi như hết hơi, không còn nín được nữa, thở đại rồi quay ra. Ông y sỹ chụp XQ đã bỏ đi làm chuyện khác từ bao giờ. Hơn tiếng đồng hồ sau tôi mang hai tấm phim chụp phổi và cổ về lại phòng khám. Bà y sĩ xem qua rồi phán:

- Bệnh của bác chưa rõ ràng.
Tôi chỉ vào y bạ, chỗ ghi bơm thuốc mỗi ngày.
- Chưa định được bệnh thì không thể chữa.

Không nói đuợc, tôi phải viết xuống giấy: “Mỗi ngày một bác sĩ khám, đến bao giờ tôi mới được chữa?”
Người y sĩ nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên: “Thế nầy thì khó quá hè”, bà lại bảo: - Bác ngồi xuống đây.
Lại kéo lưỡi, soi đèn, lại i..i..Sau một lúc khám xét, bà quay sang bạn đồng nghiệp:
- Bơm thuốc được anh Nguyên ạ.

Thuốc bơm lần này không khó chịu như lần trước, một liều thuốc bơm ba lần. Tự nhiên tôi có cảm tình với người thầy thuốc. Tôi viết xuống giấy: “Mai Bác sĩ vẫn khám ở đây?”

- Tôi chỉ khám ở đây vào những ngày nghỉ, ngày thường tôi làm tại bệnh viện Bạch Mai.
Y sĩ Nguyên cho tôi số hand phone rồi dặn :
- Bác đếùn phòng Tai Mũi Họng, nếu không gặp tôi, cứ gọi số này.

Bước xuống cầu thang tôi vừa suy nghĩ về giờ giấc và cung cách làm việc của bệnh viện, chẳng giống những nơi khác tí nào. Nhưng nhập gia tùy tục. Tôi cũng hiểu, quê nhà còn nhiều khó khăn nên trong mọi sinh hoạt, đôi khi phải quanh co khúc khuỷu thế mới sống được. Dẫu sao, mình cũng đã được làm thuốc, tôi yên tâm, nay mai sẽ nói được. Đang không, tắt tiếng thì kể như cuộc đời bị đóng băng, một tảng băng lạnh giá, dù lớn bao nhiêu cũng không dùng vào được việc gì, nhiều khi còn nguy hiểm là đằng khác.

Xuống đến sân, gặp một cô gái ăn vận rất xì-po, gương mặt đẹp, đeo kính đen, trông như điệp viên, tôi đưa tay ra dấu chận cô lại rồi lấy giấy bút viết: “Đi xe ôm về Lý Nam Đế bao nhiêu hả cô?”. Cô gái nhìn tôi, qua lớp kính đen dày, tôi không sao thấy được ánh mắt nên không biết cô nghĩ gì. Sau mấy giây, cô chìa ra 7 ngón tay. Tôi hiểu là 7 nghìn. Từ nay tôi như người câm và điếc. Không ai dùng tiếng nói với tôi nữa, họ chỉ ra dấu. Nếu sựï thễ không đổi thay thì quả là bất hạnh.

Hôm sau tôi đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện lớn bậc nhất ở Hà Nội. Vào cổng rẽ trái là thấy khu Tai Mũi Họng. Tất cả bệnh nhân đều lấy số thứ tự chờ khám. Tôi “bút đàm” với cô lo thủ tục rằng, bác sĩ dặn tôi đến làm thuốc chứ không khám. Cô y tá chỉ phòng bác sĩ Nguyên cho tôi. Lúc thấy tôi lấp ló ở cửa, bác sĩ Nguyên đưa tay ra dấu: “chờ một chút”.

Vừa viết toa cho người bệnh xong, bác sĩ đứng dậy ra dẫn tôi vào, ông bảo tôi thử nói một câu, cố gắng lắm cũng chỉ nghe tiếng khào khào. “Chưa ăn thua”, bác sĩ nói thế rồi bơm thuốc cho tôi. Lúc tôi đứng dậy, ông bảo ra phòng ngoài đóng mười nghìn. Những ngày kế tiếp, tôi cứ nộp 10 nghìn ở bàn trực rồi vào làm thuốc. Tiền nộp, nhưng không biên nhận, không ghi vào sổ, chẳng hiểu rồi tiền đi về đâu.

Hằng ngày đến bệnh viện chứng kiến cảnh đau ốm thương tật của đồng bào mà nản. Đa số là giới nghèo, ăn mặc lôi thôi, chen lấn ồn ào. Ngoài hành lang có mấy chiếc băng nhưng chẳng ai ngồi đợi, trừ những người quá yếu. Dẫu sao, tôi cũng được ưu tiên lắm rồi. Thuốc uống thuốc bơm, sau một tuần, bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Tôi quyết định bay về Nha Trang. Ở đấy có người học trò cũ là bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Xáng. Về Nha Trang, thay đổi không khí biết đâu lại chóng lành.

Vé máy bay bán ở phố Tràng Thi, một triệu mốt bảy mươi lăm nghìn. Phòng bán vé tổ chức khá qui mô và khoa học. Khách vào, tự bấm máy nhận số thứ tự và ngồi chờ. Có hơn mười “cửa sổ” bán vé. Khách nhìn lên bảng đèn báo chữ đỏ, theo dõi số thự của mình. Phiền một điều là máy in số cứ chốc chốc lại tít tít báo hỏng. Nhân viên bán vé bỏ việc ra hí hoáy sửa.

Việt Nam ngày nay đã phát triển nhiều về mọi mặt, nhưng cũng còn nhiều luộm thuộm. Đấy là do tâm lý “theo cho kịp người”. Cứ nhìn luật lệ giao thông trên đường phố khắc biết. Cũng đèn xanh đỏ, cũng lằn sơn trắng, sơn vàng, nhưng kỳ thực, có mấy ai thi hành. Một giáo sư ngoại ngữ đã nói với sinh viên: “Việt Nam có nhiều cái funny, đúng hay sai ở Việt Nam là đúng sai của số đông. Mọi người vứt rác ra đường, mình không vứt là mình sai”.

Máy bay cất cánh và hạ cánh rất đúng giờ. Phi trường Nha Trang đang được xây dựng lại các công trình phụ (phòng vé, phòng đợi…), nên không có gì gọi là mỹ quan. Trời mới tháng hai mà nóng dữ, nhờ gió biển như một máy điều hòa nên du khách cảm thấy dễ chịu phần nào. Nha trang mỗi năm một “lớn”, khách sạn, nhà hàng mọc lên san sát và cao nghệu trên đường Trần Phú. Phía bờ biển, nhiều khu giải trí được xây dựng. Khu Giải Trí Phù Đổng qui mô rộng lớn hơn cả. Khu Xóm Cồn đã giải tỏa, một chiếc cầu qua đồi La San rồi chạy thẳng ra Bãi Tiên. Về phía Nam thành phố cũng có cầu từ Bình Tân qua Hòn Rớ, Nha Trang đã lớn hơn xưa rất nhiều.

Sống trong một xã hội mà đầu óc lúc nào cũng nghĩ “Nhất thân nhì thế, tam chế tứ biên” thì con người không mấy có niềm tin khách quan. Cho nên, khi hữu sự phải tìm nơi quen biết mới chắc ăn.

Hôm sau tôi đến thăm bác sỹ Xáng, phòng mạch ở đường Quang Trung, nằm sâu trong hẽm nhỏ. Phòng đợi chừng 4m vuông, trên tường treo nhiều câu thư pháp ý nghĩa rất nhân bản và đượm mùi Thiền. Một câu tôi thích:

Không đau khổ lấy chi làm chất liệu,
Không buồn thương sao biết chuyện con người.

Phòng hẹp nên bệnh nhân tự động mang ghế ra phía trước ngồi, mỗi người tự kiếm cái gì đó phe phẩy cho đỡ nóng. Đến phiên vào khám, tôi đưa nguyên tập hồ sơ bệnh lý ở Hà nội và cố ý xếp ngược bìa y bạ, dấu tên mình. Bác sỹ Xáng xem qua phim XQ, rồi lật đọc bìa trước của y bạ. Tôi hơi hồi hộp và không chắc Xáng còn nhớ tên tôi, mấy mươi năm rồi, biết bao chuyện bể dâu thì chuyện quên thầy cũ là thường. Nhưng qua mấy giây, anh nhìn tôi rồi đứng dậy: “Thầy”. Tôi cũng đứng dậy, hai thầy trò cảm động ôm nhau. Xáng nói: “Em vẫn thường theo dõi những sinh hoạt nghệ thuật của Thầy”.

Xáng xem lại hai miếng phim và bảo tôi:

- Em thấy phổi của thầy hơi khả nghi, ngay bây giờ Thầy đến bác sỹ chuyên khoa này để khám, rồi trở lại cho em hay.

Xáng dùng giấy kê đơn thuốc, viết mấy dòng giới thiệu : “Xáng nhờ BS Thế khám cho Thầy giáo của mình, có film XQ đính kèm. Thanh quản có tổn thương, Xáng muốn kiểm tra tình trạng”. Phòng mạch bác sỹ Thế cũng vào sâu trong hẽm và không rộng hơn, lại khám chung với bác sỹ Hà Văn Dương chuyên khoa Sản phụ, giải phẫu bệnh lý. Bệnh nhân ngồi đợi ngoài hiên, có tấm bạt đẩy ra đẩy vào mỗi khi mưa nắng. Trong khi bác sỹ Thế nghe hơi thở của tôi thì ngay chiếc giường trong phòng có người đàn bà đang nằm để bác sĩ Dương làm thuốc. Bác sỹ Thế cho tôi toa thuốc bảy ngày. Tôi gởi tiền khám, bác sỹ một mực từ chối. Tuần lễ sau tôi trở lại, tình trạng khá hơn nhiều. Một toa thuốc nữa, uống mười ngày. Lần thứ ba, tôi mang theo một phong bì và nài nỉ để bác sỹ Thế nhận cho. Tôi cảm thấy niềm vui nhè nhẹ, không phải lúc nào tiền tài cũng nằm trên đạo nghĩa.

