Nhạc

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Hồn Cồ Việt
Sáng tác: Lương Ngọc Châu
Trình bày: Thái Thanh

Màn đêm buông mây mờ ám trong rừng khuya
Cùng vang âm bao hồn ai khóc than
Khi mưa gió gieo sầu đêm thẫm
Hồn thiêng ấy như thầm tiếc cơ đồ xưa
Từng bao phen cùng làm gương vẻ vang
Mưu hạnh phúc lừng uy nước sông

Nhìn giang san lầm than đớn đau
Biết cho bao giờ non sông thoát nguy
Cùng vang muôn lời xưa than trách
Ai còn đang trầm mê ngủ say
Lo sao khỏi hổ cùng sông núi
Cháu con tiên rồng hùng anh thuở xưa
Cầu xin đấng thiêng giúp oai cùng ta
Đắp xây quê hương
Cùng đem tâm trí
Cùng đem thân xác
Cùng đem quốc gia thoát cơn suy đồi

Hồn ai oán than hờn trách trong rừng hoang
Hồn liệt oanh anh hùng xưa khổ đau
Cho non nước suy đồi tan nát
Lầm than ấy bao giờ dứt cho hồn kia
Cười vui tươi trên ngàn mây sáng trong
Khi nhìn thấy đài vinh đắp xong

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Hòn Vọng Phu
Trích từ Blog của: Nguyễn Võ Lâm


Tích xưa

Xứ Kinh Bắc xưa có một người góa phụ nuôi 2 con. Trong lúc người mẹ đang đi làm thì hai anh em, Tô Vân và Tô Thị ở nhà đùa nghịch với nhau. Trong một lần người anh vô tình ném đá trúng vào đầu em gái, thấy em nằm ngất bên vũng máu, người anh sợ quá bỏ nhà trốn đi biệt tăm. Người em được hàng xóm cứu chữa kịp thời nên vẫn còn sống. Người mẹ sau một thời gian mòn mỏi tìm người con trai rồi chết trong đau ốm.

Người em gái được vợ chồng chủ hàng nem xứ Lạng cưu mang, đến khi thấy có thể tự nuôi sống mình, Tô Thị xin ở riêng và mở hàng nem, bán rất được. Người anh sau khi bỏ trốn được một người bán thuốc gốc Trung Quốc sống ở Cao Bằng nhận nuôi. Tô Vân vẫn thường đem hàng xuống Lạng Sơn để bán thuốc.

Mỗi dịp xuống Lạng Sơn, Tô Vân vẫn thường ghé hàng của Tô Thị để mua nem, tình cảm nảy sinh từ đó. Và rồi họ cưới nhau và sinh hạ được một người con trai. Sống hạnh phúc bên nhau đến một ngày, chàng nhận ra vết sẹo trên trán vơ, và khi vợ kể lại sự việc, Tô Vân mới cay đắng cho mối tình oan nghiệt này, chàng quyết định lần nữa rời bỏ người em – người vợ của mình.



Đúng lúc ấy triều đình đang có lệnh bắt lính thú, chàng quyết định đi và chỉ báo với vợ trong ngày lên đường. Tin đến như sét đánh ngang tai Tô Thị. Nàng ngậm ngùi, lặng lẽ chờ đợi. Hết kỳ hạn tòng quân nhưng vẫn chưa thấy chồng về, lúc này có môt tay kỳ hào muốn lấy nàng làm vợ lẻ, thương con còn nhỏ dại, nhưng sợ rước vạ vào thân, nàng hẹn gã chờ thêm 1 thời gian, nàng vẫn hy vọng chồng về.

Đến kỳ hạn, biết là không thể né, nàng lên chùa Tam Thanh kêu cầu, rồi nàng bồng con đứng ở một đỉnh núi cao gần chùa, hôm ấy trời nổi cơn giông rất lớn. Sáng hôm sau, nàng hóa đá tự bao giờ, mắt hướng xa xăm về nơi chồng đã ra đi. (1)

Hòn Vọng Phu

Hòn vọng phu được nhắc đến trong tích trên vốn nằm trong quần thể di tích thuộc động Tam Thanh, phường Tam Thanh, Tp. Lạng Sơn, nơi có núi Tô Thị hay còn gọi là Vọng Phu, nơi mà dân ca vẫn còn ghi lại những câu ca dao:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Mãi mê quên hết lời em dặn dò”.

Hòn Vọng Phu ấy hiện đã bị sụp do dư chấn từ việc nổ mìn khai thác đá từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Tại vị trí cũ hiện giờ đã được phục chế lại bằng xi măng.

