TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC
Moderator: Nguyễn_Sydney
Hào quang trở lại
6 tuần ngự trị bảng xếp hạng âm nhạc của 50 Cent’s đã lùi về quá khứ trước sự xuất hiện hoành tráng của album "The Emancipation Of Mimi". Không chỉ lấy lại vị thế đã mất bao lâu nay, Mariah Carey còn tạo nên kỷ lục với số lượng đĩa bán chạy nhất trong tuần đầu ra mắt.
Đĩa nhạc mới tiêu thụ được 400.000 bản trong những ngày đầu công bố, chứng tỏ vị thế siêu sao của Mariah khó bề lay chuyển. Trước đó, nhiều người đã châm biếm về sự hào nhoáng không cần thiết mà Mariah tạo ra, nhưng giờ đây thì họ đã hiểu được đẳng cấp của cô.
Về phía Mariah, cô đã dự đoán được khán giả trung thành sẽ không bỏ rơi mình nhưng cũng tỏ ra ngạc nhiên trước thành công bất ngờ: “Thật tuyệt vời, tôi không nghĩ Chúa còn nâng đỡ cho tôi nhiều đến vậy”. Tuy nhiên, Mariah không còn trẻ trung để bay trên mây, cô hiểu rõ mình là ai, và biết danh vọng chỉ là thứ bong bóng xà phòng ngũ sắc dễ vỡ.
Bạch Kim
Đĩa nhạc mới tiêu thụ được 400.000 bản trong những ngày đầu công bố, chứng tỏ vị thế siêu sao của Mariah khó bề lay chuyển. Trước đó, nhiều người đã châm biếm về sự hào nhoáng không cần thiết mà Mariah tạo ra, nhưng giờ đây thì họ đã hiểu được đẳng cấp của cô.
Về phía Mariah, cô đã dự đoán được khán giả trung thành sẽ không bỏ rơi mình nhưng cũng tỏ ra ngạc nhiên trước thành công bất ngờ: “Thật tuyệt vời, tôi không nghĩ Chúa còn nâng đỡ cho tôi nhiều đến vậy”. Tuy nhiên, Mariah không còn trẻ trung để bay trên mây, cô hiểu rõ mình là ai, và biết danh vọng chỉ là thứ bong bóng xà phòng ngũ sắc dễ vỡ.
Bạch Kim
Hanoi Jane bị nhổ vô mặt
Jane Fonda, một trong những tay phản chiến cùng thời với John Kerry vừa bị nhổ nước thuốc lá vô mặt trong buổi ra mắt sách
Xem link ở đây:
http://entertainment.msn.com/movies/art ... 3>1=6428
.
Xem link ở đây:
http://entertainment.msn.com/movies/art ... 3>1=6428
.
SAU 30 NĂM :CA NHẠC SĨ TRƯỚC 75 BÂY GIỜ Ở ÐÂU, RA SAO ( 1 )
Người ít tuổi nhất trong số này năm nay - tức 30 năm sau biến cố tháng 4 năm 75 - cũng không bao năm nữa sẽ bước vào lớp tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” như Thái Hiền chẳng hạn. Ðại đa số đã trên dưới 60. Số còn lại, phần lớn là những nhạc sĩ đều đã ở trong lớp tuổi 70. Thậm chí có người đã thành những cây cổ thụ ngoài 80 như Phạm Duy, Nguyễn Hiền, hay Lữ Liên, vv...Ðó là những ca nhạc sĩ đã có những hoạt động trước năm 75, là cái mốc tính cho đến nay đã đúng 30 năm. Ðây cũng là dịp để những người yêu nhạc nhắc nhở đến những nghệ sĩ đã góp phần xây dựng không ít thì nhiều cho dòng âm nhạc Việt Nam từ năm 75 trở về trước. Dòng nhạc đó bao gồm nhiều khuynh hướng, từ nhạc dân ca đến nhạc tình cảm, từ nhạc phổ thông bình dân đến nhạc trẻ và ngay cả một số ít nhạc phản chiến mà vào thời đó bị coi là có xu hướng chống đối chế độ.
Những ca nhạc sĩ qua đời trong vòng 30 năm qua đã được đề cập đến trong một loạt bài trước đây. Những tên tuổi từng hoạt động trước năm 75 được nhắc tới trong loạt bài này, phần lớn đã giã từ sân khấu hoặc chỉ còn có những hoạt động rất khiêm nhượng. Yếu tố thời gian đã không cho phép họ được vẫy vùng như cách đây 30 năm trở về trước. Tuy nhiên vẫn còn một số trong những nghệ sĩ thuộc thành phần này tương đối còn duy trì được những hoạt động đều đặn. Ngoài một số ít còn ở lại Việt Nam từ năm 75 cho đến nay, những ca nhạc sĩ khác trong và sau biến cố tháng 4 năm 75 đã lần lượt ra đi và sống rải rác ở nhiều quốc gia, ngoài sự tập trung lớn mạnh ở Hoa Kỳ mà nơi được coi như trung tâm sinh hoạt ca nhạc hải ngoại là miền nam California, cụ thể hơn là vùng Little Saigon.
Trước tiên xin điểm qua một số những ca nhạc sĩ từng có những hoạt động trước năm 75, hiện còn ở tại Việt Nam... Hồng Vân là một tên tuổi lớn một thời khi chị là thành viên của ban tam ca Ðông Phương nhờ giọng ngâm truyền cảm và tiếng hát ngọt ngào. Chị hiện cư ngụ tại Sài Gòn và thỉnh thoảng người ta vẫn thấy tên chị trên những poster quảng cáo các chương trình văn nghệ. Hồng Vân hiện nay được nhiều nhà thơ ở hải ngoại mời diễn ngâm những sáng tác của họ. Ðiều này cũng đã đóng góp một phần nào cho cuộc sống thường ngày của chị thêm chút khuây khỏa, Chị đã được phong là Nghệ Sĩ Ưu Tú cách đây khá lâu, hiện đang cộng tác với Quán Văn Nghệ ở Bình thạnh và nhà hàng Arnold ở Sài Gòn.. Ngược lại cuộc sống của nữ ca sĩ Mộc Lan trong bộ ba Mộc Lan - Kim Tước - Châu Hà ngày nào có phần rất chật vật cùng với tình trạng bệnh hoạn đi kèm. Cách đây vài năm, thông cảm cho hoàn cảnh của chị, một số nghệ sĩ hải ngoại đã quyên góp được một số tiền nhỏ để giúp chị phần nào trong những chuỗi ngày túng quẩn. Nữ ca sĩ Lan Ngọc sau năm 75 vẫn tiếp tục hoạt động trong lãnh vực phòng trà và vũ trường. Hiện nay Lan Ngọc hát thường trực mỗi đêm trong chương trình ca nhạc của quán cà phê Aân Nam trên đường Trương Ðịnh, Sài Gòn. Trước năm 75, tên tuổi Tuyết Loan chỉ được biết đến một cách tương đối trong phạm vi vũ trường ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau năm 75, từ khoảng 10 năm trở lại đây tên tuổi của chị đã trở thành nổi bật trong sinh hoạt về đêm ở Sài Gòn nơi những người yêu thích nhạc ngoại quốc, đặc biệt là nhạc Jazz và Blues. Chẳng thế họ đã tặng cho chị danh hiệu “Jazz Lady” của Việt Nam với vốn liếng trên 200 nhạc phẩm thuộc nằm lòng, trong đó những nhạc phẩm của Dinah Washington chiếm một số lượng đáng kể. Hiện nay Tuyết Loan gửi tiếng hát của mình đến người nghe hàng đêm tại phòng trà Tiếng Tơ Ðồng trên đường Nguyễn Huệ và Jazz Club trên đường Lê Lợi, Sài Gòn. Nữ ca sĩ Bích Trâm, một thời hoạt động trong phong trào nhạc trẻ từ những ngày đầu tiên dưới tên Ngọc Bích, hiện không còn hoạt động về ca nhạc. Bích Trâm đã có với Nguyễn Chánh Tín 2 con, một trai và một gái. Trong khi đó Nguyễn Chánh Tín đã bỏ hát từ lâu để chuyển sang lãnh vực điện ảnh và hiện đang có ý định thành lập một hãng phim. Thêm vào đó anh cũng có nhiều hoạt động trong lãnh vực truyền hình, đặc biệt gây được rất nhiều chú ý trong vai trò hoạt náo viên cho chương trình nhằm vào việc mở mang kiến thức mangù tên “Rồng Vàng” trong năm 2004. Ngoài những nữ ca sĩ kể trên, một số nữ ca sĩ khác từng hoạt động trước năm 75 nay coi như đã xa rời ánh đèn sân khấu hoặc chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình văn nghệ bỏ túi giữa bạn bè. Ðó là Trang Mỹ Dung, Ðào Hoa Nữ, Trang Kim Yến, vv...Một trong 3 con gái của Trang Kim Yến là Kim Thư, mới đây đã trở thành tài tử điện ảnh với phim “Khi Ðàn Ông Có Bầu” mới được trình chiếu vào đầu năm 2005. Về phía những nam ca sĩ từng hoạt động trước năm 75 còn ở Việt Nam, có lẽ Giang Tử - có thời hát chung với Chế Linh -là người còn tiếp tục con đường ca hát. Anh hiện cộng tác với một số nhà hàng ca nhạc ở Sài Gòn, không kể còn được mời hát cho nhiều tiệc cưới hay tiệc sinh nhật. Người ca sĩ đến nay vẫn còn giữ được phong độ này hiện cư ngụ tại quận Gò Vấp. ( Trên Nhịp Cầu Tre )
Về phía những nhạc sĩ từng hoạt động trước 75 còn ở lại Việt Nam có nhạc sĩ Châu Kỳ, tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng trước kia như Ðừng Nói Xa Nhau, Ðược Tin Em Lấy Chồng, Sao Chưa Thấy Hồi Aâm, vv...đã không còn sáng tác. Gần như mỗi ngày ông đều có mặt tại Hội Quán Nghệ Sĩ ở Sài Gòn đề gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè.
Nhạc sĩ Bảo Thu tức ảo thuật gia Nguyễn Khuyến cư ngụ tại quận 4 Sài Gòn, hiện tương đối còn khá nhiều hoạt động. Hiện ông là biên tập viên và là người dàn dựng các chương trình tạp kỷ audio cũng như video. Ngoài ra ông còn sáng tác và thực hiện phần quảng cáo truyền thanh và truyền hình cho những cơ sở thương mại. Nhạc sĩ Bảo Thu là tác giả củ những ca khúc nổi tiếng trước 75 là Ước Vọng Tương Phùng, Giọng Ca Dĩ Vãng và Ðừng Hỏi Vì Sao Tôi Buồn. Vợ của nhạc sĩ Bảo Thu cũng từng là một ca sĩ tên Thanh Tâm, đã ngưng hát từ năm 1973. Trong khi đó nhạc sĩ Y Vũ hiện là nhạc công tại nhà hàng Arnold ở Sài Gòn. Còn nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Giận Hờn, cư ngụ ở Bình Thạnh, hiện vẫn đang ở trong tình trạng ngặt nghèo do bệnh loét bao tử từ lâu. Cùng với nhạc sĩ Khánh Băng trước khi qua đời, ông đã nhận được sự trợ giúp từ một số anh chị em nghệ sĩ ở hải ngoại.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, tác giả của những ca khúc một thời rất được ưa thích như Cho Vừa Lòng Em, Trời Mưa Cho Ướt Aùo Em và những nhạc phẩm có tựa đề Tương Tư, vv...cũng đã ngưng việc sáng tác từ lâu. Ðó cũng là trường hợp của Hoàng Trang, tác giả ca khúc Không Bao Giờ Quên Anh hoặc Ðài Phương Trang, tác giả nhạc phẩm quen thuộc với mọi người là Hoa Mười Giờ.
