Chuyện Tào Lao

Moderator: dongbui

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

AI NGỜ ĐƯỢC !

CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ TẠI ĐẠI HỌC STANFORD NĂM 1892

1892, Stanford University

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói: “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.” Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski...

Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.

Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?" Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.

Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

Nguồn:



1892, Stanford University


This is a true story that had happened in 1892 at Stanford University.


An 18-year-old student was struggling to pay his fees. He was an orphan, and not knowing where to turn for money, he came up with a bright idea. A friend and he decided to host a musical concert on campus to raise money for their education.


They reached out to the great pianist Ignacy J. Paderewski. His manager demanded a guaranteed fee of $2000 for the piano recital. A deal was struck and the boys began to work to make the concert a success.


The big day arrived. Paderewski performed at Stanford. But unfortunately, they had not managed to sell enough tickets. The total collection was only $1600. Disappointed, they went to Paderewski and explained their plight. They gave him the entire $1600, plus a cheque for the balance $400. They promised to honour the cheque at the soonest possible.
“No,” said Paderewski. “This is not acceptable.” He tore up the cheque, returned the $1600 and told the two boys: “Here’s the $1600. Please deduct whatever expenses you have incurred. Keep the money you need for your fees. And just give me whatever is left”. The boys were surprised, and thanked him profusely.


It was a small act of kindness. But it clearly marked out Paderewski as a great human being.

Why should he help two people he did not even know? We all come across situations like these in our lives. And most of us only think “If I help them, what would happen to me?” The truly great people think, “If I don’t help them, what will happen to them?” They don’t do it expecting something in return. They do it because they feel it’s the right thing to do.


Paderewski later went on to become the Prime Minister of Poland. He was a great leader, but unfortunately when the World War began, Poland was ravaged. There were more than 1.5 million people starving in his country, and no money to feed them. Paderewski did not know where to turn for help. He reached out to the US Food and Relief Administration for help.


The head there was a man called Herbert Hoover — who later went on to become the US President. Hoover agreed to help and quickly shipped tons of foodgrains to feed the starving Polish people.


A calamity was averted. Paderewski was relieved. He decided to go across to meet Hoover and personally thank him. When Paderewski began to thank Hoover for his noble gesture, Hoover quickly interjected and said, “You shouldn’t be thanking me Mr Prime Minister. You may not remember this, but several years ago, you helped two young students go through college in the US. I was one of them.”

Click vao day
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Cơm và bênh tiểu đương



Theo ý tôi thì nên tránh ăn món có đường và mỡ vá phải tập thể dục hàng ngày.

Nếu muốn kỹ lưỡng hơn thì chọn ăn những món có hằng số glucose (Glycemic Index) thấp. Lên internet sẽ có nhiều bài này.

Sau đây là một bài do bác sỹ Dương Hồng Mô (tên bút: Nam Minh Bach) ở tiểu bang Mỹ Virginia viết rất hay.

"Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào.

Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường."

"Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết."

Đời sống khá giả có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Người ta nói có cả thảy bốn thứ Việt Kiều, thứ này không chơi với thứ kia. Việt Kiều Đông Âu không liên lạc gì với Việt kiều Tây Âu và Mỹ Châu. Việt Kiều Xuất Khẩu Lao Động ở Đông Nam Á không cần biết tới Việt Kiều liều mạng kiếm đường sinh sống ở Cam Bốt hay Thái Lan.

Nhưng Việt Kiều tại Bắc Mỹ , Châu Âu và Úc Châu có một sắc thái đặc biệt, một nếp sống đặc biệt khác hẳn lối sống ông cha ngày trước. Họ sống trong môt xã hội khá giả (Affluent Society) cả về vật chất lẫn tinh thần ông cha họ từ xưa không bao giờ được hưởng.

Xã hội Âu Mỹ có những nông dân vô cùng hữu hiệu, chỉ 3% dân số mà nuôi được cả nước và hàng trăm triệu dân thế giới. Có những nhà kinh doanh và công nhân sáng tạo nhất thế giới, làm ra của cảì rẻ và tốt thừa thãi cho cả xã hội. Việt Kiều những nơi đó không bao giờ lo rét vì thiếu quần áo, không bao giờ lo không có phương tiện đi lại kiếm việc làm, ai muốn mặc gì thì mặc, muốn đi đâu thì đi. Và nhất là muốn ăn gì thì ăn, ăn bao nhiêu cũng được..

Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp.Nhưng ăn ngon có cái nguy hiểm của nó nhất là khi ở những nước sống lâu quá tuổi 60 mới nhìn thấy hậu quả.

Việc đầu tiên là cơm chúng ta ăn. Ở Mỹ hay Châu Âu hay Úc Châu, dân Việt vẫn coi cơm là cơ bản. Dân Á Châu là vậy, di dân sang Mỹ hay Úc họ vẫn coi cơm là món ăn chính, bánh mì không thể thay thế. Vì ăn cơm chặt bụng, no lâu và tiêu hóa dễ chịu hơn bánh mì vì cơm có số lượng nước liên kết chặt chẽ với bột, amylose hay amylopectin.

Và cơm là phải cơm trắng dẻo như Nàng Thơm hay Jasmine Thái Lan hay Kyoto Nhật Bản. Và phải hai bát mỗi bữa tức là phải 300 hay 400gr cơm một bữa..

Ngày xưa tổ tiên chúng ta chọn gạo là đúng vì khí hậu nhiệt đới không thể trồng lúa mì, lúa mì đòi hỏI khí lạnh nhiệt độ 17 độ C. Trồng gạo hai vụ rất lợi cho kinh tế và nhất là hột gạo có những chất bổ vô cùng hấp dẫn cả về phẩm chất cũng như số lượng.

Ngày xưa tổ tiên chúng ta chọn gạo là đúng vì khí hậu nhiệt đới không thể trồng lúa mì, lúa mì đòi hỏI khí lạnh nhiệt độ 17 độ C. Trồng gạo hai vụ rất lợi cho kinh tế và nhất là hột gạo có những chất bổ vô cùng hấp dẫn cả về phẩm chất cũng như số lượng.

Nhưng tiếc thay bao nhiêu chất bổ tập trung vào vỏ cám ngoài hạt và oái oăm hơn nữa, cám có nhiều chất lipoproteins rất bổ nhưng mau chóng bị chất enzyme lipase trong cám oxy hóa và trở nên khét không dự trữ được. Các cụ chỉ có cách giã gạo cho bớt cám rồi ăn hạt, cám cho heo ăn. Tuy vậy bao gạo cũng không tồn trữ trữ lâu được, phải đến thế kỷ thứ 19, khi Pháp sang làm nhà máy xay lúa mới giải quyết được vấn đề kinh tế, làm sao tồn trữ được bao gạo hàng năm, dùng máy xay cho trắng sạch gạo rồi đánh bóng “Polish” hạt gạo nhẵn và đều. Cám bị loại hết cho heo ăn. Nhưng tai hại cho sức khoẻ con người nhất là dân “khá giả” hay “trưởng giả”, may cho dân nghèo vẫn ăn gạo đỏ hay “gạo Lức muối mè”.

Hạt gạo đã xay máy và đánh bóng chỉ còn chất bột starch mà lúc đó là tinh bột “Refined Starch” nó có đặc điểm của nó. Nó cũngnhư các Refined Starch từ lúa mì, nó không còn chất xơ (Fiber) tập trung trong cám, nó mất đi 67% Vitamin B3, 80% Vitamin B1, 90% Vitamin B6, một nửa số Manganese, môt nửa số Phosphorus, 60% Sắt Iron, 100% Fiber, và tất cả những fatty acids cần thiết. Mất. tất cả Selenium, Magnesium. Đến nỗi theo Luật Hoa Kỳ gạo sản xuất ở Hoa Kỳ phải cho thêm B1, B2 và Iron nhưng cho thêm không thể nào bằng thiên nhiên.


Brown Rice, gạo đỏ cũng được sản xuất ở Hoa Kỳ nhưng không phảI là dễ dàng, phải vô hiệu hóa chất enzyme lipase trong cám nếu không chỉ vài giờ sau là gạo hư. Phần nhiều người ta dùng nhiệt độ 80 độ C xấy khô nhưng gạo đỏ cũng chỉ tồn trữ được 6 tháng.

Khi đã xay vỡ vỏ thóc ngoài cùng, còn lại lớp cám Bran và nhân Germ, xay nữa và mài nữa thì mất lớp Aleurone (rất nhiều chất mỡ rất cần thiết, essential fats). Nhưng như vậy mới tồn trữ được hột gạo trông rất trắng rất đẹp, ăn ngon vì mềm và thơm, nhưng chỉ còn bột Refined Starch.

Nghiên cứu của Đại Học Tufts, Boston Massachusetts cho biết tinh bột Refined Starch được hấp thụ ở ruột rất nhanh và nằm đó dưới tình trạng mỡ, mỡ xung quanh ruột, gan và vùng xương chậu pelvis. Trông không mập, bụng không phệ nhưng có một lượng mỡ quan trọng trong vùng bụng xung quanh ruột .. Có thể người coi ốm chứ không mập.

Đại học Tufts nghiên cứu một số người ăn bánh mì trắng tinh bột so với một số người ăn bánh mì có bran có fiber. Sau 1 năm rưỡi, những người ăn bánh mì tinh bột thấy dây thắt lưng phải nới thêm ( ½ inch mỗi năm). Có vẻ đường hấp thụ thì Insulin đẩy vào tồn trữ ngay trong những tế bào mỡ xung quanh ruột. Và những người đó có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2, Diabetes type 2, đường trong máu glycemia cao hơn nhóm ăn bánh mì nâu có bran.