Image

Trải dài đất nước, những hòn đá mang dáng dấp người chinh phụ chờ chồng có không ít. Ngoài trên núi Tô Thị còn có trên đỉnh núi Nhồi (Thanh Hóa), bờ khe Giai (Nghệ An), đỉnh núi Bà (Bình Định, đỉnh M’drak (Đăk Lắk), núi đá Bia (nằm trên đảo Cả, Phú Yên), Hòn Vọng Phu ở Khánh Dương (Khánh Hòa).

Tích về Hòn Vọng Phu được lưu truyền sâu rộng trong dân gian không chỉ ở Việt Nam. Tại một số nước hình ảnh này cũng được cụ thể hóa. Trên bán đảo Cửu Long thuộc địa phận Hồng Kông cũng có núi Vọng Phu, nổi tiếng nhất là hòn Vọng Phu trên Núi Kinabalu, thuộc đảo Borneo, Malaysia. (2)

------------------------------
1) Tích trên dựa từ nguồn: Wikibooks. Về tích này có rất nhiều dị bản. Có tích còn kể là người anh được một người tiên tri báo rằng sau này sẽ lấy người em gái, người anh tin vậy nên trong một lần vào rừng đốn củi người anh đã lấy rìu bổ vào đầu người em. Có tích là do chạy giặc khi còn nhỏ, hai anh em phải ly tán, sau này gặp lại đã là vợ chồng của nhau. Và truyện cổ tích này không chỉ có riêng trên đất Việt, trong tác phẩm “Hòn Vọng Phu” của nữ văn sĩ Quỳnh Giao (Trung Quốc) cũng viết lại tích này, nhưng nhấn mạnh hình ảnh về một người chinh phụ chờ chồng trong thời chinh chiến (gần gống như hình ảnh mà trong nhạc phẩm “Hòn Vọng Phu” nhắc tới).

(2) Theo Wikipedia, Phạm Hoàng


Image


Hòn Vọng Phu vốn là một truyện ca gồm 3 phần được Lê Thương sáng tác trong những năm 1945 đến 1948. Vào giữa thập niên 40, Lê Thương chuyển vào Nam, ông đã sáng tác phần 1: Đoàn người ra đi.

Manh nha tác phẩm từ rất lâu, ông cho biết:

Không phải đơn thuần chỉ có tượng đá Tô Thị vợ Đậu Thao, chồng đi chinh chiến phương Bắc lâu ngày, nàng ôm con ngóng chờ mỏi mòn rồi hoá đá. Vì bấy nhiêu đó đâu đủ xúc tác tôi thực hiện bản trường ca nhạc cảnh Hòn Vọng Phu. Mà ở biên giới Việt Trung (Lạng Sơn) còn có hòn Vọng Phu Thạch, đứng trên Sư Tử Đầu Sơn, lưng đai con theo phong cách đàn bà Tầu, cũng có truyền thuyết trông chồng đến hoá đá. Phải nói cho đúng, những cảm hứng đã thôi thúc tôi sáng tác Hòn Vọng Phu còn có mấy yếu tố quan trọng nữa, đó là chuyến tôi vào Nam năm 1934, khi qua đèo Cù Mông, đến ranh giới hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà tôi thấy tượng đá vọng phu trên núi Đá Bia phía đông Đèo Cả. Và khi tôi xuống chơi Hà Tiên thấy hòn Vọng Phu trong Vịnh Thái Lan. Đồng thời, một xúc tác sâu xa trong tâm hồn tôi là ảnh hưởng những câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm, đã in sâu vào tiềm thức khi còn ngồi ghế nhà trường:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Tất cả những ấn tượng đó nằm sâu trong tâm thức đã từ lâu thôi thúc tôi thai nghén tạo nên ba tác phẩm trường ca nhạc cảnh Hòn Vọng Phu.” (4)

Trong lần chuyển vào Nam bằng chuyến xe của hãng buôn Pháp từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, phong cảnh hữu tình, kỳ vĩ của những vùng miền, cả nhiệt huyết của thời trai trẻ đã giúp ông viết nên những dòng đầu tiên của tác phẩm:

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông. Phiá cách quan xa trường, quan với quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn ngoài sườn non cuối thôn, phất phơ ngậm ngùi baỵ

Trong không khí sôi sục của những ngày Nam Bộ kháng chiến, và chịu sự ảnh hưởng trong Chinh Phụ Ngâm từ những ngày còn đi học, tác phẩm cũng hơi hướm vài nét giống Chinh Phụ Ngâm

Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt.
(Chinh Phụ Ngâm)
Lệnh vua, hành quân, trống… kêu dồn…
(Hòn Vọng Phu)

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San
(Chinh Phụ Ngâm)
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
(Hòn Vọng Phu)


đồng thời mở ra một không khí rạo rực, hùng dũng, quật cường của một đoàn quân quyết xả thân vì nước.