Trong khi đó người còn hăng say trong việc sáng tác là nhạc sĩ Vinh Sử, trước năm 75 được coi là tác giả của rất nhiều ca khúc tình cảm phiổ thông, thời đó thường được gọi là nhạc sến, với một số ca khúc ký tên chung với Cô Phượng. Gần đây ông xuất hiện trên đài truyền hình Sài Gòn trong một sáng tác mới mang nội dung khác biệt hẳn với những ca khúc trước kia. Ðược biết nhạc sĩ Vinh Sử đang thực hiện một chuyến viếng thăm California để gặp gỡ bạn bè trong giới nghệ sĩ tại đây.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, sau tháng 4 năm 75 đã ngưng hoạt động một thời gian dài. Cho mãi đến năm 1982 ông mới trở lại với việc sáng tác cũng như sử dụng piano trong nhiều chương trình hoà tấu và biểu diễn dương cầm ở rất nhiều nơi. Thêm vào đó, ông còn viết nhạc nền cho một số phim thực hiện trong nước và tại Pháp. Rất nhiều sáng tác của ông, trước và sau 75, vẫn được nhiều ca sĩ hải ngoại trình bầy. Ông đã thực hiện một số chuyến du lịch sang tiểu bang California và thành phố Houston những năm gần đây. Trong những dịp đó, ông đã thực hiện một số CD cho riêng mình cũng như với một người bạn thân của mình là nhạc sĩ Hoàng Văn ở Houston. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã tuyên bố “rửa tay gác kiếm”, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn còn thấy hình ảnh của ông bên cây đàn piano quen thuộc. Người con trai ông là Nguyễn Quang hiện cũng là một nhạc sĩ sử dụng dương cầm quen thuộc ở Sài Gòn.
Người được coi là tác giả những ca khúc phản chiến, có khuynh hướng chống đối chế độ trước năm 75 là nhạc sĩ Tôn Thất Lập, tác giả nhạc phẩm Dây Mà Ði, Hát Cho Dân Tôi Nghe, vv...hiện cũng đang ở Sài Gòn. Ông từng là giám đốc Công Ty Biểu Diễn và hiện là tổng biên tập báo Sóng Nhạc tại đây. Một nhạc sĩ khác cũng có khuynh hướng chống đối chế độ, được coi là thân cộng trước 75 là Trần Long Aån hiện làm việc cho công ty Sàigon Audio Video tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Văn Khoa ở Sài Gòn, Trần Long Aån tham gia phong trào Hát Cho Ðồng Bào Tôi Nghe. Sau đó ông ra Bắc để tu nghiệp về sáng tác ở nhạc viện Hà Nội. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Xin Làm Người Hát Rong, từng được nhiều ca sĩ hải ngoại trình bầy. Tác giả những ca khúc nổi tiếng như Thu Hát Cho Người và Ðiệu Buồn Phương Nam là Vũ Ðức Sao Biển hiện cũng đang cư ngụ ở Sài Gòn, tuy nhiên từ lâu người ta không được thưởng thức một sáng tác mới nào của ông.
Về phía những nhạc sĩ trẻ tuổi hơn, từng hoạt động trước năm 75 có Bảo Chấn, Bảo Phúc và Quốc Dũng vẫn còn nhiều oạt động trong lãnh vực sáng tác và hoà âm hay thu thanh. Tác giả những ca khúc Bên Em Là Biển Rộng, Nơi Aáy Bình Yên, Biết Em Còn Chút Dỗi Hờn, vv...có rất nhiều sáng tác được phổ biến tại hải ngoại từ trên 10 năm nay, phần lớn được đưa vào những chương trình video và audio của trung tâm Asia. Bảo Chấn cư ngụ tại khu Bàn Cờ, Sài Gòn và gây được nhiều tín nhiệm trong việc soạn hoà âm cho những sáng tác của những nhạc sĩ mới tại hải ngoại. Sau khi thực hiện một chuyến du lịch tại nhiều quốc gia Aâu Châu ttrở về vào đầu năm nay, anh hiện rất bận rộn với công việc hoà âm và phối khí cho những sáng tác ở trong nước do nhiều ca sĩ trẻ trình bầy. Em ruột của anh là Bảo Phúc cũng có những hoạt động tương tự như anh. Về phần Quốc Dũng, hiện cũng rất bận rộn với việc thu thanh và hoà âm. Anh đã có vài dịp sang Hoa Kỳ sinh hoạt với những bạn bè cũ. Một trong những chuyến đi đó, anh đã cho ra đời một CD với những sáng tác của mình do nữ ca sĩ Thanh Mai trình bầy.
Nhìn vào thành phần những ca nhạc sĩ từng hoạt động trong phong trào nhạc trẻ tại Sài Gòn trước năm 75 hiện đang ở Việt Nam, người ta nhận thấy còn một số mà nay đã giải nghệ hoặc chỉ còn hoạt động trong một phạm vi nhỏ hẹp. Tay lead guitar lão luyện của ban nhạc trẻ lừng danh Les Vampires vào đầu thập niên 60 là Văn Thái hiện đã ngưng hẳn hoạt động. Tay trống Ðặng Hồng Hải của ban nhạc trẻ The Spotlights nổi tiếng vào những năm 67, 68 nay là biên tập viên của phòng ca nhạc đài Truyền Hình Sài Gòn. Tay bass Ngọc Tuấn của ban nhạc Les Pénitents ngày nào, sau một thời gian cộng tác với ban nhạc Ðại Dương trong những năm đầu tiên sau than1g 4 năm 75 nay là nhạc công tại một Bar ở Sài Gòn. Nữ ca sĩ Bích Vân trước 75 từng cộng tác với nhiều ban nhạc trình diễn tại các club Mỹ, sau năm 75 đã trở lại với cuộc sống bình thường. Chỉ còn ban nhạc The Peanuts Company, đổi tên thành ban nhạc Sao Sáng sau năm 75 còn duy trì được hoạt động nhờ thành viên đều là anh em ruột. Hiện ban nhạc này trình diễn mỗi đếm tại bar Metallic trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Nam ca sĩ Ðức Vượng của ban nhạc The Flinstones ngày xưa hiện đang hát thường trực cho nhà hàng ca nhạc Yoko trên đường Nguyễn Thị Diệu, tên cũ là Trương Minh Ký. Cùng hát với anh tại đây có Ngọc Thy, một nữ ca sĩ nhạc trẻ trước kia. Về phần Candy Xuân, một nữ ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng vào cuối thập niên 60 sau năm 75 tương đối còn hoạt động đều đặn. Hiện cô cộng tác với một bar nhỏ tại thành phố đã khai sinh ra phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Candy Xuân có 2 cô con gái, mà một người cũng đang tiếp tục đi theo con đường ca hát của mẹ.
TRƯỜNG KỲ
Người ít tuổi nhất trong số này năm nay - tức 30 năm sau biến cố tháng 4 năm 75 - cũng không bao năm nữa sẽ bước vào lớp tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” như Thái Hiền chẳng hạn. Ðại đa số đã trên dưới 60. Số còn lại, phần lớn là những nhạc sĩ đều đã ở trong lớp tuổi 70. Thậm chí có người đã thành những cây cổ thụ ngoài 80 như Phạm Duy, Nguyễn Hiền, hay Lữ Liên, vv...Ðó là những ca nhạc sĩ đã có những hoạt động trước năm 75, là cái mốc tính cho đến nay đã đúng 30 năm. Ðây cũng là dịp để những người yêu nhạc nhắc nhở đến những nghệ sĩ đã góp phần xây dựng không ít thì nhiều cho dòng âm nhạc Việt Nam từ năm 75 trở về trước. Dòng nhạc đó bao gồm nhiều khuynh hướng, từ nhạc dân ca đến nhạc tình cảm, từ nhạc phổ thông bình dân đến nhạc trẻ và ngay cả một số ít nhạc phản chiến mà vào thời đó bị coi là có xu hướng chống đối chế độ.
Những ca nhạc sĩ qua đời trong vòng 30 năm qua đã được đề cập đến trong một loạt bài trước đây. Những tên tuổi từng hoạt động trước năm 75 được nhắc tới trong loạt bài này, phần lớn đã giã từ sân khấu hoặc chỉ còn có những hoạt động rất khiêm nhượng. Yếu tố thời gian đã không cho phép họ được vẫy vùng như cách đây 30 năm trở về trước. Tuy nhiên vẫn còn một số trong những nghệ sĩ thuộc thành phần này tương đối còn duy trì được những hoạt động đều đặn. Ngoài một số ít còn ở lại Việt Nam từ năm 75 cho đến nay, những ca nhạc sĩ khác trong và sau biến cố tháng 4 năm 75 đã lần lượt ra đi và sống rải rác ở nhiều quốc gia, ngoài sự tập trung lớn mạnh ở Hoa Kỳ mà nơi được coi như trung tâm sinh hoạt ca nhạc hải ngoại là miền nam California, cụ thể hơn là vùng Little Saigon.
Trước tiên xin điểm qua một số những ca nhạc sĩ từng có những hoạt động trước năm 75, hiện còn ở tại Việt Nam... Hồng Vân là một tên tuổi lớn một thời khi chị là thành viên của ban tam ca Ðông Phương nhờ giọng ngâm truyền cảm và tiếng hát ngọt ngào. Chị hiện cư ngụ tại Sài Gòn và thỉnh thoảng người ta vẫn thấy tên chị trên những poster quảng cáo các chương trình văn nghệ. Hồng Vân hiện nay được nhiều nhà thơ ở hải ngoại mời diễn ngâm những sáng tác của họ. Ðiều này cũng đã đóng góp một phần nào cho cuộc sống thường ngày của chị thêm chút khuây khỏa, Chị đã được phong là Nghệ Sĩ Ưu Tú cách đây khá lâu, hiện đang cộng tác với Quán Văn Nghệ ở Bình thạnh và nhà hàng Arnold ở Sài Gòn.. Ngược lại cuộc sống của nữ ca sĩ Mộc Lan trong bộ ba Mộc Lan - Kim Tước - Châu Hà ngày nào có phần rất chật vật cùng với tình trạng bệnh hoạn đi kèm. Cách đây vài năm, thông cảm cho hoàn cảnh của chị, một số nghệ sĩ hải ngoại đã quyên góp được một số tiền nhỏ để giúp chị phần nào trong những chuỗi ngày túng quẩn. Nữ ca sĩ Lan Ngọc sau năm 75 vẫn tiếp tục hoạt động trong lãnh vực phòng trà và vũ trường. Hiện nay Lan Ngọc hát thường trực mỗi đêm trong chương trình ca nhạc của quán cà phê Aân Nam trên đường Trương Ðịnh, Sài Gòn. Trước năm 75, tên tuổi Tuyết Loan chỉ được biết đến một cách tương đối trong phạm vi vũ trường ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau năm 75, từ khoảng 10 năm trở lại đây tên tuổi của chị đã trở thành nổi bật trong sinh hoạt về đêm ở Sài Gòn nơi những người yêu thích nhạc ngoại quốc, đặc biệt là nhạc Jazz và Blues. Chẳng thế họ đã tặng cho chị danh hiệu “Jazz Lady” của Việt Nam với vốn liếng trên 200 nhạc phẩm thuộc nằm lòng, trong đó những nhạc phẩm của Dinah Washington chiếm một số lượng đáng kể. Hiện nay Tuyết Loan gửi tiếng hát của mình đến người nghe hàng đêm tại phòng trà Tiếng Tơ Ðồng trên đường Nguyễn Huệ và Jazz Club trên đường Lê Lợi, Sài Gòn. Nữ ca sĩ Bích Trâm, một thời hoạt động trong phong trào nhạc trẻ từ những ngày đầu tiên dưới tên Ngọc Bích, hiện không còn hoạt động về ca nhạc. Bích Trâm đã có với Nguyễn Chánh Tín 2 con, một trai và một gái. Trong khi đó Nguyễn Chánh Tín đã bỏ hát từ lâu để chuyển sang lãnh vực điện ảnh và hiện đang có ý định thành lập một hãng phim. Thêm vào đó anh cũng có nhiều hoạt động trong lãnh vực truyền hình, đặc biệt gây được rất nhiều chú ý trong vai trò hoạt náo viên cho chương trình nhằm vào việc mở mang kiến thức mangù tên “Rồng Vàng” trong năm 2004. Ngoài những nữ ca sĩ kể trên, một số nữ ca sĩ khác từng hoạt động trước năm 75 nay coi như đã xa rời ánh đèn sân khấu hoặc chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình văn nghệ bỏ túi giữa bạn bè. Ðó là Trang Mỹ Dung, Ðào Hoa Nữ, Trang Kim Yến, vv...Một trong 3 con gái của Trang Kim Yến là Kim Thư, mới đây đã trở thành tài tử điện ảnh với phim “Khi Ðàn Ông Có Bầu” mới được trình chiếu vào đầu năm 2005. Về phía những nam ca sĩ từng hoạt động trước năm 75 còn ở Việt Nam, có lẽ Giang Tử - có thời hát chung với Chế Linh -là người còn tiếp tục con đường ca hát. Anh hiện cộng tác với một số nhà hàng ca nhạc ở Sài Gòn, không kể còn được mời hát cho nhiều tiệc cưới hay tiệc sinh nhật. Người ca sĩ đến nay vẫn còn giữ được phong độ này hiện cư ngụ tại quận Gò Vấp. ( Trên Nhịp Cầu Tre )
Về phía những nhạc sĩ từng hoạt động trước 75 còn ở lại Việt Nam có nhạc sĩ Châu Kỳ, tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng trước kia như Ðừng Nói Xa Nhau, Ðược Tin Em Lấy Chồng, Sao Chưa Thấy Hồi Aâm, vv...đã không còn sáng tác. Gần như mỗi ngày ông đều có mặt tại Hội Quán Nghệ Sĩ ở Sài Gòn đề gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè.
