Chuyện Phiếm

Moderator: dongbui

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

The taxi driver Not the taxi driver I had last Sunday

I arrived at the address where someone had requested a taxi. I honked but no one came out. I honked again, nothing. So I walked to the door and knocked. 'Just a minute', answered a frail, elderly voice. I could hear something being dragged across the floor.

After a long pause, the door opened. A small woman in her 90's stood before me. She was wearing a print dress and a pillbox hat with a veil pinned on it, like somebody out of a 1940s movie.

By her side was a small nylon suitcase. The apartment looked as if no one had lived in it for years. All the furniture was covered with sheets..

There were no clocks on the walls, no knickknacks or utensils on the counters. In the corner was a cardboard box filled with photos and glassware.

'Would you carry my bag out to the car?' she said. I took the suitcase to the cab, and then returned to assist the woman.

She took my arm and we walked slowly toward the curb.

She kept thanking me for my kindness. 'It's nothing', I told her. 'I just try to treat my passengers the way I would want my mother treated'..
'Oh, you're such a good boy', she said. When we got in the cab, she gave me an address, and then asked, 'Could you drive through downtown?'

'It's not the shortest way,' I answered quickly.
'Oh, I don't mind,' she said. 'I'm in no hurry. I'm on my way to a hospice'.

I looked in the rear-view mirror. Her eyes were glistening. 'I don't have any family left,' she continued. 'The doctor says I don't have very long.' I quietly reached over and shut off the meter.

'What route would you like me to take?' I asked.

For the next two hours, we drove through the city. She showed me the building where she had once worked as an elevator operator.

We drove through the neighborhood where she and her husband had lived when they were newlyweds. She had me pull up in front of a furniture warehouse that had once been a ballroom where she had gone dancing as a girl.

Sometimes she'd ask me to slow in front of a particular building or corner and would sit staring into the darkness, saying nothing.

As the first hint of sun was creasing the horizon, she suddenly said, 'I'm tired. Let's go now'

We drove in silence to the address she had given me. It was a low building, like a small convalescent home, with a driveway that passed under a portico.

Two orderlies came out to the cab as soon as we pulled up. They were solicitous and intent, watching her every move. They must have been expecting her.

I opened the trunk and took the small suitcase to the door. The woman was already seated in a wheelchair.

'How much do I owe you?' she asked, reaching into her purse.
'Nothing,' I said

'You have to make a living,' she answered.

'There are other passengers,' I responded.

Almost without thinking, I bent and gave her a hug. She held onto me tightly.

'You gave an old woman a little moment of joy,' she said.

'Thank you.'

I squeezed her hand, and then walked into the dim morning light. Behind me, a door shut. It was the sound of the closing of a life.
I didn't pick up any more passengers that shift. I drove aimlessly lost in thought. For the rest of that day, I could hardly talk. What if that woman had gotten an angry driver, or one who was impatient to end his shift?
What if I had refused to take the run, or had honked once, then driven away?
On a quick review, I don't think that I have done anything more important in my life..

We're conditioned to think that our lives revolve around great moments.

But great moments often catch us unaware-beautifully wrapped in what others may consider a small one.


PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT YOU DID, OR WHAT YOU SAID, BUT THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

You won't get any big surprise in 10 days if you send this to ten people. But, you might help make the world a little kinder and more compassionate by sending it on.

Thank you, my friend...

Life may not be the party we hoped for, but while we are here we might as well dance.


Image

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Chuyện Phiếm

Post by linhgia »

50 cách để biết mình là người gốc Mít. (áp dụng cho thế hệ 1.0 và 1.5)

Là học trò giỏi điểm cao trong lớp.
Môn học chính là: Y Khoa, Kỹ Thuật hay Kế Toán.
Có nhiều bằng Ðại Học, hay ít nhất một bằng.
Nếu học nhạc sẽ học piano.
Bàn ăn ở nhà phủ bằng tấm nhựa.
Bếp ở nhà bọc bằng giấy nhôm.
Bếp núc lúc nào cũng dính mỡ.
Ðánh trứng bằng đũa.
Ðể giầy ngoài cửa.
Máy rửa chén dùng để đựng bát đĩa.
Nhà lúc nào cũng có bình thuỷ trữ nước nóng.
Ðun nước sôi để nguội để dành uống.
Ăn trong bếp để tránh làm dơ bàn ăn.
Nấu ăn không đo, mà lường bằng mắt.
Ðể dành túi đựng grocery để bỏ rác.
Nấu cơm bằng nồi điện.
Xào bằng chảo.
Dành nhau trả tiền trong tiệm ăn.
Vo gạo ít nhất là hai lần trước khi nấu cơm.
Húp canh sùm sụp.
Không sấy khô áo quần trong máy mà phơi.
Ủi lấy quần áo của mình.
Thích cháo tiều mìn tản (hột vịt vạn niên).
Nấu lấy cơm ăn dù ghét vào bếp.
Dùng credit card nhưng cuối tháng thanh toán hết.
Cất hết tiền vào một trương mục tiết kiệm.
Mua thiệp giáng sinh sau mùa để được bớt nửa tiền, dành sài cho năm tới.
Rửa bát bằng tay vẫn chỉ dùng nước lạnh.
Cố ăn để khỏi vứt đồ thừa.
Dùng hộp nhựa margarine để trữ đồ ăn trong tủ lạnh.
Mua giấy đi cầu thật nhiều lúc sale để dành.
Sưu tập lọ shampoo nhỏ của khách sạn khi đi du lịch.
Mang theo đồ ăn lên xe mặc dù chỉ lái một chặng ngắn.
Bao nylon ở siêu thị bọc đồ ăn để dành trong tủ lạnh .
Dùng bịch đường lấy Second Cup khi uống cà phê.
Nhả xương ra bàn trong tiệm ăn ở phố Tầu.
Ông Bố nghĩ mình lúc nào cũng có thể sửa bất cứ cái gì hư trong nhà.
Bà Mẹ lái xe Mercedes đi kiếm đồ sale.
Nhiệt độ trong nhà lạnh mùa lạnh, nóng mùa nóng.
Tranh nhau hát Karaoke.
Mở sách directory ra tìm số phone, chứ không chịu tốn 50 xu quay số 411.
Ăn tôm cả vỏ.
Chỉ gọi điện thoại viễn liên bằng cách rẻ nhất và giờ rẻ nhất.
Chỉ phone bố mẹ khi cần thiết chứ không phone để hỏi thăm sơ.
Chỉ thích lái xe Ðức hoặc xe Nhật.
Nhịn cho thật đói trước khi đi ăn buffet.
Ðã từng bị vào hội mua CD.
Không bao giờ chịu bàn về đời sống riêng tư của mình với cha mẹ.
Không dùng khăn lau mặt và khăn tắm mầu trắng.
Và cuối cùng là: Bạn sẽ copy 50 điều này để mang cho những người bạn "Á châu" khác cùng xem.



-
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Chuyện Phiếm

Post by linhgia »

"Phi Chính Trị"


