Nhạc

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Nhạc

Post by phu_de »

Cho em quên tuổi ngọc
Lam Phương


Bạch Yến hát bản CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC ( nhạc và lời : LAM PHƯƠNG), lần đầu bằng tiếng Việt, tiếp theo bằng tiếng Pháp (C'est Toi)
Nhạc phẩm này được nhạc sĩ LAM PHƯƠNG sáng tác đặc biệt cho Bạch Yến vào năm 1984 tại Paris (Pháp)

C'est toi qui emportes mon coeur
au firmament et qui me fais envie
à chaque instant, à chaque moment.
Il n'y a que la mort qui change mon sort.

C'est toi qui veux oublier tous nos souvenirs
et qui fais vite pa^lir mon doux sourire.
A` cause de toi,
j'entends murmurer les feuilles jaunies
Dans le rêve tout est fleuri
Dans la vie tout est fini.

Chagrin, chagrin, c'est toi qui me tourmentes
et me poursuis a` l'infini.
Amour, tu me delaisses, tu t'enfuis, tu t'enfuis
Amour, je ne peux plus te voir
Tu sais pourquoi!

Mais le bonheur ne dure qu'un seul soir
Il ne reste que ton image
gravée dans ma mémoire.


Cho em quên cơn mộng ảo xa xôi thơ ngây ngày nào
Em quên được phút trong tay mưa bay dạt dào
Đến muôn đời sau em không còn nhớ yêu thương bên nhau lần đầu

Cho em trao một lời cuối ăn năn quê hương tội tình
Em xin được khóc cô đơn ôi thân phận mình
Thế gian còn ai ? Em xin từ giã thơ ngây xuôi theo dòng đời.

Hơi men nào cũng chẳng đủ say
Thêm cho đầy giấc mộng chua cay
Có nhớ phút giây lầm lỡ
Uống cho thật say
Uống quên ngày mai
Thế gian đổi thay
Quanh ta có ai
Đời còn chi trong tay

Mai đây khi hoa tàn úa xanh xao phong ba dập vùi
Em xin nằm xuống mang theo con tim ngậm ngùi
Giấc mơ nhỏ nhoi đưa em vào cõi thiên thu yêu thương đời đời ...



User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Hai Mươi Măm-Phan văn Hưng

Post by phu_de »

Hai mươi năm !
Đàn trẻ thơ nay đã lớn và chàng trai nay đã già !
Những người xưa đã nằm xuống và rừng núi đã héo nhoà .

Hai mươi năm !
Người cụt chân trên hè phố, kẻ quyền uy trong căn nhà
Người nằm rên trong hộ xá, là người sáng hay đã loà ?

Người bỏ thây nơi trùng dương,
mộng nhổ neo trên sóng gầm !
Những hồn ma sau hàng kẽm, những con mắt sâu trừng trừng .

Người nằm chết trên núi sông,
người đào sắn trên ruộng đồng,
người lặn lội vẫn đi tìm, bao con đường dấu quê hương !

Hai mươi năm !
Những người đi đã về bến, một vùng quê hương không còn !
Những người điên trong ngục khám,
một đoàn quân trong khách sạn !

Hai mươi năm !
Nhiều kẻ gian trong làng xóm,
người hiền khô mang gông cùm;
Kẻ mộng du lên bạo chúa,
người ngồi khóc trên sân chùa !

Người hùng xưa nay giầu sang,
một thằng bé đứng trần truồng !
Những người qua buôn và bán,
kẻ gian ác đi nghênh ngang !

Người già nua có nhớ không ?
hay đã quên những nỗi tình ?
Người đập đá trên nông trường,
trơ lưng còm cõi gió sương !

Hai mươi năm !
Những nụ hoa trông người hái,
những thể xác cho ai đây ?
Một thầy cô trong nhà chứa,
gặp trò xưa bỗng khóc oà !

Hai mươi năm !
Người còn tâm hay còn trí, lòng sục sôi như vỡ bờ
Đàn lạc dây đã bỏ xó, còn vọng nghe tiếng nức nở !

Người chạy quanh theo thời thế,
rồi nhặng xanh bu lối về !
Mà lặng im bên mộ đá,
nào có biết gió Thu qua ?

Một người đi trong đám ma,
mặc người vui trong xa hoa !
Người tù tội trước quan toà,
chỉ gục đầu giấc mơ xa !

Hai mươi năm !
Triệu người đi trong cuộc sống, mà thể xác như không hồn !
Triệu người lao trong cùng khốn và buồn vui như bao lần !

Người hiền lương dẫu còn sống, phải cật lưng trong thiên đường ,
mà vệt nhăn trên vầng trán và hòn than nung trong lòng !