Khi sống một nơi quá đầy đủ, chúng ta thường đòi hỏi này nọ, có rơi vào tình cảnh đi khám bệnh như tôi mới thấy sự khó khăn của xứ sở. Cho đến những ngày đầu của thiên niên kỷ, đồng bào trong nước vẫn còn nhiều giai tầng đối xử khác nhau. Từ chuyện công ăn việc làm, học hành, chữa bệnh... Muốn vào nhà thương tiếng tăm phải cán bộ cao cấp, muốn mau lành bệnh phải thuốc ngoại đắt tiền. Lúc cần sống thì tình huống có thế nào cũng phải chấp nhận.

Nha Trang đúng là nơi dưỡng bệnh lý tưởng. Mỗi buổi sáng tôi dậy sớm, mặc bộ áo quần xuyềnh xoàng, đội cái mũ vải sùm sụp (cốt không ai nhận ra), tôi đi từ đường Trần Nhật Duật xuống Nguyễn thị Minh Khai, ra biển rồi đi ngược lên Bưu Điện, qua Phan Bội Châu về Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi, tôi đi hết một vòng thành phố Nha Trang. Bác sỹ dặn tuyệt đối không nói, cốt cho thanh quản chóng lành nên tôi đã gặp nhiều chuyện rất buồn cười. Mấy anh xe ôm theo mời mọc, thấy tôi không nói gì cứ theo riết, cuối cùng văng tục tùm lum. Một hàng gội đầu massage trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, buổi sáng các cô ngồi ngóng ra đường đón khách, thấy tôi vẫn đi qua hàng ngày, một cô chạy ra đon đả: “Mời anh vào tụi em gội đầu massage cho”. Tôi thân thiện đưa tay lên khều khều nơi cổ ý nói cổ bị đau. Cô gái lại cười tươi: “Không đâu, không cắt cổ đâu mà sợ, rẻ thôi mà”.

Buổi sáng đi bộ thể dục, buổi chiều ra bãi biển thuê một ghế nệm, nằm nghe tiếng sóng lao xao. Bờ biển Nha trang năm nay thay đổi hẳn, một loạt những chòi tranh hình nấm mọc dài theo bãi cát. Dưới mỗi chòi có hai ghế nằm. Mỗi ghế mười ngàn đồng, nằm từ sáng đến chiều. Dịch vụ này do nhà nước kinh doanh, nhưng không chắc đã thu được bao nhiêu, vì có lúc người phụ trách làm phiếu nhận tiền, có lúc lấy tiền và cho khách nằm tự do. Hoạt cảnh trên bãi biển không khác gì những năm trước 75. Hàng rong bán dạo, tẩm quất massage, lại có cả “thầy tướng số”. Mấy chị đàn bà sồn sồn la cà quanh đám du khách nước ngoài để gạ gẫm mua bán, đấm bóp...chẳng khác gì thời Mỹ đến việt nam vào thập niên 60.

Sau ba tuần sức khỏe đã hồi phục, tôi chuẩn bị lên đường đi Đồng Hới. Lần này tôi trở lại thăm động Phong Nha. Trong quần thể đá vôi Phong Nha Kẻ Bàng, có động Tiên Sơn mới được khám phá trong vòng vài năm trở lại đây. Thăm Lũy Thầy, một chiến lũy lừng danh trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, một di tích mà ngày nay ít nghe nhắc tới.



3G sưu-tầm

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Dau Do wrote:Anh Linh Già ơi,

Đậu Đỏ rất thích mục này, ước mong anh vẫn tiếp tục sưu tầm thêm nhiều bài viết và hình ảnh về VN.

Đậu Đỏ

DI –TÍCH TRÀ VINH


Chùa Angkorett Pali

(Chùa Ang)

Image

Là một trong những ngôi chuà cổ nhất trong hê thống chuà Khmer ở Trà-Vinh. Chùa cách trung tâm thị xả khoảng 7 km (4miles). Ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của Ao Bà-Om.. Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4 mẩu thuộc ấp Tà-Cụ xả nguyệt-Hoá quận Châu-Thành. Chùa có lối kiến trúc cổ kính, độc đáo hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.



Về đại thể, những ngôi chùa Miên đều có kiến trúc giống nhau với chính diện ở trung tâm khuôn viên chùa trải dài theo hướng Đông-Tây, mái cong nóc nhọn, những chi tiết trang trí ở mỗi chùa mỗi vẻ tùy theo vị Sãi cả, hay những nghệ nhân,với trình độ kỹ thuật ở từng thời kỳ xây cất. Nói chung, trên đầu cột giáp mái chùa thường có tượng thần "KRUD" mình người đầu chím bay lên đỡ bốn mái chồng lên nhau bằng gỗ quý, lợp ngói kiểu vẩy rồng, có trang trí rất nhiều tượng rồng, đặc biệt rồng ở chùa Miên đầu mảnh mai, thân loài cá, lưng có dao mác nhọn uốn cong về phía đuôi, có sừng nhọn.

Ngoài ra, còn có những hình tượng điêu khắc hình tiên nữ và chằng tinh phục sức cầu kỳ, trên chót vót nóc chùa khắc hoa những đầu người rất tinh xảo.Đã vậy, những vòng rào bao quanh khu chính diện còn có những hình đầu sư tử, hoa sen trên mỗi cột rào. Có chùa còn cho xây tháp để bảo lưu tro cốt những vị sư sãi.

Khi bước vào bên trong khu chánh điện, chúng ta sẽ thấy những màu sắc sặc sỡ vẽ hình rồng rắn, hoa lá, tiên nữ, nhũ vàng chân viên hoa sen trên mỗi thân cột bằng gỗ sơn mài đen, cùng những tượng Phật bằng đồng, bằng đá trắng với những tư thế đứng, ngồi khác nhau, sự đóng góp của đồng bào Khmer trải qua bao đời này nay vẫn còn lưu giữ.

Lịch sử xây dựng một ngôi chùa Miên từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, cũng kéo dài qua nhiều đời Sãi Cả ( hay còn gọi là Lục-Cả ) có khi đến trăm năm. Chùa Miên không những là nơi diễn ra những sinh hoạt tôn giáo xã hội, mà còn là nơi tồn trữ, phổ biến những kinh điển giáo lý, văn hóa phẩm, văn học nghệ thuật Khmer.

Đặc biệt chùa Miên còn là nơi để thanh niên Miên trước khi ra đời cưới vợ, phải đến "tu học" để trở thành con người có tri thức, đức hạnh. Mỗi chùa cổ có ít nhất từ 10 dến 15 vị sãi, trong đó một Sãi cả trụ trì và hai Sãi phó,và một ACHAR (gọi là hoằng pháp, chuyên dạy giáo lý). Sãi củng có hai bậc: một là SAMANE (từ 20 tuổi trở xuống) và hai là PIKH'U còn gọi là Tỳ khưu (từ 21 trở lên). Hai bậc tu này khác nhau ở chỗ SAMANE thọ 105 giới, còn PIKH'U thọ 227 giới.

Đa số người Miên theo đạo Phật Tiểu Thừa, nên không có Tu-nữ. Họ không ăn chay mà đi khất thực, và thờ một vị Phật duy nhất là Đức Thích Ca.

linhgia sưu tầm

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Hội An

Post by phu_de »

Hội An 24 giờ
Toi_Vietnamese từ Dactrung

Xe đưa tôi đến Hội An khoảng sau trưa. Con đường chính dẫn vào thị xã nhỏ tí được tráng nhựa khá sạch. Đầy đường được giăng mắc biểu ngữ cờ quạt. Xe đi thẳng tới khách sạn mà cô hưóng dẫn viên du lịch ở Huế giới thiệu. Đó là một khách sạn mini mới mở nằm gần giữa trung tâm thị xã, trên đường Phan Đình Phùng. Giá phòng cho một đêm là 24 đô với tiện nghi đầy đủ. Tôi nhận phòng, tắm rửa, nghỉ ngơi một chút rồi xuống dạo phố.

Nhìn quanh, tôi thấy những con đường nằm gần trung tâm thị xã Hội An hình như đường nào cũng giống đường nấy, nhỏ và dài.
Image
Những đường ở Hội An rất hẹp và có nhiều tiệm quán

Image
Nhiều căn nhà trong trung tâm Hội An trở thành tiệm quán
Những căn nhà nho nhỏ, dọc theo đường, phần đông là những tiệm bán quần áo may sẳn và đồ thủ công. Tôi thấy những chiếc đèn lồng xinh xắn đủ màu đủ kiểu, những đôi dép đan bằng cói, hàng thêu tay, tranh ảnh và điêu khắc gỗ.

Image
Thợ điêu khắc đang hành nghề trong một tiệm bán tượng chạm
Có rất nhiều tiệm ăn nơi đây. Tôi bước đại vào tiệm gần nơi tôi đang đứng. Một cô bé chừng 12 tuổi ra chào. Tôi hỏi cô nhỏ " Ở đây có gì ngon nhất? " Cô bé nhanh nhẩu đáp, " Dạ .. Cao lầu. " Tôi gọi Cao lầu và 1 lon Coke. Khi thức ăn được đem ra, tôi hơi ngỡ ngàng nhìn trên mặt lưa thưa mấy lát thịt xá xíu mỏng tang, một ít đậu phọng và tóp mỡ trên những cọng bún màu nâu nâu hồng hồng. Tôi, lần đầu tiên đến Hội An, dùng thử món ăn đặc biệt của xứ nầy. Thật tình mà nói ngoại trừ mùi vị lạ lạ của cọng cao lầu, tôi chỉ thấy mùi khét khét cuả tóp mỡ và xá xíu, không có gì đặc sắc. Có thể cho rằng số tôi không may nên gặp phải nhà hàng nấu không ngon, hy vọng nếu tôi còn có dịp khác đến thăm Hội An, nhất định phải tìm ra nơi nào có món Cao lầu ngon nhất để còn có thể giới thiệu với bạn bè.