***

Sau khi sáng tác xong phần 1 Hòn Vọng Phu, tác phẩm được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đưa ra miền Bắc để phổ biến. Lúc ấy Lê Thương đang tham gia kháng Pháp ở Nam Bộ tại vùng Chẹt Sậy, Bến Tre. Đó là những ngày khốn cùng nhất của ông. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình ông đầu tộc đạo Cao Đài, ông đã vượt qua những bi cực.

Vì vậy, trong phần 2 Hòn Vọng Phu, Ai xuôi vạn lý có những đoạn rất đỗi bi quan:
…Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống bà… Non sông xuyến xao tấc lòng…

Thôi ! Đứng đợi làm chi. Thời gian có hứa mấy khi, sẽ đem đến trả đúng kỳ. Những người mang mệnh biệt ly…

Cuối phần 2, một chút lạc quan

Có con chim nhỏ bé dám ca câu sấm thề.
Cuối thu năm Mậu Tý, tướng quân đem kiếm về.

được thổi thêm vào, chuẩn bị một bức tranh mới cho phần 3.

Trong Ai xuôi vạn lý, tác giả có chút ảnh hưởng giai điệu, thang âm bởi kinh Cao Đài. Cũng dễ hiểu bởi những ngày ông sống trong nhà đầu tộc đạo Cao Đài, ít nhiều ông cũng chịu ảnh hưởng.

Image

Cuối năm 1946 ông lần về Mỹ Tho, trên đường về ông bị bắt giam 4 tháng. Sau khi được thả ra, ông trở về sài Gòn. Những ngày bị bắt giam, Người chinh phụ về được thai nghén.

Trong nghịch cảnh của chốn lao tù, ông vẫn có thể mộng tưởng về một người chinh phụ trở về đầy oai hùng trên lưng ngựa.

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi. Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió. Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vuợt núi non cũ.

Dù ai oán, đa đoan ông vẫn mường tượng về những hình ảnh đất nước thanh bình, những thắng cảnh danh lam – nơi ông đã từng cũng như mong mỏi in dấu chân qua.

Đường về nước, chập chùng xa, nhiều đồi núi cheo leo. Cây với rừng rườm rà. Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy, duyên núi sông vẫn chưa thấm hoà…

WAL
05/12/2009

-----------------------------------
(3) Wikipedia
(4) Trích trong cuốn Tâm Tình Văn Nghệ Sĩ của Lê Phương Chi


Xin mời nghe Duy Khánh trình bày vào năm 1962 trên đĩa nhựa Sóng Nhạc 45 vòng có phần ngâm thơ do Hoàng Oanh đảm nhận, lúc cô vừa bước chân vào nghề ca hát ở tuổi chưa tròn 16. Đây là bản thu đặc biệt do chính Lê Thương điều khiển ban nhạc cổ truyền, hội tụ các nghệ sĩ nổi danh lúc bấy giờ như:nhạc sư Vĩnh Phan đàn tranh, Tô Kiều Ngân sáo trúc, Lữ Liên đàn cò, Ngô Nhật Thanh đàn bầu, Đoàn Minh đại hồ cầm (double bass).

ImageImage

Duy Khánh- Hoàng Oanh
Hòn Vọng Phu 1

Hòn Vọng Phu 2

Hòn Vọng Phu 3



ImageImage




Thái Thanh và Ban Thăng Long
Hòn Vọng Phu 1-2-3

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Chiều Bên Giáo Đường
Lê Trọng Nguyễn
Hà Thanh trình bày


Vàng rơi bên gót chân son mềm
Trên lối đi về xứ hoa duyên
Tà áo trinh nguyên tung bay nụ cười thân ái

Hồi chuông thiêng sức loang mây trời
Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi
Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu

Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt ướt nhòa
Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng
Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt ráo sầu
Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới trên làn môi.

Rồi đây mây xám bay qua rồi
Trong gió reo hẹn ước không thôi
Là lúc tin yêu lên ngôi
Ta hát khúc chung đôi




-------------------------------
Image




Hãy cầu nguyện cho tình ta dù một ngày đời đã vỡ tan. Cầu nguyện cho sự yên vui hằng cữu của mỗi người Cầu nguyện cho sự tình cờ sầu hận đã đưa chúng ta lại gặp nhau. Khi anh bước ra khỏi đời, em chỉ còn hai bàn tay không với những chuỗi ngày vắng vẻ Đời có người khôn ngoan có kẻ dại khờ, có những đôi mắt cười, có những đôi mắt khóc. Phải trong mắt tôi có ánh dại cuồng?

Anh làm sao hiểu được từ ngày anh đã bỏ đi em đã rã rời dưới ánh nặng u buồn của trái tim.
Phải !

Có những người tiến xa trên đường đi, có những người lẽo đẽo theo sau
Có người tự do, có người tù túng.

Riêng tôi, đứng lại rã rời dưới gánh nặng u buồn của trái tim tôi.