Người còn yêu hãy còn nhớ, phải vượt qua những bến bờ ;
Phải tìm sâu trong hồn nước, những thoi thóp những mong chờ .
Người còn tha thiết núi sông , thì sẽ thấy cơn mưa nguồn ;
Để lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương .

Người còn tha thiết núi sông , thì sẽ thấy cơn mưa nguồn ;
Để lặn lội vẫn đi tìm, sẽ thấy đường dấu quê hương .

Hai mươi năm ..
.



Last edited by phu_de on Sun Jan 14, 2007 8:47 pm, edited 1 time in total.

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Dalida

Post by CNN »

Quý vị muốn nghe nhạc Dalida xin vào đây:

Nhạc Chọn lọc

Hết hạn 13-Jul-2005.

CNN
Cám ơn bạn Dacco đã upload nhạc

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Xin giới thiệu:

Những Ca Khúc Lạc Lòai

Tác giả: Trần Văn Lương

CNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Những tình khúc bất tử

Post by phu_de »

.

Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi ....


Chắc ai cũng nhận ra đó là những lời trích từ bài “Khúc Hát Thanh Xuân” do Phạm Duy đặt lời Việt cho một khúc nhạc của Johann Strauss Jr.

Tôi được nghe bản nhạc này lần đầu tiên cách đây chắc cũng hơn 20 năm. Vốn thích nghe nhạc cổ điển nên lúc đó tôi có tò mò muốn biết nguyên tác của Strauss tên gì và từ đâu ra. Bản nhạc “Khúc Hát Thanh Xuân” này tôi chưa lần nào nghe Wiener Philharmonie chơi trong các “New Year Concert” mà họ trình diễn hàng năm.

Bây giờ với mạng internet và computer thì truy ra không khó nhưng thuở đó thì không đơn giản. Trên các bìa băng nhạc VN thường người ta chỉ đề là “Nhạc ngoại quốc” hoặc “Nhạc: Johann Strauss”. Tìm mãi mới thấy ở đâu đó ghi là lấy từ bài “When we were young” (trong trang nhà nhạc sĩ Phạm Duy bây giờ vẫn còn ghi như vậy). Vào một tiệm bán đĩa hát hỏi thì người ta tra catalog cũng không tìm ra. Johann Strauss làm gì có bài tên là “When we were young”, người bán hàng bảo với tôi như vậy. Tôi cũng đành chào thua, không tìm nữa.

Rồi một ngày nọ, tình cờ xem trên TV Áo vở Operette “Der Zigeunerbaron” (”The Gypsy Baron”), đến đoạn chàng Barinkay và nàng Saffin song ca “Wer uns getraut” (nghĩa: "ai thành hôn cho chúng ta") thì tôi biết là mình đang nghe bản gốc của bài “Khúc Hát Thanh Xuân”.


Ra thư viện tra cứu về “Der Zigeunerbaron” thì mới hay khúc nhạc “Wer uns getraut” cùng với nhiều bản nhạc khác của Johann Strauss đã được Hollywood đem vào cuốn phim tên là “The Great Waltz” (1938) với nội dung là một cốt truyện hư cấu về cuộc đời tình ái và sự nghiệp của ông nhạc sĩ tài hoa này.
Bài “Wer uns getraut” bị Dimitri Tiomkin cắt bớt đi một chút và từ một khúc song ca (duett) nhịp 6/8 nó biến thành một bài đơn ca với nhịp valse 3/4, lời tiếng Anh do Oscar Hammerstein II đặt với tựa là “One Day When We Were Young”. Nhờ giọng hát của danh ca soprano kiêm tài tử Miliza Korjus, “One Day When We Were Young” đã làm cho khúc nhạc này của Strauss được yêu thích và phổ biến rộng rãi một thời.



Wer Uns Getraut
Johann Strauss II


BARINKAY
Wer hat uns getraut?
Ei sprich!

SAFFI
Sag' Du's!

BARINKAY
Der Dompfaff, der hat uns getraut!

ALLE
Der Dompfaff, der hat sie getraut!
Ja, ja!

BARINKAY
Im Dom, der uns zu Häupten blaut!

SAFFI
O seht doch, wie herrlich,
voll Glanz und Majestät!

BARINKAY
Mit Sternengold, mit Sternengold,
So weit Ihr schaut, besät!

SAFFI, BARINKAY
Und mild sang die Nachtigall
Ihr Liedchen in die Nacht:
Die Liebe, die Liebe
Ist eine Himmelsmacht!

