WOMEN'S DAY

Moderator: dongbui

Post Reply
CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

WOMEN'S DAY

Post by CNN »

Sorry các BCH ở Úc

[flash width=750 height=180]http://banhien3165.tripod.com/happy_wday.swf[/flash]

CNN

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Image

Thân chúc tất cả các bạn Một Ngày Mother's day Vui vẻ 13 tháng 5/2007

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Re: WOMEN'S DAY

Post by CNN »

CNN wrote:Sorry các BCH ở Úc

[flash width=750 height=180]http://banhien3165.tripod.com/happy_wday.swf[/flash]

CNN
Cái file còn đó mà sao hết work rùi.

CNN

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Image

CNN

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Happy Mother's Day !!!

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: WOMEN'S DAY

Post by phu_de »

CNN wrote:
CNN wrote:Sorry các BCH ở Úc

[flash width=750 height=180]http://banhien3165.tripod.com/happy_wday.swf[/flash]

CNN
Cái file còn đó mà sao hết work rùi.

CNN
Bác CNN
Bề ngang rộng quá, Max chỉ có 690 hà,
Happy Mother's Day

PD

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: WOMEN'S DAY

Post by linhgia »

Thằng chó đẻ của má
- - - oOo - - -

Tiểu Tử

Má ơi ! Bữa nay là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo . Không biết những người Việt lưu vong như tụi con có còn giữ phong tục hằng năm cúng đưa ông Táo về Trời hay không, chớ vợ của con năm nào đến ngày này cũng mua hoa quả bánh ngọt cúng đưa ông Táo, cũng thành khẩn như ngày xưa, hồi còn ở bên nhà.

Năm nay, nhờ vợ của con lau dọn bàn thờ ông Táo để sửa soạn bày lễ vật ra cúng, nên con mới nhớ ra là ngày 23 tháng chạp. Ngày này cũng là ngày sanh của má. Hồi đó, má hay nói: « Ngày sanh của đứa nào còn khó nhớ, chớ ngày sanh của tao là ngày ông Táo về Trời, không dễ gì quên ! ». Và ngày này hồi đó, khi cúng vái, má hay cầu khẩn : « Ông về ở trển nhờ tâu lại bữa nay tôi lên thêm một tuổi, cầu xin Ngọc Hoàng bớt cho tôi chút đỉnh khổ cực … ». Hồi đó, nghe má cầu xin, con phì cười. Bây giờ, nhớ lại, con bỗng ứa nước mắt…Cuộc đời của má - theo lời tía kể - cũng lắm gian truân từ ngày má bỏ cái làng quê ở bờ sông Vàm Cỏ để đi theo tía dấn thân làm cách mạng vào những năm 1928/29. Gia đình giòng họ từ bỏ má cho nên hồi sanh con, tía bận đi xa, má nằm chèo queo một mình trong nhà bảo sanh, chẳng có người nào đi thăm hết. Vậy mà sau đó, má vẫn tiếp tục bôn ba …Mãi về sau, khi con lên sáu bảy tuổi, có lẽ chỉ vì sanh có một mình con nên tía má mới « trụ hình » - vẫn theo lời tía kể - với nhiều cực nhọc và khó khăn tiếp nối dài dài…Hỏi sao sau này mỗi lần đưa ông Táo má không có lời cầu khẩn nghe tội nghiệp như vậy ?

Nhớ lại, cách đây ba năm má thọ tròn trăm tuổi. Tính ra, từ ngày con đi chui theo ý má muốn - má nói : « Mầy đem vợ con mầy đi đi, để tao còn hy vọng mà sống thêm vài năm nữa » ! – cho đến năm đó, con xa má 25 năm. Con mới 72 tuổi mà cứ bịnh lên bịnh xuống nhưng năm đó con quyết định phải về. Và con đã về …

Thằng Bảy, con chị Hai Đầy ở Thị Nghè nghỉ chạy xe ôm một bữa để đưa con về cái làng quê nằm bên sông Vàm Cỏ. Nó nói : « Đi xe đò chi cho tốn tiền, để con đưa cậu Hai về, sẵn dịp con thăm bà Tám luôn ».