HươngSàigòn

Chiều chiều tựa cửa ngóng quê
Chờ ngày hết giặc trở về thôn xưa!
Buồn, dạo quanh vườn thơ liên mạng
Thật không ngờ: Muôn vạn bài thơ
Thơ tình, lãng mạn, vu vơ
"Giao lưu, nối kết" đôi bờ đại dương!
Chợt nhớ cảnh quê hương ngày ðó
Giặc cộng vào nhuộm đỏ Miền Nam
Chúng đem sách "ngụy", nhạc "vàng"
Đốt thành tro bụi kho tàng văn chương!
Theo sách lược Tần vương độc ác
Lũ rợ hồ phá nát giang san
Bất nhân, thất đức, tham tàn
Giết thầy, đốt sách, tạo ngàn thương đau
Tội của chúng không sao giấu được
Tội buôn dân bán nước rành rành
Độc quyền, độc đảng, lưu manh
Rút bòn công quỹ, dân lành đói cơm
Nay đến lúc căm hờn cao độ
Dân Việt Nam quá khổ vùng lên
Kêu gào điểm mặt chỉ tên
Quyết thề oán trả, tội đền phân minh!
Bọn cộng sản giật mình lo sợ
Sợ nhân dân đòi nợ máu xương
Bày trò kêu gọi yêu thương:
"Về đây xây dựng quê hương, quên thù!"
Lập "liên mạng giao lưu" viễn xứ
Gởi văn nô tình tự họa thơ
"Động viên", "kiều vận" hằng giờ:
Rằng: "Em cố quận vẫn chờ người đi!"
Bày quy luật: thơ "phi chính trị"
Ðể đánh lừa thi sĩ gần xa:
"Giữ bầu không khí ôn hòa,
Cấm thơ chánh trị, quốc gia, cờ vàng!"
Rồi "hồ hỡi" hiên ngang kiểm duyệt
Thơ đấu tranh cấm tiệt từ đây
Ai không chấp nhận nội quy
"Vui lòng rời khỏi nơi nầy, bạn ơi!"
.............
Hỡi thi sĩ bạn tôi thân mến
Hãy bình tâm nghĩ đến giang san
Đừng tin miệng lưỡi quân gian
Để loài cộng phỉ phá tan sơn hà!
"Giặc đến nhà đàn bà phải đánh"
Người quốc gia bản lảnh để đâu?
Quê ta giặc dữ gồm thâu
Sĩ phu trí thức cúi đầu đành sao?
Hãy thức tĩnh đề cao, bạn hỡi
Chớ mềm lòng phản bội dân ta
Hiên ngang tố ác bài tà
Đừng "PHI CHÍNH TRỊ" nước nhà điêu linh!
Người ơi, thương lấy dân mình
Đứng lên đả cộng trọn tình nước non!

HươngSàigòn
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Chuyện Phiếm

Post by linhgia »

Không Cho Phép Mình Quên

Nguyễn Khánh Vũ


***

Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ su điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài 'Nuớc Mỹ và tôi' vào năm đầu tiên, và mới nhất là bài 'Nuớc Mỹ và vợ tôi'.

Nhiều nguời cho rằng chiến tranh đã kết thúc hon 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cung thay đổi rồi, sao lại chống? Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thuong đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.

Bài học số 1: Việt cộng giết nguời Quốc gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt cộng muốn cuớp quyền lãnh đạo đất nuớc, để có thể toàn quyền làm tay sai cho cộng sản quốc tế truớc kia, và nay cho quan thầy Trung cộng.

Bài học số 2: Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt cộng đa giết biết bao nguời dân vô tội, giết ngay cả những nguời mà có lẽ chẳng bao lâu truớc đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt cộng.

Bài học số 3: Ký kết ngung bắn với Việt cộng chua ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân.

Bài học số 4: Việt cộng xé ngay bản hòa đam Paris mà chúng chỉ vừa ký.

Bài học số 5: Truờng học Cai Lậy, noi bao trẻ tho đang ê a bên trang sách, sao lại là mục tiêu pháo kích của Việt cộng? Sao Việt cộng lại nhẫn tâm bắn vào hàng ngàn đồng bào vô tội đang trốn chạy 'giải phóng quân' trên đại lộ kinh hoàng?

Bài học số 6: 'Nhà nuớc thông báo để nhân dân đừng tin vào các tin đồn thất thiệt. Nhà nuớc sẽ không đổi tiền'. Và việc đổi tiền, thực chất là một cuộc ăn cuớp tài sản của nguời dân miền Nam, đuợc tiến hành chỉ một ngày sau đó. Đây là một nhóm thổ phỉ cai trị, chứ không phải là một nhà nuớc pháp trị. 500 đồng tiền Việt Nam cộng hòa đổi lấy 1 đồng tiền Hồ. Việt cộng có cái gì để mà đổi?

Bài học số 7:

- 'Ngày mai em sẽ chở các con đến đây thăm anh', Mẹ tôi bịn rịn chia tay Ba tôi sau khi chở Ba tôi đến địa điểm tập trung 'cải tạo'.

- 'Em về ráng lo cho Thầy Mẹ và các con. Đem nay chắc chắn anh sẽ bị dem đi noi khác. Và em cung đừng mong anh sẽ về sau 10 ngày', Ba tôi căn dặn.

- 'Nhung… cách mạng thông báo tập trung 10 ngày mà', Mẹ tôi trả lời.

Ôi thuong thay cho nguời dân hiền lành, thật thà đất nuớc tôi. Và chắc đâu đó ở Hà nội, đã có một nhóm nguời ngồi cuời khoái trá.

Trên đây là một ít trong số những bài học 'co bản' mà tôi luôn tự nhắc mình và 'không bao giờ cho phép mình quên.'

Có nhiều nguời cho rằng Việt cộng đã thay đổi rồi. Với tôi, Việt cộng chỉ là một loài tắc kè dỏm và hạ cấp. Nó thay đổi màu để tồn tại, để tiếp tục lừa bịp, che đậy cái bản chất bất biến của chúng là tàn ác và đe hèn. Với những nguời cùng một dòng máu Việt thì chúng chẳng chừa một hành vi bẩn thỉu nào, nhung với kẻ thù phuong Bắc, kẻ thù mà ngàn năm truớc cha ông ta đã chỉ mặt đặt tên, thì chúng lại quì gối. Khi đọc bản tin Giang Trạch Dân vào tắm ở Đa Nẳng, rồi vào Saigon gặp mặt hoa kiều Chợ Lớn, sau đó mới bay ra Hà nội để gặp bọn đan em ở Ba Đình, lòng tôi sôi sục căm hờn, tủi nhục. Với cái thằng Tàu phù này, Việt Nam xem chừng chỉ là cái ao làng của nó. Khi đọc bản tin thấy đám du khách Trung cộng phất cờ, đón đuốc thế vận trên đuờng phố Saigon trong khi những nguời dân Việt bị cô lập, bị đẩy ra xa, tôi biết rằng tôi vẫn còn sáng suốt. Tôi vẫn thấy rõ cái tồi tệ, xấu xí của Việt cộng dù đang đuợc che đậy duới một cái áo màu mè bên ngoài của một con tắc kè. Việt cộng đã thay đổi?

Tôi may mắn có một nguời cha sáng suốt với những phân tích sắc bén, thuyết phục. Ông luôn là nguời đầu tiên tôi tìm đến để tham khảo và hỏi ý kiến khi nghe hoặc đọc thấy những biến động nào trong xã hội. Là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ở tuổi ngoài 70, ông vẫn canh cánh trong lòng chuyện vận mạng đất nuớc. 'Muốn chống cộng mình phải hoặc là có tiền hoặc là có quyền', Ba tôi nói. Và trong tình thế không có cả hai, ông vẫn chống cộng theo cách riêng. Ông hun đúc tinh thần yêu nuớc cho con cháu trong gia đình qua các câu chuyện kể, qua những nhận định tình hình, nhắc nhở con cháu tỉnh táo truớc những muu chuớc của Việt cộng. Ông nhắc con cháu dành chút thời gian thắp một nén nhang, đặt một ít hoa, noi đai chiến si Việt-Mỹ nhân ngày Chiến Si Trận Vong. Ông cố gắng đến với các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. 'Mình đến dù không làm đuợc gì nhung mình phải đến để thể hiện chính kiến của mình, đồng thời động viên anh em', Ông thuờng nói nhu vậy. Ông đến với các buổi ra mắt sách có liên quan đến lịch sử, đến quân đội và luôn ủng hộ mua sách từ những đồng tiền ít ỏi Ông nhận đuợc hàng tháng. Tôi đuợc nghe rất nhiều lần từ những nguời bạn của Ông, từ so giao đến thân tình, 'Mỗi lần gặp anh, tôi hiểu ra nhiều vấn đề quá'.

Tôi luôn cố gắng theo Ba tôi tham gia các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. Tôi phụ giúp giảng dạy Việt ngữ cho các em nhỏ với hy vọng góp một bàn tay phá vỡ cái nghị quyết 36 mà Việt cộng đa và đang cố gắng thực hiện tại hải ngoại qua sách báo, qua các chuong trình ca nhạc của chúng. Tôi ‘tranh thủ’ giờ ăn trua trong công ty, để viết bài và tham gia tranh luận trên các diễn đan với cố gắng 'giành dân, lấn đất' với Việt cộng trên mạng điện toán. Tôi luôn mua băng gốc các chuong trình ca nhạc, các tài liệu lịch sử để ủng hộ các trung tâm, các co sở có đuờng huớng chống Cộng rõ ràng. Tôi cố gắng giải thích cho các con tôi khi chúng thắc mắc về lá cờ máu chúng thấy trong sách báo.