Alle
Ja - mild sang die Nachtigall
Ihr Liedchen in die Nacht:
Die Liebe, die Liebe
Ist eine Himmelsmacht!

CARNERO
Und wer war Zeuge dabei?

BARINKAY
Wer Zeuge war?
Ei sprich! -

SAFFI
Sag' Du's!

BARINKAY
Zwei Störche, die klapperten laut -

Alle
Zwei Störche, die klapperten laut!
Ja ja!

BARINKAY
Das Storchenpaar hat zugeschaut.

SAFFI
Sie nickten und blickten
So schlau uns Beide an!

BARINKAY
Als sagten sie:
O liebet Euch,
Ihr seid ja Weib und Mann!

SAFFI, BARINKAY
Vergesst nie, - dass oft der Storch
Das Glück in's Haus gebracht, -
Wo Liebe, - ja Liebe
Daheim - die Himmelsmacht!

Alle
Vergesst nie, dass oft der Storch
Das Glück in's Haus gebracht,
Wo Liebe, - ja Liebe
Daheim - die Himmelsmacht!

Wer uns getraut (Duett)






One Day When We Were Young


Music: Johann Strauss II (adapted by Dimitri Tiomkin)
Lyrics: Oscar Hammerstein II

One day when we were young,
One wonderful morning in May,
You told me you loved me,
When we were young one day.
Sweet songs of spring were sung,
And music was never so gay,
You told me you loved me,
When we were young one day.
You told me you loved me,
And held me close to you heart,
We laughed then, We cried then,
Then came the time to part.
When songs of spring are sung,
Remember that morning in May,
Remember, you loved me,
When we were young one day.



Khúc Hát Thanh Xuân

Nhạc: Johann Strauss II - Lời Việt: Phạm Duy

Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi.
Rồi nắm tay cùng nói vui
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai
Khuất xa biến vào nẻo khơi.
Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.



Nguồn
Tieu tot ( phố xưa.net)
-------------------------------------------

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Tango Tình

Post by phu_de »

Image

Tango Tình--Tango d'amour
lời Việt: Anh Bằng
Kiều Nga trình bày


Tango D'amour

C'est notre danse, c'est la dernière danse
Qui me prendrait de romance
Regarde sur mon visage
Roulé de larmes
Rempli de souvenir
Ce soir, sur mon corps sage,
Le vague à l'âme
Vient de m'envahir.

Rappelle-toi notre Tango d'amour
On l'a dansé quand on s'est rencontré
La première fois jusqu'au lever du jour
Dans ce café démodé

Le temps efface même les plus belles traces
Comme la buée sur une glace
Ce soir, il y a une voile qui nous sépare
qu'on ne peut pas franchir (*)
Ce soir, ma main est froide
Il est trop tard pour changer l'avenir

Rappelle-toi notre Tango d'amour
Qu'un musicien nous avait fait danser
Tu m'avais dit "Je t'aimerai toujours"
Et tu m'avais embrassée

Quên sao đêm đó anh
đêm khiêu vũ bên anh
Đêm tango kết se duyên đôi mình
Anh yêu! Mắt em lệ rơi đầy
Nỗi vui nào hơn kỷ niệm bên nhau biến thành hạnh phúc...
Anh yêu! Nhớ chăng tình đêm đầu
Đó đây ngủ yên xui lệ hồn em rớt bên đời nhau

Kỷ niệm còn đây anh có nhớ tango tình?
Bước chân mơ mộng như đưa lối cho duyên lành
Quyện tròn bên nhau cho tới nắng lên bình minh
Trắng đêm vũ trường em có anh

C'est sur ce tango que j'ai mes souvenirs
Et sur ce tango notre histoire va finir
Là.. là la la, la la lá la la là ...

Danse avec moi notre Tango d'amour
Dans ce café où l'on s'est rencontré
Enmbrasse-moi jusqu'au lever du jour
Et fais-moi encore tourner
Sur notre Tango d'amour



User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Đường Xưa Lối Cũ
Hoàng Thi Thơ
Mỹ Thể trình bày

Image

Đường xưa lối cũ,
có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ,
có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi

Đường xưa lối cũ,
có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài
Đường xưa lối cũ,
có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai

Đường xưa lối cũ,
có em tôi tóc xanh bay mơ màng
Đường chiều dịu nắng,
bóng em đi áo nâu in đường trăng

Đường xưa lối cũ,
có mẹ tôi run run trong hôn hoàng
Lòng già thương nhớ,
nhớ đến tôi, lom khom đi tìm con

Khi tôi về, bồi hồi trong nắng
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn
Con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng...

Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời
Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi
Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi
Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi....