Tôi hỏi đường đến chợ Hội An, ngôi chợ nhỏ củ kỹ nắm bên sông Thu Bồn. Trong lúc tôi đi vòng quanh chợ, hai chú bé đi học về cũng tháp tùng tôi đi vòng vòng, lời nói ngây thơ ngộ nghĩnh rất thân thiện. Hai chú dẫn tôi vào trong chợ xem qua, đưa tôi đến hàng dép mua một đôi dép nhựa để chiều đi biển, giá 15000 $VN . Khi tôi ngỏ ý muốn tìm mua tương ớt Hội An, thì hai chú sốt sắng dẫn tôi đến một ngôi nhà bên hông chợ, bày bán tương ớt . Tôi chọn mua 2 hủ lớn, giá 20000$VN ( khi về nhà tôi được khen là biết mua loại tương ớt ngon nhất mà rất hiếm ở Saigon.) Mua xong tương ớt, tôi cảm ơn hai chú nhỏ, và tặng hai chú ít tiền ăn kẹo trước khi đi bộ về lại khách sạn. Trên đuờng về tôi cứ nhớ những câu nói hồn nhiên và ánh mắt sáng của hai chú bé.

Xe khách sạn đưa tôi ra biển Cửa Đại. Trên xe, anh tài xế hỏi tôi phải trả bao nhiêu cho dịch vụ nầy. Sau khi nghe tôi trả lời là 8 đô, anh cho biết anh chỉ được trả phân nửa, và ngỏ ý muốn đưa tôi về phi trường Đà Nẵng ngày mai. Tôi bằng lòng. Ít ra mình cũng giúp được người ta không bị chận bớt - được đồng nào hay đồng đó, nhất là cuộc sống nơi đây tùy thuộc vào khách du lịch và cạnh tranh gắt gao.

Anh tài xế, sau khi đưa tôi đến một quán thân quen của anh ta trên bờ biện, quay xe đi và hẹn hai tiếng sau sẽ trở lại đón. Tôi ngồi trên ghế bố quan sát cảnh tượng chung quanh. Trước mặt tôi một chiếc thuyền câu nho nhỏ nằm chơ vơ trên bãi, xa xa ngoài khơi là Cù Lao Chàm lẩn khuất trong khói sóng mờ mờ. Dưới nước, rất đông cư dân của thị xã ra tắm buổi chiều. Những em bé gái và cả người lớn mặc nguyên bộ quần áo thường ngày ào xuống biển, đùa vui trên sóng. Tiếng nói cười vang vang cả một vùng biển lẫn trong tiến sóng vỗ ngoài kia. Thỉnh thoảng vài cô gái bán rong đến mời " Chú mua bánh tráng kẹp bánh chưng ăn đi chú! " Tôi chỉ cười từ chối, nhưng cuối cùng cũng mua dùm một em bé mấy bịch đậu phọng rang. Em bé nhìn tôi ngạc nhiên khi tôi đưa tiền và bảo em đừng thối lại.
Image Vài giờ sau anh tài xế taxi trở lại đón tôi. Trước khi lên xe, bà chủ quán tính tiền ghế là 25000$VN, vì tôi không ăn nhậu gì trong quán để được ngồi miễn phí. Khi tôi về đến khách sạn trời đã tối. Đêm ấy không phải là đêm 14 âm lịch nên người ta không thắp đèn lồng, ngoại trừ nhà hàng hay quán café thắp trang trí.
Image
Tiệm bán đèn lồng ở Hội An
Sáng hôm sau tôi đến thăm những ngôi nhà cổ. Từ đầu phố cổ người ta đặt một trạm, có mấy cô gái mặc áo dài trang trọng ngồi bán vé, người ta phải mua vé để được vào tham quan. Phố cổ Hội An có những ngôi nhà cổ hàng trăm tuổi như nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng, Phúc Kiến... Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi, tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ được xây dựng với việc làm chính là gỗ mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa.
Image
Nhà cổ Phúc Kiến ở Hội An
Image
Một ngôi nhà cổ nữa ở Hội An
Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ. Ngay giữa đỉnh cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nghe nói để ếm một con rồng (hay con Cù) mà mỗi khi nó quật đuôi đã gây ra những trận động đất lớn ở Nhật. Hiện nay Chùa Cầu đã bị hư hại khá nhiều, không biết chính quyền hiện tại sẽ làm được gì để bảo tồn một di tích lịch sử và văn hoá của Hội An.
Image
Chùa Cầu Hội An - Xe chạy ngang vào trong chùa
Image
Bên hông chùa Cầu Hội An
Trong lúc đi thăm phố cổ, tình cờ tôi thấy chi nhánh của Xí nghiệp thêu XQ tại Hội An. Tôi đã có dịp thấy tranh thêu cuả XQ tại Sàigòn và gần đây là ở Khách sạn Century. Riêng tại Hội An, có cả một ngôi nhà khá rộng, không những chỉ bán hàng mà còn giới thiệu về nghề thêu truyền thống cuả VN với du khách. Bên chén nước chè tươi và dĩa mứt gừng, tiếp chuyện với tôi là hai cô hướng dẫn trong áo dài nhả nhặn, nói giọng Huế rất ngọt . Trên bàn thờ Tổ nghề thêu, ngoài Đức Ông Lê Công Hành còn có ảnh bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu và bà Nam Phương Hoàng hậu. Theo cô hướng dẫn viên cho biết, hai bà là những người có công phổ biến nghệ thuật thêu cung đình, mở rộng từ việc chỉ thêu áo vua và hoàng gia trở nên đa dạng hơn, điển hình là thêu tranh trang trí. Cô cũng cho biết XQ là tên viết tắt cuả đôi vợ chồng Xuân _Quân.
Image
Bàn thờ Tổ nghề thêu, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu và Hoàng hậu Nam Phương
Anh Võ văn Quân nguyên là Bác sĩ nhưng đam mê nghệ thuật, chị Xuân xuất thân từ thành nội và biết nghề thêu rất vững. Ban đầu anh Quân chỉ vẽ tranh cho vợ thêu trang trí, nhưng dần dần thấy khách ưa thích, họ quyết định đem nghề thêu truyền thống VN vào kinh doanh. Họ huấn luyện thợ thêu và đưa những bức tranh thêu tay, sản phẩm đặc biệt của nghệ nhân VN ra thị trường quốc tế.

Những bức tranh thêu tay rất sống động, theo tôi tính mỹ thuật rất cao. Từng mũi kim sợi chỉ khéo léo , màu sắc hài hoà, bố cục gọn ghẽ. Đa số tranh về chủ đề quê hương, cuộc sống và con người, trong các bức tranh treo triển lãm, tôi thấy chân dung nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Văn Cao. Có những bức rất hoành tráng, thêu công phu cả 2 mặt và giá cũng rất cao như bức Vườn Tri Kỷ hay Lung Linh Nắng Mai được ghi giá 6600 đô. Tôi không biết có ai dám bỏ ra số tiền lớn như thế để mua tranh trang trí "high class" như thế, nhưng tôi thật sự thán phục tính cần cù nhẫn nại của người thợ thêu, để tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp, mà màu sắc và hình ảnh cứ lung linh... lung linh... lộng lẫy dưới ánh đèn.
Image
Một thợ thêu đang cần cù kiên nhẫn hành nghề

Image
Có cả tranh chân dung của nhà thơ Bùi Giáng và nhạc sĩ Văn Cao
Mười một giờ 30 trưa, xe đến đón tôi ra phi trường Đà Nẵng để bay về Sài gòn. Tại phòng chờ đợi phi cơ, một lần nữa, tôi lại nhìn thấy những bức tranh thêu trong một kiốt.
Image
Nơi trưng bày nghệ thuật tranh thêu tại phi trường Đà Nẵng
Nhìn những hình ảnh trên khung vãi, với đường kim mũi chỉ tinh xảo, nhưng dịu dàng, làm tôi so sánh với chuyến hành trình ngắn của tôi về đây. Vâng, Hội An cũng có những đặc điểm như thế, đã cho tôi những giây phút rất nhẹ nhàng, yên tĩnh và đơn sơ trong lòng phố cổ ./.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Hội An

Post by linhgia »

Quan Họ Bắc Ninh

[29/03/2005 - Vietnam Review]

Lê Minh

Mở đầu: Quan Họ Bắc Ninh là một bộ môn nghệ thuật dân gian đã phổ biến rộng rãi qua sách báo, băng nhựa, trên nhiều mạng lưới điện tử khác nhau trong và ngoài nước. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học vẫn còn tìm hiểu về nguồn gốc, biến thái của bộ môn nghệ thuật hát "vo" dân gian có từ nhiều thế kỷ qua. Một phần dữ kiện về Quan họ trong bài viết giải thích bởi một chuyên viên trong ngành và được bổ túc một số thiếu sót trích dẫn từ các tài liệâu nêu trên. Trong khuôn khổ giới hạn của bài báo, người viết sẽ không đi sâu về lịch sử, nguồn gốc, thể loại của bộ môn này, nhưng bạn đọc sẽ được thưởng lãm nhiều hình ảnh tiêu biểu về Quan Họ Bắc Ninh qua ống kính một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Nhân chuyến thăm quê nhà, xây đắp lại mồ mả tổ tiên hoang phế từ thời chia cắt đất nước, chúng tôi có dịp trở lại thăm làng Diềm (Viêm Xá) thuộc tỉnh Bắc Ninh, một làng có tiếng về bộ môn hát Quan Họ, vội ghi lại một số hoạt cảnh của một duyên cơ hiếm có, diện đối diện với nhiều nghệ nhân Quan họ làng Diềm, được xem và nghe lại họ tái diễn phong tục hát Quan họ cổ truyền, từ phong cách tiếp rước, hội họp, trò chuyện, đối đáp các bài ca dân gian được truyền khẩu từ nhiều thế kỷ qua. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của chuyến thăm viếng, thiếu sót là việc khó tránh. Hy vọng nhà nghiên cứ bộ môn Quan họ Bắc Ninh, bạn đọc có kinh nghiệm ít nhiều về bộ môn cổ truyền này, bổ khuyết các thiếu sót, nếu có.