Bạn bè tôi, có nguời cho tôi chống cộng cực đoan. Là nguời Việt nên tôi vẫn nhớ Ông Bà ngày xua có dạy 'một câu nhịn, chín câu lành'. Tôi cung cho mình là một nguời Công giáo kiên định và vâng phục. Chúa tôi có dạy rằng 'Nếu có kẻ tát con má bên phải, con hãy đua má bên trái cho kẻ đó tát'. Kính thua Ông Bà, Việt cộng ngày xua đay Ba con noi rừng sâu, chỉ thả về khi Ba con khập khễng trên đôi nạng gỗ với một bệnh án sống thêm đuợc vài tháng là hết. Mấy chị em con bị xếp vào hàng cuối cùng trong xã hội vì 'trúng' đủ mọi 'tiêu chuẩn' của Việt cộng, dân Bắc di cu-đạo Công giáo-con Ngụy quân Ngụy quyền. Ngày xua Việt cộng gọi chúng con là đi điếm bám chân đế quốc thì nay là 'khúc ruột ngàn dặm', một khúc ruột mà hàng năm có thể gửi về trong nuớc gần 10 tỉ tiền đế quốc. Bao nhiêu đồng bào nghèo lê lết sống bên Cambodia hay còn kẹt lại ở Philippines, bao nhiêu công nhân làm tôi mọi khắp noi, bao nhiêu cô gái bán thân khắp vùng Đông Nam Á, thì sao không là "khúc ruột'? Truớc, Việt cộng giết dân miền Bắc trong 'cải cách ruộng đất', chôn sống dân miền Trung trong Mậu Thân, đay đọa, thủ tiêu quân cán chính miền Nam sau ngày 'giải phóng', nay Việt cộng lại tiếp tục cuớp đất của bao nguời dân thấp cổ, bé miệng, tiếp tục tàn phá quê huong, phá bỏ đạo đức làm nguời. Nguời dân đã chẳng những 'một nhịn', mà trăm ngàn 'nhịn', mà 'lành' vẫn không thấy. Ông Bà kính, làm sao có 'lành' với quỷ? Lạy Chúa, Việt cộng đánh đồng bào con thê thảm trong "cải cách ruộng đất'. Việt cộng chôn sống đồng bào con trong Tết Mậu Thân. Việt cộng đánh gia đinh con và biết bao gia đinh miền Nam tan nát sau 'ngày giải phóng'. Việt cộng đẩy đồng bào con ra biển Đông và hàng ngàn nguời đã bỏ mình, đa ô nhục, nho nhớp duới tay hải tặc. Nay Việt cộng tiếp tục đánh phá các cộng đồng hải ngoại, noi chúng con đang xây dựng lại cuộc sống mới cho thế hệ mai sau. Lạy Chúa, chẳng những cả hai má chúng con đa để cho Việt cộng tát, mà toàn thân, lục phủ ngu tạng cung tang thuong. Thì nay xin Chúa cho con theo câu 'có lúc con phải hiền nhu con trừu, có khi con phải khôn ngoan nhu conrắn'. Tôi có cực đoan không khi tôi chống Cộng hay Việt cộng đã thay đổi chăng?

Tôi sẽ còn chống cộng ngay cả khi Việt cộng không còn trên quê huong tôi. Ngày quê huong thanh bình, tôi sẽ về lại vùng quê Mỹ Tho hiền hòa, mở một ngôi truờng dạy học cho các em nhỏ. Và lồng trong những bài học Việt văn, toán học, tôi chắc chắn sẽ kể cho các em nghe những tội ác của Việt cộng, nhắc cho các em những kinh nghiệm thuong đau của cha ông, với một hy vọng là các em sẽ không bao giờ để cái chủ nghia quái thai này xuất hiện một lần nữa trên đất nuớc thân yêu duới bất kỳ hình thức nào..

Tôi viết bài này trong niềm tuởng nhớ nguời Chú, nguời Cậu, những si quan anh dung của quân lực Việt Nam cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến, những đứa em và bà con xa gần chết trên biển Đông, vì lý tuởng tự do.


Nguyễn Khánh Vũ
band4 3G McKeno

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Lâu quá em gái không nghe tiếng anh Ba. Em cám ơn anh Ba đã cho vô mục Phiếm này nhiêu bài hay.
Nhân đây em gái gửi tặng anh Ba nói riêng, mấy anh HNC khác những ai thích ăn SUSHI cuả Nhật Bủn...Cách ăn... các món ăn hấp dẫn này....theo tiêu chuẩn...

Image


Image

Image

Image

Image

Image

CÁC BỐ ĂN SUSHI KIỂU NÀY THÌ THÍCH NHÉ!!

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Gửi em gái Khánh Vàng,

Cám ơn em gái đã cho thưởng thức món Sushi tuyệt cú mèo, nhân ngày 13 March, 2009 xin gửi đến em bài phiên-dịch của anh Đào Trường Phúc, tiểu bang Virginia, một thành viên của nhóm HNC 58-65

3G McKeno


13 CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THỨ SÁU 13


* Tài liệu: Tạp chí LiveScience ("13 Facts About Friday the 13th" - www.livescience. com, 12 Feb, 2009).

Chuyển ngữ: Đào Trường Phúc


Nếu bạn e ngại ngày Thứ Sáu 13 mang lại những điều xui xẻo thì bạn đừng vội mừng là nó đã đi qua. Thứ Sáu 13 tháng 2 mới chỉ là khởi đầu, vì năm 2009 có tới... ba ngày như vậy lận đó bạn ơi! Ngày tiếp theo sẽ rơi vào tháng 3 và ngày chót sẽ rơi vào tháng 11.

"Hiện tượng trong một năm có ba ngày Thứ Sáu 13 chỉ xuất hiện 11 năm một lần". Đó là lời tuyên bố của nhà Toán học Thomas Fernsler thuộc Đại học Delaware , người đã nghiên cứu con số 13 suốt hơn 20 năm trời.

HUYỀN THOẠI VÀ SỰ KIỆN
Dưới đây là 13 câu chuyện về những tai họa và về những sự kiêng cữ liên quan tới ngày Thứ Sáu 13, theo tài liệu do Tiến sĩ Fernsler và các cộng sự viên cung cấp.

1 - Tên khoa học để gọi "bệnh sợ ngày Thứ Sáu 13" (rất nhiều người mắc chứng bệnh này, cho dù không chịu thú nhận) là "Paraskavedekatriaph obia" hoặc "Friggatriskaidekaph obia". Còn "bệnh sợ con số 13" thì được gọi là "Triskaidekaphobia". Chỉ cần đọc những cái tên dài thoòng này là cũng đủ... phát ớn.

2 - Hải quân Hoàng gia Anh từng đóng một con tàu mang tên "Friday the Thirteenth", còn gọi là "HMS Friday". Tàu ra khơi lần đầu vào một ngày Thứ Sáu 13, và không bao giờ quay trở về. (Tuy nhiên, Viện Bảo tàng Hải quân Hoàng gia Anh đã lên tiếng trên trang nhà Internet để cải chính lời đồn trên đây và khẳng định chưa bao giờ có một con tàu như vậy cả).

3 - Phi thuyền Apollo 13 được phóng lên không gian vào lúc 13 giờ 13 phút ngày 11 tháng 4 năm 1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ ba. Nếu cộng hai số cuối của ngày, tháng, năm khởi hành (4-11-70) kết quả cho thấy chính là số 13 (4+1+1+7+0 = 13). Phi thuyền xảy ra tai nạn vào ngày 13 tháng 4 (tuy không phải Thứ Sáu) khiến NASA bắt buộc phải hủy bỏ kế hoạch thám hiểm không gian, may mắn là phi hành đoàn quay trở về Trái đất an toàn.

4 - Rất nhiều bệnh viện không có phòng số 13, cũng như nhiều tòa cao ốc cố tình cho "nhảy số" tầng lầu thứ 13.

5 - Cầu thủ football lừng danh Dan Marino đã khoác chiếc áo mang số 13 suốt trong thời gian làm quarterback cho Miami Dolphins. Mặc dù lập nhiều thành tích xuất sắc, anh chỉ đưa được hội banh vào Super Bowl có một lần duy nhất (1985) nhưng lại thất bại trước cao thủ Joe Montana của San Francisco 49ers.