NĐT

-------------------------------


Giáo Đường Im Bóng
Nguyễn Thiện Tơ
Lời Phi Tâm Yến
Thái Thanh trình bày



Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng kinh muôn lời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
quỳ ngân thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
ngàn đời tôi mến yêu

Tiếng A men đều âm u
Hòa theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc mơ

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image



Có một loài chim khi cất tiếng hót thánh thót vang vọng giữa trời mây sông nước, không gian như lắng đọng để hoà nhập trong âm điệu du dương: hòang oanh. Mang âm hưởng đó, có tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm như làn gió nhẹ, như tiếng reo của thuỳ dương, như tơ vương giăng mắc, như sương khói lững lờ, như lời tình tự giữa trăng thanh, như ru ta vào cõi mộng mơ, dìu ta lạc bước vào đất thần kinh với hoàng thành cung điện, với đền đài lăng tẩm, với sông nước hữu tình, với nhạc điệu trầm bỗng, thướt tha: Hà Thanh.

Sinh trưởng ở Liễu Cốc Hạ, Hương Trà, lớn lên bên dòng Bến Ngự đường Huyền Trân Công Chúa, Trần Thị Lục Hà sinh ra trong gia đình gia giáo có mười anh chị em, theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh. Là một Phật tử thuần thành, thuở nhỏ đã được quy y với Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết.

Lục Hà thích hát từ thuở mới cắp sách đến trường, dần dà năng khiếu về ca hát được thể hiện qua chương trình "Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh" trên Đài phát thanh Huế.

Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, cô nữ sinh Lục Hà của Trường Đồng Khánh mới 16 tuổi tham dự với danh xưng Hà Thanh. Qua 6 nhạc phẩm rất khó hát được Hà Thanh trình diễn như Dòng Sông Xanh (Le Beau Danube Bleu) của J.Strauss, lời Việt của Phạm Duy, Nhạc Buồn (Tristesse) của Chopin, lời Việt của Anh Ngọc, Đêm Tàn Bến Ngự & Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước, Được Mùa của Phạm Đình Chương, Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Hà Thanh được Ban Giám Khảo chấm giải nhất với số điểm 19/20.

Tên tuổi Hà Thanh đã được giới yêu thích âm nhạc ái mộ với làn hơi trong sáng, êm ái, ngọt ngào, cao sang, mượt mà, bóng bẩy, tình tự quê hương, có nét độc đáo trong âm điệu đất thần kinh. Tuy yêu nghề nhưng chưa dấn thân vào nghiệp, Hà Thanh vẫn tiếp tục con đường học vấn, chỉ hát ở Huế nhưng những ca khúc được trình bày đã vang xa khắp bốn phương trời qua lán sóng phát thanh của Đài phát thanh Huế, đánh dấu sự chờ đợi, hẹn hò của các trung tâm phát hành đĩa nhạc ở Thủ đô Sài Gòn.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm chọn lọc.

Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập trong môi sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Từ đó, góp mặt với những tiếng hát hàng đầu như Thái Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Mai Hương, Lệ Thu, Minh Hiếu, Thanh Thuý... Vào giữa thập niên 60, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội... Thời gian kế tiếp, xuất hiện trên Đài Truyền hình, một giọng ca rất Huế, một hình ảnh rất thân quen đã tạo dựng cho tên tuổi Hà Thanh với sắc thái đặc biệt gắn liền với nhiều bản tình ca in sâu vào tâm tư tình cảm tha nhân.

Vào cuối thập niên 50, Nguyễn Văn Đông cho ra mắt vài nhạc phẩm đầu tay như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Mầu Nhớ... Quái kiệt Trần Văn Trạch đã đưa ca khúc Chiều Mưa Biên Giới lên đỉnh trăng sao trong khung trời ca nhạc. Thập niên 1960, Nguyễn Văn Đông làm Giám đốc nghệ thuật trung tâm đĩa nhạc Continental, ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua tiếng hát Hà Thanh đã đưa người nghe lâng lâng tâm hồn, bay bỗng "theo áng mây trôi chiều hoang, bầu trời xanh xanh, vầng trăng, cờ về chiều tung bay phất phới...". Và, hình ảnh biên giới với người đi khu chiến được khơi dậy trong lòng mọi người.

Từ đó, nhiều ca khúc của Nguyễn Văn Đông được Hà Thanh trình bày, qua gần 4 thập niên, vẫn là tiếng hoàng oanh ngân vang đầu núi. Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Hải Ngoại Thương Ca, Nhớ Một Chiều Xuân... của Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát, vô hình chung trở nên bản quyền của Hà Thanh. Ở đó, có khi như định mệnh, thời gian ở hải ngoại, Hà Thanh gắn liền với Hải Ngoại Thương Ca. Với ca khúc Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước, với Tà Áo Tím, Thuở Ấy Yêu Em, Anh Đi Về Đâu của Hoàng Nguyên, với Chùa Hương của Hoàng Quý, Dứt Đường Tơ của Văn Thuỷ và Dzoãn Mẫn với Mối Tình Trương Chi của Phạm Duy, và nhất là Hẹn Một Ngày Về của Lê Hữu Mục... được Hà Thanh trình bày, qua bao thập niên, vẫn là giọt sương long lanh, tiếng hót của loài chim quý trênđỉnh núi, lời tình tự ngát hương.

