Một Vài Sinh Hoạt VănHoá Nghệ Thuật Hải Ngoại

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Ðỉnh Gió Hú với Emily Brontë,
cùng Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết
Tác phẩm duy nhất và nổi tiếng của nữ nhà văn người Anh, Emily Brontë, là quyển Wuthering Heights, có tên Việt ngữ là Ðỉnh Gió Hú. Trong bài viết này tôi xin đề cập hai nhà văn cũng là hai dịch giả Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết liên quan đến những bản dịch trước và sau năm 1975.

"Đỉnh Gió Hú" là một truyện tình lãng mạn, bi ai vì yêu nhau mà không thành, rồi sinh lòng thù hận, cốt truyện xẩy ra nơi miền đồng hoang Haworth, vùng West Yorkshire, bên Anh quốc, tác phẩm đưa tâm hồn độc giả qua những cảm giác bi thảm vì sự buồn bã, ảm đạm nhất trong loại chuyện hư cấu. Vào cuối thế kỷ 18, phong trào lãng mạn (romanticism) đã tràn vào nước Anh và nền văn học Anh có bộ môn văn chương đáng lưu ý nhất là thi ca, thi phú (poetry). Đề cập đến phong trào lãng mạn này của nước Anh, chắc hẳn phải nói đến những tài danh như Lord Byron, Samuel Taylor Coleridge, Robert Burns, Percy Bysshe Shelley, William Wordsworth, John Keats, William Blake,... Hãy kể thêm nhà văn nữ Jane Austen, người được xem như thuộc trường phái lãng mạn cổ điển, nổi bật qua các tác phẩm Sense and Sensibility (1811), Pride and Prejudice (1813), Mansfield Park (1814) và Emma (1815). Và đến cuối giai đoạn của phong trào lãng mạn này bỗng xuất hiện là những ngòi bút gây sóng gió cho văn chương Anh là những chị em nhà Brontë với các danh tác như Jane Eyre (Kiều Giang), Villette và Wuthering Heights (Đỉnh Gió Hú).
Image
Tác phẩm Ðỉnh Gió Hú

Đọc lời giới thiệu sách của nhà văn Nguyễn Tường Thiết khi giới thiệu tác phẩm Wuthering Heights, ông viết:

"Đỉnh Gió Hú là tác phẩm dịch thuật duy nhất của văn hào Nhất Linh. Ông đã dành những giờ rảnh hiếm hoi trong cuộc đời rất bận rộn của ông để dịch cuốn Wuthering Heights này từ nguyên tác Anh ngữ phối hợp với bản Pháp ngữ Les Hauts de Hurle-Vent của dịch giả Frédéric Delebecque. Đầu tiên ông dịch nhan truyện là Mỏm Gió Hú, về sau được sửa thành Đỉnh Gió Hú trước khi đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong(Sài Gòn, Việt Nam) vào năm 1960.", kể tiếp về bản dịch của thân phụ Nhất Linh, ông viết:

"Trong bản thảo viết tay mà chúng tôi hiện giữ có ghi những mốc thời gian từ lúc khởi dịch cho đến khi kết thúc: 19-12-1952, 21-8-1953, 27-6-1960 và 18-1-1962. Như vậy, sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết sau cùng Giòng Sông Thanh Thủy vào năm 1961, Nhất Linh đã cố gắng mà không dịch xong Đỉnh Gió Hú trước khi ông qua đời vào ngày 7-7-1963... Năm 1974 chúng tôi phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang có nhờ nhà văn Bảo Sơn dịch tiếp và Đỉnh Gió Hú được xuất bản lần đầu tiên năm 1974 tại Sài Gòn, Việt Nam... Hiện nay vì không có trong tay ấn bản của nhà Phượng Giang để in lại, nên chúng tôi quyết định đánh máy từ bản thảo của Nhất Linh và tự dịch tiếp một số chương cuối để hoàn tất và tái bản cuốn truyện giá trị này. Chúng tôi cố gắng theo sát tinh thần dịch thuật của văn hào Nhất Linh để giữ cho hơi văn toàn tác phẩm được thuần nhất."

Nhà văn W. Somerset Maugham đã chấm tác phẩm Đỉnh Gió Hú là một trong mười cuốn tiểu thuyết mà ông cho là hay nhất của mọi thời đại, (selected by W. Somerset Maugham as one of the 10 greatest novels of all time). Dịch giả Nguyễn Tường Thiết viết tiếp: "Dịch giả Nhất Linh đã ca tụng Đỉnh Gió Hú như là một trong những cuốn truyện hay nhất thế giới. Trong cuốn biên khảo của ông Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh đã xếp Đỉnh Gió hú vào "những sách hay của nhân loại, đời đời công nhận, có giá trị bền mãi với thời gian, như những cuốn Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Tình nghĩa vợ chồng, Một bản đàn của Tolstoĩ, cuốn Những linh hồn chết của Gogol, cuốn Mấy anh em Karamazov,Những người bị ám ảnh của Dostoievsky...". Cũng theo cuốn biên khảo đó, Nhất Linh còn viết: “Trong cuốn sách lạ lùng của nữ văn hào Anh quốc Emily Brontë, cuốn Đỉnh Gió Hú, xuất bản năm 1847, tác giả đã để một người vú già kể chuyện lại. Một vú già kể chuyện thì còn làm gì có những chỗ giảng giải về tâm hồn, ý nghĩ nhân vật nữa, tuyệt nhiên không có, tuyệt nhiên vú già chỉ là người đứng ngoài thôi. Thế mà chỉ bằng một giọng kể chuyện rất thường, bằng những chi tiết, vú già đó đã cho người ta thấy tất cả cái sâu xa của tâm hồn người trong truyện."

Image

Image

Nhà văn Nhất Linh + Nv. Nguyễn Tường Thiết
Nhà văn Nguyễn Tường Thiết định cư tại Seattle, Washington, trong cuộc sống hưu trí, ông bỏ thời gian đọc lại, và hiệu đính khi đánh máy lại bản thảo của thân phụ, và dịch phần cuối dở dang của bản thảo về tác phẩm Wuthering Heights: "Tôi tìm được một nơi có thể thực hiện cả hai thứ một lúc. Hồ Green Lake và quán cà phê Starbucks. Buổi sáng tôi thức dậy sớm lái xe đến hồ, đậu xe ở parking, chạy bộ một vòng quanh hồ chu vi 5 cây số, rồi tay xách cặp laptop, tôi đi ngang vườn hoa băng qua đường vào quán cà phê. Nơi đó nếu phía trong quán khách không ngồi đông lắm như hôm nay, tôi có một chỗ ngồi lý tưởng có thể vừa đánh máy vừa nhìn được cảnh bên ngoài."

Green Lake tọa lạc ở phía bắc của trung tâm thành phố Seattle, Washington, bên cạnh hồ là cái công viên trùng tên đẹp đẽ và thơ mộng. Nhà văn làm công tác hiệu đính và dịch thuật trong khung cảnh thiên nhiên thật lý tưởng, có món café Starbucks đi kèm. Thật nhất dương chỉ rồi chứ nhỉ. Tôi đọc tiếp:

"Đó là tập bản thảo dịch Đỉnh Gió Hú của Nhất Linh tôi đang đánh máy 50 năm sau tại một quán cà phê Starbucks thành phố Seattle ngày 23 tháng 8 năm 2006. Nơi một chiếc bàn tròn nhỏ sát cửa kính nhìn ra hồ Green Lake...

Nguyễn Tường Thiết."
ImageImage
Green Lake/Green Park, Seattle, Washington.


ImageImage
Bút tự của nhà văn Nhất Linh


Phần kế người viết xin lược sơ về nội dung của danh tác Wuthering Heights, mà địa danh này mang tên vùng đất hoang vắng ở hướng tây của vùng Yorshire, nơi câu chuyện xảy ra. Về phiên bản được Holywood quay thành phim vào năm 1939, do đạo diễn William Wyler thực hiện. Các diễn viên gồm:

1/ Vai chánh nữ do Merle Oberon Cathy [Catherine Earnshaw]
2/ Vai chánh nam do Laurence Olivier [Heathcliff]
3/ David Niven Edgar [Linton]
4/ Flora Robson Ellen [Dean]
5/ Geraldine Fitzgerald [Isabella Linton]
6/ Hugh Williams [Hindley Earnshaw]
7/ Leo G. Carroll [Joseph]
8/ Miles Mander [Lockwood]
9/ Cecil Kellaway [Earnshaw].


Hãng phim phân phối là Samuel Goldwyn, Inc.

Wuthering Heights đã nhiều lần được chuyển thể thành phim. Ngoài phiên bản trên được quay tại Mỹ trước Đệ Nhị Thế Chiến. Phiên bản điện ảnh đầu tiên của tiểu thuyết Wuthering Heights được quay tại Anh và đạo diễn bởi Albert Victor Bramble (1887–1963) vào năm 1920 và các phiên bản kế tiếp sau đó. Phiên bản gần nhất được sản xuất năm 2011 của Andrea Arnold, nữ đạo diễn từng đạt giải Oscar hạng mục phim ngắn năm 2005. Bộ phim từng được đề cử giải Sư tử vàng liên hoan phim Venice. Đây cũng là bản được Hội đồng Anh quốc chọn giới thiệu.

Tác phẩm Đỉnh gió hú được nhà văn Emily Brontë cho xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút hiệu Ellis Bell, lần xuất bản thứ hai của tác phẩm là sau khi Emily đã qua đời và lần xuất bản này được biên soạn bởi chính chị gái của bà là Charlotte Brontë. Tên của tiểu thuyết bắt nguồn từ một câu chuyện tình yêu không thành giữa đôi tình nhân Heathcliff và Catherine Earnshaw, như hgai vai chính của cốt chuyện.

Đỉnh Gió Hú là một chuyện tình buồn, có yêu nhau và rồi có thù hận. Sự hận thù dai dẳng. Ngòi bút của Emily Brontë xoay quanh chủ đề Tình yêu và Thù hận, cốt truyện khai thác quan điểm chênh lệch về giai cấp xã hội. Người con nuôi Heathcliff không được dùng tên họ của dòng dõi Earnshaw đã cho thấy sự phân biệt ngay từ đầu. Heathcliff là nhân vật chính trong suốt cả tiểu thuyết. Anh là một đứa trẻ mồ côi được gia đình Earnshaw đem về nuôi nấng. Lọt vào gia đình Earnshaw Heathcliff dần dà đem lòng yêu thương con gái của cha mẹ nuôi là Catherine Earnshaw và trở thành cái gai trong mắt của anh trai của Catherine là Hindley. Rốt cuộc Catherine Earnshaw cũng đáp ứng yêu lại Heathcliff. Nhưng Catherine có tính cách phóng khoáng, thích bay nhảy và đôi khi quá bay bướm đùa giỡn với tình yêu, cô nàng yêu Heathcliff nhưng lại coi việc cưới anh này là không thể được vì hố sâu ngăn cách nề nếp xã hội, chênh lệch về địa vị của hai người. Để rồi người mà Catherine chọn làm chồng là Edgar, và chính sự lựa chọn này đã gây nên sự đau khổ cho cuộc đời Catherine, cùng cả hai người đàn ông Edgar và Heathcliff. Sự phiêu lưu tình cảm đưa đến sự trả thù nghiệt ngã của Heathcliff mà hậu quả là cái chết của chính Catherine vì bệnh tật và đau buồn ngay sau khi sinh con gái Cathy.

Hareton Earnshaw là con trai duy nhất của Hindley Earnshaw. Hareton được Heathcliff nuôi dưỡng với mục đích biến cậu thành một gã ngang tàng, du côn hầu trả thù những gì Heathcliff đã phải trải qua ở nhà của họ Earnshaw. Chuyện tình đời sau tiếp diễn khi Hareton vẫn nảy sinh ra tình cảm yêu Cathy và hai người cũng lấy suôn sẻ tránh lặp lại bi kịch như mối tình của Heathcliff và Catherine.

Catherine "Cathy" Linton là con gái của Catherine Earnshaw và Edgar Linton. Cô được thừa hưởng tính tình phóng khoáng và mạnh mẽ của mẹ cũng như tình thương người của cha. Chính vì tình thương này mà cô đã bị Heathcliff bắt ép phải làm đám cưới với Linton để rồi nhanh chóng trở thành người đàn bà góa chồng. Sau một thời gian bị giam lỏng trong căn nhà ở Đỉnh gió hú, cô có cảm tình với con trai của Hindley là Hareton và cưới anh tình nhân sau cái chết của Heathcliff.

Đỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) là tên nơi ở của ông dữ dằn Heathcliff, nhân vật chính trong tác phẩm văn chương lừng danh của Emily Brontë, xuất bản vào năm 1847, vài tháng sau khi xuất hiện tác phẩm danh tiếng Jane Eyre của người chị ruột là Charlotte Brontë.
Image
Film Wuthering Heights

Sau cùng người viết xin duyệt qua về gia đình Brontë của những nhân tài văn học nhưng yểu mệnh. Văn học thế giới đã và sẽ còn nhiều bàn bạc để nói về trường hợp đặc biệt của ba chị em nhà Brontë: Charlotte Brontë, Emily Brontë và Anne Bronte. Mặc dù tuổi sinh mệnh của mỗi người không dài lắm, hay khá ngắn ngủi (người thọ nhất đã không vượt quá nổi số tuổi 40), song vậy họ đã làm được những thành tích phi thường là để lại cho đời những kiệt tác văn chương. Tuy nhiên, xét cho cùng gia đình Emily Brontë là một gia đình bất hạnh.

Emily sinh năm 1818 là em gái của Charlotte Brontë và là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em. Ngay từ khi còn nhỏ, Emily đã phải sống trong bầu không khí u ám xám xịt từ những cái chết của người thân xung quanh bà. Lên 3 tuổi, Emily đã chịu tang mẹ. Hai chị gái của bà cũng chết khi ở độ tuổi lên 10. Anh cả Branwell đầy tài năng cũng không sống được qua tuổi thanh xuân. Một năm sau khi Emily mất ở tuổi 30 thì Anne, em gái bà cũng ra đi. Trong các anh chị em, đặc biệt như Charlotte, người được xem là sống lâu nhất trong gia đình cũng không qua được tuổi 40. Người cha đau khổ sống để chôn cất tất cả các con của mình thì một năm sau ông cũng qua đời. Có thể do ảnh hưởng bởi những cái chết trẻ của những người xung quanh ngoài đời rồi sự chết chóc đó đi vào văn chương bi kịch tính như những nhân vật trong truyện tiểu thuyết này, tựa sách được chọn phản ảnh sự bi ai của câu truyện, cũng như địa thế và thiên nhiên xung quanh của tên "Đỉnh Gió Hú" tại vùng Haworth, Yorkshire, nơi mà người cha Brontë của bà làm mục sư. Ngôi nhà của gia đình trông ra nghĩa trang xứ đạo yên tĩnh và sau lưng nhà là một ngọn đồi cô quạnh trên địa thế cao lộng gió. Là một người sống vói cái riêng tư của chính mình, Emily thường ra đứng trên ngọn đồi này để nhìn thiên nhiên bao la quanh mình là những dải đồng hoang hoang vu của miền Bắc nước Anh. Lấy bối cảnh cho cốt truyện như vậy để Emily dựng cấu trúc cho tiểu thuyết độc đáo độc nhất của tác giả.

Chịu tang Mẹ mất sớm, cha là người tu hành sống cô độc lặng lẽ, như trên đã nói nhà nằm ở một con đồi vắng vẻ, quạnh hiu nên chị em nhà Brontë thường lẩn trốn vào thế giới văn chương chữ nghĩa, họ làm bạn với những tên tuổi trong sách vở William Shakespeare, John Milton, hay Kinh thánh, tâm hồn họ được gần gủi với những câu chuyện hư cấu tưởng tượng về một thế giới hoang đường để sáng tác tác phẩm của họ. Emily là mẫu phụ nữ thích ẩn mình khép kín, sống về nội tâm, bà có những đam mê riêng tư như về sách vở văn học, thậm chí Emily không muốn ai can thiệp vào những cái thuộc về đời tư. Bà buồn lòng người chị cả, khi Charlotte xen vào bài viết muốn sửa đổi cốt truyện của bà.

Truyện Đỉnh Giói Hú của Emily Brontë như đã đề cập được các nhà văn W. Somerset Maugham và Nhất Linh ca tụng giá trị của danh tác này. Trong một cuộc bầu chọn những câu chuyện tình đẹp nhất mọi thời đại ở Anh quốc năm 2007, chuyện tình của Catherine và Heathcliff được chọn đứng đầu bảng chọn lựa, vượt trên cả chuyện tình bi thương Romeo và Juliet của Shakespeare (hạng thứ 2), chuyện tình giữa Elizabeth và Darcy trong tiểu thuyết Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến), được in 1813 của Jane Austen (hạng thứ 3). Chủ đề chính của cuốn truyện Đỉnh Gió Hú là sự trả thù, dù rằng ở phần sau của cốt truyện Heathcliff đã bỏ ý định trả thù.

Duyệt qua cuốn truyện đầy bi kịch này ta nhận thấy nó đã mô tả những tội lỗi của mọi nhân vật và tất cả đều bị trừng phạt, ngoại trừ đôi tình nhân hậu sinh Catherine và Hareton thật sự thương nhau và vì nhau trong cuộc sống, hai người trẻ này đã vượt qua những khó khăn của quá khứ để làm điều lành lánh điều dữ. Do đó sự nhận xét của người viết bài Đỉnh Gió Hú trình bày sự tương phản giữa điều tốt và điều xấu, như tình yêu và sự thù hận. Tác giả Emily Brontë cho sự kết thúc của truyện của bà viết có hậu. Câu châm ngôn xưa cho rằng "Lòng thù hận chỉ dấy lên sự xung đột, nhưng tình yêu thương sẽ tránh được tất cả những tội phạm", hay như nhà văn Josh Billings quan niệm: "Không có sự trả thù nào hoàn chỉnh bằng sự tha thứ". Xin cho tôi chấm dứt bài viết trong những ý nghĩ này.
Image
Emily Brontë
(Xin đặc biệt gửi bài viết đến nhà văn Nguyễn Tường Thiết nhân đọc bài viết của ông cho tôi ngẫu hứng khi đọc lại danh tác này mà nhà văn Nhất Linh đã chọn dịch thuật, bởi những giá trị cao quý của tác phẩm).

Trần Việt Hải
Los Angeles, 15/01/2015.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tản Mạn Chuyện Năm Mùi
Năm 2015 là năm Ất Mùi theo âm lịch, thông thường con Dê được chú ý, được vinh danh khi mùa Tết về. Ừ nhỉ, năm dê xin bàn chuyện dê... Con Dê có tên khoa học là Capra hircus, tổ tiên của chúng là Capra Aegagrus, Capra Falconeri, Capra Ibex. Phân họ dê (Capranae) trong họ bò (Bovidae) có sừng rỗng, không phân nhánh, không rụng. Theo tài liệu nói dê được nuôi ngày từ thời kỳ đồ đá mới, cách đây hơn 20 ngàn năm, từ Trung Đông, Ấn Độ sang Ai Cập rồi phát triển mạnh mẽ khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PNAS(Proceedings of the National Academy of Sciences), loài dê thuần dưỡng đã từng theo chân các nhà nông từ Trung Đông đến Châu Âu vào thời đồ đá mới cách đây khoảng 10.500 năm. Các phân tích ADN chứng minh rằng loài dê, vốn có mặt trong số động vật thuần dưỡng đầu tiên, có tính đồng dạng rất cao về mặt di truyền trên quy mô toàn cầu, không như loài bò hay cừu có những khác biệt về gien giữa các khu vực Châu Âu, Châu Á hay Châu Phi.

Các tác giả nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm sinh thái học vùng Alps (thuộc Pháp) giải thích rằng điều này chứng tỏ loài dê đã bắt đầu di chuyển ở Trung Đông. Các kết quả nghiên cứu cùng những khám phá qua những biểu hiện của ngành khảo cổ khẳng định dê được thuần dưỡng sớm nhất ở vùng Trung Đông và lưu vực sông Indus (Ấn Độ) từ trước thời kỳ đồ đá mới, cách đây khoảng 10.500 năm từ khi ngành chăn nuôi được phát triển. Các nhà khoa học đã rút ra kết luận này từ việc phân tích 24 mẫu xương dê được phát hiện trong một hang động nằm ở khu vực thời đồ đá mới Baume d’Oullen, miền Nam nước Pháp.