6 - Butch Cassidy, một trong những tên cướp khét tiếng nhất nước Mỹ, chuyên đánh cướp các ngân hàng và xe lửa, chào đời vào ngày Thứ Sáu 13 tháng 4 năm 1866.

7 - Trùm đỏ Fidel Castro của nước cộng sản Cuba cũng chào đời vào ngày Thứ Sáu 13 (tháng 8 năm 1926).

8 - Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt không bao giờ chịu "xuất hành" vào ngày 13 của bất cứ tháng nào và cũng nhất định không chịu tiếp 13 người khách trong một bữa tiệc. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi lại rằng Hoàng Đế Napoleon Bonaparte, thiên tài quân sự của nước Pháp, và Tổng Thống Herbert Hoover của nước Mỹ cũng mắc "bệnh sợ con số 13".

9 - Tại kinh đô ánh sáng Paris, những thực khách nào sợ con số 13 mà lỡ đặt bàn tiệc 13 người, có thể mướn một nhân viên nhà hàng đến ngồi chung bàn để làm "thực khách thứ 14" (gọi tắt là "quatorzième"). Các nhà hàng lớn lúc nào cũng có nhân viên chuyên làm nhiệm vụ trám chỗ như vậy.

10 - Văn hào Mark Twain - vốn nổi tiếng về tánh hài hước và lối viết văn dí dỏm - đã từng được mời làm vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi dự. Nhưng Mark Twain cứ đi và sau đó về giải thích với bạn: "Quả nhiên là xui, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người".

11 - Woodrow Wilson, vị Tổng Thống lãnh đạo nước Mỹ thời Đệ nhất Thế chiến, coi 13 là con số may mắn của ông, mặc dù thực tế chứng minh ngược lại. Ông tới bãi biển Normandy của nước Pháp vào ngày Thứ Sáu 13 tháng 12 năm 1918 để đàm phán hòa bình, để rồi trở về với một bản hiệp ước mà Quốc Hội không thông qua. (Trước đó thủy thủ đoàn đã khuyên ông dời ngày cập bến mà ông không đồng ý). Sau đó khi Tổng Thống Wilson đi du thuyết khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ bản hiệp ước, ông suýt mất mạng vì bị một cơn "stroke".

12- Một trong những nguyên nhân khiến số 13 phải chịu tai tiếng chính là vì nó đứng sau số 12. Các chuyên gia Toán học luôn luôn coi 12 là con số trọn vẹn: 12 tháng của một năm, 12 vị thần trên đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp, 12 kỳ công của thần chiến thắng Hercules, 12 cung Hoàng đạo (Zodiac) theo lý số Tây Phương, 12 Tông đồ của Chúa Jesus, 12 bộ lạc của nước Do Thái cổ, một tá hột gà gồm 12 trứng. (Có thể kể thêm 12 con Giáp theo lý số Đông Phương chăng?)

13- Cuối cùng, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hình con dấu trên mặt sau tờ giấy bạc 1 Mỹ kim (one-dollar bill) bao gồm 13 bậc thang của Kim Tự Tháp, 13 ngôi sao trên đầu chim đại bàng, 13 mũi tên trên móng đại bàng, 13 chiếc lá trên cành olive. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những hình ảnh này đã gây nên tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay!

NGUỒN GỐC CON SỐ 13 VÀ NGÀY THỨ SÁU 13
Sự mê tín dị đoan về con số 13 và ngày Thứ Sáu 13 xuất phát từ đâu? Không ai khẳng định được câu trả lời. Nhưng rất nhiều người cho rằng tất cả bắt nguồn từ bữa Tiệc Ly trong Kinh Thánh (the Last Supper), vì kẻ phản bội Chúa Jesus là chính thực khách thứ 13. Đó là lý do khiến cho con số 13 cũng như ngày Thứ Sáu 13 bị người dân Tây phương coi là xui xẻo, kể từ thời Trung Cổ và mãi về sau này.

Thế nhưng các nhà nghiên cứu Số học (numerology) lại tin rằng có sự tương quan giữa những con số và cuộc sống hàng ngày của con người.

Theo lời Mario Livio, một nhà nghiên cứu vật lý không gian và là tác giả cuốn sách "The Equation That Couldn't Be Solved" thì nếu chịu khó truy tầm, bạn sẽ thấy sự tương quan ấy bắt nguồn từ Pythagore, nhà Toán học lừng danh của Hy Lạp, và các môn đệ của ông. Họ đã "tìm ra phương pháp kết hợp những con số theo nhiều cách khác nhau để giải thích mọi chuyện xảy ra quanh chúng ta".

Khoa Số học được phát triển qua nhiều thời đại và mặc dù các kết quả nghiên cứu không được các nhà khoa học hoàn toàn chấp nhận, nhưng rõ ràng đã gắn liền với đời sống con người, cũng như những lời tiên tri của các chiêm tinh gia. Một chuyên gia nghiên cứu Số học nổi tiếng, bà Sonia Ducie cho rằng: "Một cách vô thức, người ta thường tự ràng buộc mình với những con số nào đó, bởi vì mỗi người trong đời mình đã trải qua các kinh nghiệm, hoặc đã học được các bài học, và cần dùng đến những con số ấy để phát triển tiềm năng của mình. Khoa Số học có thể đóng góp vào một số lãnh vực của đời sống cá nhân (như sức khỏe, nghề nghiệp, tình duyên, giao tế xã hội...) bằng cách dùng con số để nhận định xem mỗi người đang ở vào chu trình nào của cuộc đời, và từ đó hoạch định những việc nên làm".

Thế nhưng các nhà Toán học lại nhất định không công nhận giá trị của khoa Số học. Hồi năm 2006, có nhiều người đang bàn tán xôn xao về ngày 06 tháng 6 (vì ba con số 6 liền nhau - 666 - là biểu tượng của Quỷ Satan), khi được tạp chí Live Science hỏi ý kiến, ông Mario Livio tuyên bố thẳng thắn: "Không có tôi trong đó. Nếu chịu khó để ý nghiên cứu thì bạn sẽ thấy những sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế vẫn xảy ra dài dài".


Chuyển ngữ: Đào Trường Phúc
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Chuyện Phiếm

Post by linhgia »

"K1H2P4N5D6"

Huỳnh Văn Phú

Từ ngày tậu được cái computer, tuy nó rất “thổ tả” nhưng chuyện viết lách của tôi có phần dễ dàng hơn trước nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng gặp rất nhiều phiền toái.

Phiền toái và bực mình, đôi lúc tức đến nỗi nước mắt trào ra. Đang lúi húi gõ không biết chạm vào cái nút nào, mọi chữ biến sạch trơn. Lần khác, tự nhiên khi khổng khi không máy chết cứng, không nhúc nhích một ly ông cụ nào. Mà tôi thì trước đây có biết tí gì về computờ computiếc đâu, cũng chả phải qua một khóa học nào. Mọi chuyện đều “học lóm” bạn bè, mà bạn bè thì cũng thuộc loại “chưa sạch nước cản”. (Tôi thường nói đùa rằng việc tôi có cái computer y hệt như một người từ “tay không” mà trở thành “taylor” vậy.

Ý tôi muốn so sánh với một số đông bạn tù của tôi bên Cali khi sang Mỹ theo diện H.O đã sinh sống bằng nghề may, tuy vất vả nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Một người bạn của tôi bị thương tật, đang hưởng SSI, đã ví von cái nghiệp “taylor” của anh qua một câu nói có vần có điệu như sau :”Việt Cộng bắn, Mỹ nuôi, ngồi rung đùi, lượm bạc cắc”. Hỏi vì sao lại “rung đùi” thì anh bảo rằng lúc ngồi đạp máy, cái đùi nó rung rung ấy mà !).

Mỗi lần cái computờ trục trặc, tôi đành phải khóc “tiếng La Mã” nhờ một ông bạn chuyên viên đến hóa phép giải trừ cho. Lần này, tôi vừa mới viết cái tựa đề “Những Người Thích Nổi” thì máy chết cứng. Tôi đành để nguyên như thế mà chờ. Mãi đến ngày hôm sau, bạn tôi mới đến ra tay làm phúc cho. Sau khi hóa giải xong, bạn tôi đọc cái tựa đề thấy có chữ “Nổi” bèn tò mò hỏi tôi:

- Bài này anh viết về những người muốn “nổi danh”, phải không?