Hồi tụi con bước vào nhà, cả xóm chạy theo mừng. Con nhỏ giúp việc vội vã đỡ má lên rồi tấn gối để má ngồi dựa vào đầu giường : « Thưa bà cố, có khách ». Má nhướn mắt nhìn, hai mắt sâu hỏm nằm trên gương mặt gầy nhom đầy vết nám thâm thâm : « Đứa nào đó vậy ? ». Con nghẹn ngào : « Dạ, con… ». Chỉ có hai tiếng « Dạ, con » mà má đã nhận ra con ngay mặc dầu đã xa con từ 25 năm ! Má nói : « Mồ tổ cha mầy ! Trôi sông lạc chợ ở đâu mà bây giờ mới dìa ? Mà dìa sao không cho tao hay ?» Con ngồi xuống cạnh má: “ Sợ cho hay rồi má trông” Má nói mà gương mặt của má nhăn nhúm lại: “ Tao trông từ hai mươi mấy năm nay chớ phải đợi đâu tới bây giờ ! ” Rồi má nhắm mắt một vài giây mới để lăn ra được hai giọt nước mắt. Cái tuổi một trăm của má chỉ còn đủ hai giọt nước mắt để cho má khóc mừng gặp lại thằng con ... Xúc động quá con gục đầu vào vai má khóc ngất, khóc lớn tiếng, khóc mà không cần biết cần nghe gì hết. Cái tuổi bảy mươi hai của con còn đầy nước mắt để thấm ướt cái khăn rằn má vắt trên vai...

Suốt ngày hôm đó, má con mình nói biết bao nhiêu chuyện, có sự tham dự của họ hàng chòm xóm. Nhớ gì nói nấy, đụng đâu nói đó ...vui như hội. Vậy mà cuối ngày, không thấy má mệt một chút nào hết. Con nhỏ giúp việc ngạc nhiên: “Bình thường, bà cố nói chuyện lâu một chút là thở ồ ồ. Bữa nay sao thấy nói hoài không ngừng ! Có ông Hai dìa chắc bà cố sống thêm năm bảy năm nữa à ông Hai !”

Đêm đó, má “đuổi” con vô mùng sớm sợ muỗi cắn. Con nằm trên bộ ván cạnh cái hòm dưỡng sinh của má. Con hỏi: “Bộ cái hòm hồi đó má sắm tới bây giờ đó hả ?” Má cười khịt khịt vài tiếng rồi mới nói: “Đâu có. Cái hòm mầy nói, tao cho cậu Tư rồi. Hồi Cao Miên pháo kích quá, tao đem cậu Tư về đây ở, rồi ổng bịnh ổng chết. Tao có sắm cái hòm khác, cái đó tao cho thằng Hai con cậu Tư. Tội nghiệp thằng làm ăn suy sụp nên rầu riết rồi chết !” Con nói chen vô: “ Vậy, cái nầy má sắm sau đám của anh Hai” Má lại cười khịt: “Đâu có. Cái hòm sắm sau cái hòm cho thằng Hai, tao cho dì Sáu rồi. Hồi chỉ nằm xuống, nhà chỉ không có tiền mua hòm thì lấy gì làm đám ma ? ”Ngừng lại một chút rồi má mới nói : “ Còn cái hòm nầy chắc tao không cho ai nữa. Họ hàng quyến thuộc lần hồi chết hết, còn lại có mình tao thôi, có nó nằm gần tao cũng yên bụng !”