Last edited by phu_de on Sun Jan 14, 2007 8:31 pm, edited 2 times in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image



La Cumparsita
Nhạc :Gerado Matos Rordiguez
Lời Việt: Vũ Nữ Thân Gầy-Phạm Duy


Vài giòng về điệu nhạc Tango - La Cumparsita
Phạm Văn Vĩnh


Trong những ngày cuối năm, hẳn trong chúng ta cũng có người tham gia hay tổ chức những buổi họp mặt bạn bè. Chắc cũng có nơi gặp nhau để nhảy nhót. Trong những điệu nhảy, có thể nói valse và Tango là hai điệu kiểu cách nhất. Bài này không có ý nói phải nhảy hai điệu nhạc này ra làm sao mà chỉ muốn viết đôi hàng về điệu Tango, điệu Valse thì xin đợi một ngày nào tôi có thêm tài liệu đã. Nếu có ai biết về điệu nhạc này xin cứ ra taỵ Viết về Tango, cũng chỉ đôi hàng thôi vì tôi cũng không biết gì nhiều về lịch sử của điệu nhạc nàỵ Tôi biết nhiều lắm là khoảng vài bản nhạc viết theo điệu Tango mà đa số là nhạc Việt.


Bản nhạc đầu tiên viết theo điệu Tango mà tôi biết đến là bài "Chiều" do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh. Đúng hơn phải nói bản nhạc này viết theo điệu Tango Habanerạ Nhạc Việt có rất nhiều bài viết theo điệu Tangọ Không cần phải tìm kiếm xa xôi, chắc ai cũng đã từng nghe Hẹn Hò, Tiếng đàn tôi, Bên Cầ u Biên Giới, Nỗi Buồn Hoa Phượng, Hai Phương Trời Cách Biệt, Thu Ca và chắc chắn cả bài La Cumparsita được đặt lời Việt với tựa đề Vũ Nữ Thân Gầy.... Bài Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương lúc đầu được tác giả viết với điệu Tango nhưng về sau bản nhạc đã được ca sĩ Bạch Yến đổi thành Slow Rock.

Image
Montevideo: la plaza Indepencia, circa 1914. Off to the right, up la avenida 18 de Julio, the cafe "La Giralda."


Đôi giòng về bản nhạc bất hủ La Cumparsitạ Tác giả của bài hát này tên là Gerado Matos Rordiguez (28/03/1897 - 25/04/1948). Từng là nhạc sĩ dương cầm, viết nhạc và là nhà báọ Khoảng giữa năm 1915-1916, khi còn là sinh viên trường kiến trúc của đại học Montevideo, Uraguay, ông đã sáng tác bài hát La Cumparsitạ Lúc đầu bản nhạc này được viết theo thể điệu quân hành (March), sau đổi thành điệu Tangọ Tháng tư năm 1916, nhờ bạn bè giới thiệu, Gerado Matos Rordiguez gặp ông Roberto Firpo, lúc đó đang điều khiển ban nhạc tại quán cà phê La Giralda. Bắt đầu từ quán cà phênày, bản La Cumparsita đã tới Paris và khắp năm châu bốn bể. Năm 1924, hai ông Enrique Maroni và Pascual Contursi đã viết lời mới cho bản nhạc và đổi tên bài hát thành Si Supieras. Gerado Matos Rordiguez không đồng ý nên đã thưa hai ông này ra toà. Nhưng cũng nhờ bản nhạc mới này mà bài La Cumparsita mới được hồi sinh.

Người nổi tiếng với điệu nhạc Tango chính là ông Jose Libertella, người Á Căn Đình. Ông từng với Spazo lập thành cặp Sextetto Mayor. Cả hai đã từng là đạo diễn cho vở Tango Passion trên sân khấu Broadwaỵ Jose Libertella từ trần tại Paris vì bịnh tim.

Tango là một điệu nhạc có tất cả bốn nhịp. Điệu Tango 4/4 chậm như bài hát Bên Cầu Biên Giới của nhạc sĩ Phạm Duỵ Điệu Tango 2/4 nhanh hơn vì nhịp bị rút ngắn còn phân nửa như bài Thu Ca của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương.

Nói đến Tango là nói đến vẻ đẹp của đường nét, đến quần áo, đôi giầy, gót giầy, bước đi, nhịp điệu của đầu, mình và tay chân. Ngày nay có rất nhiều trường phái Tango: Tango Argentina, Tango Italia, Tango Paris, Tango Nero, Tango Romantico, v.v.