Tôi cười trả lời anh: - “Báo cáo anh nắm”, chữ “Nổi” mà tôi đề cập ở đây không phải là những người “Nổi tiếng” hay “Nổi danh” mà là những người muốn “Nổi”, muốn “Trồi” lên bằng những hành động, cử chỉ, lời nói rất ư là vui. Nổi chứ không phải Nổ. Nổi là nổi lên, phản nghĩa với chìm xuống.

Anh bạn tôi nói : - À ra thế. Tưởng gì chớ những người muốn “Nổi” theo kiểu anh nói đó thì thiếu cha gì.

- Dĩ nhiên mỗi người nhìn cái sự “Nổi” đó theo một cách khác nhau nhưng nói chung, nếu không có những người này thì đời mất vui đi nhiều lắm. Chán chết đi được. Ngay như chính bà nhà Bắc Kỳ của tôi cũng muốn chơi “Nổi” với tôi nữa đấy.

Anh bạn trố mắt nhìn tôi: - Có chuyện như thế à ?

Tôi trả lời anh bạn bằng cách kể cho anh nghe chuyện tôi cưới được một bà vợ “part time” một cách danh chính ngôn thuận như thế nào. Chuyện như thế này.

Đúng vào ngày Giáng Sinh năm ngoái, bà nhà Bắc Kỳ của tôi nói với tôi một câu nghe rất lạ tai :

- Ông à, như ông biết, hôm nay là ngày kỷ niệm Chúa ra đời. Chúa ra đời là để cứu rỗi nhân loại. Tôi muốn nhân ngày có ý nghĩa trọng đại này bày tỏ một cử chỉ đẹp với ông, thông cảm cho trường hợp của ông…

Tôi ngắt lời bả : - Bà nói cái gì mà như có vẻ “giảng đạo” vậy ?

- Tôi không làm cái việc giảng đạo mà chỉ muốn “show” cho ông thấy tôi là một người đàn bà không như ông tưởng…

- Nghĩa là sao ?

Bả nói rất nghiêm túc : - Ông nghe tôi nói cho kỹ rồi tùy nghi quyết định nhé. Ông thấy đó, nhà bây giờ chỉ còn có tôi và ông. Thằng lớn thì đi làm xa, con em nó thì còn ở nội trú trong trường. Ông đi làm từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Còn tôi thì đi làm từ 3 giờ đến 11 giờ đêm. Từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm, ông ở nhà có một mình. Tôi biết ông ít bạn bè, mùa Đông tháng giá tuyết phủ đầy trời, đi đâu cũng ngại nên chắc là cô đơn lạnh lẽo lắm. Vì vậy, kể từ hôm nay, tôi đồng ý cho ông cưới một bà vợ “part time”…

Bả nói đến đó, tôi không tin vào lỗ tai của mình, hỏi lại : - Bà nói cái gì…vợ “part time”?

Bả cười : - Sao ông “nôn” quá vậy ? Nghe chưa hết mà đã “nhảy dựng” lên rồi. Tôi nói lại là tôi thông cảm cho trường hợp của ông nên bằng lòng cho ông kiếm thêm một bà vợ “part time”. Ông nhớ cho rằng “part time” là có điều kiện giờ giấc đàng hoàng. Bà ấy chỉ đến với ông từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm thôi. Đúng 11 giờ đêm là phải rời khỏi nhà. Ông đồng ý thì xin cứ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có muốn thì ông cũng nên lựa bà nào biết điều một tí, đừng có “ghen ngược” như cái bà…gì đó hồi còn ở Việt nam thì khó coi và kỳ cục lắm. Ngoài ra, trong một năm có 365 ngày thì chỉ có duy nhất một ngày bà ấy tuyệt đối không được đến với ông.

Tôi hỏi : - Tại sao lại “lay off” bả chỉ có một ngày? Và ngày đó là ngày nào ?

- Đó là ngày “Mother Day”. OK ?

Hẳn nhiên là tôi OK cả hai tay lẫn hai chân. Tôi ca tụng bả : - Bà đúng là một bà vợ Bắc Kỳ tuyệt diệu!

Bả cười tình với tôi : - Tôi thấy thiên hạ thích chơi “Nổi” nhiều quá, tôi cũng phải “Nổi” một chút cho đời thêm vui chứ.

Vậy là tôi có thêm một bà vợ part time kể từ đó đến giờ. Nói nào ngay, cả hai bà chưa hề biết mặt nhau. Đây là chuyện có thật chứ tôi không “nói phét” hay “nổ kho đạn” đâu. Chư vị không tin, xin đến thăm tôi hàng ngày vào buổi chiều sẽ thấy có bà vợ “part time” của tôi lúc nào cũng ở bên cạnh tôi. Còn nếu không gặp bả thì chư vị đã đến đúng vào ngày “Mother Day” rồi đấy.

Đó là chuyện liên quan đến tôi, còn đây là chuyện thích “Nổi” của một ông bạn “yellow friend” của tôi. Tôi có một ông bạn ở chung tù từ Nam ra Bắc cũng có nhiều màn chơi “Nổi” rất đẹp mắt. Anh ta vốn có học qua cái nghề y tá chích choác gì đó thời còn ở trong quân ngũ nên khi vào tù “cải tạo” một thời gian, anh được tiến cử lên làm Y Vụ khám bệnh và cho thuốc anh em tù. Chuyện anh làm Y Vụ và đối xử với bạn chung tù ra sao thì không cần phải bàn ở đây, điều đáng nói là lúc ra khỏi tù, sống dưới chế độ Cộng Sản, anh chơi rất “Nổi”. Anh làm một công việc mà tôi nghĩ anh phải can đảm lắm, mặc áo giáp, đội nón sắt cùng mình mới làm nổi. Đó là anh mở một phòng mạch lậu (không có bảng hiệu) trị bệnh cho bà con cô bác trong vùng. Anh khám bệnh, trị bệnh, cho thuốc, chích thuốc rất ngon lành. Có lẽ nhờ anh có “cool hand” (tức là mát tay) nên khách hàng của anh cũng khá đông. Ai ai cũng gọi anh là bác sĩ. Một anh cán ngố Việt Cộng nói rằng anh là một bác sĩ của chế độ cũ, trước 75 phục vụ ở đâu tận Pleiku, Kontum.

Tôi thì biết tỏng quá khứ của anh nhưng không có ý kiến ý ong gì. Bạn mình “bảnh” thì mình “bảnh” theo mà, có sao đâu. Nhưng cái chuyện anh chơi Nổi ở đây rất là “trí tuệ”. Chư vị cũng biết, ở quê nhà vào những năm 1984, 1985, dân chúng còn đói khổ thấy mồ, tiện nghi xã hội còn rất bết bát. Xe đò phải chạy bằng than, xe buýt và taxi không có. Điện thì cúp liên miên, một tuần có ít nhất 3 ngày không có điện. Còn điện thoại ở tư gia thì chỉ có các cán ngố may ra mới có chứ còn dân cải tạo trở về như bọn tôi dễ gì mà rớ tới. Vậy mà ở nhà anh bạn tôi có một cái điện thoại mới là tài chứ. Hỏi anh nhờ đâu có được cái phương-tiện-thông-tin-liên-lạc-hiện-đại một cách trưởng giả ấy, anh cho biết là tư gia của một tên cán ngố từng là bệnh nhân của anh có điện thoại. Tên ấy bị thuyên chuyển về lại Bắc nên anh bạn tôi bèn xin đóng tiền thế vào chỗ tên cán ngố để được xử dụng đường dây điện thoại ấy. Nghe đâu hàng tháng anh phải đóng 50 ngàn tiền Hồ. Vấn đề tôi thắc mắc ở đây là có cái điện thoại ở nhà anh, anh gọi cho ai, nói chuyện với ai và ai gọi cho anh ? Bạn bè cùng cải tạo trở về thì liệu có thằng nào có điện thọai để mà liên lạc ?

