Một Vài Sinh Hoạt VănHoá Nghệ Thuật Hải Ngoại

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Chúc mừng sinh nhật Thầy Phạm Khắc Trí 80 tuổi

Image
Trong lúc chờ xe bus đi Polynessian Hawaii Center.

Theo bài viết "Lễ Mừng “Bát Tuần Thương Thọ” Giáo Sư Phạm Khắc Trí" của vị tác giả Huỳnh Ngọc Minh tường thuật như sau:

"Dallas-Fort Worth .- Ngày 01 tháng 9-2013, Nhóm CHS PTGĐTĐ Dallas & Fort Worth, Texas họp mặt tại nhà cháu Phạm Nguyên Diễm (ái nữ của Thầy Trí) để Chúc Mừng Lễ “Bát Tuần Thượng Thọ” cho Thầy.

Cháu Diễm là người đứng ra tổ chức buổi tiệc mừng thân sinh của cháu vừa tròn 80 tuổi.
Giáo sư Phạm Khắc Trí về trường Phan Thanh Giản dạy từ năm 1968 đến tháng 04-1975. Sau ngày “Đại họa” 30-04-1975 của đất nước, gia đình Thầy Cô Trí rời khỏi Việt Nam để sang định cư tại Hoa Kỳ.

Lúc bấy giờ (1968-1975) trong trường PTG có đến 3 vị giáo sư mang tên TRÍ: GS VÕ VĂN TRÍ, dạy Pháp văn là Hiệu Trưởng; GS MAI ĐỨC TRÍ, dạy Lý Hóa, đã mãn phần tại D..; và GS PHẠM KHẮC TRÍ, từ Sa Đéc chuyển qua, dạy Toán. Để phân biệt 3 vị giáo sư cùng tên Trí, Thầy Phạm Khắc Trí được các học sinh gọi tên rất thân thương là “THẦY TRÍ ÁO KHAKI 3TÚI”. Thầy dạy toán vừa giỏi nổi tiếng vừa thân mật và thương mến học trò nên học sinh PTG rất kính nể và khâm phục thầy mình.

Cháu Phạm Nguyên Diễm rất dễ thương, khéo léo nấu nướng tổ chức bữa tiệc với những thức ăn ngon miệng. Cũng xin nói thêm, người giúp đỡ một cách đắc lực trong buổi lễ chính là phu quân của cháu Diễm, anh DAVID, đã tận tình tiếp tay với vợ mình.

Image
Hình: CHS Nguyễn Văn Việt kính tăng tấm plaque lưu niệm.
Từ trái: GS Phạm Khắc Trí, CHS Nguyễn Văn Việt CHS Huỳnh Ngọc Minh.

Buổi tiệc mừng “BÁT TUẦN THƯỢNG THỌ” được tổ chức trang nghiêm, long trọng nhưng không kém phần thân mật ấm cúng , thể hiện tình Thầy Trò như thuở nào.

Các cựu giáo sư và cựu học sinh PTGĐTĐ (khoảng 20 người) có mặt và kính chúc tuổi thọ cho Thầy Trí.

Nhóm cựu học sinh Dallas-Fort Worth kính tặng GS Phạm Khắc Trí một tấm plaque lưu niệm sinh nhật thứ 80 của Thầy và kính chúc Thầy Cô dồi dào sức khỏe, an hưởng tuổi già với con cháu ngoan hiền, hiếu thảo.

Thay mặt Nhóm CHS PTGĐTĐ, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cháu Diễm và David đã tổ chức Lễ Mừng Thượng Thọ cho thân phụ mình thật thân tình và chu đáo.

Các CHS PTGĐTĐ đề tỏ lòng nhớ công ơn dạy dỗ của GS PhạmKhắc Trí, nêu cao truyền thống “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”."

Link tham khảo: http://www.ptgdtdusa.com/id1621.html

Tôi đồng ý với tác giả Huỳnh Ngọc Minh viết, ở Thầy các học trò hay người đối diện có thể tìm thấy sự điềm đạm, tính hiền hòa, thân thiện và nét khiêm cung; Sự ôn tồn, nói năng từ tốn là đặc điểm tôi chú ý khi gặp Thầy suốt thời gian đi chơi cùng Thầy tại Honolulu, Hạ Uy Di vào tháng 10 vừa qua.

Image
Thi hào Khalil Gibran, The Prophet.

Sáng nay thức giấc, cụ thi hào Khalil Gibran lại nhắc nhở tôi ý tưởng vô cùng cao quý:
"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", ("To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, The Prophet, Kahlil Gibran).

Kahlil Gibran ít nhiều cám ơn cuộc đời này, với đám học trò "lục thập nhi nhĩ thuận như những Cao Thái Hải, Bùi Quốc Cường, Bửu Tịnh, Vũ Duy Toại, Lý Tòng Tôn, VHLA,... vẫn quý ý tưởng Tôn Sư Trọng Đạo, tac giả Nhung Nguyên hay Huỳnh Ngọc Minh đã viết về vị thầy xưa thật khả kính qua cung cách sống vá kiến thức uyên bác của ông.

Image
Thầy Cô Phạm Khắc Trí chụp chung với một thân hữu.

On Sunday, December 1, 2013 9:59 AM, Tri Pham wrote:

Thời Điểm Vô Cùng Cực Nhỏ Và Đời Sống Con Người
PKT 12/01/2013

Nhân đọc được bài viết của niên trưởng Nguyễn Văn Trường luận về "Mình Là Ai" tôi rất thích thú trong xúc động ,ngồi viết lung tung ra đây những điều tôi đã học được để mọi người thân quí đọc cho vui thôi.

(1) Toán học nói chung, và riêng môn Toán Giải Tích (Vi Phân/Tích Phân), thuần túy là một khái niệm, ảo mà lại là thực , vì chứng minh được. Vật thể có cùng các tính cách đặc thù như vậy là tất nhiên phải dẫn đến kết luận như vậy, không thể khác được. Không thay đổi, khi cho là A thì trước sau luôn là A, đúng và sai phân biệt rõ rệt . Ví dụ như vận tốc của một chiếc xe hơi đang chạy ớ một thời điểm nào đó chỉ có một đáp số và chỉ có một đáp số đúng mà thôi.

(2) Còn đời sống nói chung, và đời người nói riêng, tuy là một thực thể có thực, nhưng thực mà lại là ảo, vì không thể chứng minh được. Cùng có các hiện tượng xẩy ra liên quan nhưng không chắc đều có cùng một kết luận. Khi cho là X thì có thể tìm thấy nhiều X khác nhau ,không biết X nào mới đúng là X thực , thực giả lẫn lộn, không có ranh giới. Ví dụ như cái tôi trong dòng đời ỏ một thời điểm nào đó, dù trong khoảnh- khắc- vô -cùng- nhỏ- không- còn- có- thể- nhỏ- hơn- được- nữa (infinitesimally small), cái tôi ấy đã thay đổi không còn y nguyên là cái tôi mới nói đến nữa, ta có thể tìm thấy nhiều cái tôi, khiến ta lúng túng, không thể xác định được cái tôi nào mới là cái tôi thực (như trong truyện Tây Du Ký, Tề Thiên Đại Thánh ,nhiều lúc phải bứt 1 sợi tóc hóa phép thành nhiều Tề Thiên Đại Thánh để kháng cự với cường địch). Theo niên trưởng NVT, cái thời điểm ở một khoảnh khắc trong đời người này , nhỏ hơn cả một sát na của nhà Phật , là "không có chiều thời gian " , tuy là có thực nhưng lại là số ảo , không phải là 1 tham số được xác định như trong một hàm số (đạo hàm, nguyên hàm) ở trong một phương trình toán học.

(3)Thực hay ảo như thời gian tâm lý, khoảnh khắc ngồi bên cạnh người bạn gái thuở đầu đời hoa bướm? Ta đang là bướm mơ thành người hay đang là người mơ thành bướm? Vọng hay chân? Chứng minh được hay không chứng minh được?... Tất cả còn có nghĩa gì nữa đâu. Bao lâu, còn gì vui hơn, ở tuổi này, mỗi sáng thức dậy, còn cảm nhận được hương vị của một tách cà phê ngon, cảm tình thân ái của mọi người đã dành cho, và được phép nói năng đầu Ngô mình Sở mà không phải lo ngại bị phiền trách. Tiện đây, cao hứng chép lại mấy câu thơ của Tô Đông Pha để mọi người cuối tuần đọc cho vui. Tình ở ngoài lời. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.

Ký Hữu
Tô Đông Pha (1037 - 1101)

Không giai dạ vũ tự thanh tuyệt
Thùy sử yểm ức đề cô quỳnh
Ngã dục tiên sơn chuyết dao thảo
Khuynh khuông tọa thán hà thời doanh
Bạc thơ tiên phốc tận điền ủy
Chử minh tiêu lật nghi tiêu chinh
Khất thủ ma ni chiếu trược thủy
Cộng khan lạc nguyệt kim bồn doanh

Phụ Chú : Ký Hữu được trích từ 8 câu cuối trong bài Thứ Vận Tăng Tiềm Kiến Tặng ( Họa Bài Thứ Vận Tăng Tiềm Kiến Tặng ) của Tô Đông Pha. Đề bài là do người chuyển dịch tự ý đặt ra. PKT 12/01/2013

Dịch Xuôi : Gứi Bạn
(Mây Tần - PKT 12/01/2013 )

Thềm vắng, mưa đêm, nghe thê thiết
Một mình tâm sự u ẩn không biết than với ai
Từ lâu những muốn qui ẩn, tìm lên non tiên hái cỏ quí rồi
Nhưng sao cứ lần lữa nay rồi mai, nghiêng giỏ rỗng ngồi than mãi
Chuyện chép sách, đánh roi, cũng đã kể như xong
Còn chuyện đốt củi, nấu trà, hẹn nhau đêm nào chăng đây
Cùng lần chuỗi hạt ma ni, mượn mắt Phật
Ngồi ngắm ánh trăng thanh lạc trong thau vàng

Thơ Gửi Bạn
PKT 12/01/2013

Đêm khuya, thềm vắng, mưa thê thiết,
U ẩn nỗi mình ngỏ với ai.
Những muốn núi tiên hái cỏ quí,
Sao lần lữa mãi, nay rồi mai.
Trường văn, trận võ, kể xong nợ,
Gầy lửa, nấu trà, một tối chăng.
Lần chuỗi ma ni, mượn mắt Phật,
Ngắm trăng thanh lạc trong thau vàng.

__________________________________________________________________

“Gặp nhau, tay bắt mặt mừng, lời nói là thừa. Mấy ngày họp mặt vừa qua ở Houston đã thật vui, đã ắp đầy tình nghĩa, và đã... không còn chỗ cho dù chỉ là “đôi lời tình nghĩa”. Gửi để mọi người đọc cho vui mà thôi. Thân kính”.
TRÍ PHẠM

Tôi vốn không hay nói vì một trong những lý do là biết mình nói không được hay. Mấy năm gần đây, có đôi chút thì giờ riêng tư, tôi đã tìm đọc, học hỏi qua lời hay ý đẹp của người xưa, những mong lời nói sẽ giúp mình hiểu biết được người nhiều hơn, sẽ khiến người hiểu biết được mình nhiều hơn, và khiến mình sẽ hiểu biết được chính mình nhiều hơn, để... thương nhau nhiều hơn. Nhưng cho đến nay, phải thú nhận là chuyện học ăn học nói của tôi cũng chưa ra đâu vào đâu cả, mà hôm nay lại có vài điều muốn được nói, nên đành phải có lời xin lỗi trước, xin và muốn được thứ lỗi từ các bậc huynh trưởng đã coi tôi như một đứa em trong nhà, từ các CHS hai trường PTG và ĐTĐ, dù đã đổi đời, vẫn lấy cái lễ Thầy trò đối xử với anh chị em nhà giáo chúng tôi, từ các em học trò, dù đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, vẫn giữ được chút cảm tình thân ái ngày xưa dành cho một người thầy cũ, và từ nhà tôi, người bạn đời và cũng là một tấm gương soi, giúp tôi giữ được mình, để hôm nay còn có thể nói được vài lời tình nghĩa với các anh chị em mà tôi hằng kính mến.

Vâng xin được nói 3 điều

Điều thứ nhất là chúng tôi mới ở Pháp về tuần trước. Ở Paris, đã gặp được anh Dương Hồng Đức giáo sư Pháp Văn PTG và em Phạm Minh Toàn CHS PTG 1970 là con của cố GS Phạm Minh Đức GS Sử Địa PTG. Em Toàn hiện là Kiến Trúc Sư ở Paris. Em đã dành một ngày nghỉ, lái xe cho tôi đi Blois cách Paris khoảng 150 km, để gặp gia đình anh Phùng Quang Lộc GS Công Dân, Việt Văn và Triết PTG. Chị Lộc lại chính là Chị Phạm Thị Đức Hạnh GS Sử Địa PTG. Không nói hết được nỗi vui mừng gặp lại nhau ở xứ người sau bao nhiêu năm xa cách. Các anh chị Đức, Lộc, Hạnh và em Toàn đều đã có một đời sống ổn định, con cháu học hành thành đạt, có nhờ tôi chuyển lời thăm hỏi đến mọi người và cũng bày tỏ sự cảm kích về những hoạt động kết nối tình đồng môn nghĩa sư đệ của đại gia đình PTG – ĐTĐ chúng ta ở bên này. Anh chị Đức và anh chị Lộc ơi, ráng thu xếp qua đây ít nhất một lần cho vui để người bạn của các anh chị, tuy danh lợi có bao giờ ham muốn đâu, nhưng người bạn của các anh chị vẫn còn rất ham được uống café sáng, suốt một tháng liền, do Danh Nguyệt, đôi uyên ương thật dễ thương của đại gia đình PTG – ĐTĐ ở Houston khoản đãi như đã hứa, nếu tôi mời được các anh chị qua đây.

Điều thứ hai là mấy năm trước đây, vào dịp Tết, nhà thơ Trầm Vân tức là anh Võ Văn Vạn, GS Toán PTG, từ bên nhà có gửi cho tôi mấy câu thơ thăm hỏi:

Xuân về nhẹ gót chân son
Trí ơi 4 túi thơ còn phấn không.

(Trong thời gian dạy học, tôi được gán cho cái biệt hiệu là Trí 3 túi, anh Vạn chắc vì quá quí mến nhau, nên đã cho tôi thêm 1 túi nữa thành Trí 4 túi).

Xuân về nhẹ gót chân son
Trí ơi 4 túi thơ còn phấn không
Trò xưa bạn cũ nhớ mong
Có nghe tình trải suốt lòng mình đây.

Trong xúc động, tôi cũng võ vẽ mấy câu thơ họa lại:
Xuân về ngơ ngẩn lòng son
Hỏi chi thơ phấn có còn hay không
Ngắm thân bèo giạt não lòng
Cuối đời còn chút ấm lòng này đây.

Vâng, chút ấm lòng trong câu thơ chính là điều thứ ba mà tôi muốn được nói với các anh chị em ở đây hôm nay. Chính là chút ấm lòng mỗi lần nghe được tiếng gọi “Thầy ơi!” từ một người học trò cũ hay nhận được những lời thăm hỏi của các anh chị em PTG – ĐTĐ từ Đức, từ Úc, từ Canada, từ Anh, từ Pháp, từ các tiểu bang ở Mỹ... Chính là chút ấm lòng gặp lại được các bạn và học trò cũ trong ngày họp mặt thường niên mỗi năm từ 10 năm trở lại đây. Chính là chút ấm lòng đọc được những dòng chữ thân thương về một quãng đời bảng xanh phấn trắng ngày trước trong Đặc San, Bản Tin... Chính là chút ấm lòng nghe được những hoạt động tình nghĩa thăm hỏi và giúp đỡ CHS/CGS bên nhà của các anh chị em bên này... Không biết nói gì hơn... Hy vọng ở những lần họp mặt những năm tới, lời nói của tôi sẽ được trang trọng hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn như mong muốn, còn hôm nay, tôi chỉ biết nói như thế này. Anh chị em chúng ta là những người, sau một quãng đời sóng gió nổi trôi, vẫn còn ráng đi tìm chút Tình chút Nghĩa ở nhau để mà sống, tôi nghĩ là chúng ta đã tìm thấy được chút Tình Nghĩa này ở đây, hôm nay. Xin được phép cảm ơn Nhóm Houston, nếu không trân trọng thương quí nhau đến như vậy, thì đã không thể bỏ công sức ròng rã cả một năm trời chuẩn bị thật chu đáo để có được mấy ngày họp mặt gia đình thật ấm cúng và thật thân mật như mấy ngày hôm nay.

Đọc trong sách xưa, có câu “người trí thì không nói, người nói thì không trí”.

Trong tình anh chị em trong nhà, tôi đã không ngại là người không trí, chỉ ngại là mình không nói được hết lời mà thôi. Vậy, xin được nói thêm một lời nữa. Xin được cảm ơn nhau và xin được cùng nhau gìn giữ chút tình thân ái này để được cùng nhau đi trọn con đường Tình Nghĩa ở phần đời còn lại.

Image
Thi phẩm Mây Tần của thi sĩ Phạm Khắc Trí

Trân trọng kính chào và cảm ơn tất cả các anh chị em.

Phạm Khắc Trí
Email: Phamid@msn.com
CGS PTG 1968-1975
Houston 05/27/2007
_______________________________________________________________________

Bài viết của Thầy Trí đưa tôi về những kỷ niệm của ngày xưa dù trong sân trường tại Sài Gòn hay ở các campus tại California, những ngày nghe lời ông giáo Nguyễn Văn Sâm vì "Con trai phải đọc sách", con trai phải ôm sách, làm toán cho thật nhuyễn nhừ, con trai giỏi toán được thầy giáo khen thưởng, và nhất là được các cô bạn gái khen tặng cho dốp tutor trong thư viện, thế là nhất xứ của thuở đi học rồi còn gì nữa chứ ? Thầy khen, em gái khen thế là ta về đêm mộng mơ những differential math, integral math, em tạ ơn ta, ta tạ ơn em, tạ ơn quý thầy một thuở Sài Gòn như Trần Thành Minh, Vũ Bảo Ấu, Nguyễn Xuân Nghiên, Bùi Hữu Sủng, Bùi Hữu Đột,... quý thầy của campus Huê Kỳ thân thương như Dr. Gottlieb, Dr. Griffiths, Dr. Higgs, Dr. Kaplan,… Và tạ ơn luôn các vị toán học gia vì trí tuệ thông minh phi thường của họ đã khai mở một chân trời tóan học bao la để Trần Văn Tui một kẻ hậu sinh được hưởng ké, bao công trình cao quý xây dựng trải dài cả cuộc đời những toán học gia mang hoài bão, những đam mê vào những con số, những chuỗi số, những phép tính, những định lý,... mà ta học lại từ thầy ta, để khi ta kèm em môn toán, một góc kín đáo, vắng người nào đó trong thư viện, em khẽ bảo: "Ồ, sao mà anh hay vậy?". Đấy là cái hay của môn toán học, đấy em gái ban biology! dù rằng ngày Tạ ơn đã lững thững trôi qua 2 ngày, nhưng hãy tạ ơn tinh thần toán học, này những bộ óc tiên phong đi trước mở đường như Joseph Liouville, Evariste Galois, Gottfried Wilhelm Leibniz, Meyer Hirsch, David de Bierens de Haan, Henri-Leon Lebesgue, Jean Le Rond d'Alembert, Johann Friedrich Pfaff, Sir Charles Vernon Boys,Leonhard Euler, Friedrich Wilhelm Bessel, Pierre Simon Laplace, Joseph Fourier,...
Vá rằng có những lý thuyết thân thương Laplace Transform, Fourier Transform, mà sự khác nhau trong toán ứng dụng của môn học Control Systems Engineering quay chong chóng sinh viên ban điện tử bởi hai cụ Pierre Simon Laplace và Joseph Fourier. Khi nào người ứng dụng toán vác hai cụ ra nhờ vã nhỉ ?

Để thiết kế (design) một hệ thống điện (electrical networks) hoàn bi, bền vững (stability), an toàn hay ổn định ông giáo toán Dr. Roger Gottlieb của Trần Văn Tui năm xưa khuyên mấy trò sinh viên ban kỹ sư khi nào dùng bùa nào, ví dụ trong điều kiện đơn giản không chú ý đến sự thể xa xăm, vị lai, prospective conditions, thì hai cụ Laplace và Fourier ta tương đồng, f(t)=0 với thời gian t<0, xét về biến đổi Laplace các cực (poles) và số zero trung dung cho ta biết về sự ổn định của hệ thống (networks) đang được phân tích. Tóm lược thì phép biến đổi Laplace (Laplace transform) là phương pháp toán học chuyến đổi tích phân (integral) và cùng với phép biến đổi Fourier (Fourier transform) là hai phương pháp biến đổi rất hữu ích và thông dụng để giải các bài toán vật lý, nhiệt cơ học hay điện học. Qua sự biến đổi Laplace, các phép toán giải tích phức tạp như khía cạnh vi phân (dìffenrential), và tích phân được đơn giản hóa thành các phép tính giải tích (calculus). Vì vậy nó rất hữu dụng trong việc giải đáp các phương trình vi phân, hay phương trình tích phân, những phương trình thông thường nghe qua phải mê hoặc của một thuở học trò dù trung học hay đại học, học cho đến não chạm điện, sì-trốc te tua vẫn còn mê ly trong tâm hồn ta, dù trong toán học vi phân (differential math) hay toán học tích phân (integral math). Sự biến đổi Laplace khiến cho các phương trình đề cập này có thể chuyển thành các phương trình giải tích (calculus equations) được đơn giản hóa hơn.

Tôi còn nhớ ông giáo tốt mã điển trai như tài tử Robert Redford là Dr. Jeremy Griffiths, ăn nói lưu loát, tính nhẫm khi giải toán học cao (advanced math) nhanh như máy còm-piu-tơ. Ông diễn giảng bài "Discrete Fourier Transform" (DFT), tức là một phương cách phân tích Fourier dựa theo sự phân tích một tín hiệu làm thành các hàm số mang dạng sóng lượng giác, dạng sine waves. Biến đổi Fourier rời rạc (DFT) là một dạng thức toán được phân tích khi dùng với những tín hiệu đã được mã số hóa, những thành phần tần số (frequency components). Chung qui thì Fourier transform có những pha hấp dẫn, say mê của nó, những học trò kỹ sư học cao không biếng nhác khi dính dáng đến các phạm vi Spread Spectrum Analysis, Digital Imaging, Radar Signal Procesing, hay các ngữ của phạm vi Computational Physics và Numerical Simulation Systems, những môn học về Engineering, Heat Transfer, Thermodynamics, Fluid Flow Dynamics,... dùng toán ứng dụng (Aplied Mathematics), môn Signal Processing với sách gối đầu giường, hồng thư nhựt tụng như ”Digital Signal Processing", hay "Discrete-time Signal Processing” của hai ông giáo Alan V. Oppenheim, Ronald W. Schafer cho các học trò kỹ sư ít biếng nhác táy máy với những Gyroscopes, GPS Systems, Airborne Systems, Avionic Systems, Navigation Systems,... dù là hệ thống không hành hay hải hành,... các ông bà chủ Lockheed Martin, Northrup-Gramman, General Dynamics, Raytheon, Boeing,... sẽ thu dụng vào thị trường dốp không khó.

Tản Mạn về Nhà Toán Học Kurt Gödel và Định lý Bất toàn

Về đề tài thầy Trì đưa ra một chủ đề qua một email, đề tài sẽ dài nói hoài không hết, ngôn bất tận ngôn, luận bất tận luận, một đề tài vốn gây ra nhiều tranh cãi, vì sự giới hạn của bài viết bần bút Trần Văn Tui xin trích gọn, bàn gọn thôi nhe.

Đề tài Toán Học Gia Kurt Gödel, sinh ngày 28 tháng 4, 1906 và quy tiên thiên quốc ngày 14 tháng 1, 1978), tiên sinh là một nhà toán học và nhà luận lý học (logician) đại thụ nổi tiếng người Áo, người đã được tờ tạp chí danh tiếng Times bầu chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20 vừa lững thững đã đi qua.

Tiên sinh là tác giả của một định lý nổi tiếng, danh trấn thế giới toán học, đấy là: "Định lý bất toàn" (incompleteness theorem), là một định lý được giới khoa học so sánh với thuyết tương đối của nhà bác học Einstein và nguyên lý bất định của Heisenberg. Định lý này cho sự khẳng định rằng bất kỳ một hệ thống tiên đề hình thức độc lập nào đủ mạnh để mô tả những số học cũng hàm chứa những mệnh đề không thể khẳng định mà cũng không thể phủ định. Được chứng minh vào năm 1930 và công bố một năm sau đó, định lý này đã phá tan niềm tin tuyệt đối của các nhà toán cổ điển học vào sức mạnh của các công cụ hình thức vốn được đề ra bởi David Hilbert và các cộng sự viên nhằm loại bỏ những mâu thuẫn và nghịch lý ra khỏi môn toán học.
Image
Toán Học gia Kurt Gödel

Theo cây bút nghiên cứu sâu xa về Toán Học gia Kurt Gödel, ông Phạm Việt Hưng bên hướng Nam cực, Sydney, xứ Kangarooland ghi nhận về nội dung của Định Lý Bất Toàn của Kurt Gödel (Gödel's Incompleteness Theorems), theo nguyên văn Định Lý Gödel được trình bày bằng ngôn ngữ logic hình thức, rất khó hiểu đối với những người không chuyên ngành. Nhưng may mắn thay nó đã được phiên dịch sang ngôn ngữ thông thường để bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Gọi chung là Định Lý Bất Toàn, nhưng thực ra chỉ có hai định lý. Cả hai đều chỉ đưa ra rằng toán học về bản chất là bất toàn (không đầy đủ), vì nó luôn chứa đựng những mệnh đề không quyết định được (undecidable), tức những mệnh đề không thể chứng minh và cũng như không thể bác bỏ.

Định lý 1: Nếu một lý thuyết dựa trên một hệ thống tiền đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết ấy luôn luôn tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ.

Định lý 2: Không tồn tại bất cứ một diễn trình suy diễn nào cho phép chứng minh tính phi mâu thuẫn của một hệ thống tiền đề.

Suy luận rộng ra một hệ thống suy luận có thứ tự mạch lạc, ăn khớp với nhau, hay có tính logic tuyệt đối phi mâu thuẫn được xây dựng trên căn bản một hệ thống tiền đề độc lập, đầy đủ, căn bản không trái nghịch nhau như môn toán truyền thống mà ta đã hấp thụ. Nhưng nhà toán học Kurt Gödel đã cho rằng thực tế không thể tồn tại một hệ logic hình thức nào là đầy đủ cả, mọi hệ thống logic đều sẽ bất toàn. Thực tế của cuộc sống khi bàn luận với GS. Phạm Khắc Trí khi lãng du bên thiên đường thơ mộng Aloha Waikiki thì mọi sự kiện mang tính chất vật lý tuy không phải là một hệ thống logic theo hình thức chứng minh đầy đủ, nhưng nếu ngôn ngữ diễn đạt của nó là toán học và ngôn ngữ thông thường có thể qua dạng triết học. Cả hai thứ ngôn ngữ triết học hay toán học này đều được xem như bất toàn (incomplete), hihihi... như vậy thì làm sao ta có thể có một hệ thống vật lý tuyệt đối hoàn hảo để được xem là mô thức mẫu cuối cùng chứ nhỉ ? Thế thì cuộc đời này toàn những bất toàn thôi à? vô thường phù vân thôi à? Dốp "bread and butter" bất toàn vô thường phù vân à? Dốp thơm tutor em gái cũng bất toàn vô thường phù vân à? Tình yêu em cho ta tại cái góc nhỏ thư viện kèm toán khi mà ngày xưa em bảo yêu ta, ta bảo "mee too" cũng bất toàn vô thường phù vân luôn như thế ư? Những bài toán vi phân tích phân kèm theo những note ghi nhận bao tình tự hóa ra bất toàn vô thường phù vân, ra đi miên viễn theo em gái luôn khi em đã ăn cắp con tim của bần bút ra đi thật xa, xa rồi, she stole my heart and took it too far away,... cuộc đời khó quá!? Thầy Trí ơi! Huhuhu...
Image
Albert Einstein và Kurt Gödel,

Vô xê, vào đề tài nhe Thầy,
Nhà bác học lừng danh Albert Einstein vốn là bạn thân với toán học gia Kurt Gödel, tiên sinh phản bác về lối dạy học bắt học trò lớp nhỏ lên đến học trò lớp học cao hay học trò cao học, tiến sĩ bắt học thuộc làu từ chương, phải nhồi nhét cả bao pho sách vở vào não bộ có sức chứa giới hạn, ngăn ngừa sẽ nổ tung vì não sì-trốc, theo Einstein thì điều đó không nên tí nào cả, sự nhồi nhét như thế đã từng bị Albert Einstein lên án thẳng thừng qua ý tưởng: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa”. Đả phá nề nếp từ chương xa xưa, Einstein muốn dứt khoát lối học nhồi nhét, hihihi… tôi nhớ khi xưa thầy giáo Việt văn lớp đệ thất bắt bọn học trò chúng tôi trả bài thuộc làu bài "Tôi Đi Học" dài thườn thượt của nhà văn Thanh Tịnh, đứng trên bụt giảng với thầy mà sắc mặt xanh như tàu lá vậy; Mà bài "Tôi Đi Học" ông giáo thuộc làu như ca sĩ ca bài hát quốc ca, Thầy thuộc làu được thì các trò cùng phải noi gương thầy chứ!, trò nào bị thầy gọi tên lên bảng trả bài, thôi rồi trò như bị sao Kế Đô, sao La Hầu, sao Thái Bạch chiếu mạng vậy, ông giáo ra điều kiện trò nào không thuộc bài đó phải xòe tay ra thầy quất 5 thước bảng đau bỏ sừ. Còn nhớ thời học lớp tư, lớp ba thuở xa xưa thầy tóan lớp nhỏ tra khảo cửu chương, trò trả bài vấp váp thì trò bị phạt úp mặt vào tường không dược cho ra chơi, hay nghỉ giờ break time gì ráo trọi. Có lẽ khi xưa học trò nhỏ chúng tôi yêu tinh thần Albert Einstein. Chúng tôi thầm ước tại sao những năm cuối 1950s, các ông USAID hay JUSPAO không mời thầy Albert Einstein sang Việt Nam dạy chúng tôi môn toán cửu chương chả cần thuộc làu gì cả, Thầy Einstein cho dùng HP calculator hay Apple Ipod, Iphone,... tha hồ, xài thả dàn, mà khỏi bị phạt vạ như chịu úp mặt vào tường không được cho ra chơi, sau này khi sang Mỹ leo rào vào sân in-tẹc-nét mới vỡ lẽ vào những năm 1940s thầy Albert Einstein bị đau tim mạch (cardio-vascular diseases), và sau khi đất nước ta phân đôi 1954 thầy Einstein bị bệnh tim nặng hơn, năm sau đó báo chí loan tin thầy Einstein ra đi trong an bình, thanh thản,…

Tin breaking news: "The death of Albert Einstein came on April 18, 1955 in Princeton, New Jersey. After a long illness, he died peacefully in his sleep. The listed cause of death is a ruptured artery in his heart. Upon his request in his will, there was no funeral, no grave, and no marker. His brain was donated to science and his body was cremated and his ashes were spread over a near-by river."

Kurt Gödel (second from right) receives the first Albert Einstein Award in 1951. Large cardinals: maths shaken by the 'unprovable'
Image
Kurt Gödel (second from right) receives
the first Albert Einstein Award in 1951.