Nhạc sĩ Bảo Thu tức ảo thuật gia Nguyễn Khuyến cư ngụ tại quận 4 Sài Gòn, hiện tương đối còn khá nhiều hoạt động. Hiện ông là biên tập viên và là người dàn dựng các chương trình tạp kỷ audio cũng như video. Ngoài ra ông còn sáng tác và thực hiện phần quảng cáo truyền thanh và truyền hình cho những cơ sở thương mại. Nhạc sĩ Bảo Thu là tác giả củ những ca khúc nổi tiếng trước 75 là Ước Vọng Tương Phùng, Giọng Ca Dĩ Vãng và Ðừng Hỏi Vì Sao Tôi Buồn. Vợ của nhạc sĩ Bảo Thu cũng từng là một ca sĩ tên Thanh Tâm, đã ngưng hát từ năm 1973. Trong khi đó nhạc sĩ Y Vũ hiện là nhạc công tại nhà hàng Arnold ở Sài Gòn. Còn nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Giận Hờn, cư ngụ ở Bình Thạnh, hiện vẫn đang ở trong tình trạng ngặt nghèo do bệnh loét bao tử từ lâu. Cùng với nhạc sĩ Khánh Băng trước khi qua đời, ông đã nhận được sự trợ giúp từ một số anh chị em nghệ sĩ ở hải ngoại.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, tác giả của những ca khúc một thời rất được ưa thích như Cho Vừa Lòng Em, Trời Mưa Cho Ướt Aùo Em và những nhạc phẩm có tựa đề Tương Tư, vv...cũng đã ngưng việc sáng tác từ lâu. Ðó cũng là trường hợp của Hoàng Trang, tác giả ca khúc Không Bao Giờ Quên Anh hoặc Ðài Phương Trang, tác giả nhạc phẩm quen thuộc với mọi người là Hoa Mười Giờ.
Trong khi đó người còn hăng say trong việc sáng tác là nhạc sĩ Vinh Sử, trước năm 75 được coi là tác giả của rất nhiều ca khúc tình cảm phiổ thông, thời đó thường được gọi là nhạc sến, với một số ca khúc ký tên chung với Cô Phượng. Gần đây ông xuất hiện trên đài truyền hình Sài Gòn trong một sáng tác mới mang nội dung khác biệt hẳn với những ca khúc trước kia. Ðược biết nhạc sĩ Vinh Sử đang thực hiện một chuyến viếng thăm California để gặp gỡ bạn bè trong giới nghệ sĩ tại đây.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, sau tháng 4 năm 75 đã ngưng hoạt động một thời gian dài. Cho mãi đến năm 1982 ông mới trở lại với việc sáng tác cũng như sử dụng piano trong nhiều chương trình hoà tấu và biểu diễn dương cầm ở rất nhiều nơi. Thêm vào đó, ông còn viết nhạc nền cho một số phim thực hiện trong nước và tại Pháp. Rất nhiều sáng tác của ông, trước và sau 75, vẫn được nhiều ca sĩ hải ngoại trình bầy. Ông đã thực hiện một số chuyến du lịch sang tiểu bang California và thành phố Houston những năm gần đây. Trong những dịp đó, ông đã thực hiện một số CD cho riêng mình cũng như với một người bạn thân của mình là nhạc sĩ Hoàng Văn ở Houston. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã tuyên bố “rửa tay gác kiếm”, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn còn thấy hình ảnh của ông bên cây đàn piano quen thuộc. Người con trai ông là Nguyễn Quang hiện cũng là một nhạc sĩ sử dụng dương cầm quen thuộc ở Sài Gòn.
Người được coi là tác giả những ca khúc phản chiến, có khuynh hướng chống đối chế độ trước năm 75 là nhạc sĩ Tôn Thất Lập, tác giả nhạc phẩm Dây Mà Ði, Hát Cho Dân Tôi Nghe, vv...hiện cũng đang ở Sài Gòn. Ông từng là giám đốc Công Ty Biểu Diễn và hiện là tổng biên tập báo Sóng Nhạc tại đây. Một nhạc sĩ khác cũng có khuynh hướng chống đối chế độ, được coi là thân cộng trước 75 là Trần Long Aån hiện làm việc cho công ty Sàigon Audio Video tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Văn Khoa ở Sài Gòn, Trần Long Aån tham gia phong trào Hát Cho Ðồng Bào Tôi Nghe. Sau đó ông ra Bắc để tu nghiệp về sáng tác ở nhạc viện Hà Nội. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Xin Làm Người Hát Rong, từng được nhiều ca sĩ hải ngoại trình bầy. Tác giả những ca khúc nổi tiếng như Thu Hát Cho Người và Ðiệu Buồn Phương Nam là Vũ Ðức Sao Biển hiện cũng đang cư ngụ ở Sài Gòn, tuy nhiên từ lâu người ta không được thưởng thức một sáng tác mới nào của ông.
Về phía những nhạc sĩ trẻ tuổi hơn, từng hoạt động trước năm 75 có Bảo Chấn, Bảo Phúc và Quốc Dũng vẫn còn nhiều oạt động trong lãnh vực sáng tác và hoà âm hay thu thanh. Tác giả những ca khúc Bên Em Là Biển Rộng, Nơi Aáy Bình Yên, Biết Em Còn Chút Dỗi Hờn, vv...có rất nhiều sáng tác được phổ biến tại hải ngoại từ trên 10 năm nay, phần lớn được đưa vào những chương trình video và audio của trung tâm Asia. Bảo Chấn cư ngụ tại khu Bàn Cờ, Sài Gòn và gây được nhiều tín nhiệm trong việc soạn hoà âm cho những sáng tác của những nhạc sĩ mới tại hải ngoại. Sau khi thực hiện một chuyến du lịch tại nhiều quốc gia Aâu Châu ttrở về vào đầu năm nay, anh hiện rất bận rộn với công việc hoà âm và phối khí cho những sáng tác ở trong nước do nhiều ca sĩ trẻ trình bầy. Em ruột của anh là Bảo Phúc cũng có những hoạt động tương tự như anh. Về phần Quốc Dũng, hiện cũng rất bận rộn với việc thu thanh và hoà âm. Anh đã có vài dịp sang Hoa Kỳ sinh hoạt với những bạn bè cũ. Một trong những chuyến đi đó, anh đã cho ra đời một CD với những sáng tác của mình do nữ ca sĩ Thanh Mai trình bầy.
Nhìn vào thành phần những ca nhạc sĩ từng hoạt động trong phong trào nhạc trẻ tại Sài Gòn trước năm 75 hiện đang ở Việt Nam, người ta nhận thấy còn một số mà nay đã giải nghệ hoặc chỉ còn hoạt động trong một phạm vi nhỏ hẹp. Tay lead guitar lão luyện của ban nhạc trẻ lừng danh Les Vampires vào đầu thập niên 60 là Văn Thái hiện đã ngưng hẳn hoạt động. Tay trống Ðặng Hồng Hải của ban nhạc trẻ The Spotlights nổi tiếng vào những năm 67, 68 nay là biên tập viên của phòng ca nhạc đài Truyền Hình Sài Gòn. Tay bass Ngọc Tuấn của ban nhạc Les Pénitents ngày nào, sau một thời gian cộng tác với ban nhạc Ðại Dương trong những năm đầu tiên sau than1g 4 năm 75 nay là nhạc công tại một Bar ở Sài Gòn. Nữ ca sĩ Bích Vân trước 75 từng cộng tác với nhiều ban nhạc trình diễn tại các club Mỹ, sau năm 75 đã trở lại với cuộc sống bình thường. Chỉ còn ban nhạc The Peanuts Company, đổi tên thành ban nhạc Sao Sáng sau năm 75 còn duy trì được hoạt động nhờ thành viên đều là anh em ruột. Hiện ban nhạc này trình diễn mỗi đếm tại bar Metallic trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Nam ca sĩ Ðức Vượng của ban nhạc The Flinstones ngày xưa hiện đang hát thường trực cho nhà hàng ca nhạc Yoko trên đường Nguyễn Thị Diệu, tên cũ là Trương Minh Ký. Cùng hát với anh tại đây có Ngọc Thy, một nữ ca sĩ nhạc trẻ trước kia. Về phần Candy Xuân, một nữ ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng vào cuối thập niên 60 sau năm 75 tương đối còn hoạt động đều đặn. Hiện cô cộng tác với một bar nhỏ tại thành phố đã khai sinh ra phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Candy Xuân có 2 cô con gái, mà một người cũng đang tiếp tục đi theo con đường ca hát của mẹ.
TRƯỜNG KỲ
Sinh nhật Thành Long 51 tuổi
Thứ Năm ngày Bảy tháng Tư năm 2005 vừa qua, Thành Long tròn 51 tuổi. Xưa nay Ðại Ca (tên thân mật - nick name - các nghệ sĩ Hương Cảng gọi Thành Long) vốn không thích tổ chức party, nhưng năm nay lại có một party mừng sinh nhật Ðại Ca tại bể bơi trên lầu 11 khách sạn Quân Duyệt, Hương Cảng. Người đứng ra tổ chức lễ mừng sinh nhật này là Trần Tự Cường, người quản lý của Ðại Ca. Trước đó Thành Long chỉ biết tối 07-04 sẽ ăn cơm cùng một số bạn bè. Mãi đến ngày hôm đó, khi anh từ Thẩm Quyến về mới biết có party mừng sinh nhật của mình.
Bể bơi trên lầu 11 khách sạn Quân Duyệt chỉ chứa khoảng 130 người, nhưng quan khách và bạn bè đến dự đông hơn con số đó nhiều. Các nghệ sĩ nổi tiếng Hương Cảng như Tạ Hiền, Ðịch Ba Lạp, Thẩm Ðiện Hạ, Khương Ðại Vệ, Từ Tiểu Minh, Dư An An, Mạc Văn Úy, Lâm Kiến Nhạc, Hà Siêu Quỳnh, Tạ Ðình Phong, Dung Tổ Nhi, Phùng Ðức Luân đã đến dự chúc mừng ngày sinh nhật của Ðại Ca.