Tango trước tiên là một điệu nhảy bình dân vào thế kỷ thứ XIX, ở chung quanh thành phố Buenos-Aires, Á Căn Đình và ở Montevideo, Uruguaỵ Điệu Tango lúc đầu bị giới thượng lưu tại đây tẩy chay nhưng điệu nhạc vẫn tiếp tục tồn tại vì được giới bình dân ưa chuô.ng. Lúc đầu điệu nhảy này không có quy định rõ rệt, tất cả nhảy theo ứng tác tùy lúc.


Điệu Tango bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX khi Âu Châu bắt đầu chú ý đến điệu nhảy nàỵ Dần già điệu Tango đã được Âu Châu hoá hay địa phương hoá để bây giờ có rất nhiều điệu nhảy khác nhaụ

Điệu Tango Á Căn Đình khởi thủy là một điệu nhảy được cho là lả lướt, kiều diễm, khêu gợi và "maso". Chính những đường nét và thể cách tự nhiên và khiêu khích này đã đem lại cho Tango Á Căn Đình nhiều đường nét đẹp không có ở các nơi khác.

Lúc đầu nhạc cụ được xử dụng cho thể Tango là sáo, đàn harpe, vĩ cầm và ngay sau đó là bandoneon (đàn accordeon đầu hình vuông) , accordeon.

Ngày xưa Buenos-Aires là nơi tập trung của rất nhiều dân đến từ nhiều nước, đáng kể là Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, người Da đỏ, người Phi Châu bị bán sang làm nô lệ v.v. Từ đây điệu Tango là cả một hoà hợp chung của nhiều nền nghệ thuật khác nhau trong đó phải kể đến những điệu nhảy tế thần của người Phi Châu đến từ Togo, Benin, Nigeria, v.v. Các điệu nhảy như Habanera đến từ Cuba, Contradanza từ Tây Ban Nha, Milonga của dân Á Căn Đình và điều nổi bật cần đươc nhắc tới đó là tâm hồn và tinh thần tự do không bị guồng bó bởi phong tục nào đã làm cho điệu nhảy Tango thành một điệu nhảy tuyệt đẹp hôm naỵ




La Cumparsita

de miserias sin fin
desfila,
en torno de aquel ser
enfermo,
que pronto ha de morir
de penạ
Por eso es que en su lecho
solloza acongojado,
recordando el pasado
que lo hace padecer.

Abandonó a su viejitạ
Que quedó desamparadạ
Y loco de pasión,
ciego de amor,
corrió
tras de su amada,
que era linda, era hechicera,
de lujuria era una flor,
que burló su querer
hasta que se cansó
y por otro lo dejó.

Largo tiempo
después, cayó al hogar
maternọ
Para poder curar
su enfermo
y herido corazón.
Y supo
que su viejita santa,
la que él había dejado,
el invierno pasado
de frío se murió

Hoy ya solo abandonado,
a lo triste de su suerte,
ansioso espera la muerte,
que bien pronto ha de llegar.
Y entre la triste frialdad
que lenta invade el corazón
sintió la cruda sensación
de su maldad.

Entre sombras
se le oye respirar
sufriente,
al que antes de morir
sonríe,
porque una dulce paz le llegạ
Sintió que desde el cielo
la madrecita buena
mitigando sus penas
sus culpas perdonó.

Vũ Nữ Thân Gầy - Phạm Duy

Đàn đã khơi rồi, trong lúc đêm tàn rơi
Đàn khóc ai hoài, cho héo hon lòng tôi
Đàn nhớ nhung người, như sắc hương tàn phai
Đàn cố nuôi lời, cho giấc mơ còn lơi
Ôi ! Nghe tiếng đàn réo mà thương người
Nghe tiếng cười reo xót xa đời
Nhớ nhung đau thương mà thôi
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi
Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đã xa rồị
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men
Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên.
Ta ghì cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầỵ
Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau
Chưa nói mê say mà tình đã bay
Chưa biết môi em mà hồn đã quên
Đã qua một đêm...

Si supieras

que aun dentro de mi alma,
conservo aquel cariño
que tuve para ti...
Quien sabe si supieras
que nunca te he olvidado,
volviendo a tu pasado
te acordaras de mi...

Los amigos ya no vienen
ni siquiera a visitarme,
nadie quiere consolarme
en mi afliccion...
Desde el dia que te fuiste
siento angustias en mi pecho,
deci, percanta, que has hecho
de mi pobre corazon?

Sin embargo,
yo siempre te recuerdo
con el cariño santo
que tuve para tị
Y estas en todas partes
pedazo de mi vida,
y aquellos ojos que fueron mi alegria
los busco por todas partes
y no los puedo hallar.