Ngòai Thầy Albert Einstein vốn thương học trò, Thầy Kurt Gödel cũng tử tế thương học trò luôn, Thầy Gödel cổ xúy là một nền giáo dục tốt phải biết khai mở phóng khoáng để mấy học trò tự do đặt câu hỏi nhưng gì mình tối tâm chưa biết khi môn tóan học bất toàn, vì đó là dấu hiệu khởi đầu của những bộ óc sáng tạo. Thầy Kurt Gödel thuở nhỏ hay thường thắc mắc, cái gì cũng đặt nghi vấn tại sao? và tại sao? Thật vậy người Mỹ trong học đường bảo là: "There is no dumb question", "The only dumb question is the one that is not asked", hay như lời của Thầy Albert Einstein chân truyền: "The important thing is not to stop questioning. Curiosity has its own reason for existing.". Tính hiếu kỳ, tò mò là lý do chính cho sự thắc mắc hiện hữu. Hãy nhớ là điều quan trọng là người ta không ngừng hỏi, các trò cứ việc hỏi đi nhé.

Toán học chứng minh bởi Thầy Gödel qua bảng trên cho ta thấy 5 xu bằng nửa đô-la, tức 5 xu lại bằng 50 xu. Toán của Kurt Gödel như thế đấy, lập luận chứng minh hợp lý như vậy không được đa số các toán học gia bảo thủ hỗ trợ, vì chính lề lối lý luận như vậy sẽ làm đảo lộn lề lối toán học cũ bởi vì 5 xu không thể bằng 50 xu được, buôn bán thối tiền ra sao đây?... hihi... *:)) laughing*:"> blushing*:P tongue Không thể phổ biến toàn cầu hóa được nhé! Phần Thầy Trí thì vẫn thắc mắc tại sao toán học Kurt Gödel rất hay nhưng lại bị dặm chân tại chỗ, kỳ vậy, unfair (?).

Thôi thì hãy lội ngược dòng quá khứ cho phút giây chạnh lòng vì cả hai bậc phu mẫu của Thầy Gödel cho biết cậu nhỏ Kurt khi xưa thường hỏi luôn miệng về nhiều đến nỗi cha mẹ cậu phải lấy làm điên đầu rồi nhị vị đặt cho cậu biệt danh bất hủ “Mr. Why”, tức "Me-sừ Thắc mắc". Sau này khi lớn lên, cái tên này đã chễm chệ đi vào sách vở văn học báo chí, “Mr. Why” đã nghiễm nhiên trở thành “nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ 20”. Đó chính là Kurt Gödel, tác giả Định Lý Bất Toàn (Theorem of Incompleteness) mà Thầy Trí hâm mộ. Và rồi tác phẩm lẫm liệt Theorem of Incompleteness là một trong những định lý quan trọng nhất đã được chứng minh trong thế kỷ 20, sánh ngang với Thuyết Tương Đối của Thầy Einstein và Nguyên Lý Bất Định của tiên sinh Heisenberg. Tôi trao đổi ý tưởng với Thầy Trí là cuộc đời này không công băng vì khi Thầy Einstein và đồng nghiệp Heisenberg càng nổi tiếng bao nhiêu thì tên tuổi của Thầy Toán Gödel lại bị càng bị chìm lĩm lu mờ bấy nhiêu! Đó là một sự thật phủ phàng vô cùng bất công, oan khiên trớ trêu, có lẽ cái ẩn số lớn nhất trong lịch sử khoa học thế kỷ 20. Giải mã ẩn số này là một việc cần thiết, vì nó không những làm sáng tỏ ý nghĩa vô cùng hệ trọng của Định Lý Bất Toàn của Thầy Toán Gödel, mà còn giải tỏa bí ẩn tại sao cái vía của phe chủ trương trọng "Hình thức toán toàn thiện" hiện hữu vẫn tiếp tục khống chế ý tưởng của nền giáo dục mà không là "toán bất toàn thiện" trên thế giới, gây nên những chao đảo, tranh cãi về lý thuyết, những suy luận "Pros" và "Cons". Dù là trên thực tế quan niệm này đã chính thức bị Định lý Gödel khai trừ quật ngã từ năm 1931.

Thế thì làm thế nào để giải thích hiện tượng chủ yếu của quan niệm này? Làm cách nào hai lý thuyết cách nhau về thời gian, cách biệt về lối suy luận giữa cái cũ và cái mới, như trong môn Neo Mathematics, tức môn Tân Toán học khi Thầy Trần Thành Minh của sân trường Petrus Ký giảng là 1 cộng 1 không là 2, bà con im lặng, nín khe nhăn mặt như bất đồng vì lối suy luận theo quan niệm toán cũ (Classic Mathematics), tôi nghĩ lý do để thuyết phục học trò thì nên thương cho roi cho vọt, cho thước bảng nếu không chấp nhận lối suy tư mới, hãy gột bỏ quan niệm xưa vì Neo Math dạy ta phần Thực (Real), phần Ảo (Virtual), trong phần thực thì 1 cộng 1 là 2, nhưng trong phần toán ảo; Sorry Jose, 1 cộng 1 không là 2, bởi vậy mới là toán mới, thoạt đầu mấy trò lớp 12B4 gãi đầu bứt tóc bối rối khó chịu kể gì, cả lớp lắc đầu lia lịa, bỗng chân dung tướng Đạm thân thương hiện ra trên bảng, trên sách học khiến các trò lớp 12B4 chịu khó thay đổi quan niệm xưa để theo đà tiến hóa mới có môn Neo Boolean Mathematics, có phần hội (union), phần giao (intersection), và phần nghịch hay phần đảo (complement).

Môn Tân Đại Số một khi ai mà bị mê hoặc rồi sẽ bị nghiện lập luận, luận lý của nó, những tân phái luận lý như Neo-logicism hay Logical positivism, dựa vào lý luận hình thức mới qua học thuyết luận lý (symbolic logic via logicism). Logical positivism được rao giảng, phát huy rộng rãi sau này bởi ông giáo giỏi toán John Passmore, những ứng dụng thực tế qua các phạm vi điện toán thảo chương (computer programming), kinh tế tài chánh, vật lý, phân tam học, tâm lý học,... những môn học đựơc dựa vào lý thuyết, triết lý lý luận do môn toán mà ra. Hệ phái Logicism phải kể đến các vị Bertrand Russell và Alfred North Whitehead là những lý thuyết gia toán học thượng thặng, những đại thụ có công khai triển, vì am hiểu và đam mê lý thuyết tiên khởi đề xướng bởi các vị toán học gia Richard Dedekind và Gottlob Frege.

Tính chất luận lý như đã bàn hai loại ngôn ngữ giữa toán học và triết học đều cần hệ thống lý luận, toán học thì bởi chứng minh bằng số liệu và ký hiệu cụ thể, trong khi môn triết học thì nặng về phần từ chương hơn. Toán học gia cũng là nhà triết học Bertrand Russell, khi ghi nhận nét chấm phá về tư tưởng của Nietzsche, đã vay mượn một ví dụ đặc trưng trong vở kịch của Shakespeare, "King Lear", cho thấy:
Image "Vua Lear lúc sắp điên loạn đã thốt ra rằng: “Ta sẽ làm những chuyện mà dù ta chưa biết rõ. Nhưng chắc hẳn đó sẽ là chuyện khủng bố trên địa cầu".”, điều này cũng cho thấy có thể là ý niệm của Nietzsche gửi gấm chăng? Thực vậy, Nietzsche luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia "hợp thời", ngồi "chung chiếu" bởi ông đã không sử dụng phương pháp lý luận theo khuynh hướng phổ thông truyền thống của triết học; phê phán lối hành văn của Nietzsche là hệ phái trọng ngôn ngữ của văn chương, không phải của bên triết học; Ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trị về văn chương bởi ông thiên nặng về lý luận triết lý, dẫn dụ như trong tác phẩm “Twightlight of the Idols”, vì vậy triết học của Nietzsche được cho là phi hệ thống, hay asystematic. Tuy vậy, Nietzsche có sử dụng lý luận mạch lạc trong vài tác phẩm như "The Birth of Tragedy", hay sách từ "Ý Chí đến Quyền Lực" mang nhiều lý luận hay, hoặc "The Will to Power",... Vì phủ nhận giá trị của mọi hệ thống triết học kinh điển, ví dụ những triết gia đại thụ bên hệ phái cổ điển như Socrates, Hegel, Kant, Platon hay Spinoza, Nietzsche theo đuổi và khai triển những tư tưởng để tự tạo ra mới lạ của riêng mình. Nhiều người thích đọc Nietzsche cũng vì sự lôi cuốn và hấp lực của phong cách biện chứng, luận lý của ông, lắm khi áp dụng hình thức lý luận rất mâu thuẫn (contrary) và bất nhất (inconsistent), như trong tác phẩm "The Gay Science", khi đưa ra lời lẽ thách thức đi ngược lại lại truyền thống xã hội, áp dụng những quan niệm hiện sinh hay khác thường với nhừng ước lệ cổ điển. Trong lập luận như vậy, như triết gia Nietzsche thì Thầy Toán Gödel có những phương hướng lạ lẫm chọn lối đi riêng cho mình, mà Thầy Phạm Khắc Trí của Collège de Cần Thơ, đã cho biết Thầy cảm nhận sự gần gủi với "Mr. Why" của môn tóan học được đề cập trong bài này.
Image
Đọc chuyện về hai Thầy Albert Einstein không chấp nhận lối học nhồi nhét, lối phạt vạ khẽ tay học trò, lối phạt vạ học trò quỳ gối, không cho ra chơi giờ break time vì không thuộc làu cửu chương, vì Thầy Einstein bảo calculator made in China rẻ quá sá sao không cho mấy học trò dùng; và Thầy Toán Gödel của tác phẩm Định Lý Bất Toàn (Incompleteness Theorems) chủ trương học trò không hiểu thì phải hỏi cho ra lẽ, học trò tha hồ gửi email hỏi những thắc mắc, hoặc giả cứ text messages quẹt quẹt chữ nghĩa lăn đều trên màn ảnh nhỏ qua Apple Ipod những câu hỏi muốn biết, cô thầy nên text lại câu trả lời qua Apple Ipod trong vòng thời gian sớm nhất trước khi ra quiz hay midterm exam, hoặc final test, etc... À, cuối email Thầy Trí đặt vấn đề: "Ngay trong Toán Học, đã bất toàn. Kỳ vọng vào Toán để giải thích và tìm hiểu về Con Người cho đến giờ này, phải chăng chỉ là hoang tưởng?"

Thưa Thầy, xu hướng của Thầy Toán Gödel của tác phẩm Định Lý Bất Toàn là phe thiểu số, phe đa số còn nhiều tay đại thụ vẫn giữ chặt thành trị classic math, như tiên sinh Nietzsche bên triết học thiểu số bị bên phe đại thụ classic phản bác, uýnh tapis biển người, tiên sinh Nietzsche ra đi trong cô đơn. Về hệ phái của Thầy Gödel, các hậu sinh toán học sẽ theo bước chân của người, những toán học gia gốc Việt hiện âm thầm trong tác vụ nghiên cứu toán học cao cấp, từ Sorbonne đến Princeton, từ Cambridge đến Berkeley, từ MIT sang Oxford, từ Dartmouth sang Notre Dame, Từ Culumbia sang Brown, từ Stanford đến Harvard, từ Yale về CIT JPL, từ Cornell đền Penn State, từ UCLA sang USC,... Có thể có một Thầy Toán Gödel #2 gốc Việt chánh hiệu con nai vàng đạp trên lá vàng khô, sẽ nối nghiệp Thầy Toán Gödel #1 gốc Áo, Thầy nhé!?
Image
Thầy Phạm Khắc Trí chụp chung với một thân hữu.

Ngày nay nhị vị ân sư Albert Einstein và Kurt Gödel không còn nữa, tiếc quá sá! Học trò đam mê ban toán 12B4 chỉ cần một lần nghe danh nhị vị mà tâm hồn trò ban B có thể vương vấn mãi mãi về sau, hồn ta mãi mãi tư lự, mãi mãi tương long: Neo Math hay Tóan Bất Toàn, hoặc đặc ân học trò khỏi học thuộc làu vì có HP calculator, có Apple Ipod cho đáp số cửu chương, bấm bấm hay quẹt quẹt vài cái là xong thì hà cớ gì phải giáo dục nhồi nhét "child abuse" như lối cổ điển của thế kỷ cũ chứ lị!? Vì thế cho nên ta đang chèo thuyền trên dòng sông Tương, xin kính gửi thơ Tương giang đến Thầy Phạm Khắc Trí, ở miệt Plano, gần Dallas của xứ Bushland:

“Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Thiếp tại Tương giang đầu
Quân tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Ðồng ẩm Tương giang thuỷ”

(Lương Ý Nương)


Theo bản dịch của Đinh Vũ Ngọc là:

“Người bảo sông Tương sâu
Sâu chưa bằng nỗi nhớ
Sông sâu còn có đáy
Tương tư không có bờ.
Đầu sông Tương em đợi
Cuối sông Tương chàng mong
Nhớ nhau mà chẳng gặp
Cùng uống nước chung dòng”
Image
Thầy Cô Phạm Khắc Trí

VHLA Trần Văn Tui viết kỷ niệm trên để nhớ những ngày vui tại Hạ Uy Di mừng dịp sinh nhật 80 của Thầy Phạm Khắc Trí tại Ala Moana Hotel, Honolulu và buổi dạo phố biển midnight Waikiki, mà thầy trò đã đàm đạo văn chương và cuộc đời. Một kỷ niệm khó quên. Aloha Mahalo, Thầy Cô Phạm Khắc Trí!

Việt Hải Los Angeles - Trần Văn Tui.

PS: Aloha Mahalo! Kể tên... anh chị Gene - Nhung Castagnetti, DS. Lê Văn Hai Montreal, anh Nguyễn Văn Phép, anh chị Nguyễn Văn Thành Minnesota, anh chị Phạm Thanh Khâm Houston, anh Phan Thanh Tâm Dallas, anh chị Dương Văn Gia - Liên Hoa, anh chị Lý Tòng Tôn, anh chị Hương Chiều Sydney, anh chị Hải Bằng - Bạch Cúc, anh Trương Hùng Việt, quý chị Dư Thị Diễm Buồn, Lê Thanh Nhàn, Nguyên Nhung, Hoài Niệm, Huỳnh Liên Tennessee, Quỳnh Giao, anh chị Huỳnh Anh - Ý Thu, anh chị Bửu Tịnh - Lê Thúy Vinh, anh chị Hùng Ngọc - Kim Vui, anh chị Vũ Minh Phưong - Nguyễn Minh, anh chị Bùi Văn Thưởng Pomona, anh Phạm Phong Dinh Toronto, GS Đặng Thanh Liêm, GS. Chung Phước Khánh, GS. Phan Thoại Cúc, và GS. Lưu Khôn,... và nhiều quý thầy cô, quý anh chị PTG/ĐTĐ hay của vùng Phong Dinh, Cần Thơ, Aloha Mahalo all folks! Kỷ niệm nhớ về Tây Đô, nhớ chuyến đi Hạ Uy Di!

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Bữa tiệc âm nhạc đặc sắc A Lifetime of Music -
Mừng thọ Giáo sư Lê Văn Khoa

Băng Huyền/Viễn Đông

Một không gian âm nhạc hoàn mỹ, khán giả được thư giãn và thưởng thức phong cách âm nhạc đa dạng, với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua một số tác phẩm sáng tác, hòa âm tiêu biểu của giáo sư, nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa, và một vài tác phẩm qua phần hòa âm của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng, Vũ Trụ, do dàn nhạc giao hưởng 60 nhạc sĩ Việt- Mỹ biểu diễn; và sự tham gia của dương cầm thủ Nguyễn Vân Anh (đến từ Úc Châu), nghệ sĩ vĩ cầm Nguyễn Phúc Hải (đến từ tiểu bang Washington); 15 em nhỏ chơi vĩ cầm thuộc dàn nhạc thiếu nhi Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ; ban hợp xướng 65 ca sĩ, cùng phần góp mặt của lực lượng ca sĩ hùng hậu trong phần đơn ca như Quỳnh Giao, Ngọc Hà, Mộng Thủy, Bích Liên, Bích Vân, Nguyễn Cao Nam Trân, Teresa Mai, Diana Nebria- Rossignol, Anh Dũng, Quang Tuấn, Phạm Hà, Lê Hồng Quang, bé Hugo Nguyễn.

Chương trình là sự chắt chiu, tích lũy của hàng trăm con người với năng lực chuyên môn hàng đầu, cùng hợp lực để tạo nên một buổi hòa nhạc đỉnh cao, oai hùng nhưng đầy cuốn hút và mê hoặc, đây chính là những gì khán giả có thể cảm nhận được ở đêm nhạc “A Lifetime of Music” do hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ tổ chức vào tối thứ Bảy 23-11-2013 tại hý viện La Mirada Theatre (thành phố La Mirada) để mừng sinh nhật 80 tuổi của giáo sư Lê Văn Khoa và tôn vinh những đóng góp tuyệt vời của ông cho âm nhạc. Trước khi buổi hòa nhạc bắt đầu, phần nghi lễ vinh danh giáo sư Lê Văn Khoa diễn ra thật ấm cúng và thân tình, lần lượt những đại diện của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, Học Khu Garden Grove, Hội Đồng Thành Phố Westminster, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam đã trao tặng bằng tưởng lục và những món quà ý nghĩa để chúc thọ 80 đến nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

Trong vòng gần 4 tiếng đồng hồ, 23 tác phẩm đã được các nghệ sĩ, ca sĩ, các em thiếu nhi trong dàn nhạc hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đưa khán giả vào những giây phút, những khoảnh khắc của âm nhạc, của tình thương, nỗi nhớ nhà và những điều thiêng liêng khác, thoát khỏi những lo toan, nhọc nhằn, tìm được sự yên bình, thanh thản.

Tiếng vĩ cầm, viola, bộ gõ, dàn kèn đồng, tiếng sáo, tiếng piano... hòa điệu cùng nhau, với đủ sắc thái. Không còn phân biệt âm nhạc của Đông hay Tây, không còn “cách trở” không gian và thời gian, mà tất cả cùng giao hòa trong cảm xúc, cùng một nhịp đập của trái tim.

Nét đẹp của tác phẩm khí nhạc

Bằng đôi tay khéo léo, nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng đã điều khiển dàn nhạc để mở đầu chương trình với tác phẩm “Waves of the Danube” của nhà soạn nhạc Ion Ivanovici, qua phần hòa âm tuyệt đẹp của giáo sư Lê Văn Khoa, người nghe cảm đuợc phần hòa âm thật đa dạng của dàn nhạc giao hưởng, tiếng violin, piano… cảm nhận được cường độ, trường độ, nhịp độ đi kèm với giai điệu Valse, đưa người nghe mường tượng đến vẻ đẹp nước cuồn cuộn lên từng đợt, lớp sóng sau lên cao hơn lớp sóng trước rồi vỡ òa ra để chảy chậm rãi và uy nghi, rồi cuối cùng lớn dần thành sông cái với nhịp sóng nhè nhẹ và vui tươi của con sông Danube.

Tài năng của giáo sư Lê Văn Khoa không chỉ được biết đến trong phần hòa âm những tác phẩm cổ điển của thế giới, ông còn sáng tác những tác phẩm độc lập của riêng mình, như “Nocturne,” “là tiếng lòng của ông, được viết ở San Diego trong thời gian ông hay tin thân phụ của ông qua đời ở Việt Nam,” tác phẩm này từng được ông viết cho đàn violin và piano.

Trong đêm nhạc “A Lifetime of Music,” khán giả được thưởng thức tác phẩm này do giáo sư Lê Văn Khoa viết lại cho violin độc tấu do Nguyễn Phúc Hải solo với dàn nhạc. Tiếng vĩ cầm của Nguyễn Phúc Hải đã diễn đạt trọn vẹn cảm xúc của tác giả, nỗi cuồn cuộn nhung nhớ, nỗi đau quặn thắt lòng người khi nghĩ đến thân phụ vừa qua đời, khi thì dìu dặt, lúc da diết, cháy bỏng, mênh mang, sâu lắng, đã truyền đến cảm xúc lay động mọi giác quan người nghe, dẫu không có phần lời dẫn dắt, khán giả buộc phải tưởng tượng nhiều hơn, hình dung sâu hơn về cấu trúc trong âm nhạc và khoảng không gian mà nó tạo thành.

Còn với tác phẩm “Evening,” được giáo sư Lê Văn Khoa viết cho phần độc tấu piano cùng với dàn nhạc giao hưởng, những đoạn trình diễn solo điêu luyện của dương cầm thủ Nguyễn Vân Anh diễn tấu vô cùng lôi cuốn, khả năng làm chủ cây đàn thành thục và phong thái trình diễn tinh tế, sự “tác hợp” ăn ý giữa tiếng đàn piano và dàn nhạc giao hưởng dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng đã khiến khán giả Mỹ, Việt mê đắm vẻ độc đáo đầy gợi cảm của tác phẩm “Evening.”

Nét độc đáo và thăng hoa của tác phẩm thanh nhạc

Đan xen giữa các tiết mục hoà nhạc không lời, là những ca khúc đầy thanh thoát, sâu lắng của giáo sư Lê Văn Khoa viết nhạc và lời, hay phần hòa âm của giáo sư Lê Văn Khoa cho dân ca Việt Nam, những ca khúc của các nhạc sĩ tài danh Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương… cùng phần hòa âm của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng, Vũ Trụ.
Giọng hát giàu cảm xúc của ca sĩ Ngọc Hà, hiền thê của giáo sư Lê Văn Khoa, đã thể hiện trọn vẹn nỗi khắc khoải, thiết tha trong ca khúc “Memory” hay còn có tên gọi khác là “Ngày Mai Chia Tay,” được ông sáng tác vào năm 1956 khi còn trẻ, lúc ông đang bệnh lao phổi nặng, tưởng chừng sẽ phải “chia tay sự sống.” Đây có thể xem là một bản tình ca đẹp nhưng đượm buồn với giai điệu quyến luyến cùng những lời ca u hoài da diết, đã gợi mở sự “cảm nhận lưu luyến, không muốn chia rời cuộc sống” giàu rung cảm sâu sắc.

Vẫn là giọng hát trầm ấm, nhả chữ rất đẹp, quãng trầm vang, rền, từng câu từng từ đều nắn nót của ca sĩ Quang Tuấn, nhưng nét nhạc quen thuộc “Mộng Dưới Hoa” (thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương) được vang lên bởi dàn nhạc đã tạo nên những cảm xúc bâng khuâng khó tả cho người nghe.

Giọng hát của Mộng Thủy đầy kỹ thuật, nhưng cũng thật tình cảm, đã “tan” thật sự, tan trong từng nốt nhạc, tan trong từng lời ca của Phạm Duy (viết lời Việt) cho tác phẩm “Serenata” của Enrico Toselli, hòa âm Lê Văn Khoa, để một lần nữa chắp cánh cho nó thăng hoa, bay lên, bay lên cùng một tiếng hát cứ mãi vút cao. Ca sĩ Lê Hồng Quang đầy tâm trạng khi thể hiện trọn vẹn những cung bậc ẩn hiện tiếng lòng người con mong nhớ, tha thiết yêu quê mình qua “Tình Hoài Hương” (nhạc và lời Phạm Duy, hòa âm Lê Văn Khoa).

Tứ ca Ngọc Hà, Vương Lan, Vũ Anh, Bùi Quỳnh Giao thể hiện thành công giai điệu vui tươi đằm thắm như nét đặc trưng của tâm hồn người Việt của bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Se Chỉ Luồn Kim” (hòa âm Lê Văn Khoa).
Tuy nhiên, trong chương trình vẫn có những tác phẩm chưa được các ca sĩ thể hiện xuất sắc lắm, chưa phô diễn hết tài năng mà họ đã từng thể hiện trong những chương trình khác, như ca sĩ Phạm Hà với ca khúc “Riêng một góc trời” (nhạc và lời Ngô Thụy Miên, hòa âm Vũ Trụ), Nguyễn Cao Nam Trân thể hiện “Hương Xưa” (nhạc và lời Cung Tiến, hòa âm Lê Văn Khoa), Quỳnh Giao với “Thụy Khúc” (nhạc và lời Vũ Thành, hòa âm Lê Văn Khoa), Anh Dũng hát “Kiếp Dã Tràng” (nhạc và lời Từ Công Phụng, hòa âm Lê Văn Khoa), Bích Liên với “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Thơ Quang Dũng, nhạc Phạm Đình Chương, hòa âm Lê Văn Khoa).

Bù lại, những tiếng hát của Bích Vân, Teresa Mai, Diana Nebria Fisher-Rossignol, ban hợp xướng Little Saigon Master Choral và bé Hugo Nguyễn đã cống hiến những tiết mục xuất sắc, đem lại những tràng pháo tay cổ võ của cả ngàn khán giả nơi hí viện La Mirada Theatre.

Những tiếng hát xuất sắc, tỏa sáng trong chương trình

Giọng hát trong veo, cao vút của Teresa Mai vút lên thật lộng lẫy và làm chủ bài hát “Nessun Dorma” trong vở opera cổ điển “Turandot” của nhà soạn kịch bậc thầy Giamoco Puccini (hòa âm Nguyễn Khánh Hồng) thật mạnh mẽ, lôi cuốn, tự tin, nhưng cũng đầy chất trữ tình.
Giọng ca của Teresa Mai (trong vai Kim) với làn hơi khỏe khoắn, cách diễn đạt tinh tế, đặt tâm hồn mình vào từng nốt, từng câu, cùng giọng ca của Phạm Hà (vai Chris), cùng thể hiện trích đoạn của nhạc kịch “Miss Saigon” (bài “Sun and Moon” âm nhạc của Claude- Michel Schonberg và Alain Boublil, lời Richard Maltby, hòa âm Nguyễn Khánh Hồng) thật thiết tha, đớn đau của cuộc tình ngang trái giữa một quân nhân Mỹ và cô gái mồ côi xinh đẹp người Việt, vào những năm cuối cùng người Mỹ hiện diện tại miền Nam Việt Nam.

Kỹ thuật và cảm xúc hoàn hảo gần như tuyệt đối, phong thái trình diễn xuất thần của ca sĩ Bích Vân khi thể hiện ca khúc “Mơ Về Quê Tôi” của giáo sư Lê Văn Khoa. Quãng giọng rộng và khả năng tự tình trong từng từ, từng đoạn của”Mơ Về Quê Tôi” đã khiến khán giả lắng nghe Bích Vân hát như nuốt lấy từng lời và bỗng chốc lại rùng mình mỗi khi Bích Vân bùng nổ trong những cao trào.

Một phần trình diễn có khả năng lay động đến từng tế bào người nghe khi cô diễn tả tâm trạng xa xứ, nỗi đau hãi hùng trong bước đường đi tìm tự do, đó cũng chính là tâm trạng và hoàn cảnh của tác giả Lê Văn Khoa và của biết bao người Việt tị nạn đã phải trải qua trên đường vượt biển, vượt biên để đến được bến bờ Tự Do. Bích Vân đã hát “The Blue Danube” (Nhạc của Johan Strauss II, lời việt “Dòng Sông Xanh”của Phạm Duy, hòa âm Nguyễn Khánh Hồng) với giọng ca véo von bay bổng, rộn ràng, miêu tả thật tuyệt mỹ vẻ đẹp mênh mông xa vắng đến nao lòng của sông Danube xanh.

Giọng nữ cao của Diana Nebria Fisher-Rossignol rất giàu cảm xúc, tiết chế và đúng mực, giọng hát “đẳng cấp” của chị khiến khán giả gần như nín thở để lắng nghe “I Remember” (Nhạc và lời Lê Văn Khoa, lời tiếng Anh James Banarian, hòa âm Lê Văn Khoa) thật mãnh liệt, nó cuốn đi và bừng sáng như một ngọn lửa.

Chất giọng trong trẻo, hồn nhiên, đong đầy cảm xúc của bé Hugo Nguyễn (7 tuổi), sinh ra tại Mỹ, con trai của anh Hoài Nguyễn và chị Anh Thư Võ, khiến cả khán phòng vỡ òa cảm xúc và tự hào khi bé hát vang ca khúc thiếu nhi “Nếu có ai hỏi em” (nhạc và lời Lê Văn Khoa) đứng bên cạnh dàn nhạc thiếu nhi và dàn nhạc giao hưởng hòa tấu.

Ở giọng ca nhỏ tuổi này còn có sự tự tin và bản lĩnh làm chủ sân khấu, một “điểm cộng” mà không ít ca sĩ phải mất nhiều năm mới có được. Lần trình diễn này em chỉ được tập với dàn nhạc một lần trước khi ra diễn chính thức, trước đó, em chỉ được ba tập hát ở nhà. Đây là một giọng hát khá đẹp, chắc nhịp.

Một trong những lợi thế lớn của Hugo Nguyễn được sinh ra trong một gia đình có thẩm mỹ nghe nhạc rất cao. Anh Hoài Nguyễn biết chơi đàn guitare và thường hay hát nghêu ngao với con, tập cho bé hát, để truyền tình yêu tiếng Việt, nhạc Việt cho bé. Hugo Nguyễn từng đạt giải nhất chương trình “Tiếng Việt Mến Yêu” vào tháng 6 năm 2012, trên đài truyền hình SBTN, qua ca khúc đơn ca “Anh Là Ai” của Việt Khang, trước đó cũng trong tháng 6, bé đã thể hiện lần đầu tiên ca khúc này trong lễ bế giảng lớp tiếng Việt mà bé theo học từ Mẫu giáo tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam. Hugo Nguyễn đã được ba mẹ ghi danh theo học đàn piano với giáo sư Lê Văn Khoa khoảng 1 năm nay.

Anh Hoài Nguyễn chia sẻ với người viết, “Trước khi gửi Hugo theo học với thầy Khoa, tôi có theo dõi một số chương trình về giáo sư Lê Văn Khoa và tôi rất cảm phục thầy, ước muốn con mình ít nhiều bước chân theo được con đường, suy nghĩ, lập trường nghệ thuật y như thầy. Tấm gương của thầy Khoa mà tôi luôn muốn con noi theo chính là khi đến với nghệ thuật, phải bằng hết tâm sức và hết mình cống hiến để làm rạng danh cho người Việt nơi hải ngoại này, giống như thầy Khoa đã làm trong suốt cả cuộc đời.”
Vẻ đẹp của hợp xướng

Với đơn ca, người ta thường bị lôi cuốn bằng sự rung cảm đơn tính, đưa đến sự thán phục trước tài năng cùng sự thăng hoa của người ca sĩ, nhưng lại làm cho bản thân người thưởng thức thường “lùi xa” để chiêm ngưỡng. Thì đối với hợp xướng, ngoài sự rung cảm, nể phục những giọng ca đẹp, người nghe còn thấy sự ấm cúng, gần gũi, thậm chí dẫn đến trạng thái hòa mình vào cùng dàn hợp xướng, muốn trở thành một thành tố của thứ âm nhạc mà mình đang thưởng thức.

Nhạc trưởng Trần Chúc thật tài hoa khi điều khiển dàn nhạc và ban hợp xướng Little Saigon Master Choral qua tác phẩm Hòn Vọng Phu 3 (nhạc và lời Lê Thương, hòa âm Lê Văn Khoa) và “Việt Nam-Việt Nam” (Nhạc và lời Phạm Duy, hòa âm Lê Văn Khoa), đã đem lại sự thỏa mãn tuyệt đối cho người nghe.

Còn với bài hợp xướng “Ca Ngợi Tự Do” (Trích trong bản giao hưởng “Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa) do chính giáo sư Lê Văn Khoa điều khiển trong vai trò nhạc trưởng, là một kết thúc đẹp của chương trình. Bản hợp xướng đã vang lên dữ dội, khốc liệt, đầy bi thương, phẫn nộ của người dân miền Nam khi bị cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam. Kết thúc bài nhạc thật bay bổng, vút cao cho khát vọng tự do.