Sau đó nước Mỹ thay đổi cách ăn uống, khẩu hiệu White Bread Round Waist (Bánh trắng bụng tròn) do Bộ Y tế (Dept of Health and Human Services) tung ra và các siêu thị (Super Market) thay đổi bộ mặt tại gian hàng bánh mì. Bánh mì trắng vẫn còn bán nhưng không được trắng lắm vì FDA ra lệnh ít nhất phải 51 % xơ (Fiber) trong bánh mì. Và vô số bánh mì có chứ W tức là Whole grain không được Refined Starch nữa.

Và nay người ta biết tại sao. Các tế bào mỡ vùng xung quanh ruột rất quan trọng trong vai trò điều hòa bằng tín hiệu (signaling), sản xuất nhiều hormons, cytokines đi hoạt động ở nhiều bộ phận vùng bụng như Pancreas. Một cytokine khích động NF-KB pathway làm chất Insulin không còn hữu hiệu nữa. Insulin Resistance (Chống lại Insulin là định nghĩa của Diabetes type 2)

Tiểu đường loại 1 là Pancreas không sản xuất được Insulin hay sản xuất rất ít, phần nhiều người trẻ do di truyền hay cơ thể tự hủy hoại autoimmunity sau khi nhiễm siêu vi trùng ở Pancreas. Tiểu đường loại 2 là sản xuất Insulin nhưng không hữu hiệu tại các tế bào chính địa bàn hoạt động của Insulin không nhận ra Insulin nữa. Insulin có nhiệm vụ là mở chìa khóa cửa các tế bào mỡ, gan và bắp thịt cho đường trong máu vào tồn trữ. Đầu tiên là các tế bào Beta của pancreas cũng không nhận ra Insulin, mất chức năng Feedback điều hòa. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phần nhiều là có tuổi trên 45 khi Insulin và Pancreas bắt đầu thấm mệt. Và người trẻ cũng bi bệnh này nếu quá mập hay ăn quá nhiều đường, số lượng Insulin không cáng đáng nổi.

Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường. Nhiều gia đình ông tiểu đường, cháu béo phì vì bà chiêu đãi mỗi tối môt bữa chè. Ở Việt Nam cũng vậy từ 10 năm nay giai cấp giầu có cũng béo phì và tiểu đường như hải ngoại. Béo phì ảnh huởng tới genes, bố mẹ béo thì con cũng vậy.

Khi đường trong máu cao thì chỉ có 2 cách chữa chạy, phần nhiều là phải thực hiện cả hai; bỏ đường, bỏ bột tinh chất và cử động bắp thịt (exercise). Nếu không ăn kiêng thì không thuốc nào trị nổi. Có nhiều thực vật có khả năng hạ đường một chút (chúng tôi đã thử một số) như Okra đậu đũa, lá xương rồng, lá dứa, lá ổi, đậu đen, tỏi ta ngâm rượu v.v… nhưng không thay thế nổi insulin và nhất là ăn kiêng (diet). Không thay thế nổi các thuốc hypoglycemiants tác dụng trên pancreas hay gan hay ruột.

Khi đường trong máu lên tới con số trên 126mg/dl khi nhịn đói lúc sáng sớm thì bắt đầu bênh tiểu đường. Và đầu tiên đi nha sĩ vì đường cao đưa đến nhiễm trùng mọi nơi trên cơ thể, đặc biệt là răng và lợi. Trong mồm có môt số lượng lớn vi trùng, 30 thứ vi trùng nhiều thứ ta chưa biết tên. Nhiễm trùng răng lợi đưa đến nhiễm trùng nơi xa xôi như tim (endocarditis) và thận (pyelonephritis)

Khi đường trong máu lên cao, nó tác hại nhẹ nhàng nhưng liên tục tới mọi tế bào đặc biết là tế bào nội mạch (endothelial) trên màng trong các mạch máu.Tế bào bị hư hại và atherosclerosis xuất hiện, cholesterol và calcium đóng mảng (Atheroma Plaque) mở đường cho máu đang chảy bị đông lại (thrombosis). Basement membrane của mạch máu dày thêm nhưng không vì thế mà chắc chắn thêm. Trái lại yếu đi máu thoát vào chảy máu ngay trong thành của mạch. Mạch tắc thiếu dinh dưỡng thiếu oxy cho mọi cơ và bộ phận bị chi phối. Mọi bộ phận từ óc tới ngón chân bị ảnh hưởng, nhưng tai hại nhất là tim, thận, thấu kính (lens) và võng mạc (retina) tại mắt, và tế bào thần kinh. Mọi mạch máu bị ảnh hưởng, từ động mạch lớn, trung và nhỏ. Người bị tiểu đường nếu thoát được bệnh tim mạch (Cardiovascular accident heart attack), đột quỵ (cerebro vascular accident stroke) thì tương lai họ là thận suy phải thường xuyên lọc máu (dialysis). Và cuối cùng là tắc tĩnh mạch sâu ở chân (deep vein theombosis), cuối cùng phải cắt chân.

Chất đường glucose không được dùng hết cho sản xuất năng lực, còn một số chất thải được phân hóa theo glycosalisation bằng hai hệ thống. Hệ thống không cần enzyme, đường dính với protein và từ từ thành những chất trung gian như Schiff base, Amodari products (???) tỷ lệ thuận với đường trong máu. Vì vậy bác sĩ theo dõi tình trạng đường bệnh nhân bằng cách đo Hemoglobin A1C và biết tình trạng trong 6 tuần hay 2 tháng vừa qua, đo đường glycemia chỉ cho biết tình trạng ngày hôm nay mà thôi. Hemoglobin A1 C người thường từ 4 đến 5, tới 5.7 là tình trạng "tiền tiểu đường" hay Prediabetic, 7 là tiểu đường không còn kiểm soát nổi.

Khi chúng ta trình diện tại phòng mạch bác sĩ với tình trạng tiểu đường loại 2 phải chờ đợi một khuyến cáo, ông bác sĩ nào cũng vậy "anh hay chị phải giải quyết cái gánh nặng dư 5 hay 10 ký quá mức thì thuốc mới hữu hiệu". Anh chị ăn ít đi và tập thể dục nhiều lên". Nói thì dễ mà làm thực khó. Một cuộc chiến đấu gay go và cam khổ cả năm hay cả đời lúc thắng lúc bại.

Glycemic Index (GI) là một chỉ số đo số lượng của món ăn về phương diện đường, ăn xong phần nhiều là 50 gr 2 tiếng sau đo đường trong máu, so với 50 gr đường nguyên chất Glucose. Đo diện tích (Area under curve) giữa đường cong và trục X (thời gian, t, số giờ) và tính nếu bằng glucose là GI 100. Nếu chỉ bằng phần mười diện tích đường cong Glucose thì GI là 10. Nếu món ăn được hấp thụ ngay qua ruột như glucose thì GI cao 100 hay gần như vậy. Nhưng nếu món ăn được hấp thụ dần dần một cách nhịp nhàng như trường hợp có nhiều xơ (fiber) thì GI thấp chỉ 10 hay 20.

Tùy món ăn trong ruột được phân hóa nhanh hay chậm, nhịp nhàng hay không, cách kết hợp của chất bột với xơ, với phân tử protein và mỡ, tùy theo chất bột starch ra sao như bột gạo chất amylose cứng có GI thấp, chất amylopectin dẻo thì GI cao. GI gạo trắng cao hơn GI gạo nâu khá xa. Tùy theo số lượng Protein trong món ăn, số lượng organic acid. Ví dụ có dấm thì GI thấp hơn, có mỡ và fiber thì dạ dày chậm mở hơn. Bánh mì nâu GI thấp hơn bánh mì trắng nhưng nếu cho enzymes vào cho dẻo thì GI lên cao ngay. Trái cây và rau có GI đặc biệt thấp nhưng vài trái cây như soài theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì GI cao.

Còn về số lượng thì dùng Glycemic Load. Có món ăn rất ngọt nhưng nhiều nước không thể so với món ăn ngọt nặng về đường. Và còn tùy theo khẩu phần (serving) là bao nhiêu, ông Mỹ hay Châu Âu khẩu phần bánh mì trắng là 30-50 gr, ông Việt Nam bánh mì Ba Lẹ tới 300 gr, mập là cái chắc. Cơm trắng ông Mỹ hay ông Úc tính khẩu phần chỉ 150gr cơm, ông Việt Nam hai bát nhỏ là 200 gr rồi.

Glycemic Load là tính theo phưong trình GL= GI x số lượng gr đường trong khẩu phần chia cho 100. Glycemic Load từ 1 đến 10 là thấp, 10 là trung bình, 20 là cao.

Vấn đề ăn uống không thể trông cậy vào ai, phải tự mình lo cho thân mình. Không thể lúc nào cũng ăn môt mình một mâm theo sách vở. Món ăn phải hợp khẩu vì mình ăn không ngon thì không thể nhịn lâu được. Biết bao trường hợp thành công một thời gian rồi đâu vào đó. Phải biết Glycemic Index và Glycemic load của từng món, ăn cho đủ không thể ăn đói..

Glycemic load cao nhất là cơm nếp rồi tới cơm hay cháo đặc trắng rồi tới cơm hay cháo đặc gạo nâu vì có cám. Bánh mì bagel trắng GL cao nhất là 28, baguette của Pháp GL 15. Bánh mì whole wheat chỉ có 9, whole grain bread chỉ có 7, Cơm Gạo Jasmine được dân Việt Kiều ưa chuộng cao kỷ lục về cả GI lẫn GL. Chúng ta bị mập béo tiểu đường là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết.