Nằm tơ lơ mơ một lúc bỗng nghe má hỏi: “ Thằng chó đẻ ... ngủ chưa ?” Con trả lời : “Dạ chưa” Má tằng hắng: “ Tao tụng kinh một chút nghen” Con : “Dạ” mà nghe tiếng “Dạ” nghẹn ngang trong cổ. Mấy tiếng “Thằng chó đẻ” của má kêu con đã làm cho con thật xúc động. Hồi đó – lâu lắm, cách đây sáu mươi mấy bảy chục năm, hồi con còn nhỏ lận – má hay gọi: “Thằng chó đẻ, lại hun cái coi !”. Hồi đó, mổi lần cưng con, nựng con, ôm con vào lòng má luôn luôn gọi con bằng “ thằng chó đẻ” ! Mà con thì chỉ biết sung sướng khi nghe má gọi như vậy. Rồi con lớn lần, má không còn gọi con bằng “thằng chó đẻ” nữa. Con không để ý và chắc má cũng không để ý đến chuyện đó. Mãi đến bây giờ má lại gọi con bằng “thằng chó đẻ”, gọi tự nhiên như hồi còn nhỏ. Chỉ có mấy tiếng thật thô thiển bình dị, nghe khô khan như vậy mà sao con cảm nhận tình thương thật là tràn đầy. Và đối với má, dầu tuổi đời của con có cao bao nhiêu nữa, con vẫn là “thằng nhỏ”,”thằng chó đẻ cưng”. Con bắt gặp lại sự sung sướng của hồi đó khi được má gọi như vậy. Rồi bao nhiêu hình ảnh thuở ấu thời hiện về trong đầu con, liên miên chớp tắt. Đêm đó, con trằn trọc tới khuya...

Sáng hôm sau, má biểu con đẩy xe lăn đưa má đến từng bàn thờ để má thắp nhang tạ ơn Trời Phật, Ông Bà. Cuối cùng, đến bàn thờ của tía, má nói: “Ông ơi, Có thằng nhỏ nó dìa đó. Ông độ cho nó được mạnh giỏi, độ cho vợ con nó ở bên tây được suông sẻ trong công việc làm ăn...” Đứng sau lưng má, con phải cắn môi thật mạnh để khỏi bật lên thành tiếng nấc !

Đẩy má ngang bàn viết cũ của tía, con thấy trên tường có treo hai khuôn kiếng lọng văn bằng đỏ chói có đóng dấu cũng đỏ chói của Nhà Nước. Con ngừng lại đọc: một tấm là huân chương hạng nhứt và một tấm là huy chương hạng ba cấp cho Lê thị Ráng. Con hỏi: “ Cái gì vậy, má ?” Má nói: “ Mề-đai của tụi nó cho tao. Tụi nó bươi chuyện thời ông Nhạc nào đâu hồi mấy năm 1928-29 rồi chạy lại cho. Cái hạng nhứt đó cho năm ngoái, còn cái hạng ba mới cho đây” Con cười: “ Vậy là họ hạ cấp má rồi” Má hỏi: “Sao mầy nói vậy ?” Con giải nghĩa: “Thì từ hạng nhứt tuột xuống hạng ba là bị hạ cấp chớ gì nữa ?” Má cười: “Mầy không biết. Cái đầu hạng nhứt đó, cho treo chơi chớ không có tiền. Cái hạng ba đó mới có cho tiền” Con đùa: “Vậy má chia cho con chút đỉnh lấy hên coi !” Má khoát tay: “Ối ...từ ngày nhận cái mề-đai đó tới nay đã ba tháng rồi mà có thấy tụi nó đưa tiền đâu. Nghe nói còn mấy khâu gì gì đó chưa thông nên có hơi trễ !” Thấy trên văn bằng đề “Lê Thị Ráng” con thắc mắc: “Ụa ! Mà Lê Thị Ráng đâu phải là tên của má. Trong khai sanh của con, má là Lê Thị Láng mà !” Má cười khục khục mấy tiếng rồi mới nói: “Để tao nói cho mầy nghe. Hồi đó tao sanh mầy ở gần nhà thờ Cha Tam, trong Chợ Lớn. Cô mụ người tàu, nói tiếng Việt còn lơ lớ. Cổ hỏi tao tên gì để làm khai sanh. Tao nói tao tên Ráng, mà R cổ nói không được, nên ra sở khai sanh, cổ nói Ráng thành Láng là như vậy” Mãi tới bảy mươi hai tuổi con mới biết tên đúng của má là “Ráng” !