Chương trình hòa nhạc “A Lifetime of Music” đã kết thúc, nhưng với khán giả, vẫn còn đó những dư âm về một chương trình nghệ thuật hấp dẫn.
Với kinh phí rất cao cho một chương trình lớn, những người làm chương trình đã vượt qua nhiều khó khăn, áp lực, mang đến một bữa đại tiệc âm nhạc lay động lòng người, để lại những ấn tượng khó quên về những “hồi ức” đau thương và cả “niềm hy vọng,” tình yêu quê hương, đất nước, mà tài năng của giáo sư Lê Văn Khoa đã dành trọn cả cuộc đời để cống hiến cho âm nhạc, đem lại niềm tự hào cho người Việt nơi hải ngoại thật sống động, cùng những điều tốt đẹp, tính trữ tình, thân ái vẫn lẩn khuất trong lòng người Việt Nam nơi xứ người. (bh)

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Vui 82 Cùng Thầy Khảo

Tôi nói chuyện với Thầy là tôi "mê" bài văn mà Thanh Tịnh tả mùa thu đi học. Cali bây giờ đang vào thu, tôi thả hồn về dĩ vãng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẩn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học..."

Đấy là bài "Tôi đi học". Năm tôi cắp sách vào lớp đồng ấu, mẫu giáo mẹ tôi đưa tôi đến trường, tôi nhớ cái tuổi thơ măng non rùt rè khi bước vào lớp gặp cô giáo mà mẹ tôi nói lời gửi gấm. Mẹ tôi ra về tôi muốn chạy theo, vì tôi chưa từng quen đi học. Mùa thu năm sau đấy, niên khóa 1959-1960, ba tôi đưa tôi đến lớp trình diện thầy Nam dạy lớp năm (tức lớp 1 sau này). Ba tôi nói chuyện với thầy gửi con mình nhờ thầy dạy dỗ, thầy Nam bảo tôi ngồi dãy đầu, tôi dạn dĩ hơn năm trước để rồi từ tiểu học lên đại học khi tựu trường tôi thường vào sớm để được ngồi dãy đầu. Một kỷ niệm với áng văn hay của Thanh Tịnh, có ba mẹ tôi và có bóng hình của thầy Nam.

Tôi nhập đề luân khởi dài một dặm Anh (1 mile) như vầy cũng vì rằng thì là thầy Nam của tôi ngày xưa có giọng nói như thầy Lưu Trung Khảo, phát âm rõ, bao dung dù nghiêm nghị và rất thương mến học trò, Nếu thầy Khảo đưa cả lớp học của nhà văn Nguyễn Tường Thiết đi Tây Ninh ngắm thắng cảnh, viếng thăm Thánh Thất Cao Đài để học sinh của Thầy học hỏi thêm, kiến thức địa lý quê hương được mở rộng hơn. Anh Thiết thuộc cấp trung học, lớp tôi thuộc tiểu học, thầy Nam thường dắt cả lớp đi xem Sở Thú (hay tên gọi khác là Thảo Cầm Viên), trường học gần Sở Thú, thầy Nam chịu khó cho đám học trò đi một đàng học một sàng khôn. Mỗi lần lớp đi chơi về thầy bắt chúng tôi vẽ hay viết ra những gì chúng tôi thấy. Thật vậy, học và hành có tương quan trong cuộc sống.

Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ có dự án ra sách viết về kỷ niệm với Giáo sư Lưu Trung Khảo. Trong phạm vi học đường hay sư phạm, tên tuổi giáo sư là một trong những vị thầy được biết nhiều, nhất là tại Sài Gòn. Rồi sau năm 1975 ra hải ngoại thầy Khảo bỏ tâm huyết dấn thân vào phong trào dạy Việt Ngữ, duy trì tiếng Việt. Thật vậy, tiếng Việt là một trong những vũ khí hữu hiệu hay phưong tiện tiện lợi hầu bảo tồn và phát huy văn hóa. Trong 25 lớp tu nghiệp sư phạm Việt ngữ được tổ chức TAVIET-LCS (hay Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California) đứng ra thực hiện, sự góp mặt của Thầy Khảo trong các khóa tu nghiệp này thật tích cực.

Bây giờ xin nói qua chuyện cũ ngày xưa, theo tiểu sử thì Thầy Khảo sinh năm 1932 tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp Hà Nội, phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân, phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng. Mỗi tỉnh của nước ta thì nhân tài tỉnh nào cũng có, riêng nói tới Hà Nam, xin đừng quên nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được xem là thi sĩ của mùa thu và nông thôn Việt Nam, thú vui an nhàn thả thuyền câu cá trên ao:

“Ao thu lạnh lẻo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
(Thu điếu)

Việt Nam là xứ nông nghiệp, vê khía cạnh đồng quê, nông thôn, thơ của thi nhân mô tả khi nông dân mất vụ mùa:

"Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua
Chiêm mất đồng chiêm, mùa mất mùa."

Rồi khi làng quê và nông dân đ ược mùa:

"Năm ngoái năm kia đói miệng chết
Năm nay phong lưu đã ra phết "

Là một nho sĩ ái quốc, khi Pháp đánh chiếm và đóng quân trên toàn thể nước ta (1858) để giữ trọn tiết tháo của nhà nho, ông không chịu ra làm việc cho giặc ngoại xâm nên đã từ quan về quê sống ẩn dật, chỉ dạy học cho tới khi mất (1909). Ông cũng đã làm Quan đến chức Tổng Đốc Sơn Tây.

Tinh thần ái quốc của người xưa như của cụ Nguyễn Công Trứ, kiên cường, can trường, cụ là vị tướng thao lược quân sự. Khi nghe tin liên quân Pháp và Tây Ban Nha sắp tấn công Việt Nam, dù là xấp xỉ bát tuần cụ xin Triều đình Huế ra đánh quân Tây. Khi Pháp tấn công Việt Nam lần đầu, vào tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông .
Có một hôm tôi nghe Thầy Lưu Trung Khảo on air về đề tài Nguyễn Công Trứ:

“Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.”
Nguyễn Công Trứ,

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.”

Diễn nghĩa
(Sống ở đời chẳng ai mà không chết,
phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh)
Chí Làm Trai
hay,
“Thông minh nhất nam tử
Yếu vi thiên hạ kỳ”

diễn nghĩa
(Một người con trai thông minh;
nên làm người khác thường trong thiên hạ)
Chí Nam Nhi

Mang tư tưởng khí khái, cương trực chống người Cộng Sản triệt để, thời thế và lịch sử tô luyện cho thầy Khảo tinh thần quốc gia dân tộc chân chính. Năm 1954 Thầy di cư vào Nam khi đất nước phân ly hai miền, phía Bắc Việt dùng chiến thuật tâm lý chiến tố cáo với Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương, bôi nhọ cuộc di cư vĩ đại của đồng bào từ Bắc vào Nam là do Pháp, Mỹ và Viêt Nam Cộng Hòa giựt dây, khích động. Là một trong những lãnh tụ sinh viên thuở bấy giờ Thầy Khảo đã bảo vệ chính nghĩa của những người đi tìm ánh sáng miền Nam tự do. Trong bối cảnh sau khi di cư ấy, lực lượng sinh viên học sinh di cư đã dẫn đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni (đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình trở thành bạo động, gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn này nhưng không có thương vong xảy ra. Những hành vi cương quyết của các anh chị em trẻ sinh viên học sinh khiến cho bọn thân Cộng Sản không còn dịp tuyên truyền phá rối như trước. Đấy là Thầy Khảo là lãnh tụ yêu nước xông xáo chống Cỗng Sản khi vừa trên 20. Lập trường chống CSVN không chao đảo, vẫn tiếp diễn đến nay ngót 6 thập niên rồi còn gì !?

Ngày xưa Nguyễn Công Trứ tướng quân ở tuổi 80 nghe tin quân ngoại bang xâm lăng nước nhà cụ xin triều đình nhà Nguyễn cho cụ ra trận mạc chống quân ngoại xâm. Ngày nay giáo sư Lưu Trung Khảo hơn 80 tuổi vẫn mang tâm tư chống giặc ngoại xâm phương Bắc và nhà cầm quyền CSVN vốn "hèn với giặc ác với dân". Sự kiện như vậy phản ảnh cá tính "Uy vũ bất năng khuất" đối với hai cụ Nguyễn Công Trứ và Lưu Trung Khảo, mặc dù hai cụ cách xa nhau một thế kỷ rưỡi.

Xin mời nghe nỗi lòng hướng về quê hương, bài tham luận đầy ý nghĩa của giáo sư Lưu Trung Khảo:
http://audio.freevietnews.com/20100404g ... khao_e.m3u

Suốt cuộc đời Thầy Khảo phục vụ hai yếu tố Quê hương (hay đất nước) và Giáo dục, mà phạm vi giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ. Trong cái trăn trở khi nhìn cố hương tả tơi, tiền đồ bị ngoại bang xâm lấn, dày xéo, còn giáo dục thì xuống cấp, phẩm chất tồi tệ. Thầy nhìn về những người trẻ dõng dạc đứng lên đòi công bằng và danh dự cho Việt Nam trước thái độ ngang ngược, kẻ cả của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, tôi nghe bài thơ Thầy được phổ nhạc do nhạc sĩ Cao Minh Hưng như lời ca sau:

Tuổi Trẻ Và Quê Hương
(Thơ: Lưu Trung Khảo, nhạc: Cao Minh Hưng)

"Này bạn ơi, tuổi trẻ vì non sông
Tương lai hiên ngang cùng bước lên
Tuổi trẻ, người hùng anh
Tuổi trẻ, bao hào quang
Đoàn người ơi, mau tiến lên!

Hồn nước Nam oai hùng
Quê hương bao hồn thiêng
Bạn trẻ ơi, hãy xông pha!
Tuổi trẻ Việt Nam, cùng dấn thân"

Tuổi trẻ khắp mọi nơi, tuổi trẻ là hy vọng vươn lên từ Prague, Warsaw đến Sofia hay Budapest, tuổi trẻ là ngày mai, là tương lai như những Cairo, Tunis, Tripoli hay Damascus, rồi sẽ đến tuổi trẻ Huế, Sài Gòn và Hà Nội .

"Cùng nhau ta tiến bước!
Vì nước non Việt nam
Cùng nhau ta quyết tiến
Dẫu khó khăn vượt qua
Quê hương đang mong chờ
Mong tương lai rạng ngời

Tuổi trẻ hãy vùng lên!
Này bạn ơi, tuổi trẻ vì quê hương
Giang sơn bao la cùng ca vang
Tuổi trẻ là tương lai
Tuổi trẻ cho ngày mai
Đoàn người ơi, mau tiến lên"

Hãy hướng về tuổi trẻ quê hương như những Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, ... trong một nhu cầu chung, mối tương quan mới không sợ sệt mà phải vùng lên để phá gông cùng và xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho người dân trong xứ. Bởi người ta nhận thấy rõ ràng về các tiềm năng cùng sức mạnh đóng góp của tuổi trẻ qua những biến động của xã hội xưa cũng như nay, vì tuổi trẻ có thể biến đổi bất công của một xã hội, một quốc gia. Ví dụ qua các phong trào tranh đấu của tuổi trẻ, như đòi hỏi dân chủ hóa, đòi nhân quyền và công cuộc cách mạng xã hội, để rồi từ các xã hội độc tài, vô luật sang dân chủ pháp trị,...

"Hồn nước Nam oai hùng
Quê hương cờ vàng bay
Bạn trẻ ơi, hãy ngẩng cao!
Tuổi trẻ Việt Nam cùng tiến lên!
Bạn trẻ ơi, hãy ngẩng cao!
Tuổi trẻ Việt Nam cùng nắm tay tiến lên!".

Kể chuyện về Thầy Khảo, tôi muốn đề cập đến những điểm mà tác giả Nguyễn Đình Cường nhận xét như sau: "Kiến thức của ông sâu rộng về nhiều lãnh vực văn học, triết học, tôn giáo, chính trị… Ông có một tấm lòng bao dung, vị tha và một trực giác bén nhậy trong cách đối nhân tiếp vật nhờ đó ông xét đoán con người rất chính xác", GS. Nguyễn Đình Cường kể câu chuyện vị hiệu trưởng Trung học Kiến Phong bị hãm hại, tố oan, xong chuyện đến tai Thầy Khảo, Thầy can thiệp minh oan cho ông hiệu trưởng nạn nhân của một nhóm người bất chính.

Cá tính thẳng thắn khi sự kiện chướng tai gai mắt Thầy Khảo, không vị nể dù chuyện sai quấy phát khởi bởi các đồng nghiệp quen biết lễ phép dâng kiến nghị đến CSVN hay vị cao tăng phạm giới, trên làn sống phát thanh hay phát hình, Thầy cho nhận định không vị nể dù cho lời thật mất lòng. Những sự kiện mà cụ Nguyễn Du mô tả qua thơ:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Về quan điểm kiến thức uyên bác của Thầy Khảo trên nhiều phạm vi tác giả Nguyễn Đình Cường ghi nhận, những buổi hội luận văn học trên TV hay radio tôi nghe Thầy diễn giải đề tài mạch lạc, thu hút người nghe, trình bày rõ ràng, có tính cách thuyết phục, từ những nhận định văn học qua tác phẩm của những tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn hay trong Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Tô Hòai, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,... dĩ nhiên phải có Nguyễn Du.

Thầy có trí nhớ tốt, không thua "super talent memory", nhớ dai, nhớ rõ, không thua Wikipedia hay Encyclopaedia Britannica,... Máy điện toán Dell hay Hewlett Packard có thể bị Beijing hackers tấn công, nhưng bộ tự điển sống của Thầy Khảo dù hackers tài ba xuất chúng của chốn Ba Đình, Pắc Pó hay Peking đừng hòng xâm nhập. No way Jose!

oOo

Nhân sinh nhật Tám bó hai của thầy Lưu Trung Khảo, em xin kính chúc Thầy được Bách Niên Giai Lão, Gừng càng già càng cay cay, Thầy càng về chiều càng dẽo dai hơn 3 ông Phúc Lộc Thọ trên phố Bolsa, để một mai quê hương ta thật sự thanh bình, có được tự do, hết nạn CS, Thầy trò mình đón xe đò Hoàng gặm cơm tay cầm Cali sandwiches viễn du Huế, Sài Gòn và Hà Nội nhen Thầy!

Kính Thầy Khảo

Tám hai chưa hẳn đã già
Hai mươi năm nữa Thầy là hơn trăm
Ăn hiền tích đức trăm năm
Ngày sau Cộng hết Việt Nam an bình
Quê hương gấm vóc nước mình
Tàu ô Tàu khựa thất kinh cút về
Tàu về mình ở lại quê
Ngàn sau năm nữa Thầy nè sống dai!

Trần Việt Hải,
Thu Los Angeles, 04/10/2013.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Hạnh Ngộ Mùa Thu Thu Hình Cho Sách
Tổng Hợp Tác Giả

Nhóm thực hiện sách "GS Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè" là 3 tổ chức văn hóa gồm Hội Bưởi-Chu Văn An, Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (hay tên tắt là TAVIET- LCS) và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS) phối hợp tổ chức như một hình thức tri ân và vinh danh vì những nỗ lực tích cực và bao năm hoạt động văn hóa giáo dục của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, người viết xin mở ngoặc nói thêm việc làm tri ân hay vinh danh trong phạm vi của 3 tổ chức chúng tôi mà thôi.

Thông thường ở những buổi lễ họp mặt chính, trước đó dịp gặp gỡ nhau giữa các thành viên gọi là ngày tiền đại hội, ngày tiền đại hội gặp mặt nhau để thăm hỏi hàn huyên vào ngày 27 tháng 10, năm 2013, trong khi đó ngày họp mặt ra mắt sách vào ngày gần giáp năm, 22/12/2013. Phải nói ngày tiền đại hội các thành viên của 3 tổ chức thuộc thế giới Nam California hầu như đã biết nhau hoặc như câu nói văn hoa tí ti là "văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình".

Bài viết này ghi nhận những email nguyên bản đã nhận được từ những bằng hữu hay các tham dự viên gửi về. Tác giả đầu tiên là vị gia chủ cung cấp nơi hội họp, anh chị Cao Minh Hưng và Ngọc Bích.

2013/10/28 email Cao Minh Hung:

Xin kính gửi đến quý vị và các anh chị bài tường thuật ngắn về buổi họp mặt với GS Lưu Trung Khảo vào cuối tuần vừa rồi. Xin chân thành cám ơn quý vị và các anh chị đã sắp xếp thời gian đến tham dự buổi sinh hoạt này.

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index ... le&id=1700

Thân kính,
Cao Minh Hưng


Buổi Họp Mặt Với GS Lưu Trung Khảo

Con đường Circulo De Juarez ngày thường vắng vẻ, nhưng hôm nay bỗng trở nên nhộn nhịp. Những chiếc xe hơi nối đuôi nhau đậu dọc hai bên đường. Các cô, các chị với những tà áo dài thướt tha hay trong những bộ trang phục thật đẹp. Các ông, các anh trong những bộ vest và cà vạt chỉnh tề. Ánh nắng dìu dịu của mùa thu Cali với những cơn gió nhè nhẹ cuốn theo những chiếc lá vàng như muốn quấn quýt bước chân vui của mọi người. Đó là niềm vui sẽ được gặp mặt nhau trong buổi họp mặt để chụp những tấm hình kỷ niệm cho quyển sách về GS Lưu Trung Khảo có tựa đề "GS Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè". Đây cũng là dịp để 3 tổ chức chính đã hợp tác với nhau thực hiện quyển sách này là Hội Bưởi-Chu Văn An, TAVIET- LCS và CLB Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS) có dịp gặp gỡ nhau và các thành viên cùng chụp hình kỷ niệm với GS Lưu Trung Khảo để đăng vào sách.

CLB TNS hân hạnh có sự hiện diện của 2 vị Cố Vấn cho CLB TNS là Nhạc sĩ Anh Bằng và Nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Ngoài các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS thường xuyên sinh hoạt và gắn bó với nhau như trong một đại gia đình, chúng tôi cũng có dịp gặp lại một vài anh chị trong CLB TNS như anh chị Phát Bùi, anh chị Tiến sĩ Long Phạm, anh chị MC/Ca sĩ Thúy Anh và Nhạc sĩ Nguyên Vũ, v.v.

Ngoài các quý vị và các anh chị trong 3 tổ chức trên, chúng tôi cũng rất hân hạnh có sự hiện diện của một số bạn bè thân hữu có mặt, như Nhóm Thực Hiện Tự Điển (do GS Song Thuận chủ xướng), Nhóm Cựu Sinh Viên Đại Học Kinh Thương Minh Đức (anh Vincent Viễn Nguyễn, anh Mạnh Bổng, chị Khánh Lan, chị Băng Tâm), Nhóm Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức (anh Ngô Thiện Đức), v.v.

Những nụ cười thật tươi đầy ắp tình thân, dù có những quý vị và các anh chị mới gặp nhau lần đầu, cùng đứng bên nhau chụp những tấm hình kỷ niệm thật đẹp. Những cái bắt tay, những câu chuyện trò, hỏi thăm, râm ran cả một khu vườn. Mọi người cũng được dịp ký tên vào bức chân dung của GS Lưu Trung Khảo do Họa sĩ Lưu Anh Tuấn từ San Diego vẽ và mang đến. Sau buổi ăn trưa, chương trình văn nghệ được bắt đầu. Tiếng hát hoà với tiếng nhạc thật vui làm mọi người như được trở lại thời tuổi học trò và cùng kéo nhau ra nhảy những liên khúc twist, paso, chachacha, v.v. vui nhộn. Dường như mọi người ai cũng muốn những giờ phút vui vẻ này kéo dài mãi để được sống trong không gian đầy ắp tình thân. Chúng tôi nhìn thấy ánh mắt tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của GS Lưu Trung Khảo khi ông được hoà mình trong tình thương của bạn bè thân hữu ngày hôm nay.

Hơn 7 giờ tối, mọi người lưu luyến chia tay và hẹn gặp nhau trong buổi ra mắt sách của GS Lưu Trung Khảo vào ngày 22 tháng 12 sắp tới.

-Cao Minh Hưng-
27 tháng 10, 2013


Tác giả thứ hai là anh Phạm Gia Đại của Hội Bưởi-Chu Văn An, anh là người hoạt động tích cực trong cộng đồng, đặc biệt là các buổi hội thảo về hiện tinh đất nước.

2013/10/29 Pham Gia Dai:

Bài Phạm Gia Đại B-CVA

Cám ơn anh Cao Minh Hưng,

Hôm Chủ Nhật vừa qua chụp hình làm bìa sách cho GS Khảo tại nhà của anh chị Cao Minh Hưng đã thành công ngòai dự tính vì:

-Số lượng bạn bè quan khách đến tham dự đông đảo đến gần 100 người. Ai cũng ăn mặc thật đẹp và như CLBTNS đồng phục áo dài complet rất đẹp mắt. Bưởi-CVA cũng có mặt với các anh Song Thuận, NĐHà, Đặng Quỳnh, anh NMạnh Kính và chúng tôi với cravate của Bưởi-CVA cũng được chụp chung và chụp riêng với GS Khảo và quan khách. Cũng được nói chuyện với nhạc sỹ Anh Bằng, anh Việt Hải, chị Quynh Giao, anh CMH, v.v..

-Không khí vui tươi và ấm cúng trong căn nhà tại Fountain Valley rất đẹp và khang trang của anh CMH.

-Quan khách bạn bè được thưởng thức những món ăn ngon và wine nữa.

-Sau đó còn được nghe một chương trình văn nghệ hấp dẫn với các sỹ của CLBTNS và thân hữu. Một bất ngờ là người chơi keyboard lại chính là ca sỹ Lâm Dung vừa đàn vừa hát bè song ca với Ngọc Quỳnh. Chúng tôi đã cám ơn chủ nhà và CLBTNS vì rất tiếc chúng tôi phải ra về lúc 3pm để đi họp với Hội Bưởi-CVA về ba events quan trọng của Hội (xin đính kèm).


Cám ơn chủ nhà CMH và Bích và cám ơn CLBTNS,
Phạm Gia Đại
Hội Bưởi-CVA Nam Cali


Kế tiếp là chị Lưu Khánh Lan, một thành viên của Nhóm Văn Nghệ Kinh Thương và nhóm này gồm những thân hữu thân quen với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS):

VÀI GIÒNG CẢM NGHĨ...


Trưa Chủ Nhật vừa qua, 10/27/2013, một buổi họp mặt thân mật được tổ chức để chuẩn bị cho buổi ra mắt sách với đề tựa "Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè" (sẽ được tổ chức tháng 12/22/2013) tại tư gia của anh chị Cao Minh Hưng. Đây là vinh dự cho chúng tôi, Nhóm Văn Nghệ Kinh Thương đã được mời đến tham dự với một số Qúy Thày Cô, các anh chị trong CLB Tình Nghệ Sĩ, Hội Bưởi-Chu Văn An, Taviet, và một số đoàn thể khác.


Trong không khí thân mật của buổi họp mặt, chúng tôi cảm nhận qua sự cởi mở và thân tình của Qúy Thày Cô và các anh chị, đã tạo cho chúng tôi một cơ hội quen biết với mọi người và rồi... những tấm hình lưu niệm giữa các Qúy Thày Cô và bạn hữu đã được ghi lại đầy đủ sau khuôn viên tư gia, dưới nắng ấm của buổi đầu THU CALI.......và bữa ăn trưa khá "Thịnh Soạn" đã được dọn ra với những món ăn đầy hương vị quê nhà... Buổi họp mặt cũng không thiếu tiếng đàn với tiếng hát của các ca sĩ "Nghiệp Dư"... đầy triển vọng... khiến chúng tôi cũng cảm thấy thật sôi động và lôi cuốn theo sự tham gia văn nghệ của mọi người....Nhóm chúng tôi cũng có một thành viên đã góp tiếng hát để cùng vui chung với các bạn...

Sự quan tâm của các anh chị Cao Minh Hưng, Việt Hải, Qùynh Giao, Ngọc Qùynh, Thúy Anh, v.v......đã làm chúng tôi rất xúc động.....Thật là một ngày vui trọn vẹn, chúng tôi đã rời khỏi buổi họp mặt lúc 3:30 chiều với những lưu luyến chia tay và hẹn ngày gặp lại...

Xin cám ơn các anh chị đã cho chúng tôi một ngày..."Beautiful Sunday"...

Chào Thân Ái,
Nhóm Văn Nghệ Kinh Thương.

Viễn Nguyễn, Mạnh Bổng, Khánh Lan, Băng Tâm.


Giáo sư Song Thuận là chủ tịch kiêm sáng lập viên của tổ chức văn hóa Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, và cũng là thành viên của Hội Bưởi-Chu Văn An. Ông gửi bài thơ lục bát kể chuyện hôm bạn bè gặp gỡ nhau tay bắt mặt mừng, và niềm hân hoan vui vẻ được ghi nhận qua hằng trăm bức ảnh. Chụp ảnh để lưu niệm vào sách "GS Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè" cũng là một m ục tiêu chính của buổi lễ.


Một Ngày Chụp Hình Vui

Thân tặng Anh chị NS Cao Minh Hưng,
Trần Việt Hải & CLB TNS


Một ngày có mấy giờ vui?
Một lần gặp mặt, nói cười khó quên.. !
Cùng chung lý tưởng, thân quen
Mấy khi tay bắt mặt mừng, phải chăng!?
Nhờ ngày "Mừng Thọ Bát Tuần
Thầy Lưu Trung Khảo" (1)... xa gần đều hay.
Cám ơn "sáng kiến" hôm nay
Chụp hình, "cái cớ" ... xum vầy anh em!
Phố đông chẳng ngại ... mấy đèn
Đường xa chẳng ngại ... mấy phen cán lề!
Chì cần gặp gỡ ... đề huề
Chụp chung một tấm hình... về có nhau!

Song Thuận(10/2013)
Kính cám ơn tất cả...


Một hội viên khác của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đến từ phía cực Nam gần biên giới của xứ thân thương Mexico, Lưu Anh Tuấn là hội viên của Hội Các Họa Sĩ Tranh Nghệ Thuật tại San Diego, anh cũng thuộc Ban Nghệ Thuật của CLB TNS gồm 2 bộ môn hội họa và nhiếp ảnh. Anh mang theo bức họa vẽ chân dung Thầy Khảo, phía cuối tranh là khoảng trống để các tham dự viên buổi lễ ký tên lưu niệm. Một bài viết khác trong sách anh có đăng hình kèm.



Niềm Vui Ngày Chụp Ảnh


Hôm Chủ Nhật 27-10-13... ai ai cũng cũng cuời, cuời tươi lắm, tình cảm rất thân thiện. Lưu Anh Tuấn hội ngộ được với Thầy Khảo, thụ huấn được từ thầy Khảo đôi điều để sống vui trong cuộc sống. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, một buổi họp mặt đã cho LAT gặp lại nhiều nguời lâu lắm rồi không gặp, thật quí hoá, gặp lại GS Lê Văn Khoa, Giáo Sư Đào Đức Nhuận, Nhạc sĩ Anh Bằng, và nhiều quí vị lắm, những cái bắt tay thật quí.

Hôm ấy, Nhạc sĩ Anh Bằng, sức khoẻ yếu, nhưng cũng đã ở lại chung vui với GS Khảo, với mọi nguời, không ra về sớm.

Hôm ấy, tiếng cuời giòn tan và nhộn nhịp...

Chân thành cám ơn anh Phạm Hoàng, cám ơn anh Trần Thạch chụp những tấm hình và quay phim thật đẹp, cám ơn NS Cao Minh Hưng- Ngọc Bích, cám ơn anh Việt Hải, chị Quỳnh Giao...cám ơn tất cả everyone.

Hôm ấy, một ngày nắng ấm của mùa Thu - đẹp và ấm; trời, đất và con người hoà hợp lại hôm ấy, để sẽ nhớ nhiều về ngày ấy, ngày Chủ Nhật 27-10-2013 chụp hình lưu niệm với GS Khảo.

Kính và mến chúc tất cả quí vị luôn luôn khoẻ mạnh và tràn đầy an vui.

Lưu Anh Tuấn
San Diego, CA


Một thành viên khác của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ là anh Đỗ Trọng Thái, anh trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS gồm 3 bộ môn ca, vũ và kịch. Tác giả bài viết này kể về chuyện ẩm thực, ăn uống, đớp hít, anh nhắc lại nguyên tắc tự nhiên và cần thiết của cuộc sống là "Có thực mới vực được đạo". Và khi các vị cao niên rời buổi lễ, giới trẻ hơn như Thúy Anh, Thúy Quỳnh, Ngọc Quỳnh, Thanh Vân,... với những Ghé Bến Sài Gòn, 60 Năm Cuộc Đời, Let's Twist Again, It's Now or Never,... Tác giả đề cập cuộc sống có những căng thằng, những ưu phiền, phải có những lúc bạn bè sum vầy bên nhau để quên đi hết những phiền muộn quanh ta,


Bài Ghi Nhận - Đỗ Trọng Thái


Chủ Nhật vừa qua các anh chị em CLB TNS lại có dịp tụ họp nhân dịp chụp hình lưu niệm với GS Lưu Trung Khảo. Những buổi gặp gỡ tuy không ít, nhưng buổi họp mặt vừa rồi có lẽ đầy đủ hơn, đông hơn trong bầu không khí thân mật và rất thoải mái.

Nhìn đồng hồ mới 12:35PM mà khu nhà của NS CMH đã đậu đầy xe, tôi đánh một vòng rút cuộc cũng vòng xe lại và đậu ỏ cuối đường. Buổi họp mặt chụp hình lưu niệm với GS Lưu Trung Khảo bắt đầu từ 12:30 PM theo thư mời mà đã đông đủ bá quan văn võ.

Nổi bật trong đám đông là những tà áo dài tím xanh của các chị trong CLB TNS (khó có thể nhầm lẫn), còn các anh thì đa số với những bộ suit đen. Bô giai và bô lão nhất trong rừng người có lẽ là GS Lưu Trung Khảo. Ông với nụ cười hiền hoà, chỉnh tề ngồi giữa (VIP) đám đông để chuẩn bị chụp hình . Lướt vài vòng tôi còn thấy cac anh BCVA , GS Song Thuận, NS Anh Bằng, NS Lê Văn Khoa.... và đông các thân hữu khác ngoài CLB TNS.

Ở một góc sân khác tôi thấy có bức tranh vẽ GS Lưu Trung Khảo mà tác giả đứng bên cạnh là anh Lưu Anh Tuấn, một nét mặt rất thư sinh, hiền hoà cần cù của CLB TNS .

Buổi họp mặt nào cũng không thể thiếu phần ẩm thực, "Có thực mới vực được đạo" . Thực đơn rất đầy đủ, (có bún riêu, chả giò thịt nướng với đầy đủ gia vị, cafe sữa đá, nhiều món desert , trái cây). Phải cám ơn chủ bếp và nhiều bếp phụ đã lo thức ăn cho hơn 100 vị khách. Cũng không thiếu phần quan trọng là service ân cần của các anh chị em trong CLB TNS (như là gia vị làm thức ăn được đậm đà hơn). Các anh chị em vừa ăn uống vừa hàn huyên vui vẻ. Buổi tiệc cua CLB TNS thì không thể thiếu phần văn nghệ - (chị Lâm Dung đã miệt mài với keyboard và hai anh Hạnh Cư, Bình Trương với cây đờn guitar). Các anh chị em cùng nhau khiêu vũ, ca hát thoải mái như đã bỏ quên đi hết những phiền muộn trong cuộc sống, những lo âu thường nhật quanh quẩn chúng ta.

Xin cám ơn tất cả cho một ngày vui và ý nghĩa.