Nghiên cứu từ Đại Học Harvard đăng trong American Journal of Nutrition. Nghiên cứu 12 năm liền với 74,000 nữ điều dưỡng cho thấy càng ăn nhiều chất xơ fiber thì càng bớt cân.

Gạo trắng mất đi 45% trọng lượng hat nguyên thủy khi mất vỏ Bran cám, nguy hại không phải chỉ về vấn đề đường mà thôi. Nguy hiểm hơn nữa là mất rất nhiều dinh dưỡng không thể thay thế được. Mớ mỡ xung quanh ruột và tràn ra máu Triglycerides cao rất khó giải quyết vì thiếu nhiều công cụ để phân hủy mỡ. Khó giải quyết vì nằm sâu trong bụng, xa các bắp thịt chân và tay.

Muốn giải quyết lớp mỡ phải cần tới hàng ngàn phản ứng Enzyme phân hóa và trao đổi hàng ngàn metabolites. Phải cần nhiều loại enzymes chống oxydation các fatty acids. Cám Bran có 120 chất antioxydants, có đầy đủ sinh tố (Vitamins) chỉ trừ có Vitamin D và C. Có đầy đủ các loại phytosterols, Beta sitosterols, fibers, Vitamin E Complex, đầy đủ các loại B Complex B1 B2, B3 ngay cả Vitamin B15 hiếm có. Có Enzyme Q 10, nhất là Omega 3, Omega 6 fatty acids, không có thì không thể giải quyết được Triglycerides cao trong máu. Omega 3 fatty acids trong dầu cá fish oil dùng để trị mỡ Triglycerides cao trong máu đã được các bác sĩ dùng từ lâu, 3 viên mỗi viên 1000 mg Omega 3 fatty acids có thể giảm lượng Triglycerides 300 hay 350mg/dl xuống 150 trong vòng vài tháng.

Tiếc thay một phần lớn những chất bổ đó bị hủy nếu đun sôi trong 45 phút. Tiếc thay cám gạo "mỏ vàng chất bổ" dùng để làm cám nuôi heo.

Dầu trong cám chứa nhiều Antioxydants hơn mọi thứ dầu thực vật khác, , Vitamin E tocopherol, tocotrienol và nhất là oryzanol (2417 phần trong 1 triệu), hơn hẳn cả về lượng cũng như phẩm dầu đậu soybean, bắp corn, canola, cotton seed, sunflower.

Có Enzyme thì phải có Co Enzyme. Cám cho ta đầy đủ số lượng Manganese, Selenium, Magnesium.Mn là Coenzym cho nhiều phản ứng antioxidant. Nhiều phản ứng phát sinh năng lượng, phân hóa và sản xuất proteins, fatty acids, cholesterol, metabolites cho sex hormons và mediators cho tế bào thần kinh.

Selenium quan trọng không kém, phối hợp chặt chẽ với xơ trong tiêu hóa và chống oxydation. Đặc biệt chống ung thư (?), phối hợp với Glutathion, sinh tố E.

Magnesium phối hợp chặt chẽ với Ca, được gọi là Calcium channel blocker thiên nhiên, không thể thiếu trong mọi phạm vi hoạt động của Ca như xương, thần kinh, và bắp thịt.

Vì thế gạo trắng tinh chúng ta ăn thiếu những dinh dưỡng cần thiết. Gây cho chúng ta những vấn đề như tiểu đường loại 2. Không thể giải quyết được nạn Việt kiều tiểu đường loại 2 nếu không đi vào nguyên nhân như người Mỹ đã làm. Không dễ đâu vì người Mỹ cũng có một số nhất định vẫn ăn bánh mì trắng. Dân Việt cũng như dân Á Châu khác có vẻ cứ ăn gạo ngon, bệnh tật tính sau.
band4 3G McKeno

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Hi anh Ba,
Chị và các cháu có khoẻ không? cho em gái gửi lời chào đến cả nhạ
Sao bài này anh Ba lại cho là Tào Lao - Hay lắm - em gái nghĩ anh Ba nên mở 1 mục về loại này : các loại bệnh - nhất là những bệnh thông thường ai cũng dễ mắc phải - như Tiểu đường - Ung thư - cao máu - đột quỵ - các bài thuốc hay - cách ăn uống - kiêng khem....... ai muốn đọc -muốn tìm hiểu thêm - hay cũng có các bài viết hay - Họ sẽ dễ dàng tìm mục này vào xem hay post thêm bài viết hay khác, anh Ba à ! Em gái nói đúng không?

Thứ 2 ngày 8 tháng 10 này, bên Canada là ngày Lễ Tạ Ơn. Đi trước Mỹ một tháng Chúng em kính chúc tất cả các anh chị - các bạn trong diễn đàn HNC một năm no đủ và dư thừa để giúp đỡ những người khó khăn.

Image

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Quyên góp giúp chi phí bệnh viện Giáo sư Trì Thịnh Huệ Thưa các anh cựu hoc sinh Hồ Ngọc Cẩn


Theo lời đề nghị của anh Nguyễn Văn Thach, tôi là Trịnh Long Giang đứng ra quyên góp để giúp chi phí thuốc men cho Thầy Trì Thinh Huệ vừa bị "Tai Biến Mạch Máu Não" tại Saigon

Đến hôm nay cả thảy đã có 9 người cựu học sinh hải ngoại tình nguyện tham gia vào việc đóng góp này

Rất mong các anh còn lại trong Group Mail HNC 58-65 hưởng ứng thêm, vì Thầy Huệ nay đã cao tuổi, lại bị lâm trọng bệnh, rất cần tiền để chữa bịnh hầu có thể sống được thêm nhiều năm nữa với chúng ta

Mọi sự đóng góp ít hay nhiều đều được hoan nghênh

"Một Cây Làm Chẳng Nên Non
Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao"

Rất mong tin của tất cả các anh còn lại trong Nhóm Yahoo Group HNC 58-65, nếu có thể được, xin mời các niên khóa cùng tham gia thì vui biết chừng nào. Nếu đông ý đóng góp xin Email cho cá nhân của tôi là Jtrinh346@yahoo.com

Rất cám ơn các anh

Tôi dự định khóa sổ vào cuối tháng 10/2012, rất mong các anh sớm tham gia, để kịp gửi tiền vè biếu Thầy Huệ

Thân mến

Trịnh Long Giang
============================================
Danh sách hứa đóng góp

La Quốc Chanh..................100
Nguyễnn Kim Hương Thuy.........100
Trịnh Long Giang...............100
Nguyễn Văn Trang...............100
Pham Vũ Kim....................100
Đoàn Bội Kinh..................100
Trần Chương Lương..............100
Nguyễn Quang Toan..............100
Nguyễn Văn Thạch...............100
Nguyễn Khắc Minh................50


Địa chỉ gửi Check:

Check xin đề tên Jimmy Giang Trinh và gửi về:

Jimmy Giang Trinh
C/o Kazan Law Firm
55 Harrison Street
Fourth Floor
Oakland, CA 94607

Tel: 510-465-7728 x 1110
Last edited by linhgia on Wed Oct 17, 2012 8:22 pm, edited 1 time in total.
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA TA

A chann Chah



Giờ đây cụ hãy lập tâm thành kính lắng nghe Giáo Pháp. Trong khi sư giảng, cụ hãy chăm chú lắng nghe những lời sư cũng giống như chính đức Phật đang ngồi trước mặt. Hãy nhắm mắt lại và giữ thân thoải mái, lắng tâm và an trụ vào một điểm. Để tỏ lòng tôn sùng kỉnh mộ Bậc Toàn giác hãy từ tốn để cho trí tuệ, chân lý và trạng thái thanh khiết của Tam Bảo đi thẳng vào an định trong tâm cụ.

Hôm nay sư không mang đến biếu cụ quà tặng vật chất nào, chỉ có Giáo Pháp, những lời dạy của đức Phật. Hãy chăm chú lắng nghe. Cụ nên nhận thức rằng cho dù chính đức Phật đi nữa - với kho tàng đức hạnh vĩ đại mà Ngài đã tích trử từ vô lượng kiếp - vẫn không thể tránh khỏi cái chết của thể xác. Khi tuổi già đến, Ngài không bám níu vào thân mà buông bỏ, đặt gánh nặng xuống. Giờ đây cụ cũng vậy, cũng phải học bài học thỏa mãn với bao nhiêu năm tháng đã trải qua, tùy thuộc vào tấm thân này. Cụ nên cảm nghe rằng bao nhiêu đó đã đủ rồi.

Thân này có thể ví như những món đồ dùng trong nhà mà cụ đã mua sắm từ lâu, những cái tách, cái dĩa, cái tô, cái bát v.v... Khi mới được mua về thì nó sạch sẽ, bóng ngời, nhưng đến nay, sau một thời gian lâu dài bị xử dụng nó đã bắt đầu hư cũ. Một mớ đã bể, mớ khác bị thất lạc, mất đi, và những món còn lại thì đang dần dần hư hoại; nó không có một hình thể ổn định, và bản chất tự nhiên của nó là vậy. Cơ thể của cụ cũng dường thế ấy : luôn luôn thay đổi. Ngay từ lúc mới được sanh ra và xuyên qua thời niên thiếu rồi tráng niên, chí đến ngày nay mà cụ đã già, nó vẫn liên tục biến đổi. Cụ phải chấp nhận điều này. Đức Phật dạy rằng các vật hữu lậu (sankhara, hay vật tùy thế, tức những vật chỉ hiện hữu nhờ những gì khác tạo điều kiện. Đó là tất cả những sự vật trong thế gian hiện tượng này), dầu ở bên trong, dầu thuộc về cơ thể, hay dầu ở bên ngoài, đều là VÔ NGÃ, bản chất của nó là luôn luôn BIẾN ĐỒI. Hãy quán tưởng chân lý này cho đến khi cụ nhìn thấy rõ ràng như vậy.