Trong văn giới, Mai Thảo đã một thời mê bóng dáng Hà Thanh. Vào thập niên 60, Mai Thảo trông coi tạp chí Kịch Ảnh nên có nhiều "quan hệ" trong giới ca nhạc. Lê Hà Nam trong bài viết về Mai Thảo đã đề cập:... "Vào cuối thập niên 50, đã từ Sài Gòn, một mình bay ra cố đô Huế; lừng lững tới tận nhà người ca sĩ họ Lục (sau nầy trở thành danh ca dưới tên H.T). Đó là Mai Thảo, ông hoàng của Đêm sài Gòn. Không chỉ đa số các khán giả không biết mà, ngay cả song thân của người ca sĩ họ Lục cũng kinh ngạc, ngỡ ngàng khi nghe Mai Thảo nói:

Tôi là Mai Thảo, từ Sài Gòn ra, chúng tôi thật sự muốn lấy L.H làm vợ...

Và, cũng ngay sau đó, song thân của người con gái họ Lục tự thấy rằng sẽ khó khăn cho họ biết là chừng nào, mếu có một chàng rể như... Mai Thảo".

Hình như ca sĩ thường lập gia đình rất sớm, nhưng Hà Thanh lập gia đình vào tuổi tam thập nhi lập. Năm 1970 kết duyên với người hùng trong Binh chủng Thiết Giáp, Trung tá tá Bùi Thế Dung, Thiết đoàn trưởng. Năm 1972, Kim Huyên ra đời. Hiện nay, Kim Huyên nối nghiệp cầm ca theo thân mẫu.

Hà Thanh cùng chồng sống bên nhau được bốn năm, biến cố tang thương, cách xa mười lăm năm, mang tiếng hát "bi thương" trang trải nơi hải ngoại.

Năm 1975, phu quân Hà Thanh vào chốn lao tù và trải qua 13 năm, Hà Thanh đã chay tịnh cầu an, thề nguyện. Năm 1984 Hà Thanh và đứa con duy nhất được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990, vợ chồng được sum họp với nhau. Thế nhưng, theo dòng thời gian với bao nỗi trớ trêu của hệ luỵ, bóng tối cuộc tình đổ xuống trong tuổi bóng xế của cuộc đời sau 2 năm gần gủi bên nhau.

Tuy là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng hoàn cảnh đời sống hải ngoại đưa đẫy công việc không liên quan đến nghề nghiệp trong sinh hoạt văn nghệ. Nói như thi hào Nguyễn Du "Đã mang lấy nghiệp vào thân", làm sao rời bỏ tiếng ca, giọng hát khi lòng còn tha thiết, vẫn còn trong sáng, ngọt ngào, nét độc đáo trong tiếng hát. Trong suốt thời gian vợ chồng xa cách, Hà Thanh rất ít xuất hiện trên sân khấu, con chim hoàng oanh ngậm ngùi im tiếng. Đã một thời nơi đất thần kinh, Hà Thanh được mệnh danh con chim hoạ mi trong vòm trời ca nhạc.

Bước vào thập niên 90, thỉnh thoảng về thăm Little Saigon, Hà Thanh xuất hiện, trình làng tiếng ca trong vài cuốn CD. Ngoài những ca khúc được hát chung với vài ca sĩ thành danh, tiếng hát Hà Thanh với CD khởi đầu Hải Ngoại Thương Ca, và CD kế tiếp Chiều Mưa Biên Giới, gồm hai mươi ca khúc quen thuộc, vang danh. Những ca khúc nầy đã một thời tạo dựng tên tuổi Hà Thanh nổi tiếng trong kiếp cầm ca. Và, ngược lại, đôi khi còn là của riêng bởi giọng ca đặc biệt ngọt ngào, thướt tha, mềm mại như lụa đào, như dáng liễu nhẹ nhàng tung bay trong làn gió nhẹ.

Ở đây, gặp lại những tình khúc một thời luyến nhớ từ Chiều Mưa Biên Giới. Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông đến Thiên Thai của Văn Cao, Chiều Vàng của Nguyễn Văn Khánh, Nỗi Niềm của Tuấn Khanh, Tiếng Xưa của Dương Thiệu Tước, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn của Văn Phụng.

CD Sầu Mộng gồm mười nhạc phẩm được chọn lọc của Phạm Vũ như Hương Bay, Sầu Mộng, Mây Mùa Thu... tuy không được ái mộ nhiều nhưng cũng là món quà đóng góp trong vườn hoa nghệ thuật hải ngoại.