Giấy mời quan khách và bạn bè là 8 giờ tối nhưng mới khoảng 6 giờ, đã có nhiều ký giả và phó nhòm tụ tập phía ngoài cửa khách sạn Quân Duyệt. Việc bảo vệ cho buổi party tổ chức tại bể bơi trên lầu 11 vô cùng cẩn mật. Khách trọ ở trong khách sạn lên xuống thang máy đều phải xuất trình giấy tờ. Phiá ngoài bể bơi cũng có bảo vệ canh gác.
Ngoài nhân vật quan trọng của buổi party này là Thành Long, phu nhân của Ðại Ca là Lâm Phụng Kiều (Long Tẩu) cũng được đám ký giả và mấy ông phó nhòm đặc biệt chú ý đến. Nhưng “Long Tẩu” (Chị Long) đã đi vào con đường đặc biệt nên thoát khỏi sự bao vây của đám người này.
Tiệc BBQ bắt đầu từ 9 giờ tối. Sau khi ăn một ít thức ăn, Thành Long lần lượt đi chuyện trò và chụp hình với bạn bè. Ðồ nướng thơm phức nhắm với rượu chát đã khiến cho mọi người ăn uống no say, hát hò vui vẻ.
Trong lúc mọi người cười nói, Trần Tự Cường yêu cầu bạn bè nói rõ một lý do tại sao họ mến thích Thành Long. Lương Lý Thiếu Hạ, một trong những bạn thân của Thành Long nói rằng chị thích Thành Long vì anh là người chung thủy. Có người hỏi lại: “Chung thủy với điện ảnh phải không?”. Mọi người cười ầm lên, Ðại Ca vẫn thản nhiên, vội vàng kéo “Long Tẩu” ra sàn nhảy. Lúc đầu Lâm Phụng Kiều không muốn ra, nhưng rồi cũng chiều ý Thành Long ra cùng Ðại Ca trình diễn điệu Cha Cha Cha vô cùng đẹp mắt. Sau đó Thành Long lại mời Dương Thụ Thành, chủ một công ty giải trí lớn ra khiêu vũ, Hoắc Văn Hy là bạn vũ của ông. Nhảy với Lâm Phụng Kiều xong, Thành Long lại mời ca sĩ trẻ Dung Tổ Nhi. Có thể vì đã ngà ngà say, Thành Long vừa nhảy vừa chỉ vào Lâm Phụng Kiều nói: “Kia là Ðệ nhất Long Tẩu”, sau đó chỉ vào Dung Tổ Nhi đang khiêu vũ với mình: “Ðây là Ðệ nhị Long tẩu”, khiến cho Dung Tổ Nhi mắc cỡ, vội quay về chỗ ngồi.
Mừng sinh nhật bằng tiền
Khi cắt bánh sinh nhật, Thành Long nói lên ước nguyện của mình là thế giới hòa bình và luôn luôn có đủ điều kiện để giúp đỡ những kẻ cần giúp đỡ. Anh nói, sinh nhật đối với anh không có ý nghĩa gì. Mỗi khi đến ngày sinh nhật nhiều bạn bè thường tặng quà sinh nhật. Anh cho rằng điều đó không cần thiết. Bởi vậy, trong buổi party hôm đó anh chuẩn bị sẵn một hộp gỗ, kêu gọi bạn bè nếu muốn mừng sinh nhật cho anh cứ bỏ tiền vào đó. “Ða đa ích thiện” (càng nhiều càng tốt). Kế đó một nhân viên khách sạn mang cái hộp đến cho mọi người bỏ “quà sinh nhật”. Kết quả thu được 150 ngàn đồng tiền Hương Cảng. Lúc đó Thành Long nhảy lên sân khấu nói với mọi người: “Hy vọng những ngày sinh nhật tới các bạn mừng sinh nhật cho tôi bằng tiền tốt hơn là lễ vật. Bởi vì sau khi nhận được “tiền mừng” của các bạn, tôi sẽ mang đến giúp đỡ trẻ mồ côi ở Tân Cương. Tại đó, một ngàn đồng có thể giúp cho mỗi sinh viên Tân Cương đóng một năm học phí, một trăm đồng có thể giúp mỗi học sinh tiểu học đóng một năm học phí. Với số tiền các bạn vừa mừng sinh nhật tôi tối hôm nay, có thể giúp 150 sinh viên Tân Cương đóng học phí trong một năm, hoặc giúp 1500 học sinh tiểu học đóng học phí trong một năm. Bởi vậy, những năm tới hy vọng các bạn mừng sinh nhật tôi bằng tiền tốt hơn là tặng phẩm”.
Con trai Thành Long
Thành Long còn vui vẻ nói, party mừng sinh nhật hôm nay ngoài làm việc thiện, còn có cơ hội gặp lại bạn bè cùng nhau ca hát. Tối hôm đó Ðại Ca đã hát song ca hoặc tam tứ ca với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi, hoặc với các ca sĩ trẻ. Cuối cùng, Thành Long cùng con trai là Phòng Tổ Minh song ca bài Bất Tri Bất Giác là ca khúc chàng sáng tác năm 14 tuổi. Trong khi hát, Tổ Minh đệm đàn ghi ta.
Khi có người hỏi Tổ Minh tặng thân phụ món quà sinh nhật gì? Chàng trả lời: “Ông già không thiếu gì, nên không biết tặng gì”. Thành Long thì nói, con trai không mua gì tặng Ðại Ca, vì con trai không nhớ ngày sinh của Ðại Ca, Thành Long cũng không nhớ ngày sinh của con. Cha con mà mỗi năm chỉ nhớ nhau vào dịp sinh nhật thì không ra gì cả.
Do công việc quay phim bận rộn, Thành Long trước đây ít có cơ hội gần gũi vợ con, nhưng anh rất quan tâm đến chuyện giáo dục con trai. Ðiều đó thể hiện rõ trong những lời anh phát biểu khi lên nhận phần thưởng Thành Tựu Suốt Ðời của giải Kim Tượng Hương Cảng lần thứ 24 vừa rồi qua câu nói: “Những lời sau đây xin nói với Phòng tiên sinh, năm nay không được giải cũng không hề gì, bởi vì có thể sang năm lại đoạt giải. Bản thân tôi phải trải qua 30 năm mới đoạt được giải này. Trong khi làm việc phải cần cù, không thể đến muộn về sớm . . .” Câu nói đó có vẻ khách sáo, nhưng vô cùng thân thiết.
Con trai Thành Long trước kia tên là Trần Tổ Minh, gần đây được “nhận tổ quy tôn”, sửa lại thành Phòng Tổ Minh. Lý do vì năm xưa ông nội Tổ Minh từ Trung Quốc tị nạn qua Hương Cảng, phải mượn họ Trần của người khác.
Năm nay Phòng Tổ Minh 23 tuổi. Chàng chính chức bước vào con đường nghệ thuật ca nhạc và điện ảnh 3 năm về trước. Thuở còn thơ, Thành Long đã cho Tổ Minh học âm nhạc với nhạc sĩ nổi tiếng Ðài Loan là Lý Tôn Phụng. Tháng 05-2004, Tổ Minh đã phát hành đĩa hát đầu tiên trong đó 80% số bài hát do chàng sáng tác. Trong CD này, bài Bốn Bức Tường Nhân Tạo kể hết nỗi lòng ước ao tự do của Tổ Minh vì chàng cảm thấy cha mẹ và thầy giáo dạy nhạc luôn luôn bảo vệ mình, trói buộc anh vào một khuôn khổ nhất định, khiến cho chàng cảm thấy không được tự do.
Nghe xong bài hát, Thành Long mắng con: “Thằng con bất hiếu, cha đối với con tốt như vậy, con còn nói cha là bức tường nhân tạo”. Sau đó, Thành Long trả lại “tự do” cho con trai. Ðược “tự do” rồi, Tổ Minh không muốn nhờ uy tín của cha, nhưng khi diễn xuất trong phim ø Thiên Cơ Biến - Ðại Chiến Hoa Ðô vẫn phải nhờ cha Tổ Minh mới được thủ vai chính.
Từ nhỏ, Tổ Minh ít có cơ hội gặp cha, thỉnh thoảng mới gặp nhau một lần không quá 10 tiếng đồng hồ, kể cả giấc ngủ, vì Thành Long vô cùng bận rộn ở phim trường, mỗi lần về nhà chỉ được một thời gian ngắn. Tình cha con chỉ được thể hiện qua điện thoại. Một lần Tổ Minh tâm sự: “Sự liên lạc giữa hai cha con tôi vô cùng thú vị. Tôi thì không biết bao giờ ổng rảnh, nên đành phải chờ điện thoại của ổng gọi về. Tuy vậy cha tôi có thói quen bất cứ ở đâu, trước khi đi ngủ ổng đều gọi điện thoại về cho mẹ con tôi.”
Do ít khi được gặp cha nên mỗi lần được ở bên cạnh cha, Tổ Minh cố tận hưởng những giây phút quý báu đó. Thời buổi này con cái đi du lịch với cha mẹ là chuyện thường tình, nhưng đối với Tổ Minh, điều này vô cùng quan trọng và không sao quên được. Năm 19 tuổi, lần đầu tiên chàng có dịp đi chơi xa với cha mẹ. Chàng tâm sự: “Tôi không ngờ lần đó ổng hứa cho đi du lịch Nhật Bản. Lúc đầu tôi tưởng ổng nói đùa bởi vì 19 năm nay ổng đã nói nhiều lần, nhưng không thực hiện. Lúc nghe ông nói tôi chỉ 'ừ'một tiếng cho xong chuyện, ai ngờ lần này được đi thật. Tuy chỉ có ba ngày, lại đi cùng nhân viên của ổng, tôi vẫn thích thú và có cảm giác kỳ lạ. Khi ở Nhật, ổng không đi làm, 6 giờ sáng đã thức dậy. Khi mở cửa phòng, tôi thấy ổng ngồi uống nước cam và đọc báo. Tôi thầm nghĩ 'Tại sao ông già hôm nay không đi làm', nhưng ổng lại hỏi tôi: 'Hôm nay con thích đi chơi đâu, ăn gì?'. Sau đó cha mẹ đưa tôi đến một nhà hàng cho tôi lựa chọn thức ăn. Tôi chưa bao giờ sung sướng như lúc đó vì cả nhà tôi chưa bao giờ ngồi ăn chung một bàn như vậy. Lúc ở Hương Cảng, những lúc cha tôi điện thoại về nhà gọi mẹ tôi đi ăn cơm, mặc dù lần nào cũng có bốn năm chục người toàn là huynh đệ và nhân viên của ổng. Ăn xong cha tôi lại đi, nhưng mẹ tôi vẫn vui vẻ và sung sướng vô cùng”.
Lâm Phụng Kiều vốn là nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng của Ðài Loan, sau khi yêu rồi chung sống với Thành Long, Long Tẩu bỏ hết sự nghiệp điện ảnh, tình nguyện núp sau bóng Thành Long để săn sóc đứa con chung của hai người. Sau 17 năm chung sống Thành Long mới công bố Lâm Phụng Kiều là vợ và Tổ Minh là con trai. Ðối với Tổ Minh, Lâm Phụng Kiều là một người mẹ vĩ đại. Chàng từng tâm nguyện, sau này lấy vợ sẽ cố gắng kiếm một người con gái đức độ như mẹ mình. Tổ Minh còn nhớ có lần chàng từ Los Angeles đi qua tiểu bang Virginia để học, trước khi lên máy bay, mẹ đưa cho chàng một lá thư. Ðọc xong lá thư, chàng cảm động nước mắt tuôn trào. Lá thư có nội dung như sau: “Con đã lớn rồi, con là niềm vui duy nhất của mẹ . . . Một ngày nào đó mẹ sẽ ra đi, mẹ mong con truyền lại cho thệ hệ mai sau những gì mẹ đã dạy bảo con”. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến chuyện này, Tổ Minh vẫn không cầm được nước mắt.