Chính cái khối thịt đang suy tàn nằm ở đây là chánh pháp (saccadhamma), là chân lý. Chân lý của thể xác này là chánh pháp, saccadhamma, và đó là giáo huấn bất di dịch của Đức Bổn Sư. Đức Phật dạy ta hãy nhìn vào cơ thể này, hãy quán chiếu và suy niệm cho đến khi thấu triệt bản chất thật sự của nó. Chúng ta phải có thể sống an lạc với thân này, dầu nó ở trong trạng thái nào. Đức Phật dạy chúng ta phải tự đảm bảo rằng chỉ có thể xác bị nhốt trong tù và không để cho cái tâm cũng bị cầm tù chung với nó. Trong hiện tại thân thể bắt đầu suy tàn và hư hoại với thời gian. Không nên cưởng lại. Nhưng cũng không nên để cái tâm cùng suy tàn với nó. Hãy tách rời, giữ tâm riêng ra. Hãy gia tăng năng lực cho tâm bằng cách nhận định rõ ràng thực tướng của sự vật. Đức Thế Tôn dạy rằng đó là bản chất tự nhiên của thể xác, không thể nào khác hơn được : đã được sanh ra tức nhiên phải đi dần đến tuổi già, bệnh tật và chết. Đây là chân lý vĩnh cửu mà cụ đang chứng nghiệm trong giờ phút này. Cụ hãy nhìn lại tấm thân mình với trí tuệ và nhận thức chân lý này.

Nếu cái nhà của cụ bị trận lụt cuốn trôi đi, hoặc bị hỏa hoạn thiêu đốt tàn rụi, dầu hiểm họa lụt lội hay hỏa hoạn nào đe dọa, hãy để cho cái nhà lo lắng. Những hiểm họa ấy chỉ liên quan đến cái nhà. Nếu có lụt lội, chớ nên để nó tràn ngập và lôi cuốn tâm. Nếu có hỏa hoạn, chớ nên để cho nó thiêu đốt tâm. Cái nhà là vật ở bên ngoài cụ, hãy để cho nó bị cuốn trôi theo dòng nước lụt, hay cháy thành tro trong trận hỏa hoạn. Hãy để cho tâm buông bỏ, không bám níu vào cái nhà. Thời gian đã chín mùi.

Cụ đã sống trong một thời gian khá lâu dài. Mắt cụ đã thấy nhiều hình thể và màu sắc, tai cụ đã nghe nhiều âm thanh, cụ đã có bao nhiêu kinh nghiệm. Và tất cả chỉ là thế, chỉ là kinh nghiệm. Cụ đã ăn nhiều thức ăn ngon và tất cả những vị ngọt bùi ấy chỉ là vị ngọt bùi - không có gì hơn nữa. Những vị đắng cay cũng chỉ là những vị đắng cay - chỉ thế thôi. Nếu mắt cụ nhìn thấy những hình sắc đẹp đẽ thì nó cũng chỉ là những hình sắc đẹp đẽ, tất cả chỉ có thế. Một hình thể xấu xí cũng vậy, chỉ là một hình thể xấu xí. Tai nghe những điệu hát mê ly êm dịu và nó cũng chỉ có thế, không có gì hơn. Một âm thanh chát chúa, ồn tai cũng chỉ giản dị là vậy.

Đức Phật dạy rằng giàu hay nghèo, trẻ hay già, người hay thú, không có chúng sanh nào trên thế gian này có thể giữ mình nguyên vẹn trong bất cứ trạng thái nào trong một thời gian lâu. Tất cả đều phải đổi thay và trở thành một cái gì khác. Đó là một thực tại của đời sống mà ta không thể làm thế nào để cứu vãn. Tuy nhiên, đức Phật dạy rằng điều mà ta có thể làm được là tự quán chiếu thân và tâm để nhìn thấy đặc tướng vô ngã của nó, để nhận thấy rằng cả hai, thân và tâm, không có cái nào là "TA" hay "CỦA TA". Nó chỉ hiện hữu một cách tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó chỉ là của cụ trên danh nghĩa. Cụ không thể đem nó đi no*i nào với cụ được. Cùng thế ấy, tài sản, sự nghiệp, thân bằng, quyến thuộc của cụ - tất cả đều chỉ là của cụ trên danh nghĩa, trong lời nói, chớ không thật sự thuộc về cụ. Nó thuộc về thiên nhiên. Chân lý này không áp dụng riêng cho đơn độc một mình cụ : tất cả mọi người đều cùng chung một hoàn cảnh, chí đến đức Thế Tôn và các Thánh Đệ Tử của Ngài cũng vậy. Có khác chăng là các vị ấy chấp nhận rằng đó là bản chất tự nhiên của sự vật : các Ngài thấy rằng đường lối của sự vật là vậy, không có cách nào khác.

Do đó, đức Phật dạy ta tự quán chiếu và tỷ mĩ khảo sát thân này từ lòng bàn chân lên đến đỉnh đầu, và từ đỉnh đầu xuống trở lại lòng bàn chân. Hãy thử nhìn. Cụ thấy những gì? Có cái chi tự nó là tinh khiết không? Cụ có thể tìm được trong đó một thể chất nào thường còn không? Toàn thể thân này vững vàng tiến dần đến tan rã và đức Phật dạy ta thấy rằng nó không thuộc về của ta. Lẽ dĩ nhiên, cơ thể này phải là vậy bởi vì tất cả hiện tượng hữu lậu, đều có tính cách phải đổi thay. Ta có thể làm gì khác hơn được? Đúng thật ra, bản chất của thân là vậy thì không có gì là sai. Chính đường lối suy tư sai lầm của ta làm cho ta đau khổ. Khi cụ nhìn điều phải một cách sai lầm thì đương nhiên cụ phải nhầm lẫn.

Cũng như nước trong giòng sông, tự nhiên trôi chảy từ cao xuống thấp, không bao giờ từ thấp chảy lên cao. Đó là đặc tính thiên nhiên của nó. Nếu người kia đứng trên bờ sông nhìn thấy nước chảy từ trên cao xuống lại điên cuồng ước muốn rằng nước phải chảy ngược trở lên dốc cao thì lẽ dĩ nhiên người ấy phải thất vọng, đau khổ. Dầu ông ta có làm gì đi nữa đường lối suy tư sai lầm của ông cũng không để cho tâm trí ông được yên ổn, an lạc, thanh bình. Ông bất toại nguyện vì quan kiến của ông sai lầm, và ông suy tư ngược giòng. Nếu quan kiến chân chánh ông sẽ thấy rằng nước tự nhiên phải chảy từ trên cao xuống thấp, và chí đến khi nhận thức rõ ràng và chấp nhận thực trạng này người ấy vẫn còn rối loạn và buồn phiền.

Dòng nước của con sông phải trôi chảy từ trên dốc cao xuống thấp cũng giống như cơ thể của cụ. Đã có một thời là trẻ trung cụ trở thành già nua và hiện đang quanh co hướng về cái chết. Chớ nên ước muốn nó phải như thế nào khác. Đó không phải là điều gì mà cụ có khả năng hay quyền lực cứu chữa. Đức Phật dạy ta nên sáng suốt nhận thấy đường lối của sự vật rồi buông bỏ, không bám níu vào đó. Cụ nên lấy cảm nghĩ buông bỏ ấy làm nơi nương tựa.

Hãy tiếp tục hành thiền dầu cụ có cảm nghe mệt mỏi và kiệt sức. Hãy để tâm an trụ và hơi thở. Thở vài hơi dài rồi cột giữ tâm vào đó. Khi thở vô niệm thầm, "Bud", thở ra niệm thầm, "Dho" [ Nơi đây dùng hai chữ "Bud - Dho" � có nghĩa Phật, hay giác � như một câu chú (mantra), một phương tiện để cột tâm vào hơi thở.] Hãy tập thói quen thực hành như vậy. Cụ càng cảm nghe kiệt lực thì càng nên cố gắng chú tâm vi tế hơn, nhờ đó có thể đáp ứng thích nghi với tình trạng đau khổ đang phát sanh. Khi vừa bắt đầu nghe mệt cụ hãy ngưng hết mọi suy tư và gom tâm vững chắc hướng về hiểu biết hơi thở. Luôn luôn niệm thầm "Bud - Dho" trong khi theo dõi hơi thở.

Hãy buông trôi, bỏ qua tất cả những gì ở bên ngoài. Không nên cố bám vào những ý nghĩ về con cái hay họ hàng. Không bám vào điều gì, bất luận gì. Hãy buông bỏ. Hãy để tâm tập trung vào một điểm duy nhất và dùng tâm an trụ ấy theo dõi hơi thở. Chỉ hay biết hơi thở. Hơi thở là đối tượng duy nhất của tâm. Ngoài hơi thở không hay biết gì khác. Tập trung tư tưởng như vậy cho đến khi tâm trở thành ngày càng vi tế, cảm giác ngày càng không đáng kể và chừng ấy cụ sẽ thấy nội tâm trở nên giác tỉnh và vô cùng trong sáng. Chừng ấy, khi cảm giác đau khổ tan biến. Cuối cùng cụ sẽ nhìn hơi thở như người bà con đến viếng.

