Một Vài Sinh Hoạt VănHoá Nghệ Thuật Hải Ngoại

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image
Nhà văn Luân Tế, San Diego
From: Le Tuan - Luân Tế
To: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
Sent: Monday, September 23, 2013 9:14 AM
Subject: Re: Chủ Nhật và Giovanni Marradi

Thank you Mr. VH giới thiệu Giovanni. Tôi vẫn thích nghe độc tấu hơn là hòa tấu có lẽ vì độc tấu có cái "tôi" - individuality - trong đó. Ngoài ra tôi vẫn thích đọc VH viết tiếng Tây tuy đã quên gần hết. Về tiếng Anh thỉ có nhiều người rất giỏi. Cám ơn VH đã có những "mỹ từ" nói về tôi.

Best regards,

Visit my web sites:

http://letuanbooks.efastshopping.com
http://letuanthewriterswebsite.yolasite.com


From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: Le Tuan
Cc: Tran LA <viethai712@yahoo.com>
Sent: Monday, September 23, 2013 5:30 PM
Subject: Re: Chủ Nhật và Giovanni Marradi

Dear anh Tuấn,

VH thường viết bài khi nào nguồn cảm tác chợt đến, thông thường các đề tài về văn học hay âm nhạc "trigger" ngòi bút mình vực dậy hí hòay chữ nghĩa. Mình tìm sự đồng cảm với bạn bẻ nào có cùng goût hay hợp jeu nhau.

Thế hệ anh em mình ít nhiều đã học ngoại ngữ Anh Pháp, nên văn hóa qua âm nhạc hay văn học Anh Pháp ảnh hưởng chúng mình nhiều. Hồi còn bé bố VH dạy kèm mình sinh ngữ Anh Pháp hai lớp đệ thất - đệ lục, sau này khi lớn hơn ghi danh học thêm ngoại ngữ ở Hội Việt Mỹ và Centre Culturel de Francais, rồi về sau có cô bạn "old flame" học Marie Curie kèm Pháp văn, khi bỏ lâu quên nhiều. Hôm tuần rồi VH vào xem sách với 2 con trai tại Barnes & Noble, 3 bố con đọc sách, cháu lớn chỉ thích sách science và computer, cháu sau thích sách văn học, mặc dù cháu học biology muốn theo y khoa, Hải Việt đọc quyển The Lady of the Camellias (La Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas, và quyển A Tale of Two Cities của Charles Dickens, hai tác phẩm này khá quen thuộc với giới văn học mê sách vở ngày xưa tại Saigon, nay thấy các cháu ham thích chịu khó đọc sách nên cũng vui vui, với tác phẩm Camélias/Trà Hoa Nữ của Alexandre Dumas, được quay thành phim:

http://www.imdb.com/title/tt0025027/
Image
Hải Việt (bên trái), Hải Nam và ba mẹ

Camélias có cốt truyện khá thương tâm về cuộc đời người kỹ nữ Marguerite Gautier. sách nói về mối tình không thành của tay nhà giàu Armand Duval và kỹ nữ Marguerite, Marguerite như một Vương Thúy Kiều của VN mình, có lòng bao dung vị tha, đã hy sinh bản thân mình cho người mình yêu. Hình ảnh Marguerite Gautier trong truyện được khai thác khá hay bởi ngòi bút của Dummas. Hải Việt đọc version Anh ngữ, cháu discuss episodes tình tiết của quyển sách này. Về tác phẩm "Câu chuyện giữa 2 thành phố", Charles Dickens mô tả trong thời kỳ cách mạng Pháp 1789, đã diễn ra các thảm cảnh tàn nhẫn vì mục tiêu do lý do bảo vệ quyền tự do mà Charles Dickens đã tả chân cảnh pháp trường, nơi hành quyết các nhà quý tộc, cũng như ngay cả các nạn nhân vô tội, những bất công, nghịch lý của xã hội. tác phẩm "Câu chuyện hai thành phố" là một tiểu thuyết mang nét bi kịch tính lấy bối cảnh của những chuyện diễn ra ở Luân Đôn và Paris trước và trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng Pháp. Câu chuyện đưa người đọc qua cuộc đời nhiều nhân vật chính trong những năm trước cuộc cách mạng, sự tàn bạo đối với những người thuộc chế độ cũ trong những năm sau cuộc cách mạng và song song đó là cuộc sống ở Luân Đôn trong cùng thời điểm. Xã hội tàn bạo, cách mạng đổ máu không kém tàn bạo, như cách mang Nga 1917, thật thê thảm, thương tâm. Tác phẩm A Tale of Two Cities cũng được quay thành phim
http://www.imdb.com/title/tt0052270/


Tác phẩm khác của Charles Dickens là Nicholas Nickleby, cốt truyện kể về cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của nhân vật chính trong truyện là Nicholas Nickleby. Mình đọc thấy là chuyện tiểu thuyết này đề cao tinh thần cao thượng trong ngòi bút tiểu thuyết của Dickens, nhưng cũng có tính trớ trêu khắc nghiệt của nó, và công kích mạnh mẽ các trường học ở vùng Yorkshire của Anh quốc, nơi mà tệ nạn xã hội có những trẻ em mồ côi bị bỏ rơi đưa tới để nuôi dưỡng. Những cuộc phiêu lưu vui vẻ của Nicholas với đoàn kịch Crummles đã mang tới niềm vui cho Smike, một nạn nhân đáng thương hại của gia đình Squeers. Dickens còn có novel là David Copperfield có lẽ anh thích...

Cám ơn anh góp ý.
VHLA
Last edited by khieulong on Tue Sep 24, 2013 11:12 pm, edited 2 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

CHIỀU NHẠC PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
at ROSE THEATER 3 THÁNG 11, 2013 -


Vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 11, 2013, vào lúc 3 giờ chiều, tại thính đường quen thuộc của những buổi trình diễn thính phòng giá trị của cộng đồng chúng ta là Rose Theater - cạnh khu tượng đài tưởn niệm chiến sĩ Việt Mỹ - một chiều nhạc mang tên PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG-LY RƯỢU MỪNG sẽ được tổ chức để ra mắt 2 CD mới của năm 2013 và để đánh đấu một số thành quả tốt đẹp trong việc gìn giữ và phổ biến dòng nhạc tuyệt vời mang tên Phạm Đình Chương do trưởng nam của ông là anh Phạm Thành thực hiện.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lỗi lạc của nền âm nhạc Việt trong suốt 60 năm qua. Các sáng tác của ông được tính ca thẩy vỏn vẹn là 50 bài, nhưng một số lớn đã trở thành những ca khúc classic của âm nhạc Việt, như Mộng Dưới Hoa, Tiếng Dân Chài, Anh Đi Chiến Dịch, Thủa Ban Đầu, trường ca Hội Trùng Dương, cùng với 1 số những ca khúc thơ phổ nhạc, rất tuyệt vời như “Đôi Mắt Người Sơn Tây”, Nửa Hồn Thương Đau, Đêm, Nhớ Trăng Sài gòn và nhiều nữa.

Ngoài ra ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với biệt hiệu là Hoài Bắc. Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh. Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra đi khi trời vừa sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài, v.v.. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về con sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất. Một sáng tác lãng mạn và để đời thứ hai trong thập niên 50 đã gắn liền vào tên tuổi Phạm Đình Chương, đó là ca khúc bất hủ phổ thơ Đinh Hùng nhan đề Mộng Dưới Hoa. Riêng nói về Mộng Dưới Hoa, ca khúc này đã theo năm tháng để trở thành một trong những bài tình ca được ưa chuộng và hát nhiều nhất của nhạc Việt. Qua khía cạnh chuyên môn, nhất là về lãnh vực nhạc phổ từ thơ, ta cứ đọc phần phê bình và ca ngợi của nhạc sĩ Vũ Thành sau đây. Nhạc sĩ Vũ Thành viết: ”Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng Dưới Hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong các sách giáo khoa về sáng tác. Mộng dưới hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ. Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương.” Trong thập niên 60, ông đã sáng tác một loạt ca khúc phổ thơ rất thành công và được yêu chuộng như Nửa Hồn Thương Đau, Ngợi Ca Tình Yêu và Đêm Màu Hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (Trần Dạ Từ) và nổi bật nhất là ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng). Từ đó, Phạm Đình Chương thường được cho là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Giai đoạn này cũng là lúc ông lập ra phòng trà tên gọi Đêm Màu Hồng và với ban hợp ca Thăng Long, đã biến nơi này thành chỗ hội tụ của các văn nghệ sĩ đương thời. Sau biến cố 1975, Phạm Đình Chương vượt biên sang định cư tại California, Hoa Kỳ vào năm 1979. Ông định cư tại quận Cam cùng gia đình từ đó. Tại khoảng thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã viết một số ca khúc cuối cùng, gồm những tác phẩm phổ thơ như Đêm Nhớ Trăng Sài gòn, Quê Hương Là Người Đó, Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển (phổ thơ Du Tử Lê), Hạt Bụi Nào Bay Qua (Thái Tú Hạp) v.v.. Ngoài ra, ông đã hoạt động rất thàng công qua những buổi trình diễn tại các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Vào mùa hè năm 1991, ông lâm bệnh và mất đi vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại quận Cam, California, hưởng dương được 62 tuổi. Theo như gia đình ông kể lại, sau khi người anh của ông là nghệ sĩ lão thành Hoài Trung qua đời tám năm sau đó, vào năm 1998, vào một buổi sáng nắng ấm tại miền nam Cali, gia đình ông đã đem cốt của hai ông và rải ngoài biển, như trong một ca khúc ông viết trong thời gian cuối cùng, nhan đề “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”, phổ từ thơ thi sĩ Du Tử Lê.

Chương trình Ly Rượu Mừng sắp tới sẽ có sự góp mặt của những tiếng hát rất được yêu chuộng như Kim Tước, Quang Tuấn, Bích Vân và của Phạm Thành, trưởng nam của NS PDC, sẽ luân phiên trình bày những ca khúc bất hủ của Phạm Đình Chương. Đặc biệt xuất hiện trong chiều nhạc này là ban tứ ca Ngàn Khơi với những tiết mục hợp ca hào hứng như Đất Lành, Được Mùa. Chương trình sẽ được ông Nguyễn Đình Cường và cô Hoàng Trâm Oanh điều khiển. Một chương trình hứa hẹn sẽ chan chứa nét văn học nghệ thuật hiếm quý và chắc chắn sẽ sưởi ấm lòng khán giả đến tham dự, với ba phần. Phần đầu: tình tự quê hương trong các ca khúc như Đất Lành, Được Mùa, Lá Thư Người Chiến Sĩ, Xóm Đêm, phần hai là các ca khúc thơ phổ nhạc như Đôi Mắt Người Sơn Tây, Nửa Hồn Thương Đau, Người Đi Qua Đời Tôi, Quê Hương Là Người Đó, Hạt Bụi Nào Bay Qua và phần cuối với các xuân khúc Phạm Đình Chương, mà trong số đó không thể không nói tới ca khúc Ly Rượu Mừng, Đón Xuân, Xuân Tha Hương.

Vé hiện đang có bán tại Tú Quỳnh (số phone 714-531-4284) hay nếu ở xa, quý vị có thể mua ngay trên online tại website phamdinhchuong.com. Tại đây, quý vị có thể dùng hệ thống PayPal để trả tiền một cách an toàn và tiện lợi. Địa chỉ online là: www.phamdinhchuong.com, vào trang gọi là ‘Show và Vé”. Một lần nữa, chiều Chủ Nhật 3 tháng 11, 2013, vào lúc 3 giờ chiều, tại thính đường Rose Theater - cạnh khu tượng đài tưởn niệm chiến sĩ Việt Mỹ - chiều nhạc mang tên PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG-LY RƯỢU MỪNG. Số điện thoại liên lạc: 951-973-3030.
(By Phạm Thành - 9-17-2013)

Theo link: http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-214062/

(Trích từ bài giới thiệu trên trang http://www.dutule.com/ - Tuyền Hạnh viết)

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

MÙA THU HẠNH PHÚC
Việt Hải

"Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé
ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng đời
sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc nhớ
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người..."


Đó là phần đầu của bài thu ca "Lá Đổ Muôn Chiều" của Đoàn Chuẩn Từ Linh mà tôi say mê khi học bậc cuối những năm trung học. Bây giờ nơi tôi ở đang vào không gian muà thu, và năm nay tôi cảm thấy lòng mình xao xuyến và có một chút gì đó lâng lâng trong tâm tư vì sáng nay Cali đón thu với chút lạnh se theo gió heo may, với chút nắng hanh vàng, rồi trên một làn sóng phát thanh nào đó người ta cho phát đi những tình khúc mùa thu thật tuyệt vời. Hình như những tình khúc thu này vốn dĩ đã bất tử trong thiên nhiên và chính nó cũng bất tử ngay trong lòng tôi nữa, tôi thử đếm lại bao mùa thu qua âm nhạc Việt của chúng ta, từ bài Lá Đổ Muôn Chiều vừa nêu đến Thu Quyến Rũ, Thu Vàng, Mùa Thu Cho Em, Anh Đã Quên Mùa Thu, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Mùa Thu Ru Em, hay Mùa Thu Không Trở Lại,... dù nhiều ca khúc mùa thu nói lên đại ý như chia ly, như tình dang dỡ, không trọn vẹn hay muà thu đến để nhớ nhung hay để yêu nhau hơn như trong các bài Mùa Thu Cho Em, Thu Về Hôm Nao hoặc Mùa Thu Ru Em, vì mùa thu chưa hẳn là mang tâm tư tiêu cực, buồn vời vợi. Nhưng nhiều khi mùa thu về đem đến nhiều hy vọng, nhiều điều tích cực, nhìn chung như lễ nhi đồng thiếu nhi, thường được gọi là tết Trung Thu để các cháu nhi ca hát ê a bài "Rước Đèn Tháng Tám", rồi văn học Việt Nam còn in dấu ánh trăng của chị Hằng và chú Cuội. Chuyện thu là chuyện dài miên viễn và thần thoại trong dân gian như tục lệ Trung Thu hằng năm. Ngoài ra, thu về cũng là mùa tựu trường của niên học mới, xuôi dòng văn học tôi tìm thấy những đám mây bàng bạc của mùa thu về trong bài "Tôi Đi Học" của nhà văn Thanh Tịnh khi xưa.