CD Ngát Hương Đàm gồm 12 ca khúc mang mầu sắc Phật Giáo, ngợi ca đức tin, lòng yêu thương, huyền nhiệm cao cả giữa đạo và đời. Là Phật Tử, Hà Thanh thường đi trình diễn trong dịp lễ của Phật Giáo như công quả thệ nguyện. CD Nhành Dương Cưu Khổ được tiếp nối sau CD về đạo ca mà Hà Thanh ôm ấp trong tâm tưởng.

Hà Thanh được hầu hết mọi người ái mộ từ nhân cách của người ca sĩ đến giọng ca được trải dài trong gần nửa thế kỷ. Bước vào thiên niên kỷ mới, Hà Thanh bước sang tuổi lục tuần. Hà Thanh còn giữ được giọng ca truyền cảm, điêu luyện để đóng góp vào dòng sinh hoạt ca nhạc hải ngoại, Hà Thanh thực hiện tiếng ca của con chim hoàng oanh để được lưu truyền, nếu không, phôi phai theo thời gian, mỗi chuổi giây đưa ta về miền cát bụi... rồi một ngày nào đó, không còn tác phẩm cho đời, ngậm ngùi tiếc nuối. Trước kia, Hà Thanh không xuất hiện ở vũ trường, vào đầu thập niên 70 Hà Thanh xuất hiện với lý do đặc biệt vì không nhận thù lao.

Hà Thanh, một giọng ca bay bỗng, lẫy lừng, tiếng hát đã chinh phục hàng triệu trái tim trên làn sóng điện, và, một cuộc sống trầm lặng. mộ đạo, hiếu thảo bên thân mẫu vào tuổi cửu tuần. Tiếng hát Hà Thanh cao vút, luyến láy rất nhuần nhuyễn khơi dậy nhựng mạch nguồn của nhớ nhung, của một thời yêu thương với khung trời vấn vương bao kỹ niệm, của hương xưa, của thuở chiến chinh, của trời mây non nước... tất cả mang theo hình ảnh thân thương của bóng dáng quê hương. Tiếng hát Hà Thanh như cuốn hút người nghe thả hồn về quá khứ, thả mình trong tĩnh lặng, trong nỗi xa xăm bị đánh mất, mịt mù thức mây... được vỡ về, bầy tỏ, an ủi cho nhau bởi âm điệu ngọt ngào du dương.

(Vương Trùng Dương)

Image




Mời cả nhà nghe vài bài do Hà Thanh trình bày




Dạ Sầu
Hải Ngoại Thương Ca
Thiên Thai
Từ Giã Thơ Ngây
Mấy Dặm Sơn Khê
Sương Lạnh Chiều Đông
Thương Ai Mấy Nhịp Trường Tiền
Khối Tình Trương Chi

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Thu cô liêu
Nhạc và lời Văn Cao

Thu cô liêu, tịch liêu Cô thôn chiều
ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu

Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
Một mùa thi, một mùa thi
Lá rơi, rơi rụng buồn chi lá vàng.

Sương ấp lạnh non sương cứng lá
Đã từng nghe gió biết thu sang



Chiều êm tiếng gió sương ngả đềm êm
Một chiều êm, một chiều êm


Thu cô liêu
Mai Hương trình bày

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nếu Vivaldi có "The Four Seasons" thì VN mình có "Giai Khúc Thương Mùa"
Mời cả nhà thưởng thức 2 bản nhạc rất hay của GS Minh Duy, bài "Giai Khúc Thương Mùa" do ban hợp ca Lạc Hồng trình bày và bài "Chiều Qua Nghiã Trang" với giọng ca Ngọc Mai, Slideshow do Hương Kiều Loan thực hiện
Nhạc và lời :Minh Duy

CD "Cung Thương Muôn Điệu" của MINH DUY .

---------------------------

[flash width=420 height=315][/flash]


[flash width=420 height=315][/flash]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

"CỜ VÀNG TUNG BAY"

Nhạc & lời: Vũ Đức Nghiêm
Hòa âm: Nguyễn Ngọc Châu

Image




Cờ vàng tung bay trên bầu trời xanh Đi-Xi *
Cờ vàng tung bay trên đường rộn ràng người đi
Hôm nay dưới bóng quốc kỳ
Bên nhau chung sức ước thề
Ngày về quê hương xây đắp tự do

Cờ vàng tung bay trên bầu trời xanh Đi-Xi*
Nhìn cờ vàng bay vui mừng lệ trào dâng mi
Bên nhau chung sức ước thề
Mai đây ta sẽ trở về
Rợp trời trong gió lồng lộng bóng quốc kỳ