Cũng cần ghi nhận thêm rằng bạn chung tù cải tạo với anh sau khi được trả tự do trở về, rất ít người muốn liên lạc với anh vì họ vẫn còn nhớ đến những điều anh đã làm lúc còn trong trại tù. Không lẽ anh dùng nó để nói chuyện với Việt Cộng hàng ngày ư ? Điều này thì không có gì chắc chắn nhưng khu nhà anh ở thuộc xóm lao động, chung quanh đó sức mấy mà nhà nào có điện thoại. Sau này tôi tình cờ khám phá ra anh chịu bỏ mỗi tháng 50 ngàn để có đường dây điện thoại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là chỉ để chơi “Nổi” với bà con hàng xóm láng giềng thôi. Nghĩa là, hàng ngày anh ra khỏi nhà đi đâu đó chẳng hạn, trước khi về, anh ghé vào chỗ điện thoại công cộng gọi về báo cho người nhà biết là anh sắp về hoặc nhắc nhở chuyện gì đó vv…Hàng xóm nghe chuông điện thoại nhà anh reo cũng phải lé một lúc hai con mắt chứ ! Bác sĩ chớ đâu phải dân thường ! Tôi phục anh lắm. Chắc giờ này anh cũng đã có mặt ở Mỹ theo diện H.O rồi. (Anh bốc 8 cuốn lịch chứ đâu phải ít). Không biết sang xứ tự do này anh có còn làm “bác sĩ” nữa không ?

Tôi còn nhớ trong một dịp đến ăn giỗ ở nhà người quen. Khách khứa đều là bạn bè cả, có người tôi quen biết từ trước, có người mới gặp lần đầu. Cánh đàn ông mà ráp lại trong những bữa nhậu như vậy thì phải nói là vui hết biết. Có anh thì Nổ, anh thì Nổi, anh thì bốc phét chỉ với mục đích chọc cười nhưng nhìn chung, anh nào cũng muốn cho thiên hạ biết ta đây là…ghê gớm. Họ nhắc lại những chuyện cũ từ thời ông Bành Tổ, chuyện chiến trường đánh đấm nhau với Việt Cộng, chuyện trong tù…

Một anh nói : - Tôi cũng đã qua hết 8 năm “khói lửa” chứ đâu phải ít.

- Ủa , anh cũng ở trong quân đội à ? Thế trước đây anh ở đơn vị nào ?

Anh kia cười ruồi : - Đơn vị tôi tuy rất “khói lửa” nhưng không nguy hiểm và cận kề cái chết như mấy anh.

- Pháo binh à ?

- Tôi có là lính tráng gì đâu. Tôi nấu bếp ở nhà hàng Bát Đạt Chợ Lớn. Suốt ngày ở trong bếp thì phải tiếp xúc với “khói lửa” chứ.

Cả bọn cười ồ thoải mái. Một ông khách khác, có vẻ lớn tuổi nhất trong đám thực khách, khoảng hơn 6 bó, nét mặt nghiêm trang chứ không bỡn cợt như anh kia, chen vào câu chuyện:

- Phần lớn các anh đi sang đây đều theo diện H.O, không hiểu trường hợp các anh có giống tôi không?

Một người nói : - Thì có ở tù Cộng Sản 3 năm trở lên, lo mọi thủ tục giấy tờ, chịu tốn một số tiền cho chúng ăn là được đi thôi.

Ông khách “trên 6 bó” nói về trường hợp sang Mỹ của ông mà tôi nghe có một tí hơi hám tiếng nổ của đạn đại bác 155 ly :

- Riêng tôi thì chẳng thí cho chúng một xu, cũng chẳng đi “đăng ký” gì cả. Tự nhiên công an đến nhà hỏi tôi có muốn đi Mỹ không thì họ làm giấy tờ cho đi. Thế thôi.

- Trước kia bác ở trong quân đội ?

- Không, tôi làm cho sở Mỹ. Đa phần những người Mỹ ở Sàigòn lúc ấy đều biết tôi cả. Nhưng có lẽ điều làm tôi thấy hãnh diện và sung sướng nhất là giây phút đầu tiên hít thở không khí xứ Mỹ các anh ạ.

Anh chàng “8 năm khói lửa” vừa cười vừa nói :

- Tôi chẳng thấy sung sướng chút nào. Đời sống quá căng thẳng và phải cày bừa khổ như con trâu mới đủ trả tiền bills hàng tháng.

Ông già “trên 6 bó” phản đối nhẹ nhàng :

- Tôi không đề cập đến chuyện cách chúng ta đi kiếm cơm ở đây khổ cực như thế nào mà tôi chỉ nói đến việc người Mỹ họ biết rõ quá khứ của ta nên đối xử rất đẹp. Vậy thôi.

- Tôi thấy đi diện H.O hàng loạt thì ai cũng như ai chứ có gì đặc biệt đâu.

Ông già “trên 6 bó” trợn mắt :

- Ý, mấy anh nói thế nào chứ khi tôi sang đây, trước lúc phi cơ đáp xuống phi trường, tự nhiên có một cô tiếp viên hàng không đem một chai rượu whisky đến chỗ tôi nói chính phủ Mỹ tặng và mừng cho tôi được sang đất nước tự do.

Tôi nghe ông nói thế tuy rất ngứa mồm muốn xía vô lắm nhưng đành câm miệng. Thôi thì “kính lão đắc thọ” vậy. Dù sao chúng ta cũng nên và phải quý trọng người lớn tuổi. Phải quý trọng họ vì họ đã qua từ lâu cái tuổi của chúng ta mà chúng ta thì còn lâu lắm mới tới tuổi của họ. Phải không chư vị ? Tôi ngồi cười ruồi, gắp miếng bò lúc lắc bỏ vào mồm, tợp một hớp bia rồi rít một hơi thuốc để thấy rằng, quả thật sang xứ Mỹ này sướng quá. Sướng là được tự do nói, nói trời, trăng, mây, nước gì cũng được cả, chẳng có ai phạt vạ hay đóng thuế, cũng chẳng sợ Việt Cộng rình nghe lén. Tôi bỗng nghiệm ra rằng, không biết cách “Nổ”, không thông thạo các phương pháp làm cho “Nổi” thì mau chết sớm lắm. Nếu ta làm cho ta “Nổi” lên được thì ta sẽ cảm thấy ta là một con người quan trọng, một dạng “spotlight”, một cây đinh chứ không phải chuyện đùa. Và do đó, không ai có thể coi thường ta được.

Một ông bạn cùng đơn vị tôi ngày trước, cùng khóa lại cùng ở tù chung với nhau nhiều năm, hiện sống tại quận Cam, California kể cho tôi nghe chuyện bên ấy có một người “văn hay chữ tốt”, lúc nào trong túi cũng thủ sẵn dăm ba bài thơ đọc tặng bạn bè vào bất cứ lúc nào nếu có dịp. Ví dụ như bạn đãi tiệc nhân dịp mua nhà mới ư ? Bạn làm lễ thành hôn hay vu quy cho con cái bạn chăng ? Bạn tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày bạn bị “xiềng xích” với bà xã bạn ? Hay bạn bắt chước người xưa tỗ chức một buổi lễ đơn giản trong vòng thân mật ngày bạn sống trên cõi đời đầy dẫy oái ăm, oan nghiệt này được 70 tuổi ? Bất cứ trường hợp nào, bạn tôi nói, nếu con người tài hoa ấy được mời tới dự, bảo đảm trăm phần trăm, bạn sẽ được người ấy đọc tặng một bài thơ lục bát hay ngũ ngôn gì đó ngay. Và anh bạn tôi bèn gán cho người thi sĩ ấy một cái tên nghe hơi lạ tai là “nhà thơ hiếu hỉ”.