Hôm đưa ông Táo, con có tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng một trăm tuổi của má, có họ hàng tham dự đầy nhà. Vừa ngồi vào bàn, dì Bảy Giang nói: “Theo phong tục mình, con cái phải quì lạy để chúc thọ mẹ cha. Bây giờ, chị Tám được một trăm tuổi, hiếm lắm, quí lắm. Mầy phải lạy má mầy đi rồi ăn uống gì ăn” Mọi người vỗ tay tán thành. Má cũng cười, nói: “Ồ phải ! Hồi nẳm, đám cưới của mầy, mầy có đi học lạy với cậu Bảy Dinh, nhưng bên đàng gái miễn lễ chỉ bắt xá thôi, rồi về đây tía mầy cũng miễn luôn. Cho nên tao chưa thấy mầy lạy ra sao hết. Đâu ? Mầy lạy tao coi !” Mọi người lại vỗ tay nữa. Con đứng trước mặt má, chấp tay ấp úng: “Thưa má. Hôm nay là ngày sanh thứ một trăm của má, con xin lạy mừng thọ má” Rồi con lạy ba lạy, cũng đủ điệu bộ lên gối xuống gối như con đã học lạy cách đây gần năm chục năm. Con lạy mà nước mắt chảy quanh. Con biết rằng lần lạy đầu tiên này có thể là lần lạy cuối cùng, bởi vì qua Tết, con sẽ trở về Pháp với cái lạnh cắt da của mùa đông, rồi sau đó biết có còn về nữa hay không ? Sức khỏe của con càng ngày càng kém, bao nhiêu thứ thuốc uống vô hằng bữa liệu kéo dài sự sống của con được đến bao lâu ? Điều này, con đâu dám cho má biết. Mọi người lại vỗ tay khi con lạy xong. Rồi thì nhập tiệc. Bữa tiệc hôm đó thật là vui. Người vui nhứt là má.


* * *

Má ơi ! Bữa nay là ngày sanh thứ 103 của má, ngày đưa ông Táo về Trời. Vậy là ba năm qua rồi, con đã không về thăm má. « Thằng chó đẻ » của má vẫn còn « trôi sông lạc chợ », để cho má cứ phải trông nó về, trông hằng ngày, trông mòn con mắt, trông khô nước mắt !

Má thương con , xin má tha thứ cho con... tha thứ cho con ….


Tiểu Tử

MeCuaToi_ToThanhTung_HuongLan.asf

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: WOMEN'S DAY

Post by linhgia »

Sợ vợ

Monday, May 14, 2007


Nguyễn Thị Hồng Diệp

Tôi cứ hay nói đụng chạm tới các ông rồi lại phải ra công xin lỗi xin phải, hoặc là thanh minh, thanh nga túi bụi, tơi bời để vuốt giận. Cái bài này không phải do tư tưởng của tôi, mà là một bầu tâm sự của một ông Mỹ sợ vợ, viết đăng trên báo. Chả biết báo nào và năm nào, vì tôi kiếm được nó trong cái kho tàng những bài tôi cắt để dành, hồi còn mổ ma cái báo nợ Mái Ấm Gia Ðình lận, cho nên tôi đem ra xài cho đỡ vất vả tới cái bộ óc tối mò của tôi.

Hôm nay tôi lôi nó ra vì, thời gian thấm thoát thoi đưa, vừa mới đấy mà đã tới Ngày Hiền Mẫu rồi. Tôi cần phải có bài về đề tài này, mà lục lọi đâu đâu cũng chỉ thấy toàn những đề tài nhàm chán, tán tụng mẹ, cho nên tôi thấy, cần phải có một tư tưởng nào mới lạ hơn. Một người đàn bà, trước khi có thể là một người mẹ, để cho các con xưng tụng trong Ngày Hiền Mẫu, bắt buộc phải trải qua cái giai đoạn trần ai khoai củ, là làm vợ của một người đàn ông. Thông thường, người ta hay có thiên kiến rằng bất cứ một người đàn bà nào cũng là một người vợ ngoan, một bà mẹ hiền. Nhưng tôi thấy, cái sự tự mình ca tụng mình, rất có thể là không công bằng và chính xác. Chi bằng, mình nên mở tai nghe tiếng chuông thứ hai, vọng lại từ bên kia chiến tuyến. Phải nghe xem đối phương nhìn mình, nhận định, chấm điểm mình ra sao, rồi sau đó mình mới có một cái nhìn từ hai phía. Nếu đối phương nói đúng thì mình có tật mình sẽ sửa sai, tu bổ lại, còn nếu hắn nói càn, vu khống, mình có quyền tư biện hộ. Vì thế, hâm lại cái bài này, coi mòi hợp lý hợp tình.