Bắc Ninh quê hương Quan họ, diện tích khoảng 804 cây số vuông, gần một triệâu dân, cách Hà Nội về phía Tây Bắc khoảng 30 cây số, theo quốc lộ 1A. Đường sá xây cất từ thời Pháp thuộc, chật hẹp, ít được sửa chữa, nhà cửa dân cư mọc lên ngổn ngang dọc hai bên đường, khiến xe chúng tôi mất hơn 1 giờ để đến làng.

Diềm là một trong 49 làng Quan họ của Bắc Ninh. Hai làng Bịu (Bịu Sim, Bịu Trung) và Diềm nổi tiếng nhất về bộ môn này. Mỗi làng có hơn 10 "bọn" hát Quan họ nổi tiếng. Mỗi "bọn" Quan họ có khoảng từ 4 đến 6 người, họ đối xử với nhau như anh em trong nhà, gọi nhau theo thứ tự tuổi tác, bắt đầu từ chưcù vị anh Cả, chị Cả, anh Ba, chị Ba tiếp tục đến người cuối.

Image

Anh K., người hướng dẫn viên của chúng tôi cho biết anh đã đi lại làng Diềm nhiều lần để ghi nhận, chụp nhiều hình ảnh sinh hoạt Quan họ cho Cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp quốc. Anh giải thích chữ "bọn" có hàm ý chỉ các nhóm, các đoàn Quan họ. Ngày xưa chữ này có ý nghĩa tốt đẹp, không như chúng ta hiểu chữ " bọn" theo nghĩa xấu của ngày nay.

" Từ Quan họ có nhiều định nghĩa và nguồn gốc khác nhau" Anh K. nói.

Dân Quan họ truyền miệng cho rằng người làng Bịu và Diềm là hai nơi có sự nối kết bền vững lâu đời. Dân các làng này khẳng định là tiếng hát đó phát xuất từ hai họ nhà quan kết bạn với nhau qua truyền thuyết lịch sử, Trạng Bịu, tức Nguyễn Đăng Đạo, đỗ Trạng Nguyên năm 1684, người Hoài Thượng, huyện Tiên Du, cho rằng cụ Trạng Bịu là cha đẻ ra bộ môn hát Quan họ.

Vùng Cẩm Khuê (Bùi Xáù huyệân Yên Phong) nói ngược lại, họ cho rằng Quan họ là lối hát giữa quan viên hai họ nhà trai và nhà gái trong dịp đám cưới lễ dạm ngõ được gọi tắt là Quan họ.

Người vùng Che, Quả Cam, Thị Cầu thi vi hóa Quan họ với truyền thuyết, Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy cô con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (Núi Long Khám hay núi Quả Cam, đến nay chữa ai xác định được vị trí của núi Chè), vừa cất cỏ vửa yêu đời hát:

Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta.

Tiếng hát làm Vua, Quan phải họ (dừng lại) để nghe. Ngắm người đẹp, hát hay, bài hát lại mang khẩu khí "Trị và Bình", nên chúa Trịnh cho mời về cung để trở thành bà Chúa. Dân gian đồn đại tiếng hát đó đã tạo nên sự may mắn, hạnh phúc như cô thiếu nữ quê mùa mộc mạc đó, nên người có dọng hát hay, yêu thích văn nghệ đua nhau học và hát ngày một lan rộng theo thời gian, trở thành lối hát Quan Họ.

Cũng có truyền thuyết cho rằng hát Quan họ bắt nguồn từ Lý Công Uẩn chạy giặc , dân vùng Hồi Quan (Tiên Sơn) ùa ra đường hát làm Quan, Quân phải họ (dừng lại) để Lý Công Uẩn chạy thoát.

Nguồn gốc có khác nhau, nhưng bộ môn hát cổ truyền này ngày một phát triển, có trường đào tạo trở thành nghệ nhân hát Quan họ. Ngoài các làng truyền thống Quan họ của tỉnh Bắc Ninh ra, người ta có thể tìm đến Văn Miếu, đền Ngọc Sơn (giữa hồ Hoàn kiếm) hay nhiều hàng quán quanh Hà Nội nghe hát Quan họ. Tuy nhiên, du khách khó có thể tìm được sắc thái nguyên thủy của bộ môn Quan họ như các làng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Đặc tính của hát Quan họ là cách hát "vo" . Vo là thổ ngữ của vùng Quan họ, dùng để nói về cách hát truyền khẩu, không ghi chép trên giấy, không có âm nhạc phụ diễn, người hát Quan họ phải có giọng hát tốt, truyền cảm, biết luyến láy, ngâm thơ, giữ đúng cung nhịp để hấp dẫn người nghe.

Ngày nay, người ta thấy hát Quan họ có nhiều dụng cụ âm nhacï cổ truyền, cả trống chiêng phụ diễn, dấu hiệu Quan họ biến hóa theo thời gian, phù hợp với nhu cầu phát triển của con người, thích hợp cho các buổi trình diễn thương mại.

Các bài hát Quan họ xuất hát từ ca dao, đồng dao, thơ văn thích hợp với cảnh sinh hoạt đồng quê và Kiều của Nguyễn Du, Cung Oán Ngâm Khúc ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bài hát Quan họ. Một số nghệ nhân có óc sáng tạo dựa trên các vần thơ này, biến đổi thành các bài hát Quan họ truyền bá trong dân gian từ đời này qua đời nọ.

Trong câu hát Quan họ " Bây giờ gặp mặt nhau đây mà cứ ngỡ như chuyện chiêm bao", cho người ta liên tưởng đến 2 câu thơ trong Kiều:

Bây giờ gặp mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Câu hát Quan họ để khen bạn mới kết nghĩa " Thưa anh Hai , anh Ba….. thật là thơm cây, thơm rễ, người giồng (trồng) cũng thơm, đấy ạ", phát xuất từ câu ca dao:

Người như hoa quế thơm lừng
Thơm cây, thơm rễ, người giồng cũng thơm.

Trang phục chính gốc của liền anh, liền chị Quan họ ngày xưa rất giản dị, thích hợp cho khung cảnh đồng áng quanh năm. Phái nam thường thường mặc áo dài 5 thân, cổ đứùng có lá sen, viền tà, gấu to, dài đến quá đầu gối một chút. Họ thường mặc bên trong một, hai áo cánh, rồi đến chiếc áo dài mầu trắng, và chiếc áo dài bên ngoài là loại vải mỏng mầu đen để có thể nhìn xuyên qua chiếc áo bên trong. Họ luôn mặc quần trắng, ống rộng, may kiểu chân què, dài tới mắt cá chân và chân đi dép Gia định, sang hơn chút nữa đánh đôi giầy da đen, du nhập từ nước ngoài. Trên đầu đội chiếc khăn xếp mầu đen. Dù nắng hay mưa, liền ông Quan họ luôn có trong tay chiếc dù trông như cụ Lý trong làng, để xử dụng khi cần thiết. Phong cách ăn mặc của họ ngày nay vẫn còn gĩư được nét cổ kính.

Ngày xưa, người ta thưởng gọi các cô Quan họ mặc áo mớ ba (3 áo dài mặc lồng vào nhau) , mớ bẩy (7 áo dài nhỏ to cùng 1 lúc). Thông dụng nhất vẫn là kiểu áo mớ ba cho bớt nóng. Aùo dài của các cô cũng 5 thân, cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước thường thấy trong hội hè, đình đám, cưới hỏi hiện nay. Mầu áo của phái nữ xoay quanh một hai mầu đậm, từ nâu già đến mầu nâu non, mầu đen, hay mầu cánh dán. Trên đầu vấn khăn vành đen, không giống khăn mỏ quạ.

Thời gian làm thay đổi trang phục các liền chị Quan họ, các cô vẫn mặc áo mớ ba như xưa, tuy nhiên mầu sắc thay đổi so với sắc mầu cổ truyền, bao gồm mầu sặc sỡ như xanh dương, xanh da trời, hay mầu lá chuối non hòa hợp với mầu đỏ rực rỡ, mầu hồng đáng yêu pha trộn với mầu nâu, đầu vấn khăn vành dây thích hợp với mầu áo sặc sỡ nhất , vui mắt khách thưởng ngoạn hát Quan họ.

Nói đến phong thái của liền Anh, liền Chị Quan họ, anh K. giải thích thêm họ là những người đàn anh đàn chị và muốn được thành "liền anh", "liền chị", họ cần thuộc lòng và biết hát trên 200 bài Quan họ dưới nhiều thể loại khác nhau như :

- Hát kết chạ: giữa bọn Quan họ của hai làng khác đã kết nghĩa với nhau trong dịp lễ hội của làng.
- Hát lễ thờ: trong đình làng có ngày lễ hội qua giọng La rằng để chúc Thánh, chúc dân làng an lành, mùa màng gặt hái tốt, và nhiều lộc, nhiều thọ cho dân làng.
- Hát mừng: trong dịp ăn khao, thành đạt, mời dân làng cùng đến chia vui và nghe hát Quan họ với người đứùng ra tổ chức.
- Hát hội: có lẽ là canh hát Quan họ vui nhất trong năm. Bắt đầu từ 28 tháng 2 âm lịch, liên tiếp các hội làng diễn ra trong vùng Quan họ. Đây là dịp các liền anh liền chị tấp nập mời nhau đi các hội làng để vui Xuân, vui hội, gặp bầu, gặp bạn ở hội đình. Hộâi làng Lim có lẽ đông và vui hơn cả. Trong dịp này các anh nhớn , chị nhớn Quan họ dẫn dắt các em nhỏ, em nhỡ (15-16 tuổi) Quan họ cùng tham dự tham dự để học hỏi, thành thạo, mạnh dạn về ca hát, cũng là dịp tìm bọn khác giới, khác làng để kết bạn.