Tuy nhiên chuyện “Thích Nổi” đó chưa hấp dẫn và vui bằng chuyện một “thi nhân” cư ngụ ở Texas như tôi được nghe kể dưới đây. Một anh chàng đi đâu cũng tự nhận mình là nhà thơ, một vài người bạn của anh cũng gọi anh là nhà thơ. Gọi là nhà thơ chứ chẳng ai thấy thơ anh đăng trên tờ báo nào. Dự tiệc tùng, văn nghệ văn gừng gì người ta đều giới thiệu anh là nhà thơ. Người ta thường thấy anh lên ngâm vài bài thơ nào đó và nói là do anh sáng tác. Trong một buổi tiệc nọ, anh được mời lên ngâm thơ. Anh nói anh xin ngâm tặng bà con một bài thơ do chính anh sáng tác lúc anh còn ở trong tù. Bài thơ anh ngâm và diễn đạt phải nói là rất hay, ai nghe cũng thấy lòng lâng lâng và xúc động. Thực khách vỗ tay tán thưởng và ca ngợi anh hết mình. Tiệc tan, mọi người ra về, tâm trí vẫn còn ám ảnh bởi ngôn ngữ tuyệt vời của bài thơ vừa được nghe. Một nhóm 6 người (trong đó có người kể cho tôi nghe chuyện này) kéo nhau về nhà một người bạn tiếp tục nhậu tiếp. Họ là những người có tham gia thị trường chữ nghĩa ít nhiều ở địa phương nên lại bàn luận về nội dung bài thơ ấy. Một người nói :

- Bài thơ hay quá chứ, phải không các anh? Anh chàng trông “lờ quờ” mà làm thơ hay quá.

- Không ai có thể chối cãi được là bài thơ ấy rất tuyệt. Tôi đọc lại cho các anh nghe nhé.

Nói xong, anh ta đọc lại “y chang đờ la y boong” bài thơ vừa nghe không sai một chữ. Mấy anh bạn cùng ngồi nhậu với nhau tỏ ra khâm phục cái trí nhớ của anh này, chỉ nghe qua có một lần mà thuộc ngay. Anh chàng đọc thuộc bài thơ ấy nghe bạn bè khen mình bèn phá ra cười khà khà :

- ĐM, tao là cái thằng ăn tục nói phét chứ có phải là một ông “thánh sống” đâu mà nghe qua một lần rồi nhớ ngay. Chẳng qua tao đọc lại vanh vách bài thơ ấy vì bài thơ đó là của một tác giả quen thuộc đăng trên một tờ báo hồi tao còn ở quê nhà. Tao thấy hay nên thuộc lòng đấy thôi chứ có phải của người nhà thơ ấy “mần” ra đâu.

- Vậy thì theo các anh, người đọc một bài thơ của người khác mà nói là của mình sáng tác thì ta gọi là thích Nổi hay thích Nổ ?

Một ý kiến đóng góp :

- Ta có thể gộp chung hai chữ Nổ và Nổi cho trường hợp này cũng được. Đâu có chết thằng Tây đen nào. Vui thôi mà.

Người kể chuyện trên cho tôi nghe xong, hỏi ý kiến tôi :

- Ông thường hay viết ba cái chuyện lẩm cẩm này và có cả một cuốn “Nói Phét” trình làng, vậy theo ông có cách nào để xác định những đặc tính của họ một cách khoa học không ?

Tôi bảo ông bạn tôi : - Ông chờ đọc bài “Chuyện Những Người Thích Nổi” của tôi sẽ có câu trả lời nhé.

Và câu trả lời của tôi như thế này. Ta có thể tìm ra một công thức để xác định tính chất của một sự vật hay một người nào đó bằng cánh áp dụng theo cách viết các công thức hóa học. Ví dụ như khi ta viết ký hiệu H20, ai cũng hiểu đó là nước. H là hydro có hóa trị 1, còn O là oxy có hóa trị 2. Từ đó ta có thể tạm đặt những đặc tính (coi như là hóa trị vậy) của con người bằng những ký hiệu có hóa trị như công thức hóa học. Ví dụ như:

Tính Kiên Nhẫn, ký hiệu là : K
Tính Hài Hước, ký hiệu là : H
Tính hay Nổ, ký hiệu là : N
Tính hay nói Phét, ký hiệu là : P
Tính hay Nói Dối, ký hiệu là : D

Như thế, một người ít kiên nhẫn, hài hước trung bình, nói phét vung trời, nổ như tạc đạn và nói dối như Việt Cộng thì ta có thể viết công thức để xác định những đặc tính con người ấy một cách tổng quát tùy theo mức độ ít hay nhiều . Ví dụ nếu ít thì ta trị giá (hóa trị) là 1, trung bình ta trị giá là 2, nhiều hơn nữa thì ta trị giá là 5, 6 vv…Như thế, ta sẽ có :

Kiên nhẫn : Ít, ta trị giá là 1. Ký hiệu sẽ là : K1.
Hài hước : Trung bình, ta trị giá 2. Ký hiệu là : H2
Nói phét : Vung trời, ta trị giá 4. Ký hiệu là : P4
Nổ : Như tạc đạn, ta trị giá 5. Ký hiệu là : N5
Nói dối : Như Việt Cộng, ta trị giá 6. Ký hiệu là : D6

Theo các trị giá vừa quy định, ta có thể mô tả con nguời trên với những đặc tính của anh ta bằng công thức như sau : K1H2P4N5D6.

Huỳnh Văn Phú
band4 3G McKeno

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ma

Post by phu_de »

Những bức ảnh "ma" kỳ lạ

Chỉ đến khi rửa hình, những người chụp hình mới phát hiện những "vị khách không mời" trong bức ảnh của mình, đó là kết quả của sự không chú ý hay có nguyên nhân nào khác?

Người đàn bà trong lâu đài đổ nát

Bức ảnh của Christopher Aitchison chụp tại lâu đài Tantallon, North Berwick, East Lothian cho thấy một người phụ nữ già nua, mặc bộ trang phục từ hàng thế kỷ trước, bỗng xuất hiện sau song sắt cửa sổ của một công trình kiến trúc đổ nát, cũ kỹ. Theo Aitchison, khi anh đưa máy lên chụp, đã không hề có bất kỳ một vật thể gì ở đó.

Image

Bức ảnh "ma" đẹp nhất.

Image

Hình ảnh người phụ nữ sau khi phóng đại bức ảnh

Sau khi qua các vòng kiểm tra, bức ảnh được chứng minh là không dùng bất kỳ một kỹ xảo nào. Aitchison cho biết: “Tôi chụp bức ảnh đó lúc 3 giờ chiều. Tôi không hề nhận thấy bất kỳ ai hay vật nào ở đó khi chụp ảnh, và chỉ nhìn thấy điều khác thường khi tôi xem lại ảnh. Mọi người đã đi kiểm tra và khẳng định không hề có một người nộm hay gì đó tương tự mặc đồ cổ và đi “lang thang” trong lâu đài vào lúc đó”.

Bức ảnh đó được đánh giá là đẹp nhất trong số 250 bức ảnh của các nhiếp ảnh gia nghiệp dư gửi tới Lễ hội khoa học quốc tế Edinburgh. Khoảng 250.000 người đã bỏ phiếu để chọn ra bức ảnh đẹp nhất và bức ảnh của Aitchison chiếm ngôi vô địch với 39% phiếu bình chọn.

Những người hoài nghi cho rằng bức ảnh đó có thể là do người chụp không chú ý tới “một vị khách không mời” hoặc đó đơn giản là một loại hiệu ứng ánh sáng giữa tường và song sắt.

Người lái xe chỉ xuất hiện trên gương chiếu hậu

Một trong những bức ảnh cũng được nhiều người ưa thích là bức hình với khuôn mặt hiện trên tấm gương của một chiếc ô tô “không người lái”.

Image
Khuôn mặt xuất hiện trong gương của chiếc xe "không người lái".

“Tôi không thể chắc chắn 100%. Trông chúng có vẻ kỳ bí, do đó thu hút được chú ý của người dân. Nhưng những gì mà chúng tôi đã chứng minh là hầu hết các bức ảnh ma nổi tiếng đều không quá “kỳ dị” và rõ rệt như vậy”, Richard Wiseman, nhà tâm lý học đến từ ĐH Hertfordshire, cho biết.

Còn nhà nghiên cứu Caroline Watt, đến từ ĐH Edinburgh, khẳng định: “Nếu thực sự có ma ở đâu đó thì hẳn chúng phải rất “e dè” trước ống kính máy ảnh”. Dù có hay không tồn tại, những bức ảnh kỳ lạ này cũng rất đáng xem.

Dưới đây là một số "bức ảnh ma" được Daily Mail lựa chọn và giới thiệu:

Image
"Bóng ma" ẩn hiện sau đôi tình nhân.

Image
"Bóng ma" trên bãi biển.

Image
Người đàn ông lấp ló sau bụi cây.