Nói về mùa thu tôi nhớ trong các bài thi ca Tản Đà, ông có bài "Gió Thu" rất thích hợp cho văn chương mùa thu mà tôi xin trích ra đây:

"Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá rơi hàng xóm lá bay sang,
Vàng bay mấy lá năm già nữa,
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.
Trận gió thu phong rụng lá hồng,
Lá bay tường bắc lá sang đông,
Hồng bay mấy lá năm hồ hết,
Thơ thẩn kià ai vẫn đứng trông."

"Gió Thu", Tản Đà, 1925

Nói về thi ca Thu mà bỏ qua bài "Tiếng Thu", tôi sợ là một thiếu sót lớn:

"Em không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức,
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu,
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô."

"Tiếng Thu", Lưu Trọng Lư, 1939
Image
Song song trong văn học xứ người từ Hoa, Nhật, Pháp, đến Anh, Mỹ ,... thì mùa thu vẫn được ôm ấp với bao văn chương trữ tình, thơ mộng và đong đầy trong kho tàng văn thơ của họ, tôi xin đan cữ một thí dụ thơ mùa thu anh ngữ mang nét trẻ trung của thuở đi học, cắp sách đến trường vào mùa thu qua hình ảnh thu về của thi sĩ Fannie Montgomery trong bài "In Autumn" như sau:

"They're coming down in showers,
The leaves all gold and red;
They're covering the little flowers,
And tucking them in bed.
They've spread a fairy carpet
All up and down the street;
And when we skip along to school,
They rustle 'neath our feet."


Việt Hải xin tạm phỏng dịch bài "Thu Về" như sau:

"Thu về lá rụng ngoài kia,
Lá rơi hoen úa chia lìa vàng phai,
Thu về hoa sót có hay,
Lá thu ngập xác đường dài ta đi,
Hồn thu trải thảm ly kỳ,
Ngược xuôi đường có thu đi bao lần,
Ta đi xao xuyến bước chân,
Tiếng thu xào xạc đôi chân đến trường.


Trong hàng sách thi ca các tác giả tả về thơ mùa thu thì quả không thể không kể về nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi, chị có nhiều bài thơ vẽ lên không gian khi Thu về. Bài "Vàng Lá Thu Xưa" như một điển hình:

"Gửi chút buồn vương vào trong lá
Cho úa vàng thêm nỗi nhớ nhung,
Cơn gió Thu về se sắt lạnh
Sương đêm mờ lấp tiếng tơ chùng.

Gửi chút men sầu vào đôi mắt,
Thuyền tình trôi lạc giữa dòng yêu.
Tàn Thu nắng úa buốn hiu hắt
Mờ khuất chân mây nhạt bóng chiều."

Image Phần kế của bài thơ Hồng Vũ Lan Nhi, thơ vọng về trong tiếng Thu khi người đi mang tình vắng xa vời vợi nhưng nỗi nhớ trong em chẳng phai đợi chờ, dù Thu vàng và lá vàng vẫn rơi ngoài kia và vương mộng hồn em:

"Gửi chút hương trầm vào tóc ai
Để tình vương mộng tháng năm dài
Người đi tình có xa vời vợi
Nỗi buồn vương vấn chẳng hề phai

Gửi chút tơ vàng vào trong gió
Người về bước nhẹ dáng huyền mơ
Chiếc lá úa màu bay lả tả
Ai đã quên ai lỗi hẹn hò."


Mùa thu vương vấn kỷ niệm như trong bài thơ "Nhặt Lá Thu Rơi" khi hồi tưởng lại phương trời năm cũ đầy ắp thương yêu:

"Tôi ngồi nhặt lá thu rơi,
Gom vào kỷ niệm một thời yêu đương.
Một thời đầy ắp nhớ thương,
Một thời mê đắm trầm hương thơm nồng.

Đêm nay dưới ánh đèn chong,
Hồi tưởng lại giấc mơ hồng năm nao.
Vụt qua một thoáng chiêm bao
Rồi quay quắt với nghẹn ngào trong tim."


Nỗi nhớ anh như niềm hạnh phúc còn xa xăm, mùa Thu của lá vàng mà em mãi ngắm hình ánh nắng tơ trời hong những chiếc lá úa nhẹ bay bay trong ký ức bao giờ em quên (?):

"Bóng ai lãng đãng khuất chìm
Tàn theo cơn mộng đã nghìn thu xa.
Lẫn trong nỗi nhớ nhạt nhoà,
Sương thu thấm lạnh bao la đất trời.

Tôi ngồi hong lá úa rơi,
Vàng trong ký ức bóng người ngày xưa,
Thu qua, lá rụng bao mùa,
Nhớ thương vời vợi bao giờ nhạt phai ?"

Image
Tôi ngó sang bên cạnh là quyển thi tập "Lãng Đãng Vào Thu", bià màu vàng của lá thu sang. Đây là một góp nhặt thơ tình yêu và mùa thu của nữ thi sĩ Cao Mỵ Nhân. Tôi xem những vần thơ thu trong bài "Vườn Hồng Mùa Thu", như sau:

"Gai hồng đâm nát cả da thơ
Ta đến vì em vững dạ chờ
Tim ta đắm say hoa đỏ cánh
Hồn còn thao thức nụ vàng tơ
Mắt nhìn thâu ngắn đường mây tỏ
Bóng ngã dài thêm cánh mộng hờ
Dừng bước vườn thu, nghe gối mỏi
Ngát hương tri kỷ tỏa trời mơ."


Khi mùa thu đến có lá vàng rơi, không gian có tiếng xào xạc vọng tiếng thu rơi yêu người, Âm thanh của "Gió Thu" như tựa đề bài thơ Cao Mỵ Nhân nghe như tiếng lòng em nhớ anh, hạnh phúc vẫn lãng đãng, bềnh bồng theo làn gió mùa Thu:

"Vẫn là làn gió quen xưa
xạc xào vạt lá mới vừa nhẹ rơi
Mùa thu thấp thoáng vào đời
Nghĩ còn xuân tứ, nên cười thản nhiên
Nhưng anh chợt nói yêu em
Lá rơi tưởng bướm lượn trên thềm nhà
Gió không còn thổi đi xa
Mà dồn thốc cả đường hoa đón mừng
Thế rồi ngày tháng dửng dưng
Đâu đây gió thoảng ngập ngừng thở than
Lá bay từng đợt như đàn
Tiếng thu hay giọng em van vỉ người."

Image
Tôi nhìn về góc trái của kệ sách là vần "V" với cái tên quen thuộc Vương Ngọc Long, anh đã in thi tập "Dấu Ngọc Ngà" đánh dấu 25 anh chị thành hôn gia thất, nhưng đến nay đã 30 năm rồi. Ấn phẩm rất đẹp mắt, công phu và trang trọng ghi nhận những vần thơ của anh và của chị hiền thê Hồ Thị Thùy Trâm. Trên trang 202 có 3 bài trong nhóm Lục Bát Tình Thu:

"Thu đi dáng ngọc u hoài
Rừng chong mắt lệ đêm dài chơi vơi
Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi !
Sầu in lên dấu khung đời nhớ nhau
Mùa thu em bận áo nâu
Trăng xưa còn đọng vết sầu trinh nguyên !"

"Sầu In Lên Dấu", Vương Ngọc Long.


Khi gió heo may trở về, cơn mưa lá vàng phủ ngập bước chân em để thu buồn nhìn về đường xưa lối cũ:

"Tiếng thu vời vợi nhặt khoan
Buồn rưng mi mắt khô tàn lối xưa
Vàng phai mấy độ cho vừa
Áo xưa ướt đẫm cơn mưa lá vàng
Heo may ngập lối thiên đàng
Gót sen áo tím nhụy vương đôi bờ !"

"Vàng Phai Mấy Độ", Vương Ngọc Long.

Thu về tiễn xác lá vàng rơi theo gió hay để chia ly một cuộc tình dỡ dang, buồn thảm. Không gian mùa thu khiến ai khóc lệ khi người nỡ xoay gót ra đi:

"Hàng phong thấp thỏm thu về
Bâng quơ nắng chải tóc thề buông lơi
Bước thu gõ nhẹ núi đồi
Chiều xiêu bóng đổ chân người bước đi
Lá vàng hay lá chia ly
Cây khô khóc lệ từ bi tiễn người !"

"Lá Chia Ly", Vương Ngọc Long.

Ngoài kia gió Thu về lặng lẽ, trong nhà tôi lắng nghe bài hát "Không Còn Mùa Thu" mà ca sĩ Hà Lan Phương đang cất tiếng hát, nhạc sĩ Việt Anh mang chúng ta về mùa Thu lá rơi bên thềm, anh ru em ngủ trong mơ màng:

"Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu

Anh làm mùa thu, cho em mơ màng
Anh làm lời ru, quấn quýt bên nàng
Em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang..."

Image
Thu về có gió heo may, mỗi chiếc lá rơi làm hồn anh nhớ áng mây chiều lam trong sương, để bước đi âm thầm mà lòng buồn như ánh chiều rơi như bài ca "Hai Vì Sao Lạc", một nhạc phẩm về mùa Thu của Anh Việt Thu:

"Người về, một mùa thu gió heo may
Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh
đưa tiễn người một đêm không trăng
Nói sao nên lời
lòng buồn như chiều rơi
Như trong đêm khuya những buớc chân qua thềm
Gợi niềm thương nhớ vô vàn..."


Tiếng ca Miên Thụy kế tiếp cho người nghe miên man về mùa Thu khi lá rơi chỉ làm lòng người dâng niềm bâng khuâng:

"Người về người về đâu nhớ ta chăng
Người ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuâng
Như áng mây chiều lam trong sương
Bước đi âm thầm lòng buồn như chiều rơi
Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài
Gợi lòng thương nhớ ai nhiều... "


Nhạc mùa Thu của Hoàng Trọng qua bài hát "Ngàn Thu Áo Tím" với giọng ca nồng nàn của Ánh Chi Dallas như mùa Thu ngày cũ của bao hạnh phúc trở về trong tâm tưởng:

"Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa"


Quen anh mùa Thu và rồi xa anh mùa Thu như giấc mơ đã nhẹ bay theo chiếc lá mùa Thu. Mắt ướt long lanh tiễn đưa:

"Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím
Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến
Trời đã rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi tàn giấc mơ..."

Image
Tôi nhìn lên trên tường, ngắm lại những bức họa phẩm quen thuộc của các danh họa thuộc trường phái ấn tượng như Claude Monet, Vincent Van Gogh hay Pierre Auguste Renoir khi họ phác họa nét vẽ về muà thu buồn khi biểu hiện cho tranh hoạ là rừng thu công viên, những nét chấm phá vàng, đỏ tả chân mùa thu Paris hay chứa đựng nội dung mà tôi liên tưởng đến thơ của Cung Trầm Tưởng đã đi vào kho tàng văn học Việt Nam. Sáng nay tôi nhận được thơ mùa thu Toronto của thi sĩ Châu Hiền Quang khi anh tả công viên High Park vào mùa thu. Tôi mường tượng muôn xác lá vàng rơi như mùa thu hùng vĩ của vùng New England từ Vermont, Maine, New Hampshire tới Massachusetts. Nào chúng ta hãy nghe nhà thơ từ Canada buông nét vẽ mùa "Thu Cảm", anh dùng mùa thu thiên nhiên bên ngoài để thu về nỗi buồn nội tâm của chính mình:

THU CẢM

Hôm nay trời vào thu
Sương phủ vây mịt mù
Đọng giọt sương lóng lánh
Ngang công viên High Park
xxx
Lá xanh chớm ngã màu
Sắp lià bỏ cành trơ
Định luật cuả tạo hoá
Đành chấp nhận thờ ơ
xxx
Lá rụng về cội nguồn
Thu cảm buồn vấn vương
Chu kỳ mãi tiếp tục
Đời bao nỗi đoạn trường !
xxx
Mây hợp rồi lại tan
Hoa nở lại chóng tàn
Trăng tròn rồi lại khuyết
Người sao lại khóc than ? ! ? !
xxx
Mọi việc diễn tự nhiên
Đời như thế triền miên
Thôi đành theo mệnh số
Chung qui vì duyên phận
xxx
Công viên sao vàng úa
Ta thả kiếp lang thang
Đời này thân tầm gởi
Chuốt lấy bao muộn phiền.


TD

Trong bài khác cũng cảm đề mùa thu, tác giả đi sâu hơn về mối hạnh phúc gia đình. Âm thanh của mùa thu về của Châu thi sĩ là tiếng thu kêu gọi mùa xum hợp gia đình, mùa thiêng liêng của hạnh phúc nhân loại được hiểu theo nghiã rộng:

THU SẦU

Thu nào ta gặp lại nhau
Dường như tiền kiếp tình trao vốn nhiều
Bây giờ gặp lại buồn thiu
Tóc xanh trăng điểm, bóng chiều dần qua
Giờ đây cuộc sống hai ta
Gia đình êm ấm, hay là khổ đau ?
Cả hai nhẹ bước qua cầu
Thê nhi, phu phụ, âu sầu lắm khi !
Đường đời bao nỗi sầu bi
Chồng con có được, nhiều khi hài hòa ?
Dù không xum họp một nhà
Thôi đành an phận, ta bà kiếp ni
Ước mong cuối đoạn tình si
Khổ đau vứt bỏ, từ bi tìm về
Đường trần lắm nỗi nhiêu khê
Khéo tu thì tốt, si mê khổ nhiều !
Mây thu lãng đãng mộng chiều,
Thu về khát vọng muôn điều hạnh thông.

TD

Sau cùng, xin mùa thu hãy mang tình yêu đến, thu về cho nhân loại bớt khổ đau. Thu về cho mùa gia đình đoàn tụ và thu về mang lại cho không gian niềm tin yêu và niềm an vui, yên bình đến nơi nơi. Mong lắm thay cho một mùa thu thật tích cực, một mùa thu thật hạnh phúc cho cuộc đời chung quanh!