Đỗ Trọng Thái


Trong hàng các niên trưởng lão thành bên Ban Văn Học CLB TNS là 2 nhà văn Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh, người viết bài nghĩ ngay đến những tác phẩm Một Giấc Mơ, Ốc Mượn Hồn, Ngoại Tình,... (Nguyễn Quang), và Minh Đức Hoài Trinh với Bơ Vơ, Sám Hối, Đàn Ông Đàn Bà, Thiên Nga.... Tôi thích các tiểu thuyết Sám Hối, Ngoại Tình,... Chất lãng mạn đong đầy như những Bonjour Tristesse, hay Aimez-vous Brahms (Françoise Sagan), Zazie dans le Metro (Raymond Queneau, 1959-60), Tous les Matins du Monde (Pascal Quignard), Nguyễn Thị Hoàng (Vòng Tay Học Trò), Madame Bovary (Gustave Flaubert), L'Amant de Lady Chatterley (David Herbert Lawrence),...

Mùa hè vừa qua hai nhà văn thành danh này, những niên trưởng này đã gia nhập, và sinh hoạt chung vui với buổi ra mắt sách tại San Jose, do Câu Lạc Bộ Tinh Nghệ Sĩ Nam và Bắc Cali tổ chức, phối hợp cùng nhiều văn nghệ sĩ địa phương. Kể từ đó CLB TNS hân hạnh đón chào sự góp mặt của hai nhà văn niên trưởng này.

Như đã viết hôm Chủ Nhật, 27/10/2013 là dịp bạn bè, bằng hữu gặp gỡ nhau, hai ông bà đến chung vui trong buổi tiệc hàn huyên tại gia trang của nhạc sĩ Cao Minh Hưng tại thành phố Fountain Valley, nhà văn Nguyễn Quang có viết bài nhận định kỷ niệm như sau.

Ngày Họp Mặt Ăn Mừng GS. Lưu Trung Khảo

Chủ Nhật vừa qua chúng tôi và bà xã rất hân hạnh được tham dự buổi họp mặt ăn mừng ngày thượng thọ, tám mươi hai năm, của Giáo sư Lưu Trung Khảo tại tư thất của nhạc sĩ Cao Minh Hưng, hội trưởng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, đúng theo ý nghĩa của ba chữ “Tình Nghệ Sĩ”, vì nó bao gồm tất cả ngành nghề nghệ thuật: Nhạc sĩ, Văn sĩ, Thi sĩ, Họa sĩ, Ca sĩ, Nhíếp ảnh gia v. v... đều có mặt trong bầu không khí vồ cùng thư giãn và tràn đầy tình thương.

Khi tất cả anh chi em chúng tôi ngồi lại hầu có một tấm ảnh lưu niệm, thì đèn các máy nhíếp ảnh chớp liên tục, không ngừng trong một thời gian khá lâu làm cho chúng tôi có cảm tưởng như tất cả các anh chi em chúng tôi là những minh tinh, tài tử đang vào trong hội trường Hollywood. Khi ngoảnh lại nhìn người cao niên nhất là Nhạc sĩ Anh Bằng, hình như gần chín mươi xuân nồng mà vẫn còn xuân, và có lẽ hai người nhỏ tuổi nhất là Nguyệt Lê và Thúy Quỳnh, những bông hoa tươi thắm xinh đẹp ở thế hệ sau năm 1975,... Tôi bắt gặp những nụ cười thân thiện, vui tươi, hòa nhã chung vui với tất cả mọi người một cách hồn nhiên trong bầu không khí của một đại gia đình mà dường như, lâu lắm, chúng tôi chưa có cái may mắn sống trong khung cảnh đặc biệt nầy! Chị Quỳnh Giao rất chu đáo lo cho từng người tham dự trên con số 100 vị. Ông bà chủ gia trang Cao Minh Hưng và Ngọc Bích như thông lệ tự bản tánh vốn rất âm thầm và kín đáo, dù bận rộn tất bật, Cao Minh Hưng ra cửa đón khách, Ngọc Bích cùng các chị em lo chuẩn bị thức ăn trong bếp, tôi cảm nhận những nghĩa cử đáng quý của các anh chị em trong gia đình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Điều đặc biệt nhất trong buổi lễ tiếp tân họp mặt nhau chụp ảnh ngày hôm nay chung vui để làm nổi bật nhân vật chính là Giáo sư Lưu Trung Khảo trong bộ quốc phụ truyền thống, gấm đỏ của ông. Được bao vây bởi mọi người, trông ông rất hạnh phúc và trẻ hẳn ra. Được biết có rất nhiều giáo sư tham dự nhưng rất thầm lặng như giáo sư Đào Đức Nhuận, giáo sư Trần Huy Bích, giáo sư Vũ Đức, giáo sư Song Thuận và khi có các giáo sư thì lẽ dĩ nhiên phải có các trung tâm Việt ngữ, ban nghiên cứu tiếng Việt với mục đích xuất bản một quyển Từ Điển trong tương lai gần đây, các cựu thành viên trường Bưởi Chu Văn An, những nhân vật không sao thiếu được là các cô trong ca đoàn Tình Nghệ Sĩ, lúc nào cũng thướt tha trong tà của chiếc áo dài vô cùng duyên dáng và nhân vật sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, không thể quên được là anh Trần Việt Hải người đã đứng đầu trong ban tổ chức để có một buổi họp rất thành công ngày hôm nay.

Xa quê hương, chúng tôi trải qua kiếp ly hương dài trên hai lục địa Âu châu và Bắc Mỹ, những dịp hội ngộ đồng hương, nhất là những văn nghệ sĩ, những người yêu văn hóa Việt, gói ghém trong những video clip hay những bức ảnh, những tình cảm nồng ấm, những cái bắt tay thân tình, những nụ cười vui tươi như chúng ta đã có,... là những kỷ niệm đẹp. Chúng tôi xin cám ơn tất cả cho một ngày thật vui, thật đáng nhớ.

Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh

ThụyVy là cây bút khỏe, cô viết nhiều, viết chủ đề đa dạng, và yêu thích thơ văn. ThụyVy là Chủ Bút cho Tuổi Ngọc, Chủ Nhiệm của Lúa Mới, và là một ngòi viết năng động cộng tác với nhiều báo chí cũng như đặc san trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngọai nói chung, và tại Nam Cali nói riêng. Trong bài viết trong sách này, ThụyVy là tác giả của bài viết "Người Đàn Ông Đó, Tôi Quen", văn phong mang nét vui tươi, dí dỏm. Cô đã từng cộng tác trong nhóm văn Tuổi Hoa của nhà văn Quyên Di một thuở. Tác giả ThụyVy cho nhận xét là GS. Lưu Trung Khảo trông hiền lành trong một khuôn mặt rất nghiêm nghị, mặc dù nụ cười rất êm đềm, dáng dấp trầm ngâm, chữ thiện rõ như tâm và cộng thêm kiến thức uyên bác,... Đọc đến đây giá như ngày xưa tôi theo học lớp của Thầy, Thầy giảng về văn chương Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài,... chắc chắn tôi say mê, Thầy giảng về thi ca Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến hay Nguyễn Công Trứ với “Chí Làm Trai” tôi còn say mê bạo hơn nữa. Duy có điều nếu Thầy có diễn giảng về thi ca dân gian trêu ghẹo vị hoàng đế có toa thuốc tiên hay toa linh dược hiếm quý từ thế kỷ 18-19, với những câu lục bát "Chuyện Xưa và Nay", những ví von phiếm hài, tôi nghĩ cả lớp không dám cười đâu. Thời gian qua là liều thuốc nhiệm màu thân thương của cuộc sống. Xin đọc tiếp trích đoạn sau:

"Thầy nói mà cứ ngỡ như những trang lịch sử đang diễn ra thật hào hùng thật bất khuất ngay trước mặt. Sao lại có thể có người đàn ông ở lứa tuổi đó, có lẽ nhớ hết cả kho lịch sử của Quê Hương mình? Sao lại có thể có người đàn ông ngồi ngay trước mặt mình, ở một nơi cách biển cách trời, mái tóc hoa sương, tuổi đời chồng chất, mà còn điềm nhiên kể lại lịch sử như một người thanh niên đang đứng trên bục nhà trường, trả bài ôn bài thế kia? Mà đâu phải chỉ là lịch sử không đâu, giáo dục văn chương Thầy có ăm ắp cả tâm hồn cả tâm trí."

Tác giả ThụyVy cho dòng chữ viết trở về quá khứ xa xưa Thầy Khảo không đi chơi, không xao lãng cuộc sống nghiêm túc của "cụ đồ nhà nho" nguyên chất, vàng ròng 100%, tác giả cho cảm nghĩ như vậy, tôi đồng ý, cụ nho sĩ chỉ tập trung tư tưởng vào chuyện tích cực mà thôi, khi mà Thầy Khảo cùng LS. Trần Thanh Hiệp và bè bạn biểu tình chống báng bọn CS Văn Tiến Dũng sau 1954 tại Sài Gòn (xin xem bài viết "Nhà Giáo, Nhà Hoạt Động Văn Hóa Một Đời, Phạm Cao Dương và bài "Thày Đồ Lưu, Phạm Quân Hồng), hay Thầy Khảo chỉ lo hướng dẫn học trò đi du ngoạn như lớp học của nhà văn Nguyễn Tường Thiết lên tỉnh Tây Ninh thăm viếng Thánh Thất Cao Đài (xin xem bài viết "Vài Kỷ Niệm Với Thầy Lưu Trung Khảo") để nhà ăn Đại Đạo thết đãi cơm chay, theo đúng goût giới tu hành trường chay, và chay trường.

"Tôi nghĩ thuở thiếu thời, chắc hẳn Thầy chẳng biết đi chơi là gì. Vì lẽ, nếu đi chơi, hay biếng nhác học hành, sao Thầy có thể uyên bác đến thế? Thầy cho tôi cảm tưởng lúc là thanh niên, Thầy hẳn đã rất chững chạc, rất trưởng thành hơn hay trước cả các bạn cùng lứa tuổi. "

Thưa vâng, thật vậy, thuở trẻ chắc hẳn Thầy chẳng biết đi chơi là gì. Nhưng rồi trong văn chương của Quyên Di, trong bài "Bói Chữ Ký", nhà văn này kể chuyện xưa tích cũ trong một lần sang New Orleans giúp nhu cầu địa phương mở khoá Tu Nghiệp Sư Phạm cho các thầy, cô giáo dạy Việt ngữ. Sau ba ngày làm việc mệt mỏi, khoá tu nghiệp kết thúc, các thầy, cô mời các giáo sư trong ban giảng huấn bát phố, dạo chơi thành phố New Orleans như “tham quan cho biết sự tình”. Thành phố này vốn ảnh hưởng sắc thái của người Pháp khi những năm trước đây từ 1718 họ chiếm cứ đất này. Khi ghé đến khu “French Quarter” có con phố Bourbon nổi tiếng vui nhộn về đêm, nhất là dịp lễ hội Mardi Gras. Tối hôm ấy, con phố này đông đúc dòng người, với tiếng kèn nhạc “jazz” mang nét văn hóa Creole Cajun, trên các cửa sổ trên lầu hai bên đường, thỉnh thoảng lại có một cô đầm mở tung cánh cửa, thò ra bên ngoài một cánh tay trần trắng nõn nà hay cái đùi thon thả mượt mà, kèm theo một tràng cười tươi như pha lê vỡ, như khêu tình thách thức mời mọc.

Nhà văn Quyên Di tự nghĩ trong lòng: “Các thầy cô không biết giáo sư Lưu Trung Khảo” là “cụ đồ” hay sao mà lại dẫn giáo sư đến chốn này!”, Quyên Di thuật thêm:

"Lâu lâu tôi liếc nhìn giáo sư Khảo, thấy ông vẫn thản nhiên chuyện trò với thầy hướng dẫn cuộc đi dạo, nhưng mắt ông nhìn thẳng phía trước, không đảo lên đảo xuống, không ngó ngang ngó dọc. Rõ ra giáo sư Lưu Trung Khảo là một người ngay chính, không dễ dàng chao đảo. Nhưng thỉnh thoảng tôi thấy giáo sư mỉm cười... vu vơ! ".

Thế là nhà giáo Quyên Di cùng madame ThụyVy, Chủ Tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa (Multi-Cultural Council Chairwoman), xác định Thầy Khảo không thể nào theo hệ phái liếc ngang liếc dọc, mắt không đảo lên đảo xuống, không như quý ông xứ người JFK (John Fitzgerald Kennedy), DSK (Dominique Strauss-Kahn) hay WJC (William Jefferson Clinton) một tí ti nào cả. Trăm lần không, vạn lần không. ThụyVy cho nhận xét tiếp:

"Dần dà, tôi không còn thấy nét nghiêm trang của Thầy làm tôi e dè nữa: sự ấm áp khi Thầy hiện diện và nói chuyện, bao giờ cũng là những sẻ chia kinh nghiệm kiến thức không ngại ngùng, chưa một lần đắn đo, điềm đạm hằn rất rõ, rất chăm chú những lời nhỏ lời to."

Khi viết cho các sách về giới nhà văn, nhất là nhà văn gốc nhà giáo, giới mô phạm, các giáo sư Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Văn Khoa,... và Lưu Trung Khảo, tôi có thắc mắc nếu văn phong hay tác phẩm của họ thuộc khuynh hướng lãng mạn. Tôi vốn chuộng tình thơ lãng mạn của Nguyên Sa ví dụ như bài "Tháng Sáu Trời Mưa". Thi ca lắm lúc tạo sự vui tươi trong đời sống. Vã lại người ta nói mỗi người Việt là một nhà thơ. Như vậy các ông giáo cũng là nhà thơ. Và rằng ai sẽ theo dòng thơ lãng mạn ? Có chăng như thơ của ông giáo Trần Bích Lan - Nguyên Sa: "Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt, Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa, Anh lạy trời mưa phong toả đường về, Và đêm ơi xin cứ dài vô tận..., Và hãy nói năng những lời vô nghĩa, Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai, Hãy để môi rót rượu vào môi, Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn,..." ?
Image
Nhà thơ Nguyên Sa
Có chăng như thơ hôn lãng mạn của Cung Trầm Tưởng: "Lên xe tiễn em đi. Chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa đông Paris. Suốt đời làm chia ly. Tiễn em về xứ mẹ. Anh nói bằng tiếng hôn. Không còn gì lâu hơn. Một trăm ngày xa cách. Ga Lyon đèn vàng. Tuyết rơi buồn mênh mang..." ?

Có chăng hay như thơ hôn lãng mạn của Hoàng Anh Tuấn: "Trời mưa ướt cả lòng đêm và ướt cả tình anh yêu em. Anh ngồi đây nghe mặt trời lên giây đàn. Anh ngồi đây nghe giọng hát đu bay. Anh ngồi đây nhìn em nhỏ đi và lấp lánh. Chưa bao giờ muốn hôn lên vai em như đêm nay...." ?

Có chăng như nhiều nụ hôn qua tác phẩm lãng mạn "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu" với lời của Nam Lộc: "Tim em chưa nghe rung qua một lần, Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần, Tình trần mong manh, Như lá me xanh, Ngơ ngác rơi nhanh, ...., Người mang cho em nghe quen môi hôn ngọt mềm, Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng, Từng chiều cùng người, Về trong cơn mưa bay, Nghe thương nhớ tràn đầy, Lên đôi mắt thật gầy..." ?

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho nhiều nụ hôn nồng cháy trong tác phẩm "Dấu Chân Cát Xóa", các vị thầy khác cũng viết văn nhưng nụ hôn ôi sao lại hiếm quá! Vì thế những chứng nhân của sự thật, như các tác giả Quyên Di và ThụyVy qua dòng chữ của họ trong quyển sách nãy hãy xem như yếu tố xác tín về Thầy Khảo.
Image
Moulin Rouge de Paris
Nào, trở lại chuyện xưa nhà văn Quyên Di kể về Thầy Khảo bát phố Nouvelle-Orléans, có con lộ nhuốm nét Pháp vui tươi Bourbon, có khu Quartier Français,... Chuyện nay nếu anh em Câu Lạc Bộ chúng tôi có cùng Thầy Khảo sang du ngoạn Paris, chúng tôi sẽ cùng Thầy chỉ dạo quanh Louvre, Sacré Cœur, Notre Dame de Paris hay Tour Eiffel, nghe lời ông nhà văn Tuổi Hoa bói quẻ, "Cụ Đồ" và anh em CLB không ghé phố Montmartre hay tạt vào nơi nồng cháy thị độ Crazy Horse de Paris, Moulin Rouge de Paris hay Lido de Paris và không màn ghé mắt vào Cabaret Folies Montparnasse,... những nơi mắt ta phải điều tiết tối đa thị độ tầm nhìn, và chúng tôi nguyện theo hệ phái chuẩn mực thị giác của "Cụ Đồ", không liếc ngang liếc dọc và sẽ không đảo lên đảo xuống, và chắc chắn phải như vậy.

Sau đây là bài viết của tác giả ThụyVy cho tâm bút lưu niệm.

Ngày Vui Chụp Ảnh

Tiếng cười còn vang rộn sau lưng khi tôi rời buổi tiệc. Hình như tôi là một trong một số ít người ra về sớm. Tuy nhiên, hình như chân bước đi một, lòng đã lùi lại chục phiên. Lưu luyến điều gì không biết, nhưng chắc chắn là lưu luyến!

Buổi họp mặt của các anh chị thầy cô của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Bưởi Chu Văn An và Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali cùng quây quần, đã thể hiện sự đoàn kết một vòng tay văn hóa, đẹp rạng rỡ hơn hàng triệu đóa hoa. Con nắng ngày chủ nhật này tự nhiên hiền hòa như kinh kệ, như có lẽ, tự đó là khởi nguồn của những tình thân, những trân quý thật gần.

Tôi thấy cây lá trong khuôn vườn xanh ngát còn reo vui, những khuôn mặt rạng ngời tin yêu thân ái, những máy hình chớp sáng liên hồi: lưu lại những nụ cười, những tình thân, những vòng ôm và tay bắt, những dễ thuơng bất chợt của cuộc đời, đến với nhau, trao cho nhau.

Tôi cám ơn chủ đích của buổi tiệc: để cùng nhau thân quen, điều tất hẳn rất nên, trước ngày ra mắt sách vinh danh thầy Lưu Trung Khảo, tất cả những diễn tiến sắp xếp của các thầy cô, các anh chị, đã quá đỗi ngọt ngào.

Tôi cám ơn lý do gặp gỡ của chúng ta: Thầy Lưu Trung Khảo. Cám ơn tiếng nói khởi xướng ôn hòa của anh Việt Hải, sự nhiệt tình nồng nàn của vợ chồng chủ nhà Cao Minh Hưng-Ngọc Bích, sự vui tươi thân thiện của anh Phạm Ngọc Lân. Cám ơn các anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ: những thân thiện dấu ái dễ thuơng tôi vừa có vừa được .... Cám ơn những hiện diện, những ôn hòa, những ưu ái của nhạc sĩ Anh Bằng, giáo sư Song Thuận và phu nhân, giáo sư Trần Huy Bích, tiến sĩ Phạm Kim Long, Họa Sĩ Đặng Ngọc Sinh, thầy Nguyễn Văn Khoa và các thầy cô của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali, các văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, và thân hữu: tất cả đã không quản ngại bỏ qua một ngày chủ nhật êm ả riêng tư, cùng ngồi lại với nhau, cùng ghi khắc những giây phút cuộc đời trong tinh thần văn hóa giáo dục, mà chữ nghĩa Việt Nam đã là phương châm thôi thúc ngay từ đầu. Hy vọng chúng ta sẽ nắm tay nhau đi mãi con đường dài, lấy lời ca tiếng nhạc, dòng thơ đoạn văn làm nhịp cầu miệt mài, bên nhau mãi.

ThụyVy
102013


Một ngòi bút khác từ nhóm TAVIET - LCS sau nhà văn ThụyVy là bài ghi nhận của thầy Ngô Thiện Đức, ông trông coi Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức, cũng là người thiết tha trong các công tác văn hóa và xây dựng cộng đồng. Như Giáo sư Duyên Di Bùi Văn Chúc, thầy Vũ Hoàng, thầy Đặng Ngọc Sinh, thầy Nguyễn Văn Khoa,... và thầy Ngô Thiện Đức thường nhắc đến công sức đóng góp của Giáo sư Lưu Trung Khảo là một trong những nhân sĩ đã hô hào, cổ xúy cho việc dạy Việt ngữ cho con em chúng ta từ những buổi bình minh ban mai của người Việt sang tị nạn tại xứ người. Trong bài viết "Viết Về Giáo Sư Lưu Trung Khảo" của tác giả này, ông đề cập công lao góp phần cổ võ dạy tiếng Việt của GS. Khảo tại hải ngoại. Dưới đây là bài tùy bút về ngày tiền đại hội, dịp chụp ảnh.


Ngày Hội Chụp Ảnh Cùng GS. Lưu Trung Khảo

Ban Điều Hành Tây Ninh Đồng Hương Hội USA, Đại Đạo Thanh Niên Hội - Cao Đài và Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức rất vinh hạnh được tham dự buổi chụp hình lưu niệm với Giáo Sư khả kính Lưu Trung Khảo tại nhà Nha Sĩ/Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng. Tuy rằng sự hiện diện của Đức và Cô Nga rất ngắn vì bận tang chế trong Giáo Hội, nhưng rất ấn tượng, khó phai. Đức đã gặp và chào hỏi nhiều vị Giáo Sư khả kính, rất nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau và còn nhiều vị Thân Hào Nhân Sĩ mà Đức hằng quý mến đều có mặt, nếu có nằm mơ cũng không gặp đầy đủ như vậy. Rất hãnh diện và sung sướng của thế hệ tiếp nối được cơ hội ngàn vàng, để học hỏi và nhận được sự hướng dẫn của Quý Vị Tiền Bối trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái, thân tình, trong đại gia đình có cùng chung nhiều chí hướng phụng sự cho cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước, cho tha nhân. Tuy rằng, chỉ là buổi chụp hình lưu niệm, nhưng hiện diện đủ mọi thành phần nổi tiếng trong cộng đồng, điều đó đã nói lên sự thương yêu, quý mến và kính trọng dành cho Giáo Sư khả kính, người Thầy hy sinh cả một đời cho thế hệ tương lai, thật là xứng đáng để con em noi theo. Thay mặt cho Ban Điều Hành Tây Ninh Đồng Hương Hội USA, Đại Đạo Thanh Niên Hội - Cao Đài California và Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức, xin chúc cho Thầy trẻ mãi không già, lấy đà để song hành cùng giới trẻ cho đến ngày Quê Hương thanh bình thật sự, chuẩn bị hành trang cho thế hệ tiếp nối vững vàng gánh vác giang san, để gầy dựng quê hương Việt Nam trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông năm nào. Học trò của Thầy ở thế kỷ 21, chưa từng học ngày nào ở ghế nhà trường, nhưng rất may mắn còn học được những lời vàng ngọc của Thầy qua những sinh hoạt cộng đồng trong nhiều lãnh vực khác nhau, nhưng em cố gắng thực hành những lý thuyết đã học được từ Thầy. Những dòng viết về Giáo Sư Lưu Trung Khảo như lời cảm ơn qua những khóa sư phạm của Thầy nói riêng, cũng như của quý thầy nói chung.

Ngô Thiện Đức
Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức

Một tác giả cũng thuộc nhóm TAVIET LCS, là nhà văn với nhiều bài khảo cứu giá trị, nội dung về khía cạnh con người, những thuyền nhân bị bỏ quên, những cô dâu Việt bị bạc đãi tại Đài Loan,… cô còn làm thơ, thi ca đa ngữ. Cô là một tiến sĩ ngành Nhân Chủng Học, ra đời khi CS chiếm đoạt miền Nam 1975, nhưng cô mang sự thủy chung với văn hóa và ngôn ngữ VNCH, một viên ngọc vô cùng đáng quý. Đó là Trang Đài Glassey, tác giả của bài viết sau:

Mối tình nghệ sĩ như… pháo hoa
Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Bài hát bất hủ của Đoàn Chuẩn, Từ Linh làm tôi xao xuyến. Dòng nhạc đó, khi ra hải ngoại, tôi mới được thưởng thức. Một trong những tác phẩm vượt thời gian và không gian. Ca từ nhạt nhoà, nhức nhối kỷ niệm:

Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ...
Chóng tàn vì vương muôn ý thơ...
Mỗi chiều ngàn tiếng tơ khóc than
Còn nhắc mãi tới đêm nao trăng về...


Nhưng có những người khá nghệ sĩ, mà tình của họ chẳng thèm tàn! Ai vậy?

Lần đầu nghe đến danh xưng “CLB Tình Nghệ Sĩ,” tôi nghĩ ngay đến bài hát. Nhưng bài hát của hai danh tài âm nhạc và CLB này chỉ có chung một điểm: “Tình Nghệ Sĩ.” Và một vài điểm nữa. Cả hai đều hay: Bài hát rất hay, CLB cũng rất hay… (hát). Cả hai đều thuộc về phạm trù âm nhạc: một bên là một tác phẩm âm nhạc, một bên là một tổ chức âm nhạc. Nhất là, cả hai đều… dùng tiếng Việt.

Nhưng cũng lại khác nhau đến nghìn trùng! MTNS thì… lãng đãng thơ mộng, dắt díu về miền tâm thức. CLB TNS thì… hồn nhiên vui tươi, náo nức hiện tại. Nhưng khác nhất là ở chỗ MTNS thì “như giấc mơ, chóng tàn…” còn CLB TNS thì chẳng chịu tàn, mà có họp mặt thì không thèm tan! Nếu Đoàn Chuẩn – Từ Linh tham gia vào CLB TNS, không biết hai ông sẽ… đổi ca từ của MTNS ra làm sao?!

Tuy tiệc không chịu tàn, nhưng hoàn cảnh thực tế: cuối cùng, thì ai cũng về nhà nấy rồi.

Nhưng cũng chưa chịu tan. “Dư Âm” được chuyển qua email ào ào, người nào cũng gói ghém những nụ cười và tình thân mang về… vui tiếp ở nhà, và gửi ngược lại qua xa lộ thông tin internet!

Đúng vậy. Ai đến với CLB TNS thì cũng sẽ thấy, “Mối tình nghệ sĩ như… pháo hoa,” rộn ràng tiếng cười, rực rỡ tình thân, giòn tan nổ mãi, vũ điệu muôn màu. Tại sao là ‘vũ điệu’? Tưởng chỉ hát thôi mà! Không, hát thì phải đi với ‘múa,’ mà múa kiểu lạ. Thường người ta mặc áo đầm để múa, thì gọi là ‘nhảy đầm.’ Còn mặc áo dài để múa thì gọi là… gì, thì tôi chịu!

Nhưng đừng vội vã kết luận đây là một nơi toàn tiếng cười. Cũng có những trăn trở, những oặn mình, những cơ hội rèn nhân tính. Ồ, nghệ sĩ mà… mô phạm đến vậy à? Vâng, chắc tại vì có các vị của nhóm Bưởi – Chu Văn An, và các Thầy Cô của TAViet Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California. Nhưng thật ra, mô phạm nhất có lẽ là vị Thầy khả kính Lưu Trung Khảo, mà ba tổ chức trên đang hợp nhau để thực hiện một tập sinh niệm.

Lần đầu tôi biết đến CLB TNS là vào một ngày nắng đẹp của mùa thu California, khi mọi người quy tụ để chụp hình cho Tuyển tập lưu niệm kính gởi Giáo sư Lưu Trung Khảo. Trưởng CLB TNS, Anh Chị Cao Minh Hưng và Ngọc Bích, đôi uyên ương nghệ sĩ tài-sắc-tâm vẹn toàn, đã mở cửa và mở lòng cho mọi người đến dự ngày họp mặt. Không khí đầm ấm nhưng vui nhộn. Hôm đó, tôi được Thầy Khoa giới thiệu với Nhà văn Việt Hải đến từ Los Angeles, người chịu trách nhiệm tổng quát cho Tuyển tập sinh niệm Lưu Trung Khảo. Tôi rất cảm phục khi biết ông tuy có khó khăn về sức khoẻ mà vẫn chăm lo cho tuyển tập vinh danh Gs Lưu Trung Khảo một cách hết sức chu đáo và tận tình. Thật là một tình cảm đẹp, một tấm lòng đẹp. Đẹp như nắng thu óng ả hôm đó.

Đẹp vậy chưa đủ. Sau khi mãn tiệc tan hàng, Thầy Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch của TAViet, gửi một email chấn động lòng người: “Thầy Đặng Ngọc Sinh trong giây phút hứng khởi của một nghệ sĩ đã ký họa chân dung giáo sư Lưu Trung Khảo trông thật đẹp giai . . . và pha chút đẹp lão! Thầy Sinh cũng có nhã ý trao bức ký họa này để Ban Đại Diện các TTVN làm quà kính tặng thầy Khảo nhân buổi chụp hình chung tại tư gia NS Cao Minh Hưng trưa Chủ Nhật vừa qua. Hy vọng anh Việt Hải sẽ đưa ký họa chân dung thầy Khảo này vào sách của thầy Khảo, như một kỷ niệm vui, khó quên.”

Chưa xong. Như muốn ‘sóng sau dồn sóng trước,’ Thầy Khoa còn viết chữ đậm ở cuối thư: “Lời nhắn thêm: Nếu không gì trở ngại, một tấm họa chân dung GS Lưu Trung Khảo, đẹp nhất thế giới, sẽ được thầy Đặng Ngọc Sinh chuẩn bị để trang trọng trưng bày vào ngày ra mắt sách của thầy Lưu Trung Khảo, 22 tháng 12, 2013. Xin chờ đợi!” Đọc đến đây thì tôi đành cảm thán: Thầy Khoa quảng cáo kiểu này thì... làm sao chờ nổi, thưa Thầy?

Nhà giáo Lưu Trung Khảo đã nhẹ nhàng nhủ bảo, “Đây là bài học thực hành về chữ NHẪN đó Trangđài! Nói nào ngay, bức ký hoạ của thày Sinh quả là một tuyệt phẩm, Thày Khoa không quảng cáo quá đáng đâu. Ngày 22/12 Trangđài coi sẽ biết. Bức chân dung của Lưu Anh Tuấn cũng là một nghệ phẩm tuyệt vời. Mong Các Anh chị em cùng tới họp mặt ngày đó để chúng ta cùng chung vui.”

Đẹp, và vui. Đó là hai từ ngữ chính xác nhất để nói đến CLB TNS và những sinh hoạt của nhóm. Gs Song Thuận đã cảm tác ngay một bài thơ về buổi chụp hình, và hỏi, “Một ngày có mấy giờ vui?” Còn tôi muốn hỏi, “Một đời có mấy ngày vui?” Và nếu chỉ được một ngày vui như ngày chụp hình lưu niệm này, thì… thật đáng sống, và nên vui tiếp nữa, kẻo hoài đời đi!

Sau hết, ca sĩ Ngọc Quỳnh thuộc Ban Văn Nghệ của CLB TNS, trong một bài viết tôi có dịp ghi nhận về cô như sau: "Nàng là một giọng ca của sân trường Gia Long, gốc gia đình di cư từ đất Hà Thành vào Nam sau biến cố đất nước phân ly 1954, dù sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn, nhưng giọng nói của cô vẫn đặc sệt chất Bắc. Ngọc Quỳnh có khiếu ca hát, cô xem sở thích cầm ca như thú vui nghiệp dư. Nghề kiếm cơm, dốp thơm dằn bao tử, như "bread and butter", dốp chính của cô là dạy học bao năm với phấn trắng bảng đen của sân trường Huê Kỳ. Cô cho biết cô vẫn nhớ về thủ đô Sài Gòn Nhỏ, nơi mà những sinh hoạt văn hóa cội nguồn dân tộc đầy ắp, nên mỗi khi sinh hoạt cộng đồng cô phải lái xe từ Los Angeles xuống Orange County vác ngà voi. Nhờ ông xã dễ chịu, anh Vũ Văn Hòa tâm sự với bần bút, khi bà ấy đi công tác cộng đồng thì anh ở nhà trông nom, "tếch-ke" như "Mr. Mom" cho 3 cháu nhi đồng teenager. Anh Hòa là kỹ sư ngành thiết kế tàu bay chiến đấu cho một công ty lớn về quốc phòng, anh đùa là đi làm kiếm tí tiền còm cho bà nhà đổ xăng cho vợ đi phục vụ thiện nguyện xã hội cho cộng đồng ta...". Ngọc Quỳnh thích viết văn, trong dịp ngày hội họp tiền đại hội, Ngọc Quỳnh còn là một hoat náo viên trong bếp, cô cũng là một emcee cho nhiều buổi lễ.
Image Cảm Nhận Ngày Vui - Ngọc Quỳnh

Ngày Chủ Nhật vừa qua thật là một ngày thật đẹp với những vạt nắng lung linh chiếu xuống vạn vật. Một ngày thật đẹp để họp mặt ăn uống, ca hát và cũng để chụp hình làm bìa sách lưu niệm dịp thượng thọ cho GS Lưu Trung Khảo.