Khi người bà con ra về, ta đưa ra cửa để tiển chân và nhìn theo cho đến khi người ấy, đi bộ hay lái xe, khuất dạng rồi trở lại, vào nhà. Ta cũng theo dõi hơi thở cũng cùng thế ấy. Nếu hơi thở thô, ta hiểu biết rằng nó thô. Nếu là vi tế, ta hiểu biết rằng vi tế hơn, ta cứ tiếp tục theo dõi, tâm luôn luôn giác tỉnh. Đến một lúc nào hơi thở hình như mất luôn, và tất cả những gì còn lại chỉ là cảm giác tỉnh thức. Đó gọi là gặp đức Phật. Ta có sự hay biết rõ ràng trong trạng thái tỉnh thức gọi là "Buddho", người hay biết, người tỉnh thức, người minh mẫn sáng ngời. Đó là gặp và ở với đức Phật, cùng với tri kiến và giác ngộ. Bởi vì chỉ có vị Phật lịch sử, bằng xương bằng thịt, bằng da, nhập Đại Niết Bàn (Paranibbana), còn vị Phật thật sự, vị Phật toàn giác toàn tri, ngày nay ta vẫn còn có thể chứng nghiệm và đạt đến, và vào lúc ấy tâm chỉ có một.

Như vậy hãy buông bỏ, đặt xuống tất cả, tất cả, ngoại trừ sự hay biết. Chớ nên để bị mê hoặc nếu có hình ảnh hoặc âm thanh khởi phát trong khi hành thiền. Hãy bỏ xuống tất cả. Không nên giữ lấy bất cứ gì. Chỉ an trú trong trạng thái tỉnh thức vô nhị ấy. Chớ nên lo âu cho quá khứ hay vị lai, chỉ ở yên bất động và cụ sẽ đạt đến nơi mà không còn tiến, không còn thối và không còn dừng, nơi mà không còn gì để bám vào hoặc đeo níu. Tại sao? Bởi vì KHÔNG CÒN TỰ NGÃ, KHÔNG CÒN "TÔI" HAY "CỦA TÔI". Tất cả đều bị bỏ lại, mất đi. Đức Phật dạy ta nên, bằng phương cách này, làm cho mình trở nên rỗng không, không có gì cả, không mang theo bất cứ gì. Hay biết và đã biết, hãy buông bỏ.

Chứng ngộ Giáo Pháp, con đường giải thoát ra khỏi vòng quanh sanh tử triền miên, là công việc mà TẤT CẢ CHÚNG TA PHẢI LÀM ĐƠN ĐỘC, MỖI NGƯỜI CHO RIÊNG MÌNH. Như vậy cụ hãy cố gắng buông bỏ và lảnh hội đầy đủ những lời dạy của đức Bổn Sư, thật sự tận lực quán niệm. Không nên bận tâm lo âu cho gia đình. Trong hiện tại các con cháu cụ như thế nào thì họ là vậy, và trong tương lai họ cũng sẽ như cụ. Trong thế gian không ai có thể lẫn tránh số phận này. Đức Phật dạy ta hãy đặt xuống tất cả những gì không chứa đựng thực chất. Nếu đặt xuống tất cả cụ sẽ thấy chân lý, nếu không, sẽ không thấy. Nó là vậy, và nó như vậy đối với tất cả mọi người, vì thế cụ chớ nên lo âu hoặc bám níu vào bất cứ gì.

Cho dù nếu cụ thấy mình đang suy tư, thì cũng tốt vậy, miễn là suy tư sáng suốt, chớ nên suy tư điên cuồng. Nếu cụ nghĩ nhớ con cháu, hãy nhớ với trí tuệ, không nên nghĩ nhớ một cách điên rồ. Bất luận gì mà tâm hướng về cụ nên suy tư và hiểu biết nó với trí tuệ, sáng suốt nhận thức bản chất tự nhiên của nó. Nếu cụ hiểu biết với trí tuệ ắt cụ sẽ buông bỏ và sẽ không đau khổ. Tâm minh mẫn sáng suốt, hoan hỷ và an lạc, không bị khuấy động, không bị phân tán. Ngay trong lúc này điều ma cụ có thể tìm đến nương nhờ để được hổ trợ và nâng đỡ là hơi thở của cụ.

Đó là việc làm của chính cụ, không phải của ai khác. Hãy để cho người khác làm công việc của họ. Cụ có bổn phận và trách nhiệm của mình và không thể ôm lấy phần việc của ai khác trong gia đình. Không dành công việc của ai mà buông bỏ. Sự buông bỏ này sẽ làm cho tâm cụ trở nên vắng lặng. Nhiệm vụ duy nhất của cụ hiện giờ là gom tâm lại và đưa nó an trú trong trạng thái vắng lặng. Tất cả những gì khác, hãy để người khác lo. Những hình sắc, những âm thanh, mùi, vị � hãy để cho người khác lo. Hãy bỏ tất cả lại sau lưng và làm công việc của mình, viên mãn hoàn thành trách nhiệm của mình. Bất luận gì phát sanh trong tâm, dầu đó là lo sợ đau nhức, lo sợ chết, băn khoăn lo lắng cho người, hay gì gì khác, cụ hãy nói với nó : "Chớ có khuấy rầy tôi! Các người không còn là công việc của tôi nữa." Cụ cứ nói như vậy với chính cụ khi các pháp (dhammas) ấy khởi phát.

Danh từ "dhamma", pháp, bao hàm ý nghĩa gì? Tất cả đều là dhamma, pháp. Không có cái chi mà không phải là dhamma. Còn "thế gian" là gì? Thế gian chính là trạng thái tâm đang làm cho cụ giao động trong hiện tại. "Người này sẽ làm gì? Người kia sẽ làm gì? Khi ta chết rồi ai sẽ chăm sóc trông chừng chúng nó? Chúng nó sẽ xoay xở như thế nào?" Tất cả những điều ấy chỉ là "thế gian." Dầu chỉ là sự phát sanh suông của một ý tưởng lo sợ chết hay lo sợ đau nhức cũng là thế gian. Hãy vứt bỏ thế gian đi! Thế gian là vậy. Nếu cụ để cho nó khởi phát trong tâm và dần dần xâm chiếm tiềm thức, tâm cụ sẽ trở nên lu mờ và không tự thấy chính nó. Vì thế ấy, bất luận gì phát hiện trong tâm, cụ cứ một mực nói : "Cái này không phải là công việc của tôi. Nó vô thường, đau khổ và vô ngã."

Nghĩ rằng cụ muốn tiếp tục sống thêm lâu dài sẽ làm cho cụ đau khổ. Nhưng nghĩ rằng cụ muốn chết ngay trong tức khắc hay sớm chết đi cho rồi thì cũng không đúng. Nó cũng làm cho cụ đau khổ, có phải vậy không, thưa cụ? Các vật hữu lậu không thuộc quyền sở hữu của ta. Nó phải diễn tiến theo những định luật thiên nhiên của nó. Về phương cách mà thân này phải như thế nào cụ không thể làm gì được. Cụ có thể làm cho nó đẹp hơn thêm đôi chút, hay cho cái hình dáng bề ngoài của nó có phần hấp dẫn và sạch sẽ hơn trong một lúc, như các thiếu nữ điểm trang, dồi phấn thoa son, để móng tay dài, nhưng khi tuổi già đến thì tất cả mọi người đều cùng chung một hội một thuyền. Thân này là vậy, cụ không thể làm gì khác. Nhưng cái mà cụ có thể cải thiện, làm cho đẹp đẻ hơn là tâm của mình.

Bất cứ ai cũng có thể xây dựng một ngôi nhà, bằng gỗ hay bằng gạch, nhưng đức Phật dạy rằng loại nhà ấy không phải thật sự là của ta mà chỉ là của ta trên danh nghĩa. Nó là một cái nhà trong thế gian và nó phải theo đường lối của thế gian. NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA LÀ TRA.NG THÁI AN TĨNH BÊN TRONG. Một cái nhà vật chất ở ngoại cảnh có thể thật đẹp, nhưng nó không mấy an tĩnh. Nó là nguyên nhân tạo lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn tư lự nọ đến áy náy buồn phiền kia. Do đó ta nói rằng nó không phải là ngôi nhà thật sự của ta. Nó ở ngoài ta và sớm muộn gì rồi ta cũng phải bỏ lại. Nó không phải là nơi chốn mà ta có thể sống vĩnh viễn trong đó, bởi vì không thật sự thuộc về ta mà là một phần của thế gian. Cơ thể của chúng ta cũng vậy, ta chấp là tự ngã, là "ta" và "của ta" nhưng thực tế không phải vậy. Nó là một cái nhà khác của thế gian. Thân cụ đã biến đổi theo diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc được sanh ra đến ngày nay, già và bệnh và cụ không thể cấm cản nó đổi thay vì bản chất của nó là vậy. Muốn cho nó phải khác đi cũng điên rồ như muốn con vịt giống con gà. Khi nhận thức rằng điều này không thể được, con vịt phải là con vịt, và con gà phải là con gà, và thân này phải già nua và chết, cụ sẽ hồi phục sức mạnh và năng lực. Dầu cụ có thiết tha mong muốn cho thân này tiếp tục tồn tại lâu dài như thế nào nó sẽ không làm được như vậy.

Đức Phật dạy :

"Anicca vata sankhara

Uppadavayadhammino

Uppajjit va nirujjhanti

Tesam vupasamo sukho"

"Các vật cấu tạo là vô thường

Phải sanh rồi hoại,

Đã có sanh tức có hoại diệt

Ngưng nó được là hạnh phúc."