Theo sách tướng số nói về tuổi Mùi hay tuổi Dê trông rất hiền lành. Thật vậy loài dê mang bản tính vốn như nai, hươu, thỏ, bò,... hiền lành nhưng cũng đùa giởn, tinh nghịch hồn nhiên như trẻ thơ. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Khi chủ nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn, nhưng nếu đánh nó oan, dê chống cự kịch liệt phản đối. Người tuổi dê có chí cầu tiến, giao thiệp dễ dãi. Tính nhẫn nại, lắm khi kiên cường và không lộ, nên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất dễ lầm. Trong hôn nhân, tuổi Dê kỵ tuổi Tý(chuột) Ngưu (trâu), Tuất (chó), mà thích hợp với tuổi Mão( mèo), Mã (ngựa), Hợi (heo). Theo môn tướng mệnh học thì trong ngũ quan, “Dương Nhãn” là mắt dê, nghĩa là tròng hơi đen có lẫn ít vàng nhạt, thần không rõ. Những người có mắt dê này dù nhận gia tài để lại cũng không hưởng thụ được. Tuổi già nghèo khổ, nên cần phải tu tâm dưỡng tánh. Người có “Dương Khẩu” là miệng dê, có hai vành môi mỏng dính, khóe môi trễ xuống. Lúc uống nước táp như chó là tướng bần tiện và hung ác. ”Hồ Dương Tỵ” là mũi dê lớn. Những hình ảnh con dê được so sánh với con người trong môn tướng mệnh.

Bàn luận thêm về loài dê, dê đực và dê cái đều phát dục rất sớm, nhưng từ 1-5 năm tuổi dê đực mới nhảy tốt. Dê cái có khả năng sinh sản sớm, nhưng tốt nhất cũng từ 1-5 năm tuổi. Cứ 15 hay 20 con dê cái thì cần có một con dê đực. Nếu nuôi nhiều dê đực, chỉ làm hại dê cái. Những đàn dê thừa đực, thì nên thiến rồi mới nuôi. Trong vòng hai năm, dê cái đẻ được 5 lứa. Mỗi lứa đẻ hai con, thường thường là một đực một cái, cũng có khi đẻ 3 con. Dê có tính nhanh nhẹn, sức khỏe dồi dào. Đặc biệt dê vùng núi dê có khả năng chạy nhảy, thích leo trèo trên những vùng núi cao, những vách núi chênh vênh. Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực. Mỗi ngày con đực có thể "mây mưa" trên 5 lần. Đặc tính dê đực có mùi hôi để quyến rũ dê cái? Mùi hôi ấy phát ra từ vùng dưới sừng, và có thể từ mùi mồ hôi dê. Mùi lâm ly đặc trưng đó khiến cho dê cái đi tìm sự hứng tình. Dê dực thường cọ đầu vào thân cây để gửi tín hiệu cho dê cái. Ngược lại với sừng, dịch hoàn dê lại không có mùi hôi mà được xem là ngon và bổ dưỡng trong sồ lục phủ ngũ tạng của dê đực. Theo các nhà nghiên cứu, thịt dê có khoảng 17,5% protide; 40% lipide ở các ốc đảo tại sa mạc Sahara (Algeria) người dân ở đây có tập quán uống sữa dê và ăn quả chà là. Còn ở xứ Angola, hãng hàng không nước này lại lấy hình ảnh con dê núi (sơn dương) làm biểu tượng cho hãng.

Hình ảnh con dê gần gũi trong đời sống con người, khi con người có máu theo đuổi, o bế người khác phái thì hành động như vậy được xem như thái độ "35 con dê". Mà tại sao người đời lại ám chỉ những người có máu dê bị gọi là 35? Thiết nghĩ số là vì dê là loài động vật mà giống đực rất khỏe trong việc "hoan lạc mây mưa" (hay khả năng làm tình) hơn con người xa lắc. Thông thường trong một chuồng dê chứa 10 hay 25 con cái, chỉ cần một con đực là đủ chung vui trăng hoa xuân thì, dẫn đến sự kiện dê thành biểu tượng của tình dục, vì thế cho nên cách gọi người đàn ông "máu dê" cũng không ngoa, chữ nghĩa được xuất phát từ đó.

Giải thích các từ ngữ "35 con dê" hay "máu băm lăm", về tập tục chơi số đề tại Việt Nam, mà trong danh sách 40 con số đề thì con dê là hai số 35 với 75 (dê nhỏ và dê lớn, hay dê non và dê già, hoặc dê cụ) giống như con cọp (hổ), dân ta còn gọi là "ông 30", cũng từ vụ đánh số đề mà ra, vì số đề của con cọp là 30 và 70. Trong một cách nhìn khác con số 35 con dê thì toán đố là hai số 3 + 5 = 8 là số thứ tự của con Mùi (tức con Dê) trong 12 con giáp. Do vậy con dê được người đời dùng làm biểu tượng cho sự dâm đãng, biểu hiện o ép hay hành động trêu ghẹo nham nhở sàm sỡ, vì vậy nên người có tính dâm đãng còn được gọi là người có máu dê xồm, có khi còn gọi là máu băm lăm. Đàn ông con trai dê đã đành, mà lắm khi đàn bà con gái cũng "dê" như ai, này nhé hãy xem chuyện vui khi chứng minh Con gái có "máu dê" hơn cả con trai:

Người ta cho rằng con trai là ma giáo hay quỷ quái, trong khi con gái vốn là hiền lành hay thần tiên. Đây là một mệnh đề đúng khi suy luận ra toán học:

Suy ra “Con gái” = “thần tiên” hay “tiền thân”, mà “Tiền” là “trước”. Tiền Thân là Trước Thân. Trong 12 con giáp, trước “Thân” (con khỉ) là con Dê. Vậy kết luận “Con gái” = “con dê”. Vâng, trúng phóc nguyên lý tâm lý đã được rành rành chứng minh qua phương pháp quy nạp toán học.

Chưa hết nhé, sau đây ta dùng phép toán chứng minh bằng lối phản chứng nhé. Giả sử con gái không phải là con dê, cho nên suy ra:

Con gái = Không con dê (1)

Hay:

Không con gái = con dê (2)

Cộng hai vế trên lại (1) và (2):

Con gái + Không con gái = Không con dê + con dê

Suy ra: Con gái x (1+không) = (không + 1) x Con dê

Vì (1+không) = (không + 1)


Lập luận toán chứng minh cho kết quả: Con Gái = Con Dê

Điều này đã chứng minh tại sao nước Tàu có những vị Nữ Chúa Tể "ham vui" mang máu "băm lăm" như Võ Tắc Thiên , Từ Hy Thái Hậu, Giang Thanh,...

Truy về nguồn gốc, dê là một trong những súc vật đầu tiên được loài người thuần hóa và chúng được nuôi từ khoảng 9.000 năm trước đây. Hiện trên thế giới có khoảng 210 giống dê với tổng đàn khoảng 450 triệu con.

Dê thuộc loài vật nhai đi nhai lại, thức ăn của chúng rất đa dạng từ cỏ tươi, cỏ khô, lá non cho tới ngũ cốc. Mỗi ngày một con dê trung bình ăn khoảng từ nửa ký cho tới một ký hạt hay củ có tinh chất bột, vài ký lá, cỏ và uống khoảng 4 lít nước. Tuy nhiên, dê không chỉ là loài ăn tạp nhạp, thứ chi cũng đớp, khi dê đói bánh bông lan, cheesecake, bánh mì, spaghetti, lạc rang, bắp nấu, sushi, smashed potatoes,... xơi tuốt. Dê không kén ăn, là "ông thầy" dễ nuôi nuôi dễ. Loài dê có đôi môi trề sexy, nhưng rất bén nhạy biết phân biệt thức ăn sạch dơ, bẩn thỉu, ngon thơm hay không hợp khẩu vị. Dê chối từ ăn thức ăn pha trộn hay dính đất cát hay cây cỏ bị mục rửa, thối tha. Để nhai trong việc ăn uống, dê có 8 răng cửa hàm dưới, 24 răng hàm trên và dưới mọc ở phía trong. Cũng như trẻ em, 8 răng cửa mọc lúc nhỏ (răng sữa) sẽ rụng đi nhường chỗ cho 8 răng vĩnh viễn.

Nói thêm về loại dê, ngữ vựng trong các tự điển kê khai nào là dê ngũ vị, dê bảy món, dê cụ, dê băm lăm, dê tiềm, dê xồm, dê rừng, dê văn chương, dê ngầm, dê hoang dã, dê lộ, dê xào lăn, dê ông thầy,... nhưng trong phạm vi kinh tê nông nghiệp dê cho thịt và sữa, tức dê chăn nuôi, tự điển cho thêm hai loại dê chủ lực: dê đực và dê cái...

Tùy từng giống, dê cái nặng từ 10kg cho tới 100kg. Dê đực to lớn hơn, thường nặng từ 13,5 đến 130kg. Dê đực có một hàm râu và hàm râu sẽ rậm hơn, dài hơn cùng với thời gian. Dê là loài vật dễ gần gũi, tính của dê năng động, mạo hiểm và độc lập. Chúng rất thông minh, thậm chí có thể nhanh chóng học hỏi được cách tháo dây mở cửa chuồng. Dê thích và giỏi leo trèo, chạy nhảy trên cách vách đá, trườn chui qua hàng rào. Chúng có thể nhảy vọt qua rào cao trên 1,5m.

Như vậy việc nuôi dê có lợi không? Dĩ nhiên, dê tự đi tìm kiếm thức ăn dễ dàng và không đòi hỏi chủ nhân chăm sóc đặc biệt, dê chịu đựng thời tiết nóng bức, hay mưa nắng quanh năm, hoặc ở những nơi tuyết phủ lạnh lẽo... Dê nuôi sáu tháng có thể đẻ. Dê chửa khoảng 20-22 tuần, đẻ 1-2 con. Dê con mới sinh đã biết tìm vú mẹ, sau 5 hôm đã tung tăng chạy theo mẹ. Dê lớn nhanh, khoảng hai tháng đã có thể mọc sừng.

Từ lâu theo dòing lịch sử ở các nơi dê được coi như gia súc của người nghèo. Ở nhiều nước, người ta dùng dê để kéo xe cho người già và trẻ em và đến chỉ huy đàn cừu ở các vùng núi cao. Dê xua cừu rất khéo, ít khi để xảy ra tai nạn, mặc dù cừu đi ăn ở chòm núi rất hiểm trở. Bên Châu Âu, ở vùng núi cao, dê được nuôi từng đàn, nuôi có người chăn khi chủ nhân muốn kiểm soát, hay nuôi ở thiên nhiên tự sinh sống, dê được thả đi rong suốt mùa ấm và chỉ tập trung về trại vào mùa lạnh. Hàng ngày và có khi cả tuần lễ, chỉ cần một người mang muối cho dê ăn ở nơi nhất định. Ở Châu Phi, dê được thả đi rong ban ngày ở cac vùng cỏ thảo nguyên và buổi tối được dồn về chuồng để tránh thú dữ xơi tái dê nuôi.

Theo thiển ý bạn bè thất nghiệp, mất dốp nên nuôi dê, một vốn hăm bốn lời. Dê là loại gia súc nên nuôi nhiều, nhất là ở các vùng có đồng cỏ hoang, hoặc những vùng có vách núi hiểm trở, dê tự mình đối phó, dê không tự vận nhảy hố sâu quyên sinh. Chỉ cần đề phòng dê thương nô đùa, quấy phá vườn tược trồng trọt, cây rau quả nông nghiệp của người địa phương. Chủ nhân phải đền bù, mà một vốn bốn lỗ lã không khó nhé.

Một dê cái tốt giống, được ăn uống đầy đủ có thể cho 800 lít sữa mỗi năm. Giống dê Ấn Độ có thể cho rất nhiều sữa, nên nông dân Việt gây giống nuôi. Ở một số thành phố Ai Cập, người ta thường gặp phụ nữ dắt từng đàn dê đi trong phố, rao bán sữa vắt tại chỗ. Loài dê cái Việt Nam chỉ cho khoảng 1 lít sữa/ngày, loài dê cái "sơn dương" cuả Ấn Độ nặng khoảng 70kg, có thể cho tới 800 lít sữa/năm. Trung bình mỗi ngày có thể vắt được đến 6 lít sữa tươi. Dê là loài vật có thể chăn nuôi ở bất cứ chỗ nào. ở những nơi có lá xanh là có thể chăn thả dê vài dê sẽ tự kiếm ăn, tự lớn để cung cấp sữa, thịt cho con người và duy trì nòi giống của mình. Nguồn sữa do dê cái sản xuất, nên khi nuôi dê nên nhớ chọn giống dê cái có dáng bề ngòai hay ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu sexy, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, núm vú dài núm vú đẹp dạng quả chuông đưa về phía trước có nhiều mạch máu nổi li ti trên bầu vú.

Nuôi dê cái có nhiều lợi lộc, thế thì nuôi dê đực có lợi không ? Thưa rằng có chứ. Một chú dê đực có khả năng chiêu đãi trăng hoa mây mưa cùng một buổi với 25 thiếm dê cái, mà mỗi thiếm dê thông thường đẻ 2 hay 3 con dê bế-bi mỗi lứa, rất ít thiếm dê biếng đẻ một bế-bi mỗi lứa. Thế nên không cần khả năng toán nhân cao cấp, chủ nhân dề thừa biết dê bố tạo ra sơ sơ one shot động tình với mỗi thiếm, chung cuộc mức lời từ 50 đến 75 dê con cho mỗi khi chiêu đãi 25 thiếm dê. Số thịt và sữa cung ứng của mỗi chú dê do hậu quả nuôi dê đực phải đáng suy ngẫm chớ phải đùa đâu nhỉ.

Nuôi dê lấy thịt và gây giống dĩ nhiên ta chú ý luôn mấy chú nam dê. Chọn giống dê đực có ngoại hình đẹp, đầu cổ kết hợp hài hòa, thân mình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc, hai dịch hoàn to đều, dáng nhanh nhẹn, tính hăng tốt cho công tác truyền giống. Khi những chú dê nam xìu co ro thì khổ chủ chỉ có phần thiệt hại mức lời tài vụ mà thôi.

Nuôi Dê nông trại tạo mãi nguồn kinh doanh ra sao?Nhu7 đã bàn thức ăn cho dê ở quê ta rất đa dạng gồm các loại cây mọc hoang trên các đồng ruộng, các loại lá cây xanh là lý tưởng như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt,..., dê cũng xơi luôn các loại đậu củ quả như khoai lang, mướp, bí, bầu, đậu rồng, đậu nành, đậu đũa, bí rợ, chuối,... , thức ăn tinh chế, hay thức ăn khoáng, dê là loại thú ăn tạp nhạp, khi đói là dê xơi ngon lành thôi.

Khi thất nghiệp, bạn ta ra kinh doanh nuôi dê, nhớ rằng việc săn sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản là chu kỳ động dục của dê là 21 ngày (dao động 18 – 23 ngày) thời gian mang thai biến động 145 – 157 ngày, phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho dê trước khi sinh 5 – 7 ngày.

Khi dê cái cấn thai dính bầu, nhu cầu dinh dưỡng của dê mẹ bà bầu sẽ tăng dần và cao nhất là 2 tháng cuối, vì vậy bạn chủ nhân nên lo chu toàn đủ số lượng và phẩm chất thức ăn bồi bổ để dê nuôi thai nhi tốt đẹp, không để dê cái đi rong kiếm ăn nhỡ khi chẳng may bà bầu té sẩy thai hay bị các chú dê đực o ép làm hỗn, không tốt cho thai nhi.

Đối với dê chửa mang bầu sinh con so, lần đầu cấn thai sinh nở ta hỡi những chủ nhân ông nên ân cần thường xuyên xoa bóp nhẹ đầu vú dê cái để kích thích các tuyến sữa phát triển cho ta nguồn lợi sữa nuôi dê bế-bi.

Dê cái được nuôi nhằm mục đích trước tiên là lấy nguồn sữa. Trung bình một con dê cái cho khoảng 3-4 lít sữa/ngày. Lập kỷ lục lượng sữa vắt được hàng năm cao nhất là một con dê giống Toggenburg được gia đình Katrina Western ở Chico (bang Texas, Mỹ) nuôi. Kỷ lục này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guiness là 4.068kg sữa trong 365 ngày, tức gấp đôi mức trung bình đối với dê nuôi. Bình thường, thời gian cho sữa của một con dê được tính theo công thức tuổi thọ trừ ba năm. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận con dê cái Baba của gia đình Freund-Nelson (Northport) là con dê có thời gian cho sữa dài nhất trong lịch sử. Qua đời ngày 13/10/1995 trong lúc đang được chủ vắt sữa, con Baba sống được 16 năm. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra năm dê theo công thức mà các nhà khoa học sử dụng (1 năm người bằng 8 năm dê), tuổi của Baba là 112. Chào đời năm 1979, hơn 1 năm sau Baba bắt đầu cho sữa và suốt gần 15 năm sau đó nó cho sữa mỗi ngày không nghỉ. Sau khi Baba chết, gia đình Freund-Nelson tổ chức một lễ hỏa táng rất trọng thể. Dù sao 5 đứa con của gia đình này đã lớn lên nhờ bầu vú của Baba.

Theo tài liệu liên mạng, tại Việt Nam có ít nhất 6 giống dê chăn nuôi phổ thông có nguồn gốc nhập từ nước ngòai vào cho đa dạng hóa dê ta.

1/ Dê Boer

Dê Bore Là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ châu Phi, nay được nuôi nhiều ở Mỹ, châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Con đực nặng tới 100-160 kg, con cái nặng tới 90-110 kg. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Để phát triển giống dê thịt quí này, ở Mỹ đã thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Bore. Nhiều nước đã nhập giống dê Bore để lai tạo giống dê thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.

2/ Dê Saanen

Dê Saanen Là giống dê cung cấp nguồn sữa gốc Thuỵ Sĩ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu; dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ; có năng suất sữa cao 1000- 1200kg sữa/chu kỳ trong 290-300 ngày. Trọng lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con đực 65-75kg. Giống dê Saanen cũng được nhập vào nước Việt ta dùng tạo lai giống với dê Bách Thảo, hàng ngoại phối giống hàng ta, cho kết quả sữa rất tốt.

3/ Dê Alpine

Dê Alpine Là giống dê sữa của Pháp màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 40-42 kg, con đực 50-55 kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Dê Alpine được nhập về từ Pháp, được dùng để giao phối cho giống lai với dê trong nước, hàng Pháp đụng hàng ta, kết quả lai cho nhiều sữa..

4/ Dê Barbari

Dê Barbari Là giống dê được nhập về từ Ấn Độ có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg; dê có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày; khả năng sinh sản tốt đẻ (1-8 con/lứa và 1,7 lứa/năm). Dê có thon hình thon chắc, dễ nuôi ăn rất tạp nhạp, chịu đựng sống trong điều kiện kham khổ, tính vốn hiền lành phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước Việt ta, dê khắc khổ.

5/ Dê Jumnapari

Dê Jumnapari cũng là giống Ấn Độ , Bảy Chà Và được nhập vào nước Việt ta để gây giống nông nghiệp, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng lượng trưởng thành 42-46 kg, con đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg; khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg với chu kỳ 180 - 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, tính rất "dê" sai đẻ, dê cái dễ chịu đực. Dê nuôi ăn dề mà lại chịu đựng thời tiết khắc nghiệt oi bức.

6/ Dê Beetal

Dê Beetal cũng là một giống dê cho năng xuất kinh tế khá, chúng tựa như giống dê Jumnapari, được nhập về từ xứ Chà Và Ma Ní Tí Te bên Ấn Độ, có màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp; khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari, dễ nuôi ăn dễ, tính lại hiền khô, nhưng "dê" khá, đẻ sai.

Tản mạn viết về dê năm mùi, hãy nhìn về lịch sử của quá khứ. Theo sách Tấn thư, Tấn Vũ Đế trong thời Xuân Thu Chiến quốc vốn sống xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có dê kéo trong hậu cung, cho dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn như trúng "Megalotto jackpot" được dịp được show trăng hoa mây mưa ân sủng cùng vua ban phát.

Trong lịch sử Trung Hoa thì hôn quânn với bạo chúa thích sử dụng các trợ cụ tạo sự hoang dâm như Tùy Dượng Đế Dương Quảng (569-618). Dương Quảng giết anh, giết luôn cha ruột để lên ngôi xưng là Tùy Dượng Đế rồi chế ra một chiếc xe gọi là “tùy tiện”. Xe này có thiết bị là một cái gường ở trên, bốn bề có gắn các khóa vàng. Dượng Đế hạ chiếu tuyển thật nhiều gái đẹp. Đêm đêm Dượng Đế ngự cho xe chạy trong cung, tùy tiện thấy cô nào hạp nhãn là bắt ngay lên xe, đưa lên giường mây mưa trăng hoa ngay trước khi đêm tàn canh lạnh.

Đấy là nhữngvua Tàu đực hoang dâm. Thế thì vua Tàu cái ra sao?