Các cụ nghĩ xem có phải không nhá. Một người vợ ngoan, có thể, đồng thời, là một bà mẹ hiền, nhưng một bà mẹ hiền, không bắt buộc là một người vợ phục tùng chồng, theo những điều kiện của ông Thánh Phao Lô. Tôi nói thật mà không hề đỏ mặt rằng: tôi là một người mẹ hiền, điều này không ai chối cãi được, nhưng khó có thể gắn cho tôi một cái mề đay vợ hiền. Hoặc giả, có ai tử tế mà ban cho tôi chiếc mề đay này, tôi nhất định sẽ từ chối, không nhận.

Một ông chồng Mỹ - ông tác giả cái bài mà tôi đang cóp đây – than rằng: không phải một mình ông sợ vợ mà hầu như hết thảy tất cả các đấng anh hùng trên thế gian này đầu không qua nổi ải mỹ nhân. Ðến ngay như Ðại Thi Sởi Tô Ðông Pha mà cũng phải thốt lên rằng: hốt văn hà đông sư tử hống. Trụ thương lạc thủ tâm mang nhiên. Thật ra thì tôi chả hiểu cái chùm nho này có nghĩa là gì, nhưng chỉ cần mấy chữ hà đông sư tử hống là tôi thấu triệt ngay tất cả ý nghĩa xa gần của hai câu thơ này.

Tất cả các nhà bác học đều nhìn nhận rằng, trên thế gian này có hai sức mạnh ghê hồn làm tiêu tùng chí khí nam nhi, thứ nhất là mùi nước hoa thoang thoảng từ cặp má đào, và thứ hai là tiếng sư tử hống. Hai sức mạnh này tác động trên toàn thân của các ông như một lon át xít, làm rụng rời chân tay, làm mềm nhũn cột xương sống và biến khối óc tinh anh, của các đấng mày râu, thành một chén jell-O. Một ông hành nghề Lang Tây, tâm sự: “vợ tôi có thể bắt tôi làm bất cứ cái gì bả muốn, bằng một ánh mắt. Sau 20 năm chung sống, sự thật ấy vẫn không thay đổi, chỉ có ánh mắt bà thay đổi mà thôi. Trước kia thì tôi sợ bà khóc, bây giờ thì bà có thể xé tan xác tôi ra bằng một cái lườm”.

Các nhà tâm lý học giải thích cái sự sợ vợ của đàn ông bằng lý do sau đây. Ðiều này chả có gì là khó hiểu, chỉ vì cái người đàn bà đầu tiên nổi giận với họ, chẳng ai khách chính là bà cụ thân sinh ra họ! Bị nguồn che chở và nâng đỡ đầu tiên xua đuổi là một kinh nghiệm hãi hùng. Liệu bả có giết tôi không? Liệu bả có giận tôi luôn không? Liệu bả có cho tôi ăn nữa không? Lẽ dĩ nhiên, chả đời nào có một người mẹ lại có thể giận con đến nỗi bỏ đói con, nhưng khi ông mới một tuổi, làm sao ông có thể hiểu được điều đó.

Một số các nhà phân tâm học phụ đề rằng sự yêu mẹ và sợ mẹ của đứa con trai sẽ chuyển sang người vợ, khi nó lớn lên. Và sau này, trong bất cứ một cuộc đụng độ nào với vợ, dù nhỏ nhặt tới đâu, trong tiềm thức, người đàn ông cũng hồi tưởng lại lần đầu tiên bị mẹ rầy vì không vâng lời, trong thuở ấu thơ. Vì thế, khi một đấng nam tử nói với bạn rằng: “Tôi phải về trước bẩy giờ, không thì chết với bả.” Anh ta đã không nói ngoa ngôn đâu. Nhà phân tâm trên nói tiếp: đàn ông luôn coi sự nóng giận của vợ như một đe dọa thật sự, anh ta sẽ gồng mình lên để tự vệ. Lượng adrenaline trong máu tăng lên và anh ta phản ứng như anh ta đang gặp nguy hiểm thật sự. Mặc dầu sự nguy hiểm đó bắt nguồn từ một người đàn bà bé nhỏ mà anh ta có thể nhấc bổng lên bằng một tay!