Thành Long vốn là một “anh hùng hảo hán”, ít quan tâm đến chuyện nhà, nhưng gần đây lại chuyển thành một “Family Man”, không những là một tài tử nổi tiếng thế giới, còn là một người đàn ông mô phạm “cải tà quy chính”. Gần đây, trong một lần trả lời ký giả trên một chương trình truyền hình, anh đã khóc lóc thảm thiết, phải cầm khăn giấy lau nước mắt. Thì ra khi trả lời Thành Long bỗng nhớ đến thân mẫu đã qua đời. Nhắc đến mẹ, Ðại Ca vô cùng ân hận lúc mẹ lâm chung vì bận đóng phim Ðại Ca không chịu về với mẹ ngay, mãi hai ba ngày sau mới về nhà dự tang lễ mẹ. Ðó là điều Thành Long đau khổ nhất trong đời.
Bể bơi trên lầu 11 khách sạn Quân Duyệt chỉ chứa khoảng 130 người, nhưng quan khách và bạn bè đến dự đông hơn con số đó nhiều. Các nghệ sĩ nổi tiếng Hương Cảng như Tạ Hiền, Ðịch Ba Lạp, Thẩm Ðiện Hạ, Khương Ðại Vệ, Từ Tiểu Minh, Dư An An, Mạc Văn Úy, Lâm Kiến Nhạc, Hà Siêu Quỳnh, Tạ Ðình Phong, Dung Tổ Nhi, Phùng Ðức Luân đã đến dự chúc mừng ngày sinh nhật của Ðại Ca.
Giấy mời quan khách và bạn bè là 8 giờ tối nhưng mới khoảng 6 giờ, đã có nhiều ký giả và phó nhòm tụ tập phía ngoài cửa khách sạn Quân Duyệt. Việc bảo vệ cho buổi party tổ chức tại bể bơi trên lầu 11 vô cùng cẩn mật. Khách trọ ở trong khách sạn lên xuống thang máy đều phải xuất trình giấy tờ. Phiá ngoài bể bơi cũng có bảo vệ canh gác.
Ngoài nhân vật quan trọng của buổi party này là Thành Long, phu nhân của Ðại Ca là Lâm Phụng Kiều (Long Tẩu) cũng được đám ký giả và mấy ông phó nhòm đặc biệt chú ý đến. Nhưng “Long Tẩu” (Chị Long) đã đi vào con đường đặc biệt nên thoát khỏi sự bao vây của đám người này.
Tiệc BBQ bắt đầu từ 9 giờ tối. Sau khi ăn một ít thức ăn, Thành Long lần lượt đi chuyện trò và chụp hình với bạn bè. Ðồ nướng thơm phức nhắm với rượu chát đã khiến cho mọi người ăn uống no say, hát hò vui vẻ.
Trong lúc mọi người cười nói, Trần Tự Cường yêu cầu bạn bè nói rõ một lý do tại sao họ mến thích Thành Long. Lương Lý Thiếu Hạ, một trong những bạn thân của Thành Long nói rằng chị thích Thành Long vì anh là người chung thủy. Có người hỏi lại: “Chung thủy với điện ảnh phải không?”. Mọi người cười ầm lên, Ðại Ca vẫn thản nhiên, vội vàng kéo “Long Tẩu” ra sàn nhảy. Lúc đầu Lâm Phụng Kiều không muốn ra, nhưng rồi cũng chiều ý Thành Long ra cùng Ðại Ca trình diễn điệu Cha Cha Cha vô cùng đẹp mắt. Sau đó Thành Long lại mời Dương Thụ Thành, chủ một công ty giải trí lớn ra khiêu vũ, Hoắc Văn Hy là bạn vũ của ông. Nhảy với Lâm Phụng Kiều xong, Thành Long lại mời ca sĩ trẻ Dung Tổ Nhi. Có thể vì đã ngà ngà say, Thành Long vừa nhảy vừa chỉ vào Lâm Phụng Kiều nói: “Kia là Ðệ nhất Long Tẩu”, sau đó chỉ vào Dung Tổ Nhi đang khiêu vũ với mình: “Ðây là Ðệ nhị Long tẩu”, khiến cho Dung Tổ Nhi mắc cỡ, vội quay về chỗ ngồi.
Mừng sinh nhật bằng tiền
Khi cắt bánh sinh nhật, Thành Long nói lên ước nguyện của mình là thế giới hòa bình và luôn luôn có đủ điều kiện để giúp đỡ những kẻ cần giúp đỡ. Anh nói, sinh nhật đối với anh không có ý nghĩa gì. Mỗi khi đến ngày sinh nhật nhiều bạn bè thường tặng quà sinh nhật. Anh cho rằng điều đó không cần thiết. Bởi vậy, trong buổi party hôm đó anh chuẩn bị sẵn một hộp gỗ, kêu gọi bạn bè nếu muốn mừng sinh nhật cho anh cứ bỏ tiền vào đó. “Ða đa ích thiện” (càng nhiều càng tốt). Kế đó một nhân viên khách sạn mang cái hộp đến cho mọi người bỏ “quà sinh nhật”. Kết quả thu được 150 ngàn đồng tiền Hương Cảng. Lúc đó Thành Long nhảy lên sân khấu nói với mọi người: “Hy vọng những ngày sinh nhật tới các bạn mừng sinh nhật cho tôi bằng tiền tốt hơn là lễ vật. Bởi vì sau khi nhận được “tiền mừng” của các bạn, tôi sẽ mang đến giúp đỡ trẻ mồ côi ở Tân Cương. Tại đó, một ngàn đồng có thể giúp cho mỗi sinh viên Tân Cương đóng một năm học phí, một trăm đồng có thể giúp mỗi học sinh tiểu học đóng một năm học phí. Với số tiền các bạn vừa mừng sinh nhật tôi tối hôm nay, có thể giúp 150 sinh viên Tân Cương đóng học phí trong một năm, hoặc giúp 1500 học sinh tiểu học đóng học phí trong một năm. Bởi vậy, những năm tới hy vọng các bạn mừng sinh nhật tôi bằng tiền tốt hơn là tặng phẩm”.
Con trai Thành Long
Thành Long còn vui vẻ nói, party mừng sinh nhật hôm nay ngoài làm việc thiện, còn có cơ hội gặp lại bạn bè cùng nhau ca hát. Tối hôm đó Ðại Ca đã hát song ca hoặc tam tứ ca với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi, hoặc với các ca sĩ trẻ. Cuối cùng, Thành Long cùng con trai là Phòng Tổ Minh song ca bài Bất Tri Bất Giác là ca khúc chàng sáng tác năm 14 tuổi. Trong khi hát, Tổ Minh đệm đàn ghi ta.
Khi có người hỏi Tổ Minh tặng thân phụ món quà sinh nhật gì? Chàng trả lời: “Ông già không thiếu gì, nên không biết tặng gì”. Thành Long thì nói, con trai không mua gì tặng Ðại Ca, vì con trai không nhớ ngày sinh của Ðại Ca, Thành Long cũng không nhớ ngày sinh của con. Cha con mà mỗi năm chỉ nhớ nhau vào dịp sinh nhật thì không ra gì cả.
Do công việc quay phim bận rộn, Thành Long trước đây ít có cơ hội gần gũi vợ con, nhưng anh rất quan tâm đến chuyện giáo dục con trai. Ðiều đó thể hiện rõ trong những lời anh phát biểu khi lên nhận phần thưởng Thành Tựu Suốt Ðời của giải Kim Tượng Hương Cảng lần thứ 24 vừa rồi qua câu nói: “Những lời sau đây xin nói với Phòng tiên sinh, năm nay không được giải cũng không hề gì, bởi vì có thể sang năm lại đoạt giải. Bản thân tôi phải trải qua 30 năm mới đoạt được giải này. Trong khi làm việc phải cần cù, không thể đến muộn về sớm . . .” Câu nói đó có vẻ khách sáo, nhưng vô cùng thân thiết.
Con trai Thành Long trước kia tên là Trần Tổ Minh, gần đây được “nhận tổ quy tôn”, sửa lại thành Phòng Tổ Minh. Lý do vì năm xưa ông nội Tổ Minh từ Trung Quốc tị nạn qua Hương Cảng, phải mượn họ Trần của người khác.
Năm nay Phòng Tổ Minh 23 tuổi. Chàng chính chức bước vào con đường nghệ thuật ca nhạc và điện ảnh 3 năm về trước. Thuở còn thơ, Thành Long đã cho Tổ Minh học âm nhạc với nhạc sĩ nổi tiếng Ðài Loan là Lý Tôn Phụng. Tháng 05-2004, Tổ Minh đã phát hành đĩa hát đầu tiên trong đó 80% số bài hát do chàng sáng tác. Trong CD này, bài Bốn Bức Tường Nhân Tạo kể hết nỗi lòng ước ao tự do của Tổ Minh vì chàng cảm thấy cha mẹ và thầy giáo dạy nhạc luôn luôn bảo vệ mình, trói buộc anh vào một khuôn khổ nhất định, khiến cho chàng cảm thấy không được tự do.
Nghe xong bài hát, Thành Long mắng con: “Thằng con bất hiếu, cha đối với con tốt như vậy, con còn nói cha là bức tường nhân tạo”. Sau đó, Thành Long trả lại “tự do” cho con trai. Ðược “tự do” rồi, Tổ Minh không muốn nhờ uy tín của cha, nhưng khi diễn xuất trong phim ø Thiên Cơ Biến - Ðại Chiến Hoa Ðô vẫn phải nhờ cha Tổ Minh mới được thủ vai chính.
Từ nhỏ, Tổ Minh ít có cơ hội gặp cha, thỉnh thoảng mới gặp nhau một lần không quá 10 tiếng đồng hồ, kể cả giấc ngủ, vì Thành Long vô cùng bận rộn ở phim trường, mỗi lần về nhà chỉ được một thời gian ngắn. Tình cha con chỉ được thể hiện qua điện thoại. Một lần Tổ Minh tâm sự: “Sự liên lạc giữa hai cha con tôi vô cùng thú vị. Tôi thì không biết bao giờ ổng rảnh, nên đành phải chờ điện thoại của ổng gọi về. Tuy vậy cha tôi có thói quen bất cứ ở đâu, trước khi đi ngủ ổng đều gọi điện thoại về cho mẹ con tôi.”
Do ít khi được gặp cha nên mỗi lần được ở bên cạnh cha, Tổ Minh cố tận hưởng những giây phút quý báu đó. Thời buổi này con cái đi du lịch với cha mẹ là chuyện thường tình, nhưng đối với Tổ Minh, điều này vô cùng quan trọng và không sao quên được. Năm 19 tuổi, lần đầu tiên chàng có dịp đi chơi xa với cha mẹ. Chàng tâm sự: “Tôi không ngờ lần đó ổng hứa cho đi du lịch Nhật Bản. Lúc đầu tôi tưởng ổng nói đùa bởi vì 19 năm nay ổng đã nói nhiều lần, nhưng không thực hiện. Lúc nghe ông nói tôi chỉ 'ừ'một tiếng cho xong chuyện, ai ngờ lần này được đi thật. Tuy chỉ có ba ngày, lại đi cùng nhân viên của ổng, tôi vẫn thích thú và có cảm giác kỳ lạ. Khi ở Nhật, ổng không đi làm, 6 giờ sáng đã thức dậy. Khi mở cửa phòng, tôi thấy ổng ngồi uống nước cam và đọc báo. Tôi thầm nghĩ 'Tại sao ông già hôm nay không đi làm', nhưng ổng lại hỏi tôi: 'Hôm nay con thích đi chơi đâu, ăn gì?'. Sau đó cha mẹ đưa tôi đến một nhà hàng cho tôi lựa chọn thức ăn. Tôi chưa bao giờ sung sướng như lúc đó vì cả nhà tôi chưa bao giờ ngồi ăn chung một bàn như vậy. Lúc ở Hương Cảng, những lúc cha tôi điện thoại về nhà gọi mẹ tôi đi ăn cơm, mặc dù lần nào cũng có bốn năm chục người toàn là huynh đệ và nhân viên của ổng. Ăn xong cha tôi lại đi, nhưng mẹ tôi vẫn vui vẻ và sung sướng vô cùng”.