Danh từ "sankhara" được phiên dịch ở đây là các vật cấu tạo, hay các pháp hữu vi � hàm ý thân và tâm này. Các vật cấu tạo đều vô thường và không bền vững, bất ổn định. Được cấu thành nó liền tan biến, sanh rồi diệt, mặc dầu vậy mọi người đều muốn nó thường còn. Đó là điên rồ. Hãy nhìn hơi thở. Di chuyển vào trong rồi đi ra ngoài, đó là thiên nhiên, nó phải là vậy. Hơi thở vào và hơi thở ra tiếp nối xen kẻ nhau, thở vào rồi thở ra, thở ra rồi thở vào, phải có sự thay đổi. Các vật cấu tạo hiện hữu được là do có sự biến đổi. Cụ không thể ngăn ngừa điều này. Chỉ nên suy tư như sau : Có thể nào thở ra mà không thở vào được chăng? Nếu thở ra mà không thở vào có nghe dễ chịu không? Hay có thể nào chỉ thở vào mà không thở ra? Chúng ta muốn rằng sự vật phải thường còn nhưng nó không thể tồn tại lâu dài, không thể được. Một khi hơi thở đi vào nó phải trở ra, khi nó đi ra nó phải vào trở lại và đó là tự nhiên. Có phải vậy không cụ? Đã được sanh ra tức chúng ta phải già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Điều này hoàn toàn tự nhiên và thông thường. Đó là bởi vì các vật cấu tạo đã làm phận sự của nó. Cũng vì những hơi thở vào và những hơi thở ra đã xen kẻ tiếp nối nhau đều đặn mà loài người tồn tại đến ngày nay.

Vừa khi sanh ra là ta chết. Cái sanh và cái tử của chúng ta chỉ là một. Cũng như cội cây, khi có rễ thì phải có cành lá. Có cành lá tức có rễ. Cụ không thể có cái này mà không có cái kia. Âu cũng lạ! Người đời ai cũng sầu muộn và thất vọng sâu xa, buồn rầu và khóc than thảm thiết trước cái chết của một người thân và ai cũng vô cùng thỏa thích, hân hoan đón mừng một em bé được sanh vào đời. Đó là ảo kiến. Không bao giờ có ai nhìn thấy rõ ràng. Sư nghĩ rằng nếu thật sự ta muốn khóc thì tốt hơn nên khóc lúc có ai được sanh ra. Bởi vì trong thực tế sanh là tử, tử là sanh, cội rễ là cành lá, cành lá là cội rễ. Nếu phải khóc than, hãy khóc ở cội rễ, khóc lúc sanh ra đời. Xin cụ hãy nhìn lại tận tường : Nếu không có sanh ắt không có tử. Cụ có thể thấu hiểu như vậy chăng?

Chớ nên suy tư nhiều. Chỉ nghĩ rằng: "Đây là đường lối của sự vật. Bản chất của sự vật là vậy." Ngay trong hiện tại không ai có thể giúp cụ, không có điều gì mà gia đình và tài sản sự nghiệp của cụ có thể làm thay cho cụ. Tất cả những gì có thể giúp cụ trong hiện tại chỉ là trạng thái tỉnh thức, sự hay biết chân chính.

Như vậy cụ chớ do dự. Hãy buông bỏ. Vứt bỏ tất cả.

Cho dù cụ không buông đi nữa rồi đây tất cả đều bỏ ra đi, xa lìa cụ. Cụ có thể nhận thức điều ấy chăng? Tất cả những thành phần khác nhau trong cơ thể đã dần dần len lỏi tách rời ra khỏi cụ. Hãy nhìn tóc của cụ. Lúc thiếu thời tóc đen và rậm, giờ đây đã rụng thưa. Nó đã rời cụ. Mắt cụ trước kia sáng tỏ, thấy rõ và thấy xa, giờ đây đã yếu, chỉ còn thấy mù mờ. Khi những bộ phận trong cơ thể cảm nghe mệt mỏi thì nó ra đi, thân này không phải là nhà của nó. Khi còn trẻ trung răng cụ vững chắc và mạnh khỏe, giờ đây đã lung lơ và chưa chừng cụ đã mang răng giả. Mắt, tai, mũi, lưỡi, tất cả đều dần dần ra đi, bởi vì đây không phải là nhà của nó. Cụ không thể xử dụng những vật được cấu tạo (sankharas, các pháp hữu vi) để làm nơi cư trú vĩnh viễn cho mình. Cụ chỉ có thể tạm ở trong đó một thời gian ngắn rồi phải ra đi. Cũng giống như người thuê nhà nhìn cái nhà thuê nhỏ bé của mình với cặp mắt ngày càng lu mờ. Răng không còn cứng tốt như xưa, tai không còn thính, thân không còn tráng kiện, tất cả đều ra đi, rời bỏ cụ.

Vậy, cụ không cần phải bận tâm lo lắng gì đến xác thân này bởi vì nó không phải là ngôi nhà thật sự mà chỉ là nơi tạm trú. Đã sanh vào thế gian cụ nên quán tưởng về bản chất tự nhiên của thế gian. Tất cả mọi sự vật ở đây đều sắp tan biến. Hãy nhìn thân cụ. Có cái gì trong đó còn giữ nguyên vẹn hình thái sơ khởi của nó không? Da của cụ có còn như xưa không? Còn tóc cụ, cũng vậy, không còn y hệt như trước, có phải vậy không? Tất cả đi về đâu? Đó là thiên nhiên, vạn hữu là vậy. Khi thời giờ đến các pháp hữu vi lặng lẽ đi theo con đường của nó. Trong thế gian này không có gì mà ta có thể nương tựa được � chỉ là một vòng quanh vô tận dẫy đầy phiền nhiễu và rối loạn, vui buồn và đau khổ. Không có thanh bình.

Khi mà không có một ngôi nhà thật sự chúng ta cũng tựa hồ như người khách lữ hành lang thang bất định trên con đường, hướng về lối này một lúc rồi quay sang ngã khác, dừng lại một ít lâu rồi lại cất bước lên đường. Chí đến khi trở về ngôi nhà thật sự của mình, dầu có làm gì đi nữa, chúng ta luôn luôn cảm nghe thoải mái, giống như người rời bỏ xóm làng quê quán của mình để dấn thân vào một cuộc hành trình xa xôi. Chỉ đến khi người ấy về nhà trở lại mới có thể cảm nghe dễ chịu và thoải mái.

Không có nơi nào trên thế gian mà ta có thể tìm được thanh bình thật sự. Người nghèo khổ không thanh bình, người giàu có cũng vậy. Người lớn không thanh bình và người học rộng biết nhiều không thanh bình. Không có nơi nào thanh bình. Đó là bản chất của thế gian.

Người ít tài sản sự nghiệp đau khổ, người tiền rừng bạc bể cũng đau khổ. Trẻ con, người lớn, người già, mọi người đều đau khổ. Đau khổ vì già yếu, đau khổ vì trẻ thơ, đau khổ vì giàu có và đau khổ vì bần hàn � tất cả chỉ là đau khổ.

Khi cụ quán tưởng sự vật theo đường hướng này cụ sẽ thấy vô thường, anicca, và bất toại nguyện, dukkha. Tại sao sự vật là vô thường và bất toại nguyện? - Bởi vì sự vật là vô ngã, anatta.

Cả hai � xác thân nằm đây củ cụ, bệnh hoạn và đau đớn, và cái tâm hay biết trạng thái bệnh hoạn và đau đớn ấy � đều được gọi là dhamma, pháp. Thành phần không có hình sắc như những tư tưởng, những cảm thọ và tri giác, được gọi là namadhamma, danh pháp. Còn cái mà bị nhức nhối và đớn đau dày xéo thì được gọi là rupadhamma, sắc pháp. Vật chất là pháp, dhamma, tinh thần cũng là pháp, dhamma. Như vậy chúng ta sống với dhammas, trong dhammas, chúng ta là dhammas, pháp. Trong thực tế bất luận ở đâu cũng không có tự ngã. Chỉ có những pháp không ngừng sanh diệt. Đó là đường lối của sự vật.

Mỗi khi chúng ta tưởng niệm đức Thế Tôn, nhớ đến những lời dạy của Ngài chính xác, đúng thật như thế nào, chúng ta vô cùng cảm kích nhận định rằng Ngài xứng đáng là bậc được lễ bái cúng dường, đáng được tôn sùng và kỉnh mộ dường bao. Mỗi khi chúng ta thấy được chân lý của điều gì là chúng ta thấy lời dạy của Ngài, mặc dầu chưa bao giờ chúng ta thực hành Giáo Pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta có kiến thức về những lời dạy của đức Thế Tôn, có học và có hành nhưng chưa bao giờ thấy được chân lý của sự vật thì chúng ta vẫn còn là người không nhà cửa.

Do đó, cụ hãy thấu hiểu điểm then chốt rằng tất cả mọi người, tất cả mọi tạo vật, đều sắp lìa đời. Khi chúng sanh sống đủ thời gian thích ứng của mình thì phải ra đi, theo con đường của mình. Người giàu, người nghèo, người trẻ, người già, tất cả chúng sanh đều phải trải qua biến đổi này.

Khi nhận thức thế gian là vậy cụ sẽ cảm thấy rằng thế gian này quả thật đáng chán. Khi thấy không có gì ổn định hay có thực chất mà ta có thể nương tựa cụ sẽ cảm nghe mệt mỏi và thất vọng sâu xa.