Mấy ông Mỹ thật là những đứa con ngoan, biết nhận ra rằng cãi lại lời mẹ là không tốt, không vâng lời mẹ là hư, có bị đánh đòn cũng đáng đời, và từ đấy, suy diễn ra ràng, hồi còn bé, cái người đàn bà nắm quyền sinh sát, sự an nguy của mình là mẹ, sau này khi sống với vợ, hình ảnh mẹ già được thay thế bằng bà mẹ trẻ, tức là bà mẹ của lũ con.

Chả thế mà thằng con trai rất ngoan, rất dễ bảo của tôi, hồi còn nhỏ, đã thủ thỉ với tôi rằng: Bao giờ cu lấy vợ, mới đầu thì cu gọi vợ là vợ, sau thì cu gọi là má. Thằng này chưa phải là Mỹ mà cũng đã thuộc bài bản của một người chồng gương mẫu rồi. Xem như vậy, liệu có thể kết luận một cách chính xác rằng, những đứa con có hiếu, yêu mẹ, sợ mẹ, lúc nhỏ, lớn lên sẽ trở thành nhưng người chồng tốt?? Hay nói ngược lại, những người đàn ông sợ vợ đều là những người con hiếu thảo.

Bây giờ lại trở về với cái bài của ông tác giả sợ vợ. Ông kể rằng, bạn bè ông đều cùng chung cảnh ngộ cả. Cái bà vợ của ông Lang Tây, là một người phụ nữ rất diệu dàng, kiên nhẫn, khiến cho ông Lang phải nhiều lần bái phục. Bà là nhân viên sở Xã Hội, hàng ngày phải đối đầu với trăm vạn hạng người dữ dằn, chằng ăn, trăn cuốn mà bà không hề nổi nóng bao giờ. Ở nhà, bà có thể ngồi hàng giờ, với một muỗng yogurt trên tay để dỗ cho thằng cháu nhỏ ăn, nhưng đối với ông thì lại khó khăn, như chằn tinh, gấu ngựa. Ông chỉ cần nói hớ một câu làm bà không vui là bà có thể, gân mặt, xẵng giọng đập ngay một búa: Ăn nói hay nhỉ? Bộ tối nay tính ra nhà xe ngủ hả? Hay tính dọn ra ngoài??? Ông bạn nghe giọng tả oán đầy đau khổ, bèn mủi lòng hỏi rõ đầu đuôi để kiếm đường an ủi: Thế ông đã nói gì với bả vậy? Ông Lang mếu máo: lâu ngày tôi cũng không nhớ rõ nữa. Hình như tôi nói rằng, đã đến lúc bà cần đai ét đi là vừa, nếu không muốn trở thành một cái lu biết đi, thì phải?

Bà Lang thật quả có khó tính. Nếu ở vào trường hợp của tôi, chắc bà đã liệng quần áo ông Xã Xệ ra đường từ lâu rồi. Hồi còn đương thì, có lần, trước khi đi mỹ viện, tôi làm điệu, ỏn ẻn hỏi ông: Anh thấy rằng em nên để tóc dài hay cắt tóc ngắn? Ông Xã Xệ nhìn tôi ra cái điều suy hơn nghĩ thiệt rồi trịnh trọng trả lời: Em cắt tóc ngắn thì mập, mà để tóc dài thì lùn. Ra cái vẻ ta đây là một chuyên viên thẩm mỹ có lai sân, bằng cấp.

Thế mà tôi có đuổi ông ấy ra ngoài nhà xe đâu. Tôi chỉ đóng cửa đài phát thanh trong 6 tháng trời, tuyệt đối giữ vững lập trường bất hợp tác. Và cũng từ đấy, ông Xã Xệ luôn luôn tuyên bố với mọi người rằng ông là một tên đàn ông mù dở, không hề biết một tí gì về thẩm mỹ và cũng không hề biết thưởng thức sắc đẹp đàn bà.

Nhờ câu khước từ trách nhiệm này, mà ông còn giữ được giốp tài xế cho tới ngày hôm nay.

Nguyễn Thị Hồng Diệp




-----

Post Reply