Sau hội hè làng Lim, dân Quan họ Bắc Ninh chờ đợi, rủ nhau gặp lại vào đầu tháng Tư:

Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Tư, mồng Tám thì về chùa Dâu
Dù ai buôn bán đâu đâu
Nhớ ngày mồng Tám, hội Dâu thì về ….

- Hát giải hạn: mê tín ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân quê, nhà nào hay ai gặp nạn, gặp hạn, họ thường nhờ đến bọn hát Quan họ trong làng đến hát để giải hạn.
- Hát canh: hay gọi là hát ca (xuất hát), thường diễn ra vào mùa Xuân, mùa Thu, mùa của hội chùa, hội đình làng giữa các bọn Quan họ với nhau, họ kháo nhau hát cho vui của, vui nhà, vui đình, vui chùa, vui xóm, vui làng. Mỗi canh hát thường bắt đầu từ 7, 8 giờ tối kéo dài đến 2, 3 giờ sáng và có thể kéo dài trong 2,3 đêm liên tiếp.
- Hát cầu đảo: người Quan họ, cũng như nông dân trên đất Quan họ tin rằng mưa nắng thuận hòa là do âm dương hòa hợp giữa con người và trời đất. Khi có hạn hán, thiên tai, một số đền trong vùng thường tổ chức hát Quan họ để cầu đảo (mưa) hay tránh được tai ương đến với làng. Đặc biệt canh hát cầu đảo chỉ có liền chị Quan họ. Trước khi hát liền chị Quan họ phải giữ lòng chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền để hát 2, 3 ngày đêm liên tiếp. Họ không được hát các bài tình tứ, giao duyên, chỉ hát các bài có nội dụng cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho tai qua nạn khỏi và hát bằng dọng La rằng, như vậy mới linh thiêng, thấu đến tai thánh thần.

Sự giao lưu Quan họ giữa nhóm này và nhóm nọ, giữa làng trên với làng dưới đều có một nghi thức đáng quí, một nề nếp phải tuân theo. Nề nếp Quan họ đòi hỏi mọi người khi đến với Quan họ đều phải lịch sự, trang nhã từ trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ, khi ăn, khi nói, khi đứng, khi ngồi, cho đến việc đãi nhau miếng trầu, mới nhau miếng thuốc.

Khi họ này muốn mời nhóm Quan họ khác đến chơi nhà, thăm làng nhau. Sau khi hẹn hò, nhóm quan họ khách thường cử 2, 3 người qua thăm nhà chủ, làng chủ. Họ thường mang chút trầu cau làm đầu câu chuyện:

Năm, năm mới, tháng, tháng Xuân
Trước là thăm Thầy, thăm Me
Chúc Thầy, chúc Mẹ sống lâu giầu bền
Sau là thăm anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm ....
Xin phép Thầy Mẹ cho anh Hai, anh Ba ….
Đến vui hội cùng làng em, cùng chúng em
Ca vui một canh cho vui dân, vui hội,
Cho chúng em học đòi , đối lối đôi câu …..

Lời giải thích về Quan họ bắc Ninh của anh K. giúp chúng tôi quên cả thời gian di chuyển. Đến làng vào xế ngọ, anh dẫn chúng tôi vào miếu làng Diềm, đốt nén hương cho phải đạo mỗi khi du khách đến thăm làng.

Giữa đình là một cái giếng thật rộng miệng. Mọi người trong làng đều tin tưởng uống nước giếng này chữa được nhiều bệnh tật, nhất là bệnh đường ruột. Các bô lão ngày ngày ra giếng lấy nước về pha trà. Họ nói một cách tin tưởng, khâm phục thần làng luôn phù hộ cho họ. Đời này qua đời khác, mọi người trong làng đều xem nước giếng này như một loại nước thánh, gìn gĩư sức khỏe cho dân làng.

Đến đầu đình, chúng tôi đã thấy cụ Tình, 82 tuổi tươi cười đón chúng tôi vào nhà sơi nước. Cụ gọi con cháu đi báo cho các nghệ nhân khác đến đón chào khách quí từ phương xa đến.

Một loáng, các cụ nghệâ nhân Quan họ làng Diềm trong trang phục cổ truyền chỉnh tề đã họp mặt đông đủ. Cụ Tình và cụ Dành là hai anh em ruột, hai cụ là anh Hai, chị Hai của bọn Quan ho. Cụ Hợi, là chị Ba. Cụ Thìn là anh Ba. Tám con mắt nhìn về hướng cụ Dành, chúng tôi ngạc nhiên một cụ bà tuổi gần 90, tinh nhanh, khuôn mặt trái soan, đôi mắt bồ câu, chiếc mũi dọc dừa, mẫu người lớn tuổi đẹp hiếm có.

Anh K. cho biết cụ là một giai nhân trong làng, biết bao nhiêu bọn liền Anh Quan họ làng trong, làng ngoài chết mê chết mệt vì hương sắc của cụ khi còn tuổi xuân xanh. Anh cho biết thêm gái làng Diềm nổi tiếng là xinh đẹp, nhiều người hát nổi tiếng, nôi sản xuất nhiều nghệ nhân trong bộ môn Quan họ.

"Xin các bác quá bộ đến nhà Chứa". Cụ Dành mời.

Chúng tôi nhìn anh K. như dọ hỏi về danh từ nhà "Chứa" của cụ Dành vừa nói. Cụ bà hiểu ý, liền giải thích "Nhà chứa là nơi dùng để chứa chấp các liền Anh liền Chị Quan họ từ các làng khác qua hát khi có hẹn, nơi tụ họp để luyệân tập, huấn luyện cho các đàn em, nơi thi thố tài năng ca hát giữa các bọn Quan họ trong làng. Nơi đây cũng làm chiếc đền nhỏ để cúng kiếng, thờ phượng các bậc tiền nhân tạo dựng ra bộ môn Quan họ do dân làng dựng lên". Thêm một lần nữa, chúng tôi bị lầm tưởng từ nhà "chứa" theo nghĩa hiện đại.

Chúng tôi gạn hỏi cụ về thủa vàng son, cụ lảng qua chuyện khác, giới thiệu 2 cô cháu gái, tuổi vừa trăng tròn, sẽ hát cho chúng tôi nghe trước khi các em đi học. Cô bé Xuân Đào, Xuân Hương, tuổi vừa 16, trong trang phục rực rỡ. Một cô trong chiếu áo nâu sòng, lồng trong áo dài đỏ tím, cô kia mầu áo xanh dương, cả hai đều vấn khăn vành giây đỏ tía hòa diệu với sắc mầu áo quần, như hậu duệ của Trưng Trắc Trưng Nhị.

Trong lúc hai cô thử dọng hát cho canh hát đột xuất, chúng tôi sửa soạn máy ảnh, định vị trí cho mỗi người để chụp hình. Những chiếc chân ba càng (tripod) dựng lên, máy ảnh gắn sẵn để chụp lại hình ảnh sống động. Hai em sửa soạn lại trang phục, chải chuốt mái tóc, vấn lại chiếc khăn vành dây, vừa tập hát, vừa cười đùa tạo sự dạn dĩ trước khi trình diễn.

Xuân Đào đứng tựa chiếc cột đình vai quàng chiếc nón quai thao, Xuân Hương ngồi trên phạn, ánh mắt nhìn về phía bạn, đợi phiên mình tiếp nhịp hát. Dù mới bước vào lứa tuổi 16, hai cô đã tỏ ra điêu luyện, sẵn sàng bước vào vị trí "Liền chị" Quan họ trong làng. Hai em đã được chú ý con mắt nhà nghề Hà Nội, đài truyền hình đã mời các em lên biểu diễn. Tuy nhiên cụ Dành đã không cho phép, buộc hai cháu phải hoàn tất xong bậc trung học để bước lên đại học.

Phần trình diễn của 4 cụ hát Quan họ làng Diềm đã đến. Các cụ thảnh thơi, tươi tắn an tọa trên chiếc phản gỗ lim láng bóng. Hai cụ bà sủa soạn trầu cau, cụ Dành lo gọt vỏ trầu, cụ Hợi tiêm thêm mấy miếng trầu cánh phượng. Cụ Tình đủng đỉnh viên miếng thuốc lào bỏ vào nõ điếu, bật que diêm, châm vào thuốc lào, kéo một dài, hãm một lúc lâu cho hơi thuốc ngấm buồng phổi. Cụ ngửng mặt lên trần nhà, nhả khói từng đoạn khói một cách sảng khoái. Cụ ông Thìn ngồi cạnh, châm sẵn cốc nước trà sen tiếp bạn sau liều thuốc say xưa. Mọi như đã sửa soạn xong, các cụ nhìn nhau báo hiệu cho canh hát bắt đầu. Cụ Dành mở đầu, xướng:

Đôi tay nâng lấy cơ giầu
Trước là hầu bạn sau hàu quan viên
Em là con gái Bắc Ninh ….
Cụ Thìn đáp lễ:
Đôi tay nâng chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say …

Nhiều người vẫn thường nghĩ đôi trai gái hát Quan họ với nhau thường là đôi tình nhân. Cụ Dành đã cải chính, cho biết tinh thần hát Quan họ không phải như người ta lầm tưởng. Họ đến với nhau vì cùng sở thích, mến mộ tài nghệ của nhau, vì yêu thích văn chương thi phú dân gian. Tình yêu có thể đến với nhau khi còn độc thân, nhưng khi đã lập gia đình, hát Quan họ trong tình bạn lúc Tết nhất, đợi mùa gặt hay chưa có công việc đồng áng sau mùa gặt. Họ thường rủ nhau lên nhà chứa hát Quan họ, quên đi những công việc đồng áng nặng nhọc. Khi đi hát Quan họ, liền anh ngồi một bên, liền chị ngồi một bên, rượu chỉ được đãi khi có dịp thật đặc biệt.