Việt Hải, Los Angeles

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Thu Đến Bao Giờ ?
Việt Hải


Sáng nay thức giấc, những tia nhạt của đầu thu len qua cửa sổ, tiếng nhạc của Lam Phương vang lên từ phòng ngoài,
bài ca quen thuộc "Thu Đến Bao Giờ" qua tiếng hát Ý Lan:

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NMvxkoDzhJ

"Mùa thu hỡi,
Đời đã đón thu về đây bao giờ
Người đã đón thu bằng câu
Mong chờ với mộng mơ.

Mình em đếm lá úa
Từng chiếc lá kỷ niệm xưa.
Vai sát vai trong chiều mưa
Nói sao tình cũng chưa vừa... "

Lam Phương có những bài thu, Thu Buồn buồn lắm, một tác phẩm đệm cho một vở kịch của Túy Hồng ngày xưa. Thông thường người đời thường ví von về ý nghĩa của mùa thu như sự tiễn đưa, sự chia ly, sự buồn bã, không gian buồn tênh,... từ nhạc Pháp, Mỹ hay Việt, những Autumn Leaves (hay Les Feuilles Mortes), Chanson d'Automne (Autumn Song hay Thu Ca, nguyên thủy từ thơ của thi sĩ Paul Verlaine), Mùa Thu Chết (L'Adieu, những ý tưởng như Les feuilles rousses, Automne malade, Farewell, Autumn's death, ý thơ của thi sĩ Apollinaire),... Mùa Thu của những Đoàn Chuẩn Từ Linh, Hoàng Trọng, Dương Thiệu Tước, Ngô Thụy Miên, Đức Huy, Cung Tiến... Tôi thích mùa “Thu Quyến Rũ” của Đoàn Chuẩn, hay Mùa Thu Cho Em của Ngô Thụy Miên cho những tiếng thu yêu đương, tâm hồn lạc quan. Nếu Lam Phương có những Thu Sầu, Thu Đến Bao Giờ, Chiều Thu Ấy, Tàn Thu cho không gian buồn, nhưng Mùa Thu Yêu Đương là mùa thu vui tươi, thu hẹn hò. Không gian dìu hồn tôi theo tiếng nhạc miên man...
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=JxPZCk2bzr

"Đường vào Paris
Có lắm nụ hồng
Có tiếng thì thầm,
Nhưng anh chẳng cần
Mình sống cho nhau

Vượt lòng đại dương
Mình gặp lại đây
Sau cơn khát dài

thương nhớ bao ngày
Tình yêu trong tay

Mùa thu ơi!
Paris dệt mộng tình si
Khi nghe người đi vào đời,
Thấy lòng như bớt đơn côi

Bờ môi em là nguồn tin yêu đắm đuối
Ngày thuyền tình vào bến mới
Ta sẽ cho nhau tình yêu tuyệt vời..."
Nói đến bài Thu Đến Bao Giờ của Lam Phương tôi nghe, nhưng chưa có dịp viết cảm nhận, bài trùng tên của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ thơ Phạm Ngọc do ca sĩ Mỹ Khanh ca, tôi đã nghe và ghi nhận những ý tưởng về lời thơ:

Thu Đến Bao Giờ?

Tiết trời mấy hôm nay đã dịu hẳn để như tiễn chân mùa hè và đón thu sang. Mùa thu với tôi nó có ý nghiã đậm đà trong văn chương khi nắng thu lung linh nhạt bóng đường, gió thu man mác nhẹ lay bờ tóc em, khi mà khung trời thu giăng mây ngàn lãng đãng như tơ trời vờn áo em. Tôi nghe tiếng ca mang bao quyến rũ và chan chứa bao dịu dàng qua bài “Thu Đến Bao Giờ”, chút gì Paris qua nỗi nhớ:
“Đây khúc hát mùa thu
Vang trong lòng phố
Rót sâu vào nỗi nhớ
Từng giọt mưa quen
Em về bến sông Seine
Anh qua lối cũ
Thoảng thơm mùi hoa sứ “
Ánh nắng chiều soi vàng hoa cúc để lay mùa thu xưa, để nhớ nhung vỡ tan bờ ký ức, từng lời thơ, từng lời ca rung động tim tôi, hoa sứ nhà nàng khi xưa đấy chứ?
Áo vàng hoa cúc vỡ òa ký ức, lao xao nỗi lòng.
“Chiều lên chiều lên
Theo gót chân em
Cúc vàng gót nhỏ
Đường xôn xao gió
Lay động mùa xưa
Như ngọn sóng đưa
Vỡ òa ký ức”
Nhạc phẩm này do Mỹ Khanh hát, giọng ca của cô như nam châm thu hút vì những âm vang nghe như ký ức thoảng bên tai tôi. Mùa Thu về trong thơ Phạm Ngọc hay nhạc Phạm Anh Dũng lâng lâng niềm xao xuyến như “Thu Quyến Rũ” của Đoàn Chuẩn hay bâng khuâng nỗi lòng khi thu về như “Mùa Thu Cho Em” của Ngô Thụy Miên. Nhạc mùa thu của Phạm Anh Dũng mang hơi ấm vấn vương nỗi lòng:
“Lửa tàn khói thuốc
Ấm bờ môi khô
Chút tình đã bâng quơ
Hồn đau ngọn cỏ
Chia tay nhau ngày nọ
Thu đến bao giờ “
Image Tôi có chút nhà quê là không biết rít thuốc lá thật "pro", khi hít vào sâu tận buồng phổi thênh thang chiều thu không gian vô tận, xong ém khói cho phê cả trung khu thần kinh trí não, và cho khói huyền nhẹ bay ra từ mũi như các ông anh Mai Thanh Truyết, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Gia Cổn hay Phạm Quốc Bảo, nhưng cảm nhận từ nội tâm thiếu thiếu điều gì đó, phải chăng gió thoảng nhẹ, chất nhựa cho hồn ta bay cao, thơ lâng lâng cho chút lãng mạn, chút mây nicotine phù vân lãng đãng cần thiết.

Khi tôi nghe bài Chiều, tôi vô cùng thích thú vì gió say sưa vang tiếng buồn, cho ngập hồn nicotinetheo hương gió Marlboro hay ba con 5, những ai rít một phùa ba con 5 như goût cua Mai Thanh Truyết hay hương Marlboro của Phạm Gia Cổn hay Phạm Quốc Bảo mới có cảm nhận thực thụ, Chiều là bài thơ vô cùng hay hay của thi sĩ Hồ Dzếnh, được Dương Thiệu Tước phổ nhạc như trích đoạn:

"Trên đường về nhớ đầy,
Chiều chậm đưa chân ngàỵ
Tiếng buồn vang trong mâỵ
Tiếng buồn vang trong mâ...

Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây,
Ngỡ lòng mình là rừng,
Ngỡ hồn mình là mây,
Nhớ nhà châm điếu thuốc,
Khói huyền bay lên cây..."
Muốn là người lữ khách, hay người tỏa thơ cho tâm hồn lâng lâng bay bỗng để cho khói huyền bay lên cây, tôi nghĩ thiết thực hãy cho lời nhạc hay thơ được đệm hương sắc nicotine vào. Trong sự đồng cảm cho người lữ khách, tôi tìm ra sự tương đồng giữa cụ Hồ Dzếnh và thi sĩ Phạm Ngọc. không thể không chú ý các câu thơ:
"Lửa tàn khói thuốc
Ấm bờ môi khô
Chút tình đã bâng quơ
Hồn đau ngọn cỏ"
Thực vậy, khi thu buồn chợt về, người đã bỏ ta ra đi, ngọn cỏ lao xao đau đớn như hồn ta, hãy rít ba con 5 cho gió huyền bay nhẹ lên cao để tiễn đưa cuộc tình buồn vậy.

Tôi nghe CD liền tù tì của Mỹ Khanh hát trong cả hai CD là “Nắng Mùa” và “Ngàn Thu Áo Tím”.
Trong CD “Nắng Mùa” có 10 bài hát do thơ Phạm Ngọc và nhạc Phạm Anh Dũng. Bài “Trẩy Nhánh Mù Sương”, nhịp điệu valse thánh thót đưa gót chân, dù nay bước chân đi sao hơi khó, nhưng giọng ca Mỹ Khanh, chút gì thoảng air Vân Khanh, dịu và ngọt, sweet and tender lắm, cho ta linh cảm xôn xao hồn mở toạc lối đi:
“Hạ về thay áo
Xôn xao bờ cỏ
Em về bỗng nhiên
Hồn anh mở ngỏ

Hanh vàng giọt nắng
xanh màu áo lụa
Trên những ngổn ngang
Tim anh giao mùa”
Trời thu trong thơ Phạm Ngọc giăng tím không gian biên biếc cho trẩy nhánh sương mù, khi mà tình như cánh gió bay cao và chuyển hướng để rồi đôi ta mất nhau như hôm nào:
“Tình như cánh gió
Chuyển hướng ai ngờ
Xô con nước vỡ
Tan hoang bến bờ

Em đi mùa lá
Tím biếc trời thu
Mất nhau từ đó
Trẩy nhánh sương mù”
Image Một bài ca tiêu biểu cho tiếng hát Mỹ Khanh trong air nhạc của Phạm Anh Dũng là bài “Gọi Nắng”, tôi phê bốn câu sau: Em như một giòng sông, vào tôi ngàn con sóng, trong tôi mùa gió lộng, một lần em thoáng qua:
“Em đến thật hồn nhiên
hiền vô tư cỏ lá
nụ cười em nắng hạ
thắp lửa phía tôi - chiều

Em như một giòng sông
vào tôi ngàn con sóng
trong tôi mùa gió lộng
một lần em thoáng qua”
Hương mùi tóc em phảng phất theo gió cho ai đấy xao xuyến, vui chín mộng lòng yêu đương. Nhẹ bước chân em vui chân guốc mộc, bài hát mang cả bầu trời quê hương ngày nào hiện về:
“Mai em về phố xa
giữ dùm tôi mắt biếc
trái tim tôi từng nhịp
vui theo bước chân người

Em về đâu nắng ơi
còn đây mùi hương tóc
bàn chân em guốc mộc
gõ hồn tôi bên này”
Mùa thu đến chỉ có ý nghĩa khi tôi có em, và em trong ký ức cũ có những con phố Paris, có dòng sông Seine lững lờ, có mùa thu yêu đương khi ta đi bên nhau trong vườn Luxembourg hoa mộng. Nào, chúng ta nghe bài “Em - Mùa Thu Của Tôi”:
“vẫn còn mùa thu của mưa
và em bên kia nỗi nhớ
vẫn còn mùa thu của gió
ai về đứng giữa mùa xưa

Paris buồn giữa trời thu
cơn mưa ùa theo hối hả
tiếng đàn pha cùng tiếng gió
thở dài thành những cơn mưa”
Mưa rơi giăng giăng phất phơ, cho không gian u buồn, tôi cầm tay em lặng nhìn dòng nước sông Seine, chiều mưa sao lỗi hẹn, để mùa thu của em như xa lạ, như mắt lệ nhạt nhòa cả đời sau. Tiếng nhạc vừa chấm dứt trong nhịp điệu buồn vơi:
“em mùa thu của tôi
chẳng đợi chờ sao lại đến
đành một lần lỗi hẹn
sông Seine buồn - quá xa xôi

em mùa thu của tôi
một chiều về trong vội vã
trong nhau như rất lạ
mưa còn suốt cả đời sau...”
Image Trong CD “Ngàn Thu Áo Tím” Mỹ Khanh trình bày 10 bài ca về mùa thu, những mùa thu như muôn thuở chất chứa đầy nét không gian mùa thu. Bài “Ngàn Thu Áo Tím” của nhạc sĩ Hoàng Trọng, phổ thơ Vĩnh Phúc. Đây là bài ca được đặt tên cho CD này. Tôi vốn thích bài này trong nhiều bài hát của nhạc sĩ Hoàng Trọng, nhạc hay mà người trình bày lại đưa hồn người thưởng ngoạn theo hương thu bay lâng lâng.
“Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa

Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím
Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến
Trời đã rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi tàn giấc mơ”
Những chiều thu cho mưa rơi để không gian cho em mặc áo tím khi bóng hình anh xa xôi. Hồn em thêm lạc lõng, mắt nhòa lệ rơi. Em ơi, biết đến bao giờ ta gặp lại nhau:
“Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi đi mãi không về nữa
Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ
Khóc trong chiều gió mưa,
Khóc thương hình bóng xưa
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau.”
Cuối cùng của CD “Ngàn Thu Áo Tím” là bài tình ca của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, bài hát như là một top hit của anh, Mỹ Khanh với air dịu dàng qua nhạc phẩm “Tình Là Hư Không”:
“Chiều thu mưa vẫn rơi
Chiều thu mưa vẫn rơi
Nhạc thu ru nắng phai nhạt nhòa cuối trời
Rồi em theo gió bay
Tình em như bóng mây
Tình anh như núi sông, biển rộng mênh mông"

Lời nhạc cho ta cái cảm nghĩ tình yêu như phù vân, như mây bay lãng đãng bay, và như gió lay lay cuộc sống. Ta có nhau để rồi ta mất nhau như khi tình bay xa:
"Tóc mây dài gọi hồn sương khói
Ngón tay ngà gợi buồn xa vắng
Rồi một ngày, lệ thu hoen mầu nắng
Lá thư vàng dần theo năm tháng
Nhớ nhung hoài cuộc tình không lối
Thương người, lặng lẽ nghe mùa thu rơi"
Mùa thu nào dâng sầu biệt ly, mùa thu về tiễn bước người đi. Tình cuối cùng chỉ là sắc sắc, không không. Tính chất không bền vững của cuộc sống theo Phật giáo vốn là sự phù du vô thường của kiếp nhân sinh, tình đến rồi tình đi. Cái triết lý đó hình như tôi đã cảm nhận trong dòng nhạc thiền của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng:
“Chiều thu mây trắng bay
Chiều thu mây trắng bay
Ngàn thu mây vẫn bay

dù mộng không đầy
Mùa thu cơn gió lay
Hồn thu đưa lá bay
Tình ta như sắc không...
Tình là hư không”
Cuộc sống cần âm nhạc, vâng thực vậy, tôi đến trường UCR đón con về hôm qua, những cô cậu sinh viên ca hát, vang tiếng ca, có guitar, violin và piano. Âm nhạc nhẹ như loại thính phòng cho ta cảm giác an bình, êm ái. Âm nhạc làm thăng hoa cuộc sống, cuộc sống này cần có những loài sơn ca, vành khuyên, hoàng oanh, họa mi,... những yếu tố đóng góp cho âm vui, cho yêu đời. Thử hỏi trong cuộc sống này không có thi ca, văn chương, âm nhạc,... không có giới văn nghệ sĩ, không có nhạc sĩ, không có ca sĩ và không có người biết rung động trước âm nhạc, không có người biết thưởng ngoạn âm nhạc; Trời ơi, chán chết!chán bỏ sừ!