Lâm Phụng Kiều vốn là nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng của Ðài Loan, sau khi yêu rồi chung sống với Thành Long, Long Tẩu bỏ hết sự nghiệp điện ảnh, tình nguyện núp sau bóng Thành Long để săn sóc đứa con chung của hai người. Sau 17 năm chung sống Thành Long mới công bố Lâm Phụng Kiều là vợ và Tổ Minh là con trai. Ðối với Tổ Minh, Lâm Phụng Kiều là một người mẹ vĩ đại. Chàng từng tâm nguyện, sau này lấy vợ sẽ cố gắng kiếm một người con gái đức độ như mẹ mình. Tổ Minh còn nhớ có lần chàng từ Los Angeles đi qua tiểu bang Virginia để học, trước khi lên máy bay, mẹ đưa cho chàng một lá thư. Ðọc xong lá thư, chàng cảm động nước mắt tuôn trào. Lá thư có nội dung như sau: “Con đã lớn rồi, con là niềm vui duy nhất của mẹ . . . Một ngày nào đó mẹ sẽ ra đi, mẹ mong con truyền lại cho thệ hệ mai sau những gì mẹ đã dạy bảo con”. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến chuyện này, Tổ Minh vẫn không cầm được nước mắt.
Thành Long vốn là một “anh hùng hảo hán”, ít quan tâm đến chuyện nhà, nhưng gần đây lại chuyển thành một “Family Man”, không những là một tài tử nổi tiếng thế giới, còn là một người đàn ông mô phạm “cải tà quy chính”. Gần đây, trong một lần trả lời ký giả trên một chương trình truyền hình, anh đã khóc lóc thảm thiết, phải cầm khăn giấy lau nước mắt. Thì ra khi trả lời Thành Long bỗng nhớ đến thân mẫu đã qua đời. Nhắc đến mẹ, Ðại Ca vô cùng ân hận lúc mẹ lâm chung vì bận đóng phim Ðại Ca không chịu về với mẹ ngay, mãi hai ba ngày sau mới về nhà dự tang lễ mẹ. Ðó là điều Thành Long đau khổ nhất trong đời.
Ðại Nhạc Hội Thời Báo Gây Quỹ 2005
Quỹ cộng đồng TB sẽ tổ chức đêm đại nhạc hội gây quỹ từ thiện tại The Toronto Centre for The Arts, một sân khấu sang trọng, sức chứa 1,700 ghế, nơi trung tâm ASIA thu hình những năm trước đây.
Ðại nhạc hội Thời Báo là đêm văn nghệ quy tựu thành phần ca sĩ hùng hậu:
- Lương Tùng Quang
- Carol Kim
- Quang Lê
- Tâm Ðoan
- Bằng Kiều
- Thu Phương
- Hồ Lệ Thu
- Ngọc Huyền
- Hoài Linh
- Chí Tài
Ðiều khiển chương trình: nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Phần nhạc cho ban nhạc Liberty đảm trách.
Ðại Nhạc Hội Thời Báo Gây Quỹ, được tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2005 từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya.
Ghế có ghi số ghế cố định. Quý vị có thể mua vé ngay bây giờ tại tòa soạn TB hoặc qua điện thoại 416-925-8607.
Quỹ cộng đồng TB sẽ tổ chức đêm đại nhạc hội gây quỹ từ thiện tại The Toronto Centre for The Arts, một sân khấu sang trọng, sức chứa 1,700 ghế, nơi trung tâm ASIA thu hình những năm trước đây.
Ðại nhạc hội Thời Báo là đêm văn nghệ quy tựu thành phần ca sĩ hùng hậu:
- Lương Tùng Quang
- Carol Kim
- Quang Lê
- Tâm Ðoan
- Bằng Kiều
- Thu Phương
- Hồ Lệ Thu
- Ngọc Huyền
- Hoài Linh
- Chí Tài
Ðiều khiển chương trình: nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Phần nhạc cho ban nhạc Liberty đảm trách.
Ðại Nhạc Hội Thời Báo Gây Quỹ, được tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2005 từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya.
Ghế có ghi số ghế cố định. Quý vị có thể mua vé ngay bây giờ tại tòa soạn TB hoặc qua điện thoại 416-925-8607.
[color=red][size=18][b]Ca sĩ Nhật Trường bị ung thư
12-4-2005
Ca sĩ Nhật Trường bị ung thư phổi
Ca sĩ Nhật Trường, hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, 62 tuổi, chuyên sáng tác và trình bày các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng Hoà, trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam vừa qua, hiện bị ung thư phổi tại Little Saigon, Westminster, Nam California, nơi ca nhạc sĩ tài hoa này đã đến định cư từ năm 1993.
Theo ca nhạc sĩ Thanh Toàn, con trai của Nhật Trường, trong một cuộc phỏng vấn điện đàm chiều 10-4, xác nhận rằng bệnh ung thư phổi này đã được các bác sĩ tại bệnh viện địa phương Fountain Valley tìm ra cách đây “vài tháng”, và Nhật Trường đã được chăm sóc tại bệnh viện, khi đỡ, thì về nhà điều trị tiếp, và trong cuộc phỏng vấn này, thì Nhật Trường đang được chăm sóc tại nhà.
Theo Thanh Toàn, hiện chăm sóc cho Nhật Trường, cùng với nữ ca sĩ Mỹ Lan, là vợ Nhật Trường, thì tình trạng sức khoẻ của Nhật Trường “thường lên xuống bất thường” và “nói năng khá vất vả, nếu không muốn nói là nhiều khi không thể nói được và chỉ làm dấu”, sau khi đã bị sụt cân quan trọng.
Thanh Toàn cũng tránh nói đến sự tác hại của căn bệnh ung thư phổi này đối với Nhật Trường hiện nay ra sao, mà chỉ chịu cho biết rằng “bệnh viện và gia đình đều đang cố gắng chữa cho Nhật Trường, được đến mức nào tốt chừng nấy...”
Ca sĩ Nhật Trường sanh tại Phan Thiết ngày 12-6-1944, tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác các bài như: Anh không chết đâu anh, Tâm sự người lính trẻ, Người yêu của lính, Trên Ðỉnh mùa Ðông, Mùa Ðông của anh, Người ở lại Charlie, Ðồn vắng chiều Xuân, Tình Thiên Thu, Màu mũ anh, màu áo em, Rừng lá thấp, Ðám cưới đầu Xuân, Không bao giờ ngăn cách,... là các bài hát được phổ biến rộng rãi khắp miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Nhật Trường bị kẹt lại vào năm 1975 cho đến năm 1993 mới đến được Hoa Kỳ, và ngay sau đó đã lập ra Trung tâm Nhật Trường Productions, tái phát hành các bài hát tiêu biểu về lính của Trần Thiện Thanh, tính chung ra đã phát hành được gần 20 CD và DVD, trong đó có DVD “Trên Ðỉnh mùa Ðông”, kể về sự hy sinh dũng cảm của Ðại Uý Nguyễn Văn Ðương,...
Nhật Trường đã từ giã sân khấu cách đây vài năm, tuy nhiên sẵn sàng xuất hiện trong các cuộc họp mặt của các cựu chiến binh VNCH, tại Hoa Kỳ.
Ca sĩ Nhật Trường bị ung thư phổi
Ca sĩ Nhật Trường, hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, 62 tuổi, chuyên sáng tác và trình bày các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng Hoà, trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam vừa qua, hiện bị ung thư phổi tại Little Saigon, Westminster, Nam California, nơi ca nhạc sĩ tài hoa này đã đến định cư từ năm 1993.
Theo ca nhạc sĩ Thanh Toàn, con trai của Nhật Trường, trong một cuộc phỏng vấn điện đàm chiều 10-4, xác nhận rằng bệnh ung thư phổi này đã được các bác sĩ tại bệnh viện địa phương Fountain Valley tìm ra cách đây “vài tháng”, và Nhật Trường đã được chăm sóc tại bệnh viện, khi đỡ, thì về nhà điều trị tiếp, và trong cuộc phỏng vấn này, thì Nhật Trường đang được chăm sóc tại nhà.
Theo Thanh Toàn, hiện chăm sóc cho Nhật Trường, cùng với nữ ca sĩ Mỹ Lan, là vợ Nhật Trường, thì tình trạng sức khoẻ của Nhật Trường “thường lên xuống bất thường” và “nói năng khá vất vả, nếu không muốn nói là nhiều khi không thể nói được và chỉ làm dấu”, sau khi đã bị sụt cân quan trọng.
Thanh Toàn cũng tránh nói đến sự tác hại của căn bệnh ung thư phổi này đối với Nhật Trường hiện nay ra sao, mà chỉ chịu cho biết rằng “bệnh viện và gia đình đều đang cố gắng chữa cho Nhật Trường, được đến mức nào tốt chừng nấy...”
Ca sĩ Nhật Trường sanh tại Phan Thiết ngày 12-6-1944, tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác các bài như: Anh không chết đâu anh, Tâm sự người lính trẻ, Người yêu của lính, Trên Ðỉnh mùa Ðông, Mùa Ðông của anh, Người ở lại Charlie, Ðồn vắng chiều Xuân, Tình Thiên Thu, Màu mũ anh, màu áo em, Rừng lá thấp, Ðám cưới đầu Xuân, Không bao giờ ngăn cách,... là các bài hát được phổ biến rộng rãi khắp miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Nhật Trường bị kẹt lại vào năm 1975 cho đến năm 1993 mới đến được Hoa Kỳ, và ngay sau đó đã lập ra Trung tâm Nhật Trường Productions, tái phát hành các bài hát tiêu biểu về lính của Trần Thiện Thanh, tính chung ra đã phát hành được gần 20 CD và DVD, trong đó có DVD “Trên Ðỉnh mùa Ðông”, kể về sự hy sinh dũng cảm của Ðại Uý Nguyễn Văn Ðương,...
Nhật Trường đã từ giã sân khấu cách đây vài năm, tuy nhiên sẵn sàng xuất hiện trong các cuộc họp mặt của các cựu chiến binh VNCH, tại Hoa Kỳ.
Vũ khí hút hồn của 'lục đại tài tử' Hàn Quốc
Jang Dong Gun - người đàn ông đẹp nhất Hàn Quốc
Không chỉ có khả năng diễn xuất chân thực, các nam tài tử Hàn Quốc còn sở hữu ngoại hình đẹp với những đường nét quyến rũ. Vẻ điển trai và nụ cười luôn thường trực chính là một trong những vũ khí giúp các chàng trai xứ Hàn chinh phục fan khắp châu Á.
Won Bin: Môi gợi cảm và mắt gợi tình
Mới 24 tuổi, nhưng từ sau khi bộ phim "Hãy yêu anh" được trình chiếu, Won Bin đã trở thành một trong những diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng nhanh nhất. Đài truyền hình Hàn Quốc đã phong cho anh là "thần tượng mới".
Trước khi học trung học, Won Bin sống ở nông thôn. Năm thứ hai trung học anh tham gia đóng phim. Từ nhỏ, anh mơ được đóng phim, thích chơi bóng rổ và điện tử.
Năm 1995, Won Bin tham gia cuộc thi lựa chọn diễn viên mới của đài truyền hình Hàn Quốc lần thứ nhất. Vì yêu thích nghệ thuật thứ bảy, trong phần thi của mình anh đã trổ hết tài năng. Tự nhận thấy kỹ thuật diễn xuất chưa được rèn luyện bài bản, anh không nhận nhiều phim và ghi tên tham dự lớp học diễn xuất một năm. Nhưng trong giới điện ảnh, kỹ thuật diễn xuất cao hay thấp không phải là yếu tố duy nhất để thành danh. "Vũ khí mê hoặc" của Won Bin chính là làn môi gợi cảm và đôi mắt hút hồn người.