Các "ngài vua dê đực" độc đoán, dâm đãng hết thuốc chữa như vậy còn vua dê cái cũng thích dê trai chẳng kém. Trong chúng ta ít nhiều nghe tên Thánh Thần Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (624-705). Võ Tắc Thiên theo tên Tàu HD981 là 武则天, mang bính âm la Wǔ Zétiān, sinh ngày 17 tháng 2, 624 – tiêu diêu thiên đế đàng ngày 16 tháng 12, 705. Vua bà thường được biết với tên gọi Võ Mị Nương (武媚娘), có tên thật là Võ Chiếu (武曌). Vua dê cái này thực sự đã nắm quyền hạn khoảng 36 năm, khi lên ngôi thực thụ là lúc bà ta đã 67 tuổi và ở ngôi vua 16 năm. Võ Tắc Thiên nổi danh tàn độc, bà ta giết con ruột để nắm quyền, ra tay thanh toán các đại thần, tôn thất nhà Đường. Khi làm hoàng đế bà này tuyển trai trẻ tuấn tú vào cung, lập Phụng Thần Viên để hành lạc với cả bầy trai trẻ khỏe mạnh.

Võ Tắc Thiên thuộc người phụ nữ đẹp, tướng mạo dâm đãng, làm thiếp của cha là vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, khi Thế Dân quy tiên thiên quốc, y thị cuỗm luôn con trai của Thế Dân là Đường Cao Tông Lý Trị trở thành Hoàng hậu và sau nắm hết quyền hành như một vị Hoàng Đế. Mẹ của Võ Tắc Thiên là Dương Thị, khi năm Dương Thị 60 tuổi đã gian dâm với cháu ngoại là Hạ Lan Kinh. Còn sự dâm ô của Võ Tắc Thiên khi được nhắc đến chuyện khi y thị bị Đường Cao Tông bỏ bê đưa vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô, rồi trong cảnh tịch mịch đã thông đồng gian dâm với vị cao tăng tên Phùng Tiểu Bảo. Sách sử kể thân hình Phùng Tiểu Bảo vạm vỡ, rất khoẻ trong việc gối chăn. Ngoài Phùng cao tăng ra, Võ Tắc Thiên còn mây mưa hoa bướm dâm dê luôn cả quan ngự y Thẩm Nam Liêu, người thường được điều đến vương cung tẩm quất, giỏi món xoa gân bấm huyệt cho Hoàng hậu. Ngoài ra còn có vị đạo sĩ tên Minh Sùng Nghiễm, luôn luôn có mặt để thỏa mãn dâm tính của bà.

Rồi khi Võ Tắc Thiên nhận ra các nhân tình kia đều lớn tuổi hơn bà ta, lập tức Võ Tắc Thiên cho "lây off" chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi hơn bà nhiều tuổi vốn sung mãn tình trường là Trương Xuân Tông, một người bạn trai của con gái y thị, là Thái Bình Công Chúa.

Vì Trương Xuân Tông đang là nhân tình với Thái Bình Công Chúa, vì sợ người yêu ghen tuông nên chàng liền tiến cử mai mối người anh là Trương Dịch cho Võ Tắc Thiên, giới thiệu Trương Dịch cũng thuộc chúa tể võ lâm môn mây mưa trong thiên đường ân ái. Dù vậy Võ Tắc Thiên vẫn không buông tha Trương Xuân Tông, y thị buộc cả hai anh em họ Trương phải thi nhau cung phụng dục tình thỏa mãn cho vua bà bà Võ Tắc Thiên.


Hậu vua bà bà Võ Tắc Thiên phải kể thêm đến nhân vật hi hữu khác trong thiên đương nuôi dê là Từ Hy Thái hậu, chữ Tàu HD981 là 慈禧太后, chữ bính âm là Cíxǐ Tàihòu, hay tây ngữ Wade–Giles, sinh ngày 29 tháng 11 năm 1835, chầu tiên cảnh ngày 15 tháng 11 năm 1908. Từ Hy là người nắm quyền lực thực tế của triều đình nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Tàu Ô HD981, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, chủ trương Trọng Nam Khinh Nữ, Vương hiệu của bà là Hiếu Khâm Từ Hy Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hy Phối Thiên Hưng Thánh Hiển hoàng hậu (孝钦慈禧端佑康颐昭豫莊诚寿恭钦献崇熙配天兴圣显皇后). Từ Hi bà bà là thái hậu của những ham muốn dục vọng "full time around the clock", dâm loạn với cả đạo sĩ, thái giám và các quan hầu cận. Từ Hy bà bà có tên thực là Lan Nhi, là gái thuộc nòi Mãn châu thuộc dòng họ Na Lạp ở Vu Hồ, về sau gia đình chuyển về Bắc Kinh sinh sống. Thời son trẻ Từ Hi bà bà nổi tiếng xinh đẹp, có nét lịch thiệp duyên dáng, rất bắt mắt người đối diện. Năm mười lăm tuổi bà bà đã được tuyển dụng làm cung phi cho vua Hàm Phong và được nhà vua yêu thương sủng ái, vinh thăng mau chóng trong thế giới vương cung.

Tuy nhiên vì vua Hàm Phong tráng táng quá độ quá tải, một ngày kia "ngài vua" hết khả năng tác xạ, mà Từ Hy bà bà đương tuổi thanh xuân đào tơ, ruộng kia phơi phới tình thơ chẳng ai cày xới nàng tơ vương tình. Đang tuổi trẻ sung mãn đầy dục vọng ham muốn, lại mang DNA hoang dâm trong người nên dĩ nhiên, Từ Hy bà bà không thể gian mình trường chay tu suất. Bà bà rước nhân tình cũ thuở xưa cùng quê quán là Vinh Lộc, ái ân rã rời thân xác, xong bà bà hừng chí vơ luôn các đạo sĩ, thái giám và các quan hầu cận phục vụ trong vương triều, nghe như phát thèm. Lấy lý do tu đạo, bà bà cho triệu thỉnh đạo sĩ Đồng Nguyên vào cung, dạy chân tu tại phòng riêng để chỉ dẫn về đạo pháp luôn tiện đạo trăng hoa ong bướm cho xao xuyến chút yêu thương, chút rã rời. Chưa hết, Của nào xài riết hết linh thiêng hiệu nghiệm, Từ Hy bà bà thử hàng ngoại Đồng Nguyên xong cho đổi tông sang hàng nội là quan thái giám Lý Liên Anh, cũng được bà bà đặt mắt nâu yêu thương một thời gian dài. Sử tục truyền là quan Lý Liên Anh được Tư Hy bà bà trọng vọng vì tuyệt chiêu xoa bóp gân cốt, bấm huyệt đạo và môn anatomy tẩm quất cơ thể. Dù rằng quan thái giám không đeo súng ống lẫm liệt như các anh em thường dân xã tắc, nhưng quan thái giám có những bùa mê khẩu miu vị xà, miệng mèo lưỡi rắn cho ai tái tê sao đành. Chuyện phong the của nữ vua băm lăm HD981 được kéo dài sang chương kế, Từ Hy bà bà chuyển hướng sang một chàng trai phương Tây trẻ hơn bà đến mấy chục tuổi. Sử sách chép rằng, Từ Hy Thái hậu dù đã ở độ tuổi bảy bó, "thất thập cổ lai hy" song vẫn giữ được làn da trắng mịn và mềm mại như nữ nhi xuân thi ngày hai buổi tắm sữa dê nên dê mút chỉ. Bà bà cũng nhờ bài thuốc “xuân dược thang” được đặc chế từ Sâm Thủ (cho chuột bạch xơi sâm Siberia vào dạ dầy), xong moi sâm từ dạ dầy chuột bạch ra chưng thuốc trẻ mãi không già, cho làn da tươi mịn trắng muốt.

Thế vua Tàu HD981 nam nữ có máu băm lăm cả, thế thì vua ta ra sao ? Sử ta ghi nhận rằng vị vua nổi tiếng có lắm dương tính, ấy là Minh Mạng Vương. Dù nài đã quy tiên thiên quốc nhưng hậu thế mãi mãi nhớ ơn bài thuốc bổ thận được ngự y xưng tụng là “Minh Mạng Hoàng Đế Toa”, với công pháp tuyệt chiêu: “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”, diễn nôm là một đêm lâm ly ái ân cùng 6 mệ, hệ quả truyền thừa đến những 5 tí nhau. Không cần kiến thức PhD in mathematics mà chỉ cần quẹt quẹt vài ba cái trên Ipad hay Iphone cho ta kết quả nhân số tí nhau sinh sôi nẩy nở để lo toan cấp dưỡng trong một tháng, rồi một năm,... trong bao năm vua sử dụng linh dược toa; Quả thật, vua Minh Mạng của xứ ta đã lạm dụng công quỹ phải là nhiều, hơn cả vua 7 Barack Obama của xứ USA xài công quỹ khi đi nghỉ hè là chắc rồi.

Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, Triều đại vua Minh Mạng (1791-1840), mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải. Minh Mạng (1840) thứ 21, cho dân chúng miền Trung các dê giống để nuôi, ai nuôi nhiều dê thì có thưởng. Năm con dê xin hãy vinh danh Minh Mạng Đế Vương cùng đế tửu siêu công năng, “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

Vua minh mạng hưởng dương 49 tuổi, dài hơn đời sống dê đực 4 lần. Vì tuổi thọ trung bình của dê vào khoảng 10-12 năm. Theo Hiệp hội Dê sữa Mỹ, kỷ lục sống thọ thuộc về một con dê cái có tên rất kêu: Aphrodite của xứ Anh quốc. Sở dĩ chủ nhân lấy tên của nữ thần sắc đẹp và tình yêu đặt cho con dê của mình, là vì theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite lúc nào cũng có một đoàn tùy tùng gồm toàn dê. Aphrodite của xứ Anh thọ 18 tuổi nếu tính theo lịch của loài người.

Tiếng chuông điện thoại bỗng reo vang, tôi nhận ra tiếng nói của Thu Đào của vùng phối núi Pleiku, Thu Đào trước đây định cư tại vùng đồi núi San Fernando, rồi dời đô về vùng OC, nàng nói về Mùa Xuân Họp Mặt Tết Cao Nguyên, rồi có chuyện nghe sao như "dê" tuy không tục nếu hiểu rõ nghĩa, vì có địa danh nhập chung "Đồng Lắc Kon Ku", theo tên một nhạc phẩm vui do nhạc sĩ Nguyễn Nam Thư sáng tác để nối kết tình đồng hương 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kontum và Pleiku với nhau. Nói về 4 tỉnh ở Cao Nguyên cây xanh lá cỏ xanh rì, việc nuôi dê tôi nghĩ sẽ không khó, như những vùng cao nguyên bên Ấn Độ, bên Trung Đông hay bên Pháp hay Thụy Sĩ. Nhưng ý nghĩa bài ca khi chỉ nghe thoáng qua nghĩa bóng, hình như ai bảo ông nhạc sĩ cho khúc nhạc hơi "dê xồm" khi "Đồng Lắc Kon Ku !". Ngợi ca cao nguyên có 4 địa phận dễ thương...



Thật vậy, Đồng Lắc Kon Ku là bốn vùng thuộc cao nguyên trung phần mà nếu bạn có dịp ghé qua sẽ thấy những vùng đồi núi cao ngất và những thung lũng trũng sâu trông thật đẹp mắt. Nơi đây có những bạn bè tôi như những KQ Chinh Nguyên, Quỳnh Giao, Thanh Huy, Trâm Anh, Hạnh Cư, Cung Mai, Phi Loan, Thu Đào,... Mỗi địa danh này lại có những đặc sản miền núi khác nhau như tại Đắc Lắc có thành phố Buôn Mê Thuột với sản phẩm cà phê, ví dụ như cà phê Trung Nguyên, cà phê Robusta và cà phê Arabica. Pleiku (thành phố đi dăm phút trở về chốn cũ của tỉnh Gia Lai) là xứ đất đỏ Bazan có hoa dã quỳ, có hương rượu cần, Kon Tum là nơi có đặc sản mì lát, sắn dây và Lâm Đồng có thành phố du lịch tuyệt vời Đà Lạt, với muôn ngàn hoa xinh đẹp của thiên nhiên và với rau cải xanh tươi.


Rồi hôm sinh nhật của cô Nghiêm Tú Lan, một người dảm đang món cà ri dê. Tú Lan mua dê kosher, không máu huyết, cho ngâm sữa dê sẽ bán mùi dê. Tú Lan học lóm món dê ông thầy này xuất sắc, công thức gia truyền của người bạn gốc Ấn lai. Viết bài về "ông thầy" mà không nhắc bùa gia truyền của chef Tú Lan về ca ri ông thầy sẽ thiếu sóit sao đấy. Này nhé, recipe của nàng:

Nguyên liệu:

1/ 2 pounds thịt dê

2/ 3 pounds khoai tây

3/ 3 cây sả củ

4/ 1 lon nước cốt dừa

5/ 1 lít sữa tươi

6/ 1 hủ cà ri dầu

7/ 2 muỗng cà phê bột cà ri nị

8/ 1 trái dừa tươi, hay 1 lon nước Coco soda

9/ 2 củ hành trắng

10/ 2 củ gừng nhỏ, 1 để tẩy thịt và 1 để nấu.

* Các gia vị phụ: lá bay, muối, đường, tỏi và hành tím băm nhỏ, tiêu, rượu trắng.


Cách làm:


Tẩy thịt dê bằng cách xát muối rửa sạch, ngâm với rượu trắng và gừng đã băm nhuyễn khoảng 15 phút để khử mùi. Xong nên ngâm với sửa tươi trong 3 giờ. Vớt thịt ra để ráo. Xắt thịt dê thành từng cục vừa ăn. Ướp thịt với hành, tỏi, muối, đường, bột cà ri, lá bay độ nửa giờ thêm vào chừng 1/3 hủ cà ri dầu. Trộn đều, ướp một giờ cho gia vị thấm đều.

Củ hành trắng, củ gừng và sả củ đập dập cho lên bếp nướng sơ cho xông mùi thơm

Khoai tây gọt vỏ cắt thành cục đem chiên sơ cho thơm vàng.

Bắc chảo lên bếp, vặn lửa to, đổ dầu ăn, cho hỗn hợp hành, tỏi, thịt xào cho thơm, cho săn thịt. Trút hỗn hợp xào vào nồi nấu gồm nước dừa coco, sữa ngâm thịt, nước cốt dừa, cùng hành củ, sả củ, gừng củ đã nướng. Nước hỗn hợp xâm xấp cao hơn thịt độ một đốt ngón tay, nếu cần thêm nước dừa juice hay soda vào, vặn lửa nóng cho nước sôi xong hạ lửa riu riu, cho khoai đã chiên vào. Sữa và nước cốt dừa dễ đóng váng. Nhớ vớt bỏ váng trên mặt nước.

Dùng đũa thử đâm xuyên, khi thấy thịt mềm là được. Món ca ri dê ăn kèm với bánh mì baguette nóng dòn.

Thịt dê ăn ngon mà lại bồi bổ dương khí:

Theo sách thuốc nam hay khoa đông y, tôi đọc trong tự hỏi băn khoăn, các giới trung niên và lão niên khi bị dương khí yếu kém, suy nhược, nên thường ăn thịt dê, nấu theo những phương cách như sau:

1. Dùng củ cải trắng chưng cách thủy cùng với thịt dê để khử bớt mùi tanh. Nấu hai thứ đều chín xong, bỏ củ cải, cho thịt thăn heo và hột Kỷ tử chưng cách thủy độ nửa tiếng đồng hồ.

2. Thịt dê thái mỏng, nhúng tái. Lúc ăn uống rượu ngâm táo đỏ. Có thể ăn kèm với các thứ rau tía tô, rau kinh giới, húng quế, rau thơm.


3. Thịt dê, Kỷ tử, Hồng táo, Hoài sơn, Hải sâm chưng cách thủy để làm món ăn bổ mùa đông.

4. Dịch hoàn của dê, tần chung với thịt dê, mỗi ngày ăn một lần để bổ túc tinh lực cho tuổi lão niên, trung niên.



Ngọc dương hầm thuốc bắc:


Trong các món ăn được chế biến từ thịt dê thời nay, như: chả, nướng, lẩu, xào lăn, món ngọc dương hầm thuốc bắc đang được nhiều quý ông ưa chuộng. Ăn ngọc dương hầm thuốc bắc có tác dụng bổ dương, kiện trì ích vị, thích hợp với quý ông khi bị đau lưng, liệt dương, đầu gối yếu mỏi, thận hư. Các chuyên gia về y học cổ truyền chưa đồng thuận về chủ đềquen thuộc trong dân gian: "Ăn gì bổ nấy". Tuy nhiên, với món ăn này rất nhiều ông đâm ra nghiện món ăn độc đáo này.

Theo quan điểm người viết bài, con dê đực có bửu kiếm cùng ngọc tinh hoàn, mà mình xơi "vô tư" như thế thật tội nghiệp cho ông thầy. Thử hỏi ai xơi "cái báu vật của ta", ta sẽ đau không chứ lị ?

Trong bài viết "Ngọc dương tửu trợ dương" của ông giáo đông y khoa Phạm Xuân Sinh được ghi nhận như sau: Những câu chuyện về loài dê, là một động vật thuộc họ sừng rỗng, dê giống như trâu, bò,... nhưng dê được xếp trong hàng thứ 8 (năm mùi) của 12 con giáp như đã đề cập. Như ta đã biết, loài dê hiện nay còn gọi là dê nhà Capra Hircus L., có nguồn gốc từ loài dê núi Capra Prisca. Về sau được lai tạp với nhiều giống dê khác như dê núi Ấn Độ Capra Aegagrus. Dê có những điểm mà các động vật ăn cỏ khác không có. Dê có thể trèo nhanh nhẹ trên các vách núi đá chênh vênh, có thể ăn và tiêu hóa các loài cây có gai, thậm chí các thực vật như cây xương rồng có mủ độc.

Con người sao nỡ nhẫn tâm khi pha chế ngọc dương tửu. Nguyên liệu là những quả thận dê đã được cắt bỏ phần màng trắng bên trong, hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục (ngọc hành), đôi khi cả dương vật của dê. Đem nguyên liệu bóp đều với rượu gừng tươi (100g gừng tươi, giã nát, trộn đều với 300ml rượu 35-40o) và để trong 30 phút. Lấy ra bỏ hết gừng, thái thành các lát mỏng. Lần 1: Đem nguyên liệu đã xử lý ngâm ngập vào rượu dược dụng 60o trong 3 - 6 tháng. Lần 2: ngâm trong 3 tháng, nồng độ rượu 35 - 40o. Lần 3 ngâm trong 1 tháng, nồng độ rượu 35 - 40o. Gộp dịch chiết rượu của 3 lần lại. Mặt khác, để tăng thêm tác dụng bổ nội tiết, bổ sinh dục, người ta còn pha chế thêm rượu thuốc vào rượu ngọc dương, với các vị thuốc như hà thủ ô đỏ, ba kích, mỗi vị 150g; dâm dương hoắc (chích mỡ dê) 50g; huyết giác 20g; tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 10g ngâm trong rượu trắng 35-40o, với tỷ lệ 1 phần thuốc, 8 -10 phần rượu (lượng thuốc này chỉ đủ cho một bộ nguyên liệu từ một con dê). Số ngày ngâm: lần 1 ngâm 1 tháng, lần 2 ngâm 3 tuần, lần 3 ngâm 2 tuần. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại. Sau đó có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu dê, một phần rượu thuốc, hoặc 1 : 2). Đem rượu ngọc dương rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị tủa. Có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống. Tùy theo khối lượng của các nguyên liệu đem ngâm rượu, song lượng rượu thành phẩm phải có được gấp khoảng 8-10 lần trọng lượng của nguyên liệu động vật và thuốc thảo mộc đem ngâm.

Rồi đến món thật quái gỡ, oái oăm là ngọc dương, người viết cho là một tên đẹp thật... hay còn gọi là pín dê, cà dê là tinh hoàn của con dê được dùng để chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưởng (???), nó thuộc vào nhóm những món ngẩu pín. Ngọc dương là món ăn được xếp hàng đầu trong những món pín dùng để bồi bổ cho sinh lực tình dục của đàn ông, tăng cường khả năng của nam giới, bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, đem lại sự sung mãn trong quan hệ tình dục với quan niệm hay hội chứng "ăn gì bổ nấy" đã nói.

Món Ngọc dương hầm thuốc khoái khẩu của phần trên là "tin tích cực" về các món "dê ông thầy", để kết thúc bài viết này là bản tin do anh bạn Lý Tòng Tôn Lancaster vừa chuyển sang, cũng bởi thịt dê và rượu dê khi mà người vợ thương chồng ở trạng thái quá độ... Tôi xem quảng cáo thực đơn dê tại nhà hàng Trung hoa quán tại Bình Thuận gồm các món như Dê nướng, Dê hấp, Dê xào riềng, Cà ri dê, Lẩu dê thuốc bắc, Ngọc dương dê tiềm thuốc bắc, và Cù lẳng dê hấp. Con người cứ mãi xao xuyến khai thác con mùi, tức con dê sao cho bổ dưỡng, hư thật hay không, bản tin sau là bản "tin tiêu cực" khi con người biii5 o eeeee1p mải mê "ông thầy".