Cụ Tình tiết lộ nhiều người mê hát Quan họ có khi trốn cả vợ hay chồng, chạy qua ruộng đồng sang làng bạn để hát Quan họ với nhau cho đến canh tư gà gáy, rồi ngày mai vợ chồng lại theo trâu, vác quốc ra đồng như không có gì xẩy ra trong đêm qua.

Hát Quan họ có tích cách cha truyền con nối, có dòng có giống, các cụ thường truyền dậy cho con cháu mình, có khuynh hướng dựng vợ, gả chồng cho con cháu mình với các nghệ nhân cùng ngành, mối xích Quan họ chòm xóm ngày thêm xiết chặt.

Đến quá Ngọ, con tì con vị quấy rầy đoàn chúng tôi, các cụ vẫn con muốn hát. Hình như có chúng tôi, các cụ có cớ để ôn lại các bài hát nằm lòng, để nhìn lại quãng đời hoa mộng xa xưa. Cụ Dành nhấm miếng trầu cánh phượng, đôi mắt xa xưa nhìn vào dĩ vãng, tuần tự hát:

Năm canh, sáu khắc người ơi!
Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng….
Người về để nhệân giăng mùng
Năm canh luống những lạnh lùng cả năm …..
Ngồi (rằng là) ngồi tựa (ối a) song đào
Ngồi tựa (ối a) song đào
Hỏi người (là người) tri kỷ ra vào có thấy vấn vướng
Gió (rằng là) gió lạnh (ối a) đêm trường
Nửa chăn (là chăn), nửa chiếu (ối a), nửa gường (là) nửa gường để đấy đợi ai ……

Image

Gần 90 tuổi, cụ Dành vẫn còn thuộc hơn 200 bài Quan họ, hàng năm bọn cụ vẫn còn lên tỉnh Bắc Ninh thi hát với các làng bạn.

Anh K. cho biết cụ Hợi góa bụa khi tuổi còn xanh, chồng mất tích trong cuộc chiến Mậu Thân 1968. Gần 4 thập niên qua, cụ vẫn ở giá thờ chồng, vui bầy đàn con đã nhớn khôn, thỉnh thoảng đàn đúm với bọn Quan họ trong làng, hai bé Xuân Đào và Xuân Hương cũng là cháu cụ.

Gợi đến cảm nghĩ mất mát người chồng thân yêu của cụ đã gặp nhau trong khi đi hát Quan họ. Cụ Hợi trả lời "Chúng tôi là phận dân đen, nhà nước bảo phục vụ đất nước là ông nhà tôi nghe theo. Gần 40 năm qua, tôi an phận, sống trong cảnh côi cút, tần tảo buôn bán, chỉ chăm sóc ruộng nương do ông cha để lại, lo cho đàn con dại. Trời bắt vậy, đành chụi, tôi không nghĩ gì về chuyện Nam Bắc phân tranh ….. Được các bác đến thăm quí hóa lắm rồi".

Cụ mời chúng tôi lại nhà dùng bữa con trưa. Thật đúng ý lúc cơn đói cồn cào. Đến nhà, mân cơm đã sắp sẵn trên chiếc chiếu cói có in hình bát vạn đặt trên nền gạch Bát tràng đỏ.

Image

"Hôm nay các bác đến nhà, chẳng có gì, chúng tôi đã bảo các cháu ra sau vườn ngắt ít cọng rau làm gỏi, bắt con gà sống thiến, cổ cánh nấu bí, lòng xào miến, gà luộc lá chanh chấm muối tiêu" Cụ Dành mời chúng tôi dùng bữa.

Khó có thể từ chối sự hiếu khách của nghệ nhân làng Diềm, cưỡng lại con đói bụng. Sau bữa ăn, chúng tôi áy náy, muốn bồi hoàn lại cho các cụ ca diễn Quan họ và bữa cơm trưa thịnh soạn. Các cụ một mực từ chối sự bồi hoàn.

Đoàn cám ơn các cụ về sự tiếp đãi nồng hậu. Tôi vội tiếp lời "Hôm nay được các cụ tiếp đãi là nhờ vào tài lộc của anh K.". Mọi người cùng cười. Cụ Dành đăm đăm nhìn chúng tôi và bất chợt cất tiếng hátbài ca tạm biệt:

Người về ta chẳng cho về,
Ta nắm lấy áo, ta đề câu thơ …..

Người ơi (ối a) người đừng về
Tạm biệt từ đây (ối a) từ đây
Chia rẽ đôi nơi (ối a) đôi nơi
Kẻ Nam (ối a) người Bắc (ối a)
Có về (ối a) có về vẫn còn (ối a) nhớ nhau. …..

Anh K. ghé vào tai tôi nói "Các anh thật may nắm được nhìn các cụ say sưa hát Quan họ, chưa chắc năm sau các cụ còn sống để hát cho chúng mình nghe".



Lê Minh

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Về Việt Nam coi chừng bị làm khó dễ

Xin download nơi đây, bài hơi dài

"Please be patient"

Khi về thăm Việt Nam có thể bị Gây Khó Dễ

Giang già

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIỆT NAM

Post by linhgia »

Những mảnh đời lênh đênh trên Vịnh Hạ Long


Wednesday, February 08, 2006

Phóng sự của Thu Hiền/Người Việt

Ngày hết Tết đến, giữa Vịnh Hạ Long kỳ quan hùng vĩ vẫn còn những mảnh đời bé thơ ngày qua ngày lênh đênh cùng bố mẹ trên vịnh để bán hàng rong. Các em chẳng biết Tết là gì, chẳng có bánh chưng cũng chẳng có quần áo mới. Chiếc thuyền nhỏ vừa là ngôi nhà vừa là phương tiện mưu sinh của các hộ dân nghèo nơi xóm cảng tàu du lịch này.
Tôi ra thăm Vịnh Hạ Long vào một ngày đầu xuân, đã hơn tám giờ sáng nhưng sương mù vẫn còn giăng kín, mưa phùn lất phất trên vịnh. Chiếc tàu du lịch chậm chậm lướt trên những sóng nhỏ, du khách trên tàu đua nhau chụp ảnh. Từ xa có một chiếc thuyền nhỏ cặp sát vào mạn tàu du lịch. Trên chiếc thuyền nhỏ này có ba người, một phụ nữ ngoài bốn mươi cùng hai cháu bé độ khoảng 13-14 tuổi, trông chúng hốc hác và mệt mỏi. Một bé trai tay cầm nải chuối giơ lên cao mời chúng tôi:
- Chị ơi! Trái cây tươi ngon nè chị ơi! Chị mua giúp em nải chuối chị nhé! Hay táo, đu đủ, dưa hấu chị nhỉ! Mua giúp em chị nhé!
Tôi lắc đầu. Bé lại quay sang cô du khách người Hàn Quốc đứng cạnh tôi, cô này cũng lắc đầu rồi quay sang nói: “Thật đáng thương”! Mọi người trên thuyền du lịch đều lắc đầu. Một vẻ thất vọng hiện rõ trên ba khuôn mặt. Tôi hỏi bé những quả chuối ấy giá bao nhiêu, bé mừng rỡ đáp "mười nghìn chị ạ!" Tôi móc trong túi hai tờ giấy bạc mười nghìn đồng đưa cho bé và không lấy nải chuối. Tôi bảo chị lì xì cho hai anh em đấy. Khi nghe tôi hỏi hai em có đi học không thì cả hai đứa đều lắc đầu.
Tiếp tục, tôi hỏi quê cháu ở đâu thì được người mẹ nhanh miệng trả lời:
- Cám ơn em! Quê tôi ở tận Phú Yên, vợ chồng con cái sống trên chiếc thuyền con này, ra đây được ba năm rồi! Không nhà không cửa, các cháu không đến trường được. Lênh đênh trên biển suốt ngày mà chẳng đủ ăn mà lại học với hành.
Chị nói tiếp:
- Chạy trên biển suốt ngày, trừ tiền xăng dầu thì lời được mười lăm hai mươi nghìn. Ðủ tiền mua hai cân gạo và thức ăn.
Nói dứt lời, người phụ nữ này vội gật đầu chào chúng tôi rồi chuyển thuyền sang phía hòn Gà Chọi nơi có những chiếc tàu du lịch đang neo đậu để du khách chụp ảnh.
Những du khách người Hàn Quốc đi chung tàu với gia đình tôi cho biết:
- Ở Hàn Quốc, những điểm du lịch nổi tiếng như đảo JeJu không hề có những người bán hàng rong! Bạn không bao giờ bắt gặp cảnh giằng co, lôi kéo du khách... tất cả các dịch vụ đều rất tốt!
Trước đó, lúc ở bến cảng chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh ẩu đả giành khách lẫn nhau giữa các chủ tàu du lịch. Tôi đành nói ngắn gọn với những du khách Hàn Quốc là "ngành du lịch Việt Nam còn yếu kém". Một cô gái Hàn Quốc cho biết cô thích đảo Tuần Châu vì các dịch vụ ở đây có vẻ chuyên nghiệp. Tôi chỉ ồ một tiếng và bảo rằng nhờ có sự đầu tư của nước ngoài và Việt kiều nên đảo Tuần Châu mới thay da đổi thịt như thế. Họ lại “omo” một tiếng đầy vẻ bất ngờ.
Thấy du khách có vẻ quan tâm đến những người bán hàng rong trên vịnh. Ông chủ tàu du lịch nói:
- Họ là dân chài nghèo, có người quê ở Hải Phòng, Phú Yên, có người ở Cửa Vạn... khắp nơi nhưng tất cả đều chung cảnh ngộ là nghèo, suốt đời lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ, nay đây mai đó. Ở Hạ Long này thì nhiều lắm, do là điểm du lịch họ dễ kiếm tiền hơn.
Ông chủ tàu nói tiếp:
- Họ lênh đênh trên biển suốt ngày. Chiều tối về, họ neo thuyền dưới chân cầu trên ba mươi gia đình. Họ nấu cơm trên thuyền. Ăn ngủ trên thuyền... tất!
Sau bốn tiếng ra vịnh tham quan các hang và hòn, đúng 12 giờ trưa chiếc tàu du lịch hiệu Thanh Long đưa chúng tôi về bến. Vừa cặp bến, ông chủ tàu chỉ tay về phía cầu cảng nơi có những chiếc thuyền đang neo đậu dưới chân cầu, ông nói:
- Ðó! Họ neo thuyền ở chân cầu, cháu lại đấy mà tìm hiểu.
Những cô du khách Hàn Quốc trong lúc chờ xe đến rước đã tranh thủ theo tôi tiến về phía chân cầu, nơi những chiếc thuyền đang neo đậu. Tôi hỏi thăm một chị đang nhóm bếp lửa, chị cười tươi:
- Ðang nhóm lửa, nấu cơm cho chồng con về ăn.
Tôi hỏi chồng con chị làm gì thì chị bảo đi ra vịnh bán trái trái cây:
- Ðeo bám theo những chiếc tàu du lịch để bán trái cây.
Tôi hỏi quê chị ở đâu, chị cho biết:
- Quê tôi ở làng chài Cửa Vạn, cách đây 20 cây số, nơi đó heo hút lắm, làm chẳng ra tiền là bao. Vợ chồng con cái tôi neo thuyền ở bến du lịch này được hai năm rồi, mỗi ngày kiếm được dăm ba chục nghìn. Sống cũng qua ngày.
Khi nghe tôi hỏi đến chuyện học hành của con cái, người phụ nữ này chỉ lắc đầu cười trừ:
- Kiếp lênh đênh thế này thì học làm sao được. Lo cái ăn đã khó lắm rồi!
Chị bắc nồi cơm lên bếp cũng là lúc mẹ tôi gọi tôi lên taxi, tôi chào và chúc chị một năm mới mọi điều tốt đẹp sẽ đến với chị và gia đình. Chị cũng chúc lại tôi những điều tốt lành. Các cô gái Hàn Quốc nghe tiếng Việt không hiểu gì, thế mà nói:
- Người Việt Nam thật thân thiện và nhân hậu. Chúng tôi sẽ không quên các bạn.
Tôi cám ơn họ và hẹn tối sẽ gặp nhau trên đảo Tuần Châu để xem xiếc cá voi trắng, họ thích thú nhận lời.