Các vĩ nhân nhận xét âm nhạc như thế nào:

* Music gives a soul to the universe, wings to the mind, flight to the imagination and life to everything. Plato

* Without music, life would be a mistake. Friedrich Nietzsche

* Music expresses that which cannot be put into words and that which cannot remain silent. Victor Hugo

*If I were not a physicist, I would probably be a musician. I often think in music. I live my daydreams in music. I see my life in terms of music. Albert Einstein

Bây giờ là mùa thu, nghe vang âm nhạc thu, cám ơn những văn nghệ sĩ của mùa thu,... và xin đừng quên mỗi khi chiều về khói huyền bay bay lên cao, bạn nhé...
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=MjYiD7YaGc
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=qY4LW66Bfm
Chúc vui cuối tuần.

Việt Hải Los Angeles

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Nhận được hồng thiệp của anh chị Thái Tú Hạp và Ái Cầm làm lễ vu quy cho ái nữ:

Image

Thái Doanh Doanh sánh duyên cùng Andy Gia Tuấn trưởng nam của ông bà John Trương

Hôn lễ được cử hành tại Los Angeles, California vào ngày 19 tháng 10, 2013.

Chúc Mừng Hai Cháu Doanh Doanh & Gia Tuấn Trăm Năm Hạnh Phúc


ÔB. Anh Bằng, ÔB. Lê Dinh, ÔB. Lê Văn Khoa, Bà Nguyễn Tiến Quỳnh Giao, ÔB. Cao Minh Hưng, ÔB. Nam Lộc,
ÔB Hùynh Kỳ Phát, ÔB Lý Tòng Tôn, ÔB. Phát Bùi, Thanh Lan, Nghiêm Tú Lan, Christine Lệ Hoa, Thanh Châu, Lê Trọng Nguyễn Nga,
Hồng Vũ Lan Nhi, Diệu Hương, Phi Loan, Thúy Vinh, ÔB. Lưu Anh Tuấn, ÔB. Quyên Di, ÔB Lê Tuấn, Paolo, Túy Vân, Djane Ngọc Trang,
Lâm Mai Thy, Ngọc Dung Vancouver, Phương Oanh Paris, Ngọc Loan, Bảo Ngọc Vân Khanh, Vương Hồng Mai, ÔB. Phạm Kim,
ÔB Nguyễn Quý Đại, ÔB Trần Trung Đạo, Nguyễn Thanh Huy, ÔB. Dương Viết Điền, ÔB Bình Trương, ÔB. Huỳnh Anh, ÔB Hạnh Cư,
Vũ Minh Phương, Mắt Nâu, Minh Tâm, Đinh Hanh, Christina Lâm, Ngọc Quỳnh, Việt Loan, Đường Sơn, ÔB. Vỗ Thạnh Văn,
ÔB. Phạm Đình Long, ÔB. Trương Ngọc Thạch, ÔB. John Hoàng, ÔB Tâm An, ÔB. Đào Đức Nhuận, ÔB. Nguyễn Thành Minnesota,Peter Morita,
Lê Bình, ÔB. Vương Trùng Dương, ÔB Phan Đình Minh, OB Trần Văn Thuần, ÔB Nguyễn Trọng Nho, Minh Phượng, Khiếu Long,
Cao Thái Hải, Trần Việt Hải cùng quý thân hữu Câu Lạc Bộ Tình Sĩ.
Xin click vào bản nhạc để cùng nghe nhạc.
Image

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


PHỎNG VẤN NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA VỀ BẢN GIAO HƯỞNG "VIỆT NAM 1975"
(Symphony VietNam 1975)
Phạm Xuân Đài thực hiện


LTS: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa chính thức ra mắt CD bản nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của ông vào dịp 30 tháng 4 năm 2005, dù là ông đã hoàn tất công trình này từ 10 năm trước, 1995. Cho đến nay đây là tác phẩm âm nhạc duy nhất viết trong thể loại này, mô tả những gì mà biến cố 30 tháng 4, 1975 đã mang lại cho đất nước và dân chúng miền Nam Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn nội dung và ảnh hưởng của tác phẩm lớn này, mời quý độc giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây với nhạc sĩ Lê Văn Khoa, do nhà văn Phạm Xuân Đài thực hiện, trong dịp tưởng niệm ngày 30/4 năm nay, 2013.

*

Phạm Xuân Đài: Thưa nhạc sĩ Lê Văn Khoa, được biết tác phẩm âm nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của nhạc sĩ là một công trình dài hơi: viết trong vòng 10 năm, hoàn tất năm 1995, chính thức phát hành đĩa nhạc năm 2005, được nhiều người cho là một công trình "viết lịch sử bằng âm nhạc". Xin nhạc sĩ cho biết động lực nào đã thúc đẩy nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm này?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Biến cố 1975 có thể nói là biến cố trọng đại nhất của nhân loại đã giáng xuống dân tộc ta, nhất là người dân miền Nam Việt Nam. Chưa có dân tộc nào phải đột ngột liều chết bỏ xứ ra đi như thế. Tôi là một người dân của miền Nam, vì vậy tôi thấy cần phải ghi lại phần lịch sử mà mình đã sống qua. Vì biết sẽ có nhiều người ghi lại biến cố này bằng văn viết, tôi quyết định ghi lại bằng âm nhạc với nhiều thể loại, nhạc cho piano độc tấu, cho đơn ca với dàn nhạc giao hưởng, cho hợp ca với dàn nhạc giao hưởng. Nhưng để đưa câu chuyện của chúng ta đi xa hơn vùng ảnh hưởng của tiếng Việt, tôi viết nhạc không lời dưới thể loại nhạc lớn của thế giới: Nhạc Ðại Giao Hưởng (Symphony). Việc này đòi hỏi rất nhiều công sức để viết và rất nhiều tốn kém để thực hiện, mà tôi không được một sự hỗ trợ nào. Tôi bị giằng co mãi nhưng vẫn âm thầm làm việc đến 10 năm mới hoàn tất kịp kỷ niệm năm ly hương thứ 20 (1995).

Phạm Xuân Đài: Nội dung chính của Giao hưởng Việt Nam 1975 là gì?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Cái tên "Việt Nam 1975" cho người nghe biết CD nhạc này là câu chuyện đã xảy ra trên đất nước Việt Nam vào năm 1975. Tôi vẽ những bức tranh bằng âm thanh để tả một Việt Nam thanh bình, rồi bị miền Bắc tấn chiếm, cả triệu người bỏ xứ, vượt biển ra đi vì không chịu sống với cộng sản. Họ đến được vùng đất mới và lớn tiếng ca ngợi tự do.

Tôi dùng nhiều chất nhạc miền Nam để nói lên câu chuyện đã xảy ra trên miền đất này. Vì là nhạc không lời, có thể có nhiều người không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, tôi xin phép nêu vài gợi ý để khi nghe nhạc, người nghe sẽ hiểu nhiều hơn, thấy lý thú hơn và thông cảm với người viết nhạc hơn. Bốn hành âm (movement) đầu là những bức tranh Việt Nam thanh bình với hội hè đình đám, với thú vui và tình tự trong đêm trăng. Ba hành âm sau tôi muốn đi vào tâm tình mà giờ đây đã trở thành lịch sử cận đại của Việt Nam. Ðó cũng là mục đích chính của tác phẩm này.

Người nghe “thấy” gì trong hành âm thứ năm có tên Trong Ðêm Thâu (In the Depth of the Night)?

Sau phần dẫn nhạc, tiếng đàn độc huyền (đàn bầu) nỉ non, đơn độc âm thầm trong đêm vắng để nói lên tâm tình của người dân nghĩ đến thân phận mình trong hoàn cảnh bấp bênh của đất nước. Tình lình tiếng pháo kích nổ vang cắt đứt dòng tư tưởng của người. Xin lưu ý, trong âm nhạc người ta dùng nhạc để diễn tả hoặc nói lên hình ảnh hay âm thanh ngoại lai chứ không dùng sound effects như trong phim ảnh. Sau đó trong tiếng của giun dế giữa đêm khuya, ta nghe tiếng bước chân rụt rè đầy ác ý của kẻ gian. Qua vài âm thanh ngắn ta biết những kẻ đó là người cộng sản Bắc Việt. Lần lần tiếng bước mạnh bạo hơn, đông người hơn với sự đốc thúc của cộng sản quốc tế (một vế nhạc bài Quốc Tế Ca) và cộng sản Trung Hoa, đoàn quân trong bóng đêm mở cuộc tấn kích.

Có người hỏi tôi tại sao phải qua tận Nga (Ukraine) để thu thanh nhạc. Xin nghe mẩu chuyện gay cấn khi thu thanh bài nhạc này:

Lúc đó tôi ở trong phòng kỹ sư âm thanh xuyên qua khung kính lớn, theo dõi ban nhạc dợt trong phòng bên cạnh. Khi ban nhạc chơi đến chỗ có trích đoạn bài Quốc Tế Ca, nhiều nhạc sĩ cau mày. Lúc câu nhạc ấy được lập lại, ngắn hơn, thôi thúc hơn, gần như toàn ban nhạc ngưng đàn, nhiều người đứng lên, quơ tay, lớn tiếng nói gì đó với nhạc trưởng. Tôi trong phòng cách âm nên không nghe họ nói gì, mà dù có nghe cũng không hiểu vì họ nói với nhau bằng tiếng Ukraine. Thấy dáng điệu của họ tôi sợ. Sợ cho việc thu thanh bất thành, đồng thời cũng sợ bị hành hung. Bà nhạc trưởng ôn tồn giải thích cho họ và một lúc sau họ ngồi xuống và chơi nhạc tiếp. Tới bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, họ chơi rất hùng hồn như họ đang ở ngoài chiến trường, muốn dùng câu nhạc này đè bẹp quân cộng sản.

Khi ông phụ tá nhạc trưởng bước vào phòng thu, tôi hỏi việc gì xảy ra bên ngoài. Ông nói với tiếng Anh hạn chế, rằng khi chơi câu nhạc Quốc Tế Ca, nhạc sĩ nổi giận, chống lại và đòi bỏ về. Họ nói họ đã hát bài đó từ nhỏ, chơi nhạc đó cả đời và thù ghét nó, tưởng đâu được thoát mà bây giờ còn bị chơi nữa. Bà nhạc trưởng giải thích với họ là miền Nam Việt Nam bị cộng sản dưới sự đốc thúc của cộng sản quốc tế, đã tấn công, nhưng họ gặp sự phản công mãnh liệt của quân dân miền Nam trong đoạn nhạc kế tiếp. Nhạc sĩ vỡ lẽ và ngồi xuống chơi tiếp. Xin nhớ thời điểm thu thanh này là lúc có sự tranh chấp dữ đội của phe thân Nga và phe thân Tây Phương. Ứng viên Tổng Thống, người thân Tây Phương bị đầu độc suýt chết.

Trong hành âm thứ Sáu: Trên Biển Cả (On High Sea), tôi muốn tạo cuộn phim cảnh người thoát đi bằng đường biển bằng âm nhạc. Nhạc khởi đầu đơn sơ, âm u cho thấy họ đi từ dòng sông nhỏ, ngoằn ngoèo, khi ra đến cửa biển, nhạc bùng sáng với cảnh rộng mênh mông. Họ đi trên mặt biển dưới ánh nắng chói chang, mệt mỏi, bơ phờ, chán chường. Nhưng mây đen thình lình kéo tới với gió bão, sấm chớp vang động, nhưng con người cố thu hồi sinh lực và ý chí chiến đấu để chống trả để dành phần sống. Nhạc chuyển qua đầy cương quyết và bi tráng. Sau đoạn bão tố họ lại gặp hải tặc Thái Lan. Ðể ám chỉ giặc cướp Thái Lan tôi dùng một bài ca Ru Con của Thái làm nhạc đề. Vì bài ấy thuộc ngũ cung nên len vào nét nhạc của tôi dễ dàng mà có thể không ai nhận ra. Trong phần này ta nghe có tiếng chém giết. Nhưng đoàn người lại vận dụng ý chí và sức phấn đấu để vượt thoát. Nhạc đề bi tráng trở lại.

Hành âm cuối: Ca Ngợi Tự Do (Hymn to Freedom), phần dẫn nhạc hơi dài vì nó không phải chỉ dẫn vào phần hợp ca. Tôi muốn gom lại nội dung câu chuyện, cho tiếng đàn Cello độc tấu thét lên tiếng đau thương, phẫn nộ lẫn căm hờn. Dàn violin tiếp theo lời an ủi, vỗ về để xoa dịu thương đau. Sau đó toàn ban nhạc và ban hợp ca tiếp theo hòa thanh vang lên lời ca tụng tự do như sấm động. Vì là bài ca nên phần này có lời, trong đó có đoạn nhạc đầy xúc động với lời ca:

“Khi ra đi, con đã hứa với mẹ rằng dù ngày sau sẽ không còn nhau nữa,
“Thì hồn con sáng hơn ngàn tinh tú,
“Và rạng soi cho nước ta Việt Nam.”

Nhạc chuyển qua quyết liệt:

“Nghìn người sống: Chứng nhân kinh hoàng,
“Vạn người chết: Ðuốc soi tự do,
“Nước mắt muôn triệu người
“Tưới xuống quê hương mình
“Trồi lên tràn đầy mầm sống mới: TỰ DO . . .”

Và nhạc kết thúc với câu: “Tự Do Muôn Năm.”