Bản tin về người phụ nữ thương chồng cứ mãi tẩm bổ cho đấng ông chồng các món "dê ông thầy", ông nhà bảo rằng ớn món "dê ông thầy" tận cổ họng, nên ông thỉnh ý thầy thuốc xin giải mã vấn kế dùm vấn đề như sau:

"Vừa rồi bà xã tôi có đi thăm một người quen ngoài Ninh Thuận, lúc trở về, cô ấy mua hẳn một con dê đã làm sẵn và gần chục bộ “súng ống” của “sư phụ” để ngâm rượu. Cô ấy nói có người hướng dẫn phương thuốc hồi phục sinh lực bằng các món ăn từ thịt dê và rượu thuốc ngâm từ bộ phận sinh dục của loài vật này. Trong khi chờ rượu thuốc ngấm, ngày nào cô ấy cũng cho tôi ăn thịt dê: Nấu cháo, hầm tỏi, hầm cà rốt, hầm rượu vang, hầm với hải sâm, lẩu, nướng ngũ vị, xào lăn, xào sa tế, hấp, quay, nấu rựa mận, xáo măng, hầm thuốc Bắc, tái, tiềm... Sau khi ăn hết cả con dê, cô ấy lại gởi người nhà ở Ninh Thuận mua tiếp.

Kết quả là giờ đây sau 2 tháng “điều trị”, mỗi khi đến bữa cơm, tay chân tôi vẫn bủn rủn, đổ mồ hôi. Riêng về chuyện vợ chồng thì mấy ngày đầu cũng có khá hơn chút đỉnh, nhưng khoảng một tuần sau, khi tôi bắt đầu ngán món thịt dê thì tôi ngán luôn cả bà vợ.

Tôi muốn biết, tại sao một món ăn thuộc loại đệ nhất cường dương bổ thận như vậy mà lại chẳng làm nên cơm cháo gì? Hay là tôi sử dụng không đúng cách? Hoặc là phải kết hợp với các bài thuốc khác chứ không phải chỉ dùng riêng một món thịt dê?

(người hỏi, Hiếu Dũng)

Thầy thuốc đáp trả:

"Nhiều người khi nhắc đến món thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”. Có người còn rỉ tai nhau về tác dụng "bổ dương tráng khí", góp phần giúp quý anh tăng cường sinh lực khi sử dụng “súng ống” của con vật ấy. Thậm chí một số nhà hàng còn quảng cáo rất kêu về công dụng của các món ăn từ dê hoặc rượu thuốc ngâm từ bộ phận sinh dục của dê theo kiểu ăn gì bổ nấy, ông uống bà khen...

Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết... Các món ăn chế biến từ thịt dê có thể chữa đau lưng, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh. Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng. Nói chung, thịt dê rất bổ dưỡng.

Chính vì sự bổ dưỡng này mà thịt dê rất tốt cho sức khỏe nói chung. Còn chuyện có tốt cho... một bộ phận nào đó hay không thì thú thật cũng chưa có tài liệu nào dám quả quyết trăm phần trăm là “ăn gì bổ nấy”. Đó chẳng qua chỉ là kinh nghiệm dân gian và phần nhiều mang yếu tố tinh thần hơn là tác dụng thực tế.

Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần đề cập, điều khiển hoạt động tình dục là bộ não. Vì vậy, một khi tinh thần phấn chấn, có niềm tin vững chắc sẽ giúp các anh hăng hái hơn. Đặc biệt, khi ăn “những thứ có liên quan đến dê”, quý anh thường nhâm nhi tí rượu khiến cho cơ thể nóng lên. Và thế là cứ lầm tưởng thịt dê đã... phát huy tác dụng!

Cần lưu ý là thịt dê giàu đạm, mỡ nên không phải ai cũng có thể ăn. Các thầy thuốc khuyên người bị rối loạn chuyển hoá lipide cần thận trọng với món ăn bổ dưỡng này. Người cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.

Tóm lại, quan niệm cho rằng ăn thịt dê, uống rượu ngọc dương sẽ “bổ dương tráng khí” cũng giống như suy nghĩ ăn óc thì bổ não, ăn móng giò thì khỏe chân, ăn tiết canh thì bổ máu... Tức là, mọi thứ chỉ do suy diễn chứ chẳng có nghiên cứu khoa học nào xác nhận sự liên quan giữa các thứ ấy.

Trở lại vấn đề của bạn, việc cần làm trước mắt là phải kiên quyết chối từ... hãy tuyệt thực nếu bữa ăn bà xã dọn lên lại có món thịt dê. Bạn vừa khỏi bệnh, rất cần bồi bổ cơ thể nhưng điều quan trọng nhất là phải ăn uống đầy đủ chất chứ không phải cứ chén tì tì một món để mong tráng dương bổ thận! Để bạn ngon miệng, bà xã nên chịu khó thay đổi thực đơn thường xuyên, cần tham khảo ý kiến xem bạn thích hay thèm món gì thì nấu nướng chứ không nên áp đặt như từ trước đến nay."

Tôi ngẫm nghĩ xót xa cho loài dê đực, các chú dê có súng ống đạn dược, mà con người lại nỡ chiếu cố khai thác kỹ lưỡng. Người ta đè dê ra cướp đi mạng sống của chúng, lắc pín, xơi ngọc dương, thưởng ngoạn cù lẳng dê vô tội vạ. Năm con dê, viết về loài dê, ngậm ngùi cho loài dê, nhất là những con dê đực. Này những bạn ta, kiếp sau nếu có đầu thai, xin nhớ đứng đừng đầu thai là những con dê đực, bạn có thể là con dê chúa như gươm lạc giữa rừng hoa, có những cuộc vui truy hoan, nhưng cũng lắm hiểm nguy, mang kiếp đớn đau truân chuyên, lầm than trong nồi lẫu dê pín hay trong chai ngọc dương tửu, bạn nhé!

Trần Việt Hải

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Hội Chợ Tết Tổng Hội Sinh Viên 2015, Bravo UVSA 2015.

https://www.youtube.com/embed/SbqhREwLW ... detailpage
Diễn hành Tết Ất Mùi tại Little Saigon, Orange County CA

http://vulep-books-links.blogspot.com/2 ... -2015.html

http://www.ledinh.ca/2015%20Bai%20Viet% ... 20Tet.html
Hội Chợ Tết Ất Mùi 2015 Tưng Bừng tại Địa Điểm OC Fair & Event Center, Costa Mesa.
Orange County được xem như thủ đô của ngừơi Việt hải ngoại, mọi sinh hoại xã hội, văn hóa và chính trị, 3 khía cạnh đều nổi bật, có thể do yếu tố khối lượng đông đảo dân số đồng hương tích tụ về đây. Khi Tết về có khi chỉ có một hội chợ tết, cũng có khi thì có hai hội chợ tết, rồi thì một bị quị ngã vì đuối sức hay nội bộ lỉnh kỉnh đành giải tán, nên nhóm các bạn tuổi trẻ sinh viên vẫn giữ chức quán quân trong việc tổ chức hội chợ tết, đúng về khía cạnh bền bỉ, dẻo dai nhất. Chức quán quân kéo dài trong những 34 năm, kỷ lục mà chưa hội đoàn nào hạ nổi. Xem như dài hơn tuổi đời của nhiều em sinh viên, và có nhóm đứng ra làm hội chợ tết mang tính đoàn thể hay cộng đồng, thật đáng khen, đáng khuyến khích trong ý nghĩa "free enterprise", hay văn hóa đa dạng, những người có kinh nghiệm sống, tuổi đời từng trải, tuổi đời lại gấp 2, 3 hay 4 lần các em sinh viên trẻ, nhưng sự bền bỉ, dẻo dai của việc thực hiện hội chợ tết kéo dài 2 hay 3 thập niên có lẽ từng xảy ra bao giờ, hay chưa từng có kinh nghiệm "chạy marathon" dài lâu. Sự kiên nhẫn bền chí có thể cô đọng trong câu nói của học giả Nguyễn Bá Học cần được bâng khuâng suy ngẫm.

Mùa xuân là mùa bắt đầu một chu kỳ của năm mới, cũng là thời gian giao thoa giữa hai mùa của đất trời. Tiết Xuân sang để báo hiệu là giao mùa bắt đầu của một năm được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới cho cả động và thực vật và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Đầu Xuân lại có dịp Tết Nguyên Đán. Cứ mỗi độ Xuân về, hầu như mọi người chúng ta đều cảm nhận nỗi hân hoan háo hức chờ đón một năm mới, chờ đón những điều may mắn sẽ đến trong cuộc sống và tiễn đưa những gì đã qua, trong sự lo toan bộn bề chuẩn bị đón tết Nguyên Đán, đó là truyền thống văn hóa của dân tộc, khi mà biểu tượng Xuân vế, có hoa mai, hoa đào, có pháo, có lân, và có Tết đến, có Hội Chợ Tết,...

Hôm thứ Bảy, ngày thứ nhì của Hội Chợ Tết UVSA (Hội Chợ Tết của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam), 21 tháng 2 của 2015, tôi hân hoan du xuân bước theo đoàn người dài thòng như những sư đoàn cá hồi theo thông lệ hàng năm trở về chốn cũ. Ồ, kìa làng Việt Nam gợi nhớ quê xưa, Tết mang ý niệm văn hóa cổ truyền, nét đặc sắc của Hội Chợ Tết Sinh Viên có làng quê Việt Nam, có biểu tượng cây nêu của những ngày Tết ở nông thôn Việt Nam, nêu là cây tre cao sừng sững dựng lên ở giữa đất trời, mà trên đầu ngọn thường treo các thứ giải cờ vải, màu điều (đỏ),... Ở Gia Định ngày xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của sử gia danh tiếng Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ". Thế nên việc "lên nêu" hay "dựng nêu" cho ngày Tết làng quê là phải có. Nhớ rằng trên đỉnh nêu như đã bàn có treo phướn (cờ xí) ngũ sắc tượng trưng cho năm hành (kim: trắng, mộc: đen, thủy: xanh, thổ: vàng, hỏa: đỏ). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành) tượng trưng cho bát quái (trong Kinh Dịch). Khi gió thổi qua, những chiếc khánh chạm vào nhau leng keng, hihi... nghe vui tai. Nêu dựng ở nhà dân không có ngọn phướn.


Hội Chợ Tết có tiếng pháo vang đì đùng, dòn dã, và mùi khói nồng khét của thuốc pháo quyện vào hương nhang cầu lộc năm mới thoang thoảng để Tết sao cho rất Tết. Vâng đấy là ngày xa xưa ấy, tiếng pháo nổ đì đùng, vui tai của pháo phản ảnh sự tưng bừng nhộn nhịp của ngày Tết, và người ta tin rằng màu hồng thắm của xác pháo tượng trưng cho những điều may mắn. Đi giữa làng quê UVSA mà đưa hồn tôi về dĩ vãng.
Image
Tổng Hội Sinh Viên họp báo chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán năm 2015.
(Photo by Vietbao)
Hôm thứ 6 khai mạc tôi được biết số lượng khách du xuân vào đây hôm qua độ 5000 người, so với năm ngoái vào cùng ngày chỉ cói 1000 người, vì năm ngoái các em UVSA mới dọn về chỗ lạ này, đồng hương chưa quen biết. Năm nay mọi sự thông báo phổ biến sâu rộng hơn do UVSA phổ biến qua phương tiện báo chí truyền thông. Phần tự nguyện do nhóm cựu SV UC và CSU chúng tôi, các bạn tôi đã chuyển tin, gửi email thông báo các nơi giúp các em thêm.


Lễ rước lá quốc kỳ do các thành viên UVSA đưa tổ quốc kỳ VNCH từ đầu ngỏ vào hội trường thật uy nghi, và trang trọng. Tôi tham dự một buổi lễ tuyển lựa tài năng trẻ khi ghé qua hội trường, các em khôn lớn lên tại xứ người, sự phát triển tài năng đa dạng, về ngôn ngữ, hẳn nhiên như ngôn ngữ địa phương, ngành nghề các môn các em chọn từ y dược, kỹ thuật, khoa học, luật pháp,... Em Nguyễn Ngọc Anh lớn lên tại Berlin, Đức Quốc, xử dụng ngôn ngữ Anh, Đức, Việt, nay em theo học tại Đại học Cal State Long Beach, em hát bài "Hiding my heart", một guitarist kiêm vocalist, chất giọng ca mạnh, rõ như những Adele, Céline Dion, hay Whitney Houston, em Danny Nguyễn ca bài "Tình Khúc Mùa Xuân" của Ngô Thụy Miên nhắc nhở mùa xuân đang về, em Grace Huỳnh chỉ 10 tuổi giọng ca truyền cảm dễ thương dù tuổi đời khá bé khi ca "Tôi yêu tiếng tôi từ khi mới ra đời" (Tiếng Nước Tôi, Phạm Duy), Ban nhạc the Generasian thuộc trường VRMA, gồm 6 thành viên một nữ vocalist, 5 sử dụng nhạc cụ như keyboardist, percussionist, lead guitarist, bassist và accord guitarist. Hội trường lại đông đúc khách xem. Rồi sau đó, màn kịch vui diễn ra với đầy ắp khách thưởng ngoạn.Trong ý nghĩ riêng tôi team của cô Nina Trần và Ban Tổ Chức UVSA lại thành công thêm một Hội Chợ Tết nữa. Như mọi Hội Chợ Tết qua các năm, các gian hàng ẩm thực đông đúc khách hàng.

Trên đường ra về lúc 7:30 chiều thì càng về chiều khách lại lũ lượt càng vào đông thêm. Khách vào đông thì rủng rỉnh túi tiền thu vô mà thôi. Tại sao đồng hương lưu luyến, chiếu cố đến nỗ lực của các em UVSA. Câu trả lời mọi người đã có từ ít nhất hơn ba thập niên qua rồi. Mến chúc tuổi trẻ Việt Nam thêm can đảm, tràn đầy tự tin, và đứng vững mãi bởi việc làm thiện nguyện với bầu nhiệt huyết, nhiệt tâm để phục vụ lợi ích cùng niềm vui cho xã hội và tha nhân.

Thêm một lần nữa, Bravo UVSA!

Trần Việt Hải


(Gửi Trần Mạnh Chi, Lưu Anh Tuấn, Khiếu Long, Nguyễn Di Trung, Phạm Thu Đào, Đinh Hạnh, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Huy Quang, Hạnh Cư, Đức Hạnh, Đan Vy, Nina Trần, Hải Việt, An Nguyễn, Như Hảo, Debbie Lê Ngọc Điệp, Dương Viết Điền, Thái Tú Hạp, Vương Trùng Dương, Lý Tòng Tôn, Lệ Hoa, Lê Văn Khoa, Lan Nhi, Quỳnh Giao, Cao Minh Hưng, Ngọc Hà, Hồng Tước, Thụy Vy, Tú Lan, Thúy Liêm, Vũ Đức, Vương Huê, Thúy Quỳnh, Phi Loan, Tân Hương, Huỳnh Anh, Bình Trương, Lê Bình,... để nhớ Tết Ất Mùi 2015).

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Chuyện tình của nhà văn Max Steele

Image

Tuần rồi tôi có đưa bài viết intro sách mới "Văn Nhân & Tình Sử" của nhà văn Vương Trùng Dương có bài "Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi", người nhạc sĩ biết yêu năm 16 tuổi, khi chàng gặp Kim Phượng, tiếng sét ái tình bỗng đến ngay phút đầu gặp em. Mối duyên tình đẹp ấy là mối tình theo mãi một đời theo xuống tuyền đài.

Phải nói là những mối tình ở thuở mới lớn chớm biết yêu, là những kỷ niệm đẹp vì e dè nhút nhát (FSFL: first sight of first love, première vue d'un premier amour), khi tiếng sét tình ái, thunderbolt khiến tim ta bồi hồi xao xuyến đập thất nhịp chỉ bởi vì yêu em ngay phút đầu.

Hôm nay tôi xin intro tiếp chuyện tình măng non, loại puppy love mà nhà văn Max Steele để lại thế gian này khi ông ra đi, y như nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã làm. Những puppy love măng non của tuổi 16, lứa tuổi sweet sixteen thật dễ thương. Xin intro bài viết vui tươi mang tên ngộ nghĩnh "Ah Love! Ah Me!", được ngòi bút Trương Mỹ Vân chuyển ngữ dưới tên "Mối Tình Đầu Xuân. Đôi nét về nhà văn này nhé:

Max Steele, 83 tuổi (1922-2005, là nhà văn, người cố vấn văn chương và kiêm giáo sư danh dự (Professor Emeritus), dạy môn văn chương Anh văn tại trường học cũ của mình, là Đại học North Carolina tại Chapel Hill, ông đã qua đời vào ngày 01 tháng 8, 2005 tại Chapel Hill.

Về thuật ngữ "Professor Emeritus" xin cho tôi dài dòng, nhiều chuyện tí ti, vì theo quy chế đại học Hoa Kỳ, khi chuyển ngữ danh từ "emeritus" là vinh hiệu "danh dự" có thể bị hiểu nhầm. Khi tuyên dương sự cống hiến của một vị giáo sư, hay một khoa học gia, hay một nhà bác học,… đã về nghỉ hưu cho họ chữ emeritus là cách để biểu hiện đặc ân tôn trọng và lòng tri ân đối với người được trao danh hiệu vinh dự này. Một vị emeritus dù không còn quyền hạn chính thức như theo chức vụ ngày xưa, nhưng vị này vẫn có thể tham gia vào các buổi lễ nghi hay hội họp chính thức nếu muốn hay được mời, bởi vì khả năng chuyên môn như trong thời gian ông hay bà còn tại vị trước đây. Ví dụ như giáo sư Nguyễn Xuân Vinh khi về hưu ông mang tước hiệu Professor Emeritus of Aerospace Engineering của Đại học Michigan, giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian. Tuy vậy sự nhiêu khê khi ta dịch không rõ ràng là "giáo sư danh dự" có thể gây ra sự hiểu nhầm với danh hiệu "Honorary Professor". Mà hihi... "Honorary Professor" không kèm điều kiện nghỉ hưu, có công đóng góp lâu dài cho tổ chức này. Chẳng hạn như một trường nọ đại học mời mọc một ông giáo thính giả từ xứ Mấy chú 3 PRC HD981 sang Mỹ dạy vài phùa, cho ông giáo tên hiệu trên giấy tờ "Honorary Professor", "Honorary Fellow". Và rồi một ví dụ khác như "tiến sĩ danh dự" (honorary doctorate) của trường Graduate School Park Jung-ho tại Seoul cấp giấy cho me-sừ Nguyễn Tấn Dũng giảng về kinh nghiệm luật pháp và kinh tế VNCS. Với khả năng "siêu việt" của sừ ni ta không thể dịch hay hiểu y là một Professor Emeritus.

Tóm lại quy chế nhà trường ban cho “Giáo sư Emeritus” (Professor Emeritus) là một giáo sư dạy thực thụ, thông thường đã làm việc toàn thời gian, nhưng nay đã nghỉ hưu, ông hay bà vẫn có thể được mời định kỳ để thuyết trình, giảng dạy, tham khảo ý kiến hay được trao một giải thưởng nào đó.