Mặc dầu vậy, thất vọng ở đây không có nghĩa là phiền muộn hay ghét bỏ. Tâm cụ đã sáng tỏ và thấy rằng không thể nào làm gì để cứu chữa tình trạng này. Con đường của thế gian chỉ là vậy. Thấu hiểu như thế ấy cụ sẽ có thể buông tay để cho mọi bám níu đi qua và bỏ tất cả với tâm trạng thản nhiên, không vui cũng không buồn mà thanh bình an lạc với các pháp hữu vi, sankharas, do nhờ trí tuệ minh mẫn, thấy được bản chất vô thường của vạn pháp.

Anicca vata sakhara, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Nói một cách đơn giản : vô thường là Buddha, Phật. Nếu thật sự rõ ràng thấy một hiện tượng là vô thường ta sẽ thấy rằng nó thường còn, thường còn trong ý nghĩa, " ĐẶC TÍNH BIẾN ĐỒI CỦA NÓ KHÔNG BAO GIỜ ĐỒI THAY." Đó là trạng thái thường còn mà chúng sanh được có. Có sự đổi thay không ngừng từ lúc còn thơ ấu, xuyên qua thời niên thiếu, chí đến tuổi già. Chính trạng thái vô thường của bản chất phải biến đổi ấy là thường còn, bất di dịch. Nếu nhìn sự vật với nhãn quan ấy tâm cụ sẽ bình thản, thoải mái dễ chịu. Không chỉ riêng cụ phải trải qua thực trạng này, mà tất cả mọi người đều phải trải qua.

Khi nhận xét sự vật như vậy cụ sẽ thấy chán nản, mệt mỏi và ghê tởm sự vật của thế gian và cảm nghe vô cùng thất vọng. Sự thỏa thích trong nhục dục ngũ trần của cụ sẽ tan biến. Cụ sẽ thấy rằng nếu có thật nhiều tài sản cụ sẽ bỏ lại sau lưng thật nhiều. Nếu có ít cụ sẽ bỏ lại ít. Tiền của chỉ là tiền của, tuổi thọ chỉ là tuổi thọ, không có gì đặc biệt.

Điểm thật sự quan trọng là ta phải làm đúng như lời đức Bổn Sư truyền dạy và xây dựng ngôi nhà cho chính ta, xây dựng ngôi nhà theo phương pháp mà sư đã giảng cho cụ. Hãy dựng lên ngôi nhà cho cụ. Hãy buông bỏ. Buông bỏ cho đến chừng nào tâm cụ tiến đạt đến trạng thái thanh bình an lạc mà không còn tiến tới, không còn thối lui, và không còn dừng lại đứng yên một chỗ. Khoái lạc không phải là nhà của ta. Đau đớn không phải là nhà của ta. Cả hai, khoái lạc và đau đớn, đều phải suy tàn và biến dạng.

Đức Thượng Sư đã chứng ngộ rằng tất cả pháp hữu vi đều vô thường, vì lẽ ấy Ngài dạy ta không nên bám víu vào các pháp ấy mà buông bỏ tất cả. Vào lúc đến mức tận cùng của cuộc đời chúng ta không còn có sự lựa chọn nào, không đem gì theo được. Như vậy có phải chăng tốt hơn nên bỏ xuống tất cả, trước khi giai đoạn ấy đến? Nó chỉ là một gánh nặng, tại sao ta không quẳng nó đi ngay bây giờ? Tại sao còn phải bận lòng lôi kéo lết nó đi quanh quẩn đầu này đầu nọ? Cụ hãy buông bỏ, hãy an nghĩ và để cho gia đình chăm sóc cụ.

Những ai dưỡng nuôi người bệnh ắt trưởng thành trong thiện pháp và đức hạnh. Còn bệnh nhân, trong khi giúp cho người khác được cơ hội tốt đẹp ấy, không nên tạo khó khăn cho người nuôi mình. Nếu có đau đớn, nhức nhối hay một vài khó khăn khác, hãy cho người điều dưỡng mình biết và luôn luôn giữ tâm trong sạch. Người dưỡng nuôi lúc cha mẹ đau ốm nên làm bổn phận mình với tấm lòng đầy tình thương nồng ấm và dịu hiền, không nên khó khó chịu hay bực bội. Đây là cơ hội duy nhất mà người con hiếu thảo có thể đền đáp phần nào món nợ của mình đối với bậc cha mẹ. Từ thuở lọt lòng mẹ đến tuổi thiếu nhi và dài dài theo thời gian trưởng thành, luôn luôn ta nương nhờ nơi cha mẹ. Ta được như vầy ngày hôm nay là bởi vì cha và mẹ ta đã vô vàn khổ nhọc giúp ta trên mọi phương diện. Công ơn cha mẹ mà ta đã phải mang trong lòng quả thật không thể đo lường.

Ngày hôm nay, tất cả các con và thân quyến của cụ tụ hội về đây, nhìn thấy cha mẹ mình trở thành con cái của mình như thế nào. Trước kia quí vị là con của cụ, ngày nay cụ đã trở thành con của quí vị. Con người lớn lên và ngày càng già thêm, già thêm nữa, mãi cho đến khi trở thành trẻ con trở lại. Trí nhớ đã mất, mắt không còn thấy và tai không còn nghe rõ như trước, đôi khi nói năng ú ớ, tiếng được tiếng không, không suôn sẽ rõ ràng. Chớ nên để cho những điều ấy làm cho quí vị khó chịu. Tất cả quí vị, đang dưỡng nuôi người bệnh, phải biết làm thế nào để buông bỏ mà không dính mắc. Không nên bám níu vào sự vật, chỉ buông bỏ và để cho nó đi theo con đường của nó. Một đứa bé không biết vâng lời, đôi khi cha mẹ nhắm mắt bỏ qua để được yên ổn và cho nó vui. Giờ đây cha mẹ của quý vị cũng giống như đứa bé ấy. Trí nhớ và tri giác của cụ đã mù mờ. Đôi khi lầm lẫn tên của quí vị hoặc cũng có lúc quý vị hỏi xin cái tách cụ lại đưa cho cái dĩa. Tình trạng ấy là bình thường, quí vị chớ nên khó chịu, bực mình.

Hãy để cho bệnh nhân hồi nhớ lại thái độ từ ái dịu hiền của người nuôi dưỡng họ và nhẫn nại chịu đựng những cảm giác đau đớn. Cụ hãy hết lòng cố gắng, không để cho tâm phân tán và chao động và không nên gây khó khăn cho những người chăm sóc cụ. Cụ nên để cho người điều dưỡng giữ tâm đượm nhuần đức hạnh và từ ái, không nên để cho họ bất mãn vì những việc không mấy hấp dẫn như phải lau chùi mũi dãi và đờm hoặc nước tiểu và phẩn. Cụ hãy tận lực cố gắng. Trong gia đình mỗi người hãy giúp một tay.

Đối với quí vị con cái trong nhà hai cụ là bậc cha mẹ duy nhất. Các cụ cho quý vị sự sống, các cụ là thầy của quí vị, là người điều dưỡng, là bác sĩ của quý vị, là tất cả đối với quý vị. Các cụ đã dưỡng nuôi, dạy dỗ quý vị, đã chia sớt tài sản cho quý vị và xem quý vị là những người tiếp nối công nghiệp của các cụ � phần gia sản lớn lao của người làm cha mẹ. Do đó đức Phật truyền dạy hạnh katannu và katavedi, hiểu biết món nợ ân nghĩa sâu dầy và cố gắng đền đáp. Hai đức tánh này bổ túc lẫn nhau. Nếu cha mẹ ở trong hoàn cảnh ương yếu bệnh hoạn hay gặp phải khó khăn, thì phận làm con phải tận lực cố gắng phụng dưỡng các cụ. Đó là katannukatavedi, đức hạnh có tác dụng nâng đỡ và bảo tồn thế gian. Nó ngăn ngừa mọi rạn nức và làm cho gia đình tồn tại vững bền, ổn định và điều hòa.

Hôm nay sư mang Giáo Pháp đến làm quà tặng cho cụ trong lúc ốm đau này.

Sư không có món quà vật chất nào để tặng cụ, hình như trong nhà đã có đầy đủ vật chất. Vậy, sư chỉ biếu cụ Giáo Pháp, món quà mà giá trị sẽ tồn tại lâu dài, món quà mà cụ không bao giờ có thể làm vơi cạn. Đã nhận lãnh quà cụ có thể trao truyền lại cho bao nhiêu người khác cũng được, nó sẽ không bao giờ hao mòn hư hoại. Đó là bản chất của Chân Lý. Sư lấy làm hoan hỷ hôm nay có thể tặng cụ món quà Pháp bảo, và sư hy vọng rằng nó sẽ giúp cụ được có nhiều năng lực để đối phó với trạng thái đau đớn của tuổi già./. [HẾT]

Achann Chah

(Sumana Lê Thị Sương dịch từ bản tiếng Anh "Our real home")

WP: Trí đạt
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Hoan hô tác giả Nguyễn Ngọc Phách ! lời thật hay mích lòng ! nhưng bao nhiêu lời thật của ông, chưa chắc khánh ly đã hiểu ! chỉ tiếc là

Đám ca sĩ già, hết thời trên đầu còn có tóc nhưng không có óc !!!

Ca sĩ Khánh Ly

THỬ HỎI NẾU NĂM 1975 MỸ TỪ CHỐI KHÔNG CHO KHÁNH LY VÔ HOA KỲ THÌ KHÁNH LY SẼ CHỔNG ĐÍT LÊN TRỜI NGUYỀN RỦA MỸ ĐẾN ĐỘ NÀO ??!! LÚC ĐÓ LIỆU CÓ NÓI CÁI CÂU MẤT DẠY: NẾU LÀ NGƯỜI AI CŨNG MUỐN VỀ VN VỚI VIỆT CỘNG KHÔNG ???./- Mt68


***Trích 1 đoạn trong bài viết của Nguyễn Ngọc Phách Houston./- Mt68


Con người đấng tạo hoá tạo ra không hơn một con súc vật nhưng hơn chúng có bộ óc, biết suy nghĩ, biết tính toán và biết phải trái.