Tôi kết thúc bài nhạc hơi khác thường, cho tất cả bay bổng lên trời xanh, vượt đi như nghìn cánh chim bay vút lên cao, cho tự do bay bổng.

Có một chuyện nhỏ xảy ra khi chuẩn bị thu thanh bài này. Tôi nhờ ban hợp ca Ukraine hát làm nền để về ráp lời Việt. Trong khi ông kỹ sư âm thanh kiểm lại độ mạnh của âm thanh trước khi thu thanh, có người hỏi tôi đại ý bài ca này là gì mà nghe rất phấn khởi. Tôi đáp là bài Ca Ngợi Tự Do sau khi thoát khỏi tay cộng sản. Sau lời thông dịch, nhiều người lên tiếng cùng lúc. Họ bàn cãi với nhau. Tôi nghĩ thầm: Lại chuyện gì nữa đây. Nhưng yên tâm vì thấy không có vẻ căng thẳng như lần trước. Một lúc sau tôi được thông dịch lại, đại ý họ nói không phải chỉ có người Việt Nam mới yêu thích tự do. Họ cũng muốn ca tụng tự do, và nhiều người khác trên thế giới nữa, cũng vậy. Họ yêu cầu cho dịch ra tiếng Ukraine để họ hát, vì họ đã được thoát khỏi sự thống trị của Nga Sô. Tôi mừng quá và đồng ý ngay dù nghĩ rằng mình phải tốn thêm tiền. Thế là buổi thu được hoãn lại. Tất cả nhạc sĩ của dàn nhạc giao hưởng và toàn thể ca sĩ, không ai đòi thù lao cho buổi đó, kể cả kỹ sư âm thanh và chủ phòng thu. Ngay đêm đó tôi dịch lời ra tiếng Anh. Sáng hôm sau, ông Taras, phó nhạc trưởng, người sát cánh làm việc với tôi, xuống phố, đưa bài tiếng Anh của tôi viết cho một người chuyên dịch các opera ra tiếng Ukraine để dịch cấp tốc bài Ca Ngợi Tự Do. Bà ấy dịch xong trong ngày và hôm sau ban hợp ca tập hát. Hôm sau nữa thu thanh. Do đó tôi phải hoãn ngày trở về Mỹ. Khi về Mỹ vì muốn làm CD xong cho kịp ngày 30-4 và vì ban hợp ca Ukraine hát quá hay, tôi dùng bài hát tiếng Ukraine cho CD Việt Nam 1975. Khi trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do ở Washington D.C. năm 2010, tôi muốn ban hợp ca có nhiều sắc dân khác nhau và ai nấy hát đều hát vang chữ TỰ DO bằng tiếng nước mình, nhưng rất tiếc không thực hiện được, đành chỉ hát bằng tiếng Việt và tiếng Ukraine thôi.

Phạm Xuân Đài: Chọn hình thức nhạc cổ điển để thể hiện bản nhạc này, phải chăng ông đã chọn con đường khó mà đi: khó trình diễn, khó phổ biến, khó thưởng thức, và chắc là khó hiểu đối với quảng đại quần chúng... Xin ông cho biết lý do?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Vâng đúng vậy. Biết rằng nhiều người sẽ đi con đường phổ thông, họ dễ thành công hơn, và như vậy, họ vô tình bỏ rơi thành phần tuy không đông bằng nhưng không kém quan trọng, giới thưởng thức nhạc không lời, không nói, không hiểu tiếng Việt. Hiện nay họ là người khác chủng tộc, nhưng trong tương lai con cháu chúng ta cũng có thể sẽ nằm trong thành phần này và nhạc không lời sẽ nhắc nhở chúng lai lịch của ông cha và động lực họ phải ly hương. Tôi nghĩ mình không chỉ giới hạn phần lịch sử kinh thiên động địa này trong vòng ngôn ngữ của loài người, nên chọn loại nhạc không lời để diễn tả. Nói cho cùng, âm nhạc cũng là một loại ngôn ngữ, một thế giới ngữ. Ngoài ra tôi hy vọng Symphony Việt Nam 1975 trở thành một thứ tượng đài lưu động. Nó ở với người dù bất cứ nơi nào. Nó luôn luôn nhắc đến giai đoạn lịch sử 1975 không riêng của người Việt mà của cả thế giới, bằng chứng là sự có mặt của người Việt trong mọi sinh hoạt khắp năm châu, và nơi nào có người Việt, nơi đó có lễ kỷ niệm 30 tháng Tư. Tôi viết nhạc không lời để chúng ta không bỏ qua một kẽ hở nào để nói cho thế giới biết thực trạng của Việt Nam. Chúng ta nói cho nhau nghe thì nhiều rồi, thiết nghĩ cũng nên nói cho người ngoài biết. Nhạc không lời thì không có biên giới.

Phạm Xuân Đài: Cho đến nay, kết quả sự phổ biến và đánh giá của giới thưởng ngoạn lẫn giới chuyên môn về Giao hưởng này ra sao?
Image Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ngay sau buổi trình diễn đầu tiên do Pacific Symphony Institute Orchestra ở Orange County Performing Arts Center, chiều thứ Bảy 3-6-1995 các báo Anh ngữ trong vùng như Los Angeles Times, Orange County Register, Costa Mesa Pilot đều có bài tường thuật với lời khen ngợi.

Liên tiếp mấy năm sau đó Pacific Symphony Orchestra đã trích diễn nhiều lần tại miền Nam California. Dàn nhạc giao hưởng ở Springfield, Connecticut và Houston, Texas có trích diễn. Năm 2005 The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra có trích diễn nhiều hành âm. NK Festival Orchestra trích diễn nhiều lần, Vietnamese American Philharmonic trích diễn năm 2008, Kyiv Symphony Orchestra đã trình diễn ở Ukraine (2005) và Washington D.C. (2010).

Bảo tàng viện quốc gia Úc lưu giữ CD này từ năm 2005, để các học giả, các nhà sưu tầm khảo cứu.

Tiến Sĩ Dmytro nêu một câu hỏi cho nhạc trưởng Alla Kulbaba sau buổi trình diễn nhạc Lê Văn Khoa như sau: “Xét theo khía cạnh bà luôn luôn trình diễn những tác phẩm âm nhạc phức tạp, bà nghĩ thế nào về buổi trình diễn đêm nay?” Bà Alla Kulbaba, nhạc trưởng chính của Ukranian National Opera, và cũng là một nhạc trưởng của Kyiv Symphony Orchestra, phát biểu như sau: “Thưa ông, trên điểm này tôi không muốn chỉ nói đến buổi trình diễn đêm nay mà thôi... Tôi muốn nói đến Nhà Soạn Nhạc Lê Văn Khoa. Tôi tiếp xúc với ông lần đầu trong khi thu thanh đại tấu khúc (Symphony Việt Nam 1975) của ông. Trên thực tế ông đã minh chứng ông là một nghệ sĩ tân thời qua đại tấu khúc của ông... Tác phẩm ấy nói về cuộc chiến tranh Việt Nam và trong tác phẩm ấy ông khai triển như là nhà viết đại tấu khúc có tài, chứng tỏ ông không chỉ là người viết nhạc nhẹ mà là soạn nhạc gia với thể loại lớn. Symphony là loại nhạc lớn và ông đã viết thật lý thú. Tác phẩm rất sôi nổi với những khai triển của nó. Soạn nhạc gia hành sử thể loại kỳ thú và nó đúng là thể loại symphony cổ điển với nhiều hành âm. Làm việc với tác phẩm này thật thú vị.”

Image
Nhạc trưởng All Kulbaba điều khiển Kyiv (Kiev) Symphony Orchestra and Chorus trình diễn khúc “Ca Ngợi Tự Do” từ Symphony Việt Nam 1975 (Ukraine 2005)
Nhạc trưởng Andrew Wailes, một trong ba vị nhạc trưởng lừng danh của Úc cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất hùng tráng. Hiển nhiên những ai hiểu được lịch sử và văn hóa Việt Nam thì sẽ cảm nhận nó một cách sâu sắc hơn. Ðây là một sáng tác theo thể loại nhạc giao hưởng Tây Phương bởi lẽ tác giả sử dụng cả dàn nhạc đại hòa tấu, sử dụng âm điệu và nhạc cụ Tây Phương, nhưng lại có thêm cả âm nhạc dân tộc và nhạc cụ Việt Nam chơi chung với dàn nhạc. Tôi không biết gọi tên cho đúng nhạc cụ đó là nhạc cụ gì, đó là cây đàn một dây (độc huyền cầm) của Việt Nam. Tác phẩm này hết sức hùng tráng và tôi tin chắc là mọi người sẽ thích lắm. Như chúng tôi được biết, trong lịch sử 150 năm của ban đại hòa tấu và hợp xướng Royal Melbourne Philharmonic thì đây là lần đầu tiên chúng tôi trình diễn âm nhạc Việt Nam. . . Ðây cũng là lần đầu tiên ban nhạc này được một nhạc sĩ Việt Nam (Lê Văn Khoa) điều khiển, lần đầu tiên chúng tôi cùng trình diễn với ban hợp xướng người Việt, và nói chính xác thì đây là lần đầu tiên chúng tôi đệm cho một ban hợp xướng đa văn hóa. Có nhiều điều làm cho buổi trình diễn này mang ý nghĩa đặc biệt với chúng tôi. Âm nhạc cũng rất khác biệt với loại nhạc mà chúng tôi thường trình diễn. Tôi rất nôn nóng trình diễn âm nhạc của một dân tộc thuộc một nền văn hóa khác, có một lịch sử khác với chúng tôi. . .”

Ba ngày sau đêm trình diễn Symphony “Việt Nam 1975”, đúng ra là sáng sớm ngày 25-10-2005, trong chương trình The Breakfast Club bằng tiếng Anh của đài Phát Thanh Quốc Gia ABC, có tường trình chương trình nhạc đêm 22-10-2005. Xướng ngôn viên nhiều lần nhắc lại và nhấn mạnh đó là một chương trình nhạc “Symphony Việt Nam 1975” thật vĩ đại, khán giả chật kín thính đường rộng lớn Town Hall.

Nhạc Trưởng Andrew Wailes tái xác nhận đây là lần đầu ông trình diễn một đại tấu khúc Việt Nam. Ông cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất lý thú. Ðây là một tác phẩm thật hay . . . . Như những tác phẩm giao hưởng lớn trên thế giới, nó kể một câu chuyện thật đẹp. Ðây là nhạc về con người thật, về một quốc gia thật. Bắt đầu từ những bài dân nhạc diễn tả một quốc gia thanh bình, hào hùng, rồi bị cộng sản xâm chiếm. Nhạc chuyển lần sang âm thanh rất mới, diễn tả sự bất an, đầy bối rối. Người ta chia tay nhau ra đi đến đất nước mới để tìm tự do. Trong hành âm cuối “Ca Ngợi Tự Do”, nhạc dàn ra một bài hợp ca thật hay. Nhạc thật lộng lẫy, đồ sộ, thật vĩ đại. Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm lớn để thưởng thức.”

Ông giải thích thêm: “Trong nhạc phẩm này đàn violin của chúng tôi phải uốn âm thanh vào phân nửa của bán cung cho phù hợp với âm thanh độc đáo của nét nhạc dân tộc Việt Nam. Việc này thật khác thường. Tiết nhịp thì diễn tấu khá dễ dàng và hòa âm thì có nhiều hợp âm thứ. Nhạc rất hay, rất sắc xảo, tinh vi, có những đoạn thật mong manh, chúng tôi phải hết sức cẩn thận để không đàn quá mức vì sợ phá vỡ không khí êm ả của nhạc.”
Image
Hai nhạc trưởng Andrew Wailes và Lê Văn Khoa điều khiển dàn nhạc The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra và
ban Hợp Ca Cộng Ðồng Người Việt trong chương trình đánh dấu năm ly hương thứ 30 của người Việt (Australia 2005)
Nhạc Trưởng Edward Cumming của Pacific Symphony Orchestra, Hoa Kỳ, xác nhận: “Khi đàn bầu, sáo và khánh (glockenspiel) quyện lại, tôi thấy nhạc Việt và nhạc Tây Phương ôm choàng lấy nhau, gắn bó nhau. Ðó là cái ôm siết chặt của văn hóa Ðông-Tây.”

Ngoài yếu tố lịch sử đã tạo được qua buổi hòa nhạc, Nhạc Trưởng Edward Cumming nhắc lại Khúc Giao Hưởng “Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa là tác phẩm âm nhạc nói lên lịch sử cận kim của Việt Nam, ba trích đoạn của tấu khúc này đã được dàn nhạc Pacific Symphony Institute Orchestra, cũng do ông điều khiển, đã trình diễn tháng Sáu năm 1995 tại Orange County Performing Arts Center ở Costa Mesa.


Nhạc trưởng Lê Văn Khoa điều khiển Kyiv Symphony Orchestra & Chorus cùng ban hợp ca cộng đồng vùng Washington DC trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do, trích từ Symphony Việt Nam 1975

Qua lời phát biểu của ba nhạc trưởng, một ở Âu, một ở Úc và một ở Mỹ, hẳn ông thấy ý tưởng ban đầu của tôi là đúng. Tôi nghĩ những vị nhạc trưởng này chưa hề nghe một bản nhạc phổ thông Việt Nam nào và nếu không có Symphony Việt Nam 1975 chắc họ không biết nhạc Việt ra sao. Họ xác nhận lịch sử tang thương của ngày 30-4-1975 và tiếp chúng ta nói lên bằng tiếng nói âm nhạc cho những người cùng giới, cùng đẳng cấp với họ và như thế câu chuyện của chúng ta được loan ra xa hơn, rộng hơn để tiếng kêu gào, đòi hỏi tự do do cho người dân Việt được vang dội lớn hơn.

Phạm Xuân Đài: Năm nay nhạc sĩ đã ở vào tuổi 80, ông còn những dự tính nào cho tương lai không?