Chúng tôi đến nhà của vợ chồng NS Cao Minh Hưng/Ngọc Bích khá sớm nhưng vẫn còn bị đậu xe một quãng cũng hơi xa để đi bộ vào. Bước vào nhà thì đã thấy có vài anh chị đã đến sớm hơn đang sắp thêm ghế ngồi. Vội vàng để mấy chai rượu trên bàn là chúng tôi cũng xông vào nhà bếp, nơi vui nhất, để phụ cùng các chị, người thì vào bếp người thì chạy ra vườn để sắp ghế cho màn chụp hình chút nữa đây.

Từng đợt người đến, cứ đến đợt nào là cũng bị cuốn vào đám người đang lao xao xếp hàng cho các phó nhòm sẵn sàng săn ảnh đẹp, chụp những pose hình tươi. Những khuôn mặt thật khả ái đáng kính như GS Lê Văn Khoa, NS Anh Bằng, GS Song Thuận cùng cô Lê Ngọc Loan, GS Đào Đức Nhuận, GS Trần Huy Bích, GS Vũ Đức, NV Nguyễn Quang và hiền thê Minh Đức Hoài Trinh. Anh chị Việt Hải/Lệ Hoa ở thật xa và mặc dù thân mẫu không được khỏe, cũng nhín chút thời giờ để chạy đến chung vui. Rồi các anh chị của từng nhóm: Văn Nghệ Kinh Thương Minh Đức (các anh chị Viễn Nguyễn, Mạnh Bổng, Khánh Lan, Băng Tâm...), Hội Ái Hữu Bưởi- Chu Văn An (có các anh Phạm Gia Đại, Nguyễn Địch Hà, Đặng Quỳnh, Nguyễn Mạnh Kính..), Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức (anh chị Ngô Thiện Đức, cô Huyền Nga và cháu Phương Trinh), gia đình MC/ca sĩ Thúy Anh/nhạc sĩ Nguyên Vũ và bé Đức Khang, và nhiều nhiều nữa mà người viết không được biết tên.... cũng lần lượt xuất hiện.

Phải nói lúc này mới thấy tài lèo lái của chị hội trưởng Quỳnh Giao! Vừa ló mặt vào trong bếp là người viết đã được chị Quỳnh Giao phán: "Em chạy ra nói với tất cả các chị ở trong ban văn nghệ vào mỗi người một tay sắp xếp thức ăn mời khách đi em!" Chỉ một loáng thôi là "lunch is ready!" Thế mới biết là ngoài tài hát hò để phục vụ những chương trình thiện nguyện ngoài cộng đồng, ban văn nghệ cũng khéo ra phết ấy chứ!

Nhưng phải nói phần quan trọng không kém là nếu không có các thợ phó nhòm như chị Kim Thanh, các anh Nguyễn Mạnh Hiền, Phạm Hoàng, Tony Trần Thạch, thì những giờ phút để đời này sẽ bị mau quên theo thời gian mà thôi. Cảm ơn các anh chị thật nhiều nhá!

Chụp hình xong là cũng đến giờ ăn trưa. Thương ghê cô em gái út Nguyệt Lê đã phải đảm trách chức vụ đầu bếp bất đắc dĩ. Ôi thôi nào là bún riêu, bún chả giò, thịt nướng, xôi, bánh thật.... ê hề, một đe dọa cho vòng số 2 của phái kẹp tóc! Tiếp tục sau đó là phần văn nghệ không thể thiếu của CLB TNS. Từ phần văn nghệ ca hát cho nhau nghe thôi mà hừng chí quá chương trình chuyển qua phần khiêu vũ với nhau cho vui từ lúc nào cũng không biết nữa.

Cuộc vui nào mà chẳng tàn! Quan khách rồi cũng lần lượt ra về, nhưng nhóm văn nghệ vẫn còn ở nán lại cho đến 7g tối mới luyến tiếc rời biệt thự của vợ chồng Cao Minh Hưng và Ngọc Bích.

Cám ơn Cao Minh Hưng và Ngọc Bích đã cho mượn tư gia để mọi người có được một buổi họp mặt thật là vui, thật là thân tình. Nhưng phải nói lời cám ơn đến tất cả những người đã có mặt trong buổi họp mặt này, đã đến tham dự để chúng ta có được một kỷ niệm thật đẹp!

Ngọc Quỳnh


Theo tựa đề buổi lễ gặp gỡ vui vẻ trong thú vị khi thu góp hình ảnh lưu niệm cho sách vào gần cuối mùa thu,"Hạnh Ngộ Mùa Thu Thu Hình Cho Sách", người viết bài xin nhờ lời kết luận của tác giả Ngọc Quỳnh gửi đến mọi người dù có mặt ngày tiền đại hội vừa qua này hay không, nhóm thực hiện sách "GS Lưu Trung Khảo, Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè" ước mong rằng ngày ra mắt tác phẩm sẽ gặp nhau lại ngày 22 tháng 12, năm 2013. Những lời cuối bài là chúng ta đến với nhau qua dự án sách này cùng một công tác chung để chúc mừng cho vị nhà giáo đáng kính, mà bằng ngôn ngữ của bác sĩ Đỗ Trọng Thái, xin cụ "bô giai bô lão" Lưu Trung Khảo nhận lời thành tâm chúc thọ được:

"Trăm năm bạc cả mái đầu
Gừng cay sống mãi sống lâu vui đời"



"Thọ tỉ bách niên
Ân sư miên viễn"

(Trần Việt Hải, thu thập dữ kiện).

Gừng càng già càng cay
Người càng già càng hay

As age comes with wisdom,
As age comes with experience
Last edited by khieulong on Sun Mar 13, 2016 4:46 pm, edited 3 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


Nhìn lại 60 năm và âm nhạc di cư
Nhìn lại 60 năm qua rồi, ngày tháng năm đi trong luyến tiếc, trong buồn thảm vì bao đổ vỡ, chết chóc trong tan thương, và rồi ngày hôm nay nhiều thành viên CSVN đã "phản tỉnh" cho là cuộc nội chiến Nam Bắc chỉ gây bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Họ là ai? Họ là những người cổ xúy chế độ CS như những Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp,... hay họ là những kẻ a dua xong hối tiếc như những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn,...
Image Sinh trưởng trong Nam, nhưng quyết định lầm lỡ, tiếp tay cho kẻ gian ác hãm hại đồng bạo ruột thịt. Nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Hải là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên và người em, nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Tấn là Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết đã dứt khoát tư tưởng, quyết định từ bỏ đảng CSVN, hai ông này viết nhiều bài tham luận vạch trần điểm xấu của các viên chức CSVN, và cho là lãnh tụ Hồ Chí Minh của họ làm cách mạng không vì khát vọng độc lập và tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam, và rằng giấc mơ thế giới đại đồng của ông Hồ chỉ phục vụ cho Cộng sản quốc tế, giấc mơ huyễn hoặc, không tưởng khi hy sinh máu xương Việt Nam. Hai ông kết luận cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam là không cần thiết. Thật vậy, người CSVN cổ xúy phung phí máu xương Việt Nam cho mục tiêu phi dân tộc trong các cuộc chiến kháng Pháp và cuộc chiến huynh đệ tương tàn Nam Bắc. Nhìn quanh những lân bang Việt Nam được may mắn hơn đất nước chúng ta, sự khôn khéo của cấp lãnh đạo đã tiết kiệm được xương máu của người dân khi giành lại nền độc lập mang lại hạnh phúc cho xứ sở dân tộc. Hãy xem gương điển hình của Ấn Độ và Mã Lai.

Mã Lai giành độc lập nhờ vào sự khôn khéo thỏa hiệp với người Anh, vị thủ tướng đầu tiên Tuanku Abdul Rahman nhận sự trao trả độc lập vào ngày 31 tháng 8, 1957 tuy vẫn nằm trong Khối Liên hiệp Anh, nhưng từ đó chủ quyền lãnh thổ do người Mã Lai nắm giữ. Trường hợp Ấn Độ giành độc lập qua sự khôn khéo của Mahatma Gandhi qua phong trào đấu tranh bất bạo động, chung cuộc các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh đã giành được độc lập vào năm 1947, mặc dù nước Ấn chia đôi khối hồi giáo cai quản Pakistan qua ông Muhammad Ali Jinnah, còn Gandhi lãnh đạo Liên bang Ấn Độ. Có những nước giành độc lập ít tốn xương máu của dân tộc như các láng giềng Á châu của Việt Nam nhu Mã Lai, Ấn Độ. Không cần một Điện Biên Phủ do Mao trạch Đông và Nikita Khrushchev xúi giục Hồ Chí Minh bị khích tướng đi làm công cụ tay sai cho ngoại bang.

Đớn đau biết bao khi chúng ta, người Việt Nam nghe viên Đệ nhất Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev (cầm quyền thời kỳ 1953-1964) cũng đã có nhận định xác quyết khi ông ta viết: "Cuộc chiến tranh Việt Nam (tức nội chiến 1955-1975) không vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đổ máu và xả thân cho Phong trào Cộng Sản Quốc Tế", (Memoirs of Nikita Khrushchev). Trong khi đó vị học giả người Pháp Jean-Francois Revel, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp Quốc, đã viết: “Mục tiêu của ông Hồ Chí Minh không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sát nhập nước này vào quốc tế Cộng Sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline vào dân tộc Việt Nam.", (Hô Chi Minh, Le détournement du patriotisme).


Người CSVN xem thường sinh mạng nhân dân Việt Nam cho mục tiêu tham vọng của họ. Số tổn thất nhân mạng trong 2 cuộc chiến chống Pháp và cuộc nội chiến Nam Bắc được ước lượng khoảng 4 triệu người, mà các quan sát viên chiến tranh quốc tế ước tình số người tử vong bên phía CSVN cao hơn nhiều đối với nhân số thiệt mạng của người Pháp, Mỹ và VNCH gộp chung lại.

Trong buổi tướng Võ Nguyên Giáp tiếp kiến TNS. John McCain, ông Giáp cao ngạo khoe: "Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn", tức chủ trương CSVN đánh thí quân. Nhận định về Võ Nguyên Giáp, tướng Westmoreland nói: "Bất cứ vị tư lệnh nào của Hoa Kỳ chịu sự tổn thất quân số nhiều như vậy (như của ông Giáp) sẽ không được tại vị cầm quân trong vòng 3 tuần", (Gen. William C. Westmoreland, who commanded American forces in Vietnam from 1964 until 1968, said, “Any American commander who took the same vast losses as General Giap would not have lasted three weeks”). Thật vậy, người CSVN phung phí tính mạng người dân không chút hối tiếc. Điều ngạc nhiên là con cái của Giáp lại ở chốn bình yên được học hành ở bên Nga.


Ôn lại chuyện buồn Việt Nam để dẫn giải đề tài đến chuyến di cư đồng bào từ Bắc vào Nam, tôi xem từng dòng viết của Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, thuộc dòng Phanxicô trong bài kể về biến cố năm 1954 chia đôi đất nước, tựa là "Một vòng ngựa chạy 60 năm - 1954-2014, Giáp Ngọ 1954". Ngài cho biết vào năm 1954 tức 60 năm trước đây như sau:

"Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt Minh-Pháp đến hồi kết, ở Hà Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Ngọ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung thiếu nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng…Sáng Mùng Một đài phát thanh phát lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, vị Chúa Nguyễn cuối cùng của dòng chính vương đạo Việt, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có làn sóng đỏ Nga-Tầu tràn vào!".


Tác giả ôn lại từ năm 1954 được đánh dấu bởi những biến cố vô cùng quan trọng đối với lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ XX: cuộc chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève chia đôi đất nước, và cuộc di cư của khoảng hơn một triệu đồng bào từ phía Bắc xuống bên kia vĩ tuyến 17. Và với tôi, người viết bài này muốn điểm qua một số sự kiện lịch sử phong phú hóa qua cuộc di cư người vĩ đại này và miền Nam là nơi tiếp nhận họ.
Image Miền Nam được tiếng là đất rộng người thưa và rất giàu về các tiềm năng nông, lâm và ngư nghiệp nhưng chưa được hoàn toàn khai thác đúng mức. Vì vậy làn sóng di cư có tổ chức trong các năm 1954, 1955, một lực lượng lao động lớn được ồ ạt đổ vào; người di cư phải vươn lên ở vùng đất mới, họ làm việc cật lực và cảm nhận được một cơ hội được tái định cư ở vùng đất đai phì nhiêu, các điều kiện làm ăn ở trong Nam vốn phong phú và dễ dàng hơn nơi quê cũ. Những làng đánh cá của người di cư thi đua mọc lên, những nông trại trồng cao su, cà phê, trồng trà, rau cải,... thuê mướn người di cư trên các vùng cao nguyên thưa người ít dân cư,... Do vậy sự đóng góp của người di cư cho nền kinh tế VNCH theo tôi phải nói là đáng kể.

Trong con số 1 triệu người di cư ấy có đến 1 phần 5 là những nhân tài, giới trí thức, chuyên viên thượng thặng các ngành nghề đành bỏ miền Bắc di cư tìm ánh sáng tự do trong miền Nam. Miền Nam bỗng dưng "nhập cảng" bất ngờ một số nhân tài to lớn, những chất xám ưu tú từ nơi khác tràn vào làm phong phú hóa miền Nam, trong khi miền Bắc lại bị nạn bể mạch não, chảy máu chất xám do hệ lụy Genève.

Các lãnh vực khác như chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hóa và giáo dục có sự tham dự tích cực của người di cư từ miền Bắc. Số giáo chức, nhạc sĩ, văn sĩ, nhà báo,... là điển hình cho những đóng góp quan trọng góp phần xây dựng miền Nam. Sau đây là phần tôi dành cho chủ đề âm nhạc ly hương hay hoài niệm cố hương.

Về phạm vi xã hội, có lẽ điều làm tôi thích thú nhất như bài ca "Khúc Hát Ân Tình" của nhạc sĩ Xuân Tiên, tôi nhớ là:

"Người từ (là) từ phương Bắc đã qua giòng sông
sông dài tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi... tình Bắc duyên Nam là duyên
Tình chung muôn đời ta đắp xây.

Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng
Tình thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi ! Mạch đất dâng hương là hương
cần lao chung đời vai sánh vai..."

Những "cross-regional" love-story, những cuộc hôn nhân tình Bắc duyên Nam đẹp đẽ về nét văn hóa ví dụ như trong giới văn nghệ sĩ của những "public figures" như Lê Văn Khoa, Duyên Anh, Bồ Đại Kỳ, Phạm Quốc Bảo, Diễm Chi,... rồi sang thế hệ kế tiếp trẻ hơn như những Nguyễn Tài Ngọc, Bùi Thế Phát, Cao Minh Hưng,... nhiều và nhiều. Chính sự kiện này là mấu chốt san bằng những dị biệt địa phương, cũng như để hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn, nếu có, về văn hóa xã hội. Đó là sự hòa đồng địa phương.

Biến cố di cư trọng đại 1954 đến nay đã tròn 60 năm, đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới hay tân nhạc đã phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên về sau của giai đoạn VNCH. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc vọng cổ cải lương cũng đã có những Kim Chung, Bích Thuận, Hùng Cường,... về sau gia tăng nhiều.

Trong bài "Âm nhạc gợi nhớ miền bắc sau khi di cư 1954", đăng trên website Trần Quang Hải, tôi xem những dòng tư tưỏng:

"Bối cảnh âm nhạc của Sài Gòn, thủ đô miền Nam, được tiếp sức sống mới nhờ sự có mặt của những nhạc sĩ từ miền Bắc. Hà Nội đã tạo nên trung tâm sáng tác loại ca khúc phổ thông theo kiểu Tây phương được gọi là nhạc cải cách. Chỉ với cuộc di cư của hàng trăm ca sĩ, nhà sáng tác và người trình diễn cũng như một lượng công chúng của họ từ miền Bắc lắng nghe với sự hưởng ứng cao, đã làm cho phong cách âm nhạc này trở thành một nguồn lực thương mại chính trong đời sống âm nhạc miền Nam."

Những ca khúc nhung nhớ quê cũ của người di cư được ghi nhận như:

Bắc Một Nhịp Cầu (Hoàng Trọng), Chờ Anh Em Nhé (Xuân Tiên), Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương, không là người di cư), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành), Gợi Giấc Mơ Xưa (Đan Thọ), Hận Ly Hương (Anh Hoa và Ngọc Lang), Hướng Về Đất Bắc (Phó Quốc Thăng), Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương), Lá Thư Gửi Mẹ (Nguyễn Hiền), Mộng Ngày Hồi Hương (Hoàng Trọng), Sầu Ly Hương (Lam Phương), Về Miền Nam (Trọng Khương), Vọng Cố Đô (Đan Thọ và Nhật Bằng), Xa Quê Hương (Đan Thọ và Xuân Tiên), Xuân Ly Hương (Phó Quốc Lân), Tình Quê Hương (Ðan Thọ),...
Image Có khá nhiều ca khúc di cư nói về hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm đôi năm 1954, hoặc nhạc tả bằng ẩn dụ là hai bờ sông chia cắt tức sông Bến Hải, như bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến của nhạc sĩ Lam Phương, nghe tên bài ca hình như nội dung của bài hát của một người phụ nữ trẻ điển hình chờ chồng hay đợi người yêu với bao tâm tư ước vọng nhắn gửi tỉ tê, vì cả hai bị chia lìa bởi dòng sông oan nghiệt Bến Hải, và nhiều người lầm tưởng rằng tác giả là người di cư mới có nội tâm diễn tả trung thật nỗi lòng sầu vơi như thế. Nhưng nhạc sĩ Lam Phương, tác giả bài ca không phải là người miền Bắc di cư mà lại là dân bản địa, của đất phù sa Nam phần lục tỉnh chánh hiệu Bà Lang Trọc có cầu chứng.

"Ðêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Ðò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
Ợ.. aị.. hò ..."

Cuộc di cư 1954 đã mở ra cái dấu mốc lịch sử đánh dấu phân chia lằn ranh biên cương Quốc Cộng khá rõ ràng. Khi người di cư lên tàu há mồm ra đi tìm tự do qua chiến dịch "Passage to Freedom". Chính vì hai chữ Tự Do với giá trị cao quý của nó mà con người đành liều lĩnh bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống ra sao cũng liều thân liều mạng ra đi. Dẫu biết là tương lai vô định, ngày mai mịt mù như khói sương, nhưng người di cư vẫn ra đi, có những đoàn người vượt biên bằng ghe nhỏ, thà không sống chung với người Cộng Sản.

Trong một dịp họp mặt tại tư thất của nhạc sĩ Lam Phương vào tháng 3 năm 2004, tôi đã hỏi ông động cơ nào khiến ông sáng tác ra bài top hit Chuyến Đò Vĩ Tuyến, ông kể rằng khi xem báo chí tường thuật những thảm cảnh gia đình người di cư chia lìa nhau thật thương tâm, lòng ông bỗng dâng lên hứng khởi cảm tác bài nhạc này. Tôi nghĩ nhạc sĩ Lam Phương cho ra bài hát bất hủ Chuyến Đò Vĩ Tuyến như lời gửi một thông điệp đại biểu cho người dân miền Nam dang tay rộng mở đón nhận làn sóng đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam trong tình tự huyết thống Lạc Hồng, cùng nghĩa đồng bào Việt Nam, những người con thân yêu của Mẹ hiền Âu Cơ.

Nào, hãy đọc Du Tử Lê trong bài "Cõi giới âm nhạc Lam Phương", kể chuyện về nhạc sĩ Lam Phương như sau:

"Thực vậy, nhiều năm sau khi Chuyến Ðò Vĩ Tuyến ra đời, được đám đông đón nhận, tựa một cơn sốt yêu mến lớn. Hầu như không ai biết tác giả, trước nhất chỉ là một thanh niên mới lớn. Thứ đến, ông lại là một người hoàn toàn gốc miền Nam. Ngay hiện tại, những người chỉ biết Lam Phương qua các sáng tác của ông, không để ý tới tiểu sử của tác giả này, cũng vẫn còn nhiều người đinh ninh ông là một nhạc sĩ gốc miền Bắc.

Khi "nhập vai" hay đặt mình vào tâm cảnh của một cô gái đứng trước mối tình bị đứt lìa bởi thời cuộc, với lời lẽ mộc mạc mà, thấm đẫm thiết tha, chân thành, được chuyển tải bởi một giai điệu đơn giản, tôi không biết rung động và cảm xúc của Lam Phương, khi viết xuống những nốt nhạc đầu tiên và, sự tuôn trào của ca từ tiếp theo đó, ở trạng thái nào. Nhưng hiển nhiên, ông vẫn lạc quan cho thấy niềm hy vọng mạnh mẽ, xây dựng trên tính chất thủy chung, bất hoại của một tình yêu tự thân, vốn có khả năng vượt thời gian, không gian."
Image Trong dòng nhạc ly hương của người di cư còn có bài ca tiêu biểu khác của lịch sử âm nhạc và thời cuộc 1954 là bài Nổi Lòng Người Đi của nhạc sĩ Anh Bằng. Nếu nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tác phẩm Chuyến Ðò Vĩ Tuyến bởi nguyên do tác giả trải lòng xúc động vì những cuộc chia ly oan trái ngoài ý muốn của nhiều cặp tình nhân khi chia ly, thì nhạc sĩ Anh Bằng cho tâm sự lòng sâu kín nhất của ông khi sáng tác tuyệt phẩm Nổi Lòng Người Đi khi giã từ miền Bắc.

Tôi có những dịp tiếp xúc và đàm đạo cùng vị nhạc sĩ lão thành này về âm nhạc của ông. Với động cơ sáng tác nhạc phẩm Nổi Lòng Người Đi đánh dấu mùa chia ly, vào mùa di cư, ông kể lại như sau. Một email ông viết:

"Tôi có quen một người em gái nhỏ, nữ sinh Hà Nội. Nàng tên là Hà. Hà và tôi yêu nhau trong một tình yêu thánh thiện. Tình yêu của chúng tôi giới hạn bởi những lần nắm tay nhau đi dạo Hồ Gươm, hoặc những lần ăn chung gói lạc rang dưới gốc cây cạnh bờ hồ, và chỉ để nhìn nhau đắm đuối mến thương. Những buổi chiều se lạnh mùa đông, tôi khoác áo ấm cho Hà, rồi cái kỷ niệm mùa hè năm nào chúng tôi ngắm nhìn đôi vịt trời (le le) nô đùa bên sóng nước dưới cành liễu rủ, nàng đút lạc rang cho tôi, tôi bảo tôi yêu nàng, nàng cười bẽn lẽn. Tôi thấy nàng đẹp vô cùng."

Nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng nói lên nỗi băn khoăn khi chia ly với Hà Nội, hay khi chia tay với cô bạn gái:

"Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa"

Kể tiếp:

"Tôi còn nhớ có những hôm tôi ôm đàn guitare đệm cho nàng hát. Giọng hát nữ sinh của Hà khá lôi cuốn. Hà hát rất tự nhiên trong nét duyên dáng, thỉnh thoảng xen chút nũng nịu. Tôi bị thu hút bởi tiếng hát dễ thương và ánh mắt thiên thần ấy, để rồi sau này nhớ đến Hà, bỗng dưng hồn nhạc tạo cho tôi nguồn cảm tác thành một ca khúc nói về mối tình cảm đẹp đẽ nhẹ nhàng đó, có hình ảnh ngày xưa ấy của Hà trong dòng nhạc của tôi.

Rồi khi đất nước phân đôi, mối tình thơ mộng của chúng tôi chia chung số phận nghiệt ngã của quê hương. Ngày chia ly, Hà thổn thức khóc trên vai tôi. Nàng cho biết gia đình nàng sẽ ở lại, phần tôi, nắm chặt lấy tay nàng tôi nói tôi phải theo gia đình vào Nam. Nàng khóc ngất thành tiếng, tôi vỗ về nàng, chúc nàng ở lại với nhiều may mắn, tôi vuốt tóc nàng nhìn những dòng lệ long lanh lăn trên má nàng, lòng tôi se thắt, xót xa cho mối tình nhỏ của chúng tôi sẽ phải kết thúc để tôi đi tìm một mối tình lớn, đó là ánh sáng miền Nam tự do. Trên bước đường xuôi Nam, tôi biết tiếng khóc của người yêu vẫn theo đuổi tôi. Những dòng nước biển xoáy trong sức ly tâm của chân vịt tàu tạo thành những con sóng chia ly, mắt tôi bỗng nhạt nhòa chia tay với miền Bắc yêu thương, con tàu mang tôi đi xa dần, rồi xa dần miền Bắc của tuổi thơ mộng mơ. Tàu vượt Bến Hải đưa tôi xuôi Nam trong cảm giác nhớ nhung đến Hà, và từ đó tôi thai ghén ra bài tình ca "Nỗi Lòng Người Đi", mà sau này trong dân gian có người gọi là bài "Tôi Xa Hà Nội". Nghĩ cho cùng cũng không ngoa lắm đâu, khi đứng trên tàu nhìn miền Bắc xa dần trong tầm mắt cũng có nghĩa là tôi đã xa Hà Nội, hay xa một mối tình có Hà Nội với kỷ niệm đẹp và có cô nữ sinh Hà bên bờ Hồ Gươm ngày nào".

Biến cố đất nước phân ly năm 1954 khiến cho rất nhiều mối tình phải chia ly trong lưu luyến, để rồi những luyến lưu đó được âm nhạc hay thi ca ghi nhận. Nhìn lại âm nhạc với bao kỷ niệm, bao nỗi lòng nhung nhớ chuyện xưa, những ngày chia tay đất Bắc, những năm tháng bỡ ngỡ đặt chân lên những vùng đất mới, xa lạ trong miền Nam.

Để kết thúc bài viết cho Đặc san Bưởi Chu Văn An kỷ niệm số Tân niên 2014 đánh đấu 60 năm đất nước chia đôi, với kỷ niệm của những chuyến bay con thoi của phi cơ Pháp, Mỹ chở người từ miền Bắc vào Nam, những con tàu há mồm LST của Hải Quân Hoa Kỳ qua chiến dịch di cư tìm tự do, Passage to Freedom. Rồi những hoài niệm ly hương do Hiệp định Genève cắt đôi đất nước, hoài niệm di cư 1954 đã được các nhạc sĩ ký thác vào âm nhạc, như những Nỗi Lòng Người Đi, Hận Ly Hương, Sầu Ly Hương,... đến những Chuyến Ðò Vĩ Tuyến, Lá Thư Gửi Mẹ, Hướng Về Đất Bắc, Gợi Giấc Mơ Xưa, hay Giấc Mơ Hồi Hương,... Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.

Trần Việt Hải, Los Angeles
Last edited by khieulong on Sun Mar 13, 2016 4:53 pm, edited 3 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Bravo the United VSA
Hội Chợ Tết của các em trẻ thuộc Tổng Hội Sinh Viên Nam California (UVSA) đã được tổ chức vô cùng thành công, mặc dù địa điểm tổ chức hoàn toàn mới mẽ và cách xa trung tâm Little Saigon ít nhất 7, 8 miles, xa nơi mà Tết những năm qua do các em sinh viên đã làm, vã lại các em thực hiện sau ngày Tết đã xong xuôi và sau luôn cả 2 hội chợ Tết khác cũng có mặt tại cùng quận Cam.

Các bài viết trên báo chí tường trình về chi tiết và tài liệu hình ảnh về Hội Chợ Tết Sinh Viên Nam California khá dễ tìm lại trên internet, những cảm tình nồng hậu và nồng nàn của quý đồng hương dành cho các em là đổ xô tham dự Hội Chợ Tết Sinh Viên quá nhiệt tình, dù lái xe đi xa hơn vì cách xa phố Bolsa tại Costa Mesa, và parking fee hơn tô phở xe lửa nữa chứ. Không sao cả, vào Hội Chợ xơi tô mắm và rau hay 3 trứng vịt lộn 5 đô Obama giúp sinh viên luôn vậy.

Khi vào parking lot của OC Fairgrounds người viết bài choáng ngộp nhìn dòng người tuôn vào đông đảo mà phát ham, nếu phải đem calculator đếm số lượng người tham dự, không xuể nhé. Sự thực thì các em trong Tổng Hội Sinh Viên đã phải khó khăn lắm khi đương đầu với thành phố Garden Grove qua những buổi thương lượng bất thành, dù rằng các em muốn làm tại trường Bolsa Grande như mọi năm trước đây.

Bắt đầu từ năm 1982 qua 32 năm làm Hội Chợ Tết Sinh Viên bởi một nhóm sinh viên trẻ đã tự nguyện tổ chức phục vụ cộng đồng có được vài 3 ngày Tết cho đỡ nhớ nhà, và vì trong mục tiêu cao cả là để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Hội Chợ Tết của Tổng Hội Sinh Viên đã trải qua nhiều lúc thăng trầm, những thách đố khó khăn, nhiêu khê mà các anh chị em sinh viên đã không sờn lòng, không nản chí bỏ cuộc khi cố gắng vượt qua để gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp về việc duy trì dịp lễ hội truyền thống này.

Chúng tôi xem bản tin của các em trong Tổng Hội Sinh Viên trình bày những o ép, những phi lý, những bắt chẹt vô lý khi Garden Grove đưa ra những điều kiện từ nơi công quyền, hãy xem như sau:


"[Press Release] Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Cali Từ Chối Những Đòi Hỏi Phi Lý Của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove Trong Hợp Đồng Tổ Chức Hội Chợ Tết Của Cộng Đồng Việt...

http://www.uvsa.org/blog/2013/10/29/2320/"


Từ số tiền trả cho việc thuê chỗ làm Hội Chợ $40,000 vào 2013 sang 2014 là $145,000. Sự sai biệt là $105,000. Tin trên tờ OC Register đăng tải là các em hiểu GG ca bài con cá phí tổn cho Hội Tết quá cao nên hợp đồng mới tăng tiền. Các em đồng ý với con số 125,000. Nhưng GG đã bác khước. Một tổ chức khác người Việt ta hăm hở thế vào. God bless… nếu họ chìu ý GG. Xứ Hoa Kỳ vùng đất tự do cạnh tranh, nhưng sự thế chỗ khó lòng lâu dài như quá khứ đã cho thấy rồi đây cuối cùng các em trẻ với bầu nhiệt huyết, với lòng hăng say vô vị lợi, các em đã chạy marathon trên đường dài, các em giữ lửa chiến thắng, những nơi khác hihi... ế độ thưa khách, rồi đây khi tưng bừng khai trương, và âm thầm dẹp tiệm.


"UVSA offered to pay $105,000, the total amount of money that the festival allegedly costs the city, as well as donate $20,000, but the city refused that offer, according to the UVSA."

Tôi tự hỏi liệu thành phố GG có thực sự muốn nơi chốn của mình mang màu sắc đa văn hóa, sắc thái đa dạng về các lễ hội của những dân tộc định cư và góp thuế nuôi thành phố này không chứ? Nhưng rồi nhiều người hơn đặt câu hỏi liệu những sắc dân khác trong thành phố nếu phải làm có phải chịu số sở phí tăng vọt như phi tiển hay không. Sự tăng tiền cũng phải từ từ, đừng tham lam bóp nghẹt tính năng incentive, không nên o ép các em sinh viên bỏ tiền cho cái ý muốn mà theo tin PR bên trên là một "pet project" (project as of a certain personal favorite) về Viện Bảo Tàng Chiến Tranh, vì cộng đồng Việt Nam ta cũng có khối nhu cầu riêng, tiền lời hằng năm các em đã chia cho các tổ chức Việt Nam.