Thôi đã ăn gian đi lố đề tài, xin trở lại chủ đề nhà văn Max Steele, các tác phẩm tiêu biểu của ông ni như "Debby", "The Cat và Coffee Drinkers","Where She Brushed Her Hair" và "The Hat of My Mother". Chính những tiểu thuyết của ông đã đưa tên ông lên trên đài danh dự đoạt những giải thưởng điển hình như the Harper Prize, the Saxton Memorial Trust Award, the Mayflower Cup Award và O. Henry Prizes. Ông đã nhận được khoản tài trợ đặc biệt cho công tác văn chương của mình từ Quỹ Quốc gia Nghệ thuật (the National Endowment for the Arts).
Điều cao quý là Max là một giáo sư chuyên tâm, tận tuy được nhiều người mến mộ và yêu quý bởi vì ông là một cố vấn có công đào tạo cho các thế hệ nhà văn đi sau, Steele sáng lập và hướng dẫn chương trình sáng tạo văn chương tại Đại học North Carolina (UNC), tọa lạc tại thành phố Chapel Hill kể từ năm 1967 cho đến năm 1986. Nhiều học trò của ông sau này đã trở thành những nhà văn tên tuổi, những tác giả nổi bật như Randall Kenan, Jill McCorkle và Lawrence Naumoff.
Nhà văn Max Steele sinh ra vào năm 1922 tại Greenville, tiểu bang South Carolina. Steele đã theo học tại các đại học như Furman (Greenville), Vanderbilt (Nashville, Tennessee), đại học Paris Sorbonne và Academie Julienne (École des Beaux-Arts) ở Paris. Ông đã phục vụ trong quân lực Không quân Hoa Kỳ trong thời Thế chiến II. Bài viết của ông đã được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Harper trong năm 1944 và tốt nghiệp từ trường UNC vào năm 1946. Sau đó, ông sống ở Paris, nơi ông là một người bạn và đồng nghiệp của George Plimpton và một biên tập viên (BBT) sáng lập của tạp chí văn học The Paris Review. Ông vẫn kết nối với các văn hữu trong BBT cho đến khi ông qua đời, tên ông được liệt kê trên các quảng cáo tiêu đề là đồng biên tập. Ông cũng là một biên tập viên cho tạp chí Story.
Nếu năm 16 tuổi nhạc sĩ Lê Trạch Lựu bị coup de foudre hành hạ khi yêu nên len lén muốn gửi thơ cho nàng Kim Phượng, nhưng rồi chẳng dám. Truyện viết của nhà văn Max Steele cùng thế hệ cũng yêu thầm nàng Sara Nell Workman, phôn mời nàng đi xem ciné mà run như cầy sấy. Sara đồng ý đi xem ciné, xem ciné xong Max muốn mời Sara đi ăn dinner, giờ không đủ vì hết phép của ông bố Sara, nên đôi bạn ghé vào tiệm drugstore "Shaeffer's" chỉ uống nước, cái khờ khạo măng non, nhút nhát của Dave (mà Max đặt tên trong truyện) khi uống hai viên Litho-bromide nên uống với nước lã, thuốc hòa tan trong nước lã sủi bọt như Alka Seltzer, thay vì như Max viết vì là khờ dại vì không biết nên đã diễn tuồng Coke và Litho-bromide (LiBr). Khi LiBr (lithium bromide) liên kết trong phản ứng cùng chất lỏng trong Coke, có chứa sodium carbonate (alkali) dạng thức hóa học CNa2O3, hệ quả cho những phản ứng nhiệt năng, sôi sục exothermic reaction, khó chịu cho cơ thể của Dave. Những khờ dại trong trắng.
Tôi nhớ ngày xưa cô bạn học Deborah (Debra) và tôi gặp nhau trong thư viện Oviatt của trường chúng tôi, có hôm nàng bảo thức khuya học bài nên nhức đầu, mà library không có thuốc, tôi ra toa ra tay "bắt gió" cho nàng tức véo (squeeze) da non giữa vùng hai mắt của nàng, thời may nàng khỏi chứng nhức đầu nên cám ơn rối rít. Tôi nhìn trên trán nàng có vết bầm đỏ như các mợ Ấn Độ thoa trên trán một chấm đỏ (vermilion dot), theo tục lệ mợ nào có chồng nên "trang sức" bớt đỏ "bindi" theo ngữ Hindi, mà thuở xưa gọi là dấu "tilak", tên Ấn ngữ mà sau này gọi là "bindi" cho cái chấm đo đỏ trên trán hay "vermilion dot", tên khác của mấy mợ 7 cà-ri còn gọi là "kumkum", để ra dấu cho mấy cha cao bồi vườn là hoa đã có chủ không nên thả dzê. Có hôm trong Oviatt tôi than vãn với Deborah là bị cảm mạo thương hàn nên ho sặc sụa, tiếng ho liên tục gây sự khó chịu cho các sinh viên khác ngồi gần, nàng móc trong ví ra gói Alka-Seltzer và không quên đi lại cái drinking fountain hứng nước (nơi mà tôi gọi là suối nước bà Tư khòm, khi uống ta phải khòm lưng mà uống) cho nước suối ngọt lịm vào foam cup. Khi hết ho tôi không quên gửi nàng "un léger bisous" trên suối tóc mịn màng ngày cũ.

Hôm nay xem bài của nhà văn Max Steele xin gửi kèm Deborah link:

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/debor ... vKDty.html
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/debor ... 7DNM4.html

Xin intro bài văn của GS. Max Steele, bởi một thuở yêu thương, một thuở hẹn hò...

Image


MỐI TÌNH ĐẦU XUÂN
AH LOVE! AH ME!


By Max Steele (1922 - 2005)

Trương Mỹ Vân dịch


Image

Lời giới thiệu:

Max Steele là văn sĩ Mỹ sinh năm 1922 tại South Carolina. Ông sáng tác nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, và đoạt nhiều giải thưởng văn học. Trước đây ông là giáo sư đại học chuyên về ngành văn chương và kỹ thuật sáng tác.

Truyện "Mối Tình Đầu Xuân", dịch từ nguyên tác "Ah Love! Ah Me!", là một truyện ngắn tiêu biểu cho loại văn châm biếm trong đó biệt tài của tác giả được thể hiện qua cái nhìn nhẹ nhàng và nụ cười bao dung của người từng trải qua kinh nghiệm ê chề của thời mới lớn.

Tuy đã sáu năm qua nhưng tôi vẫn còn nhớ như in mùa xuân năm ấy khi tôi vừa quen Sara Nell Workman. Dạo đó tôi học lớp Mười Một và thật tình mà nói, tôi thích Sara ngay từ lúc đầu. Tôi mê cô nàng đến nỗi chịu khó vào thư viện trường đọc hết các tấm thẻ trong sách để tìm những cuốn sách nào Sara đã mượn. Tôi mang hết mớ sách đó về nhà đọc kỹ từng chữ, ngay cả quyển "ThêuThùa May Vá". "Tôi mượn cho chị tôi", tôi ấp úng trả lời khi bà quản thủ thư viện nhìn tôi với ánh mắt tò mò đầy nghi hoặc. Trong cuốn này có nhiều hàng chữ bằng bút chì bên lề, và tuy không biết có phải của Sara không, nhưng với tâm trạng tôi lúc đó, tôi vẫn tưởng tượng do chính Sara viết. Vì thế tôi đọc đi đọc lại nhiều lần: "Hai khoanh chỉ màu đen, hai khoanh màu cam, một khoanh màu vàng của hoa uất kim hương. Chỉ còn mười bảy hôm nữa thôi là đến ngày Lễ Mẹ rồi."
Thế nhưng ở vào lứa tuổi mười sáu, không ai đủ kiên nhẫn đọc mãi những dòng chữ vô tình này, cho nên cuối cùng tôi quyết định mời Sara đi xem xi-nê. Hôm đó tôi tìm mãi không thấy Sara đi một mình, và vào lứa tuổi tôi không ai dám ngang nhiên mời một cô bạn gái đi chơi ngay trước mặt bạn bè cùng lớp.
Vậy là tối hôm đó tôi quyết định gọi nàng sau khi cẩn thận ghi số điện thoại trên mẫu giấy con bên cạnh hàng chữ "Tối thứ sáu này có phim Jezebel, Sara có thích đi xem với tôi không?" Sự việc đơn giản chỉ có thế nhưng khi nghe chuông điện thoại reo đầu dây, bỗng dưng tôi đâm ra hồi hộp và vò nát mảnh giấy con trong tay. Vừa định gác máy bỗng tôi nghe giọng nói trong trẻo:
- A-lô
Tôi bối rối trả lời:
- À... à... cho tôi nói chuyện với Sara Workman.
- Tôi là Sara đây.
- Ồ Sara! Tôi là Dave...
- Vâng.
Bỗng dưng tôi hỏi nàng:
- Sara có biết bài tập Sử ký ngày mai không?
- Chờ tí nhé!
Rồi Sara trở lại cho tôi số trang bài tập ngày mai. Tôi cám ơn nàng, cúp máy và trở về phòng ngồi rầu rĩ một mình.
Mãi một giờ sau tôi đột ngột quyết định gọi Sara lần nữa. Thế là tôi đứng phắt dậy, nhưng vừa ra đến cửa, tôi vụt quay trở vào trước gương ngắm nghía, chải lại mái tóc trước khi chạy ra khỏi phòng. Lần này khi Sara trả lời, tôi hỏi ngay:
- Sara có thích đi xi-nê với tôi tối thứ sáu này không? Dave đây!
Giọng Sara điềm tĩnh tuy hơi có vẻ hững hờ:
- Tôi không biết. Phim gì vậy?
- Tôi cũng không biết nữa. Hay là đi chơi lang bang tà tà dưới phố?
- Hả? Nói cái gì?
Nàng hỏi hơi lớn giọng khiến tôi đâm ra bối rối:
- Tôi không biết ở rạp chiếu phim gì. Hình như "Lucy Bell" thì phải.
Thật tình lúc đó tôi không còn nhớ gì nữa nhưng giọng Sara đầy hớn hở:
- A! Đúng rồi. Phim "Jezebel" với Bette Davis đóng. Ồ, tôi thích xem phim này lắm.
- Được rồi. Thôi chào nhé.
Suốt ngày hôm sau ở trường tôi tránh không dám gặp Sara một mình, thế nhưng lúc tôi đang sắp hàng ở phòng ăn trưa, Sara nhoài người qua trước hai cô bạn và hỏi tôi:
- Có phải tối hôm qua anh gọi không?
- Ừ.
Tôi đáp gọn. Sara mỉm cười và bỗng dưng lúc đó tôi cứ sợ nàng sẽ cười lớn trước mặt mọi người, nhưng may quá Sara lại quay sang tiếp tục nói chuyên với hai cô bạn.
Tối thứ sáu, tôi đến nhà Sara đón nàng lúc tám giờ tối. Lúc chúng tôi vừa ra khỏi nhà, cha nàng, một người đàn ông lực lưỡng, mày râu rậm rạp y hệt các lãnh tụ nghiệp đoàn lao động với nét mặt khó đăm đăm, vội hỏi:
- Ai lái xe?
- Dạ cháu lái.
- Có bằng lái không?
- Thưa bác có ạ.
Ông ta còn hét theo khi Sara và tôi vừa bước xuống cuối bực thềm:
- Nhớ đưa Sara về trước mười một giờ nghe không?
- Vâng.
- Mười một giờ, nhớ không Sara?
Ông hét lớn khiến Sara thẹn ra mặt, nàng ngoái cổ lại hét theo:
- Vâng.
Lúc đến rạp, chúng tôi phải sắp hàng chờ và cuối cùng khi vào bên trong thì đã gần hết chỗ nên tôi và Sara phải ngồi hàng thứ ba. Vì quá gần màn ảnh và phải ngẩng đầu lên nên cổ tôi bắt đầu đau khi vừa xong phim thời sự. Sara trái lại vẫn thản nhiên nghểnh cổ chăm chú xem.
Khi phim gần chấm dứt, bỗng Sara thấy tôi nhìn trộm nàng, vội hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Tôi nhức đầu quá vì ngồi sát màn ảnh.
- Suỵt ...
Nàng ra dấu cho tôi im vì phim đang đến hồi hấp dẫn. Trên màn ảnh, Bette Davis đang hy sinh tính mạng mình để tận tình chăm sóc cho người yêu của mình đang trải qua cơn bệnh ngặt nghèo vì sốt xuất huyết.
Lúc ra khỏi rạp, Sara đâm ra im lặng khi chúng tôi đi trên đường phố. Tôi hỏi nàng:
- Sara có nghĩ rằng Bette Davis nên chăm sóc người yêu của cô ta không? Cô dám lây bệnh sốt xuất huyết lắm!
Sara thản nhiên đáp:
- Vấn đề ở đây không phải là cô ta nên hay không nên chăm sóc người yêu vì khi đã yêu rồi, không ai có thể chia rẽ họ được.
Tôi chỉ biết đáp lại:
- Trời đất!
Trước mắt tôi, ánh đèn nê-ông nhiều màu của các bảng quảng cáo nhấp nháy như chỉ chực nổ tung lên.
Khi chúng tôi bước vào tiệm thuốc "Shaeffer's" thì đồng hồ chỉ đúng mười giờ mười lăm nên Sara tỏ ý lo ngại muốn về. Nàng bảo tôi:
- Chỉ uống tí gì thôi chứ không có thì giờ ăn đâu.
Rồi nàng kêu một ly sữa sô-cô-la. Thật ra tôi cũng muốn gọi cho mình một ly nhưng đổi ý định. Tôi muốn làm ra vẻ sành sõi, đầy kinh nghiệm nên gọi anh hầu bàn và hỏi có thuốc gì trị cơn bệnh nhức đầu của tôi lúc đó không. Thật tình tôi không nhớ đã nói "Ammonia và Coke", và anh ta đáp:
- Có nhiều thứ như Aspirin, muối Epsom, Litho-bromide. Tùy ý anh.
Tôi trả lời, vừa cố làm ra vẻ mệt mỏi:
- Mang cho tôi Litho-bromide và một ly Coke.
Sara hỏi khẽ:
- Còn đau không?
Tôi nhìn nàng, mỉm cười không đáp.
Đúng lúc đó, John Bowerman và hai người bạn cùng học lớp Mười Hai bước vào tiệm và ngồi xuống bên cạnh bàn chúng tôi. Chẳng mấy chốc quán nước trong tiệm thuốc đầy khách hàng vừa từ rạp hát ra.
Anh hầu bàn trở lại với khay thức uống. Ly Coke của tôi nằm cạnh chiếc ly trống với hai viên Litho-bromide ở trong và kế đó là một ly nước lạnh lớn.
Thật tình tôi chưa bao giờ uống thứ thuốc này và không hề biết rằng phải bỏ hai viên thuốc vào ly nước lạnh, chờ cho chúng sủi bọt trước khi uống. Vì thế tôi thản nhiên bỏ hai viên thuốc vào miệng nuốt chửng tựa hồ người ta uống Aspirin. Xong tôi uống thêm nửa ly Coke trong lúc Sara nhấp thử ly sữa sô-cô-la của nàng.
Ngay lúc đó, bụng tôi bỗng dưng nổi lên tiếng kêu ọc ạch càng lúc càng lớn dần. Tôi uống hết nửa ly Coke còn lại và làm vẻ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Sara đặt ly sữa xuống bàn và trừng mắt nhìn tôi đầy sợ hãi. Càng lúc thứ tiếng động quái gỡ trong bao tử tôi càng kêu lớn khiến tôi có cảm tưởng như cả một thùng nước lèo to tướng đang sôi sùng sục trong bụng tôi. Tôi mạnh dạn đáp liều:
- Bao giờ tôi uống thuốc này cũng như vậy cả.
Thế nhưng bụng tôi sôi to quá cỡ khiến mọi người ngồi ở các bàn chung quanh đều phải quay sang nhìn trừng trừng vào tôi. Sara khẽ bảo:
- Mọi người đang nhìn anh kìa.
Và mặt nàng lúc này đỏ bừng như sắp khóc. John Bowerman bỗng dưng đứng dậy tiến về phía chúng tôi:
- Tiếng gì kỳ quá, nghe như có ai đun nước sôi!
Anh chàng hầu bàn nãy giờ bận bịu với đám khách hàng đông đảo cũng dừng lại nói chen vào:
- Trông kìa! Bụng anh này kêu vang như sấm. Anh ta đang sủi bọt đấy!
Hắn ta hét lớn khiến mọi người trong tiệm càng chú ý đến tôi hơn. Lúc đó tôi chỉ muốn bảo khẽ với Sara, nhờ nàng đưa tôi ra khỏi tiệm ngay, nhưng tôi vừa mở miệng gọi "Sara" thì bụng tôi càng kêu lên ầm ỹ khiến tôi không thể nào nói thêm gì nữa.
Sara quay sang kể sự tình cho John Bowerman nghe nên John hét lớn:
- Bác sĩ Shaeffer ơi!
Bác sĩ Shaeffer nhảy thoắt qua quầy thuốc và ra lệnh cho mọi người đang tụ tập quanh tôi giãn ra xa. Ai nấy vừa lùi bước vừa e ngại nhìn tôi như nhìn một quả bom sắp nổ. Bác sĩ Shaeffer trấn an họ:
- Không có gì đáng sợ cả. Nào, giúp tôi một tay khiêng anh này. Nhớ chúc đầu anh ta xuống thấp hơn bụng.
- Anh ấy bảo bao giờ uống thuốc này cũng bị như vậy cả.
Sara vội nói tiếp nhưng bác sĩ Shaeffer đã ngắt lời nàng:
- Thật tình tôi thấy khó tin lắm.
Lúc này John Bowerman và hai người bạn cùng lớp với anh ta đã khiêng tôi đến đặt nằm dài trên quầy thuốc. Họ để đầu tôi chúc ngược xuống nên miệng tôi há rộng. Giá lúc đó có đám đánh lộn cũng không thu hút được nhiều kẻ hiếu kỳ như cảnh tôi nằm sóng soài, mồm há hốc trên quầy thuốc như lúc này. Bác sĩ Shaeffer mang chiếc khăn ướt ra và bảo Sara đứng bên cạnh, đắp khăn lên trán tôi. Tôi hỏi nàng:
- Sara không bỏ tôi chứ?
Có lẽ với mọi người chung quanh, giọng tôi lúc đó đầy vẻ lâm ly, nhưng Sara như sực tỉnh:
- Trời đất ơi! Mấy giờ rồi?
John Bowerman đáp:
- Mười một giờ kém mười.
Sara ném chiếc khăn ướt lên mặt tôi và bảo:
- Tôi phải về nhà trước mười một giờ!
John chụp ngay lấy cơ hội:
- Để tôi đưa cô về.
Tôi nhấc chiếc khăn lên chỉ vừa vặn thấy John đưa Sara ra cửa và nàng không hề ngoảnh mặt lại nhìn tôi một lần. Bốn năm người đứng quanh tôi cũng tản mát trở về bàn của họ, chỉ còn mình tôi nằm yên lặng trên quầy thuốc, nhìn thẳng lên ánh đèn nê-ông chói sáng trên trần và lắng nghe tiếng ồn ào càng lúc càng thưa dần trong tiệm nước. Khách hàng từng cặp theo nhau ra về và tiếng người hầu bàn thu dọn bát dĩa cũng càng lúc càng im vắng. Tôi nhìn anh ta cầm từng chiếc ghế đặt ngược trên bàn trước khi lau chùi sàn nhà và cảm thấy tủi thân cho tôi, tội nghiệp cho anh ta và cho cả thế giới đáng thương này.

Trương Mỹ-Vân
dịch từ "Ah Love! Ah Me!"
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thành Kính Phân Ưu


Vô cùng xúc động nhận được tin buồn
thân mẫu của bạn Trần Việt Hải


Image

Cụ bà: Trần Phước Dũ
Nhũ danh: Lâm Thị Bích
Pháp danh: Phổ Liên Trì



Do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào lúc 17 giờ 25 , ngày 05 tháng 7 năm 2015
(nhằm ngày 20 tháng 5 năm Ất Mùi)
tại West Hills Hospital , West Hills , California Hoa Kỳ
hưởng thọ 84 tuổi.



Thành thật chia buồn đến gđ bạn Trần Việt Hải cùng Tang Quyến.
Nguyện cầu hương linh cụ bà Lâm Thị Bích được nghỉ ngơi an lành nơi cõi phúc.



gđ Khiếu Long , gđ Nguyễn Ngọc Tuấn , gđ Nhược Thu ,
gđ Lê Đình Hải , gđ Hồng Vũ Lan Nhi , gđ Tiểu Vũ Vi
Last edited by khieulong on Wed Aug 12, 2015 3:05 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tâm Bút

Trầm ngâm một mình...

Ngày 5 tháng 7, 2015 là ngày tôi mất mẹ, mấy hôm cuối cùng đi thăm mẹ tôi thắm thía câu ca dao:

Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi.


Image

Và rồi gió đua mẹ rụng thật, tôi cảm nhận một nghịch cảnh lo sợ mà tôi phải đối diện từ lâu,
nhưng khó cưỡng lại bởi vì luật tạo hóa của diễn trình Sinh Bịnh Lão Tữ, mà tiến trình Bịnh Tử khiến con người vất vả.
Tôi thấy và hiểu như vậy. Dù rằng lời cầu xin ngày nào trong hồn tôi:

Đêm đêm con thắp đèn trời,
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con


Image

Giờ đây cả 2 đấng sinh thành đã bỏ tôi ra đi, lệ lòng ngậm ngùi cho sự cảm nhận tiếc nuối và trống vắng trong hồn tôi,...


Trần Việt Hải

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Gđ Bến Sông Mây Tham Dự Tiệc Gây Quỹ CLB Hùng Sử Việt
Ngày 9 tháng 8 năm 2015 Tại Garden Grove California .