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ðối với tôi dường như tương lai hay hiện tại không có gì khác nhau, ngày nào cũng là tương lai và ngày nào cũng là hiện tại, vì lúc nào tôi cũng làm việc. Tôi vẫn còn dạy nhạc, rất muốn mở lớp sáng tác nhạc cho người lớn và cho trẻ em để tạo một thế hệ tương lai tốt hơn thế hệ của tôi. Tôi muốn khai triển thêm lối hội học hay những buổi nói chuyện thân mật, để một số người có thể đi sâu hơn vào lãnh vực hiểu và bình giảng âm nhạc đúng nghĩa. Nhiều người khuyến khích tôi viết hồi ký, tôi cám ơn và cho biết tôi không có đủ thì giờ đi tới thì làm sao có thì giờ đi lui. Có lẽ vì hiểu tôi như thế nên nhiều thân hữu đã đứng ra gom góp một số bài của tôi viết về âm nhạc, về nghệ thuật, và bài của rất nhiều người viết về nhận định, về kỷ niệm với tôi, về tôi, gom lại làm một quyển sách đồ sộ, lấy tên là LÊ VĂN KHOA, MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, sẽ ấn hành trong năm nay. Tôi nghĩ đó là một tài liệu khá đầy đủ về tôi, mời đồng bào đón xem để chia sẻ cùng tôi những quan niệm, những hoạt động về âm nhạc và nghệ thuật mà tôi đã thực hiện trong suốt quãng đời đã qua của tôi.

Phạm Xuân Đài: Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Kể Chuyện Lễ Tạ Ơn
By VHLA
Intro Chapeau:

Mỗi năm khi mùa lễ Tạ Ơn về lòng tôi chút gì đó bồi hồi nghĩ về cuộc đời và không gian xung quanh, riêng mấy ông bạn hiền, nhà báo, nhà văn, nhà thơ bạn bè dù là báo giấy hay báo ảo online qua keyboard vương chữ nghĩa, những Vương Trùng Dương và Khiếu Long của thủ đô Saigon Nhỏ, những Lê Hân và Lê Bình của Thung Lũng Hoàng Hoa, Phạm Kim của xứ Seattle mưa rơi thúi đất, hay Nguyễn Văn Thành trên miệt Minneapolis mùa đông tuyết phủ ngập boots, những bài viết cho cái nhìn tích cực của đời sống thật đáng sống, gõ cửa bài viết, tôi muốn mượn khi Thanksgiving về với bao ý tưởng nhân bản nêu lên triết lý sống, những nhân sinh quan lạc quan, những cảm nhận tình tự tình thương bao la, hay bằng nụ cười thư thái cao thượng. Đọc hai bài viết cảm động của hai đồng hương Việt Nam tôi, một là "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", của cô giáo Phan Bích Thủy, dạy trẻ em cấp pre-school tại Costa Mesa, Nam Cali, rồi bài "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời", hay tựa khác hay không kém "Chỉ Với Một Nụ Cười" của dược sĩ Võ Hoàng Thanh cư ngụ tại thành phố Westminster của ông nhà văn beau trai Tạ Đức Trí, nơi vô cùng "đáng yêu" trong tâm khảm của riêng tôi, nơi "dễ thương" của nhiều đồng bào tôi, nơi đó tôi đi lại lắm lần mà lần nào cũng thích thú. Thật vậy, Westminster thuộc Quận Cam, đất lành chim đậu vùng Nam California.

Những bài văn nói về tình người như vậy khiến rung động con tim của chúng ta (sense of touching our heart), và những ý tưởng tạ ơn cuộc đời chung quanh ta (gratitude day, appreciation season) mang lại cho ta ngày mới, nhân mùa lễ hội dịp cuối năm mà theo ngôn ngữ của cô XNV Ngọc Ân, sẽ "dễ yêu" và "đáng yêu" hơn. Viết đến đây tôi bỗng nhớ trong tác phẩm "Nhà Tiên Tri"(The Prophet) thi hào Kahli Gibran đã cảm tác những áng thơ mang tính triết lý tích cực cảm tạ cuộc đời này như sau:


“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương" ("To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, Kahlil Gibran).

Một ý tưởng khác đúng với mùa Tạ Ơn, nhà văn Pháp Marcel Proust nói với chúng ta là: "Chúng ta biết ơn những người làm cho chúng ta hạnh phúc, họ là những người làm vườn dễ thương khiến cho linh hồn chúng ta thăng hoa". (“Let us be grateful to people who make us happy; they are the charming gardeners who make our souls blossom”, Marcel Proust).

Nào, dịp Tạ Ơn đang cận kề ngoài kia rồi, hãy nghe nhà văn Hoa Kỳ William Arthur Ward quan niệm là: "Lòng biết ơn có thể chuyển đổi ngày thường thành ngày Tạ Ơn, biến việc làm thường nhật thành niềm vui, và thay đổi các cơ hội bình thường thành ơn phước lành". ("Gratitude can transform common days into thanksgivings, turn routine jobs into joy, and change ordinary opportunities into blessings”, William Arthur Ward)


Thêm nữa nhé, nhà văn Hoa Kỳ khác, Joseph Wood Krutch, diễn đạt sự mang ơn là một hình thức hạnh phúc của đời sống: "Hạnh phúc chính là một thứ của lòng biết ơn", (“Happiness is itself a kind of gratitude”, Joseph Wood Krutch).

Vâng, đúng rồi, trong mùa lễ Tạ Ơn đang đến lù lù tiến đến gần hãy mong ước cuộc đời này dâng đầy tình nhân ái, thật chứa chan niềm hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười nhân bản cảm thông...

Xin mời quý vị netters hãy đọc:

Kể Chuyện Lễ Tạ Ơn

Việt Hải

Ngày mai là ngày Lễ Tạ Ơn, theo ý nghĩa của Lễ Tạ Ơn thì ngày lễ đầu tiên được tổ chức vào năm 1621. Sau khi gặt hái được vụ mùa đầu tiên, nhóm người di dân tiên khởi sớm nhất từ Anh Quốc tìm sang Tân thế giới, họ đã tổ chức một buổi lễ để ăn mừng và cũng để cảm tạ Thượng Đế đã dẫn dắt họ đến bến bờ tự do, bảo vệ cuộc sống bình an cho họ khỏi những hiểm nguy trên vùng đất xa lạ và ban cho họ những sản vật trong mùa gặt đầu tiên. Những nhóm người di dân khác đến đất nước này về sau cũng tiếp tục lưu giữ truyền thống cao đẹp về ngày lễ Tạ Ơn để dâng lên đấng Tạo Hóa lời cảm tạ và lòng biết ơn. Dù Ngày Tạ Ơn được khai sinh vào thế kỷ 17 (năm 1621) như đã nói, nhưng mãi đến thế kỷ 19, tức cho đến hơn hai trăm năm sau, vào năm 1863 dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln, lễ này mới được chính thức trở thành một quốc lễ, là ngày lễ cho cả nước được nghỉ ngơi qua thủ tục mà quốc gia nhìn nhận.

Nếu Việt Nam có ngày nhớ ơn nguồn gốc từ thuở Vua Hùng Vương, thì tại Hoa Kỳ có ngày lễ nhớ ơn liên quan đến nhóm người di dân đầu tiên, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm, dịp cuối tuần dài như là một "long weekend". Nhiều người được nghỉ một lèo 4 ngày cuối tuần, quá đã nhỉ? Đa số được nghỉ làm hay nghỉ học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn ta có thể cho "thư giãn" ra hay cho trại ra là cám ơn những người ta chịu ơn, như nhà thơ Du Tử Lê cho bài thơ "Tạ Ơn Em", rồi nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thành nhạc, xin nghe link:

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=L0bszGZiZV

Sáng nay khi thức giấc được email của chị Trần Lai Hồng, một nhà văn, nhà văn hóa gửi cho xem bài viết của cô giáo Phan Bích Thủy, bài "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", cô dạy trẻ em cấp pre-school tại Costa Mesa, Nam Cali. Đây là một love story thật tình người, thật nhân bản và thật cảm động. Tôi thích phim "Kramer vs. Kramer", nhưng chuyện của Phan Bích Thủy hay hơn truyện của tiểu thuyết gia Avery Corman (American novelist) nhiều lắm. I just love it after all. Mặc dù Avery Corman chuyên viết truyện buồn, truyện dở dang, ôi những truyện tình gian truân, những đôi tình nhân tranh cãi, mắng nhiếc nhau, những truyện tình ai oán, không trọn vẹn, như A Perfect Divorce, The Boyfriend from Hell,... Kramer vs. Kramer, truyện tình yêu do Robert Benton dựng thành phim, chính ông viết kịch bản kiêm đạo diễn. Phim do hai tài tử gạo cội Dustin Hoffman và Meryl Streep thủ diễn thật tuyệt vời.

Tuy nhiên, tôi vẫn thích kết cuộc của chuyện tình cảm giữa David và Bích Thủy hơn. Chuyện như truyện thần tiên trong sách vở thuở ấu thơ có ông tiên hoặc bà tiên cầm chiếc đũa thần biến hóa những con người trong trắc trở gặp nhau trong hạnh phúc thánh thiện. Thật vậy, "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", có cô giáo Thủy hóa phép để ông toubib đăm chiêu fulltime trở nên con tim yêu đời như khúc ca "Và con tim đã vui trở lại".
Lễ Tạ Ơn đang đến trước mặt, xin quý bạn tạ ơn trời đất, và đừng quên "tạ ơn em" hay "tạ ơn anh". Chúc phúc đến mọi người... Mời tất cả hãy đọc...

VHLA

Chuyển quý bà con bạn hiền một bài viết đơn giản mà ý nghĩa về Lễ Tạ Ơn Thanksgiving. Chúc mọi người có những ngày lễ thật ấm cúng hạnh phúc gia đình tràn đầy, và không quên nghĩ đến nhiều người bất hạnh khốn cùng, nhất là nơi quê nhà.

Image

Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc
Phan Thuỷ
Tác giả là một giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, tên thật Phan Bích Thủy, người đã hai lần viết về "Một thoáng Halloween" năm ngoái và năm nay. Bài mới của cô lần này là một thoáng của mùa lễ tạ ơn hạnh phúc.


Mười phút ngồi chờ nơi phòng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột, một tay thì xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay thì sờ mãi lên trán nó. Cái cảm giác nóng ở lòng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm. Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối, không biết làm gì hơn là ngồi chờ.
Vừa mới đây tôi đang dạy học thì nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học. Thì ra con tôi trong giờ thể dục đã bị té bong gân. Nhà trường đã chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu. Tay chân tôi rụng rời ,quýnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.
Nhân viên nhà trường đã sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.
Tôi xót xa nhìn con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố kìm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hãi.

Tấm màn ngăn các phòng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng .Người đàn ông lên tiếng :
- Bác sĩ David, phụ trách case này ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)
Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.
David nhìn tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :
- Không ngờ gặp Tâm ở đây. Còn bé này là gì của Tâm?
Tôi bối rối :
- Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.
David đến giường khám cho con tôi. David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.
Xong chàng bảo:
- Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị. Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dõi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày. Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp hình. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào phòng tôi một lát không?
Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào phòng mạch.
Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ý là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.
David chống tay vào cầm nhìn tôi cười lặng lẽ :
- Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô. Cố nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất.
- Không biết nói gì hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ.
- Nếu cô cần trở lại trường thì cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.
- Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đã xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.
- Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại. Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp. Có tin gì tôi sẽ trở lại cho cô hay.
Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.
Tôi là cô giáo của Katie, con gái của chàng, lớp Pre-school 4 - 5 tuổi. Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một mình. Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến.
Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói . Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn dò thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn...

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé thì Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu... Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi.
- Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ ? Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.
Tôi ôm con bé vào lòng xin lỗi đã làm em khóc.
Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dõi từng việc học, việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ... Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.
Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.
Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào.
Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nhìn học sinh chơi đùa.
Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài. Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngã xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên. Katie nhìn thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.
Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào. Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.
Chàng ngỏ lời cám ơn tôi về những gì tôi đã làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:
- Vì Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.
Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.
Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến vì ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi mãi.
Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng (mẹ chàng đã mất )và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.
Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những trò chơi và hình chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân tình như lúc ở trong lớp.

Dù bận rộn, tôi cũng nhìn khắp căn phòng để ý tìm kiếm hình ảnh gia đình nhưng ngoài những hình của Katie, cha và Ông Bà Nội ra thì không thấy hình người đàn bà nào cả. Tôi nói chuyện với cha chàng thì được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con. Hai vợ chồng thường gây gỗ vì mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con. Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị, cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông còn cảnh cáo tôi :
- Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn. Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không còn xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đã có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi. Chàng lại còn hay đến đón con sớm hơn để ngồi nhìn Katie chơi đùa. Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi thì gói kẹo, khi thì hộp bánh, khi thì một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie .

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi vì tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng. Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.

Nếu chàng thích tôi? Ôi, không được đâu vì tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đã gần 40 rồi. Tôi đã có chồng, tuy chồng đã mất 3 năm nay, và con trai tôi đã 13 tuổi.

Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi vì người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung. Chắc chàng cũng tưởng tôi còn trẻ lắm, cho nên...
Ôi, nếu chàng biết... Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối... tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống mãi không yên...

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi. A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ý thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như mình? Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!

Tôi buồn bã thở dài, vừa định đứng lên đi ra thì chàng bước vào.
Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, hình chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

- Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.

Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về vì sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.
Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút. Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào thì giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ vì đau. Tôi ôm lấy con an ủi:
- Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào phòng của Sang. Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :
- Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đã chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.

Tôi cười tươi vì trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đã hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.
Tôi nhìn con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.
Cả ngày còn lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào phòng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều về đời nhau.
Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.
Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày thì đi đứng lại như thường.

Còn một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đình mừng lễ Thanksgiving.
Tôi bảo chàng :
- Lần trước sinh nhật Katie, anh đã mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đã săn sóc chu đáo cho con tôi.
- Không, chúng ta không phải trả ơn gì cả vì là người trong gia đình, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.
Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không?
Chàng nói tiếp:
- Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta ...
Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập thình thịch, ấp úng:
- Nhưng, nhưng mà... tôi có xứng đáng không?
- Tại sao không? Vì sao em nói thế?
- Vì... vì em đã có con lớn quá.
- Hahaha thì mình khỏi phải sinh con nữa.
- Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới... tới sáu tuổi.
Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.
Chàng ôm lấy tôi:
- Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu.
Rồi chàng nhìn vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:
- Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đã làm cho anh yêu em.
Trái tim tôi vỡ òa, nước mắt tuôn tràn vì sung sướng.
Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.
Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đình ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.
Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.