Những cái ích lợi chung của thành phố như vậy thì mọi cư dân nên chia sẻ đồng đều. Nếu như ngân sách GG rách túi, vá víu cái bang như thế, hay ngân quỹ "bà Cả Đọi" bắt chẹt Hội Chợ Tết Sinh Viên gồng gánh, cáng đáng cho thành phố, vì những ý muốn chính trị riêng tư kiếm phiếu, tung một mẻ lưới bắt 2 con cá, không buộc cử tri các sắc dân khác đóng góp. Nếu như GG không sẵn lòng nâng đỡ như “motivation”, không muốn giúp khích lệ như "incentive" thì các em phải ra đi, xứ sở tự do mà, phải thì mua, không phải thì vọt. Vã lại những nơi xa hơn Bolsa Grande như Costa Mesa, Anaheim hay Santa Ana đã và sẽ rước "con bò sữa" đi lẹ mà thôi.


Nói gì thí nói, Hội Chợ Tết Sinh Viên là con bò sữa, là con gà đẻ trứng vàng, các em làm Têt Việt vừa mang ý nghĩa đa văn hóa, vừa có thêm tiền cho thành phố còn hơn là "Killing the deal, you're a loser!". Tại sao đồng hương lại ngấm ngầm bênh vực các em, sự kiện vốn tế nhị ai cũng rõ, sinh viên là con em họ hay là một thời trong dĩ vãng của họ. Đồng hương ủng hộ Hội Chợ Tết Sinh Viên đông đảo khi những người trong đa số trầm lặng bỏ phiếu cho các em, việc làm của con em ta đáng được tuyên dương:

"Thưa quý đồng hương, THSV là con em trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, được lớn lên trong sự thương yêu, che chở và dạy bảo của cộng đồng. Suốt chặng đường 30 năm phục vụ cộng đồng qua những việc làm hữu ích như Hội Chợ Tết Sinh Viên, chúng tôi luôn làm việc với tinh thần thiện nguyện, phục vụ, và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống Việt. Sự đòi hỏi phi lý của HĐTP-GG là một hành động đáng buồn và tổn hại đến quyền lợi và sự phát triển của cộng đồng, không riêng gì THSV. Theo UVSA."


Có người cho biết họ phải thế làm ở Bolsa Grande vì các em sinh viên không làm thì bọn veecees sẽ nhảy vô làm. Bạn này, sao lại đánh giá cộng đồng quá tầm thường, yếu xìu như thế nhỉ? Này, bạn còn nhớ 55 ngày đồng bào phẫn nộ đối với me-sừ Trần Trường hay cuộc tranh đấu kéo dài dai dẵng sau năm năm cho chiến thắng cho cái danh xưng Little Saigon tại San Jose không chứ lị? Cộng đồng Việt Nam ta nói chung rất hiền, nhưng đừng khiêu khích họ, veecees thử khích tướng sẽ thua thiệt mà thôi. Ví dụ khác như lá cờ veecees được treo trên góc cao của đại học USC. Ông Lý Tống bắc thang lên tháo xuống tỉnh queo, hay chuyến Mỹ du của tên Ba Khựa Tập Cận Bình ghé Nam Cali hàng ngàn đồng bào ta dàn chào đòi lại Hoàng Sa, rồi những Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ du, lộ trình lại chết nhát dấu kỹ như mèo dấu kít, thì tên veecee gan cọp nào dám đứng ra tổ chức Hội Chợ Tết công khai cho treo cờ veecee như thế nhỉ? Nói ra ông bạn hãy suy nghĩ lại cho tận cùng dùm vậy. Theo triết gia người Anh John Locke cho là "Ngụy biện là sự lầm lạc của sự thật" (Sophistry is the fallacy of the truth). Nào những Phan Kỳ Nhơn, những Nguyễn Phục Hưng, những Nguyễn Xuân Nghĩa,... đâu hết cả rồi? Theo quá khứ các ông ni chưa hề uống sirop codeine để ngủ quên, để ngủ nướng và để xao lãng nghĩa vụ canh gác đất đai Bolsatown, bảo vệ thành trì OC và để trấn giữ bờ cõi Little Saigon của cộng đồng mà lị?


Tôi nói chuyện với nhiều bậc phụ huynh của giới sinh viên, họ thu xếp thì giờ để đi ủng hộ các em trẻ, phải chăng đó là những bông hồng cho các em sinh viên, để yễm trợ Hội Chợ Tết của các em sinh viên. Tuổi trẻ là tương lai, những thế hệ nối tiếp của ngày mai, xin những bậc trượng phu, những bậc lão niên tiền bối,... hãy trao gươm cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ tổ chức Hội Chợ Tết bền bỉ 32 năm rồi còn gì, hết lớp người này ra trường, lớp người mới lên thay. Đó là tuổi trẻ Việt Nam đáng trân trọng và trân quý.

"Từ những công việc mà các em trẻ sinh viên đã và đang làm, cũng như cách thức mà các em tổ chức thành công những buổi Hội Chợ Tết vừa qua, chúng ta càng có thêm niềm tin vào tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại trong việc góp tay đấu tranh cho quê hương Việt Nam sớm có tự do, dân chủ, nhân quyền. Cao Minh Hưng."

Trần Việt Hải

Một Đóa Hoa Dành Cho Các Bạn Trẻ:

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index ... le&id=1811

Hội Chợ Tết SV Giáp Ngọ 2014: Thành Công Lớn, Quá Đông:

http://vietbao.com/D_1-2_2-74_4-220707_ ... 14-2_15-2/

http://tiengnoinguoivietquocgia.com/?p=1542


Image
Anh Billy Lê, cô Nina Trần Phương Châu và cô Mai Thảo thuộc THSV

Image


Một Đóa Hoa Dành Cho Các Bạn Trẻ:

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index ... le&id=1811

Hội Chợ Tết SV Giáp Ngọ 2014: Thành Công Lớn, Quá Đông:

http://vietbao.com/D_1-2_2-74_4-220707_ ... 14-2_15-2/

Image

Image


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/t ... ephone.htm


http://vulep-books-links.blogspot.com/2 ... -2014.html

ImageImage

http://www.viendongdaily.com/hoi-cho-te ... 78SXw.html

http://www.vietcatholic.net/News/Html/121524.htm

http://www.uvsa.org/blog/2013/10/29/2320/
Last edited by khieulong on Sun Mar 13, 2016 4:53 pm, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Mãi Mãi Hà Huyền Chi, Người Tình Son Trẻ

Việt Hải

"Thơ là đỉnh cao nhất của văn chương"
Hà Huyền Chi

Một dịp nào đó tôi được xem video Thúy Nga Paris-by-Night số 12 có người ca sĩ Mỹ mang con tim rất Việt Nam cất cao bài hát "Lệ Đá":

"Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn/ Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng/Và ước mong sao trời đừng bão tố/Để yêu thương càng nhiều gắn bó/Tháng ngày là men say, nguồn thơ /Tình yêu đã vỗ cánh rồi"...

Đó là nữ ca sĩ Dalena với nét mặt dịu dàng, khả ái phát âm rất chuẩn Việt ngữ. Từ cung cách trình bày ý nghĩa của bài ca đến sự diễn đạt tâm tư hay xuất hồn của Dalena phải nói là rất ngoạn mục và lạ thường, hiếm có đối với một người ngoại quốc yêu và ca nhạc Việt Nam. Tôi đã thật sự rung động trước một bài tình ca quá tuyệt vời về cả 2 lãnh vực ý và nhạc, mà Dalena đã đóng trọn phần giao cảm khi lột tả nét kiêu sa của bài hát. Phải nói rằng nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm này thật kỳ tài. Thêm nữa, thi sĩ Hà Huyền Chi (HHC) viết lời vào khung nhạc ngũ cung thật thần sầu. Người nghe cảm nhận từng dòng thơ thật thấm thía mà HHC đã nắn nót, gửi gấm.

Tôi biết tên anh HHC vào thời tao loạn của quê hương, khi mà sách sử ghi nhận những năm miền nam rơi vào thời kỳ hổn loạn nhất, 1964 đến 1968. Và rồi cũng cùng khoảng thời gian đó bài "Lệ Đá" được công chúng thời ấy đón nhận vô cùng nồng nhiệt, vì bản nhạc có lời ca rất thơ mộng tỏa nét kiêu sa, trong sự nhịp nhàng theo âm vận, cung điệu và tiết tấu trầm bổng thật du dương.

Hà Huyền Chi (HHC) là bút hiệu chính của thi sĩ gốc Nhảy Dù Đặng Trí Hoàn.Theo phần tiểu sử được liệt kê trong trang website Tam Hà mà tôi tham khảo là:

Anh Đặng Trí Hoàn, sinh quán tại tỉnh Hà Đông, sinh năm 1935, trưởng thành tại Hà Nội, năm 1954 di cư vào Nam, một mình. Rồi 1957 nhập ngũ, khóa 14 trường sĩ quan VBQGVN. Năm 1975 anh đào thoát qua tị nạn tại Hoa Kỳ. Hà Huyền Chi tập làm thơ từ thuở còn rất trẻ. Nhưng chỉ nhập thơ lúc trưởng thành . Bài đầu tiên được đăng trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hoà: "Không Gian Vương Dấu Giầy". HHC hiện cư ngụ tại thành phố Lacey, tiểu bang Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ, tiểu bang mưa nhiều, khiến ướt thơ, lạc tuổi. Bởi thơ và nhạc vốn không hề có tuổi.

Tác phẩm đầu tay của anh là: "Saut Đêm", thơ ra đời năm 1963. HHC đã in 16 tập thơ, 8 truyện dàị (Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật bộ môn Thơ, 1971). Đóng 8 phim và đạo diễn 2 phim. Đoạt giải Tượng vàng 1972. Đạo diễn xuất sắc nhất, bộ môn phim tài liệu: Dưới Bóng Cờ.

Tính đến tháng Tư 2003, HHC đã có 284 bản nhạc phổ thơ, bởi 41 nhạc sĩ. Bao gồm CD Quý Hương (*) với 12 bài nhạc phổ bởi nhạc sĩ Mai Anh Việt. Có thể nói bài được nhiều người ưa thích là "Lệ Đá", với Trần Trịnh và bài "Goá Phụ Ngây Thơ", với Trần Thiện Thanh. HHC đứng từ góc thơ nhìn sang lãnh vực nhạc, anh có những trao đổi kinh nghiệm với giới âm nhạc để đưa một bài thơ theo mô thức anh đặt dễ dàng lồng vào âm nhạc. Anh viết bài "Thi Trung Hữu Nhạc Hay Tương Quan Giữa Thơ và Nhạc" như sau:

"Thi trung hữu hoạ và Thi trung hữu nhạc là điều hiển nhiên không ai có thể phủ nhận được. Cổ nhân đã nói thơ, ngâm thơ, hoặc hát thơ từ trước khi loài người phát minh ra văn tự nhạc cụ và nhạc thuật. Tôi đến với nhạc bằng cảm tính nhiều hơn là nhạc lý. Dù vẫn thường để tâm học hỏi thêm, nhưng sự hiểu biết của tôi về nhạc, vẫn không đi xa hơn lãnh vực cảm tính này.

Do một cơ duyên, hay may mắn, cho đến giờ này đã có 284 nhạc bản được phổ từ thơ tôi. Với 41, nhạc sĩ góp phần. Nhà nghề như Vũ Thành An, Phạm Duy, Trần Quang Hải, Song Ngọc, Từ Công Phụng, Trần Thiên Thanh, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Thi Thơ. Nhạc sĩ nghiệp dư như Phạm Anh Dũng, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Linh Duy,Trần Quan Long, Mai Anh Việt, Trần Duy Viêt, Triệu Vinh và nhiều nhạc sĩ tài tử khác..."

* Khi HHC được hỏi về sự tương quan giữa thơ và nhạc và căn bản lý luận, anh cho biết nên dành câu trả lời này cho những vị thức giả uyên bác về âm ngữ học. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân và thiển ý của riêng anh, thì người ta có thể ngâm hát bất cứ một thi khúc nào, ở bất kỳ dạng thức nào, dù trúc trắc gai góc tới đâu chăng nữa. Kinh nghiệm riêng với nhạc sĩ Từ Công Phụng (TCP). TCP đã xuất thần phổ bài "Hóa Thạch" của HHC. Thể thơ tự do, dùng hình tượng và ngôn từ rất bạo:




"Tim tôi như trái mìn đợi nổ
Khi gã tới gần em, gần em
Trong ánh mắt ngầm trao lời tình lửa
Tôi đọc thấy long lanh suối hẹn
Như lòng em rực rỡ hoa tươi
Khi em rộng lương mỉm môi cười"

Ly rượu sóng trên môi
Cuống phổi tôi teo tóp nghẹn...

* Khi được hỏi về người nhạc sĩ nào đã phổ nhiều thơ anh nhất thì anh cho biết đó là nhạc sĩ Mai Anh Việt (MAV) với 70 bài.
HHC còn cho biết thếm: "MAV thích thử thách, muốn phổ những bài khó khăn, gai góc nhất và MAV có thói quen là phổ nguyên văn bài thơ, rất hiếm khi phải cắt xén. Và những bài thơ khó nhai, khó nuốt ấy đã trở thành một trong những ca khúc đắc ý nhất của MAV. Kinh nghiệm là những bài thơ càng trúc trắc thì khi vào nhạc lại càng trầm bổng, bay múa hơn. Thế nhưng hầu hết các nhạc sĩ đều tránh né đưa vào nhạc những bài thơ khúc mắc, đòi hỏi nhiều dụng công ấy. Kinh nghiệm là để có thể phổ nhạc, bài thơ nên dài tối thiểu là 4 đoạn.
Thế nhưng điều này không thể làm khó được nhạc sĩ Trần Duy Việt (TDV). Anh đã xuất thần phổ một bài thơ HHC 5 chữ , chỉ dài 3 đoạn mà thôi . TDV đã phổ rất nhuyễn, rất đầỵ đủ. Điều này phải coi như một kỳ tích. Khi nghe Trần Duy Việt trình bầy với hoà âm riêng, cả Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Mai Anh Việt và Trường Kỳ đều hết lời tán thưởng."

Một điểm son mà HHC đã tạo được cho chính mình là kinh nghiệm và đôi khi HHC tự hát trong đầu một thể điệu nào đó khi làm thơ. Và tự anh đã chuốt gọt, hay hoán chuyển các thi ngữ cho êm ái thuận miệng, thuận nhĩ hơn. Do đó lúc sau này, hầu hết những bài thơ HHC đều có thể phổ nhạc dễ dàng vì anh đã cho họ khung nhạc hướng dẫn trước. (Và có nhiều bài đã được 3, 4 nhạc sĩ soạn thành ca khúc.)
"Ví dụ như khi hai đoạn thơ ở phần trên được mở ra ở thể trắc, thì đoạn thứ 3 nên ở thể bằng (hoặc ngược lại), để giúp nhạc sĩ dễ chuyển nhịp sang một giai điệu mới, hầu tránh nhàm tẻ".

*Khi anh được hỏi: "Thể thơ nào khó phổ nhạc hơn ?"

HHC cho biết: "Nếu lục bát được coi như thể thơ dễ làm mà khó hay, thì đặc tính ấy cũng được thấy qua nhạc phổ Theo tôi thì quy luật bằng trắc trong thơ lục bát, và kế đó là thơ thất ngôn, sẵn có những khuôn thước, cấu trúc riêng, khiến nhạc sĩ dễ bị dẫn dắt vào những cung điệu quen thuộc, na ná như nhau. Thật hiếm có những dòng nhạc đột biến thần tình như Phạm Duy với Ngậm Ngùi của Huy Cận, và Động Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư. Như Trần Quan Long với Về Rừng của HHC, trong CD Tình Khúc Cung Sol."

* Khi được hỏi: "Thể thơ nào dễ phổ nhạc nhất ?"

HHC: "Theo tôi thì thơ 4 chữ, 5 chữ dễ đưa vào nhạc nhất Trong đó bao gồm cả thơ 8 chữ ngắt nhịp ở chữ thứ tư mỗi câu".

* Khi HHC được hỏi: "Nếu phải lựa 10 bản nhạc hay nhất, phổ thơ anh thì sẽ là bài nào ?"

HHC: "Những bản nhạc phổ thơ tôi, được tôi yêu thích nhất, chưa hẳn đã là những bản hay nhất mà tôi có. Đôi khi sự thưởng ngoạn tôi bắt nguồn từ một cảm xúc riêng tư nào đó. Bởi hầu hết thơ tôi được hình thành từ đãi lọc những chất liệu có thật trong đời sống, trong kỷ niệm vui buồn. Đôi khi cũng có những vay mượn từ tâm trạng người khác, như ở thể loại thơ tình nước. Những thảm trạng tù đầy, vượt biển mà tôi chưa từng kinh qua. Tuy nhiên, tôi chưa hề cường điệu hô hào người khác xung phong lên tuyến đầu để quang phục quê hương, nếu hôm nay tôi còn ngồi trong cõi bình yên.

Thơ tuyên truyền cũng được, thơ khẩu hiệu cũng được, nhưng người làm thơ nên tự trọng và lương thiện với chính mình. Nếu có một khẩu hiệu trong thơ tôi, thì chính là câu: "Follow Me" như chúng tôi học được nơi quân trường."

* Hỏi: "Sao anh không soạn in những tập nhạc, CD khi có trong tay 284 bài thơ phổ nhạc ?"

HHC: "Xin thưa, đó không là lãnh vực của tôi. Là một người làm thơ, tôi chỉ biết đến thơ mà thôi".

xxx

Khi tôi viết bài này thì CD Quý Hương đã ra đời (*: xem note cuối bài), mà trong đó có 12 bản nhạc được nhạc sĩ Mai Anh Việt công phu chọn phổ từ các bài thơ HHC, tôi xem trên danh sách từ bài đầu là: 01- Riêng một dáng em, rồi đến các bài: 02- Hãy thương nhau hơn thương mình đôi chút, 03- Không viết không là không nhớ, 04- Mưa tháng chạp, 05- Sinh điếu, 06- Quý Hương, 07- Buồn vương gót ai, 08- Mưa buồn, Mưa vui, 09- Anh và nỗi nhớ, 10- Cũng thế em ơi, 11- Rồi buồn buồn mưa xuống đời, và sau cùng là 12- Tim quên trong nhớ.

Món quà tinh thần mà nhạc sĩ Mai Anh Việt đã trân trọng gửi đến anh chi. HHC và Quý Hương (QH) là tác phẩm mang tên chị "Quý Hương", nhân dịp hai anh chị HHC và QH kỷ niệm tròn 40 năm có nhau trong đời. Tôi nghe qua CD kỷ niệm này mà lòng thăng trầm vui buồn qua từng bài hát như khi vui với bài "Quý Hương", tiếng ngân của giọng ca Quang Minh theo nhịp vui trầm bổng, thật hài hòa:

"... Em hoa khôi dịu hiền \Em với lòng thanh thiên \Ta một thời lãng mạn \Vẫn trọn đời yêu em \Ơn em chia nửa hồn \Bao năm chung vui buồn \Với nhau tròn ân nghĩa \Dầu sông cạn đá mòn \Em chắt chiu kỷ niệm \Em giấu kín buồn vui \Mũ gai và vương miện \Hân hoan với ngậm ngùi \Ta tiêu hoang tình cảm \Thường san sẻ cho người \Em bao dung vô hạn \Giữ trong tim nụ cười".

Đó là "Nàng thơ" của HHC là chị Đặng Quý Hương của miền sông Hương núi Ngự mà anh gửi gấm 40 năm với bao nhiêu ngày hoa tháng mật. Trong bao ngày vui vun đầy tình nghiã êm đềm bên hạnh phúc gia đình, HHC viết thành những dòng thơ như trút hết nỗi lòng tri ân nàng thơ của anh:

"Em hoa khôi dịu hiền \Em với lòng thanh thiên \Ta một thời lãng mạn \Vẫn trọn đời yêu em \Ơn em chia nửa hồn \ Bao năm chung vui buồn \Với nhau tròn ân nghĩa \Dầu sông cạn đá mòn\
Ta như cây liền cành \Như trăng sao hào tình \Trăm năm còn tha thiết \Như khi mình tóc xanh \Hoa là con bướm đậu \Bướm là cánh hoa bay \Em, lòng ta vương hậu \Ta, mùa em vui đầy"

Nơi HHC ở là tiểu bang nhiều mưa gió, khi mưa rơi để lòng người se buồn vì khung cảnh như kỷ niệm cố hương, người thi sĩ vẫn cảm nhận nỗi buồn man mác nào đó khi nhìn mưa rơi, dù mưa rơi lạnh buốt trong lòng hay mưa buồn trong ánh mắt ai. Trong bài "Mưa buồn, Mưa vui", Bảo Yến dâng cao khúc hát buồn vời vợi:

"Mưa mãi, mưa hoài, mưa, mưa rơi \Đêm cũng như ngày, sầu khôn nguôi \Nắng trốn phương nào, em cũng vậy \Lạnh ngắt mùa thương, lạnh mái đời \Sông núi vô tình hoa lá đau \Nến khóc canh dài ai biết đâu \Dăm lá thư tình phai ước hẹn \Ta thuộc từng hàng, nhớ từng câu \ ..."

Tháng Chạp tiết trời xầm tối sớm cho không gian buồn thảm, tháng của mưa rơi vội vã, giăng phủ ngập hồn nhung nhớ đến người yêu dấu:

"Nụ đời trao nhau làm sao quên \Vòng tay đắm mê trời rất riêng \Tháng Chạp khi không mưa vội vã \Mưa chắn lối về, mưa níu em \Mưa vui hôm xưa, buồn hôm nay \Còn gì để níu, ngoài cơn say \Nhạc mưa tí tách cung đàn lỡ \Ta nhớ em, mà em có hay\ Ta nhớ em, mà em có hay"

Cũng trong mùa mưa to, gió bấc tại Lacey, Washington, HHC thốt lên lời thơ buồn ai oán, cũng được MAV chọn phổ cho nhạc phẩm "Rồi buồn mưa xuống đời":

"... Rồi buồn mưa xuống đời \Rồi cuồng phong thét lời \Vũng lầy thành biển mặn \Lún sâu thêm ngậm ngùi\Em còn gì trong nhớ \Ta rồi làm sao quên \Em khóc đau tình lỡ \Ta cười vỡ rừng đêm\

Ta rồi làm sao qua \Lỡ một thời trăng hoa \Nợ nần chi nghiệp chướng \Cuối đời còn phong ba \Đường dài vô biên đó \Ta vấp ngã bao lần \Em một mình ngược gió \Vẫn chưa từng ăn năn\..."

Mưa rơi xuống đời để cho cuồng phong gào thét cho tâm tư ngậm ngùi, cho bùi ngùi rung cảm khi em lệ suối đầy vơi:

"Ta rồi làm sao qua \Lỡ một thời trăng hoa \Nợ nần chi nghiệp chướng \Cuối đời còn phong ba \Đường dài vô biên đó \Ta vấp ngã bao lần \Em một mình ngược gió \Vẫn chưa từng ăn năn\

Rồi buồn mưa xuống đời \Rồi cuồng phong thét lời \Vũng lầy thành biển mặn \Lún sâu thêm ngậm ngùi\Em còn gì trong nhớ \Ta rồi làm sao quên \Em khóc đau tình lỡ \Ta cười vỡ rừng đêm"

Khi đi vào khu rừng sâu thăm thẳm của thi ca HHC, người ta càng thấy cái dũng khí trong lời thơ của người lính Dù, cái khí phách sinh động của chí nam nhi mà HHC đã cho vào thi ca như:

"Ta hết ta là thuở khuấy trời
Đạp sao cưỡi gió mộng như đời
Cơm bầu rượu ống mà thanh thản
Mũ Đỏ như hồn rạng rỡ phơi..."

HHC là một người mang nét nghệ sĩ tính, bề ngoài của anh có dáng vẻ phong trần, lã lướt, lãng tử, và bất cần đời như bao vần thơ Mậu Binh mà tôi đã đọc. Mậu Binh theo trường phái Vị Xuyên, Tú Xương, của thi ca tinh nghịch, thi ca tiếu lâm và trào lộng khi nhìn cuộc đời. Tuy vẻ bên ngoài như vậy, nhưng HHC mang nội tâm của một người chồng, người cha tuyệt vời khi tôi được tiếp chuyện với chị Quý Hương. Anh vẫn tri ân tình nghiã vợ chồng nồng nàn qua thi ca và đậm đà trong cuộc sống. Hai anh chị có với nhau 5 cháu, với 4 gái và một cậu út. Không ra ngoại lệ của nhiều người cha thi sĩ, anh làm thơ dặn dò con cái. Ví dụ như trong bài "Di Chúc Cho Con":

"... Con yêu dấu, nếu ngày mai bố chết
Đừng xót xa cho kiếp bố nhục nhằn
Khóc vừa đủ cho một lần vĩnh biệt
Bố lìa đời không một chút ăn năn ..."

HHC trao cho con một di chúc quê hương, một tiếng lòng thổn thức của kẻ sĩ phu, không tròn nợ quốc gia đại cuộc, thì một lòng vẫn mãi mãi trung trinh với quê hương:

"... Con yêu dấu, nếu ngày mai bố chết
Hãy hiểu rằng ta sống gửi thác về
Cuốn phim buồn vừa chiếu xong đoạn kết:
"Những mảnh đời trôi nổi khát khao quê."

Đó là khía cạnh gia đình của thi ca HHC. Sáng nay tôi tình cờ xem bài thơ cũ của lịch sư? Việt Nam khi Ngọc Hân Công Chúa rơi lệ nhòa trong bài "Khóc Quang Trung":

"... Trằn trọc luống đêm thâu ngày tối
Biết cậy ai giận nỗi bi thương ?
Trông mong luống những mơ màng
Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say..."

Ngọc Hân Công Chúa vẫn mơ hồ, sống với mộng rằng vua Quang Trung vẫn còn hiện hữu. Trong cùng ý tưởng mơ hồ khóc cho sự kiện đã mất mát, HHC làm thơ mơ về VNCH vẫn hiên ngang trong tâm khảm người lính mang màu áo hoa dù năm nao, ngọn cờ vàng thân yêu vẫn nung nấu trong dòng huyết quản:

"Em hứa cùng anh vinh danh cờ vàng
Ta thét hồn nhiên những lời thép gang
Tiếng thét tự do, nhân quyền, tôn giáo
Cờ vàng ta bay thắm hồn Việt Nam..."

Hay nhìn về cố hương, người dũng sĩ mài gươm thề nguyền:

"Bên trời mài kiếm nung hờn nước
Xếp lại chinh bào hẹn núi sông"

HHC viết lên lời tâm sự, nỗi lòng nhân ngày 30/04/2003 như sau:

"Chiều 30 tháng Tư, 1975, tôi ném vội tất cả giấy tờ tuỳ thân, như ném lại từng mảnh tim nhục hờn trên sông Lòng Tảo. Tôi khóc cho mình, cho quê hương, khóc cho nỗi đau đớn, nhục nhã của kẻ bại binh, dù rằng người lính miền nam vẫn chưa một lần chấp nhận thua cuộc trong tâm khảm:
"Thơ chảy máu suốt phần đời vong quốc
Quê trong lòng như vạn mũi dao đâm" ..."

Nỗi lòng viễn xứ vẫn ám ảnh người lính dù năm xưa, dù người lính nay tuổi đời đã cao, nhưng hồn vẫn khoác hoa dù trong tâm khảm để bồi hồi về quá khứ, để xót xa nhung nhớ về cố quốc, như chuyện tích Tàu xa xưa kể về con ngựa đất Hồ Nam cất cao tiếng hý nhớ về quang phục cố hương:

"Ngựa Hồ ngóng gió lưng đồi
Cất cao tiếng hý ngậm ngùi cỏ hoa
Đầu sông một gã lính già
Ôm cần, câu nỗi nhớ xa buồn gần"

Ở khía cạnh quê hương đất nước thì thi ca HHC vẫn tỏa đầy một trời thơ cho quê hương, dân tộc. Nhiều bài thơ trong thi tập "Thơ trong da ngựa" hay "Bên Trời Mài Kiếm" mà anh đã sáng tác vinh danh Quân Lực VNCH, thơ anh tô điểm cho chính nghiã sáng ngời của người lính Cộng Hoà miền nam trong cuộc nội chiến vừa qua.

Hãy đọc phần nhận định của văn nhạc sĩ Dương Viết Điền (DVĐ), tại Los Angeles khi anh đọc thơ HHC, bài "Không Gian Vương Dấu Giầy":

"Tôi tìm thấy HHC một hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ xuất thân từ quân trường VBQGDalat, khóa 14, rồi anh tung cánh hoa dù từ trên không, cái không gian của Việt Nam quê hương ngạo nghễ, nhưng trong nhọc nhằn vì bom đạn, khói lửa chiến chinh qua bóng dáng những Thiên Thần Mũ Đỏ:

"Đêm nay trời đổi gió
Nằm đếm sao trên trời
Đời những người Mũ Đỏ
Vui nhiều lắm em ơi
Từng chuyến, từng chuyến bay
Nói lên nhiều thương nhớ
Dù trĩu nặng vai gầy..."

HHC cảm thấy chí làm trai hào hùng như bông dù rộ nở như chinh phục không gian:

"Hoa Dù, Hoa Dù nở
Lòng trai, lòng trai say
Trời cao vum vút gió
Xóm làng mờ chân mây
Từng chiếc lại từng chiếc
Hoa Dù nở trong mây
Hồn tôi ai chấp cánh..."
(Không Gian Vương Dấu Giầy).

Thi ca HHC phảng phất nét oai phong, cái khí phách hiên ngang, hào hùng của những Thiên Thần Mũ Đỏ, những chiến binh vào sinh ra tử, xem cái chết nhẹ như tơ hồng, bài "Sầu Ngụy Trang Che Tủi Hận Đầy Lòng":

"Mây ngủ giấc hiền trên cánh thiên nga
Sau ngàn dặm thiên di tìm đất ấm
Dấu giầy nào vương cánh gió bao la
Gã Nhảy Dù thương quê mài mũi hận"

Tôi cảm nhận chất thơ dũng khí của HHC qua bài "Bên Trời Mài Kiếm":

"Giao thừa lệ đắng tràn lên má
Ta khóc, ta cười như trẻ thơ
Thêm một mùa đau trên xứ lạ
Biết thân lưu lạc đến bao giờ
Dâng trọn đời trai cho tổ quốc
Nào hay thua được cũng là không
Bên trời mài kiếm nung hờn nước
Xếp lại chinh bào hẹn núi sông"

Cho những Thiên Thần Mũ Đỏ đã gục ngã, HHC nhắn gửi tâm sự sắt son hay nỗi lòng "huynh đệ chi binh":

"Trong ta son sắt một lời thề
Nuôi cao lửa hận làm gươm súng
Cho một ngày mai quyết trở về
Hỡi bạn bè ta dưới mộ sâu
Trong tù, trên biển, giữa giang đầu
Những người ghìm súng nơi rừng thẳm
Ta khóc xuân này để nhớ nhau".

Đọc thơ HHC để nhớ đến những cánh hoa dù tung bay giữa quê hương, đọc thơ HHC để thấm nỗi ngậm ngùi, xót xa khi người chiến binh bị bức tử buông súng, đọc thơ HHC cảm thông với kiếp đọa đầy trên vai người dân Việt Nam". DVĐ.