Al cotorro abandonado
ya ni el sol de la mañana
asoma por la ventana
como cuando estabas vos,
y aquel perrito compañero
que por tu ausencia no comia,
al verme solo el otro dia
tambien me dejọ




Last edited by phu_de on Sun Jan 14, 2007 8:05 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Hà nội-Sài gòn-Westmister, những nẽo đường Tạ Tỵ -
Nguyễn Mạnh Trinh



Một buổi sáng Cali đầy nắng. Trời trong xanh đến thẳm cao, bát ngát. Những cơn gió từ phía biển thổi về, lướt trên khu parking lot rộng khắp, xào xạc hàng cây. Con đường ồn ào rộn rịp của ngày cuối tuần ngoài kia cuồn cuộn dòng nhân sinh, bất tuyệt. Ở trong này, nắng vàng tươi óng ả trên những bìa sách. Một cuộc ra mắt sách lạ lùng đơn giản nhưng nhiều ấn tượng. Không có diễn văn khen tặng , không có chương trình phụ diễn ca nhạc và cũng chẳng có những lệ luật khách sáo mệt mỏi. Ở đây, chỉ có những hàng người xếp hàng mua sách. Một lão trượng tóc bạc phơ, cây gậy già bên cạnh, nụ cười đôn hậu, ánh mắt tươi trẻ reo vui, ký tên trên những trang sách mở đầu cho một tác phẩm. Tuyển Tập Tạ Tỵ.

Những chặng đường đi qua. Hơn nửa thế kỷ miệt mài cùng bút mực cọ sơn. Một họa sĩ có những họa phẩm mà theo một người buôn bán tranh ở Việt Nam đã được liệt vào hàng tài sản quốc gia và cấm không được mang ra khỏi nước. Một nhà văn đã có mặt từ những ngày Thế Kỷ, Đời Mới ngày xưa có hàng chục tác phẩm giá trị. Một nhà thơ của những ngày Hà Nội, của bài hát 'Thương về 5 cửa ô xưa' mà tới bây giờ còn làm chết lặng lòng những người xa xứ.
Ơi những phương trời. Quê nội. Quê ngoại. Hà Nội. Saigòn. Westminster. Những thành phố của chia lìa và tụ hội. Rồi trại cải tạo và đảo tạm dung, Xứ người lưu lạc và quê hương biệt khuất. Những nỗi niềm phảng phất trong cảnh, trong người. Trong ' Tuyển Tập Tạ Tỵ' tràn đầy phong vị của một cuộc đời đầy biến cố và sóng gió nhưng yêu văn chương nghệ thuật vô hạn.

Ít có ai, ở tuổi tám mươi lại tận tụy với chữ nghĩa như thế. Yêu đời cũng như yêu nghệ thuật , dù cuộc nhân sinh này chỉ là một trò chơi. Trang sách mở ra tác phẩm của một đời người mà có thể đại diện cho một thế hệ phải chịu nhiều máu lửa và mất mát. Bao nhiêu là biến cố. Những bước chân khắp nơi dường như đo cả chiều dài đất nước Việt Nam. Kháng chiến, về Thành, nhập ngũ ,vào tù, vượt biển, những thời kỳ khó quên cho một tâm hồn nhiều cảm lụy. Ghi chép lại những chờ với đợi ở trại tạm dung , cũng như những căm uất nghẹn ngào ngày cải tạo, văn chương hiện hữu từng dòng từng chữ. Bây giờ, đọc lại sao nghe có âm vọng của con hổ về già tưởng tượng cảnh sơn lâm rừng sâu rú cả thuở xa xưa.

Tạ Tỵ, thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, người đã cống hiến cho đới những tác phẩm tim óc. Một nhát cọ, mở ra những khung trời và những phận người. Một trang sách là tâm sự khôn nguôi, là cơn mưa quê nhà tha thiết, là ngọn gió bấc xứ người nhắc nhở thân phận tha hương. Ở tuổi tám mươi, sao trong ánh mắt nụ cười vẫn còn một thời thanh xuân trai trẻ. Những bức tranh, những cuốn sách có phải là tặng vật để lại cho đời?


Tôi nhớ những bài thơ Tạ Tỵ về Hà Nội. Lúc ấy, tôi còn quá nhỏ để có một hồi tưởng về thành phố ấy. Nhưng thơ thì man mác gợi lại một thời kỳ quá khứ. Tôi tưởng tượng tình cảnh một chàng trai trẻ giã từ thành phố thân yêu, một ngày có ngọn gió bấc xót xa. Đất nước chia đôi, biết ngày nào trở lại. Bài hát phổ nhạc từ thơ Tạ Tỵ 'Thương về 5 cửa ô xưa ' sao tới bây giờ nghe lại vẫn còn tràn cảm xúc. Ngựa Hồ ngóng gió bấc, tiếng hí sao não lòng. Tâm sự của cách xa nhưng vẫn đợi ngày trùng lai hội ngộ.