Phan Thuỷ

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

BUỔI HÒA NHẠC:
“Lê Văn Khoa- Một Đời Âm Nhạc - A Lifetime of Music ”


Lưu Anh Tuấn

“Lê Văn Khoa- Một Đời Âm Nhạc - A Lifetime of Music ” là chủ đề cho một buổi hòa nhạc qui tụ một dàn nhạc với 60 nhạc công Việt và Mỹ và góp mặt của 80 ca sĩ, do sự phối hợp của Hội Hiếu Nhạc và Tổng Hội Sinh Việt Nam đứng ra tổ chức, để chúc mừng sinh nhật nhạc sĩ Lê Văn Khoa bước vào tuổi 80, để tri ân nguời nhạc sĩ đã dành một đời người suốt hơn 50 năm phục vụ cho nghệ thuật, cho âm nhạc. Và buổi hòa nhạc khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc của dòng nhạc Việt, những sáng tác của những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, những ca khúc cổ điển sáng tác bởi những nhạc sĩ ở thời thế kỷ xa xưa, những ca khúc đã đi vào lòng nguời. Gần như cả một chương trình hòa nhạc khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc do chính nhạc sĩ Lê Văn Khoa viết phần hòa âm và phối nhạc.

Cũng giống như những nốt nhạc – nốt thì thăng nốt thì trầm, NS Lê Văn Khoa đã bị cuốn theo biến cố 30-4-1975, bị cuốn theo vận mạng đất nuớc, thời điểm 1975 ông đang là một nhạc sĩ, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Việt Nam, với một tương lai sáng ngời mà đất nước Việt nam đang dành cho ông, thì đất nước bị điêu linh, ông phải khăn gói ly hương - trôi theo dòng nguời Việt để đi tị nạn, đối đầu với một cuộc sống mới nơi xứ nguời, cứ tưởng chừng như ông phải từ giã âm nhạc.

Khi mới tới Mỹ, NS Lê Văn Khoa đã đi làm công, sau đó thì một đại học tại tiểu bang Maryland mời làm giáo sư giảng dạy trong phân khoa nghệ thuật. Maryland có thành phố Baltimore, một thành phố có nhiều sinh hoạt về bộ môn âm nhạc cổ điển và nhạc jazz, nơi tụ tập của nhiều nhà soạn nhạc tên tuổi như Eubie Blake, thế mà thành phố Baltimore cũng không giữ chân được NS Lê Văn Khoa. Dù cho thể loại nhạc của NS Lê Văn Khoa yêu chuộng là loại nhạc cổ điển, loại nhạc không lời, và ông là một nhạc sĩ tài hoa thì dể dàng hội nhập làng âm nhạc tại tiểu bang Maryland nơi đón nhận ông và ông có nhiều cơ hội để tiến xa hơn vào cộng đồng Mỹ, thế nhưng NS Lê Văn Khoa vẫn cảm thấy lẻ loi chênh vênh, câu hát nửa vời, tiếng dương cầm buồn tênh lạc loài ở xứ nguời, cho nên NS Lê Văn Khoa đã quyết định dọn về sống ở California, để được gần với cộng đồng Việt Nam, để ông cảm thấy bớt đi sự lẻ loi, để dòng nhạc ông mượt mà ngọt ngào thắm thiết tình quê huơng hơn, để ông có cơ hội phục vụ âm nhạc nghệ thuật cho nguời đồng hương.

Mấy chục năm qua, đối với làng âm nhạc cổ điển trên thế giới – tên tuổi NS Lê Văn Khoa không còn là một tên tuổi xa lạ, ông đã là nhạc trưởng của rất nhiều dàn nhạc giao hưởng – orchestra, đã biểu diễn trong những đại hí viện ở tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cũng như khi NS Lê Văn Khoa còn ở Việt Nam, ông dùng âm nhạc, những tấm ảnh nghệ thuật để giới thiệu đất nước, phọng tục và văn hoá Việt Nam đến cộng đồng thế giới, thì mấy chục năm qua tại Mỹ, ông vẫn tiếp tục công việc làm đó tại hải ngoại, ông sáng lập ra nhiều hội nhạc, hội nhiếp ảnh và các khóa lớp để đào tạo những lớp trẻ Việt Nam ở hai lãnh vực âm nhạc và nhiếp ảnh, và đã có nhiều người Việt trẻ này ngày nay đã thành danh, đã đoạt được những giải thuởng quốc tế. Mới đây chiều ngày 13/11/2013, NS Lê Văn Khoa đã được Hội Đồng Thành Phố Westminter – California làm lễ vinh danh và trao bằng tưởng lục tri ân NS Lê Văn Khoa, tri ân những hoạt động mà ông đã đang đóng góp cho xã hội trong nhiều lãnh vực – âm nhạc, nhiếp ảnh, giáo dục và công tác xã hội.
NS Lê Văn Khoa, nguời nhạc sĩ đã có hơn 50 năm phục vụ, nay đã 80 tuổi vẫn miệt mài với những hoạt động cho âm nhạc, cho nghệ thuật, cho xã hội. Để tỏ lòng tri ân, vinh danh, cũng để chúc mừng sinh nhật thứ 80 đến NS Lê Văn Khoa, Hội Hiếu Nhạc và Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam đã đứng ra tổ chức một buổi hòa nhạc với chủ đề “ Lê Văn Khoa - Một Đời Âm Nhạc” tại hí viện La Mirada Theatre vào Thứ Bảy ngày 23-11-2013.

Ban tổ chức cho biết là số nhạc công và ca sĩ góp mặt cho buổi hòa nhạc này rất đông, họ đã tập dợt ráo riết, và bỏ tâm sức trong nhiều tháng qua, để trình diễn những ca khúc tình ca, dân ca Việt Nam, và những bản nhạc cổ điển châu Âu cuả những nhạc sĩ tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam và thế giới như Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Lê Thương, Dương Triệu Tước, Vũ Thành, Từ Công Phụng, Lê Văn Khoa, Enrico Toselli, Ion Ivanovici, Giacomo Puccini, Johanna Strauss II, Claude-Michel Schonberg, và Alain Boublil. Những ca khúc sẽ được các giọng ca tenor, soprano và baritone chuyên nghiệp hát như ca sĩ Ngọc Hà, Quang Tuấn, Nguyễn Cao NamTrâm, Nguyễn Phúc Hải (violin solo), Phạm Hà, Teresa mai, Lê Hồng Quang, Bích Vân, Nguy ện Vân Anh (piano solo), Bùi Quỳnh Giao, Vương Lan, Bích Liên, Anh Dũng, Tường Vi, Thuỳ Anh, và ban hợp xướng VAP Symphony Orchestra, Little Saigon Master Choral , dưới sự điều khiển của ba nhạc trưởng – NS Nguyễn Khánh Hồng, NS Trần Chúc và NS Lê Văn Khoa

Khán giả đến với buổi hoà nhạc “Lê Văn Khoa, Một Đời Âm Nhạc - A Lifetime of Music” tại Hí viện La Mirada Theatre, sẽ thưởng thức một buổi hòa nhạc quy mô lớn, sẽ cảm nhận âm sắc phong phú, ca sĩ trình bày nhiều thể loại nhạc, mà phần chính là Ban Tổ Chức đã ưu ái dành cho Lê Văn Khoa viết hòa âm gần hết cho những bản nhạc sẽ trình bày trong buổi hòa nhạc hôm đó. NS Lê Văn Khoa đã cho biết là ông đã bỏ ra rất nhiều thời giờ và trí tuệ, đã phải thức khuya đến 3, 4 giờ sáng liên tục trong nhiều tháng qua để soạn hòa âm cho gần 20 bản nhạc sẽ được trình này.

Hí viện La Mirada Theatre với sức chứa 1500 khán giả, nơi mà tờ nhật báo Los Angeles Times từng tuyên bố La Mirada Theatre “one of the best Broadway-style houses in Southern California.”, và là nơi đã từng tổ chức những shows nổi tiếng như Peter Pan, Seussical the Musical. Thì thứ Bảy ngày 23-11-2013 sắp tới đây, hí viện La Mirada sẽ hân hạnh chào đó người nhạc sĩ tài hoa Lê Văn Khoa, sẽ là nơi để cho khán giả ái mộ tụ về để làm cầu nối với ban tổ chức, cùng nhau chúc mừng sinh nhật thứ 80 của NS Lê Văn Khoa, để bắt tay ông, tặng ông những lẳng hoa đẹp tràn đầy tình thương, và để tri ân ông đã tận tụy suốt một đời người cho âm nhạc, nhiếp ảnh, giáo dục và xã hội.

Khán giả đến với buổi hoà nhạc “Lê Văn Khoa, Một Đời Âm Nhạc - A Lifetime of Music” để thưởng thức âm nhạc của một concerto, một orchestra, một bản nhạc Serenata hay Nocturne, hay một Hòn Vọng Phu, để không lở dịp được cái cảm nhận một nguời nhạc sĩ lão thành giữa đêm khuya lẳng lặng ngồi viết hòa âm cho từng bản nhạc- để có cái cảm giác về một nhạc sĩ khi đêm khuya nâng niu từng nốt nhạc trải dài trên phím nhạc lời ca, để nhìn thấy người nhạc sĩ 80 tuổi trong vai trò một nhạc truởng, để thấy đôi cánh tay nguời nhạc sĩ lão thành rất điệu rất cảm lướt theo từng nốt nhạc. Khán giả tham dự “Lê Văn Khoa, Một Đời Âm Nhạc - A Lifetime of Music” để còn mãi là một dư âm …

Lưu Anh Tuấn

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Lễ Tạ Ơn truyền thống đẹp của nước Huê Kỳ

Ngày 28 tháng 11, 2013 là ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống của nước Huê Kỳ này, định cư ở Mỹ gần 4 thập niên, thưởng lãm khi lễ về các ngữ như pineaple-braised ham, pumpkin pie, gà tây quay da dòn xơi ghiền goût, xơi ghiền môi,... Lễ Tạ Ơn nói chuyện Tạ Ơn, đọc chuyện Tạ Ơn sẽ hợp thời, hợp lý và hợp goût văn chương. Sáng nay thức giấc cụ Kahlil Gibran bảo là "To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, diễn chữ Quốc ngữ là “Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", một câu chân ngôn mang ý nghĩa cao đẹp cho dịp Tạ Ơn.

Không ngoa, một email nổi lên lù lù trước màn ảnh tôi xem các binh sĩ Huê Kỳ trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ mang tên vị Tổng thống đầu tiên của xứ này hiện ở Philippines để trợ giúp từ thiện là cung cấp 18.000 bữa ăn mỗi ngày cho các nạn nhân bão Hải Yến. Tôi ngẫm nghĩ xứ Huê Kỳ hào hiệp, xứ Huê Kỳ bao dung, xứ Huê Kỳ bác ái, khác với đất nước Chú Ba Tàu Khựa bủn xỉn, xứ Tàu Khựa tham lam, xứ Tàu Khựa ích kỷ:

China is a stingy, greedy and selfish country:
http://www.huffingtonpost.com/2013/11/1 ... 77092.html

http://www.theguardian.com/world/2013/n ... pines-ikea

http://www.thetoptens.com/most-hated-co ... 232446.asp

The Chinese: negative characteristics described as arrogance, selfishness, rudeness and violence:
http://www.pewglobal.org/2012/09/18/cha ... iew-china/

Rồi một email khác do ông nhà văn Giao Chỉ trên miệt Bắc Cali gửi ra gồm 2 bài viết đại để dành cho dịp lễ Tạ Ơn. Bài #1 mang tựa "Lễ Tạ Ơn Tại Hoa Kỳ", bài ông ôn lại lịch sử xứ này, những ai học trường Mỹ, hay tìm hiểu về ý nghĩa ngày Thanksgiving Day sẽ
không quên các từ ngữ: Pilgrims, Puritans, Protestants, Mayflower, Plymouth, Turkeys,
Corn Mazes, Pumpkins,... Lớp History 101 trong college khi xưa được ông Giao Chỉ nhắc lại, khiến tôi nhớ campus xưa, mùa cuối thu lá maple rụng nhiều trong sân trường, gạo bài mid-term trong thư viện cùng đám bạn Mỹ của ngày xưa, của những Melanie, Deborah,... Những kỷ niệm nao chia nhau những chiếc apple pie, pumpkin pie, ham sandwich, turkey sandwich, chai apple juice, lon root beer, hay lon ginger ale,... ăn cho đỡ đói như dân Mayflower, được mua từ các vending machines,... không khí lễ lạc chan hòa không gian ngoài kia, hưng phấn trong lòng của thuở đi học như Thanksgiving, Christmas, ôi sao vui nhộn nhịp, vui xao xuyến khi dịp festive season cuối năm trở về.

Bài Giao Chỉ ghi nhận là: "Huê Kỳ là quốc gia được thành lập và xây dựng bởi các sắc dân, tiền nhân của Mỹ quốc đã viết nên các bản văn bất hủ là hiến pháp và tu chính án Dân Quyền.”, và rằng:

"Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love). Thực đúng như vậy, chúng ta đã sinh ra đời trên quê hương không hề có sự lựa chọn nhưng nếu phải trả giá với sự sống chết thì chúng ta vẫn có cơ may lựa chọn nơi sinh sống. Vì vậy không phải là chỉ người Mỹ hậu duệ của con tàu Hoa Tháng Năm đến từ Đại Tây Dương mới có quyền ăn gà Tây tháng 11".