Điệp Khúc:
Vàng bay rực rỡ hồn núi sông
Tưng bừng náo nức muôn lòng chờ mong
Cờ vàng rực rỡ đẹp núi sông
Quân dân bên nhau góp sức chung lòng
Ngày về Tổ Quốc lòng ước mơ
Tiến lên anh em ngày ấy ta trở về

Rồi ngày giặc tan ta về từ ngàn muôn phương
Cờ vàng tung bay ôi màu cờ vàng yêu thương
Tin vui bay khắp phố phường
Muôn dân nô nức xuống đường
Cờ vàng tung bay rợp trời khắp quê hương

--- Hòa tấu: Điệp Khúc rồi hát trở lại từ đầu ---

KẾT: Rồi một ngày mai
Cờ vàng tung bay
Cờ vàng bay trên khắp quê hương



( * Đi-Xi = DC = District of Columbia = Hoa Thịnh Đốn)

Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời cả nhà cùng nghe một ca khúc của Frédéric Chopin
"Precz z moich oczu" op. 74 nr 6. (Out of My Sight!)


Bài nầy được trình bày trong phim Balan "Trędowata" (Con hủi ) (1976) do nữ diễn viên Elżbieta Starostecka đóng vai chánh .

Xem tóm lược chuyện con hủi ở đây:



[flash width=560 height=315][/flash]


Out of My Sight
Lyrics by Adam Mickiewicz

Out of my sight! Leave me I beg you!
Out of my heart! I cannot go against you.
Out of my thoughts! No, that ultimate surrender
Our memories could ever render.

As evening shadows lengthen
And stretch their sad imploring arms,
My face will shine brighter in your mind
The further you are from me.

In every season in places close to our hearts,
Where we have shared laughter, tears and glances,
Always and everywhere shall I be with you,
For everywhere I have left a part of my soul.


Bản dịch từ Google:

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Mời xem biểu diễn Piano của cậu bé 4 tuổi .



http://www.godvine.com/4-Year-Old-Boy-P ... -1890.html

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Quê Hương Bỏ Lại

Image



Hôm nay là Chủ Nhật. Chẳng bì với đời sống xô bồ, ồn ào và náo nhiệt ở trong nước, buổi sáng Chủ Nhật ở ngoại quốc thật yên lặng, êm đềm và nhẹ nhàng. Tiếng hát của Enrico Macias vang lên hòa quyện cùng tiếng đàn flamenco điêu luyện réo rắt ngọt ngào nghe thật thiết tha …

J’ai quitté mon pays
J’ai quitté ma maison
Ma vie, ma triste vie
Se traîne sans raison
J’ai quitté mon soleil
J’ai quitté ma mer bleue
Leurs souvenirs se réveillent
Bien après mon adieu …

Tạm dịch:

Tôi đã rời xa đất nước tôi
Tôi đã bỏ lại mái nhà xưa
Đời tôi, một cuộc đời buồn bã
Cứ trôi đi thật vô nghĩa
Tôi đã bỏ lại sau lưng ánh mặt trời
Tôi đã bỏ lại cả đại dương xanh thẳm
Những kỷ niệm trong tôi bừng trỗi dậy
Sau bao nhiêu năm từ biệt …

Đó là phần đầu của bài hát “Adieu Mon Pays” của Enrico Macias. Lời ca tiếng nhạc thật tha thiết, não nùng, làm nhức nhối tim gan của những người phải bỏ nước ra đi như tôi. Enrico Macias là một ca sĩ người Pháp, ở Algérie. Ông bỏ xứ ra đi năm 1961 và xin tỵ nạn tại Pháp cùng vợ con sau khi cách mạng Algérie bùng nổ. Bài “Adieu Mon Pays” được sáng tác vào thời kỳ đó đã trở thành bài tiêu biểu của Enrico Macias và của những người phải miễn cưỡng rời bỏ quê hương xứ sở.


Image


Enrico Macias tên thật là Gaston Ghrenassia. Ông sinh năm 1938, trong một gia đình Do Thái ở Constantine, Algérie, lúc đó là thuộc địa của Pháp. Cha là nhạc sĩ vĩ cầm trong một dàn hòa tấu. Enrico chơi guitare từ nhỏ và năm 15 tuổi bắt đầu chơi trong dàn hòa tấu, và sau đó làm nhạc trưởng.

Năm 1961, kháng chiến dành độc lập bùng nổ ở Algérie, Enrico cùng vợ và con gái bỏ xứ sang Pháp tị nạn sau khi Mặt Trận Quốc-Gia Giải-Phóng của đảng Cộng Sản Algérie nổi dậy thanh toán cha vợ và nhạc sĩ Cheikh Raymond Leyris. Bản Adieu Mon Pays ra đời trên chuyến tàu rời quê hương sang Pháp tị nạn của Enrico nổi tiếng ngay ở Pháp năm 1962 và trở thành một hiện tượng trên thế giới.