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image


Hội Ngộ Lam Phương Tháng 9

Nhân Nhạc sĩ Lam Phương vừa bình phục sau cơn bịnh bất ngờ, rồi anh đã vượt qua đựoc cơn binh về nhà, tôi đọc bài viết của GS. Nguyễn Bá Thảo (cũng là cựu trung tá KQVNCH) khi ông viết cho Tuyển tập Đặc biệt "Lam Phương: Tình và Đời":

"Trong kỳ thi mãn khóa lớp học Pháp văn vừa qua, có em sinh viên đã nói về thi sĩ Paul Verlaine và bài thơ "Il pleure dans mon cœur" của ông. Đặc biệt là bốn câu thơ sau đây của Paul Verlaine đã nói lên tâm trạng của tôi khi được đọc email của Việt Hải nói về anh Lam Phương vào Fountain Valley Regional Hospital vì chứng tràn dịch màng phổi:

Il pleure dans mon coeur

Comme il pleut sur la ville

Quelle est cette langueur

Qui pénètre mon coeur ?

(Mưa khóc trong tim tôi, như mưa rơi trên phố xá, buồn như nỗi đau thấu buốt tâm can trong tôi).

Tôi nghe tin Lam Phương đau, suy nghĩ trong sự đồng cảm với ý thơ Verlaine. Hơn nửa thế kỷ qua, anh Lam Phương đã cho quê hương chúng ta những dòng nhạc tuyệt vời về thân phận con người, về quê hương và tình yêu, nên thoáng nghĩ đến người nhạc-sĩ tài hoa này khi đọc email Việt Hải nói về tình trạng sức khỏe hiện tại của Lam Phương.

Tôi rất ngưỡng mộ những họat động của quý anh chị em trong Hội Nhân Ảnh Tân Văn trong thời gian qua để vinh danh và nâng cao tinh thần nhạc sĩ Lam Phương. Riêng tôi, Lam Phương vẫn là thần tượng của tôi từ khi còn theo học tại Trung học Việt Nam Học Đường.

Ước gì nhà tôi ở gần hơn, tuổi tôi trẻ hơn và mắt tôi sáng hơn để không ngại đường sá xa xôi đến chia sẻ vui buồn với anh Lam Phương, cùng Việt Hải và quý anh chị em của Hội Nhân Ảnh Tân Văn.

Cầu chúc anh Lam Phương, cùng Việt Hải và tất cả được an bình và hạnh phúc."

(trích bài "Nghĩ về Nhạc Sĩ Lam Phương", Nguyễn Bá Thảo)


Hội Nhân Ảnh Tân Văn đã tổ chức cuộc viếng thăm nhạc sĩ Lam Phương. Buổi thăm viếng tạo thêm tình thân giữa anh chị em của NATV và quý ACE nghệ sĩ Mai Ngọc Khánh, Thanh Lan, Nam Lộc, Nguyễn Bá Thảo và nhạc sĩ Lam Phương. Các thân hữu có bài trong Tuyển tập Đặc biệt "Lam Phương: Tình và Đời" như Trường Sa, Trần Mộng Lâm, Kim Liên, Phan Anh Dũng, Hoàng Sa (BS. Trần Văn Thuần), Vũ Hối, Vĩnh Điện, Duyên Anh, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Thanh Liêm, Ngô Thụy Miên, Mai Ngọc Khánh, Thanh Lan, Nam Lộc, Nguyễn Bá Thảo, Hồng Thủy, Hồng Tước, Lê Hân, Phạm Kim, Phạm Thái, Nguyễn Quang, Minh Đức Hoài Trinh, Bích Hằng, Hồng Vũ Lan Nhi, Nguyên Phan, Peter Morita, Mélanie Nga My, Trần Quang Hải, Bạch Yến, Trịnh Thanh Thủy, Lê Thị Kim Oanh, Kiều Mỹ Duyên, Trần Huy Bích, Dương Tử, Phi Loan, Ái Hoa, Phan Ni Tấn, Nhược Thu, Băng Tâm, Ngọc Nhung, Thanh Vân, Quế Hưong, Jadou Nguyễn, và 22 ACE hội viên và thân hữu của Hội NATV ở các nơi trên thế giới tham dự bài viết,... Sách gồm nhiều trang nhạc Lam Phương và hình ảnh kỷ niệm in màu. Tháng 12 năm nay, 2015, Tuyển Tập Lam Phương sẽ được ra mắt tại Orange County, Nam California. Các hội viên và thân hữu sẽ tham dự trong các ngày vui Tiền Đại Hội hàn huyên thân hữu bạn bè từ xa về tham miền Nam Cali và Đại Hội (Đêm Nhạc Thính Phòng Lam Phương).

Theo nhạc sĩ Hoàng Sa (tức BS. Trần Văn Thuần) trong bài viết "Tâm Tình cùng Nhạc sĩ Lam Phương":

"Thưa Nhạc Sĩ Lam Phương, đầu tuần của đầu tháng 9 này, vợ chồng chúng tôi có dịp ghé ngang Los Angeles thăm Việt Hải, được biết anh vừa xuất viện vì bị sung phổi. Nhiều anh chị văn nghệ sĩ sẽ đến thăm anh vào ngày thứ 5, 10/09/15, rất tiếc là chúng tôi đã về lại Houston rồi.

Việt Hải cũng cho chúng tôi biết là Hội Nhân Ảnh Tân Văn sẽ phát hành Tuyển Tập về "Nhạc Sĩ Lam Phương: Tình và Đời". Nếu sắp xếp được chúng tôi sẽ sang tham dự ngáy Ra Mắt Tuyển Tập đó để chúc mừng anh và nhất là được bắt tay chúc sức khỏe của anh.

Năm 2008 nhạc sĩ Lê Văn Khoa và Việt Hải có đưa tôi đến thăm anh, thời điểm ấy anh trông mạnh khỏe, tôi vẫn giữ hình ảnh về anh như vậy. Với ước mong anh được bình an, sức khỏe luôn dồi dào. Việt Hải cho biết nhiều anh chị em văn nghệ sĩ đã góp bài cho sách Lam Phương. Nói tới tên tuổi của anh Lam Phương từ năm 1954 và sau đó tôi được nghe những bài ca do anh sáng tác, những bài tình ca đã thật sự đưa tên anh gần gữi với quần chúng, ví dụ như các tác phẩm nói lên thân phận con người, như bài Kiếp nghèo và Chuyến Đò Vĩ Tuyến. Những bài ca khác của anh khiến thế hệ chúng ta ít nhiều quen biết như Nhạc Rừng Khuya, Đoàn Người Lữ Thứ và Nắng Đẹp Miền Nam,... Sau năm 1975, ra đi tị nạn, anh sáng tác những bài tinh ca ly hương như Chiều Tây Đô, Con Tàu Định Mệnh, Quê Hương Bỏ Lại, Đường Về Quê Hương, Em Đi Rồi,..."

Trích đoạn cuối cùng: "Đôi dòng trên để tâm tình cùng anh, dòng nhạc của Lam Phương để bao kỷ niệm thật đẹp cho thính giả trong những năm 1954-1975 và về sau năm 1975 khi chúng ta tứ tán vượt biên tị nạn khắp nơi. Là một người yêu mến dòng nhạc của anh, vợ chồng tôi sẽ thu xếp sang Cali để chúc mừng ngày vui khi Tuyển Tập về nhạc Sĩ Lam Phương ra đời.

Hẹn gặp lại anh Lam Phương.


Trần Văn Thuần


Trong ngày Hội Ngộ Sinh Nhật 78 Lam Phương trong tháng Tư vừa qua, Hội Nhân Ảnh Tân Văn đã tiến hành việc thu bài vở đế ấn hành Tuyển tập về Lam Phương, đây như là một tác phẩm của nhiều thân hữu hay fans hâm mộ nhạc sĩ Lam Phương gởi đến anh ở tuổi hoàng hôn tiến đến giai đọan 80 niên kỷ.


Người viết bài khi ra về chúc nhạc sĩ Lam Phương qua phép toán cộng 78 tuổi hiện nay thêm vào 22 nẵm để Lam Phương sẽ là cụ ông bách niên giai lão. Nhạc sĩ cười hiền hòa trả lời :"Hỏng nổi đâu anh ơi!". Tôi suy nghĩ sao lại hỏng nổi khi mà tôi muốn mượn câu nói của 3 vị danh nhân sau đây để trả lời anh Lam Phương như họa sĩ Walt Disney nói là "Tất cả những giấc mơ của mình có thể trở thành sự thật nếu mình có đủ gan để theo đuổi hoài giấc mơ đó đi nhen" (All our dreams can come true if we have the courage to pursue them.). Kế là ông nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis nhắn anh Lam Phương là "Để thành đạt, trước tiên là mình phải vững tin rằng mình có thể có được.", khi mình nghĩ nổi thì là nổi, thiệt mà. (In order to succeed, we must first believe that we can.), còn ông nhà văn Hoa Kỳ Napoleon Hill lại cho là "Điểm khởi đầu của mọi việc thành đạt là do ước muốn mà thôi, ), tức hihi... muốn là được mà thôi. (The starting point of all achievement is desire.)

Chúc nhạc sĩ Lam Phương đạt mức đến vượt giai đọan bách niên giai lão. Sẽ nổi và phải nổi anh nhe.

Thân kính.

Trần Việt Hải.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những Tình Ca Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Lam Phương




Thúy Nga Paris 22 - 40 năm âm nhạc Lam Phương:




Những Sáng Tác Để Đời Của Lam Phương:


User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Xin chia tay chào bác Võ Phiến!

Sáng hôm nay thứ Ba, ngày 29 tháng 9, 2015 anh Việt Hưng của Việt Phố TV và họa sĩ Lưu Anh Tuấn thông cho tin nhà văn Võ Phiến đã mãn phần, ngày thứ Hai, 28/09/2015. Tin đến tôi cảm nhận sự se lòng lại với muôn vàn nuối tiếc nhớ câu hỏi chân thật của nhà văn trẻ Lotus Diệp Minh Nguyệt hỏi tôi: "Sao những nhà văn lớn lại ra đi vậy anh?", khi tin nhà văn biên khảo André Trần Cao Tường đã mệnh chung. Ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt chỉ hàm chứa sự tiếc nuối, và rồi bây giờ là nhà văn Võ Phiến.


Thật vậy, Võ Phiến là một đại thụ văn học Việt Nam, tên thật là Đoàn Thế Nhơn. Sinh ngày 20/10/1925 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 1933, khi ông lên 8 tuổi cha mẹ ông vào Rạch Giá lập nghiệp, Võ Phiến ở lại Bình Định sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những Đêm Đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật, ký tên Đắc Lang.

Võ Phiến còn dùng bút hiệu Tràng Thiên, bút hiệu này vốn là một bút hiệu chung của vài tác giả hợp tác với nhóm nhà văn trong Tạp chí Bách Khoa (1957-1975) sau được nhà văn Võ Phiến sử dụng cho các tác phẩm chuyển ngữ như Hăm Bốn Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà (Vingt Quatre Heures Dans La Vie d'une Femme hay Twenty-Four Hours in the Life of a Woman, của nhà văn người Áo Stefan Zweig, 1881-1942), sách dịch được in vào năm 1963. Đọc văn Võ Phiến bao la với tôi, văn ông miêu tả đồng sống dồng quê dân dã Việt Nam đến những tư tưởng văn chương phương Tây, nào những Albert Camus, JP Sartre, André Malraux, Victor Hugo, Hector Malot, Gustave Flaubert,...

Trong bài viết về chủ đề "Sách và nhà", khi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng phỏng vấn nhà văn Võ Phiến, Võ Phiến tâm tình văn chương như sau:

"Đã có một thời, ở Sài Gòn ta, giới văn nghệ hễ mở miệng là toàn Sartre với Camus. Ông lại là giáo sư, dạy văn dạy triết, sớm chiều đụng đầu mấy ông này hàng ngày, chán là phải. Nhưng xin nói ngay là những điều tôi sắp đưa ra không liên quan gì đến triết học với văn chương cả. Chẳng qua chuyện đời sống.
Như ông đã biết, cha mất sớm, Sartre với mẹ về ở nhà ngoại. Ông ngoại là nhà giáo dạy Đức ngữ, cũng có soạn một cuốn sách giáo khoa được in đi in lại. Vậy ngoại là một tác giả, một hãnh diện của gia đình. Tác giả tất nhiên có tủ sách gia đình. Cậu bé Sartre từ nhỏ đã lân la vào phòng sách của ngoại, và sống những giờ mê tơi. Về già, lúc gần tuổi sáu mươi, trong cuốn Les mots, ông viết: “Tôi đã bắt đầu và chắc chắn rồi cũng sẽ kết thúc cuộc đời mình giữa các cuốn sách.” (“J’ai commencé ma vie comme je la finirai sans doute: au milieu des livres.”)
Sống và chết giữa các cuốn sách không giống như sống và chết giữa vựa lúa của một nhà nông, hay giữa kho hàng của một nhà buôn, hay giữa bàn ghế trong công thự của một viên quan lại nào đó trong guồng máy cai trị của các chế độ. Sách là thứ lạ lùng hơn nhiều. Ở một đoạn khác của tác phẩm vừa kể, ông viết: “Tôi đã tìm ra cái tôn giáo của tôi: tôi thấy không có gì quan trọng hơn là một cuốn sách. Cái phòng sách, tôi xem nó như một ngôi đền.” (“J’avais trouvé ma religion: rien ne me parut plus important qu’un livre. La bibliothèque, j’y voyais un temple.”)...

Xem bộ ông băn khoăn mãi về cái “nội dung”. Không hề gì, ông ơi. Phòng sách không phải là kho sách. Kho sách là nơi chứa sách: cốt nhiều. Phòng sách là nơi để đọc sách: cốt ta tìm thấy hứng thú say mê ở trong đó hơn 11 phút mỗi ngày.

Tủ sách của ông ngoại có thể đồ sộ, nhưng cậu bé Jean-Paul Sartre lúc bấy giờ tôi e không đọc được mấy đâu. Đêm đêm cu cậu ôm vào giường cuốn Sans famille của Hector Malot đã thuộc làu. Lớn hơn chút nữa, cậu đọc đi đọc lại hoài đoạn cuối của cuốn Madame Bovary đến nỗi thuộc từng đoạn dài, cậu thắc mắc mãi về chuyện anh chồng mất vợ vừa tìm ra được mấy lá thư và râu anh ta mọc tùm lum: tại sao vậy cà? có phải râu mọc vì thư tình không nhỉ? thắc mắc về cái vụ anh chồng nhìn Rodolphe cách ai oán: ai oán cái gì vậy cà? v.v... Cậu bé loay hoay mãi về những đoạn văn mình hiểu mà vẫn không hiểu, cậu mê tơi về cái hấp dẫn của cuộc sống bí ẩn, hàm hồ... Về già, Jean-Paul Sartre viết mấy nghìn trang về Gustave Flaubert. Có phải mấy nghìn trang nọ đã bắt nguồn mãi tận những ngày lẩn quẩn trong cái phòng sách thời thơ ấu?".


Tôi nhớ hai anh trong văn giới Phạm Kim và Phạm Quốc Bảo biếu tôi hai bộ sách quý giá, gồm những tư liệu về nhà văn Võ Phiến, là Văn Học Miền Nam và Võ Phiến Tuyển Tập.

Trong Võ Phiến Tuyển Tập được nhà xuất bản Người Việt ấn hành. Bộ sách dầy cộm, tiêu biểu của những góc nhìn trong văn học Việt Nam, mà Võ Phiến là một chân dung văn chương đa diện và là một ngòi bút tận tụy góp mặt hơn nửa thế kỷ văn học, một quảng đường dài, dài hơn kiếp sống của ông Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 TCN – 210 TCN),
hưởng dương 49 tuổi thôi.

Trong sự góp mặt văn học đó được nhà văn cho cảm nghĩ từ góc diện của một người Việt Nam trong hoàn cảnh khá đặc biệt trong lịch sử, thời Pháp thuộc rồi thời đất nước phân ly, rồi cuộc sống ly hương tị nạn,... Trong bài viết Đọc Nguyễn Vy Khanh về Võ Phiến qua "Võ Phiến Những năm 1960" của hai tác giả Hoàng Nam và Lưu Anh Tuấn, những tác phẩm của Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh điểm qua như “Chữ tình”, “Mưa đêm cuối năm” đến lúc viết “Thư Nhà”, “Thương Hoài Ngàn Năm”, "Bắt Trẻ Đồng Xanh", “Nguyên Vẹn”, “Quê”, “Thư Gửi Bạn”, "Đêm Xuân Trăng Sáng", "Giọt Cà Phê", ... Tôi thích khía canh khác của Võ Phiến, ông phân biệt rõ lằn ranh Quốc Cộng, về ý thức hệ chính trị vững chắc và ông nêu tính nhân bản trong bút văn của mình.

Nhà văn Nguyễn Vy Khanh đưa ra nhận định về Võ Phiến như sau:

"Đọc Võ Phiến không dễ, vì đọc ông không phải để cho qua thì giờ. Đọc xong thường người đọc bàng hoàng, nghi ngờ, có thể ý thức mệt mỏi, lo hơn, dằn vặt hơn: những cuộc đời quê mùa, những kẻ bình thường nhưng sao phải khốn cùng, khắc khoải? Nhân vật của Võ Phiến là những con người cục mịch, quê mùa, với những cái tên gợi hình như chị Bốn Chìa Vôi, anh Bốn Thôi, Ba Càng Cua, Ấm Sứt, Hai Mỏ Gẫy, Tư Huệ Héo, gợi cảm như ông tú Từ Lâm, anh Nam Hà, Thập Tam,... Họ, nhiều người nét mặt "rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc", một rầu rầu bình thản hoặc rầu rầu vì lạc loài, phải sống âm thầm nhưng tâm hồn thì sôi sục đầy khắc khoải, khát vọng thường cũng rất bình thường, có khi là một nỗi cô đơn hiu hắt, có khi là những mất quân bình đáng thương hại. Họ sống cho kỳ vọng của mẹ cha hoặc sống vì người khác.

Võ Phiến không dựng những nhân vật lạc quan hoặc có cuộc sống hạnh phúc từ đầu đến cuối. Không chiến tranh thì cũng ai đó trong gia đình dòng họ xóm làng làm rốt cuộc đời lặng lẽ. Mà cái lặng lẽ này cũng đầy nghi ngờ vì ngầm chứa những oán thù, nợ nần, truân chuyên... chỉ đợi lúc bùng vỡ. Làm người dân thường như những nông dân của Võ Phiến cũng không dễ, mà những nông dân cục mịch đó cũng ngày càng biến dạng trong văn chương Việt Nam và ở ngoài đời họ cũng đô thị hóa tại chỗ với TV, ca nhạc, vật dụng thường nhật và y phục. Nhưng tâm hồn họ? Trong tình cảnh lưu vong của nhiều người Việt hiện nay, nhất là lưu vong dứt khoát không ỡm ờ, đọc chuyện nông dân của Võ Phiến lại càng thấm thía hơn, một thấm thía trong bất lực, như một dĩ vãng đã quá tầm tay với!".

Đếm lại tất cả tổng số tác phẩm của Võ Phiến có hơn năm chục cuốn trên nhiều phạm vi văn học khác nhau như tùy bút, thơ, truyện ngắn, truyện dài, phê bình văn học, biên khảo, lý luận văn học. Võ Phiến Tuyển Tập là một công trình quý báu khi mang tất cả những nét đặc thù, những tinh hoa của nhà văn mà hôm nay chúng ta được tin buồn.

Với điều suy tư cá nhân của tôi, một hành trình văn chương hơn nửa thế kỷ Võ Phiến là một bút tôi mê thích từ thuở trung học rồi ra xừ ngoài, như vậy thì từ những trang sách của Võ Phiến tiêu biểu cho những bài viết tùy bút, những truyện ngắn, những bài biên khảo, tham luận, phê bình văn học cho tôi sự học hỏi, thích thú.

Trong làng văn hải ngoại còn hai cây đại thụ văn học khác, tuổi Quý Hợi 1923, niên kỷ 92, là Thinh Quang và Doãn Quốc Sỹ, hai cụ vẫn còn khỏe. Cầu Trời cho ý tưởng của Lotus Minh Nguyệt ở về khía cạnh tích cực vậy. Khi bạn bè văn chương chúng tôi thực hiện Sách Kỷ Niệm Về Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, do Văn Đàn Đồng Tâm ấn hành, tôi có xin bài của nhà văn Võ Phiến. Hôm ra mắt sách DQS có ông bà Võ Phiến đến tham dự, tôi đến chào ông. Nhà văn phục sức lịch lãm, khoác veston xám nhạt và đội mũ "bánh tiêu" (casquette) như mấy ông Tây tài tử cinéma Jean Gabin hay André Bourvil. Có lúc ông bông đùa hỏi: "Chừng nào anh làm sách cho tôi?". Tôi cười hỏi lại: "Bác cho phép con mới làm được chứ!", chúng tôi cùng cười bắt tay. Trong cái kỷ niệm cũ có đọc Võ Phiến, tôi có cảm nhận là nói chuyện thoải mái với ông như một người đã nói chuyện ngoài đời như khi tâm sự với ông mang vẻ bên ngoài hiền lành nhưng bên trong bộ óc ấy là những ý tưởng văn học khó tìm được một Võ Phiến thứ hai, tôi lãng đãng với tâm thức như vậy.