Lời nhận xét của nhà thơ Mạc Phương Đình (MPĐ), San Jose khi đọc thơ HHC như sau:

"Tôi được đọc những dòng thơ của Hà Huyền Chi trên báo chí, trong những tập thơ đã in, đã được tặng giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Trong thi ca đấu tranh mà một phần lớn đã phản ảnh mối liên hệ của HHC gắn bó với quân đội VNCH, thơ anh mang đầy hào khí của những chàng trai nặng trĩu tấm lòng với quê hương, với tổ quốc, như trong bài "Ngày Quân Lực" là điển hình:

"Kiếm cung phủ lớp bụi dầy
Vẫn trong tháng Sáu, một ngày khó quên
Tiếng ồn cắt cỏ nhà bên
Tưởng đâu xe xích lăn trên Sài Gòn..."

Trong tập "Thơ Đen" HHC xuất bản năm 1991, tác giả qua bút hiệu Mậu Binh đã chế diễu chế độ đỏ, chuyên chính, khắc nghiệt của CSVN qua hình ảnh các lảnh tụ từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Bình, Xuân Diệu và Tố Hữu cai quản và đưa đất nước đến độ lầm than:

"Bác Cười
Xếp hàng cả nước đã quen
Hễ anh tới sớm, hàng trên rời ngày
Đúng giờ, đuôi đã khá dài
Nếu anh tới trễ, cơ may chẳng còn.

Bác Hồ lộng kiếng cười mơn
Hàm râu cuối tháng đỏ lòm khó coi.
MB"

Hay bài:

"Bác Vĩ Đại
Đồng vều đánh rớt cục gian
Trung ương lượm được vội vàng điều nghiên
Sẵn di chúc Bác giở xem
Cục gian vĩ đại Bác nghìn lần hơn.
MB"

Dí dõm hơn nữa là bài "Cả Nước Đứng Đường", cho thấy HHC Mậu Binh có óc khôi hài đen về cái chế độ tự nhận "Siêu Việt" trên quả địa cầu khi mà người dân quá cơ cực như hình ảnh người phụ nữ đã phải bán trôn nuôi miệng, hay bán chợ trời:

"Thúy Kiều đứng bến Bạch Đằng
Công an sáp tới nhì nhằng điều nghiên:
- Đừng nâng quan điểm em lên
Phải đâu ai cũng vượt biên được nào.
Bốn "cây" dễ kiếm lắm sao
Đứng đây nhìn cái ba đào mà chơi.

Thúy Vân buôn bán chợ trời
Công an sáp tới ạ ời điều tra:
- Thuốc ná Mỹ Xê I A
Ám hiệu "3 số" nệnh nà tịch thu
Thúy Vân ngồi khóc hu hu
Mất bao thuốc ngoại hơn vừa mất trinh !
...
Bác Hồ mày trắng uy nghi
Xuân Diệu Tố Hữu nô thi chầu hầu
Thị Bình chủ tiệm thanh lâu
Khuyển Ưng một lũ ngựa trâu Dũng Trà.

Tập đoàn ma cạo điêu ngoa
Khiến cho cả nước phải ra đứng đường.
MB"

Ngoài ra, Hà Huyền Chi đã viết lên hàng ngàn bài thơ tình, mượt mà, óng chuốt, ngọt ngào men tình ái, suốt quảng đường dài, từ tuổi hai mươi, ba mươi, bốn mươi, cho đến bây giờ, trên dấu mốc "thất thập cổ lai hy" của cuộc đời, thơ tình Hà Huyền Chi vẫn tiếp tục chảy ra, tràn lên giấy trắng, vẫn lai láng những dòng thơ mang niềm ray rứt, băn khoăn với những âu yếm hay giận hờn, không một phút giây ngập ngừng, biếng nhoài, mệt mỏi. Tiếng nói, tiếng gọi tình yêu của thơ Hà Huyền Chi đã cất lên, vang vọng trên khắp cùng đất trời, vẫn mãi nồng nàn như hơi ấm phả vào cuộc đời đầy truân chuyên đau khổ, cho đời sống thăng hoa hơn, vượt lên trong tình yêu bao la, rộng lớn mang đầy tính nhân bản tuyệt vời. Hãy đọc tình thơ HHC, bài "CUỐI TRỜI MƯA PHAI":

"Em ơi trời sắp bình minh
Ngủ ngoan đừng giấu buồn anh đầy lòng
Với nhau những phút mặn nồng
Đã trong nghĩa biển tình sông một đời
Đáng gì bèo dạt hoa trôi
Đáng gì sao rụng cuối trời mưa phai
Đáng gì sợi tóc chẻ hai
Để cho hạnh phúc rơi ngoài tầm tay"

Nếu thi ca Mậu Binh nói lên cái trớ trêu thời đại, thì thi ca tình cảm của HHC trau chuốt lời lẽ mặn nồng của con tim yêu đương. HHC cho thế hệ mai hậu những lời nhắn gửi hay những dấu ấn về quê hương, những thông điệp về tình cảm con người được bộc lộ tự do của cái khát vọng yêu đương như một sự tự nhiên của trời đất ban phát. Để sau này con cháu chúng ta có cơ hội biết về thời loạn ly của đất nước, cũng như tìm thấy muôn ngàn án tình thơ lãng mạn của nhà thơ đã trải dài cả cuộc đời cho văn chương". MPĐ.

Tôi cũng nhận đươc những cảm nghĩ của thi sĩ Nghiêm Xuân Cường từ Michigan chia sẻ khi anh viết về HHC:

"Thi sĩ HHC là một con nguời hào phóng, hết mình với anh em, hết lòng vì nghệ thuật. Thơ HHC thật dồi dào phong phú về âm điệu, thể luật cũng như về đề tài mà nhất là đề tài tình yêu. Chúng tôi cũng rất may mắn đã có duyên và đuợc sinh hoạt văn nghệ với anh chi. HHC vài lần khi còn ở Seattle, TB Washington. Có lần sau khi chàng dự tiệc về, khi tôi gọi dây nói chuyện trò ngày hôm sau, thi sĩ HHC tâm sự: "Em biết không, hôm qua khi về sau 2 giờ sáng, anh thức làm thơ luôn tới sáng một hơi mười mấy bài thơ!". Làm thơ xong, anh đi làm luôn. Đó là tinh thần yêu thơ của người thơ HHC đó. Tôi nhớ mãi một bài thơ trong cả ngàn bài thơ của anh, mà bài nào cũng đầy ắp ý và đúng niêm luật, đó là bài "Tan Tác" (trong "Đời Bỗng Dưng Thừa"). Xin chỉ trích đoạn đầu và vài đoạn cuối:

"Quán rượu nằm ven biển,
Đêm mưa lạnh mù trời
Chỗ ngồi quen ai chiếm,
Gã lênh đênh như đời
...
Xong một đời tỵ nạn,
Tàn một kiếp thuyền nhân,
Gã say buồn thê thảm
Đêm qua đã từ trần.
Ôi em bé mồ côi
Bị bắt theo hải tặc
Có hay chăng bên trời
Cha em vừa oan thác
Bên cánh rừng viễn xứ
Thêm xác người Việt Nam
Ngàn nấm mồ vô chủ,
Chưa biết mùi khói nhang..."

Chỉ một bài thơ thôi mà cho chúng ta thấy cái ngậm ngùi đau thương của một kiếp người và cái tình người bao la trong thơ của người thơ HHC. Bây giờ nếu có thể tưởng tượng là cái tình người và sự phong phú về ý thơ và vần điệu ấy được nhân lên vài trăm lần với muôn bài thơ của HHC thì ta sẽ thấy vuờn thơ của HHC xinh đẹp biết bao nhiêu nữa ?" NXC.

Kế đến là lời đóng góp cho bài viết do thi nhạc sĩ Nguyễn Đăng Tuấn tại New Jersey nhận định về thơ HHC:

“Hà Huyền Chi, thơ anh với tôi như những giòng thơ quê hương trong cõi đời u uẩn, nhưng nó lại như giòng suối ngọt ngào mang những tình tự chất ngất yêu đương trên phương diện tình cảm, anh viết về người bạn đời của anh mà anh âu yếm gọi là “Nửa Kia Ơi”:

"Chót đã tiêu hoang nửa cuộc đi
Đừng buồn ta nhé, nửa kia ơi
Cho dù tai tiếng hơn tăm tiếng
Đối diện lương tâm chẳng hổ ngươi
Chẳng ngán thiên lôi chẳng sợ tri
Rượu chè, cờ bạc tý ty thôi
Trăng hoa quen thói, em thừa biết
Đời vẫn cùng em đũa có đôi
...
Vẫn câu chung thủy là tâm niệm
(Đáy sóng mò trăng có lúc thôi)
Cung kiếm mạt thời, đời mạt kiếp
Chỉ còn em đó, nửa kia ơi!"
(Hà Huyền Chi, tập "Thơ Trong Da Ngựa")

Thơ Hà Huyền Chi có lúc đến độ mạnh bạo với mọi người trong hai cả lãnh vực: Thơ tình yêu nam nữ cùng cảm nhận tiếng gọi yêu thương hay thơ nói lên thân phận con người lưu vong - người lính bị bẻ súng - cùng gửi lửa trực diện về quê nhà đang bị hoành hành, đọa đầy tại quê hương bởi lũ quỷ dữ, tai ương CSVN, “Đọc Thép Đen”:

"Ngươi ở thiên đường xơ xác ấy
Ráng cùng cầm thú sống qua ngày
Răng đen mã tấu u ơ dạy
Kẻ sĩ ngồi nghe đủ đắng cay

Ngươi mang nghiệt ngã trên vai mỏi
Giấu dạ dầy trên đỉnh tháp cao
Nỗi nhớ chôn theo ngày tháng tủi
Chút lòng kiêu hãnh có hư hao ?

Sâu còn có tổ để thu mình
Ngươi có gì sau những nhục hình
Ba phân chiếu hẹp phơi thân ghẻ
Mộng vẫn sa trường ngút lửa binh..."

Thơ Hà Huyền Chi, được truyền đi mạnh mẽ, với ca khúc “Lệ Đá” mà anh viết lời. Hơn thế nữa, anh viết ròng rã cả hằng bốn mươi năm nhiều số lẻ, từ “Không Gian Vương Dấu Giầy”, cho đến các bài thơ được mang đều đặn lên Net ngày hôm nay, hầu như mỗi tảng sáng sớm chúng tôi nhận đều đặn một hay hai bài thơ mới từ anh. Sáng nay tôi lại tìm thấy “Mai Này Núi Gọi Sông Thưa”:

"Lưng chiều thả nhớ về em
Thả dòng khói lãng bay lên đỉnh sầu
Mai này đời mãi bên nhau
Bao xa cũng tới bao lâu cũng chờ

Mai này núi gọi sông thưa
Để ta làm gió làm mưa với tình"

Thơ tình Hà Huyền Chi với hiện hữu của từng người nữ, qua văn chương, qua chữ nghĩa, đã đẩy ra hàng hàng tác phẩm. Sự uốn nắn trong ngôn ngữ thơ Hà Huyền Chi thường trải đầy mật ngọt trong từ, trong ý, tôi đọc “Em Nằm Võng Trong Hồn Ta Đó”:

"Ta muốn khép ngàn thu mắt đá
Sầu em từng đóa còn y nguyên
Mai em trở gót chừng ta đã
Theo hạc bay về cõi rất riêng
...
Toan nuốt trọng những lời em hứa
Cũng hề chi vàng đá thay mầu
Hoài công gõ trái tim không cửa
Đời không đau tình nghĩa cũng đau

Mưa rất nhẹ sao thừa dông tố
Gió vô tâm cười nát tịnh yên
Em nằm võng trong hồn ta đó
Phật là em, ma cũng là em"

Thơ tình Hà Huyền Chi tỏa hương tình của sự nhung nhớ trằn trọc tràn dâng, của sự lãng mạn tình si như trong “Hạt Nhớ”:

"Thì ra em cũng nhớ chàng
Cũng trong cơn tỉnh bàng hoàng mê lâm
Thì ra biển nhớ trong tâm
Lúc xa muôn dặm, khi gần tấc gang

Sóng ngầm lớp lớp, hàng hàng
Đem vui bất tận, cũng mang buồn về
Trang thư viết vội gửi đi
Mỗi dòng, mỗi chữ thầm ghi bao tình

Thì ra em cũng giống anh
Vắt từng hạt nhớ long lanh tặng người"

Thơ tình HHC vẫn là những ánh sao đêm tình tự soi sáng những vùng biển cả yêu thương bất tận, yêu nhau dài lâu như bài thơ 100 câu “Đủ Lãng Quên Đời”:

"Mình đến tình nhau rất thảnh thơi
Như đôi cá nhỏ lãng quên đời
Em từ thác lệ lao mình xuống
Anh ngược dòng oan bỏ cuộc chơi

Tình cờ không hẹn mà ta gặp
Thấy ở lòng nhau chút biển trời
Thấy nhạc đẫy hồn vui réo rắt
Thơ như triều sóng dục sông trôi
...
Thì ra đôi cá sau mùa hạn
Càng nhớ sao đâu, nhớ biển trời
Lại quấn lấy nhau sau kiếp nạn
Với nhau cũng đủ lãng quên đời".

Rồi nhiều lần trong ngòi bút đó, HHC diễn tả con tim rung động qua lời lẽ bàng bạc yêu đương như trong thơ “Như Chiều Ngây Trôi”:

"Lén ôm cành thẹn trong tay
Lá kia chưa động, lòng này vui ngang
Lén hôn mười ngón tay nàng
Nghe thơm ý nhạc ngút ngàn thang âm

Cành vui dường đã xanh mầm
Võng đào đã ướm còn ngần ngại treo
Lén hôn tóc gió môi kiêu
Nàng vờ không biết như chiều ngây trôi"

HHC viết lên những dòng thơ phản kháng, chống đối Cộng Sản hiên ngang như cái thuở tung hoành ngang dọc của “Không Gian Vương Dầu Giầy”, của hồn binh lửa chinh chiến ghi dấu quân hành, song song bên cạnh đó HHC cho thấy hồn lãng mạn của con tim son trẻ qua hàng trăm bài tình thơ mà tôi có dịp xem qua, tôi vẫn biết nhà thơ này vốn có nhiều thơ hơn là số thơ tôi đã xem, và nguồn thơ sẽ còn nhiều như mỗi sáng sáng trong các forums bạn bè vẫn có dịp thưởng lãm cái nguồn thơ hình như cảm hứng vô tận của nhà thơ vẫn mãi mãi, HHC son trẻ và đậm đà mà tôi có hân hạnh được ghi đôi dòng về anh”. NDT-NJ.

Một người bạn thơ khác vốn thích thơ HHC qua những vần thơ về tình cảm cũng như về quê hương trong chiến tranh, anh Trang (Peter) Morita đã nhận xét về HHC như sau:

"Tôi thường xem thơ của anh Hà Huyền Chi trên các báo chí thuở Sài Gòn của những năm dầu sôi lửa bỏng 67, 68. Tôi bắt gặp anh cưỡi chiếc xe Rumi vàng rất phong trần, lang bạt như chất thơ của người lính dù HHC. Ngoài bản nhạc "Lệ Đá" nhạc của Trần Trịnh mà lời do HHC đóng góp, tôi còn nhớ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc phẩm vô cùng thương tâm "Goá Phụ Ngây Thơ", do thơ Hà Huyền Chi. Mời các bạn lắng nghe lời thơ bi thương khi người lính không muốn thấy người tình của mình sớm trở thành người goá phụ ngây thơ mang tang chồng theo vận nước nổi trôi:

"Đà Lạt lạnh môi em vừa đủ ấm
Bởi chia ly nên đẹp chuyện tương phùng
Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm
Lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung
Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút
Là cách xa biền biệt tháng năm trôi
Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt
Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù"

Người lính dẫu thương người tình bé nhỏ đậm đà, nhưng anh không muốn biến tình yêu thành một định mệnh nghiệt ngã:

"Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh thảo rồi, anh lại xé em ơi
Bởi không muốn thấy người yêu nhỏ bé
Một sớm nào, thành góa phụ ngây thơ
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới,
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi"

Người lính thảo đơn xin cưới xong, rồi chính tay anh lại xé nát con tim vì không muốn làm khổ đời người yêu. Như vậy có phải chăng thơ HHC đã nói lên cái đau khổ cho tuổi trẻ yêu nhau trong cái thực tế quá oan khiên của một dân tộc trong thời chinh chiến điêu linh ? Tôi thấy những dòng thơ anh mang cái triết lý nhân bản, cao thượng và chính nó phản ảnh cái cảm nghĩ thật lòng của HHC hay cái trăn trở suy tư của hằng ngàn đồng đội của anh, dù là rất ngậm ngùi trong tâm thức, vì đã biết khổ rồi thì đừng bao giờ tiến đến hôn nhân:

"Thượng Đế xa vời, thiên đàng đóng cửa
Tiếng cười chưa tan, nước mắt ròng ròng
Số phận con người, đồng tiền sấp ngửa
Em, em ơi, em có hiểu gì không ?
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi
Anh không muốn thấy người yêu anh nhỏ bé
Một sớm nào thành góa phụ ngây thơ"

HHC còn quá nhiều tình thơ ru ngủ cả một thế hệ của "Lệ Đá", của "Góa Phụ Ngây Thơ", tôi chọn bài "Đợi Chờ" để ta cùng đọc ra cái chất lãng mạn của chàng trai từ đất Hà Đông:

"Ước gì em trốn trong thư
Để anh giải mối tương tư đêm ngày
Sẽ ghì em giữa vòng tay
Chữ nghiêng ngả thẹn, chữ gầy guộc van
Chữ thương nến đỏ, đêm vàng
Chữ yêu rượu ướp môi nàng môi anh
Uống no dòng nhớ, sóng tình
Lấp đầy ngày tháng điêu linh nỗi chờ
Ước gì em trốn trong mơ
Anh lên Bắc cực ngủ cho đã đời".

HHC rất khéo léo dùng nhiều loại thể thơ khác nhau diễn đạt ý tưởng của anh, bài lục bát kế tiếp cho thấy tình thơ HHC vẫn chín mùi, vẫn mượt mà, bóng bẩy, nhẹ nhàng, và linh động nhưng rất trữ tình, thâm thúy, bài "Em Có Bồn Không":

"Mây thương về đậu vai rừng
Suối in bóng nhớ ngập ngừng biếng trôi
Buồn em về đậu vai tôi
Hắt hiu ngày cũ rã rời tình đau
Cười đi cho vỡ tim nhau
Khóc đi cho lụt địa cầu nhé em
Dặm sầu tưởng đã chân quen
Bất đồ đá chạy sông nghiêng mấy trùng
Mai nầy em có buồn không
Khi tôi nằm xuống với lòng quạnh hiu ?"

Tôi cho là thơ HHC là ngôn ngữ của văn chương, ngôn ngữ của những con tim rung động khi con người yêu nhau và là một thứ ngôn ngữ rất cần thiết của cuộc sống này vậy." T. Morita".

Xuyên qua những nhận xét của các thi, văn, nhạc hữu có những cái nhìn về thơ HHC từ nhiều góc cạnh khác nhau, ta thấy rằng thơ Hà Huyền Chi thể hiện nét nhân bản, chân chất trong thơ anh mà anh bạn thơ gốc y khoa Trang Morita đã tâm sự qua bài "Goá Phụ Ngây Thơ". Tôi đồng ý với quan điểm của anh Trang Peter Morita.

Nói đến đây tôi nhớ lại bài thơ "Hôn" của thi sĩ Phùng Quán, thơ ông nói lên cái đau khổ của người đi chinh chiến, Phùng Quán đã từ chối hôn người yêu bé nhỏ, vì ông quan niệm nếu làm như vậy không khác nào ta chỉ đem nàng vào biển cả hôn mê, khổ lụy của tình yêu, để rồi sau này người chiến binh tử trận thì đời nàng mang khăn tang góa chồng:

"... Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ".
Phùng Quán
(1932-1995)

Trong tương quan cùng chủ đề "Goá Phụ Ngây Thơ" của HHC, nhà thơ Hữu Loan cũng làm bài thơ đã đi vào lịch sử của vườn thi ca và âm nhạc Việt Nam "Màu tím Hoa Sim", được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc:

"... Tôi là chiến binh xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn, nàng không đòi may áo cưới
...
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về...
Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê...!"
Hữu Loan
(1916-?)

Phùng Quán, Hữu Loan và Hà Huyền Chi nhìn về đã cùng nhìn về đề tài quê hương, tình yêu và chiến tranh. Chiến tranh oan nghiệt tàn phá quê hương và đã đe dọa hoặc tàn phá tình yêu, những sự kiện chiến tranh tiêu diệt, chết chóc bi thảm mà người dân không ai muốn, tuy vậy lịch sử văn học Việt Nam đã in dấu cả ba nhà thơ đã chia sẻ cùng tâm sự đau buồn của một thời Việt Nam đắm chìm trong khói lửa chiến tranh, để rồi sau này 100 hay 200 năm nữa,... có thể con cháu chúng ta giở lại trang sách xưa, tìm về hiểu cội nguồn quê hương ngày cũ, dấu ấn xa xưa của bài "Hôn", thơ Phùng Quán vẫn còn đó, "Màu Tím Hoa Sim", thơ Hữu Loan được cất cao tiếng hát và "Góa Phụ Ngây Thơ", thơ Hà Huyền Chi là cái mốc thời gian nhắc nhỡ thuở Nam Bắc phân tranh, mà lời bài hát hay bài thi ca này do người thi sĩ Thiên Thần Mũ Đỏ cũng đã viết lên những bài thơ độc đáo với "Saut Đêm", với "Không Gian Vương Dấu Giầy" và với dòng thơ ngậm ngùi nhưng bất tử "Di Chúc Cho Con":
"... Con yêu dấu, nếu ngày mai bố chết
Đừng xót xa cho kiếp bố nhục nhằn
Khóc vừa đủ cho một lần vĩnh biệt
Bố lìa đời không một chút ăn năn..."
Hà Huyền Chi (1935-XXXX)

Bao nhiêu ân tình HHC dành cho quê hương đất nước, bao nhiêu ân tình thơ HHC dâng hiến cho đời, gia đình anh không quên anh, bạn bè anh không quên anh, người ái mộ thi ca HHC không quên anh và quê hương Việt Nam sẽ không bao giờ quên người thi sĩ mà tôi xin phép được gọi là:
"Mãi mãi Hà Huyền Chi, người tình son trẻ.
Mãi mãi Hà Huyền Chi, người lính không già".

Xin cám ơn người thi sĩ màu áo hoa rừng, dù rằng anh đang tung cánh dù trên không trung hay đang cưỡi chiếc Rumi vàng của một thuở dấu yêu Sài Gòn năm cũ, chính anh đã đem cho đời qua sự đóng góp những áng thi ca đã làm thăng hoa thêm cho vườn hoa văn học Việt Nam.
Một lần nửa chúng tôi xin chân thành cám ơn anh.
Việt Hải, Los Angeles.

Phụ chú:
1) Xin cám ơn quý anh Dương Viết Điền, Mạc Phương Đình, Nghiêm Xuân Cường, Nguyễn Đăng Tuấn và Trang Morita đã cùng tôi gửi những dòng này nhân ngày kỷ niệm "Happy 40th Anniversary" của anh Hà Huyền Chi và chị Quý Hương.
2) Cám ơn anh Hà Phương Hoài vì nhiều tài liệu tham khảo website Tam Hà do anh Hà Phương Hoài, web-admin cung cấp.
3) (*): Copy CD Quý Hương, liên lạc về: hahuyenchi@aol.com

Việt Hải

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng

Để vinh danh một thi sĩ đã cống hiến gần suốt cả cuộc đời mình cho nền thi nhạc Việt Nam, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ tổ chức chương trình "Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng" vào ngày Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014, lúc 6 giờ chiều tại Emerald Bay Restaurant.

Kính mời quý vị và các anh chị tham dự chương trình "Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng" với sự góp mặt của các ca sĩ như Quang Tuấn, Paolo, Ngọc Trọng, Huy Tâm, Ngọc Hà cùng nhiều ca nhạc sĩ trong CLB Tình Nghệ Sĩ và thân hữu. Chương trình đặc biệt sẽ có phần trình bày những ca khúc mới của các nhạc sĩ ở hải ngoại phổ nhạc những bài thơ của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng từ Minnesota sẽ có mặt trong chương trình "Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng" để gặp gỡ khán thính giả ái mộ.

Để biết thêm chi tiết, xin quý vị và các anh chị xem tờ poster đính kèm. Vì chỗ ngồi có giới hạn, xin quý vị và các anh chị liên lạc sớm với BTC để giữ chỗ.

Xin trân trọng kính mời.

Ban Tổ Chức

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bơi Trong Cõi Văn Chương Cung Trầm Tưởng

-Việt Hải LA-

Image
Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng
Trong một bài viết bàn bạc về ngôn ngữ, chữ nghĩa, nhà thơ Cung Trầm Tưởng dùng câu nói của nhà phê bình văn học Pháp Roland Bartheskhi đề cập: "C’est le frisson du sens que j’interroge en écoutant le bruissement du langage". Phải chăng khi ta nghe tiếng xào xạc của chữ nghĩa, ta tự hỏi lòng nỗi cảm giác rung cảm ấy? Đối với nhà văn, nhà thơ, hình như mỗi người có những kiểu nói, những chữ viết riêng, có thể là đặc thù, dù duyên dáng hay ngộ nghĩnh, đó là biểu tượng của họ và từ họ mà ra.

Hôm nọ nhạc sĩ Trường Sa bên Canada email đến chúng tôi bài nhạc Kiếp Sau, phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng cùng tựa, do ca sĩ Minh Châu (Los Angeles), tâm tư tôi dâng lên những thích thú, thơ nhạc hay hay như sự đột phá, lạ lẫm. Thơ Kiếp Sau có những câu như:

"Bù em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi
Bù em góp núi chung đồi
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ.

Bù em xuôi có ngàn thơ
Vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương..."

Tôi nói với hai vị thi sĩ và nhạc sĩ là tôi thích 2 chữ "bù em". Phải chăng thơ là thể văn rút ngắn, thay vì nói dài cho rõ hơn trong văn xuôi là "anh đền cho em...", nhà thơ dùng kéo tỉa gọn ra thơ. Trong thi ca, sự lạ lẫm về chữ nghĩa lao xao, xào xạc (rustling, bruissement) như thật có đấy, nhiều lắm. Ví dụ nhé, trong bài thơ Ngậm Ngùi của thi sĩ Huy Cận:

"Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..."

Chữ nghĩa lao xao ở các chữ "Hồn em đã chín mấy mùa" hay "trái sầu" trong thơ, nếu diễn dịch rõ nghĩa trong văn xuôi văn chương bút tạp ghi bình phẩm sẽ dài. Trong thơ

Nguyên Sa, bài Tuổi 13 tôi thích thú khi chữ nghĩa lao xao:

"Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng"

Ậy, lại chữ nghĩa lao xao ở chỗ "mưa... bong bóng vỡ đầy tay", rồi "Trời nắng ngạt ngào", những chữ nghĩa của người thơ là thế, nắng sao lại ngạt ngào ? Tĩnh từ ngạt ngào hay ngào ngạt ám chỉ có mùi thơm lan toả rộng và kích thích mạnh vào khứu giác như khi ta nói hương thơm ngào ngạt, mùi hoa ngào ngạt, hoặc giả mùi phở, mùi trầm ngạt ngào khứu giác,... chữ nghĩa của những lao xao rồi, mà sao không là nắng gay gắt, hay nắng như thiêu đốt cremation của lò thiêu Peek family, thế còn gì lãng mạn tính, còn gì thơ mộng mị tính khi mà nắng ngọt ngào vì có em, còn không có em thì như bài ca Tây Ninh nắng cháy da người, cháy luôn da em chứ nhỉ?

Nguyên Sa bồi tiếp những lao xao chữ nghĩa như những ví von, những ẩn dụ (metaphor), những so sánh áo vàng lại yêu hoa cúc, chứ không là Áo Vàng như Mai Thảo, tên tựa tác phẩm của Mai Thảo, rồi tại sao áo nàng xanh lại mến lá sân trường, mà không mến màu áo của Con Ma Áo Xanh (Litte Green), tiểu thuyết nổi danh của nhà văn Mỹ Walter Mosley ? Chữ nghĩa của những lao xao… Oui, le voilà qui se remet à rire!


"Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím."

Thế giới văn học vốn thắc mắc hai vị phù thủy của chữ nghĩa lao xao trong thi ca văn học, Thanh Tâm Tuyền của sự thể "Ôm em trong tay mà nhớ em ngày sắp tới" và Du Tử Lê của sự thể "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương". Chữ nghĩa của những lao xao chạy sang thơ Du Tử Lê nhé. Bài Ơn Em của thi sĩ Du Tử Lê lao xao ở chỗ: "Ơn em ngực ngải môi trầm", rồi lao xao tiếp "Cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan"...

"Ơn em thơ dại từ trời,
Theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mộng mưa vời,
Theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
Ơn em ngực ngải môi trầm,
Cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.

...

Tạ ơn em… tạ ơn em.."

Thật vậy, bần bút tôi trố mắt như cá thòi lòi, mắc chứng bứt rứt tóc tai (trichotillomania), khi âm thầm lẩm bẩm vì những lao xao, bruissement, "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương". Mà tại sao "Con dế buồn tự tử giữa đêm sương"? Trong khi ngày xưa tôi là vua đá dế, nuôi cả bầy dế than, dế lửa mà chả thấy con dế nào buồn lại tự tử giữa đêm sương cả, dế thua dế ôm xác bỏ chạy te te như đồng minh tháo chạy vì chứng diarrhea bị Tào Tháo đuổi, hay hiện tượng "hit-and-run" của sự thể Clinton- Lewinsky bị bọn Cộng Hòa truy kích, truy đuổi. Rồi sự thể lạ lẫm "Ơn em ngực ngải môi trầm", những biểu tượng thiêng liêng của người nữ trong sứ mạng truyền giống, nghĩa vụ sinh sản để dòng sông đời còn những đẹp đẽ nối tiếp nhau. Nếu đời này chỉ có những nam giới, những mày râu thôi, eo ơi chán bỏ sừ, chỉ có nam với nam lặng lẽ nhìn nhau nơi khuê phòng, chán chết, văn học romantisme sẽ cụt hứng. Thế giới này chả chóng thì chầy sẽ triệt sản. Sự thể ca tụng "Ơn em ngực ngải môi trầm", cũng nên vinh danh những tubib phù thủy sửa sang sắc đẹp, nào những đôi môi trầm khêu gợi, những núi đồi diệm sơn, sự cần thiết cho vẻ đẹp cần có cho âm phái. Thế giới sẽ tận thế, sẽ vô nghĩa khi không có những xôn xao của "ngực ngải môi trầm", đẹp biết bao với những vệ nữ kiều diễm Bo Derek, Dolly Parton, Rachel Welch hay Brigitte Bardot. Còn ngược lại chỉ có nam, tức chỉ có những hệ quả yếm thế, những u buồn của những Al Qaeda, những Hamas, những Taliban mà thôi. Buồn lắm, chán lắm.

Thế Cung Trầm Tưởng luận bàn về chữ nghĩa lao xao, chữ nghĩa lao xao của ông ra sao? Ít hay nhiều? Tôi xem những chữ nghĩa lao xao mà ông dùng lãng đãng nhiều, nhiều lắm trên các trang sách, “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”, các trang 75 có bài Kiếp Sau, rồi trang 76 bài Kiếp Sau Nữa, như một extension của bài trước thi sĩ hứa đền bù cho em nhiều kiếp quá, tôi ước gì bà đầm Michèle của "Lên xe tiễn em đi có ga Lyon đèn vàng" hiểu chữ Việt và đọc thơ thạo chữ Việt nhỉ ?