Cha In Pyo: Ánh mắt nặng tình
Khi Hoa lửa được trình chiếu, Cha In Pyo từ một người không danh tiếng bỗng chốc trở thành tiêu điểm trong mắt hàng nghìn người. Thành công đến quá nhanh, Cha In Pyo đã gặp phải khó khăn khi đón nhận nó.
Ngay từ nhỏ, Cha In Pyo đã muốn theo nghề diễn, nhưng người nhà lại mong anh kế tục công ty Hải Vận của cha. Dù vậy, anh cũng không thể cưỡng lại sự cuốn hút từ ánh sáng và sàn quay. Ghi danh vào lớp đào tạo diễn viên đài MBC, Cha In Pyo không ngừng cố gắng trong sự nghiệp và đã hoàn thành tâm nguyện. Nhưng phải cho đến phim Tình yêu trong sáng, Cha In Pyo mới thực sự tỏa sáng.
Phụ nữ Hàn Quốc kháo nhau rằng, khi cùng Cha In Pyo đi chơi lễ Tình nhân, có thể anh không nói lời nào, nhưng đôi mắt nặng tình của anh còn hơn cả nghìn lời.
Năm 1997, trong liên hoan phim Thanh Long lớn nhất Hàn Quốc, Jang Dong Gun giành giải Diễn viên xuất sắc. 25 tuổi, anh là người trẻ nhất trong số diễn viên đoạt giải. Năm ngoái, đài MBC mời 100 người nổi tiếng tới cuộc bình chọn trực tiếp Minh tinh được yêu mến nhất, và Jang Dong Gun đoạt danh hiệu Người đàn ông đẹp nhất Hàn Quốc với đa số phiếu. Sau đó, trong một cuộc điều tra từ các thiếu nữ xứ Hàn, Jang Dong Gun được xem là Người mặc trang phục đẹp nhất, Nghệ sĩ nhiều người muốn hôn nhất.
Jang Dong Gun - người đàn ông đẹp nhất Hàn Quốc
Không chỉ có khả năng diễn xuất chân thực, các nam tài tử Hàn Quốc còn sở hữu ngoại hình đẹp với những đường nét quyến rũ. Vẻ điển trai và nụ cười luôn thường trực chính là một trong những vũ khí giúp các chàng trai xứ Hàn chinh phục fan khắp châu Á.
Won Bin: Môi gợi cảm và mắt gợi tình
Mới 24 tuổi, nhưng từ sau khi bộ phim "Hãy yêu anh" được trình chiếu, Won Bin đã trở thành một trong những diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng nhanh nhất. Đài truyền hình Hàn Quốc đã phong cho anh là "thần tượng mới".
Trước khi học trung học, Won Bin sống ở nông thôn. Năm thứ hai trung học anh tham gia đóng phim. Từ nhỏ, anh mơ được đóng phim, thích chơi bóng rổ và điện tử.
Năm 1995, Won Bin tham gia cuộc thi lựa chọn diễn viên mới của đài truyền hình Hàn Quốc lần thứ nhất. Vì yêu thích nghệ thuật thứ bảy, trong phần thi của mình anh đã trổ hết tài năng. Tự nhận thấy kỹ thuật diễn xuất chưa được rèn luyện bài bản, anh không nhận nhiều phim và ghi tên tham dự lớp học diễn xuất một năm. Nhưng trong giới điện ảnh, kỹ thuật diễn xuất cao hay thấp không phải là yếu tố duy nhất để thành danh. "Vũ khí mê hoặc" của Won Bin chính là làn môi gợi cảm và đôi mắt hút hồn người.
Cha In Pyo: Ánh mắt nặng tình
Khi Hoa lửa được trình chiếu, Cha In Pyo từ một người không danh tiếng bỗng chốc trở thành tiêu điểm trong mắt hàng nghìn người. Thành công đến quá nhanh, Cha In Pyo đã gặp phải khó khăn khi đón nhận nó.
Ngay từ nhỏ, Cha In Pyo đã muốn theo nghề diễn, nhưng người nhà lại mong anh kế tục công ty Hải Vận của cha. Dù vậy, anh cũng không thể cưỡng lại sự cuốn hút từ ánh sáng và sàn quay. Ghi danh vào lớp đào tạo diễn viên đài MBC, Cha In Pyo không ngừng cố gắng trong sự nghiệp và đã hoàn thành tâm nguyện. Nhưng phải cho đến phim Tình yêu trong sáng, Cha In Pyo mới thực sự tỏa sáng.
Phụ nữ Hàn Quốc kháo nhau rằng, khi cùng Cha In Pyo đi chơi lễ Tình nhân, có thể anh không nói lời nào, nhưng đôi mắt nặng tình của anh còn hơn cả nghìn lời.
Năm 1997, trong liên hoan phim Thanh Long lớn nhất Hàn Quốc, Jang Dong Gun giành giải Diễn viên xuất sắc. 25 tuổi, anh là người trẻ nhất trong số diễn viên đoạt giải. Năm ngoái, đài MBC mời 100 người nổi tiếng tới cuộc bình chọn trực tiếp Minh tinh được yêu mến nhất, và Jang Dong Gun đoạt danh hiệu Người đàn ông đẹp nhất Hàn Quốc với đa số phiếu. Sau đó, trong một cuộc điều tra từ các thiếu nữ xứ Hàn, Jang Dong Gun được xem là Người mặc trang phục đẹp nhất, Nghệ sĩ nhiều người muốn hôn nhất.
Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh
Friday, April 15, 2005 Nguyễn Đình Tòan
Mấy hôm gần đây, đọc báo và nghe trên các đài phát thanh, người ta được tin nhạc sĩ Trần Thiên Thanh tức ca sĩ Nhật Trường, bị đau khá nặng. Mọi người cầu chúc cho ông mau bình phục. Cùng một lúc nhiều ca khúc của ông, do chính ông và nhiều ca sĩ khác hát, đã được truyền trên các làn sóng điện và trích dẫn nhắc nhở trên báo chí như một cách mọi người bầy tỏ cảm tình đối với ông.
Sự việc có lẽ cũng giải thích vì sao, cách đây không bao lâu, Nhật Trường đã có một buổi trình diễn được ông gọi là để “từ biệt khán giả sau 40 năm ca hát”.
Có người thắc mắc hỏi tại sao tự nhiên ông lại muốn ngưng hát ? Nhật Trường đã cười cười, bảo rằng, già rồi, không muốn hát nữa. Nhưng người ta cho rằng Nhật Trường không muốn hát nữa là vì không muốn hát nữa chứ không phải vì già. Ngày nay, mới ở tuổi ngoài 60 mươi, chưa thể gọi là già được.
Nhật Trường hẳn có những lý do riêng khi quyết định không hát nữa. Khán giả ái mộ ông, khi ấy, chỉ cảm thấy buồn vì thấy như đang trong một cuộc họp mặt, đã có người đứng lên, bỏ về, đó là dấu hiệu của cuộc vui sắp tàn, hay ít nhất nó cũng không còn đủ vui để giữ chân người nữa.
Như thế, bây giờ dường như mọi sự đã rõ.
Nhớ lại những ngày khi cuộc chiến Việt Nam đang bước dần sang giai đoạn bi thảm nhất, nào “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nào “Bình Long Anh Dũng”, nào “Đại Lộ Kinh Hoàng”, từ cuộc hội đàm Paris thu dần về trại David [ Tân Sơn Nhất ] thành những cuộc cãi vã ba bè, bốn bên.... Người ta cảm nhận sự tàn lụi sắp sửa cuộc chiến, cảm nhận cái chết gần kề, cái cảm nhận của những con kiến trưôóc cơn bão lụt.
Anh không chết đâu em
Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Chính trong những ngày ấy, Nhật Trường đã đóng góp tiếng hát, đóng góp những sáng tác tiếp sức cho những người cầm súng, cho những người phải khóc cho những người cầm súng, cố đứng vững cho đến ngày cuối cùng. Nhạc của chúng ta trong những ngày ấy, nghe lại mà xem, đã báo trước rằng đó là những ngày cuối cùng :
Ngày mai đi nhận xác chồng
[ Lê Thị Ý- Phạm Duy ]
Chiều đi lên đồi cao
Hát bên những xác người
[ Trịnh Công Sơn ]
Hỡi người chiến sĩ
Đã để lại cái mũ sắt bên bờ lau sậy này
[ Hoàng Trọng- Hoàng Vĩnh Lộc ]
Ngay cả những bài không nói gì tới cái chết, nỗi bơ vơ chất chứa trong nó cũng đủ làm người ta rợn người, bởi vì, rõ ràng là người ta không biết mình rồi sẽ đi về đâu, đúng hơn sẽ trôi giạt đến đâu :
Anh sẽ ra đi về miền cát nóng
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng
[ Phạm Duy ]
Ngoài kia súng nổ
Đốt lửa đêm đen
Tầm đạn thay tiếng em
[ Trúc Phương ]
Phải nói rằng nhạc của chúng ta đã chạm tới niềm tuyệt vọng. Ngay cả khi viện dẫn đến mùa xuân hay tình để cứu vãn chăng nữa, nó vẫn cứ đầy những dư vị đắng cay.
Bên cạnh cái toàn cảnh đen tối đó, nhạc Trần Thiện Thanh vẫn là nhạc của hy vọng, vẫn [ cố ] duy trì những màu sắc tươi sáng :
Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa
.....
Chợt nhớ tới sắc áo hôm nào
em đến thăm gác nhỏ ........
Thư của lính ba lô làm bàn
nên nét chữ không ngay
... nhưng nhớ em thật đầy
Trần Thiện Thanh viết nhiều nhạc lính đến nỗi người ta quên mất ông còn là tác gia của rất nhiều bản tình ca đã có một thời “làm mưa làm gió” trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam.
Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu
Cho từng cơn mưa lũ xoay trong tâm hồn
....
Mây từ đâu đưa đến mờ dấu chân trời
Em, tại sao em đến cho anh yêu vội
Cho một lần yêu cuối là những lẻ loi
Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như anh vừa trách anh
Những lời ca ấy, những lời tỏ tình ấy, một thời người ta có thể tìm thấy trong sổ tay, trong những cuốn sách lưu niệm của nhiều nữ sinh, sinh viên. Nhiều cuộc tình nhờ nhạc của Trần Thiện Thanh đã thành duyên.
Thực ra thì phải nói, nhạc Trần Thiện Thanh không ai hát hay hơn Nhật Trường.
Ông có một giọng ca ngọt ngào, trau chuốt, và vừa đủ lãng mạn để hát những tình khúc của ông, những tình khúc luôn có một vẻ gì đó nửa thật, nửa mộng, dỗ dành, năn nỉ...
Không biết những người lớn lên ở đây và cả ở trong nước, không biết gì về cuộc chiến tranh trên đất nước vừa qua, tìm thấy những gì trong nhạc Trần Thiện Thanh.
Nhưng những người đã chia xẻ với ông thời quê hương “chìm trong lửa khói”, mỗi lần nghe lại nhạc ông, không khỏi có lúc cảm thấy lòng nặng trĩu vì những kỷ niệm u buồn, nhớ lại những ngày Sàigòn nắng mưa cũ, cầu Thị Nghè, đường phố Duy Tân, Cường Để, những buổi sáng, những đêm Sàigòn rung lên vì bị pháo kích...Nhật Trường không hát nữa, nhưng trong tủ nhạc của các đài phát thanh, của những người yêu nhạc, đã đầy ắp tiếng hát của ông, đầy ắp nhạc của ông.
Đối với một nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, cái giây phút quyết định sẽ thôi không tiếp tục công việc trình diễn nữa, quả hết sức quan trọng.