Thu Hiền/NV

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Re: VIỆT NAM

Post by CNN »

linhgia wrote:Những mảnh đời lênh đênh trên Vịnh Hạ Long
Wednesday, February 08, 2006

Phóng sự của Thu Hiền/Người Việt

Ngày hết Tết đến, giữa Vịnh Hạ Long kỳ quan hùng vĩ vẫn còn những mảnh đời bé thơ ngày qua ngày lênh đênh cùng bố mẹ trên vịnh để bán hàng rong.

Thu Hiền/NV
Bác linhgia ui, cũng có người lênh đênh trong Vịnh lâu lắm rồi đấy, đố bác biết ai?

CNN

User avatar
Dau Do
Posts: 445
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:00 am

Thác Pongour

Post by Dau Do »

Thác Pongour - Thiên Đường Cổ

Image

[left]http://img226.imageshack.us/img226/5830 ... all6vf.png[/left] Nếu bạn đi du lịch Đà Lạt thì bạn không nên bỏ lở cơ hội ghé vào thác Pông-gua. Thác Pông-gua thuộc xã Phú An, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. Muốn đến thác này bạn hãy đi theo con đường 20 từ Đà Lạt đến Di Linh. Con đường này men theo hữu ngạn sông Đa Nhim đến cây số 46 là cầu Đại Ninh. Dòng sông đến đây cắt quốc lộ 20 và rẽ sang đường Tây Bắc cách đường nhựa khoảng 6km.

Đường đi vào thác rất khó khăn. Từ quốc lộ rẽ sang con đường đất đỏ dài khoảng 3-4km với đầy ổ gà, ổ voi. Xe dừng lại ngòai thác khá xa, phải đi bộ vào 2km. Nhưng bạn cứ đi bộ vào thác, bạn sẽ cãm thấy thú vị vô cùng trên con đường mát rượi dưới hàng cây rậm rạp hoang dã. Bạn sẽ tha hồ ngắm dòng sông im lìm, nước trong xanh lặng lẽ trôi. Càng đi sâu vào con đường này bạn càng có cảm giác như đang đi vào một thế giới huyền thoại. Băng qua khoảng rừng rậm với những tán lá trên đầu và dưới chân là những mỏm đá lởm chởm: Thác Pông-gua sừng sững hiện ra trước mặt. Thác đồ sộ và có thể xếp vào loại lớn ở nước ta. Thác cao 40m. Ở chân thác nước lồng lên sùi bọt rồi chảy vào một lồng hồ yên lặng. Phía trên thác vào mùa mưa, dòng nước như giận dữ đổ ào xuống vách đá theo những bậc thang mà vẫn không nguôi cơn giận. Nó lại còn gào thét rền vang như tiếng sấm. (Người ta gọi Pông-gua cũng có nghĩa là tiếng sấm). Ngay khi bạn đang ở cách xa nó vài km, bạn đã nghe âm thanh của nó vọng đến. Nước ngập cả lòng hồ, nhưng vào mùa khô, lòng thác là cả một bãi đá rộng, khô ráo mà bạn có thể trải bạt để cắm trại, vui chơi rất thú vị.


[right]http://img391.imageshack.us/img391/4491 ... ll27eo.png[/right] Đứng ở nơi đây bạn có cảm hứng như đang đứng giữa thế giới cổ xưa, một thời vua chúa nào đó đã từng ngự trị. Vách thác là thành lũy kiên cố và hùng vĩ. Phía hai bên là những vách đá dựng đứng hiên ngang giữa trời phủ đầy rêu xám. Nước đổ rì rầm, không gian bao la, khung cảnh trầm hùng gợi bạn nhớ đến những lâu đài thành quách cổ Ai Cập. Ngắm nhìn vách thác, bạn sẽ tưởng tượng nơi đó có một vị vua đã từng ngồi cạnh hoàng hậu để ngắm dòng nước trắng xóa cuộn chảy không nguôi và nhớ lại cái thời oanh liệt của giang sơn mịnh
Hãy đến thác Pông-gua - Bạn nghe lòng hoài cổ giữa đất trời hư thực của thiên nhiên. Bạn sẽ thấy lòng mình vơi đi những lo lắng của đời thường.


Túy Thơ


Triệu người quen có mấy người thương

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Trở lại xóm đạo Tha La

Wednesday, August 23, 2006

Ghi chép của Nguyễn Ðạt/Người Việt

Ðây Tha La xóm đạo/Có trái ngọt cây lành/Tôi về thăm một dạo/Giữa mùa nắng vàng hanh/Ngậm ngùi Tha La bảo:/Ðây rừng xanh rừng xanh/Bụi đùn quanh ngõ vắng/Khói đùn quanh nóc tranh/Gió đùn quanh mây trắng/Và lửa loạn xây thành...

Hai đoạn đầu bài thơ rất dài của Vũ Anh Khanh, tôi thuộc nằm lòng từ những năm học bậc trung học ở Sài Gòn. Bài thơ mà tôi nhớ tên, không biết từ đâu, là Tha La Xóm Ðạo, dài lắm không thể thuộc hết, tác giả viết bằng nhiều thể loại, nghe như một vở kịch thơ. Từ lúc biết bài thơ Tha La Xóm Ðạo, tôi cũng nghe nói về tác giả bài thơ, Vũ Anh Khanh, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, tập kết ra Bắc sau Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 chia đôi đất nước. Năm 1957, Vũ Anh Khanh vượt tuyến vào Nam. Khi bơi qua sông Bến Hải, lúc bấy giờ là vùng phi quân sự, Vũ Anh Khanh bị bắn bằng mũi tên tẩm thuốc độc...

Ở Sài Gòn, từ lúc tôi biết bài thơ Tha La Xóm Ðạo, thì rất nhiều người cũng biết, thuộc vài đoạn trong bài thơ dài, thường là một, hai đoạn đầu, như trên. Có cả bản tân, cổ nhạc, dựa theo bài thơ Tha La Xóm Ðạo, nên càng thêm nhiều người biết, đa số là giới bình dân. Bài thơ cùng với Tha La xóm đạo ám ảnh tôi, nhưng xóm đạo Tha La ở đâu, hình như không ai, cả tôi nữa, thắc mắc.


Hai lần đi tìm Tha La xóm đạo


Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tôi quen một nhà thơ tên là Hoài Anh, từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vào làm việc tại Sài Gòn. Nhà thơ Hoài Anh đã trọng tuổi, thường viết những bài khảo cứu văn học. Một lần ông nói đang viết về văn nghệ sĩ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi hỏi ông có viết về Vũ Anh Khanh không, dĩ nhiên là ông lắc đầu. Nhưng ông nói, có gặp Vũ Anh Khanh, và ông rất khen thơ Vũ Anh Khanh. Ông nói, thơ Vũ Anh Khanh đặc sắc nhất trong số những nhà thơ miền Nam thời kỳ đó, gồm: Khổng Dương, Hoàng Tố Nguyên, Thẩm Thệ Hà, Kiên Giang... “nhưng nhìn bề ngoài, Vũ Anh Khanh không có vẻ nhà thơ như người ta thường thấy. Vũ Anh Khanh lầm lì, sạm đen, mắt sắc, trông như tráng sĩ Kinh Kha bên bờ sông Dịch, một đi không trở lại...”, nhà thơ, nhà khảo cứu Hoài Anh nói vậy. Và nhà khảo cứu, chỉ khảo cứu cho biết mà thôi, biết Tha La xóm đạo ở đâu. “Anh cứ tới Trảng Bàng, hỏi người ta, là sẽ tới tận chỗ gọi là Tha La xóm đạo”.