Trong bài viết của Nguyễn Vy Khanh, ông đề cập sự tài ba của bút pháp Võ Phiến, là lối viết được ví là “chẻ sợi tóc làm tư làm tám”, hàm ý là văn ông trình bày những phần sâu thẳm của nội tâm con người, sự thành công khi khám phá được những góc cạnh sâu thẳm của kiếp nhân sinh của chúng ta. Tôi suy tư vì điều này không phải dễ, những trăn trở giằng co trong cuộc sống, như nhuốm triết tính khi ta đi tìm trong những điều bình thường nhưng lậi bất thường, rồi như khi tìm những điều hợp lý nhưng lại nghịch lý. Chính Võ Phiến đã thú nhận văn ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Marcel Proust (1871–1922), tác giả của bộ tiểu thuyết “Đi Tìm Thời Gian Đã Mất” (À La Recherche du Temps Perdu, hay In Search of Lost Time). Tiểu thuyết này được xếp vào trong số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn tác phẩm này nằm trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại (The 10 Greatest Books of All Time, printed on the Time magazine). Điều này cho thấy sự hiểu hiểu biết của Võ Phiến từ cánh quê Qui Nhơn hay Rạch Giá bung ra tới chân trời Âu châu xa xăm kia.


Nhà văn Nguyễn Quang (phu quân của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh) có kể tôi nghe chuyện của thế kỷ trước khi đôi nhà văn này sở hữu một căn nhà có hoa anh đào có trúc xanh vàng, được gọi là Ngỏ Trúc, nó là nơi mà Nguyễn Quang và Minh Đức Hoài Trinh tiếp đón bạn bè, giới tao nhân mặc khách ghé qua hàn huyên văn chương, văn học. Người em gái của nhà văn Võ Phiến là cô Diệu Ngọc và nhà văn Võ Phiến vẫn thường ghé qua Ngỏ Trúc. Một kỷ niệm với Võ Phiến theo nhà văn Nguyễn Quang là vào năm 2000 khi nhà văn Minh Đức Hoài Trinh là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, bà tiến cử nhà văn Võ Phiến tranh giải văn chương Nobel Stockholm, kết quả giải năm 2000 nặng màu sắc chính trị. Tổ chức này cần sự công minh, vì người của phe ta chưa được giải văn chưong Nobel nào cả, ngoại trừ viên CSVN ác ôn đáng ghét được ban cho nửa giải Nobel "hòa bình" dỏm vào năm 1973, chỉ báo hại dân tộc Việt Nam thêm.

Cần nói thêm người đoạt giải là nhà văn Cao Hành Kiện, (Gao Xingjian, 高行健, sinh 4 tháng 1 năm 1940), là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình người Trung Hoa đầu tiên và là công dân Pháp thứ 13 được trao Giải Nobel Văn học trong suốt 100 năm qua. Ông cũng còn được biết đến với tư cách là một dịch giả, đạo diễn sân khấu và họa sĩ. Cao Hành Kiện là đã cổ võ, đấu tranh cho quyền từ do sáng tác cho giới văn nghệ. Chính phủ Tàu HD-981 đã coi ông là một phần tử chống đối và các tác phẩm của ông đã bị cấm chỉ lưu hành từ năm 1986. Ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản Tàu HD-981 vào năm 1989 sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Năm 1988, ông sang Pháp xin tị nạn chính trị và nhập quốc tịch Pháp từ 1998, hiện cư ngụ tại ngoại ô Paris. Tôi lẩm bẩm tại sao là Cao Hành Kiện mà không là Võ Phiến. Mấy ông giám khảo trong Ủy Ban Chấm Giải tại Nobel Stockholm thiên vị bién cố Thiên An Môn, lại mang nhãn hiệu "Littérature française et savants parisiens", là lá bùa đoạt. Đả đảo Nobel Stockholm, Bravo Võ Phiến!


Nào, bây giờ thử bàn về tác phẩm khác liên quan đến Võ Phiến, ôm bộ sách Văn Học Miền Nam (Tổng quan) sẽ mỏi tay, gồm 7 tập, một công trình sưu khảo công phu của Võ Phiến. Văn Học Miền Nam: Tổng Quan gồm có ba phần chính, không kể 2 phần Lời nói đầu dẫn nhập và phần Kết luận, tuần tự như sau:

Phần 1: Khái quát như trong phần mà tác giả khảo lược một số vấn đề chính trong sinh hoạt văn học miền Nam như: nhà văn, độc giả, và xuất bản; sau đó, ông lần lượt trình bày các giai đoạn chính và phân tích những đặc điểm nổi bật nhất; cuối cùng, đối chiếu sơ lược văn học miền Nam với văn học miền Bắc và văn học tiền chiến.

Phần 2: Các giai đoạn mà tác giả đào sâu vào các đặc điểm nổi bật trong từng giai đoạn: 1954-63 và 1964-75.

Phần 3: Các bộ môn văn học mà tác giả phân tích năm bộ môn chính là tiểu thuyết, tuỳ bút, thi ca, kịch và ký. Đối với mỗi bộ môn ông duyệt qua bằng cách phân tích chi tiết của sự kiện hầu độc giả thấu rõ quan điểm ông trình bày.


Trong lãnh vực nghiên cứu văn học ở hải ngoại từ sau năm 1975, bộ Văn Học Miền Nam mang tính tham khảo đối với những ai cần đến nó như sự góp nhặt các sự kiện văn học. Mặc dù chính nó cũng tạo ra nhiều tranh cãi sôi nổi, dù là bất đồng hay đồng thuận. Cái giá trị không chối cãi là nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác thường trong tài năng văn chương của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng. Do vậy diễn trình văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Mang ý nghĩa như thế bộ sách Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến là một tác phẩm giá trị, vì tác phảm này đã được đón nhận nồng nhiệt. Bộ sách đã được tái bản nhiều lần.

Nhiều nhà văn viết về nhận định tác phẩm của Võ Phiến, sau đây là phần trích dẫn trong bài viết Thế Giới Nhân Vật của Võ Phiến. Đây là bài phê bình văn học tỉ mỉ của nhà văn Thụy Khuê:


"Nghệ thuật của Võ Phiến bộc lộ trong những không gian nhỏ, khép kín, từ truyện ngắn đến truyện dài. Có thể nói, bốn tác phẩm Giã từ, Lại thư nhà, Một mình, và Đàn ông, đã tạo nên sườn chính của tư tưởng và nghệ thuật Võ Phiến. Mỗi tác phẩm mang một sắc thái, nhưng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, một nghệ thuật tỉ mỉ, sâu sắc. Ngòi bút ông xoáy sâu vào những cử chỉ nhỏ nhặt, vô nghĩa nhất để vẽ nên toàn bộ con người. Thế giới nhân vật của ông được hình thành qua những chân dung rõ nét, cá tính bộc lộ sâu sắc, luôn luôn bị dày vò trong ám ảnh nhục dục. Về mặt tư tưởng, Võ Phiến đi sâu hơn nữa về phía vô thần và duy vật. Về cách thể hiện, ông chuyển từ lối viết truyền thống, sang lối viết hiện đại hơn, tức là ông không còn đứng ở vị trí bên ngoài của người kể chuyện mà dần dần ông thâm nhập vào trong da thịt nhân vật để mô tả. Giã từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, một truyện vừa, khoảng 80 trang, là sự bắc cầu giữa hai lối viết truyền thống và hiện đại. Lại thư nhà, hơn 60 trang, là tác phẩm chủ yếu, cô đọng không gian Võ Phiến, đưa chúng ta vào thế giới những nhân vật của ông. Đàn ông, chiếu vào những nhân vật ấy, nói đúng hơn là những người đàn ông ấy, qua con mắt của Chị Lê, người đàn bà làm điếm, nhìn khách hàng của mình dưới những khía cạnh trần trụi nhất. Chị Lê tìm ra “cái chung” của đàn ông: trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn là nhục dục, chỉ là nhục dục, là cõi mà họ tự do nhất, cõi mà họ sống thật nhất với chính mình. Một mình phân tâm nỗi cô đơn bệnh hoạn của con người khi chỉ còn có mình đối diện với chính mình.

Võ Phiến dùng những nhận xét tế vi, lấy chi tiết làm nên đại sự, để thăm dò lòng người dưới nhiều hình thức: Bằng phân tâm của Freud chiếu vào nội tâm u uẩn, ẩn ức tính dục của nhân vật. Bằng biện pháp hoán dụ, ông chiếu rọi vào một phần của cơ thể, để nói lên ẩn ức dục tính toàn diện của con người, những người sống ngoài lề xã hội, từ người tù đến gái điếm, từ già đến trẻ. Nhờ ảnh hưởng triết học hiện sinh, con người nhìn lại chính mình, không ai thoát khỏi sự cô đơn. Với những chi tiết chằng chịt, Võ Phiến dệt nên cấu trúc nội tâm phức tạp và bi đát của con người. Lại thư nhà tiêu biểu cho cấu trúc toàn bộ tiểu thuyết của Võ Phiến. Không hiểu sao ông lại xếp Lại thư nhà vào loại tùy bút. Thực ra, đây là một truyện vừa và cũng là tác phẩm nền móng, xây dựng nên vũ trụ tiểu thuyết của ông, với nhân vật Bốn Thôi. Lại thư nhà tạo ra không khí và bối cảnh Võ Phiến, thế giới của những kẻ ở ngoài lề. Bốn Thôi tuy ở trong xứ, nhưng đã bị cách ly với người khác, với thế giới chung quanh. Bốn Thôi là kẻ ly hương trong thân phận mình, là đại diện sâu xa nhất cho những kẻ sau này phải bỏ nguồn cội đi tha phương cầu thực..."

Sau cùng, nói với bác Võ Phiến, người viết bài xin trích dẫn một điểm đặc sắc mang tính nhân bản mà qua nét bút của nhà văn Túy Hồng viết về một nhà văn bạn trong nhóm Bách Khoa, nhà văn Võ Phiến vừa ra đi, bài viết có đề cập đến Lê Tất Điều, Mai Thảo, Thanh Nam,... và dĩ nhiên có Võ Phiến, bà kết luận một nhận xét quý giá về cố nhà văn này, một cây đại thụ văn học miền Nam hay của nước VNCH của chúng ta như sau: "Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh... cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp giựt mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố."

Từ tên vợ, ông đặt bút hiệu cho văn chương mình qua cách nói lái. Bravo hai bác Võ Phiến và Viễn Phố. Ôi, thật quý hóa. Ngày tiễn đua nhạc sĩ Nguyễn Hiền tôi cung kính vị nhạc sĩ lão thành này với ý niệm trân quý người phối ngẫu này của ông. Và giờ đây là nhà văn Võ Phiến, hay bác Võ Phiến.

Cầu chúc bác Võ Phiến về cõi trên được bình an vĩnh cửu.

Trần Việt Hải

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Nhà văn Võ Phiến qua đời, thọ 90 tuổi.

Võ Phiến tên thật Đoàn Thế Nhơn (sinh 20 tháng 10 năm 1925 tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) là một nhà văn Việt Nam. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều tác phẩm phê bình tiểu luận. Ông còn có bút danh là Tràng Thiên.

Tiểu sử

Nhà văn Võ Phiến.
Võ Phiến là con của ông giáo Đoàn Thế Cần và bà Ngô Thị Cương. Ông có người em ruột là Đoàn Thế Hối (sinh 1932) cũng là nhà văn với bút hiệu Lê Vĩnh Hoà.

Khoảng 1933, bố mẹ cùng em ông xuống Rạch Giá còn ông vẫn ở lại Bình Định với bà nội. Ông theo học trường làng và trung học ở Quy Nhơn.

Năm 1942, ông ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên Những đêm đông được ông viết năm 1943 và đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật.

Năm 1945, Võ Phiến đi bộ đội cho đến năm 1946 thì ông ra Hà Nội học trường Văn Lang. Năm 1948, ông kết hôn với bà Võ Thị Viễn Phố và dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.

Cuối năm 1954, Võ Phiến ra Huế làm việc tại Nha Thông Tin một thời gian rồi chuyển vào lại Quy Nhơn, tại đây ông tự xuất bản hai tác phẩm đầu là Chữ tình (1956) và Người tù (1957), gửi bài đăng trên hai tạp chí Sáng Tạo và Bách Khoa.

Sau tác phẩm Mưa đêm cuối năm (1958, Sài Gòn), Võ Phiến bắt đầu được biết đến. Ông vào làm việc tại Sài Gòn và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...

Năm 1962, Võ Phiến lập nhà xuất bản Thời Mới.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông định cư tại Los Angeles, Hoa Kỳ.

Võ Phiến tiếp tục xây dựng nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, xuất bản tập san Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986.

Hiện ông sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 25/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.

(theo nguồn Wikipedia)

Thế giới nhân vật của Võ Phiến
Phê Bình Văn Học Thụy Khuê

Giai đọan thứ ba: Phi thời gian. Từ 1965 trở đi, một số nhân vật tiểu thuyết của Võ Phiến thoát khỏi môi trường chiến tranh hoặc ly hương, để đứng riêng như những con người trần trụi, trực diện với nội tâm. Võ Phiến đã viết những tác phẩm giá trị như Một mình (1965) và Đàn ông (1966). Trong Một mình lấp ló ảnh hưởng triết học hiện sinh, Một mình là một thứ Buồn nôn của Võ Phiến: Con người nhận diện chính mình trong sự cô đơn gần như tuyệt đối.

Ở hải ngoại, Võ Phiến viết truyện dài Nguyên vẹn in năm 1978 về cuộc ly hương thứ nhì: từ Sài Gòn sang Mỹ. Nhưng Nguyên vẹn không đạt được nghệ thuật ở những tác phẩm trước, Võ Phiến đã không tạo được “không khí” Sài Gòn sau 75, có lẽ vì lúc đó ông đã đi rồi; hơn nữa, Võ Phiến không thoải mái trong những bối cảnh rộng lớn với nhiều nhân vật.

*

Nghệ thuật của Võ Phiến bộc lộ trong những không gian nhỏ, khép kín, từ truyện ngắn đến truyện dài. Có thể nói, bốn tác phẩm Giã từ, Lại thư nhà, Một mình, và Đàn ông, đã tạo nên sườn chính của tư tưởng và nghệ thuật Võ Phiến. Mỗi tác phẩm mang một sắc thái, nhưng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, một nghệ thuật tỉ mỉ, sâu sắc. Ngòi bút ông xoáy sâu vào những cử chỉ nhỏ nhặt, vô nghĩa nhất để vẽ nên toàn bộ con người. Thế giới nhân vật của ông được hình thành qua những chân dung rõ nét, cá tính bộc lộ sâu sắc, luôn luôn bị dày vò trong ám ảnh nhục dục. Về mặt tư tưởng, Võ Phiến đi sâu hơn nữa về phía vô thần và duy vật. Về cách thể hiện, ông chuyển từ lối viết truyền thống, sang lối viết hiện đại hơn, tức là ông không còn đứng ở vị trí bên ngoài của người kể chuyện mà dần dần ông thâm nhập vào trong da thịt nhân vật để mô tả. Giã từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên, một truyện vừa, khoảng 80 trang, là sự bắc cầu giữa hai lối viết truyền thống và hiện đại. Lại thư nhà, hơn 60 trang, là tác phẩm chủ yếu, cô đọng không gian Võ Phiến, đưa chúng ta vào thế giới những nhân vật của ông. Đàn ông, chiếu vào những nhân vật ấy, nói đúng hơn là những người đàn ông ấy, qua con mắt của Chị Lê, người đàn bà làm điếm, nhìn khách hàng của mình dưới những khía cạnh trần trụi nhất. Chị Lê tìm ra “cái chung” của đàn ông: trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn là nhục dục, chỉ là nhục dục, là cõi mà họ tự do nhất, cõi mà họ sống thật nhất với chính mình. Một mình phân tâm nỗi cô đơn bệnh hoạn của con người khi chỉ còn có mình đối diện với chính mình.

Võ Phiến dùng những nhận xét tế vi, lấy chi tiết làm nên đại sự, để thăm dò lòng người dưới nhiều hình thức: Bằng phân tâm của Freud chiếu vào nội tâm u uẩn, ẩn ức tính dục của nhân vật. Bằng biện pháp hoán dụ, ông chiếu rọi vào một phần của cơ thể, để nói lên ẩn ức dục tính toàn diện của con người, những người sống ngoài lề xã hội, từ người tù đến gái điếm, từ già đến trẻ. Nhờ ảnh hưởng triết học hiện sinh, con người nhìn lại chính mình, không ai thoát khỏi sự cô đơn. Với những chi tiết chằng chịt, Võ Phiến dệt nên cấu trúc nội tâm phức tạp và bi đát của con người.


Lại thư nhà tiêu biểu cho cấu trúc toàn bộ tiểu thuyết của Võ Phiến. Không hiểu sao ông lại xếp Lại thư nhà vào loại tùy bút. Thực ra, đây là một truyện vừa và cũng là tác phẩm nền móng, xây dựng nên vũ trụ tiểu thuyết của ông, với nhân vật Bốn Thôi. Lại thư nhà tạo ra không khí và bối cảnh Võ Phiến, thế giới của những kẻ ở ngoài lề. Bốn Thôi tuy ở trong xứ, nhưng đã bị cách ly với người khác, với thế giới chung quanh. Bốn Thôi là kẻ ly hương trong thân phận mình, là đại diện sâu xa nhất cho những kẻ sau này phải bỏ nguồn cội đi tha phương cầu thực

Lại thư nhà, tuy được tác giả xếp vào loại tùy bút, nhưng chỉ vài trang đầu tạm có tính tùy bút: ông bàn phiếm về vài câu ca dao Bình Định và giới thiệu món mắm cua chua, đặc sản Bình Định. Đó là những trang vào truyện, để giới thiệu anh Bốn Thôi và người vợ thứ hai có “bàn tay quý giá” biết làm mắm cua chua.

Thế giới Võ Phiến bắt đầu từ nhân vật Bốn Thôi, nhưng bắt nguồn từ người bà: Bà tôi. Hình ảnh bà nội Võ Phiến, người đã nuôi ông từ thuở nhỏ. Bà tôi với cái dĩ vãng “tối lờ mờ” mỗi lần kể lại một mảng chuyện cũ bao giờ cụ cũng bắt đầu bằng hai chữ “mọi lần”. Cứ mỗi lần có “mọi lần” là lại có chuyện. Và trong những “mọi lần” như thế một nhân vật mới lại xuất hiện, mỗi thứ có một bản sắc, một sự tích riêng. Chính ở những “mọi lần” đó, phát sinh Võ Phiến, nhà văn duy vật đích thực đầu tiên của Việt Nam. Bà là nguồn, cháu là động cơ phát xuất nhân vật.

Những nhân vật ấy là ai: Là ông bá hộ Thành, là bà cử Tạ, là ông tú Từ Liêm… nhưng còn có thể là những thứ khác hẳn, như mắm, chẳng hạn. Mắm cũng từ bà:

“Trong thuả “mọi lần” như thế, rập rình rất nhiều ông tú ông cử, những người từng làm vinh dự cho “gánh” họ Huỳnh của bà tôi. Tuy nhiên tôi chú ý nhất đến các món đồ ăn. Đồ ăn của “mọi lần” có những món kỳ quặc. Bà tôi kiêu hãnh kể rằng bà đã từng có thể dùng bột trắng pha màu rực rỡ bắt hình bánh cỗ đồ bát bửu: bầu rượu, cây bút, cái tù và…, đã từng luộc những con gà và sửa soạn cho chúng nó thành hình ngư, tiều, canh, mục…, đã làm những chiếc bánh tét nhân chữ hạnh, chữ thọ, màu đỏ màu xanh, đã gói những cuốn chả mà khi cắt ra mỗi lát đều có hoa đỏ hoa vàng v.v… (…)

Nhưng tại sao bên cạnh những cầu kỳ sang trọng như vậy, “mọi lần” cũng lại dung nạp rất nhiều mắm? Cảnh đói khổ với những điều xa xỉ của chỗ quyền quý kia làm cách nào mà tiếp xúc nhau mật thiết, dung hòa với nhau? Bà tôi làm sao có thể tưởng nhớ đến con gà Lã Vọng lại vừa có thể thông thạo và tha thiết với các món mắm mặn? Đó là chỗ mâu thuẫn (…)

Về già, đáng lẽ bà được hoàn toàn thảnh thơi, không phải lo lắng gì nữa về sự sinh sống trong gia đình, thì rốt cuộc bà tôi vẫn có hai mối bận rộn, đó là rác và mắm”. (Tùy bút 2, trang 66-67)

Bà chính là nguồn cội các sự thể và nhân vật. Bà cụ suốt đời chỉ chăm có hai chuyện: ăn uống và rác rưởi, như thể phần dạ dày và phần phế thải là hai lo toan chính của bà cụ. Bà cụ chính là mẹ đẻ của tâm hồn duy vật. Bởi bà cụ đã chú ý đến cái thiết yếu nhất của con người là cái dạ dày. Bà vừa là ngọn nguồn của mắm, làm ra mắm, vừa phản ảnh tâm hồn thực tiễn của người Bình Định nói riêng và người Việt Nam nói chung. Anh Bốn Thôi sở dĩ được bà cụ chú ý đến bởi vì trong sáu người vợ của Bốn Thôi chỉ có mỗi mình chị Lộc, người vợ thứ hai biết làm mắm.