Vì, điều ấy đồng nghĩa với sự chấp nhận thẳng thắn rằng, mình không còn gì [ hơn nữa ] để cống hiến. Điều ấy đòi hỏi một sự sáng suốt và cả sự can đảm nữa. Có thể coi như Trần Thiện Thanh có đủ cả hai điều đó. Nhớ thi hào Tagore có mấy câu thơ đại ý :
Tôi đã nhận được lời mời đi vào cuộc lễ trần gian
Và như thế là đời tôi đã được chúc lành
Phận sự của tôi trong cuộc lễ này
là sử dụng nhạc khí của mình
Và tôi cố hết sức tôi
Xin cảm ơn Nhật Trường.
Cảm ơn Trần Thiện Thanh. Cảm ơn những đóng góp của ông vào một quãng đời chúng ta đã đánh mất. Nhưng cái quãng đời ây cũng sẽ còn mãi trong nhạc của ông.
Sau đây là nguyên văn [ lời ca ] bài “Anh Không Chết Đâu Em” của Trần Thiện Thanh :
Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bông dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi, anh đi
Anh không chết đâu em anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhớ những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện riêng anh,riêng anh
Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất trên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia
lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi tiếng súng sau cùng đó
Anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Không! Anh không, anh không chết đâu em
anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh, cho anh
Nguyễn Đình Toàn
Nguồn: Báo Người Việt
Friday, April 15, 2005 Nguyễn Đình Tòan
Mấy hôm gần đây, đọc báo và nghe trên các đài phát thanh, người ta được tin nhạc sĩ Trần Thiên Thanh tức ca sĩ Nhật Trường, bị đau khá nặng. Mọi người cầu chúc cho ông mau bình phục. Cùng một lúc nhiều ca khúc của ông, do chính ông và nhiều ca sĩ khác hát, đã được truyền trên các làn sóng điện và trích dẫn nhắc nhở trên báo chí như một cách mọi người bầy tỏ cảm tình đối với ông.
Sự việc có lẽ cũng giải thích vì sao, cách đây không bao lâu, Nhật Trường đã có một buổi trình diễn được ông gọi là để “từ biệt khán giả sau 40 năm ca hát”.
Có người thắc mắc hỏi tại sao tự nhiên ông lại muốn ngưng hát ? Nhật Trường đã cười cười, bảo rằng, già rồi, không muốn hát nữa. Nhưng người ta cho rằng Nhật Trường không muốn hát nữa là vì không muốn hát nữa chứ không phải vì già. Ngày nay, mới ở tuổi ngoài 60 mươi, chưa thể gọi là già được.
Nhật Trường hẳn có những lý do riêng khi quyết định không hát nữa. Khán giả ái mộ ông, khi ấy, chỉ cảm thấy buồn vì thấy như đang trong một cuộc họp mặt, đã có người đứng lên, bỏ về, đó là dấu hiệu của cuộc vui sắp tàn, hay ít nhất nó cũng không còn đủ vui để giữ chân người nữa.
Như thế, bây giờ dường như mọi sự đã rõ.
Nhớ lại những ngày khi cuộc chiến Việt Nam đang bước dần sang giai đoạn bi thảm nhất, nào “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nào “Bình Long Anh Dũng”, nào “Đại Lộ Kinh Hoàng”, từ cuộc hội đàm Paris thu dần về trại David [ Tân Sơn Nhất ] thành những cuộc cãi vã ba bè, bốn bên.... Người ta cảm nhận sự tàn lụi sắp sửa cuộc chiến, cảm nhận cái chết gần kề, cái cảm nhận của những con kiến trưôóc cơn bão lụt.
Anh không chết đâu em
Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Chính trong những ngày ấy, Nhật Trường đã đóng góp tiếng hát, đóng góp những sáng tác tiếp sức cho những người cầm súng, cho những người phải khóc cho những người cầm súng, cố đứng vững cho đến ngày cuối cùng. Nhạc của chúng ta trong những ngày ấy, nghe lại mà xem, đã báo trước rằng đó là những ngày cuối cùng :
Ngày mai đi nhận xác chồng
[ Lê Thị Ý- Phạm Duy ]
Chiều đi lên đồi cao
Hát bên những xác người
[ Trịnh Công Sơn ]
Hỡi người chiến sĩ
Đã để lại cái mũ sắt bên bờ lau sậy này
[ Hoàng Trọng- Hoàng Vĩnh Lộc ]
Ngay cả những bài không nói gì tới cái chết, nỗi bơ vơ chất chứa trong nó cũng đủ làm người ta rợn người, bởi vì, rõ ràng là người ta không biết mình rồi sẽ đi về đâu, đúng hơn sẽ trôi giạt đến đâu :
Anh sẽ ra đi về miền cát nóng
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng
[ Phạm Duy ]
Ngoài kia súng nổ
Đốt lửa đêm đen
Tầm đạn thay tiếng em
[ Trúc Phương ]
Phải nói rằng nhạc của chúng ta đã chạm tới niềm tuyệt vọng. Ngay cả khi viện dẫn đến mùa xuân hay tình để cứu vãn chăng nữa, nó vẫn cứ đầy những dư vị đắng cay.
Bên cạnh cái toàn cảnh đen tối đó, nhạc Trần Thiện Thanh vẫn là nhạc của hy vọng, vẫn [ cố ] duy trì những màu sắc tươi sáng :
Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết xuân về hay chưa
.....
Chợt nhớ tới sắc áo hôm nào
em đến thăm gác nhỏ ........
Thư của lính ba lô làm bàn
nên nét chữ không ngay
... nhưng nhớ em thật đầy
Trần Thiện Thanh viết nhiều nhạc lính đến nỗi người ta quên mất ông còn là tác gia của rất nhiều bản tình ca đã có một thời “làm mưa làm gió” trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam.
Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu
Cho từng cơn mưa lũ xoay trong tâm hồn
....
Mây từ đâu đưa đến mờ dấu chân trời
Em, tại sao em đến cho anh yêu vội
Cho một lần yêu cuối là những lẻ loi
Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như anh vừa trách anh
Những lời ca ấy, những lời tỏ tình ấy, một thời người ta có thể tìm thấy trong sổ tay, trong những cuốn sách lưu niệm của nhiều nữ sinh, sinh viên. Nhiều cuộc tình nhờ nhạc của Trần Thiện Thanh đã thành duyên.
Thực ra thì phải nói, nhạc Trần Thiện Thanh không ai hát hay hơn Nhật Trường.
Ông có một giọng ca ngọt ngào, trau chuốt, và vừa đủ lãng mạn để hát những tình khúc của ông, những tình khúc luôn có một vẻ gì đó nửa thật, nửa mộng, dỗ dành, năn nỉ...
Không biết những người lớn lên ở đây và cả ở trong nước, không biết gì về cuộc chiến tranh trên đất nước vừa qua, tìm thấy những gì trong nhạc Trần Thiện Thanh.
Nhưng những người đã chia xẻ với ông thời quê hương “chìm trong lửa khói”, mỗi lần nghe lại nhạc ông, không khỏi có lúc cảm thấy lòng nặng trĩu vì những kỷ niệm u buồn, nhớ lại những ngày Sàigòn nắng mưa cũ, cầu Thị Nghè, đường phố Duy Tân, Cường Để, những buổi sáng, những đêm Sàigòn rung lên vì bị pháo kích...Nhật Trường không hát nữa, nhưng trong tủ nhạc của các đài phát thanh, của những người yêu nhạc, đã đầy ắp tiếng hát của ông, đầy ắp nhạc của ông.
Đối với một nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, cái giây phút quyết định sẽ thôi không tiếp tục công việc trình diễn nữa, quả hết sức quan trọng.
Vì, điều ấy đồng nghĩa với sự chấp nhận thẳng thắn rằng, mình không còn gì [ hơn nữa ] để cống hiến. Điều ấy đòi hỏi một sự sáng suốt và cả sự can đảm nữa. Có thể coi như Trần Thiện Thanh có đủ cả hai điều đó. Nhớ thi hào Tagore có mấy câu thơ đại ý :
Tôi đã nhận được lời mời đi vào cuộc lễ trần gian
Và như thế là đời tôi đã được chúc lành
Phận sự của tôi trong cuộc lễ này
là sử dụng nhạc khí của mình
Và tôi cố hết sức tôi
Xin cảm ơn Nhật Trường.
Cảm ơn Trần Thiện Thanh. Cảm ơn những đóng góp của ông vào một quãng đời chúng ta đã đánh mất. Nhưng cái quãng đời ây cũng sẽ còn mãi trong nhạc của ông.
Sau đây là nguyên văn [ lời ca ] bài “Anh Không Chết Đâu Em” của Trần Thiện Thanh :
Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bông dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi, anh đi
Anh không chết đâu em anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhớ những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện riêng anh,riêng anh
Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất trên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia
lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi tiếng súng sau cùng đó
Anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Không! Anh không, anh không chết đâu em
anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh, cho anh
Nguyễn Đình Toàn
Nguồn: Báo Người Việt
Văn Nghệ: Mel Gibson dự định quay phim về Đức giáo hoàng John Paul II?
Theo một nguồn tin thân cận, đại tài tử gốc Úc Mel Gibson, sau khi thành công rực rỡ với bộ phim The Passion Of The Christ, đang có dự án quay một bộ phim về Đức giáo hoàng John Paul II, người vừa mất vào tháng này ở tuổi 84
.
Tài tử kiêm đạo diễn Mel Gibson là một tín đồ công giáo mộ đạo, thuộc một nhóm công giáo rất nhiêm khắc có tên là 'Holy Family'. Theo tin từ trang web Pagesix.Com ở Hoa Kỳ, Gibson đã gởi một toán quay phim đến Vatican vào thứ Sáu tuần trước để quay cảnh hàng triệu người ngưỡng mộ, đang xếp hàng để chờ được vào nhìn vị thánh của họ lần cuối. Những đoạn phim này có thể sẽ được xử dụng cho bộ phim trong tương lai.
Bộ phim gây nhiều tranh cãi The Passion Of The Christ, do Mel Gibson đã thành công ngoài sức tưởng tượng của mọi người với thu nhập lên đến $604 triệu Mỹ kim trên toàn thế giới. Mới đây Gibson cũng đang có kế hoạch thực hiện một bộ phim tôn giáo nữa về ba đứa trẻ được nhìn thấy Đức mẹ đồng
trinh Maria hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha vào năm 1917.
Không những mộ đạo, Mel Gibson còn là một người chồng và một người cha gương mẫu, không hề lăng nhăng và có đến 7 người con.
Theo một nguồn tin thân cận, đại tài tử gốc Úc Mel Gibson, sau khi thành công rực rỡ với bộ phim The Passion Of The Christ, đang có dự án quay một bộ phim về Đức giáo hoàng John Paul II, người vừa mất vào tháng này ở tuổi 84
.
Tài tử kiêm đạo diễn Mel Gibson là một tín đồ công giáo mộ đạo, thuộc một nhóm công giáo rất nhiêm khắc có tên là 'Holy Family'. Theo tin từ trang web Pagesix.Com ở Hoa Kỳ, Gibson đã gởi một toán quay phim đến Vatican vào thứ Sáu tuần trước để quay cảnh hàng triệu người ngưỡng mộ, đang xếp hàng để chờ được vào nhìn vị thánh của họ lần cuối. Những đoạn phim này có thể sẽ được xử dụng cho bộ phim trong tương lai.
Bộ phim gây nhiều tranh cãi The Passion Of The Christ, do Mel Gibson đã thành công ngoài sức tưởng tượng của mọi người với thu nhập lên đến $604 triệu Mỹ kim trên toàn thế giới. Mới đây Gibson cũng đang có kế hoạch thực hiện một bộ phim tôn giáo nữa về ba đứa trẻ được nhìn thấy Đức mẹ đồng
trinh Maria hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha vào năm 1917.
Không những mộ đạo, Mel Gibson còn là một người chồng và một người cha gương mẫu, không hề lăng nhăng và có đến 7 người con.