Bà ca sĩ Khánh Ly trong những năm tháng của 30 tháng tư năm 1975 có ai dí súng, có ai dùng dây thòng lọng tròng vào cổ kéo bà đi ra ngoại quốc? bà đã chen lấn, đã van xin để chạy thoát khỏi quê hương đang bị dép râu, răng hô, mã tấu từ từ làm tan nát quê hương, Cô ca sĩ Thái Thanh là một bằng chứng, một nhân chứng đã từng tuyên bố : CÁI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI CA SĨ KHÔNG ĐƯỢC HÁT CŨNG GIỐNG NHƯ MỘT CON CHIM KHÔNG ĐƯỢC HÓT.


Bà ca sĩ khánh ly trong những ngày sống trong trại tỵ nạn Fort Chafee của thành phố Fort Smith tiểu bang Arkansas lếch thếch một nách mấy đứa con thấy mà thương, những ngày cuối tuần trong trại tỵ nạn cũng tổ chức văn nghệ đấu tranh, văn nghệ tưởng nhớ đến quê hương điêu tàn, đến Sài Gòn hấp hối sắp bị đổi tên của một con quỷ đã chết, những giọt nước mắt ngắn, dài, những nghẹn ngào không hát nên lời, làm rung động lòng người ly hương, đấy lúc này Khánh Ly mới thật sự là một con người Việt Nam Tự Do. Sau 37 năm no cơm ấm ........ kể từ ngày cái trung tâm Thuý Nga từ bên Pháp xin qua bên Mỹ cư ngụ tại Cali, từ ngày cô người mẫu Kỳ Duyên con ông Kỳ Cục bán rẻ linh hồn cho quỷ, bán rẻ anh em đồng đội, phản bội lại tập thể NGƯỜI Việt Tỵ Nạn trên thế giới, có ai nghe người ta gọi bằng Phó Tổng Thống, Thiếu Tướng hay hạ thấp xuống bằng ÔNG chưa?, hay mọi người gọi bằng một giọng khinh bỉ THẰNG, cũng kể từ ngày ấy VỢ hắn NGƯỜI khác xài, con gái kỳ cục bắt đầu học khoe mông khoe đùi rồi từ từ tiến bộ thêm được Tô Văn Lai dẫn dắt bước vào thế giới Đại Đồng; Công, Dung, Ngôn, Hạnh được thực thi ngược thay chồng như thay áo diễn tuồng, khi đã thuần thục bèn hướng dẫn ca sĩ Khánh Ly tập tành, ngượng ngập mặc áo bành tô khép nép trong khách sạn do bọn Lãnh Sự Quán San Fransico tổ chức thế là kể từ ngày đó mọi người bèn bỏ chữ mến mộ là CÔ, Bà mà thành CON với giọng khinh bỉ !!!.


Một duộc thằng thằng, con con rủ rê nhau đi về đú đởn trên thân xác trẻ thơ, trên thân phận đoạ đầy của người Việt Nam từ Bắc vô Nam, chúng vui mừng ca hát, tổ chức hội hè tổ chức những đêm văn nghệ, trong những vũ trường nhầy nhụa thân xác tuổi trẻ Việt Nam, trong lúc mảnh đất quê hương đang mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp, như vậy chúng có phải là những con người mang cùng huyết thống máu đỏ da vàng cùng với chúng ta?. Chuyện trước mắt kia kìa, Duy Quang sau thời gian theo cha là Phạm Duy già dịch ngụp lặn trong XÃ HỘI CHỦ NGHĨA bây giờ THÂN TÀN MA DẠI lại bò về xứ Mỹ tại đất Cali ngửa mũ xin tiền chữa bệnh UNG THƯ, tại sao không ai chịu học? có gì là lạ đâu vì CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI, chúng chỉ là những con SÚC VẬT không có óc suy nghĩ, mọi người đã thấy trong tủ sách, trong kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày: CHẤT PHẾ THẢI CỦA CON NGƯỜI THẢI RA NGOÀI RẤT LÀ HÔI THỐI NHƯNG NHỮNG CON CHÓ (một loài SÚC VẬT) HỒ HỞI TRANH DÀNH NHAU ĐỚP HÍT.


Với hy vọng một ngày đẹp trời chúng ta sẽ không phải nghe Khánh Ly quay trở lại Mỹ ngửa nón xin tiền giống tên Duy Quang bây giờ; Bên Hoa Kỳ như quý vị đã biết : chất phế thải phải ở trong cầu tiêu, của trẻ sơ sinh phải ở trong thùng rác gói chặt cấm không được làm Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHUNG QUANH.


Nuôi vật Khánh Ly cũng có lúc mến tay, chúng ta cùng cầu nguyện thôi thì hãy ráng tạo phúc để kiếp sau không phải làm loài SÚC SANH nữa mà hãy làm người để hưởng phước. Lành thay,....Lành thay......



Nguyễn ngọc Phách
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Tiéng mới của Việt Cộng

Phía tay trái là danh sách đơn giản những từ ngữ mà người VNCH chúng ta không nên dùng.

Danh sách này đương nhiên còn thiếu xót rất nhiều chữ.

Thí dụ như cao học thì Vẹm gọi là “thạc sĩ”. Như vậy thì bằng thạc sĩ thực thụ ( trên tiến sĩ 1 bậc, như thạc sĩ Luật Khoa ) thì không biết Vẹm gọi là gì nhỉ?



À, tui wên, VC đâu cần học "nuật" !









Giời ơi

Chữ với nghĩa của VC sao mà chán thế nhể?

Nhưng "Cải thiện" tại sao lại là "kiếm thêm để ăn"?



Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ ( bên phải: VNCH, bên trái: VNCS)



Ấn Tượng Đáng nhớ

Bảo quản Bảo trì

Biên chế Chính ngạch

Biểu diển, trình chiếu Trình diễn

Bình quân Trung bình

Bố trí Cắt đặt

Bức xúc Trăn trở, khó chịu

Cải thiện Kiếm thêm để ăn

Chất lượng Phẩm chất tốt

Chế độ Quy chế

Chỉ đạo Lãnh đạo

Chỉ tiêu Định suất

Chủ trì Chủ tọa

Chữa cháy Cứu hỏa

Chiêu đãi Thết đãi

Chui Lén lút

Chứng Minh Nhân Dân Căn cước

Công đoàn Nghiệp đoàn

Công nghiệp Kỹ nghệ

Công trình Công tác

Cơ bản Căn bản

Cửa khẩu Phi cảng, hải cảng

Cụm từ Nhóm chữ

Cứu hộ Cứu cấp

Diện Thành phần

Dự kiến Phòng định

Đảm bảo Bảo đảm

Đăng ký Ghi danh

Đột xuất Bất ngờ

Đường băng Phi đạo

Đường cao tốc Xa lộ

Gia công Làm ăn công

Giản đơn Đơn giản

Hạch toán Kế toán

Hải quan Quan thuế

Hát đôi Song ca

Hát tốp Hợp ca

Hậu cần Tiếp liệu

Học vị Bằng cấp

Hệ quả Hậu quả

Hiện đại Tối tân

Hộ Gia đình, nhà

Hộ chiếu Sổ thông hành

Hồ hởi Phấn khởi

Sổ hộ khẩu Tờ khai gia đình

Hoành tráng Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ

Hữu nghị Thân hữu

Kênh Băng tần (channel)

Khẩn trương Nhanh lên

Khâu Bộ phận

Kiều hối Ngoại tệ

Kinh qua Trải qua

Làm việc Thẩm vấn, điều tra

Liên hệ Liên lạc

Linh tinh Vớ vẩn

Nắm bắt Nắm vững

Năng nổ Siêng năng, tháo vát

Nghệ nhân Nghệ sĩ

nghĩa vụ quân sự Quân dịch

Nghiêm túc Nghiêm chỉnh

Nghiệp dư Tài tử

Người nước ngoài Ngoại kiều

Phó tiến sĩ Cao học

Phần cứng Cương liệu

Phần mềm Nhu liệu

Phục hồi nhân phẩm Hoàn lương

Phương án Kế hoạch

Quản lý Quản trị

Quãng trường Công trường

Quân hàm Cấp bực

Quy hoạch Kế hoạch

Quy trình Tiến trình

Sơ tán Tản cư

Sự cố Trở ngại

Tên lữa Hỏa tiển

Tham gia lưu thông Lưu hành

Tham quan Thăm viếng

Thanh lý Thanh toán, chứng minh

Thân thương Thân mến

Thu nhập Lợi tức

Thư giản Giải trí

Tiên tiến Xuất sắc

Tiến công Tấn công

Tiêu dùng Tiêu thụ

Tính thuyết phục Khả tín

Tờ rơi Truyền đơn

Tranh thủ Cố gắng

Trí tuệ Kiến thức

Triển khai Khai triển

Tư duy Suy nghĩ

Tư liệu Tài liệu

Từ Tiếng

Ùn tắc Tắc nghẽn

Vấn nạn Vấn đề

Vận động viên Lực sĩ

Vô tư Tự nhiên

Xe con Xe du lịch

Xe khách Xe đò

Xử lý Xét xử




---------------
band4 3G McKeno

Post Reply