Như thế có thể nói rằng, trong vũ trụ của Võ Phiến hai yếu tố quan trọng nhất là đàn bà và mắm. Và hai yếu tố này sẽ chi phối toàn bộ tác phẩm của ông, từ tùy bút đến truyện ngắn truyện dài. Và cũng chính ở tác phẩm Lại thư nhà mà chúng ta có thể nhìn thấy phát xuất đó. Trong giang sơn Võ Phiến, người cầm đầu, người cai trị là đàn bà chứ không phải là đàn ông: một vũ trụ mẫu hệ và duy vật, phát sinh từ người bà. Bà tôi.

Trong Lại thư nhà, bà tôi và các cô là thế giới của tác giả. Bên cạnh đó có thế giới Bốn Thôi, cũng lại là một thế giới đàn bà với sáu người vợ liên tiếp. Thế giới thứ nhất dưới quyền đô hộ của bà tôi. Thế giới thứ hai, nổi bật là chị Lộc, người vợ thứ nhì. Chị Lộc kẻ đứng mũi chịu sào cả về vật chất lẫn tinh thần và khi chị Lộc chết, Bốn Thôi trở thành kẻ bất lực hoàn toàn, cả thân xác lẫn tinh thần.

Trong Đàn ông, người lãnh đạo tinh thần là chị Lê và nhân vật sa đọa là ông tú Từ Lâm và những người đàn ông. Võ Phiến dùng cái nhìn của một người đàn bà giang hồ để vẽ chân dung những người đàn ông. Họ đều gặp nhau ở “chỗ ấy”. Từ trẻ (Tạo) đến già (cụ tú Từ Lâm), “mọi đau khổ, cảm xúc, rung động cao thượng hay ham muốn yếu hèn … đều đưa người đàn ông đến chỗ gặp gỡ ấy”. Như thể một khi đã mất hết, dường như đàn ông chỉ còn có sinh lý là cứu cánh. Võ Phiến đã đào sâu xuống những đau khổ, u uất trong những thân phận đàn ông sa cơ, thất vận, phiêu bạt, bị bứt khỏi cỗi rễ của mình. Ông xóa tiệt những ảo ảnh về người đàn ông, từ già đến trẻ, phơi họ trần truồng trực diện với những đớn đau và ham muốn không giải quyết được.

Trong Một mình, nhân vật Hữu là một gã mạnh khoẻ, có công ăn việc làm, nhưng dần dần Hữu đi vào tình trạng bệnh tưởng, suy nhược, mất mình trong một thứ sa đoạ tinh thần không thể nào cứu vãn nổi.

Võ Phiến đưa ra một vũ trụ mà đàn bà luôn luôn làm chủ tình thế ở bất cứ hoàn cảnh nào. Những người đàn bà này thường có đầu óc thực tiễn, họ làm chủ hũ mắm, làm chủ rác rưởi, làm chủ thân xác. Chính họ nắm bộ máy sinh hoạt và sinh dục của đàn ông. Cái thế giới thực tiễn bao gồm các hoạt động phần dưới của cơ thể này có tên là thế giới duy vật.

Võ Phiến hầu như không đả động gì đến các sinh hoạt tinh thần, hoặc khi ông nói đến chỉ là để miả mai châm biếm nội dung những lời bàn phiếm, những cãi vã vô bổ về thời sự của những người đàn ông.

Trong một đất nước chiến tranh, người ta chỉ quen bàn đến các đại sự, đến tổ quốc, đến những lý tưởng cao siêu, hùng khí ngùn ngụt. Nam tính và hùng tính được phô trương mãnh liệt ở cả hai miền đất nước. Võ Phiến đưa ra một thế giới đàn ông, vặt vãnh, ăn bám, bất lực, tê liệt và sa đoạ. Ông đã đi ngược với niềm tin thời đại, chống lại hùng khí chiến tranh và đó là giá trị nhân bản cao nhất mà Võ Phiến đạt được với bức chân dung bi đát của xã hội qua ngòi bút mỉa mai châm biếm chua xót cực cùng.

Sự vong thân của con người khi bị bứt khỏi nguồn cội.

Tiểu thuyết của Võ Phiến chiếu vào sự tha hoá của con người, qua bốn nhân vật tiêu biểu, phản ánh bốn giai cấp: anh Bốn Thôi, trong Lại thư nhà, giai cấp bần nông, ông Ba Thê Đồng Thời trong Giã từ, giai cấp trung lưu tiểu tư sản, ông tú Từ Lâm, trong Đàn ông, giai cấp nhà nho, và Hữu trong Một mình, giai cấp trí thức thành thị.

Nhân vật Ba Thê Đồng Thời trong truyện Giã từ, biểu hiện thành phần tiểu tư sản ăn bám. Ông Ba Thê Đồng Thời không làm cái gì cả, ông chỉ sống vào vốn cũ, tức là cái thời mập mờ chẳng biết theo kháng chiến hay theo Pháp. Cái quá khứ rắm rối của ông, không mấy ai biết rõ, và ông cũng để cho bí mật bao trùm lên cái quá khứ trù phú ấy, như một cái nhà băng riêng và từ đó ông rút tiền ra tiêu dần. Nhờ cái quá khứ nhà băng ấy mà ông có được nhiều người quen tương đối khá giả hoặc làm lớn và cả cuộc đời còn lại, ông viết thư cho những người quen cũ vay tiền, thư ông viết luôn luôn bắt đầu bằng chữ “se a mi” (cher ami). Ba Thê Đồng Thời là sự tha hoá của những người nhập nhoạng, biết dăm ba câu tiếng Pháp, hai mang, bên nào cũng theo, miễn sao trục lợi. Thành phần này có lẽ rất đông trong xã hội, và chính nó đục nước béo cò đã nuôi dưỡng chiến tranh.

Ông tú Từ Lâm trong truyện Đàn bà, biểu hiện môt thành phần khác, thành phần đã qua cửa Khổng sân Trình, biết đôi chữ thánh hiền, để cho người đời trọng vọng. Nhưng nay ông cũng theo thời mới, ông mặc Tây, đeo kính râm, khoác khăn phu la, ông phê bình thời sự, ông nói sử sách kim cổ. Chị Lê, cùng quê Bình Định với ông, là người định mệnh trôi dạt vào Sài gòn, làm điếm. Nếu ông Ba Thê Đồng Thời chỉ ăn bám vào những người có tiền có thế lực, thì ông tú Từ Lâm còn xuống dốc một mức nữa, ông ăn bám cả vào người đàn bà lỡ vận đáng tuổi con cháu ông. Chi Lê nuôi ông, cả cơm ăn lẫn thể xác. Ông tú Từ Lâm là một trong những nhân vật đớn đau nhất mà tiểu thuyết Việt Nam đã sản xuất ra. Một sự xuống dốc cốt cách, trang trọng, gần như trịch thượng của thành phần chữ nghiã thánh hiền. Và như thế Võ Phiến đã gần như tiên đoán được những gì xẩy ra cho thành phần trí thức trong thời điểm về sau.

Trong Một mình, nhân vật chính là Hữu, một công chức thuộc lớp người trung niên, tương đối tân tiến. Hữu khác hẳn hai người trước, anh ta có học, ở thị thành và đi làm trong vị trí xác định, lương bổng vững vàng. Nhưng Hữu cũng không hơn gì những người kia. Vì sao?

Một mình viết năm 1963, không biết ở thời điểm ấy, Võ Phiến tiếp cận triết học hiện sinh như thế nào, nhưng Hữu là nhân vật tiểu thuyết đầu tiên của ông có cái nhìn hiện sinh. Nếu trong cuốn La nausée-Buồn Nôn, Sartre mô tả Roquentin như một nhân vật không ngừng ý thức thấy thân xác mình và ý thức ấy càng rõ, thì anh ta càng cảm thấy ghê tởm. Cảm giác buồn nôn là trạng thái xẩy ra khi con người ý thức được sự hiện hữu của thân xác mình. Sartre thuật lại cái cảm tưởng buồn nôn đó, trong đầu một gã đàn ông, mà sự cô đơn và nhàn rỗi, khiến hắn chú ý đến những dữ kiện sống sượng nhất của đời sống.

Trong Một mình của Võ Phiến không thấy buồn nôn gì cả, nhưng Hữu cũng là một công chức sống dư giả, nhàn rỗi, vì nhàn rỗi nên càng ngày anh ta càng soi thêm vào cái cơ thể mình để xem nó hoạt động như thế nào, và Hữu luôn luôn thấy mình bệnh. Càng ngắm nhìn sờ mó, soi xét thể xác mình, Hữu càng thấy nỗi khó chịu gia tăng, và sự nhận thức của anh ta theo đà kéo sang người vợ và anh ta cũng thấy Quỳnh đáng ghét, nếu không muốn nói là “buồn nôn”, hiểu theo nghĩa của Sartre. Từ đó Hữu quyết định tạm thời ngừng hoạt động sinh lý với vợ trong hai tháng. Võ Phiến theo sát Hữu ngày đêm: từ những câu chuyện vô thưởng vô phạt ban ngày ở sở, ở nhà, đến những suy nghĩ, những động tác đêm hôm trên giường với vợ hay với cô gái điếm. Tất cả được ghi lại hết không bỏ sót mảy may. Hữu càng tiến sâu vào sự sa đọa tinh thần và thể xác, càng thấy rõ mình chỉ có “một mình”, không thể có một thứ “công-tắc” nào khác: không ai hiểu, không ai yêu. Quỳnh làm bổn phận người vợ. Nga cô gái điếm chung đụng với Hữu vì tiền. Sự cô đơn của Hữu, kẻ thấy mình chỉ có độc “một mình” trong thế giới hiện hữu xung quanh, là một thử nghiệm rất mới mà nhà văn đưa ra ở thời điểm 1963.

Nhân vật đặc biệt nhất là anh Bốn Thôi. Bốn Thôi vừa là những dư thừa cặn bã mà xã hội khinh bỉ thải ra, nhưng đồng thời Bốn Thôi cũng lại là căn cước, là linh hồn và thể xác của cái xã hội đó, thậm chí là thần tượng, là anh hùng của xã hội đó nữa. Một xã hội đạo đức giả trốn mình trong các giá trị bệnh hoạn, không tưởng, gọi chung là tổ quốc. Phải bảo vệ tổ quốc. Nhưng thật ra cả hai bên đều xâu xé tổ quốc, đều bắn phá tổ quốc, đều dày xéo tổ quốc bằng bom đạn ngoại bang, bằng chính bàn tay mình bóp cò súng người.

Những nét trầy trụa của tổ quốc khắc trên mặt Bốn Thôi: “Ngót hai mươi năm trời rồi, gần như hồi nào anh cũng phải cầm vũ khí trong tay: anh né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ… Và anh cũng lại đánh trả nữa. Và nét mặt anh thì lúc nào tuồng như cũng rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc.

Vậy mà những hoạt động của anh đã làm ra tình hình của xứ sở. Ở Hoa-thịnh-đốn, ở Mạc-tư-khoa, ở Bắc-kinh, Tân-đề-li, Vọng-các, Ba-lê v.v… ở khắp các nơi trên thế giới người ta theo dõi anh, bàn tán về anh. Người ta đem anh ra so sánh với người dân Đức ở Bá-linh, người dân Lào ở Vạn-tượng… người ta dòm ngó, dò xét cử chỉ của anh, cân nhắc, đánh giá sự can đảm của anh. Xung quanh hành động của anh chắc chắn có những cuộc mặc cả, những trù hoạch bố trí, những mưu mô âm thầm giữa nước này nước nọ. Và cũng có cả những lời hô hào, cổ võ, những tuyên bố lớn tiếng về nhiều vấn đề quan trọng, lý tưởng cao đẹp” (Tùy bút 2, trang 114-115).

Đấy là mặt tiền, mặt thấy được, mặt “quốc tế”. Về mặt hậu, Bốn Thôi hay tổ quốc hiện ra như một gã dớ dẩn, gã khùng trong làng. Anh có sáu đời vợ, nhưng anh ta lại là người bất lực, và cái thú duy nhất của Bốn Thôi là vặt lông mũi:

“Bốn Thôi tìm được cách tiêu khiển và mơ mộng trong việc vặt lông mũi. Đó là một cử chỉ nhỏ nhặt không ai để ý đến, nhưng rất quan hệ trong cuộc sống riêng của anh. Vì không phải là chuyện làm tốt, chuyện điểm trang gì, cho nên Bốn Thôi không bao giờ dùng đến cái gương. Hễ cứ lúc nào rảnh việc là anh đưa tay lên mũi, rờ rẫm, thăm dò, rình rập từng sợi lông mọc thò ra ngoài; vẻ mặt anh chăm chỉ đăm chiêu. Sự vặt nhổ như thế không phải không có lúc đau đớn, vì vậy có những khi anh nhăn nhíu mặt mày; những khi cho các ngón tay tìm kiếm, vẻ mặt anh khổ sở khó nhọc. Và đối với người ngoài thì cử chỉ đó còn có vẻ kỳ cục, tục tằn, khó coi, càng tăng thêm vẻ dớ dẩn của anh” (Tùy bút 2, trang 72-73).

Bốn Thôi là nhân vật tiểu thuyết kỳ lạ thứ ba sau A Q của Lỗ Tấn và Chí Phèo của Nam Cao. Nhưng trái hẳn với hai nhân vật kia, nếu Lỗ Tấn và Nam Cao đều chiếu vào những khiá cạnh bất bình thường của nhân vật, thì ngược lại Võ Phiến chiếu vào những khía cạnh bình thường nhất để tạo sự bất thường. Bởi không có người đàn ông nào là không một lần làm cử chỉ vặt lông mũi. Nhưng khi Võ Phiến chiếu kính hiển vi vào việc này, mô tả nó trên một trang sách, làm lộ tất cả bản ngã của nó ra, thì nó trở thành bất bình thường, thô lỗ, và kỳ cục. Nhổ lông mũi hoặc ngoáy tai, ngoáy mũi, khạc nhổ, là những cử chỉ mà bất cứ người nào cũng làm, nhưng là những cử chỉ không đẹp mắt, người ta chỉ làm khi một mình, bởi giáo dục xã hội dạy như vậy. Khi đứa nhỏ biết thò tay ngoáy mũi, thì cha mẹ nó bảo không được làm như thế, phải dùng mùi xoa hỉ mũi. Nhưng Bốn Thôi cứ khơi khơi làm cái việc khó coi này một cách công khai, chăm chỉ, hết sức tỉ mỉ, trước công chúng, là vì anh chưa được hưởng nền giáo dục nào cả. Nói khác đi Bốn Thôi là con người thuần túy trần truồng, con người người chưa bị xã hội hoá.

Nhưng điểm đặc biệt là nếu ta nhìn vào xã hội ta hiện nay, thì không chỉ có một Bốn Thôi mà chúng ta cũng lại thấy hằng hà sa số Bốn Thôi khác, ví dụ một vị chính khách đi công du nước ngoài, trong một buổi họp chính trị hay văn hoá cấp cao, thản nhiên ngồi ngoáy mũi trước bàn đàm thoại. Ấy là một vị Bốn Thôi thuần tuý.

Tất nhiên, để bào chữa, chúng ta có thể cãi đây là một phần của dân tộc tính, một cử chỉ tự nhiên, phơi bày bản chất con người trần trụi. Và thiên tài của Võ Phiến là ở chỗ đó: Chỉ cần mấy nét, Bốn Thôi đã phản ánh cái phần dân tộc tính xa xưa nhất, phần chưa được xã hội hoá ấy của dân tộc. Cử chỉ của Bốn Thôi, nếu nhìn từ phía con người xã hội hoá, là một cử chỉ bệ rạc. Nhưng nếu nhìn từ góc độ dân tộc tính, thì đó là cái gì đáng yêu, phải bảo tồn, không thể đụng chạm được, không thể thay đổi được. Mặc cho Việt kiều băn khoăn, ngượng ngập khi phải thông dịch cho một vị chính khách có những cử chỉ “chân chất” rất Bốn Thôi trong bàn họp quốc tế.

Khi Võ Phiến tạo ra nhân vật Bốn Thôi, cách đây nửa thế kỷ, chắc ông chưa tiên đoán được tình trạng Bốn Thôi “mở rộng” như bây giờ, mà ông cũng không muốn mỉa mai ai, ông chỉ chiếu kính hiển vi vào một cử chỉ tầm thường của một nhân vật quê mùa, một cá nhân chưa được xã hội hoá. Bốn Thôi biểu hiện thái độ người làng xã, chưa bước ra khỏi thôn mình, chỉ sống khoanh vùng trong không gian kín, chưa quen giao tiếp với người bên ngoài. Võ Phiến không có thái độ khôi hài, chế giễu mà ông muốn đưa ra cái bi đát nằm sau. Cử chỉ của Bốn Thôi, được ông phân tích như một hành động tự xoá mình trước công chúng, nghĩa là Bốn Thôi “vẫn ngồi trước mặt mọi người mà như không hề hiện diện trước một ai, vẫn có đó mà như không có, như là đang sống ở một thế giới nào xa cách tận đâu đâu, anh lặn chìm rất sâu khuất vào trong sự cô đơn của mình, dứt hết mọi liên hệ xung quanh mình và không buồn áy náy lo lắng gì về thái độ của mọi người” (trang 73).

Đối với Bốn Thôi, vặt lông mũi chỉ là một cách chữa bệnh bối rối và cô đơn. Để trốn cô đơn, Bốn Thôi thu mình trong một cử chỉ khó coi và bất cần thiên hạ. Nếu áp dụng tâm lý này vào vị chính khách chăm chỉ ngoáy mũi giữa một bàn tiệc, ở nước ngoài, thì cũng thấy ngay đó một cử chỉ cô đơn và bối rối. Ông cũng hệt như Bốn Thôi, là một người bình thường, làm những cử chỉ bình thường, với những cái đau bình thường.

Một ví dụ nữa: gan bàn chân Bốn Thôi bị nứt nẻ, nhất là về mùa rét, phải làm việc ngoài đồng, đất bùn nhét vào các vết nẻ làm anh đau đớn, nhưng thay vì chữa chạy, anh cứ ỳ ra. Khi người vợ thứ nhì là chị Lộc, nhìn thấy những vết nẻ, chị bèn lấy dầu rái dùng cái que, nhét vào các vết nứt ở gan bàn chân và anh đỡ đau. Chị Lộc là khía cạnh thứ nhì của dân tộc tính: cái gì cũng dầu rái, dầu rái chữa bách bệnh. Ở quê Bình Định, nguời ta dùng dầu rái, ở những nơi khác, người ta thay dầu rái bằng dầu cù là. Và đó là đặc tính thứ hai của người Việt.

Bốn Thôi bị bất lực mà anh không biết. Anh cưới cả thảy 6 người vợ, chỉ có chị Lộc là trung thành với anh suốt cuộc đời ngắn ngủi của chị. Còn bốn người đàn bà kia, mỗi người chỉ ở được ba bẩy hăm mốt ngày là bỏ đi. Người vợ cuối cùng lanh hơn, cho anh một bầy con và như thế là anh Bốn Thôi nuôi cả một gia đình con cái đầm ấm hạnh phúc.

Đọc Lại thư nhà, đọc đi đọc lại, lần nào chúng ta cảm thấy như có cái gì vừa xúc động, vừa rờn rợn, như Võ Phiến đã đi vào từng lỗ chân lông của nguời Việt, đi sâu vào dân tộc tính Việt, bởi phần đông người Việt đều thấy mình anh hùng, mà không biết mình bất lực. Bị lừa bịp mà không biết mình bị lừa bịp. Còn ở trong tình trạng làng xã, kể cả những người đi ra ngoại quốc đã lâu, mà vẫn không thấy mình chưa thoát khỏi tình trạng làng xã. Khư khư giữ thế đứng của Bốn Thôi, khép mình trong sự tự mãn, và do dó, bị tha hoá ngầm mà không biết.

Võ Phiến với bốn nhân vật tiểu thuyết đã trình bày sự tha hoá của bốn người đàn ông, bốn nền móng xã hội: nông dân, trung lưu, nho học và tây học, trong một giai đoạn giao thời, nhưng qua họ, ông đã vẽ nên sự trì trệ, sự tha hoá chung của dân tộc.

Thụy Khuê

Post Reply