Sang Pháp, Enrico tiếp tục cuộc đời âm nhạc. Những năm sau đó Enrico đi tour ở các nước Trung Đông và cận Á như Lebanon, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, … và tiếp tục có những big hit ở Paris như Tu m’as pris dans tes bras, La femme de mon ami, Non je n’ai pas oublié, La France de mon enfance, Les gens du nord, Les filles de mon pays và L’amour c’est pour rien (Tình cho không biếu không) mà người Việt mình hầu như ai cũng biết. Enrico hát nhiều thứ tiếng như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ả Rập cũng như nhiều loại thổ ngữ khác. Năm 1968 Enrico trình diễn lần đầu ở Mỹ, tại Carnegie Hall ở New York, vé bán sạch.

Năm 1968, bản Meslissa của Enrico đoạt danh hiệu đĩa vàng (Gold disc). Năm 1980, Enrico cống hiến toàn bộ số tiền thu được của bản nhạc “Malheur à celui qui blesse un enfant” cho cơ quan từ thiện Unicef giúp trẻ em và được Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim trao tặng danh hiệu Ca Sĩ của Hòa Bình (Singer of Peace).
Adieu Mon Pays là bản nhạc đã làm cho hàng triệu triệu người trên thế giới phải bỏ nước ra đi xót xa và bao nhiêu người Việt xa quê hương nhỏ lệ trong thập niên 70s và 80s. Tôi giờ này vẫn còn ngậm ngùi ray rức mỗi lần nghe lại bản nhạc này.

Thật vậy, “Tôi đã rời xa đất nước tôi”, xa lâu lắm rồi và chưa một lần đặt chân trở lại. “Tôi đã bỏ lại mái nhà xưa”, à không, tôi không tự ý bỏ lại mà người “cộng sản” đã tịch thu “tư sản” của gia đình tôi cũng như của bao nhiêu gia đình “tư sản” khác rồi “cộng” lại làm “tư sản” cho riêng họ. Người ta ai cũng nói thành phố biển mà tôi đã sinh ra và lớn lên bây giờ thay đổi lắm! Người ta ai cũng nói khuôn mặt của cả nước giờ mang nhiều thay đổi lắm! Nghe vậy ai mà chẳng muốn về thăm quê hương một chuyến? Nhưng tôi thì không! Chỗ tôi đến và nơi tôi ở phải là TỰ DO, NHÂN QUYỀN, CÔNG BẰNG, NHÂN BẢN và NHÂN ÁI. Đã hơn ba mươi năm rồi tôi chưa một lần về lại quê hương, chưa một lần đặt chân trở lại trên bãi cát trắng ven thành phố của tôi. Có lẽ cũng nhờ chưa về mà hình ảnh thành phố biển và tổ quốc còn nguyên vẹn trong trái tim tôi.





Adieu Mon Pays – Enrico Macias

Đoản khúc này bắt đầu bằng bản nhạc Pháp có tên “Adieu Mon Pays”, tạm dịch là “Quê Hương Bỏ Lại” và kết thúc bằng bản nhạc Việt có cùng tên của Tô Thuỳ Vân như sau:

Những ngày xa quê hương
Là những ngày mang đau thương.
Một ngày xa quê hương
Là một ngày mang đau khổ
Một ngày không nắng ấm
Và một ngày mong mưa rào

Một ngày thiếu hơi thở
Của đồng cỏ nước Việt Nam
Đất nào sinh ra tôi
Mẹ hiền nào cưu mang tôi
Miền nào nuôi thân tôi
Mà giờ này tôi xa rồi
Này dòng sông phơi nắng
kìa đồng ruộng lúa chín vàng

Giờ này đã xa rồi
Và ngàn đời nhớ Việt Nam
Hãy nhớ và hãy nhớ
Người Việt Nam đang lạc loài
Hãy thương và hãy quý
Tình đồng bào ta với ta

Hãy biết và hãy biết
Rằng ngày mai khi ta về
Hãy nhóm ngọn lửa hồng
Đốt sáng vạn niềm tin
Gió chiều mang hương quê
Lòng giật mình trong cơn mê
Ngày dài ôi lê thê
Mà hồn mình như ê chề

Sài Gòn trong nắng cháy
Đà Lạt dấu trong sương mờ
Chiều nào biển Vũng Tàu
Sóng tận cùng đến Cà Mau
Nhớ chiều quê hương ơi
Thật tận cùng xa xôi thôi
Vùng trời Nha Trang xưa
Và dòng Đồng Nai hững hờ
Nào Cần Thơ nắng ấm
Kìa ruộng đồng lúa chín vàng
Giờ này đã xa rồi
Và ngàn đời nhớ Việt Nam


Trần Việt Trình
Chủ Nhật 14 tháng 11 năm 2010
(Kỷ niệm 35 năm người Việt tỵ nạn)

Post Reply