Ông dẫn dụ những gương thành công của Arnold Schwarzenegger, ông Tổng Thống điển trai da màu đầu tiên Barack Obama của xứ sở vốn có cơ hội này, Tướng da màu beau trai Colin Powell đã từng tham chiến ở Việt Nam, và bà giáo sư kiêm nhạc sĩ vô cùng "đáng yêu", Condoleezza Rice, nàng diễm kiều, khả ái, đài các cùng sự thông minh thiên phú mà tôi vô cùng ngưỡng mộ nàng, một lần nào tôi tham khảo sách thì nàng sinh vào tháng Tạ Ơn, November 14, 1954 (nay đã 59 mùa xuân), nhỏ hơn tôi 11 tháng, nhưng lên đại học cùng năm, nàng ghi danh cho năm freshman major mà Music là môn chọn lựa, xong lại đổi sang Chính Trị học, tôi thì ghi y khoa rồi đổi sang Kinh Tế học, nhưng đường công danh của nàng được toàn những quới nhân lẫm liệt phù trợ, độ mạng, nào những quý ông danh giá như Josef Korbel, Jimmy Carter, Brent Scowcroft, George P. Shultz, James Baker, George W. Bush,...
Image
Nhạc sĩ Condoleezza Rice
Nàng được giới chính trị Washington mệnh danh là "Warrior Princess", với bao hào quang tinh tú bao quanh, nhưng hình như nàng “hơi kén chồng” hay sao đó,... Những nàng bận bịu với thời khóa biểu làm việc, duyên nợ chồng con không được định giá cao. Cả một tuổi đời thanh xuân đầy hoa mộng, nàng chỉ cặp bồ với tay cầu thủ môn football là Rick Upchurch, nhưng rồi vì không hợp nữa, nàng quyết định ở vậy mình ên, sống với ngành giáo dục và tiêu khiển môn thể thao là đánh golf rất điêu luyện, và mê âm nhạc, xuất sắc với phím đàn piano.

Về âm nhạc nàng thích các nghệ sĩ nhạc cổ điển Johannes Brahms, Wolfgang Amadeus Mozart, Johann Strauss II, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Yo-Yo Ma (xử dụng violin, cello, nhất là tay violin soloist cự phách, gốc Tàu, tốt nghiệp Harvard), về rock thì nàng thích Aretha Franklin, Stevie Wonder, Paul McCartney, John Paul Jones (tay pianist, bassist, keyboardist, cộng tác với Yardbirds và Led Zeppelin).

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-ArethaFranklin.htm

Bài viết ông Giao Chỉ ghi nhận ông tài tử gốc Áo quốc, cựu Thống Đốc Tiểu bang Cali, vốn giỏi đóng phim hơn làm chính trị, ông ni bảo ngưỡng mộ Tổng Thống Ronald Reagan, ông nổi danh qua câu nói "I'll be back!", hăm dọa “cắc-bùm" với khầu shotgun loại tự động SPAS-12 nhát ma thiện hạ khi chàng bắn nhau với cop trong phim loại action táo bạo The Terminator. Chàng là cháu rể thuộc gia đình bề thế Kennedy, nhưng lại có máu dê xồm chuộng hoa ô-sin trong nhà gì đẹp bằng sen. Nàng kiều nữ Mildred Patricia Baena, gốc Guatemala, cho tác phẩm khấu khỉnh Arnie Jr. giống bố như khuôn.

Đọc chuyện Tạ Ơn, ông Giao Chỉ thòng bài viết về chủ đề như "Mỹ xấu, Mỹ tốt", tác giả Đào Viên viết bài "Ngày Lễ lớn tại Hoa Kỳ" nói lên mặt trái của lịch sử Hoa Kỳ oái oăm, trớ trêu và oan nghiệt cho người Mỹ nguyên thủy định cư lâu đời, những thổ dân Da Đỏ cưu mang dân tị nạn đói khổ Âu Châu để rồi môn History 101 mãi đề cao "tình hữu nghị" giữa người Da Đỏ và người tị nạn Mayflower đẹp đẽ thiên thu bất diệt trong những trang sử sách chưa ráo mực hàng trăm năm qua, bà Susan Bates, ông Chuck Larsen cùng tác giả Đào Viên cho thấy chủ trương và chính sách của Andrew Jackson vi hiến, tàn ác, kỳ thị và bất công trong hậu quả đã giảm thiểu dân số thổ dân người Da Đỏ như chứng dẫn trong links sau đến mức thương tâm:

http://www.teachushistory.org/indian-re ... tions-1830

American Indian Mortality in Population, David J. Hacker:
http://www2.binghamton.edu/history/docs ... indian.pdf

http://nationalhumanitiescenter.org/pds ... emoval.pdf

Were American Indians the Victims of Genocide?
http://hnn.us/article/7302

Cherokee Trail of Tears, Georgia History:
http://www.aboutnorthgeorgia.com/ang/Ch ... l_of_Tears

Early Pilgrim Settlers, Myth of First Thanksgiving, Chuck Larsen:
http://www.humboldt.edu/itepp/crc/bookr ... tation.htm

Luận Án tiến sĩ của Kyle Massey Stephens, Luật Cô Lập Người Da Đỏ:
http://trace.tennessee.edu/cgi/viewcont ... k_graddiss

Was Andrew Jackson's Indian Removal Policy Motivated by Humanitarian Impulses?
http://www.austincc.edu/jdikes/Jackson%20Final.pdf

Indian Removal Act by President Andrew Jackson:
http://en.wikipedia.org/wiki/Indian_Removal_Act

Trail of Tears by our Choctaw ancestors, Len Green:
http://web.archive.org/web/200806040051 ... rtears.htm

Ngày xưa còn bé khi bàn bè chúng tôi xem cao bồi Mỹ phi ngựa bắn giết dân Da Đỏ dù Apache, Sioux hay Cherokee, cao bồi gốc Âu châu với súng trường nạp đạn nhanh nhẩu, còn da đỏ chỉ có cung tên, búa rìu, chưa kịp xơi tái cao bồi, cao bồi nhả đạn Da Đỏ chết queo như rạ. “Ngày Lễ lớn tại Hoa Kỳ” của Đào Viên qua email chuyển tải của Giao Chỉ cho thấy có mặt trái của lịch sử Hoa Kỳ phản đạo lý, một khía cạnh dã tâm, bất nhân được Giới phim ảnh, Giới nghệ thuật thứ 7 tuyên truyền hạ nhục người thổ dân, kẻ mạnh hiếp yếu, dân bàng quan không rõ, chính phủ Mỹ tôn trọng quyền tư do tư tưởng của nhà văn viết truyện, đạo diễn và nhà sản xuất phim, xã hội nghiễm nhiên tàn ác a tòng a dua trong chủ trương tiêu diệt người Da Đỏ. Con cháu người Da Đỏ uất hận khóc ròng. Yes, they really cried in tears...

http://www.indiancountrynews.com/news/2 ... r-hangings

"It was their greed, not their generosity, that created the conflict. It was their loathing, not their respect, that caused the deaths of countless children, women, and men. But it gets written differently that "European Expansionism" was justified in accordance with utopean Christian dogma to exploit and even eradicate Native Peoples in accordance with arcane 12th century papal influence that deemed Native peoples "heathens," "infidels" and "savages". I encourage anyone sincerely seeking to understand Black Hawk and the Black Hawk War to read this entire page... There were some 150 bloody confrontations. Native peoples long time vibrant culture numbered in the tens of thousands, at minimum 50,000 or more, and it is astonishing to find that during the years of 1849 to 1870 their population steadily declined by 90 percent from disease, starvation, and violence! It is disturbing the victors accounts rush by these facts that Natives to the land were subjected to every conceivable and inconceivable deceit, dishonesty, torture, mass butchery, rape, and death, death to others, and death to animals and plants, to the waters and the land, while Indigenous men, women, and children were left to wonder alone in a land they believed belonged to them for eternity, a people who in their final agony cried out "we are human too." “

Ref. link: http://www.blackhawkproductions.com/

Yes, the indian offsprings cried in tears since their ancestors were killed, their sovereignty was blatantly violated, their ownership of land was audaciously robbed, their sacred rights were straightly denied, wickedly ignored,... The law of unequality, prejudice and discrimination was irrationally applied. VHLA.

Cám ơn bài viết của hai tác giả Giao Chỉ và Đào Viên mang tôi về kỷ niệm của môn History 101. Như bài viết ghi chú "Mỹ Tốt, Mỹ Xấu", Mỹ tốt rất nhiều qua những cơn hoạn nạn bỉ cực của thế giới từ những Tsunamis, những thiên tai bão táp, cơn động đất kinh hoàng của thế giới, nay bão Haiyan tấn công Phi Luật Tân, trong khi bọn Tàu Khựa Trung Cộng bủn xỉn, keo kiệt, ích kỷ, nước Mỹ hào phóng, người dân Mỹ nhân hậu dang rộng đôi tay cứu nạn cứu khổ,... Đó là Mỹ tốt,... Mỹ xấu cũng có chứ, ngữ như Andrew Jackson, Charles Manson, Henry Cabot Lodge, Henry Kissenger,...
Image
Condi Rice & Colin Powell
Thanksgiving có lẽ nên nhắc những Mỹ tốt thôi nhé, Melinda Gates, Laura Bush, ông bụt Jimmy Carter, Condoleezza Rice, Colin Powell,...

Happy Thanksgiving!

Việt Hải

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-KeChuye ... hapeau.htm

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »


GS. Phạm Khắc Trí, một nhà giáo, một nhà thơ



Sau chuyến viễn du Hạ Uy Di tôi gặp GS. Phạm Khắc Trí, được biết anh Lý Tòng Tôn theo học toán của vị thầy khả kính này
tại trường trung học lâu đời vùng Tây Đô, thuở xưa được gọi là Collège de Cần Thơ.
Ôn qua tí ti tiểu sử tôi được biết GS. Phạm Khắc Trí giảng dạy toán học tại trường trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ (các năm 1968-1975),
hiện định cư tại thành phố Plano, Texas. Trước đó giáo sư cư ngụ tại San Diego, California.

Image
GS. Phạm Khắc Trí, một nhà giáo, một nhà thơ
Dù dạy môn toán, môn học mà căn bản dựa vào những quy tắc logic, những phương pháp chứng minh cụ thể, và tự căn bản của nó đã nghìn trùng xa cách khá xa vời vợi với môn văn chương,
hihi... thế mà Thầy Phạm Khắc Trí vô cũng yêu văn chương, thi phú. Xin dẫn chứng bằng bài viết của nhà văn Nguyên Nhung "Đốm Lửa Trên Sông" như sau:

Image

"Ông thầy già ngôi trường Trung Học của tôi thời cắp sách, cho đến bây giờ ngoài “thất thập cổ lai hi” vẫn mê thơ Đường. Những bài thơ của Tô Đông Pha, Lý Bạch, Trương Kế từ hơn nghìn năm trước vẫn được thầy ngồi suy tư nghĩ ngợi, tìm trong thơ ý tưởng của người xưa, như bây giờ người ta đi tìm cái bí ẩn nụ cười của Mona Lisa (1479 - 1528), bức danh họa của Leonard da Vinci. Chắc hẳn thầy đã trăn trở nhiều đêm với nỗi lòng của người xưa, bài thơ được thầy dịch đi dịch lại nhiều lần mà vẫn chưa vừa ý, qua nhiều tháng năm mòn mỏi của đời người, để mỗi lần đọc lại thầy vẫn thấy còn thiêu thiếu.


Mới đây, ông thầy già gửi đi một bản dịch bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” nguyên tác của Trương Kế, thi sĩ Trung Hoa từ thế kỷ thứ 8, khoảng trước và sau năm 756, niên hiệu Chí Đức, đời Đường Tông, sinh quán ở Tương Châu, thuộc tỉnh Hà Bắc. Tương truyền rằng Trương Kế thi rớt khoa thi năm đó, đêm neo thuyền ở cầu Phong, nhìn ánh trăng bàng bạc trên sông nước. Thao thức mãi không ngủ được, quá nửa đêm về sáng lại nghe tiếng quạ kêu sương, hai bên bờ hàng cây say ngủ, bỗng đâu nghe vẳng lên tiếng chuông chùa Hàn San, nỗi u uẩn của lòng hòa thêm tiếng chuông tinh khôi buổi sáng khiến lòng càng thêm trắc ẩn, ngậm ngùi nên tức cảnh sinh... Thơ. Bài thơ vỏn vẹn 4 câu đã trở thành bất hủ:

PHONG KIỀU DẠ BẠC

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.”

(Trương Kế)


Ý tưởng và vẻ đẹp thi ca của người xưa vẫn còn bàng bạc mãi trong tâm hồn người yêu thơ cho tới tận bây giờ. Khi dịch bài thơ này, ông giáo già cứ băn khoăn mãi khi tưởng tượng ra đốm lửa trên chiếc thuyền chài cá lúc nửa đêm, sương giăng như một dòng sữa, hàng cây phong ven bờ lim rim ngủ, tiếng quạ kêu khắc khoải quyện với hồi chuông khuya từ ngôi chùa Hàn San.


“Trăng lẩn, quạ kêu, trời đầy sương
Ánh lửa chài xa quyện vấn vương
Hàng cây phong ngủ bên bờ vắng
Văng vẳng chuông khuya vỗ mộng thường.”

(Giáo sư Phạm khắc Trí)

Đọc bản dịch của Thầy, hình như mấy chữ “ánh lửa chài” trong bài thơ bỗng làm tôi nhớ đến nỗi buồn mông lung của những Xóm Thuyền Chài ngày xưa, trên một dòng sông nhỏ thời tôi còn trẻ. Dễ có đến gần bốn mươi năm khi tuổi còn thanh xuân, sao những đốm lửa trên sông vẫn in trong lòng tôi một nỗi buồn khắc khoải mênh mông. Nhất là mỗi buổi tối trời nhập nhoạng lên đèn, ngồi bên bờ sông trên bến nước, đưa mắt nhìn ra khoảng sông tối mịt mùng xa xa vẫn thấy ánh lửa lắt lay trên những chiếc thuyền chài rách nát..."

Thật vậy, Thầy Trí có đam mê thơ văn, nhất là Đường thi, Thầy thích sáng tác thơ Đường hay họa thơ Đường. Tôi có gửi Thầy bài viết về thơ Đường, sau đó Thầy gửi email thơ do Thầy làm:
Image Lầu Thơ Vút Cánh Hạc Vàng, Việt Hải:

http://www.vuonghaida.com/VAN/LTVCHV-VietHai.htm

Post Reply