Cách đây vài năm, lần đầu tiên tôi tìm tới, mà không tới được tận chỗ gọi là Tha La xóm đạo, như lời nhà thơ Hoài Anh nói. Từ Sài Gòn, tính từ bến xe đi Tây Ninh ở vùng Bà Quẹo, quận Tân Bình, tới Trảng Bàng chỉ trên dưới 45 cây số. Ðúng như lời nhà thơ Hoài Anh, tới Trảng Bàng thì hỏi ra ngay Tha La xóm đạo. “Chú tới con đường bên hông chợ Trảng Bàng, cứ đi thẳng vô, khoảng 2-3 cây số, là tới Tha La xóm đạo. Ngó thấy cái bảng ấp văn hóa, quẹo vô, đi thẳng tới một chút là ngó thấy nhà thờ Tha La”. Tôi đã ngó thấy cái bảng “ấp văn hóa”, quẹo vào con đường đất đỏ, bằng phẳng, thẳng tắp giữa hai bên cây xanh. Ði tới gần cuối con đường, nghiêng ngó hoài, chẳng thấy nhà thờ nào hết. Tôi tạt vào một quán nước, dĩ nhiên là quán ở miền thôn dã đang thị thành hóa, thấy dễ cảm vì còn vẻ mộc mạc đơn sơ. Vào đây, chắc chắn sẽ hỏi ra chỗ có nhà thờ Tha La. Nhưng chưa kịp hỏi người ở quán, thì tôi nhận ra, cũng tại quán nước này, một người trẻ tuổi, có bộ mặt rất công an mật vụ, ngó tôi lom lom. Khôn hồn thì rời đây ngay, tôi tự nhủ, và trả tiền ly cà phê đá chưa uống hết nửa, lên xe gắn máy, tự đi tìm nhà thờ Tha La. Tôi đi thẳng hết đoạn cuối con đường, đã thấy trước là không có nhà thờ ở khoảng này, nhưng để thoát khỏi con mắt “công an mật vụ”, bây giờ người dân gọi họ là “cá chìm”. Và tôi hy vọng gặp ai đó, để hỏi nhà thờ Tha La chỗ nào. Tôi ngó con sông ở cuối đường đất đỏ, bên kia sông là đồng ruộng, và chợt ngoái lại nhìn: anh chàng có bộ mặt “cá chìm” đã tới sát gần. Anh ta lạnh lùng nói: “Anh cho coi chứng minh nhân dân!” Ðọc có mấy chữ trên cái thẻ chứng minh nhân dân mà thật lâu, như người không biết chữ, và vẫn cầm cái thẻ chứng minh nhân dân ấy, anh ta hỏi tiếp: “Anh tới đây làm gì?”

Anh ta không bắt giữ tôi, vì tôi có làm gì gọi là “vi phạm an ninh trật tự xã hội”. Nhưng nếu anh ta cứ giữ tôi lại, như đã từng có những vụ việc như vậy, bắt buộc tôi về trụ sở công an “để làm việc”, thì tôi làm được gì? Nên lần “khôn hồn” này, tôi đã “hú hồn” trở lui cuộc hành trình đi tìm nhà thờ của Tha La xóm đạo.


“Ðây Tha La xóm đạo...”


Tha La xóm đạo vẫn là Tha La xóm đạo, thuộc ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng. Xã An Hòa có 7 ấp, lần đầu tiên tôi tới lầm chỗ, vì cứ ghi nhớ cái bảng “ấp văn hóa”. Hóa ra, ấp nào, có lẽ trong cả nước, cũng đều là “ấp văn hóa”. Lần trước, vì không biết thế, tôi vào lầm ấp An Quới, cũng thuộc xã An Hòa.

Nhà thờ Tha La có lẽ đã được tu sửa khang trang từ trước 30 Tháng Tư 1975, trong khuôn viên rộng rãi, nhiều cây. Con đường chính dẫn vào ấp An Hội cũng trải đất đỏ (trộn sỏi) bằng phẳng, thẳng tắp giữa hai bên cây xanh, có 4 con đường nhỏ hơn, chạy ngang. Nhà thờ ở khoảng cuối đường, giáp dòng sông, cũng là dòng sông tôi đã gặp ở ấp An Quới.

Khoảng đất trống, rộng trước mặt nhà thờ Tha La, tầm vông được chất cao thành đống khổng lồ, tôi nghĩ ngay tới thứ vũ khí gọi là “tầm vông vạt nhọn” thời chống thực dân Pháp, của quân và dân “Giải Phóng”. Bên cạnh đống tầm vông, một tòa nhà to lớn, không biết là trường học hay cơ quan gì, thấy tấm biển nhỏ: “Tổ Văn Hóa”, gắn ở cánh cửa sổ đóng kín... Hôm nay là Chủ Nhật, 20 Tháng Tám 2006. Từ Sài Gòn tới Trảng Bàng, Tha La xóm đạo, vẫn nắng nóng cao độ, nhất là vào giấc trưa này.

Cổng nhà thờ Tha La im khép. Bên trong, vài đứa trẻ tuổi học trò dong xe đạp trên những lối đi rộng, đầy cây hai bên, quanh nhà thờ. Phía trái của nhà thờ, lui sâu trong những hàng cây, một tòa nhà kiến trúc như nhà của các cha xứ nhà thờ Phương Tây. Con đường vắng bặt giữa hai bờ cây trước cửa nhà các gia đình xóm đạo, đa số có vẻ khá giả, có một, hai biệt thự to đẹp không thua những biệt thự ở Sài Gòn.

Tôi vào một quán nước, khoảng sân có mái che rộng. Chủ quán, một phụ nữ tuổi khoảng ngoài ba mươi, cho biết, thường ngày có hai buổi lễ ở nhà thờ, sáng và chiều. Ngày Chủ Nhật, thêm một phiên lễ trong buổi sáng. “Những người già như bà ngoại của tui, lễ Chúa tại nhà. Sáng Thứ Sáu mỗi tháng, cha tới tận nhà các cụ già trong xóm đạo”. “Cha ở nhà thờ Tha La là người miền Nam hả?” “Dạ, có hai cha, đều người Nam. Tha La xóm đạo là người Nam không hà!”

“Chị có biết bài thơ Tha La xóm đạo không?” “Biết chớ, đó là bài ca mà!” Qua người chủ quán nước, tôi biết dòng sông cuối con đường không phải là sông, mà là kênh: kênh Vàm Trảng, nối từ sông Vàm Cỏ Ðông, chảy tới Tây Ninh. Hàng ngày, thuyền bè, xà-lan chở xi-măng từ Hà Tiên, lên bờ Vàm Trảng ở ấp An Hội, nơi đây cũng là một bãi đổ, buôn bán cát sông. Và được biết, sau 30 Tháng Tư 1975, hầu như trên nửa số gia đình ở Tha La xóm đạo có người vượt biên sang Mỹ, Canada, sau này gửi tiền về giúp đỡ gia đình.

Tôi ngồi quán nước tại Tha La xóm đạo khoảng một tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ, ở đây không thấy chàng “cá chìm”, có lẽ vì giấc trưa, “cá chìm” cũng phải ngủ. Một người ở Sài Gòn mà có mặt tại Tha La xóm đạo, không phải để âm mưu móc nối với một tổ chức phản động, thì tới đây làm gì? Nhà thơ Tạ Ký, giữa đồng ruộng miền Tây, đọc sách, hút ống vố, thì bị bắt để “điều tra”, và sau đó để ngã bệnh rồi chết, thì còn kêu oan uổng gì! Và tôi “khôn hồn” trở về Sài Gòn.

Buổi chiều, tới uống trà với thầy Tuệ Sỹ, tôi kể chuyện buổi trưa Tha La xóm đạo. Thầy Tuệ Sỹ đọc chậm chậm: Buồn trưa trưa lây lất buồn trưa trưa/Buồn xưa xưa ngây ngất buồn xưa xưa... “Ồ, thầy còn nhớ được nhiều hơn tôi”. Thầy Tuệ Sỹ nói: “Mới đọc lại bài ấy trong Khởi Hành, số Tháng Sáu, Tháng Bảy gì đó. Ông Viên Linh tìm kiếm hay lắm!” Tôi hỏi mượn xem, thầy Tuệ Sỹ cho ai mượn rồi. Thầy Tuệ Sỹ hỏi tôi, có làm được “Tân Tha La Xóm Ðạo” không? Tôi gật đầu bừa. Có bao giờ tôi tài như vậy, tức cảnh, sinh ngay một bài thơ? Chúng tôi nói chuyện về cái chết của tác giả bài thơ. Cái chết ấy, đừng ai nói đắt rẻ, khi Vũ Anh Khanh đi tìm tự do. Sống trong “tấm màn sắt” có hơn gì cái chết?

Cuối cùng, sau mấy ấm trà, tôi cũng nghĩ được vài dòng thơ, để tạ cái gật đầu trước thầy Tuệ Sỹ. Tất nhiên cũng tạ cả buổi trưa Tha La xóm đạo, có bài thơ của Vũ Anh Khanh, đậm như vị trà trong không gian ấy: Tôi tới nơi này giữa giấc trưa/Tha La xóm đạo nhớ hôm xưa?/ Bài thơ hận cũ mùa ly loạn/Trong gió hôm nay vẫn dật dờ.


TLGiang sưu tầm

Post Reply