Theo Báo Đất Việt (Daily Mail)

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Ma

Post by linhgia »

TUỔI GIÀ



Thương thay cho đám tuổi già
Ông thì cao máu còn Bà đau lưng
Hot Flash Bà nhảy lưng tưng (1)
Mặt mày cau có mắt trừng nhìn Ông
Lưng chưa hết lại đau mông
Thân người ê ẩm từ trong ra ngoài
Chân đau nhức lại ù tai
Bà la inh ỏi Ông hay biết gì
Bà bảo lấy hộ cái ly
Ông đưa gói thuốc Bà xì một hơi
Mỗi khi mưa gió trở Trời
Ông ho hen thở bà thời cúm đau
Đái đường Ông thử lên cao
Đồ ngọt không rớ mà sao vẫn còn
Bà bị Cholesterol
Thịt bò kiêng cử cua tôm phải chừa
ốc nghêu thịt mở Ông ưa
Bây giờ sợ chết ai đưa chối từ
Da vàng gan yếu thận hư
Sáng dậy hỏi Bà răng giữ ở đâu
Bà rằng đã rớt xuống cầu (2)
Ông buồn Ông tức càu nhàu một hơi
Cháu con tản mác khắp nơi
Chán buồn sống cảnh cuộc đời già nua
Bao năm bay nhảy tranh đua
Giờ đây lụm khụm hơn thua đâu màng
Mong sao sức khoẻ bình an
Ăn ngon ngủ được thuốc thang không dùng
Nhưng người đau nhức tứ tung
Đồ ngon không dám thuốc dùng ngày đêm
Đêm không ngủ được Bà rên
Gối đau chân nhức lại thêm cái đầu
Ông thì tức ngực tìm dầu
Tâm thần rối loạn biết đâu khắp nhà
Nhớ thời Ông trẻ hào hoa
Đẹp trai bay bướm nay già da nhăn
Hói đầu tóc bạc hết răng
Còn Bà tóc giả da căng bụng phành (3)
Đôi mươi sắc nước khuynh thành
Bao chàng đưa đón tuổi xanh yêu đời
Giờ đây đã mất hết rồi
Có còn đâu nữa hết thời nhớ chi
Bạn bè kẻ sống người đi
Người trong dưởng lão kẻ thì bán thân
Đứa đang lao phổi chết dần
Người thì dương liệt phải cần Viagra
Đứa thì mắt bị mù loà
Tay chân quờ quạng khi ra khi vào
Người thì mắc phải bệnh GOUT (4)
Chân tay u nổi đớn đau đêm ngày
Kẻ đau bao tử dạ dày
Uống ăn đau nhức mặt mày xác xơ
Bạn Bà bị breast cancer
Bạn Ông bao đứa ung thư ruột già
Đi cầu máu rỉ chảy ra
Chemo chửa trị nhưng mà bớt đâu (5)
Cuộc đời quả thật bể dâu
Sanh bệnh lão tử nghèo giàu khác chi
Ai ơi rộng lượng từ bi
Để khi nhắm mắt hồn phi Thiên Đàng
Sống mà ác đức lận gian
Kiêu căng tham hiểm chỉ màng lợi danh
Địa Ngục sẳn chỗ đẻ dành
Satan Quỉ Sứ quyết hành thẳng tay
GHI CHU:

(1) HOT FLASH : Một số Bà lớn tuổi sau khi hết kinh trở nên khó tánhvà hay quạu quọ, gây gổ--- Tôi nghe nói vậy nhưng không biết có đúng khộng.

(2) Răng giả rớt cầu tiêu

(3) Da căng nhờ Thẩm Mỹ Viện

(4) GOUT : bệnh phong thấp , gân xương đau nhức và đôi khi sưng lồi ra

(5) Chemotherapy là cách cửa bệnh bằng hoá chất.
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Chuyện Phiếm

Post by linhgia »

Viết cho bạn Viet Nam
-------------------------------------------------------




Cách đây vài hôm tôi có dịp nói chuyện với một người bạn trong nước. Người bạn này nhận chân ra được sự gian tham của nhà cầm quyền CSVN là chướng ngại lớn nhất cho sự tiến bộ, công bằng của VN. Tư bản đỏ thì giàu sụ, bạn thì khố rách áo ôm. Người bạn tôi trách tôi và trách những người Việt hải ngoại như tôi là chỉ biết nói bằng cái miệng, nếu ngon tại sao không về nước mà chống Cộng.

Thưa các bạn,

Tôi cười khì. Sống là để mưu cầu hạnh phúc. Cơm áo, nhà cửa, tự do và an toàn là những căn bản của hạnh phúc, thiếu nó là bất hạnh ngay. Dĩ nhiên là hạnh phúc còn bao gồm nhiều thứ khác nhưng chẳng phải vậy ư? Các bạn đang chịu bất hạnh vì nhà cửa dột nát, cơm áo không đủ ấm no, quyền tự do không có, ấm ớ chỉ trích nhà cầm quyền là bị đàn áp, bắt giam, tức không có sự an toàn. Tôi đã có đủ. Khi tôi có đủ những thứ này rồi thì tôi bắt đầu nghĩ cho người khác, mà đầu tiên là cho đồng bào của tôi, tức là các bạn.

Nhưng ủa, thưa các bạn, tại sao tôi phải bỏ những căn bản hạnh phúc này, lao đầu về chỗ thiếu an toàn, mất tự do, để hy sinh cho các bạn? Kẻ đang thiếu thốn, nghèo đói, bị chèn ép, chịu đựng sự bất công là các bạn. Kẻ đang sống trong cái xã hội mục ruỗng, thối nát, mạnh ai nấy vơ vét, mạnh ai nấy rút ruột của công, xây cầu thì cầu sập, gái thì bán thân cho ngoại nhân, trai thì bán sức làm lao nô, là các bạn. Đứng lên giành lại quyền làm chủ, lật đổ cái phỉ quyền thối nát kia, để mưu cầu một cuộc sống bình đẳng, dân chủ, tự do và ấm no hay không là chuyện mà các bạn đóng vai chánh, tôi chỉ xin một vai phụ. Các bạn không làm thì các bạn suốt đời khom lưng cho đám tư bản đỏ và con ông cháu cha đè đầu cỡi cổ.

Thưa các bạn,

Nói xấu thì tôi không xấu, bởi vì tôi nào có hại ai, tôi vẫn chống đám cầm quyền VC đang đì các bạn, tôi vẫn làm điều mà một số người Việt tị nạn đã lãng quên. Nhưng nói tốt đến mức thánh thiện thì tôi cũng chẳng được như vậy, vì tôi không xả thân về VN để tranh đấu cho quyền lợi của các bạn. Ai đấu tranh thì tôi ủng hộ, về tinh thần, về tiếng nói và về tài chánh. Bằng nếu các bạn không đấu tranh thì chuyện các bạn nghèo, các bạn bị hiếp đáp, các bạn sống trong một quốc gia lạc hậu, tôi đành phó mặc. Chuyện đấu tranh là chuyện của các bạn. Tôi ghét bất công, tôi chửi bất công. Tôi ghét VC gian tham, tôi chửi VC. Tôi còn có bổn phận trả lại món nợ ân tình cho quốc gia mà tôi đang ở, cho xã hội đã ra tay cứu vớt tôi. Tôi đã là công dân của quốc gia này, nơi mà tôi được đối xử bình đẳng, nơi tôi có phần làm chủ, không cần hối lộ, móc ngoặc, khúm núm với bất cứ ai.

Các bạn có ba con đường chọn lựa, một là chạy ra hải ngoại như tôi, hai là đấu tranh cho bản thân các bạn, ba là suốt đời theo làm tôi tớ cho cái đám gian tham. Bạn chọn con đường thứ nhất, hôm nào gặp nhau trên mảnh đất tự do này chúng ta sẽ nhậu một bữa đã đời. Bạn chọn con đường thứ nhì thì tôi hoan hô và ủng hộ hết mình, còn chọn con đường thứ ba thì tôi cũng chẳng biết làm sao, đành để cho các bạn bị đè đầu, cỡi cổ.

Một người Việt hải ngoại (không đại diện cho ai hết),



Nguyễn văn Hoàng
Hoàng Nguyên, hoang4eb@gmail.com
band4 3G McKeno

Post Reply