'Những Con Đường Hà Nội':

'Ôi, Hà Nội
ôi những con đường cũ
Đâu hàng Bông hàng Trống với hàng Khay
Đâu hàng Đào khoe nõn những bàn tay
Những đôi mắt nhìn nhau sầu ly cách.
Nước Hồ Gươm còn xanh màu cẩm thạch?
Tà áo ai còn đẹp buổi hoàng hôn.
Nhớ thương xưa nhạt nắng những khung tường
Nghiêng nghiêng xuống măt hồ soi bóng nước

Những con đường
Những con đường năm trước.
Của ngày xưa xa lắm Hà Nội ơi
Đêm nay về

ngự trị giữa lòng tôi
Đêm nay về với 5 cửa ô nghẽn lối.
Thao thức mãi từng canh gà báo vội
Rạng đông nào gối lệch tóc đêm sâu
Ở ngoài kia bóng tối đã phai mầu ! '

Thơ tha thiết quá cho một tấm lòng, có phải ? trong cơn lốc thời thế, những lớp văn nghệ sĩ trạc tuổi nhà văn Tạ Tỵ đã phải chịu nhiều cảnh bể dâu. Ở bên này hay bên kia, không từ chối được để đi vào con đường định mệnh của mình. Dù dấn thân hay làm một người chứng bất đắc dĩ, lịch sử vẫn là những chuỗi biến cố kinh khiếp mà một đời người cam chịu. Thơ nói chưa đủ, Tạ Tỵ còn dùng văn xuôi để vẽ lên một xã hội trong thời chiến tranh ly loạn.

Đọc những trang nửa tùy bút nửa ký sự,' Xóm cũ' ,' Trên những nẻo đường Saigòn ', tự nhiên bùi ngùi với Saigòn vàng, Saigòn đỏ. Từ lúc rời quê hương vào Nam ông đã yên trí rằng sẽ sinh sống ở đó đến hết cuộc đời. Thành phố là một phần máu xương tủy não của đời sống ông. Nơi chốn ấy, có mái ấm gia đình. Có bạn bè bằng hữu. Có những ngày tháng miệt mài chuyện văn chương. Có những ngày triển lãm tranh đông vui. Có những cuối tuần Brodard, Pagode đủ mặt quần hùng. Có những tối đèn vàng đèn xanh rực rỡ sắc mầu. Nơi chốn ấy, những cuốn sách tạo thành, những bức tranh hiển lộng. Văn xuôi :' Những viên sỏi ', ' Yêu và thù ', 'Bao giờ ', ' Ý Nghĩ'. Thơ :' Cho cuộc đời' . Nhận định văn học ' Mười khuôn mặt văn nghệ ', ' Phạm Duy còn đó nỗi buồn', ' Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay '. Rồi Đời Mới, Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn, Hiện Đại... những tạp chí văn học lừng lẫy một thời ghi lại tâm tình của một người cầm bút lúc nào cũng hừng hực lửa sáng tạo mang tên Tạ Tỵ.

Nhưng sau ngày tháng tư năm 1975, thành phố đổi chủ. Saigòn đỏ. Saigòn tang thương. Cảnh tan đàn lạc nghé. Sĩ quan viên chức, văn nghệ sĩ vào ' Đáy Địa Ngục ', trôi nổi từ chốn ngạ quỷ này đến nơi đầy đọa khác. Có ai mong được ngày trở về khi một chế độ đã sẵn sàng một chính sách tận diệt đến cùng những người thuộc chế độ cũ. Thế mà, ở trong tù ngục vẫn có tâm hồn vượt thoát hàng rào trại tù để vươn tới khoảng trời xanh bao la, nơi mây trắng thong dong để quên đi mắt thù chăm chăm và nỗi đói khổ vầy vọc mỗi ngày. Có lúc thơ văn là cây gậy chống để qua đi những gai lửa ngặt nghèo của cuộc sống.