Trang 82 là bài thơ Râu Xanh điển hình với chữ nghĩa lao xao lênh láng hãy xem suốt 17 câu, ví dụ ý tưởng tác giả khôi hài khi tự nhận mình như “anh yêu râu xanh”:

"Đến anh thì đến hôm nay
Lỡ mai gió lật chở đầy mưa qua
Đến anh thân thể lụa là
Dài đuôi con mắt, ngắn tà váy yêu
Đến anh lưng thắt chiết yêu
Sểnh tâm phá giới con diều ái ân
Gót ngờ rớt chín phân vân
Để sau một hóa mười lần đến anh
Chờ em anh để râu xanh
Lòng xây bốn bức tường thành giam em
Hồn anh em thắp lên xem
Ác như một chiếc lồng đèn kéo quân
Tình anh sương giá đầy sân
Cần em mái phủ cho thân ấm nhờ
Chuyện mình mói nửa trang thơ
Phải hai cùng viết trang thơ vẹn tình
Chờ em anh để râu xanh.”

(thơ Cung Trầm Tưởng, 1965)

Đọc Râu Xanh có lẽ nhiều ông đang để râu, ví dụ Ngô Thụy Miên, Phan Anh Dũng, Lưu Anh Tuấn, Lê Tuấn, Nam Lộc, Trọng Nghĩa, Đặng Hùng Sơn, Cát Biển, Yên Sơn, Hoàng Thy, Phan Đình Minh,... Quý chư liệt vị để râu màu gì nhỉ? Nên lưu ý mode Râu Xanh nhé... Ông Bill Clinton muốn để Râu Xanh như Cung Trầm Tưởng có lẽ sẽ sớm phai màu, không silver thì cũng platinum mà thôi:

Ông Bill mà để râu xanh
Phai màu chóng bạc râu thành silver.

Là một người yêu thi ca âm nhạc và nhất thơ nhạc giao duyên dưới hình thức nhạc phổ từ thơ, tôi hân hạnh được nhà thơ Cung Trầm Tưởng gửi biếu tập thơ của ông, tác phẩm này có tên “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”. Ông cho phép tôi xem ông như là một người bạn thơ vong niên trong phạm vi thi ca văn học. Cung Trầm Tưởng như Nguyên Sa, hay như Hoàng Anh Tuấn cùng nhiều người khác nữa, xuất dương sang Pháp du học, chuyện từ thế kỷ trước, năm 1948. Thế hệ ít nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Pháp thuộc, bởi thời thế thuở trước ấy, đi học đồng nghĩa với việc theo tây học. Khi đến thế hệ tôi lớn lên, khi mà nước Hoa Kỳ mang quân sang Nam Việt Nam tham chiến bảo vệ VNCH, nhưng rồi tình thế bi đát cho nhân dân miền Nam, bằng thủ đoạn phía Bắc đã thắng cuộc, thi sĩ Cung Trầm Tưởng phải đi tù chính trị, sau cuộc chiến tôi may mắn sang Mỹ trước ông, dù là ông đã sang Pháp và Mỹ học khi những năm cuối mùa của sự đô hộ Pháp hay những năm Hoa Kỳ bành trướng thanh thế tại vùng Đông Nam Á, vì nước Mỹ bị ám ảnh cái hội chứng Domino thuở ấy, tôi còn nhớ, và nhớ rõ lắm.

Mấy ngày hôm nay ông và tôi có những hôm ôm đường dây viễn liên khá lâu, vì khi soạn thơ hay viết bài tôi phải thấu triệt ý của bài thơ. Nhiều bài thi sĩ sáng tác mà ông ươm mầm những ẩn ý triết học, những ví von so sánh tỷ đối (simile, comparison metaphor), những điển tích (allusion, anecdote), hay ẩn dụ (metaphor), dù chỉ là ý niệm mà thôi (conceptional metaphor). Vì thế nên tôi cần ông diễn giải, hoặc là bạch hóa những ý tưởng sâu sắc kia. Hôm qua trong 2 giờ đàm đạo qua phôn, riêng bài thơ "Núi và Suối Một Huyền Sử" đã chiếm mất tiêu 45 phút để ông lướt qua 5 trang thơ, từ trang 444 đến 448. Bài trường thi này dài 96 câu, về bố cục theo tôi phân đoạn đầu (mở đề) gồm 4 câu:

"Hãy chu đáo yêu nhau giờ cuối
Hứng môi mê uống cả chiều tà
Rồi mai anh chấp cánh bay xa
Gửi núi giữ gìn em đơn chiếc"

Đoạn intro mở đề là giới thiệu nhà thơ hay câu chuyện của mội vị sĩ quan miền Nam bị tù giam trong trại Hàm Tân có tên là trại Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là căn cứ 5 của quân đội Đồng minh cũ, nằm dọc theo Quốc lộ 1, tọa lạc gần khu vực Mây Tào, về hướng bắc núi Mây Tào có suối Nước Trong rất đẹp, và núi Mây Tào có đỉnh cao từ 500 đến 650 thước. Trại Hàm Tân là một trại giam giữ khá đông đảo tù nhân, có khi hơn 6.000 người, chia làm hai khu, khu cũ và khu mới, ngăn cách nhau bởi hàng rào kẽm gai. Khu mới xây lợp tôn, có bệ nằm bằng xi-măng, khu giam tù này được ngăn đôi, trại nam và trại nữ. Vì địa thế sát bên trại tù nam là nhà tù nữ, thơ cho biết nàng con gái Ngọc Tiên mỗi khi chiều vàng rơi xuống nàng là biểu tượng cho một hình ảnh thủy chung Juliette với Roméo của truyện xưa kia tại nước Ý, một đại danh tác của Shakespeare, hay một Penelope truyện kỳ tích thần thoại Hy Lạp chờ đợi Odysseus trở về tái hợp duyên tình yêu thương. Câu 43 đến 47:

"Đáy mắt có chiều sâu tráng lệ
Tháp Chàm ảnh ảo ngậm hoàng hôn
Tóc lăn tăn gió cỏ đuôi chồn
Lời vuốt ve ru hồn ngủ võng"

Chính tựa đề "một huyền sử" nói lên mối tình khi hai tâm hồn thương nhau nơi trại giam, trước cái khắt khe của trại giam, tình yêu platonic, sự trong sáng, thánh thiện, yêu nhau bằng ánh mắt, bằng lời tình nồng chia sẻ qua hàng rào kẽm gai ngăn đôi hai tâm hồn:

"Núi giãi tâm tư, bày ước vọng
Chở chiều vàng lộng nắng rừng buông
Ôm nguyên thanh thoát một vùng hồng
Thụ phấn lòng em tình lẫm liệt"

Núi rừng chứng giám cho tâm tư và ước vọng yêu thương, mối tình cách ly, rồi tình xa nhau, kẻ ở lại bị giam tiếp, người nam được ra đi, người nữ nguyện lòng yêu thương mãi khi tiễn nhau như loài cây buông trong rừng Mây Tào, cứ mỗi chu kỳ 60 năm buông chết di và tái sinh. Tình của Ngọc Tiên trao, người có ánh mắt đẹp, sâu lánh, nhuốm nét u buồn, mái tóc cỏ đuôi chồn, nàng như sự thủy chung của Juliette hay Penelope.:

"Hãy nhớ và yêu nhau tha thiết
Giũ tim cho hết cái tầm thường
Lời thề cháy chỉ trong vành hương
Cũng đã thơm mùi vĩnh viễn"

Đôi tình nhân xa nhau nhưng họ dâng lời thề nguyền yêu thương, do đó tôi trích 4 câu trên của thân bài làm nên cho bài thơ rút ngắn cho đề nghị cho lyrics, vì ý nghĩa đầy đủ cho tựa bài.

Ở phần kết bài, thi sĩ thấy mối tình quá đẹp giữa hai người khi Ngọc Tiên không có chồng (chồng quá vãng), chàng sĩ quan không có vợ tình yêu của họ là tình cảnh tù đày, trại tù giam hãm, tình yêu là niềm hy vọng sưởi ấm cho nhau, đem nhau qua những túng quẩn, cay nghiệt của cuộc sống, để yêu thương, để hy vọng. Tác giả nhớ lại phong cảnh suối và núi, cùng chuyện tình thánh thiện, platonic love, ông xây dựng cốt chuyện thật thành nội dung của một câu truyện thơ huyền sử mà bài thơ là đứa con tinh thần, được nuôi dưỡng vào thiên thu. Câu 87 đến 90:

"Núi đặt tên con Thần Thọai
Rửa tội cho con bằng nửa đời cha
Pha lưu ly ánh mắt mẹ chan hòa
Nuôi lớn con ngang tầm huyền sử"

Tình yêu phân ly khi người nam được ra từ cõi tù, người nữ tình nhân bị tội nặng nên bị giam giữ tiếp, mối tình phải chan hòa nước mắt khi tiễn đưa nhau, khi em ở anh về, núi non, rừng suối chứng giám cảnh biệt ly chia bôi.


Đoạn kết tôi 6 câu cuối thơ Cung Trầm Tưởng để kềt bài tôi soạn cộng thêm hai nhà thơ xứ ngoài:

"Xin tặng em son vàng vinh dự
Ngọc huyền tinh khiết, tình đau thương
Cành hoa thiên lý, hương nghìn dặm
Về ủ tom vơi nỗi đoạn trường


Một ngày xa em dài như thê kỷ
Núi dứng lặng thầm, đăm chiêu, kỳ vĩ."

(*): Insertion for coda: Phần extension tôi mượn ý thơ của hai nhà thơ Edmond Haracourt với bài "Rondel de L'Adieu" tức "Ca Khúc Biệt Ly" và ý thơ của thi sĩ Emily Dickenson, bài "The Mystery of Pain" tức "Bí Mật Khổ Đau", bởi vì khi chia tay nhau, người nam ra xứ ngoài, số phần người nữ không rõ còn hay mất. Trong cái khổ đau của vòng tù tội, cái khổ đau nhớ nhung khi mà biệt ly là chết trong lòng một tí như thơ Haracourt, người ra đi để lại mối tình yêu thương thân thiết, theo thơ Dickenson thì khổ đau bao quanh ta hãy chôn vùi vào quên lãng, và không lời thầm trách. Những ý tưởng trên khổ đau khi chia ly, nỗi buồn vô hạn là đoạn insertion vào bài như phần điệp khúc.

Diễn tả phần này ca sĩ Bình Trương, một cựu chiến binh sĩ quan Cọp Biển sẽ ca và diễn hoạt cảnh cùng ca sĩ Thúy Quỳnh.

Với nhạc sĩ Cao Minh Hưng, một nhân tài trẻ anh thuộc lớp bạn ra đời 1969, nhưng đầy triển vọng cho cộng đồng, với sự suy tư củua tôi tôi, nếu Bùi Thế Phát(Phát Bùi), một thành viên trong đại gia đình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, sáng tác nhạc, sở trường là kéo violon, kéo nhuyễn lắm, về ý thích ngoài cộng đồng Phát Bùi thích tham chính, ra tham gia ngoài dòng chính, mainstream. Cao Minh Hưng cũng sáng tác nhạc, ghiền môn piano, gõ phím khá mùi, Hưng thiên về phạm trù văn hóa, đây là hai trong số nhiều người trẻ của cộng đồng tích cực xây đắp và đóng góp, vun xới và phát huy cái chân thiện mỹ của đời sống vươn lên.

Trở lại, Cao Minh Hưng được nhìn bởi giới đàn anh chú đi trước, ví dụ như nhạc sĩ Anh Bằng cho ý kiến của ông về Hưng như sau:

"Tôi nghĩ, trái tim Cao Minh Hưng có 3 ngăn. Ngăn thứ nhất cho người vợ hiền, rất hiền và con cái. Ngăn thứ hai dành cho lương tâm của một bác sĩ chuyên môn, là nha sĩ. Và ngăn thứ ba dành cho văn học nghệ thuật, cho thơ và nhạc. Tôi biết 3 ngăn này đủ làm cho Cao Minh Hưng rất bận rộn.

Nói cho cùng thì tinh thần nghệ sĩ tính của Cao Minh Hưng dành cho sự đam mê văn học nghệ thuật một chỗ đứng trang trọng trong trái tim của anh. Chính tâm hồn đam mê âm nhạc đã tạo nên một Cao Minh Hưng nhạc sĩ với những giòng nhạc tình mang thật nhiều nét dấu yêu và say đắm. Ngày hôm nay, nhạc sĩ Cao Minh Hưng còn trẻ, nhạc khúc của Cao Minh Hưng còn mới chưa được khán thính giả biết đến nhiều, nhưng tôi nhận thấy Cao Minh Hưng sẽ là một đóng góp rất quan trọng cho văn học và nghệ thuật hải ngoại cũng như quê hương Việt Nam sau này."

Cách đây vài năm một vị khác như Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải bên Paris nhận định về Cao Minh Hưng như sau:

"Nếu Cao Minh Hưng là một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp thì tôi không lấy làm lạ khi nghe. Nhưng Cao Minh Hưng là một nha sĩ nhà nghề từ nhiều năm. Rồi bỗng dưng anh bị âm nhạc ru hồn biến anh thành một người viết nhạc và luôn lời để đưa 12 ca khúc tuyển chọn vào một CD...

Tôi rất vui mừng thấy trong làng nhạc hải ngoại có thêm một bông hoa mới đầy hứa hẹn. Bông hoa đó là nhạc sĩ – nha sĩ Cao Minh Hưng sẽ làm thơm ngát vườn hoa âm nhạc Việt Nam trong tương lai."

Trong dịp Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cùng nhiều thân hữu bắt tay nhau cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi CSVN sau 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban, show hát "Chiều Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng". Hưởng ứng chương trình gồm một số nhạc sĩ đã gửi nhạc được phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng như các nhạc sĩ: Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn (Pennsylvania), Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư, và Cao Minh Hưng. Hai nhạc sĩ Ngọc Loan và Hạnh Cư với niềm cảm tác dâng cao, mỗi vị gửi 2 bài, nên tổng cộng là 11 bài được thu xếp vào chương trình.

Trong bài nhạc Tiếng Gọi Yêu Thương của nhạc sĩ Hạnh Cư, do ca sĩ Huỳnh Anh trình bày, lời nhạc dựa vào bài thơ Tiếng Gọi của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài thơ này khi được tin Bùi Giáng qua đời. Cung Trầm Tưởng vốn mến mộ các nhà thơ Bùi Giáng, Rabindranath Tagore, và Khalil Gibran. Nhiều tác phẩm của họ nhuốm tính chất triết lý hay nhân bản, hoặc cho ý tưởng về tình thương, cuộc sống,... Bài thơ nền Cung Trầm Tưởng:

Ta đi trong chữ tình ta
Thắp nhang trầm niệm đọc ra linh hồn
Còn nồng ấm nụ đời hôn
Thuở tròn trĩnh mẹ đỏ hòn máu thơ
Dẫu âm môi ấy ẵm ờ
Mà nghe tiếng gọi nứt bờ thời gian
Con yêu tiếng mẹ vô vàn
Một lời mẹ rót ra ngàn cổ thư
Nhớ này giòn giã tâm tư
Chữ thi nhân đốt hư vô lửa bùng
Si ca ra cũng một dòng
Vần thơ điên ném làm cùng không gian.

Cung Trầm Tưởng
Saint Paul 1998

(Đêm nghe tin Bùi Giáng qua đời).

Trong bài thơ Tiếng Gọi Yêu Thương, ngoài bài thơ chính là Tiếng Gọi, còn được lồng vào những câu thơ nguyên thủy của ba nhà thơ này như Mưa Nguồn của Bùi Giáng do cảm đề tác phẩm La Porte Étroite của nhà văn André Gide:

Bình minh thơ dại hai môi
Lời chưa nói cũng là lời đã trao.

(Mưa Nguồn, Bùi Giáng).

Ta về ngóng lại mưa sa,
Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào,

(André Gide;Thơ cảm đề La Porte Étroite,

Bùi Giáng).

Bài thứ hai, mượn ý thơ Rabindranath Tagore, bài Em Là Một Áng Mây Vàng (You Are the Evening Cloud).

Gót em thấp thoáng đỏ lên,
Trong lung linh lửa tình em mặn nồng.
Em đi giữa tiếng tơ lòng,
Lượm lời anh hát nhuộm hồng chiều hôm
Môi em ngọt đắng rượu buồn,
Bởi men đau khổ không lường của anh.
Của anh, em của riêng anh,
Em trong những giấc mơ lành cô đơn.

Tương tự, bài thứ 3, mượn ý thơ Khalil Gibran qua bài Giọt Lệ và Nụ Cười (A Tear and A Smile).

"Lệ lòng thanh tịnh tim tôi
Thương tâm huyền diệu ẩn sâu đáy lòng
Cười vang hoa nở nhân tình
Từ tâm màu nhiệm bình sinh cuộc đời"

Trở lại, Cao Minh Hưng được nhìn bởi giới đàn anh chú đi trước, ví dụ như nhạc sĩ Anh Bằng cho ý kiến của ông về Hưng như sau:

"Tôi nghĩ, trái tim Cao Minh Hưng có 3 ngăn. Ngăn thứ nhất cho người vợ hiền, rất hiền và con cái. Ngăn thứ hai dành cho lương tâm của một bác sĩ chuyên môn, là nha sĩ. Và ngăn thứ ba dành cho văn học nghệ thuật, cho thơ và nhạc. Tôi biết 3 ngăn này đủ làm cho Cao Minh Hưng rất bận rộn.

Nói cho cùng thì tinh thần nghệ sĩ tính của Cao Minh Hưng dành cho sự đam mê văn học nghệ thuật một chỗ đứng trang trọng trong trái tim của anh. Chính tâm hồn đam mê âm nhạc đã tạo nên một Cao Minh Hưng nhạc sĩ với những giòng nhạc tình mang thật nhiều nét dấu yêu và say đắm. Ngày hôm nay, nhạc sĩ Cao Minh Hưng còn trẻ, nhạc khúc của Cao Minh Hưng còn mới chưa được khán thính giả biết đến nhiều, nhưng tôi nhận thấy Cao Minh Hưng sẽ là một đóng góp rất quan trọng cho văn học và nghệ thuật hải ngoại cũng như quê hương Việt Nam sau này."

Cách đây vài năm một vị khác như Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải bên Paris nhận định về Cao Minh Hưng như sau:

"Nếu Cao Minh Hưng là một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp thì tôi không lấy làm lạ khi nghe. Nhưng Cao Minh Hưng là một nha sĩ nhà nghề từ nhiều năm. Rồi bỗng dưng anh bị âm nhạc ru hồn biến anh thành một người viết nhạc và luôn lời để đưa 12 ca khúc tuyển chọn vào một CD...

Tôi rất vui mừng thấy trong làng nhạc hải ngoại có thêm một bông hoa mới đầy hứa hẹn. Bông hoa đó là nhạc sĩ – nha sĩ Cao Minh Hưng sẽ làm thơm ngát vườn hoa âm nhạc Việt Nam trong tương lai."

Trong dịp Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cùng nhiều thân hữu bắt tay nhau cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi CSVN sau 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban, show hát "Chiều Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng". Hưởng ứng chương trình gồm một số nhạc sĩ đã gửi nhạc được phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng như các nhạc sĩ: Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn (Pennsylvania), Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư, và Cao Minh Hưng. Hai nhạc sĩ Ngọc Loan và Hạnh Cư với niềm cảm tác dâng cao, mỗi vị gửi 2 bài, nên tổng cộng là 11 bài được thu xếp vào chương trình.

Trong bài nhạc Tiếng Gọi Yêu Thương của nhạc sĩ Hạnh Cư, do ca sĩ Huỳnh Anh trình bày, lời nhạc dựa vào bài thơ Tiếng Gọi của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài thơ này khi được tin Bùi Giáng qua đời. Cung Trầm Tưởng vốn mến mộ các nhà thơ Bùi Giáng, Rabindranath Tagore, và Khalil Gibran. Nhiều tác phẩm của họ nhuốm tính chất triết lý hay nhân bản, hoặc cho ý tưởng về tình thương, cuộc sống,... Bài thơ nền Cung Trầm Tưởng:

Ta đi trong chữ tình ta
Thắp nhang trầm niệm đọc ra linh hồn
Còn nồng ấm nụ đời hôn
Thuở tròn trĩnh mẹ đỏ hòn máu thơ
Dẫu âm môi ấy ẵm ờ
Mà nghe tiếng gọi nứt bờ thời gian
Con yêu tiếng mẹ vô vàn
Một lời mẹ rót ra ngàn cổ thư
Nhớ này giòn giã tâm tư
Chữ thi nhân đốt hư vô lửa bùng
Si ca ra cũng một dòng
Vần thơ điên ném làm cùng không gian.

Cung Trầm Tưởng
Saint Paul 1998

(Đêm nghe tin Bùi Giáng qua đời).

Trong bài thơ Tiếng Gọi Yêu Thương, ngoài bài thơ chính là Tiếng Gọi, còn được lồng vào những câu thơ nguyên thủy của ba nhà thơ này như Mưa Nguồn của Bùi Giáng do cảm đề tác phẩm La Porte Étroite của nhà văn André Gide:

Bình minh thơ dại hai môi
Lời chưa nói cũng là lời đã trao.

(Mưa Nguồn, Bùi Giáng).


Ta về ngóng lại mưa sa,
Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào,

(André Gide;Thơ cảm đề La Porte Étroite,
Bùi Giáng).

Bài thứ hai, mượn ý thơ Rabindranath Tagore, bài Em Là Một Áng Mây Vàng (You Are the Evening Cloud).

Gót em thấp thoáng đỏ lên,
Trong lung linh lửa tình em mặn nồng.
Em đi giữa tiếng tơ lòng,
Lượm lời anh hát nhuộm hồng chiều hôm
Môi em ngọt đắng rượu buồn,
Bởi men đau khổ không lường của anh.
Của anh, em của riêng anh,
Em trong những giấc mơ lành cô đơn.

Tương tự, bài thứ 3, mượn ý thơ Khalil Gibran qua bài Giọt Lệ và Nụ Cười (A Tear and A Smile).

"Lệ lòng thanh tịnh tim tôi
Thương tâm huyền diệu ẩn sâu đáy lòng
Cười vang hoa nở nhân tình
Từ tâm màu nhiệm bình sinh cuộc đời"

Trở lại, Cao Minh Hưng được nhìn bởi giới đàn anh chú đi trước, ví dụ như nhạc sĩ Anh Bằng cho ý kiến của ông về Hưng như sau:

"Tôi nghĩ, trái tim Cao Minh Hưng có 3 ngăn. Ngăn thứ nhất cho người vợ hiền, rất hiền và con cái. Ngăn thứ hai dành cho lương tâm của một bác sĩ chuyên môn, là nha sĩ. Và ngăn thứ ba dành cho văn học nghệ thuật, cho thơ và nhạc. Tôi biết 3 ngăn này đủ làm cho Cao Minh Hưng rất bận rộn.

Nói cho cùng thì tinh thần nghệ sĩ tính của Cao Minh Hưng dành cho sự đam mê văn học nghệ thuật một chỗ đứng trang trọng trong trái tim của anh. Chính tâm hồn đam mê âm nhạc đã tạo nên một Cao Minh Hưng nhạc sĩ với những giòng nhạc tình mang thật nhiều nét dấu yêu và say đắm. Ngày hôm nay, nhạc sĩ Cao Minh Hưng còn trẻ, nhạc khúc của Cao Minh Hưng còn mới chưa được khán thính giả biết đến nhiều, nhưng tôi nhận thấy Cao Minh Hưng sẽ là một đóng góp rất quan trọng cho văn học và nghệ thuật hải ngoại cũng như quê hương Việt Nam sau này."

Cách đây vài năm một vị khác như Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải bên Paris nhận định về Cao Minh Hưng như sau:

"Nếu Cao Minh Hưng là một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp thì tôi không lấy làm lạ khi nghe. Nhưng Cao Minh Hưng là một nha sĩ nhà nghề từ nhiều năm. Rồi bỗng dưng anh bị âm nhạc ru hồn biến anh thành một người viết nhạc và luôn lời để đưa 12 ca khúc tuyển chọn vào một CD...

Tôi rất vui mừng thấy trong làng nhạc hải ngoại có thêm một bông hoa mới đầy hứa hẹn. Bông hoa đó là nhạc sĩ – nha sĩ Cao Minh Hưng sẽ làm thơm ngát vườn hoa âm nhạc Việt Nam trong tương lai."

Trong dịp Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cùng nhiều thân hữu bắt tay nhau cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi CSVN sau 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban, show hát "Chiều Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng". Hưởng ứng chương trình gồm một số nhạc sĩ đã gửi nhạc được phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng như các nhạc sĩ: Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn (Pennsylvania), Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư, và Cao Minh Hưng. Hai nhạc sĩ Ngọc Loan và Hạnh Cư với niềm cảm tác dâng cao, mỗi vị gửi 2 bài, nên tổng cộng là 11 bài được thu xếp vào chương trình.

Trong bài nhạc Tiếng Gọi Yêu Thương của nhạc sĩ Hạnh Cư, do ca sĩ Huỳnh Anh trình bày, lời nhạc dựa vào bài thơ Tiếng Gọi của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, ông sáng tác bài thơ này khi được tin Bùi Giáng qua đời. Cung Trầm Tưởng vốn mến mộ các nhà thơ Bùi Giáng, Rabindranath Tagore, và Khalil Gibran. Nhiều tác phẩm của họ nhuốm tính chất triết lý hay nhân bản, hoặc cho ý tưởng về tình thương, cuộc sống,... Bài thơ nền Cung Trầm Tưởng:

Ta đi trong chữ tình ta
Thắp nhang trầm niệm đọc ra linh hồn
Còn nồng ấm nụ đời hôn
Thuở tròn trĩnh mẹ đỏ hòn máu thơ
Dẫu âm môi ấy ẵm ờ
Mà nghe tiếng gọi nứt bờ thời gian
Con yêu tiếng mẹ vô vàn
Một lời mẹ rót ra ngàn cổ thư
Nhớ này giòn giã tâm tư
Chữ thi nhân đốt hư vô lửa bùng
Si ca ra cũng một dòng
Vần thơ điên ném làm cùng không gian.

Cung Trầm Tưởng
Saint Paul 1998

(Đêm nghe tin Bùi Giáng qua đời).

Trong bài thơ Tiếng Gọi Yêu Thương, ngoài bài thơ chính là Tiếng Gọi, còn được lồng vào những câu thơ nguyên thủy của ba nhà thơ này như Mưa Nguồn của Bùi Giáng do cảm đề tác phẩm La Porte Étroite của nhà văn André Gide:

Bình minh thơ dại hai môi
Lời chưa nói cũng là lời đã trao.

(Mưa Nguồn, Bùi Giáng).

Ta về ngóng lại mưa sa,
Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào,

(André Gide;Thơ cảm đề La Porte Étroite,
Bùi Giáng).

Bài thứ hai, mượn ý thơ Rabindranath Tagore, bài Em Là Một Áng Mây Vàng (You Are the Evening Cloud).

Gót em thấp thoáng đỏ lên,
Trong lung linh lửa tình em mặn nồng.
Em đi giữa tiếng tơ lòng,
Lượm lời anh hát nhuộm hồng chiều hôm
Môi em ngọt đắng rượu buồn,
Bởi men đau khổ không lường của anh.
Của anh, em của riêng anh,
Em trong những giấc mơ lành cô đơn.

Tương tự, bài thứ 3, mượn ý thơ Khalil Gibran qua bài Giọt Lệ và Nụ Cười (A Tear and A Smile).

"Lệ lòng thanh tịnh tim tôi
Thương tâm huyền diệu ẩn sâu đáy lòng
Cười vang hoa nở nhân tình
Từ tâm màu nhiệm bình sinh cuộc đời"

Hôm cô em Jennifer Đinh Hạnh trao tôi quyển “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ (1948-2008)”, như duyên van nghệ tôi lật quyển sách dậy cộm 640 trang, cái lật đầu tiên dừng ngay trang 91 có bài thơ ngắn ngủn, vỏn vẹn chỉ 4 dòng mà tác giả làm tại Đà Lạt vào năm 1959, voilà khi ấy tôi mới tập tểnh vào lớp 5 (tức lớp 1 sau này), còn cô bé Jennifer Hạnh chắc chưa tròn thôi nôi đầy năm, còn nằm trong nôi, lên xe phút lít bảo ngồi carseat, ba cô ca sĩ trong ban tam ca ba con lăng quăng Thanh Vân, Thùy Châu và Mỹ Dung giã từ tu sữa Babilac hay sữa Guigoz chưa nữa, và ca sĩ Thúy Quỳnh ca lancer bài hát phổ thơ Thinh Quang Đêm Trăng Trên Dòng Sông Xuân rất tới, nhưng rồi con số kỳ diệu 1959 khi mà thi sĩ tác giả viễn du xứ anh đào có ngàn hoa tươi thắm, nào những đóa hoa: glaieul, oeillet, marguerite, gerbera, coquelicot,lys, arum, hortensia, mimosa,... để ông ngẩu hứng ươm thơ Một Gam Ru Hời, thời gian quay về thế kỷ trước xa xôi, khi mà cô nhiếp ảnh gia kiêm phó nhòm bé Nguyệt Lê hay ca sĩ bé Thúy Quỳnh đã ở tinh cầu nào.

“Sương rơi thầm âm nhạc
Chiều buồn lạc thanh âm
Hoang sơ vào khuya tối
Linh hồn tôi dương cầm”

(Đà Lạt 1959)

Vì sự ngắn ngủn và ý tưởng của bài thơ, cũng như hồn thơ chợt đến, tôi làm một extension nối dài thêm, và nhờ nhạc sĩ Cao Minh Hưng phổ nhạc. Khi Hưng gửi đến nhà thơ CD nghe thử, ông nghe nhiều làn và tâm đắc, thích thú, tôi cho ông biết trong Đêm Thơ Nhạc Cung Trầm Tưởng bạn bè, thân hữu và ông sẽ nghe hết các nhạc sĩ trên đã trân quý ông, từ quý anh chị Trường Sa, Nguyên Phan, Võ Vĩnh Thuận, Nguyễn Tuấn, Võ Tá Hân, Phan Ni Tấn, Ngọc Loan, Hạnh Cư và Cao Minh Hưng đã gửi tặng ông những tác phẩm từ tim óc, hư nhữnmg món quà tinh thần nhân sinh nhật 83 tuổi, một chiến sĩ Không quân của QLVNCH với 13 năm tù, 10 năm tù giam ở các trại từ Bắc vào Nam và 3 năm "quản chế" tại gia.

Dạ Khúc Chiều Xưa - Thơ: Cung Trầm Tưởng & Việt Hải - Nhạc: Cao Minh Hưng:

Nhân tiện đây chúng tôi xin cám ơn quý anh chị nhạc sĩ, quý anh chị ca sĩ, ngâm sĩ, quý anh chị thân hữu bạn bè và các thành viên của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã chung tay nhau thực hiện đêm ca nhạc ngâm thơ để cùng vinh danh một nhà thơ, một vị sĩ quan của QLVNCH bị tù đày bởi ác chế CSVN sau năm 1975, ông là một nghệ sĩ hay một thi sĩ mang linh hồn và máu đỏ nghệ sĩ tính trời ban: Cung Trầm Tưởng.

Việt Hải Los Angeles

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được tin buồn :

Bà quả phụ Tăng Huy Quan
Nhũ danh Trần Thị Huê
Pháp danh Diệu Hiền



Là nhạc mẫu của bạn Trần Việt Hải CLB Tình Nghệ Sĩ
Đã mệnh chung vào lúc 9 giờ 30 sáng Thứ Ba, ngày 1 tháng 7 năm 2014,
nhằm ngày 5 tháng 6 năm Giáp Ngọ
Tại nhà riêng thành phố Winnetka, hạt Los Angeles, California
Hưởng thọ 80 tuổi

Thành thật chia buồn đến bạn Trần Việt Hải cùng Tang Quyến.
Nguyện cầu hương linh Cụ bà Trần Thị Huê
được nghỉ ngơi an lành nơi cõi phúc .



Gia đình Nguyễn Ngọc Tuấn
Gia đình Khiếu Long San Diego
Gia đình Bích Phượng Paris
Gia đình Nhược Thu Santa Ana

Post Reply