Khi trở về nơi chốn cũ, ngậm ngùi với bao biến đổi. Hết rồi, cam gác bút. Những bằng hữu văn chương chia nhau những ngày lơ láo. Những tâm sự chất chồng. Những ngày chờ đợi bị công an rình mò làm việc. Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đình Toàn, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Lê ngộ Châu, Duy Trác, Thế Uyên, Hoàng Hải Thủy, Nhã Ca,...cuốn trong cơn lốc , tan tác mịt mùng. Họ chia sẻ đắng cay với nhau, nhưng vẫn khôn nguôi hy vọng những trang sách mở ra những trao gửi những nỗi niềm. Người sau đọc lại sẽ thấy được tình cảnh của những người bị lưu đầy trên chính quê hương mình. Mà những người ở phía Bắc cũng không hơn. Những Nguyễn Sáng, Hoang Lập Ngôn, Lê Quốc Lộc... cũng mang mang uất hận với tâm sự nghẹn ngào chẳng thốt thành lời.

Trong ký ức hội họa, còn lại những chân dung nhiều tác giả phác họa lại những khuôn dáng lừng lẫy một thời. Mai Thảo, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Duy, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Đình Toàn, Bình Nguyên Lộc,...kẻ còn người mất nhưng với văn chương nghệ thuật vẫn còn tồn tại trong hoài hoài trí nhớ. Khuôn bố và cây cọ dưới bàn tay Tạ Tỵ đã thành những tác phẩm để lại cho đời.

Dù đã sang định cư xứ người, hình như ông vẫn còn vấn vương với hình bóng cũ.'Saigòn hiện hữu trong tôi, một Saigòn bệnh hoạn xanh xao. Mỗi thước đường, mỗi gốc cây, đối với tôi hình như xa lạ. Tôi nhìn Saigòn bằng đôi mắt vừa giận vừa thương! Saigon đó vẫn ngần ấy thước khối bê tông và thép,vẫn ngần ấy đại lộ, vẫn ngần ấy con hẻm và ngần ấy mái tôn lẫn khuất đây đó! Tôi đã sống những giờ phút vô cùng trống rỗng, tưởng như lạc vào một khung cảnh xa lạ không thuộc về mình...' Bây giờ,đã xa vời vô cùng, của lãnh địa nào xa khuất mịt mờ nhưng chẳng thể lãng quên. Đó là một phần chân tay da thịt của một người làm nghệ thuật.

Một đời người trải qua.Vượt biển, đến trại đảo, ngẩn ngơ chờ với đợi. Sungei Besi, ngày tháng nhạt nhòa. Escondido, những ngày bắt đầu xứ lạ. Ngổn ngang trăm mối.Bước đường ai cũng phải đi qua.

'Tôi đi dưới cái nắng của vùng trời Escondido mà cứ ngỡ mình đi dưới cái nắng vàng ấm của quê nhà. Mỗi ngày qua đi tại cái thành phố bé nhỏ này như qua đi một cái gì nuối tiếc! Trong những ngày giờ đầu, tôi sống giữa cái không khí không thuộc về mình, nhiều khi nó làm tâm hồn tôi choáng váng, hoảng hốt hình như nửa muốn níu kéo, nửa muốn bứt rời!...'

Hơn nửa thế kỷ cầm bút, cầm cọ,Tạ Tỵ đã để lại những gì cho đời sau? Trả lời câu hỏi ấy chẳng cần phải là nhà nghiên cứu phê bình hội họa hay văn chương mà chỉ là một độc giả bình thường như tôi cũng rất dễ dàng. Hiển nhiên, từ những bài thơ, những truyện ngắn. Rõ ràng, từ những ký sự. Nổi bật, từ những họa phẩm. 'Đáy Địa Ngục' của chứng nhân cơn hồng thủy. ' Thương về 5 cửa ô xưa' câu thơ và câu hát của một thời...

Buổi sáng hôm nay, rời đất dường như có gì khác lạ. Có một cái gì phảng phất. Đời người rồi sẽ chóng qua. Nhưng với văn chương có những điều sẽ thành miên viễn.Và như vậy không bao giờ tôi quên. Hình ảnh một lão trượng ngòi bút lướt trên trang giấy đầu tiên của cuốn sách. Mái tóc bạc phơ. Nụ cười thân ái. Ánh mắt hiền hòa. Của một buổi ra mắt sách đặc biệt.

Thân tặng cho đời.

Nguyễn Mạnh Trinh

Tuyển Tập Tạ Tỵ.


Last edited by phu_de on Mon Mar 06, 2006 10:08 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

54 - 75
Phạm Duy
Elvis Phương trình bày

Image

Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, vẫn là quê nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta!

Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta
Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!
Một ngày năm bốn, cha lùi quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!

Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa
Cùng mảnh đất, nóc gia cha làm ra
Một ngày năm bốn, ôi Thành Đô ơi!
Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
Vì người đã ra đi theo Tự Do

Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
Đời của cha con: hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong khổ đau
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.

Image


.

Post Reply